Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đưa vợ đi đẻ cần chuẩn bị những gì? 6 điều các ông chồng cần biết

Vẫn biết sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng trong thời khắc quan trọng đó, vai trò của người chồng cũng rất quan trọng. Bạn sẽ là chỗ dựa cho vợ lúc mệt mỏi, cùng vượt qua những cơn đau. Đồng thời cũng là người đại diện, đưa ra quyết định trong tình huống khẩn cấp. Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Dưới đây là một số gợi ý các ông bố tương lai có thể tham khảo khi đưa vợ đi đẻ.

1/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Người bạn đồng hành

Sau một thời gian dài mong ngóng, cuối cùng, bạn cũng có cơ hội nhìn thấy con yêu chào đời. Chắc hẳn bạn đang cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý: Thời gian trung bình của quá trình chuyển dạ khoảng 6 tiếng rưỡi nhưng vẫn có trường hợp quá trình này kéo dài trong suốt 20 giờ. Điều bạn cần làm khi đưa vợ đi đẻ là giữ bình tĩnh để hỗ trợ bà xã tốt nhất.

Đừng chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Gác mọi việc sang một bên, và cùng vợ đi bộ, xoa bóp nhẹ phần đầu, lưng, bàn chân cũng như nắm chặt tay vợ khi các cơn co thắt tràn về.

2/ Chuẩn bị tâm lý khi đưa vợ đi đẻ 

Khi các cơn co thắt ngày một dồn dập, mẹ bầu sẽ thấy đau dữ dội. Người vợ hiền lành của bạn hoàn toàn có thể trở nên hung dữ hơn bao giờ hết với khuôn mặt nhăn nhó, cau có, rên rỉ, thậm chí lo lối om sòm. Có khả năng bạn sẽ tự hỏi “người vợ dịu dàng hàng ngày của mình biến đâu mất tiêu rồi?”. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để lờ đi khoảnh khắc này, bỏ qua cả những lời nói khó nghe của vợ. Chỉ vì quá đau mà thôi, vợ bạn thực sự không có ẩn ý gì trong lời nói của mình cả.

sinh con 1
Cử chỉ yêu thương của chồng sẽ là động lực giúp vợ vượt qua những cơn đau

3/ Sẵn sàng cho những việc ngoài ý muốn

Dù chuẩn bị cẩn thận đến mấy, mọi chuyện cũng không thể hoàn hảo 100% khi các ông chồng đưa vợ đi đẻ. Ngay cả các chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm nhất cũng khó lòng tiên đoán được quá trình sinh con sẽ diễn biến như thế nào. Thay vì quá lo lắng, bạn nên thoải mái, tỉnh táo và sẵn sàng đối diện với những điều bất ngờ không nằm trong kế hoạch.

Chẳng hạn, hai vợ chồng bạn đã thống nhất sẽ sinh con theo cách truyền thống và không nhờ đến sự can thiệp của thuốc tê, thuốc mê… Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, có thể vợ bạn sẽ không thể chịu nổi cơn đau và biện pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ là một giải pháp tuyệt vời.

4/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Hãy là người “đại diện” thông minh

đưa vợ đi đẻ

Trong suốt quá trình vượt cạn, vợ bạn gần như không còn sức để nói được lời nào. Vì vậy, bạn chính là người đại diện cho vợ mình trong mọi tình huống. Những quyết định lúc này của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo và khôn ngoan. Trao đổi ngay với bác sĩ khi bạn nhận thấy điều gì không ổn đang diễn ra. Trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn bác sĩ cần mổ để cứu 2 mẹ con, ít nhất bạn cũng có quyền yêu cầu bác sĩ đưa ra lý do tại sao bác sĩ chọn hướng giải quyết này.

5/ Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời khi đưa vợ đi đẻ

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, việc ghi hình lại hành trình vượt cạn của vợ yêu dường như đã trở thành một việc quá quen thuộc và đơn giản. Tuy nhiên, đừng quá nhập tâm vào việc quay phim mà không kịp cảm nhận cảm xúc thực một cách trọn vẹn nhé. Mai này khi nhớ lại, chắn bạn sẽ cảm thấy rất hối tiếc vì đã không kịp cảm nhận khoảnh khắc tuyệt vời này.

6/ Vợ sắp sinh chồng nên làm gì? Dùng cử chỉ yêu thương

Bạn nên luôn thể hiện những cử chỉ yêu thương với bà xã khi đưa vợ đi đẻ. Không chỉ cảm nhận được tình yêu thương của chồng, những cử chỉ dù nhỏ cũng sẽ là động lực to lớn giúp vợ bạn vượt qua những cơn đau.

Bạn không cần quá cầu kỳ. Chỉ một câu cám ơn, một cái ôm hay một cành hoa nhỏ…, những hành động nho nhỏ và chân thành này sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực nhất bạn nên trao cho vợ mình sau một cuộc vượt cạn vất vả.

[inline_article id=121816]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh con liền nhau, mẹ con cùng nguy!

Khi sinh con liền nhau, mẹ có thể dễ dàng tận dụng lại đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2 cũng như kiến thức chăm con còn “nóng hổi” của mình. Hơn nữa, do độ tuổi cách biệt không nhiều, các bé dễ thân thiết với nhau hơn.

Nhiều lợi ích là vậy, nhưng hầu hết các chuyên gia đều không khuyến khích việc sinh con quá “dày”, bởi những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn cho sức khỏe mẹ và bé.

Nguy hiểm khi sinh con quá gần nhau
Khoảng cách quá ngắn giữa 2 thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hiểm

1/ Nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân

Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được thụ tinh trong khoảng 6 tháng đầu sau thai kỳ đầu tiên có nguy cơ sinh non cao hơn 40%, nguy cơ sinh thiếu cân cao hơn 61% so với những bé được thụ thai ít nhất sau thai kỳ đầu 18 tháng.

Ngoài ra, sinh con liền nhau quá cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu. Thiếu máu, cao huyết áp, quá trình chuyển dạ kéo dài… là những nguy cơ thường thấy nhất.

2/ Sinh con liền nhau, nguy cơ tự kỷ cao

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, một nghiên cứu được công bố trên tờ Daily mail còn cho thấy mối liên hệ giữa việc sinh con quá gần nhau và nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Nghiên cứu tiến hành phân tích hồ sơ của hơn 7.000 trẻ em sinh ra trong khoảng từ năm 1987-2005 tại Phần Lan cho thấy, mang thai lần 2 trước khi bé đầu tròn 1 tuổi sẽ làm tăng 30% khả năng mắc bệnh tự kỷ ở trẻ thứ 2.

Theo các chuyên gia, ngoài khoảng cách giữa 2 lần mang thai còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng làm tăng nguy cơ bị tự kỷ của trẻ. Tuy nhiên, để con sinh ra có cơ thể khỏe mạnh, mẹ nên chuẩn bị tiền đề tốt nhất.

3/ Mẹ dễ bị stress hơn

Trong 2 năm đầu tiên khi hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ bị bệnh, Vì vậy, mẹ có thể sẽ không đủ thời gian để chăm sóc cho bé còn lại nếu 1 trong 2 bé bị bệnh. Chưa kể trường hợp hai bé lây nhau và mẹ phải xoay xở cùng lúc có thể làm mẹ mệt mỏi, tăng nguy cơ bị stress…

Ngoài ra, do tuổi quá gần nhau, việc bé quấn mẹ và chưa biết nhường nhịn nhau là điều khó tránh. Nếu không xử lý khéo, việc này có thể tác động xấu đến tâm lý của bé.

4/ Khoảng cách lý tưởng giữa 2 thai kỳ

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 lần mang thai tốt nhất nên từ 2-5 năm. Những mẹ sinh thường nên chờ con đủ tháng và được ít nhất 1 tuổi mới nên có thai lần nữa. Nếu sinh mổ, mẹ nên chờ khoảng 2 năm để tránh tình trạng vết mổ bị rách trong thời gian mang thai.

Lưu ý, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng để thụ thai thêm một lần nữa. Trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn không lâu sau khi sinh con, mẹ nên đến bệnh việc thăm khám và được các chuyên gia tư vấn để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mẹ và bé.

[inline_article id=129053]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Anh xã đã biết dấu hiệu đầu tiên vợ chuyển dạ?

1/ Cơn gò Braxton Hick

Quan sát biểu hiện của những cơn co thắt không dữ dội hay các cơn thắt dạ dày thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy vợ bạn sắp chuyển dạ. Những cơn co thắt này còn được gọi là cơn gò Braxton Hick, chúng đến rồi đi theo chu kỳ trong khoảng nhiều giờ đến vài ngày, trước khi chuyển thành những cơn co thắt càng lúc càng đau đớn hơn.

