Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bảo bọc sai cách gây tác hại khôn lường

Khi được bảo bọc hay nuông chiều quá mức cần thiết, bé vô tình đã bị “thiệt hại” rất nhiều so với những bạn đồng trang lứa khi đối mặt với những nguy cơ dưới đây:

1/ Phát triển không toàn diện
Theo các bác sĩ nhi khoa, việc bảo bọc con quá mức khiến trẻ như bị “cầm tù” trong chính ngôi nhà của mình. Bé không có không gian để phát triển những kỹ năng vận động của mình. Đồng thời, cũng không có cơ hội xử lý những tình huống va chạm thực tế. Thay vì tự tìm ra câu trả lời, bé luôn nhờ ba mẹ giải quyết vấn đề của mình.

2/ Tăng nguy cơ bị trầm cảm
Không giống như nhiều mẹ lầm tưởng, bảo vệ con quá mức không phải là cách giúp trẻ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Ngược lại, nỗ lưc bảo vệ con của ba mẹ nhiều lúc khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Thậm chí có trường hợp bé sẽ cảm thấy lo lắng quá mức, từ đó dẫn đến trầm cảm.

Nuôi dạy con thông minh
Bảo bọc con quá mức không hẳn là cách nuôi dạy con thông minh

3/ Thiếu tự tin
Quá phụ thuộc vào cha mẹ, thậm chí không có khả năng tự giải quyết vấn đề khiến sự tự tin của bé ngày càng bị bào mòn. Càng ngày, bé càng cảm thấy không tin tưởng vào bản thân, dẫn đến càng phụ thuộc vào ba mẹ. Hệ quả tất yếu là bé sẽ cảm thấy bản thân vô dụng và không tự làm được bất cứ việc gì cả.

4/ Nguy cơ phạm tội
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý trẻ em, những bé có xu hướng được bảo bọc hoặc kiểm soát quá mức khi còn nhỏ có xu hướng chống đối xã hội và phạm pháp cao hơn so với những trẻ khác. Theo các chuyên gia, bảo vệ vừa phải và kỷ luật hợp lý là cách giúp hạn chế chiều hướng phạm tội ở trẻ em.

[inline_article id=45041]

5/ Gặp vấn đề về các mối quan hệ
Theo thống kê, những đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc quá mức của cha mẹ có khả năng gặp khó khăn trong việc duy trì sự hài hòa giữa các mối quan hệ. Trong khi các bé gái có xu hướng trì hoãn việc sống riêng hoặc tạo lập một gia đình riêng cho mình, các bé trai sẽ theo chiều hướng “bám váy” mẹ, nghe theo răm rắp những lời ba mẹ nói và không có chính kiến riêng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Liều thuốc cho bệnh “ăn vạ”

Ăn vạ là “căn bệnh”kinh niên” ở trẻ em. Bố mẹ càng nuông chiều thì bệnh này càng trở nặng. Làm thế này để “điều trị” dứt điểm bệnh ăn vạ cho bé? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay gợi ý sau đây của Marry Baby để áp dụng cho con trẻ nhé.ăn vạ

Nguyên nhân khiến trẻ ăn vạ

Muốn trị bất cứ bệnh gì chúng ta cũng phải tìm được ra nguyên nhân gây bệnh! Tương tự, muốn trị trẻ hay ăn vạ thì cha mẹ cũng nên chịu khó tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại như thế.

1. Bé không được đáp ứng đúng nhu cầu

Ba mẹ cần hiểu được nhu cầu cơ bản của bé như ăn, ngủ, đi vệ sinh, muốn được chở che, quan tâm. Điều này sẽ giúp ba mẹ biết làm thế nào để con không tiếp tục ăn vạ nữa, nếu không muốn nghe bé khóc lóc, mè nheo.

Ví dụ như bé khóc gắt ngủ nhưng ba mẹ hiểu sai là con đòi ăn thì càng cho ăn, bé càng khóc dữ dội. Nếu lúc này ba mẹ hiểu đúng nhu cầu của con và đưa bé vào phòng để cho bé ngủ, hát ru con ngủ, kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ  thì bé sẽ nín khóc ngay.

2. Bé cảm thấy ít được quan tâm

Bất kỳ cô, cậu nhóc nào cũng muốn được ba mẹ để ý và nâng niu chăm sóc. Để bé không mè nheo, tốt hơn hết là mẹ đừng đợi đến lúc bé hỏi: “Mẹ có yêu con không” mà nên thể hiện sự quan tâm một cách chủ động để bé luôn cảm thấy được ba mẹ hỗ trợ và thấu hiểu. Tuy nhiên, bạn không nên thể hiện sự chú ý khi bé đang nhõng nhẽo và nuông chiều bé không đúng lúc.

3. Bé cảm thấy bất lực

Khi bé cảm thấy mình không có chút ảnh hưởng nào đến ba mẹ, chắc chắn con sẽ dùng đến biện pháp mít ướt. Vì thế, đầu tiên, ba mẹ nên cho bé thấy bạn đang lắng nghe nhưng chưa thể đáp ứng yêu cầu của con. Tiếp đến, bạn khuyến khích bé sử dụng giọng nói bình thường một cách tự tin thay vì giọng khóc lóc đầy thất thế. Xa hơn, bạn cần chỉ cho con thấy rằng con hoàn toàn có thể đạt được điều con muốn nếu thật bình tĩnh và biết cách thuyết phục.

ăn vạ
Bé khóc có thể do con đang gặp áp lực

4. Bé muốn khóc

Có thể bé đang bị dồn nén quá nhiều áp lực. Trẻ nhỏ có thể cảm thấy căng thẳng vì những chuyện như tập ngồi bô, mẹ mới sinh em bé, nhà có người giúp việc mới… Lúc này, bạn cần chia sẻ và quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé.

[inline_article id=35549]

5. Bé được nuông chiều

Thông thường, nếu trẻ ăn vạ vài lần và “dọa” được ba mẹ thì chắc chắn bé sẽ tiếp tục thực hiện chiêu này để có được thứ mình muốn. Vì thế, ba mẹ không nên thỏa hiệp với các đòi hỏi không hợp lý của con. Thay vào đó, bạn có thể tìm giải pháp để trấn an bé, ví dụ như giải thích cho con hiểu rằng thứ con muốn thật sự không tốt cho sức khỏe, nó sẽ làm con bị đau… hoặc ba mẹ có thể đưa ra các phương án thay thế cho bé tự chọn.

Bạn không cần phải quá căng thẳng về những tình huống khóc mếu thường xuyên diễn ra. Đừng quá tập trung vào việc giải quyết vấn đề, mà quan trọng hơn cả là lắng nghe cảm xúc của mình. Trên hết, bạn luôn yêu bé. Khi bạn ôm con vào lòng và thủ thỉ với bé, mọi hờn lẫy sẽ kết thúc mau chóng mà thôi.

Ăn vạ có tính di truyền

Nhiều cha mẹ tự trách mình khi con ăn vạ, song các nhà khoa học tiết lộ rằng đây là vấn đề thuộc về di truyền chứ không hẳn do giáo dục.

Trong nhiều thập niên, người ta vẫn nghĩ thói hung hăng, ăn vạ ở trẻ được hình thành là do sống trong môi trường xấu. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ngay từ lúc sơ sinh, đặc biệt là độ tuổi từ 2-4 tuổi, trẻ rất dễ nhiễm tật hư ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Montreal, Canada vừa tìm ra những sự khác biệt quan trọng về cả tần suất lẫn tỷ lệ những cơn giận dữ của trẻ dựa trên mối tương tác giữa di truyền và môi trường. Cuộc khảo sát được thực hiện trên những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng, sinh đôi khác trứng và những đứa trẻ bình thường. Kết quả là yếu tố môi trường sống giống hay khác nhau ảnh hưởng rất ít đến tính hay ăn vạ của trẻ.

Thay vào đó, yếu tố di truyền chi phối chủ yếu xu hướng phát triển của trẻ. Theo đó một số trẻ sẽ bình tĩnh, điềm đạm hơn, trong khi một vài trẻ khác lại hay gào khóc và phản đối thái quá khi không vừa ý điều gì. Trẻ từ 1,5 tuổi đến 4 tuổi có thể cắn, đấm đá và vật lộn trên sàn để giải phóng cơn nóng giận của mình.

Mặc dù vậy, di truyền cũng không quyết định toàn bộ và mãi mãi cho quá trình phát triển của trẻ. Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều để giúp con giảm bớt tính hung hăng, hay nóng giận và ăn vạ.

ăn vạ
Ăn vạ cũng có thể do di truyền

Hầu hết trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và kể cả người lớn đều dễ cáu kỉnh khi bị áp lực tâm lý, từ đó hình thành thói quen phản kháng. Càng bị đè nén trẻ càng dễ hung hăng. Vì vậy, các bạn nên chú ý giữ mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái, anh chị em và bạn bè của trẻ sao cho hài hòa, ít xung đột.

Bạn không nên cấm đoán trẻ mà cần khéo léo hướng con quan tâm đến nhiều chủ đề khác thay vì xoáy sâu vào mối xung đột. Đặc biệt, bạn đừng để cả nhà rơi vào cuộc chiến lẩn quẩn “mè nheo – không cho – ăn vạ – nhượng bộ – ngày càng ăn vạ” giữa trẻ và người lớn.

Có nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ sớm? Ép trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đi ngủ sớm cũng là một nguyên nhân gây mất ngủ và tạo thói quen càu nhàu, phản kháng của trẻ. Buổi tối, một đứa trẻ chưa buồn ngủ mà bị bắt nằm im trên giường sẽ ở trong tâm trạng đè nén, đến khi trẻ mệt mỏi thật sự thì cũng không tài nào ngủ được, lúc ấy cơn cáu giận sẽ bùng nổ khó mà xoa dịu. Nếu cứ kéo dài như vậy ngày này qua ngày khác, tình trạng này sẽ là một cơn khủng hoảng thật sự cho tất cả mọi người đấy. Vậy bạn đã biết làm thế nào để đối mặt một cách thông minh trước trẻ có “gen ăn vạ” rồi chứ?

[inline_article id=173056]

Ăn vạ là “căn bệnh” mà mọi trẻ nhỏ đều dễ dàng mắc phải. Việc của cha mẹ là cần tìm cách thuyết phục và giáo dục con đúng cách để bé luôn cảm thấy được quan tâm, yêu thương. Mặt khác có thể giúp trẻ nhận ra một điều, đôi khi không phải thứ cứ muốn là được và con phải chấp nhận điều đó.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Làm gì khi bé con muốn “sổ lồng’?

Giữ an toàn cho bé
Những bé hiếu động luôn tìm mọi cơ hội “vượt rào”

Làm thế nào để giữ an toàn cho bé?

– Sử dụng màn chắn: Nếu cảm thấy con chưa đủ lớn để ngủ giường riêng, mẹ nên sử dụng màn chắn trong nôi của con. Kéo màn chắn xuống vị trí thấp nhất để hạn chế việc bé leo ra ngoài. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được khi bé còn nhỏ và mới lẫm chẫm biết đi.

– Giữ nôi trống: Trẻ có thể dùng đồ chơi hoặc đệm lót làm bàn đạp để trèo ra ngoài. Vì vậy, mẹ nên hạn chế để những thứ không cần thiết trong nôi của con.

[inline_article id=833]

– Đừng phản ứng thái quá: Việc mẹ quá chú ý đến bé, cằn nhằn con hay ngăn chặn bằng cách để bé ngủ chung giường chỉ khiến con càng muốn trèo ra ngoài. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh và nghiêm khắc nhắc nhở bé không được lặp lại việc này và đặt bé lại trong nôi.

– Trông chừng bé: Đứng quan sát ở góc mà bé không thể nhìn thấy bạn. Khi bé cố trèo ra ngoài, ngay lập tức mẹ nên yêu cầu bé không được làm vậy. Sau vài lần, bé sẽ học cách ở yên trong nôi.

– Giữ cho bé an toàn: Nếu không thể khiến con ngừng việc leo ra ngoài, mẹ nên thử đặt vài chiếc gối hoặc đệm ở sàn ngay dưới vị trí nôi cũng như quanh khu vực có thể nguy hiểm cho bé. Hạ thấp nôi bé xuống và đặt ghế ở bên cạnh cũng là một cách để bạn không quá lo khi bé ngã.

[inline_article id=694]

Làm quen với chiếc giường

Khi bé lớn lên, chiếc nôi sẽ trở nên vướng víu và chật chội. Lúc này, bé thực sự cần được “tháo cũi”.

Kiểm tra những dấu hiệu sau đây để biết bé cưng có thể chuyển sang giường chưa, mẹ nhé!

– Khi bé có thể dễ dàng leo ra khỏi nôi, cũi cũng là lúc mẹ nên chọn cho con một nơi ngủ khác thích hợp hơn.

– Khi mẹ đang tập cho bé ngồi bô. Vì lúc này, bé cần tự mình đi vào phòng vệ sinh.

– Mẹ khó có thể ẵm bé vào hoặc ra khỏi nôi. Lúc này, mẹ có thể

– 3 tuổi là thời điểm thích hợp để bé “tạm biệt” nôi và có thể ngủ trên giường riêng của mình. Nếu lo lắng về an toàn của con, mẹ có thể đặt một chiếc nệm nhỏ trên sàn hoặc mua một chiếc giường có thanh chắn. Chú ý, mẹ nên nói chuyện với con trước về sự thay đổi này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyển nhạc cho bé thông minh

Nhạc chọn cho bé thông minh
Đừng bỏ qua lợi ích những giai điệu nhẹ nhàng mang lại cho con

1/ Lợi ích khi cho trẻ nghe nhạc cổ điển

– Tác động tích cực đến thể chất

Chính cấu trúc và giai điệu nhẹ nhàng của những bài nhạc cổ điển có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể. Đặc biệt có tác dụng với những trẻ khó ngủ và bị tổn thương tâm lý.

– Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ

Có một sự tương quan mạnh mẽ giữa âm nhạc và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Theo nghiên cứu, những bé được nghe nhạc cổ điển từ nhỏ có thể nói chuyện và học đọc nhanh hơn. Bé cũng có thể phát triển kĩ năng nghe và nhớ, 2 điều quan trọng trong phát triển ngôn ngữ.

– Cải thiện cảm xúc 

Một nghiên cứu của Hiệp hội Âm nhạc trị liệu Mỹ cho thấy, giai điệu của những bài nhạc cổ điển sẽ kích thích việc sản xuất endorphins hoặc sự thư giãn tự nhiên trong não. Điều này cải thiện tâm trạng và làm thư giãn cơ thể. Tác dụng làm dịu này có thể dẫn đến cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng khả năng học tập.

– Hiệu ứng Mozart

Nổi tiếng nhất và gây tranh cãi nhất về lợi ích của nhạc cổ điển cho trẻ sơ sinh là hiệu ứng Mozart. Thuật ngữ này xuất phát từ một thí nghiệm cho thấy nghe nhạc cổ điển có thể tạm thời làm tăng chỉ số IQ và tăng khả năng suy luận về không gian thời gian. Tiến sĩ nghiên cứu người Pháp Alfred A. Tomatis, người đã đặt ra thuật ngữ, tin rằng âm nhạc cổ điển khuyến khích sự phát triển của não bộ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng nghe nhạc cổ điển khuyến khích sự phát triển tinh thần, trong khi những người khác thì không. Mặc dù hiệu ứng Mozart có thể không đúng, nhưng vẫn có nhiều lợi ích từ âm nhạc cổ điển tốt cho bé.

[inline_article id=76494]

2/ Nhạc “chọn” giúp bé thông minh

Mạng internet là một “kho” nhạc vô cùng phong phú, nhưng không phải loại nào cũng thích hợp cho bé cưng của bạn. Chẳng hạn một vài bài nhạc của Opera Wagnerian có lẽ là quá lớn và bạo lực đối với bé. Mẹ cũng nên tránh xa những bản nhạc có thể khiến bé cảm thấy nhàm chán.

Một bài nhạc “đủ chuẩn” cho bé phải bao gồm các yếu tố sau đây:

– Nhịp đều đặn. Bài hát với nhiều giai điệu có thể sẽ làm bé không theo kịp nhịp.

– Giai điệu đều đặn và trùng lặp. Nhạc không có một nhịp điệu đều đặn có thể kích thích trẻ em, nhưng nó sẽ không giúp bé thư giãn và cũng không khuyến khích phát triển các kỹ năng bộ nhớ.

– Bài hát nên đơn giản và dễ hiểu. Tác phẩm cho dàn nhạc và nhạc kịch thường quá phức tạp để nắm bắt đối với bé. Đặc biệt, mẹ nên tìm những bài nhạc không lời và chỉ sử dụng 1 hoặc 2 nhạc cụ.

[inline_article id=47304]

3/ 10 bài nhạc cổ điển hay nhất cho bé

Nhiều bậc cha mẹ mất thời gian chọn bài hát cho trẻ sơ sinh vì họ không hiểu rõ âm nhạc cổ điển. Dưới đây là một danh sách mười bài hát hay nhất cho bé, tất cả đều đáp ứng các tiêu chí đặt ra ở trên

 Suites for Solo Cello (Johann Sebastian Bach)

 Goldberg Variations (Johann Sebastian Bach)

 String Quarters Op. 33 (Joseph Haydn)

 Concerto for Flute and Harp (Wolfgang Amadeus Mozart)

 Haydn String Quartets (Wolfgang Amadeus Mozart)

 Piano Trios (Wolfgang Amadeus Mozart)

 String Quartets Op. 18 (Ludwig van Beethoven)

 Clarinet Quintet in B Minor (Johannes Brahms)

 Trio for Violin, Horn and Piano (Johannes Brahms)

 Inventions and Sinfonias (Johann Sebastian Bach)

Khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên xem phản ứng của bé để tìm ra bài hát yêu thích và mở cho bé nghe thường xuyên.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé học số với mẹo cực đơn giản, mẹ bỏ lỡ sẽ hối tiếc đấy!

Để dạy bé học số một cách hiệu quả, mẹ nên khuyến khích con liên hệ những chữ số với điều bé thấy và làm mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng quá vội vàng. Đây là quá trình lâu dài và mẹ đừng mong có thể thấy kết quả sau một thời gian ngắn. MarryBaby mời bạn cùng dạy bé học số qua các cách dưới đây nhé!

1. Tập nói và tập đếm số

  • Ngay khi con bắt đầu biết nói, bé rất thích gọi tên các hiện tượng, sự vật xung quanh. Do đó, bạn hãy tranh thủ thời gian này để dạy bé học số. Bạn có thể gọi tên mọi thứ xung quanh kèm theo số lượng. Các kiểu câu đơn giản như “Một cái cây” hay ” Hai con mèo”… có thể giúp bé liên kết những con số với hình ảnh trong cuộc sống thực.
Dạy bé học số
Cho bé tô màu những chữ số có sẵn để giúp bé nhận diện mặt số
  • Dạy bé hát những bài có nhiều số như “Đếm sao” hay “Năm ngón tay ngoan” cũng là một cách giúp bé nhận biết những con số. Sau 24 tháng, bé có thể sẽ đếm đến mười, nhưng có thể bé chỉ “học vẹt” chứ chưa thực sự nhận biết và hiểu hết về những con số.

Ở giai đoạn này, cần nhất là phải tận dụng mọi cơ hội có sẵn để mang những con số vào cuộc sống hàng ngày và tất cả mọi thứ bạn làm: hai đôi giày, một con chó, ba quả táo… Có thể hơi rườm rà để có được các thông điệp, nhưng việc sử dụng hình ảnh thực tế như vậy sẽ giúp bé hiểu hết ý nghĩa của các con số, chứ không phải chỉ là những âm thanh.

Từ 3 đến 4 tuổi, bạn có thể tiến thêm một bước xa hơn trong dạy bé tập đếm là bắt đầu cộng và trừ số lượng các hình ảnh thực tế mà bạn đã sử dụng. Bạn có thể ví dụ cho bé thấy có ba quả chuối, và sau đó bỏ đi một sẽ còn lại hai. Bạn cũng có thể sử dụng các que đếm để dạy bé cộng và trừ. Không hẳn là bé sẽ hiểu được các nguyên tắc của toán học, nhưng bé sẽ tiếp tục liên kết những con số với đối tượng trong cuộc sống hàng ngày.

[inline_article id=50248]

2. Dạy bé học số: Thông qua trò chơi hằng ngày

Tìm các con số ở xung quanh

Đơn giản là bạn hướng mắt nhìn những con số xuất hiện trong và xung quanh khu phố: từ xe buýt đến các số nhà đến áp phích quảng cáo… Đọc to tất cả chúng và chỉ ra cho bé khi bạn làm như vậy.

Học cách đếm số

Bạn dạy con đếm tất cả những món đồ chơi của bé, hoặc một nhóm đồ chơi bạn quy định từ trước. Mẹ cũng có thể nhờ bé lấy dùm 2 món đồ chơi bé thích hoặc cất đi một món đồ chơi để kiểm tra sự tiến bộ của con.

Hát số theo vần

Khi hát đồng dao và các bài hát trẻ em liên quan đến số, bạn sử dụng ngón tay để minh họa thực tế. Bằng cách đó, con bạn sẽ thấy rằng chín nhỏ hơn mười.

[inline_article id=72972]

Dạy bé số điện thoại của mẹ

Bạn thử nhìn dãy số điện thoại rồi hát lên như 1 bài hát, 1 điệu vần hay 1 bài thơ năm câu.Việc dạy bé nhớ số điện thoại của bạn cũng có ích trong trường hợp bé đi lạc.

Vẽ những con số

Trẻ rất thích vẽ, nguệch ngoạc mọi thứ bằng bút chì màu. Bạn có thể mang những con số vào cuộc sống bằng cách khuyến khích con vẽ chúng với màu sắc tươi sáng. Đây là một trong những cách tốt nhất để tương tác với quá trình học tập và đảm bảo rằng bé có cảm hứng khi phát triển kiến thức quan trọng.

Với những cách dạy bé học số như trên, con sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những con số nhiều hơn và ghi nhớ chúng hiệu quả hơn. Lưu ý, khi dạy con học số, bạn nhớ chú trọng nguyên tắc sau đây:

  • Dạy bé phát âm đúng các chữ số: Bạn có thể dạy thông qua bài hát, nhớ minh hoạ bằng ngón tay
  • Dạy con học đếm số và nhớ đúng mặt số: Bạn chi ra hai giai đoạn. Giai đoạn 1: dạy bé các số từ 1 đến 5. Giai đoạn 2: dạy bé các số từ 6 đến 10. Bạn có thể yêu cầu bé đọc từ số nhỏ đến số lớn rồi đọc ngược lại các số từ lớn xuống nhỏ. Bạn cũng có thể bỏ trống số liền kề rồi cho bé tự điền vào.

MarryBaby hy vọng những hoạt động thú vị này sẽ giúp bạn dạy con học đếm số một cách nhẹ nhàng và vui vẻ hơn!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Hạt giống tâm hồn Nuôi dạy con

Nên cho con đọc sách:”Hạt giống tâm hồn”

Với mỗi người mẹ hiện nay, việc giáo dục con ở độ tuổi mới lớn và vừa bước vào ngưỡng cửa lớp 5 chuẩn bị lên cấp II, bố mẹ nên trang bị cho con bộ sách Hạt giống tâm hồn, vì ở độ tuổi này con đã ý thức, đã hiểu được nhiều điều và biết nâng niu giá trị của cuộc sống.

Bản thân mình là người yêu sách, ham đọc sách từ bé, đến nay mình đã có bộ sưu tập của cuốn Hạt giống tâm hồn. Và nơi đó chứa đựng rất nhiều điều bình dị nhưn vô cùng lớn lao, giảng dạy cho con người ở từng thế hệ biết được giá trị của cuộc sống từ những câu chuyện tưởng chừng như đơn giản. Mình nghĩ là những người làm cha làm mẹ nên cho con đọc thêm các cuốn sách này, bởi lẽ rất có ích cho cuộc sống giáo dục sớm cho con biết mọi điều về cuộc sống, về giới tính, về tâm lý, về giao tiếp………… Đây chính là quà tặng cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta.

Hãy nâng niu và gìn giữ nó, bởi lẽ đó là giá trị mà cuộc sống đã dâng cho ta.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 chiêu đơn giản dạy bé tập nói

Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã có thể lắng nghe và nhận biết âm thanh bên ngoài. Càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, bé càng học nói nhanh hơn. Để dạy trẻ tập nói, mẹ chỉ cần áp dụng những “chiêu” sau đây:

7 cách dạy bé tập nói với trẻ nhỏ

1. Phản ứng với tiếng khóc của con

Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hầu hết các nhóc bày tỏ mong muốn và giao tiếp với mọi người thông qua tiếng khóc của mình. Các mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé cho bé biết rằng mẹ đang lắng nghe. Điều này giúp bé cảm thấy mình được an toàn hơn nhiều.

Dỗ con nín khóc
Cách mẹ phản ứng với tiếng khóc cho con cảm giác được lắng nghe và an toàn

2. Trò chuyện với bé

Mặc dù lúc này bé chưa thể nói mà chỉ có thể phát ra tiếng ê a trong miệng, nhưng việc thường xuyên nói chuyện sẽ giúp bé nhận biết âm thanh và tăng vốn từ vựng hằng ngày.

Bắt đầu với những câu nói như: “Cục cưng của mẹ đói hả?”, “Con khó chịu ở đâu? Nói mẹ nghe nào”, “Hôm nay trời nắng đẹp, mẹ bế cục cưng ra phơi nắng nhé” hay như “Bé có yêu mẹ không?”… vừa giúp mẹ và bé gần gũi nhau hơn vừa giúp bé học từ tốt hơn.

3. Tạo môi trường giao tiếp

Một đứa trẻ có thể lắng nghe và hiểu âm thanh xung quanh trước cả khi bé có thể nói được. Vì vậy, một môi trường đầy những cuộc hội thoại và âm thanh sẽ giúp bé học nói nhanh hơn. Mẹ không cần phải bắt con nói một cách chính xác. Chỉ cần bạn nói đúng, bé cưng cũng sẽ học được cách nói đúng.

4. Dạy bé tập nói: Học đi đôi với hành

Tất nhiên, học “chay” bao giờ cũng nhàm chán và khó tiếp thu hơn. Vì vậy, nếu khi nói chuyện với con, bạn có thể kết nối những từ ngữ với hành động, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn.

Chẳng hạn, nếu thấy bé chạm vào chân của mình, đây là “thời cơ” để bạn dạy bé từ “chân”, hoặc bạn cũng có thể dùng hành động mô tả từ ngữ…

5. Nói về những hành động của con

Mẹ nên tận dụng tất cả cơ hội để nói chuyện với con. Trước khi làm một hành động gì, bạn nên nói với bé về những gì sắp diễn ra. Đây là cách giúp bé liên kết hành động với âm thanh. Như lúc bế con đi tắm, mẹ có thể nói với con “Bây giờ mình đi tắm cho sạch nhé” hay như lúc thay tã cho con “Mẹ thay tã cho cục cưng nhé”.

6. Kể chuyện và hát

Chuyện cổ tích và những bài hát là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy con tập nói. Những câu chuyện giúp bé sử dụng từ ngữ và câu một cách tốt hơn, trong khi việc lặp đi lặp lại từ trong bài hát giúp bé ghi nhớ từ. Mỗi khi kể chuyện hoặc hát cho con nghe, mẹ nên kết hợp với những động tác dễ thương, ngộ nghĩnh để làm bé thích thú hơn.

[inline_article id=3064]

7. Dạy bé tập nói: Hiệu quả của những trò chơi

“Đây là cái gì” là trò chơi phù hợp cho những nhóc nhỏ đang trong quá trình nhận biết và gọi tên đồ vật. Mẹ cũng có thể hỏi bé về màu sắc hoặc hình dáng của món đồ chơi này. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử trò phức tạp hơn như “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Bạn kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống và hỏi bé xem chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo trong câu chuyện.

3 cách dạy bé tập nói với trẻ tập đi và mẫu giáo

1. Dạy bé tập nói: Kể lại những gì xảy ra trong ngày

Với một đứa bé mới biết đi, mỗi ngày là một cuộc phiêu lưu. Chuyện bé theo bà đi chợ mua táo, theo anh đi ra công viên, hay bé ngồi xem chị giúp việc phơi quần áo đều có thể là đề tài thú vị.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ba mẹ nên dành thời gian hỏi chuyện về những việc xảy ra trong ngày. Nếu bé chỉ mới nói được từ đơn hoặc từ đôi, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi cụ thể. Chẳng hạn bé nói rằng bé đã đến khu trò chơi ở công viên, bạn có thể biết thêm chi tiết bằng cách hỏi những câu như: “Ai đưa con ra đó? Con chơi với ai? Con thích nhất trò chơi nào?”. Chú ý chọn các câu hỏi để bé trả lời càng nhiều từ càng tốt. Cách này đặc biệt có ích với các bậc phụ huynh gửi con ở nhà trẻ vì không chỉ dạy bé tập nói mà ba mẹ còn có thể biết được các hoạt động ở lớp của con.

Dạy bé tập nói: 3 cách đơn giản
Khi dạy bé tập nói, ba mẹ nên tạo không khí vui vẻ, đừng nên đặt yêu cầu quá cao với bé

2. Dạy bé tập nói: Tạm ngừng khi kể chuyện

Sau khi đã kể cho bé nghe chuyện Rùa và thỏ đến lần thứ 100, bạn sẽ không quá ngạc nhiên khi biết bé đã thuộc lòng câu chuyện. Đây là lúc cho bé cơ hội tỏa sáng đồng thời dạy bé tập nói bằng cách kể cho bé nghe một trong những câu chuyện mà bé thích nhất, rồi thỉnh thoảng tạm ngưng đọc để bé có thể “điền vào chỗ trống”.

Nếu cần, bạn có thể nhắc bé và yêu cầu bé lặp lại theo bạn. Mỗi lần kể chuyện, hãy ngừng ở những chỗ khác nhau để bé có thể luyện phát âm từ mới.

3. Nói chuyện qua điện thoại

Hầu hết các bé đều tỏ ra rất thích thú với điện thoại trước cả khi bé biết nói. Vì thế, đây là một vật dụng rất hay để “dụ” bé nói chuyện. Khi bạn bè hoặc người thân gọi điện đến thăm hỏi, bạn nên để bé cầm máy một lát vì lúc nói chuyện điện thoại, bé không thể sử dụng ngôn ngữ hình thể nên sẽ phải cố gắng để phát âm và nói. Khi bé bắt đầu tỏ ra bực bội vì không diễn đạt được ý mình với người bên kia đầu dây, bạn có thể giúp bé.

Nếu người đối thoại là người thân, bạn có thể nhờ người đó hỏi bé những câu đơn giản. Nếu bé không trả lời, bạn có thể dẫn dắt bé bằng những câu như: “Con có thể cho ngoại biết trưa nay con ăn gì hay không?” hoặc: “Con nói cho dì út biết là con rất thích cái váy dì út may cho được không?”…

Những điều cần tránh khi dạy bé tập nói

mẹ dạy bé tập nói

1. Lặp lại lỗi phát âm sai của bé

Khi các bé mới tập nói thường không thể tránh khỏi việc phát âm ngọng, sai nghe rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, nên có mẹ cố tình lặp lại theo cách nói của bé một cách thích thú. Tuy nhiên, việc làm này nếu kéo dài và thường xuyên, vô tình sẽ trở thành thói quen, khiến bé ngày càng nói ngọng hơn và việc sửa lỗi cho bé cũng khó khăn hơn. Vì vậy, bạn cần phải phát âm thật chuẩn xác khi dạy bé nói, kiên nhẫn nói đi nói lại từ đúng rồi để bé lặp lại.

2. Trợ giúp bé quá nhanh

Chỉ cần thấy bé lấy tay chỉ bình nước là ngay lập tức bạn lấy nước cho bé uống. Việc đoán biết đúng ý muốn của con khiến các bà mẹ cảm thấy rất vui. Tuy nhiên, việc này đã tước mất cơ hội tập nói của bé, dễ khiến bé lười suy nghĩ và không chịu tìm cách biểu đạt mong muốn của mình bằng lời nói. Đây là những lỗi phổ biến của nhiều bậc cha mẹ.

Để tránh và khắc phục lỗi này, thay vì phản xạ nhanh trước những nhu cầu của bé, bạn hãy tìm cách khích lệ, động viên bé phát ra âm thanh, và dùng ngôn ngữ thể hiện mong muốn của mình.

3. Dạy bé nói từ “người lớn”

Nhiều gia đình, cả ba mẹ và ông bà đều không ý thức được việc nên chọn lựa từ ngữ mà cứ vô tư dạy bé những từ không hay, vì cho rằng về sau có thể uốn nắn lại cũng không sao. Khi thấy bé nói được những từ “người lớn” một cách ngộ nghĩnh, các bậc phụ huynh không thấy khó chịu mà còn vô cùng thích thú.

Thực chất những tiếng nói đầu đời rất ý nghĩa với con trẻ, là cột mốc đầu tiên cho những câu nói khác để mở rộng kỹ năng giao tiếp xã hội, mọi từ ngữ bé học được đều được vận dụng và khó sửa đổi về sau. Vì vậy, bạn và mọi thành viên trong gia đình không nên vì quá hào hứng mà dạy bé nói một cách vô tội vạ, nên có sự chọn lọc từ ngữ để dạy khi bé mới tập nói.

4. Dạy bé… trả treo

Có nhiều cha mẹ cố tình nói sai để tập cho bé cãi lại, vì nghĩ rằng như vậy là bé thông minh, khôn khéo. Tuy nhiên, khi “trả treo” trở thành thói quen sẽ ảnh hưởng xấu đến sự giao tiếp của bé về sau.

