Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con chuẩn không cần chỉnh

MarryBaby biết rằng việc chọn trường mầm non cho con là một chuyện không hề dễ dàng. Để chọn được một ngôi trường ưng ý, ba mẹ phải bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu rất nhiều trường. MarryBaby xin mách nhỏ 10 tiêu chuẩn chọn trường mầm non cho con; để con học được một ngôi trường giúp con phát triển và trở nên giỏi giang hơn bao giờ hết.

1. Cách chọn trường mầm non có cơ sở vật chất tốt và vị trí thuận tiện cho con

Chọn trường mầm non cho con

1.1 Vị trí thuận tiện nhất

Vị trí của trường mầm non là tiêu chí đầu tiên mà các bậc cha mẹ cần quan tâm. Bởi vì, điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt trong mỗi gia đình. Gia đình có ba mẹ đi làm ở công ty thì sẽ có cách chọn trường khác với người làm tại nhà.

  • Nếu cha mẹ đều làm ở công ty: Hãy chọn trường thuận tiện trên cung đường đi làm.
  • Nếu cha hoặc mẹ làm tại gia: Hãy chọn trường gần nhà nhất có thể.

Một tiêu chí chọn vị trí trường mầm non cho con đó là gần bệnh viện. Vì nếu có vấn đề sức khỏe gì khi đi học thì sẽ thuận tiện để cấp cứu cho con.

1.2 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất cũng là một trong các cách chọn trường mầm non cho con mà ba mẹ nên lưu tâm. Theo đó, cha mẹ nên xem xét:

  • Cách bố trí phòng học, bàn ghế ngồi cho bé gọn gàng, ngăn nắp. Đặc biệt là kích thước bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ.
  • Nhà ăn, chỗ ăn trưa và nghỉ trưa sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là căn bếp cần phải sạch.
  • Khu vui chơi cho các bé rộng rãi, đa dạng các trò chơi khác nhau và an toàn.
  • Nhà vệ sinh sạch sẽ, gần lớp học và có đầy đủ giấy, khăn lâu.

1.3 An ninh của trường

Chính sách an ninh của trường cũng là một tiêu chí chọn trường mầm non cho con quan trọng. Có hai yếu tố cha mẹ cần cân nhắc (1) hàng rào bảo vệ xung quanh trường; và (2) phòng y tế.

  • Hàng rào bảo vệ của trường có chắc chắn; và trường có bảo vệ, bảo mẫu đầy đủ để phòng trường hợp trẻ rời khỏi khuôn viên trường học hoặc người lạ có thể lẻn vào trường.
  • Phòng y tế sạch sẽ giúp sơ cứu nhanh nhất khi trẻ chẳng may bị thương trong lúc vui chơi. Nếu sơ cứu kịp thời thì sự an toàn sức khỏe của trẻ cũng tránh gặp nguy hiểm.

1.4 Chọn trường mầm non có chi phí hợp lý cho con

Cách chọn trường mầm non cho con

Bên cạnh tiêu chí vị trí trường học và giờ giấc học; thì mức học phí cũng là cách chọn trường cho con cha mẹ cần xem xét.

  • Khi bắt đầu chọn trường mầm non cho con; cha mẹ cần lập một bảng ngân sách thật chi tiết và cụ thể.
  • Sau đó, cha mẹ hãy cân nhắc mức học phí của ngôi trường đó có phù hợp với khả năng của gia đình không.

Nếu cha mẹ bỏ qua khoản này có thể cha mẹ phải khiến trẻ nghỉ học giữa chừng với những khoản thu vượt quá ngân sách của gia đình. Ngoài ra với việc phân tích này; cha mẹ có thể so sánh được vấn đề học phí có xứng đáng với những gì mà trẻ nhận được khi đến trường.

[key-takeaways title=””]

Mức học phí giữa trường công lập và dân lập sẽ có một khoảng chênh lệch rất lớn. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn trường mầm non cho con.

[/key-takeaways]

2. Cách chọn trường mầm non giúp cho con học tập tốt

Giáo dục trẻ tốt

2.1 Cân nhắc thời gian dạy học của trường

Thời gian dạy học của trường cũng là một trong những cách chọn trường mầm non cho con cần lưu ý. Mỗi trường mầm non đều có một thời khóa biểu dạy học cho trẻ.

Cha mẹ có thể xin tham khảo thời khóa biểu này bao gồm:

  • Thời gian vào học.
  • Thời gian ra về.
  • Thời gian nghỉ ngơi.

Nếu phụ huynh thường xuyên phải tăng ca thì nên tìm hiểu thêm trường có nhận thêm giờ giữ trẻ hay không.

Ngoài ra, đa số các trường mầm non chỉ có lịch học từ thứ 2 đến thứ 6. Với những cha mẹ phải đi làm thêm ngày thứ 7 thì cần hỏi thử trường có nhận trẻ không. Hoặc cha mẹ có thể chọn trường mầm non cho con có học thêm ngày thứ 7.

[key-takeaways title=”Kinh nghiệm xem thời gian dạy học khi chọn trường mẫu giáo”]

Đặc biệt, thời gian học và chơi khoa học rất cần thiết với sự phát triển của trẻ. Ba mẹ hãy chọn một trường mẫu giáo có chương trình học phù hợp với nhu cầu vận động, khám phá và thực hành của trẻ.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

2.2 Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, thân thiện và yêu trẻ con

Chọn đội ngũ giáo viên mầm non cho con

Giáo viên và bảo mẫu sẽ là những người sẽ trực tiếp chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại trường. Vì thế họ sẽ có nhiều ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Khi chọn ngôi trường, ba mẹ có thể cân nhắc chọn trường sở hữu các giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Với những phụ huynh có mong muốn phát huy sự sáng tạo của con mình. Thì nên nói chuyện với giáo viên và quan sát phương pháp giáo dục của họ. Một môi trường giáo dục có các giáo viên nhiệt tình, yêu trẻ và sáng tạo sẽ giúp trẻ cảm thấy yêu thích đến trường hơn.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ cũng có thể hỏi thăm nhà trường có thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn giúp nâng cao kỹ năng của giáo viên hay không. Điều này sẽ giúp gia đình hiểu hơn về trình độ của các giáo viên của trường.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ đi học sớm không? Những điều mẹ nên biết

2.3 Phương pháp giảng dạy khoa học

Phương pháp giáo dục cũng là tiêu chí chọn trường mầm non cho con rất quan trọng. Điều này sẽ giúp tác động tích cực đến kết quả cả đời của trẻ. Vì vậy, cách chọn trường cho con là cha mẹ nên nghiên cứu cách trường mẫu giáo áp dụng các phương pháp giáo dục nào: Phương pháp Montessori hay Reggio Emilia hay Steiner.

Một ngôi trường mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho trẻ em một hành trình học tập suốt đời. Chương trình giảng dạy nên tập trung vào sự phát triển toàn diện của trẻ chứ không chỉ là sự xuất sắc trong học tập.

[key-takeaways title=”Những câu hỏi để cha mẹ hiểu về phương pháp giáo dục”]

  • Giáo viên có dành thời gian giúp trẻ giao tiếp để giải quyết vấn đề hay không?
  • Giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp với tính cách của trẻ hay không?
  • Trường mẫu giáo sẽ hỗ trợ sự phát triển tình cảm và xã hội của bé như thế nào?
  • Giáo viên khuyến khích trẻ phát triển các kỹ năng đọc viết, đánh vầnhọc toán sớm ra sao?

[/key-takeaways]

[inline_article id=226509]

2.4 Hoạt động ngoại khóa thú vị là bí quyết chọn trường mầm non cho con

Các hoạt động ngoại khóa thú vị
Cách chọn trường mầm non cho con – Chú ý đến các hoạt động ngoại khóa

Ở cấp mẫu giáo, thời gian chơi khoa học rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tốt nhất, trẻ nên có ít nhất 1 giờ chơi tự do nhưng vẫn được giám sát bởi các giáo viên. Vì vậy, các hoạt động ngoại khóa cũng nên được đưa vào những tiêu chuẩn chọn trường mầm non cho con.

Khi tìm hiểu các trường, cha mẹ sẽ thấy có nhiều trường hiện nay có tổ chức các chương trình thể thao và hoạt động ngoài giờ bé yêu thích. Điều này có thể giúp nâng cao trải nghiệm học tập của trẻ.

Hoặc trường có các giờ ngoại khóa để nuôi dưỡng tài năng của trẻ cũng là một điểm cộng lớn.

[key-takeaways title=”Cha mẹ có thể xem thử các hoạt động ngoại khóa của trường mẫu giáo”]

  • Bơi lội.
  • Ngoại ngữ.
  • Học võ thuật.
  • Lớp mỹ thuật.
  • Chơi thể thao.
  • Lớp học âm nhạc.
  • Các chuyến dã ngoại.
  • Học nhảy hoặc học múa.
  • Các sự kiện/hoạt động ngoài trời.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

[inline_article id=3061]

2.5 Tiêu chí chọn trường mầm non cho con dựa trên thực đơn hàng ngày

Dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi chọn trường mầm non cho con, cha mẹ cần tham khảo thêm về thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trường. Việc xây dựng thực đơn cho bữa chính đến bữa phụ cha mẹ cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

3. Tham khảo đánh giá của các phụ huynh khác

Cách chọn trường mầm non cho con cuối cùng là tham khảo ý kiến của các phụ huynh khác có con đang hoặc đã học tại trường. Bạn bè, hàng xóm và người thân trong gia đình, đồng nghiệp… là những đối tượng có thể giúp ích cho cha mẹ rất nhiều.

Các phụ huynh sẽ chia sẻ những ý kiến về những tiêu chí chọn trường mầm non cho con phía trên một cách chân thật nhất. Bên cạnh đó, các website, hội nhóm, diễn đàn hay mạng xã hội của trường mẫu giáo, v.v. cũng là nơi để cha mẹ tìm hiểu đánh giá của phụ huynh.

Qua đó, cha mẹ có thể tìm hiểu ngôi trường mẫu giáo một cách thực nhất.

[inline_article id=294463]

Một ngôi trường mẫu giáo phù hợp nhất là phù hợp với sự phát triển của trẻ và ngân sách của gia đình. Với những cách chọn trường mầm mon cho con của MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho quý phụ huynh. Chúc gia đình sẽ tìm được một ngôi trường mẫu giáo ưng ý nhất!

Categories
Hạt giống tâm hồn Nuôi dạy con

100+ lời chúc trung thu cho các bé hay, ý nghĩa và ngắn gọn năm 2023

Bên cạnh những món được kể trên, các bé nhỏ cũng thích được nhận những lời chúc Trung Thu từ cha mẹ, thầy cô nữa đấy. Vì vậy, hãy bỏ túi những lời chúc trung thu ý nghĩa cho các bé ở bên dưới, để trẻ có thể tận hưởng một mùa trung thu vui vẻ và hạnh phúc nhé!

1. Lời chúc Trung Thu cha mẹ dành cho các bé

1. Cha mẹ chúc con trai, con gái yêu có một đêm Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của chúng ta. Chúc các con luôn mạnh khỏe, đáng yêu và học giỏi nhé!

2. Nhân ngày Tết Trung thu ba mẹ chúc con mau ăn, chóng lớn và luôn vâng lời nhé! Con trai/con gái là niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ, yêu các con nhiều.

3. Con yêu, nhân dịp trung thu bố mẹ chúc con luôn ngoan, ăn thật nhiều, chóng lớn và luôn mỉm cười con nhé. Con luôn là niềm tự hào vô bờ bến của bố mẹ. Ngàn lần yêu và thương con”. Lời chúc thể hiện một tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ với bé, thật hay và cũng thật ý nghĩa để vun đắp tình cảm cho bé một cách tốt hơn. Bố mẹ cũng đừng quên tặng kèm cho bé một món quà ý nghĩa, hợp sở thích của bé nhé.

4. “Chúc con yêu có một ngày Trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé!” Đây là một lời chúc Trung thu đơn giản nhưng thực tế gửi cho các bé. Mẹ cũng có thể đọc cho con sự tích ngày lễ trung thu thay vì chúc bé.

5. Một mùa trung thu nữa đã đến! Ngay giờ phút ngắm nhìn con vui đùa cùng bạn bè, mẹ chỉ muốn hét lên rằng “Mẹ yêu con thật nhiều, yêu hơn tất cả những gì mẹ có”. Hãy luôn mỉm cười và hạnh phúc con nhé. Chúc con trung thu vui vẻ”. Một lời chúc trung thu cho các bé đầy tình cảm, để bé cảm nhận được rõ hơn tình thương yêu của cha mẹ dành cho mình.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi

lời chúc trung thu cho các bé
Các lời chúc trung thu đôi khi còn khiến cho các bé vui hơn nhận lồng đèn

6. Chúc con yêu có một ngày Trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé.

7. Nhân dịp Trung thu cha mẹ chúc con yêu luôn ngoan, ăn thật nhiều, chóng lớn và luôn mỉm cười con nhé. Bố mẹ muốn con biết một điều rằng, con luôn là niềm tự hào vô bờ bến của cha mẹ. Ngàn lần yêu và thương con.

8. Chúc con yêu Trung thu vui vẻ, ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc. Mẹ luôn yêu con.

9. Một mùa Trung thu nữa đã đến! Chỉ cần nhìn con vui đùa cùng bạn bè là mẹ cảm thấy hạnh phúc rồi. Hãy luôn mỉm cười và hạnh phúc con nhé. Chúc con Trung thu vui vẻ!

10. Nhân dịp Tết trung thu đã về, lời chúc của cha mẹ cho các con trai/ gái bé bỏng là: Chúc con trai, con gái yêu của cha mẹ luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn và học giỏi. Chúc các con sẽ thành công với những dự định sắp tới của mình. Cha mẹ luôn thương yêu các con. 

11. “Cuộc sống đôi lúc mệt mỏi, mẹ tưởng như không thể bước nổi, nhưng mẹ đã có một điểm tựa lớn lao là con. Mẹ chúc con một trung thu ý nghĩa.” Đây là lời chúc Trung thu dành cho những người mẹ mang đầy tâm tư gửi các bé. 

12. Con yêu, con luôn là niềm tự hào của cha mẹ, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Một mùa trung thu nữa đã đến, cha mẹ chúc con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô. Hãy luôn mạnh khỏe và mỉm cười thật tươi con nhé. Yêu con nhiều!

>> Mẹ có thể tham khảo: 10 cách làm bánh trung thu healthy đơn giản và ít calo cho bé và cả gia đình

lời chúc đêm trăng rằm cho trẻ
Lời chúc trung thu ngọt ngào cho các bé

2. Lời chúc Trung Thu cô giáo tặng các bé

1. Nhân dịp Trung thu, cô giáo chúc các con có một đêm hội trăng rằm thật vui vẻ, hạnh phúc. Chúc các con luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học thật giỏi và luôn vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo!