[inline_article id=105238]

2/ Dịch nhầy màu hồng

Coi chừng những dấu hiệu khác của chuyển dạ như nút màng nhầy đóng kín cổ tử cung bắt đầu bung ra. Vợ bạn có thể nhận thấy một ít dịch nhầy màu hồng dính trên quần lót của cô ấy. Đây có thể là lúc vỡ nước ối và bạn nên gọi bệnh viện để thông báo với họ dấu hiệu vợ chuyển dạ.

3/ Thư giãn để giảm căng thẳng

Cố gắng giữ cho vợ bạn đừng nghĩ nhiều đến việc sinh nở trong khi quãng thời gian chờ đợi để vào bệnh viện. Khuyến khích cô ấy tập vài động tác nhẹ nhàng, đi bộ một quãng ngắn, ngâm mình trong nước ấm, massage lưng, đọc tạp chí, xem phim hay chỉ đơn giản là xem tivi. Điều này có thể giúp cô ấy thư giãn và giảm được căng thẳng.

 khi vo chuan bi vo benh vien
Khi những dấu hiệu “báo động” đầu tiên của việc vợ chuyển dạ xuất hiện, nhiệm vụ của chồng là giữ cho tinh thần cô ấy luôn thư giãn và thoải mái.

 

4/ Chế biến vài món lót dạ cho vợ bầu

Nấu cho vợ bạn một vài món lót dạ trong khi chờ ở nhà. Bữa ăn nên chứa nhiều tinh bột như pasta, ngũ cốc hay bánh mỳ. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo. Điều này sẽ giúp cô ấy duy trì được năng lượng, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.           

5/ Khuyến khích vợ đi vệ sinh

Khuyến khích vợ bạn đi vệ sinh mỗi giờ, thậm chí là nhiều lần hơn cũng được. Bàng quang trống sẽ làm giảm bớt căng thẳng và khiến cô ấy thoải mái hơn. Nó cũng giúp cho em bé khi di chuyển xuống rãnh tử cung một cách dễ dàng hơn.

[inline_article id=112883]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Phương pháp hít thở giúp vượt cạn dễ dàng

Phương pháp hít thở lamaze
Mỗi ngày, mẹ bầu nên luyện tập thở để không bối rối khi vào phòng sinh

Luyện tập hít thở từ trong thai kỳ

Để các phương pháp hít thở phát huy được hiệu quả trong lúc vượt cạn, các mẹ bầu cần thực hành từ trước để thực hành một cách thành thạo. Bạn có thể thực hành cùng chồng nếu có dự định cùng anh ấy vào phòng sinh.

[inline_article id=123016]

Lợi ích của việc hít thở đúng cách

Phương pháp này giúp bạn dễ dàng trấn tĩnh và thả lỏng. Khi được khuyến khích, bạn có thể thay đổi cách thở của mình để tìm được sự thoải mái ngay trong “dầu sôi lửa bỏng”. Khi mà tâm trí chỉ tập trung vào việc hít thở, những cảm giác khác, bao gồm cả cơn đau chuyển dạ, cũng chỉ còn là thức yếu. Những hoạt động hít thở còn giúp bé xoay chuyển ở tư thế thích hợp cho việc sinh thường, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng.

Hít thở kiểu Lamaze khó hay dễ?

Không có một mẫu hình chung cho việc hít thở, dù bất cứ ai bảo bạn rằng phải làm thế này, thế kia, hãy tuân theo cảm nhận và nhu cầu của mình. Bất kỳ một biểu hiện phụ thêm nào trong việc hít thở như việc tạo ra những âm thanh hít hà, thở bằng mũi hay miệng đều không thực sự quan trọng, miễn là bạn cảm thấy ổn với nó.

Các bước hít thở của phương pháp hít thở Lamaze trải qua các giai đoạn khác:

  • Bắt đầu chuyển dạ: Hít thở bằng mũi và miệng, sử dụng phần ngực tùy theo giai đoạn của cơn co bóp tử cung.
  • Giai đoạn tử cung co thắt 2 – 4 phút/ lần: Hít vào từng hơi nhỏ, giữ hơi thở nông, thở ra lượng khí tương đương khi hít vào
  • Khi tử cung co bóp 60 – 90 giây/ lần: Thở ra, hít một hơi thật sâu, tiếp đó thở ngắn và nhanh như thổi bong bóng.
  • Cơn đau bắt đầu: hít sâu, hà hơi thật mạnh và ngắn như đang thổi thứ gì đó.
  • Cổ tử cung mở hoàn toàn: Cằm co lại, hơi ngẩng đầu, dùng sức ép khí từ phổi xuống bụng cho đến khi bé chào đời.
  • Khi bé đã chui đầu ra ngoài: Không cần dùng sức nữa mà chỉ cần hà hơi.

>> Chủ đề có liên quan:

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Rỉ ối hay bị són tiểu, bầu cần phải rõ ràng

Với mẹ bầu, rỉ nước ối khi mang thai sẽ khiến cho “cô bé” luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện phát triển cho các loại vi khuẩn gây viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết… Đồng thời, bà bầu bị rỉ nước ối cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, bởi nước ối là môi trường cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cho bé cưng trong bụng mẹ. Do đó, việc nhận biết rỉ ối hay són tiểu khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn.

Rỉ ối khi mang thai
Rất nhiều mẹ bầu thường nhầm lần giữa són tiểu và tình trạng rỉ ối

1/ Tốc độ chảy của nước ối chậm hơn

Do vị trí của tử cung nằm ngay phía trên bàng quang nên mẹ bầu khó có thể phân biệt được mình đang bị rỉ ối hay chỉ đơn thuần là tình trạng són tiểu. Tuy nhiên, không giống với khi bầu bị són tiểu, khi bị rò rỉ nước ối, chất lỏng sẽ chảy ra chậm hơn so với nước tiểu ở bàng quang.

2/ Nước ối không màu, không mùi

Ngửi và quan sát vùng chất lỏng đọng lại trên quần “chip” là cách đơn giản nhất để phân biệt nước ối và nước tiểu. Nếu như nước tiểu thường có màu vàng và hơi nặng mùi, nước ối lại thường “vô sắc, vô vị”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nước ối có màu hồng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

3/ Kiểm tra nồng độ PH

Nếu vẫn không thể phân biệt được liệu mình đang bị rỉ ối hay són tiểu, tốt nhất, bầu nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra nồng độ PH hoặc thử nghiệm với Nitrazine. Giấy quỳ chuyển màu đồng nghĩa với việc màng ối bạn đang có dấu hiệu bị rò rỉ.

Tương tự cách này, mẹ bầu cũng có thể dùng giấy quỳ mua ở cửa hàng hóa chất để kiểm tra. Nếu bầu đang bị rỉ ối, giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh đen sẫm.

[inline_article id=83557]

Lưu ý khi bị rỉ ối

Nếu đã xác định chính xác mình đang bị rỉ ối, bầu lưu ý không nên sử dụng băng vệ sinh, ngâm mình trong bồn tắm hay “giao ban” với anh xã. Tốt nhất, nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời với những trường hợp thai chưa đủ 37 tuần.

Rỉ nước ối khi thai đã được 37 tuần có thể là một trong những dấu hiệu báo động cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ tiếp theo. Do đó, bạn nên sẵn sàng tất cả những đồ dùng và chuẩn bị “lên đường” đi sinh em bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Ngôi thai: Yếu tố quyết định việc sinh nở

Ngôi thai được phân thành 3 dạng chính: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bé sẽ nằm trong bụng mẹ với đầu hướng lên, nhưng từ tuần 35 đến 37, bé sẽ quay đầu xuống để sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy vậy, có những bé vẫn “ngoan cố” giữ nguyên tư thế của mình đến tận ngày sinh.

Các ngôi thai thường gặp

Ngôi thai 2
Một số dạng ngôi thai thường gặp

Thai ngôi đầu

Thai ngôi đầu là tư thế thuận lợi nhất để sinh thường. Ở tư thế đầu quay xuống, tùy theo độ ngửa đầu mà bé có các tư thế như ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán, ngôi mặt. Tuy thuận lợi nhưng các kiểu ngôi trán, ngôi mặt vẫn có thể gây khó khăn cho mẹ lúc sinh vì diện tích tiếp xúc ở phần này lớn và khó đi lọt qua ngả âm đạo. Đặc biệt, nếu thai nhi ngôi mặt và cằm quay về phía lưng của người mẹ thì phải sinh mổ.

Thai ngôi mông

Đây là ngôi ngược, đầu bé hướng lên, phần mông hoặc chân lọt vào khung chậu của mẹ. Có hai dạng:

– Ngôi mông đủ: Bé có tư thế gần như ngồi xếp bằng trong tử cung. Nếu bác sĩ khám sẽ thấy cả mông và chân bé.

– Ngôi mông thiếu: Bé vắt chân lên cao, bác sĩ chỉ sờ được mông, bé thả chân xuống, chỉ sờ được chân và bé quỳ gối, chỉ sờ được đầu gối.

Không phải trường hợp ngôi mông nào cũng phải sinh mổ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và khả năng xoay trở của thai trong quá trình sinh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ giải pháp phù hợp. Ở trường hợp ngôi mông kiểu chân, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nếu sinh đôi, tử cung có vết mổ cũ hay con so nặng trên 3kg thì mẹ cũng nằm trong diện chỉ định sinh mổ.

[inline_article id=67323]

Thai ngôi ngang

Trong trường hợp nhau thai nằm sấp hay sinh đôi, thai chỉ xoay được giữa chừng nên thường chui nằm ngang hay xiên trong tử cung. Trong trường hợp này, bé không thể qua lọt được khung chậu nên bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp sinh mổ.

Trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể áp dụng một số kỹ thuật để tác động đến ngôi thai, giúp việc sinh nở thuận lợi hơn:

  • Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt, nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
  • Nhờ người massage lưng và đung đưa hông khi có cơn gò để giúp bé đổi hướng.
  • Tránh nằm ngửa hay ngồi ghế.
  • Nên nằm nghiêng và dạng chân để hông mở rộng.

[inline_article id=76589]

Biết ngôi thai khi nào?

Có thể làm việc này bằng cách khám ngoài và sờ nắn bụng, sau đó xác định lại kết quả thông qua việc thăm khám âm đạo và siêu âm. Tư thế xoay đầu xuống dưới: Có thể biết điều này vào tháng thứ 7 của thai kỳ. Nếu thai thuận, bụng sẽ có hình ô van, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi (to và mềm), ở phần dưới tử cung là đầu (tròn và cứng), hai bên sườn là lưng và tay chân của bé.

– Tư thế ngồi: Có thể chẩn đoán được tư thế “khóa nòng” này từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Ở phần trên của tử cung, bác sĩ sẽ sờ thấy đầu của bé (cứng) và ở phần dưới là mông (mềm).

– Tư thế nằm ngang: Có thể xác định được tư thế này từ tuần thứ 20 của thai kỳ: Đầu và mông bé nằm ở hai bên sườn mẹ.

– Đôi khi trẻ trở nên “dễ tính” hơn khi mẹ bắt đầu chuyển dạ và chúng tự xoay đầu xuống dưới. Các bác sĩ cũng có thể giúp bé, chẳng hạn, nếu bé nằm chéo họ sẽ cho mẹ nằng nghiêng một thời gian để bé có thể nhanh chóng chuyển sang tư thế nằm dọc.

Tuy nhiên, việc tác động đến ngôi thai như trên không phát huy nhiều tác dụng nếu bé ở ngôi chân hay ngôi ngang. Nếu mẹ đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, nên khám thai đúng lịch và tìm sự tư vấn của bác sĩ. Trong một số điều kiện thích hợp, các bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai.

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi “khôn ngoan”

Từ trước đến nay, việc kẹp và cắt dây rốn trẻ sơ sinh luôn được bác sĩ và nữ hộ sinh thực hiện ngay khi vừa đón con chào đời, và hành động cắt dây rốn được xem như một “nghi thức” kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con của mẹ bầu. Tuy nhiên, dường như quan niệm này đang dần bị thay đổi, khi mà nhiều nhà khoa học đang cảnh báo về việc cắt dây rốn quá sớm có thể “gây hại” cho sự phát triển của trẻ.

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh
Mẹ có đang tước đi những “quyền lợi” mà con đáng được hưởng?

1/ Ảnh hưởng khả năng vận động

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), cắt dây rốn cho trẻ ngay sau khi sinh đồng nghĩa với việc bạn đã tước mất “cơ hội” nhận đầy đủ các tế bào gốc “tự nhiên” từ mẹ truyền sang, và điều này dẫn đến nhiều “thiệt thòi” cho bé.

Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù có sự phát triển tổng thể như nhau, nhưng những bé 4 tuổi được kẹp dây rốn trong ba phút sau khi sinh có kỹ năng vận động tốt hơn so với những bé có dây rốn được cắt ngay trong vòng mười giây sau khi chào đời.

[inline_article id=62295]

2/ Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Thụy Sỹ cũng chứng minh rằng, việc cắt dây rốn trẻ sơ sinh quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau này của bé. Các chuyên gia tin rằng, 1/3 khối lượng máu của bé sau khi sinh ra vẫn còn nằm trong nhau thai, và nhờ việc cắt dây rốn chậm, bé có thể nhận đủ lượng máu cần thiết thông quan dây rốn.

Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học South Florida cũng chỉ ra rằng, việc chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ em mà còn giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể bé diễn ra tốt hơn.

[inline_article id=79183]

3/ Tác động đến sự phát triển não bộ

Theo ý kiến của Tiến sĩ Ryan McAdams, một bác sĩ chuyên khoa về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng Seattle, bắt đầu cuộc sống với đủ lượng sắt có thể thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn và giúp phát triển thần kinh. Vì vậy, sự gia tăng khối lượng chất sắt cho cơ thể từ việc cắt dây rốn chậm rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhất là đối với sự phát triển não bộ của bé.

Mặc dù được sự khuyến khích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bệnh viện và các chuyên gia y tế. Phần lớn các bệnh viện sản khoa trên thế giới vẫn đang cắt dây rốn từ rất sớm. Vì vậy, những mẹ bầu muốn trì hoãn thời gian cắt dây rốn cho con, nên nói chuyện trước với bác sĩ sản khoa của mình trước khi sinh để xem xét lại chính sách của bệnh viện và có kế hoạch cho việc này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Tập hít thở để giảm đau khi sinh

Khoảng 8 tuần trước ngày dự sinh là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu tập những kỹ thuật hít thở mà sau này bạn sẽ dùng lúc sinh em bé. Ngay cả khi bạn quyết định tiêm thuốc giảm đau, kỹ thuật hít thở vẫn giúp giảm đi bất kỳ sự khó chịu nào mà bạn cảm thấy. Khi hít thở đúng, bạn sẽ cảm nhận tốt hơn về từng bộ phận trong cơ thể, tập trung năng lượng của mình và tham gia một cách chủ động vào quá trình sinh nở để mẹ tròn con vuông.

Cách hít thở khi sinh 2
Hít thở đúng cách giúp mẹ không bị mất năng lượng

Khởi đầu: thở sâu
Trong giai đoạn đầu, khi các cơn co thắt bắt đầu diễn ra thường xuyên khiến bạn phải dừng hoạt động của mình lại, đó là lúc bắt đầu thở điều độ. Cách tập thở cho giai đoạn này như sau:

-Hít một hơi sâu để không khí tràn ngập phổi và thở hết ra

-Tập trung năng lượng bằng cách nhìn tập trung vào một điểm như trần nhà, tường hay sàn…

-Tưởng tượng như cơn co bắt đầu (hoặc bạn có thể nhờ ai đó ra hiệu giúp): Hít thở sâu 5-10 lần/ phút.

Khi hít vào, úp bàn tay lên bụng dưới của bạn và vuốt nhẹ về phía sườn. Khi thở ra, vuốt tay từ phía sườn xuôi về phía bụng dưới. Việc kết hợp massage nhẹ nhàng theo cách này sẽ giúp xoa dịu.

Trong 1 phút này, người phối hợp với bạn sẽ đếm mỗi 15 giây trôi qua. Có 4 mốc “15, 30, 45, 60”. Sau đó, khi họ nói “cơn co thắt chấm dứt”, bạn thở bình thường.

Hãy thực hành động tác hít thở này trong các tư thế khác nhau mà bạn có thể trải qua khi chuyển dạ: ngồi trên ghế, nằm nghiêng trên giường, quỳ chống tay trên mặt nệm…

[inline_article id=60857]

Tiếp tục: Thở nhanh
Khi cổ tử cung đã mở khoảng 5cm, mỗi cơn gò đều mạnh hơn và cảm giác đau cũng tăng lên, bạn cần thay đổi nhịp thở để theo kịp cường độ cũng như tốc độ của những cơn gò.

-Khởi đầu với một lượt hít-thở sâu

-Khi đối tác của bạn nói: “Cơn gò bắt đầu”, hãy chuyển đổi nhịp thở nhanh và hơi thở nông hơn khi cơn gò tăng cường độ. Cơn gò ở giai đoạn này thường đạt đến đỉnh điểm trong 30 giây. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể giảm dần nhịp độ thở đến khi về mức bình thường. Tương tự như khi luyện tập thở sâu, đối tác cũng cần đếm “15, 30, 45, 60” để bạn căn thời gian mình hít thở.

Nếu bạn bối rối không biết nên thở nhanh đến mức nào, hãy căn sao cho số lần hít-thở lúc này gấp đôi so với bình thường.

Cần đảm bảo lượng không khí hít vào cũng tương đương lượng không khí thở ra. Nếu cảm thấy hơi choáng váng, có thể bạn đã không thở hết không khí ra. Còn nếu cảm thấy các nhịp thở của mình cạn và ngắn, có thể do bạn đã thở ra nhiều hơn lượng khí mình hít vào.

Nếu việc luyện tập hít thở khiến bạn cảm thấy mệt, nên dừng lại và nhờ đối tác massage lưng và đùi.

[inline_article id=78803]

Hít thở khi rặn đẻ
Tập hít thở đúng vào giai đoạn này sẽ giúp bạn kiểm soát cảm giác muốn rặn cho đến khi cổ tử cung mở đủ để sinh. Nếu rặn đẻ quá sớm, bạn có nguy cơ bị rách tầng sinh môn và gây tổn thương cho cổ tử cung. Vết thương do rách tầng sinh môn cũng khó lành hơn rất nhiều so với khi được bác sĩ can thiệp bằng cách rạch tầng sinh môn hoặc trong trường hợp may mắn hơn, bạn hoàn toàn không phải thực hiện thủ thuật này.

-Khi đối tác nói “Cơn gò bắt đầu”, bạn hít thở một hơi sâu, sau đó thở gấp (thở hổn hển) vài lần.

-Khi đối tác của bạn nói “nhanh hơn”, thay vì thở ra bằng mũi, bạn hãy cố gắng thổi ra bằng miệng.

Việc thổi không khí ra làm cho bụng bạn không bị ép xuống như khi thở bằng mũi, giảm cảm giác muốn rặn.

Công thức được nhiều người áp dụng là 6 hơi thở gấp – 1 thổi.

-Tiếp theo, khi đã đến thời điểm để rặn, trong thực tế, bạn cần hít thở sâu và dồn toàn bộ sức lực để đưa em bé ra ngoài theo ngã âm đạo. Nhưng vì đây chỉ mới là giai đoạn luyện tập, bạn chỉ cần hít thở sâu mà thôi.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổ

Muốn chọn ngày sinh tốt hay đơn giản là sợ đau khi sinh thường khiến nhiều mẹ bầu quyết định chọn sinh mổ là phương pháp vượt cạn của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bầu chỉ nên sinh mổ trong những trường hợp “bất khả kháng”.

Với những mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai như cao huyết áp, nhau tiền đạo, bị bệnh tim hay có thai nhi nằm không đúng vị trí, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ “bắt con” vào tuần thai thứ 39 hoặc trễ hơn. Tuy nhiên, nếu có bất thường, bầu sẽ được chỉ định mổ sớm hơn.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp sinh thường nhưng gặp “trục trặc” vào giai đoạn cuối như vỡ ối sớm, suy thai, thai nhi quá lớn so với xương chậu của mẹ, khó sinh… cũng được bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật.

Chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ
Khác với những trường hợp sinh thường, khi sinh mổ, mẹ thường không được ôm ấp con ngay sau sinh

Sinh mổ diễn ra như thế nào?

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, mẹ bầu sẽ được vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào phòng mổ. Phần lớn các trường hợp sinh mổ sẽ được gây tê ngoài màng cứng, và mẹ bầu sẽ gần như không còn cảm giác từ ngực tới lưng ngay lập tức. Vì chỉ gây tê nên mẹ bầu có thể hoàn toàn cảm thấy tỉnh táo, và nhận biết mọi việc đang diễn ra trong ca phẫu thuật.

Thông thường, khi sinh mổ bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng dưới khoảng 20 cm xuyên qua bụng và tử cung. Chỉ trong những trường hợp cấp cứu, bác sĩ sẽ rạch dọc theo chiều dài bụng vì như vậy sẽ nhanh hơn.

[inline_article id=77621]

Bạn sẽ cảm thấy gì khi sinh mổ?

– Dù được gây mê hay gây tê ngoài màng cứng, trong quá trình phẫu thuật, mẹ cũng sẽ không cảm thấy đau một chút nào. Với những mẹ được gây tê, bạn sẽ cảm thấy một chút áp lực trên vùng bụng, thậm chí nhiều người còn cảm nhận được bé cưng đang từ từ được kéo ra khỏi bụng.

– Thông thường, nhiệt độ trong phòng thường xuống khá thấp, khoảng 20-24 độ C nên đa số các mẹ thường cảm thấy khá lạnh sau vượt qua ca phẫu thuật. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc tê cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy rét run người.

– Vì vết mổ nằm trên bụng nên sau khi sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với cảm giác nặng nề, khó khăn khi di chuyển phần thân dưới. Trong khi một số mẹ sẽ cảm thấy rất đau mỗi khi đứng lên ngồi xuống, số khác lại bình thường và không gặp bất kỳ khó khăn nào.

[inline_article id=56803]

“Hệ quả” khi sinh mổ

– Giống như bất kỳ một ca phẫu thuật nào, sinh mổ cũng có thể xảy ra những biến chứng như: phạm phải động mạch tử cung, bàng quang hay ruột…

– So với sinh thường, sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn, thời gian nằm viện cũng lâu hơn.

– Vết mổ nếu không được chăm sóc kỹ rất dễ gây nhiễm trùng.

– Với những mẹ sinh mổ lần đầu, để hạn chế tình trạng sẹo mổ có thể bị nứt trong những thai kỳ sau, mẹ nên để cơ thể có thời gian “nghỉ giữa hiệp” lâu hơn bình thường, ít nhất 2 năm kể từ lần đầu sinh mổ.

– Theo một số nghiên cứu, trẻ sinh mổ thường có sức đề kháng kém hơn những bé sinh thường.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mẹ đã biết cách “gọi” con chào đời?

1/ Tăng tốc nhờ “yêu”
Relaxin trong tinh dịch có tác dụng làm mềm tử cung, và oxytocin được sản sinh trong quá trình “giao ban” có tác dụng làm tăng các cơn co thắt, “hối thúc” quá trình chuyển dạ của mẹ bầu diễn ra nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, bầu nên lưu ý, cách này chỉ có thể áp dụng khi bạn chưa vỡ ối thôi nhé! Quan hệ sau khi ối vỡ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Ăn cay kích thích chuyển dạ
Không ít những mẹ bầu quan niệm rằng, ăn cay có thể giúp kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia lại không nghĩ vậy đâu

2/ Massage núm vú
Kích thích núm vú bằng cách kéo, vê kết hợp massage vùng quanh bầu ngực cũng giúp giải phóng oxytocin, tạo nên những cơn co thắt tử cung. 40% mẹ bầu áp dụng phương pháp này thực sự có thể đẩy nhanh thời gian chuyển dạ của mình. Tuy nhiên, để thành công, đòi hỏi bầu phải hết sức kiên nhẫn. Bởi bạn phải dành từ 1 đến 3 tiếng mỗi ngày để kích thích bầu ngực mình.

3/ Uống trà lá mâm xôi
Một số nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu thường xuyên sử dụng trà lá mâm xôi trong giai đoạn cuối thai kỳ thường có thời gian chuyển dạ ngắn và dễ dàng hơn. Mỗi ngày, bầu có thể uống từ 1-3 tách trà nhỏ, và nên ngưng uống khi thấy các cơn co thắt tử cung xuất hiện.

Lưu ý, những mẹ bầu có ý định sinh mổ, hoặc đã từng sinh mổ trước đây không nên sử dụng trà lá mâm xôi để kích thích chuyển dạ.

[inline_article id=69174]

4/ Đi bộ
Đi bộ cũng là một trong những phương pháp kích thích chuyển dạ tự nhiên được nhiều mẹ bầu áp dụng. Khi đi bộ, đầu bé tạo áp lực lên tử cung, “nhắc nhở” cơ thể giải phóng prostaglandin, giúp tăng áp lực buồng ối và tạo nên những cơn co tử cung. Ngoài ra, trong một số trường hợp ngôi thai ngược, đi bộ sẽ giúp thai nhi xoay đầu, trở về ngôi thuận.

5/ Thư giãn
Quá ngày dự sinh, và việc vẫn chưa nhận thấy một cơn co thắt nào khiến các mẹ bầu trở nên lo lắng. Và chính sự căng thẳng, lo lắng này của các mẹ lại là nhân tố cản trở sự xuất hiện của cơn co thắt tử cung. Trong những trường hợp này, bồn tắm thư giãn hay những động tác massage nhẹ nhàng của anh xã có thể giúp bầu sẵn sàng cho những cơn chuyển dạ. Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia y tế, việc massge bằng tinh dầu cũng có tác dụng kích thích tử cung.

[inline_article id=78803]

6/ Bấm huyệt
Theo nghiên cứu, một số vị trí huyệt đạo cũng có thể giúp mẹ bầu “tăng tốc” quá trình chuyển dạ của mình. Vòm miệng, phần giữa các ngón tay, nhất là vùng giữa ngón trỏ và ngón cái, vị trí trên mắt cá chân là những huyệt vị bầu có thể thử để kích thích quá trình sinh nở.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby