Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống đá me được không? Bà bầu nên uống đá me như thế nào?

Song câu hỏi đặt ra là bà bầu uống đá me được không? Nếu bạn đang thèm uống thức uống chua chua mát lạnh này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong nước đá me

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống nước đá me được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong 100g trái me chứa bao nhiêu dinh dưỡng nhé (1).

  • Nước: 31.4g
  • Năng lượng: 239 kcal
  • Protein: 2.8g
  • Chất béo: 0.6g
  • Carbohydrate: 62.5g
  • Chất xơ: 5.1g
  • Đường: 38.8g
  • Canxi: 74mg
  • Sắt: 2.8mg
  • Magie: 92mg
  • Phốt-pho: 113mg
  • Kali: 628mg
  • Natri: 28mg
  • Kẽm: 0.1mg
  • Đồng: 0.086mg
  • Selen: 1.3µg
  • Vitamin C: 3.5mg
  • Vitamin B1: 0.428mg
  • Vitamin B2: 0.152mg
  • Vitamin B3: 1.94mg
  • Vitamin B5: 0.143mg
  • Vitamin B6: 0.066mg
  • Folate: 14µg
  • Choline: 8.6mg
  • Vitamin A: 30IU
  • Vitamin E: 0.1mg
  • Vitamin K: 2.8µg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước mía khi mang thai có lợi hay hại?

Phụ nữ có bầu uống nước me được không? Bà bầu ăn me được không?
Phụ nữ có bầu uống nước me được không? Bà bầu 3 tháng đầu uống nước me được không?

Bà bầu uống nước đá me được không?

Bà bầu có thể uống được nước me trong thai kỳ với một lượng vừa phải. Me là một thực phẩm giúp cung cấp vitamin A, nhóm B, C, E, K, protein, chất xơ và đường lành mạnh.

Do đó, khi bạn uống nước đá me trong thai kỳ có thể giúp điều trị tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, me còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giàu chất chống oxy hoá. Các nghiên cứu chỉ thử nghiệm trên động vật cũng cho thấy me có khả năng làm giảm lượng đường trong máu (2). Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học hơn để khẳng định chắc chắn rằng: “ăn me có giúp cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ không”.

Bên cạnh những lợi ích từ me, bạn cũng nên biết rằng me có phản ứng với một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen và aspirin. Do đó, nếu bạn đang dùng những loại thuốc này thì phải chờ sau khi sử dụng thuốc 24 giờ mới được uống nước đá me nhé. 

Như vậy, bạn đã biết bà bầu uống đá me có được không rồi. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về vấn đề bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không để biết cách điều chỉnh thói quen ăn uống tránh làm hại đến thai nhi.

Những lợi ích từ nước me mang lại cho thai kỳ

Sau khi tìm hiểu bà bầu uống đá me được không; có lẽ bạn cũng muốn biết uống đá me có tốt không và mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích từ me mang đến cho sức khỏe khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải (3, 4):

bầu 3 tháng đầu uống nước me được không
Bà bầu uống đá me được không và uống đá me có tốt không?
  • Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa trong me được cho là có thể ngăn ngừa một số dạng ung thư.
  • Hỗ trợ thai nhi phát triển hệ tiêu hóa, da và dây thần kinh: Me chứa hàm lượng niacin, vitamin A, C, K giúp phát triển hệ tiêu hóa, da và dây thần kinh ở thai nhi. 
  • Hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ: Me có chứa vitamin B3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.
  • Giảm các biến chứng thai kỳ trong 3 tháng cuối: Các đặc tính chống viêm của me có thể giúp giảm sưng quanh mắt cá chân, đầy hơi và đau cơ ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Bổ sung sắt cho cơ thể: Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, việc bổ sung sắt có thể giúp gia tăng thể tích máu, giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
  • Giúp xương chắc khoẻ và ổn định huyết áp: Me có chứa canxi, sắt, magie, protein và kẽm. Các khoáng chất này có thể giúp xương và răng chắc khỏe, điều hòa huyết áp và cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch.
  • Cải thiện tình trạng ốm nghén và buồn nôn: Me là một phương thuốc tự nhiên giúp làm giảm buồn nôn do ốm nghén. Loại trái cây này chứa một số hợp chất có thể giúp dạ dày ổn định hơn để làm dịu chứng buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón: Lượng chất xơ cao trong me có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón thai kỳ. Hơn nữa, khi bạn bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống cũng sẽ ngăn ngừa tăng cân quá mức trong thai kỳ hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Những tác dụng phụ khi bà bầu uống đá me

Bên cạnh tìm hiểu bầu uống đá me được không và uống đá me có tốt không; MarryBaby cũng muốn nhắc bạn một số tác dụng phụ khi dùng đá me sai cách (3):

bà bầu ăn me được không
Bà bầu uống đá me được không và có tác dụng phụ không?
  • Bị tiêu chảy: Tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy vì me có tác dụng nhuận tràng. 
  • Ảnh hưởng đến huyết áp và mất cân bằng đường huyết: Mặc dù ăn me có thể giúp bạn ổn định huyết áp và kiểm soát đường huyết; nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều me thì lại gây tụt huyết áp và có thể dẫn đến mất cân bằng lượng đường trong máu.
  • Nguy cơ bị sảy thai cao: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu bạn dùng quá nhiều me có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Nguyên nhân là do lượng vitamin C dư thừa được cung cấp từ me có thể cản trở quá trình sản xuất hormone progesterone khi mang thai.
  • Ảnh hưởng nhịp tim thai nhi nếu dùng me với ibuprofen: Me có thể làm tăng khả năng hấp thụ ibuprofen của cơ thể dẫn đến nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ ba bởi có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi
  • Gây loãng máu khi dùng chung với aspirin: Tương tự như khả năng hấp thụ ibuprofen, me có thể làm tăng hấp thụ aspirin dẫn đến nguy cơ loãng máu. Điều này có thể khiến thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và đủ lượng máu cần thiết để duy trì sự sống.

[recommendation title=”Bà bầu nên uống đá me như thế nào?”]

Mặc dù me mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng bạn không nên uống quá nhiều vì có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho thai kỳ. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống khoảng 1-2 ly/tuần hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn.

[/recommendation]

Những lưu ý khi bà bầu uống nước đá me trong thai kỳ

Những lưu ý khi bà bầu uống nước đá me trong thai kỳ
Những lưu ý khi bà bầu uống nước đá me trong thai kỳ

Bà bầu uống nước đá me được không? Tất nhiên là được rồi! Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây khi uống nước đá me nhé.

  • Không uống quá nhiều: Bất cứ món thức uống bổ dưỡng nào nếu dùng quá nhiều thì có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn chỉ nên dùng với mức độ vừa phải thôi nhé.
  • Không sử dụng kèm với một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen và aspirin: Me có thể phản ứng với các thành phần của các loại thuốc này dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Tốt nhất, bạn nên uống nước đá me sau khi sử dụng thuốc khoảng 24 giờ.
  • Nên chọn cửa hàng bán đá me uy tín và đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Nước đá me được làm từ mứt me. Tuy nhiên, mứt me phải trải qua nhiều công đoạn mới hoàn thành được sản phẩm. Do đó, bạn nên chọn cửa hàng bán mứt me chất lượng để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 

>> Bạn có thể xem thêm: 14 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe con thông minh

Bật mí cách làm đá me đậu phộng siêu ngon

Sau khi biết bầu uống đá me được không; chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu cách làm đá me đậu phộng sao cho ngon phải không? Hãy tham khảo công thức dưới đây nhé.

1. Nguyên liệu:

  • Đá xay
  • Mứt me nhão
  • Một ít đậu phộng
  • Đường

2. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho hết đậu phộng vào chảo và rang với lửa vừa cho đến khi vỏ đậu phộng bắt đầu chuyển màu sậm dần thì chỉnh lửa nhỏ và đảo đều tay.
  • Bước 2: Khi vỏ đậu phộng bắt đầu tách ra khỏi hạt thì tắt bếp, đảo thêm vài lần rồi cho ra rổ để đậu nguội. Khi đậu phộng nguội, bạn dùng tay bóc vỏ đậu phộng cho sạch.
  • Bước 3: Cho 3 muỗng cà phê mứt me nhão vào ly cùng với 2 muỗng cà phê đường và 50ml nước ấm rồi dùng muỗng khuấy cho me và đường tan ra.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn cho vào ly một ít đá và rắc thêm đậu phộng rang rồi thưởng thức nhé.

[inline_article id=210842]

Tóm lại, bà bầu uống đá me được không? Bà bầu có thể uống nước đá me trong suốt thai kỳ với một lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh sử dụng nước đá me cùng với một số loại thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống trà mãng cầu được không?

Ccó bầu uống trà mãng cầu được không? Bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

Bà bầu uống trà mãng cầu được không?

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà mãng cầu được không? Và trong suốt thai kỳ bà bầu uống trà mãng cầu được không? Hiện nay, các nghiên cứu khoa học chứng minh vấn đề bà bầu không được uống trà mãng cầu không nhiều và không đủ xác thực.

Trà mãng cầu có vị ngọt dịu và thơm mùi đặc trưng của trà hòa với mãng cầu với 2 nguyên liệu chính là mãng cầu và nước trà.

Mãng cầu có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ như chất xơ, carbohydrate, vitamin C, B6, B1, kali, magie, phốt pho… Trong khi đó, bạn uống trà với một lượng vừa phải cũng là nguyên liệu an toàn trong thai kỳ. Do đó, bạn vẫn có thể thưởng thức thức uống này khi mang thai.

Dù trà mãng cầu không gây hại cho sức khoẻ nhưng bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải khoảng 1-2 ly/tuần thôi nhé. Vì nếu bạn uống trà quá nhiều trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu trong trà có chứa caffein. Chưa kể, bản thân mãng cầu cũng có chứa lượng đường tự nhiên, nếu dùng không đúng cách cũng có thể gây hại. 

Ngoài ra, nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì nên uống trà mãng cầu không đường (có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ cho an toàn). Vì trong trà và mãng cầu có lượng đường cao có thể gây trầm trọng hơn tình trạng tiểu đường. Nếu bệnh trở nặng có thể gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Quả mãng cầu xiêm với bà bầu thực sự có lợi hay hại, mẹ cần tìm hiểu ngay!

Bà bầu uống trà mãng cầu có tác dụng gì?

Bà bầu uống trà mãng cầu được không và uống trà mãng cầu có tác dụng gì?
Bà bầu uống trà mãng cầu được không và uống trà mãng cầu có tác dụng gì?

Sau khi tìm hiểu bà bầu uống trà mãng cầu được không; chắc hẳn bạn cũng rất muốn biết trong thai kỳ uống trà mãng cầu có tác dụng gì. Dưới đây là những lợi ích của thức uống này mang đến cho sức khỏe:

  • Ngăn ngừa một số bệnh lý: Trong mãng cầu có chứa các chất luteolin, quercetin và tangeretin hoạt động như chất chống oxy hoá (1). Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của mãng cầu xiêm có thể chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra (2). Nhờ đó, khi bạn uống trà mãng cầu có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim, ung thư và tiểu đường (3, 4, 5).
  • Có thể chống lại các hại khuẩn: Chiết xuất mãng cầu xiêm có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như viêm nướu, sâu răng và nhiễm trùng nấm men (6). Ngoài ra, chiết xuất này còn có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh tả và nhiễm trùng Staphylococcus (7)
  • Làm giảm tình trạng viêm nhiễm: Loại trái cây này cũng có tác dụng giảm sưng, giảm viêm (8) làm giảm viêm khớp đáng kể (9)
  • Kiểm soát đường huyết: Mãng cầu xiêm có thể làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ (10, 11). Do đó, nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ có thể uống trà mãng cầu nhưng đừng bỏ đường nhé.

[key-takeaways title=””]

Trên đây là một số lợi ích khi bạn dùng trà mãng cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để có khẳng định tính chính xác về những lợi ích của thực phẩm này.

[/key-takeaways]

Những tác hại của trà mãng cầu nếu bạn uống nhiều

Nếu bạn dùng nhiều trà mãng cầu hay chỉ đơn giản là dùng nhiều mãng cầu có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh Parkinson, gồm:

  • Cơ bắp cứng
  • Thay đổi tính cách
  • Di chuyển chậm hơn
  • Khó chuyển động mắt
  • Đi đứng và giữ thăng bằng khó khăn

Ngoài ra, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc để điều trị huyết áp caođiều trị bệnh tiểu đường thì không nên uống trà mãng cầu. Vì chiết xuất của trà mãng cầu sẽ phản ứng với thuốc và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu ăn na được không? Mẹ nên ăn bao nhiêu mỗi ngày?

Hướng dẫn cách làm trà mãng cầu cho bà bầu

Khi đã hiểu, bà bầu uống trà mãng cầu được không và uống trà mãng cầu có tác dụng gì; chắc hẳn bạn đã yên tâm hơn khi dùng thức uống này. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe bạn nên chế biến món trà này ở nhà. Nếu chưa biết cách thực hiện thì bạn có thể tham khảo cách làm trà mãng cầu của MarryBaby nhé.

cách làm trà mãng cầu
Có bầu uống trà mãng cầu được không và cách làm trà mãng cầu như thế nào?

1. Nguyên liệu

  • Đá viên
  • 1 trái tắc
  • 60g đường
  • 200g mãng cầu được làm sạch và bỏ hạt

2. Cách làm trà mãng cầu

  • Bước 1: Bạn trộn đều phần thịt mãng cầu với 45g đường và ủ trong 1 giờ để đường ngấm.
  • Bước 2: Pha trà và cho thêm 15g đường vào rồi khuấy tan.
  • Bước 3: Vắt vào trà 1 trái tắc, 1 ít đá viên và một ít mãng cầu ngâm đường rồi lắc đều. Sau đó, bạn cho trà ra ly và thưởng thức.

[recommendation title=””]

Trong trái mãng cầu có chứa nhiều đường nên bạn hãy cân nhắc gia giảm lượng đường cho phù hợp nhé!

[/recommendation]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề có bầu uống trà mãng cầu được không; bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu uống trà xanh có tốt không. Vì trà xanh cũng có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến món trà mãng cầu thơm ngon.

Những lưu ý khi uống trà mãng cầu khi mang thai

Dưới đây là những lưu ý khi thưởng thức trà mãng cầu trong thời gian mang thai.

  • Người bị tiểu đường thai kỳ nên dùng trà không đường: Vì trong trà và mãng cầu có nhiều đường do đó nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên uống. 
  • Thời gian dùng: Bạn có thể uống trà vào thời điểm trong ngày nhưng đừng uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì lượng cafein trong trà có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
  • Lượng dùng: Bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải, khoảng 1-2 ly/1 tuần, khi dùng có thể không bỏ đường hoặc ít đường để tránh biến chứng không tốt cho sức khỏe.

[inline_article id=330772]

Tóm lại, bà bầu uống trà mãng cầu được không? Bạn có thể uống trà mãng cầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ nên uống 1-2 ly/tuần, tránh dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì hãy uống trà không đường, song cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng dùng an toàn. 

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu uống hạt é được không? Những món hạt é bổ dưỡng cho bà bầu

Khi mang thai, không phải bất kỳ món ăn bổ dưỡng nào cũng có thể ăn được. Do đó, có nhiều người thắc mắc; bà bầu uống hạt é được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé. 

Hạt é là gì và có những chất dinh dưỡng gì? 

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống hạt é được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại hạt này nhé. Hạt é (Tên tiếng Anh: Sasil Seed) hay còn gọi là hạt húng quế (tên khoa học ocimum basilicum) có màu đen giống như hạt mè.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA); trong 100g hạt é có các chất dinh dưỡng sau (1):

  • Năng lượng: 60kcal
  • Carbohydrate: 14.86g
  • Chất xơ: 0.3g
  • Đường: 12.57g
  • Canxi: 6mg
  • Sắt: 0.1mg
  • Natri: 9mg
  • Cholesterol: 0mg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn bim bim được không? Ăn nhiều hại hơn lợi

Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?

Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?
Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?

Bà bầu uống nước hạt é được không? Hay bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối uống hạt é được không? Với những thành phần dinh dưỡng đã kể trên, bạn có thể uống hạt é trong suốt thai kỳ. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ hạt é trong khẩu phần ăn hàng ngày thôi nhé. Vì nếu dùng quá nhiều món ăn nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

Ngoài ra, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu thai kỳ và sức khỏe không tốt thì không nên uống hạt é. Vì hạt é có tính nhuận tràng và hút nước nên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá khiến bạn khó chịu. 

Khi tìm hiểu về bà bầu có được uống hạt é không; bạn có thể hiểu về 5 tác dụng của quả la hán với bà bầu. Bởi vì, bạn có thể kết hợp nước la hán cùng với hạt é để giải nhiệt khi thời tiết nóng nực.

Những lợi ích khi bà bầu uống hạt é trong thai kỳ

Bà bầu có uống hạt é được không? Chắc chắn là được và thức uống này mang đến cho sức khoẻ bà bầu những lợi ích dưới đây:

  • Hỗ trợ cho sức khỏe của xương và bổ huyết: Trong hạt é có chứa canxi và magie rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ bắp của hai mẹ con. Hơn nữa, khi bạn uống hạt é còn bổ sung thêm một lượng sắt nhất định hỗ trợ cho quá trình sản xuất hồng cầu (2).
  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá: Chỉ 1 muỗng cà phê hạt é (khoảng 13 gam) sẽ cung cấp 7 gam chất xơ hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy hạt é có chất pectin (cũng là prebiotic) có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng và hoạt động của lợi khuẩn đường ruột (3, 4, 5).
  • Giúp no lâu: Chất pectin có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và làm tăng hormone khiến bạn cảm thấy no lâu. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn hạt é giúp hạn chế cảm giác thèm ăn nhờ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả (6, 7).
  • Kiểm soát tiểu đường thai kỳ: Một nghiên cứu đã cho thấy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 uống 10 gam hạt é sau mỗi bữa ăn trong một tháng có thể giúp lượng đường trong máu sau bữa ăn của họ thấp hơn 17% so với lúc bắt đầu nghiên cứu (8). Điều này cũng có thể có lợi với phụ nữ mang thai. 
  • Cải thiện tình trạng cholesterol cao: Chất pectin trong hạt é có thể làm giảm cholesterol trong máu bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Nếu bạn uống 30 gam (khoảng 7 muỗng cà phê) hạt é trong một tháng có thể giảm 8% lượng cholesterol trong cơ thể (3, 6).
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong hạt é có chứa chất flavonoid là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào không bị hư hại bởi các gốc tự do giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm. Hơn nữa, chất này còn tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ đó huỷ diệt các tế bào ung thư hình thành (9).
  • Bổ sung omega-3 cho cơ thể: Trong hạt é có chứa chất béo và trong chất béo có chứa một lượng omega-3 nhất định (10, 11). Đây là dưỡng chất giúp cơ thể ngừa nguy cơ bị viêm cũng như ngăn ngừa hình thành một số bệnh như tim mạch và tiểu đường type 2 (12, 13, 14, 15). 

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

Một số cách bổ sung hạt é trong thực đơn hàng ngày 

1. Nước ép trái cây hạt é

Nước ép trái cây hạt é cho bà bầu

1.1 Nguyên liệu 

  • Đá
  • Hạt é
  • Đường
  • Trái cây (bất kỳ trái cây nào bạn muốn uống)

1.2 Cách làm nước ép hạt é 

  • Bước 1: Bạn ngâm hạt é với nước ấm trong 3-5 phút cho nở ra.
  • Bước 2: Rửa sạch trái cây, cắt thành miếng vừa đủ để cho vào máy ép nước.
  • Bước 3: Bạn cho thêm ít đường vào nước ép tuỳ khẩu vị rồi khuấy tan. Sau đó, bạn cho hạt é đã ngâm vào nước và thưởng thức thành quả.

[recommendation title=””]

Bạn có thể tham khảo danh sách những loại nước ép tốt cho bà bầu trên MarryBaby để kết hợp hạt é cùng với các loại nước ép nhằm giúp nước ép thơm ngon và bổ dưỡng hơn.

[/recommendation]

2. Sương sáo hạt é

Sương sáo hạt é

2.1 Nguyên liệu

  • Hạt é
  • Đường
  • Dầu chuối
  • Bột sương sáo

2.2 Cách làm sương sáo hạt é

  • Bước 1: Bạn ngâm hạt é với nước ấm trong 3-5 phút để nở ra.
  • Bước 2: Nấu bột sương sáo theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi để nguội và cắt sương sáo thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 3: Nấu nước đường và để nguội.
  • Bước 4: Cho phần sương sáo, hạt é và nước đường vào một tô lớn. Sau đó, bạn cắt ống dầu chuối cho vào tô sương sáo hạt é nước đường.
  • Bước 5: Đập nhỏ đá cho vào ly cùng với sương sáo hạt é và thưởng thức thành quả.

[recommendation title=””]

Bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu ăn sương sáo được không khi tìm hiểu bầu uống nước hạt é được không để chắc chắn về những nguyên liệu sử dụng an toàn trong thai kỳ và biết dùng đúng cách. 

[/recommendation]

3. Rau câu hạt é

Rau câu hạt é

3.1 Nguyên liệu

  • Hạt é
  • Đường tùy chỉnh theo khẩu vị của bạn
  • Bột rau câu hòa tan
  • Sữa chua không đường

3.2 Cách làm rau câu hạt é

  • Bước 1: Bạn ngâm hạt é trong nước ấm khoảng 3 – 5 phút cho nở ra.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp để nấu hạt é đã ngâm trên lửa vừa cùng với ít đường.
  • Bước 3: Hòa tan bột gelatin với nước nóng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó, bạn cho hạt é đã nấu vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều.
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp gelatine và é vào khuôn, để nguội và cho vào tủ lạnh.
  • Bước 5: Để làm lớp thứ 2, bạn hòa tan đường và gelatine còn lại với nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp trên tan hết bạn cho sữa chua vào, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
  • Bước 6: Khi rau câu hạt é với nước đông lại thì bạn đổ nhẹ rau câu sữa chua hạt é lên trên. Sau đó, bạn chờ rau câu nguội rồi cho vào tủ lạnh chờ đông là có thể thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Không phải cứ bổ là tốt

Những lưu ý khi bà bầu ăn hạt é trong thai kỳ

Nếu như bạn đã biết bà bầu uống hạt é được không rồi thì bạn cũng nên biết thêm những lưu ý dưới đây khi dùng loại hạt này nhé.

  • Nên dùng hạt é với lượng vừa phải: Hạt é có tính nhuận tràng do đó nếu bạn ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Nhất là với bà bầu 3 tháng đầu thì không nên ăn hạt é vì nếu lỡ ăn nhiều sẽ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
  • Chọn nơi uy tín để mua sản phẩm: Để an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn cơ sở kinh doanh uy tín để mua hạt é. Bạn nên tránh mua hạt é ở những cửa hàng không uy tín vì có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thực phẩm bẩn. 

[inline_article id=259240]

Như vậy, bạn đã biết bà bầu uống hạt é được không rồi. Bạn có thể uống được hạt é trong thai kỳ; nhưng nếu trong 3 tháng đầu bạn đang có sức khỏe không tốt thì không nên uống nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống chanh dây được không? Chanh dây có lợi ích gì?

Chanh dây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn mang thai thì một số thực phẩm dù tốt nhưng vẫn không nên bổ sung vì có hại cho thai nhi. Vậy bà bầu uống chanh dây được không? Bà bầu uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Giá trị dinh dưỡng có trong chanh dây

Trong 100g chanh dây có chứa những dưỡng chất dưới đây: (1)

  • Nước: 72.9g
  • Năng lượng: 97 kcal
  • Protein: 2.2g
  • Chất béo: 0.7g
  • Carbohydrate: 23.4g
  • Chất xơ: 10.4g
  • Đường: 11.2g
  • Canxi: 12mg
  • Sắt: 1.6mg
  • Magie: 29mg
  • Phốt-pho: 68mg
  • Kali: 348mg
  • Natri: 28mg
  • Kẽm: 0.1mg
  • Đồng: 0.086mg
  • Selen: 0.6µg
  • Vitamin C: 30mg
  • Vitamin B2: 0.13mg
  • Vitamin B3: 1.5mg
  • Vitamin B6: 0.1mg
  • Folate: 14µg
  • Choline: 7.6mg
  • Vitamin A: 64µg
  • Carotene, beta: 743µg
  • Vitamin E: 0.02mg
  • Vitamin K: 0.7µg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không?

Bà bầu uống nước chanh dây được không?

Bà bầu uống nước chanh dây được không?
Bà bầu uống nước chanh dây được không?

Có bầu uống chanh dây được không? Bà bầu có thể uống hoặc ăn chanh dây trong suốt thai kỳ. Đây là một loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều loại vitamin A, C, B2, B3 và B6. Hơn nữa, chanh dây còn chứa chất xơ và khoáng chất như kali, sắt, phốt-pho, đồng và magiê có lợi cho thai kỳ.

Do đó, bạn có thể sử dụng chanh dây để pha nước uống hoặc kết hợp với một số nguyên liệu để chế biến món ăn khi mang thai. Những chất dinh dưỡng của chanh dây sẽ giúp bạn cải thiện một số biến chứng trong thai kỳ cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt không? Dù uống chanh dây trong thai kỳ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của hai mẹ con nhưng bạn đừng uống quá nhiều, chỉ nên dùng khoảng 1 ly mỗi ngày để tránh những phản ứng ngược dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. 

Ngoài tìm hiểu bà bầu uống chanh dây được không; bạn cũng nên tìm hiểu thêm 14 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe con thông minh nhé.

Bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì? 

Bà bầu uống chanh dây được không? Bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì?
Bà bầu uống chanh dây được không? Bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì?

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề “bà bầu uống chanh dây được không?” rồi. MarryBaby nghĩ bạn cũng rất muốn biết bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì phải không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Chanh dây giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. 
  • Tốt cho xương: Chanh dây chứa nhiều khoáng chất như phốt-pho, sắt, magiê và đồng. Các chất này có công dụng hỗ trợ tăng mật độ xương và làm cho xương chắc khỏe hơn. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương và đau khớp khi mang thai (2).
  • Ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp: Nếu bạn uống nước chanh dây khi đang mang thai sẽ giúp làm giảm các triệu chứng thở khò khè, ho và hen suyễn (3).
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Chanh dây chứa chất xơ giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và nhu động ruột. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
  • Cải thiện tình trạng mất ngủ: Trong chanh dây có nhóm hoạt chất thiên nhiên alkaloid như chất harman có tác dụng an thần. Do đó, khi bạn ăn chanh dây có thể giúp giảm thiểu tình trạng bồn chồn, lo lắng và cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả (3).
  • Điều hòa huyết áp: Chanh dây chứa kali là một khoáng chất quan trọng giúp các mạch máu dẻo dai và cải thiện lưu lượng máu. Vì vậy, uống nước chanh dây sẽ giúp bạn có huyết áp ổn định trong suốt thai kỳ (4)
  • Cải thiện lưu thông máu: Hàm lượng sắt cao trong chanh dây giúp tăng cường sản xuất huyết sắc tố. Nhờ đó, bạn có thể tránh được nguy cơ thiếu máu và các biến chứng liên quan khi uống chanh dây trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ sức khỏe của da và mắt: Vitamin A trong chanh dây có công dụng ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể, quáng gà và các vấn đề khác liên quan đến mắt. Chất dinh dưỡng này cũng tăng cường sức khỏe làn da đáng kể. 
  • Giảm tình trạng ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể thường xuyên bị buồn nôn do ốm nghén. Để khắc phục tình trạng ốm nghén, bạn có thể uống nước chanh dây nhé. Hương vị chua chua ngọt ngọt của thức uống này sẽ làm dịu bớt tình trạng khó chịu của ốm nghén.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chanh chứa vitamin C, beta-cryptoxanthin và alpha-carotene là những chất chống oxy hóa giúp trung hòa hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm căng thẳng oxy hóa. Hơn nữa, các chất này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có một thai kỳ khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn việt quất được không và những lưu ý khi ăn

Bà bầu uống nhiều chanh dây có tác dụng phụ gì?

Bạn có thể bị đầy bụng, khó tiêu do uống nhiều nước chanh dây
Bạn có thể bị đầy bụng, khó tiêu do uống nhiều nước chanh dây

Bạn đã biết rằng, chanh dây uống trong thai kỳ rất tốt cho sức khỏe hai mẹ con sau khi tìm hiểu “có bầu uống chanh dây được không”. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống quá nhiều chanh dây trong thời gian dài thì có thể dẫn đến những tác dụng phụ sau:

  • Ảnh hưởng hệ tiêu hoá: Bạn có thể bị đầy hơi, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy khi uống quá nhiều chanh dây.
  • Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với chanh dây dẫn đến các phản ứng từ ngứa nhẹ đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Làm trầm trọng các biến chứng của tiểu đường thai kỳ: Chanh dây vốn dĩ có vị chua, song khi pha chanh dây, bạn có thể có thói quen bỏ nhiều đường để át đi vị chua. Đây có thể là mối lo ngại nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng cân quá mức: Thói quen uống chanh dây pha nhiều đường có thể cung cấp cho cơ thể một lượng calo dư thừa và một lượng đường cao. Nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân không mong muốn.

[key-takeaways title=”Bà bầu có nên uống luôn hạt chanh dây không? “]

Bạn vẫn có thể ăn cả hạt chanh dây trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có hệ tiêu hoá không tốt thì không nên ăn hạt chanh dây vì có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

[/key-takeaways]

Cách chọn lựa và bảo quản chanh dây

Như vậy, bà bầu không những được uống chanh dây trong suốt thai kỳ; mà thức uống này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách lựa và bảo quản chanh dây dưới đây để khi uống vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 

  • Cách chọn lựa chanh dây: Ưu tiên chọn trái nặng, tròn và có kích thước vừa phải. Trái chanh dây có vỏ hơi nhăn, bề mặt da hơi se là những trái chín. Nếu lớp vỏ ngoài căng bóng, mịn màng là những trái chưa chín cần để ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 đến 3 ngày.
  • Tránh mua nước ép chanh dây pha sẵn: Vì bạn không biết rõ được nguồn gốc của nước ép cũng như không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều nơi còn bỏ quá nhiều đường vào nước ép khiến nước uống không còn lành mạnh.
  • Cách bảo quản: Bạn có thể bảo quản chanh dây ở ngoài hoặc bọc kín bằng túi khí và để trong tủ lạnh. Nếu trái chín thì bạn nên dùng ngay và không để lâu quá 2 ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang bầu ăn xà lách xoong được không? Lợi ích gì mang đến cho sức khỏe?

Cách làm nước chanh dây cho bà bầu

Cách làm nước chanh dây cho bà bầu
Cách làm nước chanh dây cho bà bầu

1. Nguyên liệu:

  • 2 trái chanh dây
  • Đường, muối
  • Đá viên

2. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt đôi trái chanh dây rồi lấy muỗng cạo phần ruột cho vào ly.
  • Bước 2: Thêm 2 thìa đường nhỏ, 1 ít muối vào ly và khuấy đều cho đến khi tan hết.
  • Bước 3: Bạn dùng rây lượt bỏ phần hạt và lấy nước uống. Nếu thích ăn cả hạt thì bạn bỏ qua bước này.
  • Bước 4: Bạn cho nước lọc vào khoảng 2/3 ly, thêm đá và thưởng thức món nước thơm ngon này.

Các cách khác chế biến chanh dây tốt cho sức khỏe

Bà bầu uống chanh dây được không? Đương nhiên là bà bầu được uống chanh dây trong suốt thai kỳ rồi. Ngoài món nước ép, bạn có thể chế biến chanh dây thành các món ăn sau:

  • Sinh tố chanh dây
  • Làm sốt chanh dây trong các món salad
  • Dùng làm nguyên liệu cho các món bánh ngọt

[inline_article id=270387]

Tóm lại, bà bầu uống nước chanh dây được không? Bà bầu uống nước chanh dây rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài. Vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng không tốt như đầy hơi, tiêu chảy, dị ứng,…

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn việt quất được không và những lưu ý khi ăn

Vậy bà bầu ăn việt quất được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Bà bầu ăn việt quất được không?

Có bầu ăn việt quất được không? Việt quất là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, kali và folate (một dạng axit folic tự nhiên). Do đó, bạn có thể ăn được trái việt quất trong suốt thai kỳ.

Bà bầu mỗi ngày nên ăn bao nhiêu quả việt quất? Để tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 65-70g việt quất. Tất cả các loại trái cây dù bổ dưỡng đến đâu mà nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. 

Nếu bạn tiêu thụ việt quất với số lượng nhiều trong thời gian dài có thể gây giảm lượng đường trong máu, dễ gây ra những biến chứng cho bạn cũng như thai nhi. Ngoài ra, việt quất rất giàu vitamin K nếu ăn nhiều có thể gây xuất huyết, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Còn nếu bạn bị dị ứng thì không nên ăn loại trái cây này bởi có thể gây phát ban nguy hiểm cho sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 tác dụng của quả la hán với bà bầu, có thể bạn chưa biết!

Nguồn dinh dưỡng có trong 100g việt quất

Có bầu ăn việt quất được không và có tốt không?
Có bầu ăn việt quất được không và có tốt không?

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu ăn việt quất được không; bạn cũng có thể muốn tìm hiểu thêm trong trái cây này gồm những chất dinh dưỡng gì. Trong 100g việt quất cung cấp lượng dinh dưỡng như sau (1):

  • Nước: 84.2g
  • Năng lượng: 64kcal
  • Protein: 0.7g
  • Chất béo: 0.31g
  • Đường: 9.36g
  • Canxi: 12mg
  • Sắt: 0.34mg
  • Magie: 6.2mg
  • Phốt-pho: 13mg
  • Kali: 86mg
  • Natri: <2mg
  • Kẽm: 0.09mg
  • Đồng: 0.046 mg
  • Manga: 0.423mg
  • Vitamin C: 8.1mg
  • Biotin: <3.7µg

Khi tìm hiểu về bà bầu ăn việt quất được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích khi bà bầu ăn dâu tằm để thực đơn tráng miệng hàng ngày thêm đa dạng.

Bà bầu ăn trái việt quất có tác dụng gì?

Như vậy, việt quất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của bà bầu nên bạn có thể ăn được loại trái cây này. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích của thực phẩm này, MarryBaby và bạn sẽ tìm hiểu thêm về trái việt quất có tác dụng gì cho thai kỳ nhé.

1. Đối với thai phụ

Bà bầu ăn việt quất có tốt không và có được không?
Bà bầu ăn việt quất có tốt không?

Dưới đây là những lợi ích khi ăn quả việt quất:

  • Bổ sung folate: Việt quất giàu folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Trái việt quất cũng có lượng đường thấp nên giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Kiểm soát cân nặng: Trái việt quất có lượng calo thấp và ít chất béo do đó bạn không phải sợ việc tăng cân quá mức khi ăn thực phẩm này trong thai kỳ.
  • Giảm táo bón: Vì giàu chất xơ, việt quất có thể giúp điều chỉnh nhu động ruột. Khi ăn việt quất bạn sẽ giảm táo bón thai kỳ và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chất chống oxy hóa trong việt quất còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Khi bạn ăn việt quất trong thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Khi mang thai, khả năng miễn dịch của bạn trở nên yếu hơn do thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, bạn nên ăn việt quất để bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sự hấp thụ sắt trong cơ thể.
  • Cải thiện chức năng nhận thức: Trái việt quất, chứa chất polyphenol có khả năng cải thiện các nhận thức, đặc biệt là trí nhớ ngắn hạn và dài hạn cũng như trí nhớ không gian (4). Ngoài ra, các chất flavonoid có trong việt quất cũng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm thần, sự tập trung, khả năng tập trung và hoạt động của não.
  • Giảm huyết áp: Trái việt quất có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp giảm thiểu căng thẳng oxy hóa – một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp. Một nghiên cứu tiết lộ rằng việc tiêu thụ quả việt quất thường xuyên ở những người tiền tăng huyết áp có thể giúp huyết áp tâm trương giảm đáng kể (2). Một nghiên cứu khác cho thấy; việc tiêu thụ trái việt quất trong 8 tuần sẽ làm giảm độ cứng động mạch, giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương từ 5-6% (3)

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

2. Đối với thai nhi

  • Ngăn ngừa sinh non: Nếu bạn thường xuyên ăn việt quất với lượng vừa phải trong thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non.
  • Ngăn ngừa em bé sơ sinh bị nhẹ cân: Phụ nữ mang thai ăn việt quất thường xuyên giúp giảm nguy cơ dẫn đến trường hợp em bé chào đời nhẹ cân.
  • Hỗ trợ phát triển xương: Trái việt quất có chứa polyphenol – một hợp chất hỗ trợ sự phát triển xương và có lợi cho sức khỏe tổng thể cũng như sự phát triển trí não của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có ăn được hoa thiên lý không?

Cách ăn trái việt quất như thế nào?

Bà bầu ăn việt quất được không và nên ăn như thế nào?
Bà bầu ăn việt quất được không và nên ăn như thế nào?

Ngoài vấn đề bà bầu ăn việt quất được không; MarryBaby gợi ý thêm cho bạn những cách ăn việt quất trong phần dưới này:

  • Ăn việt quất trực tiếp: Bạn có thể ăn trực tiếp việt quất như món tráng miệng sau bữa cơm.
  • Trộn việt quất với sữa chua: Bạn có thể ăn kèm việt quất với sữa chua trong những giờ ăn xế. 
  • Sinh tố việt quất: Món sinh tố là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng bổ dưỡng khi bạn kết hợp việt quất khô và sữa đặc.
  • Kết hợp với Granola và bột yến mạch: Granola và bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, protein giúp bạn no lâu hơn. Để tăng thêm hương vị cho bữa sáng, bạn có thể cho thêm một ít quả việt quất khô lên trên bánh Granola và bột yến mạch.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn dưa bở có tốt không?

Một số món ăn chế biến từ trái việt quất

Sau khi tìm hiểu cách ăn việt quất như thế nào cũng như vấn đề có bầu ăn việt quất được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm một số công thức chế biến món ăn cùng với trái việt quất nhé.

1. Sinh tố việt quất

Sinh tố việt quất

1.1 Nguyên liệu:

  • ¾ ly sữa không đường
  • ¾ ly việt quất (dùng đông lạnh nếu hết mùa)
  • 4-5 quả hạnh nhân (ngâm và bóc vỏ)
  • 1 muỗng cà phê mật ong

1.2 Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Bước 2: Đổ hỗn hợp ra ly và thưởng thức.

2. Salad việt quất

Salad việt quất

2.1 Nguyên liệu:

  • ½ cốc dâu tây
  • ½ cốc quả việt quất
  • 1 quả chuối
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh
  • 3 muỗng canh đường

2.2 Cách chế biến

  • Bước 1: Cho một ít dâu tây và quả việt quất vào chén.
  • Bước 2: Thêm một ít đường và nước cốt chanh vào chén rồi trộn đều.
  • Bước 3: Để chén trong tủ lạnh khoảng 30 phút.
  • Bước 4: Lấy chén hỗn hợp ra và cho thêm vài lát chuối rồi thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

3. Bánh nướng việt quất và quả óc chó

Bánh nướng việt quất và quả óc chó

3.1 Nguyên liệu:

  • 125g bột mì tự nở
  • 50g bơ tan chảy
  • 50g đường nâu mềm
  • 1 quả trứng lớn
  • 1 ống vani
  • 200ml sữa
  • 125g quả việt quất tươi (hoặc đông lạnh)
  • 50g quả óc chó thái nhỏ

3.2 Cách chế biến:

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C và lót 12 hộp giấy muffin vào khuôn muffin.
  • Bước 2: Cho bột mì và đường vào tô lớn rồi trộn đều.
  • Bước 3: Đánh đều bơ tan chảy, trứng, vani và sữa trong một cái tô lớn.
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp bơ, trứng, vani, sữa vừa đánh vào hỗn hợp bột đường rồi trộn đều.
  • Bước 5: Cho trái việt quất và óc chó vào hỗn hợp rồi chia đều vào các khuôn bánh muffin.
  • Bước 6: Nướng bánh trong khoảng 20 phút cho đến khi bánh cứng và có màu nâu nhạt.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

Những lưu ý khi bà bầu ăn trái việt quất

Khi thưởng thức loại trái cây này, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn mua việt quất hữu cơ: Hãy chọn mua việt quất hữu cơ vì không có sử dụng thuốc trừ sâu.
  • Chỉ ăn việt quất với số lượng vừa phải: Không nên ăn quá nhiều quả việt quất vì chúng có thể gây tác dụng phụ.
  • Rửa sạch trước khi ăn: Luôn rửa sạch việt quất trước khi ăn để đảm bảo rửa trôi các nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Nếu bạn mắc nhiều biến chứng thai kỳ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn

[inline_article id=313108]

Như vậy, bà bầu ăn việt quất có được không? Bà bầu ăn được việt quất trong suốt thai kỳ. Đây là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn với mức độ vừa phải để tránh gây tác dụng phụ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu có được nhổ răng không? Nếu bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chắc hẳn, bạn đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe răng miệng của mình khi đang mang thai phải không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết nhé.

Bà bầu nhổ răng được không? 

Thực tế, hiện nay các nghiên cứu về tác dụng bất lợi của việc sử dụng các thuốc trong qúa trình điều trị nha khoa mang lại những kết quả chưa thống nhất. Các can thiệp điều trị bệnh lý răng miệng nên được đưa ra dựa trên tính cấp bách, mức độ đe doạ đến sức khoẻ bà mẹ (và có thể ảnh hưởng đến thai nhi) cũng như tuổi thai. Nếu một chiếc răng cần nhổ mà không thể trì hoãn, điều này nên được thực hiện.

Song để yên tâm hơn, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ để được tư vấn phù hợp với trường hợp của bạn. Ngoài ra, việc chăm sóc răng như trám răng, cạo vôi răng, điều trị nha chu và tuỷ đều có thể được thực hiện khi mang thai. 

>> Bạn có thể xem thêm: 14 cách chữa đau răng cho bà bầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu tiêm thuốc tê khi nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các loại thuốc gây tê cục bộ khi nhổ răng như bupivacain, lidocain và mepivacain đều được cho là an toàn khi mang thai. Do đó, khi đi nhổ răng bạn nên cho bác sĩ biết bản thân đang mang thai để được tư vấn chọn các loại thuốc tê an toàn với thai nhi, liều dùng nên là thấp nhất đủ đế có hiệu quả.

Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang để chẩn đoán tình hình sức khỏe của răng miệng. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm nhé. Bác sĩ sẽ cho bạn mặc đồ bảo hộ để bảo vệ hai mẹ con bạn khỏi những tia bức xạ X. Do đó, việc chụp X-quang cũng không gây hại cho thai nhi bạn nhé.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, việc tiêm thuốc tê hoặc thực hiện các thủ thuật để điều trị các vấn đề về răng miệng được cho là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý với bác sĩ về thai kỳ của mình để được tư vấn chọn lựa thời điểm và sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh phù hợp.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề sưng nướu răng khi mang thai khi tìm hiểu vấn đề thuốc tê nhổ răng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu lý do vì sao mang bầu lại hay gặp vấn đề về răng miệng.

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ 

Các lưu ý về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ 

Mặc dù thuốc ủ tê nhổ răng không có ảnh hưởng đến thai nhi; nhưng bạn cũng nên đề phòng các vấn đề về răng miệng tái phát lại. Dưới đây là các mẹo bảo vệ răng miệng trong thai kỳ nhé.

  • Xin tư vấn của bác sĩ về loại thuốc hoặc vitamin bạn đang dùng: Bạn nên cho bác sĩ biết về các loại thuốc và vitamin dành cho phụ nữ mang thai đang sử dụng. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thay đổi thuốc hoặc phương pháp điều trị các vấn đề về răng miệng để phù hợp với trường hợp của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng thật kỹ: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng ít nhất 3 lần/tuần. Nhất là, bạn đừng quên súc miệng sau khi ăn nhé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt hơn cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chế biến từ sữa trong bữa ăn để răng được chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có vị ngọt và nhiều đường: Bạn nên giới hạn các thực phẩm có nhiều đường ngọt. Vì nếu ăn uống các thực phẩm ngọt quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu và viêm nướu. Do đó, bạn đừng trì hoãn việc khám răng miệng định kỳ. Nếu bạn nhận thấy nướu bị sưng hoặc chảy máu thì cần đi khám ngay nhé.
  • Thay đổi loại kem đánh răng khác nếu bị nghén: Nếu bạn không thể đánh răng do bị ốm nghén mùi kem đang xài thì hãy thay loại kem đánh răng có mùi vị khác. Ngoài ra, lượng axit trong miệng cũng có thể tăng lên do trào ngược dạ dàyợ nóng. Vì vậy, sau khi bạn nôn thì cần đợi 30 phút mới đánh răng để lượng axit trong miệng trở lại bình thường. 

[inline_article id=265424]

Tóm lại, bà bầu tiêm thuốc tê nhổ răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Một số loại thuốc tê khi nhổ răng không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Song, bạn vẫn nên cho bác sĩ biết về tình hình thai kỳ của mình để được tư vấn có nên nhổ răng trong giai đoạn này không. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là do đâu?

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Hoặc mẹ bầu tăng cân ít có sao không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Như thế nào là thiếu cân khi mang thai?

Thông thường, vào ngày khám thai đầu tiên bác sĩ sẽ lấy chỉ số chiều cao và cân nặng của bạn để tính chỉ số BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được dùng để xác định tình hình cân nặng của bạn có đạt ở mức khoẻ mạnh hay không.

Nếu chỉ số BMI của bạn đạt ở mức dưới 18,5 trước hoặc khi bắt đầu mang thai thì được xem là thiếu cân. Còn không tăng cân khi mang thai là tình trạng cân nặng của mẹ bầu không tăng trong suốt một giai đoạn của thai kỳ.

Để giúp bạn có thể theo dõi chỉ số BMI này suốt thai kỳ; bạn có thể dùng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby. Nhờ đó, bạn sẽ có cách điều chỉnh cân nặng thai kỳ được chuẩn hơn khi thường xuyên theo dõi chỉ số BMI.

>> Bạn có thể xem thêm: Chuẩn cân nặng thai nhi chi tiết theo tuần mẹ dễ kiểm tra

Nguyên nhân khiến mẹ bầu không hoặc ít tăng cân

Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là gì?
Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là gì?

Để hiểu mẹ bầu không tăng cân có sao không; bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao không hoặc ít tăng cân khi mang thai trước. Bởi vì, thông thường thai phụ rất dễ tăng cân khi mang thai nhưng nếu bạn không hoặc ít tăng cân thì do bởi các yếu tố sau:

  • Cơ thể của mẹ bầu gầy tự nhiên: Mẹ có cơ địa gầy có khả năng chỉ số BMI sẽ thấp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gầy nhưng vẫn khoẻ mạnh, thai kỳ vẫn phát triển bình thường thì không ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng khi mang thai như cường giáp, bệnh lý tiêu hoá như bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac.
  • Sức khỏe tinh thần không ổn định: Nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai hoặc mắc bệnh liên quan đến tâm lý/tinh thần có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng.
  • Ốm nghén nặng: Tình trạng ốm nghén thường gặp với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng dẫn đến chán ăn, không muốn ăn thì có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng trong thai kỳ.
  • Rối loạn ăn uống: Tình trạng rối loạn ăn uống có thể khiến mẹ bầu không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để có thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày trong chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
  • Tập thể dục quá mức: Việc vận động rất tốt cho thai kỳ nhưng nếu bạn vận động mạnh quá 30 phút/1 lần hoặc tập luyện quá sức hơn 5 buổi/tuần thì có thể gây phản tác dụng. Một trong những hệ luỵ có thể gặp phải là mẹ bầu không tăng cân trong thai kỳ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều bên cạnh vấn đề mẹ bầu không tăng cân có sao không. 

Mẹ bầu không tăng cân có sao không?

Nếu mẹ bầu không tăng cân có sao không? Hay mẹ bầu ít tăng cân có sao không? Mẹ bầu trong thai kỳ không hoặc ít tăng cân có gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.

1. Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Mẹ có thể bị sảy thai sớm
Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Mẹ có thể bị sảy thai sớm

Tình trạng cân nặng của mẹ không thay đổi trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ gặp các biến chứng như:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Chuyển dạ sớm

2. Đối với thai nhi

Khi mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng ít cân trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (fetal growth restriction – FGR)
  • Quá trình phát triển của thai nhi gặp trở ngại dẫn đến dị tật ở tim, cơ hoành hoặc dạ dày. 

Ngoài ra, khi em bé chào đời sẽ bị ảnh hưởng như:

  • Sinh ra nhẹ cân
  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý
  • Có thể gặp khó khăn khi bắt đầu bú mẹ
  • Có thể bị chậm phát triển (không đạt được các mốc quan trọng đối với độ tuổi).

>> Bạn có thể xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ vẫn sinh con khỏe mạnh dù có chỉ số BMI khá thấp trong thai kỳ hoặc không tăng cân khi mang thai bởi họ áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn vào con, không vào mẹ. Tốt nhất, bạn cần tuân thủ lịch khám thai và xin tư vấn từ bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi nếu bị thiếu cân hay không tăng cân khi mang thai nhé.

[/key-takeaways]

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Sau khi tìm hiểu mẹ bầu không tăng cân có sao không; chúng ta cần biết thêm mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý. Tùy vào tình trạng cân nặng của bạn trước khi hoặc bắt đầu mang thai thì mức cân nặng bạn cần tăng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nếu mẹ bầu bị thiếu cân trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 12,4kg đến 17,9kg.
  • Nếu mẹ bầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 11,5kg đến 15,8kg.
  • Nếu mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 7kg đến 11,5kg.
  • Nếu mẹ bầu bị béo phì trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 5kg đến 9kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì vào con không vào mẹ? Vì sao mẹ tăng cân con lại thiếu chất?

Những cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy

Cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy là ăn uống chất lượng hơn
Cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy là ăn uống chất lượng hơn

Như vậy chúng ta đã hiểu rất rõ tình trạng mẹ bầu không tăng cân có sao không rồi. Vậy cách giúp bà bầu gầy tăng cân là gì? Cách để tăng cân khi mang thai là thay đổi chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có cân nặng tốt hơn:

  • Không nên bỏ bữa: Thay vì mẹ bầu ăn 3 bữa lớn mỗi ngày thì hãy ăn 5-7 bữa nhỏ nhé.
  • Cố gắng ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt: Mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm như các loại hạt, cá béo, quả bơ và dầu ô liu.
  • Thêm sữa bột không béo vào các món ăn: Mẹ bầu có thể thêm sữa không béo vào các món ăn như khoai tây nghiền, hoặc ngũ cốc nóng.
  • Uống nước ép trái cây tươi có nhiều vitamin C hoặc beta carotene: Mẹ bầu có thể uống các loại nước ép như bưởi, cam, đu đủ, mơ và cà rốt.
  • Luôn tích trữ đồ ăn nhẹ xung quanh: Mẹ bầu nên trữ các loại hạt, nho khô, phô mai, bánh quy, trái cây sấy khô, kem hoặc sữa chua xung quanh nơi làm việc để có thể ăn khi đói.
  • Mẹ bầu nên xin tư vấn của bác sĩ về cách dùng vitamin và các chất bổ sung khác trong thai kỳ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng nếu không nạp đủ khi ăn uống.
  • Bổ sung bơ đậu phộng trong chế độ ăn: Mẹ bầu có thể ăn bơ đậu phộng, bánh quy giòn, hoặc xay sinh tố với táo, chuối hoặc uống nước ép cần tây. Bởi vì, một muỗng canh bơ đậu phộng dạng kem (khoảng 16 gam) sẽ cung cấp khoảng 100 calo và 3,5 gram protein cho mẹ bầu.

[key-takeaways title=””]

Mang thai không phải là thời gian để ăn kiêng hay lo lắng về việc tăng cân. Mẹ bầu hãy nhớ rằng, tăng cân là cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi được phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ.

[/key-takeaways]

Nếu bạn đang ở những tháng cuối thai kỳ thì có thể tham khảo thêm vấn đề bà bầu tháng cuối ăn gì để con tăng cân trên cộng đồng MarryBaby. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tăng cân khi mang thai; các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp cho bạn ngay trên cộng đồng để bạn yên tâm hơn nhé.

[inline_article id=316321]

Tóm lại, mẹ bầu không tăng cân có sao không? Nếu trong thai kỳ mẹ bầu không tăng cân thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên thay đổi lại chế độ ăn uống để giúp thai nhi và mẹ đều phát triển khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, tránh ăn gì và thực đơn gợi ý!

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, không nên ăn gì và thực đơn hàng ngày xây dựng ra sao? Để có thể lên được thực đơn cho thai phụ bị tiểu đường; chúng ta cần tìm hiểu tình trạng tiểu đường thai kỳ là gì trong phần dưới đây của bài viết nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Gestational diabetes – GD) là tình trạng thai phụ có lượng đường trong máu tăng cao, thường xuất hiện vào giữa thai kỳ từ tuần 24 đến 28.

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố, dẫn đến không thể tạo ra đủ insulin để duy trì mức đường huyết bình thường trong thai kỳ. Insulin là một loại hormone có vai trò phân hủy đường glucose từ thức ăn rồi chuyển đến các tế bào của cơ thể và giữ mức glucose trong máu ở tình trạng ổn định.

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn có nguyên nhân do gen di truyền hoặc bị thừa cân trong thai kỳ với chỉ số BMI lớn hơn 25. Để có thể biết bản thân có bị thừa cân khi mang thai không; bạn có thể sử dụng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby để tính nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất cho mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây một số nguy cơ cho mẹ bầu và thai nhi dưới đây: 

1. Đối với mẹ bầu

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nếu không điều trị kịp thời có thể có những nguy cơ như:

  • Sinh mổ do thai nhi có kích thước quá lớn
  • Tiền sản giật (huyết áp cao khi mang thai)
  • Tình trạng tiểu đường có thể tiếp tục đến sau sinh

2. Đối với thai nhi

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Trẻ sơ sinh có thể bị béo phì 
  • Thai nhi có nguy cơ sinh non
  • Có vấn đề về hô hấp khi chào đời
  • Sau khi chào đời, em bé có thể bị tiểu đường tuýp 2
  • Khi chào đời có cân nặng lớn (thai nhi có cân nặng lớn là từ 4kg)
  • Trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết. Điều này có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh

Ngoài việc tìm hiểu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì; chúng ta cũng cần biết vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Điều này sẽ giúp ích cho mẹ bầu chủ động phòng tránh bệnh nếu chưa mắc phải hoặc điều trị kịp thời nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh lý.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ NÊN ĂN gì?

Để dễ dàng xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ; chúng ta cần biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng ăn gì. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ bầu tiểu đường nên ăn:

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

1. Dùng thực phẩm có chứa carbohydrate (carbs) lành mạnh

Những thực phẩm chứa carbs sẽ giúp ổn định mức đường huyết. Mẹ bầu có thể chọn các thực phẩm chứa carbs lành mạnh như:

  • Gạo lứt
  • Khoai lang
  • Trái cây tươi
  • Các loại quả mọng
  • Bánh mì nguyên cám
  • Các loại đậu nguyên hạt
  • Sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua không đường

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Điều mẹ không thể bỏ qua!

2. Thực phẩm không đường

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Cách tốt nhất để giữ đường huyết ở mức ổn định là cắt lượng đường trong khẩu phần ăn. Mẹ bầu có thể thực hiện cắt đường theo phương pháp sau:

  • Dùng nước lọc, trà hoặc cà phê đã khử caffeine thay vì dùng thức uống có đường, nước tăng lực và nước ép trái cây.
  • Dùng thực phẩm sử dụng chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo thay vì dùng chất làm ngọt nhân tạo.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm có thành phần chứa đường được viết với tên gọi như sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, honey (mật ong), invert sugar (đường nghịch chuyển), syrup (siro), corn sweetener (si-rô ngô) và molasses (mật rỉ).

3. Protein nạc (Lean proteins)

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Protein nạc (Lean proteins)

Những thực phẩm chứa thịt nạc protein sẽ giúp bạn no lâu và cũng có dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, protein nạc còn giúp mẹ bầu trong 3 tháng đầu giảm bớt chứng ốm nghén. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu protein nạc vào bữa sáng như:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Sữa tách béo hoặc ít béo

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

4. Rau củ không tinh bột

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Mẹ bầu nên ăn các loại rau củ không tinh bột vì ít carbs không lành mạnh nhưng vẫn cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và chất xơ như:

5. Chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh giúp mẹ bầu cảm thấy no và mang đến lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bổ sung chất béo lành mạnh? Mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm sau:

  • Trái bơ
  • Dầu ô liu
  • Hạt giống
  • Quả hạch
  • Bơ các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều,…

Bạn nên tìm hiểu thêm về tình trạng tiểu đường thai kỳ có hết không sau khi biết mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì nhé.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ KHÔNG NÊN ĂN gì?

Nếu mẹ bầu muốn kiểm soát tình trạng tiểu đường thì nên tránh những thực phẩm sau:

  • Kẹo
  • Thức ăn nhanh
  • Đồ uống có cồn
  • Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm giàu tinh bột như mì ống trắng và gạo trắng
  • Thức uống có đường như soda, nước trái cây và đồ uống ngọt
  • Thực phẩm nướng như bánh nướng xốp, bánh rán hoặc bánh ngọt
  • Ngũ cốc có đường, thanh granola có đường và bột yến mạch có đường

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một số thực đơn gợi ý mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. 

1. Buổi sáng

Mẹ bầu có thể ăn các món như:

  • Khoai lang
  • Salad rau củ
  • Trái cây ít ngọt
  • Các loại bún và phở
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Sữa tươi không đường

2. Buổi trưa

Đối với bữa trưa, thay vì ăn cơm với loại gáo trắng thông thường thì mẹ bầu có thể thay thế bằng gạo lứt. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì với gạo lứt? Bạn có thể ăn kèm gạo lứt với các món sau:

  • Cá kho với nghệ/ cà chua/ gừng
  • Canh chua cá lóc/ cá mú/ cá trê
  • Salad rau củ/ xà lách bóp giấm
  • Bông bí/ bông thiên lý/cà chua xào thịt bò

3. Buổi xế

Mẹ bầu có thể ăn một bữa ăn xế nhẹ nhàng với sữa chua không đường, trái cây tươi ít đường, uống trà thảo mộc,…

4. Buổi tối

Để có một buổi tối lành mạnh, mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì? Mẹ bầu có thể vẫn ăn gạo lứt kèm với các món ăn mặn như bông cải xào tôm, canh xà lách xoong thịt bò, đậu hũ sốt thịt, trứng chiên khổ qua…

Nếu bạn ngán cơm, bạn có thể chế biến các món ăn từ bún, phở, mì từ gạo lứt như bún bò, phở gà, miến vịt, nui sườn heo, hủ tíu, cháo thịt bằm,… Ngoài ra, bạn có thể ăn bánh mì nguyên cám kèm với các loại bơ ít béo.

[inline_article id=298548]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong chủ đề mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì rồi. Khi xây dựng thực đơn, mẹ bầu nên dựa trên các nguyên tắc dùng thực phẩm kiểm soát lượng đường và tránh thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

Tuy nhiên, khi mang thai bà bầu phải cẩn thận trong việc ăn uống. Vì có nhiều món ăn bình thường rất ngon và bổ dưỡng nhưng không tốt với người đang mang thai. Vậy bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

Món bún đậu mắm tôm gồm những gì?

Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không; chúng ta cần tìm hiểu món bún đậu mắm tôm gồm những gì trước nhé. Nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm gồm:

  • Bún tươi
  • Đậu phụ chiên
  • Mắm tôm pha với tắc đường ớt
  • Chả cốm chiên, thịt giò luộc, ba chỉ luộc
  • Lòng luộc, dồi luộc (có thể chiên hoặc nướng)
  • Rau kinh giới, tía tô, rau sống, rau diếp cá, dưa leo…

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn canh đu đủ hầm xương được không?

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

bún đậu mắm tôm
Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?

Bà bầu có ăn được bún đậu mắm tôm không? Việc bà bầu có ăn được món ăn này không còn tùy thuộc vào chất lượng của các nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm.

  • Đậu hũ chiên, chả cốm chiên, thịt heo luộc: Đây là món ăn khá lành tính và an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên, thai phụ có vấn đề về cường giáp thì cần cẩn trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé. Hơn nữa, nguyên liệu cũng cần sạch, an toàn và được đun sôi, nấu chín thì mới đảm bảo. Bạn cũng cần lưu ý vì đậu hũ và chả cốm có thể chiên ngập dầu nên cũng có thể không tốt cho thai phụ. Vì vậy, chỉ nên ăn lượng vừa phải.
  • Lòng và dồi luộc: Mặc dù, lòng và dồi đã được luộc chín trước khi ăn nhưng bầu ăn lòng heo cũng cần làm vệ sinh thật sạch trước khi dùng. Vì lòng nếu làm không kỹ sẽ có mùi hôi và nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, giun sán từ con heo.
  • Rau sống: Rau sống tồn tại rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn giun sán có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ. Nếu bà bầu muốn ăn rau sống thì cần đảm bảo rau được canh tác không phun thuốc, không nhiễm giun sán và đã được ngâm rửa kỹ lưỡng. Tốt hơn hết, mẹ mua rau về thì hãy tự mình làm sạch lại lần nữa cho an toàn.
  • Bún tươi: Bà bầu ăn bún cần được luộc chín/trần qua trước khi ăn để tránh trường hợp thai phụ ăn vào sẽ bị đau bụng và khó tiêu. Ngoài ra, với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn vì bún có hàm lượng tinh bột cao sẽ khiến cho đường huyết tăng cao không tốt. Thay vào đó, bầu có thể ăn rau nhiều hơn nhé.
  • Mắm tôm pha tắc đường ớt: Bà bầu ăn mắm tôm được không? Bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh ăn mắm tôm vì có thể làm tình trạng nghén nặng hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng như nôn, tiêu chảy nếu không được chế biến cẩn thận. Tốt nhất, bà bầu nên đợi đến tháng thứ 4 thì hãy bắt đầu ăn mắm tôm. Khi bà bầu ăn mắm tôm cần nấu chín kỹ và chế biến sạch sẽ để tránh gây ngộ độc thực phẩm.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, bà bầu vẫn có thể ăn được món bún đậu mắm tôm trong thai kỳ với điều kiện các nguyên liệu đã được sơ chế và chế biến thật kỹ. Nếu bạn lo lắng ăn mắm tôm có thể gây tiêu chảy hoặc đau bụng, nôn ói thì có thể thay thế bằng nước mắm hoặc nước tương nhé.

[/key-takeaways]

Những lưu ý khi bà bầu ăn bún đậu mắm tôm

Sau khi đã tìm hiểu, bà bầu có ăn bún đậu mắm tôm được không; nếu muốn ăn món ăn này thì thai phụ cần lưu ý những điều sau:

nguyên liệu làm bún đậu mắm tôm
Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không và cần lưu ý điều gì?
  • Bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn mắm tôm: Vì trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể bị nghén nên hạnn chế ăn mắm tôm. Vì hương vị mắm tôm khá mạnh nên khó thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể nếu nguyên liệu không được chế biến cẩn thận bạn cũng dễ bị ngộ độc.
  • Cần đảm bảo các nguyên liệu trong món bún đậu mắm tôm đều sạch và chế biến kỹ lưỡng: Những nguyên liệu như rau sống hay lòng heo, dồi heo nếu không được làm sạch thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm giun sán hoặc ngộ độc thực phẩm cho thai phụ.
  • Nên hạn chế ăn các món chiên xào: Trong bún đậu mắm tôm có đậu hũ, lòng heo và dồi heo có thể được chế biến bằng cách chiên vàng giòn để kích thích vị giác. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn những món chiên nhiều dầu mỡ nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên mua nguyên liệu về tự chế biến: Nếu có thời gian, bạn nên tự tay làm món bún đậu mắm tôm sẽ đảm bảo an toàn hơn là mua ngoài hàng quán không được xuất xứ của các nguyên liệu cũng như không đảm bảo vệ sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường thai nhi có tăng cân không?

Nguồn gốc xuất xứ của bún đậu mắm tôm

Ngoài việc tìm hiểu bà bầu ăn bún đậu là một món ăn dân dã xuất phát từ Thủ Đô Hà Nội. Tương truyền rằng, xưa kia có một gia đình ở miền quê hẻo lánh đã chế biến ra món bún ăn với mắm tôm, đậu hũ và rau sống.

Khi ăn thử, họ cảm thấy bún tươi rất hợp ăn với mắm tôm có vị mặn hoà cùng với sự béo ngậy của đậu hũ chiên mang đến một hương vị rất đặc biệt. Thế là, họ mang món ăn này đem bán ở Hà Nội và thu hút rất nhiều người đến mua. Từ đó, món bún đậu mắm tôm đã trở thành đặc sản của Thủ Đô Hà Nội.

[inline_article id=331605]

Như vậy, bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Bầu có thể ăn bún đậu mắm tôm trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần đảm bảo các nguyên liệu trong món ăn được vệ sinh thật sạch và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như không gây nguy hiểm cho thai kỳ.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tổng hợp 30+ bài thơ thai giáo hay mẹ nên đọc cho con nghe mỗi ngày

Thơ thai giáo là những bài thơ được mẹ đọc cho con nghe khi còn trong bụng mẹ. Âm thanh từ giọng nói của mẹ là nguồn dinh dưỡng tinh thần vô giá, giúp kích thích thính giác và sự phát triển trí não của bé ngay từ giai đoạn đầu đời.

Khi nào nên đọc thơ thai giáo cho con?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể bắt đầu đọc thơ thai giáo cho con từ tháng thứ 4 của thai kỳ, khi thính giác của bé đã phát triển cơ bản.

Tuy nhiên, giai đoạn tháng thứ 6 được xem là thời điểm lý tưởng nhất để đọc thơ thai giáo cho con vì:

  • Lúc này, bé đã quen với môi trường âm thanh trong bụng mẹ và có thể tiếp nhận tốt hơn các âm thanh từ bên ngoài.
  • Não bộ của bé đang phát triển mạnh mẽ, việc tiếp xúc với thơ thai giáo sẽ giúp kích thích các tế bào thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ và học tập.
  • Bé bắt đầu cảm nhận được nhịp điệu và giai điệu của thơ, giúp bé phát triển ngôn ngữ sau này.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể đọc thơ thai giáo cho con ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn và gắn kết với con yêu hơn.

>> Xem thêm: Thai giáo là gì? Cách nuôi con khoa học từ trong bụng mẹ

Lợi ích khi mẹ đọc thơ cho thai nhi từ tháng thứ 6 thai kỳ

[key-takeaways title=””]

Mẹ đọc thơ thai giáo có thể giúp mang đến một số lợi ích cho con như kích thích phát triển trí não, cảm xúc, thính giác, chuẩn bị cho bé trước khi sinh cũng như giúp mẹ bầu thư giãn, gắn kết với con tốt hơn.

[/key-takeaways]

Dưới đây là cụ thể 5 lợi ích của thơ thai giáo cho bé yêu:

  1. Kích thích phát triển trí não: Âm thanh từ thơ thai giáo giúp kích thích các tế bào thần kinh của bé phát triển, tăng cường khả năng ghi nhớ và học tập.
  2. Phát triển cảm xúc: Giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, từ đó hình thành tính cách yêu thương và quan tâm đến người khác.
  3. Phát triển thính giác: Qua thơ thai giáo, con có thể làm quen với âm thanh của ngôn ngữ và tiếng nói của mẹ, từ đó phát triển khả năng phân biệt âm thanh.
  4. Chuẩn bị cho bé trước khi sinh: Tạo điều kiện cho con thích nghi với môi trường mới, dễ dàng hòa nhập với cuộc sống sau khi sinh.
  5. Gắn kết tình cảm mẹ con: Thơ thai giáo không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu mà còn giúp tăng tình cảm và gắn kết với con.

Lợi ích khi mẹ đọc thơ thai giáo từ tháng thứ 6

30+ bài thơ thai giáo hay nhất cho con

Dưới đây là 30 bài thơ thai giáo hay nhất cho con mà mẹ có thể tham khảo. Chúng được chọn lựa dựa trên nội đung hay, sáng tạo và nhân văn, giúp rèn luyện trí thông minh, phát triển ngôn ngữ và xây dựng đạo đức cho con.

1. Con Cò

Con cò bay bổng bay la

Bay từ cửa miếu, bay ra cánh đồng.

Cha mẹ sinh đẻ tay không,

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.

Trước là nuôi cái thân tôi,

Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con

2. Bé Cưng

Bé cưng ơi, lòng mẹ yêu con

Mẹ yêu con vô bờ bến, yêu con hơn cả.

Ngủ ngoan con nhé, lớn nhanh khỏe mạnh, để mẹ yên lòng.

Hình ảnh thơ thai giáo: Bé cưng

3. Thơ thai giáo cho bé: Ếch Con Đi Học

Ếch con đi học trời mưa

Lá sen xanh mướt đội vừa trùm tai

Đến nghe cô ếch giảng bài

Ốp ốp, nặng ộp vui tai quá chừng

4. Bác Chổi Chà

Bác chổi chà, tội lắm đấy!

Già đến vậy, vẫn siêng năng

Hết quét sân rồi quét ngõ, dù mưa gió hay nắng sương

Bác vẫn thường say công việc

Quét rác hết mới nghỉ ngơi

Chổi chà ơi! Thương bác lắm!

Hình ảnh thơ thai giáo: Bác chổi chà

5. Bé Đi Chơi

Bé đi chơi, đi chơi về

Mang về trái ổi, trái lê, trái đào.

Mẹ ơi, mẹ ăn đi nào

Bé ngoan bé đẹp, lớn mau lớn mau.

6. Thơ thai giáo cho con: Nắng Hồng

Nắng hồng sưởi ấm đất trời

Chim ca ríu rít trên cành cây cao.

Bé yêu thức dậy vui tươi

Cùng mẹ chào đón ngày mới tốt lành.

Hình ảnh thơ thai giáo: Nắng hồng

7. Cánh Bướm

Cánh bướm mỏng manh bay lượn

Đậu trên hoa xinh, hút mật ngọt ngào.

Bé yêu ngủ ngon, mẹ hát ru con

Mẹ mong con lớn, khỏe mạnh, thông minh.

8. Cò Trắng

Hai con cò trắng phau phau,

Ăn no tắm mát, rủ nhau học bài.

Học xong xin phép đi chơi,

Cò đi cò nhớ những lời mẹ cha:

“Chơi xong thời phải về nhà,

Chớ theo con bướm la cà hư thân.”

Hình ảnh thơ cho thai nhi: Con cò trắng

9. Mèo Con: Thơ cho thai nhi quen thuộc

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

10. Chú Ếch

Chú ếch ngồi trên lá sen

Cất tiếng ộp ộp, gọi bạn đến chơi.

Cùng nhau tắm mát dưới trời

Vui đùa, nhảy múa, ca hát vang lừng.

Hình ảnh thơ thai giáo: Chú ếch

11. Thơ thai giáo tăng tình cảm mẹ con: Mẹ Ơi

Mẹ ơi, mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều

Mẹ là bầu trời, mẹ là biển rộng.

Mẹ chở che con, yêu thương con

Con sẽ ngoan ngoãn, học giỏi, làm mẹ vui.

12. Cháu Bé

Cháu bé ngoan ơi, chào ông chào bà

Chúc ông bà khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi.

Cháu bé ngoan, học giỏi, nghe lời bố mẹ

Yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em.

Hình ảnh thơ thai giáo: Cháu bé

13. Thơ thai giáo dạy con nghe lời: Con Ếch Ngoan

Con ếch ngoan, con ếch ngoan

Đừng chơi xa, nguy hiểm đấy!

Có muỗi, có rắn, có vạc

Nuốt con bé xíu, con ơi!

Chú ếch con ngoan ngoãn

Ngồi yên trên lá sen hồng

Lắng nghe lời mẹ dặn

Về nhà đúng giờ, kẻo muộn mẹ mong

14. Bạch Tuyết Và Bảy Chú Lùn

Bạch Tuyết tóc đen, da trắng, môi hồng,

Lạc giữa núi rừng heo hút bơ vơ

May sao gặp chốn nương thân

Ấy nhà bảy chú lùn tài ba

Ân cần các chú mời ngay

Ngôi nhà từ đó chàn chề

Tiếng cười tiếng hát sơn khê ấm nồng

Hình ảnh thơ thai giáo: Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

15. Con Rồng

Năm nay lại đến năm Rồng

Đất nước sẽ chuyển màu hồng sáng tươi

Sẽ giúp trăm họ, mọi người

Ai cũng khỏe mạnh, cuộc đời ấm no

16. Bé Cưng Nhà Em: Thơ thai giáo dành tặng con

Bé cưng nhà em, xinh xắn dễ thương

Mắt cười long lanh, má hồng như hoa.

Bé ngoan ngoãn, nghe lời mẹ

Mẹ yêu bé nhiều, thương bé vô bờ.

Hình ảnh thơ thai giáo dành tặng cho con: Bé cưng nhà em

17. Chú Gà Trống Nhỏ

Chú gà trống nhỏ

Cái mào màu đỏ

Cái mỏ màu vàng

Đập cánh gáy vang

Dưới giàn bông bí

Cái đuôi màu tía

Óng mượt làm sao!

Chú nhảy lên cao

Ó ò o ó!

18. Con Chim Se Sẻ

Con chim se sẻ, nó ăn gạo tẻ, nó hót líu lo,

Nó ăn hạt ngô, nó kêu lép nhép

Nó ăn gạo nếp, nó vãi ra sân

Ơi láng giềng gần, đuổi con se sẻ

Đọc thơ cho thai nhi: Con chim se sẻ

19. Thơ Cầu Thang

Năm tháng mãi khom lưng

Giơ xương sườn từng bậc

Nối tầng cao tầng thấp

Giúp người lên cao tầng

20. Thỏ Con: Thơ thai giáo vần điệu

Nhà em nuôi chú thỏ

Tai dài, lông trắng xinh

Mắt tròn xoe tinh nghịch

Nhảy nhót thì hết mình.

Mỗi lần được ăn cỏ

Chúng thủ thỉ nhỏ to

Cỏ gì mà ngọt quá!

Vừa ăn, vừa nô đùa.     

Hình ảnh thơ thai giáo: Thỏ con

21. Bài thơ Rồng Rắn Lên Mây

Rồng rắn lên mây

Có cây xúc sắc

Có quả đồng hồ

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

22. Bé Tập Đếm

Mặt trời chỉ có 1

Mọc lên để làm ngày

Người có 2 bàn tay

Sinh ra mà làm việc

1 sau và 2 trước

Kìa, 3 bánh xích lô

Giấc ngủ cùng giấc mơ

4 chân giường nâng đỡ

Hình ảnh thơ cho thai nhi: Bé tập đếm

23. Thơ thai giáo yêu thương: Giờ Đi Ngủ

Vào giường đi ngủ,

Không nghịch đồ chơi.

Không gọi bạn ơi,

Không cười khúc khích.

Không ai tinh nghịch,

Giơ chân giơ tay

Phải nằm cho ngay

Mắt thì nhắm lại

24. Chú Mèo Con: Thơ thai giáo vui nhộn

Chú mèo thoăn thoắt

Sắp bắt được mồi.

Ơ chú nhầm rồi, chú vờn đuôi chú!

Hỏi chú xem thử, chơi trò gì kìa?

Mèo cười rung ria: Đuôi thằng chuột đấy!

Hình ảnh thơ thai giáo: Chú mèo con

25. Bé Học Màu

Bầu trời xanh thẳm, biển xanh màu lơ

Mặt trời vàng rực, rạng ngời như mơ

Lá cây xanh mướt, cỏ xanh rì rào

Bông hoa khoe sắc, rực rỡ muôn màu.

26. Bé Vui Học

Bé yêu học, bé thích chơi,
Bé vui học, bé biết đọc.
A, B, C, D, E,
Bé học chữ, bé thông minh.

Hình ảnh thơ cho thai nhi khuyến khích con học tập

27. Con Cò Bé Bé

Con cò bé bé nó đậu cành tre,

Đi không hỏi mẹ biết đi đường nào.

Khi đi em hỏi, khi về em chào

Miệng em chúm chím, mẹ có yêu không nào.

28. Con Bướm Vàng

Con bướm vàng bay nhẹ nhàng trên bờ cỏ

Em thích quá, em đuổi theo, con bướm vàng

Nó vỗ cánh, dứt lên cao, em nhìn theo, con bướm vàng

Đọc thơ cho thai nhi nghe: Con bướm vàng

29. Thơ thai giáo khuyến khích con: Bé Tập Đọc

Bé tập đọc, bé tập viết,

Chữ cái đầu, chữ cái kết.

Con chó, con mèo, con voi,

Bé đọc thành thạo, bé thông minh.

30. Bé Yêu Trường

Bé yêu trường, bé thích học,

Bạn bè vui, giáo viên yêu thương.

Trường là nơi bé lớn lên,

Kiến thức mới, tương lai tươi sáng.

Bài thơ thai giáo cho con: Bé yêu trường

Lưu ý khi đọc thơ thai giáo cho con

Để đọc thơ cho thai nhi hiệu quả, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Tránh những bài thơ có nội dung bạo lực, tiêu cực, buồn bã. Nên chọn những bài thơ với nội dung ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu thương gia đình, tình cảm mẹ con,… Nội dung cần nhẹ nhàng, vui tươi với vần điệu, nhịp điệu dễ nhớ.
  • Nên chọn thời điểm bé thức và đang hoạt động để bé có thể tiếp thu tốt nhất. Mỗi lần đọc thơ nên kéo dài khoảng 10-15 phút.
  • Lưu ý đọc thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp, thể hiện tình yêu thương của mẹ dành cho bé.
  • Nên chọn những bài thơ phù hợp với sở thích của mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn khi đọc những bài thơ mà mình yêu thích.
  • Có thể kết hợp thơ với việc vuốt ve bụng bầu để tăng thêm sự kết nối giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý không xoa bụng bầu nhiều vì có thể gây kích thích chuyển dạ sớm.
  • Mẹ có thể rủ ba cùng đọc thơ thai giáo với mình để tăng sự gắn kết giữa ba với con nữa nhé.
Lưu ý khi đọc thơ cho thai nhi
Lưu ý khi đọc thơ cho thai nhi

Mẹ có thể tìm thơ thai giáo ở đâu?

  • Sách thơ thai giáo: Có rất nhiều sách thơ thai giáo được bán ở nhà sách. Mẹ bầu nên chọn những sách thơ của nhà xuất bản uy tín và có nội dung được đánh giá cao.
  • Website: Để tiện lợi và tiết kiệm chi phí, mẹ có thể tìm đọc các bài thơ hay cho con trên các website, trong đó có website của MarryBaby cung cấp vô số các kho truyện, sách thai giáo hay cho con.

Thơ thai giáo là món quà vô giá mà mẹ có thể dành tặng cho bé yêu từ trong bụng mẹ. Hãy dành thời gian mỗi ngày để đọc thơ cho bé nghe, để cùng con yêu trải nghiệm những khoảnh khắc thiêng liêng và đầy cảm xúc trong hành trình mang thai.