Categories
Dạy con Nuôi dạy con

“Đọc vị” 6 lý do khiến trẻ thường xuyên quấy khóc

Trẻ thường xuyên quấy khóc sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoại trừ các lý do đến từ bệnh tật thì chỉ những người thường xuyên chăm sóc bé như mẹ mới có thể quan sát và tìm ra đích xác lý do bắt đầu từ đâu.

trẻ thường xuyên quấy khóc 1
Bé khóc càng dai dẳng mẹ càng dễ bị stress, trầm cảm

Có 6 lý cơ bản khác mà theo bác sĩ Simon Ng, Bệnh viện Mount Alvernia, Singapore là dễ dàng gây ra tình trang quấy khóc:

Trẻ bị đói

Có vẻ như: Tiếng khóc của trẻ dao động từ nhỏ đến lớn phụ thuộc phần nhiều vào mức độ đói của bé. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát.

  • Bé di chuyển đầu lưỡi từ bên này sang bên kia như thể đang tìm kiếm núm ti.
  • Nếu mẹ lấy tay chạm vào khuôn mặt bé, bé có thể quay đầu theo hướng đó ngay, chắc chắn đang đói.
  • Bé cho ngón tay vào miệng, nút liên tục

Phải làm gì: Cho bé ăn ngay thôi mẹ nhé!

Thay tã cho con đi mẹ!

Có vẻ như: Bé cưng có thể khóc to hay rên rỉ vì đang bực bội với… cái tã ướt, bẩn. Vào ban đêm, làn da vùng kín ẩm ướt càn làm trẻ quấy khóc thường xuyên hơn.

trẻ thường xuyên quấy khóc 2
Đừng quên kiểm tra tã thường xuyên cho bé để tránh ẩm ướt khó chịu vùng kín

Phải làm gì: Không để mặc bỉm, tã vải quá lâu. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều khóc khi tax dơ nhưng mẹ vẫn nên kiểm tra tax thường xuyên, chẳng hạn như sau khi cho bé ăn, để đảm bảo vùng kín luôn khô ráo. Thời gian bé mặc tã càng lâu càng dễ phát sinh vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bé sẽ ngưng khóc nếu được thay tã, vệ sinh sạch sẽ.

Sợ tiếng ồn lớn

Có vẻ như: Bé có cảm giác sợ hãi những nơi đông đúc ồn ào hoặc thường xuyên đan tay vào nhau như đang tự vệ… Tất cả những điều này có thể khiến trẻ khóc nhiều hơn.

Phải làm gì: Lúc này trẻ muốn được ôm ấp thật nhiều để cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Thời gian trong bào thai, bé có thể nghe thấy nhịp tim của mẹ, âm thanh ổn định, nhịp nhàng có tác dụng lớn trong việc làm dịu cảm giác sợ hãi. Vỗ về và thì thầm bên tai bé thật nhẹ nhàng sẽ giúp bé sớm ngừng khóc.

Con bị ốm!

Có vẻ như: Nếu bé khóc liên tục trong vòng một giờ, rất có thể cố ấy bị đau hoặc cơ thể khó chịu. Lúc này bé khóc to, dữ dội. Một số bệnh thông dụng: Sốt, nôn ói, ho, tiêu chảy hoặc táo bón. Đôi khi, đó là những nguyên nhân khó đoán trước. Ví dụ có thể bị côn trùng cắn hoặc dị ứng…Hoặc có lẽ bé chỉ cảm thấy quá nóng hoặc lạnh.

Phải làm gì: Đưa bé tới đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nôn trớ khi ăn

Có vẻ như: Bé thường khóc dai dẳng ngay sau khi ăn, cùng với đó thỉnh thoảng có thêm triệu chứng nôn ói, rất có thể bé cảm thấy khó chịu.

trẻ thường xuyên quấy khóc 3
Không cho bé bò, chạy, nhảy, vui chơi ngay sau khi ăn

Phải làm gì: Theo bác sĩ Simon, mẹ nên bế bé lên, vỗ nhẹ vào lưng để bé cảm thoải mái. Mẹ nên để con ngồi yên, không để bé chạy nhảy, chơi đùa sau khi ăn ít nhất 20 phút.

Hội chứng Colic

Có vẻ như: Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi bé được 2-4 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3-4 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do hệ tiêu hoá non nớt của trẻ đang dần hình thành, nên có thể trẻ sẽ bị đau dạ dày vì bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ và sữa công thức.

Phải làm gì: Mẹ thử âu yếm vỗ về, cho bé bú hoặc massage cho bé. Dùng dầu em bé hoặc kem dưỡng da nhẹ nhàng lưng, bụng, cánh tay và chân. Đây cũng là một cách tuyệt vời để ràng buộc với cô ấy. Nếu không có phương pháp nào trong số các phương pháp này làm việc, thảo luận với bác sĩ nhi khoa nếu bạn nên cho một ít probiotic của bạn hoặc một cơn gió.

[inline_article id=35549]

Trẻ thường xuyên quấy khóc đừng vội nóng giận mà mắng bé, mẹ bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sẽ sớm điều trị dứt điểm hội chứng khó chịu này.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp giáo dục Steiner trong giáo dục trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục Steiner đang được áp dụng tại hơn 2000 trường mầm non; 1000 trường học các cấp; 700 trung tâm chăm sóc trẻ em. Rất nhiều chương trình homeschooling tại các quốc gia đi theo cách giáo dục này. Vì sao phương pháp này được nhiều bậc phụ huynh tin cậy đến vậy?

Sự ra đời và phát triển của phương pháp giáo dục Steiner (Giáo dục Waldorf)

Nhà sáng lập Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức vào năm 1919, hướng người học trở thành những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống. Nhưng chính Adolf Hilter cấm việc mở trường học đi theo hướng khai phóng này vì đi ngược lại tư tưởng áp đặt của nền quản lý độc tài.

Các nhà giáo dục tiên phong phải di cư sang Mỹ và thành lập trường Rudolf Steiner School đầu tiên tại New York (năm 1928) và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay.

Khác biệt cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner và giáo dục phổ quát

1. Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner: Giáo dục từ trái tim

Nền giáo dục hiện nay quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, bồi đắp cho học sinh thêm sức cạnh tranh. Triết lý của phương pháp giáo dục Steiner khác hẳn: Nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.

Trong nền giáo dục Steiner, giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng trải nghiệm. Cấp mầm non tiểu học chủ yếu là các hoạt động chân tay. Sang cấp 2 và cấp 3, phương pháp giáo dục Steiner chủ trương các dự án khoa học và nghệ thuật.

Triết lý giáo dục Steiner đơn giản nhưng rất thâm sâu:

  • Giáo dục không dựa vào thành tích.
  • Đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc…
  • Không áp đặt uy quyền, không thưởng – phạt.
  • Không phán xét.
  • Nuôi nấng trí tưởng tượng.

Nền giáo dục phổ quát hiện tại đang dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt. Giá trị của một người dựa vào sự thành công trong sự nghiệp, địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế….

>> Xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2. Giáo dục phương pháp của Steiner không dựa vào thành tích

Phương pháp giáo dục Steiner
Lớp học đơn sơ nhưng ấm áp và sinh động của các trường Waldorf Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner ngược lại, là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Giáo dục rất gần với triết lý của Aristote: “Giáo dục TRÍ NÃO mà không giáo dục TRÁI TIM thì coi như không giáo dục gì cả”.

Các nhà trường theo Steiner không đặt mục tích tạo ra học giả, kỹ thuật gia, doanh nhân thành đạt… Mục tiêu là tạo nên những công dân tự do, không sợ hãi, sống hài hòa vui vẻ.

Học sinh Steiner không giới hạn bởi chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, mà là một cá thể của nhân loại. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trẻ vẫn được tiếp nhận nền văn minh nhân loại. Khi trưởng thành, trẻ thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống.

Trong môi trường giáo dục Steiner, nhà giáo tuyệt đối không áp đặt uy quyền lên học trò. Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá.

Trẻ được học các môn rất phong phú: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ… đến ngôn ngữ, toán học, khoa học,… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình.

>> Xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

3. Trẻ em sẽ được chơi nhiều hơn học

Học sinh được dạy với phương pháp giáo dục Steiner thường được nhận xét là “Chơi nhiều hơn học”. Kỳ thực, việc dạy và học không tập trung vào kiến thức.

Trẻ tiếp thu kiến thức, trải nghiệm nghệ thuật, tình yêu thiên nhiên qua hoạt động chơi. Từ đó, nuôi dưỡng ý chí, nuôi dưỡng năng lực và mong muốn làm việc của đứa trẻ qua từng giai đoạn.

>> Xem thêm: 5 cách dạy vẽ cho trẻ mầm non hô biến con thành họa sĩ nhí

4. Các hoạt động lặp đi lặp lại 

Thầy/cô sẽ thiết kế giáo án theo các hoạt động lặp đi lặp lại như: vẽ tranh, ca hát, các trò chơi ngoài trời, trồng cây,… Quy trình này hỗ trợ việc hình thành thói quen sinh hoạt tích cực cho trẻ.

5. Thông qua các học cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo

Các trường mầm non theo phương pháp Steiner thường sử dụng học cụ đơn giản và đa phần là từ tự nhiên ví dụ như một khối gỗ. Mục tiêu là khuyến khích sự sáng tạo và trí tưởng tượng tối đa của trẻ thông qua những phương tiện giáo dục đơn giản này.

6. Vai trò đặc biệt của giáo viên

Vai trò của giáo viên trong phương pháp giáo dục steiner

Trong hệ thống giáo dục Steiner, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia học và khám phá một cách sáng tạo và vui thích, hạn chế sử dụng uy quyền và áp đặt. Ngoài các môn học truyền thống, như khoa học và ngôn ngữ, Steiner còn mang đến sự đa dạng với nghệ thuật biểu diễn, thủ công, hội họa, và điêu khắc.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh không cần đến đòn roi

Áp dụng phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ nhỏ như thế nào?

1. Giai đoạn tiểu học

Trẻ thu kiến thức và tư duy bằng hình ảnh.Các môn học trong trường tiểu học Waldorf/Steiner không tập trung vào tư duy trừu tượng.

Trẻ học qua trải nghiệm thực, tiếp xúc thực. Trẻ học chữ và số qua hình vẽ, bài hát, thẩm mỹ… Phương pháp giáo dục Steiner cho rằng cái đẹp gây xúc cảm nơi tâm trí, từ đó đánh thức tư duy, nuôi dưỡng ý chí.

Quá trình phát triển tư duy trẻ rút ngắn từ con đường phát triển của loài người. Ở Việt Nam, học sinh học về nguồn gốc Việt Nam, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới.

  • Ở Steiner, trẻ học huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng, và sau cùng mới là lịch sử hiện đại của dân tộc mình.
  • Học môn khoa học, trẻ bắt đầu tiếp cận với thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người.
Phương pháp giáo dục Steiner 3
Học sinh tiểu học Steiner Nhật Bản trong giờ đóng kịch. Tư duy tưởng tượng ở cấp học này được tập trung phát triển tối đa

2. Giai đoạn trung học

Trẻ học bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng, các vấn đề khoa học được đào sâu bằng tư duy phản biện.

Ở cấp học này, phương pháp giáo dục Steiner cho phép trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng.

Các môn học nghệ thuật ở học sinh Trung học đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Học sinh có thể thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

>> Mẹ xem thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua!

Phương pháp giáo dục Steiner 2
Học sinh Steiner (Úc) trong giờ thực hành điêu khắc gỗ. Các em có thể thực hiện công việc sáng tác không thua gì nghệ sĩ

Hạn chế của phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ, nhưng cũng đối diện với những hạn chế nhất định. Môi trường giáo dục thoải mái có thể tạo ra trẻ sáng tạo, nhưng đồng thời cũng có rủi ro khiến trẻ thiếu kỷ luật.

Áp dụng phương pháp này vào trường học tương đối còn khó khăn do đòi hỏi đội ngũ giáo viên chất lượng và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngoài ra, cơ sở khoa học của phương pháp này còn chưa được kiểm chứng, có thể gây tranh cãi.

Để khắc phục, cần tăng cường định hướng cho trẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu phát triển phương pháp giáo dục Steiner. Việc lựa chọn phương pháp này cần sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía phụ huynh và nhà trường.

>> Xem thêm: Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

So sánh phương pháp giáo dục steiner và phương pháp Reggio Emilia

So sánh phương pháp giáo dục steiner và phương pháp Reggio Emilia

Bên cạnh phương pháp Steiner, phương pháp Reggio Emilia cũng là một phương pháp giáo dục cho trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với phương pháp Steiner. Cha mẹ có thể tìm hiểu điểm giống nhau và khác biệt giữa 2 phương pháp này để chọn lựa phương pháp phù hợp cho con.

  • Tương đồng:

Cả hai phương pháp đều nhấn mạnh vào việc thúc đẩy sự phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, và kỹ năng xã hội của trẻ. Trong cả hai trường hợp, trẻ em đóng vai trò trung tâm trong quá trình giáo dục, trải nghiệm nhiều hoạt động tương tác với môi trường tự nhiên và sử dụng các tài liệu học làm từ nguyên liệu tự nhiên.

  • Khác biệt:

Phương pháp Steiner: Không giảng dạy kiến thức cụ thể cho trẻ dưới 7 tuổi. Thay vào đó, trẻ được hướng dẫn và tham gia vào thế giới tự nhiên dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thầy cô đóng vai trò như tấm gương để trẻ học theo.

Phương pháp Reggio Emilia: Bắt đầu giảng dạy kiến thức ngay từ những năm đầu đời thông qua việc kết hợp chơi và học. Trẻ có quyền tự quyết định và tự chủ trong quá trình học, tự hấp thụ kiến thức theo cách riêng của mình. Các giáo viên chỉ là người đồng hành, hỗ trợ và định hình hướng khi cần thiết.

Trong một công trình nghiên cứu tại châu Âu, người ta thấy rằng chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công. Học sinh Steiner cũng hạnh phúc với cuộc sống của mình, sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn. Tuy nhiên, cách giáo dục này cũng gây ra khá nhiều tranh cãi, ba mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn để lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cho con của mình.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp 5 “s” dỗ trẻ nín khóc nhanh không tưởng

Sau khi sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ để tăng cân đúng “chuẩn” mà còn mẹ còn phải đối mặt với những cơn hờn khóc bất chợt của trẻ. Làm thế nào để dỗ trẻ nín khóc nhanh là vấn đề mà bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm.

dỗ trẻ nín khóc
Không dễ dàng để dỗ dành bé nín khóc, đặc biệt khi cơ thể bé đang khó chịu

Khi em bé khóc và không được dỗ dành đúng cách cơn hờn dỗi có thể kéo dài hàng giờ liền.  Không có gì ngạc nhiên khi mẹ lo lắng, nản lòng và rất, rất mệt mỏi. Chính sự kiệt sức sau những lần trẻ khóc là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh, xung đột gia đình…

Các chuyên gia cũng cho biết, hiện tượng trẻ khóc hơn 3 giờ mỗi ngày vẫn là một bí ẩn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác. Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp – một trong những bác sĩ nhi khoa nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, giảng viên của Trường Y khoa USC – cho rằng cách hiệu quả nhất để làm dịu cảm xúc hoặc khiến trẻ nín khóc là bắt chước các chuyển động, âm thanh trong tử cung của người mẹ.

Trẻ sơ sinh đã có một thời gian dài ở trong dạ con, quen với không gian chật hẹp và những âm thanh trong tử cung.  Karen Mira, một bà mẹ người Singapore dựa vào những kiến thức học được và kinh nghiệm chăm sóc con đã giới thiệu phương pháp 5 “s” (swaddling, stomach hay side position, shush, swing và suck) giúp bé ngừng khóc nhanh.

Các khái nhiệm cơ bản của 5 “s” được giải thích như sau:

1. Swaddling (Quấn tã)

Quấn tã đúng cách cho bé bằng cách sử dụng một tấm chăn hoặc vải mọc, quấn bé chặt trong khăn thời điểm mới sinh giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc hơn. Điều này được lý giải vì cách này tạo cảm giác giống như ở trong bụng mẹ, bé sẽ có xu hướng ngủ ngon hơn, sâu hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các bé dưới 8 tuần tuổi, quấn khăn có thể làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.

dỗ trẻ nín khóc 2
Quấn khăn đúng kỹ thuật giúp bé ngủ ngon và nhanh chóng ngừng khóc

Điều quan trọng chính là quấn đúng kỹ thuật và chỉ thực hiện trong thời gian bé ngủ mới phát huy hết hiệu quả. Những bé được quấn khăn sai cách sẽ có nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính và một số bệnh lý về hông khi lớn lên.

[inline_article id=181312]

2. Stomach or side position – Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng

Ngau sau khi quấn tã, mẹ nên đặt bé nằm ngửa hoặc nằm nghiên để bé cảm thấy thoải mái. Việc đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ không chỉ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS) mà còn làm giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ chẳng hạn như chết do nghẹt thở. Tuyệt đối không bao giờ để bé nằm sấp khi ngủ.

3. Shush – Giúp bé yên lặng

Sau khi thực hiện hai bước cơ bản trên bé vẫn khóc, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng. Mẹ có thể đưa bé di chuyển ra một không gian khác hoặc bật to một âm thanh nào đó sau đó giảm dần nếu bạn nhận thấy bé đã bình tĩnh.

4. Swing – Đung đưa

Ẵm bé trên tay và khẽ đung đưa nhẹ nhàng hay di chuyển với tốc độ chậm trong phòng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Kết hợp cùng 3 “s”” ở trên giúp bé thư giãn và sớm đi vào giấc ngủ hơn.

5. Suck – Mút, bú

Sử dụng ti giả hoặc cho bé bú mẹ… sẽ giúp cải thiện tình hình. Khi bình tĩnh hơn, bé sẽ nín khóc và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

[inline_article id=121689]

Nếu bé cưng nhà bạn thường khóc hơn 3 giờ mỗi ngày và bạn chưa biết làm thế nào để dỗ trẻ nín khóc nhanh, thử áp dụng phương pháp 5 “s” này nhé, biết đâu bất ngờ!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Kỹ năng sống lớp 3: Cần xoay quanh đặc điểm tâm lý đề cao bản thân ở trẻ

Trang bị kỹ năng sống cho lớp 3 có nên căn cứ vào tính cách của trẻ? Câu trả lời là “Có”. Lý do, đây là giai đoạn trẻ có sự biến động tâm lý khá mạnh. Trẻ dễ trở nên cáu gắt, hay thích chỉ trích và thiếu tính kiên nhẫn. Trẻ tưởng rằng mình đã biết rất nhiều, và ứng xử như người “biết tuốt”.

[remove_img id= 31018]

Tám tuổi, trẻ bắt đầu phát triển nhận thức tâm lý chủ quan về bản thân. Trẻ ban đầu cảm nhận rằng có sự khác biệt giữa cảm xúc bên trong và sự bày tỏ ra bên ngoài. Trẻ thích tranh luận và có xu hướng cáu giận với mẹ, với bạn và đặc biệt là với anh chị em trong nhà. Đây cũng là lứa tuổi mà sự so sánh xã hội trở thành cơ sở để tự đánh giá.

Do đó, những bài học kỹ năng sống cũng nên xoay quanh sự phát triển tâm lý này của trẻ. Nhóm kỹ năng sống lớp 3 vì thế nên được xuyên suốt từ trường học lẫn ở nhà.

Những bài dạy kỹ năng sống lớp 3

Tự nhận thức về bản thân

Những kỹ năng nhận thức về bản thân, bao gồm: tự giới thiệu về bản thân; đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu; tự biết đánh giá, tự biết nói lên suy nghĩ của bản thân về một sự vật hay hiện tượng…

Học cách biết tự lập

Thầy cô sẽ dạy trẻ hiểu rằng bất cứ ai cũng có thể tự làm các công việc phù hợp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Là học sinh, các con cũng cần biết tự làm các công việc có thể làm được như vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, dọn dẹp đồ chơi…

Không chỉ phục vụ cho bản thân, con trẻ cũng nên biết thể hiện tình cảm, ý thức trách nhiệm, tự giác chia sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình, lớp học hay trong tập thể.

Kỹ năng tham gia giao thông

Các em sẽ được học những nội dung khái quát khi tham gia giao thông để đảm bảo yếu tố an toàn cho bản thân và cho những người cùng tham gia giao thông. Qua những bài học này, con trẻ sẽ có ý thức tôn trọng những quy định,  luật lệ giao thông và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện.

Giao tiếp tích cực

Trẻ được dạy cách yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, thầy cô, bạn bè… Con hiểu sơ về khái niệm “cho đi nghĩa là nhận lại”, cuộc sống luôn tươi đẹp bởi sự cho và nhận.

Hơn nữa, trẻ cũng được dạy rằng tức giận là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi con không hài lòng về điều gì đó. Tuy nhiên, thường xuyên tức giận sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ trong cuộc sống của bất cứ ai.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 tại nhà

Tại nhà, cha mẹ nên nhẹ nhàng, kiên nhẫn chỉ bảo cho con thực hành những công việc cụ thể. Những kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 nên được trang bị cho trẻ, bao gồm:

  1. Gom quần áo dơ và vận hành máy giặt và máy sấy
  2. Quản lý thời gian (có thể giao cho con các công việc và đặt ra khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành)
  3. Gấp chăn mền gọn gàng
  4. Sắp xếp và tổ chức lại ngăn kéo nhà bếp
  5. Giúp vệ sinh tủ lạnh
  6. Chuẩn bị đồ uống nóng
  7. Biết chế biến xúc xích và trứng theo hình thức nấu đơn giản (luộc, chiên)
  8. Chiên vàng thịt hamburger
  9. Lau bụi những món đồ dùng gia đình
  10. Đếm tiền hoặc đưa ra khoản tiền tương ứng với giá trị món đồ được mua
  11. So sánh chất lượng và giá cả của những món đồ
  12. Tra dầu vào những bộ phận của xe đạp (xích, ốc…)

[remove_img id= 24869]

Trang bị kỹ năng sống lớp 3 sẽ phức tạp hơn so với những độ tuổi khác. Bởi đây là giai đoạn mà theo dân gian hay gọi là “chướng” của trẻ. Thế nên, cha mẹ thầy cô nên luôn giữ bình tĩnh và chỉ bảo trẻ từng chút một. Ngoài ra, vấn đề kỷ luật trẻ cũng nên được áp dụng hợp lý. Điều này sẽ giúp trẻ trải qua một giai đoạn biến động theo cách nhẹ nhàng nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ làm Toán “siêu nhanh” nhờ cách tính nhẩm của người Ấn Độ

“Mắt nhìn phép tính, miệng đọc kết quả” từ lâu đã trở thành thói quen của người Ấn Độ. Trong khi chúng ta phải loay hoay dùng giấy, bút hay máy tính để cho ra kết quả phép tính nhân hai số có hai chữ số từ 11 đến 19 thì trẻ em Ấn Độ đã có câu trả lời một cách nhanh nhất. Cách tính nhẩm của người Ấn Độ làm thế nào lại hiệu quả như thế?

Quy luật cách tính nhẩm của người Ấn Độ

Cũng giống phương pháp dạy bé học Toán bằng Finger Math mà MarryBaby từng giới thiệu, cách tính nhẩm siêu nhanh này có những quy tắc giúp việc giải Toán nhân dễ dàng hơn.

Cách tính nhẩm của người Ấn Độ 2
Dựa vào phương pháp tính nhẩm đơn giản theo cách của người Ấn Độ dễ học sẽ giúp trẻ tính nhẩm cực nhanh

Người Ấn Độ đã tìm ra được quy luật ngẫu nhiên rất đặc biệt trong phép toán cửu chương 9 × 9 như sau: Chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị xếp dọc sẽ tạo nên hai dãy số ngược nhau từ 0 tới 9 và từ 9 tới 0.

Quy luật phép nhân với 9 trong bảng cửu chương tiểu học của người Ấn Độ

Cách tính nhẩm của người Ấn Độ 3

Phép nhân hai chữ số với số 11

Khi thực hiện phép tính nhân của số bất kỳ dưới 100 (số bị nhân) với 11 (số nhân) thì người Ấn Độ thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Tách riêng số đầu tiên và số cuối cùng của số bị nhân ra, ở giữa để một vị trí trống.
  • Bước 2: Đem các con số trong số bị nhân cộng lại với nhau.
  • Bước 3: Đặt kết quả ở bước 2 vào vị trí trống ở bước 1 là ra đáp án.

Ví dụ:  Phép nhân 63 x 11 = ?

Cách tính nhẩm của người Ấn Độ

Bước 1: Xác định số bị nhân là 63, tách 6 và 3 ra, ở giữa giữ một khoảng trống để điền kết quả: “ 6__3”.

Bước 2: Lấy 6 + 3 = 9.

Bước 3: Đặt 9 vào ô trống ở bước 1, kết quả là 693.

Lưu ý: Nếu kết quả ở bước 2 lớn hơn 10 thì lấy số hàng chục của kết quả đó cộng dồn với số hàng chục của số bị nhân, còn số hàng đơn vị của kết quả ở bước 2 vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: Phép nhân 89 x 11 = ?

Bước 1: “8__ 9”

Bước 2: Lấy 8 + 9 = 17 (>10).

Bước 3: Đặt 7 vào ô trống ở giữa, còn số hàng trăm 8 + 1 = 9. Kết quả cuối cùng là 979.

Phép nhân hai chữ số với 12 cho tới 19

Bước 1: Lấy thừa số đầu tiên (số bị nhân) cộng với hàng đơn vị của thừa số thứ hai (số nhân) ra được kết quả A.

Bước 2: Lấy kết quả bước 1 nhân với 10 cho ra kết quả của bước 2.

Bước 3: Tiếp theo, lấy hàng đơn vị của hai thừa số nhân với nhau, ra kết quả của bước 3.

Bước 4: Cộng kết quả của bước 2 và bước 3 lại sẽ ra đáp án cuối cùng.

Ví dụ: Phép nhân 19 x 19 = ?

Bước 1: 19 + 9 = 28

Bước 2: 28 x 10 = 280

Bước 3: 9 x 9 = 81

Bước 4: 280 + 81 = 361

Có nhiều cách dạy con hứng thú với môn Toán. Chẳng hạn cách dạy con học Toán bằng khối Lego, day con học Toán thông qua cuộc sống thường ngày… Khi áp dụng các phương pháp dạy con cách tính nhẩm của người Ấn Độ nhuần nhuyễn, con trẻ sẽ biết cách tính nhẩm siêu nhanh. Việc này giúp trẻ học tập có hiệu quả và khơi dậy được cảm hứng khám phá toán học của trẻ.

N.Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy bé học toán Finger Math đơn giản và dễ hiểu

Trong bài viết dưới đây, MarryBaby sẽ giúp bạn biết hướng dẫn cách dạy bé học toán Finger Math. Con chỉ cần dùng hai bàn tay để tính toán giúp trẻ có thể đếm và cộng trừ trong phạm vi từ 0 đến 99 mà cực kì chính xác và đơn giản.

Khi lên lớp 1 trẻ bắt đầu làm quen với môn Toán và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cộng trừ. Cách dạy toán Finger Math sẽ giúp trẻ không còn sợ các phép toán, thay vào đó trẻ biết cách cộng, trừ thành thạo mà không cần nhớ nhiều.

1. Phương pháp dạy bé học toán Finger Math là gì?

Finger Math là cách dạy toán học chỉ với đôi bàn tay. Với cách dạy toán finger math; trẻ sẽ được học cách tính nhẩm cộng trừ trong phạm vi từ 0 tới 99.

Theo phương pháp học toán truyền thống; ở cấp tiểu học, học sinh lớp 2, lớp 3 cộng trừ rất chậm khi con số vượt qua đơn vị 10. Trẻ chỉ được dạy đếm từ 1 đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Nhưng với phương pháp Finger Math; trẻ có thể đếm đến 30, 50 hay 99 rất dễ dàng.

Cách dạy toán Finger Math đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc… Chương trình này áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công.

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math
Quy định số trên hai bàn tay bé theo phương pháp Finger Math

2. Lợi ích của cách dạy toán Finger Math

Giúp 2 bán cầu não hoạt động cân bằng: Thao tác tính toán của Finger Math dựa vào các ngón tay nên cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động cơ thể với tư duy. Điều này cũng giúp trẻ yêu thích môn toán; không còn sợ tính toán.

Mở rộng khả năng tính toán của trẻ: Tác dụng của phương pháp Finger Math còn nằm ở chỗ trẻ có thể cộng trừ liên tiếp nhiều số có hai chữ số với nhau và kết quả giữa các số nhỏ hơn 100. Kết quả cho được luôn chính xác; vì cách làm cực kì đơn giản và không hề đòi hỏi tư duy hơn mức bình thường ở trẻ.

Cách dạy con học toán finger math giúp bé tính toán nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Con có thể vừa học vừa chơi và cảm nhận toán học đơn giản và thú vị hơn bao giờ hết

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math được xem là cách tính toán “siêu việt” nhanh như máy tính dành cho trẻ tiểu học. Có thể nói đây là phương pháp hiệu quả đối với tất cả các bé; đặc biệt là các bé chậm và yếu khi học toán.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

3. Cách dạy học toán Finger Math

Trẻ học toán dễ dàng nhờ cách dạy toán Finger Math theo 3 quy ước dưới đây.

3.1 Quy ước bàn tay phải, bàn tay trái

Bàn tay phải đại diện cho chữ số hàng đơn vị, bàn tay trái đại diện cho chữ số hàng chục. Quy ước bàn tay phải trong phương pháp Finger Math là nền tảng giúp trẻ đếm số thành thạo.

3.2 Quy ước của bàn tay phải (đại diện cho hàng đơn vị)

Số 1: ngón trỏ, số 2: ngón giữa, số 3: ngón áp út, số 4: ngón út, số 5: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 6: ngón trỏ, số 7: ngón giữa, số 8: ngón áp út, số 9: ngón út. Chú ý rằng khi chuyển từ số 4 qua số 5 trẻ phải nắm các ngón tay 1,2,3,4 lại.

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math 2

 

3.3 Quy ước của bàn tay trái (đại diện cho hàng chục)

Số 10: ngón trỏ, số 20: ngón giữa, số 30: ngón áp út, số 40: ngón út, số 50: ngón cái. Tiếp tục lặp lại thêm một lần nữa ta sẽ có số 60: ngón trỏ, số 70: ngón giữa, số 80: ngón áp út, số 90: ngón út.

Vậy để biết số có 2 chữ số ở hai số khác nhau ta sẽ dùng tay phải cho chữ số hàng đơn vị, ghép với tay trái ở chữ số hàng chục.

Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (bàn tay phải) + số 10: ngón trỏ (bàn tay trái) = số 11.

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math 3

3.4 Quy ước trong phép cộng

Khi đã bung hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta bung tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục bung ra thì đồng thời các ngón ở hàng đơn vị phải thu lại.

3.5 Quy ước trong phép trừ

Khi đã thu về hết các ngón ở hàng đơn vị thì ta thu tiếp ngón ở hàng chục. Khi ngón hàng chục thu về thì đồng thời các ngón hàng đơn vị phải bung ra.

Lưu ý: khi thực hiện trừ và cộng đối với số có 2 chữ số , ta thực hiện trừ và cộng hàng chục trước, sau đó mới thực hiện trừ và cộng hàng đơn vị.

Ví dụ : 38 + 61, ta thực hiện 38+60 trước, sau đó mới cộng thêm 1. Tương tự: 72- 49, ta thực hiện 72-40 trước, sau đó mới trừ thêm 9.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

[inline_article id=226937]

Phương pháp dạy bé học toán Finger Math giúp con tiếp thu rất nhanh nếu cha mẹ biết cách biến chuyện học các ngón tay thành trò chơi. Hi vọng bài viết sẽ giúp trẻ bắt đầu vào lớp 1 học toán dễ dàng nhờ cách dạy toán Finger Math.

Categories
Hạt giống tâm hồn Nuôi dạy con

6 lý do cha mẹ nên chọn truyện cổ tích kể cho bé nghe

Truyện cổ tích kể cho bé nghe trong kho tàng văn học Việt Nam vô cùng quen thuộc và gắn bó với tuổi thơ của trẻ em. Các bé sẽ bắt gặp trong đó hình ảnh quê hương với luỹ tre, con trâu cánh đồng… và những bài học sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Truyện cổ tích là gì?

Theo định nghĩa, truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc.

Nhân vật trong truyện có thể là nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, người mồ côi, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nhân cách hóa…

Chính sự đa dạng trong xây dựng nhân vật, tình huống truyện giúp phong phú hóa đời sống tinh thần của trẻ em, cung cấp bài học về cách đối nhân xử thế cho trẻ mà không hề giáo điều.

6 lợi ích truyện cổ tích mang lại

Sau mỗi câu truyện “ngày xửa ngày xưa” là rất nhiều kiến thức và kỹ năng có thể đúc kết được cho cuộc sống ngày nay. Truyện cổ tích vì vậy luôn mang lại những bài học hay giúp trẻ có lối sống lạc quan, lành mạnh.

1. Truyện dạy con bài học đạo đức thú vị

Truyện cổ tích luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá – phân biệt được đúng sai, nhờ vào nhân vật trong truyện cổ tích cha mẹ có thể dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Hãy nhấn mạnh thêm với con, sự lựa chọn đúng sẽ được khen thưởng, lựa chọn sai lầm có thể bị phạt.

2. Câu chuyện cổ tích giúp xây dựng vốn từ phong phú

Giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng và giới thiệu tới trẻ ngôn ngữ giàu tính văn hóa.

3. Truyện cổ tích kích thích trí tưởng tượng cho trẻ

Các tuyến nhân vật trong thế giới cổ tích vô cùng phong phú: nào là bà tiên đỡ đầu, động vật biết nói chuyện, những đứa trẻ biết bay… Điều này sẽ giúp các con trẻ giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo hơn rất nhiều.

Truyện cổ tích kể cho bé nghe hay

4. Kích thích sức sáng tạo của trẻ với nhân vật trong câu chuyện ngày xửa ngày xưa

Hãy dạy con thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và hãy nhìn nhận mọi người, mọi vật theo cách tích cực. Các bài học từ truyện cổ tích sẽ tăng thêm cho bé niềm hy vọng và lòng can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và giữ được suy nghĩ về “ở hiền gặp lành”.

5. Bài học rèn luyện cảm xúc

Truyện cổ giúp tích trẻ hoà quyện vào nội dung truyện, như được sống với từng nhân vật và có thể khóc cười cùng họ.

6. Dạy trẻ tính logic trong các câu chuyện kể

Toàn bộ cấu trúc của chuyện (cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, sự kiện kích động, cao trào, và kết thúc) được thể hiện tròn vẹn dù là chỉ qua một câu chuyện tương đối ngắn. Từ đó tính logic của truyện sẽ cung cấp những kiến ​​thức quan trọng trong việc phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.

Truyện cổ tích kể cho bé nghe mỗi tối
Ăn khế trả vàng – truyện đề cao tính trung thực và nhân ái

Tổng hợp truyện cổ tích kể cho bé nghe tiêu biểu và thông dụng nhất như:

  • Cóc kiện Trời.
  • Ai mua hành tôi.
  • Chuyện cổ tích về loài người.
  • Cây tre trăm đốt.
  • Cậu bé thông minh.
  • Ba cô gái.
  • Ăn khế trả vàng.
  • Thánh Gióng.
  • Thạch Sanh.
  • Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
  • Cây bút thần.

Cha mẹ cần lựa chọn những truyện cổ tích hay và ý nghĩa để có thể kể cho bé nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Với những câu chuyện tình tiết mạnh, cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn cái kết nhẹ nhàng cho truyện để phù hợp hơn với tuổi thơ của con mình.

N.Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách học tốt ngoại ngữ, học thuộc bài nhanh và nhớ lâu bằng cách lặp lại cách quãng

Trẻ Tiểu học vẫn còn ham chơi và thiếu tập trung. Trẻ cần phải tìm một cách học tốt và khoa học. Con có thể thu thập lượng thông tin lớn, không rơi rớt kiến thức mà lại tiết kiệm thời gian. Phương pháp lập lại cách quãng Spaced Repetition chính là cách học hiệu quả bé yêu không thể bỏ qua.

Spaced Repetition là gì?

Khái niệm Space Repetition

Cách sử dụng Spaced Repetition xuất hiện từ năm 1932 trong cuốn sách “Tâm lý của việc học” của Giáo sư C. A. Mace. Phương pháp này sau đó đã được kiểm nghiệm chặt chẽ trong một bài nghiên cứu với 3600 các em học sinh lớp 6 ở Iowa.

Spaced Repetition còn gọi là Lặp lại cách quãng. Đây là một kỹ thuật học tiếng, sử dụng sự lặp lại các kiến thức cần học theo các quãng thời gian dài dần. Cách này nhằm tận dụng đặc điểm về tâm lý và trí nhớ của con người. Phương pháp này áp dụng rộng rãi ở nhiều môn học. Đặc biệt hiệu quả với trẻ cần học nhanh mà vẫn nhớ nhiều kiến thức ngôn ngữ một cách lâu dài.

Chẳng hạn, con học từ Anh văn Scholarship (học bổng). Bạn tạo một flashcard với chữ SCHOLARSHIP trên một mặt. Mặt còn lại viết tiếng Việt là KIẾN THỨC. Ban đầu, trẻ nhìn flashcard này để ghi nhớ. Sau đó 20-30 phút, cho trẻ nhìn lại và nhớ nghĩa của nọ. Lặp lại cách quãng sau 1 giờ, 3 giờ, 12 giờ, 24 giờ… Quãng thời gian giữa các lần càng dài hơn, trẻ sẽ thấy nghĩa từ này nằm sâu trong trí nhớ.

Cách học tốt ngoại ngữ nhờ Spaced Repetition

 

Spaced Repetition hoạt động thế nào?

Nghiên cứu 1885 của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus cho thấy: Bộ não con người liên tục tiếp nhận thông tin. Chúng ta quên đi rất nhanh chóng. Sau 30 phút, 80% thông tin vừa học có thể bị lãng quên.

Spaced Repetition giúp lưu giữ kiến thức sâu và lâu dài. Cách học tốt và hiệu quả này giúp các thông tin tái hiện ngay tại các thời điểm mà não bộ sắp quên chúng. Lặp lại cách quãng nhiều lần giúp đẩy thông tin vào hệ thống trí nhớ lâu dài. Việc lặp lại giúp ghi nhớ tốt hơn học mà không lặp lại.

[remove_img id=18760]

Cũng theo lý thuyết này, chia nhỏ thời gian học và lặp lại thông tin sẽ tốt hơn học dồn ép trong thời gian dài. Đặc biệt, sự tập trung của trẻ tiểu học cũng chỉ có thể kéo dài từ 15-30 phút. Cách dạy con Anh văn tốt nhất là chia thời gian học ra nhiều giờ trong suốt 24 tiếng. Thường xuyên nhắc nhớ từ vựng, ngữ pháp cho con thông qua các hoạt động trong ngày. Cách học này sẽ hiệu quả và lý thú với con.

Ví dụ cách áp dụng Lặp lại cách quãng khi dạy con ngoại ngữ:

  • 30 phút buổi sáng: Đọc, nghe một số từ mới
  • 30 phút trên xe đến trường: Lặp lại các từ vừa học
  • 30 phút từ trường về nhà: Ôn lại các từ mới vừa học
  • 30 phút trước khi đi ngủ: Lẩm nhẩm đọc các từ mới

Theo thuyết Forgetting Curve của Hermann Ebbinghaus, trẻ sẽ nhớ tốt hơn khi được lặp lại, ôn lại thay vì học nhồi nhét.

Cách học tốt ngoại ngữ Spaced Repetition

Ví dụh hôm nay bé học 5 từ vựng và ghi nhớ 100% từ. Sang ngày hôm sau, bé chỉ còn nhớ được 40% từ vựng. Nếu không lặp lại cách quãng,con số này sẽ càng giảm dần. Vậy nên nếu được nhắc lại ở ngày 1, bé sẽ nhớ được 100%. Tới ngày 3, bạn lại nhắn con 1 lần nữa khi con chỉ còn nhớ được 80%. Cứ lặp lại như vậy tới ngày 10 thì cho dù bạn không review, bé vẫn nhớ được 90% từ vựng.

 

Flashcard kết hợp Space Repetition

Flashcard là gì hẳn bạn không còn xa lạ. Chúng là những thẻ mang thông tin chữ hoặc số, hoặc cả hai. Mặt trước Flashcard thường là câu hỏi, hoặc từ Anh văn. Mặt sau là câu trả lời. Flashcard thể hiện khả năng học từ vựng ngoại ngữ rất hiệu quả.

 

Bé học ngoại ngữ, bạn có thể làm một bộ flashcard tầm 100 từ. Trẻ mỗi ngày học 5 từ và ôn lại 5 từ của ngày trước đó. Sẽ có lúc con quên từ cũ.

Cách học tốt nhờ Spaced Repetition 3

Ví dụ, ở ngày 1 bé trả lời đúng được 3/5 từ thì 3 từ đúng sẽ được cho vào hộp 2 còn 2 từ sai vẫn ở lại hộp 1. Sang ngày thứ 2, bé xem lại 2 từ trong hộp 1.

Nếu trả lời đúng, bé cho nó vào hộp 2. Rồi với 3 từ có sẵn trong hộp 2 từ trước, bé xem lại chúng. Đúng, cho vào hộp 3 còn sai để lại hộp 2. Cứ lặp lại trình tự như vậy trong vòng 5 ngày và tăng cường số lượng từ vựng dần dần.

Cách học tốt nhờ Spaced Repetition

Bằng cách thêm mỗi ngày một số lượng flashcard mới liên tục (ví dụ 10 thẻ mới mỗi ngày) bé sẽ đạt được khả năng học nhanh nhất có thể dự đoán được. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lặp lại các thẻ flashcard mà bé đã học được trước đây.

Tổng số thẻ flashcard sẽ được lặp đi lặp lại gia tăng đáng kể. Thẻ flash trẻ đã học được một vài tháng trở lại sẽ hiển thị lại và cũng phải được lặp lại. Với cách học tốt và hiệu quả, vốn từ của bé nhờ đó sẽ gia tăng nhanh chóng và không bị lãng quên, kiến thức không bị rơi rớt.

[remove_img id=18368]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Biết được 6 lợi ích trò chơi xúc cát , bạn sẽ không còn ngăn con chơi nữa

Trò chơi xúc cát đến từ tự nhiên, từ ngàn đời xưa đã là trò chơi yêu thích của trẻ nhỏ. Trẻ chơi cát bằng cách đào, bới, chọn lọc, xây dựng, xô đổ… Thông qua đó, con duy trì phương pháp chơi thú vị và kích thích trí não lẫn thể chất.

Cát rất phù hợp để trẻ tìm tòi học hỏi và phát huy trí tưởng tượng phong phú vốn có của trẻ. Nghịch đất cát đòi hỏi sự khéo léo của các ngón tay như sử dụng lòng bàn tay và các đầu ngón tay để chạm vào, bốc hay thả rơi cát. Cơ thể của trẻ nhỏ sẽ cảm nhận được những kích thích tương ứng. Con cũng cảm nhận được độ nặng hay nhiệt độ của cát…

Điều này giúp nâng cao mức độ nhạy cảm của trẻ. Con sẽ học được cách cảm nhận khi chạm vào hay tiếp xúc với một vật nào đó. Những kích thích này cũng góp phần giúp não bộ của trẻ trở nên sinh động hơn, đồng thời nuôi dưỡng tính tích cực chủ động tham gia vào những hoạt động mới của trẻ nhỏ.

Trò chơi xúc cát 2

Cát mở ra nhiều ý tưởng chơi

Đồ chơi tốt là phải cho trẻ khả năng chủ động làm chủ trò chơi, đặt ra trò chơi chứ không phải thụ động theo các lập trình có sẵn. Cát chính là một trong những đồ chơi rất tốt. Khi nghịch cát biển, hoặc vọc đất cát trong vườn, con trẻ bắt đầu suy nghĩ cách để chơi với nó.

Ngoài biển, trẻ có thể biến cát thành lâu đài, thành bàn tiệc với đủ loại thức ăn do chúng tưởng tượng ra. Hoặc chỉ với cát và lá cây, trẻ nhỏ thỏa thuê tưởng tượng ra đĩa thức ăn khi chơi nhà chòi. Trò chơi càng lúc càng thú vị tùy vào óc sáng tạo của con trẻ.

Trò chơi xúc cát không có luật chơi, không có hướng dẫn cụ thể, mỗi đứa trẻ sẽ có trải nghiệm riêng và cách thức chơi riêng. Bé nhỏ chỉ đơn thuần là vọc cát và cảm nhận cát trên ngón tay, bàn tay. Trẻ lớn hơn biết cách trộn nước với cát, vọc cát theo sức sáng tạo.

[remove_img id=2443]

Giúp phát triển trí não và kiến thức

Trẻ cảm nhận được kết cấu của sự vật từ những hạt cát nhỏ. Đó là kiến thức đầu tiên về dạng vật chất trong vật lý, được trẻ tiếp nhận thoải mái và nhẹ nhàng. Trẻ cũng dần thu thập được các kiến thức về hình khối. Chẳng hạn, trẻ ước lượng được một cái xô đồ chơi chứa được khoảng bao nhiêu cát và sẽ tự mình quyết định một lượng cát phù hợp cho mỗi lần chở.

Trẻ sẽ tìm ra cách để lâu đài của mình cứng cáp hơn, khó bị đổ hơn. Trẻ cũng kết hợp với bạn cùng nghĩ cách thiết kế nên những lâu đài với những hình dáng đa dạng và đẹp hơn.

Khi sắp xếp, xây dựng lâu đài cát, trẻ học được kết cấu hình học với các hình trụ, hình vuông, học về cao-thấp, dài-ngắn… Các dụng cụ hỗ trợ cho trò chơi xúc cát như xe cút kít, ròng rọc vận chuyển cát, đòn bẩy… giúp con khám phá được nhiều điều thú vị. Kiến thức sơ đẳng về toán học, vật lý tiếp cận con trẻ nhẹ nhàng như vậy đấy.

Tập cho trẻ sự nhẫn nại

Chơi với cát rất lâu chán. Vật chất đặc biệt này chảy thành dòng, lọt qua kẽ tay khi khô. Chúng bết và gắn kết khi ướt. Chính vì vậy, con có thể chơi trò này rất lâu mà không chán.

Khi dựng thành quách, lâu đài từ trò chơi xúc cát, trẻ tỉ mỉ tạo từng tòa thành, cầu thang cát. Đá nhỏ, vỏ ốc xung quanh trang hoàng cho công trình nhỏ… Từ đó, trẻ học được tính cẩn thận và kiên nhẫn.

Trò chơi xúc cát 3

Chơi cát giúp phát triển vận động

Chơi cát giúp trẻ vận động không ngừng thông qua nhiều hoạt động bóp nặn, đào bới, di chuyển xô cát… Cơ bắp tay, cơ bàn tay và nhóm cơ trên phát triển. Kỹ năng vận động của trẻ vì thế cũng nhanh hơn.

Việc liên tục đứng lên ngồi xuống, di chuyển, ngồi xổm, bưng bê cát từ nơi này qua nơi khác giúp con tăng vận động toàn bộ cơ thể. Sự phối hợp hoạt động của mắt, tay, chân cũng vì thế mà thuần thục hơn.

Phát triển cảm xúc và các kỹ năng xã hội

Trò chơi xúc cát thường chỉ vui khi có nhiều bạn bè cùng chơi với bé. Khi chơi chung, các con sẽ đối mặt với nhiều vấn đề như phân chia thời gian sử dụng dụng cụ, lượng cát, phân chia công việc cho nhau…

Trẻ con là chúa tưởng tượng và sáng tạo. Khi chơi với bạn bè cùng tuổi, sự tưởng tượng càng có cơ hội phát triển hơn. Trẻ chơi đóng vai, sáng tạo thêm nhiều trò vui khác bên cạnh nghịch đất cát. Cảm xúc của con trẻ vì thế có cơ hội phát huy.

Chơi với nhau trong không gian, học cách thích nghi với bạn bè để cùng thực hiện trò chơi, trẻ học được cách làm việc nhóm, hợp tác với người khác. Đồng thời, con cũng nhạy bén hơn, cảm nhận được quan điểm và mong muốn của bạn bè, là cách nào thương lượng để hòa hợp với bạn mà không ảnh hưởng tới quyền lợi của mình.

Trò chơi xúc cát 4

Chơi cát giúp tiếp cận nghệ thuật

Xây nhà trên cát, vẽ tranh trên cát, kết hợp tranh cát với vỏ ốc vỏ sò, lá cây… Đó là những hoạt động nghệ thuật đầu tiên trẻ được tiếp cận, thông qua trò chơi thú vị. Những kích thích lên ngón tay khi trẻ bốc hay thả cát cũng góp phần kích thích sự phát triển trí não.

Sáng tạo nghệ thuật trên cát mang lại cho trẻ sự thư giãn tối đa. Con có thể tha hồ chơi, chơi xong đạp đổ thành quách lâu đài của mình và xây lại mà không sợ hư đồ chơi, bố mẹ mắng. Trò chơi xúc cát cũng rất an toàn, không có góc cạnh làm con chảy máu hoặc u đầu.

[remove_img id=17397]

Bên cạnh việc chơi với cát tự nhiên, nhiều trò chơi xúc cát, sáng tạo bằng cát công nghiệp đã xuất hiện trên các quầy đồ chơi. Dĩ nhiên, hiệu quả không thể bằng được việc chơi và học trong tự nhiên, nhưng trò chơi cát vẫn là lựa chọn thích hợp cho các gia đình trong đô thị.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tự làm giáo cụ Montessori tại nhà cho trẻ sơ sinh

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh trẻ sơ sinh ở giai đoạn đầu đời có những năng lực tinh thần đặc biệt, điều này đã vạch ra một con đường mới cho các chuyên gia giáo dục. Và từ đó, chúng ta bắt đầu làm quen với khái niệm giáo dục trẻ sơ sinh. Trong đó phương pháp Montessori đang được áp dụng rộng rãi.

Đối với trẻ ở giai đoạn này, chúng ta không thể sử dụng phương pháp thuyết giảng như truyền thống. Giáo dục cũng không phải do thầy cô giáo đem lại mà là những điều trẻ tự lĩnh hội được thông qua môi trường xung quanh. Những giáo cụ của phương pháp Montessori trong giai đoạn này khá đơn giản, các bậc phụ huynh có thể tự làm cho trẻ để tạo ra một môi trường đặc thù, chuẩn bị và bố trí một loạt các hoạt động về thị giác, thính giác cho trẻ.

Đặc trưng của trẻ ở giai đoạn sơ sinh

Khả năng vận động của trẻ sơ sinh sau khi sinh tới 6 tháng tuổi còn hạn chế, chủ yếu chỉ thông qua các giác quan như thị giác, thính giác là nhiều. Thị giác của trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện, trẻ nhìn mọi thứ xung quanh sẽ bị mờ nhưng vẫn có thể phân biệt được sáng – tối, hình dáng và các chuyển động. Màu sắc trẻ nhận biết rõ hơn phải mang yếu tố thật tương phản như trắng – đen, đỏ – đen.

Tự làm giáo cụ Montessori 3
Vùng thị giác của trẻ sơ sinh chỉ giới hạn từ 20 – 30 cm

Thời gian này trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng, môi trường xung quanh không nên quá ồn ào sẽ giảm sự tự quan sát của trẻ. Nếu muốn tiếp xúc vui đùa với trẻ, hãy đảm bảo rằng trẻ đã được ăn no, ngủ đủ giấc và tâm trạng thoải mái. Thời gian chơi với trẻ không nên kéo dài, nếu cảm thấy trẻ khó chịu cần dừng lại ngay, những kích thích quá mức trong giai đoạn này sẽ không tốt cho trẻ.

Tự làm giáo cụ Montessori phát triển thị giác cho trẻ

1. Hình trắng đen

Vật liệu: Giấy cứng màu trắng, giấy cứng màu đen, keo dán, kéo

Với 2 tờ giấy trắng và đen, đầu tiên bạn cắt miếng giấy đen thành hình chữ nhật dài, sau đó gấp khúc lại thành từng miếng hình vuông.

Tiếp đó bạn cắt miếng giấy trắng thành bất kỳ hình dạng gì từ đơn giản như hột nút, icon khuôn mặt cho đến phức tạp như hình chim, thú,… để thu hút ánh nhìn của trẻ. Dùng keo dán tờ màu trắng đã được tạo hình lên từng ô giấy vuông màu đen và cuối cùng, để lên giường của trẻ hoặc dán lên tường gần chỗ trẻ nằm.

Bạn nên thường xuyên thay đổi những tấm bìa hình này để tạo cảm giác mới mẻ cho trẻ. Hình dạng của những giáo cụ này cũng cần được nâng cấp từ đơn giản đến phức tạp.

 2. Đồ chơi treo nôi

Vật liệu: 5 quả cầu bằng xốp đường kính 5cm, khung thêu, bút lông đầu to màu đen, kéo, chỉ thêu loại dày, một chiếc kim to (dài hơn 5cm).

Tự làm giáo cụ Montessori
Đồ treo nôi giúp phát triển cảm giác và sự tập trung của trẻ sơ sinh

Dùng bút lông đen vẽ trang trí trên 5 quả cầu. Cắt chỉ ra thành 5 sợi với độ dài ngắn khác nhau. Dùng kim xỏ lỗ trên quả cầu xốp rồi luồn chỉ vào và cố định trên khung thêu. Treo trên nôi của trẻ hoặc ở nơi nào mà trẻ thường nằm.

Với món đồ chơi treo nôi này, trẻ sơ sinh đang được tập để nhận biết, chú ý đến một vật chuyển động và biết dõi mắt theo vật đó.

3. Đồ chơi vòng tròn cho trẻ

Vật liệu: Một chiếc vòng bằng gỗ có đường kính khoảng 8cm, dày khoảng 1cm để phù hợp với bàn tay nhỏ của trẻ, một sợi dây vải, một sợi dây chun.

Cách làm đơn giản là gắn sợi dây vải vào dây chun để tạo độ đàn hồi rồi dùng sợi dây vải treo cái vòng tròn gỗ đó lên.

Không chỉ là nhu cầu về thể chất khi để trẻ phối hợp tay, chân, lưng và cổ với mục đích nắm được cái vòng, trò chơi này còn “cung cấp” cho trẻ một thách thức mới, mang lại sự kích thích tinh thần khi trẻ phải suy nghĩ và hành động để có được thứ mình muốn.

[inline_article id=103045]

Bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn mang lại cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Vì thế, không ngạc nhiên khi các bậc phụ huynh biến việc tự tay làm nên những giáo cụ Montessori để giúp con phát triển thuận lợi trở thành thú vui bất tận của mình khi theo đuổi phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ.