Tuy nhiên đã có bằng chứng chứng minh rằng, một số hóa chất có trong đồ trang điểm và một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây hại cho mẹ và bé. Mẹ đã biết cách chăm sóc da khi mang thai đúng cách chưa? Cùng xem qua những lưu ý sau nhé!
Da của mẹ thay đổi như thế nào trong thai kỳ?
Trước tìm hiểu cách chăm sóc da khi mang thai, mẹ nên nắm được những thay đổi về da trong thai kỳ, cụ thể như sau:
- Vết rạn da.
- Mụn trứng cá.
- Màu da ở núm vú sẫm màu hơn.
- Melasma – đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín. má, mũi và trán.
- Linea nigra- đường sọc nâu chạy từ rốn dọc tới gần vùng kín
Theo các chuyên gia, không thể chắc chắn về nguyên nhân chính xác khiến da mẹ bầu thay đổi. Tuy nhiên, một số thay đổi ở da thường do sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ.
Làm đẹp da khi mang thai
1. Trang điểm để che khiếm khuyết
Nếu như các sắc tố da khiến bạn phiền lòng, bạn có thể trang điểm nhưng tuyệt đối không dùng kem tẩy trắng khi bạn đang có thai. Những vết nám xuất hiện khi mang thai sẽ tự biến mất sau kỳ sinh nở.
Theo các chuyên gia, bà bầu trang điểm nên sử dụng các sản phẩm có chứa ít hóa chất, tránh dùng các loại mỹ phẩm chứa retinol và acid salicylic, thường tìm thấy trong các dòng sản phẩm dành cho da mụn. Thay vào đó, mẹ có thể thử những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên và các loại sản phẩm không chứa dầu, vì chúng không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
2. Lưu ý khi trang điểm
- Tẩy trang triệt để sau khi trang điểm nhưng hạn chế sử dụng các loại nước tẩy trang. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để tẩy trang. Sau đó rửa thật sạch mặt lại một lần nữa.
- Chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng: Tránh trang điểm đậm trên da và môi. Thay vì sử dụng nhiều lớp phấn trên da mặt, mẹ có thể sử dụng kem BB cream và kem che khuyết điểm để che đi những đốm mụn hay những vết nám trên da. Không nên sử dụng son lì hay những son có màu đậm vì những loại son này thường có nồng độ chì khá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi.
- Hạn chế dùng nước hoa, son môi trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ: Sơn móng tay và các loại thuốc nhuộm cũng không nên sử dụng trong quá trình mang thai vì trong đó có những hóa chất gây hại cho thai nhi.
Chăm sóc da khi mang thai
Trong thời kì mang thai, do nội tiết tố thay đổi, mẹ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như mụn, nám, da khô… Chỉ cần lưu ý một chút, mẹ có thể vừa có làn da đẹp vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Gần 50-70% các trường hợp biến đổi làn da trong thai kỳ đi theo hướng tiêu cực. Lượng hormone estrogen, progesterone tăng đáng kể khi mang thai tác động trực tiếp tới làn da bà bầu, gây ra những vấn đề “nhức nhối” như sạm, thâm nám, sần da… Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc da khi mang thai, mẹ sẽ có nhiều cơ hội duy trì được làn da hoàn hảo, giàu sức sống trong cả thai kỳ.
1. Cách chăm sóc da bị nám
Nám là một vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm mỗi lần nhắc đến vấn đề chăm sóc da khi mang thai. Tình trạng bà bầu bị nám chiếm tỷ lệ cao trong các vấn đề về da ở phụ nữ mang thai, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng thay đổi hormone trong cơ thể làm rối loạn sắc tố da. Estrogen tăng cao kích thích sự sản xuất melanin dư thừa hình thành nên nám. Nám da khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bà bầu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Vậy đâu là cách chăm sóc da mặt bị nám? Một cách đơn giản trong trường hợp bà bầu bị nám da, đó là ăn thực phẩm giàu axit folic. Kết hợp với ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả và phong phú các loại thực phẩm tự nhiên: măng tây, bông cải xanh, cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, bơ, các loại hạt… không chỉ giúp cung cấp axit folic mà còn mang lại vitamin và chất béo có lợi để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể duy trì việc uống bổ sung vitamin mỗi ngày.
Bà bầu nên bảo vệ làn da mình khỏi ánh nắng mặt trời bằng áo váy chống nắng, mũ rộng vành, khẩu trang và kem chống nắng (có nhắc ở trên).
Một cách chăm sóc da cho bà bầu bị nám được cho là thông minh nhất chính là làm sáng làn da với vitamin C. Vitamin C chính là một thành phần an toàn và hiệu quả trong việc chống oxy hóa mạnh. Bà bầu uống mỗi ngày một ly nước cam mật ong không chỉ giúp làn da khỏe khoắn mà còn phòng được rất nhiều bệnh vặt.
2. Chăm sóc da khi mang thai: Bí quyết trị da bóng nhờn
Da nhờn và mang thai không hiếm gặp và tình trạng thực sự gây ra sự bất tiện khi bạn đi đâu cũng phải mang theo một khuôn mặt bóng loáng cùng cảm giác dính, rít khó chịu. Dưới đây là các bí quyết giảm nhờn da hiệu quả:
- Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm trước tiên, sau đó là sữa rửa mặt cân bằng độ pH.
- Giữ ẩm hàng ngày với dung dịch dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, nha đam để giúp cân bằng dầu tự nhiên.
- Ăn một chế độ ăn uống sạch không chỉ tăng sức đề kháng mà còn nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
- Mặt nạ bùn non giúp lấy đi các tạp chất từ da bạn. Mặt nạ bùn non có chứa các khoáng chất không chỉ giúp làm sạch mà còn hấp thu lượng dầu thừa. Bạn có thể đắp mặt nạ bùn non mỗi tuần 1-2 lần.
3. Nuôi dưỡng làn da khô là cách chăm sóc da khi mang thai
Thay đổi hormone làm da bạn mất độ đàn hồi và độ ẩm. Điều này có thể dẫn đến da bị bong tróc, da nổi mẩn đỏ, ngứa. Hầu hết phụ nữ cảm thấy da khô, ngứa ở vùng dạ bụng, một số phụ nữ mang thai cũng sẽ cảm thấy ngứa ở bắp đùi, ngực và cánh tay. Những bí quyết chăm sóc da khô dưới đây sẽ rất hữu dụng cho mẹ:
- Dưỡng ẩm hàng ngày với kem dưỡng ẩm thiên nhiên.
- Tránh xa sữa rửa mặt có thành phần xà phòng cao. Thay vào đó, hãy thử trộn một chút giấm táo với nước ấm để giúp khôi phục pH cho da bạn và giảm da khô.
- Muốn có làn da mượt mà không khô ráp, bạn có thể massage da khi tắm với tinh chất dầu dừa hoặc tinh dầu cam quýt. Sử dụng một lượng vừa phải để da không bị quá tải.
4. Trị da mụn: Không thể thiếu trong cách chăm sóc da khi mang thai
Mẹ nên giữ da sạch sẽ, có thể sử dụng sữa rửa mặt loại dịu nhẹ để làm sạch da. Nếu cần thiết sử dụng đến các loại thuốc trị mụn thì nên có sự tư vấn và kê toa của bác sĩ vì trong sản phẩm trị mụn có những loại hóa chất gây hại đến thai nhi.
Để bảo vệ làn da trong suốt thai kì, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể. Cụ thể hơn, mời bạn. đọc tiếp phần sau đây nhé!
>>Xem thêm: Serum trị mụn cho bà bầu: Cách sử dụng và những điều cần lưu ý!
5. Bí quyết chăm sóc da khi mang thai trong mùa hè
5.1 Giữ da luôn sạch sẽ
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao và bụi bẩn dễ làm da tiết nhiều chất nhờn, dễ bị nhiễm khuẩn, do đó, việc giữ da luôn sạch và thoáng là cách chăm sóc da khi mang thai tiếp theo mẹ cần lưu ý.
5.2 Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian ánh nắng mặt trời chứa nhiều tia cực tím khiến da nhanh chóng bị lão hóa, da bị sạm, nhăn và mỏng. Vì thế, mẹ cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm này. Khi ra đường, mẹ nên che chắn, bảo vệ cho cơ thể như dùng quần áo chống nắng có màu sắc lạnh, mang khẩu trang, kính râm, vớ…
Tuy nhiên, bạn cũng nên tắm nắng tầm 5-10 phút vào thời điểm sáng sớm khoảng 7h. Tắm nắng buổi sáng giúp chuyển hóa các cholesterol dưới da thành vitamin D, cần thiết cho việc hấp thu canxi ở xương.
5.3 Sử dụng kem chống nắng để chăm sóc da mùa hè
Thoa kem chống nắng 30- 60 phút trước khi ra đường để bảo vệ da bạn khỏi nắng gắt, đây là giải pháp được nhiều chị em ưa chuộng. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu làn da bạn thế nào để lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da.
Đây là việc vô cùng quan trọng vì việc tiếp xúc với các tia tử ngoại từ mặt trời sẽ tác động thêm đến các thay đổi sắc tố. Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB với SPF 30 trở lên vào ban ngày kể cả khi trời nắng hay không. Thường xuyên thoa lại khi ở ngoài trời liên tục.
Trên thực tế, kể cả khi bạn không có ý định ra khỏi nhà hoặc ở ngoài trời, hãy biến việc chống nắng thành một thói quen vào mỗi buổi sáng của mình. Học viện Da liễu Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo rằng da chúng ta đã tiếp xúc với một lượng tia UV đáng kể khi đi bộ xuống phố, lái xe hoặc kể cả khi ngồi ngay bên cửa sổ.
Khi bạn đi ra ngoài, che chắn, đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay nếu có vùng da khác màu trên cánh tay. Hạn chế thời gian ở ngoài trời nắng, nhất là từ 10 giờ đến 15 giờ. Dĩ nhiên, mẹ cần tránh xa các salon tắm nắng. Trên đây là những điều mẹ cần lưu về mẹo chăm sóc da khi mang thai trong mùa hè.
5.4 Uống nhiều nước
Cách chăm sóc da khi mang thai vào mùa hè tiếp theo là gì? Uống nước! Ngày thường bạn đã cần phải uống nước nhiều, thì vào hè bạn cần phải uống nhiều hơn nữa. Vì mùa nóng, cơ thể bạn dễ bị mất nước, thế nên bạn cần bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Việc này còn đảm bảo cho các tuyến mồ hôi được thông thoáng, da luôn được giữ ẩm. Bạn chia lượng nước và uống đều cho cả ngày dài, đây cũng là cách chăm sóc da luôn trắng mịn.
5.5 Ăn uống điều độ là cách đơn giản để chăm sóc da khi mang thai
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn có được làn da khỏe mạnh. Cụ thể:
- Bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả: dưa chuột, bơ, cà chua, cam…
- Omega-3 từ dầu thực vật hoặc các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi…
- Vitamin E có nhiều trong hạt ngũ cốc, lúa mì, ngô, dầu lạc, dầu ôliu, lá rau xanh, lòng đỏ trứng.
- Hạn chế ăn nhiều mỡ, đường, chất cay, nóng, đồ uống có gas…
Ngoài ra, để bảo vệ da thật sự tốt nhất, bạn cần hiểu làn da mình thuộc da dầu, da hỗn hợp hay da khô để có cách chăm sóc thích hợp. Bởi mỗi loại da sẽ có đặc tính khác nhau và cách chăm sóc bảo vệ cũng sẽ khác.
[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=PPAgKE18i44′ ][/video-embeb]
Bỏ ngay 8 thói quen xấu gây lão hóa
1. Nằm nghiêng khi ngủ
Nhiều mẹ có thói quen nằm sấp hoặc nghiêng một bên lên gối khi ngủ. Thói quen này kéo dài sẽ gây nên những vết nhăn sâu trên mặt. Hơn nữa, nếu mẹ sử dụng kem dưỡng vào ban đêm, khi đó kem sẽ dính vào gối, lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn lưu lại trên bề mặt gối, điều này vô tình sẽ là nguyên nhân gây nên mụn và lão hóa.
Do đó, các chuyên gia làm đẹp khuyến cáo nên nằm ngửa khi ngủ, sử dụng vỏ gối bằng chất liệu satin để tránh gây nếp nhăn và nên nhớ thay vỏ gối thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ, gây hại cho da.
Tuy vậy, khi thai lớn mẹ nằm ngửa thấy khó chịu thì hãy nằm nghiêng nhé.
2. Nheo mắt
Những thói quen nheo mắt khi ra nắng, nhìn vật từ xa… diễn ra lâu ngày sẽ tạo thành những nếp nhăn nơi khóe mắt. Cách tốt nhất để khắc phục điều này là thay thế nó bằng một thói quen khác như khi đi ra ngoài nắng nên đeo kính râm. Hành động nheo mắt khi nhìn xa có thể là dấu hiệu bạn đã bị cận, do đó bạn nên đi kiểm tra mắt để biết chắc chắn điều này. Bởi nếu thói quen này diễn ra hằng ngày, đuôi mắt sẽ là nơi xuất hiện nếp nhăn.
3. Không ăn trái cây và rau
Chắc hẳn mẹ đã nghe đến chất chống oxy hóa trong quá trình chăm sóc da của mình. Chất chống oxy hóa chống lại các tổn thương da gây nên bởi các gốc tự do mà cơ thể chúng ta sản xuất ra trong quá trình trao đổi chất.
Có thể vì công việc quá bận rộn khiến bạn quên đi vấn đề này nhưng cố gắng ăn nhiều hơn một chút khi có thể. Mẹ không cần phải ăn một loại trái cây quá mắc tiền, chỉ cần ăn 5-7 khẩu phần trái cây và rau bình thường mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể lượng chất chống oxy hóa cần thiết.
4. Stress mãn tính
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu việc có hay không căng thẳng mãn tính gây ra sự lão hóa da hoặc nó sẽ liên kết với các hành vi dẫn đến lão hóa. Bạn nên suy nghĩ về nó bởi khi đang căng thẳng, bạn có khả năng ăn nhiều thức ăn có hại, ngủ quá ít, uống rượu, tăng hoặc giảm cân và cau mày. Chính những điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa không chỉ cho da mặt mà còn cho toàn bộ cơ thể của bạn.
5. Đi ngủ với gương mặt chưa được tẩy trang
Cùng với bụi bặm trong không khí và lớp trang điểm, da mặt bạn cũng đã trải qua một ngày làm việc khá vất vả. Nếu để nguyên gương mặt như vậy đi ngủ thì hậu quả với da sẽ vô cùng nguy hại. Sản phẩm trang điểm chứa các chất ô nhiễm và các gốc tự do khiến cho lớp da mỏng manh của bạn khó có thể hoàn thành việc khôi phục lại sức sống bởi vì đơn giản là nó vẫn đang phải khoác trên mình một tấm chăn có quá nhiều lớp gây hại.
6. Tắm nắng
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân hàng đầu của lão hóa da, và nó có thể gây ung thư da. Nếu bạn phải “chung sống” quá lâu dưới ánh mặt trời, chắc chắn rằng bạn đã sử dụng vũ khí chống nắng thích hợp như quần áo và kem chống nắng.
7. Cân nặng thay đổi quá đột ngột
Ngoài việc ăn đủ lượng trái cây và rau, điều quan trọng là bạn nên duy trì một phương pháp ăn uống lành mạnh. Đừng để trọng lượng của bạn giảm xuống quá nhanh hay tăng lên quá lẹ. Giảm cân nhanh chóng sẽ làm giảm độ đàn hồi của da và nếp nhăn sẽ cơ hội xuất hiện.
8. Ngủ quá ít
Thói quen duy trì giấc ngủ ngon, lành mạnh giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc vất vả. Tế bào da cũng không nằm ngoài quy trình đó. Do đó, mẹ nên duy trì một khoảng thời gian đủ cho một giấc ngủ trọn vẹn, qua đó làn da sẽ duy trì nét tươi trẻ và hạn chế sự xuất hiện của nếp nhăn, lão hóa.
Thoát khỏi 4 sai lầm thường mắc phải
1. Lười dưỡng da
Chăm sóc da khi mang thai là việc xa vời với nhiều mẹ bầu. Ngoài việc phải chịu đựng những cơn nghén, phải mang một cái bụng nặng nề, việc chăm sóc da dường như quá tải với họ. Suy nghĩ mặc định đã mang thai da phải xấu nên nhiều mẹ mặc kệ tình trạng rạn da, da khô hay xỉn màu. Có mẹ bầu còn suy nghĩ rằng “khi ở cữ sẽ đổi máu, sẽ đẹp hơn”. Nhưng thực chất, nếu quên việc chăm sóc da cho bà bầu thì sau này “công cuộc cứu vãn làn da” của mẹ cũng vô cùng gian nan đấy mẹ ơi!
2. Quên dưỡng ẩm cho da
Thực chất, việc dưỡng ẩm cho da cực kỳ cần thiết và không làm bà bầu bị mụn. Nó giúp cân bằng bài tiết bã nhờn gây bít tắc các lỗ chân lông gây ra mụn. Mẹ bầu có thể tranh thủ chút thời gian đắp mặt nạ cho da được cung cấp độ ẩm mỗi tuần 2-3 lần. Cách chăm sóc da khi mang thai này sẽ giúp mẹ giảm mụn.
3. Không dùng sữa rửa mặt, sữa tắm
Vì cho rằng, sữa rửa mặt độc hại, hóa chất nên kể từ lúc cấn thai, mẹ đã “tạm biệt” luôn sữa rửa mặt và sữa tắm. Sữa rửa mặt giúp rửa sạch bụi bẩn và chất nhờn trên da, giúp cho làn da thông thoáng. Mẹ có thể chọn mua các loại sữa rửa mặt cho bà bầu, sữa tắm hữu cơ dịu nhẹ tại một số cửa hàng mẹ và bé. Các loại mỹ phẩm hữu cơ này không chất tẩy mạnh, sẽ yên tâm hơn mà vẫn giúp làm sạch da.
4. Tùy tiện sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da
Có nhiều mẹ bầu sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da chỉ theo “lời đồn” của bạn bè mà quên mất đi tính an toàn đối với thai nhi. Các loại kem hoặc thuốc bôi thấm qua da, ngấm vào mạch máu, nếu không an toàn có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Trước khi sử dụng loại mỹ phẩm chăm sóc da nào, mẹ cũng nên đọc kỹ thành phần mẹ nhé! Dưới đây là một số thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da mẹ bầu nên biết:
-
Hydroquinone
Chất này chưa được thử nghiệm trên động vật hoặc người để nghiên cứu việc sử dụng nó trong thai kỳ, vì vậy không thể đánh giá nguy cơ khi sử dụng thuốc có thành phần trên. Tốt nhất là tránh sử dụng hydroquinone trong thời kỳ mang thai hoặc khi bạn đang cho con bú
-
Benzoyl peroxit
Đây là một thành phần an toàn nếu sử dụng loại có nồng độ thấp (5% hoặc ít hơn) khi bạn mang thai
-
Erythromycin và clindamycin
Đây là thuốc kháng sinh dùng theo toa được coi là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai
-
Salicylic acid (BHA)
Đây là một chất tẩy tế bào chết cho da nhưng khi được sử dụng với nồng độ cao tại các salon làm đẹp, nó được coi là một nguy cơ khi bạn mang thai. Tuy nhiên, loại có nồng độ thấp được sử dụng trong chăm sóc da (2% hoặc thấp hơn) được coi là an toàn. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng chất tẩy acid glycolic hoặc axit lactic (AHA) thay thế trong thời kỳ mang thai của bạn
Tóm lại, việc chăm sóc da khi mang thai chỉ thành công khi mẹ thường xuyên làm sạch mặt, dưỡng ẩm và chọn lựa mỹ phẩm một cách thông minh.