Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu ăn gì để dễ sinh?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn uống trong thời gian chờ sinh ở bệnh viện, vì giai đoạn đầu của chuyển dạ có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Và đây cũng là thời điểm mà nhiều bà mẹ cảm thấy đói và khát. Nếu không được bổ sung dinh dưỡng, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ dự trữ. Điều này có thể mang đến cảm giác đau đầu và mệt mỏi, hệ quả tiếp đó sẽ là làm chậm quá trình chuyển dạ của bạn. Để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ, bạn đừng ngại đáp ứng cơn đói của mình.

Bột đường giúp giữ sức bền
Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho mẹ bầu lúc này. Chẳng hạn, những món giàu chất béo sẽ lâu tiêu và tạo cảm giác nặng bụng. Trong khi đó, những món ăn ngọt có thể giúp bạn tràn đầy năng lượng một cách nhanh chóng nhưng cơn đói và mệt mỏi sẽ mau chóng trở lại. Vì vậy, các loại thực phẩm chứa carbohydrate (bột đường) sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất vì quá trình chuyển hóa năng lượng từ nhóm thực phẩm này kéo dài, nhưng chúng lại dễ tiêu hóa.

Một số lựa chọn thích hợp bao gồm: bánh mì, sandwich, ngũ cốc, mỳ ống, yoghurt, bánh quy, soup…

[inline_article id=76589]

Đừng quên thức uống
Việc phải chống chọi với những cơn đau do tử cung co bóp cùng với việc đi lại trong phòng chờ sinh sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và khát nước. Vì vậy, bạn nên mang theo một chai nước tinh khiết, nước Isotonic, nước bí hoặc nước trái cây để bù đắp chất lỏng cho cơ thể. Isotonic, loại nước uống giúp bổ sung muối, khoáng chất cho cơ thể là lựa chọn thích hợp nhất. Nước ngọt có gas lại không tốt cho bạn lúc này, nên loại chúng ra khỏi danh sách thức uống trong giai đoạn chuyển dạ.

[inline_article id=78964]

Chia nhỏ khẩu phần
Với các cơn gò ngày càng mạnh mẽ, bạn khó có thể ăn một bữa thật hoành tráng mà nên chia nhỏ thực phẩm và ăn mỗi giờ một lần. Bởi lượng máu được dồn đến tử cung của bạn chứ không phải là dạ dày, một khẩu phần ăn quá lớn sẽ dễ gây nôn.

Bà bầu ăn gì để dễ sinh?
Bà bầu cần nạp năng lượng trong thời gian chờ đợi bé ra đời

Trường hợp nào phải hạn chế ăn uống?
Nếu mẹ bầu được chỉ định sinh mổ, bác sĩ sẽ lưu ý về việc hạn chế ăn uống vì bạn có thể hít phải thức ăn sau khi được gây mê và sau đó sẽ bị viêm phổi.

Ngoài ra, một số phương pháp giảm đau như gây tê ngoài màng cứng có thể ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Vì vậy, nếu lựa chọn phương pháp đẻ không đau, bạn nên dừng bổ sung thực phẩm.

Trừ những trường hợp đặc biệt, việc ăn uống rất cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian chuyển dạ để đảm bảo sức khỏe và sức bền cho cơ thể. Nếu vẫn băn khoăn về chuyện có thể ăn gì đó hay không, đừng ngại hỏi các nữ hộ sinh hay bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Mẹ có biết chỉ khoảng 3-5% phụ nữ mang thai sinh nở đúng thời gian dự kiến, còn lại hầu hết đều sinh sớm hay muộn hơn ngày dự sinh trong vòng 2 tuần.

Theo các chuyên gia, thai 40 tuần chưa chuyển dạ hoặc mẹ sinh sớm hơn vào tuần thứ 37-38 là hiện tượng hết sức bình thường. Điều mẹ cần lưu ý ở đây là nên đi thăm khám và theo dõi đều đặn nếu thai quá ngày dự sinh nhưng dấu hiệu chuyển dạ vẫn chưa xuất hiện.

thai 40 tuần chưa chuyển dạ
Việc trẻ chào đời sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần là hiện tượng bình thường

1/ Vì sao thai 40 tuần chưa chuyển dạ?

Sự sai lệch trong việc cung cấp ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ để tính ngày dự sinh có thể là nguyên nhân hàng đầu cho hiện tượng này. Nếu trước khi mang thai, bạn có chu kỳ kinh không đều, hoặc bản thân ít theo dõi, khả năng rơi vào trường hợp thai quá ngày là rất cao.

Ngoài ra, việc tính toán sai ngày dự sinh có thể do lần siêu âm thai đầu tiên thực hiện quá trễ, sau 3 tháng đầu mang thai. Không hiếm trường hợp tuổi thai bị tính lệch đến những hơn 4 tuần, do thời điểm siêu âm thai đầu tiên rơi vào tuần thứ 14-18. Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này rất nhanh dẫn đến sự tiên đoán nhầm lẫn. Kết quả là mẹ bầu ngỡ thai 40 tuần chưa chuyển dạ, nhưng thực chất con mới được 36 tuần tuổi.

[inline_article id = 79767]

Ngoài 2 yếu tố mang tính nhầm lẫn về tính toán trên, một số yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng thai quá ngày. Đó là bất thường ở thai nhi, thiếu hụt enzyme ở nhau thai hoặc do hàm lượng nội tiết tố tuyến giáp thấp, dây rốn thai nhi ngắn, ngôi thai không đúng trục chẳng hạn cao, nằm ngược hoặc nằm ngang.

2/ Rủi ro tiềm ẩn khi thai quá ngày

Tuần 41 của thai kỳ được xem là thời điểm thích hợp nhất để trẻ chào đời, bởi sau đó, nhau thai bắt đầu già đi, đe dọa sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng của trẻ. Những tác động trên ảnh hưởng không ít đến nhịp tim thai, gây ra tai hại cho trẻ sau khi sinh như tổn thương thần kinh, thiểu năng hệ thần kinh vận động.

Hơn nữa, so với những trẻ sinh đủ ngày, trẻ sinh quá ngày còn có nguy cơ cao mắc bệnh hô hấp, nhiễm trùng, sốt cao, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nếu không được phát hiện kịp thời, thai quá ngày có thể chết lưu, tử vong trong lúc mẹ chuyển dạ. Lý giải cho hệ quả này vì lượng nước ối giảm dần, dây rốn bị chèn ép mỗi khi cơn gò tử cung xuất hiện gây suy thai.

3/ Cách xử lý khi thai quá ngày dự sinh

Nếu thai quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất mẹ bầu nên ở lại bệnh viện để được theo dõi kỹ càng. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe của mẹ hay thai nhi, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai, mẹ bầu sẽ được kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ. Nếu bé con trong bụng không phản ứng gì tiêu cực, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Việc sinh thường hoàn toàn có thể diễn ra sau đó.

Thai 40 tuần chưa chuyển dạ chưa hẳn là thai đã già tháng, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng thái quá, vội vã yêu cầu được mổ lấy thai. Lúc này, điều quan trọng là mẹ cần hết sức bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để chuyện sinh nở diễn ra suôn sẻ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật – giả

Phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật-giả
Những cơn co thắt cho mẹ bầu cảm giác như mình đang trải qua ngày “đèn đỏ”

1/ Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý

– Bụng tụt xuống thấp: Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu, để chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sắp tới. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực nặng nề tập trung xuống vùng xương chậu, trong khi ngực cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, cảm nhận này chỉ xuất hiện ở những người lần đầu làm mẹ. Đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

– Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn co thắt: Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn.

– Bong nút nhầy tử cung: Là một khối nhỏ chất nhầy, có tác dụng bịt kín tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, nút nhầy tử cung có thể bong ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ. Một vài trường hợp khi bong ra, nút nhầy sẽ lẫn theo một chút máu. Đây là dấu hiệu cho thấy thời điểm găp bé cưng không còn quá xa nữa.

– Vỡ nước ối: Hầu hết các trường hợp vỡ ối sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt từ trước. Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp vỡ ối nhưng không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Dù nước ối tuôn ra ít hay nhiều, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay.

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối. không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

[inline_article id=66994]

2/ Mách mẹ cách phân biệt chuyển dạ thật, giả

Những cơn co thắt là dấu hiệu rõ ràng nhất, báo hiệu thời điểm lâm bồn của mẹ. Tuy nhiên, vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh, những cơn co thắt giả Braxton-Hicks, sẽ diễn ra làm nhiều mẹ lầm tưởng. MarryBaby mách mẹ vài dấu hiệu phân biệt “hàng thật và hàng giả” nhé!

– Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.

[inline_article id=76589]

– Khác với những cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, các cơn co thắt thật vẫn tồn tại bất kể mẹ bầu có làm gì.

– Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và bao quanh vùng bụng. Với chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Muốn hỏi kinh nghiệm sinh mổ ở bệnh viện phụ sản thanh hóa

Chả là e còn 3 tuần nữa là sinh em bé rùi. vì tập 1 em sinh mổ nên tập 2 này cũng phải mổ. mà thấy bảo sinh mổ lần 2 nguy hiểm hơn lần 1 nên muốn lần này sinh ở bệnh viện tỉnh (bv phụ sản thanh hóa) cho yên tâm. nhưng không quen biết ai trong đó. Nên muốn hỏi mẹ nào có kinh nghiệm sinh mổ ở đây rùi thì giúp em với. không biết thủ tục nhập viện như thế nào? chi phí nhiều không? cần lưu ý những gì?em cảm ơn các mẹ trước ạ.

😀

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Độ xóa cổ tử cung liên quan gì đến chuyển dạ?

1/ Dấu hiệu xóa cổ tử cung là gì?

Xóa cổ tử cung là giai đoạn chín hoặc mỏng của cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường sẽ dài khoảng từ 3 đến 5cm. Tuy nhiên, khi có thai và gần cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng dần và trở nên ngắn hơn. Quá trình này được gọi là xóa cổ tử cung. Cổ tử cung bắt đầu thu ngắn một cách tự nhiên cho đến khi nó có vẻ như biến mất và trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.

Dấu hiệu xóa cổ tử cung
Càng gần đến “giờ G”, cổ tử cung sẽ càng mỏng và ngắn hơn

Khi ngày sinh đến gần, đầu của bé sẽ chúi xuống khiến cho tử cung co lại. Sự co rút này kết hợp với sự xóa đang diễn ra và sự giãn sẽ dẫn đến chuột rút. Những cơn đau do chuột rút và co thắt có thể tạo cảm giác như đang chuyển dạ. Thực tế, đây chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả, được gọi là những cơn co thắt Braxton Hicks. Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu chuyển da. Quá trình này có thể kéo dài vài tuần trước khi cổ tử cung xóa hoàn toàn. Trong lần đầu tiên mang thai, cổ tử cung có thể xóa hoàn toàn trước khi nó giãn ra nhưng trong những lần mang thai sau, sự giãn sẽ xảy ra trước khi xóa.

Trong những tuần cuối của thai kỳ, bác sĩ sẽ khám cổ tử cung của bạn để xác định các dấu hiệu thay đổi diễn ra trong quá trình chuẩn bị sinh. Sự xóa cổ tử cung sẽ được đo đạc để xác định mức độ sẵn sàng của cơ thể cho việc sinh nở. Xóa 0% có nghĩa là cổ tử cung của bạn không có thay đổi, xóa 50% có nghĩa là cổ tử cung của bạn có độ dày bằng một nửa bình thường. Khi đã xóa 100%, cổ tử cung đã mỏng hết mức và chỉ còn lại cửa tử cung cho việc sinh nở. Ở giai đoạn này, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh chóng bắt đầu.

[inline_article id=3144]

2/ Làm thế nào để biết khi nào mình đã xóa?

Những lần mang thai đầu tiên sẽ xóa trước khi cổ tử cung giãn ra. Tuy nhiên, những lần mang thai sau thì ngược lại. Đến cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ xóa qua những lần khám thai định kỳ và bác sĩ có thể phải khám bên trong để xác định mức độ giãn. Dựa trên các kết quả khám, bác sĩ có thể đoán được thời điểm chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên lao thẳng đến phòng sinh. Sự dự đoán không hoàn toàn chính xác và có thể sớm hơn ngày sinh thật sự rất nhiều. Hiếm khi sự dự đoán của bác sĩ chính xác hoàn toàn và có hàng trăm phụ nữ sinh con sau ngày dự đoán đến hàng tuần, vì vậy bạn đừng mất kiên nhẫn.

Cổ tử cung sẽ tiếp tục giãn khi chuyển dạ và sự giãn nở hoàn toàn sẽ diễn ra ở cuối kỳ chuyển tiếp khi sự giãn nở đạt 10 cm. Quá trình chuyển dạ được chia thành ba kỳ và kỳ cuối là khi cổ tử cung hoàn toàn mở ra và cũng có nghĩa là cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở.

3/ Làm thế nào để xóa cổ tử cung một cách tự nhiên?

Hiệp hội Sản khoa Mỹ cho biết sự xóa hoàn toàn diễn ra khi thai nhi di chuyển xuống khung chậu của người mẹ. Khi xóa 100%, cổ tử cung sẽ bắt đầu để đẩy ra ngoài. Mặc dù quá trình này xảy ra một cách tự nhiên, sự xóa cũng có thể được kích thích bằng các biện pháp y học dưới đây khi sự chuyển dạ có dấu hiệu ngừng lại:

– Tinh dầu hoa anh thảo: Tinh dầu hoa anh thảo được nhiều hộ sinh coi như một liệu pháp thảo dược. Dầu hoạt động như prostaglandin giúp chúng tự chín cổ tử cung. Có thể uống những viên tinh dầu này hoặc bôi vào cổ tử cung trong những tuần cuối của thai kỳ. Viên tinh dầu dạng con nhộng cũng có thể được đặt bên trong âm đạo khi đi ngủ. Tinh dầu hoa anh thảo không được khuyến nghị sử dụng ở những phụ nữ bị nhiễm trùng âm đạo, nhau thai tiền đạo và các biến chứng thai kỳ khác.

Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ
Xóa 100% nghĩa là cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ

– Quan hệ tình dục:  Quan hệ tình dục trong thai kỳ cuối có thể đẩy nhanh sự giãn cổ tử cung. Tinh trùng có chứa prostaglandin khả năng làm mỏng cổ tử cung. Tuy nhiên, phụ nữ đã bong nút nhầy không nên áp dụng phương pháp khuyến khích giãn cổ tử cung này. Nút nhầy bảo vệ cổ tử cung khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn có hại có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

– Thực hiện các tư thế có lợi:  Trọng lượng của thai nhi cũng có thể khuyến khích sự giãn nở. Sự giãn nở sẽ diễn ra một cách tự nhiên khi thai nhi di chuyển xuống dưới và chuẩn bị ra đời. Một số tư thế có thể khuyến khích sự giãn nở như ngồi trên bóng tập hoặc ngồi dang rộng hai chân. Đi bộ cũng có thể khuyến khích sự giãn nở. Một kỹ thuật khác mà bạn có thể áp dụng là ở tư thế bò (bàn tay và đầu gối chạm đất) vì tư thế này có thể dời trọng lượng của thai nhi về phía trước. Tóm lại, tất cả các tư thế mở rộng xương chậu hoặc dời trọng lượng thai nhi về phía trước đều có thể giúp khuyến khích sự giãn nở.

[inline_article id=3145]

4/ Điều gì sẽ xảy ra sau sự xóa?

Quá trình chuyển dạ được mô tả bằng sự giãn và mở cổ tử cung. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung của bạn sẽ vẫn như bình thường trước khi bắt đầu mỏng dần khi sự chuyển dạ đến gần. Ước tính cổ tử cung sẽ giãn khoảng 1cm sau mỗi giờ chuyển dạ. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả mọi người vì mỗi phụ nữ có tốc độ giãn nở khác nhau.

Giãn từ 0 đến 4cm được gọi là giai đoạn đầu của sự chuyển dạ và quá trình sẽ tiếp diễn cho đến khi đứa trẻ sắp ra đời. Hiếm có người nào giãn ra đến 2cm nhiều tuần trước khi sinh. Khi sự giãn nở ở mức 4-7cm, người phụ nữ ở giai đoạn chuyển dạ tích cực. Khi sự giãn nở ở mức 7-10cm, người mẹ ở kỳ chuyển tiếp, cũng là giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung đạt đến 10cm thì được gọi là giãn tối đa và người mẹ đã sẵn sàng sinh con. 10cm cũng tương đương với kích thước đầu trẻ sơ sinh.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?

cận cảnh sinh con, quá trình sinh con
Không việc gì phải vội khi có máu báo, làm nốt những việc cần làm trước khi lâm bồn

Một số trường hợp chuyển dạ lâu hơn bởi các vấn đề liên quan đến thể chất, chờ em bé di chuyển vào vị trí tốt hơn, chờ cổ tử cung đủ độ “chín”. Đối với những mẹ phải chịu đựng thời gian chuyển dạ quá dài, chuyện đau đớn là điều không tránh khỏi.

Mẹ cũng nên nằm lòng rằng không phải cứ dài là nguy hiểm. Điều quan trọng là bà bầu luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ứng phó trước mọi tình huống. Có thể bác sĩ sẽ dùng thuốc thang để tăng tốc quá trình, nhưng dù sau đi nữa bạn cũng nên “bỏ túi”” 5 mẹo sau để đỡ đi phần nào căng thẳng.

1/ Cận cảnh sinh con: Không để ý đến đồng hồ, giờ, phút, giây

Mình đã chuyển dạ bao lâu rồi? Bao lâu nữa thì mới có cảm giác rặn? Bao lâu nữa thì sinh? Đây dường như là những câu hỏi hợp lệ, nhưng lại không phải liều thuốc động viên tinh thần tốt nhất cho bạn, có chăng chỉ làm bạn thêm lo lắng và khó chịu. Bầu nên hạn chế nhìn đồng hồ, tập trung vào việc hít thở để giảm đau.

[inline_article id = 67471]

2/ Cận cảnh sinh con: Ở nhà lâu chừng nào, tốt chừng đó

Ở nhà dĩ nhiên phải thoải mái hơn trong phòng chờ sinh của bệnh viện. Bạn có thể la hét vì đau đớn, nằm quằn quại trên chiếc giường thơm tho của mình, đi lại tự nhiên, xem tivi, dùng máy tính. Hơn nữa, bạn có thể ăn uống tự do, tắm táp, nghỉ ngơi. Tiện nghi ở nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Khi mới chỉ có máu báo và chưa có bất cứ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào, bạn cứ nên thong thả, từ tốn, không làm gì phải vội.

3/ Cận cảnh sinh con: Xuôi theo dòng chảy

Trong quá trình chuyển dạ kéo dài, bà bầu nên thoải mái xuôi theo sự dẫn dắt của cơ thể. Nếu bé chưa di chuyển đến vị trí thuận lợi, cổ tử cung chưa mở đủ, điều này đồng nghĩa đây là cơ hội để bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị sức “chiến đấu” với trận chiến cuối cùng. Ngủ một giấc ngủ ngắn, cố gắng thư giãn hết sức có thể.

4/ Cận cảnh sinh con: Tìm cách thư giãn

Đừng cố gắng chiến đấu một mình, thay vào đó nhờ đến sự trợ giúp của mọi người bất cứ khi nào có thể. Nếu thấy đau lưng trong quá trình chuyển dạ, nhờ anh xã massage, bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều. Biết đâu đấy khi cơ thể dễ chịu hơn, sự sinh nở cũng diễn ra nhanh chóng. Cố gắng vận động đi lại vòng quanh, cách này giúp bảo vệ khớp và cả làn da của bạn trong quá trình rặn đẻ phải nằm ở một tư thế quá lâu.

5/ Cận cảnh sinh con: Bình tĩnh khi phát hiện dấu hiệu chuyển dạ

Khi phát hiện máu báo, lời khuyên tốt nhất là làm lơ, thay vì cuống cuồng và lo lắng. Tự nhắc mình lý do vì sao chưa thể sinh con lúc này: Quần áo em bé còn chưa giặt hết, đây chưa phải ngày dự sinh, chưa kịp ăn món ăn ưa thích. Không việc gì phải vội vàng cả, tận hưởng chút thời gian, không gian cuối cùng chỉ có mình bạn và em bé trong bụng.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh

55 điều sau sẽ giúp mẹ bầu thêm thư giãn, thoải mái trong thời gian chờ “đê vỡ”. Quá ngày dự sinh vài ngày đã là gì!

quá ngày dự sinh, thai quá ngày dự sinh
Việc gì phải lăn tăn nhiều, tận hưởng nốt những ngày còn lại đi mẹ bầu ơi!

1/ Đọc thêm một cuốn sách hay về phụ nữ mang thai.

2/ Tận hưởng thời gian tắm bồn với bong bóng xà phòng, rắc thêm chút hoa, đốt hương tinh dầu.

3/ Làm sạch móng tay, móng chân tại tiệm nail.

[inline_article id = 67585]

4/ Ăn một bữa ăn thịnh soạn.

5/ Gọi điện tám chuyện với cô bạn lâu ngày chưa gặp.

6/ Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình chuyển dạ.

7/ Đọc thêm một cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.

8/ Tham khảo thêm danh sách đặt tên cho bé một lần nữa.

9/ Lên chi tiết kế hoạch sinh nở.

10/ Soạn tin nhắn thông báo tin sinh nở của mình ở chế độ chờ sẵn.

11/ Chăm sóc mái tóc của bạn, vì sau sinh có thể bạn sẽ phải ở cữ rất lâu.

12/ Nhờ anh xã hoặc ra spa để được massage.

13/ Chia sẻ cảm giác “canh đê vỡ” với các bà mẹ khác trên diễn đàn mẹ và bé online.

14/ Giặt quần áo chuẩn bị cho bé sắp sinh.

15/ Xem một bộ phim hay tại nhà cùng anh xã, bạn thân hoặc một mình. Đừng quên chuẩn bị bắp, nước.

16/ Thưởng thức một món ăn mới.

17/ Kiểm tra lại hành lý lên đường ngày sinh nở.

18/ Ôn lại kỷ niệm nhật ký mang thai những tháng trước.

19/ Mua thêm vài bộ đầm ngủ mới để mặc sau sinh.

20/ Tưởng tượng tương lai khi gia đình đã thêm thành viên mới.

21/ Ăn món gì cay cay một chút.

22/ Mua áo ngực cho con bú.

23/ Cạo lông chân, lông tay, làm sạch những “vùng rậm rạp”.

[inline_article id = 65283]

24/ Tám chuyện với mẹ hoặc mẹ chồng.

25/ Ngắm nghía căn phòng cũ nay đã được trang trí với đồ đạc của bé con.

26/ Mua thêm cho con yêu một món đồ chơi ngộ nghĩnh.

27/ Nạp thêm nhiều chất xơ.

28/ Trang trí lại nhà cửa theo ý muốn của bạn.

29/ Chuẩn bị khung in dấu tay, dấu chân bé, hoặc một tấm thiệp để ghi lại ngày giờ và cân nặng của con lúc chào đời.

30/ Dành thời gian tập yoga, thiền, hít thở.

31/ Đi bộ quanh công viên, khu mua sắm.

32/ Kiểm tra lại giấy tờ cần thiết (sổ khám bệnh, sổ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân) để mang theo lúc sinh nở.

33/ Nghe một đĩa CD âm nhạc bạn yêu thích.

34/ Bạn đã mua tã cho em bé và bỉm thấm sản dịch cho mình chưa?

35/ Massage, chiều chuộng để bù đắp cho anh xã chút tình cảm trong thời gian vợ mang thai khó chiều.

36/ Thưởng thức một ly sinh tố tổng hợp theo ý thích của bạn.

37/ Chuẩn bị thức ăn nhẹ để nạp nhanh trong lúc chờ sinh hoặc sau sinh.

38/ Mua thêm đồ lót sexy mới để mặc sau khi sinh vài tuần.

39/ Tự nướng bánh hoặc mua hoa, quà tặng bác sĩ đã cùng bạn đồng hành suốt 9 tháng qua.

40/ Nhớ đến thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

41/ Ăn một chiếc pizza thật khổng lồ.

42/ Tận hưởng một đêm mặn nồng với anh xã trước khi phải kiêng kỵ thêm một khoảng thời gian khá dài.

43/ Chuẩn bị dầu gội khô, nước rửa tay khô, lotion thơm tho để “chống hôi” trong thời gian ở cữ.

44/ Mua một cuốn album hoặc nhật ký để dán ảnh con sau khi bé chào đời.

45/ Hẹn ăn trưa mừng sắp “vỡ chum” với bạn bè.

46/ Tham khảo chuyện sinh nở tích cực của các bà mẹ khác.

47/ Cảm nhận những cú đạp áp chót của con, khi bé ra đời, mẹ sẽ rất nhớ cảm giác quý báu này.

48/ Hai vợ chồng ra ngoài ăn tối và hẹn hò.

49/ Viết ra những điều bạn sẽ không thể quên về thai kỳ của mình.

50/ Hỏi mẹ về kinh nghiệm sinh đẻ của bà.

51/ Dọn dẹp lại tủ lạnh.

52/ Suy nghĩ về phương pháp tránh thai bạn sẽ áp dụng sau sinh.

53/ Tham khảo kiến thức về chủ đề cho con bú.

54/ Viết thư cho con yêu trong thời gian quá ngày dự sinh này, cho bé biết rằng bạn đang ao ước được gặp bé biết bao nhiêu.

55/ Giờ G đã điểm, làm tốt nhiệm vụ bà bầu nhé!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Giờ G đã điểm, mẹ bầu còn sót điều gì?

tẩy lông trước khi sinh
Mẹ bầu nên cân nhắc kỹ nếu có ý định tẩy lông trước khi sinh

1/ Dọn dẹp “cô bé”

Dù tử cung có mở, nhưng cũng rất ít mẹ có thể tránh được tình huống phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Do đó, có rất nhiều mẹ lo lắng, liệu “khu vườn” rậm rạp phía dưới của mình có làm vết thương bị nhiễm trùng nếu không được dọn dẹp sạch sẽ?

Thực tế, không nhiều người cảm thấy thích thú với việc tẩy lông vùng kín, đặc biệt là khi đang mang thai. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn “cô bé” của bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn và tẩy lông chắc chắn sẽ chẳng dễ chịu một chút nào. Hơn nữa, với bụng bầu càng lúc càng nặng nề, bạn khó có thể tự mình “dọn dẹp” một cách an toàn được. Thậm chí, nếu không cẩn thận, mẹ có thể làm bị thương “cô bé” của mình.

Lời khuyên của MarryBaby: Bạn chỉ nên tẩy lông vùng kín khi thói quen này có từ trước. Nếu không, trước khi sinh con, bạn chỉ nên tỉa sơ bằng kéo trong trường hợp “khu vườn” quá rậm rạp. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sản khoa trong lúc thăm khám thai định kỳ.

[inline_article id=65283]

2/ Thụt rửa “cửa sau”

Do phải cố sức rặn khi sinh con, không thiếu trường hợp mẹ bầu “tiện thể” đại tiện ngay trên bàn sinh. Không chỉ mang lại cảm giác xấu hổ cho mẹ, việc đại tiện trong khi sinh có thể gây mất vệ sinh và nhiễm khuẩn các dụng cụ y khoa. Đồng thời, nó cũng có thể gây ra một số khó khăn không cần thiết cho các bác sĩ.

Bạn có thể tự mua dụng cụ và tiến hành thông thụt ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ. Thông thường, phải mất ít nhất 5 tiếng từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ đến lúc sinh nên mẹ không cần quá lo lắng. Đối với những thai phụ bị vỡ ối sớm, ngôi thai ngược, có tiền sử sinh mổ, sinh nhanh, bị các bệnh tim mạch… không nên tự ý thụt rửa tại nhà mà nên trao đổi trước với bác sĩ.

[inline_article id=67950]

3/ Vệ sinh thân thể

Nếu cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ, khi sinh con, việc đổ mồ hôi quá nhiều sẽ làm bạn ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, sau khi sinh bạn cũng không thể “lao” vào phòng tắm ngay được. Vì vậy, việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ là điều cần thiết các mẹ bầu không thể bỏ qua.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn

1/ Cách thở khi sinh: Thở chậm và sâu

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, khi cổ tử cung mở ít nhất 3cm, mẹ bầu nên thở thật chậm và sâu. Khi cơn co tử cung xuất hiện, hít vào một hơi thật sâu, rồi thở ra chậm, đều đặn . Lưu ý, mẹ nên hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi hít vào, bụng phải phồng lên mới đúng cách. Thực hiện 4-6 nhịp thở cho một cơn co tử cung trong khoảng 25-30 giây.

[inline_article id = 57448]

2/ Cách thở khi sinh: Thở nhanh và nông

cách thở khi sinh
Thở nhanh và nông khi cổ tử cung mở 4-7cm

Khi cổ tử cung đã mở khoảng 4-7cm, các cơn cơ thắt xuất hiện dồn dập và dữ dội hơn, lúc này mẹ nên áp dụng cách thở nhanh và nông. Khi cơn gò tử cung đến, hít thật sâu, thở ra bằng ngực nhanh hơn. Khi cơn gò giảm, thở chậm lại, và hít sâu nếu cơn co tăng. Mẹ cố gắng thở 20-25 lần/phút. Thở chậm hơn ở đầu và cuối cơn co thắt, thở nhanh hơn ở giữa cơn co.

3/ Cách thở khi sinh: Thở như thổi nến

Trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9 cm, cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện với cường độ cao hơn, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn dần. Lúc này, do sức ép lên trực tràng, mẹ bầu chỉ muốn nhanh chóng rặn để bé con chào đời. Thở như thổi nến giúp giảm áp lực tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thật sâu, sau đó thực hiện 4 nhịp thở nhanh, nông bằng cách thổi phù. Làm lặp đi lặp lại đến khi cơn co dừng lại, kết thúc với hơi thở sâu.

4/ Cách thở khi sinh: Thở để rặn

Trong giai đoạn hai của quá trình sinh nở, khi cổ tử cung mở hoàn toàn, và mẹ đã sẵn sàng để rặn đẻ. Khi xuất hiện cơn co, thở sâu 2 lần liên tiếp, sau đó hít một hơi dài và bắt đầu rặn. Khi rặn, nhấn cằm giữ tại ngực, giữ cho tầm nhìn của mắt trên rốn, tiếp tục rặn và thở sâu nếu hết hơi. Thực hiện những hơi thở chậm và sâu, mẹ bầu có thể chọn tư thế nào phù hợp nhất cho mình như nằm, đứng hoặc ngồi. Miễn là mẹ bầu cảm thấy thư giãn, hơi thở sẽ hiệu quả hơn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những trường hợp phải sinh mổ mẹ bầu cần biết

Ngày nay, nhiều thai phụ chọn phương án sinh mổ vì những lợi ích mà nó mang thai. Tuy nhiên, sinh tự nhiên vẫn tốt hơn theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa. Trừ khi sản phụ thuộc những trường hợp phải sinh mổ như ca sinh khó, ca suy thai, vỡ ối sớm…

Sau đây mẹ sẽ có thông tin những trường hợp phải sinh mổ là gì. Mẹ đọc để biết mình có thuộc đối tượng cần sinh mổ hay không nhé.

1. Quá trình chuyển dạ bị kéo dài

Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là khi quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng như “kế hoạch”; hay theo CDC gọi là “chuyển gia đình trệ” (stalled labour) hoặc “chuyển dạ không tiến triển” (failure to progress).

Tình trạng này được hiểu là khi chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ; hoặc giai đoạn chuyển dạ hoạt động kéo dài trên 12 giờ.

Ngoài ra, những yếu tố như thai nhi quá lớn so với ống sinh; hay mẹ mang thai nhiều em bé với ngôi thế không phù hợp cũng có thể trì hoãn quá trình chuyển dạ. Trong những trường hợp này, bác sĩ cũng có thể đưa ra quyết định cho sinh mổ nếu sinh thường có nhiều nguy cơ hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con

2. Nhịp tim thai nhi bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong quá trình chuyển dạ, tim thai thay đổi liên tục là chuyện bình thường; những thay đổi đó sẽ được theo dõi và đánh giá tuỳ trường hợp. Trong một vài trường hợp, nếu thai nhi vẫn có dấu hiệu chịu đựng được và bù trừ tốt; bác sĩ sẽ để chờ đợi và tiếp tục theo dõi tình hình bé liệu có tiến triển tốt hơn không.

Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng xấu, mổ khẩn cấp sẽ được chỉ định. Đây là biện pháp can thiệp nhằm mục đích tránh các di chứng não sau sinh cho trẻ.

3. Vị trí của bé

Để có một ca sinh thường (sinh qua đường âm đạo) thành công cần rất nhiều điều kiện; trong đó, ngôi thai phải là ngôi thích hợp có cơ chế sinh thường, thường là ngôi đầu.

Ngôi thai bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ, nghĩa là bé ở ngôi ngang (khi em bé nằm ngang trong tử cung); ngôi mông (phần mông của thai nhi nằm ở trước eo trên khung chậu người mẹ, phần đầu của thai ở phía đáy tử cung; tuy nhiên, ngôi mông không phải là chỉ định bắt buộc của sinh mổ); hoặc đầu không “lọt”.

Sinh mổ có thể là cách an toàn nhất để sinh trong những trường hợp này, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang nhiều con.

Những trường hợp phải sinh mổ
Những trường hợp phải sinh mổ: Hình ảnh vị trí thai nhi nằm ở ngôi mông

4. Nhau thai có vấn đề

Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo (nhau nằm ở đoạn dưới, sát lỗ trong cổ tử cung hoặc che phủ một phần hay toàn bộ lỗ trong); nhau bong non (nhau bong khỏi diện bám trước khi thai ra khỏi tử cung). Đây là sẽ những trường hợp phải sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vỡ ối sớm cũng là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong trường hợp như ối vỡ sớm, vỡ lâu; và mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu tiên lượng việc đi đến cuộc sinh thường qua ngã âm đạo còn lâu dài; nguy cơ cho mẹ và thai nhi nhiều hơn thì bác sĩ cũng có thể quyết định sinh mổ.

6. Tiền sử sinh mổ

Tiền sử sinh mổ không phải là chỉ định tuyệt đối của việc mổ lấy thai trong lần này. Tuy nhiên việc sinh thường cũng cần phải được đánh giá rất cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố. Nếu các điều kiện để đảm bảo cho cuộc sanh ngã âm đạo không an toàn hoặc không phù hợp với quy định y tế hiện hành thì sẽ đuợc sinh mổ.

Khi mẹ đã từng có tiền sử sinh mổ trước đó thì mẹ cũng thuộc những trường hợp phải sinh mổ
Khi mẹ đã từng có tiền sử sinh mổ trước đó thì mẹ cũng thuộc những trường hợp phải sinh mổ

[inline_article id = 57448]

7. Tình trạng sức khỏe mãn tính của mẹ

Nếu mẹ có bệnh mãn tính như bệnh tim, tăng huyết áp không kiểm soát,… mà việc sinh thường qua đường âm đạo có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé; bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai đối với những mẹ bị hiễm HIV, mắc herpes sinh dục hoặc có những bệnh gây nhiễm trùng khác có thể lây truyền qua cho em bé (vấn đề này còn cần thêm một số yêu cầu và chỉ định khác tuỳ trường hợp cụ thể).

8. Sa dây rốn là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Lúc này dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Điều này khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu, làm cho em bé không nhận được đủ lượng máu và oxy.

Sa dây rốn không ophair hiếm hiếm gặp; và là một tình trạng nghiêm trọng cần phải mổ lấy thai tối khẩn cấp.

9. Khung xương chậu bất thường

Một trong những trường hợp phải sinh mổ là khi khung xương chậu của mẹ quá nhỏ để sinh con qua đường âm đạo; hoặc khi đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh.

10. Những trường hợp phải sinh mổ: Mang thai nhiều em bé

Mang thai nhiều em bé có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau trong thai kỳ. Nó có thể gây chuyển dạ kéo dài, khiến mẹ bị kiệt sức vì cuộc sanh quá lâu. Nếu ngôi thứ nhất trong song thai không có cơ chế sinh thường, ngôi thai cài vào nhau, diễn tiến sinh của ngôi thứ hai bất thường… cũng có thể là những chỉ định của mổ lấy thai.

những trường hợp phải sinh mổ
Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là mẹ mang thai nhiều em bé

11. Những trường hợp phải sinh mổ: Dị tật bẩm sinh của thai nhi

Để giảm các biến chứng khi sinh, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ đối với những em bé được chẩn đoán mắc một số dị tật bẩm sinh như: não úng thủy hoặc các bệnh tim bẩm sinh để giảm các biến chứng khi sinh.

Một số mẹ không thuộc những trường hợp phải sinh mổ, nhưng vì muốn tránh cơn đau đẻ, hoặc những biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ theo kế hoạch (hay còn gọi là sinh mổ chủ động). Với tình huống này, mẹ cứ trao đổi với bác sĩ để xem phương pháp sinh nào phù hợp với mình nhé.

>>> Mẹ xem thêm Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

Nếu sợ mình không chịu đựng nổi cảm giác đau đớn lúc sinh thường, mẹ có thể yêu cầu chọn phương pháp sinh không đau bằng cách tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống.