Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tô màu đúng cách giúp khơi dậy khả năng sáng tạo

1. Tô màu có ích lợi gì đối với sự phát triển của bé?

Dạy bé tô màu từ nhỏ không chỉ giúp con giải trí, hỗ trợ sự phát triển của trẻ mà còn giúp bé cảm nhận tình yêu thương của các thành viên trong gia đình dành cho bé.

1.1 Phát triển các kỹ năng vận động tốt

Khi con tô màu, bé sẽ phát triển khả năng cầm bút tốt hơn. Động tác cầm bút chính xác sẽ hỗ trợ sự phát triển của các cơ ở ngón tay, bàn tay và cổ tay của bé. Việc phát triển kỹ năng vận động này sẽ bổ trợ bé rất nhiều trong việc đánh máy; cũng như chơi thể thao và các hoạt động khác sau này.

1.2 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ làm tăng sự kiên nhẫn và giúp bé thư giãn

Tăng sự kiên nhẫn và giúp bé thư giãn 
Day bé tô màu đúng cách giúp bé kiên nhẫn, thư giãn hơn

Tô màu là cách tuyệt vời để giúp con cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi chúng tạo ra bức tranh của mình. Dạy bé tập tô màu cũng giúp trẻ hình thành tính kiên nhẫn từ sớm.

1.3 Rèn cho bé tính tập trung

Trẻ nhỏ thường dễ mất tập trung khi làm một việc gì đó quá lâu. Việc cha mẹ cùng ngồi với bé; kiên trì dạy bé tô màu sẽ giúp trẻ tăng dần mức độ tập trung theo thời gian.

1.4 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của bé

Nếu cha mẹ có thể dành thời gian với con khi bé tô màu; điều đó có thể giúp phát triển ngôn ngữ khi cha mẹ nói về các tính từ mô tả và tên màu khi trẻ tham gia hoạt động. Khi được học những kỹ năng này từ khi còn nhỏ; trẻ cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng chúng trong các tình huống khác nhau.

1.5 Trẻ nhận diện màu sắc tốt hơn

dạy bé tô màu
Dạy bé tô màu đúng cách giúp trẻ nhận diện màu sắc tốt hơn

Việc sử dụng các màu sắc khác nhau khi tô màu mang đến cho trẻ cơ hội hoàn hảo để khám phá các cách kết hợp màu sắc khác nhau. Trẻ có khả năng nhìn thấy quá trình thay đổi giao diện của một bức tranh khi trẻ bắt đầu tô một vật nào đó. Dạy bé tô màu cũng có thể giúp trẻ nhận biết tốt hơn về những màu sắc ít được biết đến.

1.6 Dạy bé tô màu từ nhỏ sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trong trẻ

Thúc đẩy sự sáng tạo trong trẻ
Dạy bé tô màu giúp khơi dậy khả năng sáng tạo trong bé

Hãy kích thích tư duy sáng tạo của con với thực hành dạy bé tô màu bằng cách cho trẻ lựa chọn phong cách vẽ, chọn màu và chọn màu mình tô trước. Khi trẻ tự tin hơn với việc tô màu; trẻ sẽ có khuynh hướng thử những thứ khác nhau khi tô màu; chẳng hạn như màu mới, hoa văn…

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

[key-takeaways title=”Nên bắt đầu dạy bé tô màu từ khi nào?”]

Để biết khi nào có thể bắt đầu dạy bé tô màu, hãy để ý các hành động và biểu hiện của bé xem có thỏa các tiêu chí sau:

  • Bé đã ngồi vững và tư thế ngồi tốt.
  • Bé đã biết phân biệt một số màu sắc cơ bản.
  • Bé biết cầm nắm các đồ vật một cách vững vàng và khéo léo.
  • Bé có thể chơi một đồ chơi lâu khoảng 15 phút mà không thấy chán.
  • Thông thường các bé từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu có thể tập tô màu các tranh đơn giản được rồi nhé.

[/key-takeaways]

2. Khả năng tập vẽ và tô màu của bé phát triển theo từng giai đoạn ra sao?

Say đây là sự phát triển về khả năng vẽ và tô màu trong từng giai đoạn trưởng thành của trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào quá trình phát triển này mà lựa chọn phương pháp dạy, bút chì màu và chất liệu tô màu phù hợp với độ tuổi của bé.

2.1 Giai đoạn 12-15 tháng tuổi

Khi đã thành thạo cách cầm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ; tay bé có thể đã đủ cứng cáp để sẵn sàng cầm bút chì màu tập tô. Trong khoảng thời gian này, trẻ chủ yếu sẽ sử dụng bút chì màu để vẽ các vòng cung lớn nhỏ ngẫu nhiên; các đốm màu; và vẽ những nét nguệch ngoạc không chủ ý.

Lúc này, cha mẹ chỉ nên dạy bé tô màu trên những hình đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác… để con tập đồ theo.

2.2 Giai đoạn 15-18 tháng tuổi

dạy bé tô màu

Ở giai đoạn này, những nét vẽ nguệch ngoạc của con lúc 15-18 tháng tuổi dần được làm chủ và chuyển sang ổn định hơn. Cha mẹ có thể không nhìn thấy rừng, cây cối hoặc 1 sự vật cụ thể nào đó. Nhưng, cha mẹ sẽ bắt đầu nhìn thấy những khối màu; những hình dạng và hoa văn rõ ràng hơn.

2.3 Giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi

Khi bắt đầu chuyển sang tháng thứ 18; những nét vẽ của bé dần có chủ đích hơn. Trẻ dần biết mình muốn vẽ cái gì và bắt chước; vẽ lại những sự vật mà bé muốn. Những nét vẽ đó có thể là một chú chó con, một bông hoa… chỉ là chưa rõ ràng đến mức có thể nhận ra.

Vào thời điểm này, để hỗ trợ cho việc dạy bé 1,5 – 2 tuổi tập tô màu; cha mẹ có thể dẫn bé đi dạo, nhìn ngắm thiên nhiên và làm quen với nhiều sự vật. Có thể trong một “tác phẩm” tô màu nào đó của bé; cha mẹ sẽ ngờ ngợ phát hiện đồ vật quen thuộc mà mình và bé thấy qua.

2.4 Giai đoạn từ 25-30 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu vẽ lên giấy những nét nguệch ngoạc và hình ảnh mà con muốn truyền tải chưa được thể hiện rõ. Lúc này, cha mẹ sẽ thấy bức tranh của con là những nét vẽ ngoằn ngoèo và màu sắc hỗn độn.

Dù có thể chưa thể hiểu hết những bức tranh bé vẽ và tô màu nhưng bố mẹ vẫn nên khen ngợi bức tranh của con thật nhiều. Đây sẽ là lời động viên to lớn và là động lực để bé có hứng thú hơn với việc tập tô và tiếp tục luyện tập.

2.5 Giai đoạn 31-36 tháng tuổi

Bé ở giai đoạn 31-36 tháng tuổi đã có thể giữ chặt một cây bút màu khi vẽ. Đồng thời, con cũng bắt đầu vẽ được những nét phức tạp hơn, ví dụ như hình chữ “V”. Cũng có nhiều trường hợp bé ở giai đoạn này vẫn chưa có dấu hiệu biết vẽ và tô màu thành thạo hơn. Tuy nhiên, bố mẹ đừng nên quá lo lắng về vấn đề này.

Điều bố mẹ nên làm là để cho bé được tự do làm điều mà con thích và không nên bắt ép con. Hãy chỉ hướng dẫn cho bé cách cầm bút đúng cách rồi cho con thỏa sức sáng tạo với những bức tranh của riêng mình.

Cha mẹ có thể dạy bé tô màu các chữ số và bảng chữ cái. Điều vừa giúp bé học tô vừa dạy bé thêm kiến thức bổ ích.

2.6 Giai đoạn 3-6 tuổi

dạy bé tô màu
Dạy bé 3 – 6 tuổi tô màu đúng cách

Lúc này, bé có thể sử dụng bút màu một cách khéo léo và vẽ ra những bức tranh mà bố mẹ có thể dễ dàng hình dung hơn. Hầu hết các bé khi lên 5 tuổi đều có thể học được cách vẽ những đường ngang, dọc cũng như các hình đơn giản như ngôi nhà, hình người que, cái cây… Bé ở giai đoạn này cũng có thể tô màu thành thạo và có chủ đích hơn.

Từ giai đoạn này trở đi, cha mẹ đã có thể dạy bé tô màu trên những hình ảnh phức tạp hơn; hoặc cho bé vẽ trên giấy trắng những sự vật, con vật mà bé thích để tăng tính sáng tạo.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Phương pháp dạy bé đánh vần hiệu quả và nhanh chóng

3. Phương pháp dạy bé tô màu đúng cách và hiệu quả

3.1 Công tác chuẩn bị trước khi dạy bé tô màu

  • Chọn chỗ ngồi: Cha mẹ nên lựa chọn vị trí dạy bé tập tô có đủ ánh sáng. Chỗ ngồi thoải mái, phù hợp chiều cao của bé; và không có nhiều đồ chơi, tivi, máy tính, v.v. xung quanh tránh để bé mất tập trung.
  • Mua giấy tô màu mỹ thuật: Vì đây là loại giấy chuyên dụng, chất liệu giấy dễ tô, sáng màu; và hình ảnh tô màu đa dạng. Bé sẽ thích vì thấy mình dễ dàng hoàn thành tác phẩm như ý. Các loại giấy này bạn có thể đến các nhà sách hoặc các cửa hàng bán dụng cụ vẽ tranh.
  • Mua các loại màu sáp và màu nước chuyên dụng: Vì nếu màu không đẹp, khó tô sẽ làm bé chán ngay sau một vài lần tô màu; vì hình tô không như ý muốn.
  • Không gian tô màu: không được quá ồn sẽ tạo cho bé thói quen mất tập trung. Điều này hoàn toàn không tốt cho bé trong học tập và các hoạt động khác sau này.
  • Tham gia tô màu cùng bé: Khi dạy bé tô màu, sau khi chỉ bé các bước tô cơ bản xong; hãy thực hành cùng bé. Điều này sẽ kích thích sự hứng thú tô màu trong bé.
  • Nếu có nhiều bé học cùng một lúc: Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần giải hòa. Vì các bé có thể tranh giành bút vẽ của nhau.

3.2 Quy trình 12 bước dạy bé tập tô màu đúng cách

  • Bước 1: Trước khi dạy bé tô màu, cha mẹ cần giới thiệu màu sắc cho bé. Cha mẹ có thể đố màu sắc bé thường xuyên để bé sớm làm quen với màu sắc.
  • Bước 2: Trước khi buổi học bắt đầu, cha mẹ nên giao lưu với trẻ để trẻ hào hứng với buổi học hơn. Hỏi bé về chủ đề tranh tô màu mà bé yêu thích. Ví dụ như: Con thích màu gì nhất? Con thích tô màu hình gì nhất nào?…
  • Bước 3: Chọn hình tô màu có nét vẽ dễ hay khó, hình đơn giản hay phức tạp; tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng của bé.
  • Bước 4: Hỏi bé về bức hình tô màu mà bé sắp tô để giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và thuyết trình cho bé.
  • Bước 5: Đối với các bé mới tập tô màu, cha mẹ cần dạy bé tô màu một cách cụ thể một hình nào đó. Ví dụ như không được tô ra khỏi viền, nên tô nhạt rồi tới đậm dần… Cha mẹ cũng nên cầm tay con tô để đinh hình nét vẽ cho bé.
  • Bước 6: Quan sát cách bé tô màu và sự tập trung của bé; khuyến khích bé bằng các lời động viên khi bé thấy chán
  • Bước 7: Hãy cố gắng hướng dẫn và hỗ trợ bé hoàn thành bức tranh. Tạo thói quen cho bé luôn hoàn thành mọi công việc mà không bỏ ngang giữa chừng.
  • Bước 8: Dạy con phát biểu suy nghĩ riêng về bức tranh của mình; con thấy nó thế nào, điều gì được và điều gì chưa được.
  • Bước 9: Hướng dẫn và gợi ý bé các điều hay và ý nghĩa với những bài học có tính giáo dục. Nên so sánh với các bức tranh mà con đã tô màu trước để bé biết tự thấy tranh nào đẹp hơn.
  • Bước 10: Khuyến khích bé tôn trọng tác phẩm của mình; tức là tôn trọng những gì mình làm được.
  • Bước 11: Thu gọn khu vực tô màu và dụng cụ sạch sẽ, gọn gàng. Điều này giúp bé tập tính cách rất tốt.
  • Bước 12: Thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết, v.v. hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy nỗ lực học tập của mình được đền đáp.

dạy trẻ tô màu

Tóm lại, việc dạy bé tập tô màu từ nhỏ sẽ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sự phát triển của trẻ như tăng tính sáng tạo; bé nhận diện màu sắc tốt hơn, tăng tính tập trung… Không có bất kỳ quy định nào về độ tuổi bé bắt đầu tô màu. Chỉ cần bé thích và sẵn sàng, hãy áp dụng quy trình dạy bé tô màu ở trên để việc tô màu của bé hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy dựa vào độ tuổi của bé để lựa chọn hình thức; bút màu và chất liệu tô để dạy bé tô màu nhé!

[inline_article id=275588]

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy bé đánh vần hiệu quả và nhanh chóng

Cha mẹ nên biết cách dạy bé đánh vần theo một trình tự có bài bản để bé vừa dễ hiểu, học nhanh và nhớ mãi đến lớn.

1. Dạy bé phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Trước khi dạy bé đánh vần đúng cách, cha mẹ cần phân biệt cho bé đâu là tên gọi; đâu là âm của một chữ cái.

Chắc hẳn có nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao cùng là 1 chữ “b” nhưng lúc thì lại đọc là “bê”, lúc thì được đọc là “bờ”. Liệu đó có phải do mỗi miền sẽ đọc 1 cách khác nhau? Hay là người ta sáng tạo ra 2 cách đọc; ai thích cách nào thì đọc cách đó?

Sự thật hoàn toàn không phải vậy, theo đó:

  • Khi cha mẹ nói “bê, xê, dê, đê,…”, đó là cha mẹ đang đọc tên gọi của chữ cái.
  • Còn khi nói “bờ, cờ, dờ, đờ,…” là cha mẹ đang nói đến cách phát âm của chúng.

Sau khi bé đã phân biệt được tên gọi và âm đọc chữ cái. Cha mẹ đi đến cách dạy bé đánh vần tiếp theo đó là làm quen với mặt chữ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2 tuổi chậm nói: Dấu hiệu nhận diện và thơ hay cho trẻ tập nói

2. Dạy bé đánh vần bằng cách cho bé làm quen mặt chữ

Dạy bé đánh vần bằng cách cho bé làm quen mặt chữ
Làm quen với mặt chữ là bước thứ 2 của quá trình dạy bé đánh vần

Tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái. Cha mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập – vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì?”. Dạy bé đánh vần nhiều lần như vậy; bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

3. Dạy bé dấu câu trong tiếng Việt

Sau khi cho bé làm quen mặt chữ; để dạy bé đánh vần đúng cách, mẹ cần cho bé làm quen với dấu câu. Trong tiếng Việt có tổng cộng 5 dấu câu:

  • Dấu Sắc dùng vào 1 âm đọc lên giọng mạnh, ký hiệu ( ´ ).
  • Dấu Huyền dùng vào 1 âm đọc giọng nhẹ, ký hiệu ( ` ).
  • Dấu Hỏi dùng vào một âm đọc đọc xuống giọng rồi lên giọng ( ˀ ).
  • Dấu Ngã dùng vào âm đọc lên giọng rồi xuống giọng ngay, ký hiệu ( ~ ).
  • Dấu Nặng dùng vào một âm đọc nhấn giọng xuống, kí hiệu ( . ).

Đến bước này, mẹ đã gần như hoàn tất quá trình dạy bé đánh vần. Chỉ còn bước cuối cùng đó là ghép chữ, mẹ đọc tiếp nhé!

4. Cách dạy bé đánh vần bằng ghép chữ

Bước cuối cùng, có vai trò cốt lõi trong quá trình dạy bé đánh vần chính là dạy bé ghép chữ.

4.1 Dạy bé thứ tự đánh vần

Trong tiếng Việt, mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh. Dạy bé đánh vần phần “vần” trước, sau đó đọc ghép “âm đầu” với “vần”. Cuối cùng là ghép với “thanh”.

Ví dụ chữ “bánh”, trước tiên bạn dạy bé đánh vần “a” + “nh” = “anh”. Sau đó nối chữ “b” (bờ) với vần “anh” ta được “banh”. Cuối cùng ghép chữ “banh” với dấu sắc ta được từ “bánh’. Lúc đầu cha mẹ dạy cho bé đánh vần với phương pháp như vậy. Sau đó, khi trẻ đã hiểu và ghi nhớ dần cách đánh vần bằng ghép chữ này, trẻ có thể tự đánh vần một mình.

4.2 Chọn từ đơn giản

Cha mẹ nên dạy bé từ những chữ cái đơn giản và từ ngữ gần gũi với bé. Đó là những chữ mà bé thường hay nói, gọi hàng ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”… Những từ ngữ gần gũi sẽ giúp bé dễ tưởng tượng và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, không thông dụng khác.

4.3 Kiên nhẫn với từ khó

Với những từ khó đánh vần như “ưu”, “ai”, “uyên”… hoặc từ quá dài mẹ không nên nôn nóng dạy bé. Khả năng phát âm của bé vẫn đang phát triển nên nếu mẹ dạy bé những từ đánh vần khó; bé sẽ cảm thấy không hứng thú với việc học. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé làm quen với những từ ngắn, dễ nhớ, kích thích việc ham học ở bé, sau đó thì mới nâng độ khó lên.

Sau khi bé đã có thể tự ghép chữ một mình, cha mẹ có thể cho bé đọc một câu ngắn. Tiếp theo đó là đọc truyện kèm hình ảnh. Điều này sẽ làm tăng tính liên tưởng của bé hơn.

5. Lưu ý cho cha mẹ khi dạy bé đánh vần

Lưu ý cho ba mẹ
Lưu ý cho cha mẹ khi dạy bé đánh vần

5.1 Thời gian học ngắn và rèn luyện mỗi ngày

Thời gian dạy bé đánh vần mỗi ngày tốt nhất là từ 5 – 10 phút hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?

5.2 Kinh nghiệm dạy bé học đánh vần

Cha mẹ cần chọn thời gian dạy bé đánh vần. Thời gian cùng bé học đánh vần nên là những thời điểm bé ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm vì trong phòng tắm bé không có nhiều trò chơi như những chỗ khác. Nên khi dạy bé đánh vần vào lúc này, bé dễ tập trung hơn.

Cha mẹ không nên ép bé học đánh vần: Cha mẹ mong con mình nhanh biết đánh vần, nhưng không được dùng biện pháp bạo lực, ép buộc trẻ đánh vần. Cha mẹ hãy nhớ, trẻ con rất ưa nịnh, và thích những điều vui vẻ vì thế đừng tạo áp lực cho chúng. Dạy trẻ học, cha mẹ cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày cho bé tiếp nhận một ít và tích tụ dần dần.

Trước khi dạy bé tập đánh vần đúng cách, cha mẹ có thời gian dạy cho bé nhớ hết mặt chữ cái, dấu câu. Có thể mua các thẻ chữ, số, kèm hình ảnh để bé có hứng thú học hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

6. Học đánh vần qua các trò chơi bé yêu thích

Cha mẹ có thể mua 1 bộ chữ tượng hình có kèm tranh ảnh rồi dạy bé đánh vần từng chữ một.

Dạy những chữ liên quan mật thiết đến bé như: tên bé, ba mẹ, anh chị thì bé dễ tiếp thu. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…

Chơi đồ hàng: Hai mẹ con chơi bán chữ, nếu từng chữ cái thì mua rẻ, dạy bé xếp dần những chữ có nghĩa đơn giản như “ba”, “mẹ”, “em bé”, “cá”… để bán hàng “đắt” hơn.

Lưu ý trong cách dạy bé đánh vần bằng trò chơi:

  • Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ. Nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi bé xem phải ghép thêm chữ nào. Cha mẹ nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.
  • Phải khen ngợi và khuyến khích nếu con đánh vần, ghép đúng được 1 từ…
  • Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó ngồi “ôm sách”, do đó cha mẹ nên dán bảng chữ cái lên tường và cùng chơi trò học chữ cùng với trẻ. Khi chơi, xem xét độ hào hứng của trẻ, nếu trẻ thích có thể dạy nhiều chữ, còn trẻ không hứng thì chỉ nên dạy khoảng 2-3 chữ. Sau đó, khi bé xem phim thì cha mẹ nhắc lại những chữ đã dạy để trẻ nhớ.
    • Tìm bảng phụ âm (b,c,d,đ,g,h,…) phóng to dán lên tường để nhắc nhở bản thân phương pháp dạy trẻ hợp lý nhất.
    • Tìm những câu đơn giản để bé có thể đánh vần. Giúp đỡ bé đánh vần và lưu tâm những từ khó đánh vần như “a+i” để bé tập ghép hiệu quả một vài câu đơn giản.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

7. Bài đồng giao dạy bé đánh vần và học bảng chữ cái

Bài đồng giao dạy bé đánh vần và học bảng chữ cái
Bài đồng giao dạy bé đánh vần và học bảng chữ cái

Dạy bé đánh vần bằng bài đồng dao được nhiều cha mẹ ưa chuộng. Sau đây là một bài vô cùng dễ cho bé con nhà mình!

Chữ A đứng trước
B bước ngang qua
La lả là la…
Bờ A ba bà
La lả là la…

Cờ A ca cá
Chữ Dê nấn ná
Bị xếp thứ tư
E đứng chần chừ
Bạn chờ tôi nhá
La lả là la…

Chuyển qua chữ Gờ
Đứng chờ chữ Hát
I con nhút nhát
Cùng hát la la…
Chữ I chữ Ka
Ca I ki cốc
La lả là la…

Xếp thứ 13
Là anh Lờ lớn
Đứng thứ 14
Đến Mờ ba chân
Chẳng phải phân vân
Tiếp sau Nờ thấp
La lả là la…

Bộ ba đứng đó
O Ô Ơ nhở
Cùng có bụng tròn
Cong cong hình bóng
La lả là la…
Nhìn ra chữ Pê
Chân dài lê thê
Chữ Pê nối tiếp
Chữ Quy quỳ gối
Chữ Rờ uốn cong
Dáng chạy vòng vòng
Là chữ Sờ nặng
La lả là la…
Chữ Tê, U, Vê
Tu U tu hú
Chào chú chào anh
Chân chạy nhanh nhanh
Chữ Xờ xa tít
Y dài út ít
Hạt mít cuối cùng
La lả là la…

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bài thơ bé học toán: Chỉ cần 120s – Bé đọc vào là nhớ ngay!

Tóm lại, dạy bé đánh vần là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ. Việc này đòi hỏi cần làm theo trình tự: phân biệt cho bé tên gọi và âm của chữ cái, cho bé làm quen mặt chữ, dấu câu và cuối cùng là cho bé nối vần. Các cha mẹ đừng quá nôn nóng mà đốt cháy giai đoạn hoặc bắt con học quá nhiều. Điều này sẽ bị phản tác dụng. Chẳng những trẻ không hấp thu được kiến thức mà còn trở nên chán ghét việc học đánh vần, thậm chí nghi ngờ năng lực của bản thân.

[inline_article id=66754]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bài thơ bé học toán: Chỉ cần 120s – Bé đọc vào là nhớ ngay!

Bài thơ bé học toán là tuyển tập những bài thơ có nội dung liên quan đến toán học như đếm số, tính chu, diện tích… Lời bài thơ giúp bé học toán nhanh, nhớ lâu do có vần điệu cũng như hình ảnh giúp bé phát triển sự liên tưởng của mình.

1. Bài thơ bé học toán của mầm non, mẫu giáo

1.1 Bài thơ học toán số 1: “Bé học toán”

bài thơ bé học toán

1 cái kéo
2 cái ca
Thìa có 3
Mũ 4 cái
Bé lại đếm
5 con chim
Bé đếm tìm
Con số 6
7 dưa hấu
8 ô tô
Bé tập tô
Tập viết số
Có ai đố
9 quả xoài
Đếm không sai
10 con vịt
Thật là thích
10 số thôi
Mà đồ chơi
Nhiều vô kể
Nhiều hình vẽ
Nhiều quả ngon
Nhiều chuồn chuồn
Nhiều con kiến
Bé lại đếm
Bé lại tô
Mẹ không ngờ
Con giỏi toán

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi chậm nói: Dấu hiệu nhận diện và thơ hay cho trẻ tập nói

1.2 Bài thơ học toán số 2: “Làm quen với chữ số”

Mặt trời chỉ có 1
Mọc lên để làm ngày
Người có 2 bàn tay
Sinh ra mà làm việc
1 sau và 2 trước
Kìa, 3 bánh xích lô
Giấc ngủ cùng giấc mơ
4 chân giường nâng đỡ.

Lá cờ tươi màu đỏ
Nở 5 cánh sao vàng
Con xúc xắc lăn tăn
Vuông vuông đều 6 mặt.
Thứ hai đến chủ nhật
Tuần lễ có 7 ngày
Bác cua càng đến hay
8 chân bò ngang thế?
Các bạn ơi nhớ nhé
Sau 8 đến 9, 10

Lại đây học cho vui
Mặt trời chỉ có 1.

1.3 Bài thơ bé học toán số 3: “Chữ số và lịch sử”

Một Kim Quy nỏ thần
Hai Bà Trưng khởi nghĩa
Ba lần thắng Nguyên – Mông
Bốn phương trời Đất nước
Năm cánh sao Tổ quốc
Sáu chữ vàng cờ thêu
Bảy năm triều nhà Hồ
Tám ông vua thời Lý
Chín năm một Điện Biên
Mười cô gái Đồng Lộc

Đếm từ trang sử học
Đếm ra quê hương mình…

1.4 Bài thơ học toán số 4: “Chữ số và sự vật”

bài thơ chữ số và sự vật

1 ông mặt trời đỏ
2 cánh buồm nâu tươi
3 đầu rau bắc nồi
4 chân giường chân ghế
5 múi khế chín vàng
6 người ăn một cỗ
7 sắc cầu vồng vẽ
8 cẳng cua đi ngang
9 bậc lên cầu thang
10 ngón bàn tay vỗ

Đếm từ bàn tay mình
Đếm ra ngoài cửa sổ…

1.5 Bài thơ bé học toán số 5: “Số 0 tinh nghịch”

Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…
Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,
Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh, giàu cảm xúc và tự tin vào chính mình

2. Bài thơ bé học toán cho học sinh tiểu học

2.1 Bài thơ bé học toán số 1: “Tìm trung bình cộng 2 số”

Để tìm được số trung bình
Tổng các số hạng, nào mình tính ra.
Số trung bình cộng sẽ là
Tổng chia đầu số (*), chúng ta cùng làm.

 

(*) Đầu số: số lượng các số hạng

2.2 Bài thơ bé học toán số 2: “Tính vận tốc – Quãng đường – Thời gian”

Bạn ơi vận tốc tính sao?
Quãng đường mình lấy chia vào thời gian.
Quãng đường để tính, cần làm
Ta mang vận tốc, thời gian nhân vào.
Còn thời gian tính thể nào?
Quãng đường, vận tốc chia vào cho nhau.

2.3 Bài thơ bé học toán số 3: “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng”

Muốn tìm số bé thì cần
Tổng trừ đi hiệu, hai phần chia ra.
Muốn tìm số lớn thì ta
Lấy tổng cộng hiệu, chia ra hai phần.
Tìm được một số thị cần (**)
Lấy tổng trừ nó để lần số kia.

(**): Sau khi tìm được số lớn hoặc số bé ta lấy tổng trừ nó để tìm số còn lại, cách này nhanh hơn.

2.4 Bài thơ bé học toán số 4: “Cộng, trừ, nhân, chia phân số”

Nếu cha mẹ đang muốn dạy bé cộng trừ nhân chia; đây là bài thơ cho bé học tính toán.

bài thơ cộng trừ nhân chia

Cộng hai phân số với nhau
Mẫu cùng: tử trước tử sau cộng vào
Nếu mà khác mẫu thì sao?
Quy đồng mẫu số, cộng vào như trên.
Mẫu chung ta phải giữ nguyên
Rút gọn (nếu có) chớ quên bạn ạ

Trừ hai phân số thì ta
Giống như phép cộng thay là trừ thôi

Nhân hai phân số biết rồi.
Tử trước tử sau bạn ơi nhân vào
Tiếp tục hai mẫu nhân vào
Rút gọn (nếu có) thế nào cũng ra.

Chia hai phân số sẽ là
Phân số thứ nhất chúng ta nhân cùng
Số chia đảo ngược là xong.
Bạn làm tốt nếu thuộc lòng đó nha.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Lợi ích khi mẹ kể chuyện cho bé nghe và 9 câu chuyện ý nghĩa cho bé

2.5 Bài thơ học toán số 5: “Tính chu vi”

Chu vi tam giác thế nào?
Độ dài ba cạnh cộng vào ra ngay.

Chu vi hình vuông thật hay
Một cạnh nhân bốn ra ngay tức thì.

Chu vi chữ nhật khó chi?
Dài đem cộng rộng, rồi thì nhân hai.

Chu vi hình thoi rất tài
Một cạnh nhân bốn chẳng sai đâu mà.

Chu vi bình hành sẽ là
Độ dài hai cạnh kề ta cộng vào
Nhân đôi xem đúng không nào?
Cứ làm như vậy lẽ nào chẳng ra?

Chu vi hình tròn quanh ta
Ba phẩy mười bốn là ta lấy tròn
Nhân hai chưa đủ mà còn
Đem nhân bán kính đường tròn như ai.

Cách tính chu vi chẳng sai
Cùng một đơn vị – khen ai khéo tìm!

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

2.6 Bài thơ học toán số 6 cho bé tiểu học: “Tính chu vi – Diện tích – Thế tích”

Muốn tính diện tích hình vuông
Cạnh nhân chính nó vẫn thường làm đây
Chu vi thì tính thế này
Một cạnh nhân bốn đúng ngay bạn à.

Diện tích tam giác sao ta
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.

Diện tích chữ nhật thì cần
Chiều dài, chiều rộng ta đem nhân vào
Chu vi chữ nhật tính sao
Chiều dài, chiều rộng cộng vào nhân hai.

Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.

Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào
Xong rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào chẳng ra.

Hình thoi diện tích sẽ là
Tích hai đường chéo chia ra hai phần
Chu vi gấp cạnh bốn lần.

Lập phương diện tích toàn phần tính sao
Sáu lần một mặt nhân vào
Xung quanh nhân bốn thế nào cũng ra
Thể tích ta sẽ tính là
Tích ba lần cạnh sẽ ra chuẩn liền.

Hình tròn, diện tích không phiền
Bán kính, bán kính nhân liền với nhau
Ba phẩy mười bốn nhân sau
Chu vi cũng chẳng khó đâu bạn à
Ba phẩy mười bốn nhân ra
Cùng với đường kính thế là xong xuôi.

Xung quanh hình hộp dễ thôi
Tính chu vi đáy xong rồi nhân ra
Cùng chiều cao nữa thôi mà
Thể tích hình hộp chúng ta biết rồi
Tích ba kích thước mà thôi
Để giải hình tốt bạn ơi thuộc lòng.

2.7 Bài thơ học toán số 7: “Xem đồng hồ”

Bé chưa biết xem đồng hồ? Cha mẹ đọc ngay bài thơ cho bé học toán sau đây!

bài thơ bé học toán

Kim dài chỉ số mười hai (12)
Sẽ là giờ đúng, chẳng sai đâu mà.
Nếu kim dài “chạy quá đà”
Mười hai (12) đến  (6), gọi là giờ hơn.
Quá sáu (6), sít mười hai (12) luôn
Ta gọi giờ kém như thường bạn nha.
Hai số liền nhau tính ra,
Khoảng cách năm phút, chúng ta nhớ liền.
Xem giờ kim ngắn trước tiên,
Kim dài kết hợp, biết liền thời gian.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp những truyện ngắn thiếu nhi hay mẹ nên mua về cho bé

Một mình học những bài toán thông thường trong sách vở có thể khiến bé dễ chán. Cha mẹ hãy cùng bé luyện tập những bài thơ trên để nhân đôi hiệu quả việc học toán của con nhé!

[inline_article id=296898]

Categories
Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý chuẩn theo chuyên gia

Để biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả, đầu tiên, MarryBaby sẽ chia sẻ một chút nội dung về rối loạn tăng động giảm chú ý, những dấu hiệu nhận biết và gợi ý một số phương pháp để bố mẹ hỗ trợ con tốt hơn.

1. Nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD)

Trước khi biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu con có đang bị tình trạng này hay không. 

Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một trong những rối loạn trong phát triển hệ thần kinh phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. Trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng hoặc hoạt động quá mức.

Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể được phân loại thành 2 loại vấn đề hành vi: (1) Giảm chú ý: khó tập trung và chú ý; (2) Tăng động: hiếu động thái quá và bốc đồng.

Nhiều trẻ mất tập trung giảm chu ý gặp phải các vấn đề thuộc cả hai loại này; nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Nhận biết những dấu hiệu sau để biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý phù hợp.

cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý
Trước khi biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ cần nhận diện dấu hiệu trẻ bị ADHD trước.

1.1 Các dấu hiệu trẻ bị mất tập trung

Các dấu hiệu chính của trẻ bị mất tập trung là:

  • Thường hay quên hoặc mất đồ.
  • Liên tục thay đổi hoạt động hoặc nhiệm vụ.
  • Có khoảng thời gian chú ý ngắn và dễ bị phân tâm.
  • Gặp khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức công việc.
  • Mắc lỗi do bất cẩn – ví dụ như trong bài tập ở trường.
  • Không thể thực hiện lâu công việc tẻ nhạt hoặc tốn thời gian.
  • Dường như không thể nghe hoặc thực hiện các hướng dẫn.

1.2 Các dấu hiệu trẻ bị tăng động

Các dấu hiệu chính của trẻ bị tăng động và hành động bốc đồng là:

  • Nói quá nhiều.
  • Liên tục bồn chồn.
  • Hành động không suy nghĩ.
  • Vận động thể chất quá mức.
  • Làm gián đoạn cuộc trò chuyện.
  • Không thể đợi đến lượt của mình.
  • Không thể tập trung vào nhiệm vụ.
  • Ít hoặc không có cảm giác sợ sự nguy hiểm.
  • Không thể ngồi yên; đặc biệt là trong không gian yên tĩnh.

Những triệu chứng này có thể gây ra các vấn đề đáng kể trong cuộc sống của trẻ; chẳng hạn như học kém ở trường, giao tiếp xã hội kém với bạn cùng lớp và người lớn khác; các vấn đề về kỷ luật. Do đó, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý khoa học là rất cần thiết.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon, sâu giấc với giấc mơ đẹp

2. 15 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý khoa học

2.1 Xây dựng thời gian biểu khoa học

xây dựng thời khóa biểu phù hợp
Một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đó là giúp con xây dựng thời gian biểu rõ ràng.

Đây là một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý quan trọng. Vì trẻ bị ADHD thường có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà con dự đoán được. Do đó, cha mẹ cần xây dựng và duy trì một thời gian biểu khoa học để con nắm bắt được những gì con phải làm.

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý xây dựng khả năng tổ chức:

– Thực hiện công việc theo thói quen. Cha mẹ cần thiết lập các thói quen đơn giản và dễ đoán cho bữa ăn; bài tập về nhà, vui chơi và đi ngủ. Hãy để con chuẩn bị quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ; và đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ cần mang đi học được đặt ở nơi dễ lấy.

– Đơn giản hóa lịch trình của con. Việc tránh thời gian nhàn rỗi là tốt; nhưng trẻ bị mất tập trung giảm chú ý có thể trở nên lo lắng hơn nếu có quá nhiều hoạt động sau giờ học. Cha mẹ có thể cần điều chỉnh các hoạt động đó dựa trên khả năng của con.

– Cố gắng hết sức để ngăn nắp và có tổ chức. Thiết lập ngôi nhà tinh gọn; có sắp xếp rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng con biết mọi thứ đều có vị trí của nó.

[inline_article id=157978]

2.2 Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: chia nhỏ công việc

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý chia sẻ công việc đó là cha mẹ hãy thử sử dụng một cuốn lịch treo tường lớn; để giúp nhắc nhở trẻ về công việc con cần làm.

Thiết lập mã màu cho việc nhà và bài tập trên trường có thể giúp con không bị choáng ngợp với các công việc hàng ngày và bài tập ở trường.

Các thói quen buổi sáng cũng nên được chia nhỏ thành các công việc rời rạc.

2.3 Giúp trẻ tăng động hiểu và yêu chính bản thân mình

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng về bản thân mình. Trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu trên thế giới có rất nhiều người đang phải sống chung với rối loạn này; nhưng họ vẫn nổi tiếng và thành công.

Hãy giúp trẻ chấp nhận và biết yêu chính bản thân mình; đồng thời tìm hiểu về những ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện để con có thể phát huy tối đa. Và cha mẹ đừng quên thể hiện tình yêu thương vô điều kiện; cho con biết con là niềm tự hào của cha mẹ.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.4 Tích cực khen ngợi và khích lệ là cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý quan trọng

Tích cực khen ngợi và khích lệ đóng vai trò quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Cha mẹ có thể tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con. Cha mẹ tham khảo những gợi ý sau:

– Duy trì thái độ tích cực. Tài sản tốt nhất để giúp con vượt qua những thách thức của ADHD là thái độ tích cực và ý thức chung. Khi bình tĩnh và tập trung; cha mẹ có nhiều khả năng kết nối với con hơn; giúp trẻ bình tĩnh và tập trung hơn.

– Đừng quá căng thẳng vì những điều nhỏ nhặt và sẵn sàng thỏa hiệp. Một việc nhà còn dang dở không phải là vấn đề lớn khi con đã hoàn thành hai việc khác; cùng với bài tập về nhà trong ngày. Sự cầu toàn của cha mẹ đôi lúc sẽ tạo ra những kỳ vọng không thực tế đối với trẻ bị tăng động.

– Hãy chú ý đến hành vi tốt và khen ngợi hành vi đó của con. Khen ngợi đặc biệt quan trọng đối với trẻ ADHD vì chúng thường nhận được rất ít. Những đứa trẻ này hay nhận được sự sửa chữa, khắc phục; và phàn nàn về hành vi của chúng; nhưng ít được củng cố tích cực. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng để dành lời khen và sự khuyến khích cho con nhé!

>> Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chu ý: Phương pháp dạy bé kể chuyện dễ như trở bàn tay

2.5 Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: Loại bỏ phiền não cho trẻ

tạo cho trẻ một không gian riêng tư và yên tĩnh
Không gian riêng tư và yên tĩnh rất quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trẻ tăng động thường rất khó tập trung, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhỏ hoặc có một người bước qua trước mặt cũng có thể khiến trẻ phân tâm. Chính vì vậy, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả đó là tạo ra một không gian học tập thật yên tĩnh; tránh mọi tiếng ồn nhằm giúp trẻ hạn chế sự phân tâm, dễ dàng tập trung, chú ý hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên sử dụng đồng hồ bấm giờ để đưa ra khoảng thời gian thích hợp cho mỗi công việc nhất định, đồng thời lên lịch nghỉ ngơi 10 – 15 phút sau mỗi giờ học để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

2.6 Đưa ra những hướng dẫn cụ thể

Nếu muốn nhắc nhở hoặc đưa cho con một mục tiêu nào đó, bố mẹ cần giải thích và hướng dẫn một cách cụ thể. Chẳng hạn như con cần làm 2 bài toán, 1 bài văn trong một ngày hoặc con phải đi ngủ trước 10 giờ tối.

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý xây dựng khả năng ghi nhớ đó là: bố mẹ ghi những yêu cầu của mình lên miếng dán có màu hoặc các loại kẹp giấy có hình ảnh bắt mắt và đính vào tủ lạnh, bàn học – nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.

[inline_article id=251394]

2.7 Trò chuyện và chơi cùng bé

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ bị tăng động, thường học hỏi được rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Không những vậy, đây còn là cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình.

Do đó, cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách cho trẻ, kể chuyện và cùng con chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, trò giả tưởng…

2.8 Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường rất là quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý.

Cha mẹ nên trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, đồng thời nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm, để ý tới con và phối hợp với gia đình trong việc giáo dục.

Cha mẹ có thể nhờ thầy cô cho trẻ ngồi ở những khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để tránh trẻ bị phân tâm.

2.9 Chỉ nên giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Nếu muốn nhắc nhở trẻ về điều gì đó, mỗi lần bố mẹ chỉ nên nhắc một vấn đề chứ không nên nói tràn lan làm trẻ khó ghi nhớ. Khi nói, bố mẹ nên đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn.

Giả sử, nếu bố mẹ muốn nhắc nhở trẻ về việc “phá phách” trên bàn ăn thì bố mẹ chỉ nên đề cập đến vấn đề này thôi chứ không nên nói thêm những điều khác. Bố mẹ có thể đưa ra yêu cầu ngắn hạn: “Con hãy ngồi yên và ăn trong vòng 10 phút” hoặc yêu cầu dài hạn: “Từ giờ trở đi con hãy ngồi ngoan như vậy nhé”. Nếu trẻ hoàn thành đúng những gì bố mẹ đặt ra, đừng quên khen ngợi động viên và tặng thưởng cho con.

2.10 Thiết lập những nguyên tắc cụ thể rất hữu ích

Trẻ ADHD cần có những quy tắc nhất quán mà chúng có thể hiểu và tuân theo. Chính vì vậy, bố mẹ cần xây dựng các quy tắc cư xử trong gia đình trở nên đơn giản và rõ ràng. Viết ra các quy tắc và treo chúng ở nơi mà con có thể dễ dàng đọc được.

[key-takeaways title=””]

Một lưu ý quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý đó là: Trẻ ADHD phản ứng đặc biệt tốt với các cơ chế khen thưởng và hình phạt rõ ràng. Điều quan trọng là phải giải thích điều gì sẽ xảy ra khi các quy tắc được tuân thủ và khi chúng bị phá vỡ.

[/key-takeaways]

2.11 Cha mẹ cũng cần biết chăm sóc cho bản thân mình

Bố mẹ cũng cần biết chăm sóc cho bản thân

Là tấm gương và nguồn sức mạnh cho con; cha mẹ cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Vì vậy, ngoài việc quan tâm cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; cha mẹ cũng cần biết chăm sóc cho chính mình:

– Tìm kiếm sự hỗ trợ: Cha mẹ cần nhớ rằng cha mẹ không cần phải làm tất cả mọi thứ một mình. Hãy trò chuyện với bác sĩ; chuyên gia tâm lý và giáo viên của con. Tham gia nhóm hỗ trợ dành cho cha mẹ có trẻ bị ADHD. Những cộng đồng này cung cấp một nơi an toàn để trút bỏ cảm xúc và chia sẻ kinh nghiệm.

– Chăm sóc bản thân: Ăn uống điều độ, tập thể dục và tìm cách giảm căng thẳng; cho dù đó là tắm hàng đêm hay tập thiền buổi sáng.

– Nghỉ giải lao: Bạn bè và gia đình có thể hỗ trợ bố mẹ trong trẻ.

2.12 Khuyến khích con vận động và ngủ đúng giờ

Trẻ ADHD thường bị dư năng lượng. Do đó, trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; khuyến khích con chơi các môn thể thao và hoạt động thể chất là không thể thiếu.

Điều này có thể giúp con giải phóng năng lượng theo những cách lành mạnh; và tập trung sự chú ý vào các chuyển động và kỹ năng cụ thể.

Lợi ích của hoạt động thể chất đối với trẻ bị tăng động là vô tận: nó cải thiện khả năng tập trung; giảm tâm trạng trầm uất và lo lắng; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Và điều quan trọng nhất là dẫn đến giấc ngủ ngon hơn, do đó cũng có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD.

>> Cha mẹ xem thêm: 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất

2.13 Khuyến khích con kết bạn

Trẻ ADHD thường gặp khó khăn với các tương tác xã hội đơn giản. Con có thể vật lộn với việc đọc các tín hiệu xã hội, nói quá nhiều, ngắt lời thường xuyên hoặc tỏ ra hung hăng. Sự non nớt về cảm xúc của chúng có thể khiến chúng “trở nên lạ lẫm” so với bạn bè đồng trang lứa; và khiến con trở thành mục tiêu cho những trò trêu chọc thiếu thiện cảm.

Dưới đây là cách bố mẹ dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý trở thành người biết lắng nghe hơn; học cách đọc khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của mọi người cũng như tương tác trong nhóm trôi chảy hơn:

  • Hãy cẩn thận chọn bạn cùng chơi với con có các kỹ năng ngôn ngữ và thể chất tương tự.
  • Dành thời gian và không gian cho con chơi và thường xuyên khen thưởng những hành vi chơi tốt.
  • Nói chuyện nhẹ nhàng nhưng trung thực với con về những thách thức của chúng và cách sửa đổi.
  • Cùng con nhập vai vào các tình huống xã hội khác nhau. Thường xuyên đổi vai và cố gắng làm trẻ thấy thú vị.
  • Lúc đầu, chỉ mời một hoặc hai người bạn cùng một lúc. Hãy quan sát họ chặt chẽ trong khi con chơi và có hình phạt không khoan nhượng đối với việc đánh, đẩy và la mắng.
hỗ trợ trẻ bị tăng động kết bạn
Giúp con kết bạn là cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý bố mẹ cần lưu tâm

2.14 Kỷ luật con với mục đích rõ ràng và sự ân cần

Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực là điều cần thiết và nên được cha mẹ thực hiện một cách công bằng, hợp lý trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên dùng cách đánh đòn hay la mắng để dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Thay vào đó, cha mẹ có thể phạt bằng cách không cho trẻ chơi các trò chơi; hoặc không được ăn những món ăn yêu thích; không được xem tiv, v.v. Hình phạt cần cụ thể, rõ ràng và thực hiện ngay lập tức; chứ không phải chỉ là một điều gì đó xa vời, tượng trưng mà bố mẹ lấy ra để dọa nạt trẻ.

>> Bạn có thể quan tâm: Nên kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé ngoan hơn?

2.15 Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý: Đặt niềm tin vào con

Con có thể không nhận ra những căng thẳng mà tình trạng của chúng gây ra. Điều quan trọng là phải luôn lạc quan và khuyến khích. Khen ngợi hành vi tốt của con để chúng biết khi nào điều gì đó đã được thực hiện đúng. Con có thể phải vật lộn với ADHD ngay bây giờ; nhưng hãy tin tưởng vào con và giữ hy vọng tốt về tương lai của chúng.

Hãy nghĩ về hoặc lập một danh sách bằng văn bản về mọi thứ tích cực, có giá trị và độc đáo về con. Hãy tin tưởng rằng con có thể học hỏi; thay đổi; trưởng thành và thành công. Hãy khẳng định lại sự tin tưởng này hàng ngày khi cha mẹ đánh răng hoặc pha cà phê.

3. Những lưu ý trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm. Trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Hãy cho trẻ làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi, v.v. để xác định thêm về tình trạng của trẻ.
  • Phối hợp cùng với chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt để giúp đỡ trẻ bằng những hoạt động trị liệu đặc thù.
  • Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên cho trẻ đi chuyên gia tâm lý trẻ em để được đánh giá và tư vấn.
  • Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý vì đây là môi trường sinh hoạt chính của trẻ.

Tóm lại, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bởi ADHD không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn gây nên những hệ lụy khi trẻ trưởng thành. Đồng thời, biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả sẽ giúp con khôn lớn và trưởng thành tốt nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

Việc cha mẹ áp đặt và gây áp lực cho con cái quá mức có thể phản tác dụng; và gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển tâm sinh lý của con trẻ.

Do đó, điều quan trọng là cha mẹ hiểu tác động của việc đặt áp lực đối với con. Đồng thời, cha mẹ cũng biết những cách thức khác giúp con khôn lớn, trưởng thành; mà không cần phải sử dụng áp lực cha mẹ áp đặt cho con cái.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái, các hệ quả tiêu cực khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức; và những cách thức cha mẹ có thể sử dụng thay vì gây áp lực cho con.

Nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái

Cha mẹ áp đặt con cái thường khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về mặt cảm xúc. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc cha mẹ muốn con thành công trong học tập, đạt được những kỳ vọng của gia đình cũng như xã hội hay những tiêu chuẩn khác.

Nguyên nhân chính có sự áp đặt này là vì cha mẹ nào cũng mong muốn con hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu trong học tập cũng như công việc sau này. Một nguyên nhân khác đến từ việc cha mẹ không đạt được các mục tiêu mình đã đề ra trước đó, nên vô tình truyền lại cho con cái những ước mơ tương tự. Kết quả của những hành động này thường gây ra nhiều hệ lụy lớn.

Hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ áp đặt con cái quá mức là khi cha mẹ kỳ vọng con tuân theo các quy tắc của mình mà không được hỏi lại hay thảo luận về những nguyên tắc đó. Thay vì lắng nghe con, họ thường có xu hướng kiểm soát và định hướng con phát triển theo kế hoạch đã định hướng sẵn.

Tuy nhiên, việc cha mẹ gây áp lực và áp đặt cho con cái chỉ khiến con sống cuộc đời mà cha mẹ mong muốn; và sẽ tiếp tục ép buộc con thực hiện ước mơ bị cấm đoán, dang dở của chính mình. Thậm chí, một số bậc phụ huynh trừng phạt trẻ một cách nghiêm khắc đến mức được coi là bạo hành trẻ em nếu con không nghe lời và tuân thủ.

Cha mẹ thường gây áp lực quá mức cho con là một trong những phong cách nuôi dạy con có tên là “Cha mẹ độc đoán” (Authoritarian Parents). Khi cha mẹ lạm dụng kiểu nuôi dạy con cái này quá mức; nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của con.

hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức
Cha mẹ áp đặt con cái quá mức có thể cản trở sự phát triển tâm sinh lý lành mạnh của con.

1. Cha mẹ áp đặt con cái khiến con cảm thấy mặc cảm

Khi cha mẹ luôn áp đặt con cái, họ sẽ thường bỏ qua và không đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con; và điều này dẫn đến cảm giác bất an, không ổn định trong tương lai.

Áp lực cha mẹ áp đặt con cái cũng khiến con khó để thể hiện bản thân, bộc lộ cảm xúc mà không có nỗi sợ bị đánh giá, hoặc bị mắng mỏ nặng nề do các quy tắc nghiêm ngặt của cha mẹ. Những lời chỉ trích gay gắt có thể khiến trẻ cảm thấy thua kém so với bạn bè và có thể khiến con mặc cảm.

2. Con mất đi sự tự tin khi bị cha mẹ áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ áp đặt con cái quá mức có thể khiến con đánh mất lòng tự trọng và sự tự tin vào chính bản thân mình. Việc cha mẹ cứng nhắc, kiểm soát và nghiêm khắc làm giảm khả năng đương đầu với thế giới của con; con sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý các tình huống cũng như đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Và khi trẻ vấp ngã hay không xử trí được vấn đề, con sẽ có xu hướng bất an, thấy mình kém cỏi và vô giá trị.

Cha mẹ độc đoán cũng thường nhấn mạnh nguyên nhân và hậu quả khi con bất tuân những nguyên tắc được đặt ra. Điều này cản trở khả năng đưa ra lựa chọn tự nhiên của trẻ. Những đứa trẻ phụ thuộc vào người khác để phát triển sự tự tin của mình thường sẽ gặp khó khăn trong các tình huống xã hội hoặc trong môi trường mới.

[inline_article id=291385]

3. Suy giảm các kỹ năng tương tác xã hội

Con bị áp đặt quá mức thường sẽ phát triển các hành vi hoặc trở nên hung dữ. Thay vì nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn trong tương lai, trẻ sẽ thường tập trung vào sự tức giận khi cha mẹ áp đặt con cái. Con có thể lớn lên để trở thành những “bậc thầy nói dối” để tránh bị trừng phạt.

Những đứa trẻ này cuối cùng trở nên mệt mỏi với danh sách các quy tắc dường như vô tận liên tục được đưa ra theo cách của chúng. Do đó, con sẽ cố tình thách thức cha mẹ bằng cách hành động có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của trẻ.

>> Mẹ có thể quan tâm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao

4. Gây ra những vấn đề tâm lý cho con

Việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con, mà còn gia tăng nguy cơ trẻ mắc phải các rối loạn tâm lý.

Những đứa trẻ có cha mẹ nghiêm khắc dễ bị:

  • Trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn ăn uống.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Các rối loạn về hành vi khác.

Những rối loạn tâm lý nêu trên sẽ cản trở khả năng học tập; các thói quen sinh hoạt lành mạnh và sức khỏe thể chất của con. Từ đó, chất lượng cuộc sống của trẻ bị suy giảm.

>> Cách dạy con độc lập, tự chủ của người Mỹ, cha mẹ tìm hiểu ngay!

Cách tránh việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức?

Để tránh việc cha mẹ áp đặt con cái và khiến trẻ chịu những hậu quả của phong cách nuôi dạy con này, cha mẹ cần thay thế những thói quen dạy con của mình bằng những phương pháp lành mạnh và hiệu quả hơn.

Sau đây là 12 cách tránh việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức:

1. Lắng nghe con

lắng nghe con
Lắng nghe con là một trong những cách hiệu quả để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái.

Hãy hoan nghênh ý kiến của con, lắng nghe mối quan tâm và cho phép con chia sẻ ý tưởng của mình. Cho dù con đang kể một câu chuyện đến lần thứ mười hay một sự kiện dài dòng; cha mẹ vẫn cần kiên nhẫn lắng nghe.

Dành cho con bạn sự chú ý tích cực sẽ giúp cha mẹ ngăn ngừa các vấn đề về hành vi ở con trẻ.

2. Ghi nhận cảm xúc của con để cha mẹ dừng áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ thay vì gây áp lực cho con; thì cần học cách ghi nhận và giúp con gọi tên cảm xúc của mình. Đồng thời, chỉ ra cho con biết cảm xúc ảnh hưởng đến cách con hành xử như thế nào. Thay vì nói: “Có gì đâu mà làm quá hết cả lên.”; hoặc “Đừng khóc nữa. Chẳng có gì mà con phải khó chịu như vậy.” Hãy xác thực những gì con đang cảm thấy: “Rồi, bố/mẹ biết con đang buồn và tức giận.”

Hãy cho con biết rằng, những gì con đang cảm thấy không có gì là sai cả; nhưng để trẻ hiểu tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác; hoặc vui vẻ, hào hứng không có nghĩa là phải chạy nhảy tứ tung. Cha mẹ cần đầu tư năng lượng vào việc dạy con học cách chấp nhận và phản hồi tích cực với cảm xúc của trẻ.

>> Cha mẹ đã biết Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa?

3. Cân nhắc đến cảm nhận của con

Cha mẹ thay vì áp đặt con cái, thì cần cho trẻ thấy họ quan tâm đến nhu cầu của con mỗi khi đưa ra một lựa chọn, hay quyết định nào đó. Ví dụ, cha mẹ quyết định phải đi công tác xa hay chuyển nhà sang một nơi khác; hãy hỏi con cảm thấy thế nào về việc đó.

Trẻ em thiếu sự khôn ngoan và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định quan trọng của người lớn. Nhưng chúng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết người lớn hiểu rõ và quan tâm đến nhu cầu của trẻ.

4. Thiết lập nguyên tắc rõ ràng để cha mẹ không áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ đừng gây áp lực cho con; mà cần có những nguyên tắc rõ ràng, đồng thời, giải thích cho con về lý do vì sao nguyên tắc đó tồn tại. Thay vì nói, “Hãy ngủ đi vì bố/mẹ đã nói vậy”; hãy chuyển thành: “Con cần ngủ để giúp cơ thể và bộ não của con phát triển.”

Khi con hiểu được những mối quan tâm cơ bản về sự an toàn, về sức khỏe, các vấn đề đạo đức hoặc lý do xã hội đằng sau các quy tắc của cha mẹ; chúng sẽ phát triển hiểu biết tốt hơn về cuộc sống. Con cũng sẽ có nhiều khả năng tuân theo các quy tắc hơn khi không có sự hiện diện của cha mẹ.

5. Cho những lỗi lầm nhỏ, hãy cảnh báo trước khi trừng phạt

cảnh báo con thay vì trừng phạt
Để cha mẹ không áp đặt con cái quá nhiều, hãy cảnh cáo thay vì trừng phạt cho những lỗi lầm nhỏ.

Đối với những vấn đề không quá lớn, cha mẹ có thể đưa ra một lời cảnh báo thay vì trừng phạt con. Điều này có nghĩa là cho con biết hậu quả khi con không thay đổi hành vi của mình.

Ví dụ như: “Nếu con không ngừng đập nĩa xuống bàn, con sẽ không được chơi trò chơi tối nay.” hoặc “Nếu con không dọn dẹp đồ chơi của mình ngay bây giờ, con sẽ không được đi chơi công viên sau bữa tối.”

Cho trẻ hiểu cha mẹ nói là sẽ làm. Khi con không nghe lời cảnh báo, hãy thực hiện hình phạt như đã nói với con.

>> Cha mẹ biết gì về Tâm lý trẻ 2 tuổi? Tìm hiểu ngay để dạy con tốt hơn!

6. Để con hiểu những bài học từ cuộc sống mỗi khi có hành xử không đúng đắn

Chỉ vì con có những quyết định sai trái không có nghĩa con là người xấu. Cha mẹ không nên áp đặt con cái đến mức làm trẻ xấu hổ; hoặc sử dụng nhục hình, hoặc nói với con rằng: “Bố/mẹ vô cùng thất vọng về con.”

Thay vì gây áp lực cho con, cha mẹ hãy tạo ra những hệ quả giúp con học cách làm tốt hơn trong tương lai. Nếu con đánh anh chị em của chúng, đừng đánh đòn con. Thay vào đó, hãy lấy đi một đặc quyền (ví dụ như xem tivi). Sau đó, cha mẹ hãy tập trung vào việc dạy các kỹ năng sống như quản lý cơn giận hoặc giải quyết xung đột tốt hơn.

>> Cha mẹ xem thêm 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

7. Trao phần thưởng thay vì cha mẹ áp đặt con cái

Cha mẹ có thẩm quyền sử dụng phần thưởng để động viên trẻ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cha mẹ phải tặng những đứa trẻ bằng những món quà xa xỉ. Thay vào đó, khi một đứa trẻ đang gặp khó khăn với một vấn đề hành vi cụ thể, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích để giúp đứa trẻ đi đúng hướng.

Cân nhắc cách sử dụng phần thưởng để dạy con mình những kỹ năng mới. Một kế hoạch khen thưởng đơn giản là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thay đổi hành vi của con.

8. Cho phép con có sự lựa chọn

Điều này trao quyền cho trẻ và sẽ chuẩn bị cho con khi con phải đưa ra những quyết định lớn hơn sau này trong cuộc đời. Hãy hỏi con: “Con muốn đậu hay ngô?”; hoặc “Con muốn dọn dẹp phòng của mình trước hay sau bữa tối?”

9. Để tránh cha mẹ áp đặt con cái, hãy cân bằng sự tự do với trách nhiệm

Làm cha mẹ hẳn ai cũng mong muốn con cái trở có trách nhiệm và thành công. Cha mẹ có thể làm điều này thông qua những ví dụ sau:

  • Một đứa trẻ thường quên sắp xếp các vật dụng cần thiết cho trường học. Cha mẹ cô ấy tạo ra một danh sách kiểm tra cho con. Trước khi ra khỏi cửa vào buổi sáng; họ yêu cầu con xem qua danh sách kiểm tra.
  • Một đứa trẻ mất nhiều thời gian để chuẩn bị và khó đến trường đúng giờ. Cha mẹ anh ấy tạo ra một lịch trình để nhắc nhở anh ấy nên mặc quần áo, ăn sáng và đánh răng lúc mấy giờ. Họ nhắc anh ấy nhìn vào đồng hồ và tuân theo lịch trình của mình.

Nếu con đang gặp khó khăn với điều gì đó; hãy lập một kế hoạch quản lý hành vi sẽ hỗ trợ những nỗ lực của con để trở nên độc lập hơn.

10. Chuyển hóa sai lầm thành cơ hội học hỏi

chuyển hóa sai lầm thành cơ hội học hỏi để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái
Cách cha mẹ dừng áp đặt con cái: Giúp con nhìn nhận sai lầm như là cơ hội để học hỏi

Để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái, cha mẹ không nên làm trẻ khó xử khi mắc lỗi. Thay vào đó, hãy giúp trẻ tìm ra cách biến những sai lầm đó thành cơ hội học tập.

Khi con mắc lỗi, hãy giải thích lý do tại sao hành vi của chúng là một lựa chọn không tốt. Cha mẹ có thể nói: “Lấy những thứ không thuộc về con là sai. Nó làm tổn thương cảm xúc của người khác và có thể khiến mọi người nghĩ rằng con xấu tính hoặc con không nói sự thật. ”

Khi con làm tổn thương ai đó, hãy giúp con sửa đổi. Nếu con tái phạm, hãy cùng nhau giải quyết vấn đề. Hãy nói, “Đây là lần thứ hai con bỏ lỡ chuyến xe buýt trong tháng này. Con nghĩ điều gì sẽ giúp con đến bến xe buýt đúng giờ? ”

11. Khuyến khích kỷ luật thay vì cha mẹ áp đặt con cái

Thay vì cha mẹ gây áp lực và áp đặt cho con cái kiểu hành xử nhất định; hãy tìm cách dạy trẻ kiểm soát bản thân.

Đừng xoa dịu con mỗi khi chúng bực bội. Thay vào đó, hãy dạy con cách giúp bản thân bình tĩnh lại. Và đừng cằn nhằn để khiến con làm việc nhà. Giúp con có trách nhiệm hơn trong việc tự mình hoàn thành công việc.

Lập một kế hoạch quản lý hành vi tập trung vào việc dạy các kỹ năng sống. Kiểm soát cơn bốc đồng, quản lý cơn giận và kỷ luật bản thân sẽ giúp cho trẻ xuyên suốt cuộc đời.

[inline_article id=138854]

12. Duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và con

Nuôi dạy con cái không phải là ra lệnh và đòi hỏi con phải vâng lời; mà là trở thành một tấm gương tốt và dạy trẻ các kỹ năng sống.

Cha mẹ đừng quên thể hiện tình cảm với con. Dành ra một vài phút mỗi ngày để dành cho con sự chú ý — ngay cả vào những ngày chúng cư xử không tốt.

Dành thời gian chất lượng cùng nhau sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận; đó là chìa khóa để giúp chúng cảm thấy tự tin về con người của mình; và những gì chúng có khả năng hoàn thành.

Việc đặt ra giới hạn, kỷ luật và kỳ vọng chỉ thực sự hữu ích khi cân bằng với sự ấm áp; yêu thương và tôn trọng cha mẹ dành cho con. Qua bài viết, cha mẹ đã hiểu hơn những hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức. Đồng thời, tìm ra những cách để cha mẹ không gây áp lực cho con; và nuôi dạy con hiệu quả và lành mạnh hơn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non với 5 bài học từ gia đình

Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là một biện pháp lâu dài để bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, việc dạy bé bảo vệ môi trường cũng là kiến thức căn bản giúp trẻ phát triển toàn diện. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh 5 bài học bảo vệ môi trường đơn giản từ trong cuộc sống. Hãy cùng tham khảo nhé!

Vì sao phải giáo dục bé bảo vệ môi trường?

Khi các hiện tượng biến đổi khí hậu gia tăng và dữ dội hơn sẽ đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF); đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu chính là trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Cũng theo UNICEF, nếu khí hậu biến đổi ngày càng dữ dội hơn thì trẻ em dễ có nguy cơ mắc các bệnh như sốt rét; sốt xuất huyết; viêm phổi… Thậm chí, trẻ có thể tử vong do hít phải không khí ô nhiễm hoặc dùng các nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày.

Và một trong những biện pháp tối ưu nhất để khắc phục điều này là giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Bởi vì, các em chính là tương lai của thế giới. Việc giúp các em nhận thức bảo vệ môi trường sớm sẽ hình thành thái độ và lối sống lành mạnh từ nhỏ. Đây cũng là một phần trong quyền cơ bản của trẻ khi tham gia vào việc giải quyết vấn đề của bản thân đang đối diện, UNICEF cho biết.

>> Ba mẹ có thể xem thêm 6 bí quyết giúp trẻ ‘mê’ cô, hết khóc khi đi học mầm non.

Những cách giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường

1. Tiết kiệm điện và nước

Nước là tài nguyên vô tận nhưng để có nước sách cần phải trải qua nhiều công đoạn. Theo dự đoán của UNICEF, khoảng năm 2040 sẽ có gần 600 triệu trẻ em đối diện với tình trạng thiếu nước ở một số khu vực trên thế giới.

Để bảo vệ tương lai của các trẻ em, việc dạy trẻ tiết kiệm điện nước là một trong các cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ hãy dạy trẻ tắt nước khi không sử dụng; tắt điện khi ra khỏi phòng riêng; không bật tivi nếu không xem; hạn chế bật máy lạnh hoặc quạt máy nếu không cần thiết để tiết kiệm điện năng.

2. Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non: Phân loại rác và vứt rác đúng quy định

bé bảo vệ môi trường
Vứt rác đúng nơi quy định là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

UNICEF đã thống kế, mỗi ngày có khoảng 2.400 trẻ em tử vong do viêm phổi. Điều này là do trẻ em phải sống trong môi trường ô nhiễm về nước, không khí và rác thải. Hàng năm, hơn nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm không khí. Thậm chí là bị tổn thương đến não và phổi do môi trường ô nhiễm.

Việc dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định và phân loại rác thải cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Ba mẹ nên giúp con phân loại rác thải như thế nào là hợp lý và vứt rác đúng nơi quy định. Những cách phân loại rác ba mẹ nên biết để giúp bé bảo vệ môi trường như sau:

– Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như thức ăn thừa; hư hỏng (rau, cá chết…); vỏ trái cây,….

– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế.

  • Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như giấy; bìa các tông; kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…); các loại nhựa (vỏ chai, đồ nhựa gia dụng)….
  • Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.

[inline_article id=132033]

3. Dạy trẻ yêu động vật

Trẻ em rất yêu quý động vật, vì thế ba mẹ đừng ngại nuôi một con vật cưng trong nhà. Đây cũng là phương pháp giáo dục môi trường cho trẻ mầm non rất thiết thực. Nếu gia đình sống trong một căn hộ nhỏ, ba mẹ có thể nuôi một con cá, con mèo, con chó hoặc một con chuột hamster. Hoặc ba mẹ có thể dạy trẻ việc cho những con mèo hoang gần nhà ăn thức ăn khô, uống một ít nước. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Và chính việc yêu mến thú cưng sẽ dạy cho trẻ sự đồng cảm, cũng như nếp sống ngăn nắp và yêu thiên nhiên.

4. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Trồng cây

Trồng và chăm sóc cây xanh là một việc nhỏ để giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Các hoạt động thường ngày như tưới nước; dọn dẹp; tỉa cây và theo dõi sự phát triển của chúng sẽ giúp trẻ phát triển tình yêu với thiên nhiên. Từ đó, trẻ em sẽ biết cách bảo vệ môi trường sống tốt hơn.

5. Tái chế đồ cũ

bảo vệ môi trường
Dạy trẻ tái chế đồ cũ là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

Khi ba mẹ giáo dục môi trường cho trẻ mầm non đừng quên dạy con cách tái chế đồ cũ.  Tái chế rác thải là hành động tốt cho con người lẫn môi trường. Vì nó làm giảm việc sử dụng nguyên liệu mới để sản xuất sản phẩm mới. Ngoài ra, tái chế rác thải cũng giúp giảm năng lượng sử dụng; cải thiện chất lượng không khí và nước; chống lại biến đổi khí hậu.

Ba mẹ có thể dạy bé bảo vệ môi trường bằng cách tái chế các vật sau:

  • Nhựa
  • Kim loại
  • Thủy tinh
  • Đồ dệt may
  • Thiết bị điện tử
  • Sách, báo, tạp chí…

Với những món đồ cũ, con có thể tái chế thành đồ chơi, các món đồ trang trí hoặc vật dụng trong nhà. Đây là cách giúp trẻ vừa học, vừa chơi và phát triển khả năng sáng tạo hiệu quả.

6. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non: Đọc sách và xem tivi về bảo vệ môi trường

Cho trẻ đọc sách và xem tivi về chương trình thiên nhiên hoang dã cũng là cách giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Những cuốn sách hay chương trình về động vật hoang dã; những loài động vật bị tuyệt chủng; môi trường thiên nhiên… rất đa dạng. Ba mẹ có thể cho trẻ xem những chương trình này để có thêm kiến thức về thế giới động vật và thiên nhiên.

[inline_article id=226509]

Ba mẹ cần lưu ý gì khi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non?

Khi ba mẹ áp dụng những bài học giáo dục môi trường cho trẻ mầm non cần lưu ý những điều sau:

  • Ba mẹ cần phải làm gương và có cách hành xử đúng trong việc bảo vệ môi trường để con trẻ học theo. Còn nếu không, mọi lý thuyết bên trên sẽ không thể đem lại kết quả như mong đợi.
  • Các bài học dạy con cần linh hoạt, ba mẹ có thể lấy dẫn chứng cụ thể trong sách báo, tivi để trẻ hiểu được vấn đề con người đã tàn phá thiên nhiên như thế nào. Từ đó, trẻ sẽ ý thức được việc bảo vệ môi trường.
  • Khi trẻ hình thành các thói quen như sống ngăn nắp; vứt rác đúng nơi quy định; phân loại rác thải; tiết kiệm điện nước; trồng cây xanh… ba mẹ nên có lời khen ngợi để khuyến khích trẻ phát huy những việc làm này.

Việc dạy bé bảo vệ môi trường là điều cần thiết phải được giáo dục từ trong gia đình. Hy vọng với những bài học về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non sẽ giúp ba mẹ có thêm ý tưởng để dạy con bảo vệ thiên nhiên. Chúc ba mẹ thành công trong việc giáo dục con nhé!

>>> Ba mẹ có thể tham khảo thêm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

Categories
Mang thai Nuôi dạy con Đón con chào đời

5+ Mẹo đặt tên con sinh đôi mà các ông bố và bà mẹ nên biết

Đặt tên con sinh đôi không phải là chuyện có thể quyết định nhanh chóng bởi một cái tên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sau này của các con bạn. 

Với 5 mẹo được chia sẻ bởi MarryBaby sau đây, bạn sẽ có cách chọn lọc nhiều tên hay cho con mà không cần phải đắn đo hoặc áp lực nữa!

Mẹo đặt tên con sinh đôi đơn giản và hiệu quả bạn nên biết

Sinh đôi có nghĩa là bạn sẽ có gấp đôi niềm vui đồng thời cũng nhân đôi mọi việc. Trong đó, chắc chắn phải kể đến việc đặt tên cho cặp sinh đôi nữa. Trước khi lướt qua danh sách các tên bé để chọn ra cái tên phù hợp, 5 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn chọn tên cho bé một cách an toàn và mang nhiều hàm ý tốt đẹp nhất.

>> Mẹ có thể tham khảo: Những sự thật thú vị về trẻ sinh đôi từ trứng nước đến đời thường

1. Không cần đặt tên con sinh đôi quá vần

Với cách đặt tên cho cặp sinh đôi này, bố mẹ sẽ phải lựa chọn tên đệm giống nhau, và tên chính của các con cũng phải có cùng vần hoặc cùng phụ âm giống nhau. Như vậy khi gọi tên 2 bé sẽ thấy có một sự liên kết nhất định.

Thế nhưng mặc hạn chế của việc đặt tên này đó là chúng cần phải có ý nghĩa. Nếu ba mẹ có thể ghép tên 2 bé lại mà thành một từ có nghĩa thì sẽ rất tốt. Ví dụ như tên bé trai sinh đôi Trí – Dũng.

Đặt tên con sinh đôi
Đặt tên con sinh đôi có ý nghĩa mà ba mẹ nên biết

Trong trường hợp cái tên đó không có sự kết nối hoặc không có nghĩa thì bạn không nên tiếp tục. Con cần có cái tên riêng biệt như chính bản thân mình vậy chứ không cần phải có vần điệu với anh chị em song sinh của mình.

2. Giữ gìn truyền thống gia đình

Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì đặt tên con sinh đôi, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé?

Đơn giản, hãy lấy tên bố mẹ làm tên lót cho con và từ đó bạn có thể triển khai những cái tên hoàn thiện cho bé. Như thế, chẳng những bạn có thể liên kết giữa hai bé với nhau mà còn gắn kết chặt chẽ các con với bố mẹ.

Hãy để con được gắn bó với nguồn gốc của mình ở cả hai bên nội và ngoại. Bạn cũng có thể chọn cho con cái tên nổi bật như tên sinh đôi cho bé gái Như và Ý.

>> Mẹ có thể tham khảo: Sinh đôi cùng trứng và những điều chị em cần biết

3. Cân nhắc tính thực tế

Dù đặt tên con sinh đôi sao cho con có tên ý nghĩa tuyệt vời nhưng bạn hãy cân nhắc đến tính thực tế. Nếu chúng quá dài hoặc quá khó đọc, bạn không nên chọn. Hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên ngắn, dễ phát âm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đặt tên thật dài, bạn có thể đặt thêm biệt danh riêng cho từng bé.

4. Ưu tiên những cái tên dễ đọc

Khi ưng ý một cặp tên, bạn hãy đọc to và lắng nghe cẩn thận. Những cái tên này có vần điệu với nhau hoặc khiến người lớn không thể nói trôi chảy không? Các con và bạn sẽ phải phát âm cái tên đó rất nhiều lần trong đời. Vì vậy, bạn nên chú ý và chọn những cặp tên dễ đọc cùng nhau.

Đặt tên con sinh đôi
Đặt tên cho cặp sinh đôi có ý nghĩa và thực tế

5. Cẩn thận khi đặt tên cho bé sinh đôi 1 trai 1 gái

Nếu chọn những cái tên trung tính, không phân biệt được giới tính cho cặp sinh đôi (ví dụ như An, Ân), bạn bè và giáo viên của bé sẽ bối rối. Lúc này, bé gái đặt tên con gái (Cúc, Đào, Thu…), còn tên sinh đôi cho bé trai như (Hùng, Quốc, Phát…).

>> Mẹ có thể tham khảo: Những điều thú vị về các cặp sinh đôi khác trứng

6. Đặt tên cho bé sinh đôi khác biệt

Trong thực tế, 2 em bé song sinh nhà bạn có thể khiến những người khác ấn tượng hơn nhiều nếu như tên của hai con là hai cái tên nghe có vẻ hoàn toàn khác biệt nhau.

Do đó, nếu như 2 em bé song sinh nhà bạn giống hệt nhau, tại sao bạn không nghĩ tới phương án đặt tên này nhỉ? Điều này sẽ giúp người khác và ngay cả những người trong gia đình bạn có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng và không bị nhầm lẫn với nhau.

Theo đó, bạn hãy đặt tên cho 2 em bé song sinh với 2 cái tên mà có âm thanh, hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho em bé nhà bạn khi chúng lớn lên sau này.

Gợi ý cách đặt tên cho cặp sinh đôi hay và ý nghĩa

Sau đây sẽ là một số gợi ý về cách đặt tên con sinh đôi mà bạn có thể tham khảo thêm:

1. Đặt tên sinh đôi cho bé gái có tên đệm trùng nhau

Một số cái tên sinh đôi cho bé gái mang hàng ý đẹp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay:

  • Hoàng Oanh – Hoàng Yến
  • Mai Lan – Mai Huệ
  • Yến Trang – Yến Nhi
  • Thu Hồng – Thu Cúc
  • Kim Ngọc – Kim Hoa
  • Thu Thủy – Thu Trang
  • Kim Ngân – Kim Thoa
  • Thiên Kim – Thiên Thanh
  • Kiều Linh – Kiều Ly
  • Phương Linh – Phương Anh

2. Đặt tên sinh đôi cho bé trai có tên đệm ý nghĩa

Đặt tên bé trai sinh đôi ngoài việc nghe hay thì cũng cần mang đậm nét nam tính. 

  • Tuấn Anh – Tuấn Tú
  • Hoàng An – Hoàng Phúc
  • Hoàng Đức – Hoàng Phúc
  • Minh Anh – Minh Quân
  • Thành Công – Thành Đạt
  • Hiếu Lễ – Hiếu Nghễ
  • Minh Quân – Minh Nhật
  • Minh Đức – Minh Lâm

3. Đặt tên cho bé sinh đôi 1 trai 1 gái có tên đệm trùng nhau

Như đã nói ở trên, đối với cặp sinh đôi 1 trai 1 gái thì việc đặt tên sẽ hơi hơi phức tạp hơn vì phải lựa chọn được 1 từ đệm mà phù hợp cho cả nam và nữ, còn tên của 2 bé thì không nhất thiết phải có sự tương đồng, ví dụ:

  • Minh Anh – Minh Ánh
  • Minh Tú – Minh Ngọc
  • Minh Đức – Minh Tâm
  • Anh Dũng – Anh Thư
  • Ngọc Hiếu – Ngọc Mai
  • Bảo Minh – Bảo An
  • Bảo Quốc – Bảo Nhi
  • Gia Linh- Gia Khánh
Đặt tên con sinh đôi
Một số gợi ý về tên sinh đôi cho các bé sẽ giúp bố mẹ dễ dàng chọn lựa

Lưu ý khi đặt tên con sinh đôi

Hãy nhớ rằng 2 em bé sinh đôi nhà bạn sẽ phải lớn lên, sẽ đi học, đi làm và sẽ trở thành những chàng trai hoặc các quý cô xinh đẹp trong tương lai.

Vì thế, bạn không nên đặt tên con sinh đôi quá ngộ nghĩnh, oái oăm hoặc gây cười vì cái tên có thể là một trở ngại cho con bạn sau này.

Thay vì để chúng phải khó xử khi bị bạn bè trêu chọc, hãy đặt cho con cái tên khiến chúng luôn cảm thấy tự tin, hãnh diện khi giao tiếp với mọi người ba mẹ nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái

Tóm lại:

Thông qua bài viết này, MarryBaby mong rằng việc đặt tên con sinh đôi sẽ không còn khó khăn với bạn nữa. Dù là tên có vần điệu giống nhau hay những cái tên hoàn toàn khác biệt, bố mẹ cũng đừng quên hãy chú ý đến cả ý nghĩa của chúng và tránh những cái tên quá ngộ nghĩnh nhé.  

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?

Dạy bé 1 tuổi những gì là điều các bố mẹ rất quan tâm. Bởi vì, tâm lý của con trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi. Việc áp dụng những bài học thích hợp và khoa học sẽ giúp con phát triển toàn diện và thông minh hơn. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các phụ huynh những bài học cần dạy cho trẻ 1 tuổi.

1. Đặc điểm phát triển của em bé 1 tuổi

Cần dạy bé 1 tuổi những gì? Ở độ tuổi 1 tuổi, trẻ có sự phát triển vượt bậc về thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc. Dưới đây là một số đặc điểm phát triển của em bé 1 tuổi:

Phát triển thể chất

  • Trẻ có chiều cao trung bình khoảng 74cm đối với bé gái và 75.7cm đối với bé trai.
  • Cân nặng trung bình khoảng 8.9kg đối với bé gái và 9.6kg đối với bé trai.
  • Trẻ bắt đầu mọc răng cửa giữa và răng cửa trên.
  • Trẻ có thể tự đi bộ bằng chân trong khoảng 10-12 tháng tuổi.
  • Trẻ có thể leo trèo, đứng lên, ngồi xuống, bò,…

Phát triển vận động

  • Trẻ có thể cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay.
  • Trẻ có thể ném đồ vật.
  • Trẻ có thể dùng thìa để tự xúc ăn.
  • Trẻ có thể tự uống nước bằng cốc.

Phát triển nhận thức

  • Trẻ có thể hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản.
  • Trẻ có thể bắt chước những hành động đơn giản của người lớn.
  • Trẻ có thể chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn.
  • Trẻ có thể nói được từ 1-2 từ đơn giản.

Phát triển cảm xúc

  • Trẻ bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn.
  • Trẻ có thể thể hiện tình cảm yêu thương, giận dữ, sợ hãi,…
  • Trẻ có thể bắt đầu hiểu được cảm xúc của người khác.
Dạy bé 1 tuổi những gì?
Little cute boy proud when he finish drawing with happiness, raised two hands over his head and smile, preschool at home

>> Cha mẹ xem thêm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao

2. Lợi ích khi giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi từ 0-3 tuổi được coi là giai đoạn vàng của phát triển, khi não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Do đó, Lợi ích của việc biết dạy bé 1 tuổi những gì bao gồm:

  • Phát triển trí tuệ: Giáo dục sớm giúp kích thích não bộ của trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề và học hỏi.
  • Phát triển ngôn ngữ: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ nói sớm và nói rõ ràng hơn.
  • Phát triển thể chất: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển thể chất, giúp trẻ khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
  • Phát triển cảm xúc: Giáo dục sớm giúp trẻ phát triển cảm xúc, giúp trẻ tự tin, hòa đồng và biết cách thể hiện cảm xúc của mình.

Ngoài ra, giáo dục sớm còn giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, như tự lập, tự giác và kỷ luật. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập và xã hội khi lớn lên.

3. Cha mẹ nên dạy bé 1 tuổi những gì để phát triển toàn diện?

3.1 Dạy con tập nói

Dạy bé 1 tuổi những gì? Theo Deb Roy – Một nhà nghiên cứu và giám đốc của nhóm MIT Media Lab’s Cognitive Machines cho biết; vì ông muốn biết con trai học ngôn ngữ thế nào. Ông đã đặt máy quay khắp nhà để lưu giữ mọi khoảnh khắc của con trai ông trong 3 năm đầu đời. Sau đó, ông phân tích trên 90.000 giờ đoạn video. Và ông đã tìm ra mối tương quan giữa những cuộc trò chuyện của bé với cha mẹ và việc học ngôn ngữ.

Theo Deb Roy, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng ghi nhớ và nhắc lại một từ ngữ nào đó. Nếu tần suất bé được nghe từ ngữ đó đủ nhiều trong ngữ cảnh câu đơn giản. Vì thế, các bố mẹ khi nói chuyện cùng con hãy lặp đi lặp lại các câu nói ngắn có chứa từ vựng muốn dạy. Sau đó áp dụng vào các ngữ cảnh thích hợp để chúng ghi nhớ. Chẳng hạn, trước khi ra khỏi nhà thì vẫy tay chào tạm biệt. Khi con được cho món đồ gì thì khoanh tay nói ạ.

Dạy bé 1 tuổi những gì?
Dạy bé 1 tuổi những gì?

3.2 Dạy trẻ 1 tuổi những gì? Dạy con các bộ phận trên cơ thể

Bên cạnh việc bố mẹ dạy con những từ ngữ quen thuộc như ạ, dạ, bye, bố, mẹ, ông, bà… Các phụ huynh cũng nên dạy con nhận biết những từ ngữ đơn giản gần gũi với bé nhất. Vậy bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì? Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết mắt, mũi, miệng, tai, tóc, chân, tay…

Theo CDC, trẻ em 1 tuổi đã có thể hiểu và nghi nhớ các bộ phận trên cơ thể người thông qua sự hướng dẫn của bố mẹ. Chúng sẽ học bằng cách ghi nhớ những bộ phận có thể dễ dàng thấy được như tóc, răng, ngón tay, ngón chân… Vì thế, bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết cơ thể người và ôn tập lại các từ ngữ khi rảnh rỗi. Vì đây là bài học để giúp con khám phá từng bộ phận trên cơ thể chính mình.

3.3 Dạy con nhận biết ông bà, bố mẹ và người thân

Như đã đề cập, khi trẻ 1 tuổi là lúc con vẫn đang tiếp tục làm quen và dần thích nghi với mọi thứ xung quanh. Và điều gần gũi với con nhất chính là ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình. Bố mẹ hãy dạy con cách nhận biết, gọi ông bà, ba mẹ, hoặc tên của người thân trong gia đình. Điều này sẽ giúp con làm quen và không còn nhút nhát khi tiếp xúc với những người khác ngoài bố mẹ. Bên cạnh đó, việc dạy con cách gọi ông bà, bố mẹ hay tên của một ai đó cũng chính là cách dạy trẻ nhớ thêm các từ vững mới.

3.4 Dạy bé 1 tuổi những gì? Dạy con đọc sách

Theo Tổ chức Nemours Kidshealth tại Mỹ, đọc sách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một cách giúp học từ ngữ một cách tự nhiên. Khi bố mẹ đọc to thông tin của một cuốn sách sẽ giúp não bộ ghi nhớ những từ vựng trong sách. Bên cạnh đó, đọc sách cũng giúp cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh.

Cũng theo Nemours Kidshealth, những đứa trẻ được bố mẹ nói chuyện và đọc sách thường xuyên sẽ có nhiều từ vựng hơn những đứa trẻ không được đọc sách. Và những đứa trẻ này cũng có khả năng học đọc và viết tốt hơn so với trẻ nhỏ khác.

3.5 Dạy con bỏ bỉm

Khi trẻ đã biết biểu lộ những cảm xúc, hoặc thái độ ra ngoài chính là lúc mẹ tập cho bé bỏ bỉm. Bố mẹ đừng để con phải phụ thuộc vào bỉm vì sẽ khiến con không biết tự chủ trong việc đi tiêu đi tiểu. Vậy bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì?

Theo Nemours Kidshealth, việc huấn luyện cho con trẻ biết cách ngồi bô phải đi theo từng bước. Đầu tiên, bố mẹ hãy cho trẻ ngồi bô vào những giờ nhất định trong ngày. Sau đó, tăng dần số lần ngồi bô cho đến khi trẻ hình thành thói quen này. Khi trẻ đã biết ngồi bô thì bố mẹ có thể bỏ bỉm ra khỏi cuộc sống của con được rồi đấy.

dạy bé 1 tuổi những gì
Dạy bé 1 tuổi những gì?

3.6 Dạy bé 1 tuổi những gì? Dạy con không leo trèo và chạm vào những nơi nguy hiểm

Do tâm lý của trẻ 1 tuổi rất hiếu kỳ và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh. Nhưng con lại không biết phân biệt đâu là những mối nguy hiểm để tránh xa. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi việc trẻ chơi mỗi ngày. Nếu thấy trẻ leo trèo nguy hiểm, bố mẹ hãy dạy con không được làm điều này. Hoặc nếu trẻ bò và chạm vào ổ điện, bố mẹ nên dạy con không được chạm vào. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy mua những dụng cụ bọc ổ điện hoặc để những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ lên cao.

[inline_article id=205673]

4. Những điều bố mẹ cần làm cùng trẻ 1 tuổi

4.1 Nói chuyện với con

Việc bố mẹ thường xuyên nói chuyện với trẻ 1 tuổi sẽ giúp con nhanh biết nói hơn. Bố mẹ hãy nhớ rằng, việc để trẻ em 1 tuổi xem và lắng nghe các ngôn ngữ trong tivi không giúp con nhanh biết nói. Vì ngôn ngữ trong tivi rất nhanh, phức tạp và thiếu sự tương tác.

Vậy nên bố mẹ cần dạy bé 1 tuổi những gì? Việc bố mẹ thường xuyên dạy bé tập nói những từ cơ bản hoặc nhận biết mọi thứ xung quanh sẽ giúp tăng vốn từ vựng. Ngoài ra, việc đọc sách cùng con không những dạy con thông minh hơn mà còn cảm nhận và học nhiều vốn từ hơn nữa.

4.2 Dạy bé 1 tuổi những gì? Giúp con hiểu được cảm xúc của bản thân

Khi trẻ 1 tuổi, con bắt đầu nhận biết và hiểu những cảm xúc bên trong của mình. Con có thể cảm thấy bị tuổi thân nếu bố mẹ la; biết sợ khi bố mẹ nghiêm mặt; hoặc cảm thấy thất vọng và khóc khi đồ chơi bị hư hỏng… Tất cả những điều này con sẽ cảm nhận được ngày càng rõ ràng hơn mỗi ngày.

Vì thế, bố mẹ hãy giúp con hiểu và kiểm soát được những cảm xúc của mình bằng những việc nhỏ nhất. Chẳng hạn như, khi con bị té, bố mẹ hãy dạy con không sao, hãy tự đứng lên và đừng khóc. Hoặc nếu như đồ chơi của con bị hư, bố mẹ hãy an ủi con và dạy con nhận biết rằng chúng ta có thể sửa lại chúng.

4.3 Khen ngợi con khi con làm việc tốt

Theo trang Raising Children về thông tin giáo dục được tài trợ bởi chính phủ Úc, lời khen ngợi của bố mẹ sẽ giúp trẻ nhỏ tự tin và ý thức được bản thân. Bằng cách sử dụng lời khen ngợi, bố mẹ đang chỉ cho con suy nghĩ tích cực hơn về bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đang giúp con học cách nhận biết khi nào chúng làm tốt và cảm thấy tự hào về bản thân hơn. Nhờ vậy, trẻ 1 tuổi sẽ tăng thêm hứng thú để làm những việc tốt hoặc thực hành những kỹ năng được dạy. Khen ngợi con cũng là một trong những bài học dạy bé 1 tuổi những gì về việc biết cố gắng và kiên nhẫn.

4.4 Chơi trò chơi thông minh cùng con

Dạy bé 1 tuổi những gì? Nếu bố mẹ muốn dạy con thông minh, hãy dành nhiều thời gian để chơi đồ chơi phát triển trí thông minh cùng con. Bố mẹ hãy cùng con chơi những trò như nhận biết con vật, đồ vật, cây cỏ, xếp hình, đếm số…

Nemours Kidshealth cũng chỉ ra rằng, những trò chơi thông minh sẽ giúp trẻ 1 tuổi phát triển trí não, sự kiên nhẫn và trí tuệ. Ngoài ra, những trò chơi đếm số; nhận biết các vật to nhỏ cũng sẽ giúp con phát triển khả năng toán học từ nhỏ. Vì thế, việc bố mẹ nên dành thời gian chơi cùng con sẽ giúp con phát triển IQ rất nhiều đấy nhé.

Dạy bé 1 tuổi những gì?
Dạy bé 1 tuổi những gì?

4.5 Cùng con khám phá thế giới

Dạy bé 1 tuổi những gì? Nemours Kidshealth cũng nhận định rằng, trong độ tuổi từ 1 đến 3, trẻ nhỏ rất thích tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới. Chúng đang dần học cách nói chuyện; đi bộ; chạy nhảy và khẳng định sự độc lập của chính mình. Vì thế những chuyến đi khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp con học hỏi rất nhiều. Có thể là một buổi đi chơi ở sở thú; vui chơi ở bãi biển hay viện bảo tàng.

Dù thế, bố mẹ cũng phải luôn tập trung quan sát con trong quá trình khám phá vạn vật xung quanh. Hãy luôn theo dõi và bảo vệ con tránh xa mọi nguy hiểm trước khi con gặp phải. Bởi vì trẻ 1 tuổi rất hiếu kì, năng động và thích khám phá mọi thứ. Nhưng con lại không thể ý thức nhiều hơn về những hiểm họa phía trước.

5. Cách giáo dục sớm bé 1 tuổi cha mẹ nên biết

Cha mẹ có thể thực hiện giáo dục sớm cho trẻ 1 tuổi bằng nhiều cách đơn giản, như:

  • Thường xuyên nói chuyện và đọc sách cho trẻ nghe.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.
  • Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên.
  • Tạo môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ.

Trên đây là một số thông tin giải đáp băn khoăn dạy bé 1 tuổi những gì của nhiều phụ huynh. Đây là thời điểm con rất nhạy cảm, tìm tòi khám phá về thế giới xung quanh. Chính vì vậy, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho bé yêu của mình nhé!

>> Cha mẹ có thể xem thêm 10 tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi: Hoang mang của mọi bà mẹ.

Trên đây là những chia sẻ của MarryBaby về việc dạy bé 1 tuổi những gì. Nếu bố mẹ muốn dạy con thông minh thì đừng bỏ qua những điều này nhé. Chúc bố mẹ sẽ thành công khi dạy con những bài học đầu đời này nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Sinh trắc học vân tay là gì? Bố mẹ nên tìm hiểu để định hướng cho con

Do đó, bạn nên tìm hiểu xem sinh trắc học vân tay là gì qua bài viết này. MarryBaby sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để phụ huynh tiếp cận bộ môn này 1 cách nhanh nhất.

Dấu vân tay được hình thành như thế nào?

Dấu vân tay của mỗi người là duy nhất và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng dấu vân tay ở mỗi ngón đều khác nhau và chỉ thay đổi về kích cỡ khi lớn lên. Dấu vân tay sẽ không thay đổi trừ trường hợp bị thương quá nặng.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về dấu vân tay giúp phân tích tố chất của con trẻ. Điều này có thể giúp bố mẹ có cách nuôi dạy con phù hợp, phát huy được tiềm năng vốn có của con.

Sinh trắc học vân tay là gì
Dấu vân tay là dấu hiệu đặc biệt của con người

Dấu vân tay được xác định bởi những đường vân trên các ngón tay. Những đường vân này liền kề nhau và cũng xuất hiện tại các đầu ngón chân.

Sự hình thành của tuyến steroid bắt đầu ở tuần thứ 19 trong thai kỳ khi não và tủy sống của thai nhi bắt đầu phát triển riêng biệt. Vào thời điểm này, số nếp nhăn sẽ dần dần hình thành trong não và được phản ánh số lượng trên các dấu vân tay.

Dấu vân tay và tiềm năng của con yêu

Dấu vân tay mang tính di truyền nên có thể xác định được nhân cách, tiềm năng học tập, sở thích của một đứa trẻ dựa trên 10 đầu ngón tay của bé. Khi thai nhi bước vào tuần thứ 13 – 19, vân tay sẽ bắt đầu hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ và dần hiện rõ sau khi bé chào đời khoảng 6 tháng. Do mang tính độc nhất, người ta dùng dấu vân tay để nhận diện cá nhân.

Việc sinh trắc vân tay diễn ra khá phức tạp bởi mỗi ngón tay sẽ thể hiện những khả năng khác nhau và mỗi cách hiểu riêng biệt. Khả năng của một người có thể được xác định dựa trên hình dạng dấu vân tay.

Để có kết quả chính xác hơn, số sọc (lượng tử hóa) và góc Atd (được đo bởi 3 giao điểm của các đường vân trong bàn tay) cần được đo kỹ lưỡng. Mỗi lượng tử hóa đại diện cho 1 triệu mã gen. Con yêu càng có nhiều lượng tử hóa thì tiềm năng của con càng cao. Thêm vào đó, nếu góc Atd càng nhỏ thì trẻ sẽ càng nhạy bén trong lĩnh vực học tập.

Mặc dù sinh trắc vân tay có thể xác định tiềm năng của một người, nhưng nếu không được đào tạo, người đó vẫn khó đạt đến đỉnh cao. Ví dụ, khi dấu vân tay của bé xác định rằng con có nhiều tố chất trong nghệ thuật nhưng nếu không được đào tạo nghiêm túc thì khả năng đó sẽ bị chôn vùi.

Sinh trắc học vân tay là gì?

Sinh trắc vân tay có tên tiếng Anh là Fingerprint Biometrics. Đây là một ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về dấu vân tay của con người.

Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra, dấu vân tay là thứ khác biệt duy nhất khiến mỗi cá thể được phân biệt với nhau một cách chính xác. Xác suất trùng lặp giữa hai người có cùng một dấu vân tay là vô cùng nhỏ, chỉ tương đương khoảng 1/64 tỷ người.

Điều kể trên đồng nghĩa với việc, bạn có dành bao nhiêu thời gian, công sức để tìm kiếm một người có dấu vân tay y hệt mình,….thì cũng rất khó có hiệu quả như ý. Ngay cả những cặp song sinh cùng trứng cũng có dấu vân tay sai khác nhau.

Thực tế, dấu vân tay đã bắt đầu được hình thành ngay khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ trở thành dấu ấn riêng của mỗi người.

Sinh trắc vân tay là môn khoa học được nghiên cứu sự liên quan của các chủng vân tay với bộ não. Từ đó xem xét đến tiềm năng của một con người.

Trong tư vấn di truyền học, nhà khoa học Jieyou mô tả: “Kết cấu da của người trong tuần phát triển phôi thứ 13 đến 19 tuần hình thành bộ não là các đường tăng trưởng đồng bộ và các vân. Sau khi hình thành các đường vân, chúng sẽ không thay đổi trong cuộc sống.”

Mức độ hữu ích của sinh trắc vân tay

Sinh trắc học vân tay là gì có hữu ích không? Sinh trắc vân tay giống như một bản đồ giúp bạn hiểu được tiềm năng và tài năng của mình. Mọi người đều thừa hưởng trí thông minh bẩm sinh từ bố mẹ.

Nếu sự thông minh của một người không được truyền cảm hứng và phát triển thì cũng không có cách nào để người đó phát triển trí tuệ, sự hiểu biết, lý luận, phân tích, tích hợp và khả năng ứng dụng.

Bằng cách phân tích sinh trắc dấu vân tay, bạn có thể hiểu sự phân bố và số lượng tế bào ở não trái hoặc phải và dự đoán tiềm năng nằm ở đâu.

Nếu tiềm năng được nhận diện sớm, bạn có thể phát triển điểm mạnh của mình hơn nữa và cải thiện điểm chưa tốt để não trái và phải phát triển cân bằng, hòa trộn với nhau. Phân tích sinh trắc dấu vân tay còn giúp:

1. Nuôi dưỡng khả năng cá nhân

  • Tăng cường giao tiếp giữa cá nhân và các kỹ năng tương tác
  • Làm thế nào để biết trân trọng mọi người?
  • Cải thiện mối quan hệ giữa các giới tính
  • Nâng cao EQ (chỉ số cảm xúc) và AQ (chỉ số vượt khó)
  • Khám phá ra tài năng thiên bẩm của từng người
  • Cải thiện sự nghiệp
  • Nâng cao ý nghĩa của giá trị trong cuộc sống và hạnh phúc.
Sinh trắc học vân tay là gì
Sinh trắc học vân tay là gì? Đây là môn khoa học về phân tích con người

2. Sinh trắc vân tay giúp định hình phương pháp giáo dục phù hợp

  • Đa dạng các đánh giá về trí thông minh ở trẻ em
  • Sự giao tiếp cũng như giáo dục giữa bố mẹ và con cái
  • Nhắm đến các tài năng
  • Cá nhân hóa phương pháp giáo dục
  • Xác định lĩnh vực năng khiếu của con yêu
  • Chọn được ngành nghề phù hợp nhất với con đường sự nghiệp mong muốn của bé
  • Xác định phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp nhất.

3. Doanh nghiệp

  • Tuyển dụng
  • Đánh giá năng lực hoàn thành công việc và cách thực hiện
  • Kế hoạch giáo dục và đào tạo nhân viên
  • Khám phá tiềm năng của nhân viên
  • Khả năng lãnh đạo
  • Giao tiếp và tương tác giữa các cá nhân
  • Hợp nhất nguồn nhân lực.

Các thông tin cơ bản về sinh trắc dấu vân tay

Hiện nay, bản in dấu vân tay của con người có thể được phân loại thành 3 loại chính (hình xoắn, hình vòm và hình vòng) cũng như được chia thành 11 loại cơ bản đã được nghiên cứu và phân tích thành công.

Một số nhà khoa học thường tập trung vào việc phân tích não trái và não phải, bản in trên từng ngón tay phản ánh những khả năng khác nhau.

  • Ngón cái: Khả năng hành động và thực hiện
  • Ngón trỏ: Khả năng sáng tạo và suy nghĩ logic
  • Ngón giữa: Năng lực tay chân và đánh giá nghệ thuật
  • Ngón áp út: Khả năng nhận diện giọng nói
  • Ngón út: Thông minh trong việc đọc hiểu văn bản, hình ảnh.

Đối với các mẫu vân chân, có thể xác định một người bị bệnh bẩm sinh hay không và cũng đóng vai trò quan trọng không kém như dấu vân tay.

Phân tích sinh trắc vân tay

Việc phân tích sinh trắc học vân tay là gì là sự kết hợp của khoa học về não bộ, y học, di truyền học, tâm lý học và khoa học hành vi. Qua gần 5 thế kỷ quan sát và nghiên cứu về di truyền học, số lượng và sự phân bố của nơron thần kinh đã được phản ánh trong mô da trên các dấu vân tay.

Các chuyên gia nhận thấy rằng dấu vân tay biểu hiện cho các đặc điểm khác nhau, thậm chí đối với những cặp song sinh, vân tay của họ vẫn không tương đồng.

Nếu hiểu được phẩm chất của con yêu và nuôi dưỡng đúng đắn thì bố mẹ có thể hỗ trợ bé rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp, quản lý cảm xúc, tăng cường tập trung và nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Việc phân tích sinh trắc học dấu vân tay dựa trên sự hình thành và số lượng vết lằn của các dấu vân tay giúp hiểu được phong cách học tập và cách suy nghĩ của một người.

Các mô não phát triển đồng thời cùng vân tay. Mỗi vân tay đại diện cho các cá tính, khả năng đa dạng cũng như có ý nghĩa riêng. Thống kê cho thấy tỷ lệ chính xác của phân tích sinh trắc học dấu vân tay có thể lên đến 85%.

Sinh trắc học vân tay: Tìm hiểu các dạng vân tay cơ bản

Việc hiểu rõ các phân tích sinh trắc vân tay của con có thể giúp bố mẹ nuôi dưỡng trẻ tốt hơn dựa trên cá tính, điểm mạnh và điểm yếu để tăng cường sức mạnh và cải thiện khả năng của con.

Sinh trắc học vân tay là gì? Bạn có thể nhìn vào dấu vân tay của con yêu và xác định cá tính, điểm mạnh và điểm yếu của bé. Hình thức nàu còn áp dụng hiệu quả ngay cả với trẻ sơ sinh.

1. Chủng vân tay hình sóng đơn giản (Simple Arch)

Hình dáng: Các lớp núi chồng lên nhau, cong ở đỉnh và không có tam giác nào.

Đặc điểm: Sinh trắc học vân tay chỉ ra rằng những bé này sẽ là người làm việc chăm chỉ, không thích phàn nàn, hướng nội, thận trọng, làm theo các bước. Bé còn là người thực tế và không chấp nhận rủi ro.

2. Chủng cá chép (Tented Arch)

Hình dạng: Như hình lều trại có đầu nhọn.

Đặc điểm: Có tính cách cực đoan, có thể vui vẻ và thân thiện lúc này nhưng lại buồn bã, ngại ngùng vô cớ sau đó. Tất cả đều phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ và hướng phát triển khi bé còn nhỏ. Bé có thể không sợ thách thức và trở ngại, nhưng đôi khi có thể bốc đồng. Ngoài ra, bé cũng rất sáng tạo.

3. Chủng nước xuôi (Ulnar Loop)

Hình dạng: Giống như một thác nước chảy về phía ngón tay út với các điểm tam giác.

Đặc điểm: Theo sinh trắc học vân tay, những bé có dấu vân tay dạng này là người có tính cách nhẹ nhàng, có khả năng quan sát nhưng lại thụ động, thích làm việc theo trình tự, hay hùa theo số đông và ít có động lực.

4. Chủng nước ngược (Radial Loop) trong sinh trắc học vân tay là gì?

Hình dáng: Ngược lại với chủng vân tay ulnar loop, hình dạng thác nước sẽ chảy về phía ngón tay cái.

Đặc điểm: Có khả năng suy nghĩ độc lập, khéo léo, thích đặt câu hỏi nhưng hay chỉ trích, luôn xem bản thân là trung tâm và có tư tưởng chống lại đa số.

5. Chủng vân tay Concentric Whorl

Hình dạng: Các đường vân bắt đầu từ trung tâm của vòng tròn nhỏ đồng tâm và lan rộng ra với hai điểm tam giác.

Đặc điểm: Luôn tự xem bản thân làm trung tâm, thích cạnh tranh và hay đặt ra mục tiêu. Bé thường khó chịu, chủ quan, không muốn bị kiểm soát.

6. Chủng vân tay Spiral Whorl – WS

Hình dạng: Hình xoắn ốc bắt đầu từ trung tâm và di chuyển ra ngoài, có hai điểm tam giác.

Đặc điểm: Theo sinh trắc học dấu vân tay, trẻ có dạng vân tay này có khả năng tự tạo động lực cho bản thân. Vì vậy, bố mẹ nên tìm những phương pháp khuyến khích phù hợp.

7. Chủng vân tay Press Whorl – WP

Hình dạng: Tương tự như chủng vân tay hình Spiral Whorl nhưng vòng tròn biến thành hình bầu dục dài, có hai điểm tam giác.

Đặc điểm: Bé là người tham vọng, thích cạnh tranh, ghét bị đánh bại, chú ý đến chi tiết, luôn kiểm soát mọi việc.

8. Chủng vân tay Imploding Whorl – WI

Hình dạng: Các mô vân tay nằm ở giữa, được bao quanh bởi nhiều lớp của vòng tròn.

Đặc điểm: Các nhà sinh trắc học vân tay cho rằng trẻ có vân tay dạng này có khả năng hoàn thành hai nhiệm vụ cùng một lúc, đa dạng, tự ý thức.

9. Chủng vân tay Composite Whorl – WC

Hình dạng: Mô vân tay không có nhiều lớp hoặc vòng tròn bao quanh.

Đặc điểm: Bé dễ thích nghi, có thể suy nghĩ theo nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra quyết định dựa trên môi trường hiện tại. Bé có khả năng giao tiếp và kỹ năng phối hợp tốt nhưng dễ bị phân tâm.

 sinh trắc học vân tay là gì

10. Chủng vân tay mắt công

Hình dạng: Nhìn từ trung tâm, vân tay trông giống như mắt và môi của con công. Trung tâm bao gồm nhiều hơn một vòng tròn hoặc xoắn ốc, kết thúc của mỗi vòng được nối theo một đường thẳng và có hai điểm tam giác, 1 điểm xa hơn và 1 điểm gần trung tâm hơn.

Đặc điểm: Bé sẽ là người có tầm nhìn, nhạy cảm, có khả năng lãnh đạo, mang trong mình tố chất nghệ thuật.

11. Chủng vân tay Variant

Hình dạng: Đây là sự kết hợp của hai hay nhiều vòng xoắn, vòng trụ hoặc vòm đơn giản với hai hoặc nhiều tam giác điểm.

Đặc điểm: Bé thể hiện bản thân một cách độc đáo nhưng lại dễ gây bất đồng và tạo hiểu nhầm.

 sinh trắc học vân tay là gì

Mỗi đứa trẻ đến với thế giới này đều là một thiên tài. Việc bé có bộc lộ được tố chất, phát huy tốt năng lực, sở trường hay không,….do người lớn rất nhiều. Biết cách xem sinh trắc học vân tay là gì sẽ giúp thầy cô và cha mẹ tìm ra định hướng nghề nghiệp chính xác cho con trẻ.

Hiện nhiều hệ thống đang dựa vào 8 loại hình trí tuệ cùng các chỉ số thông minh qua việc phân tích dấu vân tay,…..nhằm biết chính xác về một đứa trẻ. Nhờ thế, bạn còn giúp con có được cuộc sống đáng mơ ước, sở hữu những trải nghiệm tự do và thú vị mỗi ngày.

Xem thêm:

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ phát triển như thế nào?

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ vào khả năng giải phóng sự sáng tạo và phát triển thế giới quan của trẻ. Bài viết này của MarryBaby sẽ cung cấp các thông tin về phương pháp Reggio Emilia. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo để có hiểu hơn về phương pháp giáo dục sớm này tại trường học nhé.

Lịch sử về phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia được nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi sáng lập. Phương pháp giáo dục này được hình thành khi xã hội Ý được xây dựng lại. Mục tiêu của Reggio Emilia là giáo dục trẻ em phát triển toàn diện các kỹ năng và giúp chúng trở thành công dân toàn cầu.

Reggio Emilia được đặt theo tên của một trong 5 thành phố lớn nhất của Ý. Sau thế chiến thứ II, thành phố Reggio Emilia  phải chịu tàn phá nặng nề; không có trường học và giáo viên để dạy cho trẻ nhỏ. Với niềm hy vọng vào trẻ em được đi học, người dân nơi đây đã mang hết tất cả những gì họ có để xây dựng trường học.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ các trường học lại không có giáo viên để hướng dẫn các em. Loris Malaguzzi đã đề xướng phương pháp giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Ông chủ động cho phép trẻ em được tự do khám phá tìm hiểu thế giới và không có bất kì tiêu chuẩn ràng buộc trẻ nào.

>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao.

Yếu tố cốt lõi của phương pháp giáo dục Reggio Emilia

1. Trẻ em là trung tâm

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia đặt trẻ em là trung tâm trong quá trình học tập của chính chúng. Vì thế, các em có thể theo đuổi sở thích và xây dựng ý tưởng theo tốc độ của riêng của mình. Phương pháp giáo dục này cho rằng, trẻ em có nhiều cách suy nghĩ, hành động, giao tiếp khác nhau. Thông qua cách sử dụng 100 ngôn ngữ như: hội họa; kịch nghệ; âm nhạc… các em sẽ sử dụng các vật liệu này để thể hiện bản thân và tự phát triển chính mình.

2. Môi trường mở và tự do

phương pháp reggio emilia

Ngoài ra, phương pháp giáo dục Reggio Emilia còn hướng tới việc xây dựng một môi trường học tập mở và tự do. Các em sẽ không bị bó buộc trong không gian học tập cứng ngắc và nhàm chán. Thay vào đó, các em sẽ được học tập trong một không gian mở rộng lớn được tạo dựng cho trẻ. Trong không gian này trẻ được tiếp cận các học cụ để trải nghiệm các hoạt động và sinh hoạt thân thiện, tiện lợi.

Sự sắp đặt không gian học của phương pháp Reggio Emilia tạo nên môi trường học tập mở từ trong ra ngoài. Điều này giúp trẻ luôn có sự liên kết chặt chẽ với môi trường xung quanh. Trong môi trường học đó, trẻ em được phép khám phá, chơi và học thoải mái không bị gián đoạn, không giới hạn không gian.

3. Giáo viên và phụ huynh là người hướng dẫn

Khi nhắc đến Reggio Emilia không thể thiếu sự hỗ trợ của thầy cô và các bậc phụ huynh. Trong phương pháp giáo dục này, thầy cô và bố mẹ có vai trò là người đồng hành và hướng dẫn cho trẻ. Dù ở trường hay ở nhà, thầy cô và phụ huynh sẽ luôn tạo điều kiện để trẻ tiếp cận được các lĩnh vực hay hoạt động mình yêu thích.

Bởi trong phương pháp giáo dục Reggio Emilia, trẻ được khuyến khích tự tìm hiểu; trải nghiệm và có thể sẽ mắc lỗi để tìm được phương pháp mới tốt hơn cho bản thân. Reggio Emilia giúp trẻ tự tin vào chính năng lực của mình trước mọi vấn đề sẽ gặp trong học tập và rèn luyện mỗi ngày.

[inline_article id=157978]

Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giáo dục Reggio Emilia

1. Ưu điểm của phương pháp Reggio Emilia

  • Khuyến khích học viên liên tục đặt câu hỏi: Phương pháp Reggio Emilia thúc đẩy trẻ chủ động tìm kiếm câu trả lời và hiện thực hóa ý tưởng.
  • Từ đó, các em sẽ tìm ra rất nhiều cách thể hiện bản thân và trải nghiệm thế giới xung quanh.
  • Giúp trẻ không ngừng học tập suốt đời; yêu thích khám phá hơn; hình thành tính cách của riêng mình và trở nên tự tin hơn.
  • Trẻ nhỏ được học tập thông qua cách quan sát; phản ánh; đánh giá và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng tư duy phản biện này rất quan trọng sẽ giúp các em đưa ra các quyết định để cân nhắc và lựa chọn hợp lý trong tương lai.
  • Các em có quyền được tự do sáng tạo mỗi ngày. Và trẻ cũng dần hình thành rõ nét khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng. Điều này là nhờ thông qua sự linh hoạt của chương trình giảng dạy và khuyến khích phát triển khả năng biểu đạt.
  • Trẻ sớm hình thành sự tự tin ngay khi còn nhỏ. Phương pháp giáo dục Reggio Emilia hướng đến việc, trẻ em được người lớn tôn trọng. Từ đó, trẻ hình thành mối quan hệ với người xung quanh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
  • Giúp các em gắn kết với cộng đồng; nhận biết được lợi ích của việc phối hợp và giao tiếp hiệu quả.

reggio emilia

2. Nhược điểm của phương pháp giáo Reggio Emilia

  • Phương pháp giáo dục Reggio Emilia đòi hỏi không gian lớp học phải có nhiều học cụ; dự án sáng tạo và phong phú nên thường đòi hỏi chi phí cao.
  • Giáo viên khi áp dụng phương pháp Reggio Emilia cần có khả năng quan sát; thấu hiểu trẻ; cởi mở và có thể dẫn dắt mà không giới hạn sự sáng tạo của trẻ. Điều này gây ra nhiều khó khăn hơn cho giáo viên so với việc dạy các giáo trình được xây dựng sẵn.
  • Phương pháp giáo Reggio Emilia có thể không phù hợp với một số trẻ có xu hướng thích học theo sự hướng dẫn của giáo viên. Những trẻ nhỏ này thường có thế mạnh về cách suy nghĩ chặt chẽ; luôn có nguyên tắc cao. Vì thế, trẻ nhỏ này có thể sẽ hứng thú với chương trình giảng dạy có lộ trình rõ ràng và ít tính ngẫu hứng hơn.

>> Bố mẹ có thể quan tâm đến 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài.

Tóm lại, Reggio Emilia là một trong những phương pháp giáo dục sớm được nhiều trường học và phụ huynh ứng dụng cho trẻ em mầm non cũng như tiểu học. Tuy nhiên, bất kì phương pháp dạy học nào cũng có những mặt ưu và nhược điểm khác nhau. Phương pháp Reggio Emilia cũng tồn tại cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm. Vì thế, bố mẹ chỉ cần tìm hiểu và chọn cho con mình một phương pháp phù hợp nhất nhé.