2. Trăng rằm Trung thu thật đẹp và trong trẻo giống các con của cô vậy. Cô chúc các con có một Tết Trung thu thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình, chúc các con nhận được nhiều quà tặng!

3. “Trung thu đã đến, chúc các bé luôn chăm ngoan, học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan hơn nữa nhé!” Một lời chúc Trung thu thật đơn giản nhưng chắc chắn sẽ khiến cho các bé thích đấy nhé.

4. Trung thu đã đến, cô muốn gửi lời chúc cho các trò bé nhỏ là hãy luôn chăm ngoan, học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan hơn nữa nhé!

5. Nhân dịp Tết trung thu, cô chúc các bé luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, học tập chăm chỉ và luôn là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

6. Trung thu đã đến rồi, cô chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và nhận được nhiều tình thương yêu của mọi người hơn nữa nhé!

7. “Chúc các có một Trung thu vui vẻ, đầm ấm bên gia đình bạn bè và nhận được thật nhiều quà.” Các bé, ai cũng thích quà, vậy nên câu chúc thực sự khiến cho các em có thể vui thích.

8. Nhân dịp Tết trung thu, chúc tất cả các bạn nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước luôn mỉm cười, yêu đời và sớm thực hiện được những ước mơ của mình nhé. 

>> Ngoài gửi lời chúc trung thu cho các bé, mẹ tham khảo 4 công thức làm bánh trung thu đơn giản cho con

cô giáo gửi lời chúc cho trẻ
Lời chúc trung thu cho các bé luôn chăm ngoan, học giỏi

4. Lời chúc Tết Trung thu cho bé gửi tặng cha mẹ

1. Con kính chúc cha mẹ trung thu tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, bởi đó là điều mà ba mong muốn nhất ở con. Mong rằng cha mẹ mãi mãi ở bên anh em con. Con yêu ba mẹ nhiều lắm.

2. Con kính chúc cha mẹ trung thu tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, bởi đó là điều mà ba mong muốn nhất ở con. Mong rằng cha mẹ mãi mãi ở bên anh em con. Con yêu ba mẹ nhiều lắm.

3. Trung thu đã về rồi, con kính chúc ba mẹ đón một cái tết trung thu vui vẻ, luôn khỏe mạnh và mãi ở bên chúng con. Cảm ơn ba mẹ vì đã tạo ra con trong cuộc đời này.

4. Nhân dịp trung thu, con kính chúc ba mẹ mãi luôn khỏe mạnh, mãi luôn hạnh phúc và con sẽ nhanh chóng trở về với ba mẹ, về với gia đình thân thương của mình.

5. Tình yêu mà bố mẹ dành cho con tựa núi Thái Sơn và không gì có thể sánh bằng. Chúc bố mẹ an vui và luôn mạnh khỏe. Con yêu bố mẹ nhất trên đời!

6. Mẹ ơi! Một trung thu nữa lại về rồi, lòng con nhớ thương mẹ vô cùng. Con nhớ cái tết trung thu ở quê mình ấm áp với mùi bánh nướng thơm nức, con nhớ tiếng trống lân, nhớ hình dáng của những chiếc lồng đèn của bọn trẻ con. Ước gì con được ở quê hương giờ này mẹ nhỉ!

7. Trung thu đến, con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Cảm ơn bố mẹ vì đã hi sinh cả cuộc đời vì con.

8. Con cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng con lên người, mong bố mẹ sống mạnh khỏe, hạnh phúc.

9. Tết Trung thu, con không về được, con chúc gia đình ta luôn mạnh khỏe, vui vẻ. Con yêu bố mẹ, gia đình ta nhiều.

10. Cám ơn Mẹ, người đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho tới ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, đôi mắt mẹ thâm quầng vì những đêm không ngủ, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng trong suốt bao năm qua. .Con chúc Mẹ một ngày trung thu thật vui vẻ và sống khỏe, con yêu Mẹ nhiều.

>> Xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

lời chúc trung thu cho bé
Lời chúc trung thu cho các bé dành tặng cha mẹ

5. Lời chúc mừng trung thu cho các bé hay và ý nghĩa nhất

1. Nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, gửi lời chúc cho các bé nhỏ có một mùa Trung thu đáng nhớ, những ước mơ sớm thành hiện thực, và hãy luôn mỉm cười thật tươi nhé.

2. Trung thu tới rồi, phá cỗ thôi nào… Chị Hằng và chú Cuội chúc các bé một Trung thu vui vẻ và nhận được thật nhiều quà.

3. Một mùa Trung thu nữa lại đến, tạm biệt mùa hè tiết trời đang dần mát dịu hơn cho đêm hội trăng rằm tháng 8 thêm sôi động, náo nhiệt. Chúc các bé thiếu nhi có nhiều sức khỏe, học giỏi, chăm ngoan, làm được thật nhiều việc tốt và mãi luôn là con ngoan trò giỏi – cháu ngoan bác Hồ.

4. Nhân dịp Tết Trung thu, lời chúc của MarryBaby cho các bé nhỏ là những ước mơ sớm thành hiện thực, trung thu đáng nhớ! Hãy luôn mỉm cười và yêu đời những mầm non tương lai của đất nước nhé.

5. Tết Trung thu đã về, gửi lời chúc tới tất cả các em nhỏ từ nông thôn tới thành thị, từ bé trai tới bé gái có một Trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương. Chúc các em nhận được thật thật nhiều quà và có những lời chúc ý nghĩa.

6. Nhân dịp Tết Trung thu, chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và nhận được nhiều tình yêu thương hơn nữa.

7. Trung thu đến rồi, chúc các bé ăn nhiều chóng lớn, chúc các bé luôn ngoan ngoãn học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan.

8. Chúc cho các bé có 1 tết trung thu thật vui vẻ và mọi điều ước sớm thành hiện thực nhé.

9. Tết trung thu đã đến rồi, một năm học mới với nhiều niềm vui cũng đến. Nhân dịp này, chúc tất cả bạn nhỏ luôn khỏe mạnh, đáng yêu, sớm đạt được những ước mơ và thành công trong học tập. Chúc các em trung thu vui vẻ. 

10. Tùng dinh dinh, tùng tùng dinh dinh… Tiếng pháo trung thu rộn rã náo nhiệt ngập tràn mọi nẻo đường, góc phố rồi. Chúc các bé thiếu nhi trung thu vui vẻ và được nhận thật nhiều quà cũng những lời chúc yêu thương nhé. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi để con sẵn sàng cho giai đoạn dậy thì

rằm trung thu
Lời chúc trung thu hay và ý nghĩa nhất cho các bé

[inline_article id=157978]

Bên trên là tuyển tập những lời chúc trung thu cho các bé hay và ý nghĩa nhất. Hy vọng với những lời chúc trung thu cho các bé này, cha mẹ, thầy cô và bé sẽ có được một mùa trung thu ấm áp nhé!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh Hạt giống tâm hồn

Phụ nữ sau sinh ăn bưởi được không và những lưu ý cần biết!

Trong bưởi có lượng lớn vitamin C, chất xơ, kali và các dưỡng chất khác cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, vitamin A,  đạm, sắt, kẽm, magie… Vậy công dụng của quả bưởi là gì và liệu mẹ sau sinh ăn bưởi được không? 

Sau sinh ăn bưởi được không?

Sau khi sinh từ 3-4 ngày, bạn đã có thể bổ sung trái cây vào thực đơn hàng ngày. Vậy sau sinh ăn bưởi được không? Hay bà đẻ ăn bưởi được không? Câu trả lời là, sau sinh bạn có thể bổ sung bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vì bưởi rất tốt cho sức khoẻ và có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,…

Ngoài ra, bạn nên chọn ăn bưởi ngọt thay vì bưởi chua trong giai đoạn cho con bú. Bởi vì, bưởi chua có thể gây ảnh hưởng xấu đến bao tử và vị sữa mẹ. Bạn có thể chọn những quả bưởi ngọt có đặc điểm như lớp vỏ bên ngoài căng, bóng, hơi ửng vàng, hình dáng trái bưởi tròn đều, khi cầm trên tay thấy nặng chắc tay.

[recommendation title=””]

Mặc dù, bưởi mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần ăn bưởi với số lượng vừa phải tầm 3-4 miếng/lần và không ăn liên tục trong một thời gian dài. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khoẻ.

[/recommendation]

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sau sinh có được ăn sương sáo không? Sương sáo kỵ với gì?

sau sinh ăn bưởi được không?
Sau sinh ăn bưởi được không? hay bà đẻ ăn bưởi được không?

Sau sinh ăn bưởi nhiều có tốt không?

Bưởi là loại trái cây mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đối với mọi lứa tuổi. Sau khi đã biết sau sinh ăn bưởi được không, mẹ tìm hiểu thêm về công dụng của quả bưởi nhé. 

1. Quả bưởi giúp tiêu hóa tốt – chữa chứng khó tiêu

Bưởi chứa nước và chất xơ. Cụ thể, một quả bưởi nhỏ nặng 200g chứa 182g nước và 2,2g chất xơ. Vậy ăn bưởi nhiều có tốt không? Cả nước và chất xơ trong bưởi đều có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy việc ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Sau sinh ăn bưởi được không? Bưởi cung cấp các chất dinh dưỡng nhưng không tác động đáng kể đến lượng đường trong máu bạn. Ngoài ra bưởi còn chứa naringin có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cũng chính vì công dụng này mà nhiều mẹ cho con bú bị tiểu đường thắc mắc sau sinh ăn bưởi được không. Câu trả lời sẽ ở phần tiếp theo, mẹ nhé.

3. Công dụng của quả bưởi hỗ trợ giảm cân

Sản phụ ăn bưởi có tốt không? Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy bưởi có thể giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên Vitamin C trong quả bưởi đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp làn da được cải thiện đáng kể.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

4. Giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ăn nhiều flavonoid có trong bưởi giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở phụ nữ. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ thấp hơn 19% ở những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt.

5. Ngăn ngừa huyết áp và bảo vệ tim mạch

Sau sinh ăn bưởi được không? Được chứ! Sự kết hợp của chất xơ, kali, lycopene, vitamin C và choline trong quả bưởi đều có thể góp phần vào sức khỏe tim mạch. Các chất này giúp ngăn ngừa huyết áp cao và một số biến chứng. 

6. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư 

Bà đẻ ăn bưởi có tốt không? Bưởi là loại quả giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, lycopene. Những chất này có thể giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do, mà các chuyên gia tin rằng làm phát sinh ung thư.

7. Tăng chức năng miễn dịch

Vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch theo một số cách. Ví dụ, một chế độ ăn uống bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác. Vitamin C trong bưởi cũng có lợi trong việc giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau cảm lạnh thông thường. 

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bí đao được không? Mẹ xem ngay để tránh ăn bí đao sai cách!

Lưu ý khi ăn bưởi sau sinh 

sau sinh ăn bưởi được không
Sau sinh ăn bưởi được không? Lưu ý khi ăn bưởi sau sinh

Bên cạnh việc sau sinh ăn bưởi được không và công dụng tuyệt vởi của quả bưởi với sức khỏe mẹ, mẹ bỉm cần chú ý đến một số thuốc có thể bị ảnh hưởng nếu dùng chung với trái bưởi:

  • Thuốc statin để giảm cholesterol: Simvastatin, Atorvastatin
  • Thuốc điều trị huyết áp cao: Nifedipine
  • Một số loại thuốc thải ghép cơ quan: Cyclosporin
  • Thuốc chống lo âu: Buspirone
  • Một số corticosteroid: Budesonide (điều trị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng)
  • Thuốc điều trị loạn nhịp tim: Amiodarone
  • Thuốc kháng histamine: Fexofenadine.

Bưởi có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng, tăng độc tính hoặc tác dụng phụ của các thuốc này. Các mẹ bỉm đang sử dụng các thuốc này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã nhé.

Ngoài ra có một số mẹ bỉm không biết nước ép bưởi uống khi nào. Mẹ có thể uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi vào buổi sáng để đạt hiệu quả nhất nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Món ngon từ bưởi cho mẹ

Bên cạnh tìm hiểu sau sinh ăn bưởi được không; bạn hãy thử trổ tài làm những món dưới đây nhé

1. Sữa chua bưởi

Đầu tiên, mẹ gọt vỏ bưởi và lấy phần tép bưởi tươi ngon bên trong. Kết hợp chúng với sữa chua và thêm một lớp đường nâu lên trên bề mặt. Sau đó, mẹ đặt hỗn hợp vào lò vi sóng ở nhiệt độ thấp nhất để làm tan đường. Bạn cũng có thể trang trí bằng một ít quả cherry để làm món này thêm hấp dẫn.

2. Gỏi bưởi với tôm và thịt

Bước đầu, lấy phần thịt bưởi sau khi đã gọt vỏ. Luộc chín tôm và thịt, sau đó cắt chúng thành từng khúc nhỏ. Bào cà rốt thành sợi và thái dưa leo thành miếng vừa ăn. Để làm nước mắm, hòa nước mắm và đường theo tỷ lệ 1:1 và đun sôi, sau đó để nguội. Thêm ớt, tỏi băm và nước cốt chanh vào và nêm gia vị theo khẩu vị. Tiếp theo, kết hợp tất cả các thành phần đã chuẩn bị và trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi và một ít rau thơm để tạo nên một món ăn tuyệt vời.

>> Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì ăn được tôm? Mẹ bỉm ăn bao nhiêu tôm thì đủ?

3. Salad bưởi

Sau sinh ăn bưởi được không? Mẹ hãy dùng thử salad bưởi nhé
Sau sinh ăn tôm bưởi được không?

Bạn luộc chín tôm, sau đó bóc vỏ và rửa sạch rau diếp cá. Sau đó, bạn lột vỏ quả bơ và cắt thành bơ thành hạt lựu. Tiếp đến, bạn kết hợp tôm, rau diếp cá và bơ với nước ép bưởi, muối, tiêu, dầu oliu và nước sốt salad, rồi trộn đều. Cuối cùng, thêm tép bưởi đã gọt vào món salad để bạn có một món ăn dinh dưỡng.

[inline_article id=295878]

Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn bưởi được không. Bưởi có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng với cơ thể mẹ sau sinh. Nhưng nếu mẹ đang điều trị các bệnh khác cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trái bưởi nhé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

7 cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt

Trẻ lớp 1 lớp 2 đã bắt đầu học đọc và viết. Nhiều mẹ gặp khó khăn trong việc dạy trẻ học đọc. Đây là kỹ năng đòi hỏi quá trình luyện tập và phương pháp dạy thích hợp. Làm sao để trẻ yêu thích việc tập đọc? Làm sao để trẻ tập trung trong khi học? Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh và hiệu quả nào dành cho ba mẹ? MarryBaby sẽ cùng mẹ đi tìm câu trả lời.

1. Tầm quan trọng khi biết cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh

Trẻ nhỏ thường học kỹ năng thông qua quá trình quan sát, bắt chước và luyện tập. Việc học và đọc cũng vậy. Đọc nhanh là khả năng trẻ nhận mặt chữ và đọc chính xác chữ trong thời gian ngắn. Đọc nhanh và đọc lưu loát là yếu tố quan trọng trong việc đọc hiểu. 

Khi trẻ nhận mặt chữ nhanh, trẻ sẽ có thời gian để hiểu nghĩa của từ. Khi đọc chậm, trẻ sẽ tập trung suy nghĩ vào cách phát âm, nhận dạng từ mà không kịp hiểu những gì mình đọc. Nhiều em đọc xong hết một đoạn vẫn không biết được nội dung đoạn đó nói gì. Các em chỉ đơn thuần phát âm một chuỗi từ mà thôi. Như vậy, kỹ năng đọc nhanh sẽ giúp sẽ học nhanh hơn, nắm bắt vấn đề tốt hơn và từ đó nhớ lâu hơn.

Đọc nhanh và lưu loát còn giúp trẻ ham thích việc đọc sách nhiều hơn. Trẻ nhanh chóng hiểu những nội dung thú vị trong sách và muốn tiếp tục khám phá. Đọc chậm vừa cản trở việc đọc hiểu, vừa khiến trẻ thấy nặng nề, nhàm chán. 

Đọc nhanh và lưu loát giúp trẻ yêu thích đọc sách hơn
Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh và lưu loát giúp trẻ yêu thích đọc sách hơn

2. Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh: Dạy phát âm đi kèm ví dụ sinh động

Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh không khó, chỉ cần mẹ kiên trì thực hiện, trẻ sẽ có sự tiến bộ rõ rệt. 

Khi dạy trẻ phát âm, mẹ hãy lồng ghép các hình ảnh, âm thanh, ví dụ để trẻ dễ liên tưởng. Cách làm này sẽ tạo sự hứng khởi và giúp trẻ nhớ lâu. Mẹ có thể dùng những tấm card nhỏ in hình chữ cái cùng hình ảnh liên quan. Những vật dụng như biển quảng cáo, sách, áp phích dán tường, tạp chí, bao bì sản phẩm đều có chữ để mẹ chỉ cho trẻ. 

Ví dụ, khi dạy chữ “Gấu”, mẹ kết hợp cho trẻ xem hình ảnh về những chú gấu. Nếu trẻ đang học chữ cái, mẹ có thể giúp con nhận mặt chữ trong những từ liên quan. Ví dụ, nếu đang dạy trẻ chữ G, mẹ có thể đọc lên từ “Gấu” và hỏi trẻ “Từ này bắt đầu bằng chữ gì vậy con nhỉ?”.

Mẹ có thể áp dụng công nghệ để đem lại sự thú vị, mới mẻ khi dạy trẻ học đọc. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng học đọc trên điện thoại thông minh mà mẹ có thể lựa chọn. Để sử dụng hình thức này, mẹ nên dành thời gian hướng dẫn và học cùng con. Mẹ lưu ý giới hạn thời gian học trên điện thoại để tránh con quá sa đà. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên dùng thiết bị điện tử từ 1 – 2 tiếng và có sự giám sát của người lớn.

3. Đọc sách cho trẻ hàng ngày

Một trong những cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh là tạo thói quen đọc cho trẻ. Trẻ càng nhìn mặt chữ, làm quen với chữ nhiều lâu dần sẽ ghi nhớ một cách thụ động. Nhiều mẹ cho rằng đợi đến khi trẻ biết chữ thì mới đọc sách cho con nghe. Thật ra, đây là suy nghĩ ngược. Chính thói quen đọc sách sẽ giúp trẻ nhanh biết chữ.

Với mỗi câu chuyện, mẹ đọc cho trẻ nghe lần đầu, sau đó khuyến khích con tự đọc một vài trang. Khi trẻ đã nắm được nội dung, mẹ để con tự đọc trọn vẹn.

Bên cạnh việc đọc sách cho trẻ, mẹ hãy cố gắng làm gương cho con bằng cách duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày. Trẻ thấy đọc sách là thói quen tốt, mẹ cũng đang làm hàng ngày, từ đó con noi gương theo.

4. Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh: Làm quen với chữ viết thường trước

Theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm khoảng 5% trong các văn bản, sách báo, truyện đọc. Việc dạy chữ viết thường trước sẽ giúp trẻ cảm thấy quen thuộc và nhanh chóng nhận ra mặt chữ khi tiếp xúc. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Bật mí phương pháp dạy bé kể chuyện dễ như trở bàn tay

5. Dạy trẻ đọc và viết cùng lúc

Viết cũng là một cách học đọc. Cho trẻ đọc và viết cùng lúc là cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh hiệu quả. Khi học chữ cái hoặc từ mới, mẹ hãy khuyến khích con đánh vần và viết chữ đó ra. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. 

Dạy trẻ đọc và viết cùng lúc
Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh: Trẻ đọc và viết cùng lúc sẽ ghi nhớ lâu hơn

6. Chơi các trò chơi ghi nhớ từ vựng

Thay vì áp dụng nguyên tắc cứng nhắc, mẹ hãy biến thời gian học trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ bằng cách chơi trò chơi. Tùy sở thích và cá tính của con, mẹ có thể chọn các trò chơi phù hợp. Mẹ làm những thẻ từ vựng với nội dung đơn giản như xe, mèo, gấu, nhà. Sau đó, mẹ dán thẻ lên tường rồi cùng nhau chơi trò ai tìm ra từ đúng nhanh nhất.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

7. Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh thông qua các bài hát, đồng dao

Bài hát hay đồng dao cho trẻ em thường có nội dung gần gũi, âm điệu tươi sáng. Khi hát, trẻ sẽ học được cách phát âm theo vần điệu và sắc thái. Trẻ sẽ hình dung được biểu cảm của từ “Vui” hay từ “Buồn”. Việc liên tưởng đến sắc thái của từ sẽ giúp trẻ có khả năng đọc lưu loát và diễn cảm hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 

8. Mẹ cần kiên nhẫn khi dạy trẻ học đọc

Khi áp dụng những cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh, mẹ cần thật kiên nhẫn và luôn suy nghĩ theo hướng tích cực. Mỗi bé sẽ có tố chất, khả năng tiếp thu khác nhau. Có bé sẽ học rất nhanh nhưng cũng có nhiều trường hợp tiếp thu chậm.

Mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình đồng hành cùng con. Mẹ không nên sốt ruột, muốn tìm đường tắt để đi nhanh. Mẹ càng không nên so sánh hành trình của con với những bạn khác. Thành quả chỉ đến sau một quá trình chăm chỉ luyện tập đúng phương pháp. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Tất tần tật về phương pháp giáo dục Steiner

[inline_article id=251394]

Cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh không quá phức tạp. Mẹ hoàn toàn có thể tự nghiên cứu và áp dụng cho con tại nhà. Điều quan trọng là mẹ cần tạo sự thoải mái, không khí hứng khởi trong lúc học. Trẻ sẽ học hiệu quả hơn nếu không cảm thấy áp lực, lo sợ. Chúc mẹ sớm hái được quả ngọt trên hành trình đồng hành học đọc cùng con.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh

Nếu cha mẹ vẫn đang thắc mắc “dạy bé 2 tuổi học những gì”; cha mẹ chỉ cần dành chút thời gian tham khảo một số cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh dưới đây được chia sẻ từ các chuyên gia. Chắc chắn sau này con sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. 

1. Để biết dạy bé 2 tuổi học những gì, cha mẹ cần hiểu đặc điểm tâm sinh lý con

Các bậc làm cha làm mẹ muốn biết dạy bé 2 tuổi học những gì là tốt nhất; việc đầu tiên cha mẹ là hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 2 tuổi. 

1.1 Sự phát triển thể chất của trẻ 2 tuổi

Bước vào độ tuổi này thì cân nặng và chiều cao của các con vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vì đây là thước đo để cha mẹ biết bé phát triển có tốt không. Tùy theo, bé 2 tuổi là trai hay gái mà có mức chiều cao và cân nặng trung bình khác nhau như: 

  •  Bé gái 2 tuổi có cân nặng khoảng 11.5 kg và cao khoảng 86.4 cm.
  •  Bé trai 2 tuổi cân nặng khoảng 12.2 kg và cao khoảng là 87.6 cm.

Nếu bé con có cân nặng vượt quá 20% cân nặng trung bình là có dấu hiệu thừa cân. Còn thấp hơn 20% thì bé con có nguy cơ suy dinh dưỡng. Thực tế, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển thể chất của riêng mình. Nhiều bé có thể cao hơn hay mũm mĩm hơn một chút so với bạn bè cùng trang lứa. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, môi trường, mức cân nặng khi bé vừa chào đời.

Do đó, các bậc phụ huynh cũng chỉ xem những thông số chuẩn ở trên để tham khảo. Nếu bé 2 tuổi có thay đổi chút đỉnh so với chiều cao, cân nặng chuẩn thì cũng không nên lo lắng. Điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi để có chế độ ăn uống hợp lý cho con phát triển tốt nhất.

Sự phát triển thể chất của trẻ 2 tuổi
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh tùy vào sự phát triển tâm sinh lý của bé

1.2 Tâm lý của trẻ 2 tuổi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bé 2 tuổi học những gì cho hiệu quả. Cha mẹ chắc hẳn là nghe câu nói “khủng hoảng trẻ lên 2” rồi đúng không? Thật vậy, bé có những bộc lộ cảm xúc bực bội hay những cơn giận dữ khi cảm thấy không hài lòng vì điều gì đó. 

Đây chính là giai đoạn trẻ 2 tuổi có những thay đổi lớn về trí tuệ, cảm xúc và tính cách con cũng bắt đầu hình thành. Não bộ của trẻ 2 tuổi có sự phát triển rất lớn và những biểu hiện về tính cảm cũng rất rõ ràng.

Bé cũng có tính tự lập hơn, thường tự làm việc mình muốn và không cần sự giúp đỡ của người lớn. Các bé cũng ít nghe lời và thường làm những việc mà cha mẹ không cho phép. Đó là tâm lý của trẻ 2 tuổi mà ông bố bà mẹ nào cũng cần biết để có cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh sao cho phù hợp.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

2. Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy con trẻ 2 tuổi thông minh

2.1 Chữ và âm thanh

Bé 2 tuổi có thể nhận biết được mặt chữ và những âm thanh quen thuộc khi được dạy chi tiết. Vì thế, cha mẹ mẹ có thể dạy cho trẻ nhận biết dần các mặt chữ hoa và chữ thường. Bé sẽ ghi nhớ được các mặt chữ kết hợp với phát âm để dễ ghi nhớ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng không quên cho bé 2 tuổi nghe các bản nhạc, xem phim. 

2.2 Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ

Từ lúc sinh đến khi 1 tuổi, các bé đã được tiếp cận một khối lượng từ vựng khá lớn và có sự ghi nhớ nhất định. Theo đó, các bé 2 tuổi có thể tự ghép các từ đơn giản thành những câu hoàn chỉnh. Vậy dạy bé 2 tuổi học những gì?

Cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn trong giai đoạn này để bé học được nhiều từ vựng mới như: 

  • Cùng con phân biệt các đặc điểm hay bộ phận trên cơ thể gồm chân, tay, mắt, mũi, miệng…
  • Các tiếng động quen thuộc và cách nhận biết, gọi tên những con vật như chó, mèo, gà.
  • Tên của người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, gì, anh, em. 
  • Một số phương tiện giao thông quen thuộc như xe máy, xe ô tô, xe đạp…
  • Dạy bé cách phân biệt hướng đi từ trái qua phải rồi đi thẳng. 

Khi cha mẹ phối đồ cho trẻ đi học, đi chơi; cha mẹ cũng có thể lặp lại các từ vựng về quần áo, màu sắc giúp bé ghi nhớ. Từ đó, bé cũng nhận thức được và bắt đầu hình thành thói quen mặc theo sở thích của bé yêu cầu mỗi khi ra ngoài. Cha mẹ dạy cho bé càng nhiều từ vựng cũng là cách để con phát triển tư duy ngôn ngữ và có vốn từ phong phú hơn để giao tiếp.

>> Cha mẹ xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục

Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ

2.3 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi đọc sách

Nhiều bậc phụ huynh không coi trọng vấn đề đọc sách cho con trong giai đoạn này. Vì cha mẹ cho rằng, bé còn quá nhỏ chỉ biết ăn và chơi. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học; các con đã phát triển tư duy ngôn ngữ ngay từ khi bào thai đến 4 tuổi. 

Cha mẹ có thể dạy bé 2 tuổi học những gì về việc đọc sách?

  • Dạy con cách nhìn hình ảnh để phán đoán câu chuyện.
  • Cha mẹ cũng cần kết hợp với các màu sắc trên sách để bé dần có khái niệm và nhận diện sau này.
  • Cha mẹ dạy sao để con có thể hiểu cách đọc từ trước đến sau; cách cầm sạch và chỉ cho bé cách tập trung nghe.
  • Trong khi đọc sách, cha mẹ nên chỉ vào hình ảnh và phát âm các từ vựng để con có thể học và ghi nhớ nhận diện sau này.
  • Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu các bộ sách khoa học tự nhiên để đọc cho bé 2 tuổi nghe trước khi đi ngủ hay trong giờ sinh hoạt của con.  

2.4 Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Ngay từ khi trẻ lên 2 cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập. Giai đoạn này, các bé thích học hỏi khám phá và muốn tự mình thực hiện mọi việc. Vậy thì cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham gia học hỏi nhiều điều mới mẻ để tăng thêm vốn hiểu biết cho trẻ. 

Trong quá trình khám phá, có thể bé sẽ gặp phải những khó khăn nhưng nếu không quá nguy hiểm thì cha mẹ hãy để con tự giải quyết vấn đề. Cha mẹ cũng nên hỗ trợ để con hoàn thành nhiệm vụ được giao; nếu con đã nhiều lần thử mà không tự mình làm được.

Những hoạt động gì cha mẹ có thể dạy bé 2 tuổi học về sự độc lập?

  • Trẻ 2 tuổi tự dọn đồ chơi sau khi chơi. 
  • Cho bé tự chọn trang phục mặc khi đi chơi hay đi nhà trẻ. 
  • Bé tự chọn dụng cụ ăn uống và ăn hết khẩu phần ăn đã chuẩn bị từ trước.
  • Con tự đến các địa điểm được yêu cầu như khách, phòng ngủ, đi tới chỗ mẹ ngồi.

LƯU Ý: Khi dạy bé 2 tuổi học những gì; cha mẹ cần hướng dẫn chi tiết và làm mẫu lặp lại nhiều lần để trẻ hiểu và có thể làm theo. Bé sẽ dần dần rèn luyện được tính tự lập ngay từ khi 2 tuổi nếu cha mẹ kiên trì dạy con. 

Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập
Dạy trẻ 2 tuổi những gì? Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

2.5 Cho trẻ 2 tuổi chơi trò chơi nhập vai

Để con có thể phát triển trí tưởng tượng và ứng xử tốt trong các tình huống thì cha mẹ nên dạy con trò chơi nhập vai. Cha mẹ dạy trẻ chơi trò nhập với bái sĩ cùng nhau.

Bé sẽ thể hiện các kỹ năng tự nhiên mà bé bắt chước khi xem sách, tivi hay trong quá trình quan sát sự vật hiện tượng mỗi ngày. Bé sẽ kết hợp được trí tưởng tượng và thực tế để đóng vai đầu bếp, bác sĩ hay giáo viên. 

Những gì cha mẹ có thể làm để dạy bé 2 tuổi học nhập vai? Cha mẹ có thể tìm mua những bộ đồ chơi giúp con nhập nhiều vai khác nhau. Phù hợp với cả bé chơi một mình hay có cha mẹ chơi cùng.

[inline_article id=95926]

2.6 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Nhận biết con số và học đếm

Dạy bé nhận biết các con số và đếm cũng cần thiết trong giai đoạn trẻ 2 tuổi. Dù bé có thể mắc lỗi khi học đếm từ 1 đến 10 nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng con. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ 2 tuổi học nhận biết những con số xuất hiện ở bất cứ địa điểm gì; hay đồ vật nào mà bé nhìn thấy. 

2.7 Hướng dẫn trẻ 2 tuổi giữ an toàn

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Một trong những khó khăn của cha mẹ khi có con 2 tuổi là giữ bé an toàn và giúp con hiểu thế nào là sự an toàn. Vậy dạy bé 2 tuổi học gì để con biết giữ an toàn cho bản thân?

Lúc này, con thật sự chưa biết cảm giác sợ hãi và không biết những điều gì nguy hiểm đang diễn ra xung quanh. Do đó, cha mẹ cần dạy con 2 tuổi tránh những điều nguy hại có thể xảy ra. Ví dụ như chạm vào đồ vật có nhiệt độ cao, lấy đồ từ người lạ hay đi theo người lạ.

Mỗi đứa trẻ sẽ có những cách tiếp thu khác nhau nên ba mẹ không quá lo lắng khi con chưa hiểu rõ những điều được dạy dỗ. Không nhất thiết bé phải biết hết những điều này mà chỉ là gợi ý để cha mẹ hiểu rõ hơn về con hơn mà thôi. 

2.8 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy về sự tử tế

Dạy bé 2 tuổi học những gì để con lớn lên làm người tử tế? Dạy cho con sự tử tế là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của con sau này.

Rèn luyện cách sống tử tế ngay từ khi trẻ 2 tuổi bằng cách hướng dẫn cho con tặng quà bạn bè; mời người lớn tuổi dùng cơm hay đơn giản chỉ là dành cho cha mẹ những cái ôm sau một ngày dài đi làm về.

Chỉ đơn giản vậy thôi mà bé sẽ cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày và hình thành thói quen ứng xử tốt trong tương lai. 

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi về sự tử tế
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi về sự tử tế

2.9 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách dạy con 2 tuổi học xếp hình

Một trong những gì cha mẹ có thể dạy cho bé 2 tuổi học để giúp con phát triển trí thông minh là chơi trò chơi xếp hình; nhất là những bộ có chi tiết nhiều. Cha mẹ hãy cho trẻ hoàn toàn tự lập sáng tạo ra những tác phẩm hoàn toàn mới theo suy nghĩ của riêng con. Nhưng chú ý khi chơi trò chơi xếp hình; cần đảm bảo con không ngậm hay nuốt đồ chơi vào bụng vì gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

>> Cha mẹ xem thêm: Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

2.10 Cách dạy bé 2 tuổi nghe nhạc, nhảy theo nhịp

Cha mẹ có nên dạy trẻ 2 tuổi những gì liên quan đến nghe nhạc và nhảy theo nhịp điệu không? Theo chuyên gia, cha mẹ không chỉ đợi trẻ 2 tuổi; mà có thể cho bé trải nghiệm các hoạt động nhún nhảy theo điệu nhạc ngay khi còn nhỏ tuổi hơn. 

Trẻ 2 tuổi đang trong độ tuổi khám phá nên sẽ rất yêu thích các nhịp điệu sôi nổi. Cha mẹ hãy để bé thỏa thích ca hát, nhảy múa… để khám phá tiềm năng cơ thể qua các bản nhạc. Hãy quan sát con thật kỹ để biết con thích những loại âm nhạc nào.

Dạy bé 2 tuổi học những gì khác về âm nhạc? Cha mẹ cũng cần có hiểu biết về âm nhạc để lựa chọn những nhịp điệu phù hợp với trẻ trong gian đoạn này. Bé sẽ có thể phát triển về cảm quan âm nhạc; cơ thể được điều khiển linh hoạt hơn; và cũng là hoạt động vui chơi giúp con tiêu hao năng lượng mỗi ngày. 

2.11 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy bé 2 tuổi khái niệm về thời gian

Dạy bé 2 tuổi hiểu rõ thời gian cũng rất quan trọng. Bởi nhiều khi cha mẹ nói con đi ngủ hay làm việc gì đó mà bé không nhận thức được thời gian đã trễ. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con nhận biết được khái niệm thời gian; để bé sinh hoạt đúng giờ, ngăn nắp. 

Dạy bé 2 tuổi học bằng những cách gì?

  • Lúc đầu, cha mẹ có thể cho con hiểu về những khái niệm chung. Ví dụ như ban ngày, ban đêm, buổi trưa, buổi chiều hay tới giờ đi ngủ, giờ ăn cơm.
  • Từ đó, cha mẹ tiếp tục giúp con nhận diện các khoảng thời gian chi tiết hơn. Ví dụ như mấy giờ ăn cơm trưa, cơm sáng, cơm tối; 5 phút đi nhà trẻ… 

Vậy là các bậc làm cha làm mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “dạy bé 2 tuổi học những gì” rồi. Thật sự, độ tuổi khủng hoảng trẻ lên 2 khiến nhiều bậc cha mẹ luống cuống và thường nổi giận với con. Nhưng cha mẹ à; hãy thật bình tĩnh vì đây là giai đoạn ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách; và sự phát triển của con sau này. Khi dạy bé 2 tuổi học những gì; các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm và luôn đồng hành dạy dỗ con từng chút nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục giới tính là gì? Phương pháp giáo dục giới tính cho con

Các vấn đề về tình dục, giới tính không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn liên quan đến cuộc sống của bé sau này. Tuy nhiên, nhiều người lại hay đặt nhẹ vấn đề này; vì không thể hiểu giáo dục giới tính là gì và tầm quan trọng của nó.

1. Giáo dục giới tính là gì?

[key-takeaways title=”Giáo dục giới tính là gì?”]

Theo WHO, gáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người.

[/key-takeaways]

Thông qua đó, các em có thể hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào. Đồng thời nhận thức cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền của mình trong suốt cuộc đời.

Một trong số những cách giáo dục giới tính cho trẻ thường gặp nhất chính là thông qua cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Ngoài ra, các em cũng có thể được giáo dục giới tính ngay tại trường học; hay ở các chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng.

Ở nhiều nước trên thế giới, câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” vốn đã không còn là điều khiến nhiều người phải thắc mắc. Nhưng ở Việt Nam, khi nhắc đến giáo dục giới tính là gì; nhiều người cả người lớn lẫn trẻ em còn thấy xa lạ, ngượng ngùng.

Cũng chính vì vậy, nhiều trẻ đang có những cái nhìn sai lệch về giới tính, tình dục; dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ngày càng cao. Lúc này, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà cả phụ huynh và các bé đều thắc mắc

2. Nội dung giáo dục giới tính bao gồm những gì?

Giáo dục về giới tính bao gồm những điểm sau đây:

  • Hiểu về Sự Phát Triển Của Con Người: Bao gồm sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì, nhận biết về khuynh hướng tình dục và hiểu về sự đa dạng của các giới tính.
  • Tôn Trọng và Bình Đẳng Giới: Đề cập đến tôn trọng và công bằng giới, thể hiện sự trọng trách và quyền lợi của từng giới.
  • Mối Quan Hệ và Sự Khác Nhau: Trình bày sự khác biệt giữa các loại mối quan hệ, bao gồm gia đình, tình bạn, tình yêu, và cách hình thành và xác định giới hạn của mỗi loại mối quan hệ.
  • Phát Triển Kỹ Năng Cá Nhân: Hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ra quyết định cá nhân.
  • Tình Dục và Suy Nghĩ Về Nó: Truyền đạt thông tin đúng đắn về tình dục, giúp trẻ hiểu về khía cạnh tình dục và tạo nhận thức về nó.
  • Kiến Thức Về Sức Khỏe Tình Dục: Cung cấp thông tin về các bệnh tình dục, quản lý thai, phương pháp tránh thai, và hậu quả của thai kỳ không mong muốn.
  • Ảnh Hưởng Của Xã Hội, Văn Hóa và Truyền Thông: Thảo luận về tác động của yếu tố xã hội và văn hóa, cũng như vai trò của phương tiện truyền thông đối với tình dục và giới tính.

3. Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Ở độ tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên sẽ dần cảm nhận được những thay đổi ngay bên trong cơ thể mình. Điều này sẽ khiến các con cảm thấy bỡ ngỡ, tò mò và muốn khám phá hơn bao giờ hết. Vì thế nên dựa vào khái niệm “giáo dục giới tính là gì”; có thể thấy đây là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu để con tự mình tìm hiểu từ bên ngoài sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận những thông tin sai lệch.

Lợi ích của việc giáo dục giới tính cho trẻ:

  • Giáo dục giới tính giúp trẻ tránh xa những tệ nạn xã hội: Thông qua việc giải thích cho bé hiểu giáo dục giới tính là gì, cha mẹ sẽ giúp bé nhận biết được đâu là những bộ phận trên cơ thể cần phải bảo vệ. Qua đó, bé sẽ biết cách bảo vệ bản thân; tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục từ những đối tượng xấu.
  • Giảm tỷ lệ có con ngoài ý muốn: Hiểu giáo dục giới tính là gì sẽ cung cấp cho các con những thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Đây là điều rất cần thiết vì không chỉ giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn; và giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm những căn bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được giá trị bản thân và sống lành mạnh hơn: Những kiến thức từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp trẻ hiểu được rõ hơn sự phát triển ở tuổi dậy thì của mình. Trẻ có thể ý thức được đâu là mối quan hệ tình dục không an toàn; từ đó tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh.
Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
Cho trẻ hiểu “giáo dục giới tính là gì” từ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những vấn đề như quấy rối tình dục, có con ngoài ý muốn,…

3. Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính là gì hiệu quả

Trong quá trình phát triển của trẻ, nhiều phụ huynh sẽ ép con học rất nhiều thứ để bé ngày càng giỏi giang hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì điều đó mà nhiều người lại quên mất việc phải cho trẻ biết giáo dục giới tính là gì. Ngoài ra cũng có không ít phụ huynh vì ngượng ngùng, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể giáo dục con thật tinh tế mà vẫn hiệu quả.

Dưới đây sẽ là những phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tinh tế; cha mẹ có thể tham khảo:

3.1 Hãy giải thích giáo dục giới tính là gì từ sớm nhưng đừng vội vã

Khi con lên 4, cha mẹ có thể bắt đầu giải thích giáo dục giới tính là gì; bởi đây cũng là độ tuổi các bé dễ bị xâm hại nhất. Vì ở độ tuổi này, bé cũng chỉ mới bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nên hãy bắt đầu bằng những thông tin nhẹ nhàng trước.

Ví dụ như trong lúc tắm hoặc thay quần áo cho con, bố mẹ hãy chủ động nói với trẻ về những bộ phận “riêng tư” trên cơ thể; để bé hiểu rằng đây là những bộ phận mà không ai được phép nhìn và chạm.

[inline_article id=205673]

3.2 Nói chuyện về giới tính với trẻ một cách đơn giản, dễ hiểu

Nhiều phụ huynh không thể trả lời được câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” Vì khi còn nhỏ, họ vốn không được dạy về những điều đó. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa hai thế hệ cũng sẽ là rào cản khiến cha mẹ khó lòng thoải mái trò chuyện với con về giới tính. Tuy nhiên, việc cho con biết giáo dục giới tính là gì rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ.

Vậy nên các bậc phụ huynh đừng đi theo “vết xe đổ” của bố mẹ mình trước đó. Hãy học cách chậm rãi, cởi mở hơn khi trò chuyện với con về các vấn đề tình dục, giới tính. Nếu bạn tỏ ra ngại ngùng, con trẻ cũng sẽ không thoải mái. Đến khi gặp vấn đề, bé sẽ tìm cách tránh né thay vì tâm sự với bố mẹ.

3.3 Thay vì đề cập thẳng đến tình dục, hãy nói với con về sự tin tưởng

Nếu cảm thấy quá khó để có thể giáo dục giới tính cho bé một cách thẳng thắn, phụ huynh có thể thử cách “đi đường vòng”. Cụ thể, bố mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng sự tin tưởng mới là yếu tố quan trọng giúp duy trì một mối quan hệ tình cảm chứ không phải tình dục. Chỉ khi con đủ trưởng thành, có thể chịu trách nhiệm với hành động của mình và đủ sự tin tưởng với nửa kia thì hãy nghĩ đến vấn đề tình dục.

Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính
Đừng ngượng ngùng khi giải thích giáo dục giới tính là gì cho trẻ; bởi nếu cha mẹ – những người thân nhất không thể chia sẻ, bé sẽ không biết phải hỏi ai

4. Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi

Như đã nói ở trên, cha mẹ nên bắt đầu chia sẻ giáo dục giới tính là gì cho bé từ khi còn nhỏ; và tiếp tục duy trì cho đến khi bé trưởng thành. Điều này không chỉ giúp trẻ không bị “choáng” trước những thông tin đến đột ngột; mà còn giúp cha mẹ cảm thấy tự nhiên, gần gũi hơn khi trò chuyện với con.

Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì thế nên để chắc chắn rằng trẻ có thể hiểu hết những gì cha mẹ nói; tốt nhất cha mẹ nên chia lượng thông tin giáo dục giới tính cho trẻ theo giai đoạn. Cụ thể, dưới đây sẽ là những giai đoạn mà cha mẹ có thể phân chia để hướng dẫn cho trẻ các vấn đề về tính dục; và giải tính giáo dục giới tính là gì:

4.1 Cách giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 4-8 tuổi

Ở giai đoạn này, các bé nên biết rằng cơ thể của mình không ai được quyền chạm vào, đặc biệt là ở những “vùng riêng tư”. Ngoài ra, bé cũng nên được học cách xin phép trước khi chạm vào cơ thể người khác. Thông qua đó, bé sẽ hiểu ra rằng sự riêng tư của cơ thể mỗi người là vấn đề quan trọng. Ngoài ra, để phòng trường hợp 1 số trẻ sẽ bắt đầu dậy thì từ khi 10 tuổi, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết những thông tin cơ bản về vấn đề này.

4.2 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 9-12 tuổi là gì?

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ có khả năng nhận thức cao hơn và bắt đầu cảm nhận được những thay đổi nhỏ trong cơ thể của mình. Bên cạnh việc giải thích rõ hơn về những vấn đề ở tuổi dậy thì, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết về những căn bệnh có thể lây qua con đường tình dục cũng như tầm quan trọng của các biện pháp tránh thai an toàn.

4.3 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 13-18 tuổi

Đây được xem là độ tuổi quan trọng vì trẻ vị thành niên rất dễ bị cám dỗ bởi những thứ bản thân tò mò. Trẻ nên được hiểu rằng kinh nguyệt ở nữ giới là một vấn đề bình thường; không có gì đáng xấu hổ hay phải trêu ghẹo. Ngoài ra, trẻ cũng cần hiểu rõ hơn về việc mang thai và những biện pháp tránh thai an toàn; từ đó có thể thực hành tình dục an toàn hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua!

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi giáo dục giới tính là gì; và có những phương pháp giáo dục cho trẻ hiệu quả nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Top 22 bài thơ Quốc tế Thiếu nhi 1/6 hay và ý nghĩa nhất 2023

Nhân ngày 1/6, MarryBaby cũng xin gửi đến trẻ em trên toàn quốc những bài thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất. Hy vọng các bé luôn vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan, học giỏi.

Thơ lục bát ngày Quốc tế Thiếu nhi

1. Bài thơ “Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi”

Hôm nay Quốc tế Thiếu nhi
Chào mừng các cháu được đi nhận quà
Gửi lời khen ngợi tặng hoa
Hân hoan xã hội chúng ta chúc mừng

Khắp nơi náo nhiệt vô cùng
Chúc cho trẻ khỏe anh hùng vươn vai
Khác chi Phù Đổng thiên tài
Nêu gương việc tốt tương lai trưởng thành

Siêng năng vượt khó học hành
Sống sao cho thật mạnh lành đáng yêu
Các em sẽ được cưng chiều
Quan tâm chỉ bảo những điều thiệt hơn

Thương cho kiếp sống cô đơn
Mồ côi, bệnh tật, tủi hờn long đong
Cùng nhau hết dạ đồng lòng
Chăm lo cho trẻ đề phòng nạn tai

Hãy vì quyền lợi chung tay
Góp phần xây dựng ngày mai thắm nồng
Cho mầm non đẹp tươi hồng
Tuổi xanh bớt khổ cộng đồng mới vui

Các em lứa tuổi rạng ngời
Vui chơi nghịch ngợm nụ cười hồn nhiên
Tuổi thơ đẹp đẽ thần tiên
Nâng niu che chở miệt mài sớm hôm.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi

2. Bài thơ “Tết Thiếu nhi” – Thơ mẹ viết tặng con ngày Quốc tế Thiếu nhi

Không gì ý nghĩa bằng tình mẹ dành cho con. Dưới đây là một bài thơ Quốc tế Thiếu nhi mà một người mẹ dành tặng con mình:

Hôm nay là tết thiếu nhi
Nhưng mẹ chẳng có thứ gì tặng con.
Mỉm cười kề má bên con
Mẹ con hạnh phúc sắt son một lòng.

Dù cho nước chẳng xuôi dòng
Bên con mẹ vẫn ấm lòng…gió đông.
Chỉ mong đừng nổi bão giông
Để cho con trẻ ấm nồng yêu thương.

3. Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Đi chơi cùng con ngày 1/6”

Mai là quốc tế thiếu nhi
Tôi đây chẳng có quà gì tặng con
Cả năm học tập mỏi mòn
Bây giờ thỏa bước chân son vui đùa

Nói rằng quà chẳng kịp mua
Thật ra quà cáp hết mùa còn chi
Trẻ thơ giờ chẳng thiếu gì
Mua về để đó có khi không dùng

Mai ngày các cháu vui chung
Dắt nhau đi tới mấy vùng công viên
Bỏ ra thêm một ít tiền
Tha hồ vui vẻ thiên nhiên thỏa lòng

Vậy mà các cháu rất mong
Được cha mẹ quý trong vòng ấp yêu
Trẻ con muốn được cưng nhiều
Tháng ngày học tập bấy nhiêu nhọc nhằn

Cho dù công việc khó khăn
Ngày vui các cháu mong rằng được vui.

chơi đùa cùng con
Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Đi chơi cùng con ngày 1/6”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé tô màu giúp khơi dậy khả năng sáng tạo của con

4. Bài thơ “Mừng ngày Tết 1/6 của Thiếu nhi”

Dưới đây sẽ là một bài thơ Quốc tế thiếu nhi dành cho trẻ em trên toàn quốc:

Chúc mừng ngày Tết thiếu nhi
Trẻ em hạnh phúc được đi lĩnh quà
Phần thưởng lại có cả hoa
Chúc cho các bé lời ca rộn ràng

Trống ếch vang khắp cả làng
Bên nhau vui vẻ hát vang bạn bè
Chia tay năm học nghỉ hè
Nhớ lắm khúc hát của Ve ngày nào

Vòng tay chia những ngọt ngào
Mùng 1 tháng 6 vui sao trong lòng
Trẻ em thế hệ chờ mong
Mai này khôn lớn sẽ trông đợi mà

Cho đất nước của chúng ta
Ấm no hạnh phúc bay xa lẫy lừng.

5. Thơ ngày Quốc tế thiếu nhi “Ngày lễ Thiếu nhi”

Chào mừng lễ hội thiếu nhi
Mùng một tháng sáu hãy vì các em
Chúc cho trẻ nhỏ êm đềm
Cuộc sống may mắn tăng thêm mỗi ngày

Chúc bao bạn nhỏ hăng say
Chăm ngoan học giỏi mai này làm nên
Sống vui khỏe mạnh chẳng phiền
Điều hay đem đến an nhiên suốt đời.

6. Bài thơ Tết Thiếu nhi “Ông tặng cháu”

Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi
Mà Ông chẳng biết mua gì tặng con
Cháu là Quốc Bảo, măng non
Bốn tuổi năm tháng người tròn như bi

Cháu ở lớp, giỏi nhất nhì
Thông minh lanh lợi cô ghi sổ vàng
Về nhà cháu Bảo thật ngoan
Theo Ông lên gác đàng hoàng tưới rau

Mẹ gọi dạ, miệng thật mau
Cùng Ông đá bóng ngã nhàu, cười vang
Hôm nay Ông chúc cháu ngoan
Vâng lời Cha Mẹ, cô càng thêm yêu.

7. Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Cha mẹ bận việc vắng nhà”

Hôm nay quốc tế thiếu nhi
Cha mẹ đi vắng làm gì đây ta?
Em liền vào bếp ốp la
Trứng vàng, trứng trắng thật là thích ghê

Mùi thơm ngửi thấy rất phê
Cùng món rau muống chết mê nữa nè
Khoái khẩu ngọt ngọt món chè
Thơm ngon hảo hạng hoa hòe đẹp xinh

Ăn rồi ngủ đến bình minh
Sáng mai thức dậy một mình cũng vui.

Thơ quốc tế thiếu nhi
Cha mẹ vắng nhà, trẻ nhỏ ở nhà sẽ làm gì? Câu trả lời nằm ở bài thơ Quốc tế Thiếu nhi trên.

8. Viết cho ngày Quốc tế Thiếu nhi

Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây sẽ gửi gắm niềm hy vọng đến trẻ em trên toàn quốc.

Trẻ thơ như búp trên cành
Mai sau phát triển màu xanh diệu kỳ
Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Chăm lo các cháu cũng vì tương lai

Huy hoàng như ánh ban mai
Cho em đủ đức đủ tài vươn lên
Cố công rèn luyện thì nên
Đầu tư kế cận vững bền mai sau

Tuổi thơ rực rỡ sắc màu
Ước mơ khát vọng trên tàu thời gian
Với bao hy vọng chứa chan
Chắp thêm đôi cánh đại bàng bay cao

Nhớ lời Bác dạy hôm nào
Tương lai đất nước trông vào nơi đây
Mười năm lợi ích trồng cây
Trăm năm lợi ích dựng xây trồng người.

9. Thơ quốc tế thiếu nhi “Ca ngợi nét đẹp trẻ thơ”

Trẻ em là những thiên thần.
Hồn nhiên trong sáng như vần thơ ca.
Nụ cười em tỏa hương hoa.
Cho đời tươi đẹp vang xa khắp miền.
Tuổi em là tuổi thần tiên.
Hãy cho em đẹp hồn nhiên muôn lòng.
Tặng em một đóa hoa hồng.
Tình cha nghĩa mẹ trọn vòng tay yêu.
Cười đi em nhé thật nhiều.
Ăn no chóng lớn là điều mẹ mong.
Thiếu nhi tháng sáu đồng lòng.
Chút quà cho bé môi hồng thêm xinh.

10. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Thiếu niên Nhi đồng tương lai đất nước”

Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Lớp người đi trước nghĩ gì hôm nay
Thế giới cần phải chung tay
Chăm sóc các cháu từng ngày tốt hơn
Tương Lai phát triển Giang Sơn
Tre già măng mọc xanh rờn bút non
Trồng người từ lúc tuổi son
Cho rừng tre mãi vẫn còn xanh tươi
Vườn ươm ra những con người
Khởi đầu từ những tiếng cười trẻ thơ
Tuổi thơ là Tuổi Mộng Mơ
Tương lai đất nước là nhờ các em.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet có thực sự hiệu quả?

11. Vui Tết Thiếu nhi

Tết thiếu nhi cũng là một dịp tuyệt vời để đi thăm ông bà. Hãy cùng xem trong bài thơ quốc tế thiếu nhi dưới đây, con yêu đã chơi với bà vui như thế nào nhé.

Hôm nay là tết thiếu nhi
Hôm qua dắt cháu rủ đi thăm bà
Bà nay tuổi đã quá già
Bạc phơ trắng cước như là bà tiên
Già rồi là lẽ tự nhiên
Nhưng bà đâu dễ mà quên tháng ngày
Bà rằng bà nhớ ngày này
Tuổi thơ đâu có no đầy vui chơi
Cháu yêu bà lắm bà ơi
Cầm tay bà dắt đến nơi bàn thờ
Khua tay khe khẽ bà sờ
Bà dành gói kẹo bà chờ cháu sang
Ngoài kia trời nắng trang trang
Trong nhà bà cháu cười vang nức lòng
Lưng bà tuy đã hơi còng
Mảng vui bà vẫn nhảy vòng theo tay
Cháu vui cháu hát hăng say
Cháu yêu bà lắm tết này cháu vui
Lòng bà chưa hết ngậm ngùi
Cuộc đời vẫn lắm ngọt bùi yêu thương.

Thơ hay 4 chữ về ngày Quốc tế Thiếu nhi

1. Bài thơ “Nhớ ngày còn trẻ”

Ngày ta còn trẻ
Chỉ mải rong chơi
Nhớ mãi những lời
Mẹ cha dạy bảo

Chăm ngon học giỏi
Phấn đấu bằng người
Vừa học, vừa chơi
Nghe lời người lớn

Bài học thầy cho
Cố gắng phải lo
Mặc dù có khó
Phải cố gắng lên

Kính trọng bề trên
Thương yêu đồng loại
Đừng mà có dại
Đánh lộn bạn bè

Cha mẹ chở che
Khi ta còn nhỏMuốn mình sáng tỏ
Tự học tự tìm

Trái tim bao dung
Tâm hồn thư thái
Giữa thời ngang trái
Biết đúng, biết sai

Quý trọng hiền tài
Không ưa xu nịnh
Làm người trung thực
Đói rách vẫn thơm

Nay ta lớn khôn
Ngẫm lời cha nói
Vẫn còn tươi rói
Ấm áp tình người.

Chắc hẳn sẽ có nhiều bậc phụ huynh muốn “xin 1 vé quay về tuổi thơ” vừa hồn nhiên, vui vẻ vừa được cha mẹ chở che. Hy vọng trong bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây, các cha mẹ của bé sẽ thấy được 1 phần của mình trong đó.

Thơ quốc tế thiếu nhi
Bài thơ Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6: “Nhớ ngày còn trẻ”

2. Thơ Quốc tế thiếu nhi “Ngày Tết Thiếu nhi của bé”

Mùng 1 tháng 6
Tết của thiếu nhi
Mẹ đưa bé đi
Dạo quanh khắp phố
Nào là ô tô
Nào là xe máy
Rộn rã, vui tươi
Sao mà náo nhiệt
Bé yêu thích lắm
Thích được đi chơi
Thích được nhận quà
Ngày tết thiếu nhi

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?

3. Tết Thiếu nhi “Ông bà cũng mừng lây”

Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi
Bà gửi các cháu
Tất cả những gì
Yêu thương thân quý
Của ông bà đây
Nhớ tới các cháu
Trong Lễ lớn này
Chúc mừng các cháu
Vui vẻ thơ ngây
Chơi ngoan học giỏi
Lớn lên từng ngày
Ông bà hoan hỷ
Mừng cháu hôm nay
Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi

Thơ 6 chữ ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 – Mong ước quay về tuổi thơ

Tuổi thơ đẹp như hoa nở
Ai cũng một lần tuổi thơ
Nhớ lắm những ngày bé nhỏ
Cha Mẹ yêu thương vô bờ
Tuổi thơ ôm bao ước mơ
Gặp Bụt hiền như chuyện cổ
Đêm về êm lời Mẹ kể
Giấc ngủ an lành để mơ
Tuổi thơ bạn bè cùng lứa
Xếp hàng chơi bên gốc me ,
Nhảy dây, ô quan, banh đũa…
Mải chơi quên giấc ngủ trưa
Xa từ lâu rồi tuổi thơ
Yêu thương vẫn giữ đến giờ
Vẫn thèm chuyến xe cổ tích
Chở ta quay về trong mơ.

Thơ 7 chữ về Quốc tế thiếu nhi 1/6

1. Bài thơ chúc mừng 1/6

CHÀO thế hệ tương lai đất nước
MỪNG hân hoan tết được thưởng quà
QUỐC Nam là của chúng ta
TẾ Liên Hiệp Quốc xướng qua toàn cầu.

THIẾU niên ước ngàn câu hy vọng
NHI đồng luôn theo ngóng đợi chờ
MẦM măng uốn dạy tuổi thơ
NON sông bền vững đều nhờ cháu con.

ĐẤT có mạnh gắng đoàn kết để
NƯỚC giàu lên không thể xem thường
Được thời vốn quý tình thương
Đi rồi đến đích chặng đường gian truân.

Hưởng quyền lợi ân cần cặn kẻ
Qua việc làm vạch vẻ hướng đi
CHÀO MỪNG QUỐC TẾ THIẾU NHI
MẦM NON ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC ĐI HƯỞNG QUÀ?

Hãy để ý những chữ cái đầu trong các câu của bài thơ về Quốc tế Thiếu nhi trên nhé. Nó có ẩn chứa thông điệp mà MarryBaby muốn mang tới cho các thiên thần nhỏ đấy!

2. Bài thơ Quốc tế thiếu nhi – Tuổi thơ ơi

Tôi thèm đắp lại mảnh tình quê
Gửi chốn thành đô những bộn bề
Vứt trả cho cô nàng lộng lẫy
Vui cùng với tụi nhỏ ngô nghê
Trẻ con đưa bánh cung tay dạ
Người lớn dâng hoa vẩu miệng trề
Một tấm chân tình sao rũ bỏ
Cuộc đời trao hết vẫn còn chê.

3. Tết Thiếu nhi – Bà yêu gửi gửi tặng cháu

Ngày. 1 – 6. Cháu ở xa
Bà không cùng các cháu sắm quà
Vui vẻ đón Tết cùng các cháu
Nay ở trong đó ông thay bà

Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi ta
Ngoài Bắc bà một mình ở nhà
Giá như được ở bên các cháu
Là niềm vui lớn nhất của bà

Bà hẹn các cháu năm sau nha
Cùng đi Siêu thị vui sắm quà
Tham gia nhiều trò chơi vui vẻ
Tình cảm bà cháu thêm mặn mà

Bà yêu thương các cháu nhất nhà
Ba cháu nội, ngoại tươi như hoa
Các cháu ngoan, khỏe và hiếu động
Là nguồn động viên của người già…!!!

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

4. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Mừng ngày Thiếu nhi Quốc tế”

Mừng ngày Quốc Tế Thiếu Nhi nha!
Ngày lễ trò ngoan được nhận quà
Thiếu học sao thành người hữu dụng?
Nhi đồng uốn nắn lợi non nhà
Các con cháu trẻ là nền tảng
Bé nhỏ ngày sau tiếp bước già
Ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ dạy
Vui lo học tập để thăng hoa.

5. Mừng ngày Thiếu nhi

Bài thơ dưới đây sẽ miêu tả không khí hân hoan trong ngày Quốc tế thiếu nhi.

Rực rỡ đèn hoa khắp phố phường
Niềm vui thắm thiết được yêu thương
Khăn quàng tháng sáu ngày mùng một
Quốc tế thiếu nhi rộn rã đường
Hớn hở thầy cô, ba mẹ đã
Lớn lên nhớ mãi tuổi hoa nhường
Ươm mầm khát vọng hồng lên má
Đỏ thẫm khung trời bát ngát hương

6. Thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi “Trẻ em toàn quốc nghỉ hè vui thiệt là vui”

Món quà nhỏ bé vui bé cười
Thư giãn hè vừa học vừa chơi
Y nốt nhạc, vẽ vời tranh ảnh
Chào võ đường, lặn lội bể bơi.

Thuở ấu thơ tung tăng đùa giỡn
Mùa hoa đỏ nghỉ dưỡng xả hơi
Một năm tuổi đong đầy kỷ niệm
Góc thiếu nhi theo mãi cuộc đời

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Điểm danh top 10 món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi

thơ quốc tế thiếu nhi
Thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi “Trẻ em toàn quốc nghỉ hè vui thiệt là vui”

Thơ hay 8 chữ về ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Tháng sáu về ngày quốc tế thiếu nhi.
Bằng lăng tím vẫn thầm thì trong gió.
Cây phượng vĩ trên sân trường thắm đỏ.
Xin cầu cho các cháu nhỏ vui tươi.

Cuộc sống an nhiên đầy ắp tiếng cười.
Luôn thơ ngây được mọi người yêu quý.
Không phân biệt nông thôn hay thành thị.
Cắp sách tới trường với chị với anh.

Như mầm non tươi rói ở trên cành.
Không còn mảnh đời mong manh áo vá.
Sẽ không còn những em thơ vất vả.
Mưu sinh trong đời sỏi đá cằn khô.

Sẽ không còn những em bé bơ vơ.
Không mẹ cha sống vật vờ trên phố.
Lầm lũi xin ăn đầu đường xó chợ.
Ngủ dưới gầm cầu than thở cùng ai.

Biết về đâu khi mờ mịt tương lai.
Xin chở che em, qua đêm dài lạnh cóng.
Mở rộng lòng nhân chung tay hành động.
Thiếu nhi trong đời được sống bình an.

[inline_article id=294109]

Trẻ em như búp trên cành”. Hãy nâng niu, yêu thương, cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc. Đó cũng là thông điệp mà bài thơ Quốc tế Thiếu nhi trên muốn truyền đạt đến mọi người.

MarryBaby hy vọng các bé sẽ thích những bài thơ Quốc tế thiếu nhi này. Các bé cũng có thể học thuộc để đọc cho cả nhà cùng nghe.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

6 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh chóng, nhớ lâu

Để giúp con tự tin hơn trong việc học toán, MarryBaby xin phép gửi đến các bậc cha mẹ một số cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ. Bảo đảm các bé học xong vừa hiểu bài mà còn làm toán siêu nhanh nữa.

Vậy bảng cộng trừ là gì? Thần thánh đến mức nào lại khiến trẻ học nhanh đến vậy? Có cách nào dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ siêu nhanh không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Bảng cộng trừ là gì?

Bảng cộng trừ là một công cụ hỗ trợ các bé thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng, thông qua việc ghi nhớ các phép tính có sẵn từ bảng cộng trừ.

Đối với các em học sinh lớp 1 và lớp 2, bảng cộng trừ sẽ là những phép tính trong phạm vi 10 hay 20 và tăng dần độ khó đối với các lớp cao hơn. 

Cách cha mẹ dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1 và lớp 2 hiệu quả đó là giải thích ý nghĩa và cách hình thành các phép tính. Mục đích là để trẻ hiểu rõ và dễ áp dụng khi làm bài tập..

Ngoài ra, việc giải thích còn giúp trẻ rơi vào trường hợp học vẹt, học thuộc lòng và không hiểu vì sao mình cần phải học các bảng cộng trừ này.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bài thơ bé học toán: Chỉ cần 120s – Bé đọc vào là nhớ ngay!

2. Lợi ích từ những cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ

cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ
Lợi ích từ những cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ

Khi trẻ đã hiểu rõ được cách triển khai một phương pháp tính cộng và trừ; lâu dần trẻ sẽ hình thành kỹ năng phản xạ khi thực hiện các phép tính cộng trừ khi làm bài tập; và cả trong đời sống.

Cha mẹ biết không, đôi khi cũng còn tùy thuộc phương pháp; và cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1 và lớp 2 của cha mẹ, mà giúp con tăng khả năng tư duy; cũng như khả năng phát triển não bộ khi học Toán.

Tuy nhiên, việc cho trẻ thường xuyên thực hành bảng cộng trừ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi và sớm xây dựng nền tảng. Về sau, các kiến thức nâng cao hơn, các con cũng dễ dàng tiếp thu tốt hơn.

Có 4 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ vô cùng sinh động và hiệu quả. Đó là học thông qua tính nhẩm; học với thẻ và vật dụng hỗ trợ; học với mô hình Domino và học đếm bước đi bộ.

Hiểu được điều đó, cha mẹ cũng nên biết rằng, cách dạy trẻ học bảng cộng trừ dù là lớp 1 hay lớp 2, là KHÔNG NÊN ép trẻ học thuộc lòng. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích và hướng dẫn con triển khai một phép tính theo từng bước cụ thể.

Tiếp theo đây là những cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh và hiệu quả hơn. Cha mẹ tham khảo ngay nhé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp dạy bé đánh vần hiệu quả và nhanh chóng

3. 4 cách dạy trẻ lớp 1 và lớp 2 học thuộc bảng cộng trừ

3.1 Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1, lớp 2 thông qua tính nhẩm

Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1, lớp 2 thông qua tính nhẩm
Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ lớp 1, lớp 2 thông qua tính nhẩm

Trước khi đi vào cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ, cha mẹ cần giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các con số.

Cha mẹ hãy bắt đầu tiết học bằng cách nói “1” và sau đó để con lặp lại theo. Cùng nhau đếm đến 10. Làm điều này ít nhất hai lần để trẻ có thể quen với việc nghe các con số thành tiếng. Đây là một cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ vô cùng hiệu quả vì nó giúp bé hiểu rõ thứ tự của các con số.

Khi trẻ đã cảm thấy thoải mái với việc nói to các con số, cha mẹ có thể tiếp tục cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng và trừ bằng việc đố trẻ về những con số.

Tiếp theo, hỏi con rằng: “Số gì đứng sau số 1?” Chờ từ năm đến mười giây để con phản hồi. Nếu trẻ có vẻ không biết câu trả lời, cha mẹ có thể nói: “2.” Tiếp theo, hãy đọc lại tất cả các số, đếm to cùng con. Sau đó, thử hỏi con “Số gì đứng sau số 1?” lần nữa. Lặp đi lặp lại đến khi trẻ nhớ câu trả lời đúng.

Sau đó, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đếm đến 5. Cho trẻ thời gian suy nghĩ và đừng vội vàng. Cha mẹ có thể nhắc nhở hoặc khuyến khích trẻ khi cần thiết.

Sau khi trẻ đã làm quen với các con số, cũng đã đến lúc cha mẹ giới thiệu phép cộng, trừ là gì cho bé. Hãy giải thích định nghĩa một cách đơn giản. Tốt nhất là nên thêm ví dụ để trẻ dễ hiểu hơn.

Hãy lấy những bài tập đơn giản có liên quan đến những sự vật xung để trẻ cảm thấy thú vị hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi: “Mẹ có 1 trái cà chua, nhưng mà không đủ để nấu món mì Ý. Thế là mẹ nhờ con mua thêm cho mẹ 2 trái. Vậy mẹ có tổng cộng bao nhiêu trái cà chua?”

Cuối cùng, đừng quên luyện tập với trẻ mỗi ngày. Cha mẹ càng làm nhiều phép tính với con, trẻ sẽ càng ngày càng giỏi. Dành một giờ mỗi ngày để áp dụng cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ này và cho con giải các phép tính đơn giản. Dần dần, trẻ sẽ có phản xạ vô cùng nhạy khi cha mẹ hỏi bất kỳ phép tính nào.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

3.2. Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ với các vật dụng bổ trợ và thẻ hình ảnh

Cách dạy trẻ học cộng trừ với các vật dụng bổ trợ và thẻ hình ảnh
Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ với các vật dụng bổ trợ và thẻ hình ảnh

Cha mẹ có thể lựa chọn những đồ vật nhỏ gọn gần gũi với trẻ như viên bi, kẹo, que kem. Và đừng quên sử dụng các thẻ hình ảnh có đánh số ở trên đó trong cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ này.

Trước tiên, giới thiệu một loại số có trên thẻ cho bé biết rồi chọn ngẫu nhiên vài tấm thẻ và hỏi con đây là số mấy. Khi trẻ đã quen dần với các số trên thẻ, hãy trải các thẻ số và các đồ vật ra trước mặt trẻ.

Lúc này, hãy ra 1 vài đề toán yêu cầu trẻ lần lượt lấy số đồ vật tương ứng rồi chọn thẻ hình ảnh có số liên quan đến số lượng đồ vật đó. Ví dụ cha mẹ sẽ ra câu đố như sau: Mẹ có 6 viên bi, cha lén lấy của mẹ 4 viên để chơi. Vậy mẹ còn lại bao nhiêu viên bi?

Nhiệm vụ của trẻ sẽ là lấy 6 viên bi, rồi bỏ bớt 4 viên. Trẻ sẽ đếm số bi tổng cộng rồi trả lời là “2”. Sau khi trả lời xong, nhiệm vụ cuối cùng của trẻ sẽ là tìm thẻ có số 2.

Cách dạy này vừa có thể giúp trẻ học thuộc bảng cộng trừ vừa nhận diện các chữ số tốt hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

3.3 Dạy trẻ lớp 1, lớp 2 học thuộc bảng cộng trừ với mô hình toán học Domino

Dạy trẻ lớp 1, lớp 2 học thuộc bảng cộng trừ với mô hình toán học Domino

Không đơn giản chỉ là món đồ chơi, những khối Domino cũng được sử dụng để dạy trẻ học các phép cộng đơn giản.

Cha mẹ kẻ một bảng tính với nhiều phép toán khác nhau, hướng dẫn trẻ xếp những khối Domino tương ứng vào các ô. Trẻ muốn tìm ra kết quả cuối cùng sẽ phải đếm tổng các số chấm trên miếng Domino và cộng lại với nhau.

3.4 Dùng khối lego để dạy bé học toán cộng trừ

Sử dụng những tấm thẻ trắng, viết những phép cộng đơn giản vào thẻ. Sau đó, để trẻ dùng những khố logo nhiều màu sắc, lắp thành những tòa nhà cao tầng tương ứng với kết quả của phép cộng hoặc trừ đó.

3.5 Cách dạy trẻ nhanh thuộc bảng cộng trừ bằng trò đếm bước đi bộ

Thêm một gợi ý giúp ba mẹ trong cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh mà các bé trai rất thích thú. Ba mẹ có thể sử dụng ngay bộ đồ chơi Lego để tạo khối thành 1 con đường. Đây cũng là cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh ba mẹ có thể áp dụng.

Mỗi một miếng lego có thể chia thành 4 phần với 4 chữ số khác nhau. Có thể chuẩn bị vài phép tính bằng bìa hoặc đố bé bằng miệng. Sau khi nghe câu hỏi, bé sẽ di chuyển các nhân vật tiến, lùi trên con đường mô phỏng với số lượng bước chính xác theo phép cộng hoặc trừ.

3.6 Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ bằng que tính

Que tính là vật dụng rất quen thuộc, nhất là với các bạn nhỏ bắt đầu lên lớp 1. Các que tính sẽ giúp bé học cách cộng trừ nhanh hơn. Bước đầu ba mẹ vẫn cho bé đọc những phép tính cộng và trừ trong bảng tính, sau đó cho bé tự thực hành các phép tính cộng trừ trong bảng tính.

Ví dụ:

Phép cộng 2 + 2 = ?

Phép trừ 6 – 4 =?

Ba mẹ cần hướng dẫn bé sử dụng các que tính để ra kết quả đúng. Dạy bé đếm que tính để biết giá trị tổng của phép cộng.

Khi bé đã thành thạo các câu hỏi dễ, có thể tăng độ khó bằng 2 phép cộng, trừ để kích thích khả năng tư duy của bé.

Categories
Hạt giống tâm hồn Nuôi dạy con

70+ Lời chúc Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 ngọt ngào và ngắn gọn

Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, MarryBaby xin được gửi đến các cha mẹ và trẻ nhỏ tuyển tập những lời chúc ngày Quốc tế Thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất. Cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé!

1. Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 ý nghĩa cho bé

1.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi giúp trẻ phát triển kỹ năng học tập

1. Chúc các bé nhà mình ngày 1/6 vui vẻ, mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn; và luôn học giỏi nha.

2. Chúc cho những thiên thần nhỏ luôn rạng ngời; hãy học giỏi chăm ngoan nhé các con yêu thương.

3. Ngày vui mừng 1/6 đã về, chúc bé luôn mạnh khỏe, ngoan ngoãn, học giỏi, luôn được yêu thương và được chăm sóc một cách tốt nhất.

4. Trẻ em như búp trên cành; Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan. Nhân dịp tết thiếu nhi chúc các bé luôn vui khỏe, ăn nhiều, chơi nhiều và chóng lớn.

5. Nhân dịp tết thiếu nhi, chúc bé luôn chăm ngoan, học giỏi, biết vâng lời nhé! Chúc cho những thiên thần nhỏ luôn chăm ngoan, học giỏi và luôn vui vẻ rạng ngời nhé!

6. Chúc bé luôn luôn khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi, luôn được yêu thương, được chăm sóc một cách tốt nhất. Gửi bé lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi rằng bé sẽ nhận được nhiều quà nhân ngày 1/6.

Gia đình nào cũng mong con học tập tốt; cha mẹ hãy gửi con lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên nhé! Ngoài học tập, cha mẹ hẳn cũng quan tâm lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi giúp con khỏe mạnh.

Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi
Cha mẹ muốn con nâng cao kỹ năng trong học tập và cuộc sống thì không thể bỏ qua những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 này!

1.2 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi cho con sức khỏe dồi dào

1. Chúc các con hay ăn chóng lớn nhé!

2. Chúc các thiên thần của chúng ta luôn rạng ngời, học giỏi, vui vẻ và chăm ngoan. Đặc biệt chúc các bé sẽ nhận được thật nhiều món quà xinh xắn, đáng yêu và đầy ý nghĩa của người thân yêu nhé!

3. Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, thay mặt cho toàn thể “thiếu nhi lớn” gửi tới các bé những tình cảm yêu thương nhất, chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, và biết nghe lời bố mẹ.

Sức khỏe tốt là nền tảng cho một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 trên có thể giúp con ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Những phương pháp dạy con hay nhất bố mẹ cần biết

1.3 Lời chúc ngày 01/6 để con có mối quan hệ tốt với mọi người

1. Chúc các con có một ngày lễ thật vui ý nghĩa, mạnh khỏe, chăm ngoan và học giỏi.

2. Gửi đến cháu hàng nghìn nụ hôn, chúc bé cưng ngày 1/6 thật vui khỏe và tràn đầy hạnh phúc.

3. Ngày lễ đặc biệt mùng một tháng Sáu chính là món quà ý nghĩa của mùa hè dành tặng cho các bé. Chúc các con có những giờ phút hạnh phúc bên cạnh gia đình, bạn bè và người thân.

4. Ngày vui mùng 1/6 đã về chúc bé luôn luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi; luôn được yêu thương; và được chăm sóc một cách tốt nhất. Chúc bé nhận được nhiều quà nhân ngày 1/6.

5. Chúc các bé thiếu nhi có 1 ngày lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên bạn bè và những người thân yêu trong gia đình. Chúc các bé sẽ được ba mẹ dẫn đi chơi, đi ăn và có thật nhiều quà; đặc biệt là đừng quên việc học hành nhé!

Mối quan hệ xung quanh sẽ giúp con có đời sống tinh thần khỏe mạnh, cha mẹ hãy gửi con lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên. Hơn nữa, không chỉ giúp con có mối quan hệ tốt với mọi người; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 để con trẻ có tinh thần và năng lượng tích cực cũng nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình.

1.4 Câu chúc Tết thiếu nhi giúp trẻ vui vẻ, tích cực hơn

1. Nhân ngày Tết Thiếu nhi, chúc các bé chăm ngoan, học giỏi và biết vâng lời nhé!

2. Nhân ngày lễ Thiếu nhi 1/6, chúc các con yêu có một ngày lễ tràn đầy niềm vui và ngập tràn tiếng cười.

3. Chúc các bé có một ngày Quốc tế Thiếu nhi tràn đầy niềm vui và có thật nhiều món quà tặng 1/6 đáng yêu.

4. Chúc cho những thiên thần nhỏ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi thật vui vẻ, hạnh phúc và nhận được thật nhiều quà.

5. Chúc các bé thiếu nhi có một ngày lễ thật vui vẻ và hạnh phúc bên những người thân yêu trong gia đình. Chúc các con sẽ được bố mẹ dẫn đi chơi, đi ăn và có thật nhiều quà; đặc biệt hơn là đừng quên việc học nhé!

Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 trên sẽ động viên và nâng cao tinh thần lạc quan cho con lắm đó!

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tổng hợp những truyện ngắn thiếu nhi hay mẹ nên mua về cho bé

2. Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào người thân dành cho bé

2.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi từ mẹ giúp con cảm nhận tình thương yêu vô bờ

1. Mẹ chúc các con yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé. Mẹ yêu các con nhất trên đời.

2. Chúng ta sẽ không chúc mừng ngày 1-6 đâu con yêu; bố mẹ sẽ cố gắng để mỗi ngày của con đều là ngày 1-6 tuyệt vời!

3. Con gái bé bỏng của mẹ; mẹ chúc con gái yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé. Mẹ yêu con nhất trên đời.

4. Chúc hoàng tử của mẹ lớn lên sẽ là một thanh niên khôi ngô tuấn tú và luôn “tỏa sáng” con nhé. Chúc con ngày lễ thật vui và đầy ắp tiếng cười.

5. Mẹ chẳng mua gì cho các con cả; mẹ dành cho con 1 ngày để chơi và trò chuyện cùng con! Chúc các con nhanh lớn, ngoan ngoãn, học giỏi nhé!

6. Cún con của mẹ, nhân ngày mùng 1/6 mẹ chúc cún con của mẹ luôn mạnh khỏe, ăn nhiều. Chúc con luôn giữ nụ cười xinh tươi trên môi. Bố mẹ yêu con nhiều lắm!

7. Ngày lễ của con mẹ muốn gửi tới con lời yêu thương nhất “Mẹ yêu con rất nhiều”. Chúc con luôn là cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn và luôn hạnh phúc. Yêu thương và gửi con 1000 nụ hôn!

8. Con có biết những thiên thần nhỏ thường làm gì vào ngày 1-6 không? Họ thường mang những món quà dễ thương nhất dành tặng cho những em bé hơn mình. Con cũng sẽ là một thiên thần nhỏ nhé! Mẹ tự hào về con.

Đừng quên nhắc nhở con cha mẹ yêu con nhiều đến thế nào không chỉ với những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi; mà còn vào những ngày bình thường khác nữa bố mẹ nhé.

Lời chúc ngọt ngào
Cha mẹ muốn cho con cảm nhận được tình yêu thương của mình hãy nói con nghe lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 sau đây nhé!

2.2 Câu chúc ngày 01/6 giúp con thêm trân trọng cuộc sống

1. Mừng ngày tết thiếu nhi 1/6. Chúc con gái luôn xinh tươi, mạnh khỏe, liên tục phát triển.

2. Ba mẹ yêu các con nhất trên đời, chúc những điều tốt đẹp nhất gửi đến con yêu của ba mẹ.

3. Nhân ngày 1-6, chúc bé yêu của bố mẹ luôn xinh đẹp, ngoan ngoãn và hạnh phúc. Gửi tới con 1000 lời yêu thương!

4. Chúc em bé của bố mẹ có một ngày Tết Thiếu nhi ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương. Bố mẹ yêu con rất nhiều.

5. Chúc mừng ngày 1/6, ba mẹ mong con sẽ luôn tự tin, mạnh mẽ và trưởng thành hơn; để đối đầu với những thử thách trong tương lai. Ba mẹ yêu con!

6. Con gái yêu, con đã làm mọi thứ khiến cuộc đời này thêm ngọt ngào hơn bất cứ đồ ngọt nào trên đời. Ba mẹ gửi con lời chúc ngày 1/6, ngày quốc tế thiếu nhi của con.

7. Bố/mẹ không chỉ biết ơn vì con là con gái của bố/mẹ. Bố/mẹ còn biết ơn tình yêu, tình bạn, lòng tốt và sự hỗ trợ mà con dành cho bố mẹ. Nhân dịp ngày tết thiếu nhi 1/6. Cầu chúc con có nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

Lòng biết ơn là một kỹ năng sống cần nuôi dưỡng; những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi dưới đây sẽ giúp con rèn luyện được tinh thần này.

2.3 Câu chúc ngày 01/6 giúp tiếp thêm hy vọng tích cực cho con

1. Chúc các con có một ngày lễ trọn vẹn niềm vui, mạnh khỏe và chăm ngoan học giỏi.

2. Bố mẹ yêu các con rất nhiều. Nhân ngày 1/6, bố mẹ chúc các con tất cả mọi điều tốt đẹp nhất trên đời.

3. Hôm nay ngày 1/6, bố mẹ chúc con yêu luôn mạng khỏe, ngoan ngoãn; học thật giỏi và biết vâng lời mọi người.

4. Chúc thiên thần của bố mẹ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 thật ý nghĩa, nhiều niềm vui; chăm ngoan và học giỏi hơn nữa con nhé!

5. Chúc các con có một ngày 1/6 thật nhiều niềm vui, hạnh phúc. Các con hãy luôn chăm ngoan học giỏi, nghe lời người lớn và khỏe mạnh nhé.

Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi như trên sẽ tiếp thêm niềm hy vọng cho trẻ vào tương lai; giúp con có tinh thần lạc quan vững bước về phía trước.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.4 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi để người thân gửi gắm tình cảm cho con trẻ

1. Ngày Tết 1/6 đã về. Bố mẹ chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi và nhận được nhiều quà.

2. Chúc thiên thần của bố mẹ có một ngày Quốc tế Thiếu nhi thật vui vẻ, có nhiều quà, chăm ngoan, học giỏi.

3. Cún con của mẹ! Hôm nay là 1/6, mẹ chúc con luôn mạnh khỏe, ăn thật nhiều và giữ mãi nụ cười xinh trên môi. Bố mẹ yêu con nhiều lắm.

4. Không chỉ riêng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; bố mẹ mong ngày nào con yêu cũng vui vẻ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn và ngập tràn yêu thương.

5. Hôm nay là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, bố mẹ gửi đến con yêu 3000 lời yêu thương. Chúc em bé của bố mẹ luôn ngoan ngoãn, khỏe mạnh và học giỏi.

6. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, chúc các bé luôn vui vẻ, ăn nhiều, chơi nhiều và chóng lớn.

7. Trong ngày lễ Quốc tế Thiếu nhi này bố mẹ sẽ dành hết thời gian để cùng các con vui chơi và làm những điều mình yêu thích. Chúc con luôn vui vẻ; khỏe mạnh và hãy luôn là đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu nhé.

Cha muốn gửi gắm tình cảm qua lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi? Hãy nói với con những điều như trên nhé.

2.5 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào khác

1. Chúc con yêu có một ngày Quốc tế Thiếu nhi ngập tràn tiếng cười và tình yêu thương. Mẹ yêu con rất nhiều.

2. Cháu ngoan của dì à, hôm nay là ngày tết Thiếu nhi. Dì chúc cháu luôn bình an, mạnh khỏe, vui vẻ và học thật giỏi nhé!

3. Hôm nay là 1/6 rồi, chị gái chúc em luôn ngoan ngoãn, đạt được nhiều phiếu bé ngoan, đặc biệt là vâng lời ba mẹ em nhé.

4. Nhân ngày 1/6, ba mẹ gửi tới con 1000 lời yêu thương. Chúc bé yêu của ba mẹ luôn xinh đẹp, ngoan ngoãn và hạnh phúc.

5. Em trai đáng yêu của chị. Hôm nay là 1/6 rồi, chị chúc em vui tươi, hồn nhiên đạt được nhiều điểm 10, đặc biệt là vâng lời ba mẹ em nhé!

6. Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, cha mẹ muốn gửi đến con muôn vàng lời chúc sức khỏe; luôn luôn hạnh phúc và thỏa sức làm điều con thích.

Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi ngọt ngào ở trên sẽ giúp ngày của bé thêm phần đặc biệt. Ngoài lời chúc tiếng Việt, cha mẹ muốn con vừa có niềm vui vừa học được ngoại ngữ thì đọc tiếp lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh nhé!

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp dạy bé đánh vần hiệu quả và nhanh chóng

3. Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh

3.1 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh cơ bản

Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi cơ bản giúp con làm quen với ngôn ngữ này:

1. We worry about what a child will become tomorrow. Yet we forget that he is someone today. Happy Children’s Day!

Dịch: “Ta thường lo lắng đứa trẻ sẽ trở thành ai trong tương lai; nhưng ta quên mất rằng hiện tại bé đang là một ai đó. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

2. I am so proud to have you as my kid. You are the best thing that ever happened to me. You fill my days with joyful moments. It’s your special day my baby. Happy Children’s Day!

Dịch: “Mẹ tự hào vì có con là con trai/gái của mẹ. Con là điều tuyệt vời nhất xuất hiện trong cuộc đời mẹ. Con khiến cho mỗi giây mỗi phút của mẹ đều tràn đầy niềm vui. Hôm nay là ngày đặc biệt của con, con yêu. Gửi con lời chúc ngày Quốc tế Thiếu nhi hạnh phúc!”

3. Children Are the Most Precious of God’s Creations. They spread fragrance of love wherever they go. And spread joy and happiness in every season. Handle them to care and love. Happy Children’s Day!

Dịch: “Trẻ thơ là thứ quý giá nhất mà Chúa đã tạo ra. Các em lan tỏa hương thơm của tình yêu bất cứ nơi nào các em đi qua, lan tỏa niềm vui và hạnh phúc bốn mùa trong năm. Vì thế, hãy luôn quan tâm và yêu thương các em. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

4. The sweetest period of anyone’s life is their childhood. A very warm wish for all the children on this special day. Happy Children’s day!

Dịch: “Thời gian ngọt ngào nhất trong cuộc đời mỗi con người là thời thơ ấu. Xin gửi lời chúc ấm áp nhất tới tất cả các em vào ngày đặc biệt này. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 27 tháng tuổi: Có thích hợp học tiếng Anh

Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh
Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh sẽ giúp bé luyện khả năng nghe-hiểu của mình

3.2 Lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi bằng tiếng Anh nâng cao

Nếu khả năng tiếng Anh của bé cứng cáp thì cha mẹ gửi lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi sau nhé:

1. We cannot fashion our children after our desires, we must have them and love them as God has given them to us.

Dịch: “Chúng ta không thể ép buộc con trẻ sống theo nguyện vọng của chúng ta. Hãy yêu thương con vì Chúa đã ban chúng cho chúng ta.”

2. Do not educate children to be rich, educate them to be happy, so that when they grow up, they will know the value of things, and not just the price.

Dịch: “Đừng dạy trẻ làm sao để trở nên giàu có, hãy dạy chúng làm sao để hạnh phúc, để khi lớn lên, các em biết được giá trị của mọi thứ không chỉ nằm ở giá tiền.”

3. Three things to learn from a CHILD- 1st- To Be Happy For No Reason. 2nd- To Be Always Busy Doing Something. 3rd- To Know How To Demand Small Things Without Ego. Happy Children’s Day!

Dịch: “Ba điều chúng ta cần học ở một đứa trẻ – Một là hạnh phúc mà không cần lý do. Hai là luôn luôn bận rộn để làm một thứ nào đó. Ba là biết cách đòi hỏi những điều nhỏ nhặt mà không tự ái. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

4. Childhood is all about being wild, having fun and enjoying a carefree life. Enjoy your childhood till it lasts. Happy Children’s Day!

Dịch: “Thời thơ ấu là nổi loạn, là vui vẻ, là tận hưởng một cuộc sống vô lo vô nghĩ. Hãy tận hưởng thời thơ ấu của bạn cho đến khi nó kết thúc. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

5. Children are sensitive and innocent, they are the little angels of God, and the future of mankind. Wishing children the very best on this Children’s Day!
Dịch: “Con trẻ rất nhạy cảm và hồn nhiên, chúng là những thiên thần nhỏ của Chúa, và là tương lai của nhân loại. Chúc cho các em sẽ có những giây phút tuyệt vời trong ngày đặc biệt này!”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em

[inline_article id=157978]

3.3 Lời chúc ngày 01/6 bằng tiếng Anh thông dụng

Những lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi được nhiều người ưa chuộng, cha mẹ hãy tham khảo:

1. Kids go where there is excitement, they stay where there is love. Happy Children’s Day!

Dịch: “Trẻ sẽ đi đến nơi có sự náo nhiệt… và sẽ ở lại nơi có tình yêu. Chúc mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi!”

2. Wishing you a happy holiday, healthy, obedient and good student.

Dịch: “Chúc các con có một ngày lễ thật vui ý nghĩa, mạnh khỏe, chăm ngoan và học giỏi.”

3. Wish all ​​little angel 1/6 happy, healthy, eat and grow fast and always be good students.

Dịch: “Chúc các bé nhà mình ngày 1/6 vui vẻ, mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn và luôn luôn học giỏi nha.”

4. Mom did not buy anything for you; I ‘’ll give you one day to play and chat with you ! Happy children grow up quickly, docile, and good students.

Dịch: “Mẹ chẳng mua gì cho các con cả, mẹ dành cho con 1 ngày để chơi và trò chuyện cùng con! Chúc các con nhanh lớn, ngoan ngoãn, học giỏi nhé!”

5. On behalf of all great people on this earth, Mom would like to see you to become a little docile, lovely and truly learn the good things.

Dịch: “Thay mặt toàn thể người lớn trên trái đất này, mẹ chúc con sẽ làm một đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu và học những điều tốt đẹp nhé!”

6. I hope all my loving children will always be healthy, lovely and docile. I love you the most!

Dịch: “Mẹ chúc các con yêu của mẹ luôn mạnh khỏe, đáng yêu và ngoan ngoãn con nhé, mẹ yêu các con nhất trên đời.”

3.4 Lời chúc ngày 01/6 bằng tiếng Anh phổ biến khác

Một số lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi phổ biến MarryBaby gửi gắm cho cha mẹ!

1. International Children’s Day 1/6, on behalf of the whole “big kids” to send to all the children most loving sentiments, wish you stay healthy, or eat fast growing, study well, docile, and obedient parents. I specially hope you will get plenty of lovely meaningful gifts from “big kids”.

Dịch: “Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, thay mặt cho toàn thể “thiếu nhi lớn” gửi tới các bé những tình cảm yêu thương nhất, chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, học giỏi, ngoan ngoãn, và biết nghe lời bố mẹ. Đặc biệt chúc các bé sẽ nhận được thật nhiều món quà xinh xắn, đáng yêu và đầy ý nghĩa của người thân yêu nhé!”

2. Do you know those little angels usually do on days 1-6 is not? They often bring the most positive gift easy to give the baby elder than them. And you will be a little angel; won’t you? Mom proud of you!

Dịch: “Con có biết những thiên thần nhỏ thường làm gì vào ngày 1-6 không? Họ thường mang những món quà dễ dương nhất dành tặng cho những em bé hơn mình. Con cũng sẽ là một thiên thần nhỏ nhé! Mẹ tự hào về con.”

3. On your celebration day, I want to send to you the most loving words “I love you very much” . Baby, I wish you are always a beautiful girl , docile and happy. Send to you 1000 Kisses!

Dịch: “Ngày lễ của con mẹ muốn gửi tới con lời yêu thương nhất “Mẹ yêu con rất nhiều”. Chúc con luôn là cô gái xinh đẹp, ngoan ngoãn và luôn hạnh phúc. Yêu thương gửi tới con 1000 nụ hôn!”

4. On 1- 6 and even other day, you know your mission is? It is always smile and bring your sunshine to all people around you. I love you!

Dịch: “Vào ngày 1- 6 và cả những ngày khác nữa, con biết nhiệm vụ của con là gì không? Đó là luôn rạng ngời và mang nụ cười của con đến cho những người xung quanh. Mẹ yêu con.”

5. My love, we will not congratulate 1-6 days, parents will make all your days of your life the best 1-6 days.

Dịch: “Chúng ta sẽ không chúc mừng ngày 1- 6 đâu con yêu, ba mẹ sẽ làm cho mỗi ngày của con đều là ngày 1-6 tuyệt vời nhất!”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

Hy vọng với lời chúc ngày quốc tế thiếu nhi nêu trên, cha mẹ đã giúp con trẻ có một ngày ngọt ngào và trọn vẹn!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

5 cách dạy vẽ cho trẻ mầm non hô biến con thành họa sĩ nhí

1. Lợi ích của việc dạy vẽ cho trẻ khi còn ở giai đoạn mầm non

Trước khi đi đến phần “cách dạy vẽ cho trẻ mầm non“, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những lợi ích không ngờ tới khi dạy vẽ cho trẻ từ giai đoạn mầm non nhé!

1.1 Tăng khả năng năng vận động

Trong khi vẽ, các cơ ở bàn tay và ngón tay trẻ dần dần được củng cố. Việc các nhóm cơ ở những bộ phận tay của trẻ phát triển sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc học viết, chơi nhạc cụ, đánh máy,… sau này của trẻ.

1.2 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp tăng tính sáng tạo của trẻ

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Với các công cụ vẽ như cọ, bút màu và giấy hoặc các bề mặt phẳng khác; trẻ có thể khám phá quá trình nghệ thuật một đầy cách sáng tạo mà không cần quan tâm đến bất cứ ràng buộc nào.

Điều này cho phép bé tự do thử trải nghiệm các cách vẽ khác nhau mà không phải lo lắng về bất kỳ “quy tắc” quy định nào.

1.3 Trẻ phát triển nhận thức thông qua quá trình vẽ tranh

Những bức vẽ của trẻ em cho chúng ta biết điều gì? Trong suốt thời thơ ấu, các dây thần kinh trong não của trẻ em đã sớm hình thành và kết nối với nhau.

Trong lúc vẽ và tô, trẻ sử dụng nhiều giác quan của mình cùng một lúc. Điều này giúp cho não bộ của trẻ suy nghĩ sâu sắc, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mẫu, biểu tượng và thể hiện cảm xúc…

Có thể nói, những bức vẽ chính là “manh mối” cho chúng ta khám phá ra từng mức độ phát triển trí tuệ của trẻ trong từng giai đoạn.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bé 2 tuổi: Sự phát triển trí tuệ ở 25 tháng

1.4 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ hình thành kỹ năng lập kế hoạch từ nhỏ

Khi đã qua giai đoạn viết nguệch ngoạc; trẻ bắt đầu lên kế hoạch vẽ những gì chúng định vẽ trên giấy; vị trí đặt mỗi hình hoặc hình dạng và cách để chừa chỗ cho đối tượng tiếp theo mà chúng muốn vẽ.

Lập kế hoạch cũng liên quan đến các kỹ năng sống khác nhau mà trẻ em cần khi phát triển và trưởng thành.

1.5 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ phối hợp mắt và tay tốt hơn

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Vẽ giúp cho trẻ thực hành sử dụng mắt để định vị chính xác các chuyển động của bàn tay.

Sự phối hợp giữa mắt và tay sẽ là một lợi ích trong việc chơi thể thao, viết tay, đọc và các kỹ năng sống khác, chẳng hạn như cài cúc và buộc dây giày.

1.6 Trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua quá trình vẽ tranh

Thông qua các bức vẽ của mình, trẻ em có cơ hội trải nghiệm sự liên kết của sự vật và từ chỉ sự vật đó. Điển hình khi cha mẹ là chỉ vào hình mà bé vẽ và nói cho trẻ biết đây là gì. Dần dần, não bé hình thành liên kết giữa hình ảnh và tên gọi của nó trong đầu bé.

Bé có xu hướng nói chuyện với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa thông qua các sự vật trong tranh bé vẽ.

2. Một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non

Hãy đa dạng hóa phương pháp dạy của mình để con cảm thấy việc học vẽ vô cùng thú vị.

2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nắm được khi dạy vẽ cho trẻ mầm non đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ sự xuất hiện của các sự vật thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của chúng. Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.

Với phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con bút chì và giấy vẽ, khuyến khích con không sử dụng tẩy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bé có thể vẽ nhiều nét cho một vật và xóa những chi tiết không cần thiết khi bức tranh đã hoàn thiện. Tuyệt đối không được ép trẻ vẽ những gì mà người lớn quan sát. Hãy khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ.

2.2 Phương pháp vẽ dạy vẽ các hình khối 

Phương pháp vẽ dạy vẽ các hình khối 

Phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình khối vuông, tam giác, hình tròn… cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ một vật dựa vào hình khối tương ứng và tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình tròn, hình tam giác.

2.3 Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non mà không nhìn xuống

Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì để trẻ không nhìn thấy đường mà chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản, tiếp theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt. Sau đó, cha mẹ cho trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!

2.4 Đặt câu hỏi cho bức tranh của con

Khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mở, thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng. Hãy hỏi về những điều mà con thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề, cho trẻ một nhân vật chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ vẽ chủ đề đồng quê, bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng tượng ra.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.5 Phương pháp tạo nên một cuốn truyện

Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy vẽ cho trẻ em này để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu truyện ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!

Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh hãy đặt nó lên giá sách. Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và “xuất bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

3. Một số mẹo dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị cha mẹ cần biết

Chỉ biết những cách dạy vẽ cho bé mầm non ở trên thôi vẫn chưa đủ. Cha mẹ cần bỏ túi thêm những “mánh khóe” để việc học vẽ của bé thêm vui nhộn, hiệu quả

3.1 Dạy cách cầm bút và đố con các màu sắc trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non

Dạy cách cầm bút và đố con các màu sắc

Trước khi bắt đầu bất cứ một lớp học nào đó, tiết mục khởi động là một phần không thể thiếu. Lớp học dạy vẽ cho trẻ mầm non của các cha mẹ cũng nên như vậy. Hãy “làm nóng” trẻ bằng những câu đố màu sắc như là “Đây là màu gì”? “Màu vàng trộn với màu đỏ ta được màu gì”… Việc này vừa đánh bay cơn buồn ngủ của con vừa khiến trẻ hào hứng với bài học và nhớ bài lâu.

3.2 Chọn chủ đề vui nhộn, gần gũi hoặc là chủ đề mà bé thích

Việc cho bé vẽ những chủ đề cứng nhắc hoặc quá khó sẽ làm trẻ mau chán và dễ khóc vì bé không thể nào hoàn thành tác phẩm của mình như ý.

Trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ nên lưu ý hỏi bé muốn vẽ chủ đề gì. Việc này vừa tạo thuận lợi cho việc học vẽ của bé vừa khiến bé cảm thấy mình được quan tâm.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

3.3 Sử dụng 1/2 tờ giấy để tiết kiệm thời gian

Một tờ giấy A4 có thể sẽ hơi quá to so với bé mầm non, hãy cắt đôi tờ giấy ra. Bé vừa có thể hoàn thành xong tác phẩm của mình trong thời gian ngắn mà cha mẹ vừa có thế tiết kiệm được nhiều giấy.

3.4 Dạy vẽ sườn, phác thảo cho trẻ mầm non

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Khi vẽ một ảnh chân dung hay tĩnh vật, hầu như tất cả các họa sĩ đều phải đo đạc tỷ lệ của vật thật rồi vẽ khung, phác thảo cho đồ vật đó. Cuối cùng mới là vẽ đồ vật dựa trên phác thảo đó.

Cha mẹ cũng có thể dạy trẻ vẽ phác thảo cho các bức vẽ. Việc này có thể hơi khó đối với các bé đang học mầm non. Nhưng không sao cả, đây là một thói quen tốt. Hãy cố gắng cho trẻ làm quen nếu cha mẹ có dự định cho con mình đi theo chuyên ngành mỹ thuật nhé.

3.5 Cho bé 10 phút yên tĩnh để tập trung vẽ

Sau khi đã làm nóng, chọn chủ đề và dạy vẽ khung, sườn cho trẻ mầm non, hãy bắt đầu khoảng thời gian 10 phút yên tĩnh để bé vẽ. Lúc này là thời gian để con lên ý tưởng và suy nghĩ về “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Hãy để tư duy, não bộ của bé hoạt động vào lúc này.

3.6 Chấp nhận việc bé vẽ sai, vẽ nguệch ngoạc

Có thể những bức vẽ của con chưa được hoàn hảo lắm ở độ tuổi này. Hãy kiên nhẫn và động viên con liên tục để bé có động lực hoàn thiện dần khả năng vẽ của mình.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Chọn trường cho con và những điều phụ huynh cần lưu ý

3.7 Luôn có phần thưởng cho bé sau mỗi buổi học vẽ

Sau khi buổi dạy vẽ cho trẻ mầm non kết thúc. Hãy thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết,… hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy sự nổ lực học tập của mình được đền đáp.

Tóm lại, việc học vẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Học vẽ giúp bé nâng cao trí thông minh, bùng nổ sự sáng tạo trong từng bức vẽ và còn giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để việc học vẽ của bé trở nên dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non ở trên. Những phương pháp này giúp trẻ tiếp cận với đồ vật từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, hãy bỏ túi thêm một số mẹo nhỏ dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị để để “giữ chân” trẻ ở mỗi tiết học thật lâu cha mẹ nhé!

[inline_article id=251394]