Có lẽ điều mẹ quan tâm về dinh dưỡng sau sinh là ăn gì vừa an toàn cho sức khỏe lại có nguồn sữa dồi dào, thơm mát cho bé. Đừng lo, chuyên gia sẽ gợi ý những món cần thiết để mẹ bổ sung vào thực đơn.
Mật ong là chất lỏng, có vị ngọt, được lấy trực tiếp từ sáp ong do các ong thợ thu thập từ các loại hoa. Có hàng trăm loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị. Thành phần chính của loại chất lỏng này là đường, hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa. Không chỉ được sử dụng như một thực phẩm làm đẹp tự nhiên, mật ong còn có công dụng như một loại thuốc quý. Vậy phụ nữ sau sinh mổ có được uống mật ong không?
[inline_article id=203229]
Sau sinh mổ có được uống mật ong không?
Cơ thể người phụ nữ sau sinh bị “xuống cấp” rất nhiều. Bạn mất bao nhiêu thời gian để thai nhi hình thành và chào đời thì cũng cần từng ấy thời gian để phục hồi hoàn toàn sau khi sinh nở, đặc biệt là sinh mổ. Mặc dù sinh mổ ít gây đau đớn hơn nhưng lại tiềm ẩn khả năng gây nhiễm trùng hoặc bị tắc sữa khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh.
Theo bác sĩ, mẹ hoàn toàn có thể uống mật ong sau sinh mổ mà không gây hại gì, đồng thời còn nhận được nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Mật ong mang vị ngọt không gắt nhưng khá đậm, mùi thơm đặc trưng hấp dẫn, có tính bình, thuận phế, giải độc, tốt cho sức khỏe. Hương vị ngọt ngào từ thiên nhiên này còn giúp mẹ tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp vết mổ mau lành hơn bình thường.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ NCBI, bạn thoa mật ong nguyên chất trực tiếp lên vết mổ sẽ giúp làm lành vết mổ nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.
Tác dụng của mật ong đối với mẹ sinh mổ
Phụ nữ sau sinh mổ có được uống mật ong không? Bạn không chỉ hoàn toàn được uống mật ong mà còn được bác sĩ khuyến cáo dùng vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của mật ong với mẹ sau sinh mổ để bạn không bỏ lỡ hương vị đặc trưng này.
1. Mật ong giúp nhanh lành vết khâu sau sinh
Phụ nữ kể cả sinh thường hay sinh mổ đều để lại vết thương không hề nhỏ. Tác dụng của mật ong sẽ giúp vết thương của mẹ bớt đỏ và tiết dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương thông qua việc chống nhiễm trùng. Tinh chất mật ong còn có công dụng giúp giảm đau, hạn chế mùi và thu nhỏ kích cỡ của vết thương.
2. Ngăn viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn phát triển
Tính axit trong mật ong có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên vết mổ. Đồng thời mật ong còn có độ thẩm thấu cao nên hạn chế lượng nước dư thừa đọng lại trên vết thương để làm giảm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
3. Nâng cao hệ miễn dịch của phụ nữ sau sinh
Tác dụng của mật ong có thể giúp phụ nữ sau sinh mổ cải thiện hệ miễn dịch do có chất chống oxy hóa (hydrogen peroxidase). Mật ong còn hỗ trợ kháng khuẩn và giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả.
4. Bồi sức, bổ máu cho cơ thể
Mất máu và suy yếu sức khỏe là điều tất yếu sau sinh. Do đó, cơ thể của mẹ cần rất nhiều dưỡng chất để phục hồi. Mật ong giúp cho phụ nữ sau sinh bổ sung nhiều chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin nhóm B và vitamin nhóm C.
5. Giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi
Sau sinh, không chỉ cơ thể mà cả tinh thần người mẹ cũng bị ảnh hưởng. Một phần do việc trông nom con cái, một phần do sự thay đổi nội tiết tố khiến chị em rơi vào mệt mỏi, căng thẳng. Mật ong là một sản phẩm hữu ích có tác dụng giảm stress, hạn chế mệt mỏi.
6. Làm đẹp da và giúp vóc dáng thon gọn
Mật ong là một chất dưỡng ẩm tự nhiên dành cho da, kể cả da nhạy cảm, có tác dụng hút ẩm từ không khí và thấm sâu vào da.Mật ong sẽ giúp làn da của mẹ bỉm sữa trở nên mềm mại, mịn màng hơn.
Ngoài giúp làm đẹp da, chăm sóc tóc và dưỡng môi thì mật ong còn góp phần vào quá trình giảm mỡ bụng giúp mẹ sau sinh lấy lại vóc dáng gọn gàng và quyến rũ.
Những lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống mật ong
Mặt dù mật ong rất tốt và được khuyến khích dùng cho phụ nữ sau sinh mổ, bạn vẫn cần lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo nhận được tác dụng tốt nhất, không gây phản ứng phụ ngoài mong đợi.
Mẹ bỉm sữa không được uống mật ong khi có dấu hiệu bị đau bụng, đầy bụng, đi ngoài.
Chị em không nên lạm dụng tinh chất này bởi sẽ khiến lượng đường trong máu cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Liều lượng tối đa được khuyến cáo cho chị em có thể dùng trong 1 ngày là từ 1-2 thìa cà phê.
Tuyệt đối không pha mật ong với nước sôi hoặc nước quá nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ làm vỡ mất cấu trúc của mật ong, gây biến đổi thành phần. Mẹ nên hòa với nước ấm, nhiệt độ thích hợp là 40-50ºC.
Chị em uống mật ong cần chú ý kiêng không dùng chung những loại thực phẩm như cơm, thì là, hành tây, đậu phụ, cá chép, lá hẹ… để tránh các tác dụng phụ hoặc sự kết hợp này có thể gây ra các chất độc hại cho cơ thể.
Mẹ bỉm sữa có thể uống mật ong với chanh để lấy lại vóc dáng sau sinh mổnhưng không nên pha quá chua gây đau dạ dày.
Chị em lưu ý cần bảo quản mật ong trong các hũ thủy tinh thay vì hũ kim loại.
Nên sử dụng mật ong nguyên chất đã được kiểm định, khử trùng để tránh vi khuẩn. Lựa chọn sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.
[inline_article id=164247]
Sản phụ sau sinh mổ có được uống mật ong không? Câu trả lời phụ thuộc vào cách bạn có dùng mật ong đúng cách hay không. Mật ong có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho mẹ sau sinh mổ. Vì thế, hãy bỏ túi những kiến thức trên để chăm sóc bản thân và em bé sau sinh nhé.
Trước khi mang thai và sinh con, phụ nữ dường như có thể “ăn cả thế giới”. Thế nhưng, khi đã làm mẹ, đặc biệt trong thời gian đang cho con bú, không phải bất cứ thứ gì mẹ cũng có thể ăn được, tất cả là để tốt cho con. Mặc dù vậy, một số mẹ bỉm sữa vẫn không cưỡng lại được sức hấp dẫn của những chiếc bánh mềm mịn, ngọt ngào, thơm ngon. Vậy sau sinh có được ăn bánh ngọt không?
Sau sinh có được ăn bánh ngọt?
Các chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ sau sinh không nên ăn bánh ngọt, nhưng thi thoảng trong những dịp đặc biệt mẹ có thể thưởng cho bản thân mình một ít. Nếu ăn một ít bánh ngọt, nó sẽ giúp mẹ bỉm cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, thư giãn…
Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa cần lưu ý rằng không ăn quá nhiều bánh ngọt sau khi sinh con, đặc biệt là những mẹ đang cho con bú. Vì bánh ngọt chứa nhiều đường, chất béo, phụ gia hóa học và chất bảo quản. Tất cả chúng đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bánh ngọt có ảnh hưởng xấu tới mẹ sau sinh như thế nào?
Sau sinh có được ăn bánh ngọt? Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé, cụ thể như sau:
Ăn bánh ngọt có thể làm cho mẹ bỉm bị tăng cân, hoặc mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ăn thực phẩm chứa nhiều đường tăng tình trạng viêm trong cơ thể và có thể gây ra kháng insulin, cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, ung thư màng phổi và ung thư ruột non.
Đặc biệt, phụ nữ ăn bánh ngọt và bánh quy nhiều hơn ba lần mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung.
Ăn thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, vì sự thay đổi lượng đường trong máu gây ra tác động xấu đối với sức khỏe tâm thần. Bệnh trầm cảm là một trong những căn bệnh mà phụ nữ sau sinh thường gặp và rất nguy hiểm. Thế nên, mẹ bỉm sữa nên hạn chế bánh ngọt để tránh bị trầm cảm sau sinh.
Tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều tinh bột và đường dẫn đến việc sản xuất AGEs, có thể khiến da của mẹ sau sinh bị lão hóa sớm.
Lượng đường trong máu cao liên tục có thể gây tổn thương các mạch máu trong thận khi đó sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Ăn nhiều đồ ngọt có thể hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, sắt, canxi… Thậm chí bánh ngọt gây đầy bụng, khó tiêu.
Ăn nhiều bánh ngọt có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mất trí nhớ.
[inline_article id=211987]
Ngoài ra, mẹ ăn nhiều đồ ngọt trong khi cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ bú mẹ. Trẻ có thể bị béo phì, tiểu đường, chậm phát triển…
Sau sinh có được ăn bánh ngọt? Cơ thể người mẹ qua quá trình sinh nở còn yếu, các cơ quan trong cơ thể chưa hồi phục lại hoàn toàn, hơn nữa mẹ còn phải cung cấp nguồn sữa tốt cho bé. Vì vậy, sau sinh các mẹ nên hạn chế các loại bánh ngọt.
Vậy, làm thế nào để mẹ vừa có thể thỏa cơn hảo ngọt của mình, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?
Một số loại bánh mẹ sau sinh có thể ăn
1. Bánh gạo lứt
Gạo lứt là một nguồn cards tốt, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với chị em phụ nữ sau sinh. Gạo lứt giàu chất xơ, hàm lượng vitamin và các dưỡng chất cao. Nó là thực phẩm có lợi cho sức khỏe như chống oxy hóa, giảm cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, axit pantothenic trong gạo lứt còn kích thích tuyến sữa, giúp mẹ bỉm tiết nhiều sữa cho bé bú.
2. Bánh mì nguyên cám
Bánh mì trắng, loại bánh thường được bán ở chợ, cửa hàng bánh mì là nguồn cards hấp thụ nhanh, được chế biến từ một loại carbohydrate đơn, có nhiều tác hại đối với sức khỏe, ví dụ như làm tăng lượng đường trong máu, nhanh đói, tăng cân…
Ngược lại, bánh mì nguyên cám chứa carbohydrate phức hợp và đặc biệt nhiều chất xơ sẽ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, nhiều vitamin và khoáng chất cho các mẹ cho con bú, giúp no lâu hơn.
[inline_article id=239406]
3. Bánh quy yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, chất đạm, giúp no lâu. Đây là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời trong chế biến các món ăn, làm bánh.
Các mẹ cũng có thể kết hợp giữa bột yến mạch và chuối, yến mạch và mè đen, yến mạch, chuối và hạt chia… Một chút mật ong thay thế đường sẽ khiến hương vị của bánh thơm ngon hơn. Các món bánh từ yến mạch được nhiều phụ nữ tin dùng vì ngoài những lợi ích cho sức khỏe, nó còn giúp giảm cân.
[inline_article id=217529]
Trên đây, MarryBaby đã gợi ý ba loại bánh mẹ bỉm sữa có thể sử dụng để thay thế cho các loại bánh ngọt thông thường. Nếu không có thời gian để vào bếp tự làm bánh cho mình, các mẹ có thể chọn mua ở những cửa hàng tin cậy. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ ăn thức uống dành riêng cho mẹ sau sinh nên rất tiện lợi.
Sau sinh có được ăn bánh ngọt? Mẹ chú ý những loại bánh nên và những loại không nên ăn nhé. Chúc các mẹ lựa chọn được nguồn dinh dưỡng tốt cho mình và bé yêu!
Sau sinh có được uống nước mía không? Đây là câu hỏi nhiều người mẹ bỉm sữa thắc mắc và băn khoăn. Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Nước mía có giá trị dinh dưỡng gì?
Mía là loại cây nhiệt đới, được sử dụng nhiều vào mùa hè để ép lấy nước. Loại cây này chứa nhiều carbohydrate; protein; vitamin (A, B-complex và C) và cũng chứa một lượng lớn các khoáng chất.
Nước mía là thức uống giải khát được làm bằng phương pháp ép thân cây mía. Loại nước uống này phổ biến ở châu Á, Đông Nam Á, châu Mỹ Latinh. Ở Việt Nam, mía được ép với chanh; quất (tắc); cam; dứa… để tăng hương vị ngọt ngào, thơm ngon.
Nước mía chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: kali; canxi; sắt; magie; kẽm; thiamin; riboflavin và một số axit amin. Một ly nước mía (240ml) chứa 180 calo, 30g đường và cũng rất giàu chất xơ. Mía cũng chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid và các hợp chất polyphenolic; giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm căng thẳng; mệt mỏi.
Sau sinh, các mẹ thường băn khoăn về một chế độ “ở cữ” lành mạnh.Và một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của hai mẹ con. Sau sinh có được uống nước mía không? Với 10 lợi ích mà MarryBaby chỉ ra dưới đây sẽ giúp mẹ có được câu trả lời nhé.
1. Phục hồi cơ thể nhanh chóng
Sau sinh, phụ nữ thường mất sức; uể oải; mệt mỏi; một ly nước mía mát lành sẽ ngay lập tức giúp các mẹ lấy lại năng lượng. Lượng đường sucrose trong mía cung cấp năng lượng; hỗ trợ giải phóng glucose để cơ thể lấy lại lượng đường đã mất. Nước mía cũng giúp bù nước cho cơ thể và xua tan mệt mỏi.
2. Sau sinh có được uống nước mía: Tốt cho làn da của phụ nữ sau sinh
Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên của nước mía là chống lại mụn trứng cá; làm mờ vết thâm; làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho làn da mềm mại. Axit alpha hydroxy được cho là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe làn da. Một trong những axit alpha hydroxy nổi bật nhất là axit glycolic trong mía giúp duy trì vẻ rạng rỡ của làn da. Mẹ hãy thoa nước mía lên da và để khô; hoặc thêm nó vào mặt nạ và tẩy tế bào chết. Sử dụng nó thường xuyên sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời.
Sau sinh có được uống nước mía không?
3. Tốt cho răng miệng
Nước mía có thể giúp các mẹ chống lại tình trạng hôi miệng và sâu răng. Vì nó chứa nhiều khoáng chất; giúp xây dựng men răng và cũng ngăn ngừa hôi miệng. Sau sinh có uống được nước mía? Răng của phụ nữ trong thời gian ở cữ rất yếu; thế nên, nước mía là lựa chọn tuyệt vời.
4. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp tiêu hóa
Mẹ sau sinh thường hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Thật may, nước mía rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Kali trong nước mía rất tốt để duy trì sự cân bằng pH và hỗ trợ tiết dịch vị dạ dày giúp giảm táo bón.
5. Có lợi cho xương và răng cho trẻ bú mẹ
Nước mía là một trong những nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nó không chỉ giúp củng cố hệ xương cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà còn rất tốt để duy trì hàm răng khỏe mạnh.
[inline_article id=209142]
6. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp loại bỏ độc tố và giảm cân
Mẹ cho con bú uống nước mía được không? Mẹ cần nhớ nước mía rất giàu chất chống oxy hóa. Sử dụng thường xuyên có thể giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khi đó, quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy và giảm cân nhanh chóng. Ngoài ra, các chất xơ hòa tan cao trong nước mía cũng có vai trò giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp mẹ bỉm không bị tăng cân.
7. Nước mía giúp giảm căng thẳng
Căng thẳng là một trong những tình trạng mà hầu hết mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, uống thường xuyên loại nước ép này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. Vì nước mía dồi dào lượng axit amin; magiê và tryptophan nên có lợi trong việc cân bằng mức nội tiết tố và do đó giảm căng thẳng.
8. Sau sinh có được uống nước mía: Giảm nguy cơ loãng xương
Nước mía giàu khoáng chất như canxi; magiê; phốt pho; sắt và kali. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương; giảm nguy cơ loãng xương. Nếu uống một ly nước mía hàng ngày có thể giữ cho xương của các mẹ sau sinh chắc khỏe hơn.
9. Khắc phục bệnh vàng da
Các chất chống oxy hóa trong nước mía bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu. Đây là một phương thuốc trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên bổ sung nước mía vào thực đơn của mình nhé.
10. Sau sinh có được uống nước mía: Giúp ngăn ngừa ung thư
Uống nước mía thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư. Đặc biệt là ung thư vú một trong những căn bệnh phụ nữ thường gặp. Đã có những nghiên cứu chỉ ra tác dụng tích cực của nước mía trong việc giảm và ức chế tác động của các tế bào ung thư.
Ngoài 10 lợi ích của nước mía mà MarryBaby chỉ ra, nước mía còn có một số tác dụng tuyệt vời khác đối với các mẹ sau sinh như: nhanh chóng chữa lành vết thương; tăng cường hệ miễn dịch; tốt cho sức khỏe tim mạch… Đến đây, các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh có được uống nước mía rồi phải không nào?
Sau sinh uống nước mía cần lưu ý điều gì?
Khi mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi, sau sinh có được uống nước mía thì cũng nên lưu ý những điều sau:
1. Uống lượng vừa phải
Mặc dù, không có tác dụng phụ nào do uống nước mía gây nên. Tuy nhiên, mẹ chỉ dùng một lượng vừa phải. Mẹ nên uống một ly nước mía mỗi ngày (200-250ml); tuyệt đối không uống nhiều hơn số đó. Vì uống nhiều nước mía có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tạo ra các ảnh hưởng xấu khác.
Ngoài ra, những mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì cũng cần phải cẩn trọng trong uống nước mía. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tăng cân.
2. Đảm bảo vệ sinh
Hãy đảm bảo rằng nước mía được ép trong điều kiện vệ sinh vì loại nước này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Nếu không được giữ gìn vệ sinh đúng cách; đặc biệt là khi các mẹ mua nước mía ở những hàng quán ven đường.
Mẹ hãy cẩn thận với những ly nước mía vỉa hè! Chúng có thể bị nhiễm khuẩn do ruồi nhặng; thậm chí có pha thêm đường hóa học không tốt cho sức khỏe.
[inline_article id=77756]
3. Không uống nước mía để lâu
Luôn uống nước mía mới xay ép trong vòng nửa giờ mẹ nhé. Vì nước mía để lâu có thể rất nhanh bị hỏng. Nước mía sau khi làm xong nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong vài giờ. Tuyệt đối không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh vì mía có tính hàn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy.
4. Không uống nước mía khi đang dùng thuốc đặc trị
Không uống nước mía khi đang sử dụng các loại thuốc đặc trị như thuốc chống đông máu. Vì policosanol trong mía – một chất làm giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tim mạch sẽ bị vô hiệu hóa.
5. Nên uống nước mía vào ban ngày
Các mẹ nên uống nước mía vào ban ngày; tránh uống vào buổi tối. Vì mía có đặc tính lợi tiểu, khiến các mẹ đi vệ sinh nhiều lần trong đêm; gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ và bé.
Hy vọng với bài viết sau sinh có được uống nước mía sẽ giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn cho thực đơn hằng ngày. Chúc mẹ bỉm sữa luôn mạnh khỏe nhé!
Đồ ăn vặt cho bà đẻ nhanh hồi phục sức khỏe và tăng cường sữa cho con bú
Nhiều mẹ bỉm sữa thường lựa chọn những đồ ăn vặt cho bà đẻ thơm ngon để nhâm nhi trong lúc chăm con. Vậy đồ ăn vặt cho phụ nữ sau sinh nào tốt, giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh
1. Ngũ cốc là đồ ăn vặt cho bà đẻ hấp dẫn
Ngũ cốc là một trong số các món ăn vặt tốt cho mẹ sau sinh vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như vitamin B, chất xơ, axit folic và sắt. Những chất này có tác dụng phòng ngừa các bệnh như ung thư, cao huyết áp đồng thời cải thiện hệ tim mạch.
Mẹ có thể kết hợp ngũ cốc với sữa không đường để món ăn trở nên ngon miệng hơn và không làm khô miệng trong khi ăn.
2. Các loại hạt cho bà đẻ ăn vặt
Sau sinh các mẹ thường stress vì cân nặng của mình. Tuy nhiên, các loại hạt có khả năng giúp mẹ giảm cân một cách hiệu quả.
Các loại hạt cũng có thể là đồ ăn vặt cho bà đẻ. Đây không chỉ là món ăn vặt tiện lợi và nhanh chóng cho bà đẻ mà còn là nguồn cung cấp chất béo, chất xơ và protein cho cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ béo phì cho phụ nữ sau sinh vì hạt giàu năng lượng và vitamin.
Bên cạnh đó, các loại hạt còn cung cấp nguồn sữa dồi dào cho mẹ trong thời gian cho con bú. Đồng thời, sữa mẹ có chứa những chất dinh dưỡng từ các loại hạt này sẽ giúp ích cho sự phát triển trí não và các cơ quan nội tạng của bé.
3. Bơ đậu phộng là đồ ăn vặt cho bà đẻ giàu dinh dưỡng
Nếu bạn đã chán ngấy những bữa ăn hàng ngày thì bơ đậu phộng ăn kèm với bánh mì sandwich sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Đây là thực phẩm rất có lợi cho tim, vì sẽ thay thế cho những lipid có hại và những lipid chưa bão hòa. Ngoài ra, bơ còn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho máu, có chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu sống khác. Thành phần dầu chủ yếu trong bơ đậu phộng cũng có tác dụng tốt vì chống lại khí oxy làm giảm vitamin E.
4. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì ngũ cốc là một món đồ ăn vặt cho bà đẻ tuyệt vời. Để mẹ bỉm sữa có thể tiết kiệm thời gian với món ăn vặt này, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ăn kèm với trứng, bơ, cá hồi kết hợp rau sống làm cho món ăn tăng phần hấp dẫn.
Sự kết hợp đa dạng món ăn sẽ làm tăng kích thích vị giác của mẹ làm mẹ ăn được nhiều hơn sau một ngày vận động không ngừng.
5. Sữa chua nguyên chất không đường
Sữa chua là đồ ăn vặt cho bà đẻ chứa nhiều protein giúp tạo nên một bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ bổ dưỡng. Hơn thế nữa, sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Bà đẻ có thể ăn kèm thêm trái cây hoặc các loại hạt ngũ cốc để làm đa dạng nguồn dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể.
6. Trứng là đồ ăn vặt cho bà đẻ dễ làm
Trứng là một món ăn vặt quen thuộc với chị em phụ nữ. Mẹ chỉ cần 5 phút thôi là có thể làm ra một món trứng chiên hay luộc thơm ngon và bổ dưỡng.
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có thể giúp hồi phục vết thương sau khi sinh. Vì thế, mẹ không nên bỏ qua món ăn này trong thực đơn hàng ngày của mình nhé.
Rong biển và tảo biển cũng là một món đồ ăn vặt cho bà đẻ rất ngon. Một trong những đồ ăn vặt bổ dưỡng cho bà đẻ được nhiều phái đẹp ưa chuộng là rong biển và tảo biển. Đặc biệt là loại tảo đỏ khô chứa nhiều vitamin B2 và B3 cần thiết cùng các khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Vì vậy, những chất này sẽ có tác dụng duy trì sự cân bằng các chất trong cơ thể.
8. Các loại rau củ quả tốt cho bà đẻ
Trái cây là đồ ăn vặt cho bà đẻ không thể thiếu. Phụ nữ sau sinh cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tăng cường sữa cho bé bú. Các loại hoa quả mẹ cần bổ sung đó là cam, bưởi, na… Bạn chỉ cần rửa sạch trái cây và gọt vỏ là đã có ngay cho mình một món ăn vặt đầy đủ chất dinh dưỡng rồi đấy.
9. Khoai tây là đồ ăn vặt cho bà đẻ hấp dẫn
Khoai tây chứa rất nhiều tinh bột, cellulose, vitamin B1, B2. Đặc biệt là khoai tây được nấu chín có hàm lượng vitamin C rất cao. Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, khoai tây bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, tránh bị táo bón. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên sử dụng khoai tây trong thực đơn ăn vặt của mình.
Một số món chế biến cùng với khoai tây để thay đổi các bữa trong thực đơn là súp khoai tây gà nấm (bạn có thể thay thịt gà bằng thịt bò, cá hồi, thịt heo hoặc tôm), canh xương hầm khoai tây, canh gà hầm khoai tây…
Một loại trái cây khác giúp duy trì và ổn định sức khỏe của mẹ là táo. Khi bạn ăn kèm táo với bơ đậu phộng thì các chất xơ và chất béo sẽ giúp bạn không còn cảm giác đói bụng, trong khi chờ đợi bữa ăn chính.
Đối với các mẹ sau sinh, tốt nhất là bạn hãy kết hợp 2 hoặc 3 loại thực phẩm khác nhau để tránh bữa ăn trở nên quá nhàm chán làm giảm cảm giác thèm ăn.
11. Sinh tố và nước ép cho ngày dài năng động
Sinh tố là một món ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ tuyệt vời. Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề cân nặng sau sinh thì giải pháp an toàn cho bạn là nước ép chuối, dâu tây, quả mâm xôi hoặc các loại rau như rau chân vịt, cần tây.
Ngoài ra, bạn còn có thể thêm bơ đậu phộng hoặc ca cao để giúp món uống thêm giàu protein mà không chứa quá nhiều chất ngọt.
12. Các loại đậu đóng hộp
Nhắc đến đồ ăn vặt cho bà đẻ thì không thể không nhắc đến các loại đậu đóng hộp. Một trong các đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh là các loại đậu đóng hộp. Hàm lượng chất xơ trong đậu sẽ giữ cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt, điều này rất quan trọng cho chị em phụ nữ, đặc biệt là đối với bà đẻ sinh mổ và vết thương chưa lành. Đậu là đồ ăn vặt cho bà đẻ rất giàu protein và tiện lợi mà bạn có thể thêm vào bất kỳ món ăn nào mà bạn thích.
Sau khi sinh, phái đẹp luôn muốn lấy lại vóc dáng và cân nặng như cũ. Vì vậy, nhiều người chọn kế hoạch giảm cân bằng cách bỏ nữa. Tuy nhiên đây là cách làm phản khoa học và có thể gây hại cho sức khỏe.
2. Ăn thực phẩm có nhiều chất béo
Nhiều người quan niệm rằng các món ăn chứa nhiều chất béo sẽ có lợi cho quá trình tạo sữa và giúp con béo khỏe. Tuy nhiên, đây là sai lầm bởi ăn thực phẩm béo sẽ làm các mẹ tăng cân nhanh chóng. Thế nên, bạn nên chọn các món ăn và sữa ít chất béo.
Đồ ăn vặt cho bà đẻ thường được xem là không đủ dinh dưỡng và không tốt. Tuy nhiên, các thực phẩm có lợi như trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá hồi phải được bổ sung vào thực đơn bởi nó vừa ít béo, vừa giàu chất xơ.
4. Không ăn đồ chua
Nhiều quan niệm dân gian cho rằng phụ nữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua vì sợ con trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, việc bổ sung các vitamin C hay ăn chua ở mức độ cho phép là rất tốt. Thế nhưng, tránh ăn những loại thực phẩm quá chua, quá mặn và có tính hàn cao như cải chua, ốc.
[inline_article id=254019]
5. Ăn ít trái cây và rau xanh
Ăn ít rau xanh sẽ khiến các mẹ bị thiếu các khoáng chất và vitamin cần thiết. Do đó, các bà mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đồng thời nghỉ ngơi và tập luyện thể thao đều đặn. Đặc biệt, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ cung cấp độ ẩm cho cơ thể.
Những lưu ý khi chọn mua đồ vặt cho bà đẻ
Để biết nên mua gì hay không nên mua đồ ăn vặt gì cho mẹ sau sinh; chúng ta cần dựa theo các tiêu chi sau:
Giàu dinh dưỡng: Đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh cần cung cấp năng lượng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Lợi sữa: Đồ ăn vặt cho bà đẻ cũng cần bổ sung dinh dưỡng giúp lợi sữa để cung cấp cho em bé một nguồn sữa chất lượng.
Thương hiệu uy tín: Chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, thông tin được in đầy đủ trên bao bì để tránh sản phẩm kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đồ ăn vặt cho bà đẻ không chỉ giúp mẹ giảm stress trong khi nuôi con, mà còn tiết kiệm thời gian và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, vậy nên bạn hãy tự tay làm các món ăn vặt cho mình ngay từ bây giờ nhé.
Sữa đậu nành là một loại đồ uống có nguồn gốc thực vật và thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Sữa đậu nành thủ công được làm bằng cách ngâm và nghiền hạt đậu nành, sau đó đun sôi hỗn hợp và lọc bỏ bã. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại sữa đậu nành, bên cạnh nguyên liệu chính là đậu nành thì có một số thành phần khác được thêm vào để tăng cường vitamin và khoáng chất cho sữa như vitamin D và canxi.
Một số người có thể không thích hương vị của sữa bò, thậm chí có người còn bị dị ứng loại sữa này (không dung nạp được lactose). Vì vậy họ có thể chọn lựa các loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành để thay thế.
Sữa đậu nành có tác dụng như thế nào?
Sữa đậu nành giàu protein, ít đường, giàu chất xơ và có lượng calo thấp. Có thể nói rằng sữa đậu nành tương tự về mặt dinh dưỡng với sữa bò ít béo. Đặc biệt, nó là một nguồn protein tuyệt vời, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác, như axit béo không bão hòa, vitamin B, chất xơ, sắt, canxi, kẽm và các hợp chất hoạt tính sinh học khác. Flavonoid trong đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Sau đây là thành phần dinh dưỡng cho một cốc sữa đậu nành không đường hữu cơ phổ biến:
Năng lượng: 80 kcal
Chất béo: 4g
Chất béo bão hòa: 0,5g
Carbohydrate: 3g
Chất xơ: 2g
Đường: 1g
Chất đạm: 7g
Phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành? Cụ thể, sữa đậu nành có lợi ích cho sức khỏe như sau:
1. Sức khỏe não bộ
Sữa đậu nành rất giàu axit béo omega 3, là chất béo lành mạnh mà cơ thể bạn không thể tự hình thành. Loại axit béo này có tác dụng giảm nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Sữa đậu nành là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Kali có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định và mạch đều đặn. Hơn nữa, sữa đậu nành còn có thể giảm mức cholesterol, đặc biệt là ở những người có cholesterol cao. Vì thế nó đặc biệt tốt cho hệ thống tim mạch.
[inline_article id=76557]
3. Giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Sữa đậu nành có chứa isoflavone hay còn gọi là phytoestrogen. Các isoflavone này phản ứng trong cơ thể giống như một dạng estrogen yếu. Do đó, uống sữa đậu nành và sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như ăn đậu phụ có thể giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất tập trung…
4. Cung cấp dinh dưỡng
Hầu hết sữa đậu nành trên thị trường hiện này đều được bổ sung thêm chất dinh dưỡng nên là một nguồn bổ sung canxi tuyệt vời. Tiêu thụ đủ canxi có thể giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong sữa đậu nành có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác. Ví dụ, các dạng vitamin B có thể giúp cơ thể duy trì các tế bào thần kinh và DNA. Chúng cũng ngăn ngừa thiếu máu hoặc mệt mỏi.
Phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành?
Phụ nữ sau sinh luôn phải cân nhắc trong chế độ ăn uống của mình. Ăn bao nhiêu? Nên tránh những gì? Ăn những món như vậy có ảnh hưởng gì tới sữa mẹ hay không? Đơn giản vì đối với các mẹ, dinh dưỡng lúc này không chỉ bổ sung năng lượng để phục hồi cơ thể, mà còn tạo nguồn sữa dồi dào, bổ dưỡng cho bé bú.
Vậy với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành? Các chuyên gia sức khỏe nhận định rằng với phụ nữ sau sinh, sữa đậu nành là an toàn và nên uống. Tác dụng lớn nhất của loại sữa này là kích thích nội tiết tố estrogen. Nồng độ estrogen giúp quá trình tiết sữa của mẹ bầu được đảm bảo ổn định.
Phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành? Nên uống bởi những lợi ích sau đối với cả hai mẹ con:
1. Đối với mẹ
Những bà mẹ mới sinh uống sữa đậu nành trong thời gian nuôi con rất có lợi. Có một chế độ ăn uống đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao trong thời kỳ cho con bú là cực kỳ quan trọng và đậu nành là một trong những thực phẩm thực vật giàu protein nhất, do đó rất hữu ích với các bà mẹ đang cho con bú.
Sữa đậu nành rất giàu sắt và đồng. Hai khoáng chất này vô cùng quan trọng đối với sự hình thành hồng cầu, do đó giúp bổ sung lượng máu mà các bà mẹ mới sinh bị mất trong khi sinh.
Loại sữa này chứa selen, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ các bà mẹ mới sinh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
[inline_article id=258506]
2. Đối với trẻ bú mẹ
Sắt và đồng trong sữa đậu nành không chỉ giúp bổ sung lượng máu cho mẹ mà còn giúp em bé khỏe mạnh, lớn nhanh.
Loại sữa thực vật này chứa axit béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nếu trẻ bú mẹ.
Sữa đậu nành rất giàu canxi, canxi rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương của trẻ.
Với những lợi ích của sữa đậu nành dành cho cả mẹ và con, các mẹ đều đã biết phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành phải không nào?
Phụ nữ sau sinh khi uống sữa đậu nành cần lưu ý điều gì?
Theo các nhà khoa học, đậu nành khi truyền vào sữa mẹ có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số trẻ. Nếu con bạn bị dị ứng với đậu nành, mẹ nên ngay lập tức ngưng sử dụng loại sữa này.
Các bà mẹ đang cho con bú dùng đậu nành có thể làm tăng nồng độ isoflavone (hormone sinh dục nữ) trong sữa mẹ. Một số ý kiến cho rằng isoflavone có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ quan sinh sản của thai nhi và cũng truyền từ mẹ sang con nếu mẹ cho con bú uống sữa đậu nành.
[inline_article id=217529]
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và con, phụ nữ sau sinh khi uống sữa đậu nành cần lưu ý:
Tốt nhất mẹ nên bổ sung sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như là một phần nhỏ của chế độ ăn uống. Sau khi cai sữa, các mẹ có thể sử dụng với liều lượng nhiều hơn.
Mỗi ngày chỉ uống tối đa 500ml sữa đậu, vì đậu nành cũng được biết là có hàm lượng “chất kháng dinh dưỡng” cao. Nó chứa tanin, phytate, chất ức chế trypsin và goitrogens có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ các vitamin, khoáng chất và protein trong các thức ăn khác.
Mẹ cho con bú tốt nhất nên sử dụng các loại sữa đậu tự làm ở nhà, đun sôi trước khi sử dụng. Hoặc các mẹ có thể chọn mua sữa đậu nành không đường. Hầu hết các loại sữa đậu nành trên thị trường đều được bổ sung chất dinh dưỡng, nhưng hãy đọc kỹ bao bì để đảm bảo rằng sữa bạn chọn chứa canxi và vitamin D.
Tuyệt đối không kết hợp sữa đậu nành cùng với trứng, vì có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Không ăn các loại thực phẩm giàu axit như cam, quýt, bưởi… trước khi uống sữa đậu nành. Vì axit có thể kết hợp với protein có trong đậu nành tạo hiện tượng kết tủa ở ruột, gây đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Một số mẹ có thể bị dị ứng với với đậu nành, nếu bạn cũng như vậy thì nên tránh sữa đậu nành sau khi sinh con.
Không uống sữa đậu nành để quá lâu, dễ bị biến chất, nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.
Khi đói bụng, các mẹ cũng không nên uống sữa đậu nành, vì protein của đậu nành sẽ bị phân hủy, không bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của sữa đậu nành, phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành các mẹ nhé. Và khi sử dụng, các mẹ cũng cần phải cẩn thận để đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh. MarryBaby chúc hai mẹ con luôn vui khỏe!
Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ cần nhiều dưỡng chất để phục hồi và tạo nguồn sữa cho em bé bú. Trong vô vàn thực phẩm bổ dưỡng được dân gian ca ngợi, các mẹ truyền tai nhau một đồ uống quen thuộc: sữa ông Thọ. Nhưng mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không thì nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc. Hãy cùng MarryBaby giải đáp điều này nhé!
Sữa ông Thọ là một nhãn hiệu sữa đặc nổi tiếng ở nước ta. Mặc dù trên thị trường hiện nay đã có nhiều hãng sữa đặc khác nhưng nhãn hiệu sữa ông Thọ vẫn được ưa chuộng. Và người ta thường nói đùa nhau rằng đây là người đàn ông duy nhất của Việt Nam có sữa.
Ngày xưa, khi đời sống còn khó khăn, trẻ con có thể được cho dùng sữa ông Thọ thay thế cho sữa công thức; còn ngày nay, sữa này được dùng nhiều trong pha chế, chấm bánh mì, bánh lạt, cho vào sinh tố… hoặc dùng cho phụ nữ sau sinh.
Sữa ông Thọ có gì tốt? Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không?
Sữa đặc có đường thường dùng trong pha chế cà phê
Quay trở lại với câu hỏi: Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phải biết sữa gồm những thành phần gì và giá trị dinh dưỡng ra sao.
Nguyên liệu chính làm nên sữa ông Thọ là sữa bò đã được loại bỏ 50% nước cùng một lượng đường chiếm 44% trọng lượng của hộp sữa kết hợp với các loại bột và chất béo khác. Loại sữa này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường lactose, protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất, nước.
Trong 100g sữa ông Thọ có chứa:
Năng lượng: 340,9kcal
Chất đạm: 4,8g
Chất béo: 11,3g
Hydrat carbon: 55g
Đến đây thì các bạn hẳn đã tự mình trả lời được câu hỏi mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không.
Nếu sử dụng sữa đúng cách, sữa ông Thọ sẽ cung cấp cho người mẹ chất dinh dưỡng, bổ sung năng lượng, phục hồi những mất mát của cơ thể sau quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, sữa ông Thọ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và con. Đặc biệt hơn, loại sữa đặc này còn giúp cơ thể người mẹ sản sinh lượng sữa nhiều hơn cho em bé bú, góp phần kích sữa và tăng chất lượng sữa.
Thông thường, các mẹ bỉm hay uống sữa ông Thọ nóng để sữa về nhiều hơn. Nhiều mẹ sau khi uống, sữa về rất nhiều và các bé thỏa thích thưởng thức dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Nhưng để uống sữa đúng cách thì không phải mẹ nào cũng biết.
Uống sữa ông Thọ đúng cách
Việc uống sữa với số lượng bao nhiêu, pha như thế nào… cũng ảnh hưởng nhiều đến giá trị dinh dưỡng của loại sữa này. Các mẹ có thể sử dụng sữa ông Thọ để:
Pha cùng nước ấm
Chấm bánh mì, bánh crepe, bánh quy lạt…
Pha kết hợp cùng bia, sinh tố…
Mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không? Sau sinh uống sữa ông Thọ có tốt không? Cách pha sữa như thế nào là đúng cách? Các mẹ lưu ý những điều sau nhé:
Không phải cơ thể và hệ tiêu hóa của người mẹ nào cũng giống nhau. Sữa ông Thọ có thể an toàn và tốt cho người này nhưng gây ra các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng cho người kia. Vì vậy, nếu chưa bao giờ uống sữa ông Thọ, thì cách tốt nhất, các mẹ nên thử một ít sữa trước khi sử dụng. Một khi cơ thể không có gì bất thường, tức là sữa ông Thọ an toàn và mẹ có thể sử dụng trong quá trình cho bé bú.
Sau sinh cần uống sữa ông Thọ đúng liều lượng, không uống nhiều để tránh tình trạng tăng cân ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa. Vì hàm lượng đường cao có trong sữa ông Thọ sẽ ức chế các vi khuẩn và vì vậy có thể gây táo bón.
Nên pha sữa ông Thọ với nước ấm nóng, tức là nước đã được đun sôi 100ºC nhưng để nguội bớt (tầm 75ºC). Không pha sữa với nước vừa đun sôi vì nước nóng có thể làm cho các hợp chất lactose có trong sữa bị cháy, gây bệnh ung thư. Hơn nữa, nước sôi có thể khiến canxi trong sữa kết tủa phốt phát, làm giảm đi giá trị dinh dưỡng vốn có của sữa.
Các mẹ tuyệt đối không pha sữa với nước nguội, vì uống với nước nguội thường dễ gây ra tình trạng lạnh bụng, đau bụng, thậm chí gây tiêu chảy.
[inline_article id=89200]
Không nên pha sữa ông Thọ quá đặc, ngày chỉ uống từ 1 hoặc 2 cốc. Nếu các mẹ đã có nhiều sữa, tuần chỉ nên uống 3-4 lần. Vì uống nhiều sữa ông Thọ sẽ gây tăng cân và táo bón.
Nên uống sữa ông Thọ vào buổi sáng hoặc uống trước khi cho bé bú 30 phút để kích sữa về dồi dào.
Tuyệt đối không uống sữa đã hết hạn sử dụng vì có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Cần chú ý tới hạn sử dụng của hộp sữa trước khi uống.
Không dùng sữa ông Thọ thay thế hoàn toàn bữa ăn. Tức là ngoài uống sữa, các mẹ cho con bú cần bổ sung cân bằng đủ các nhóm dinh dưỡng như chất đạm (thịt, tôm, cá, các loại đậu, các loại hạt…), chất đường bột (cơm, cháo, phở, bún…), vitamin và khoáng chất (các loại rau củ quả).
Nếu uống sữa kết hợp với bia, các mẹ có thể pha bằng cách sau: pha 2-3 thìa cà phê sữa đặc cùng 1/3 lon bia. Lưu ý rằng nên uống trước khi cho bé bú ít nhất 1 giờ đồng hồ để đảm bảo rằng trong sữa không có lẫn mùi bia.
Mẹ sinh mổ có uống được sữa ông Thọ không?
Với phương pháp sinh mổ, cơ thể người mẹ mất máu nhiều hơn sinh thường. Vì vậy, chăm sóc mẹ sau sinh mổ phức tạp hơn và họ cũng cần ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Vậy sau sinh mổ có nên uống sữa ông Thọ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, sau sinh mổ, bên cạnh các món ăn giàu dinh dưỡng như thịt bò, tôm, cá… các mẹ có thể sử dụng sữa đặc có đường như một nguồn cung cấp năng lượng, kích sữa, lợi sữa.
Tuy nhiên, khi uống sữa, cần chú ý rằng không nên uống trong 3 ngày đầu tiên sau sinh mổ, vì lúc này cơ thể mẹ còn yếu, tiêu hóa kém, dễ gây tiêu chảy. Một khi người mẹ gặp các vấn đề về tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của em bé.
[inline_article id=217529]
Thực phẩm sau sinh rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Các mẹ sau sinh dù sinh thường hay sinh mổ đều có thể sử dụng sữa đặc có đường như một nguồn cung cấp dinh dưỡng bên cạnh bữa ăn chính. Hy vọng các thông tin trên đã trả lời các thắc mắc của mẹ gồm: mẹ sau sinh có nên uống sữa ông Thọ không, uống sữa ông Thọ sau sinh có tốt không, sau sinh uống sữa ông Thọ được không và sau sinh mổ có nên uống sữa ông Thọ. Chúc mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe để chăm sóc bé yêu thật tốt nhé!
Sau quá trình sinh nở, cơ thể của người phụ nữ đã gần như sử dụng mọi năng lượng cho quá trình vượt cạn. Cho dù sinh thường hay sinh mổ, bạn cũng đã dành tất cả nỗ lực để một đứa trẻ ra đời. Điều này rất kỳ diệu, nhưng nó cũng đã lấy đi của bạn rất nhiều vitamin và dinh dưỡng dự trữ.
Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh là điều vô cùng cần thiết để cơ thể bạn bù đắp lại sức khỏe và chuẩn bị về mặt thể chất trên con đường chăm con sắp tới.
Vì sao nên sử dụng vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh?
Việc mang thai đã lấy đi rất nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể phụ nữ để nuôi dưỡng em bé. Đến khi sinh, bạn còn mất thêm rất nhiều máu và sức lực để chào đón con. Hành trình này khiến cơ thể người mẹ cạn kiệt rất nhiều chất dinh dưỡng bao gồm: folate, canxi và vitamin B6.
Chính vì vậy, bạn cần bổ sung ngay sau khi vượt cạn một loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh có chứa đủ các loại dinh dưỡng cần thiết để bù đắp ngay cho lượng mất đi. Các chất dinh dưỡng này đôi khi không thể bù đắp kịp bằng thực phẩm bởi bạn khó có thể ngay lập tức xây dựng được một bữa ăn dinh dưỡng sau sinh với đủ lượng và chất cần thiết. Cũng có rất nhiều sản phụ sinh xong chưa thể ăn nổi.
Hơn thế nữa, sinh con xong, bạn ngay lập tức bắt đầu chuyển sang một trạng thái mới cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng – giai đoạn chăm sóc trẻ sơ sinh. Nếu bạn cho con bú, liều lượng khuyến nghị hàng ngày của các chất dinh dưỡng thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với khi mang thai. Vì vậy việc tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất và các hợp chất quan trọng khác trong chế độ ăn của bạn trong suốt hành trình nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng.
[inline_article id=188414]
Có đến 80% mẹ cảm thấy buồn nôn trong một hoặc hai tuần sau khi sinh con. Trầm cảm sau sinh đã có ảnh hưởng đến rất nhiều phụ nữ. Ngoại trừ các yếu tố về tâm lý và chăm sóc, thì có các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit béo omega-3 có tác dụng trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ hậu sản. Trên thực tế, các nghiên cứu tương tự cũng đã xác nhận tầm quan trọng của DHA và EPA (hai loại omega-3 cụ thể) trong thai kỳ – không chỉ đối với sự phát triển của em bé mà còn để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
Tương tự như vậy, thiếu hụt vitamin D có thể góp phần gây ra rối loạn tâm trạng sau sinh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liều lượng 2.000 IU hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, hàm lượng folate, kẽm, selen và B12 cũng có ảnh hưởng tốt đến việc hạn chế trầm cảm.
Theo các thống kê, thông thường phụ nữ cho con bú không đáp ứng đủ lượng canxi, kẽm, magiê và các chất dinh dưỡng quan trọng khác được khuyến nghị. Bởi khi cho con bú, chế độ ăn uống của bạn một phần sẽ hướng đến việc tạo sữa, cho nên nguồn cung cấp vitamin A, B1, B2, B6, B12, D, axit docosahexaenoic (DHA), choline và iốt sẽ cần tăng cường thêm thông qua vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh.
Đối với bé yêu của bạn, việc bổ sung dinh dưỡng tối ưu cũng giúp xây dựng cơ thể và trí não của em bé. Não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn sơ sinh và biết đi, vì vậy trong giai đoạn cho con bú hoàn toàn, sữa mẹ đang giúp bé phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất – nền tảng suốt đời của con. Vì thế, mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu, đồng thời bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh để đảm bảo cho cả hai mẹ con nguồn năng lượng dự trữ hợp lý.
Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh cần chứa những chất gì?
Một số chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với các bà mẹ đang cho con bú bao gồm:
Sắt
Thịt bò là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào
Rất nhiều mẹ mới sinh bị thiếu sắt, đặc biệt là những mẹ thiếu máu khi mang thai. Điều này do quá trình vượt cạn khiến mẹ bị mất máu gây ra. Các triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức tối thiểu và mức năng lượng thấp. Khuyến nghị hàng ngày về lượng sắt cho phụ nữ đang cho con bú, từ 19 đến 50 tuổi, là 10 miligam (mg). Tuy nhiên, bạn cũng nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với kết quả xét nghiệm máu sau sinh để điều chỉnh lượng bổ sung phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
Ngoài việc bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh, hãy ăn các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt nội tạng, thịt đỏ… có thể giúp bạn tăng lượng sắt dự trữ một cách tự nhiên.
Iốt
Khi mang thai, bạn sẽ cần khoáng chất này để giữ cho tuyến giáp của bạn luôn hoạt động tốt, giúp phát triển não và hệ thần kinh của thai nhi. Sau sinh, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến cáo rằng phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 290 microgam (mcg) iốt mỗi ngày.
Các loại thực phẩm như muối iốt, cá, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt đều chứa có chứa iốt.
Vitamin D
NIH khuyến nghị lượng tiêu thụ hàng ngày là 600IU (15mcg) cho các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, liều lượng này chỉ đảm bảo cho chính các mẹ, còn em bé sẽ phải bổ sung vitamin D riêng biệt nếu bú mẹ hoàn toàn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP), mỗi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức ít hơn 1 lít/ngày nên bổ sung 400 IU vitamin D hàng ngày, bắt đầu từ ngày đầu tiên chào đời cho đến sinh nhật 1 tuổi. Có rất nhiều trẻ không thích mùi vị của vitamin D, bởi vậy, một nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra rằng: bằng cách tăng lượng vitamin D cho mẹ lên 6.400 IU mỗi ngày, bé bú mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D con cần.
Ngay cả những mẹ không thể hoặc không chọn nuôi con bằng sữa mẹ cũng cần nhiều vitamin D hơn mức có trong những loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ trước sinh.
Vitamin B12
Vitamin B12 được đặc biệt khuyên dùng đối với các mẹ ăn thuần chay và thực dưỡng. Bởi việc không ăn các sản phẩm động vật có thể dẫn đến thiếu hụt B12 ở mẹ và bé bởi loại vitamin này chủ yếu có sẵn từ protein động vật.
Không hấp thu đủ vitamin B12 trong chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng dinh dưỡng của mẹ và chất lượng nguồn sữa cho bé. Đây là lý do tại sao bổ sung đủ vitamin B12 thông qua các loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh là rất quan trọng.
Choline
Choline là một chất dinh dưỡng tương tự như vitamin B, nhưng lại là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thần kinh. Một nghiên cứu vào năm 2019 đã chỉ ra rằng các bà mẹ cho con bú cần tăng lượng choline lên 550mg/ngày. Loại vitamin tổng hợp mà mẹ cần dùng có thể chứa choline ở dạng choline bitartrate, phosphatidylcholine hoặc lecithin.
Ngoài ra, bạn có thể tăng cường ăn thịt, trứng, thịt gia cầm, cá và sữa, vì những sản phẩm này cung cấp nguồn choline tự nhiên. Những phụ nữ theo chế độ ăn thuần chay và thực dưỡng sẽ cần bổ sung lượng choline lớn vì họ thường có nguy cơ cao hơn.
Axit docosahexaenoic (DHA)
DHA là chất béo không bão hòa đa omega-3 giúp phát triển não, mắt và hệ thần kinh của em bé. Giống như tất cả các omega-3, DHA không được tạo ra trong cơ thể nên bạn cần đảm bảo lượng qua thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Những lựa chọn thực phẩm tốt cho DHA là cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu. Mẹ mới sinh hãy cố gắng bổ sung các thực phẩm này ít nhất một hoặc hai lần một tuần.
Nếu lựa chọn vitamin tổng hợp, bạn hãy chọn loại cung cấp ít nhất 250 đến 375 mg DHA. Đối với các loại vitamin tổng hợp không chứa DHA, mẹ có thể bổ sung omega-3 riêng biệt để đáp ứng nhu cầu của mình.
Các loại vitamin A, C, E
Đây là các loại vitamin thúc đẩy sự phát triển của tóc và móng. Rất nhiều mẹ sau sinh bị rụng tóc mức độ nặng, đó là một biểu hiện của việc thiếu các vitamin. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng vitamin tổng hợp của mình bao gồm những vi chất này.
Vitamin A còn đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe thị giác, chức năng miễn dịch của mẹ và bé, cũng như sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Thiếu vitamin A là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Phi và Đông Nam Á. Điều này gây ra suy giảm thị lực dưới dạng quáng gà. Thiếu vitamin A ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong do các bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhưng không giới hạn cả bệnh sởi, tiêu chảy…
Trẻ sơ sinh có trữ lượng dự trữ vitamin A thấp và phụ thuộc nhiều vào các nguồn bên ngoài, đặc biệt là sữa mẹ. Do đó, mẹ sau sinh hãy tích cực bổ sung vitamin A trước và sau khi sinh để đảm bảo nguồn cho cả mẹ và bé sơ sinh.
Bạn nên uống vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh trong bao lâu?
Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì các nghiên cứu về sức khỏe bà mẹ đều khuyến cáo rằng nên uống vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh sớm và tiếp tục đến khi ngừng cho con bú.
Hơn nữa, nếu bạn có kế hoạch sinh thêm bé, bạn cũng cần bổ sung vitamin tổng hợp để tích hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho hành trình tiếp theo.
Những mẹ không thể cho con bú hoặc chọn không cho con bú cũng nên bổ sung vitamin ít nhất 6 tháng sau khi sinh để đảm bảo lượng dinh dưỡng thiếu hụt sau quá trình vượt cạn được bù đắp và tăng dự trữ, đảm bảo sức khỏe để chăm sóc bé yêu.
Điều gì khác biệt giữa vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai và sau sinh?
Có rất nhiều mẹ dùng một loại vitamin tổng hợp khi mang thai và tiếp tục uống sau sinh. Điều này không có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng đôi khi loại vitamin khi mang thai không có đủ các thành phần như vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh, cả về chất và về lượng. Chẳng hạn, hầu hết các loại vitamin tổng hợp trước sinh không có chứa iốt – một chất dinh dưỡng cần thiết cho bà mẹ và cả em bé. Hoặc hàm lượng choline trong vitamin đó cũng không nhiều bằng vitamin sau sinh.
Chính vì vậy, nếu quyết định uống cùng một loại vitamin tổng hợp trước sinh và sau sinh, các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm cũng như tiền sử bệnh tật, chế độ ăn uống và lối sống để bù đắp nguy cơ thiếu hụt bất kỳ một loại vitamin hoặc vi chất nào bằng các loại thuốc bổ sung. Đặc biệt, hãy kiểm tra lượng choline trong vitamin tổng hợp bạn đang uống có đủ 550mg mỗi ngày trong thời kỳ cho con bú sau sinh hay không. Điều này cũng tương tự đối với các vitamin A, C, D, K và canxi, magie…
[inline_article id=77756]
Cuối cùng, điều quan trọng nhất để nuôi dưỡng một em bé khỏe mạnh là một người mẹ khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai và sau sinh. Đặc biệt, đối với các mẹ đang cho con bú, hãy đảm bảo rằng bạn đang bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tối ưu và cần thiết để cơ thể bạn và em bé đều nhận được những gì bé cần để phát triển toàn diện.
Bởi vậy, sau khi đón chào em bé, bạn hãy lựa chọn một loại vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh có đầy đủ các thành phần cần thiết. Hãy lựa chọn loại có chất lượng, thương hiệu tin cậy. Đồng thời đừng quên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh, cân bằng.
Chân giò thuộc phần chi trước và chi sau của con heo, bao gồm cả phần da bên ngoài, thịt và gân bao quanh xương. Đây là loại thực phẩm thông dụng có mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Chân giò nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và cho trẻ nhỏ.
Cứ trong 100g chân giò có chứa 15,8g protit; 26,3g mỡ; 1,7g chất tổng hợp. Các chất dinh dưỡng trong móng giò có thể giúp mẹ tăng sức đề kháng, hồi phục sức khỏe, phòng ngừa các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu.
Thêm vào đó, móng giò còn giúp tăng nhanh sự trao đổi chất, chữa trị bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cải thiện chứng căng thẳng và trầm cảm.
Mẹ bầu sau khi sinh ăn chân giò sẽ giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, tăng tiết sữa, khiến mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé bú.
Chân giò heo khá giàu collagen nên khi ăn món này, chị em phụ nữ sẽ sở hữu làn da mịn màng, tươi trẻ mỗi ngày. Đây được coi là công dụng tuyệt vời đối với chị em phụ nữ, nhất là với các mẹ sau sinh – khi làn da của mẹ phải đối mặt với hiện tượng nám, mụn… trong quá trình mang thai.
[inline_article id=192252]
Cách chọn mua chân giò heo ngon
Nhiều lợi ích là thế, nhưng không phải ai cũng biết chọn mua chân giò heo ngon, an toàn và giá cả phải chăng. Xin bật mí cho các bạn một số mẹo chọn chân giò ngon.
Nên chọn chân giò sau vì phần chân giò sau nhiều thịt hơn. Chú ý lựa chọn chân giò có phần thịt màu đỏ tươi, da mỏng, trắng trẻo, có độ đàn hồi tốt vì ngon và tươi. Phần móng vẫn nguyên vẹn, không long. Không nên mua giò heo có vết bầm hoặc xuất huyết trên da.
Hãy chọn mua chân giò heo ở nơi bạn thật sự tin tưởng về nguồn gốc của sản phẩm. Sản phẩm phải có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, được bảo quản và vận chuyển đúng quy cách.
Một số cách nấu cháo chân giò heo
Nên chọn chân giò sau thịt sẽ ngon hơn
1. Cách nấu cháo chân giò heo cơ bản
Nguyên liệu
1 cái chân giò heo
1 lượng vừa đủ gạo tẻ
Hành lá, rau mùi (ngò rí)
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu bột, nước mắm
Cách nấu cháo chân giò heo cơ bản
Chân giò heo chặt thành từng khoanh vừa ăn, rửa sạch rồi bỏ vào nồi nước đun sôi để loại bỏ cặn bẩn. Đem bỏ nước đầu, rửa sạch lại giò rồi cho thêm nước, chút muối, 1 củ hành tím đập giập vào hầm. Thỉnh thoảng bạn mở nắp vớt hết bọt nổi. Việc này giúp nước dùng trong hơn.
Gạo vo sạch, đem ngâm với nước ấm trong 10 phút để mềm hơn. Khi chân giò heo đã chín mềm thì cho gạo vào, nấu cho tới khi nhừ hẳn. Khi gạo chín nhuyễn thì nêm cháo với xíu nước mắm, hạt nêm cho vừa vị.
Cuối cùng, bạn tắt bếp, múc cháo ra tô, rắc thêm hành lá thái nhuyễn, rau mùi cắt khúc cùng hạt tiêu đã xay nhuyễn vào. Nếu cháo nấu cho bé thì không cần nêm tiêu, hành. Dùng cháo khi còn ấm.
Cách nấu cháo chân giò heo đậu xanh/đậu đen/đậu đỏ
Gạo vo sạch và ngâm với một chút nước ấm để gạo dễ nở.
Đậu xanh/đậu đen/đậu đỏ rửa sạch, ngâm khoảng 30 phút cho vỏ tách ra, bỏ đi phần vỏ. Nếu là đậu đỏ/đậu đen thì ngâm lâu hơn và không cần bỏ vỏ.
Chân giò heo chặt thành từng khoanh vừa ăn, rửa sạch rồi bỏ vào nồi nước đun sôi để loại bỏ cặn bẩn. Sau đó, cho vào nồi cùng 2 lít nước và hầm cho mềm. Bạn nhớ vớt bọt để nước dùng được trong.
Sau khoảng nửa tiếng, bạn cho gạo và đậu xanh/đen/đỏ vào nồi, dùng thìa khuấy thật đều. Tiếp tục nấu cho đến khi gạo, đậu nhừ. Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cuối cùng bạn tắt bếp, múc cháo ra tô, rắc thêm hành lá thái nhuyễn, ngò rí cắt khúc cùng hạt tiêu đã xay nhuyễn vào. Nếu cháo nấu cho bé thì không cần nêm tiêu hành. Dùng cháo khi còn ấm.
3. Cách nấu cháo chân giò heo hạt sen
Cách nấu cháo chân giò heo hạt sen
Nguyên liệu
Chân giò heo 1 cái
Gạo tẻ 200g
Hạt sen 200g
Hành lá, rau mùi
Gia vị: muối, hạt nêm, tiêu bột, nước mắm
Cách nấu cháo chân giò heo hạt sen
Gạo tẻ bạn vo sạch rồi ngâm với chút nước ấm để cho gạo nở. Hạt sen khô bạn ngâm ngập nước, đun sôi khoảng 25–30 phút cho hạt sen nở to và đều. Nếu mua được hạt sen tươi thì bỏ qua bước này.
Chân giò heo chặt thành từng khoanh vừa ăn, rửa sạch. Cách làm sạch giống cách nấu cháo chân giò cơ bản. Sau đó, cho chân giò heo vào nồi cùng 2 lít nước, ít muối, một củ hành tím đập giập và hầm cho mềm. Bạn nhớ vớt bọt để nước dùng được trong.
Tiếp theo, bạn cho gạo, hạt sen vào nồi chân giò hầm. Nấu cho đến khi cháo, chân giò và hạt sen chín nhừ. Khi cháo chín thì bạn múc ra tô, có thể thêm hành lá, rau thơm và hạt tiêu tùy vào ý thích.
4. Cách nấu cháo chân giò heo nấm rơm/nấm hương
Nấm rơm
Nguyên liệu
100g gạo tẻ
1 chân giò heo
200g nấm rơm/nấm hương
Nấm hương, hành lá
Gia vị: muối, tiêu bột, hạt nêm
Cách nấu chân giò heo nấm rơm/nấm hương
Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, rửa thật sạch với muối. Nấm hương ngâm với nước ấm cho mềm, cắt chân cuống, rửa sạch, để ráo. Nếu nấu với nấm rơm thì cắt chân, rửa sạch và ngâm với nước muối 15 phút rồi để ráo.
Hành lá nhặt bỏ phần lá vàng úa, cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ngâm với nước ấm cho nở.
Chân giò heo chặt thành từng khoanh vừa ăn, rửa sạch. Cách làm sạch giống cách nấu cháo chân giò cơ bản. Sau đó, cho chân giò heo vào nồi cùng 2 lít nước, ít muối, một củ hành tím đập giập và hầm cho mềm. Bạn nhớ vớt bọt để nước dùng được trong. Tiếp đến bạn cho gạo ngâm mềm vào nấu cháo đến khi chín nhừ.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm ít tỏi với dầu ăn rồi cho nấm rơm/nấm hương vào xào. Nêm xíu gia vị rồi tắt bếp. Bước này sẽ giúp nấm thấm gia vị và có hương vị thơm ngon hơn là thả nấm trực tiếp vào nồi cháo.
Sau đó, bạn cho nấm rơm/nấm hương vào nồi cháo. Đun thêm xíu cho mọi thứ hòa vào nhau thì nêm nếm lại rồi tắt bếp.
Múc cháo chân giò heo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ và rắc chút tiêu bột vào rồi thưởng thức ngay.
5. Cách nấu cháo chân giò heo khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu
100g gạo tẻ
1 chân giò heo
2 củ khoai tây
2 củ cà rốt
Nấm hương, hành lá
Gia vị: muối, tiêu bột, hạt nêm
Cách nấu chân giò heo khoai tây, cà rốt
Chân giò chặt thành miếng vừa ăn, rửa thật sạch với muối.
Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành lá bỏ phần lá vàng úa, cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ. Gạo tẻ đem vo sạch, ngâm với nước ấm cho nở.
Chân giò heo chặt thành từng khoanh vừa ăn, rửa sạch. Cách làm sạch giống cách nấu cháo chân giò cơ bản. Sau đó, cho chân giò heo vào nồi cùng 2 lít nước, ít muối, một củ hành tím đập giập và hầm cho mềm. Bạn nhớ vớt bọt để nước dùng được trong. Tiếp đến bạn cho gạo ngâm mềm vào nấu cháo đến khi chín nhừ.
Sau đó cho cà rốt, khoảng 10 phút sau mới cho khoai tây vào. Do cà rốt cứng hơn khoai tây, nếu cho vào cùng lúc sẽ làm khoai tây nát nhanh hơn cà rốt. Hầm tiếp cho đến khi chân giò, khoai, cà rốt mềm thì nêm thêm nước mắm, 1 củ hành tím.
Múc cháo chân giò heo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ và rắc chút tiêu bột vào rồi thưởng thức ngay.
Lưu ý khi nấu cháo chân giò heo
Chân giò heo chứa nhiều protein và chất béo, do đó không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt với những bà bầu bị thừa cân, dư cân, tăng cân mất kiểm soát thì nên hạn chế ăn chân giò. Nên kết hợp ăn chân giò với những thực phẩm khác như rau củ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Mặc dù chân giò giúp tạo sữa nhưng không nên quá lạm dụng. Để tạo nguồn sữa nhiều và chất lượng mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm (nhóm tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin…) để phục hồi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nói đến đôi mắt sáng khỏe thì không thể quên nhắc tới vitamin A. Chưa kể, loại vitamin này còn rất cần thiết cho nhiều hoạt động thiết yếu khác của cơ thể. Thiếu hụt hay dư thừa vitamin A đều không tốt cho sự phát triển bình thường của bé và sức khỏe của mẹ.
Vitamin A là một loại vitamin hòa tan trong chất béo, rất quan trọng đối với thị lực, làn da, xương và các mô khác trong cơ thể. Vitamin đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, chiến đấu chống lại sự phá hủy tế bào, hỗ trợ sự hình thành và duy trì hoạt động của tim, phổi, thận cũng như các cơ quan trọng yếu khác.
Có 2 loại vitamin A phổ biến:
– Retinol: Là vitamin A từ động vật, có nhiều trong trứng, sữa, thịt, phô mai, gan, dầu cá bơn.
– Beta-carotene: Là vitamin A từ thực vật, chứa nhiều trong dưa lưới, bưởi hồng, quả mơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang, bông cải xanh, rau lá xanh, rau lá thẫm.
Tăng cường thị lực: Vitamin A có rất nhiều công năng. Retinol không chỉ tạo ra màu của võng mạc mắt, mà còn giúp thị lực khỏe mạnh, đặc biệt vào ban đêm. Chế độ ăn giàu vitamin A kết hợp với kẽm sẽ làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng đến 25%.
Giúp da sạch mụn và tươi trẻ: Vitamin A giúp tế bào phát triển nhanh, đảm bảo làn da luôn được trẻ hóa. Nó cũng ngăn cản sự tấn công của tia cực tím bằng cách làm đình trệ quá trình phá vỡ collagen, ngăn chặn tình trạng da khô, bong tróc. Công dụng của vitamin A còn giúp quét sạch các tế bào da chết, giảm dầu nhờn và ngăn ngừa mụn, viêm da tấy đỏ.
Hỗ trợ quá trình hình thành và bảo vệ răng, xương, các mô mềm, tế bào bạch bầu, hệ miễn dịch và các màng nhầy ở mắt, phổi, ruột và cơ quan sinh dục: Những màng nhầy này giúp chặn lại các vi khuẩn gây bệnh. Bạch cầu là dũng sĩ chống lại các mầm bệnh trong máu. Do đó, thiếu hụt vitamin A sẽ khiến bạn dễ nhiễm bệnh và khó hồi phục.
Ngăn ngừa ung thư: Beta-carotene đóng vai trò như chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi sự tàn phá của các gốc tự do. Vì thế, việc bổ sung hoa quả và rau củ giàu vitamin A có tác dụng ngăn ngừa các loại ung thư cổ tử cung, phổi và bàng quang, cũng như bệnh u lympho Hodgkin.
Tốt cho hệ sinh sản và thai nhi: Công dụng của vitamin A đã được chứng minh khi có thể duy trì hệ sinh sản khỏe mạnh ở cả nam lẫn nữ, đảm bảo sự phát triển bình thường của phôi thai. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới tinh trùng yếu và giảm số lượng trứng, cũng như khiến trứng thụ tinh khó bám vào tử cung. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển xương, hệ thần kinh, tim, thận, mắt, phổi và tuyến tụy của thai nhi.
Dấu hiệu thiếu hụt vitamin A ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ dưới 5 tuổi cần được bổ sung vitamin A đầy đủ
Theo một báo cáo, hàng năm có từ 250.000-500.000 trẻ em bị thiếu hụt vitamin A, một nửa số này tử vong trong vòng 12 tháng sau khi mất thị lực.
Các triệu chứng của thiếu hụt vitamin A bao gồm quáng gà, mắt khô, tiêu chảy và các bệnh về da. Thiếu hụt vitamin A khiến hệ miễn dịch yếu kém, trẻ dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh như sởi, viêm tai, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…
Trẻ mới sinh và mẹ nuôi con bú đều được bác sĩ hướng dẫn uống bổ sung vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi được nhà nước khuyến cáo cho đi uống vitamin A hai đợt mỗi năm. Bạn có thể tìm hiểu thông tin này tại các trạm y tế phường xã. Hàm lượng vitamin A phụ thuộc vào việc trẻ có bú mẹ hay không, độ tuổi của trẻ… Do đó, bạn hãy tuân theo khuyến cáo của bác sĩ, không cần nạp vitamin A nhiều hơn hay ít đi.
Bạn có dễ bị thừa vitamin A không?
Quá liều vitamin A làm khô nứt, bong vảy
Do vitamin A tan trong chất béo nên việc đào thải lượng dư thừa sẽ khó hơn so với các vitamin tan trong nước. Tuy nhiên, người bình thường sẽ hiếm khi nào bị dư thừa vitamin A qua đường thức ăn, trừ khi họ uống thuốc bổ sung vitamin A liều cao. Các triệu chứng quá liều vitamin A bao gồm:
Da vàng, khô nứt, bong vảy, sưng huyết, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
Thực phẩm giàu vitamin A: Top 20 loại thịt, cá và phô mai giàu vitamin A
Hàm lượng vitamin A cần bổ sung hàng ngày đối với nam là 900microgram, nữ là 700microgram, 300-600microgram đối với trẻ dưới 19 tuổi.
Bạn hãy căn cứ vào lượng microgram (mcg) vitamin A có trong 100g các thực phẩm giàu vitamin A sau để bổ sung hợp lý cho cả nhà nhé:
Gan bò – thực phẩm giàu vitamin A: Trong 100g gan bò sẽ chứa 9.442 mcg vitamin A. Ngoài ra, gan bò còn chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng như đồng, vitamin B2, vitamin B12, chất sắt, folate và choline tốt.
Gan cừu: Tương tự như gan bò, trong 100g gan cừu chứa 7.491 mcg vitamin A
Pate gan ngỗng: Đây cũng là một trong những thực phẩm giàu vitamin A cho mẹ sau sinh với 1.001mcg vitamin A
Xúc xích gan: Đây là thực phẩm giàu vitamin A chứa 8.384 mcg vitamin A
Dầu gan cá: Trong 100g dầu gan cá sẽ có 30.000 mcg vitamin A
Cá thu vua: Vitamin A có ở đâu? Có trong cá thu vua với lượng 252 mcg
Cá hồi: Trong cá hồi có chứa 149mcg vitamin A
Cá ngừ vây xanh: Đây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A với lượng 757mcg
Cá hồi vân (trout): Thực phẩm này chứa 100mcg vitamin A
Bơ: Đây là thực phẩm bổ sung vitamin A cho mẹ sau sinh với 684mcg
Cần bổ sung gì để hấp thụ vitamin A? Pate cũng chứa hàm lượng cao vitamin A
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin A bằng các loại phô mai như:
Phô mai dê: 407mcg vitamin A
Phô mai Limburger: 340mcg
Phô mai Cheddar: 330mcg
Phô mai Camembert: 241mcg
Phô mai Roquefort: 294mcg
Phô mai feta: 125mcg
Phô mai xanh: 198mcg
Phô mai kem: 308mcg
Các thực phẩm giàu vitamin A về trứng khác cho mẹ tham khảo là:
Thực phẩm giàu vitamin A: Top 10 loại rau giàu vitamin A (tính theo 100g)
Cà rốt, một thực phẩm giàu vitamin A, thích hợp nấu cháo cho bé
Khoai lang cũng nằm trong danh sách thực phẩm giàu vitamin A nhất khi 100g khoai lang chứa 1.043 mcg vitamin A
Thực phẩm giàu vitamin A cũng bao gồm các loại bí ngô, bí đỏ, bí nghệ vì chúng chứa 558mcg
Cải xoăn: Ứng cử viên tiếp theo trong danh sách thực phẩm giàu vitamin A với 681mcg
Cải rổ: 380mcg
Lá củ cải: 381mcg
Cà rốt: Cái tên quen thuộc trong số các thực phẩm giàu vitamin A với lượng 852mcg
Ớt Đà Lạt: 157mcg
Cải cầu vồng: 306mcg
Rau chân vịt: 469mcg
Rau diếp: 436mcg
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung provitamin A (chất sẽ biến đổi thành vitamin A khi vào cơ thể) từ các loại hoa quả như: xoài, dưa lưới, bưởi hồng hoặc bưởi đỏ, dưa hấu, đu đủ, quả mơ, quýt, quả xuân đào, quả ổi, chanh dây.
Vitamin A là chìa khóa cho đôi mắt và hệ miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, vitamin A dư thừa khó bị đào thải khỏi cơ thể, do đó bạn phải tiết chế khi ăn các thực phẩm giàu vitamin A quá nhiều, đặc biệt là gan động vật và dầu gan cá, pate gan.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ nắm rõ các thực phẩm giàu vitamin A để bổ sung cho bé và gia đình nhé.
Sinh mổ ăn khoai lang được không? Mẹ chưa biết nên ăn hay không thì có thể tham khảo bài viết sau đây nhé.
Phụ nữ sinh mổ hay sinh thường đều nên kiêng cữ một số loại thực phẩm ở vài tuần đầu sau khi vượt cạn. Điều này rất cần thiết để giữ an toàn cho sản phụ và đảm bảo cho việc tiết sữa mẹ diễn ra suôn sẻ.
Có rất nhiều loại thực phẩm sản phụ sau sinh mổ không nên ăn như thịt, cá sống, rau thì là, dưa chua, rau muống. Nhưng còn khoai lang, sinh mổ ăn khoai lang có được không? Mời các mẹ hãy tìm hiểu cùng Marry Baby ngay sau đây.
1. Khoai lang giúp ngăn ngừa thiếu vitamin A
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời vì có chứa hàm lượng beta-carotene cao. Beta-carotene được chuyển thành vitamin A trong gan.
Thiếu vitamin A có thể làm giảm sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng từ đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh khô mắt. Thiếu vitamin A cũng làm tăng tỷ lệ tử vong ở cả phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em.
Khoai lang tốt cho tiêu hóa
2. Khoai lang có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng
Sinh mổ ăn khoai lang được không? Khoai lang chứa một lượng magiê đáng kể, khoáng chất thiết yếu này đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
Bên cạnh đó, magie còn giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống hiện đại đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể chứng trầm cảm ở nhiều lứa tuổi, trong số đó có phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh.
Thiếu magiê có liên quan đến trầm cảm do cả hai đều có phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và viêm toàn thân.
Ngoài ra, magie còn có thể giảm chứng mất ngủ, đây là một tác nhân gây căng thẳng, trầm cảm và lo lắng thường thấy ở phụ nữ sau sinh nở.
3. Khoai lang chứa hoạt tính chống viêm
Khoai lang giàu vitamin và hầu hết trong số đó có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, loại củ này có nồng độ choline cao, đây là một chất dinh dưỡng có tác dụng giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.
Nhiều người thắc mắcsinh mổ ăn khoai lang được không, ăn khoai lang có mưng mủ không. Lo lắng này là không có cơ sở vì khoai lang không làm mưng mủ vết thương mà ngược lại, các hoạt chất chống viêm trong loại củ này còn có thể giúp vết mổ mau lành hơn.
4. Khoai lang có thể giúp bảo vệ chống loét
Nghiên cứu trên mô hình động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất methanol từ rễ của khoai lang có thể bảo vệ các mô đường tiêu hóa khỏi tình trạng loét, ví dụ như loét dạ dày.
Bạn không nên lo lắng về việc sinh mổ ăn khoai lang được không.Ngoài lợi ích kể trên, chiết xuất từ khoai lang còn có chất tẩy gốc tự do, chất này rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương bên trong cơ thể.
Do đó, sinh mổ ăn khoai lang được không? Việc bổ sung khoai lang trong chế độ ăn uống sau sinh mổ có thể là một kế hoạch điều trị hiệu quả để chống lại tình trạng viêm, loét và nhiễm trùng vết mổ.
Ăn khoai lang có ảnh hưởng đến vết mổ không? Câu trả lời là không các mẹ nhé.
Khoai lang giàu vitamin
5. Khoai lang có thể giúp cải thiện tóc và da
Khoai lang rất giàu vitamin A, C, E nên có thể giúp phụ nữ cải thiện tình trạng tóc rụng, da yếu sau sinh nở.
Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin E có khả năng làm tăng đáng kể số lượng tóc ở những người đang bị rụng tóc, điều này là do:
Vitamin E chứa các đặc tính chống oxy hóa giúp giảm stress oxy hóa, một nguyên nhân chính gây ra rụng tóc.
Vitamin C giúp điều trị da liễu hiệu quả vì có thể điều trị quang hóa và tăng sắc tố. Vitamin C cũng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa stress oxy hóa do tiếp xúc với tia UV.
Sự kết hợp của hai vitamin C và E có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư da. Vitamin C cũng rất cần thiết trong quá trình tổng hợp collagen, là protein cấu trúc chính của da. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin C có đặc tính chống viêm, có thể giúp quản lý các bệnh về da như mụn trứng cá cũng như thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trên da.
Vitamin A đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị và bảo vệ da tránh bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, vitamin A còn là chất kích thích quá trình sản xuất collagen hiệu quả, từ đó làm giảm tốc độ lão hóa tế bào tự nhiên và ức chế quá trình lão hóa da.
6. Khoai lang rất tốt cho tiêu hóa
Táo bón gây bất lợi cho quá trình phục hồi vết mổ. Khi đi tiêu, sản phụ phải gồng người lên để rặn. Hoạt động này tác động tới cơ bụng và gây áp lực lên vết mổ khiến bạn bị đau.
Khoai lang chứa lượng chất xơ cao đáng kể, rất cần thiết trong việc thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt, cũng như ngăn ngừa chứng táo bón.
Ăn khoai lang có tốt cho vết thương không? Câu trả lời là có bạn nhé.
7. Bổ sung sắt
Trong quá trình sinh mổ, sản phụ bị mất rất nhiều máu. Vì thế, sau khi sinh bạn cần bổ sung sắt để bù lại lượng máu đã mất.
Khoai lang chứa lượng sắt lành mạnh, chất này có tác dụng làm tăng hồng cầu cho máu.
Khoai lang cung cấp chất sắt lành mạnh
8. Quản lý tốt cân nặng
Khoai lang chứa chất xơ hòa tan và lên men làm tăng cảm giác no, đồng thời cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự nhiên, tự duy trì để điều chỉnh trọng lượng cơ thể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ hòa tan pectin có hiệu quả trong việc giảm lượng thức ăn, giảm cân và cũng làm tăng hoạt động của các hormone bão hòa trong cơ thể.
Các nghiên cứu khoa học cũng khẳng định việc hấp thụ nhiều chất xơ có liên quan chặt chẽ đến tình trạng giảm trọng lượng cơ thể. Do đó, ăn khoai lang thường xuyên có thể giúp mẹ sau sinh mổ giảm cân lành mạnh.
[inline_article id=232601]
9. Tăng cường trí nhớ
Phụ nữ sau sinh nở thường bị suy giảm trí nhớ dẫn đến chứng đãng trí, hay quên, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh anthocyanin trong khoai lang tím có thể giúp tăng cường trí nhớ nhờ đặc tính chống oxy hóa của anthocyanin.
Từ những tác dụng kể trên thì với câu hỏi sinh mổ ăn khoai lang được không, Marry Baby xin trả lời là việc ăn khoai lang không gây hại cho sản phụ sinh mổ. Ngược lại, khoai lang còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ sau sinh nữa.