Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Giảm trí nhớ sau sinh, hội chứng “não cá vàng” 99% chị em mắc phải vì lý do này

Giảm trí nhớ sau sinh rất phổ biến ở các chị em có con nhỏ. Chứng bệnh này gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống của mẹ và khiến kết quả làm việc của mẹ ở văn phòng bị giảm sút.Giảm trí nhớ sau sinh

Bạn có bao giờ nghe mọi người nói về việc thường hay quên linh tinh sau khi sinh con không? Giảm trí nhớ sau khi sinh chỉ là một hiện tượng tạm thời và nhanh chóng qua đi thôi. Tuy nhiên, nếu như bạn quá lo lắng về vấn đề này, bạn có thể thử áp dụng một vài cách sau để khắc phục và hạn chế phần nào căn bệnh hay quên này.

Nếu là thành viên của một hội nhóm bỉm sữa nào đó trên mạng xã hội, mẹ sẽ thường xuyên thấy các bài viết nội dung than phiền về chuyện “đánh rơi mất não”, “não cá vàng”, giảm trí nhớ sau sinh. Không đánh đồng tất cả nhưng đây là hiện tượng phổ biến và được khoa học chứng minh là có thật.

Nguyên nhân giảm trí nhớ sau sinh

Sau khi sinh, khoảng 99% các mẹ bỉm sữa cuống cuồng đi tìm lại “cái não” bởi có lẽ đã để quên luôn ở bệnh viện rồi! Từ chuyện nồi cá kho cháy đen, giặt đồ quên phơi đến cả tình huống ru con ngủ trên võng mà cữ ngỡ bé đang ngon giấc trong phòng. Những chuyện dở khóc dở cười này gây biết bao phiền toái trong sinh hoạt của mẹ, vậy nguyên nhân do đâu?

Hội chứng hay quên của các mẹ sau sinh đã được các nhà khoa học Australia chứng minh là thực sự tồn tại bằng nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ mang thai và so sánh với những chị em bình thường.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau sinh chính là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ đã gây tác động lên não. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer khi về già.

Lượng estrogen trong thời kỳ có thai cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Điều này tác động lên thần kinh não bộ của phụ nữ, khi cộng hưởng thêm các lý do đến từ stress tâm lý, trầm cảm sau sinh sẽ càng khiến chị em giảm trí nhớ nặng hơn.Giảm trí nhớ sau sinh

Giảm trí nhớ sau sinh khi nào thì khỏi?

Trong 6 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng trước khi sinh, hormone estrogen bắt đầu hoạt động gây nên chứng suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai. Sau sinh và thời kỳ cho con bú, lượng estrogen trong bộ não sẽ giảm xuống, nhưng thay vào đó lượng lớn hormone oxytocin được tiết ra và lấp đầy bộ não. Kết quả là chị em càng trở nên “đãng trí” nhiều hơn.

Theo các nhà khoa học, thời gian để nữ giới sau sinh lấy lại được trạng thái cân bằng hormone là khoảng nửa năm cho đến 1 năm. Hội chứng này không phải là bệnh nên không cần điều trị bằng thuốc. Do đó nếu mẹ đang thắc mắc suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì thì không cần quan tâm đến điều này nhé.

Mẹo khắc phục triệu chứng suy giảm trí nhớ cho chị em sau sinh

Để khắc phục tình trạng trí nhớ sa sút, các mẹ nên lưu ý các hoạt động sau:

1. Luôn giữ tâm trạng thoải mái và hạnh phúc

Việc thường xuyên gặp căng thẳng trong cuộc sống và công việc khi mang thai sẽ “phá hủy” phần nào não bộ và khiến bạn bị giảm trí nhớ sau sinh. Vì vậy, dù làm gì bạn cũng đừng nên vội vàng, luôn giữ cho tinh thần thoải mái và tránh xa stress. Còn nếu như bạn đang bị áp lực công việc, có lẽ bạn nên suy nghĩ đến việc nghỉ ngơi một thời gian nếu tài chính ổn định.Giảm trí nhớ sau sinh

2. Tăng cường khả năng ghi nhớ của não

Để tăng cường khả năng ghi nhớ của não, bạn nên thường xuyên quan sát và ghi nhớ những sự việc xung quanh. Bạn có thể bắt đầu với những hình ảnh đơn giản là xem xét và ghi nhớ trong vài giây rồi tăng dần mức độ. Bạn cũng có thể lưu ý đến những đặc điểm riêng để ghi nhớ những hình ảnh này. Thực hành thường xuyên và bạn sẽ thấy những thay đổi rõ rệt đấy!

3. “Né xa” thuốc lá

Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi mà còn gây hại cho trí nhớ của mẹ bầu. Vì vậy, bạn không nên hút thuốc lá và cũng nên tránh xa những nơi có khói thuốc.

4. Nghe nhạc nhẹ nhàng

Nghe nhạc nhẹ nhàng không chỉ giúp thai nhi phát triển trí não mà còn giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, kích thích lưu thông hoạt động tuần hoàn máu và cải thiện trí nhớ.Giảm trí nhớ sau sinh

5. “Huấn luyện” não

Giống như cơ thể, não cũng cần được “tập thể dục” thường xuyên để có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Bạn có thể thử học một ngôn ngữ mới, một trò chơi thú vị nhưng khó nhằn nào đó, như sudoku chẳng hạn. Càng bắt não hoạt động nhiều, bộ nhớ của bạn càng được cải thiện nhiều hơn.

6. Ăn và ngủ điều độ

Tuân thủ một chế độ ăn quá nghiêm ngặt và thường xuyên mất ngủ chính là những nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng giảm trí nhớ ở các mẹ bầu. Thay vì bỏ một mớ tiền vào các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường trí nhớ, điều đầu tiên bạn nên làm là:

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cố gắng ngủ đủ giấc đêm và nên ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Chế độ ăn giàu thực phẩm có lợi cho trí nhớ như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, rau cải bó xôi, các loại ngũ cốc như gạo nâu, bột yến mạch.

[inline_article id=853]

7. Các hoạt động khác

  • Chuẩn bị kỹ kiến thức, kỹ năng làm mẹ
  • Chia sẻ áp lực với người thân, gia đình
  • Tránh trầm cảm sau sinh
  • Sắp xếp công việc một cách khoa học
  • Luyện tập tăng cường sự tập trung
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày

cô gái nhảy trên biển

Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến, nhất là ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều cách để hạn chế bệnh suy giảm trí nhớ sau sinh và bạn có thể áp dụng các chia sẻ trên của MarryBaby. Việc điều trị dứt điểm chứng suy giảm trí nhớ tuy không hoàn toàn khắc phục được nhưng cũng giúp mẹ không quên quá nhanh và có thể ghi nhớ tốt hơn. Tốt nhất, mẹ đừng làm quá nhiều việc một lúc mà chỉ nên làm từng việc thôi mẹ nhé!

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Nỗi khổ của mẹ bỉm sữa phiên bản tả thực từng milimet

Họa sĩ người Pháp Nathalie Jomard cho rằng công việc khó khăn nhất trên đời này không phải trở thành Tổng thống mà đó nhất định phải là việc nuôi một đứa trẻ. Để chứng minh cho điều mình nói, nữ họa sĩ đã phác họa những hình ảnh hài hước nhưng chân về về nỗi khổ của mẹ bỉm sữa sau sinh trong hành trình nuôi con.

Nathalie Jomard cũng là một bà mẹ, chắc chắn rồi vì có những nỗi niềm của mẹ bỉm sữa chỉ khi làm mẹ mới thấy hiếu và đồng cảm được. Nathalie đã khéo léo nắm bắt tình huống và đưa vào tranh một cách vô cùng hài hước. Xem tranh của cô bạn không chỉ cười mà còn thấu cảm và đâu đó thấy mình trong đó.

nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 8
Làm mẹ khó lắm phải đâu chuyện đùa, đặc biệt là đừng đùa khi đưa đồ có giá trị cho bé, bạn có thể phải mua đồ mới luôn đấy nhé!

Nhiều chuyên gia nhận xét, tranh minh họa của Nathalie không chỉ dừng ở mối quan hệ mẹ con mà còn phản ánh liên tục bằng hình ảnh về niềm vui khi trở thành một người mẹ. CÓ thể mẹ sẽ cảm thấy căng thẳng tột độ vì việc nuôi dạy con, vì phải đối mặt với hờn giỗi, khóc lóc của bé cưng. Nhưng đó cũng thể là hạnh phúc ngọt ngào mẹ chỉ làm mẹ mới hiểu được.

Ngoài vẽ tranh, Nathalie còn cho xuất bản rất nhiều những cuốn sách khác nhau về những mối quan hệ, về hành trình làm mẹ và gia đình. Mỗi cuốn sách đều chiếm được tình cảm của rất nhiều bà mẹ trên khắp thế giới, thu hút được nhiều sự chú ý trên những trang mạng xã hội như Facebook và Instagram.

nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 3
Dù là bánh bao, bưởi, táo, chanh thì sau sinh ngực của mẹ cũng rất “khủng”, thách thức mọi áo ngực
nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 5
Cho con bú bình hay bú sữa mẹ hoàn toàn đều không hề đơn giản, tất cả là “mua vui” cho bé
nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 4
Không có cuốn sách dạy con nào là hoàn hảo, tất cả phải là “tự tay ta làm nên tất cả”
nỗi khổ của mẹ bỉm sữa
“Chuyện ấy” sau sinh là chuyện của ba người mẹ nhé!

nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 11

nỗi khổ của mẹ bỉm sữa 7
Đừng tơ tưởng tới việc đi vệ sinh thoải mái, ngủ nướng dù làm việc cả ngày nghen mẹ!

Nỗi khổ của mẹ bỉm sữa khó lòng mà kể tỏ tường mọi ngóc ngách. Tuy vất vả mà mọi phụ nữ vẫn sẵng sàng được khổi. Có lẽ hành trình làm mẹ là hành trình tuyệt vời nhất mà chị em được trải qua!

[inline_article id=183619]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

16 sự thật trần trụi sau sinh không ai nói với mẹ

Janet Hsieh là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại Đài Loan. Cô vừa sinh con và đã viết lên sự thật trần trụi của phụ nữ sau sinh mà mình đang phải trải qua. Tâm sự của cô nhận được sự đồng cảm của hàng chục ngàn bà mẹ bỉm sữa trên mạng xã hội.

sự thật trần trụi sau sinh 1
Những bức ảnh trước khi mang thai của Janet Hsieh cũng được cộng đồng mạng yêu thích

Cuộc sống phụ nữ sau sinh khác gì với khi mang thai?

Thời gian trước đó, nữ MC này đã làm “dậy sóng” cư dân mạng khi chia sẻ chi tiết những ngày tháng mang thai của mình. Ngày 11/10 vừa qua, nữ MC xinh đẹp đã hạ sinh một bé trai nặng 3.65kg sau 38 giờ chuyển dạ “dài lê thê và đau đớn vô tận”.

Trong thời kỳ hậu sản, hơn 1 tuần sau sinh, bà mẹ 37 tuổi này đã đăng một bài chia sẻ “những sự thật trần trụi những ngày sau sinh chẳng ai nói với bạn” trên facebook cá nhân . Một lần nữa, tâm sự này lại “hot” trong hội các bà mẹ đã và đang nuôi con nhỏ.

 

sự thật trần trụi sau sinh 2
Có những sự thật không phải mẹ nào cũng tưởng tượng ra nếu không trải qua

16 sự thật trần trụi mà Janet Hsieh chia sẻ:

  • Em bé đã được lấy ra nhưng nhìn bạn vẫn như đang mang bầu khoảng 3-4 tháng. Thật đáng tiếc.
  • Bạn có thể sẽ không lập tức cảm thấy yêu thương dạt dào “em bé nhìn như người ngoài hành tinh” của mình vì chúng không đẹp như hình ảnh trên sách báo. Điều đó hoàn toàn bình thường. Tôi lúc nào cũng tự hỏi: “Đây là cái gì nhỉ?”.
  • Bạn sẽ thấy đau ở khắp nơi. Cơ thể cần thời gian hồi phục sau khi “vỡ vụn” vì cố gắng đẩy rồi lại đẩy một em bé ra ngoài.
  • “Chỗ ấy” của bạn cũng sẽ đau đớn vô cùng. Và có thể sưng lên nữa.
  • Có thể bạn sẽ muốn dùng vòi xịt để vệ sinh “chỗ ấy” thay vì dùng tay.
  • Bạn có thể phải quay trở lại ngồi bô như hồi còn bé.
  • Bạn sẽ bị chảy máu, có thể nhiều có thể ít nhưng kiểu gì cũng chảy máu thôi.
  • Bạn bỗng dưng thấy yêu chiếc quần lót vừa to vừa lỗi mốt thường dành cho các bà già đến lạ. Ít nhất thì tôi thấy thế.
  • Bạn có thể bị táo bón và cả trĩ nữa. Hài thước thật!
  • Sau những tháng ngày chỉ có thể nằm nghiêng, cuối cùng bạn cũng có thể… Ôi không, chờ đã. Bạn vẫn chưa thể nằm ngửa được vì bộ ngực sưng lớn của mình.
  • Ngực bạn sẽ rất đau, ngày càng đau hơn, cực kỳ đau.
  • Nếu giống tôi thì ngực bạn sẽ bắn sữa ra như súng chống tăng nhả đạn.
  • Cổ bạn có thể sẽ bị ngoẹo vì dù ở đâu bạn cũng phải cố gắng ngoái nhìn em bé để đảm bảo rằng em bé đang ăn ngoan, ngủ ngoan, không có vấn đề gì hoặc đơn giản là vì em bé quá đáng yêu nên bạn không rời mắt nổi.
  • Bạn sẽ biết ngày đêm đảo lộn là thế nào.
  • Còn chuyện ngủ à? Cũng vui lắm.
  • Bạn hãy thầm cảm ơn người nghĩ ra dịch vụ chăm sóc sau sinh. Tôi thực sự muốn khóc khi tưởng tượng không có họ giúp đỡ trong một tuần sau sinh. Họ nấu cho tôi ăn 5 bữa một ngày, chăm sóc tôi và em bé, dạy tôi cách cho bú, dạy chồng tôi cách thay tã và vệ sinh cho bé và quan trọng nhất là họ ở đó nên tôi có thể nghỉ ngơi nhiều hơn.

Sau khi chia sẻ những sự thật trần trụi sau sinh này, nữ MC cũng cho biết thêm chồng cô sẽ đảm nhận việc thay tã và vệ sinh cho bé.

[inline_article id=85103]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

“Thổi bay” cơn đau lưng sau sinh do gây tê ngoài màng cứng

Cơ thể của mẹ đang lên tiếng sau những tổn thương của việc sinh nở nhưng mẹ đừng quá lo lắng quá nhé, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trị hiệu quả chứng đau lưng sau sinh mà không phải uống thuốc hay động dao kéo tí nào!

Đau lưng – Kẻ quấy nhiễu việc chăm con

Trải qua cơn vượt cạn, cơ thể mẹ chịu nhiều đau đớn và tổn thương. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng may mắn nhận được sự chăm sóc từ ông bà, người thân. Đôi khi vì khoảng cách địa lý hay một lý do nào đó mà bên cạnh mẹ chỉ có người chồng yêu thương nhưng vụng về, vậy là việc chăm con phải do chính mẹ thực hiện.

Tuy cơ thể vừa trải qua những tổn thương, thế nhưng được chăm sóc con chính là niềm hạnh phúc của mẹ. Chỉ cần nhìn thấy con bình yên ngủ trong vòng tay mình, những lúc bé cưng bú ti ngoan ngoãn là mọi đau đớn thể xác của mẹ đều tan biến.

Chăm sóc con yêu chính là niềm hạnh phúc của mẹ
Chăm sóc con yêu chính là niềm hạnh phúc của mẹ

Đau lưng là hiện tượng phổ biến ở hầu hết mẹ sau sinh. Đặc biệt, các mẹ dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng đều gặp phải tình trạng này. Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Khi bắt đầu chuyển dạ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiêm một mũi gây tê vào cột sống. Thuốc sẽ phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Mẹ sẽ không cảm nhận được cơn đau đẻ hoành hành. Điều này giúp mẹ giữ sức để trải qua cơn lâm bồn một cách suôn sẻ. Tuy nhiên mũi tiêm này cũng để lại những tác dụng phụ khác, nổi bật nhất là các cơn đau lưng.

Điều này khiến việc chăm sóc con của mẹ bị hạn chế phần nào. Những lúc bé con khóc, mẹ vội cuối xuống bế con, ngay lúc ấy cơn đau ập đến khiến mẹ không thể thẳng người lên được. Vậy là cả mẹ và con cùng khóc. Dù rất thương con nhưng những khi bế con trên tay cho bú ti, cơn đau lưng khiến mẹ ít nhiều mất đi niềm hạnh phục thiêng liêng.

Mất ngủ do đau lưng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị stress
Mất ngủ do đau lưng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị stress

Sinh hoạt hạn chế vì những cơn đau lưng

Cơn đau lưng không chỉ xuất hiện khi mẹ chăm sóc bé mà còn ảnh hưởng đến những hoạt động thường ngày của mẹ. Điều này khiến tâm lý, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.

Khả năng lao động của mẹ bị giảm, không thể mang vác những đồ vật nặng trong nhà. Đau lưng khiến việc nằm ngủ của mẹ trở nên khó khăn, dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, stress,…

Nếu cơ thể mẹ liên tục xuất hiện cơn đau thắt lưng, đau dọc theo sống lưng xuống hông hay đau mỏi chân thì mẹ không được chủ quan nhé. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể đã mắc chứng đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm. Mẹ nên tìm đến các chuyên gia uy tín để được thăm khám và chữa trị một cách chuẩn xác nhé.

Bí quyết đẩy lùi chứng đau lưng sau sinh

Để hạn chế những cơn đau lưng liên tục xảy, mẹ có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà bên dưới nhé:

  • Tập thể dục: Sau khi sinh khoảng 6-8 tuần, cơ thể của mẹ đã dần ổn định, mẹ nên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, đơn giản. Điều này sẽ giúp mẹ giảm đau lưng, hồi phục sức khỏe và giảm cân. Yoga và đi bộ là hai môn thể thao phù hợp và dễ tập với sức khỏe của mẹ.
  • Tư thế cho con bú: Việc cho bé bú đúng tư thế cũng giúp mẹ giảm sự xuất hiện của các cơn đau lưng đấy. Khi cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng. Ngồi trên những chiếc gối mềm, có tay vịn và lót một chiếc gối dựa sau lưng. Mẹ nên bế bé sát vào người khi cho bú.
  • Massage cơ thể: Một biện pháp giảm đau lưng tức thì chính là massage. Mẹ có thể nằm nghiêng và nhờ người nhà dùng hai tay vuốt nhẹ nhàng dọc từ hông xuống cuối lưng. Đứng thẳng, hai tay nắm hờ vỗ vào vùng hông lan sang lưng. Massage thường xuyên sẽ giúp khôi phục các hoạt động của tế bào, tăng nguồn dự trữ máu, chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Chườm nóng giảm đau: Đắp khăn nóng với nhiệt độ vừa phải lên cột sống lưng trong 30 phút sẽ giúp mẹ giãn cơ, dây chằng, mạch máu và giảm cơn đau lưng.

Các biện pháp trên phù hợp với những mẹ bị đau lưng nhẹ. Trường hợp mẹ thường xuyên xuất hiện những cơn đau lan tỏa dọc sống lưng, lan xuống hai chân dấu hiệu này cho thấy mẹ có thể gặp phải cơn đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm sau sinh rồi đấy. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, khắc phục ngay chứng đau lưng.

Qua tìm hiểu thêm về tình trạng bệnh này tại phòng khám ACC, không ít những trường hợp các mẹ tìm đến trợ giúp y tế khi cơn đau đã quá nặng, không thể tự mình di chuyển. Ngoài nỗi lo khi không thể chăm sóc con, giờ đây mẹ cũng không thể lo được sinh hoạt hàng ngày cho mình.

Được biết, một trong những trị liệu hiệu quả cho các cơn đau lưng nặng là kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Đây là phương pháp tiên tiến hàng đầu hiện nay đang nhận được nhiều thành công đáng kể trong điều trị và phục hồi chức năng lưng sau sinh, bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống lưng.

Đối với những trường hợp đau lưng nhẹ hơn, các bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp như máy kéo giảm áp cột sống DTS, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Những phương pháp này không dùng thuốc nên mẹ hoàn toàn yên tâm về sức khỏe, chất lượng nguồn sữa của mẹ hay các tác dụng phụ không mong muốn.

Bác sĩ kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack
Bác sĩ tại ACC kết hợp nắn chỉnh cột sống và trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack

Từ xưa những người bà, người mẹ của chúng ta đều cho rằng việc đau sau sinh là chuyện bình thường. Họ chấp nhận những tổn thương ấy vì cho rằng cơ thể đã trải qua một sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến cùng trang thiết bị hiện đại ngày nay, mẹ dễ dàng kiểm tra và khắc phục được các cơn đau của mình. Hãy để niềm vui làm mẹ trọn vẹn từng khoảnh khắc mẹ nhé!

Ưu đãi hấp dẫn, đừng bỏ lỡ!

Phòng khám ACC giảm giá 5% trên tổng hóa đơn cho mỗi lần điều trị, cơ hội chỉ dành riêng cho độc giả MarryBaby. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31-12-2017, tại tất cả các chi nhánh.

·         Phòng khám tại Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

·         Phòng khám tại Quận 3, TP.HCM: 161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

·         Phòng khám tại Quận 5, TP.HCM: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ [email protected] để nhận được giải đáp nhanh nhất Mẹ nhé

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sau sinh bao lâu thì có thai “tập 2”?

Nếu sinh con quá gần nhau, sức khỏe mẹ, bé cưng và cả em bé trong bụng đều không được đảm bảo. Hơn nữa, với những mẹ sinh mổ, việc mang thai ngay sau khi sinh con có thể làm vết mổ bị rách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá xa, tình cảm anh chị em có thể bị ảnh hưởng. Vậy, sau sinh bao lâu thì có thai để vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho con? Cùng MarryBaby tìm hiểu mẹ nhé!

Sau sinh bao lâu thì có thai
Sau sinh bao lâu thì có thai là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Những nguy cơ khi mẹ mang thai lại quá sớm

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, nếu có thai quá sớm sau sinh, bạn cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường, do tử cung vẫn chưa kịp phục hồi. Hơn nữa, việc thức đêm, dậy sớm để chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ làm bạn kiệt sức, em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chưa kể, khi mang thai lần 2, bạn có thể phải ngưng việc cho con bú, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé mới sinh.

Những mẹ sinh mổ càng cần lưu ý việc mang thai lại sau khi sinh. So với mẹ sinh thường, tử cung của những phụ nữ sinh mổ càng cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Nghiên cứu cho thấy, những mẹ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ đầu dưới 18 tháng có nguy cơ bị rách vết mổ cao gấp 3 lần so với những mẹ có khoảng cách giữa 2 lần sinh xa hơn. Mang thai quá sớm sau sinh mổ cũng đồng nghĩa việc bạn phải đối mặt với những vấn đề nhau thai bất thường như: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…

Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, việc có thai quá sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Bạn sẽ bị áp lực không nhỏ khi vừa phải chăm đứa lớn, đứa nhỏ. Chưa kể, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều gia đình “nhức đầu”.

Sau sinh bao lâu thì có thai? Câu trả lời tốt nhất là sau 2 năm với các mẹ sinh mổ, và khoảng 1 năm với các mẹ sinh thường. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ sau sinh nên lưu ý tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa thời điểm mang thai lại hợp lý nhất.

[inline_article id=12270]

Có thai trước thời gian “chuẩn”, xử sao mẹ ơi?

Do chủ quan không sử dụng các biện pháp ngừa thai, nhiều mẹ mang thai lại ngay khi vẫn đang trong thời gian cho con bú. Nếu gặp phải trường hợp này, thay vì lo lắng, băn khoăn, mẹ nên đến bệnh viện siêu âm, cũng như kiểm tra sức khỏe ngay. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Trường hợp mẹ sinh mổ nhưng vết mổ ổn định, thai nhi phát triển bình thường, bạn vẫn có cơ hội giữ lại thai. Những trường hợp sức khỏe mẹ hoặc vết mổ cũ có vấn đề, bạn có thể được khuyên bỏ thai.

 

Khoảng cách “lý tưởng” giữa 2 lần sinh con

Bạn muốn 2 bé mình cách nhau 2, 3 hay 5 năm? Mỗi thời điểm sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng. Hơn nữa, thời gian cụ thể cũng còn tùy sức khỏe và điều kiện của từng mẹ.

  • Cách nhau ít hơn 2 tuổi: Với khoảng cách này, bạn có thể dễ dàng tận dụng đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2. Tuy nhiên, bùi lại, bạn có thể sẽ phải đối mặt với sự tỵ nạnh của 2 nhóc tỳ. Hơn nữa, việc sinh con liền nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ.
  • Cách nhau 2-4 tuổi: Vừa “hầu” một bé sơ sinh, vừa lo cho một nhóc mẫu giáo có thể không phải trải nghiệm tuyệt vời cho mẹ. Nhưng với khoảng cách này, cơ thể mẹ đã có đủ thời gian phục hồi và sẵn sàng cho một hành trình 40 tuần sắp tới. Hơn nữa, kinh nghiệm kha khá cũng giúp việc chăm sóc và nuôi dạy con “dễ thở” hơn.
  • Cách nhau trên 5 tuổi: Sự gắn bó giữa anh, chị em trong gia đình là điều bạn cần quan tâm nếu quyết định sinh con cách nhau 5 tuổi. Mẹ hoàn toàn có thể nhờ bé lớn giúp mình chăm sóc em, vừa giúp 2 nhóc gắn bó với nhau, vừa đỡ đần cho mẹ. Khuyết điểm lớn nhất: Bạn phải tốn một mớ kha khá để “tậu” lại đồ dùng và quần áo cho bé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

“Chiến lược 5 yêu” – Bí quyết hâm nóng chuyện ấy cho vợ chồng sau sinh

Sau sinh, vợ chồng bạn có thể rơi vào cảnh “chán yêu” vì quá bận rộn cho công việc và con yêu. Làm thế nào để bạn có thể hâm nóng chuyện ấy cho tình cảm lứa đôi hạnh phục và viên mãn hơn?

Bí quyết hâm nóng tình cảm vợ chồng

Thực tế, không thể phủ nhận chuyện chăn gối của vợ chồng sau khi có con nhỏ không còn là mối quan tâm hàng đầu. Mọi sự tập trung vô tình hay hữu ý đều dành cho thành viên mới, nhóc tì của ba mẹ. “Người mẹ, người vợ sau sinh không chỉ đối diện với những thay đổi lớn về cơ thể, kéo theo đó còn là những biến chuyển mạnh mẽ về tinh thần, tâm lý. Chứng căng thẳng, stress vì guồng quay bỉm sữa làm phụ nữ trở nên lãnh cảm, lạnh nhạt với chồng sau sinh”, giảng viên tâm lý Mã Ngọc Thể, đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ.

Bạn có thấy đâu đó có bóng dáng mình trong những thông tin trên? Áp dụng ngay chiến lược 5 yêu sau để giúp hâm nóng chuyện ấy nhé!

1/ Kiểm soát cảm xúc để đánh bay những bức bối

Hàng ngày, bạn tất bật chăm lo cho con, còn anh xã vừa đi làm về lăn ra ghế sofa xem tivi, nói với con vài câu rồi lăn ra ngủ. Trong hầu hết các trường hợp trên, chắc chắn phụ nữ sẽ vô cùng khó chịu, nói nặng nói nhẹ. Hệ quả là anh xã còn đi làm về trễ, vô tâm hơn và đẩy cả hai dần xa nhau. Theo các chuyên gia, dù là vợ hay chồng, đều không nên phàn nàn về điểm xấu của người kia. Thay vì cằn nhằn, đừng quên rằng anh ấy cũng đang gánh trách nhiệm trụ cột gia đình. Kiểm soát cảm xúc nhất thời để ngăn cản những tổn thương không đáng có cho cả hai và luôn giữ lửa tình cảm vợ chồng.

2/ Chia sẻ công việc để giảm bớt mệt mỏi

hâm nóng chuyện ấy

Dậy sớm chăm con, tối thức khuya dỗ dành, dù có được mệnh danh là siêu nhân, về lâu về dài, sức khỏe của bạn chắc hẳn sẽ càng ngày càng xuống cấp. Lúc đó không những không chăm được cho ai, cả bản thân bạn cũng bị bỏ lơ, rệu rạc. Nếu anh xã ngủ nhiều hơn, dư thời gian rảnh rỗi, tại sao không nói chuyện để cùng lên kế hoạch cân bằng trách nhiệm.

Nam nữ bình quyền, anh ấy không thể cho con bú, ngại thay bỉm tã, không biết tắm bé, để anh ấy làm những việc đơn giản chủ yếu cần đến sức lực. Kế hoạch cân bằng này còn giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và thông cảm hơn.

[inline_article id=119721]

3/ Tâm sự cùng chồng để triệt tiêu phẫn nộ

Sau thời gian dài nghỉ thai sản, không chỉ riêng bạn mà hầu hết phụ nữ đều cảm thấy vị trí, quyền lực của mình trong gia đình bị giảm sút. Từ đó, những cảm xúc tiêu cực chồng chất gây ra phẫn nộ chỉ chực chờ bùng nổ lúc nào không hay. Vì vậy thay vì giữ khư khư những khó chịu xảy ra hàng ngày, bạn nên thẳng thắn chia sẻ trò chuyện cùng anh xã để chồng hiểu hơn về những khó khăn của bạn. Ngoài ra, một bí quyết nhỏ để tăng thêm tình cảm vợ chồng hàng ngày: Khi về nhà, dành cho nhau nụ hôn thắm thiết trước khi bắt tay vào nhiệm vụ soạn sửa cửa nhà. Nhiều khi những nụ hôn cháy bỏng cũng là khởi đầu cho màn hâm nóng chuyện ấy đầy nồng nhiệt đấy.

4/ Chiều chuộng bản thân để tạo cơ hội hâm nóng chuyện ấy

hâm nóng chuyện ấy

Ngay khi chồng về nhà, điều bạn cần làm ngay và luôn: Đưa con cho anh ấy trông nom. Dành thời gian quý báu này để nghỉ ngơi, thư giãn hay làm một số việc chăm sóc bản thân, chẳng hạn như tắm bồn, chăm sóc sắc đẹp, làm móng tay móng chân, tập yoga.

Chỉ khi đẹp hơn, yêu bản thân mình hơn, bạn mới có thể cảm thấy quyến rũ và có kế hoạch hâm nóng chuyện ấy. Nếu các ngày trong tuần cả hai quá bận bịu, nhớ ôm hôn nhau hàng ngày và để dành cuối tuần cho cả hai cùng thân mật với những giây phút thăng hoa. Tuyệt đối không bao giờ để “chuyện yêu” bị nguội lạnh.

[inline_article id=114102]

5/ Khơi gợi tình dục để hâm nóng chuyện ấy

Những thay đổi của cơ thể sau sinh làm bạn trở nên tự ti, vì thế lại càng không muốn gần gũi để chồng thấy mỡ thừa, vết mổ, rạn da hay ngực xệ. Không nên tiêu cực như vậy, phụ nữ sau sinh có nét đẹp riêng của mình. Đừng để cảm xúc của bản thân ảnh hưởng đến chuyện tình cảm vợ chồng, nhất là với chuyện ấy. Lúc này, điều quan trọng nhất là cảm xúc chứ không phải ngoại hình. Để duy trì khơi gợi ham muốn, hàng ngày dành một chút thời gian nghĩ đến khoảnh khắc thân mật của cả hai hay những cảnh yêu đương vô tình thấy đâu đó. Khi tâm trạng muốn “yêu”, bạn sẽ dễ dàng hâm nóng chuyện ấy.

hâm nóng chuyện ấy

Thêm bí quyết để hâm nóng chuyện ấy sau sinh

Hẹn hò như thuở mới yêu:

Sắp xếp một buổi nào đó trong tuần, nhờ người thân giữ hộ con vài giờ, tốt nhất là buổi tối. Bé sẽ không sao hết nếu thiếu hơi mẹ vài tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, không nhất thiết phải đi ăn tối, xem phim hay cà phê, chỉ cần bạn và anh xã bên nhau là đủ.

“Lợi dụng” lúc con ngủ

Gợi ý lý tưởng cho gia đình không thể nhờ ai trông con để ra ngoài hẹn hò. Tranh thủ lúc con ngủ, 1-2 tiếng là quá đủ cho khoảng thời gian ngồi bên nhau, xem phim online, nói chuyện, tiếp xúc bằng ánh mắt nhiều hơn và tận dụng thời gian quý giá để làm “chuyện ấy”.

Sáng tạo không gian riêng tư

Đâu nhất thiết phải hẹn hò vào buổi tối, bạn có thể tận dụng thời gian vào ban ngày. Buổi trưa, thay vì đi ăn với đồng nghiệp, dành 2-3 lần/tuần đi ăn và trò chuyện cùng chồng. Đây sẽ là lúc để cả hai cùng thư giãn thật sự với khoảng không riêng chỉ có hai người.

Tản bộ lãng mạn

Sau khi đi làm về và xong xuôi bữa tối, bạn, bé và anh xã nên tạo thói quen tản bộ cùng nhau. Vừa tập thể dục, vừa được ở cùng nhau, lại vừa có thể “kết nối” với nhau hơn vào cuối ngày.

Tránh thai an toàn

Mang thai “tập 2” khi bé đầu lòng còn quá nhỏ là nỗi lo của nhiều phụ nữ. Đây cũng là lý do làm bạn e dè trong đời sống chăn gối. Để tránh nguy cơ vỡ kế hoạch và sẵn sàng tâm lý cho cuộc “yêu”, việc tìm biện pháp ngừa thai an toàn và phù hợp là điều vô cùng cần thiết.

 

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

3 bước đơn giản phục hồi sau sinh

Phục hồi sau sinh
Để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình, mẹ cần đảm bảo tinh thần và sức khỏe ở mức tốt nhất

1. Phục hồi sau sinh: Điều chỉnh cảm xúc

Sau khi sinh, nhiều mẹ sẽ cảm thấy tâm trạng nhiều lúc sẽ “down” xuống mức cực độ, cảm thấy khó chịu và cáu bẳn với mọi người xung quanh. Điều này khá bình thường, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Đừng quá lo lắng! Với sự hỗ trợ của chồng, người thân và bạn bè, mẹ sẽ cảm thấy tinh thần dần ổn định hơn. Nếu vẫn cảm thấy cô đơn, mẹ có thể gọi cho bạn bè hay anh em, họ hàng đến chơi cùng hai mẹ con. Nhớ rằng luôn có các bác sĩ chuyên môn sẵn sàng đồng hành trong những trường hợp bạn cảm thấy tâm lý bất ổn.

2. Phục hồi sức khỏe sau sinh

Quá trình hồi phục sau sinh có thể bắt đầu ngay khi mẹ còn ở bệnh viện. Thử khởi động cùng một số bài tập Kegel đơn giản. Siết chặt các cơ xung quanh vùng niệu đạo như khi bạn tạm ngưng dòng nước tiểu chảy ra. Các bài tập Kegel có thể sẽ khó thực hành lúc đầu nhưng cứ cố gắng tập luyện rồi mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

[inline_article id=79207]

Khi về nhà và được sự cho phép của bác sĩ, mẹ có thể vận động kéo căng người, đi bộ, bơi lội và đạp xe trên máy tập thể dục, nhưng nhớ phải từ từ. Liên hệ với phòng tập hoặc nói chuyện với các mẹ khác để có thêm thông tin rồi đăng ký các lớp thể dục dành cho các mẹ sau sinh. Hiện nay có nhiều trung tâm thể dục có dịch vụ dành riêng cho các mẹ sau sinh hay tuyệt vời hơn là lớp dành cho mẹ và bé.

3. Yêu bản thân nhiều hơn

Lúc này không phải thời điểm thích hợp để ăn kiêng, nhất là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ nên tiếp tục chế độ dinh dưỡng lành mạnh như trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia các khóa học về dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu sau sinh để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho các mẹ hồi phục và chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.

[inline_article id=34168]

“Mở lòng” với những lúc tinh thần không tốt của mình, dành thời gian nghỉ ngơi và kêu gọi anh xã cùng chung tay giúp dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con nhỏ. Ngược lại, mẹ nên để những việc không thực sự cần thiết tạm “ngủ yên” trong lúc nhạy cảm này. Mọi việc có thể lộn xộn hơn, nhà cửa ít ngăn nắp hơn và bạn sẽ bận rộn hơn trước … nhưng rồi tất cả đều sẽ ổn mà mẹ ơi.

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

8 lợi thế của mẹ sinh con một

Lợi thế khi sinh con một
Sinh con một, bạn có nhiều thời gian và điều kiện chăm sóc con hơn

1/ Một lần cho mãi mãi

Mang thai không hẳn là quãng thời gian đẹp đẽ mà các mẹ muốn trải qua nhiều lần. Thậm chí, một số người còn sợ cảm giác mang thai vì những “tác dụng phụ” mà nó mang lại. Chưa kể đến cảm giác đau đẻ kinh khủng mà bạn phải chịu mỗi khi sinh con. Nếu chỉ có 1 con, bạn không cần phải “lăn tăn” quá nhiều về việc “mang nặng đẻ đau” khinh khủng đó nữa.

2/ Tập trung hoàn toàn

Chăm con là một công việc rất mất thời gian và đòi hỏi nhiều công sức. Dù bạn có được hỗ trợ hay chuẩn bị chu toàn đến mức nào, việc hơi lơ là một chút khi có hai đứa con là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn khó có thể chăm sóc chu đáo cho đứa lớn trong thời gian mang thai đứa nhỏ, nhất là khoảng thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh.

3/ Vấn đề tài chính

Điều kiện tài chính là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mang thai lần hai. Tất nhiên, nếu chỉ có một đứa con, bạn có thể tập trung lo cho bé nhiều hơn.

[inline_article id=50699]

4/ Làm việc dễ dàng hơn

Tưởng tượng đến việc đi mua sắm và mang theo 2 đứa trẻ, nghĩ thôi cũng đã nhức đầu đúng không? Một đứa thôi cũng đã có thể khiến bạn “điên não” chứ đừng nói đến chuyện hai đứa. Chưa kể việc phải “lập trật tự” mỗi khi chúng cãi nhau, bạn sẽ “đi tong” ngày chủ nhật chỉ để ngăn cản “cuộc chiến giữa các vì sao”.

5/ Không cần không gian quá rộng

Điều này không đúng với tất cả các cặp vợ chồng, tuy nhiên, khi nuôi một đứa con, bạn không cần một căn nhà rộng với qúa nhiều phòng. Tương tự, việc di chuyển bằng xe máy khi có một đứa con cũng dễ dàng hơn so với việc có hai đứa, đúng không nào?

6/ Tiền học

Tiền học là một vấn đề không nhỏ trong thời đại hiện nay. Khi có một con, bạn sẽ có điều kiện để lo cho con tốt hơn. Bạn có nhiều lựa chọn tối ưu hơn, nếu không cần phải chuẩn bị tiền cho bé thứ hai.

[inline_article id=72433]

7/ Bé cưng có nhiều vốn từ hơn

Những bé sinh ra trong gia đình có 1 con sẽ có vốn từ vựng ban đầu nhiều hơn những bé khác. Người ta cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc giao tiếp nhiều giữa mẹ và bé. Khi nuôi con một, bạn dành nhiều thời gian để trò chuyện với bé hơn. Đó là lý do vốn từ của bé sẽ phong phú hơn.

8/ Không phải lo lắng “phòng ngừa”

Nếu chỉ sinh 1 con, bạn có thể nhanh chóng áp dụng biện pháp ngừa thai vĩnh viễn và không cần phải lo lắng về việc ngừa thai hay mỗi khi chu kỳ đến muộn nữa.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

Vậy biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là gì, những ưu và khuyết điểm của phương pháp này thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Cho con bú vô kinh là phương pháp gì?

Phương pháp vô kinh cho con bú ( Lactation Amenorrhea Method – LAM) là một phương pháp ngừa thai tự nhiên, ngắn hạn, trong đó người phụ nữ dựa vào việc cho con bú hoàn toàn sau khi sinh để tránh mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú bị nổi cục không đau – Nguyên nhân do đâu và khi nào thì nguy hiểm?

Ưu và nhược điểm của phương pháp vô kinh

1. Ưu điểm của phương pháp cho con bú vô kinh

  • Không có tác dụng phụ.
  • Ngay lập tức có hiệu quả.
  • Giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
  • Thuận tiện, đơn giản và không tốn kém.
  • Cho con bú tạo sợi dây gắn kết tình mẹ con.
  • Nuôi dưỡng bé với nguồn dinh dưỡng có sẵn.
  • Không yêu cầu sự cho phép hay giám sát y tế.
  • Tăng độ mặn nồng cho quan hệ vợ chồng sau sinh.
  • Cung cấp kháng thể cho em bé khỏi vi khuẩn gây hại.
  • Ngăn ngừa sự phát triển bệnh dị ứng và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
  • Không ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone tự nhiên của phụ nữ.

2. Khuyết điểm khi cho con bú vô kinh

  • Chỉ có tác dụng vào 6 tháng đầu sau sinh.
  • Có thể làm “cô bé” trở nên thiếu ẩm ướt.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng nào khác cũng khá vất vả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

Cơ chế của phương pháp tránh thai LAM

bú vô kinh

Khi bạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; nghĩa là bạn cho con bú ít nhất 4 giờ một lần vào ban ngày và 6 giờ một lần vào ban đêm. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng một cách tự nhiên. Do đó, bạn sẽ không thể mang thai nếu đang cho con bú.

Tuy nhiên, cho bé bú sữa mẹ kèm sữa công thức hoặc ăn dặm thì biện pháp cho con bú dù vô kinh thì khả năng tránh thai sẽ không đạt hiệu quả. Điều này cũng không đạt hiệu quả khi bạn dùng máy hút sữa thay vì để cho em bé bú tự nhiên với bầu sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú có hiệu quả ít nhất là 98%, so với các biện pháp tránh thai khác. Khi áp dụng LAM theo đúng nguyên tắc 100% thì bạn mới có thể đạt được hiệu quả tránh thai như trên.

[/key-takeaways]

Điều kiện áp dụng cho mẹ sau sinh

Khi bạn đã hiểu các cơ chế của phương pháp tránh thai vô kinh cho con bú thì cần biết các điều kiện khi áp dụng phương pháp này:

  • Chu kỳ kinh chưa quay lại.
  • Chỉ áp dụng vào 6 tháng đầu tiên sau sinh.
  • Cho con bú cả hai bên ngực ít nhất 6 lần/ngày.
  • Cho con bú ít nhất mỗi 4 giờ trong ngày, mỗi 6 giờ vào buổi đêm.
  • Không bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nào khác cho bé ngoài sữa mẹ.
  • Chọn các biện pháp tránh thai an toàn khác sau khi bé được 6 tháng tuổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Có thể mẹ đã bỏ qua những nguyên nhân này!

Các biện pháp tránh thai khác khi cho con bú

Khi bạn đã hiểu về biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh, thì cũng nên biết thêm 8 biện pháp tránh thai khác sau đây:

  • Tiêm thuốc ngừa thai
  • Sử dụng bao cao su nữ
  • Cấy que tránh thai sau sinh
  • Miếng dán tránh thai sau sinh
  • Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
  • Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
  • Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  • Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

[inline_article id=301649]

Như vậy bạn đã hiểu hơn về phương pháp vô kinh cho con bú rồi phải không? Điều quan trọng là bạn cần áp dụng đúng nguyên tắc của phương pháp thì mới đạt được hiệu quả tránh thai cao.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

9 khó khăn mẹ phải đối mặt sau khi sinh

Vòng eo bánh mì
Khi còn mang thai, bạn có thể an ủi bản thân là mình tăng cân vì em bé, nhưng đến khi bé con đã ra đời thì rõ ràng là bạn phải đối mặt với thực tế rằng mình cần một kế hoạch giảm cân nghiêm túc mới có thể lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Mệt mỏi thấu xương
Nếu như sự mệt mỏi trong thời gian mang thai đến từ ốm nghén, đau lưng và việc tim phải làm việc quá tải, thì cảm giác rã rời sau khi sinh con lại đến từ những đêm thức trắng vì bé khóc hay đau ốm. Điều này còn khiến bạn phải khổ tâm hơn nhiều so với thời kỳ còn mang thai.

Chứng viêm vú
Đây có thể là một trong những cảm giác tồi tệ nhất mà mẹ trải qua khi nuôi con nhỏ. Đôi khi bạn trong như một chiếc lá héo và chỉ muốn ngủ gục vì chứng nhiễm trùng này. Một khi đã khởi phát, hiện tượng này có thể trở đi trở lại tưởng chừng như không có hồi kết.

>> Xem thêm: Viêm ngực khi cho con bú

Khó khăn sau khi sinh
Chăm sóc con nhỏ là một nhiệm vụ đầy thử thách cho bạn sau khi sinh

Cơn đói cồn cào
Khi cho con bú, cơ thể cũng mất khá nhiều năng lượng và điều này có thể khiến bạn thấy đói ngấu. Trong khi bạn đang muốn giảm cân, thì cảm giác không thể cưỡng lại hương vị của đồ ăn thật là khó chịu.

Cơn mưa mồ hôi
Có thể bạn chưa từng được nghe điều này. Nhiều phụ nữ bị chảy mồ hôi như tắm khi họ cho con bú hoặc nằm ngủ ban đêm. Một số lý giải được đưa ra là do cơ thể đang bài tiết hết lượng chất lỏng dư thừa, hoặc do thay đổi hoóc-môn. Hiện tượng này có thể kéo dài chỉ trong tháng đầu sau sinh hoặc tiếp diễn đến vài tháng.

Cơn đau
Có thể nói rằng dù sinh thường hay sinh mổ thì bạn cũng vẫn phải trải qua cảm giác đau kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Tốt nhất, nên chuẩn bị một chiếc nệm êm và di chuyển với mức độ vừa phải để tránh bị đau.

Thời trang là cả một vấn đề
Những bộ đồ bầu giờ đây khiến bạn trông thật khủng khiếp. Còn quần áo cũ từ trước khi mang thai ư? Số lượng mà bạn có thể mặc vừa chỉ còn đếm trên đâu ngón tay. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của bạn.

Nước mắt và nước mắt
Trong nhiều trường hợp, các bà mẹ trẻ thậm chí còn trở nên mít ướt hơn thời kỳ thai nghén. Chỉ nhìn thấy con ngủ cũng đủ làm bạn muốn khóc. Những suy nghĩ vu vơ, nỗi buồn vô cớ, hay nỗi mệt mỏi sẽ khiến bạn có nhu cầu rơi nước mắt mỗi ngày.

Chế độ ăn nghiêm ngặt
Trong suốt thời gian cho con bú, bạn sẽ phải tuân theo một danh sách khá dài những tiêu chuẩn ăn uống như không bia rượu, không đồ ăn cay, tránh nhiều loại hải sản… Điều này tốt cho sức khỏe của cả bạn và bé, nhưng khá áp lực về tâm lý.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby