Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh? Lời giải đáp bất ngờ cho bà bầu

Phù chân khi mang thai hay xuống máu chân khi mang thai là một tình trạng mang đến nhiều khó khăn cho bà bầu trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn rất khó di chuyển. Vậy bà bầu phù chân mấy lần thì sinh để bạn nhẹ mối lo đây? Bài viết này, MarryBaby và bạn sẽ tìm hiểu vấn đề này nhé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai

Hầu hết, tất cả các thai phụ đều trải qua tình trạng phù chân khi mang thai. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xuống máu chân khi mang thai trước khi tìm hiểu vấn đề “bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh?”

Dưới đây là những lý do khiến cho hầu hết các bà bầu đều bị phù chân khi mang thai:

  • Lưu lượng máu tăng cao: Trong suốt thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều máu hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển. 
  • Sự phát triển của thai nhi: Khi thai nhi ngày càng lớn lên, tử cung giãn ra rồi đè lên các tĩnh mạch làm ngăn trở dòng máu từ chân tuần hoàn về tim.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho thành tĩnh mạch trong cơ thể mềm ra dẫn đến khó hoạt động như bình thường hơn.

[key-takeaways title=””]

3 lý do ở trên chính là nguyên nhân dẫn đến phù chân khi mang thai. Hơn nữa, các điều trên có thể khiến cho một lượng máu rất ít rò rỉ qua các mạch máu nhỏ vào các mô dẫn đến sưng phù chân tay khi mang thai.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, nguyên nhân làm máu xuống chân còn do các lý do như: 

  • Ăn kiêng
  • Uống không đủ nước
  • Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu

Tuy nhiên, với những bà bầu thường xuyên vận động cũng có thể bị sưng chân khi mang thai. Điều này có thể do tử cung giãn ra khi thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép lên tĩnh mạch chủ dẫn đến cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim. 

>> Bạn có thể xem thêm: Có cần thiết bổ sung viên sắt dạng uống cho mẹ bầu?

Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?
Bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con?

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh con?

[quotation title=””]

Nhiều bà bầu truyền tai nhau rằng nếu bị phù chân 3 lần trong tháng cuối thai kỳ thì sẽ sinh con trong tầm 1-2 tuần sau đó.

[/quotation]

Vậy bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh con? Quan điểm trên chỉ được truyền lại từ dân gian ngày xưa và chưa được kiểm chứng khoa học nên không đáng tin cậy. Thực tế, có nhiều bà bầu chưa từng trải qua tình trạng trên nhưng cũng vẫn sinh con như bình thường. Do đó, chúng ta không có con số cụ thể để trả lời cho vấn đề này.

Tình trạng phù chân khi mang thai có thể trở nên nặng nhất khi bạn bước vào giai đoạn chuẩn bị đến ngày chuyển dạ sinh nở. Bởi vì, giai đoạn này thai nhi đã ngày càng lớn hơn, lượng máu tăng cao hơn, sự thay đổi nội tiết diễn ra nhiều hơn,… 

Để biết được khi nào chuẩn bị đi sinh, bạn nên để ý những thay đổi của cơ thể dựa vào các dấu hiệu sắp sinh dưới đây:

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để thảo luận với chúng tôi về vấn đề hình ảnh bong nút nhầy tử cung và khi nào cần đến bệnh viện cùng với chủ đề “bà bầu phù chân mấy lần thì sinh?” nhé.

Phù chân khi mang thai khi nào là nguy hiểm?

Sưng chân khi mang thai
Bà bầu sưng chân mấy lần thì sinh? Khi nào là dấu hiệu nguy hiểm?

Hầu hết tình trạng sưng phù chân khi mang thai thường sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, nếu bạn bị sưng chân kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám sức khỏe ngay nhé.

  • Đau dữ dội ở dưới xương sườn 
  • Sưng tấy đột ngột ở mặt, tay hoặc chân 
  • Cảm thấy cơ thể như bị ốm hoặc nôn mửa
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội hoặc đau đầu âm ỉ không biến mất
  • Tầm nhìn có vấn đề, chẳng hạn như mờ mắt hoặc hoa mắt

[key-takeaways title=””]

Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được cấp cứu. Tình trạng tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 24-26 và giai đoạn cuối của thai kỳ.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu

Cách làm giảm phù chân ở bà bầu ở tháng cuối

Phù chân mấy lần thì sinh?
Khi nghỉ ngơi bạn nhớ gác chân lên cao để giảm sưng chân

Sau khi tìm hiểu bà bầu bị phù chân mấy lần thì sinh; chúng ta cần tìm hiểu thêm các cách làm giảm phù chân ở bà bầu dưới đây:

  • Nên gác chân lên cao khi nghỉ ngơi: Khi nghỉ ngơi, bạn hãy gác chân cao hơn hông nhất có thể.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa khi bạn đi tiểu.
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu: Nếu bạn ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ làm chân phù nặng hơn.
  • Nên mang giày và tất thoải mái: Bạn nên tránh đeo quai giày chật vì có thể gây chèn ép lên cổ chân đang sưng phù
  • Thường xuyên vận động khi mang thai: Bạn có thể chọn các loại hình vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội,…

[inline_article id=72659]

Như vậy bạn đã biết, bà bầu phù chân mấy lần thì sinh rồi phải không? Chúng ta sẽ không thể nào có câu trả lời cho vấn đề này vì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Vậy, trong trường hợp cần xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể liên quan đến giới tính của thai nhi, xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không? Trước hết, bạn cần tìm hiểu xét nghiệm double test là gì. 

Xét nghiệm double test là gì?

Double test (Double marker test hay dual marker blood test) là xét nghiệm máu sàng lọc huyết thanh – một xét nghiệm dự đoán nhằm phát hiện các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi của phụ nữ mang thai, thường được thực hiện từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.

Để làm xét nghiệm này, bác sĩ lấy máu của người mẹ mang thai, sau đó đo định lượng của β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin) và PAPP-A (protein huyết tương A) có trong máu. Nếu nồng độ β-hCG và PAPP-A cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường, điều này cho thấy có những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18 hay 21

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm double test có chính xác không? Đây chỉ là một loại xét nghiệm dự đoán nên không đưa ra kết luận chính xác thai nhi có mắc dị tật không, mà chỉ đánh giá nguy cơ của thai nhi mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể. Để xác định chắc chắn, cần phải thực hiện các xét nghiệm khác để xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán.

[/key-takeaways]

Double test thường được thực hiện kết hợp với đo độ dày da gáy (NT) và các yếu tố từ phía mẹ hay còn gọi là combined test. Combined test cho độ chính xác cao hơn Double test đơn thuần. Hiện nay, Combined test thường bao gồm cả siêu âm hình thái học quý 1 để đánh giá tổng thể sự phát triển của thai nhi. Khi phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ thảo luận với gia đình để quyết định liệu có cần thực hiện các xét nghiệm xêm lấn khác không.

[recommendation title=””]

Mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết từ cộng đồng: Ý nghĩa của xét nghiệm double test trong sàng lọc dị tật sớm cho thai nhi

[/recommendation]

Xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không?

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái không?

Nhiều người nhầm lẫn rằng xét nghiệm Double test có thể xác định giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT bởi cũng là một xét nghiệm tầm soát dị tật về di truyền. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm Double test chỉ tập trung vào việc đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21. Nó không phân tích nhiễm sắc thể giới tính, do đó không cho biết được thai nhi là trai hay gái.

[/key-takeaways]

Mặc dù Double test không thể xác định giới tính thai nhi, nhưng vẫn có một số xét nghiệm khác có thể thực hiện chức năng này, ví dụ như:

  • Xét nghiệm NIPT
  • Siêu âm thai nhi

Tuy nhiên, việc xác định giới tính thai nhi chỉ nên thực hiện khi có chỉ định y khoa, vì có thể dẫn đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính trong xã hội.

[recommendation title=””]

>> Xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không?

[/recommendation]

Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?

Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?
Xét nghiệm nào có thể cho biết giới tính thai nhi?

Xét nghiệm double test có biết được trai hay gái không thì câu trả lời là không. Song, một số xét nghiệm dưới đây có thể cho biết về giới tính thai nhi. 

  • Xét nghiệm không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing): Còn được gọi là xét nghiệm phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu của thai phụ). NIPT có thể phân tích ADN của thai nhi, bao gồm cả nhiễm sắc thể giới tính nam, giúp xác định được giới tính thai nhi.
  • Siêu âm từ tháng giữa thai kỳ: Siêu âm hình thái học quý 2 có thể giúp xác định giới tính thai nhi thông qua việc quan sát cơ quan sinh dục của em bé. Bắt đầu từ tuần 16-18 thai kỳ, siêu âm có thể cho biết giới tính thai nhi chính xác hơn.
  • Xét nghiệm sinh thiết gai nhau (Chorionic Villus Sampling – CVS) và chọc ối: Các xét nghiệm này cũng cho biết giới tính thai nhi. Lưu ý: Tuy CVS và chọc ối có thể giúp xác định giới tính thai nhi, nhưng không được thực hiện chỉ vì mục đích xác định giới tính. Đây là các xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ cao gây sảy thai hoặc nhiễm trùng, chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu chẩn đoán cụ thể về di truyền và nhiễm sắc thể của thai nhi.
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Các xét nghiệm cho biết giới tính thai
Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Các xét nghiệm cho biết giới tính thai

[inline_article id=330814]

Xét nghiệm Double test có biết được trai hay gái? Xét nghiệm Double test không thể cho bạn biết được giới tính thai nhi. Mục đích chính của xét nghiệm này là tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số phương pháp khác có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi như xét nghiệm NIPT, siêu âm thai từ quý 2…

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không?

Nếu thai nhi không tăng cân tháng cuối thì có nguy hiểm không? Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài dưới đây nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề thai nhi không tăng cân tháng cuối; chúng ta cần biết những tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA); mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi sẽ nặng khoảng 0.9kg khi được 27 tuần. Đến tuần 32, thai nhi sẽ nặng khoảng 2kg và nặng khoảng 3-4kg khi đủ tháng để chào đời (1)

Ngoài cân nặng của thai nhi, cân nặng của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:

  • Lượng nước ối
  • Khối lượng nhau thai
  • Chất lỏng trong cơ thể
  • Lượng mỡ trong cơ thể 
  • Lượng máu trong cơ thể
  • Kích thước giãn nở của tử cung 

Bạn có thể tham khảo thêm bảng cân nặng của bé trai trên cộng động MarryBaby cùng với việc tìm hiểu vấn đề thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ nhé.

Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?
Vào tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

Thai nhi không tăng cân vào tháng cuối có sao không?

Khi đi siêu âm, bác sĩ cho biết thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ sẽ khiến bạn cảm thấy rất lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp thai nhi không tăng cân nào cũng gây nguy hiểm. Nếu thai nhi không tăng cân vào tháng cuối nhưng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì không sao cả. Ngoài ra, cũng có một số thai nhi nhẹ cân là do thể trạng của ba mẹ nhỏ con.

Tuy nhiên, việc thai nhi không tăng cân tháng cuối cũng có thể do mắc phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (intrauterine growth restriction – IUGR) (2).

IUGR xảy ra khi thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng cũng như lượng oxy cần thiết để tăng trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này có thể bắt đầu xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

[key-takeaways title=””]

Tốt nhất, khi bạn nhận thấy thai nhi không tăng cân vào tháng cuối thai kỳ, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân để biết chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi. Bạn tuyệt đối đừng tự “chẩn đoán” nguyên nhân thai nhi không tăng cân vào tháng cuối để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?

Chúng ta vừa tìm hiểu thai nhi không tăng cân tháng cuối có bình thường không. Vậy Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối? Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây:

  • Trái cây và các loại hạt khô: Thực phẩm này giàu chất dinh dưỡng và các khoáng chất như sắt, kali, magiê và vitamin E.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh giàu vitamin B, canxi và khoáng chất. Loại rau họ cải này còn giúp sản xuất vitamin A trong cơ thể.
  • Quả mọng: Quả mọng có chứa chất chống oxy hóa, vitamin C và carbs an toàn. Bạn có thể sử dụng chúng để làm các món ăn nhẹ trong ngày cũng được.
  • Đậu nành: Đây là loại thực phẩm thay thế protein cho người ăn chay, có chứa sắt, chất béo lành mạnh và chất xơ cùng với các khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều prebiotic, protein và canxi tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bạn có thể ăn sữa chua cùng với yến mạch nguyên hạt hoặc trái cây.
  • Cá: Cá có chứa axit béo Omega-3 giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, cá cũng chứa protein cần thiết cho sự phát triển của da, tóc, cơ và các tế bào khác của thai nhi.
  • Trái bơ: Trái bơ là nguồn cung cấp vitamin C, folate và vitamin B6. Đây cũng là loại trái cây có chứa chất béo lành mạnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn trong thai kỳ.
  • Thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm: Trứng và thịt gà là nguồn cung cấp protein giúp tăng cân cho thai nhi. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có hàm lượng cholesterol thấp và axit béo Omega rất tốt cho thai kỳ.

[recommendation title=””]

Bí quyết tăng cân cho thai nhi tháng cuối là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Bạn không nên ăn quá ít hoặc quá nhiều bất kì nhóm dinh dưỡng nào để tránh gây mất cân bằng chất dinh dưỡng trong thai kỳ nhé.

[/recommendation]

Bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cân nặng thai nhi trên cộng đồng MarryBaby. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn vấn đề thai nhi tháng cuối không tăng cân có nguy hiểm không. 

[inline_article id=312505]

Như vậy chúng ta đã biết, thai nhi không tăng cân tháng cuối chưa hẳn là vấn đề nguy hiểm. Nếu con của bạn có cân nặng vẫn nằm trong mức tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi thì không sao. Tuy nhiên, tình trạng thai nhi không tăng cân vào tháng cuối do chậm phát triển trong tử cung thì lại là trường hợp nguy hiểm đấy nhé. Trong mọi trường hợp, bạn hãy luôn tham vấn với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đọ nhan sắc các bà bầu đẹp trong giới showbiz mang thai “rồng con”

Các bà bầu trong giới showbiz chính là một biểu tưởng về việc chăm sóc sắc đẹp và thai kỳ khỏe mạnh. Hôm nay MarryBaby sẽ cùng bạn điểm danh qua một số bà bầu đẹp trong giới showbiz nhé.

Diễn viên Phương Oanh

Hình ảnh bà bầu đẹp Phương Oanh trong những tháng cuối thai kỳ

Sau 4 tháng ăn hỏi với doanh nhân Nguyễn Hoà Bình, Phương Oanh tiết lộ mang thai đôi nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dù đang ở những tháng cuối thai kỳ với hai bé song thai; bà bầu đẹp Phương Oanh vẫn khiến người hâm mộ trầm trồ bởi phong cách thời trang bầu ấn tượng và một sắc vóc mượt mà.

Điều khiến nhiều người ngưỡng mộ là, dù mang thai song thai nhưng Phương Oanh vẫn giữ được sự năng động và trẻ trung. Nhờ vậy, Phương Oanh luôn tự tin khoe trọn vẻ đẹp rạng rỡ và phong cách thời trang độc đáo của mình. Có thể nói, Phương Oanh là một nguồn cảm hứng về hình ảnh bà bầu đẹp nhất cho các mẹ bầu hiện đại luôn muốn xinh đẹp rạng rỡ.

Diễn viên Thu Quỳnh

Bà bầu Thu Quỳnh

Mới đây, diễn viên Thu Quỳnh khiến người hâm mộ bất ngờ khi chia sẻ tin vui mang thai lần thứ 2. Bà bầu đẹp Thu Quỳnh nhận tin vui mang thai lần thứ hai đúng dịp sinh nhật tuổi 35 và dự kiến sẽ sinh vào tháng 5.

Sau khi siêu âm, nữ diễn viên xác nhận đang mang thai con gái. Dù ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, tập luyện và nghỉ ngơi để đón “Rồng con”, nhưng cô vẫn duy trì công việc ở Nhà hát Tuổi trẻ, chụp hình quảng cáo và tham dự sự kiện.

Ca sĩ Đông Nhi

Hình ảnh bà bầu đẹp Đông Nhi chia sẻ đang mang thai bé thứ hai

Vào dịp Valentine năm nay, ca sĩ Đông Nhi đã chia sẻ đang mang thai con thứ 2. Vào thời điểm đó, nữ ca sĩ sinh năm 1988 đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Bà bầu đẹp Đông Nhi chia sẻ trên trang cá nhân; “Valentine năm thứ 15 đặc biệt ý nghĩa vì gia đình nhỏ chính thức có thêm thành viên mới. Còn em bé Winnie thì phấn khích suốt 3 tháng qua vì được lên chức làm chị. Mong chờ rồng con của ba mẹ và chị Winnie”.

Trong tháng 3 vừa qua, gia đình ca sĩ Đông Nhi – Ông Cao Thẳng hạnh phúc tổ chức buổi tiệc đoán giới tính cho con. Buổi tiệc này có sự góp mặt của người thân và bạn bè thân thiết. Trong buổi tiệc vui đó, Đông Nhi đã tiết lộ giới tính của em bé thứ hai của vợ chồng cô là một bé gái. Cặp đôi cũng bày tỏ sự nôn nóng vì sắp được đón con chào đời.

Trang Nguyễn vợ Độ Mixi

Vợ chồng Độ Mixi cũng chào đón em bé thứ 3 đến với gia đình trong năm 2024. Mới đây, streamer số 1 Việt Nam đã đăng tải hình ảnh kết quả siêu âm kèm thông báo: “Thông báo nhà sắp có thêm một miệng ăn. Cảm ơn cuộc sống”.

Thông tin trên thu hút sự quan tâm của cộng đồng người hâm mộ. Vợ chồng Độ Mixi đã có 2 cậu con trai là Tùng Sói và Cáo Nhu Nhi, vì thế anh chàng quê Cao Bằng đang nóng lòng chờ đợi cô công chúa đầu tiên.

[inline_article id=307718]

Bạn có thể xem thêm các bài sau để có được nhan sắc đẹp như các sao nữ:

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt và vợ chồng có hợp nhau không?

Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Bài viết dưới đây sẽ là phần luận giải của vấn đề này.

Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 và Bính Tý 1996

Trước khi tìm hiểu chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt; chúng ta cần tìm hiểu tử vi hai tuổi của vợ chồng bạn. 

1. Tử vi tuổi Quý Dậu 1993

Những ông bố tuổi Quý Dậu sẽ có ngày sinh từ ngày 23/01/1993 đến ngày 09/02/1994. Tử vi của tuổi này được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Kiếm Phong Kim (Kiếm vàng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thủy và Thổ
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Mộc
  • Tuổi: Quý Dậu
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tam hợp: Dậu – Tỵ – Sửu 
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ

2. Tử vi tuổi Bính Tý 1996 

Những bà mẹ tuổi Bính Tý sẽ có ngày sinh từ ngày 19/02/1996 đến ngày 06/02/1997. Tử vi của tuổi này được tóm lược như phần dưới đây:

  • Mệnh: Giản Hạ Thủy (Dòng suối nhỏ chảy trong khe núi)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mệnh Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Mệnh Thổ
  • Tuổi: Bính Tý
  • Cầm tinh: Con chuột
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ

>> Bạn có thể xem thêm: Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và tốt?

Chồng tuổi Gà vợ tuổi Chuột có hợp nhau không?

Chồng tuổi Gà vợ tuổi Chuột có hợp nhau không?
Chồng tuổi Gà vợ tuổi Chuột có hợp nhau không?

Chắc hẳn các bạn cũng đang rất thắc mắc, chồng tuổi gà vợ tuổi chuột kết hôn với nhau có hợp không? Hay cụ thể hơn là, chồng 1993 và vợ 1996 có hợp không? Để đánh giá được điều này, chúng ta cần luận giải dựa trên 3 yếu tố tử vi của hai tuổi gồm Ngũ hành – Thiên can – Địa chi.

1. Ngũ hành tương sinh

Cách luận giải dựa vào yếu tố này là, chúng ta sẽ xem mệnh của vợ chồng khi kết hợp lại sẽ như thế nào. Nếu mệnh hai vợ chồng hợp nhau thì được cho là tốt (cát). Nếu hai vợ chồng khắc nhau thì được xem là xấu (hung). Và khi hai vợ chồng không hợp không khắc nhau thì là bình thường (bình hoà).

Như vậy chúng ta có chồng 1993 với mệnh Kiếm Phong Kim (mệnh Kim) và vợ 1996 có mệnh Giản Hạ Thủy (mệnh Thủy). Theo phong thủy, mệnh Kim và mệnh Thuỷ là hai mệnh tương sinh (Kim sinh Thuỷ). Do đó, hai mệnh này khi kết hợp với nhau sẽ rất tốt và cùng nhau phát triển.

2. Thiên can xung hợp 

Cách luận giải tuổi chồng 1993 và vợ 1996 có hợp nhau không cũng tương tự như yếu tố trên. Theo phong thuỷ, Thiên can là một thuật ngữ gắn liền với Địa chi để tạo thành tuổi âm lịch cho mỗi người. Chúng ta có 10 can gồm Giáp, Bính, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý.

Chúng ta có Thiên can của hai vợ chồng như sau; chồng 1993 có Thiên can là Quý và vợ 1996 có Thiên can là Bính. Đây là hai can bình hoà với nhau, không xung khắc nhau và cũng không hợp nhau. Khi kết hợp hai yếu tố này, chồng Gà vợ Chuột sẽ cân bằng nhau và hỗ trợ cho nhau.

3. Địa chi xung hợp

Yếu tố cuối cùng để xem tuổi hai vợ chồng có hợp nhau không chính là Địa chi. Theo phong thuỷ, Địa chi là một thuật ngữ tượng trưng cho 12 con giáp gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Cách luận giải trong yếu tố này cũng tương tự như hai yếu tố trên. Như vậy chúng ta có, Địa chi của chồng 1993 là Dậu và Địa chi của vợ 1996 là Tý. Dậu và Tý là hai con giáp nằm trong tứ hành xung. Khi kết hợp với nhau có thể hay khắc khẩu và tranh luận với nhau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là yếu tố nhỏ và có thể khắc chế được.

[key-takeaways title=””]

Như vậy tuổi chồng 1993 và vợ 1996 có hợp nhau không? Xét dựa trên 3 yếu tố trên chúng ta có 1 yếu tố tương hợp, 1 yếu tố bình hoà và 1 yếu tố xung khắc. Nhìn chung khi hai tuổi này kết hôn với nhau sẽ tạo ra một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, cả hai cần phải quan tâm và nhường nhịn nhau thì gia đình sẽ êm thắm hơn nhé!

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng cùng tuổi Quý Dậu có hợp nhau không?

Tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt?

Khi đánh giá tuổi chồng 1996 vợ 1993 sinh con năm nào tốt thì cũng xét theo 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi. Chúng ta sẽ đánh giá tuổi bố mẹ và con theo từng năm như sau:

1. Tuổi chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2024

chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Sinh con năm 2024 tốt không?
Bố 1993 mẹ 1996 sinh con năm nào? Sinh con năm 2024 tốt không?

1.1 Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Ba mẹ biết được tử vi của em bé 2024 sẽ dễ dàng có câu trả lời hai vợ bạn sinh con năm này có hợp không. Theo tử vi, các em bé tuổi Giáp Thìn sẽ có ngày sinh từ ngày 10/02/2024 đến ngày 28/01/2025. 

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Mộc và Thổ
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thủy
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

1.2 Chồng 1993 và vợ 1994 sinh con năm 2024 sẽ thế nào?

Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2024 có tốt không? Dưới đây là phần luận giải:

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Hoả
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Giáp
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Thìn
Đánh giá
  • Bố mẹ và con đang có mệnh tương xung với nhau. Tức là, khi kết hợp ba mệnh lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ và con tương sinh lẫn nhau. Đây là một yếu tố tốt. Khi 3 can kết hợp với nhau sẽ giúp hỗ trợ nhau phát triển. 
  • Địa chi của bố và con nằm trong lục hợp; tức là tốt.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong tam hợp; tức là tốt.

1.3 Kết luận

Như vậy, tuổi chồng 1993 và vợ 1994 sinh con năm 2024 rất tốt. Mặc dù, yếu tố Ngũ hành của 3 tuổi khi kết hợp với nhau là không tốt, song hai yếu tố còn lại sẽ giúp khắc chế lại yếu tố trên. Do đó, bố mẹ có thể sinh con năm 2024 và cần phải kết hợp sự nhường nhịn và lắng nghe nhau để gia đình được hạnh phúc hơn nhé. 

[recommendation title=””]

Bên cạnh vấn đề chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt; bạn có thể xem chi tiết tuổi Quý Dậu 1993 sinh con năm 2024 Giáp Thìn có tốt không trên MarryBaby.

[/recommendation]

2. Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2025

chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt? sinh con năm 2025
Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2025 có tốt không?

Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Vợ chồng bạn sinh con năm 2025 được không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu tử vi của em bé sinh năm 2025 nhé.

2.1 Tử vi em bé Ất Tỵ 2025

Những em bé tuổi Ất Tỵ 2025 sẽ có ngày sinh bắt đầu từ ngày 29/01/2025 đến ngày 16/02/2026. Tử vi tóm lược của các em bé Ất Tỵ như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Mộc và Thổ
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thủy
  • Tuổi: Ất Tỵ
  • Cầm tinh: Con rắn
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Tỵ – Dần – Thân – Hợi

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2025 có hợp không?

2.2 Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2025 có tốt không?

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Hỏa
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Ất
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Tỵ
Đánh giá
  • Bố mẹ và con đang có mệnh xung khắc với nhau. Tức là, khi kết hợp ba mệnh lại sẽ gây xung khắc, không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ bình hoà với Thiên can của con. Tức là  không có xung khắc nhưng cũng không quá hợp với nhau.
  • Địa chi của bố và con nằm trong tam hợp; tức là tốt.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong tứ tuyệt; tức là không tốt.

2.3 Kết luận

Bố 1993 mẹ 1996 sinh con năm nào? Bố 1993 mẹ 1996 sinh con năm 2025 được không? Nhìn chung, tuổi bố mẹ và con có 3 yếu tố kết hợp nhau rất xấu đó là Ngũ hành của bố mẹ và Địa chi của mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể sinh con năm 2025. Để khắc chế yếu tố xấu này,  bố mẹ và con cái cần phải nhường nhịn nhau nhiều hơn để gia đình được hòa thuận. 

[recommendation title=””]

Bạn có thể xem thêm về tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 là rắn con mang tài lộc cho bố mẹ khi tìm hiểu về “chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt” nhé.

[/recommendation]

3. Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2026

3.1 Tử vi em bé tuổi Bính Ngọ 2026

Tử vi em bé tuổi Bính Ngọ 2026
Tử vi em bé tuổi Bính Ngọ 2026

Những em bé sinh từ ngày 17/02/2026 đến ngày 05/02/2027 có tuổi âm lịch là Bính Ngọ. Tử vi tóm lược của các em bé Bính Ngọ như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước từ trời xuống)
  • Mệnh hợp: Mệnh Mộc và Kim
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Bính Ngọ
  • Cầm tinh: Con ngựa
  • Tam hợp: Ngọ – Dần – Tuất
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Cha mẹ muốn sinh con Bính Ngọ nên biết!

3.2 Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2026 có tốt không?

Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào là tốt? Vợ chồng Gà và Chuột sinh con năm 2026 được không? Hãy cùng MarryBaby đi đến phần luận giải nhé.

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Thủy
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Bính
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Ngọ
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ bình hoà với mệnh con; tức là không xấu cũng không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ bình hoà với Thiên can của con; tức là không tốt cũng không xấu.
  • Địa chi của bố mẹ và con cái xung khắc nhau; tức là xấu.

3.3 Kết luận

Như vậy, dựa vào 3 yếu tố trên thì bố mẹ Quý Dậu và Bính Tý sinh con vào năm 2026 vẫn được, tuổi con và tuổi ba mẹ bình hòa, không xung không khắc. Tuy địa chi của bố mẹ và con cái xung khắc nhau sẽ dễ có nhiều khắc khẩu, song ba mẹ nên uốn nắn con ngay từ khi còn nhỏ về lòng hiếu thảo để con ngoan ngoãn và biết ơn ba mẹ. 

4. Vợ chồng 1996 và 1993 sinh con năm 2027

chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt? sinh con năm 2027
Vợ chồng 1996 và 1993 sinh con năm 2027 có tốt không?

4.1 Tử vi em bé tuổi Đinh Mùi 2027

Các em bé Đinh Mùi sẽ có ngày sinh từ ngày 06/02/2026 đến ngày 25/01/2028. Tử vi tóm lược của các em bé Đinh Mùi 2027 như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Đinh Mùi
  • Cầm tinh: Con dê
  • Tam hợp: Mão – Mùi – Hợi
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

4.2 Xem tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2027 thế nào?

Tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Nếu họ sinh con năm 2027 thì có tốt không? Dưới đây là phần luận giải tóm lược:

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Thủy
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Đinh
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Mùi
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ bình hoà với mệnh con; tức là không xấu cũng không tốt.
  • Thiên can của bố mẹ và con xung khắc với nhau; tức là xấu.
  • Địa chi của bố và con là bình hoà với nhau; tức không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong nhóm lục hại; tức xấu.

4.3 Kết luận

Như vậy, xét theo 3 yếu tố trên, có 1 yếu tố tốt, 1 yếu tố không tốt, và 3 yếu tố bình hòa. Vì vậy, vợ chồng bạn vẫn có thể sinh con năm nay. 

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con theo tuổi bố mẹ để mang lại nhiều may mắn, tài lộc

5. Tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2028 

chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt? sinh con năm 2028 

5.1 Tử vi tuổi Mậu Thân 2028

Em bé tuổi Bính Thân sẽ có ngày sinh từ 26/01/2028 – 12/02/2029 (dương lịch). Tử vi của em bé như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thủy
  • Tuổi: Mậu Thân
  • Cầm tinh: Con khỉ
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

5.2 Vợ chồng 1993 và 1996 sinh con năm 2028 ra sao?

Tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Tuổi vợ chồng này sinh con năm 2028 được không? Để đánh giá chính xác, chúng ta cùng luận giải 3 tuổi này trong phần dưới đây nhé:

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Thổ
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Mậu
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Thân
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ tương khắc với mệnh con; tức là xấu.
  • Thiên can của bố mẹ khắc với Thiên can của con; tức là xấu.
  • Địa chi của bố và con là bình hoà với nhau; tức không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của mẹ và con nằm trong nhóm tam hợp; tức là tốt.

5.3 Kết luận

Dựa vào 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi, tuổi chồng 1993 và vợ 1996 có thể sinh con năm 2028. Ba tuổi này khi kết hợp sẽ mang đến cuộc sống bình ổn; nghĩa là không quá tốt cũng không quá xấu. 

6. Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2029

Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2029
Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2029

6.1 Tử vi tuổi Kỷ Dậu 2029

Em bé tuổi Kỷ Dậu sẽ có ngày sinh từ 13/02/2029 – 01/02/2030 (dương lịch). Tử vi của em bé tóm lược như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thuỷ
  • Tuổi: Kỷ Dậu
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tam hợp: Dậu – Tỵ – Sửu
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ

6.2 Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2029 có hợp không?

Vợ chồng 1993 và 1996 sinh con năm nào tốt? Đôi vợ chồng sinh con năm 2029 có được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần luận giải dưới đây nhé:

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Thổ
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Kỷ
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Dậu
Đánh giá
  • Mệnh bố tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh mẹ tương khắc với mệnh con; tức là xấu.
  • Thiên can của bố xung khắc với Thiên can của con; tức là xấu.
  • Thiên can của mẹ bình hoà với Thiên can của con; tức là không xấu cũng không tốt.
  • Địa chi của bố mẹ và con là bình hoà với nhau; tức không xấu cũng không tốt.

6.3 Kết luận

Dựa vào bảng luận giải trên, tuổi bố mẹ 1993 và 1996 có thể sinh con năm 2029. Mặc dù tuổi của bố và mẹ có những yếu tố hợp và những yếu tố khắc con nhưng nhìn chung, yếu tố tốt và bình hoà vẫn nhiều hơn. Do đó, tuổi bố mẹ và con vẫn có thể hoà hợp được với nhau. 

7. Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2030

Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2030
Chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm 2030

7.1 Tử vi tuổi Canh Tuất 2030

Tử vi của các em bé tuổi Canh Tuất 2030 được sinh ra từ ngày 02/02/2030 – 02/01/2031 (dương lịch) được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Thủy
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Hỏa
  • Tuổi: Canh Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

7.2 Luận giải tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm 2030

Chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Tuổi vợ chồng Gà và Chuột sinh con năm Chó 2030 được không? Câu trả lời sẽ nằm trong phần luận giải dưới đây:

Tiêu chí Ngũ hành Thiên can Địa chi
Bình giải
  • Bố: Mệnh Kim
  • Mẹ: Mệnh Thủy
  • Con: Mệnh Kim
  • Bố: Quý
  • Mẹ: Bính
  • Con: Canh
  • Bố: Dậu
  • Mẹ: Tý
  • Con: Tuất
Đánh giá
  • Mệnh mẹ tương sinh mệnh con; tức là tốt.
  • Mệnh bố bình hoà với mệnh của con; tức là không hợp cũng không xấu.
  • Thiên can của bố bình hoà với Thiên can của con; tức không tương sinh cũng không tương khắc.
  • Thiên can của mẹ xung khắc với Thiên can của con; tức là xấu.
  • Địa chi của bố mẹ và con là bình hoà với nhau; tức không xấu cũng không tốt.

7.3 Kết luận

Dựa vào kết quả trên, nếu chồng 1993 và vợ 1996 muốn sinh con vào năm 2030 cũng được. Ba tuổi này kết hợp với nhau đều bình thường, không quá tốt cũng không xung khắc. Chỉ cần mỗi thành viên trong gia đình học cách yêu thương, chia sẻ và lắng nghe nhau thì gia đình sẽ luôn êm ấm và hạnh phúc. 

[quotation title=””]

Như vậy chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt? Vợ chồng tuổi 1993 và 1996 nên sinh con vào năm Giáp Thìn 2024, Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Đinh Mùi 2027, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029 và Canh Tuất 2030. Trong đó, năm đẹp nhất để vợ chồng 1993 và 1996 là năm Giáp Thìn 2024.

[/quotation]

chồng 1993 vợ 1996 sinh con năm nào tốt - tổng hợp

Một số lưu ý khi chồng 1993 và vợ 1996 chọn năm sinh con

Sau khi tìm hiểu tuổi chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt và đẹp; vợ chồng bạn cũng nên lưu ý những điều sau khi lên kế hoạch sinh con:

1. Những điều nên tránh

  • Tránh sinh con vào năm có thiên tai, dịch bệnh: Nếu sinh con vào năm này, thì quá trình sinh nở sẽ gặp khó khăn trong việc lui tới đến bệnh viện. Ngoài ra, những năm thiên tai, dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bố mẹ và ngay cả thai nhi khi đang trong bụng mẹ.
  • Tránh sinh con vào năm xung khắc với tuổi của bố mẹ: Theo phong thủy, những em bé có tuổi khắc với tuổi ba mẹ sẽ khiến gia đình gặp nhiều chuyện không vui. Tuy nhiên, nếu vợ chồng bạn đã có con vào năm khắc tuổi của mình thì hãy đón nhận vì con cái là lộc Trời ban. Biết đâu món lộc ấy là mang đến điều tốt đẹp ở khía cạnh khác thì sao, phải không?
  • Tránh sinh con vào năm bố mẹ đang gặp khó khăn về kinh tế: Năm gặp khó khăn về kinh tế sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mức thu nhập và chi tiêu trong gia đình bạn. Nếu bạn sinh con vào năm này cũng sẽ phải thêm nhiều gánh nặng kinh tế cho cả hai vợ chồng. Do đó, nếu vợ chồng vẫn ổn định về kinh thì thì có thể sinh con; nhưng nếu cả hai đang bấp bênh về kinh tế thì nên hoãn việc sinh con lại nhé.

2. Những điều nên làm

  • Nên sinh con vào năm bố mẹ có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái: Khi bố mẹ có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái cũng sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay trong bụng mẹ.
  • Nên sinh con vào năm mà vợ chồng bạn mong muốn nhất: Sinh con vào năm bạn mong muốn nhất là thời điểm tốt đẹp nhất. Vì vợ chồng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt kinh tế cũng như sức khỏe và tinh thần để sinh con.

Một số lưu ý khi chồng 1993 và vợ 1996 chọn năm sinh con

Vợ chồng 1993 và 1996 lần đầu sinh con cần tiêm vaccine gì?

Bên cạnh vấn đề, chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt; vợ chồng bạn nếu lần đầu sinh con thì cần ghi nhớ tiêm những mũi vaccine trước khi mang thai sau:

  • Cúm: Tiêm trước khi mang thai 1 tháng.
  • Viêm gan B: Tiêm ít nhất trước khi mang thai 6 tháng.
  • Sởi – Quai bị – Rubella: Tiêm trước khi mang thai 3 tháng.
  • Thuỷ đậu: Nếu chưa tiêm thì cần tiêm đủ 5 mũi trước khi có thai.

>> Bạn có thể xem thêm: [Infographic] Các mũi vắc-xin tiêm phòng cho bà bầu cần nhớ

Ngoài ra, vợ chồng bạn cũng nên thực hiện thêm một số xét nghiệm để chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi mang thai như:

  • Đối với người chồng: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục,…
  • Đối với người mẹ: Khám tổng quát, siêu âm vú, khám phụ khoa, siêu âm ổ bụng, khám nha khoa, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nội tiết, xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục,…

[inline_article id=330309]

Như vậy, chúng ta đã biết chồng 1993 và vợ 1996 sinh con năm nào tốt nhất rồi. Vợ chồng tuổi 1993 và 1996 nên sinh con vào năm Giáp Thìn 2024, Ất Tỵ 2025, Bính Ngọ 2026, Đinh Mùi 2027, Mậu Thân 2028, Kỷ Dậu 2029 và Canh Tuất 2030. Trong đó, năm đẹp nhất là năm Giáp Thìn 2024.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Để hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp đau bụng dưới phổ biến trong thai kỳ

[quotation title=””]

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai gồm:

  • Thai làm tổ
  • Táo bón
  • Đầy bụng
  • Đau dây chằng tròn
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Do thai nhi ngày càng phát triển

[/quotation]

1. Thai làm tổ

Đau bụng dưới khi mang thai do thai làm tổ

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vậy thai làm tổ đau bụng bên nào? Quá trình thai làm tổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng ở tử cung. Do đó, khi thai làm tổ bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng dưới. 

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Thai làm tổ thường gây ra cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

[key-takeaways title=”Khi bạn bị đau bụng do thai làm tổ thì cần: “]

  • Tắm nước ấm
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Khi bạn nằm nghỉ thì hãy kê chân lên gối để giúp giảm đau 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số bài tập thư giãn như thiền, yoga,…

[/key-takeaways]

2. Táo bón

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai khá phổ biến. Tình trạng này là do chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chất lỏng, hoặc bạn gặp tác dụng phụ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị táo bón trong thai kỳ thì có thể thử:”]

  • Uống nhiều nước hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 
  • Thường xuyên tập thể dục hơn
  • Bổ sung thêm chất xơ trong những bữa ăn
  • Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc làm mềm phân để uống.

[/key-takeaways]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới khi mang thai do táo bón; bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai.

3. Đầy bụng

Đầy bụng hay đầy hơi cũng là lý do dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Khi mang thai, tình trạng đầy bụng có thể do hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột bị giãn ra. 

Tuy nhiên, nếu gần đến cuối thai kỳ, tử cung giãn rộng do thai nhi ngày càng lớn cũng chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy bụng và đau bụng dưới.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị đau bụng dưới khi mang thai do đầy bụng thì:”]

  • Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng như thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

4. Đau dây chằng tròn

Các dây chằng ở vùng xương chậu có vai trò giữ tử cung ở đúng vị trí. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn làm cho các dây chằng này càng giãn ra nên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, đau dây chằng tròn có thể khiến bạn bị đau nhói bụng và khó chịu nếu di chuyển quá nhanh. Điều này là do dây chằng giãn quá nhanh kéo theo các sợi thần kinh giãn theo nên khiến bạn bị đau bụng dưới.

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do đau dây chằng tròn thường không diễn ra liên tục. Bạn sẽ thường bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc đau ở vùng hông dữ dội trong một thời điểm bất kỳ. Đôi khi, có một số thai phụ còn bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai nữa.

[key-takeaways title=”Nếu bạn bị đau dây chằng tròn thì:”]

  • Hãy cử động thật chậm khi đứng dậy, ngồi xuống, giãn cơ khi tập yoga. 
  • Khi sắp hắt hơi, bạn có thể tập gồng cơ xương chậu để giảm cơn đau nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

5. Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận rõ các cơn co thắt Braxton-Hicks vào tam cá nguyệt thứ ba. Cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động. 

Các cơn co thắt này chuẩn bị cho cơ thể bạn trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn đau bụng dưới do gặp phải các cơn co thắt Braxton-Hicks, thì có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế xem có giảm cơn đau không nhé.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề chuyển dạ giả bao lâu thì sinh cùng với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do cơn cơ thắt tử cung Braxton-Hicks.

6. Do thai nhi ngày càng phát triển

Khi thai nhi phát triển đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể cảm thấy đau bàng quang và đau bụng dưới khi mang thai nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy da bụng bị căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn hơn.

[key-takeaways title=”Trong giai đoạn này, bạn có thể:”]

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để làm giảm bớt sự khó chịu. 
  • Mặc quần legging dành cho bà bầu để thấy thoải mái hơn
  • Dùng gối kê bụng cánh tiên cho bà bầu khi nằm để giảm bớt sự khó chịu trong lúc nghỉ ngơi nhé

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm khi mang thai

[quotation title=””]

Ngoài những trường hợp trên, đau bụng dưới khi mang thai đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Sảy thai
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Chuyển dạ sinh non
  • Có thai ngoài tử cung
  • Bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu bệnh lý

[/quotation]

1. Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ; thậm chí có nhiều thai phụ bị sảy thai trong tuần đầu thai kỳ mà không biết. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai dữ dội, khi sảy thai còn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Choáng váng
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn thấy dấu hiệu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm xuất huyết âm đạo thì phải nhanh chóng đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy nhé!

[/key-takeaways]

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng tăng huyết áp và nước tiểu có protein, nguyên nhân là do tổn thương tế bào nội mô, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì, có thai khi ở tuổi dậy thì hoặc trên 35 tuổi thì có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện cảm giác đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện sớm.

  • Thị lực kém
  • Đau đầu dai dẳng
  • Thấy phù nhanh một cách bất thường

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

3. Nhau bong non

Đau bụng dưới khi mang thai do nhau bong non

Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn trước khi sinh. Nếu bạn bị nhau bong non thì thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bạn bị nhau bong non sẽ cảm thấy bị đau bụng kèm theo tử cung gò cứng liên tục và ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc lại do nhau thai dịch chuyển. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dưới đây thì nên đến bệnh viện:

  • Khó chịu
  • Đau bụng dưới 
  • Đau lưng đột ngột
  • Chảy máu âm đạo

[key-takeaways title=””]

Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, thời gian để cứu thai nhi được tính bằng phút do đó nếu nghi ngờ nhau bong non, thai phụ cần được nhập viện ngay lập tức.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

4. Chuyển dạ sinh non

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai rất dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sinh non là do:

[key-takeaways title=””]

Nếu thai nhi sinh trước 23 tuần của thai kỳ sẽ khó sống sót. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

[/key-takeaways]

Bạn đã biết cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non chưa? Hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề sinh non bên cạnh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do chuyển dạ sinh non nhé.

5. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài lòng tử cung. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ tại vị trí bình thường của phôi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu thai ngoài tử cung dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau bụng dưới khi mang thai kèm đau vai, xương chậu hoặc cổ

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

6. Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý

Đau bụng dưới khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như:

Những tình trạng trên có thể xuất phát do cơ địa hoặc ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi mang thai nhé. 

Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần làm gì?

Không phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để giảm bị đau bụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ
  • Đến bệnh viện ngay nếu thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu bất thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa có phải cảnh báo nguy hiểm? Đừng chủ quan mẹ nhé!

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bệnh?

Khi bạn nhận thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bệnh ngay:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau khi đi tiểu
  • Bị choáng váng
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa và buồn nôn
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

[key-takeaways title=””]

Hầu hết, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi cơn đau bụng kéo dài hoặc dữ dội thì bạn cần đi khám ngay bệnh nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=328165]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới này nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi bệnh viện ngay như chảy máu âm đạo, sốt cao, choáng váng,…

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và mẹ nên khám thai khi nào?

Tất cả các giải đáp liên quan đến “đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?”, “có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?” hay “đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không?” sẽ được MarryBaby cùng bạn khám phá trong bài viết dưới đây.

Siêu âm thai là gì?

Trước khi tìm hiểu, đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không; bạn cần hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm thai là gì. Siêu âm thai là một xét nghiệm trong thai kỳ giúp theo dõi sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Phương pháp này cũng được sử dụng để kiểm tra các cơ quan vùng chậu của thai phụ trong giai đoạn thai kỳ. 

Trong một số trường hợp, khi bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của thai kỳ thì cũng có thể chỉ định thai phụ siêu âm để kiểm tra sức khoẻ của thai nhi. Phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm xuyên qua phần bụng hoặc âm đạo của thai phụ bằng một đầu dò. Sóng âm này sẽ thu hình của thai nhi cũng như các cơ quan trong cơ thể của thai phụ và xuất hình ảnh ấy lên một màn hình vi tính. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

Có mấy loại phương pháp siêu âm thai?

[quotation title=””]

Có hai loại phương pháp siêu âm thai là siêu âm đầu dò âm đạo (Transvaginal ultrasound)siêu âm ổ bụng (Abdominal ultrasound). Cả hai phương pháp đều sử dụng một công nghệ để quan sát hình ảnh của thai nhi và các cơ quan bên trong cơ thể của thai phụ.

[/quotation]

  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị đầu dò qua ngả âm đạo để nhận biết nhịp tim của thai nhi hoặc xác định bạn đã có thai được bao nhiêu tuần. Hình ảnh từ siêu âm đầu dò âm đạo thường rõ ràng hơn so với siêu âm ổ bụng.
  • Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này thường được thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò trực tiếp lên da ở phần bụng của bạn và di chuyển đầu dò quanh bụng để ghi lại hình ảnh của thai nhi. Đôi khi, bác sĩ có thể phải ấn nhẹ đầu dò lên bụng của bạn để có được hình ảnh rõ nhất. 
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?
Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và có mấy phương pháp siêu âm?

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Thông thường, thai phụ sẽ đi khám thai lần đầu tiên vào khoảng 2-3 tuần sau khi trễ kinh. Trong lần khám này bác sĩ sẽ siêu âm thai bằng phương pháp đầu dò qua âm đạo để xác định chắc chắn bạn đã có thai chưa, vị trí làm tổ của thai, xác định tuổi thai và tính ngày dự sinh.

[recommendation title=””]

Trên MarryBaby có công cụ tính ngày dự sinh khá đơn giản và tiện dụng, mẹ có thể sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của mình nhé.

[/recommendation]

Bạn cũng có thể tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm thai sao cho chính xác bên cạnh tìm hiểu vấn đề đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không nữa nhé.

Mẹ bầu đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?
Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không?

Trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không? Nếu bạn chỉ thực hiện siêu âm thai thì có thể ăn uống bình thường trước khi đi khám thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng các thực phẩm kích thích có thể gây ảnh hưởng đến kết quả siêu âm như rượu bia, nước ngọt, nước có gas, nước trái cây,…

Trong trường hợp bạn được chỉ định thực hiện thêm các bước xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu bên cạnh siêu âm thai thì không nên ăn gì trước đó nhé để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Đi siêu âm thai có cần nhịn tiểu không? Trên thực tế, bạn không cần phải nhịn tiểu khi đi siêu âm thai. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên uống nhiều nước trước khi đi siêu âm để giúp cho hình ảnh siêu âm thai nhi và các cơ quan trong cơ thể của bạn được rõ ràng hơn. Hơn nữa, khi đi khám thai bạn cần mặc trang phục rộng rãi và thoải mái để quá trình thực hiện siêu âm thai được thuận lợi hơn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm hình thái học, phương tiện tầm soát dị tật thai nhi cho các mẹ bầu

Đi siêu âm thai ở đâu là uy tín và chất lượng?

Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?
Đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không và siêu âm ở đâu uy tín?

Sau khi đã tìm hiểu trước khi đi siêu âm thai có cần phải nhịn ăn không; chắc hẳn bạn cũng cần thêm địa chỉ siêu âm thai uy tín và chất lượng phải không? Trên thực tế, bạn có thể đến tất cả bệnh viện và phòng khám có dịch vụ siêu âm thai để khám thai. Nếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo đến các bệnh viện chuyên sản khoa để siêu âm thai dưới đây:

1. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: (028) 5404 2829

2. Bệnh viện Hùng Vương

  • Địa chỉ: Số 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 8532

3. Bệnh viện Đại học Y Dược

  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: (028) 3855 4269

4. Bệnh viện Mekong

  • Địa chỉ: Số 243 – 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: (048) 3844 2986

5. Bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 083 925 3619

6. Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM
  • Hotline: 1900 6765

7. Phòng khám Quốc Tế Mỹ AIC

  • Địa chỉ 79 Điện Biên Phủ
  • Hotline:  028 3910 9888

[key-takeaways title=””]

Trên đây là một số cơ sở y tế chuyên khoa sản MarryBaby gợi ý cho bạn để tham khảo. Bạn có thể chọn một cơ sở y tế hoặc phòng khám khác uy tín, phù hợp với đoạn đường di chuyển, nhu cầu hoặc mức kinh tế của bản thân nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=289770]

Như vậy chúng ta đã biết, trước khi đi siêu âm thai có phải ăn không rồi. Thông thường, bạn không cần phải nhịn ăn khi đi siêu âm. Hãy ăn uống lành mạnh và giữ tinh thần thoải mái để kết quả siêu âm được tốt đẹp, bạn nhé!

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Sợi dây rốn này đôi khi có thể quấn quanh cổ thai nhi mà dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Trường hợp, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ? Bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu thật kỹ nhé.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng gì?

Như đã đề cập, dây rốn chính là “đường huyết mạch” gắn kết người mẹ và thai nhi. Dây rốn giúp cung cấp máu, oxy, dinh dưỡng và đào thải chất thải cho thai nhi trong suốt thai kỳ. 

Dây rốn có chứa hai động mạch và 1 tĩnh mạch chạy từ bụng thai nhi đến nhau thai. Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi có thể bị dây rốn quấn quanh cổ 1 hoặc nhiều vòng bất kỳ lúc nào. 

Tình trạng này khá phổ biến chiếm khoảng 20-30% số thai phụ. Vậy nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ em bé có phải thông minh không? Điều mẹ nên cẩn trọng!

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?
Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

Trước khi tìm hiểu dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì nhé. 

  • Thai nhi cử động nhiều quá mức: Nếu thai nhi cử động nhiều trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng tràng hoa quấn cổ. Khi thai kỳ càng phát triển thì tình trạng dây rốn quấn cổ sẽ càng dễ xảy ra hơn.
  • Dư nước ối: Nếu túi ối chứa quá nhiều nước ối có thể gây ra một số rủi ro, trong đó là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
  • Dây rốn quá dài: Dây rốn quá dài cũng có thể là nguyên nhân gây quấn quanh cổ thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh; tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi do chiều dài dây rốn quá dài hay do tình trạng dây rốn quấn cổ khiến nó căng ra và dài ra. 
  • Mang đa thai: Sự chuyển động của hai hay nhiều thai nhi trong tử cung người mẹ có thể dẫn đến dây rốn quấn cổ thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này không gây rủi ro lớn trừ khi cặp song sinh có chung túi ối. Trong trường hợp này, dây rốn của cặp song sinh có thể bị quấn quanh cổ của một hoặc hai thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ 2 vòng và mẹo chữa đơn giản và hiệu quả!

Bên cạnh vấn đề, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm để hiểu hơn những điều con đang muốn nói. Việc thai nhi đạp nhiều đôi khi cũng là một dấu hiệu bất thường đấy nhé.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Trong đa số các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ 1 vòng lỏng không gặp phải bất kì nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây ra một số biến chứng như:

1. Bệnh não thiếu oxy và thiếu máu cục bộ khi sinh (Hypoxic-Ischemic Encephalopathy/Birth Asphyxia)

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ có thể gây tổn thương não do thiếu oxy hoặc hạn chế lưu lượng máu đến não trong chuyển dạ do có nhiều cơn gò tử cung, khiến dây rốn bị thắt chặt và chèn ép làm giảm lượng máu tới thai. Do đó, tình trạng này có thể dẫn đến chết tế bào gây tổn thương não và các khuyết tật như bại não, co giật, khuyết tật phát triển.

2. Dây rốn quá ngắn ảnh hưởng tới việc theo dõi sinh thường 

Một số trường hợp dây rốn của thai quá ngắn, cộng với việc bị quấn cổ một vòng khiến cho dây rốn càng thêm ngắn, khi chuyển dạ có cơn co tử cung đầu em bé được đẩy xuống, nhưng hết cơn co tử cung, dây rốn co lại kéo em bé lên, gây ảnh hưởng tới việc chuyển dạ đẻ thường. Những trường hợp này, khi theo dõi sinh thường thấy nghi ngờ dây rốn ngắn, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ cho các mẹ bầu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Nước ối trung bình là tốt hay xấu? Bầu cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối

Chẩn đoán và điều trị dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng

Sau khi biết dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; chúng ta cần tìm hiểu qua cách chẩn đoán và điều trị trường hợp này.

1. Chẩn đoán

Siêu âm có thể chẩn đoán tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh của máy móc và góc nhìn của bác sĩ vào cổ thai nhi để xác định dây rốn.

[key-takeaways title=””]

Với hình ảnh siêu âm trắng đen có khả năng phát hiện dây rốn quấn cổ là 70%. Với siêu âm Doppler màu thì có thể phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi từ 83% đến 97%.

[/key-takeaways]

2. Điều trị

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong bụng mẹ, thai nhi không thở bằng phổi nên các ba mẹ không cần lo lắng về việc bé có bị thắt cổ bởi dây rốn không nhé. Mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, các bé yêu sẽ cử động và tháo vòng dây rốn ra.

>> Bạn có thể xem thêm: Điểm danh 8 mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh

Thai nhi dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?
Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?

Bên cạnh vấn đề dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; nhiều người rất lo lắng không biết nên sinh con thế nào cho an toàn. Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ? Hay dây rốn quấn cổ 1 vòng có đẻ thường được không?

Thông thường, dây rốn quấn cổ thai nhi rất lỏng có thể tuột qua đầu con. Do đó, trong trường hợp này thì bạn có thể chọn phương thức đẻ thường cũng được. 

Một số trường hợp, nếu dây rốn quá ngắn, quấn cổ 1 vòng khiến dây rốn ngắn hơn, em bé không thể xuống được qua đường âm đạo, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ sau khi theo dõi sinh thường không được, mẹ nhé. 

[recommendation title=”Lưu ý khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ”]

Nếu bạn đã hiểu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; thì cần lưu ý:

  • Giữ bình tĩnh vì đây không phải trường hợp quá nguy hiểm
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra và theo dõi vòng dây rốn quấn cổ thai nhi
  • Tránh các hoạt động mạnh gây mất sức hoặc chóng mặt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

[/recommendation]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu vấn đề, thai nhi dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không. Thông thường, trường hợp này không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu dây rốn quấn lỏng và có thể tuột ra khỏi đầu thai nhi tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi chật dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=184576]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Giải đáp vấn đề khó hiểu!

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Có thai tháng đầu có rụng trứng không? Đây chắc hẳn là thắc mắc không chỉ riêng với các chị em phụ nữ mà còn với cả các đấng nam nhi nữa. Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby bạn nhé.

Quá trình rụng trứng và mang thai

Trước khi tìm hiểu có thai có rụng trứng không và có bầu có rụng trứng không; chúng ta cần tìm hiểu quá trình rụng trứngthụ thai diễn ra phức tạp ra sao. Thông thường mỗi tháng, cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra quá trình rụng trứng để giải phóng nang noãn trưởng thành chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. 

Khi trứng di chuyển qua ống dẫn trứng nếu gặp tinh trùng thì sẽ nhanh chóng thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử này tiếp tục di chuyển xuống ống dẫn trứng và phân chia thành nhiều tế bào. 

Khoảng 1 tuần sau, hợp tử trên sẽ di chuyển đến tử cung. Cụm hợp tử lúc này đã được phân chia thành 100 tế bào được gọi là phôi nang và sẽ tự bám vào niêm mạc tử cung để tiếp tục phát triển trong quá trình mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?
Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

Khi phụ nữ có thai có rụng trứng nữa không? Hay có thai tháng đầu có rụng trứng không? Khi phụ nữ đã có thai thì không có rụng trứng. Tại sao lại như vậy?

Khi nang trứng phát triển chín, nó sẽ rụng ra khỏi buồng trứng. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi trong lớp niêm mạc tử cung. Lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố, ngăn cản lớp niêm mạc tử cung bong tróc, giúp thai nhi có thể phát triển trong tử cung.

Trong khi đó, nếu có quá trình rụng trứng nhưng không có thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và ra máu kinh, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ rụng nhiều trứng một lần và có ít nhất một quả trứng được thụ tinh thì sẽ không rụng trứng nữa cũng bởi lý do trên.

Tóm lại, phụ nữ chỉ có thể rụng trứng sau khi quá trình sinh nở được hoàn tất và sức khỏe được phục hồi lại bình thường.

>> Xem thêm: Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Bí quyết giúp cho thai kỳ khỏe mạnh

Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển
Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển

Sau khi đã tìm hiểu, phụ nữ có thai có rụng trứng không và lý do tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng thì để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân hay thiếu cân trong quá trình mang thai cũng đều dẫn đến những biến chứng thai kỳ không tốt. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong thai kỳ để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho thai kỳ: Bạn cần lưu ý hạn chế hoặc từ bỏ một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Duy trì lịch khám thai như đúng hẹn: Khám thai thường xuyên sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng trong thai kỳ. 

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, bạn cũng cần nhanh chóng đi bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, sốt cao,… Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm cho bạn và thai nhi!

[/key-takeaways]

Bạn có thể sử dụng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby trong suốt thai kỳ. Công cụ này sẽ giúp bạn biết nên duỳ trì mức cân nặng thế nào là hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ đấy.

[inline_article id=331089]

Như vậy chúng ta đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề khi có thai có rụng trứng hay không. Thông thường, khi bạn đã mang thai thì không xảy ra hiện tượng rụng trứng nữa.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không? Đây là thắc mắc của không ít thai phụ khi có người thân hoặc bạn bè chẳng may bị mắc bệnh K (viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư). Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề về bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất thì có sao không trong phần dưới đây nhé.

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có thể đi thăm người bệnh ung thư. Vì bệnh tình của những bệnh nhân đang hóa trị hoặc sử dụng liệu pháp sinh học (một nhóm thuốc khác dùng để điều trị ung thư) không gây nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, thuốc điều trị bệnh ung thư thường được bài tiết ra khỏi cơ thể bệnh nhân trong 48-72 giờ sau mỗi lần điều trị bởi dịch tiết cơ thể như mồ hôi, nước tiểu, phân, chất nôn, nước bọt, tinh dịch,… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với những chất dịch cơ thể này trong khoảng 48-72 giờ sau khi bệnh nhân trị bệnh. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị ức chế dẫn đến nguy cơ dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc có vấn đề gì về sức khỏe thì không nên đi thăm người bệnh ung thư để tránh lây bệnh cho họ.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Rủi ro khi tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư 

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?
Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Sau khi tìm hiểu bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không; chúng ta cần phải biết thêm những rủi ro khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư. Hiện nay có một số nghiên cứu công bố về rủi ro khi những nhân viên y tế tiếp xúc lâu dài với hoá chất điều trị ung thư; nhưng lại rất ít thông tin nói về người chăm sóc bệnh nhân.

Nói chung, nếu bạn tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như phát ban; buồn nôn; nôn ói; chóng mặt; đau bụng; nhức đầu; loét cánh mũi và dị ứng. 

Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc lâu dài với mẫu dịch tiết cơ thể hoặc hóa chất trị bệnh có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh hay sảy thai; thậm chí có thể bị ung thư trong tương lai. Do đó, nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị của bệnh nhân thì phải thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn nhé.

Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không?

Quan niệm bà bầu không nên đi thăm người ốm là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Ông bà ngày xưa cho rằng, bà bầu nên đặc biệt kiêng không có đi thăm người ốm. Vì người bệnh vía nặng có thể khắc thai nhi dẫn đến sinh non, sảy thai. Nếu thai nhi qua khỏi thì sau khi sinh sẽ khó nuôi.

Theo quan niệm của Y học hiện đại, bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, rubella, bệnh ban đào, bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm phế quản,… Nhất là, nếu bạn chẳng may mắc phải bệnh thuỷ đậu và rubella có thể dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi, mắc phải các biến chứng thai kỳ, thậm chí có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Đối với người bệnh ung thư, bạn cũng cần chờ ít nhất 3-5 ngày rồi mới đi thăm người bệnh để tránh những rủi ro tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?
Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Bên cạnh vấn đề bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư; nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với bệnh nhân K thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân sau khi truyền hoá chất: Hoá chất khi điều trị bệnh ung thư sẽ được bệnh nhân thải ra khỏi cơ thể từ 48-72 giờ. Tốt nhất, bạn không nên thăm bệnh nhân sau 72 giờ truyền hoá chất.
  • Nếu sức khỏe không đảm bảo thì không nên đi thăm bệnh: Những bệnh nhân ung thư sau khi truyền hoá chất rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, nếu bạn đang không khỏe và mắc một số bệnh truyền nhiễm từ nhẹ đến nặng thì không nên đi thăm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể của bệnh nhân: Bạn có thể gặp phải các rủi ro nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết cơ thể của bệnh nhân trong thời gian dài. Nếu bạn phải tiếp xúc với các dịch tiết của bệnh nhân thì hãy đeo bao tay hoặc đồ bảo hộ vào.

[inline_article id=330425]

Như vậy chúng ta đã biết, bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư hay không rồi. Bạn vẫn có thể thăm người bệnh ung thư nhưng nếu họ mới truyền hoá chất thì nên kiêng thăm ít nhất 72 giờ sau điều trị nhé. 

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]