Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Dấu hiệu trẻ bị kiến ba khoang đốt và cách chữa trị kịp thời

Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp mẹ biết được dấu hiệu trẻ có bị kiến ba khoang đốt hay không cũng như biết cách chữa trị kịp thời khi trẻ bị cắn.

1. Triệu chứng khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

Mặc dù mọi người quen gọi là bị kiến ba khoang đốt hoặc kiến ba khoang cắn nhưng thật ra nguyên nhân khiến cơ thể trẻ bị bỏng rát khi tiếp xúc với kiến là do làm vỡ túi độc ở phần thân dưới của kiến. Trong thân kiến ba khoang có chất Pederine, đây là độc tố rất mạnh và gấp nhiều lần so với nọc độc của rắn hổ mang. 

Nếu trẻ lỡ làm vỡ túi độc ở bụng kiến (theo mọi người hay gọi là bị kiến ba khoang đốt), sau 6-12 giờ trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau rát và ngứa ngáy; bắt đầu nổi mẩn thành đám, thành vệt, theo chiều tay quệt, nền da hơi cộm, trên mặt da có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa. Trong nhiều trường hợp, vết cắn có thể bắt đầu biến thành một vết phồng rộp trong suốt hoặc vết bỏng. Trường hợp ngộ độc khá nặng, mụn nước sẽ tự lành trong vòng 7-10 ngày.

Tình trạng viêm thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, ngực, gáy, lưng, tay, chân… của bé.

Hình ảnh da khi kiến ba khoang đốt
Hình ảnh da khi kiến ba khoang đốt 

2. Sự tiến triển của viêm da do kiến ba khoang đốt

Trẻ bị kiến ba khoang cắn bao lâu thì khỏi cũng là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển của các triệu chứng khi trẻ bị kiến ba khoang đốt để cha mẹ dễ theo dõi:

  • Sau khoảng 6 – 8 giờ kể từ khi vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang, vùng đó sẽ xuất hiện một ban đỏ trên da.
  • Sau 12 – 24 giờ tiếp theo, thương tổn tích cực sẽ xuất hiện, bao gồm sưng và ngứa nghiêm trọng.
  • Sau khoảng 2 – 3 ngày, vùng da bị tổn thương sẽ dần trở nên đỏ và sưng phồng, đồng thời xuất hiện những mụn nước nhỏ tương tự như mụn nước do bị phỏng.
  • Sau khoảng 3 – 5 ngày, thương tổn sẽ bắt đầu lành và các triệu chứng như rát bỏng và bong vảy sẽ giảm đi.
  • Sau khoảng 7 – 10 ngày, vảy trên da sẽ bong hết, tuy nhiên, có thể để lại vết thâm lâu mất.

3. Trẻ bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không?

Kiến ba khoang cắn có sao không? Trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Chỉ cần chạm vào nọc độc của kiến ba khoang cũng thể làm da bé phồng rộp với diện tích lớn. Như vậy cũng đủ thấy nọc độc của kiến mạnh và nguy hiểm đến nhường nào. Ngoài ra, trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể có các triệu chứng đang chú ý như: 

  • Dị ứng: Một số trẻ có thể phản ứng dị ứng với vết cắn của kiến ba khoang đốt. Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề quanh vùng bị cắn. 
  • Da lở loét, nhiễm trùng: Khi trẻ cào hoặc gãi vùng bị cắn một cách quá mức, có thể gây tổn thương da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng. Vùng bị cắn trở nên đỏ, sưng, loét và mưng mủ.
Trẻ bị kiến ba khoang cắn vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách
Trẻ bị kiến ba khoang cắn vô cùng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách

[inline_article id=285505]

4. Cách chữa trị khi trẻ bị kiến ba khoang đốt

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị kiến ba khoang đốt, đầu tiên cha mẹ cần sơ cứu cho bé ngay bằng cách rửa vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng, nước muối hoặc nước sạch để loại bỏ độc tố pederin. Dùng thuốc sát trùng có chứa Povidine hoặc Chlorhexidine để sát trùng vết thương. 

Sau khi làm sạch vết kiến cắn, mẹ có thể dùng túi đá được bọc trong khăn mỏng và áp lên vùng bị cắn trong khoảng 10-15 phút để giảm sưng, ngứa và đưa bé đến bác sĩ điều trị. Tùy vào mức độ tổn thương của da, bác sĩ sẽ chỉ định bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì cho phù hợp. 

Sử dụng thuốc giảm ngứa và chống viêm: Sử dụng kem chống ngứa hoặc thuốc giảm ngứa có chứa hydrocortisone để giảm cảm giác ngứa và viêm. Tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Trẻ bị kiến ba khoang đốt có thể sử dụng các loại thuốc sau, xong mẹ cần nhớ luôn tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ:

  • Thuốc iốt có thể giúp trung hòa độc tố pederin và hoạt động như một chất khử trùng.
  • Các loại kem làm dịu có chứa calamine và thuốc gây tê tại chỗ có thể giúp giảm đau và ngứa.
  • Thuốc kháng sinh đường uống (ví dụ, ciprofloxacin) để điều trị nhiễm khuẩn thứ phát.

[key-takeaways title=””]

(*) Lưu ý: Khuyến khích trẻ không gãi vùng bị cắn, vì có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cha mẹ có thể cố định vùng bị cắn bằng băng gạt hoặc đeo găng tay cho trẻ để hạn chế việc gãi. Đảm bảo vùng bị cắn được giữ sạch và khô ráo. Thay băng và vệ sinh vùng bị cắn hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.

[/key-takeaways]

trẻ bị kiến ba khoang đốt
Cách chữa trị trẻ bị kiến ba khoang đốt – Trẻ bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì?

5. Cách phòng tránh trẻ bị kiến ba khoang đốt

Để phòng tránh trường hợp trẻ bị kiến ba khoang đốt, cha mẹ có thử một số cách sau:

  • Đóng kín tất cả cửa vào ban đêm để kiến ba khoang không chui vào.
  • Giảm việc sử dụng ánh sáng trong nhà vì côn trùng thích tập trung ở nơi có ánh sáng. 
  • Trước khi ngủ, mẹ nên kiểm tra xung quanh và trên giường có kiến ba khoang không.
  • Cho bé mặc quần áo dài tay. 
  • Sử dụng màng che chắn côn trùng càng tốt.

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

[inline_article id=244563]

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ có thể biết làm gì khi thấy trên người bé có vết phồng rộp lạ và cũng biết được cách sơ cứu, chữa trị khi trẻ bị kiến ba khoang cắn. Vết kiến ba khoang cắn khá độc, mẹ nên chữa trị kịp thời cho bé mẹ nhé!

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/key-takeaways]

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Xử trí và phòng ngừa vết bỏng do kiến ba khoang

Kiến ba khoang từ đâu đã trở thành nỗi ám ảnh của các bà mẹ có con nhỏ. Bởi loài côn trùng nhỏ xíu này có thể gây tổn thương da của bé nặng nề bằng những vết cắn chứa độc tố khiến trẻ đau nhức, ngứa ngáy. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách diệt kiến ba khoang để bảo vệ bé yêu nhé.Kiến ba khoang 1

Kiến ba khoang sống ở đâu?

Xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và đặc biệt “yêu thích” ánh đèn ban đêm, kiến ba khoang có xu hướng bay vào nhà theo ánh đèn và “tạm trú” trên khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn. Tuy có vẻ ngoài nhỏ nhắn, nhưng loại kiến này cắn rất đau và có thể tiết ra chất dịch làm tổn thương da người.

Kiến ba khoang đốt có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, loại chất độc tồn tại trong cơ thể kiến có tên gọi là pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần so với độc tính của rắn hổ và có thể tồn tại trong cơ thể kiến ngay cả khi chúng chết đi.

Bị kiến ba khoang đốt, xử làm sao?

  • Khi bị kiến ba khoang cắnvùng da tiếp xúc với độc tố có thể xuất hiện những vết ban đỏ. Trong trường hợp này, mẹ nên lập tức dùng nước muối sinh lý để làm sạch độc chất còn sót lại trên da. Tuy nhiên, không nên dùng tay chà xát để tránh là dây độc chất ra những vùng da khác.
  • Dùng hồ nước bôi lên vết cắn kiến ba khoang để làm mát và tránh phồng rộp. Nếu da đã bị nổi mụn, phồng rộp như vết bỏng, mẹ cũng có thể tiếp tục bôi hồ nước để làm sạch và dịu vết thương cho bé.
  • Kiến ba khoang cắn bôi gì? Nếu da xuất hiện mủ, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen bôi lên da để sát khuẩn và tránh nhiễm trùng.
  • Khi vết thương khô, không còn chảy dịch, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh loại dịu nhẹ để bôi cho bé.
  • Nếu bé có triệu chứng bị kiến ba khoang đốt nặng, mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để vết thương nặng hơn.Kiến ba khoang đốt

Mách mẹ cách phòng chống kiến ba khoang

Không phải là loại côn trùng chủ động đốt người và cũng không truyền bệnh, kiến ba khoang thực chất không đáng ghét như suy nghĩ của nhiều mẹ. Thậm chí, kiến ba khoang còn được xem là loại côn trùng rất có lợi cho nhà nông. Vì vậy, thay vì tìm cách tiêu diệt, mẹ chỉ nên tìm cách “đuổi” chúng ra khỏi nhà.

  • Đóng kín của vào buổi chiều tối để kiến không thể chui vào nhà
  • Buông rèm để tránh ánh sáng lọt ra ngoài không thu hút kiến
  • Có thể làm lưới ngăn côn trùng ở cửa sổ, lỗ thông khí trong nhà
  • Không nên cho bé ngồi gần đèn hoặc các nguồn sáng khác trong nhà
  • Khi tiếp xúc với kiến, nên sử dung găng tay, giấy mềm lót, tránh tiếp xúc trực tiếp vì dung dịch từ bụng kiến có thể khiến bạn bị bỏng da
  • Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi sử dụng

3 sai lầm khi xử lý vết kiến ba khoang đốt

1. Xử dụng thuốc “tự chế” cho con

Kiến ba khoang đốt phải làm sao? Thấy da của con có dấu hiệu phồng rộp, sưng đỏ, mẹ tự ý dùng một vài loại thuốc bôi kiến ba khoang của “dân gian” đẻ đắp lên da con với hy vọng có thể làm vết thương dịu hơn. Song, thực tế, điều này chỉ khiến nguy cơ viêm nhiễm trên da của bé trở nên nguy hiểm hơn.

Trong những trường hợp bé bị kiến ba khoang cắn, mẹ nên sử dụng hồ nước bôi lên da của con để làm mát và tránh làm da bị phồng rộp. Thậm chí nếu da con đã lỡ bị sưng, mẹ cũng có thể dùng hồ nước để làm dịu vết thương cho bé. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng, mẹ có thể dùng dung dịch xanh methylen để sát khuẩn.Kiến ba khoang đốt

2. Tay không diệt kiến

Lo sợ con bị kiến cắn nên ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện trong tầm ngắm, nhiều mẹ đã nhanh tay “trừ khử” ngay. Tuy nhiên, ngay chính lúc mẹ dùng tay giết kiến, chất độc pederin có thể bị tiết ra, dính vào da của bé và ngay cả da của mẹ gây phồng rộp, ngứa rát. Để tránh trường hợp này, khi nhìn thấy “kẻ địch”, mẹ nên dùng giấy báo hoặc bất kỳ vật dùng nào để đuổi chúng ra khỏi người con trước đã nhé! Tuyệt đối không dùng tay không bắt hay giết kiến.

3. Không đưa con đi khám kịp thời

Bị kiến ba khoang cắn có lây không? Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch rất kém nên các vết cắn có thể dễ dàng trở nên viêm nhiễm hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ con chưa ý thức được nên rất thường xuyên gãi, càng khiến nguy cơ bị bội nhiễm cao hơn. Chính vì vậy, ngay khi thấy vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

[inline_article id=88785]

Con kiến ba khoang nhỏ xíu nhưng độc tố của nó lại có tính sát thương cao, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy ba mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tìm cách phòng ngừa hoặc tiêu diệt kiến ba khoang đúng cách để bảo vệ trẻ nhỏ nhé.

Marry Baby