Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí tuệ toàn diện

Do đó, để giúp bé hoàn thiện các cột mốc phát triển của mình, cha mẹ đừng bỏ qua những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi sau đây nhé!

1. Các tiêu chí mua đồ chơi cho bé 11 tháng

Trước khi cha mẹ quyết định mua đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi; hãy cân nhắc những tiêu chí như sau:

  • Kích thích sự phát triển: Cha mẹ cần ưu tiên chọn đồ chơi vui nhộn, thiết thực và giúp trẻ 11 tháng tuổi duy trì, phát triển sự tập trung, chú ý của mình.
  • Đòi hỏi sự linh động: Bé 11 tháng tuổi đang tập đi hoặc có dấu hiệu bé sắp biết đi. Những món đồ chơi đẩy có thể thúc đẩy sự chuyển động của trẻ 11 tháng tuổi. Và giúp bé sớm hoàn thiện kỹ năng này.
  • Cần sự tương tác với người khác: Những món đồ chơi đòi hỏi bé chơi cùng người khác sẽ xây dựng khả năng sáng tạo; và khuyến khích sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ/người chăm sóc trẻ.
  • Có sự phối hợp tay và mắt: Đừng bỏ qua những món đồ chơi yêu cầu cử động tay chính xác hơn; đồ chơi dạng này sẽ giúp trẻ 11 tháng tuổi phát triển khả năng phối hợp tay và mắt của mình. Theo đó, bé cũng sẽ học cách tô màu, tự xúc ăn và các kỹ năng vận động tinh khác.
  • Đảm bảo an toàn và chất lượng: Cha mẹ cần tránh món đồ chơi quá nhỏ để không xảy ra trường hợp trẻ lỡ nuốt. Đồng thời, lưu đến hóa chất và màu sơn của đồ chơi.

Sau đây là gợi ý các món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển toàn diện về trí tuệ và kỹ năng vận động.

2. Các món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí tuệ

2.1 Xe gà tập đi cho bé bằng gỗ

Xe tập đi cho bé

Xe gà tập đi là đồ chơi được thiết kế có tay vịn và bánh xe để bé có thể đẩy đi được.

Cách chơi: Mẹ đặt tay bé lên tay cầm, rồi đẩy nhẹ trẻ để bé hiểu là xe tập đi có thể lăn bánh. Và sau đó, để bé phiêu lưu với chiếc xe của mình.

Lợi ích: Hỗ trợ cho trẻ tập đi, giúp bé hoàn thiện kỹ năng này tốt hơn; và có nhiều niềm vui khi chập chững tập bước đi.

2.2 Tranh ghép gỗ 3D nhiều màu

Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi - Tranh ghép 3D nhiều màu
Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi – Tranh ghép 3D nhiều màu

Tranh ghép gỗ 3D nhiều màu là đồ chơi có những khung hình rỗng với các mảnh ghép tương ứng.

Cách chơi: Bé cần phải tìm và đặt các mảnh vào những lỗ có hình dạng phù hợp.

Lợi ích: Giúp trẻ 11 tháng tuổi phát triển nhận thức; kỹ năng vận động tinh khi thao tác với các mảnh ghép.

2.3 Sách tương tác cho bé 11 tháng tuổi

Sách tương tác cho trẻ 11 tháng tuổi

Sách tương tác là quyển sách có kèm theo những

Cách chơi: Mẹ đưa sách cho bé và hướng dẫn con lật từng trang sách. Trong quá trình chơi, mẹ có thể tương tác, đặt câu hỏi, giúp bé cầm, sờ, nắn và cảm nhận những vật liệt, hình ảnh trong quyển sách.

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển cảm nhận về giác quan; và có thêm nhiều thông tin về thế giới xunh quanh với hình ảnh, âm thanh trực quan và sinh động hơn.

2.4 Đồ chơi Fidget cho trẻ 11 tháng tuổi

đồ chơi fidget cho bé 11 tháng tuổi
Đồ chơi Fidget cho bé 11 tháng tuổi

Đồ chơi Fidget là những công cụ cầm tay được tạo ra để giúp bé tập trung và giảm căng thẳng.

Cách chơi: Bé chỉ cần cầm món đồ chơi trên tay và ấn vào các nút tròn trên món đồ chơi Fidget đó.

Lợi ích: Món đồ chơi này sẽ giúp cho bé 11 tháng tuổi phát huy các kỹ năng vận động; khám phá giác quan khi chúng đẩy bong bóng từ bên này sang bên kia trên món đồ chơi vui nhộn này.

>> Cha mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

2.5 Kèn Harmonica nhựa – đồ chơi âm nhạc cho bé 11 tháng tuổi

Kèn Harmonica nhựa

Kèn Harmonica nhựa là nhạc cụ tạo ra âm thanh khi bé ngậm vào miệng và thổi.

Cách chơi: Khá đơn giản, mẹ chỉ cần chỉ bé thổi vào kèn Harmonica để tạo âm thanh. Nếu cha mẹ có kỹ năng chơi nhạc cụ, có thể dạy bé cách đổi đúng.

Lợi ích: Giúp tăng cường trí nhớ vì em bé học được cách tạo ra âm thanh từ loại nhạc cụ nhất định. Cung cấp khả năng học tập liên tục và giúp phát triển hơn nữa các kỹ năng ngôn ngữ.

2.6 Trò chơi phân loại cho bé 11 tháng tuổi

Ngoài những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi nêu trên; mẹ cũng có thể cân nhắc để chơi với bé cưng nhà mình trò chơi sau.

Lợi ích: Trò chơi cho bé từ 11 tháng tuổi này sẽ giúp bé biết cách phân loại đồ vật; và phát triển kỹ năng vận động tinh.

Cần chuẩn bị:

  • Khay làm bánh (hoặc khay có chia ra nhiều ngăn).
  • Món đồ vật kích thước nhỏ: vỏ sò, bóng cao su, thú nhồi bông loại nhỏ hoặc bất kỳ món đồ chơi nhỏ nào có đường kính trên 3cm.

Cách chơi:

  • Để bắt đầu, mẹ hãy dạy cho bé đặt từng món đồ (vỏ sò, bóng nhỏ, đồ chơi,..) vào mỗi ngăn hay mỗi ô của khay.
  • Khi trẻ đã quen với trò chơi, hai mẹ con có thể bới tung lên hoặc lật úp khay để chơi lại.
  • Mẹ có thể làm cho trò chơi phức tạp hơn về cách phân loại hay phối hợp.

Lưu ý: Không nên sử dụng bất kỳ các món đồ chơi nào có kích thước quá nhỏ cho bé 11 tháng tuổi vì có thể gặp nguy hiểm khi nuốt vào.

3. Lưu ý khi cho bé 11 tháng tuổi chơi đồ chơi

Ngoài mua những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi; theo Bệnh viện Nhi khoa tại Settle; cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau để cho bé chơi vừa vui vừa an toàn:

  • Hướng dẫn bé chơi: Giữ lại hướng dẫn chơi đồ chơi; giải thích cho bé 11 tháng tuổi hiểu cách chơi đồ chơi.
  • Tìm nơi cất đồ chơi gọn gàng, an toàn: Nếu gia đình sắm rương đồ chơi cho trẻ; rương cần có lỗ thoát khi và dễ dàng mở từ bên trong.
  • Thường xuyên kiểm tra đồ chơi của trẻ: Để xem đồ chơi có bị hư hỏng gì hay không; chú để đến các mảnh vụn, góc nhỏ, những chỗ bị gãy và vỡ.
  • Vứt đồ chơi khi cần: Nhất là khi đồ chơi đã bị rỉ sét; hoặc hư hại đến mức không thể sửa được; tốt nhất là cha mẹ bỏ đi và mua một món khác cho bé. Ngoài ra, nếu có cục nam châm nào từ đồ chơi bị rơi ra, cha mẹ cũng cần lưu ý.

Hơn nữa, những bao bì, vỏ bọc nhựa đựng đồ chơi; cha mẹ nên bỏ đi để tránh xa tầm tay của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

[inline_article id=138854]

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã biết cách lựa đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi nhà mình. Đồng thời, cũng có một vài ý tưởng về đồ chơi nên mua cho bé; và đừng quên những lưu ý để đảm bảo bé cưng nhà mình vui chơi nhưng cũng phải thật an toàn nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Chuẩn bị trò chơi cho giai đoạn tập bò của bé

Bé tập ngồi
Mẹ đã sẵn sàng để giúp con tập bò?

1/ Trò chơi cho bé: Tập ngồi, bò

Từ 4-7 tháng tuổi, bé cưng sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn tập ngồi, bò. Có thể mất vài tháng để bé chính thức bắt đầu các kỹ năng này, nhưng cũng sẽ không sao nếu mẹ có những bài tập khởi động nhằm giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và giữ thăng bằng. Nhờ đó bé có thể “về đích” thuận lợi hơn.

Đầu tiên, mẹ sẽ tập cho bé cách giữ cơ thể ổn định bằng cách đỡ cho bé trong tư thế ngồi trên chân: hai đầu gối hướng về phía trước, hai gót chân thì để gần/sát mông. Lần đầu thực hiện bài tập này, bé sẽ khá chao đảo, nhưng mẹ cố gắng động viên để bé có thể giữ thăng bằng càng lâu càng tốt nhé! Đặc biệt, mẹ nhớ dùng gối mỏng hay chăn mền lót xung quanh để đỡ bé khi ngã và mẹ nên ở bên bé để đỡ bé khi cần.

Bài tập cho bé tập bò cũng sẽ không quá phức tạp. Mẹ có thể đặt bé nằm sấp, lấy 2 tay đẩy hai lòng bàn chân của bé. Khi bé có thể đạp nhẹ lên tay của mẹ, bé sẽ bắt đầu di chuyển về phía trước. Cứ thế, dần dần bé sẽ nhận thức được giá trị “cái đạp chân” của mình. Khi bé có thể đứng trên hai tay hai chân của mình và lắc lư qua lại, hãy cổ vũ bé bò bằng cách đặt trước mặt bé món đồ chơi mà bé yêu thích để bé có thêm động lực tiến vế phía trước mà lấy nó.

2/ Trò chơi cho bé: Nâng lên, hạ xuống

Cổ, lưng cứng cáp hơn, thường xuyên cố gắng ngẩng cao đầu để nhìn ngắm xung quanh là một trong những dấu hiệu cho thấy bé cưng đã khá sẵn sàng cho bài tập ngồi. Không chỉ mang lại cho bé những phút giây vui đùa thư giãn cùng mẹ, trò chơi sau đât còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động thô của mình.

Cách chơi với bé:

Đặt bé nằm ngửa, lưng tựa vào gối. Mẹ ngồi đối diện, hai tay nắm lấy tay bé rồi từ từ kéo bé lên giống như lúc bé đang ngồi. Vai của bé sẽ “chịu trách nhiệm” nâng đỡ phần đầu. Sau đó, nhẹ nhàng “trả” bé về tư thế ban đầu. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể cho bé ngồi lâu hơn, và bắt đầu một bài hát thiếu nhi vui nhộn nào đó, như “Tập thể dục buổi sáng” chẳng hạn. Không chỉ là bước đệm cho kỹ năng ngồi của bé, trò chơi còn mang lại cho bé cái nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh, khi bé có thể ngắm nhìn từ một tư thế hoàn toàn mới.

[inline_article id=30801]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi cho bé từ 8 tháng: Thả bóng vào “đường hầm”

Độ tuổi thích hợp: 8 tháng – 1 tuổi

Kỹ năng phát triểnTrò chơi cho bé từ 8 tháng tuổi này sẽ giúp bé phát triển vận động tinh đồng thời ý thức về nguyên nhân – hệ quả

Cần chuẩn bị: Một số ống bằng các-tông, quả bóng nhỏ

Trò chơi thả bóng vào ống
Với những vật liệu đơn giản, dễ kiếm, mẹ vẫn có thể tạo nên những trò chơi thú vị cho bé

Cách chơi:

Ngồi cùng với bé trên sàn nhà, lấy 1 quả bóng và chỉ cho bé thấy cách bạn đặt nó vào một đầu ống. Dốc nhẹ tay để bé thấy bóng chạy về phía đầu ống bên kia và lăn ra ngoài. Chắc chắc bé sẽ rất thích thú và hào hứng đấy! Lưu ý là nên kê một đầu ống cao và đầu còn lại (nơi bóng lăn ra) ở thấp hơn. Khi em bé đã nhìn thấy hành động này của bạn, bạn hãy để cho bé trực tiếp bỏ bóng vào trong ống và giúp bé nghiêng ống nhiều hơn hoặc ít hơn để làm cho bóng lăn nhanh hoặc chậm hơn.

Một khi bé đã quen với trò chơi này, bạn và bé có thể chơi trò thử xem quả bóng nào lăn xa nhất. Bạn dốc ống mạnh hơn và chỉ cho bé làm như thế quả bóng sẽ lăn nhanh xa. Hoặc giữ độ nghiêng của ống giống nhau và thử các quả bóng khác nhau để xem sự khác nhau ở độ xa của những quả bóng khi lăn ra…

Để trò chơi thêm phần thú vị, mẹ hãy cắt đôi ống theo chiều dọc để làm thành máng. Bằng cách này, em bé của bạn có thể quan sát được quả bóng khi nó đang lăn xuống.

Lưu ý an toàn: Không nên sử dụng những quả bóng quá nhỏ mà bé có thể bỏ được vào miệng.

[inline_article id=105733]

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Sáng tạo trò chơi cho bé từ đèn pin và điện thoại

1/ Trò chơi cho bé: Gọi điện nào con yêu

Từ 3 đến 9 tháng, các kỹ năng giao tiếp bằng lời của bé sẽ tăng dần lên. Lúc này, bé sẽ liên tục cố gắng nói chuyện với mẹ bằng ngôn ngữ của riêng mình. Để khích lệ và tăng cường kỹ năng này ở bé, mẹ có thể bé chơi trò gọi điện thoại. Tất nhiên, giả bộ xíu thôi mẹ nhé!

Trò chơi cho bé với điện thoại
Ngay từ khi chưa thể nói chuyện, các bé đã bắt đầu hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình

Chuẩn bị: 2 cái điện thoại đồ chơi hoặc điện thoại thật đã được tắt nguồn hoặc khóa máy. Nếu cho bé dùng đồ thật, mẹ nên cảnh giác những lúc con quăng đồ đi nhé!

– Cách chơi với bé:

Áp 1 cái  điện thoại/ ống nghe vào tai bé, và dùng cái còn lại để giả vờ gọi cho bé. Trong quá trình gần như “độc thoại” của mình, mẹ nên điều chỉnh giọng nói, tiếng cười, cử chỉ của mình. Thậm chí, mẹ có thể diễn “hơi lố” để thu hút sự chú ý và làm bé thích thú hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé thời gian “suy nghĩ” sau mỗi câu hỏi hay yêu cầu. Có thể bé sẽ đáp lại bằng nụ cười ngây thơ hay giọng nói ê a theo xì-tai riêng của mình.

Bên cạnh khả năng ngôn ngữ, với trò chơi này, mẹ còn giúp bé làm quen với việc bắt nhịp cuộc trò chuyện. Chắc chắn các ông bố bà mẹ sẽ hết sức bất ngờ về khả năng thích ứng nhanh này của bé.

[inline_article id=880]

2/ Trò chơi cho bé: Vũ điệu đèn pin

Mẹ đã từng thấy bé ngẩn ngơ nhìn ngắm bóng nắng trên tường? Từ 4-11 tháng tuổi, các bé thường rất háo hức quan sát và khám phá thế giới xung quanh. Thậm chí, sự thích thú của bé sẽ vẫn được duy trì ngay cả khi nắng tắt hoặc khi “nắng” chỉ là ánh sáng từ một chiếc đèn pin.

Trò chơi cho bé phát triển thị giác
Không chỉ phát triển thị giác, trò chơi với đèn pin còn giúp bé làm quen với khái niệm nhân-quả

Chuẩn bị: đèn pin

Cách chơi với bé:

Để bé ngồi trên đùi, hoặc trên ghế bập bênh nếu có. Sau đó, mẹ có thể từ từ chiếu đèn pin lên tường, trần nhà rồi khuyến khích bé nhìn theo sự chuyển động của ánh sáng. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tắt hết đèn trong phòng rồi bật đèn chiếu. Ngoài ra, mẹ có thể mở một bài nhạc du dương cho bé. Ở tuổi này, các bé sẽ cảm thấy rất thư giản nếu được xem ánh sáng chuyển động trên nền nhạc êm dịu hoặc được nghe kể chuyện kết hợp với hiệu ứng ánh sáng đặc biệt này. Chắc hẳn, niềm vui của con sẽ được nhân lên rất nhiều lần, mẹ ơi.

Trò chơi này sẽ giúp bé tập làm quen với khái niệm nhân-quả và thị giá của bé phát triển.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

5 chiêu xoa dịu cơn cáu giận của bé

Vừa mới thôi, khi cả gia đình đang trong nhà hàng vui vẻ thưởng thức bữa tối, một phút sau bé đã thút thít, rên rỉ và sau đó thì gào khóc khản cổ chỉ vì lý do hết sức ngớ ngẩn: ống hút bị cong hay món đồ ăn yêu thích của bé có bỏ thêm 1 vị lạ. Đừng lo lắng, bởi những khoảnh khắc như thế đặc biệt phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi.

Nếu bạn lo lắng điều này sẽ khiến con trở nên hung dữ, hoặc cáu bẳn hơn những đứa bé đồng trang lứa khác thì bạn đang quá nghiêm trọng vấn đề, vì đơn giản là đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc phản ứng gay gắt với một tình huống như vậy. Và ở tuổi này, trẻ nổi cáu thường không phải vì muốn người khác làm theo ý mình. Thay vào đó, bé nổi giận để phản ứng lại sự bực mình.

Cơn cáu giận của bé
Để ít phải đối mặt với cơn cáu giận của bé – đó là những cảm xúc tiêu cực, mẹ cần dạy cho bé cách kiểm soát hành vi

Theo Claire B.Kopp – Giáo sư ngành Tâm lý học của Đại học California’s Claremont Graduate University (Mỹ), những vấn đề tâm lý này là do kĩ năng ngôn ngữ chưa ổn định của bé. Những đứa bé ở độ tuổi này đã bắt đầu hiểu nhiều hơn những từ chúng nghe thấy, nhưng khả năng tự diễn tả bằng ngôn ngữ thì còn quá hạn chế. Khi không thể nói ra mình cảm thấy như thế nào hay mình muốn gì, bé sẽ rất dễ cáu giận.

Nên làm gì để xoa dịu cơn giận của bé?

1/ Không được mất bình tĩnh       

Trong những lúc tức giận, bé có thể la khóc, hay giẫy đành đạch trên sàn nhà, đôi khi ném mọi thứ lung tung hoặc đánh đấm vô định, thậm chí nín thở cho đến khi tái người lại. Ở tình huống khó giải quyết này, bạn cứ yên tâm rằng những hành động của bé là hoàn toàn bình thường.

Khi con bạn trong cơn cáu giận, bé sẽ không nghe giải thích, thậm chí còn có thể phản ứng tiêu cực khi bạn la hét hay đánh mắng trẻ. Một bà mẹ chia sẻ: “Tôi nhận ra rằng, tôi càng cố la mắng thì thằng bé càng bướng bỉnh, cáu bẳn hơn”. Ví dụ này để bạn hiểu rằng, việc bạn cũng nổi cáu với con đồng nghĩa với việc bạn đã thất bại. Thay vào đó, hãy làm một việc đơn giản là ngồi xuống cạnh con khi chúng nổi cáu.

Ở lại với con trong cơn cáu giận là một ý hay. Cơn bão cảm xúc con đang trải qua có thể làm con rất sợ và con sẽ an tâm khi biết có bạn đang ở bên. Một số chuyên gia khuyên nên bế con lên và ôm con nếu có thể vì nhờ đó con sẽ thấy mình được an ủi. Nếu bạn đã cảm thấy quá nản, lời khuyên cho bạn là nên ra khỏi phòng và đợi vài phút để bình tĩnh rồi hãy quay trở lại sau vài phút bởi vì chỉ khi tâm trạng bạn ổn định, bạn mới có thể giúp bé bình tĩnh.

2/ Hãy nhớ rằng bạn là người lớn

Cho dù bé giận lâu cỡ nào, bạn cũng không nên nhượng bộ và chìu theo những yêu cầu không hợp lý của bé. Đặc biệt là nhượng bộ bé trước mặt đông người. Không nên lo lắng mọi người nghĩ gì, bởi ai làm cha mẹ cũng đều trải qua tình huống này. Chỉ cần bạn nhượng bộ một lần, bé sẽ nghĩ rằng chỉ cần “ăn vạ”, bé sẽ có mọi thứ mình muốn và tạo môi trường cho các vấn đề về hành vi ứng xử trong tương lai.

Ngoài ra, bé đã rất sợ hãi vì mất kiểm soát, điều bé không hề muốn là thấy bạn cũng bị mất kiểm soát.

Nếu cơn cáu giận của bé lên đến mức đánh mọi người, ném đồ đạc lung tung, hay không ngừng la hét thì hãy đưa bé đến nơi an toàn, như phòng ngủ của bé chẳng hạn, nói cho bé biết rằng tại sao bé lại ở đây và bạn sẽ ở đó đến khi bé bình tĩnh lại. Trường hợp đang ở nơi công cộng, thì hãy đưa con rời đi cho đến khi con bình tĩnh trở lại.

[inline_article id=105944]

3/ Nói chuyện về hành vi của bé khi bé bình tĩnh lại

Khi “cơn bão” giận dỗi  đã qua, hãy ôm bé thật nhanh vào lòng, nói rằng bạn yêu bé và cùng bé trò chuyện về những gì vừa xảy ra. Cố gắng sử dụng từ ngữ đơn giản, nêu rõ sự giận dữ của bé và giúp bé giãi bày tình cảm bằng lời nói, với những câu như: “Con giận bởi vì món ăn không đúng như ý con muốn?”,… để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói rõ ràng là tốt hơn.

Nếu như con bạn ngồi xuống và bắt đầu kể cho bạn nghe tất cả những gì vừa xảy ra, bạn cần có một hành động yêu thương nào đó để bù đắp hoặc khen thưởng bé.

Cuối cùng hãy cười và nói với bé rằng: “Mẹ xin lỗi đã không nhận ra điều đó, nhưng nếu con không khóc ầm lên, mẹ đã có thể biết được con muốn gì rồi.”

4/ Hạn chế các tình huống khiến bé dễ nổi cáu

Nếu bạn chú ý đến những tình huống dễ làm con nổi giận và sắp xếp kế hoạch hợp lý, mọi chuyện sẽ rất dễ giải quyết. Chẳng hạn, bé thường cáu gắt khi đói, bạn nên mang theo chút đồ ăn nhẹ bên người. Hay nếu bé gặp vấn đề về việc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, bạn nên báo cho con trước khi thay đổi. Thông báo cho bé biết khi bạn chuẩn bị rời khỏi khu vui chơi hoặc chuẩn bị ăn tối, chẳng hạn: “Chúng ta sẽ ăn khi con và bố đọc xong truyện nha”. Bạn nên cho con cơ hội thích ứng hơn là phản ứng.

Con bạn đang dần trở nên tự lập hơn, vì thế hãy cho bé lựa chọn hay quyết định bất cứ khi nào có thể. Không ai thích cả ngày bị chỉ đạo phải làm cái này, cái kia cả. Bạn có thể nói: “Con thích ăn bắp hay cà rốt?” thay vì nói: “Con ăn bắp đi!” sẽ khiến bé có cảm giác mình bị kiểm soát.

Bạn cũng tránh nói “Không” với bé thường xuyên vì việc này vô tình tạo áp lực không cần thiết lên cả hai mẹ con. Nên thoải mái và lựa chọn phương án thích hợp vì thật ra việc nán lại khu vui chơi thêm vài phút cũng chẳng phá hỏng lịch trình cả ngày của bạn.

[inline_article id=69718]

Mặc dù việc bé cáu kỉnh mỗi ngày vẫn được các mẹ xem như phản ứng bình thường trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý một chút tới những vấn đề như: Những xáo trộn đang xảy ra trong gia đình, bé đang bước vào một thời kỳ khủng hoảng, căng thẳng giữa bố mẹ?… Tất cả những chuyện đó đều hoàn toàn có thể khiến bé thường xuyên cáu kỉnh.

Nếu sau 30 tháng tuổi, bé vẫn nổi cơn giận dữ hằng ngày, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bé dưới 30 tháng tuổi, phẫn nộ 3-4 lần/ngày và có thái độ không hợp tác trong bất kỳ việc gì, như mặc quần áo hay nhặt đồ chơi, mẹ cũng có thể cần sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. Bác sĩ có thể chắc chắn bé không có vấn đề nào nghiêm trọng về thể chất hay tâm lý, đồng thời gợi ý cho mẹ cách giải quyết các cơn cáu giận của bé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trao đổi  với bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu nín thở khi cáu giận. Bởi đã có các bằng chứng cho thấy rằng hành vi này liên qua đến tình trạng thiếu sắt.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

2 trò chơi giúp “bật công tắc” cho các giác quan

1/ Trò chơi cho bé: Nhanh tay, nhanh mắt

Trong giai đoạn từ 2 đến 4 tháng, các kỹ năng chụp với, đập nhẹ vào đồ vật của bé khá hoàn hảo. Bé sẽ cực kỳ phấn khích khi nhìn thấy những đồ chơi mới được treo trên cao và cố gắng rướn người, giơ tay để chạm tới những đồ vật này. Không chỉ mang lại cảm giác vui thích cho bé, đây cũng là trò chơi giúp phát triển khả năng phối hợp các vận động ở bé.

Độ tuổi thích hợp: 2- 6 tháng tuổi

Vật dụng cần thiết: Dây, muỗng nhựa, lúc lắc hoặc những quả bóng len… Lưu ý không nên chọn những vật quá nhỏ, có thể gây nghẹn cho bé nếu lỡ nuốt phải.

Trò chơi cho bé phát triển thị giác
Ngoài muỗng, mẹ cũng có thể dùng dây treo những vật khác có kích thước tương tự

Cách chơi với bé:

Đầu tiên, lấy những sợi dây chắc chắn như dây cước câu cá để treo những quả lúc lắc, bóng len hay muỗng… lên cao. Chú ý khoảng cách từ đồ vật đến bé vừa đủ cho bé cưng có thể chạm nhẹ. Không quá gần để tránh trường hợp bé chụp được rồi cho vào miệng nhưng cũng không quá xa để bé không phải “cố gắng trong vô vọng”. Sau vài phút, mẹ có thể đổi đồ chơi để bé không cảm thấy chán

2/ Trò chơi cho bé phát triển xúc giác

Trẻ nhỏ rất thích cảm giác được chạm sờ và cảm nhận các chất liệu khác nhau như vải sợi chẳng hạn. Cảm giác khám phá này sẽ giúp cho xúc giác của bé phát triển tốt hơn.

Trò chơi cho bé phát triển
Mỗi một chất liệu vải khác nhau sẽ mang lại cho bé những cảm nhận riêng biệt

Độ tuổi thích hợp: 0-6 tháng tuổi

Vật dụng cần thiết: 5-10 miếng vải hoặc khăn lau với nhiều chất liệu khác nhau như vải sợi, tơ tằm, da, lông…

Cách chơi:

Xếp chồng các vật liệu đã chuẩn bị với nhau rồi rút từng loại một ra đưa cho bé. Mẹ có thể cho bé tha hồ vò, kéo theo cách mà bé muốn để cảm nhận, sau đó quan sát xem bé có vẻ thích loại chất liệu nào hơn. Mỗi lần cho bé thử, mẹ nên trò chuyện với bé xem bé đang cảm nhận như thế nào và chỉ nên dùng những từ cụ thể để nói đến từng chất liệu, ví dụ “con có thấy nó mịn không?” hay “con có thấy tay con ấm hơn không?”… Và khi lớn hơn một chút, bé sẽ có thể tự mình với lấy từng vật liệu. Trẻ ở độ tuổi này thường thích cho mọi thứ vào miệng, nên mẹ cần đảm bảo độ vệ sinh của những vật liệu. Đặc biệt lưu ý kích thước của từng miếng vải, tránh cho bé bị nghẹn hoặc bị ngộp thở khi chơi với chúng. Không nên cho bé chơi với những vật liệu nào mà mình không muốn nó bị ướt.

[inline_article id=105720]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi cho bé từ 4 tháng tuổi: Ú oà

Thích hợp độ tuổi: Từ 4 tháng tuổi

Kỹ năng phát triển: Trò chơi cho bé từ độ tuổi này sẽ giúp trẻ hiểu biết về đối tượng cố định, giúp bé hiểu rằng các đối tượng mà bé không nhìn thấy được vẫn có thể ở ngay cạnh và bé sẽ tìm thấy.

Cách chơi:

Giấu mặt đằng sau các ngón tay của mẹ, nói “ú”; rồi mở tay ra, lộ khuôn mặt mẹ, nói: “oà”.

Khi bạn cho bé chơi trò này cùng bạn từ rất sớm, tự khắc trong bé sẽ định hình được một “khái niệm” (theo kiểu riêng của bé) về sự vắng mặt tạm thời của mẹ. Mẹ không “biến mất”, mẹ chỉ đang chơi trò chơi. Và chỉ vài giây là mẹ lại hiện ra. Bạn có thể tăng dần khoảng thời gian “ú òa” lên trong vòng 10 giây hoặc hơn.

Trò chơi ú oà
Trò chơi cho bé ú oà là như nền tảng cơ bản để dạy trẻ biết cùng chung sự chú ý, tương tác với mẹ.

Một số gợi ý khi chơi ú òa giúp tăng thêm phần thú vị và thích hợp với từng độ tuổi:

– Thay vì che mắt mẹ, hãy lấy tay bé che mắt bé khi chơi trò này.

– Khi bé đã quen với trò chơi, mẹ và bé cùng che mặt và mở ra cùng một lúc, chắc chắn bé sẽ rất thích thú. Thời gian bé “ú” mặt trong lòng bàn tay lâu lên dần rồi mới “òa” ra với mẹ giúp bé thích nghi và học được dần cách “xa mẹ tạm thời”.

– Dùng một cái khăn hoặc tấm vài mỏng che lên mặt mẹ khi chơi để bé kéo khăn được dễ dàng.

– Ngoài khuôn mặt mẹ, bé có thể chơi ú òa cùng một con thú nhồi bông ngộ nghĩnh hay đồ chơi mà bé yêu thích. Bạn có thể trùm một cái khăn lên đồ chơi, rồi nhìn bé nói “ú”; tiếp đến, bạn rút khăn ra rồi reo lên “òa”.

[inline_article id=105115]

– Trốn sau cánh cửa hay ghế ngồi rồi nhảy chồm ra thật bất ngờ.

– Hoặc mẹ có thể dán hay vẽ những mặt người với những cung bậc cảm xúc khác nhau: vui, buồn, nhạc nhiên,… trên một tấm bìa cứng, sau đó che hình vẽ bằng tấm vải mỏng (cố định phần trên của tấm vải bằng keo, phần dưới để hở sao cho bé có thể tự mở ra được). Mẹ hãy khuyến khích bé mở tấm vải ra. Trước khi bé chuẩn bị mở, bạn hãy kể cho bé nghe 1 câu chuyện liên quan đến cảm xúc mà khuôn mặt bé chuẩn bị xem sau tấm vải. Đó có thể là: “ Hôm nay bé gặp cô, ông chào bé và bé đã mỉm cười với cô nên cô rất vui!”. Lúc bé mở tấm vải và hình vẽ hiện ra, mẹ nhớ reo to lên “oà” để tạo cho bé sự thích thú nhé!

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi cho bé từ 8 tháng tuổi: Đá bóng

Thích hợp độ tuổi: 8-13 tháng

Kỹ năng phát triển: Trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng vận động thô qua đôi chân.

Cần chuẩn bị: Một quả bóng nhỏ, nhẹ

Trò chơi đá bóng
Trò chơi cho bé giai đoạn dưới 1 tuổi luôn cần sự hỗ trợ từ mẹ

Cách chơi:

Mẹ quỳ hoặc ngồi trên sàn nhà, giữ bé phía trước (làm sao cả 2 mẹ con cùng nhìn 1 hướng), một tay mẹ vòng qua ôm ngực con, tay kia đặt hỗ trợ phía sau phần mông, đùi của bé. Đặt quả bóng trước mặt, rồi “hỗ trợ” bằng việc bế bé lên đá chân vào bóng để bóng di chuyển. Khi con đã quen với trò này và có thể tự thực hiện hành động đá, mẹ không phải bế lên nữa mà chỉ cần giúp bé “điều khiển” đôi chân vẫn còn chưa thuần thục sao cho có thể chạm và đá được bóng.

[inline_article id=680]

Mẹ nhớ cổ vũ khích lệ mỗi khi chân bé tiếp xúc với bóng và chỉ cho bé thấy bóng đã được bé “di chuyển” bằng chân. Và cũng đừng quên cho bé nhún nhảy nhịp nhàng để tăng cường sức khỏe của đôi chân nhé!

Mẹ yên tâm, dù quả bóng chỉ lăn vài centimet cũng khiến bé hứng khởi lắm đấy!

Trò chơi này sẽ càng vui nhộn khi bé có bạn chơi cùng. Các bậc cha mẹ có thể ôm bé ngồi ở vị trí đối mặt nhau và đá bóng qua lại.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

 

 

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Xử trí và phòng ngừa vết bỏng do kiến ba khoang

Kiến ba khoang từ đâu đã trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ có con nhỏ. Bởi loài côn trùng nhỏ xíu này có thể gây tổn thương da của bé nặng nề bằng những vết cắn chứa độc tố khiến trẻ đau nhức, ngứa ngáy. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách diệt kiến ba khoang để bảo vệ bé yêu nhé.Kiến ba khoang 1

Kiến ba khoang sống ở đâu?

Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và đặc biệt “yêu thích” ánh đèn ban đêm, kiến ba khoang có xu hướng bay vào nhà theo ánh đèn và “tạm trú” trên khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn. Tuy có vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhưng loại kiến này cắn rất đau và có thể tiết ra chất dịch làm tổn thương da người.

Kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, loại chất độc tồn tại trong cơ thể kiến có tên gọi là pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần so với độc tính của rắn hổ và có thể tồn tại trong cơ thể kiến ngay cả khi chúng chết đi.

Bị kiến ba khoang đốt, xử làm sao?

  • Khi bị kiến ba khoang cắnvùng da tiếp xúc với độc tố có thể xuất hiện những vết ban đỏ. Trong trường hợp này, mẹ nên lập tức dùng nước muối sinh lý để làm sạch độc chất còn sót lại trên da. Tuy nhiên, không nên dùng tay chà xát để tránh là dây độc chất ra những vùng da khác.
  • Dùng hồ nước bôi lên vết cắn kiến ba khoang để làm mát và tránh phồng rộp. Nếu da đã bị nổi mụn, phồng rộp như vết bỏng, mẹ cũng có thể tiếp tục bôi hồ nước để làm sạch và dịu vết thương cho bé.
  • Kiến ba khoang cắn bôi gì? Nếu da xuất hiện mủ, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen bôi lên da để sát khuẩn và tránh nhiễm trùng.
  • Khi vết thương khô, không còn chảy dịch, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh loại dịu nhẹ để bôi cho bé.
  • Nếu bé có triệu chứng bị kiến ba khoang đốt nặng, mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để vết thương nặng hơn.Kiến ba khoang đốt

Mách mẹ cách phòng chống kiến ba khoang

Không phải là loại côn trùng chủ động đốt người và cũng không truyền bệnh, kiến ba khoang thực chất không đáng ghét như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, kiến ba khoang còn được xem là loại côn trùng rất có lợi cho nhà nông. Vì vậy, thay vì tìm cách tiêu diệt, mẹ chỉ nên tìm cách “đuổi” chúng ra khỏi nhà.

  • Đóng kín của vào buổi chiều tối để kiến không thể chui vào nhà
  • Buông rèm để tránh ánh sáng lọt ra ngoài không thu hút kiến
  • Có thể làm lưới ngăn côn trùng ở cửa sổ, lỗ thông khí trong nhà
  • Không nên cho bé ngồi gần đèn hoặc các nguồn sáng khác trong nhà
  • Khi tiếp xúc với kiến, nên sử dung găng tay, giấy mềm lót, tránh tiếp xúc trực tiếp vì dung dịch từ bụng kiến có thể khiến bạn bị bỏng da
  • Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi sử dụng

3 sai lầm khi xử lý vết kiến ba khoang đốt

1. Xử dụng thuốc “tự chế” cho con

Kiến ba khoang đốt phải làm sao? Thấy da của con có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, mẹ tự ý dùng một vài loại thuốc bôi kiến ba khoang của “dân gian” đẻ đắp lên da con với hy vọng có thể làm vết thương dịu hơn. Song, thực tế, điều này chỉ khiến nguy cơ viêm nhiễm trên da của bé trở nên nguy hiểm hơn.

Trong những trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn, mẹ nên sử dụng hồ nước bôi lên da của con để làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da con đã lỡ bị sưng, mẹ cũng có thể dùng hồ nước để làm dịu vết thương cho bé. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen để sát khuẩn.Kiến ba khoang đốt

2. Tay không diệt kiến

Lo sợ con bị kiến cắn nên ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều mẹ đã nhanh tay “trừ khử” ngay. Tuy nhiên, ngay chính lúc mẹ dùng tay giết kiến, chất độc pederin có thể bị tiết ra, dính vào da của bé và ngay cả da của mẹ gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp này, khi nhìn thấy “kẻ địch”, mẹ nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào để đuổi chúng ra khỏi người con trước đã nhé! Tuyệt đối không dùng tay không bắt hay giết kiến.

3. Không đưa con đi khám kịp thời

Bị kiến ba khoang cắn có lây không? Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch rất kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ con chưa ý thức được nên rất thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

[inline_article id=88785]

Con kiến ba khoang nhỏ xíu nhưng độc tố của nó lại có tính sát thương cao, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tìm cách phòng ngừa hoặc tiêu diệt kiến ba khoang đúng cách để bảo vệ trẻ nhỏ nhé.

Marry Baby

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

8 lý do để bố mẹ đừng bao giờ đánh đòn con

1. Đánh đòn tạo nên một tấm gương xấu

Việc bố mẹ thường xuyên đánh đòn con cái sẽ tạo thành một thói quen xấu trong cách hành xử giữa những thành viên trong gia đình. Sẽ ra sao nếu một ngày bạn nhìn thấy đứa con lớn chưa đầy 4 tuổi của mình đang đánh đứa nhỏ và hồn nhiên giải thích rằng: “Con làm giống mẹ mà”. Thật nguy hiểm khi các bố mẹ phạm sai lầm trong cách làm cha mẹ của mình. Vì trẻ nhỏ luôn có khuynh hướng bắt chước người mà chúng kính trọng nhất. Hãy thật cẩn trọng, vì bố mẹ đang nuôi dạy những người trong tương lai sẽ trở thành ông bố, bà mẹ, những người vợ, người chồng. Và nếu bạn đang dùng “bạo lực” thì trong tương lai, các con của bạn cũng sẽ “bạo lực” hệt như thế với các con của mình.

Việc đánh đòn con làm cho trẻ thấy rằng mình có quyền được đánh người khác, và rằng người lớn được đánh những người nhỏ hơn mình. Ngay cả khi thỉnh thoảng bố mẹ mới áp dụng biện pháp mạnh này với con, nó vẫn có thể để lại những ký ức không tốt. Trong khi bố mẹ đang cố gắng dạy con cách làm chủ cảm xúc của mình, thì việc nạt nộ, đòn roi sẽ phá hỏng hết những nỗ lực này.

2. Làm mất đi giá trị của con

Hình ảnh cá nhân của con cái được khởi đầu bằng chính hình ảnh mà bố mẹ nhìn nhận về các bé. Việc đánh đòn con thường gửi đến các bé một thông điệp sai, khiến bé cảm thấy mình như một kẻ “bất tài”, “vô dụng”, “phá hoại”… Làm sao bố mẹ có thể nuôi dạy một đứa trẻ tự tin và cảm thấy mình có giá trị khi đã lỡ gieo vào đầu con những suy nghĩ như trên?

Đòn roi làm cho bé cảm thấy sợ hãi và không còn muốn chia sẻ với bố mẹ nữa. Nó cũng khiến con lớn lên với suy nghĩ khiếp sợ trước những kẻ mạnh hơn.

3. Bố mẹ đánh mất giá trị của mình

Trong sâu thẳm, các bậc phụ huynh ủng hộ phương pháp đòn roi vẫn cảm thấy sự sai lạc của phương pháp này. Họ đánh phạt con vì không biết mình phải làm gì khác, nhưng chỉ sau đó không lâu lại cảm thấy mình vô cùng bất lực vì cách họ dùng không hề đem lại hiệu quả. Tổn thương trong mối dây liên kết bố mẹ – con cái khiến chỗ đứng của bố mẹ trong lòng con càng trở nên lung lay hơn.

4. Hình phạt sẽ leo thang

Ở một số giai đoạn phát triển, bé có nhu cầu mạnh mẽ trong việc khẳng định sự độc lập của mình bằng việc làm trái lại lời bố mẹ. Và khi bạn định “đánh cho nó biết sợ một chút”, thì đâu sẽ là giới hạn cuối cùng? Bé sẽ tiếp tục chuỗi vi phạm của mình, và từ việc đánh nhẹ vào tay, phát vào mông, tất cả có thể kết thúc đẫm nước mắt, khi tay và mông của bé sưng vù vì những làn roi.

5. Đánh đập không làm hành vi của con tốt hơn

Cơ chế của hành vi tốt rất đơn giản: Nhận thức tốt thì hành động tốt. Việc giáo dục con bằng đòn roi làm cho bé cảm thấy bất ổn bên trong, và điều này sẽ được thể hiện bằng cá hành vi bên ngoài. Bé càng hành động sai, càng bị nhiều đòn roi và càng nhìn nhận bản thân mình một cách xấu xí hơn. Vòng tròn luẩn quẩn này cứ thế lặp đi lặp lại. Nhưng các bố mẹ ơi, điều mà chúng ta muốn là con nhận ra cái sai của mình nhưng vẫn tự tin rằng mình là người có ích.

[inline_article id=996]

6. Đánh đập không phải là chân lý

Đừng lấy câu nói của người xưa: “Thương cho roi cho vọt” để giải thích cho việc đánh con. Bởi đó chỉ là nghĩa đen của câu nói. “Roi vọt” ở đây không phải là những hình phạt thể xác hay tinh thần, mà đó là việc dạy con một cách nghiêm khắc để con nên người. Có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện được mục tiêu đó và đánh đòn chỉ là hạ sách mà thôi.

7. Đánh con gây ra sự oán giận

Từ lúc con rất nhỏ, các bé đã có ý thức về sự công bằng và khi bị đánh, con cảm thấy mình bị đối xử bất công. Dần dần, trong con trẻ sẽ hình thành ý thức nổi loạn, chống đối. Mẹ không hề muốn con tách mình khỏi thế giới mà bé nghĩ rằng không có ai yêu thương mình, vậy thì hãy ngừng việc đánh con.

Việc đánh con cũng gây ra cảm xúc tiêu cực ở cha mẹ, khi mà họ nhận thấy rằng tất cả những điều mình vừa làm chỉ là để giải tỏa cơn giận. Việc phá bỏ cảm giác tức giận này khá khó khăn, nhưng chúng ta có thể khắc cốt ghi tâm rằng: Tôi không bao giờ đánh con, và tôi muốn con mình sống có kỷ luật. Chính việc tự nhắc nhở này sẽ buộc bạn tìm kiếm một biện pháp thay thế hữu hiệu hơn đòn roi.

[inline_article id=43592]

8. Đòn roi để lại ký ức tồi tệ

Những vết sẹo tâm lý dễ khiến trẻ bị ám ảnh cho đến tân tuổi trưởng thành. Bởi tâm lý con người thường bị ấn tượng mạnh bởi những điều khiến họ cảm thấy khổ sở, đau đớn hơn những niềm vui và hạnh phúc. Và bởi vì các ông bố, bà mẹ luôn muốn con lớn lên với hàng trăm, hàng ngàn những hồi ức hạnh phúc, đẹp đẽ, việc kiên quyết nói không với đòn roi chính là lựa chọn thông thái ngay lúc này.