Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hội chứng HELLP trong sản khoa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Hội chứng HELLP trong sản khoa trong giai đoạn thai kỳ thường xảy ra trong tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Để hiểu hơn về tình trạng này chúng ta cần hiểu rõ hội chứng HELLP là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là một biến chứng nặng của tiền sản giật thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Nhưng tình trạng này cũng có thể phát triển trong tuần đầu tiên sau khi sinh con (tiền sản giật sau sinh).

Tên hội chứng HELLP trong sản khoa là viết tắt của:

  • H (Hemolysis): Tán huyết, phá vỡ các tế bào hồng cầu (tế bào mang oxy từ phổi đến tất cả các mô cơ quan của cơ thể).
  • EL (Elevated liver enzymes): Tăng men gan 
  • LP (Low platelet count): Số lượng tiểu cầu thấp (một thành phần trong máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu).

>> Bạn có thể xem thêm: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Sự khác nhau giữa hội chứng HELLP trong sản khoa và tiền sản giật

  • Tiền sản giật đặc trưng bởi 2 triệu chứng: huyết áp cao (tăng huyết áp)protein niệu (tăng nồng độ protein hơn mức bình thường trong nước tiểu).
  • Hội chứng HELLP là một biến chứng nặng của tiền sản giật, có thể rất khó chẩn đoán vì tiến triển nhanh và đôi khi những triệu chứng điển hình của tiền sản giật như tăng huyết áp và protein niệu còn chưa được nhận diện. Tình trạng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, một số bằng chứng cho thấy hôi chứng HELLP có thể là một bệnh lý riêng biệt với tiền sản giật.

Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của hội chứng HELLP trong sản khoa như:

  • Mờ mắt hoặc đau đầu.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Khó chịu hoặc mệt mỏi.
  • Phù (sưng) và tăng cân nhanh chóng.
  • Đau bụng khi mang thai, thường ở vùng hạ sườn phải hoặc giữa thượng vị.

Bạn cũng có thể gặp:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Co giật

Nguyên nhân gây ra hội chứng HELLP

Thực chất các chuyên gia chưa xác định chính xáccác nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Ngoài ra, các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng HELLP trong sản khoa có thể là:

  • Tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ
  • Phụ nữ đã từng sinh con nhiều lần.
  • Yếu tố di truyền.
  • Lớn tuổi.
  • Từng có tiền sử mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai trước.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Cách điều trị tình trạng này ra sao?

cách điều trị hội chứng hellp trong sản khoa

1. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán qua những thay đổi về lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Các triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu, phù, đau hạ sườn phải, thượng vị, xuất huyết bất thường…
  • Xét nghiệm cho thấy các rối loạn về đông cầm máu, tan máu, suy chức năng gan thận…
  • Đánh giá tăng trưởng thai là xét nghiệm quan trọng

2. Phương pháp điều trị

Để điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ cân nhắc các yếu tố: mức độ nặng của bệnh về phía mẹ, tuổi thai, cân bằng lợi ích và nguy cơ mẹ con, có thể dùng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc để giảm huyết áp và ngăn ngừa co giật.
  • Cách điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa cuối cùng có thể là sinh con sớm. Bác sĩ có thể dùng thuốc để kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ.
  • Nếu em bé còn nhỏ và tình trạng mẹ cho phép kéo dài thêm, để giúp phổi phát triển, bác sĩ có thể cho em bé dùng corticosteroid.
  • Điều trị hổ trợ tuỳ theo từng triệu chứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

Phòng ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa

Không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, trong thai kỳ bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và các dấu hiệu quan trọng khác để phát hiện sớm dấu hiệu mắc hội chứng.

Nếu được xác định là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên, giảm nguy cơ mắc tiền sản giật có thể làm giảm khả năng xuất hiện hội chứng HELLP.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và có thể phát hiện các bệnh lý (ví dụ tiền sản giật hay mắc hội chứng HELLP) bạn cần duy trì thói quen sau:

  • Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm.
  • Khám thai đúng lịch trước khi sinh thường xuyên.
  • Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
  • Tập thể dục vừa phải hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.

[inline_article id=302993]

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng HELLP trong sản khoa rồi. Đây là một biến chứng trong thai kỳ có thể xuất hiện ở tam cá nguyệt cuối hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này lại rất hiếm xảy ra chỉ chiếm từ 0,1-1% trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con thôi.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hình ảnh bụng bầu con trai và con gái khác nhau thế nào?

Để biết hình ảnh bụng bầu con trai và con gái được ông bà xưa xem như thế nào; mời bạn cùng với MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dáng hình ảnh bụng bầu con trai và con gái

Theo ông bà xưa truyền lại, họ đoán giới tính thai nhi qua cách xem hình ảnh dáng bụng bầu con trai và con gái như sau.

1. Xem bụng bầu bé trai như thế nào?

Dân gian quan niệm, mẹ bầu mang thai con trai sẽ có những dấu hiệu và đặc điểm khác với mang thai con gái. Điểm khác biệt nhất chính là dáng hình ảnh bụng bầu con trai sẽ gọn, thấp và hơi nhô về phía trước.

2. Xem bụng bầu con gái như thế nào?

Với phụ nữ mang bầu con gái thì sẽ có dáng bụng tròn, vị trí cao, có phần hông ở phía sau to hơn bầu con trai.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai con trai hay gái: 20 điều giúp mẹ đoán chính xác 99%

Đoán giới tính thai nhi qua bụng bầu có chính xác không?

Xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái có đúng không?

Thực tế cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái theo dân gian chỉ mang tính chất hên xui thôi. Kích thước và hình dạng bụng không quyết định kích thước cũng như giới tính của em bé.

Mẹ bầu có dáng bụng to có thể là do thừa cân hoặc dư nước ối. Trong khi bụng nhỏ có thể là do nước ối ít hoặc thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, bạn nhé.

Kích thước và hình ảnh bụng bầu cho biết điều gì?

Khi bạn đã biết cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái chưa chính xác hoàn toàn. Thì bạn cần biết thêm những yếu tố gây ảnh hưởng đến hình dáng của bụng bầu sau:

  • Hình dáng bụng bầu có thể thay đổi do các hoạt động của thai nhi. Từ tam cá nguyệt thứ hai, em bé có thể biết cử động và bắt đầu di chuyển trong bụng.
  • Vào cuối của thai kỳ, đầu thai nhi sẽ di chuyển xuống xương chậu, khiến bụng trông to hơn ở phía dưới. Điều này có thể khiến cho dáng bụng bầu thay đổi.
  • Lần mang thai đầu tiên sẽ có vòng bụng nhỏ gọn hơn do các cơ bụng chưa được giãn ra trước đó. Vì thế bụng bầu sẽ nhỏ gọn hơn những lần mang thai tiếp theo.
  • Mang thai lần thứ hai trở đi sẽ có bụng lớn hơn. Điều này do lần mang thai đầu tiên có thể đã kéo căng cơ bụng. Trừ khi bạn đang tập thể dục hoặc là một vận động viên, thì cơ bắp của sẽ có cơ bụng săn chắc.
  • Lượng nước ối quyết định kích thước của bụng bầu. Trong suốt thai kỳ, chỉ số nước ối luôn thay đổi. Chỉ số trung bình của nước ối trong thai kỳ bình thường cao hơn trong tam cá nguyệt thứ hai, trong khi tương đối ít hơn trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Chiều cao của người mẹ quyết định hình dáng bụng bầu. Mẹ bầu có dáng người cao sẽ có nhiều không gian hơn để thai nhi phát triển. Vì vậy, thai nhi lớn lên, bụng sẽ hướng lên trên chứ không hướng ra ngoài. Mặt khác, phụ nữ thấp hơn sẽ có ít không gian cho em bé nên bụng bầu bị đẩy ra ngoài chứ không hướng lên trên.

Các nào yếu tố quyết định giới tính thai nhi?

Việc xem dáng hình ảnh bụng con trai và con gái không đúng thì cách nào giúp quyết định giới tính thai nhi? Thực tế, giới tính của em bé được xác định tại thời điểm thụ tinh.

Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của em bé, chỉ có 2-1 từ tinh trùng và 1 từ trứng quyết định giới tính của em bé. Chúng được gọi là nhiễm sắc thể giới tính. 

Mỗi quả trứng đều có nhiễm sắc thể giới tính X; một tinh trùng có thể có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có nhiễm sắc thể X, em bé là nữ; nếu nó có nhiễm sắc thể Y, đứa trẻ sẽ là con trai.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn ngọt là trai hay gái? Dấu hiệu nghén ngọt chính xác hay không?

Phương pháp xem giới tính thai nhi theo khoa học

Ngoài xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái, bạn có thể đoán giới tính thai nhi qua tim thai
Ngoài xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái, bạn có thể đoán giới tính thai nhi qua tim thai

Hình ảnh bụng bầu con trai và con gái chỉ mang tính chất hên xui. Để biết giới tính thai nhi thì khoa học có thể đoán qua các yếu tố sau:

  • Siêu âm sẽ giúp quan sát bộ phận sinh dục của thai nhi. Từ đó, bạn có thể biết bản thân đang mang thai con trai hay con gái.
  • Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) cũng có thể xác định giới tính thai nhi, thông qua khảo sát ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ.xét nghiệm NIPT phát hiện sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y có trong giới tính nam, là nhiễm sắc thể không có ở tế bào mẹ. Vai trò của những xét nghiệm này quan trọng nhất vẫn là để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi, không nên sử dụng nó chỉ vì mục đích biết sớm giới tính thai.

[inline_article id=267579]

Như vậy bạn đã biết cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái theo ông bà xưa không có căn cứ khoa học. Vì hình ảnh bụng bầu con trai và con gái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tốt nhất, bạn nên đi siêu âm để biết được chính xác giới tính của thai nhi nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và các vấn đề về sàn chậu khiến vùng âm đạo trở nên “khó thở” hơn bao giờ hết. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà bầu có nên xông vùng kín không trong bài viết dưới đây nhé.

Xông hơi vùng kín có tác dụng gì?

Xông hơi âm đạo là một phương thuốc tự nhiên lâu đời được cho là có tác dụng làm sạch âm đạo và tử cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và đầy hơi, đặc biệt là tác dụng làm giảm ngứa vùng kín. Ngoài ra, nhiều phụ nữ cũng xông hơi vùng kín sau khi sinh con để se khít âm đạo, chủ đề này sẽ được bàn luận trong một bài viết khác. Vậy bà bầu có nên xông vùng kín không? Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết của phương pháp này trong thai kỳ để tránh gây nhầm lẫn.

Bà bầu có nên xông vùng kín không?

Xông hơi âm đạo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại vì 6 lý do sau:

1. Bà bầu xông vùng kín dễ bị bỏng 

Vùng da âm hộ của mẹ rất mỏng manh, nhạy cảm và có thể bị bỏng trước hơi nóng khi xông.

2. Nguy cơ bị viêm âm đạo

Việc để âm đạo tiếp xúc với hơi nước và các loại thảo mộc có mùi thơm có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo và gây ra bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men.

3. Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên

Âm đạo là cơ quan có khả năng tự làm sạch. Vì vậy, việc xông hơi, thụt rửa bằng các chất tẩy rửa khác là không cần thiết nên không được khuyến khích và thậm chí gây hại vì có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên.

4. Bị nhiễm trùng âm đạo

Thêm một câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên xông vùng kín không đó là nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo khi xông “cô bé” sai cách.

Ghế xông âm đạo hoặc các thiết bị liên quan khác nếu không được làm sạch cẩn thận có thể tạo ra vi khuẩn có hại dẫn đến nhiễm trùng âm đạo. 

bà bầu xông vùn kín dễ bị nhiễm trùng âm đạo

5. Mắc các biến chứng thai kỳ

Tiến sĩ Crawford nhấn mạnh rằng, nhiệt độ quá cao có thể gây ra các biến chứng, thậm chí dị tật bẩm sinh cho bé nếu mẹ lỡ xông hơi khi mang thai.

6. Bà bầu xông vùng kín có nguy cơ sảy thai 

Trường hợp mẹ xông hơi nước khi mang thai và sử dụng hơi nước có chứa thảo mộc trên âm đạo thì cực kỳ nguy hiểm vì một số loại thảo mộc có thể gây sảy thai. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi. 

Hơn nữa, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi khô và đệm sưởi xung quanh xương chậu vì những lý do tương tự như trên.

[key-takeaways title=””]

Với băn khoăn bà bầu có nên xông vùng kín không thì câu trả lời là không.

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, không có bất kỳ hướng dẫn thực hành nào về việc xông hơi âm đạo trong thai kỳ, việc tiến hành nó nên được tham khảo ý kiến chuyên gia, hay cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa: Xông kèm với loại thảo mộc phù hợp với nhiệt độ, tần suất xông an toàn, vệ sinh khi xông và một quy trình được đảm bảo… 

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Cách giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín

Tình trạng ngứa vùng kín khiến mẹ cực kỳ khó chịu và gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy có cách nào giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín không?

1. Chỉ dùng nước để rửa âm đạo

Tiến sĩ Crawford khuyên rằng: “Để âm đạo luôn khỏe mạnh, bạn cần phải duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. “Bạn cũng không nên làm sạch âm đạo bằng xà phòng, thụt rửa hoặc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm. Bạn chỉ dùng nước.”

Nếu mẹ đang bị đau, tiết dịch, có mùi hoặc khô âm đạo, mẹ hãy đi khám ngay vì khả năng cao mẹ đang mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo.

2. Ăn sữa chua

Sữa chua giúp duy trì cân bằng độ pH trong cơ thể (chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp), từ đó, hỗ trợ giảm ngứa vùng kín khi mang thai.

bà bầu nên ăn sữa chua để giảm ngứa vùng kín

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn sữa chua lạnh không? Coi chừng sữa chua thành độc dược

3. Quần áo thoải mái

Bí mật bà bầu có nên xông vùng kín không đã được “bật mí”. Vì thế, để giảm ngứa mẹ hãy mặc quần áo thoải mái.

Có rất nhiều mẫu đầm thời trang dành cho bà bầu trên thị trường. Mẹ hãy chọn cho mình những chiếc đầm phù hợp và thoải mái để mặc trong thai kỳ nhé.

4. Chọn đồ lót phù hợp

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nặng hơn. Nếu được, mẹ không cần mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.

5. Kem chống ngứa

Mẹ có thể mua dùng những loại kem hỗ trợ làm dịu cảm giác ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Chườm lạnh

Mẹ hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen với nhiệt độ phù hợp.

Với thắc mắc bà bầu có được xông hơi không hay bà bầu có nên xông vùng kín không, mẹ hẳn tin rằng các loại thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên nên sẽ có lợi, tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng thảo mộc để xông trực tiếp, chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng, gây dị ứng âm đạo cho mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được những kiến thức bổ ích về việc xông hơi khi mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bộ phận sinh dục thai nhi tuần 16 phát triển như thế nào?

Vào tuần 16, bộ phận sinh dục thai nhi phát triển ra sao? Trước tiên, hãy tìm hiểu điều gì quyết định giới tính cho thai nhi.

Điều gì quyết định giới tính cho thai nhi?

Vào tuần 16, mẹ bầu đã chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Lúc này, thai nhi 16 tuần đã dài khoảng 11,43cm tính từ đầu đến mông, tương đương với kích thước của một quả cam vàng. Trọng lượng khoảng 100g.

Vậy giai đoạn này bộ phận sinh dục thai nhi 16 đã phát triển chưa? Thực tế, giới tính của thai nhi đã được quyết định từ khi thụ tinh. Nhưng giới tính của phôi không thể phân biệt được trong 6 tuần đầu tiên của quá trình phát triển.

Các đặc điểm của cơ quan sinh dục nam hoặc nữ thường có thể được nhận ra vào tuần thứ 12 của quá trình phát triển. Vì thế, vào tuần 16 bộ phận sinh dục của thai nhi đã hình thành rõ ràng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bắt mạch biết trai hay gái, cách đoán giới tính thai nhi xưa liệu có chính xác?

Bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần phát triển ra sao?

Bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần phát triển ra sao?

Trong quá trình phát triển bình thường, cả hai cặp ống sinh dục đều có mặt. Tuy nhiên, sự hình thành bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần sẽ khác nhau như sau:

  • Ở phôi bé gái, các ống cận trung thận  (ống mullerian) phát triển thành hầu hết đường sinh dục nữ, bao gồm vòi tử cung, tử cung và một phần của ống âm đạo.
  • Ở phôi bé trai, tinh hoàn tiết ra chất ức chế mullerian, ngăn chặn sự phát triển của các ống  cận trung thận. Thay vào đó, các ống trung thận phát triển thành mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và ống phóng tinh.

Sau đó, vào tuần thứ 28 bộ phận sinh dục của thai nhi sẽ có buồng trứng và tinh hoàn phát triển trong bụng và đi xuống vị trí định hình giới trước khi sinh. Với em bé trai sẽ có tinh hoàn đi xuống từ bụng vào bìu vào khoảng tuần thứ 28 của quá trình phát triển. Như vậy, trước khi sinh thì bộ phận sinh dục của thai nhi đã được định hình rõ ràng.

Phương pháp nào giúp chẩn đoán giới tính thai nhi?

Sau khi bạn đã biết bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần phát triển thế nào; thì bạn cũng nên biết thêm các phương pháp y khoa giúp chẩn đoán giới tính thai nhi chính xác dưới đây.

  • Xét nghiệm xâm lấn: Sử dụng lấy mẫu lông nhung màng đệm (sinh thiết gai rau) từ tuần 11 hoặc chọc ối vào tuần 15 cũng giúp xác định được giới tính thai nhi. Nhưng cả hai kỹ thuật này đều có nguy cơ sảy thai khoảng 1%.
  • Siêu âm là phương pháp truyền thống được sử dụng để xác định giới tính thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 việc theo dõi bộ phận sinh dục của thai nhi qua siêu âm thường khá chính xác.

Ngoài ra, chúng ta cũng thường nghe thấy các mẹ truyền tai nhau những dấu hiệu mang thai con trai hay gái theo dân gian như:

chẩn đoán giới tính thai nhi qua màu nước tiểu

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai con trai sớm nhất

Yếu tố ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi

Như vậy, bạn đã biết rất rõ thai nhi 16 tuần có bộ phận sinh dục hình thành như thế nào. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục thai nhi tuần 16 như:

  • Bé gái có quá nhiều nội tiết tố nam (nam hóa) nên hình thành dương vật nhỏ.
  • Bé trai có dương vật nhỏ bất thường trông giống như âm vật của phụ nữ. Điều này do em bé không có đủ nội tiết tố nam hoặc không tạo ra nội tiết tố nam.
  • Đột biến ở một số gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thai nhi và khiến bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần hình thành không được rõ ràng.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai con gái trong 3 tháng đầu

Liên giới tính (intersex) là trường hợp gì?

Liên quan đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần; bạn nên tìm hiểu thêm về hiện tượng liên giới tính (intersex) với các trường hợp sau:

  • Người liên giới tính sẽ có bộ phận sinh dục không rõ ràng. Chẳng hạn như, một người có cả mô buồng trứng và mô tinh hoàn.
  • Người thuộc liên giới tính khác có sự kết hợp của các nhiễm sắc thể khác với XY (giới tính nam) và XX (giới tính nữ) mà hình thành với nhiễm sắc thể XXY.
  • Người được sinh ra với bộ phận sinh dục ngoài thuộc giới tính nam/nữ điển hình. Nhưng các cơ quan nội tạng hoặc nội tiết tố của họ thì ngược lại. Như nam lại có nội tiết tố hoặc bộ phận sinh sản bên trong là của nữ.

[inline_article id=267014]

Như vậy bạn đã được có thêm nhiều thông tin về việc hình thành giới tính cũng như bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần. Giai đoạn này, khi siêu âm mẹ đã có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của thai nhi rõ ràng. Nhưng phải đến tuần 28 thì bộ phận sinh dục của thai nhi 16 tuần mới được hoàn thiện.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ biết gì về chiều dài bàn chân thai nhi (FT) theo tuần tuổi?

Không để mẹ phải chờ lâu hơn nữa, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby để hiểu rõ hơn về chỉ số chiều dài bàn chân của thai nhi này nhé.

Chỉ số chiều dài bàn chân thai nhi là gì?

Chiều dài bàn chân của thai nhi là chiều dài dài nhất trong trục dài của bàn chân thai nhi, được đo từ đầu sau cùng của bàn chân đến cuối ngón chân thứ nhất hoặc thứ hai, tùy theo ngón chân nào dài hơn. 

Mối tương quan đã được xác nhận bởi các nghiên cứu trong tử cung hoặc ở trẻ sơ sinh. Tuy có ít thông tin về mối tương quan giữa chiều dài bàn chân với các thông số khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các thông tin này cùng với những chỉ số khác có thể giúp dự báo được những bất thường của thai nhi. ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

Hơn nữa, việc đánh giá chính xác tuổi thai và sự phát triển của thai bằng siêu âm là điều bắt buộc để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi kết quả siêu âm sẽ cung cấp một phương pháp đáng tin cậy để ước tính tuổi thai. Từ đó, mẹ dễ dàng theo dõi:

  • Sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ 
  • Xác định các tình trạng có nguy cơ cao như sinh non hoặc hạn chế tăng trưởng ở trẻ sơ sinh. 

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài bàn chân thai nhi?

Chiều dài bàn chân của thai nhi đo trên siêu âm có sự liên quan với tuổi thai. Một nghiên cứu có tên “Liệu chiều dài bàn chân có báo hiệu sự phát triển bất thường của thai nhi?”, đã chỉ ra rằng, chiều dài bàn chân của bé có thể bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế tăng trưởng cũng như trạng thái tăng trưởng nhanh của thai nhi. 

Mặc dù chiều dài bàn chân cũng giúp mẹ biết tuổi thai, tuy nhiên, mẹ nên nắm rõ những hạn chế khi dùng chiều dài bàn chân để đánh giá tuổi thai, đặc biệt là ở những thai nhi có bất thường về tăng trưởng. Hiện tại, các khuyến cáo về sản khoa hướng dẫn xác định tuổi thai đều dựa trên các chỉ số khác (không phải chiều dài bàn chân thai nhi).

>>Mẹ có thể tham khảo: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

Chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần

Dưới đây là các chỉ số cụ thể về chiều dài bàn chân thai nhi theo tuần để mẹ tham khảo:

Tuổi thai theo tuần thai Chiều dài bàn chân thai nhi (± độ lệch chuẩn)
15 17.50 ± 1.29
16 19.75 ± 0.50
17 20.00 ± 0.81
18 22.60 ± 2.96
19 25.75 ± 0.50
20 26.66 ± 1.96
21 28.00 ± 0.81
22 30.20 ± 1.09
23 32.50 ± 1.00
24 34.80 ± 0.83
25 35.75 ± 0.50
26 35.75 ± 0.50
27 36.25 ± 2.06
28 37.33 ± 1.21
29 41.20 ± 1.09
30 43.40 ± 1.34
31 45.50 ± 2.38
32 47.00 ± 2.00
33 49.00 ± 3.46
34 51.25 ± 0.95
35 58.75 ± 4.78
36 64.40 ± 3.28

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân thai nhi và chiều dài xương đùi

Theo đó, phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản đã cho thấy tuyến tính như sau:

– Mối quan hệ giữa chiều dài bàn chân và tuổi thai có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 2.180 x Tuổi thai (tuần) – 7.156]

– Mối quan hệ tuyến tính giữa chiều dài bàn chân và chiều dài xương đùi có mức độ tương quan cao, được thể hiện qua công thức:

[Chiều dài bàn chân (mm) = 0,841 x Chiều dài xương đùi (mm) + 9,972] 

[key-takeaways title=””]

Như vậy, tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân gần như không đổi trong thời kỳ mang thai. Tỷ lệ chiều dài xương đùi so với chiều dài bàn chân xấp xỉ 1 và tỷ lệ < 0,92 sẽ được sử dụng để phát hiện hầu hết các trường hợp loạn sản.

Ngoài ra, tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chiều dài bàn chân có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với  tỷ lệ chiều dài xương đùi trên chu vi bụng tăng theo tuổi thai.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi tính tuổi thai bằng chiều dài bàn chân

Chiều dài bàn chân của bé tương quan tuyến tính với các phép đo khác của thai nhi. Cụ thể, đường kính lưỡng đỉnh (BPD), vòng đầu (HC), chu vi vòng bụng (AC), chiều dài xương đùi (FL), chiều dài mông (CRL) tăng tuyến tính với tuổi thai khi thai được 10–16 tuần. 

Hiện tại, chưa có khuyến cáo hướng dẫn sử dụng chiều dài bàn chân thai nhi trên siêu âm để xác định tuổi thai và đây cũng không phải là một chỉ số sinh trắc được thực hiện thường quy. Do đó, mẹ không nên quá quan tâm vào chỉ số này một cách đơn độcc nhé. Khi khám thai và siêu âm, bác sĩ sẽ khảo sát một cách có hệ thống các chỉ số cần thiết để đánh giá tăng trưởng và phát triển của con.

Tỷ lệ xương đùi và chiều dài bàn chân của bé giúp phân biệt thai nhi bị ngắn chi do loạn sản, hay ngắn chi do yếu tố thể chất hay do thai chậm phát triển trong tử cung và giúp ích bác sĩ trong việc phát hiện các bất thường.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần bạn đã biết chưa?

Với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì việc chậm kinh thường được cho là dấu hiệu mang thai thai sớm. Khi chị em nhận ra bản thân bị chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Vậy bạn hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này trong phần dưới đây của bài viết nhé!

Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần?

Chậm kinh thường được biết đến là dấu hiệu mang thai sớm nhất và dễ nhận biết nhất. Vậy chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Đây cũng là câu hỏi được nhiều phụ nữ rất quan tâm về cách tính tuổi thai. Việc tính tuổi thai sẽ dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.

Thời gian mang thai của người phụ nữ được đo bằng “tuổi thai”. Tuổi thai bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng (last menstrual period – LMP).

Nhưng vì tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối cùng, trước khoảng 2 tuần so với thời điểm rụng trứng, trước khoảng hơn 3 tuần so với thời điểm phôi bắt đầu làm tổ vào niêm mạc tử cung (đối với kỳ kinh đều 28-30 ngày). Nên thời gian mang thai của bạn sẽ kéo dài 40 tuần kể từ ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh cuối cùng.

Như vậy, chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Dựa trên cách tính trên thì bạn đã có thai được hơn 5 tuần nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tính tuổi thai chuẩn như bác sĩ, đúng khỏi bàn

Cách tính tuổi thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày, thì cách tính tuổi thai sẽ là như sau: 

  • Chậm kinh 1 tuần tức là thai được 5 tuần
  • Chậm kinh 2 tuần tức là thai được 6 tuần
  • Chậm kinh 3 tuần tức là thai được 7 tuần
  • Chậm kinh 4 tuần tức là thai được 8 tuần,
  • Chậm kinh 5 tuần tức là thai được 9 tuần.

Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần?

Chậm kinh bao lâu thì thai vào tổ?

Sau khi bạn đã biết chậm kinh 10 ngày thì thai vào được bao nhiêu tuần rồi; thì bạn cũng nên biết thêm về việc chậm kinh bao lâu thì thai vào tổ. Thông thường, khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu ngày có kinh đầu tiênsẽ đến ngày rụng trứng (chu kỳ 28 ngày).

Nếu trứng rụng gặp tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Khoảng 6-7 ngày sau khi thụ tinh, trứng sẽ vào buồng và tiếp cận niêm mạc tử cung, vùi mình vào niêm mạc và phá vỡ các mạch máu tử cung, vào tiết hCG vào máu mẹ khoảng ngày 10-11 sau thụ tinh.

Vậy thời điểm thai làm tổ thành công vào niêm mạc tử cung và tiết hCG vào máu mẹ cũng gần với thời điểm sắp có kinh. Tức là khi thai vào tổ, bạn chưa nhận biết có sự trễ kinh, mãi cho đến ngày dự kiến mà không có kinh, sau đó bạn mới biết được.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có biết sự phát triển của thai 5 tuần tuổi như thế nào không?

Phân biệt chậm kinh bình thường và chậm kinh có thai

Phân biệt chậm kinh bình thường và chậm kinh có thai

Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần đã được MarryBaby giải đáp. Nhưng để bạn có thể phân biệt được dấu hiệu chậm kinh do mang thai và chậm kinh bình thường; bạn cần để ý xem bản thân có kèm thêm các dấu hiệu mang thai khác dưới đây không nhé.

  • Bầu ngực có cảm giác cương tức nhẹ: Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của bạn nhạy cảm và đau nhức.
  • Mệt mỏi: Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ hormone progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể góp phần gây ra mệt mỏi.
  • Buồn nôn: Ốm nghén, có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mang thai, thường đạt đỉnh ở cuối tháng thứ 2.
  • Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai cũng có thể khiến bạn dễ xúc động và khóc một cách bất thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai, khiến thận phải lọc nhiều hơn..
  • Đầy bụng: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, tương tự như cảm giác khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt mẹ biết không?

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy thêm các dấu hiệu như máu báo thai, nghẹt mũi, tăng thân nhiệt, táo bón, thay đổi mùi vị, đau bụng khi mang thai

[inline_article id=313110]

Như vậy bạn đã biết chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần rồi phải không? Nếu tính theo chu kỳ kinh nguyệt thì lúc này bạn đã có thai hơn 5 tuần. Nhưng để chính xác nhất, bạn nên đi siêu âm thai kì để bác sĩ chẩn đoán cho bạn nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không và cách điều trị như thế nào?

Thai nhi đầu to có nghĩa là đầu của thai nhi to hơn những thai nhi khác cùng tuổi và cùng giới tính. Tình trạng này có thể báo hiệu cho các biến chứng như não to, chảy máu não, ứ dịch trong não và rối loạn di truyền. Đầu to cũng gặp ở những thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ tương ứng với nguyên nhân gây bất thường.

Tình trạng thai nhi đầu to là gì?

Thuật ngữ macrocephaly có nghĩa là “đầu to”. Thai nhi mắc chứng đầu to có chu vi vòng đầu lớn hơn nhiều so với những thai nhi khác cùng độ tuổi thai và giới tính. Về mặt kỹ thuật, chu vi vòng đầu của thai nhi đầu to (số đo xung quanh phần rộng nhất của đầu) lớn hơn bách phân vị thứ 97. Điều này có nghĩa là đầu của thai nhi lớn hơn 97% thai nhi cùng độ tuổi và giới tính.

Thai nhi đầu to cần phải được can thiệp điều trị. Tuy nhiên, kích thước vòng đầu lớn có thể là một vấn đề di truyền trong gia đình nên chứng này vô hại và không cần phải điều trị. Đây được gọi là chứng đầu to gia đình lành tính.

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Kích thước vòng đầu của thai nhi là bao nhiêu?

Tìm hiểu về kích thước vòng đầu của thai nhi cũng là tiền đề để mẹ nắm được “thai nhi đầu to có sao không”. Hiện tại, dân số Việt Nam chưa có bảng tham chiếu về chu vi vòng đầu thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng chu vi vòng đầu (HC) của thai nhi từ 16 tuần theo Hadlock, đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều cơ sở tại Việt Nam. Mẹ bầu lưu ý là bảng số liệu chỉ mang tính chất tham khảo nhé.

  • Tuần 16: 124,4 mm
  • Tuần 16.5: 131,2 mm
  • Tuần 17: 137,9 mm
  • Tuần 17.5: 144,5 mm
  • Tuần 18: 151,1 mm
  • Tuần 18.5: 157,7 mm
  • Tuần 19: 164,1 mm
  • Tuần 19.5: 170,5 mm
  • Tuần 20: 176,8 mm
  • Tuần 20.5: 183,0 mm
  • Tuần 21: 189,2 mm
  • Tuần 21.5: 195,3 mm
  • Tuần 22: 201,3 mm
  • Tuần 22.5: 207,2 mm
  • Tuần 23: 213,0 mm
  • Tuần 23.5: 218,7 mm
  • Tuần 24: 224,4 mm
  • Tuần 24.5: 229,9 mm
  • Tuần 25: 235,4 mm
  • Tuần 25.5: 240,8 mm
  • Tuần 26: 246,0 mm
  • Tuần 26.5: 251,2 mm
  • Tuần 27: 256,2 mm
  • Tuần 27.5: 261,2 mm
  • Tuần 28: 266,1 mm
  • Tuần 28.5: 270,8 mm
  • Tuần 29: 275,5 mm
  • Tuần 29.5: 280,0 mm
  • Tuần 30: 284,4 mm
  • Tuần 30.5: 288,7 mm
  • Tuần 31: 292,9 mm
  • Tuần 31.5: 297,0 mm
  • Tuần 32: 300,9 mm
  • Tuần 32.5: 304,7 mm
  • Tuần 33: 308,4 mm
  • Tuần 33.5: 312,0 mm
  • Tuần 34: 315,5 mm
  • Tuần 34.5: 318,8 mm
  • Tuần 35: 322 mm
  • Tuần 35.5: 325 mm
  • Tuần 36: 327,9 mm
  • Tuần 36.5: 330, 7 mm
  • Tuần 37: 333,3 mm
  • Tuần 37.5: 335,8 mm
  • Tuần 38: 338,2 mm
  • Tuần 38,5: 340,4 mm
  • Tuần 39: 342,5 mm
  • Tuần 39,5: 344,4 mm
  • Tuần 40: 346,1 mm
  • Tuần 40.5: 347,7 mm
  • Tuần 41: 349,2 mm
  • Tuần 41.5: 350,5 mm
  • Tuần 42: 351,6 mm

>>Xem thêm: CRL trong siêu âm thai là gì? Thay đổi ra sao theo tuần tuổi và cách cải thiện cho mẹ!

Nguyên nhân khiến thai nhi đầu to

Nguyên nhân của tình trạng này có thể trải đều từ lành tính (vô hại) đến nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bé bị u não
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Chảy máu trong não, do dị dạng động tĩnh mạch
  • Sự phát triển quá mức của xương sọ (cranial hyperostosis)
  • Máu tụ mãn tính: Tụ máu là những túi máu có thể do chấn thương đầu do lực tác động, chẳng hạn như do ngã hoặc lắc.
  • Nhiễm trùng não như viêm màng não, viêm não hoặc áp xe
  • Rối loạn di truyền bao gồm: Chứng loạn sản sụn, Hội chứng X dễ vỡ, U xơ thần kinh loại 1, hội chứng khối u hamartoma PTEN (bao gồm hội chứng Cowden), hội chứng Gorlin và hội chứng Greig cephalopolysyndactyly

>>Xem thêm: Giãn não thất ở thai nhi: Dị tật nguy hiểm mẹ phải lưu ý ngay!

Thai nhi đầu to có sao không?

Thai nhi đầu to có sao không?

“Thai nhi đầu to có sao không” có lẽ là băn khoăn lớn nhất của mẹ bầu. Đầu to ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Khiến bé chậm phát triển.
  • Co giật và động kinh.
  • Chức năng não bất thường.
  • Nén thân não do bộ não quá khổ không có đủ chỗ trong hộp sọ của bé.
  • Não úng thủy, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng.

>>Xem thêm: Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Bên cạnh băn khoăn “thai nhi đầu to có sao không”, một nỗi lo khác dày vò của mẹ bầu khi biết thai nhi mắc chứng đầu to là việc sinh nở có bình thường không? Chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không?

Kết quả nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chu vi đầu thai nhi đến kết quả chuyển dạ” cho thấy, so với những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu trung bình (350 mm), những phụ nữ sinh con có chu vi vòng đầu rất lớn (390 – 410 mm) có tỷ lệ được chẩn đoán chuyển dạ kéo dài cao hơn đáng kể. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn xuất hiện dấu hiệu suy thai và tình trạng suy kiệt. 

Do đó, tỷ số chênh đối với ca sinh dùng phương pháp sinh giác hút và mổ lấy thai cũng tăng lần lượt là 46% và 39% trong số các trường hợp thai nhi có chu vi vòng đầu 370 – 410 mm.

[key-takeaways title=””]

Với băn khoăn thai nhi đầu to có sao không? Có sinh thường được không? Câu trả lời là có thể nhưng khó. Theo đó, vòng đầu thai nhi lớn có liên quan đến tình trạng chuyển dạ phức tạp nên sẽ cần dùng đến các thủ thuật hỗ trợ sinh thường, thậm chí phải mổ lấy thai khẩn cấp.

[/key-takeaways]

Thai nhi đầu to có sinh thường được không?

Mẹ cần làm gì khi thai nhi đầu to hơn bình thường?

Câu trả lời cho “thai nhi đầu to có sao không” đã rõ. Vậy tình trạng này sẽ được điều trị như thế nào?

Khi phát hiện đầu thai nhi to thông qua các thăm khám và siêu âm tiền sản, bác sĩ cần kết hợp thêm các đặc điểm về hình ảnh học, tình trạng thai nhi, các tổn thương kèm theo cũng như tiền sử gia đình để có hướng giải quyết phù hợp.

Tiên lượng cho thai nhi rất khác nhau tuỳ vào từng nguyên nhân. Nếu là những bất thường nặng, có thể cần chấm sứt thai kỳ, nếu không có bất thường được phát hiện có thể tiếp tục theo dõi và đánh giá thêm sau sinh.

Khi nào chứng đầu to ở trẻ là lành tính?

  • Nếu em bé không có triệu chứng thần kinh, đang đạt các mốc phát triển và có tiền sử gia đình bị đầu to lành tính, khả năng kích thước đầu to là do di truyền từ gia đinh. Do đó, trường hợp này không cần điều trị.
  • Phì đại lành tính khoang dưới nhện ở trẻ nhũ nhi cũng là một tình trạng đầu to lành tính. Trong tình trạng này, có thêm dịch não tủy trong các vùng não của bé, nhưng không gây hại mà sẽ tự khỏi, không cần điều trị.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về trăn trở “thai nhi đầu to có sao không” hay “chu vi vòng đầu thai nhi to có sao không” của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm thông tin để hiểu rõ về chứng bệnh này, từ đó, có hướng xử lý kịp thời.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Phù tay khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trong suốt thai kỳ, chất lỏng có thể tích tụ trong các mô, thường là ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, khiến chúng sưng lên và có vẻ sưng húp, gây ra tình trạng phù nề. Không chỉ xuất hiện ở chân, tình trạng phù nề cũng xuất hiện ở tay và mặt của mẹ. 

Nguyên nhân gây phù tay khi mang thai tháng cuối

Khi mang thai, lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên, tổng lượng nước trong cơ thể có thể tăng lên tới 8 lít, khoảng hơn 33 cốc! Trong khi đó, thể tích huyết tương của mẹ tăng vọt từ 30% – 50%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tổng thể tích máu của mẹ cũng tăng theo. 

Một lượng chất lỏng sẽ nằm trong các tế bào để đảm bảo hoạt động của chúng. Phần còn lại sẽ tích tụ bên ngoài tế bào để tăng cường cung cấp oxy, loại bỏ chất thải và kiểm soát dòng điện phân. Hơn nữa, tình trạng phfu tay khi mang thai tháng cuối có nguyên nhân chủ yếu là:

  • Sự gia tăng huyết tương: Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhau thai và các cơ quan của mẹ. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, lượng máu của mẹ sẽ đạt đến mức cao nhất, gây ra tình trạng phù nề lên đến đỉnh điểm vào khoảng thời gian này.
  • Sự gia tăng nồng độ Natri: Natri ảnh hưởng đến cách cơ thể mẹ hấp thụ và xử lý nước. Do đó, dù chỉ là một sự tăng nhẹ của Natri cũng đã gây ra tình trạng phù nề, đặc biệt là phù tay khi mang thai tháng cuối.

Phù tay khi mang thai tháng cuối nguy hiểm không?

Phù tay khi mang thai tháng cuối nguy hiểm không?

Phù tay bình thường trong thai kỳ sẽ có những đặc điểm sau:

  • Thường đau nhức hơn vào cuối ngày
  • Xảy ra vào cuối thai kỳ
  • Sẽ đỡ hơn nếu mẹ nằm xuống
  • Cơn đau diễn ra từ từ
  • Cơn đau xuất hiện ở cả hai chân và tay 

[key-takeaways title=””]

Sưng phù trong thai kỳ là điều bình thường, đặc biệt là ở chân, mắt cá chân, bàn chân và ngón tay. Đối với tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối, cơn đau sẽ xuất hiện dần dần, tuy không gây hại cho mẹ và bé, nhưng nó có thể gây khó chịu. 

[/key-takeaways]

Mẹ lưu ý, nếu cơn đau do phù tay khi mang thai tháng cuối tăng lên đột ngột và dữ dội, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và cục máu đông. Do đó, mẹ nên lưu ý để giảm rủi ro mắc bệnh hoặc phát hiện sớm để điều trị trong trường hợp mắc bệnh.

>>Xem thêm: Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

1. Đối với trường hợp nghi ngờ bị tiền sản giật

Phù ở tay, chân hoặc mặt có thể đi kèm với huyết áp tăng đột biến, mẹ nhớ lưu lại các triệu chứng của tiền sản giật để sớm phát hiện và xử lý kịp thời nhé:

phù tay khi mang thai tháng cuối do nghi ngờ bị tiền sản giật

2. Đối với trường hợp nghi ngờ bị cục máu đông

Nếu vết sưng chỉ ở một chân và bắp chân có màu đỏ, mềm và nổi cục, mẹ có thể bị cục máu đông. Lúc này, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.

3. Đối với trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng ống cổ tay 

Hội chứng này có thể xảy ra khi chất lỏng quá mức chèn ép dây thần kinh giữa ở cánh tay của mẹ (dây thần kinh này mang lại cảm giác cho ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái). Vì thế, nếu mẹ bị đau, tê hoặc ngứa ran bên cạnh vết sưng ở tay và đột nhiên yếu hoặc vụng về hơn trước, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.

>>Mẹ xem thêm: Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Cách khắc phục tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối

1. Tư thế ngủ nghiêng về bên trái 

  • Mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn mang máu khử oxy từ nửa dưới cơ thể đến tâm nhĩ phải của tim.
  • Nếu mẹ nằm ngửa, điều này vô tình gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, vì thế, mẹ nên nghiêng bên trái giúp giảm trọng lượng của em bé lên gan và tĩnh mạch chủ.
  • Tuy thỉnh thoảng mẹ đổi tư thế nằm sang phải sẽ không quá nguy hiểm, nhưng mẹ vẫn nên nằm nghiêng về phía bên trái khi có thể mẹ nhé. 

2. Uống nhiều nước để giảm phù tay khi mang thai

Nghe có vẻ ngược đời, vì tích trữ nước là nguyên nhân gây ra tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối. Dẫu vậy, mẹ nên uống nhiều nước vì nước có thể giúp giảm tình trạng tích nước bằng cách đào thải ra khỏi cơ thể mẹ.

>>Mẹ xem thêm: Bà bầu uống nước vối có tốt không? Câu trả lời đầy bất ngờ dành cho bầu!

3. Thử ngâm mình trong nước

bơi lội là cách khắc phục phù tay khi mang thai tháng cuối

Tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối cũng có thể khắc phục bằng cách bơi hoặc đứng trong nước. Bởi áp lực nước bên ngoài cơ thể mẹ có thể giúp nén các mô bên trong cơ thể giúp tuôn ra các chất lỏng bị mắc kẹt.

Hơn nữa, bơi lội cũng là bài tập thể dục tuyệt vời khi mang thai. Mẹ nhớ đảm bảo những nguyên tắc bơi an toàn cho bà bầu nhé.

4. Bà bầu bị sưng ngón tay cần chú ý cách ăn mặc

Không mặc hoặc đeo bất cứ thứ gì bó sát hoặc chật ở cổ tay để giảm tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối.

5. Ăn uống điều độ và lành mạnh

Mẹ bầu thiếu Kali có thể gây sưng phù tay khi mang thai tháng cuối. Do đó, mẹ hãy thêm chuối vào thực đơn của mình nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý tránh ăn quá nhiều muối gây thừa natri và dễ dẫn đến sưng tấy.

Theo đó, mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng giàu protein nạc, trái cây và rau quả giàu vitamin và ít thực phẩm chế biến sẵn. Còn đối với vấn đề lợi tiểu nhằm đào thải bớt nước ra khỏi cơ thể, mẹ hãy thử những thực phẩm sau:

Ngoài ra, lá bắp cải ướp lạnh có thể giúp hút chất lỏng dư thừa và giảm sưng tấy. Trà bồ công anh có thể giúp cơ thể chuyển hóa chất lỏng. Mẹ cũng có thể pha trà từ rau mùi hoặc thì là. Mẹ nhớ tham khảo bác sĩ trước để chắc chắn việc uống trà thảo mộc an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

>>Mẹ xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

6. Massage để giảm phù tay khi mang thai

Massage tay bằng dầu mù tạt hoặc dầu hạt lanh có thể làm giảm sưng, phù tay khi mang thai tháng cuối hiệu quả.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối. Hy vọng những thông tin về bệnh và cách khắc phục này sẽ giúp mẹ giảm cơn đau và yên tâm đón bé chào đời trong vài tuần sắp tới.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào? 11 mẹo giúp thai nhi ngủ đúng giờ để mẹ đỡ cực khi con quấy đêm!

Mẹ bầu thường ngủ không sâu giấc vì những cử động của em bé. Vậy em bé ngủ trong bụng mẹ khi nào? Thai nhi ngủ bao lâu? Mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi

Trước khi tìm hiểu em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ nên nắm được thai nhi có ngủ không và thai nhi ngủ bao lâu.

1. Thai nhi có ngủ không?

Thời gian ngủ của thai nhi trong bụng mẹ là bao lâu? Từ tuần 38 – tuần 40, bé cưng dành gần 95% thời gian để ngủ. Đến nay, có rất ít nghiên cứu về giấc ngủ trong giai đoạn đầu phát triển bào thai vì bị giới hạn về mặt công nghệ.

Hầu hết các nghiên cứu về giấc ngủ của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ đều dựa vào việc kiểm tra chuyển động nhanh của mắt, một đặc điểm của giấc ngủ REM (REM là chuyển động nhanh của mắt). Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, các nhà khoa học bắt đầu quan sát thấy những cử động mắt nhanh đầu tiên của em bé.

2. Chu kỳ ngủ của thai nhi

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu hành vi ngủ của thai nhi. Một nghiên cứu năm 2010 về Chu kỳ ngủ-thức ở thai nhi bình thường (Sleep-wake cycles in normal fetuses) đã theo dõi nhịp tim của thai nhi và nhận thấy chu kỳ ngủ và thức của bé đều đặn. 

Theo đó, chu kỳ ngủ của thai nhi có 5 giai đoạn, được xác định bằng chuyển động của mắt, nhịp tim và chuyển động.:

  • Giai đoạn 1+2: Giấc ngủ không sâu (ru ngủ, ngủ nông) 
  • Giai đoạn 3+4: Giấc ngủ sâu (ngủ sâu, ngủ rất sâu)
  • Giai đoạn 5: Giấc ngủ REM.

Giấc ngủ REM (ngủ mơ) bắt đầu khoảng 90 phút trong một chu kỳ giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhịp thở, huyết áp và nhịp tim sẽ tăng lên, đồng thời mắt chuyển động nhanh. Đây cũng là giai đoạn mà bé có khả năng nằm mơ.

chu kỳ thức ngủ của thai nhi

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Hiểu về các phản ứng của thai nhi trong bụng mẹ là tiền đề để mẹ gỡ rối thắc mắc “em bé trọng bụng mẹ ngủ khi nào”. 

1. Hiểu về các phản ứng của thai nhi

Theo thời gian, em bé bắt đầu phản ứng với tiếng ồn, tư thế không thoải mái, tư thế ngủ và ngồi. Mẹ có thể cảm nhận những phản ứng của bé thông qua chuyển động của bé bên trong tử cung. 

Vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu quan sát và cảm nhận được một loạt các khuôn mẫu trong hành vi và chuyển động của em bé trong bụng mẹ như:

  • Những cú đá nhẹ, xoay người và ngọ nguậy
  • Cảm thấy đau ở tuần 22 và ở tuần 26
  • Di chuyển khi có bàn tay xoa lên bụng mẹ. 

Mẹ không cần quá lo lắng vì những cử động này cũng là dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh và bình thường.

2. Vậy em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

[key-takeaways title=””]

Sau khoảng tuần 18, em bé thích ngủ trong bụng mẹ khi mẹ còn thức, vì chuyển động của mẹ có thể đưa bé vào giấc ngủ. Nghĩa là, vào ban ngày, thời điểm mẹ hoạt động nhiều hơn thì đa phần em bé sẽ chuyển sang chế độ ngủ. 

Hầu hết mẹ bầu sẽ thấy bé chuyển động nhiều hơn vào ban đêm. Điều này có thể là do em bé tỉnh táo hơn vào ban đêm. Khi em bé không cảm thấy bất kỳ hoạt động nào, em bé sẽ phản ứng bằng cách cử động mạnh mẽ. Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho “em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào”.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào

Tại sao thai nhi lại hoạt động nhiều về đêm?

Sau khi đã biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ hẳn sẽ tò mò lý do em bé hoạt động nhiều vào ban đêm. Hiện nay, có 3 giả thuyết chính để giải thích cho hiện tượng này.

1. Mẹ tự cảm thấy thai nhi hoạt động nhiều về đêm

‍Các chuyển động của bé vào ban đêm bao gồm đá, rung, lắc lư hoặc lăn. Hầu hết mẹ bầu sẽ không quan sát thấy những chuyển động này trong ngày vì họ có thể bận rộn với những hoạt động khác nên không thể chú ý nhiều đến những chuyển động này.

2. Em bé trong bụng mẹ tỉnh táo hơn vào ban đêm

Thai nhi trở nên lanh lợi hơn và đá nhiều hơn những gì chúng cảm thấy từ bên ngoài. Sau khi em bé chào đời, theo bản năng, chúng sẽ bình tĩnh lại sau khi nghe những chuyển động và tiếng ồn mà mẹ hoặc những người chăm sóc chúng tạo ra. Chẳng hạn như vỗ nhẹ, đung đưa và im lặng đều là những chuyển động phổ biến giúp trẻ sơ sinh ngủ yên

Điều tương tự cũng đúng với thai nhi, thai nhi ngủ bao lâu? Thai nhi ngủ dài hơn trong thời gian ban ngoài vì chúng được đung đưa nhẹ nhàng trong bụng mẹ. Do đó, ngủ nhiều vào ban ngày sẽ khiến em bé tỉnh táo hơn vào ban đêm. 

3. Nhịp sinh học của em bé trong bụng mẹ

Nhịp sinh học ở đây là các khung giờ thức giấc và giờ ngủ tự nhiên trong khoảng thời gian 24 giờ. Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp siêu âm trong các nghiên cứu trên động vật, đã phát hiện ra rằng nhịp sinh học bình thường của thai nhi cho thấy chuyển động tăng lên vào ban đêm.

Giáo sư Lesley McCowan, trưởng khoa Sản phụ của Đại học Auckland cho biết, nếu em bé hoạt động nhiều vào ban đêm, mẹ không cần quá lo lắng vì đó là thời gian biểu của thai nhi (thời gian biểu này sẽ theo em bé cho đến khi bé chào đời), nó có thể đối nghịch với thời gian biểu của người lớn. 

Cách tập cho bé ngủ đúng giờ

Bên cạnh tìm hiểu về em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ cũng nên tập cho bé ngủ đúng giờ từ trong bụng (tức là hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm), điều này cũng sẽ giúp mẹ không bị mất ngủ vào ban đêm vì cú đạp của con. Sau đây là những mẹo mẹ có thể thử:

1. Ăn nhẹ vào ban ngày

Sau khi đã biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào rồi, mẹ muốn không bị làm phiền vào mỗi tối thì có thể thử cách này. Lượng đường trong máu của mẹ tăng đột biến cũng sẽ khiến bé di chuyển. Mẹ nhớ không nên lạm dụng đồ ngọt trong thai kỳ nhé. 

ăn nhẹ để tập cho bé ngủ đúng giờ

2. Uống gì đó mát hoặc ngọt

Mẹ có thể uống một ly nước cam ép hoặc sữa mát, vì đường tự nhiên và nhiệt độ mát lạnh của thức uống thường đủ để kích thích bé vận động.  

3. Tạo ra tiếng ồn

Biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào quan trọng, nhưng biết cách tập cho bé ngủ đúng giờ cũng quan trọng không kém. Thính giác của bé đã khá phát triển vào giữa tam cá nguyệt thứ hai. Do đó, mẹ có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, hoặc thậm chí đặt tai nghe lên bụng và mở nhạc cho bé nghe. Những hoạt động trên sẽ giúp bé bắt đầu cử động, thay vì ngủ vào ban ngày.

4. Dùng Caffein (có chừng mực)

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, mẹ bầu không được tiêu thụ quá 200 miligam (mg) caffein mỗi ngày, Nhưng nếu bạn uống một tách cà phê (8 ounce chứa trung bình 95 mg caffein), mẹ sẽ khiến em bé tỉnh táo vào ban ngày.

5. Thay đổi tư thế của mẹ 

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào? Khi mẹ đang vận động vào ban ngày và em bé trở nên cực kỳ hiếu động khi mẹ nằm ngủ. Do đó, mẹ hãy làm ngược lại để giúp bé ngủ đúng giờ. Nghĩa là nếu mẹ đang đứng, hãy nằm xuống vào ban ngày để em bé hoạt động và ngược lại.

>>Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

6. Gõ nhẹ nhàng vào em bé trong bụng

Nếu bạn có thể cảm thấy lưng hoặc mông của bé áp sát vào bụng bạn, hãy ấn nhẹ vào đó để xem bé có phản ứng với cử động hay không, em bé có thể huých lại mẹ ngay để phản ứng.

7. Tập thể dục nhẹ nhàng

Một số mẹ cho rằng, chỉ cần một đợt tập thể dục ngắn như đi bộ cũg có thể giúp đánh thức em bé trong bụng.

8. Chiếu đèn pin vào bụng mẹ 

Vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, em bé có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Do đó, một nguồn sáng chuyển động có thể khiến bé thích thú, nhưng việc bé cử động nhiều hơn thì không chắc.

9. Mẹ hãy giữ tâm trạng vui vẻ, phấn khích

Một số mẹ bầu may mắn giữ cho mình một lượng adrenaline dâng trào, giúp mẹ và bé cùng phấn khích, từ đó, bé sẽ cử động nhiều hơn.

10. Ăn thực phẩm cay

Thực phẩm cay được nhiều người rỉ tai nhau rằng có khả năng di chuyển của em bé. Tuy nhiên, mẹ lưu ý ăn nhiều đồ cay cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng khi mang thai.

11. Mẹ hãy thư giãn

Nghe có vẻ phi lý nhưng nếu mẹ massage an toàn hoặc tắm bằng nước ấm, nước xà phòng, mẹ có thể nhận thấy cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường.

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, chu kỳ thức ngủ của thai nhi cũng như cách đánh thức thai nhi để tập cho bé ngủ đúng giờ từ trong bụng mẹ.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

CRL trong siêu âm thai là gì? Thay đổi ra sao theo tuần tuổi và cách cải thiện cho mẹ!

Không để mẹ chờ lâu thêm nữa, mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì và các thay đổi theo từng tuần tuổi trong bài viết dưới đây nhé.

Chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì?

CRL (Crown Rump Length) trong tiếng anh là chiều dài đầu mông (chiều dài của thai nhi từ đầu đến mông) tính bằng đơn vị mm. Chỉ số CRL giúp bác sĩ tính được tuổi thai, từ đó xác định ngày dự sinh của mẹ. Chỉ số này cho biết rất chính xác tuổi thai trong giai đoạn đầu mang thai vì giai đoạn này có rất ít biến đổi về sinh học.

Khi nào mẹ bầu nên đo chỉ số CRL?

Chỉ số CRL thường được đo từ khi xuất hiện phôi thai trên siêu âm khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 13 -14 của thai kỳ. Khi sang tuần thứ 15, tư thế nằm của em bé đã thay đổi so với tư thế nằm cuộn tròn, do đó, bác sĩ sẽ đo các chỉ số đầu, bụng, đùi thay vì đo chiều dài đầu mông. Vậy là mẹ đã biết thời điểm bác sĩ có thể đo được chỉ số CRL sau khi biết chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì.

Ý nghĩa của chỉ số CRL đối với thai nhi

Nắm được chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì và vai trò của chỉ số này vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:

1. Chỉ số CRL giúp xác định tuổi thai

Chỉ số CRL đo được trong lần đầu tiên siêu âm sẽ là cơ sở cho những lần tính tuổi thai tiếp theo. Nhìn chung, độ chính xác của việc xác định tuổi thai bằng phương pháp siêu âm trong tam cá nguyệt đầu tiên là +/- 5 ngày (độ tin cậy khoảng 95%) mẹ nhé. Theo đó:

  • Chiều dài đầu mông để đo chính xác khi số này ≥ 10mm, nếu số này ≥ 84mm, độ chính xác sẽ giảm đi.
  • Công thức tính tuổi thai bằng chỉ số CRL: Tuổi thai (theo tuần) = Chiều dài đầu mông (cm) + 6,5

2. Chỉ số CRL giúp xác định nguy cơ thai nhi

Chỉ số CRL trong siêu âm thai thường bị tác động bởi của các yếu tố về mặt di truyền, số lượng thai, thể trạng, cân nặng và tuổi tác của mẹ. 

Theo đó, khi khám thai, bác sĩ sẽ giúp mẹ chỉ ra các nguy cơ với sức khỏe thai nhi nếu các chỉ số này có vấn đề và không nằm trong ngưỡng giá trị cho phép. Bởi lẽ chỉ số CRL sẽ liên tục thay đổi khi bé ngày càng lớn trong bụng mẹ, đồng thời phản ánh tốc độ phát triển của thai nhi.

Thế nhưng, nếu chỉ đánh giá chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì, bác sĩ sẽ không thể đánh giá toàn diện sự phát triển của bé, do đó, bác sĩ sẽ cần đo thêm các chỉ số như GA, BPD, FL, HC…

Chỉ số CRL trong siêu âm thai giúp xác định nguy cơ thai nhi

Dấu hiệu chỉ số CRL bất thường trong siêu âm thai

1. Chỉ số CRL trong siêu âm thai là dấu hiệu khả năng sảy thai

  • Khi chỉ số CRL của thai nhi vượt quá 7 mm nên khi siêu âm thai sẽ thấy được nhịp tim. Nếu không phát hiện thấy nhịp tim hoặc hoạt động của tim, mẹ có khả năng đã bị thai nghén thất bại sớm – sảy thai
  • Sảy thai trong trường hợp này sẽ không có các triệu chứng sảy thai bình thường vì nhau thai vẫn có thể tiếp tục trao đổi nội tiết tố, làm lu mờ các dấu hiệu sảy thai.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng kiểm tra chỉ số MSD (đường kính trung bình túi thai) để chẩn đoán sảy thai ở mẹ. Nếu rơi vào trường hợp MSD – CRL < 5mm, khả năng mẹ bị sảy thai ở 3 tháng đầu rất cao, ngay cả khi em bé có nhịp tim bình thường.

2. Chỉ số CRL trong siêu âm thai báo hiệu rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi

Chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì? Đây là công cụ hữu ích để chẩn đoán các bất thường nhiễm sắc thể như thể ba nhiễm sắc thể 18 (Hội chứng Edwards) và các thể ba nhiễm sắc thể (tam bội) khác liên quan đến hạn chế tăng trưởng (giảm chiều dài đầu-mông).

>>Xem thêm: Thai 4 tuần siêu âm có thấy không và siêu âm được chưa?

Dấu hiệu bình thường của chỉ số CRL trong siêu âm thai 

Chắc hẳn mẹ đang rất tò mò chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì trong từng tuần tuổi để biết bé yêu có đang an toàn không, mẹ hãy theo dõi chi tiết dưới đây nhé:

Dấu hiệu bình thường của chỉ số CRL trong siêu âm thai 

Do đó, nếu chỉ số CRL của bé nằm trong giới hạn an toàn này thì hoàn toàn bình thường mẹ nhé. 

Nếu chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi không nằm trong chuẩn giới hạn bình thường, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm lại để kiểm tra kỹ hơn. Trường hợp chỉ số CRL nhỏ hơn mức bình thường, bé có thể chậm phát triển sau khi sinh hoặc nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.  

>>Xem thêm: Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Mẹ nên làm gì để cải thiện chỉ số CRL?

Mẹ nên làm gì để cải thiện chỉ số CRL trong siêu âm thai?

Sau khi đã biết CRL là gì trong siêu âm thai rồi, mẹ hẳn rất tò mò cách để cải thiện chỉ số này. Trong suốt thai kỳ, mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 1000mg canxi theo lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI). Bởi vì:

  • Giúp em bé có xương và răng chắc khỏe
  • Hỗ trợ bé phát triển nhịp tim bình thường, dây thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh
  • Giảm nguy cơ bị đông máu ở em bé
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở mẹ: Nếu mẹ bị thiếu canxi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, em bé sẽ lấy canxi từ xương của mẹ, khiến mẹ suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương sau này.

Hiện nay, chiều cao của mỗi người không còn chỉ phụ thuộc vào gen di truyền, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thực phẩm giúp mẹ cải thiện chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì?

  • Bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo, chất đạm, rau, hoa quả tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bầu, sữa chua, phô mai)
  • Bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để cung cấp đủ protein, sắt, kẽm, ăn cá nhiều hơn ăn thịt.
  • Bổ sung các thực phẩm chức năng bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn chỉ số CRL trong siêu âm thai là gì. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin về chỉ số quan trọng này của con, từ đó, chú trọng hơn trong việc chăm sóc bản thân để mẹ và bé đều khỏe mạnh.