Ở giai đoạn dưới 3 tuổi, nhận thức của bé còn chưa phát triển, ngôn ngữ của bé chỉ đơn giản là bắt chước người lớn, chứ chưa hề hiểu hết ý nghĩa của lời nói. Vì vậy, bạn nên chú ý cách cư xử, giao tiếp của mình để con học được những điều hay, đẹp. Những từ ngữ không hay khi qua miệng con trẻ bi bô dù nghe dễ thương thế nào thì cũng cần chấn chỉnh, vì bạn không thể biết con có thể vận dụng thường xuyên và nhớ dai thế nào, để lâu về sau muốn sửa cũng không dễ.

5. Giải thích không thống nhất

Ở tuổi tập nói, các bé rất tò mò, thường hay hỏi, nhiều khi những câu hỏi rất ngu ngơ và chi tiết làm người lớn khó chịu. Ba mẹ khi này cũng hay nghĩ con còn nhỏ nên chỉ giải thích qua loa. Tuy nhiên, nếu vấn đề không quá phức tạp, bạn nên dành thời gian giải thích một cách dễ hiểu nhất cho con và tuyệt đối tránh việc mẹ nói thế này, ba lại nói thế khác, bởi điều đó rất dễ làm mất lòng tin ở con trẻ.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

50+ bài đồng dao cho bé mầm non tập nói nhanh, nhạy bén với ngôn ngữ

Để tiếp nối và gìn giữ văn hóa đó, Marrybaby chia sẻ cho cha mẹ các bài đồng dao cho bé hay và đầy tính tuổi thơ ở Việt Nam. Qua đó, cha mẹ cũng có thể hát cho con nghe, hoặc tập cho con hát theo để phát triển ngôn ngữ. 

1. Đồng dao cho bé là gì?

Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam dùng để hát khi đi làm đồng, làm ruộng.

Đồng dao bao gồm nhiều thể loại như: bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi dân gian, hát ru,… Ở Việt Nam, đồng dao thường gặp nhất là các những câu hát gắn liền với các trò chơi dân gian. Và những trò chơi này thường khá giống nhau ở các vùng miền, nhưng có một chút khác biệt tại mỗi địa phương.

2. Tổng hợp các bài đồng dao hay dành cho bé

2.1 Các bài đồng dao cho bé dễ hát – Từ bài 1 đến bài 10

Các bài đồng dao cho trẻ mầm non dễ hát
Các bài đồng dao cho bé và trẻ mầm non dễ hát

1. Kéo Cưa Lừa Xẻ

Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.

2. Cái Bống

Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.

3. Những bài đồng dao hay cho bé không thể thiếu “Thằng Bờm”

Những bài đồng dao hay cho bé phải kể đến "Thằng Bờm"

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

4. Bắc Kim Thang

Bắc kim thang: cà, lang, bí rợ,…
Cột qua kèo là kèo ba cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi: Tò tí te! Tò te.

5. Chim Ri Là Dì Sáo Sậu

Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác bồ nông
Bồ nông là ông sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim ri
Chim ri là…

6. Bồ Các Là Bác Chim Ri

Bài đồng dao cho bé mầm non
Bài đồng dao cho bé mầm non: Bồ Các Là Bác Chim Ri

Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri.

7. Tay Đẹp

Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Ba tay đẹp
Tay dệt vải
Tay vãi rau
Tay buông câu
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông
Tay cạo lông
Tay mổ lợn
Tay bắt vượn
Tay bắt voi
Tay bẻ roi
Tay đánh hổ.

8. Nu Na Nu Nống

Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.

9. Con Kiến Mà Leo Cành Đa

Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra.

10. Con Mèo Mà Trèo Cây Cau

Bài ca con mèo mà trèo cây cau
Bài ca con mèo mà trèo cây cau

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.

>> Xem thêm: 20 truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa cho bé 

2.2 Các bài đồng dao cho bé và trẻ mầm non – Từ bài 11 – 20

11. Mười Ngón Tay

Mười ngón tay
Ngón đi cày
Ngón tát nước
Ngón cầm lược
Ngón chải đầu
Ngón đi trâu
Ngón đi cấy
Ngón cầm bay
Ngón đánh cờ
Ngón chèo đò
Ngón giữ biển
Tôi ngồi đếm
Mười ngón tay.

12. Hai Bàn Tay

Tay này có
Tay này không
Xòe tay này
Xòe tay nọ.
Tay này có
Tay này không
Tay có bông
Dâng tặng mẹ.

13. Thơ đồng dao cho bé tập nói: Ù À Ù Ập

Ù à ù ập
Bắt chập lá tre
Bắt đè lá uống
Bắt cuống lên hoa
Bắt gà mổ thóc
Bắt học học cho thông
Cày đồng cho sớm
Nuôi lợn cho chăm
Nuôi tằm cho rỗi
Dệt cửi cho mau
Nuôi trâu cho mập
Ù à ù ập.

14. Ai Làm Gì Đó

Khù khà khù khò
Ai làm gì đó?
A ! Là chú chó
Đang ngủ khò khò
Cút ca cút kít
Ai làm gì đó?
A! Là chuột chít
Dùng răng cắn gỗ
Hí hí ha ha
Ai làm gì đó?
A ! Ra là bé
Đang cười rất to.

15. Con Chim Se Sẻ

Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó ăn lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ở láng giềng gần
Đuổi con chim sẻ.

16. Con Vỏi Con Voi 

Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi.

17. Dung Dăng Dung Dẻ

Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.

18. Các Loài Kiến

Kiến mẹ kiến con
Kiến ở trên non
Là con kiến nhót
Hay đi lót nhót
Là con kiến hôi
Chân vướng nhọ nồi
Là con kiến nhện
Vừa đi vừa liệng
Là con kiến bay…

19. Nhong Nhong Nhong

Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong…

20. Nói Ngược

Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẻo dai
Hòn xôi rắn chắc
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Đàn ông to vú
Đàn bà rậm râu
Hay cắn là trâu
Hay cày là chó.

2.3 Các bài đồng dao cho bé dễ nhớ – Từ bài 21 – 30

Bài đồng dao bịt mắt bắt dê
Bài đồng dao cho bé – Bài đồng dao và trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê

21. Tập Tầm Vông

Tập tầm vông, tay không tay có?
Tập tầm vó, tay có tay không?
Tay nào không? Tay nào có?
Tay nào có? Tay nào không?

22. Bê Vàng

Bê là bê vàng
Bê đứng rền ràng
Bê đi với mẹ
Bê chạy xuống bể
Bê chạy lên ngàn
Mà cọp mang
Mà sấu nuốt
Đi tìm nơi cỏ tốt
Bê gặm cho ngon
Bê là bê con
Bê là bê vàng.

23. Bí Ngô Là Cô Đậu Nành

Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang họ hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là….

24. Bịt Mắt Bắt Dê

Những bài đồng dao hay cho bé: Bịt mắt bắt dê
Những bài đồng dao hay cho bé: Bịt mắt bắt dê

Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú.

25. Các Loài Cá

Cá biển cá bầy
Ăn ngày hai bữa
Là con cá cơm
Nhọn mồm nhọn mũi
Là con chào rao
Nhận hủ nhận vò
Là con cá nhét
Nở ra đỏ chẹt
Là con các khoai
Đi ăn trộm hoài
Là con cá nhám
Khệnh khệnh khạng khạng
Là con cá căn
Già rụng hết răng
Là con cá móm
Bò đi lọm khọm
Là con cá bò
Ăn chẳng biết no
Là con cá hốc.

26. Cam Quýt Mít Hồng

Cây cam, cây quýt
Cây mít, cây hồng
Ta trồng ta ăn
Ta cùng lo liệu
Ai trồng thiếu
Xin trồng thêm.

27. Bài đồng dao cho bé: Chú Nghé Con 

Bài đồng dao hay nhất cho bé: Chú nghé con

Nghé ạ, nghé ơ…
Nghe như ổi chín
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
Như lược chảy đầu
Lông trơn như dầu
Chân trước chân sau
Đủng đa đủng đỉnh
Má đầy núng nính
Nghé đẹp, nghé yêu…

>> Xem thêm: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

28. Lộn Cầu Vồng

Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô  mười bảy
Có chị mười hai
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.

29. Thích Ăn Quả Gì?

Mít vàng, cam đỏ
Hồng chín, quýt xanh
Bốn anh đều lành
Thích ăn quả gì?
Quýt bé con con
Cam tròn ung ủng
Mít bằng cái thúng
Hồng đỏ hồng ngâm
Thích ăn quả gì?

30. Chú Ngỗng Con

Ngỗng ta không chịu học
Lai khoe biết chữ rồi
Khi bị đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng là xuôi
Cứ giả vờ đọc nhẩm
Làm Vịt con tức cười!
Vịt con khuyên một hồi
Ngỗng ngỗng ơi! Học! Học!…
Ngỗng ngỗng ơi! Học thôi!

>> Xem thêm: Lời cảm ơn thầy cô giáo ngắn gọn, đầy ý nghĩa!

2.4 Các bài đồng dao cho bé ở mọi lứa tuổi – Từ bài 31 – 40

Các bài đồng dao cho bé ở mọi lứa tuổi
Các bài đồng dao cho bé ở mọi lứa tuổi

31. Thả Đỉa Ba Ba

Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối đổ tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu.

32. Các Loài Chim

Sáo đen là em sáo đá
Sáo đá là má bồ nông
Bồ nông là ông ác là
Ác là là bà tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim xanh
Chim xanh là là anh cò bợ
Cò bợ là vợ thằng Ngô
Thằng Ngô là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Đánh trống thổi kèn đua ma sáo sậu.

33. Trốn Tìm

Mít mật mít dai
Mười hai thứ mít
Vào làng ăn thịt
Ra làng ăn xôi
Chú chẳng nghe tôi
Tôi bịt mắt chú
Ẩn đâu cho kín
Bao giờ lúa chín thì về.

34. Gà Và Vịt

Mỏ gà thời tròn
Mỏ vịt thời dẹt
Vịt kêu cạc cạc
Gà gáy le te
Ai thời thích nghe
Ai ngủ thời chớ.

35. Lúa Ngô

Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành.

36. Kì Đà

Kì đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kì nhông
Kì nhông là ông kì đà
Kì đà là cha cắc ké.

37. Đồng dao cho bé tập nói: Ông Sao

Đèn ông sao sáng

Ông sảo ông sao
Ông vào cửa sổ
Ông ở với tôi
Ông ngồi lên chiếu
Tôi biếu củ khoai
Ông nhai nhóp nhép
Cái tôm cái tép
Ông ghép với rau
Ăn mau chóng lớn
Ông ngồi dậy
Ông về trời.

38. Rạng Đông

Sao hôm lấp lánh
Sao mai lấp lánh
Cuốc đã sang canh
Gà kia gáy rúc
Chích chòe lìa tổ
Trời đã rạng đông.

39. Xâu Chỉ

Tịch tịch tang tang
Bắt con kiến vàng
Buộc chỉ ngang lưng
Cho vào cái ống
Một bên lấy giấy mà bưng
Một bên bôi mỡ kiến mừng kiến sang.

40. Đếm Sao

Từ trong nhà, bước ra ngoài sân
Dần dần ra ngõ.
Tỏ mặt xuống ao,
Trông áo lắm cá,
Thiên hạ lắm người,
Đố ai đếm được
Từ một ông sao sáng,
Đến mười ông sáng sao
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Ba ông sao sáng
Bốn ông sáng sao
Năm ông sao sáng
Sáu ông sáng sao
Bảy ông sao sáng
Tám ông sáng sao
Chín ông sao sáng
Mười ông sáng sao.

2.5 Các bài đồng dao cho bé về con vật – Từ bài 41 – 50

chi chi chành chành
Bài đồng dao cho bé – Chi chi chành chành

41. Bài đồng dao cho bé tập nói: Chú Ếch

Ếch tài, ếch giỏi
Ếch nói, ếch cười
Hễ anh nào lười
Phải về giải bét
Anh nào nhảy đẹp
Anh nào nhảy cao
Nhảy qua hàng rào
Chiến ngay giải nhất.

42. Hạt Mưa Hạt Thóc

Hạt mưa hạt thóc
Tôi ở trên cao
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hóa tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Qua các làng xã
Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt thóc.

43. Nghé Bầu Nghé Bạn

Nghé bầu nghé bạn
Trâu cày ruộng cạn
Mẹ cày ruộng sâu
Lúa tốt bằng đầu
Cò bay thẳng cánh
Một sào năm gánh
Một mẫu năm trăm
Một bông lúa chăm
Một trăm hạt thóc
Hạt bằng đấu bảy
Hạt bằng đấu ba
Hạt bằng trứng gà
Hạt bằng trứng vịt
Hạt bằng trái mít
Hạt bằng bình vôi
Hạt nào vỡ đôi
Bằng nồi gánh nước
Nghé ơi….

44. Vè Các Loài Rau

Bài vè về các loại rau

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè các rau
Thứ ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng không chánh
Vốn thiệt rau lang
Đất ruộng bò ngang
Là rau muống biển
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh
Ăn hơi tanh tanh
Là rau dấp cá
Có cha có mẹ
Rau má mọc bờ
Thò tay sợ dơ
Nó là rau nhớt
Rau cay như ớt
Vốn thiệt rau răm
Sống trước ngàn năm
Là rau vạn thọ
Tánh hay sợ nợ
Vốn thiệt rau co
Làng hiếp chẳng cho
Nó là rau húng
Lên chùa mà cúng
Vốn thiệt hành hương
Giục ngựa buông cương
Là rau mã đề.

>> Đọc thêm: 7 hoạt động giúp gắn kết gia đình và vun đắp yêu thương

45. Thế Giới Loài Vật

Con cua có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cài vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng Nam, Bắc, Đông, Tây tỏ tường.

46. Chi Chi Chành Chành

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngủ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.

47. Đồng dao cho bé: Bà Còng Đi Chợ Trời Mưa

Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.

48. Đồng Dao cho bé về củ Su hào

Ngồi chơi trên đất
Là củ su hào
Tập bơi dưới ao
Đen sì củ ấu
Không cần phải nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi riềng, sả
Củ lạc đến lạ
Có hạt uống bia
Như mũi chú hề
Là củ cà rốt…
Cùng nhau học tốt
Tất cả hiểu bài
Chẳng có một ai
Mang đầu… củ chuối!

>> Xem thêm: 13 truyện cổ tích cho bé 3-4 tuổi và trẻ mầm non sâu sắc và ý nghĩa

49. Đồng dao cho bé – Thương Con Ba Ba

Thương con ba ba
Đội nhà đi trốn
Gặp cơn nước cuốn
Trôi tuột ra khơi
Gặp lúc tối trời
Đội nhà đi dạo.

50. Bài đồng dao cho bé – Làng Chim

Hay chạy lon ton
Là gà mái nở
Cái mặt hay đỏ
Là con gà mào
Hay bơi dưới ao
Mẹ con nhà vịt
Hay la hay hét
Là con bồ chao
Hay bay hay nhào
Mẹ con bói cá
Tiếng con chim ri
Gọi dì gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu gọi cô
Tiếng con cồ cồ
Gọi cô gọi chú
Tiếng con tu hú
Gọi chú gọi dì
Mau mau thức dậy
Mà đi ra đồng…

>> Xem thêm: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

Có thể thấy các bài đồng dao cho bé ở trên có thể rất quen thuộc đối với cha mẹ. Nếu thấy thú vị, cha mẹ có thể tập cho hát để cùng ba mẹ ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập bơi: Mấy tuổi là an toàn?

Tận mắt chứng kiến những bé sơ sinh nhỏ xíu quẫy đạp rất điệu nghệ trong làn nước, chắc hẳn không ít mẹ thấy rùng mình. Tuy sợ hãi, nhưng mẹ cũng khá tò mò phương pháp dạy bé tập bơi khi còn trong lứa tuổi sơ sinh.

dạy bé tập bơi
Mẹ có thể cho bé tập bơi từ sớm nhưng điều kiện cần và đủ lại rất nhiều

Trong danh sách những nguyên nhân hằng đầu khiến trẻ sơ sinh tử vong, chết đuối và ngạt nước nằm trong top đầu, đặc biệt đối với trẻ từ 1-4 tuổi. Thông thường, tại các lớp nhận dạy học bơi cho trẻ em, trẻ dưới 4 tuổi chắc chắn sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe.

[inline_article id = 65736]

Tuy nhiên, thực tế, bé đã có thể tập bơi từ lúc 1 tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy quá trình bơi lội không gây hại cho trẻ và còn có thể giúp giảm nguy cơ chết đuối ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, lại chưa có kết luận nào đồng tình rằng các bậc phụ huynh có thể tự do, thoải mái dạy bé tập bơi. Tính an toàn và hiệu quả là chưa được chứng minh.

Ở Việt Nam, hiện vẫn còn khá hiếm những khóa học chính quy dành cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu muốn con yêu tiếp xúc với nước từ sớm, ba mẹ nên trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản và cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho bé. Tham khảo một số lời khuyên sau nếu bạn đang có ý định cho bé đi bơi:

-Cả ba lẫn mẹ nên tham gia khóa học bơi cơ bản.

-Trẻ 3 tuổi đã có thể tham gia lớp học bơi, nhưng nên nhận được sự gửi gắm với huấn luyện viên dạy bơi, tốt nhất ba mẹ nên ở cạnh lúc con học để bảo đảm an toàn.

-Khi cho bé tiếp xúc với nước hồ bơi lần đầu, không vội vàng, từ từ và kiên nhẫn để tránh tạo cảm giác sợ hãi cho trẻ.

-Trẻ còn quá nhỏ nên dùng phao đỡ cổ, tránh dùng phao để ngang bụng, vì như thế rất nguy hiểm.

-Dù chỉ cho trẻ bơi trong bồn tắm nhỏ, ba mẹ cũng nên quan sát liên tục, không một phút lơ là, bởi tai nạn ngạt nước có thể sẽ xảy ra.

-Giữa trẻ sơ sinh và trẻ tập đi bơi trong phạm vi hai cánh tay của bạn.

-Ba mẹ nên học cả những phương pháp sơ cấp cứu căn bản.

Đăng ký học bơi cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên tại TP. HCM: Học viện bơi Baby Fish, trung tâm đầu tiên và duy nhất theo đuổi phương pháp dạy bơi phòng chống chết đuối của tổ chức Infant Aquatics tại Việt Nam.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tận dụng công nghệ thông minh, dạy bé học chữ!

Dạy bé học chữ
Mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những chương trình dạy bé học chữ cái

1/ Dùng các phần mềm ứng dụng

Điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử như máy tính bảng đang dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy một nhóc 3-4 tuổi cầm máy tính bảng chơi đùa. Thậm chí, đối với nhiều nhà, việc cho bé sử dụng điện thoại hay các thiết bị thông minh đã trở nên quá đỗi bình thường. Vậy sao mẹ không tận dụng những thiết bị này để dạy bé học chữ?

Có hàng ngàn những ứng dụng có thể giúp mẹ dạy bé học chữ cái. Chỉ cần mất một chút thời gian, thậm chí bạn có thể tìm ra những phần mềm chuyên dụng dành để dạy trẻ về bảng chữ cái. Chọn những ứng dụng được đánh giá tốt, tải về và bạn đã có thể bắt đầu buổi học nhỏ của mình.

[inline_article id=50248]

2/ Chương trình trực tuyến

Nếu cảm thấy không hài lòng với những ứng dụng trên điện thoại, mẹ có thể “chuyển hướng” sang những chương trình trực tuyến dạy về bảng chữ cái. Chỉ với một từ khóa đơn giản “bảng chữ cái tiếng việt” trên kênh Youtube, mẹ có thể tìm thấy hơn 15.000 video dạy bảng chữ cái, từ đơn giản đến phức tạp. Xem video, trẻ không chỉ được học về hình dáng chữ mà còn được dạy về âm vị. Ngoài ra, những video này thông thường sẽ đi kèm những bài nhạc vui nhộn, giúp bé thêm hào hứng với việc học.

[inline_article id=167]

3/ Sách điện tử

Sách điện tử là một trong những bước tiến mới, giúp ích rất nhiều cho việc học của bé. Không còn là những bài học khô khan bên những trang giấy, sách điện tử không chỉ giúp bé hào hứng trong việc học và bố mẹ cũng có thể dễ dàng tham gia.

Được người tiêu dùng đánh giá cao, sách điện tử giúp bé cưng chủ động hơn trong việc học. Đồng thời, những hình ảnh minh họa sinh động đầy màu sắc và âm thanh cũng giúp bé tiếp thu tốt hơn. Ngoài ra, sách điện tử nhỏ, gọn, phù hợp để mang đi khắp nơi.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby