Nuôi dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngược lại, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và cách vận dụng thông minh từ các bậc phụ huynh. Với chuyên mục này, các thông tin được xây dựng nhằm trở thành một bách khoa toàn thư cung cấp kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tất cả nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ về nét tính cách, tư duy, suy nghĩ của con và từ đó áp dụng cho con phương pháp giáo dục, nuôi nấng phù hợp.
Không chỉ là kỹ năng sống mà kỹ năng sống sót cũng là bài học vỡ lòng phụ huynh cần dạy cho trẻ khi con đang lớn. Có những tình huống khẩn cấp mà chỉ có các kỹ năng này mới giúp trẻ thoát khỏi hiểm nguy.
14 tình huống trẻ bắt buộc phải có kỹ năng để sống sót
Cách xử lý: Nhanh chóng sử dụng điện thoại, trước hết gọi cho cha mẹ hoặc người đầu tiên lưu trong danh bạ. Cha mẹ sẽ nhận biết được ngay là bé đang gặp chuyện nguy hiểm thông qua giọng nói. Tiếp đó là gọi cảnh sát 113 và chỉ cần nói ngắn gọn: ” Nhà có trộm, nêu tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.
2. Người lạ chia sẻ kẹo bánh và nhờ làm việc gì đó.
Cách xử lý: Dạy bé thói quen tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ chơi, hay bất cứ thứ gì mà người không quen biết đưa.
3. Xử lý tình huống khi có khói từ ổ điện phát ra hoặc ngửi thấy mùi gas trong gian bếp mà không có người lớn ở nhà.
Cách xử lý: Nếu không có người lớn ở nhà mà bé gặp tình huống cháy nổ nguy hiểm như rò rỉ khí gas, cháy ổ điện… bé cần được dạy chạy ngay ra khỏi nhà sau đó nhờ hàng xóm gọi điện cho bố mẹ và gọi cho 114. Để an toàn cho bé, tuyệt đối không được tìm cách dập lửa.
4. Bạn bè trong lớp rủ tắm ao, hồ, sông.
Cách xử lý: Tham gia bất kỳ hoạt động nào cùng bạn bè hay trường lớp tổ chức con đều cần có ý kiến của bố mẹ. Đặc biệt là sông hồ cần được sự giám sát của người lớn.
5. Có người xa lạ yêu cầu giúp đỡ
Cách xử lý: Nếu có ai đó cần giúp đỡ, con cần từ chối nhanh, dứt khoát và đi ngay khỏi tầm nhìn của họ vì người lớn không ai cần nhờ trẻ con giúp đỡ. Nếu thực sự cần thì họ đang có âm mưu không tốt.
6. Phát hiện người lạ đi theo
Cách xử lý: Trên đường đi học về hoặc đi chơi đâu đó nếu bỗng dưng có người lạ đi theo quãng đường dài, con nên ngay lập tức tìm chỗ đông người rẽ vào và gọi điện cho bố mẹ.
7. Ở nhà một mình, ai sẽ là người bé được mở cửa.
Cách xử lý: Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ. Những người được con mở cửa sẽ là người mà bố mẹ đã dặn trước. Mối nguy hiểm có thể đến từ cả những người bạn ngang tuổi.
8. Khi đang chờ bố mẹ đến đón, có người lạ đến gần.
Cách xử lý: Trong trường hợp đang chờ bố mẹ đến đón mà có người lạ tới gần, nói cho đi nhờ con cần từ chối bằng cách nói con chờ cha mẹ tới.
9. Người lạ nắm tay không buông
Cách xử lý: Nếu không đồng ý đi theo hay giúp đỡ người lạ mà họ cố tình nắm tay con hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách la hét thật to hoặc đấm đá.
10. Vô tình lạc giữa đám đông
Cách xử lý: Nếu vô tình lọt vào giữa đám đông khi đi chơi cùng bố mẹ, bé cần bình tĩnh, tìm cách dần dần di chuyển ra phía ngoài, nhưng không được di chuyển ngược chiều.
11. Người ít thân hoặc bạn mới quen rủ tới nhà chơi
Cách xử lý: Đến nhà người ít thân quen khi không được sự cho phép của bố mẹ là không đúng, cho dù đó là người quen của gia đình hay bạn cùng trang lứa.
12. Ở ngoài trời mưa giông một mình
Cách xử lý: Nếu không may gặp trời mưa giông, trước hết con tìm nơi trú ẩn an toàn như cửa hàng hay mái nhà nào đó. Tránh xa các thiết bị kim loại, bể nước, cây to và xe cộ.
13. Có ai đó trên mạng Internet đe doạ con hoặc gia đình
Cách xử lý: Khi bị đe doạ trên mạng, không được im lặng chịu sự đe doạ. Cần tìm cách nói ngay với cha mẹ.
14. Bị chó dữ tấn công
Cách xử lý: Nếu bị chó tấn công, bé cần cố gắng giữ bình tĩnh, đứng yên và tìm kiếm bất cứ thứ gì có trong tay để hướng sự chú ý của chúng sang vật đó và không nhìn vào mắt chó. Sau đó ném đồ vật sang hướng khác, từ từ lùi ra xa.
[inline_article id=181105]
Dạy con như thế nào?
Trẻ bắt đầu đi học mầm non là một khoảng thời gian vô cùng thú vị giữa cha mẹ và con cái. Trẻ sẽ rất háo hức với những cái mới và rất muốn được tự mình làm tất cả mọi thứ nên nếu có kế hoạch dạy kỹ năng sống sớm cho con, bạn nên áp dụng từ sớm.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý phương pháp khi dạy trẻ. Sự kiên nhẫn chính là chìa khóa vàng trong mọi trường hợp. Những gì bạn cần làm chỉ có 3 bước: Bạn thực hành cho con thấy, để con làm theo sau đó bạn điều chỉnh, giúp con hoàn thiện kỹ năng và để con thực hành nhiều lần. Hãy nhớ, con bạn cần đến 1 năm tuổi để cất lên tiếng nói đầu tiên thì ít nhất, trẻ cũng cần ngần ấy thời gian để xây dựng và củng cố một kỹ năng nào đó.
Kỹ năng sống sót là cần thiết cho trẻ trong mọi trường hợp thiếu vắng người lớn ở bên. Mẹ dạy bé càng sớm càng tốt nhé!
Băn khoăn về việc cho con tiền tiêu vặt bao nhiêu là đủ lại được thổi bùng lên cùng tâm sự của MC Thảo Vân. Chị là một người mẹ yêu thương con hết mực và muốn dành cho con sự giáo dục tốt nhất. Cho con tiền tiêu vặt thật ít để con tập thói quen sử dụng tiền bạc hợp lý, tránh tiêu hoang là tốt. Nhưng có nên quá hạn chế khoản tiền này?
MC Thảo Vân băn khoăn về chuyện tiền tiêu vặt cho con
Trên trang FB cá nhân, MC Thảo Vân viết lại sự băn khoăn của mình:
“Mình vẫn đang băn khoăn chuyện cho con tiền ăn quà chiều hàng ngày…
Thật không biết nên thế nào nữa. Tối nay hai mẹ con nói chuyện…
Tít kể: “Chiều học xong đói lắm mẹ ạ. Trưa con ăn no rồi, nhưng lúc ấy vẫn đói. Ra cổng trường thấy các anh chị ngồi ăn bánh mì thịt xiên mà rỏ dãi! Lúc ấy đói lắm, con chỉ ước có 5 nghìn cũng được, để mua bánh mì không với nước sốt, vẫn ngon! Nhưng bây giờ bác ấy không bán thế nữa rồi, ít nhất phải 10 nghìn.
… Lớp con có bạn ngày nào cũng có tiền để mua gì đấy, thích thế, ngày nào cũng một cốc đá bào tận 20 nghìn đấy mẹ ạ, mà các bạn lớp con mua gì cũng chia mọi người, nhưng con thì toàn phải xin, có nhiều lúc được mỗi một miếng bim bim thôi, thèm chết đi được! Mai mẹ cho con 20 nghìn nhé, con mua bánh mì thịt 3 xiên. Còn chia cho các bạn nữa mà. Bây giờ con lớn rồi, nhanh đói lắm, mẹ phải cho con tiền để con ăn chứ…”
Con cứ kể cứ kể, và mình cứ quặn lòng, không dám cho Tít nhìn thấy nước mắt. Nghĩ thương quá! Đói có phải tội của con đâu nhỉ…
Mỗi ngày nên cho con bao nhiêu đây…
Cho rồi con có quen tiêu tiền quá không…”
Tâm sự này ngay lập tức “phát pháo” cho những suy nghĩ trái chiều của những bậc làm cha làm mẹ. Nhiều người vẫn nghĩ con học cấp 1 & cấp 2 chưa nên cho tiền tiêu vặt, vì tất cả mọi chuyện ăn mặc, mua sắm đã được cha mẹ mua đủ đầy. Tuy nhiên, cho con tiền quá ít cũng không ổn.
[remove_img id=18691]
Sai lầm khi không cho con tiền tiêu vặt
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc cha mẹ không muốn cho con tiền tiêu vặt quá nhiều. Hiện nay, thức ăn bán quanh khu vực trường học không đảm bảo vệ sinh, lo trẻ ăn vào bị đau bụng, ngộ độc. Nhiều người lo việc cho con tiếp xúc quá sớm với tiền bạc sẽ làm hư bé. Con trẻ có sẵn tiền sẽ vung vít tiền bạc vào những món không có giá trị.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý trẻ em Lê Khanh, trẻ Tiểu học đã bắt đầu bước vào cộng đồng lớn hơn trường mẫu giáo, tiếp xúc với nhiều bạn bè. Không có tiền trong túi, bé lại mặc cảm so với các bạn có tiền ở trong lớp. Điều này còn tệ hại hơn so với việc con bị đau bụng vì ăn quà bánh hay mua sắm linh tinh. Trẻ không học cách sử dụng tiền bạc sẽ thụ động và phụ thuộc cha mẹ.
Dạy con sử dụng tiền từ năm mấy tuổi?
Cha mẹ nên cho các cháu quen dần với việc dùng tiền. Dạy con tiêu tiền đúng cách tốt hơn việc cho con “miễn nhiễm” với tiền bạc. Khi các con có khái niệm sở hữu, con mới có khái niệm tiêu xài hợp lý và dành dụm các khoản lớn hơn. Bố mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt từ 7 tuổi.
Dạy trẻ sử dụng tiền tiêu vặt
Ban đầu, cha mẹ chỉ cho con khoản tiền nhỏ để trẻ cho vào ống heo tiết kiệm để dạy con về sở hữu riêng. Sau khi con nhận biết được tiền mặt và giá trị tiền, cha mẹ có thể cho con mỗi ngày 10.000-20.000 đồng để mua những món quà vặt giá trị nhỏ.
Khi con mới bắt đầu học cách sử dụng tiền, cha mẹ chỉ nên đưa con tiền mệnh giá nhỏ để con học cách đếm tiền, tính tiền thừa…Tuyệt đối không cho con tiền mệnh giá lớn, con có thể làm mất tiền. Cho con quá nhiều tiền cũng biến trẻ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu.
Trẻ sử dụng tiền thành thạo hơn, mẹ có thể đưa bé cùng đi siêu thị để dạy con cách tiêu tiền khoản lớn hơn, tính toán khoản thu chi hợp lý cho bữa cơm trong gia đình. Với những tờ tiền thối mệnh giá nhỏ, mẹ có thể cho con để con cho vào ống heo. Khi tích lũy được khoản tiền vừa đủ, con sẽ dùng tiền này mua đồ dùng học tập, đồ chơi con thích. Trẻ sẽ hiểu món tiền mua đồ dùng không dễ tích lũy, và có ý thức sử dụng tiền hợp lý hơn.
Tuy vậy, không có nguyên tắc chung nào cho mỗi gia đình. Nếu con bạn làm các việc nhà rất tốt, bạn hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi
1. Chơi với con
Hãy vui vẻ cùng bé. Chơi với bé. Hãy tận hưởng những phút giây bên cạnh bé và làm bé cảm thấy được cưng nựng và yêu thương. Chỉ cần bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc khi ở bên cạnh bé thì đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà bạn dành tặng con.
2. Biểu lộ tình yêu thương
Hãy yêu thương bé bằng một tình yêu vô điều kiện, nghĩa là bạn đang giúp bé nhận thức được “tầm quan trọng” của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình.
3. Ôm ấp bé
Nếu bạn thích ôm ấp bé vào lòng thì cứ ôm con thật nhiều vào. Bé cũng thích được bên ở cạnh bố mẹ, được ôm chặt vào lòng và được vuốt ve êm ái.
Hãy thủ thỉ trò chuyện với bé. Kể cho bé nghe bạn đang làm gì, bạn đang thấy gì. Hãy chỉ cho bé những đồ vật… Bé sẽ trở nên ghiền với bất kỳ câu chuyện kể nào của mẹ.
6. Nhìn thẳng vào mắt
Hãy nhìn âu yếm vào mắt bé khi bạn cho bé ăn, thay tã và tắm rửa. Có như thế, bé mới nhìn lại vào mắt bạn. Sự giao tiếp không lời qua ánh mắt này sẽ giúp hình thành lòng tin cậy và sợi dây liên kết giữa bạn và bé.
10 kỹ năng xã hội nên dạy bé từ 1 tuổi
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có tính cách khác nhau. Nếu muốn con trở thành một người có nhân phẩm tốt thì mẹ không nên bỏ qua 10 kỹ năng xã hội mà phải học từ lúc 1 tuổi dưới đây.
1. Chia sẻ đồ chơi với bạn
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã muốn sỡ hữu những gì mà mình muốn hoặc cố gắng dành lấy đồ chơi từ tay bạn mặc dù món đồ đó trẻ không hề thích. Đây là tính cách “xấu” mà hầu như bé nào cũng có và bé sẽ dùng “vũ lực”, sự khóc lóc thảm thiết để có được điều mình muốn.
Để giải quyết, mẹ nên chủ động cho con chơi chung với nhiều bạn bè hơn, đưa cho bé một số đồ chơi và dạy con cách chia sẻ đồ chơi ấy với bạn. “Con cho bạn mượn chiếc xe này đi, lát bạn sẽ trả lại cho con”, “con chơi cái này còn cái kia để bạn chơi nha, một lát thì đổi lại được không?”… Bạn có thể dùng những câu nói tương tự để giúp bé rèn luyện kỹ năng này.
2. Cùng ăn uống chung
Ngoài việc chia sẻ đồ chơi, bạn nên dạy bé biết cách chia sẻ những gì mà mình có chẳng hạn như đồ ăn, thức uống…
Trẻ nhỏ sẽ không bao giờ sẵn sàng cho hết những gì mà mình có trong tay, vì vậy khi dạy trẻ kỹ năng này, mẹ cũng nên thật khéo léo. Hãy nói với bé rằng: “Con đã có hai viên kẹo, vậy hãy cho bạn một viên nha”, hay khi bé đang uống gì đó bạn cũng có thể nói “cho mẹ (bố) uống với”… Nên thực hiện liên tục để giúp bé nhận thức được rằng mọi thứ đều có thể chia sẻ. Và sẽ thật hãnh diện biết bao khi con bạn được khen là “thảo ăn” phải không?
3. Dạy trẻ biết yêu thương
Đây không chỉ là một kỹ năng mà còn là một đức tính quan trọng của con người. Mẹ nên dạy con cách yêu thương bản thân mình và yêu thương tất cả những người xung quanh. Hành động cụ thể hằng ngày của bố mẹ giúp trẻ noi gương theo.
4. Biết nói lời cảm ơn
Lời cảm ơn thể hiện mình là con người văn minh, hiểu biết và đây cũng là quy tắc cơ bản của ứng xử lịch sự. Ngoài ra, nó còn thể hiện sự biết ơn của bản thân khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Sau khi sinh, ngay khi mới bập bẹ biết nói, mẹ có thể dạy bé nhận thức được điều này bằng cách nói “ạ”. Sau đó dần thay thế bằng từ cảm ơn.
Để giúp con hiểu và học hỏi được nhanh hơn, cha mẹ nên chủ động đưa lời cảm ơn vào những tình huống cụ thể. Nhờ con lấy một cái gì đó, mẹ cũng đừng ngần ngại thể hiện lời cảm ơn với con, mẹ nhé!
5. Tự chủ động khi ăn
Ăn uống là hoạt động cá nhân, do đó mẹ cần cho trẻ học cách tự ăn ngay từ sớm. Đừng tạo cho bé thói quen ỷ lại khi đã 4-5 tuổi hoặc thậm chí có thể hơn mà vẫn đợi người khác đút ăn từng thìa.
Tập cho con cách tự chủ khi ăn, tự biết xúc cơm cũng là cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Ngoài ra, mẹ nên dạy cho bé thêm những phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá tính cách của một người.
6. Biết lắng nghe người khác
Lắng nghe người khác là một kỹ năng xã hội quan trọng không thể thiếu. Mẹ sẽ thường thấy hầu hết mọi trẻ đều quay mặt đi khi không hài lòng về những gì mà người đối diện đang nói.
Để dạy trẻ kỹ năng này, cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu rằng có người đang nói chuyện với con. Tìm nhiều cách thu hút sự chú ý của trẻ, hoặc có thể dùng biện pháp “rắn” hơn đối với bé quá cứng đầu cứ quay ngoắt đi khi người khác đang nói.
7. Hỏi trước ý kiến người khác
Trẻ nhỏ thường hành động theo bản năng và sẽ tự ý lấy tất cả mọi thứ mình muốn mà không cần phải xin phép, hỏi ý kiến người khác. Đây là một thói quen xấu mà mẹ cần chỉnh sữa ngay cho bé.
Mẹ nên dạy con biết khi muốn có thứ gì đó thì hãy xin phép trước, đây cũng là cách bày tỏ sự tôn trọng với người khác. Ngược lại, người lớn cũng cần tôn trọng bé để bé có thể nhận thức sâu sắc về vấn đề này mà không phải thực hiện một cách thụ động.
8. Học cách nói lời xin lỗi
Khi làm sai phải biết xin lỗi để nhận sự tha thứ của người khác và lời xin lỗi cũng dùng để thể hiện nét văn minh, lịch sự. Vì vậy, hãy dạy bé học cách nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm, ngoài ra đây cũng là cách thức rèn luyện lòng dũng cảm khi đối mặt với lỗi lầm của mình.
Không chỉ trẻ mà ngay cả bản thân người lớn cũng cần phải “xin lỗi” với bé khi đã làm sai việc gì đó. Để bé có thể hiểu cảm giác khi nhận được lời xin lỗi từ người khác.
9. Cư xử dịu dàng với người khác
Trẻ nhỏ thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi người khác có thái độ la mắng, cư xử không hòa nhã. Vì vậy, khi tiếp cận với trẻ người lớn, hãy dùng tình cảm yêu thương, hành động nhẹ nhàng để tạo cho bé cảm giác an toàn, thoải mái. Và đây cũng là điều giúp trẻ học được cách cư xử dịu dàng khi tiếp xúc với người khác.
[inline_article id=180654]
10. Dùng lời nói thay vì nắm đấm
Ai cũng biết rằng trẻ nhỏ rất dễ bực tức và nổi cáu, hậu quả của cảm xúc này chính là phản xạ đưa tay lên đánh trả. Đây là cách giải quyết hoàn toàn sai trái mà mẹ cần chỉnh ngay và luôn cho con, mẹ nhé! Ngay cả bố mẹ cũng vậy, không nên dùng hành động để “dạy bảo” trẻ vì trẻ sẽ học theo cách ứng xử đó.
Hy vọng với 10 kỹ năng xã hội trên, bạn có thể áp dụng và dạy bảo trẻ một cách thành công để giúp con lớn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Kỹ năng xã hội: Nền tảng cho sự thành công của trẻ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, sự phát triển cảm xúc của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển kỹ năng xã hội của bé. Khi trẻ học được cách kiềm chế cảm xúc, bé cũng học được khả năng giải quyết vấn đề và quá trình chơi đùa của bé với những bé xung quanh cũng suôn sẻ hơn. Tương tự, những bé có thể hiểu được cảm xúc của người khác sẽ có khả năng cảm thông và nhường nhịn tốt hơn trong khi chơi.
Làm gì để giúp con phát triển các kỹ năng xã hội?
– Để nuôi dưỡng lòng cảm thông và phát triển những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho bé, trước tiên, mẹ nên dạy con về ý thức cộng đồng, về những ảnh hưởng của bé đến những người xung quanh.
– Làm gương cho bé: Nếu nhận thấy bé cưng có cách cư xử không tốt, việc đầu tiên mẹ cần làm là xem xét lại hành vi của những người lớn trong gia đình. Rất có thể, chính bạn đang trở thành một tấm gương xấu cho bé. Trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân. Vì vậy, muốn con cư xử tốt, bạn phải là người đi tiên phong.
– Khuyến khích bé làm việc nhà mỗi ngày, và tất nhiên, đừng quên nhận lời khi bé cần sự trợ giúp từ mẹ.
– Giúp bé phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân và khả năng của mình. Lòng tự trọng có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng phát triển về mặt xã hội của trẻ.
– Mẹ nên áp dụng những hình phạt khi trẻ làm sai, và tất nhiên, không thể thiếu những lời khen ngợi, hay những món quà mỗi khi bé cư xử đúng.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hội nhóm.
– Dạy bé cách chờ đợi và làm theo những quy tắc sẵn có.
– Tạo nhiều cơ hội cho bé vui chơi với các bạn đồng trang lứa.
Lưu ý dành cho mẹ
Tùy độ tuổi, sự giáo dục và tính cách, quá trình phát triển kỹ năng xã hội của từng bé cũng sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, có những bé dễ dàng kết bạn nhưng cũng có những bé khó làm quen bạn mới. Có trẻ nhút nhát nhưng cũng không thiếu những trẻ dạn dĩ khi tiếp xúc với môi trường mới. Do đó, mẹ đừng nên so sánh hoặc tỏ ra gay gắt nếu như bé có vẻ “hơi chậm” so với những bé cùng trang lứa. Chỉ là con đang có nhịp độ phát triển của riêng mình mà thôi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thường xuyên quan sát hành động cũng như cách ứng xử của bé khi gặp những tình huống khác nhau. Bé có cần sự hỗ trợ để hòa nhập? Bé có cảm thấy tự tin? Khi xử lý tình huống, bé có xu hướng phát triển khả năng nào vượt trội? Dựa trên những quan sát của mình, mẹ có thể từ từ giúp con phát triển những mặt hạn chế. Giống như quá trình tập đi, tập nói, những kỹ năng xã hội của bé cũng cần có sự hỗ trợ và thực hành nhiều lần.
Phương pháp Glenn Doman là gì? Đây là phương pháp lấy tên của giáo sư Glenn Doman – người đã nghiên cứu cách thức để phát triển tốt nhất trí não của trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị tổn thương não. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi mang chính tên ông có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng triệu gia đình ở khắp nơi trên thế giới.
Ngày nay, Viện Nghiên cứu và Phát triển Tiềm năng con người do ông sáng lập ra từ năm 1955 đã và đang phục vụ trẻ em từ khắp nơi trên thế giới với trụ sở chính đặt tại Philadelphia và Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Các chi nhánh có chứng chỉ của Viện ở Fauglia (Ý) và ở Tokyo, Kobe (Nhật Bản). Viện có văn phòng tại Aguascalientes (Mexico) và Madrid (Tây Ban Nha). Những khóa học có ở khắp nơi từ Philadelphia, Ý, Nhật, cho đến Mexico, Singapore, Nga và Úc.
[remove_img id= 6241]
Phương pháp Glenn Doman là gì?
Trong khi giáo dục truyền thống cho rằng trẻ con còn quá nhỏ để có thể học bất cứ điều gì và rằng trí thông minh là do di truyền và không thể thay đổi thì giáo sư Glenn Doman và nhóm nghiên cứu của ông hoàn toàn không đồng ý với nhận định đó.
Ông đã chỉ ra rằng não bộ có tiềm năng to lớn và con người đã không tận dụng được đầy đủ tiềm năng này vì đã để lỡ giai đoạn phát triển vàng của não, đó chính là giai đoạn từ 0-6 tuổi.
Vì lẽ đó, ông và các cộng sự đã nghiên cứu và cho ra đời một phương pháp giáo dục sớm khá toàn diện gọi là phương pháp Glenn Doman. Vậy phương pháp Glenn Doman là gì? Đó là một chương trình giáo dục được thực hiện tại nhà và giáo viên không ai khác chính là cha mẹ của bé.
Phương pháp này chú trọng phát triển vận động và trí tuệ cho trẻ ngay từ khi sinh ra. Nếu như vận động sẽ giúp các bé phát triển về sức khỏe và các giác quan, đồng thời cũng hình thành nên khả năng nhận diện không gian, đồ vật tốt hơn thì môn ngôn ngữ, lượng số giúp trẻ phát triển sớm hơn về mặt trí tuệ và cảm xúc.
Tóm lại, mục tiêu của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman là giúp tất cả trẻ nhỏ đạt được sự xuất sắc về mặt trí tuệ, thể chất và xã hội.
Cách tiếp cận phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Đầu tiên khi muốn tiếp cận với phương pháp này, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một điều, đó là tất cả trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đi học đều có một mẫu số chung là rất mê chơi. Vì vậy những bài học căn bản từ vận động cho đến trí tuệ, cần chú ý tạo một bầu không khí thoải mái, vui vẻ, vừa học vừa chơi để thu hút trẻ.
Đối với vận động, bạn cũng không cần quá lo lắng vì trẻ em không bao giờ thôi khoa tay múa chân hoặc ở yên một chỗ, trừ lúc chúng ngủ ra. Nhiệm vụ của bạn là theo sát và nghĩ ra những hình thức vận động lành mạnh, hợp lý và có bài bản tùy thuộc vào sức khỏe, cũng như độ tuổi của trẻ.
Đối với việc giáo dục trí tuệ, phương pháp Glenn Doman luyện trí não cho trẻ với hai loại thẻ: Thẻ Dot Card dùng để dạy trẻ phân biệt được số lượng và học làm quen các phép toán, thẻ Flash Card giúp trẻ nhận dạng được mặt chữ, nhớ nhiều từ vựng.
Các loại thẻ này thể hiện nhiều chủ đề khác nhau như cây cối, con vật, danh xưng,… Những loại thẻ này, nếu có thời gian, bố mẹ có thể tự làm dựa trên hiểu biết của bạn về sở thích của con mà chọn những đề tài thu hút, như vậy khi học trẻ sẽ có hứng thú hơn.
Nếu không, bạn có thể chọn mua thẻ ở bên ngoài. Lúc đầu, bố mẹ có thể chọn ra tầm 3 thẻ và đưa lên trước mặt bé với khoảng cách hợp lý. Để cho bé nhìn từ 1-3 giây rồi tráo sang tấm thẻ khác, cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng ba lần.
Đừng nóng ruột nếu lỡ trẻ tỏ ra không nhớ, quấy khóc hoặc tiếp thu chậm bởi giáo dục sớm không phải là một sự ép buộc, nhồi nhét mà là “kích hoạt” trẻ một cách vui vẻ, tự nguyện để trẻ phát huy hết tiềm năng vốn có.
Những giờ học cũng không cần quá nặng nề, mỗi ngày chỉ cần dạy trẻ từ 15 đến 20 phút tùy theo độ tuổi và cảm xúc của trẻ. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị kỹ về học liệu, học cụ sao cho bắt mắt và thú vị nhất.
[remove_img id= 16502]
Giờ đây, khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi phương pháp Glenn Doman là gì, bạn đã có thể yên tâm và tự tin cho trẻ “đứng” trên đôi vai của chính bạn với xuất phát điểm từ những hiểu biết của bạn hay chưa? Nếu câu trả lời là “Có”, hãy trao ngay cho con khả năng học hỏi từ khi lọt lòng, bởi đây là tiền đề quan trọng để con được phát triển tròn vẹn và toàn diện trong ngày rộng tháng dài sau này.
Bảng chữ cái Tiếng Việt có 29 chữ cái là đồ dùng học tập cần thiết khi bắt đầu vào lớp 1 cho trẻ. Trước khi biết viết trẻ cần làm quen với các chữ cái Tiếng Việt theo chữ hoa và chữ thường. Phương pháp dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Việt cho trẻ dễ hiểu tốt nhất thông qua các trò chơi, hình ảnh trực quan sinh động.
Khi trẻ lên 5 tuổi, các mẹ nên cho trẻ làm quen dần với các chữ cái để trở nên thành thạo khi bước vào lớp 1
[remove_img id=18377]
Đọc phát âm theo hình ảnh minh họa
Đây là phương pháp giúp các mẹ dễ dàng cho bé học thuộc nhanh bảng chữ cái Tiếng Việt. Trẻ nhỏ luôn có một tình yêu bất diệt với những hình dán ngộ nghĩnh, hay các nhân vật hoạt hình mà chúng yêu thích. Vì thế mà, bạn có thể áp dụng cách mua những bộ hình dán bảng chữ cái có hình ảnh trái cây, con vật, flashcard,… dễ dàng thu hút sự tập trung của trẻ.
Cha mẹ chỉ cần phát âm to rõ cho bé nghe và lặp lại theo bạn. Hoặc bạn có thể chỉ cho trẻ thấy những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí… Dần dần sẽ giúp trẻ nhớ lâu và nằm lòng mặt chữ.
Dạy trẻ làm quen với chữ thường trước
Hẳn các mẹ đều cho trẻ nhìn nhận chữ in hoa trước khi biết đến chữ thường? Như vậy, trẻ mau ngán ngẫm với việc học chữ bởi sự rắc rối với quá nhiều kiểu viết. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ bởi chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Hãy cho con làm quen với bảng chữ cái ở dạng viết thường trước.
Vừa đọc vừa viết
Đối với những trẻ lanh lợi thì việc vừa đọc vừa viết trẻ sẽ tập đọc nhanh hơn. Hãy luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra, điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu. Không chỉ cho trẻ đọc ngay sau khi học từ đó mà khi chuyển sang học những chữ khác. Mẹ cần kiểm tra lại xem thử trẻ còn nhớ chữ đã học trước đó không.
Ngoài ra, cha mẹ hãy biến thời gian tập đọc cho bé thành những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị bằng việc thường xuyên chơi những trò chơi ô chữ cùng bé, đọc sách cho bé nghe hằng ngày bé sẽ dần yêu thích chữ cái và ham học hơn.
Học qua ứng dụng điện tử
Trong sự phát triển nhanh của ngành công nghệ hiện đại kéo theo đó là rất nhiều ứng dụng điện tử ra đời. Việc áp dụng cách dạy chữ cho trẻ qua ứng dụng điện tử sẽ mang lại hiệu quả cao giúp trẻ thích học hơn và nhanh biết chữ hơn.
Máy tính bảng, điện thoại di động thông minh là thiết bị quen thuộc với trẻ nhỏ. Thay vì để trẻ chơi điện tử, xem hoạt hình thì cha mẹ có thể tận dụng cơ hội cho trẻ vừa học vừa chơi qua các ứng dụng học chữ cái. Có ứng dụng cho phép bé nhận dạng bảng chữ cái, đọc và tập ghép vần. Một số ứng dụng khác thì chia sẻ những cách viết chữ đẹp, nghệ thuật mà bé có thể học theo.
Bên cạnh những ứng dụng trên điện thoại, mẹ có thể cùng bé xem các chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái Tiếng Việt. Chỉ với một từ khóa đơn giản “bảng chữ cái Tiếng Việt” trên kênh Youtube, mẹ có thể tìm thấy hơn 15.000 video dạy bảng chữ cái, từ đơn giản đến phức tạp. Xem video, trẻ không chỉ được học về hình dáng chữ mà còn được dạy về âm vị. Ngoài ra, những video này thông thường sẽ đi kèm những bài nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học.
[remove_img id=4231]
Bài viết trên đây là những phương pháp dạy bảng chữ cái Tiếng Việt cho trẻ dễ hiểu và nhanh thuộc, MarryBaby hi vọng có thể giúp được bậc phụ huynh chọn lựa được phương pháp giảng dạy tốt nhất cho trẻ. Không nên áp đặt trẻ học hay nóng lòng muốn trẻ phải biết chữ ngay hãy xây dựng nên không gian học tập hứng thú và kích thích lòng ham học hỏi của bé yêu nhà bạn.
Tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày có thể xảy ra bất kỳ khi nào với trẻ. Sự bất cẩn và chủ quan của cha mẹ là nguyên nhân chính. Thay vì sốc, khủng hoảng và hối hận vì sự vô ý của mình thì điều cần làm lúc này là xử lý nhanh tại nhà sau đó đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 2 đối tượng cần để mắt theo dõi không rời. Dưới dây là cách xử lý 4 tình huống khẩn cấp, bất ngờ mẹ nên biết:
Bé ngã từ trên cao xuống
Thường thấy nhất là bé ngã từ trên giường xuống. Có trường hợp đã gây tử vong. Khi cho bé ngủ chung giường với bố mẹ, chỉ cần sơ sẩy vài giây thôi là bé ngã lộn từ trên giường xuống đất. Thỉnh thoảng, mẹ lơ đễnh để bé sơ sinh mới biết lẫy nằm một mình và kết quả là…bộp và tiếng ré thất thanh của trẻ.
Trong tình huống này, mẹ cần bế bé lên ngay và vỗ về trấn an đồng thời kiểm tra kỹ phần đầu xem có gì tổn thương không. Nếu bé bất tỉnh dù chỉ một vài phút cũng ngay lập tức đưa tới bệnh viện kiểm tra vì những trường hợp xấu nhất bé có thể bị vỡ hộp sọ, chấn thương hoặc chảy máu não.
Một vài dấu hiệu nhận biết nguy hiểm: Bé bị bất tỉnh, nôn trớ quá nhiều, giảm nhận thức.
Cách ngăn chặn trẻ ngã từ trên cao hiệu quả là không nên để bé một mình trên giường Không để bé ngồi lên ghế rung và đặt ghế rung trên bàn. Khi cần làm việc gì đó mà đang chơi cùng bé trên giường hãy cho bé theo cùng nhé!
Tai nạn khi rung lắc trẻ
Thói quen vừa bế ẵm trẻ vừa rung lắc không hiếm gặp, điển hình nhất là khi bố bế bé chơi và khi bé đang khóc muốn trẻ vui trở lại. Đặc biệt, một số người còn tung đứa trẻ lên xuống như một cách vui đùa. Điều này sẽ gây ra tại nạn nguy hiểm cho bé.
Các chuyên gia cảnh báo hành vi này có thể khiến cơ thể non nớt của bé bị chấn thương, thuật ngữ y khoa gọi là hội chứng SBS – chấn thương não do lắc mạnh hay trẻ bị lắc gây chấn thương cổ.
Sau khi sinh, các cơ quan trong cơ thể trẻ rất non nớt, sự liên kết giữa não và hộp sọ khá lỏng lẻo. Khi bị lắc mạnh, đầu và cổ của bé cũng không đủ sức chịu đựng, trong khi não chuyển động trong hộp sọ. Đang rung lắc mạnh và dừng lại đột ngột khiến cho não trẻ bị dồn ép và xoắn lại dễ dẫn đến tổn thương dây thần kinh, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong.
Cách duy nhất tránh nguy hiểm cho trẻ là ngừng rung lắc trẻ trong mọi trường hợp.
[inline_article id=179730]
Nguy hiểm tiềm ẩn từ những ổ điện
Không chỉ điện mà tất cả các thiết bị điện đều cần đặt xa tầm tay của trẻ. Những tình huống bất ngờ kiểu cắm chìa khóa xe máy vào ổ điện hay cắm dây quạt… để có thể dẫn tới tai nạn nguy hiểm cho trẻ.
Nếu chẳng may gặp tình huống này cần:
Cắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.
Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy mạnh tay chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.
Mẹ tuyệt đối không được sờ vào bé nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện. Sau khi ngắt điện, nếu bé bất tỉnh cần lập tức kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu hà hơi thổi ngạt, ấn tim khi cần thiết.
Bé may mắn không bị thương tích thì chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi. Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh trở nặng thì đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Khi bé bị động vật cắn
Cho trẻ chơi với động vật hoặc nuôi dưỡng động vật trong gia đình trẻ hiện nay không phải hiếm. Nếu bé chẳng may bé bị cắn sẽ có cơ bị nhiễm trùng bởi miệng của các con vật có rất nhiều vi khuẩn.
Bố mẹ cần nhanh chóng rửa sạch vết thương cho bé bằng nước và xà phòng và có thể bé cần phải uống kháng sinh. Trong trường hợp chó, mèo không được chích vắc xin, bé có thể sẽ phải tiêm kháng huyết thanh phòng dại.
Để không phải xử lý tình hống khẩn cấp do động vật cắn mẹ không bao giờ để cho trẻ ở một mình với động vật, ngay cả đó là vật nuôi trong nhà.
Ngày khai trường là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học. Ngày này đánh dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn. Những bài văn nổi tiếng về ngày đầu tiên của năm học này làm xúc động hàng bao thế hệ, dạy cho học trò ý thức hơn về nghĩa vụ học tập của mình.
Thư của Tổng thống Abraham Lincoln
Đây là bức thư nổi tiếng của Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln, thường được vang lên trong lễ khai giảng tại các nước nói tiếng Anh. Abraham Lincoln là người đạo đức, phấn đấu cho những điều Lương Thiện. Ông không lạc quan về cuộc sống tươi đẹp, nhưng luôn tin có thể tạo dựng được những người lương thiện thông qua giáo dục.
Gửi thầy hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đồng nhặt được trên hè phố…
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống…
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…
Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.
[remove_img id=19526]
Thư gửi con trong tác phẩm Tâm hồn cao thượng
Tác phẩm Tâm hồn cao thượng của nhà văn Ý Edmond De Amicis được xem như quyển sách giáo dục đạo đức của nhiều thế hệ học sinh trên toàn cầu. Trong tác phẩm này, bài văn về bức thư của bố gửi cậu bé Enrico cũng trở thành áng văn bất tử, thường được các bậc cha mẹ đọc cho con nghe khi muốn vực dậy tinh thần học tập.
Trích bài “Học đường”
Enrico con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hãy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới 3 vạn đứa trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ…. Ăn mặc hàng nghìn lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách.
Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau.
Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ: ví phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi tối tăm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy.
Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”.
Nhà văn Pháp Anatole France
Với nhà văn Pháp Anatole France, ngày khai trường luôn gợi trong ông sự xúc động, mà càng trưởng thành, người ta càng tiếc nhớ thời gian đẹp đẽ ấy:
…Cách nay hai mươi lăm năm, cùng lúc này, cậu bé ấy băng ngang khu vườn xinh đẹp kia trước tám giờ để tới trường . Cậu ta cảm thấy lòng se thắt vì hôm ấy là ngày khai trường .
Tuy nhiên cậu ta nhảy tung tăng, sách vở mang trên lưng, và con vụ (con quay) trong túi . Ý tưởng gặp lại bạn bè làm cho cậu ta cảm thấy vui ngay trong lòng . Cậu bé sẽ có biết bao câu chuyện để nói và để nghe .
Thế là cậu bé băng ngang vườn Lục-xăm-bảo trong cái mát mẻ của buổi sáng . Những gì cậu bé trông thấy lúc bấy giờ, hôm nay tôi trông thấy lại .
Cũng cùng khung trời và cùng lối đi, cảnh vật còn giữ linh hồn của ngày xưa, linh hồn đó có làm cho tôi vui, làm cho tôi buồn và làm cho tôi bâng khuâng ; duy chỉ có cậu bé ấy, ngày nay không còn nữa .
Vì vậy khi tôi ngày càng già đi, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới ngày khai trường » (Anatole France, Les Humanités, Le Livre de mon Ami, Paris – Cỏ May dịch ).
[remove_img id=20254]
Với những áng văn bất tử hun đúc thêm tinh thần học tập, hy vọng ngày khai trường của các bé yêu trở thành kỷ niệm đáng nhớ suốt đời.
Tùy theo tính cách mỗi người và nếp nhà của mỗi gia đình mà có phương pháp dạy con khác biệt. Dù muốn dù không, mỗi chúng ta đều bị ảnh hưởng cách dạy con từ bố mẹ mình, và ảnh hưởng môi trường xung quanh. Sống trong gia đình Á đông và được nuôi dưỡng trong một gia đình theo truyền thống và giá trị châu Á, chúng ta thường dùng cách nhìn Á đông để tiếp cận quá trình dạy con hiện đại.
[remove_img id=20344]
Các bậc cha mẹ người Á châu hẳn đều biết quyển sách “Khúc chiến ca của mẹ hổ” do bà mẹ Amy Chua chấp bút. Cách dạy này ít nhiều rất phổ biến trong các cha mẹ người Á đông. Nguyên nhân là do châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới, áp lực cạnh tranh vì thế cũng nhiều hơn so với các châu lục khác. Phương pháp dạy con của người Á châu vì thế tập trung tăng tính cạnh tranh cho con mình.
Một vài điểm khác biệt trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Á đông và phương Tây bạn có thể nhận thấy dễ dàng.
Trừng phạt
“Thương cho roi cho vọt”, nguyên tắc dạy con đó không chỉ tồn tại ở dân tộc Việt Nam. Cây roi mây dường như chứng tỏ được uy quyền của mình trong việc dạy trẻ em ở châu Á, kể cả trong trường học và ở nhà. Đánh roi để con sợ và làm theo lời dạy dỗ của người lớn. Roi mây được dùng khi trẻ quấy phá, phạm lỗi và cả khi con dám nghĩ khác với bố mẹ. Hầu như ít đứa trẻ Việt Nam nào chưa từng bị ăn roi mây. Đòn đau thường gây tổn thương trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cách kỷ luật con ở phương Tây khác hẳn! Không có đòn roi, trẻ thường bị phạt xoay mặt vào vách và tự vấn lỗi lầm của mình (theo phương pháp Time outs). Trẻ sẽ bị cách ly tạm thời khỏi những trò chơi vui vẻ, khỏi bạn bè và phải một mình đối mặt với lỗi lầm, tự nhận ra mình đã làm gì sai. Người phương Tây tin rằng trẻ con sẽ không cảm thấy đau đớn bằng cách trừng phạt này. Với họ, đau đớn gây tổn thương sâu sắc tâm lý trẻ trong quá trình lớn lên. Thậm chí trong nhiều nền văn hóa Tây Âu, đánh con còn phạm luật và có thể là cho bố mẹ vào tù, bị cách ly với con.
Dạy con học
Cha mẹ người châu Á rất nghiêm khắc trong việc học tập của con. Với họ, học tập chăm chỉ với thành tích cao là cách duy nhất mang lại tương lai tươi sáng cho con cái mình. Trẻ phải nổi bật và cạnh tranh với anh chị em ruột, anh chị em học, bạn bè cùng lớp, bạn trong xóm… Cha mẹ người Á châu rất thường so sánh con mình với con người khác.
Chính vì vậy, từ khi còn rất bé, trẻ em Á châu đã được cha mẹ cho đi học toán, học thêm, học ngoại ngữ, học các môn năng khiếu như âm nhạc, hội họa… Mức độ học tập càng lớn càng gia tăng. Cha mẹ nghĩ có như vậy mới trang bị cho con kỹ năng cạnh tranh khi trưởng thành.
Trong khi đó, cha mẹ phương Tây lại tỏ ra khoan dung hơn với việc học tập của con trẻ. Với họ, áp lực từ trường lớp ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con mình. Họ tin vào một nền giáo dục toàn diện hơn, nơi trẻ em được đưa ra các tình huống để khám phá và phát triển cá tính của con.
Cha mẹ phương Tây thường xem trọng sự tự phát triển hơn là thành công trong học tập. Họ khuyến khích con tự suy nghĩ, xem trọng các phát biểu của con. Thay vì vùi mặt vào các lớp học thêm, họ cho con đi du lịch, trải nghiệm cuộc sống tự nhiên bên ngoài và cho trẻ tự phát hiện nhiều vấn đề.
Cuộc sống trong gia đình
Trong các gia đình Á đông đặc thù, trẻ con luôn được chia công việc nhà và có trách nhiệm phụ giúp cha mẹ. Trẻ thường tự ủi đồ đi học, lau quét nhà cửa, nấu ăn khi 12 tuổi. Hoặc trẻ sẽ phụ trách việc giặt giũ trong gia đình, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc bản thân mình.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy làm việc nhà giúp trẻ có trách nhiệm và giúp con trẻ biết cách giữ gìn nền tảng gia đình. Nghiên cứu cho thấy rằng công việc nhà giúp trẻ học kỹ năng tổ chức công việc, biết thông cảm và quan tâm đến người khác. Ngoài ra, nó làm giảm sự nhàm chán và không vâng lời.
[remove_img id=17784]
Trong các gia đình phương Tây, công việc nhà trẻ thường được giao là rửa chén và đổ rác.Giao quá nhiều công việc nhà cho con bị đánh giá tương đương với lạm dụng sức lao động của trẻ con.
Trung tâm nghiên cứu Dân số thuộc bang Maryland cho thấy: Trẻ từ 6-12 tuổi bỏ ra trung bình 24 phút mỗi ngày để làm việc nhà. Điều này chỉ xảy ra sau khi cha mẹ của họ cầu xin, cầu xin, đe doạ, và nó thường được thực hiện dưới sự ép buộc. Một hiện tượng mà các nhà nhân chủng học gọi là “đình công” và nó có khuynh hướng xảy ra trong các gia đình phương Tây.
Nói tóm lại, cách nuôi dạy con của cha mẹ Á & Âu luôn tồn tại ưu-khuyết điểm, không thể đánh giá cách nào là tốt và ưu việt hơn cách nào.
Phương pháp dạy con luôn là quá trình song song. Cha mẹ dạy dỗ con nhưng ngược lại cũng học được rất nhiều từ chính con mình để biết cách dạy của mình sai hay đúng. Theo các nhà giáo dục, yêu thương con không phải là luôn làm cho chúng hạnh phúc và thỏa mãn. Yêu thương con đúng cách là nuôi dạy chúng phát triển đúng cách, khỏe mạnh và trở thành người có tính nhân bản.
Dù trẻ đã biết đi, hoạt bát, lanh lợi nhưng vẫn chưa chịu nói. Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.
Môi trường song ngữ có thể khiến trẻ chậm nói
Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.
Cũng theo bác sĩ này, những em bé sơ sinh lớn lên trong môi trường sống sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.
Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.
Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.
Làm gì khi con chậm nói?
Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.
Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:
1. Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.
2.Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích bé chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.
3. Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi đơn giản và khuyến khích bé trả lời.
4. Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…
Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Hành trình dạy con thành tài không phải là những bài kiểm tra mẹ cần đạt điểm tuyệt đối mà đó là thái độ và quan điểm sống của chính cha mẹ trong việc nuôi dưỡng ngay sau khi sinh.
Nói “không” với con tưởng dễ mà vô cùng khó, đặc biệt là trong quan điểm nuôi dạy con của người Á Đông. Trẻ luôn được đặt trong cái rốn của vũ trụ. Hơn thế nữa, một gia đình hiện đại 3-4 thế hệ chỉ có 1-2 cô bé, cậu bé đáng yêu, thật khó lòng từ chối những yêu cầu nho nhỏ.
Chính sự chiều chiều chuộng đó khiến trẻ đôi khi không biết điểm dừng. Câu trả lời “không” dứt khoát của bố mẹ sẽ dạy con lợi ích của giới hạn. Đây là bài học quý giá mà khi xách ba lô ra thế giới, con sẵn sàng đối mặt với khó khăn và cám dỗ.
Câu chuyện của một bà mẹ từng là “nồi cơm điện” của con
Với những ai đã từng đọc cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của người mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, nuôi dạy con thành triệu phú ắt hẳn nhớ về bà mẹ “nồi cơm điện” mà nữ tác giả Sara ví von với cách yêu con vô hạn của mẹ Trung Quốc.
Tư tưởng giáo dục của những bà mẹ truyền thống Á Đông vốn vẫn là hy sinh tất cả vì con. Bố mẹ có thể khổ nhưng nhất định phải cho con bằng bạn bằng bè. Không ít những gia đình có mẹ đầu tắt mặt tối lo cơm nước, giặt giũ quần áo, đưa đón con đi học và vô vàn việc không tên trong khi con chỉ việc về nhà ngồi vào bàn và đợi món ngon, ăn xong nghỉ ngơi và đi ngủ.
Bố mẹ làm tất cả chỉ để đổi lấy hi vọng cao sang “Con học hàn giỏi giang thành đạt, bố mẹ nở mặt nở mày với thiên hạ”, vậy là được!
Đã từng là một bà mẹ như vậy, nhưng được cảnh tỉnh bởi một bà mẹ Do Thái khác, Sara đã thay đổi quan điểm làm mẹ của mình. Tác giả cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”
[inline_article id=847]
“Nhẫn tâm” không dễ
Nói thì dễ, đọc sách thì dễ nhưng đến khi hành động không ít bà mẹ từ bỏ quyền được sử dụng đòn nói “không” của mình. Vì sao vậy?
Trẻ con vốn rất ngây thơ và luôn tỏ ra vô tội khi mắc lỗi. Làm sao có thể tức giận chứ
Một số phụ huynh có tuổi thơ khắc nghiệt, bố mẹ hà khắc, họ cảm giác sống thiếu thốn tình thương. Và vì vậy họ cho phép mình bù lại những yêu thương đã mất đó với con.
Cha mẹ quá bận rộn, thời gian chơi với con còn ít chứ đừng nói đến la rầy, giận dữ. Và tốt nhất là chiều chuộng để cho cả mình và con được thoải mái.
Mềm lòng là hại con, “nhẫn tâm” mới là yêu chúng. Những ai nuông chiều con cái, thì người đó sẽ có một ngày phải băng bó vết thương cho chính con mình”.
Sử dụng “đòn nói không” đúng lúc
Đúng lúc có nghĩa là một từ “không” cứng rắn sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin. Nhưng một từ “không” thừa sẽ khiến trẻ thành người tiêu cực. Không nên lúc nào cũng từ chối mọi nhu cầu của trẻ và buộc trẻ phải vâng lời vì bố mẹ có quyền uy. Cha mẹ nói không khi:
1. Sự việc đúng rành rành: Mọi câu chuyện hờn dỗi, mè nheo của trẻ đều có nguyên nhân. Chính vì vậy khi từ chối trẻ bạn phải cho chúng thấy được hành động đó là sai với chuẩn mực cơ bản.
2. Khi con ăn vạ: Tuổi lên 1, lên 2 bé có thể thử lòng kiên nhẫn của bạn bằng cách ăn vạ chốn công cộng. Hãy kiên định bằng cách “bơ đi mà sống”, tức là cứ kệ trẻ. Nếu bé muốn khóc thì cứ làm, nhưng ba mẹ không muốn nghe. Lúc đầu, có lẽ bạn cảm thấy khó để tỏ ra kiên quyết và con bạn cũng thấy khó chấp nhận. Nhưng khi thấy bạn nói là làm, rất có thể con sẽ bớt mè nheo hơn.
3. Nói “Không” cách dứt khoát: Con là con và bố mẹ là bố mẹ. Thầy là thầy và trò là trò, giới bạn xã hội không để bình đẳng kiểu làm bạn với con thì con cũng như ba mẹ. Vì vậy, không cần tranh luận về câu trả lời của bạn như thể bạn cần con chấp thuận.
Không phải ai cũng có thể nuôi dạy con thành tài bởi không phải cha, mẹ nào cũng đủ “nhẫn tâm” trong hiện tại để nhận trái ngọt ở tương lai.