Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ giảm cân nhiều sữa

Nhiều lời đồn ác ý vẫn cho rằng sinh mổ là không biết đẻ mà không biết rằng mẹ sinh mổ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn sinh thường. Người ta vẫn đùa rằng sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ còn gì. Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ vì vậy cũng cần chăm chút thật kỹ lưỡng để mẹ nhanh lành vết thương về nhiều sữa.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng trong vòng 6 giờ sau khi sinh mổ, mẹ không nên ăn gì để tránh tình trạng táo bón, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể sau sinh.

Thực đơn cho bà đẻ sau sinh mổ

Khoảng 1-2 ngày sau khi sinh, mẹ vẫn nên nạp những thực phẩm dễ tiêu, tránh món nhiều dầu mỡ, gia vị. 3-4 ngày kế tiếp, cố gắng đừng ăn quá no, ảnh hưởng không tốt đến sức chứa mỏng manh của dạ dày. Chỉ 1 tuần sau, mẹ đã có thể ăn uống lại bình thường, bổ sung thêm nhiều thực phẩm lợi sữa, thịt cá để có sữa cho con bú.

thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 1
Thực đơn cho mẹ sinh mổ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa tinh bột, đạm, đường, vitamin và khoáng chất

Mẹ cần hạn chế các thực phẩm tanh như cá, ốc… vì chúng có thể làm cho vết thương lâu lành hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng là những món người mẹ cần kiêng vì sau sinh dạ dày và ruột hoạt động kém.

Ngoài ra, mẹ cũng cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm như bắp cải, cải trắng, dưa hấu… để tránh ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa. Rượu, trà, cà phê hay các loại gia vị đậm mùi như cà ri, hành tỏi cũng là những món mẹ không nên ăn, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Mổ đẻ xong nên ăn hoa quả gì?

Cùng với chế độ ăn nhiều dưỡng chất mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày vừa giúp giảm cân, đẹp da mà lại dồi dào sữa.

  • Trái cây nhiều vitamin C: Giúp tăng tốc quá trình phục hồi và chống lại sự nhiễm trùng, tăng sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong: Cam, dưa hấu, đu đủ, dâu tây, bưởi, xoài, cà chua, việt quất, lựu…
  • Trái cây nhiều sắt: Trong quá trình sinh con, mẹ thường mất khá nhiều máu, bổ sung thực phẩm và trái cây nhiều sắt giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại hoa quả như: Sung, táo tàu, đào, mơ, nho khô, dâu, táo…
  • Trái cây giàu năng lượng: Khi sinh mổ, nhu động ruột yếu hơn nên phải chọn những thực phẩm dễ tiêu mà vẫn giàu năng lượng như: Quả chuối, bơ, dừa, xoài, sung…
  • Trái cây gọi sữa về: Một số hoa quả giúp kích thích tạo sữa như: Đu đủ xanh, cam quýt, chuối tiêu, táo tàu, nhãn, mãng cầu (na), sung, vú sữa…

Các món ăn cho bà mẹ sinh mổ

Cũng như mẹ sinh thường, các món ăn cho mẹ sinh mổ phải đảm bảo ngon miệng, chế biến đa dạng, hấp dẫn và gọi sữa về. Tham khảo thực đơn 7 ngày sau nhé!

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
 Sáng
  • Thịt thăn rim nghệ tôm
  • Thịt viên nấu đu đủ xanh
  • Củ cải trắng luộc
  • Cơm trắng
  • Chuối
  • Tôm đồng kho
  • Trứng gà ta luộc
  • Mướp nấu gạch tôm
  • Cơm trắng.
  • Cam
  • Thịt heo kho nghệ
  • Canh rau ngót nấu thịt băm
  • Rau bí xào thịt bò
  • Cơm trắng
  • Thanh lỏng đỏ
  • Tràng trứng gà non xào lặc lè
  • Sườn rim
  • Bầu luộc
  • Cơm trắng
  • Dưa hấu
  • Tép kho
  • Thịt bò xào giá
  • Lặc lè luộc
  • Cơm trắng
  • Táo
  • Chim bồ câu quay
  • Rau bí xào tỏi
  • Nước canh rau luộc
  • Cơm trắng
  • Sữa chua
  • Sườn bò nướng
  • Bánh bì
  • Sữa tươi
 Trưa
  • Trứng gà luộc
  • Bắp cải luộc
  • Chà bông heo
  • Thịt viên nấu bầu băm
  • Cơm trắng
  • Gà kho gừng
  • Bầu băm nấu mọc
  • Rau lang luộc
  • Cơm trắng
  • Thịt heo luộc
  • Đậu que luộc
  • Canh mùng tơi nấu tôm khô
  • Cơm trắng
  • Gà kho gừng lá chanh
  • Khoai tây xào
  • Canh chua nấu thịt băm
  • Cơm trắng
  • Nem rán
  • Khổ qua xào trứng
  • Bông cải xào thịt bò
  • Cơm trắng
  • Cá thu kho
  • Rau cải xào thịt
  • Canh rau ngót
  • Cơm trắng
  • Mỳ ý sốt bò bằm
  • Quýt
 Tối
  • Thịt bò xào mướp
  • Rau ngót nấu thịt băm
  • Thịt kho củ cải
  • Cơm gạo lứt
  • Khổ qua nhồi thịt
  • Móng giò hầm đu đủ
  • Cá thu chiên
  • Cơm gạo lứt
  • Chả lá lốt chiên
  • Trứng gà luộc
  • Chà bông gà
  • Bí luộc
  • Cơm gạo lứt
  • Bò tơ xào
  • Rau bí xào tỏi
  • Chân giò hầm đu đủ
  • Cơm gạo lứt
  • Thịt viên sốt cà chua
  • Chà bông cá hồi
  • Cải ngồng luộc
  • Rau ngót nấu thịt băm
  • Cơm gạo  lứt
  • Cá hồi áp chảo
  • Rau củ nướng
  • Súp bí đỏ
  •  Tôm hùm sốt phô mai
  • Khoai tây nướng

Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ tuy không còn phải kiêng khem quá vô lý như ngày xưa nhưng cũng có một số lưu ý nhất định mẹ cần nhớ để đảm bảo vết thương nhanh lành và có nhiều sữa cho bé bú.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường giàu dinh dưỡng và thơm ngon

Vì thế thực đơn ở cữ cho mẹ sinh thường trong những tháng đầu không được “nghèo dưỡng chất”.

thực phẩm sau sinh
Ngoại trừ đồ sống, đồ lạnh, hầu hết thực phẩm nấu chín mẹ sau sinh đều có thể ăn

4 nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh chế độ ăn của mẹ vẫn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm:

  • Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…
  • Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.
  • Chất bột đường: Đường là một trong những chất dinh dưỡng mà cơ thể người cần, sau khi ăn, qua quá trình tiêu hóa, đường sẽ biến đổi, được cơ thể người hấp thu, giải phóng ra nhiệt lượng. Với tinh bột nên ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…
  • Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…, hoặc các loại củ quả có màu đỏ, màu cam như cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ…

[inline_article id=150924]

Tháng ở cữ, mẹ ăn gì?

Ăn sao cho mẹ khỏe mà vẫn đủ sữa cho trẻ sơ sinh? Theo Đông y, tùy vào thể chất của mẹ sau sinh mà có những thực đơn phù hợp trong tháng ở cữ.

Mẹ thường xuyên bị chóng mặt: Trở về nhà, nếu mẹ thấy có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, tê chân tay, sắc mặt vàng hoặc trắng nhợt, da sạm và thô ráp, môi và móng chân móng tay đều trắng nhợt… nên nhờ người thân chuẩn bị thực đơn gồm những thực phẩm sau:

  • Thịt: Thịt lợn, chân giò, tim gan lợn, con hàu, thịt ba ba, thịt rùa, lươn, các chép, hải sâm.
  • Đường: Đường trắng, đường phèn, các loại đường hoa quả.
  • Rau: Đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, nấm mèo trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh, đậu đen.
  • Trái cây: Nho, táo, cam, đào, dứa, chuối tiêu, hồng.

Mẹ ra nhiều máu: Trong quá trình sinh con người mẹ ra quá nhiều máu, có các triệu chứng chóng mặt ù tai, mặt đỏ, ruột gan nóng, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, tiểu rắt, táo bón, cần bổ sung các món  ăn thanh nhiệt dưới đây:

  • Thịt: Thịt thỏ, gan thỏ, bồ câu, thịt lợn, thịt vịt.
  • Rau: Rau dền, rau cần, rau kim châm, bí đao, mướp, dưa chuột, cà chua, mướp đắng, tâm sen, lá sen.
  • Trái cây: Lê, dưa hấu, chà là, hồng.

[inline_article id=153509]

Mẹ thường xuyên đau bụng dưới: Nếu mẹ cảm thấy nhức mỏi eo lưng, lạnh và đau bụng dưới, chóng mặt ù tai, tiểu nhiều trong đêm…nên chọn các loại thức ăn sau:

  • Thịt: Thịt dê, móng dê, sữa dê, thịt hươu, thịt chó, ba ba, rùa, tôm tươi, gan lợn, lươn.
  •  Đường: Đường mía, mật ong, đường cát.
  •  Rau: Hành, hẹ, tỏi, hành tây, đậu vàng, nấm mèo, đậu đen, vừng, củ cải, bí đỏ.
  • Hoa quả: hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào.

Thực đơn gợi ý cho mẹ sau sinh

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật
Sáng Thịt thăn rim nghệ tôm

Thịt viên nấu đu đủ xanh

Củ cải luộc

Cơm gạo lứt

Tôm đồng rang

Trứng gà ta luộc

Mướp nấu gạch tôm

Cơm trắng

Trứng gà luộc

Cá chép kho

Bí luộc

Cơm gạo lứt

Tràng trứng gà non xào đậu que

Lặc lày luộc

Bí xanh hầm xương

Cơm trắng

Bò kho bánh mì

Thanh long

Phở bò

Chuối tiêu

Cháo chân giò

Mãng cầu na

Trưa Trứng gà luộc

Chà bông heo

Thịt viên nấu bầu băm

Cơm gạo lứt

Rau lang luộc

Gà kho gừng

Canh bầu nấu mọc

Cơm trắng

Thịt thăn rim

Canh bồ ngót  thịt băm

Rau bí xào thịt bò

Cơm gạo lứt

Gà rang gừng lá chanh

Đậu que xào

Canh chua nấu thịt bằm

Cơm trắng

Tôm rang

Thịt bò xào giá

Canh bồ ngót móng heo

Cơm gạo lứt

Thịt viên sốt cà

Chà bông gà

Rau ngót nấu thịt băm;

Cơm trắng

Gà rim tiêu

Rau lang luộc

Cơm gạo lứt

Sữa chua

Tối Thịt bò xào mướp

Rau ngót nấu thịt băm

Thịt kho củ cải

Cơm gạo lứt

Khổ qua nhồi thịt hấp

Móng giò nấu đu đủ xanh

Bò xào bông cải xanh

Cơm trắng

Tim heo luộc

Bò kho

Canh mùng tơi nấu tôm khô

Cơm gạo lứt

Bê xào

Rau lang xào tỏi

Nước canh rau lang luộc

Cơm trắng

Nem nướng

Canh khổ qua nhồi thịt

Lặc lè luộc

Cơm gạo lứt

Chim bồ câu quay

Rau bí xào tỏi

Củ cải trắng luộc

Cơm trắng

Tôm đất rang

Thịt bò đậu que

Canh đu đủ hầm

Cơm gạo lứt

Mẹ ăn thức ăn bổ dưỡng, đa dạng sẽ có nguồn sữa “đủ chất cho con. Thực đơn sau sinh cho mẹ trong tháng ở cữ vì vậy càng cầng phải lưu ý.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh nên uống sữa gì?

Bên cạnh mối quan tâm hàng đầu là làm sao để chăm sóc bé mới sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng cũng là điều được các mẹ sau sinh hết sức lưu ý. Một trong những điều được các mẹ tìm hiểu kỹ lưỡng nhất chính là việc ăn gì, uống gì để có nhiều sữa cho con bú. Thật thiếu sót nếu mẹ bỏ qua sữa và các thực phẩm từ sữa như phô mai, yogurt… trong thực đơn của mình. Mẹ sau sinh nên uống sữa gì và sữa mang đến những lợi ích gì? Mời mẹ tham khảo những nội dung bên dưới nhé.

Uống sữa sau sinh
Đừng quên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào thực đơn dinh dưỡng sau sinh, mẹ nhé!

4 lợi ích khi mẹ uống sữa

Bổ sung chất lỏng cho cơ thể: Các mẹ đang cho con bú cần uống rất nhiều nước để làm “nguyên liệu” giúp các cơ quan sản xuất sữa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh nước lọc, nước trái cây hay các loại trà vằng, nước gạo lứt…, mẹ có thể uống sữa để tăng cường lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Trong 2 đến 3 lít chất lỏng mà mẹ uống mỗi ngày, sữa có thể chiếm khoảng 20 đến 30%.

Bước “khởi động” trước khi cho con bú: Nhiều mẹ thắc mắc, việc uống sữa có giúp tăng lượng sữa mẹ hay không? Kỳ thực, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. Tuy nhiên, khá nhiều mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế rằng việc uống một ly sữa nóng trước khi cho con bú khoảng 15 đến 20 phút giúp mẹ xuống sữa nhiều hơn.

Tăng cường canxi: Việc bổ sung canxi từ sữa và nhiều nguồn khác cần được duy trì trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Canxi là một thành phần quan trọng trong sữa mẹ, giúp bé tăng chiều dài, đồng thời có một khung xương và răng khỏe mạnh. Dù mẹ không bổ sung bất kỳ một nguồn canxi nào trong thời gian cho con bú, cơ thể mẹ vẫn sẽ luôn ưu tiên đưa đủ lượng canxi cần thiết cho bé vào trong sữa mẹ bằng cách lấy lượng canxi dự trữ trong cơ thể mẹ. Chính vì vậy, nếu mẹ lơ là việc bổ sung canxi trong thời gian này, việc đối mặt với nguy cơ bị loãng  xương, hỏng răng trong tương lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc uống 3 ly sữa mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa khả năng thiếu canxi ở mẹ.

[inline_article id=34168]

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng: Tuy thành phần dinh dưỡng trong các loại sữa cho mẹ sau sinh thường khác xa sữa mẹ, những loại thức uống này vẫn cung cấp cho mẹ một lượng lớn nước, canxi, protein, chất béo và các vitamin có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, mẹ không nên bỏ  qua nguồn dinh dưỡng này.

Sữa nào tốt cho mẹ sau sinh?

Không chỉ sữa bò, sữa dê mới là lựa chọn lý tưởng cho mẹ sau sinh, rất nhiều loại sữa được làm từ các loại hạt cũng đem đến lợi ích không thua kém. Đáp án cho câu hỏi mẹ sau sinh nên uống sữa gì nằm ngay trong tầm tay mẹ!

Sữa tươi tiệt trùng

Các loại sữa tươi tiệt trùng thường được làm từ sữa bò đã qua xử lý bằng nhiệt độ cao để diệt vi khuẩn. Thành phần của sữa tươi bao gồm nước, canxi, protein, chất béo và một số vitamin. Đây là lựa chọn thích hợp để mẹ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cũng tương tự như khi đang mang thai, mẹ nên tránh dùng những loại sữa tươi chưa qua tiệt trùng vì chúng có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Sữa dê

Tương tự như sữa bò, sữa dê cũng là một lựa chọn thích hợp cho các mẹ sau sinh. Cùng 1 thể tích, sữa dê sẽ cung cấp nhiều chất béo và năng lượng hơn sữa bò. Vì thế, nếu chọn sữa dê, mẹ nên giảm bớt lượng chất béo trong bữa ăn để không bị tăng cân không mong muốn sau khi sinh nhé.

[inline_article id=162165]

Sữa yến mạch

Đây là loại thức uống có công dụng lợi sữa được rất nhiều mẹ ca ngợi. Sữa yến mạch có thể được làm tại nhà một cách rất đơn giản. Mẹ nên sử dụng loại yến mạch đã được cán mỏng để dễ dàng chế biến. Sữa yến mạch cung cấp canxi, protein nhưng ít béo. Đây là lựa chọn hợp lý cho những mẹ muốn giảm cân nhưng vẫn có nhiều sữa cho bé cưng.

Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân chứa nhiều chất béo, canxi và protein. Đặc biệt, những a-xít béo trong hạnh nhân là những loại chất béo có lợi cho sự phát triển não bộ của bé. Mẹ có thể tự làm loại sữa hạt này ở nhà và điều chỉnh độ ngọt tùy theo khẩu vị của mình. Thông thường, với 100gr hạnh nhân, mẹ sẽ làm được 1 lít sữa để nhâm nhi trong cả ngày.

Mẹ sau sinh uống sữa hạnh nhân
Mẹ sau sinh uống sữa hạnh nhân giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Sữa gạo

Nguyên liệu cho món sữa gạo cho mẹ sau sinh bao gồm gạo tẻ hoặc nếp, sữa tươi, nước và một ít đường, muối. Mẹ chỉ cần ngâm gạo, sau đó đem vớt gạo để ráo, rang vàng trên bếp. Tiếp đó, đổ nước ngâm gạo vào nồi để nấu và cho thêm khoảng 2 bịch sữa tươi không đường. Mẹ thường xuyên đảo nhẹ để sữa không bị trào ra ngoài. Khi gạo nở mềm, mẹ tắt bếp, để nồi trên bếp trong khoảng  10 phút. Sau đó, vớt bỏ bã gạo, nêm nếm vừa miệng rồi đổ sữa gạo vào chai, dùng cả ngày.

Sữa bắp

Sữa bắp cũng là loại nước uống giàu dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh. Mẹ có thể chọn bắp ngọt hay bắp nếp để làm sữa bắp. Một nguyên liệu không thể thiếu khác chính là sữa tươi để làm sữa bắp loãng và thơm ngon hơn. Sữa bắp nên được để trong tủ lạnh và uống dần trong ngày.

Sữa hạt sen

Hạt sen mang đến lượng carbohydrate dồi dào, lượng protein cao trong khi lại chứa ít cholesterol nên rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, hạt sen lại không cung cấp canxi, do đó, mẹ vẫn cần bổ sung các nguồn sữa khác để đảm bảo lượng canxi cần  thiết cho cơ thể.

Sữa mè đen

Mè đen là loại thực phẩm giảm cân lợi sữa nên có trong thực đơn cho mẹ sau sinh. Sữa mè đen không chỉ cung cấp lượng chất béo có lợi cho mẹ và bé mà còn mang đến một lượng canxi đáng kể.

Cùng với việc quan tâm mẹ sau sinh nên uống sữa gì, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ trong giai đoạn đang cho con bú sẽ giúp mẹ đảm bảo đủ lượng sữa cần thiết cho bé, đồng thời mau chóng phục hồi sau hành trình mang thai và vượt cạn.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ sau sinh có ăn được sữa chua không?

Hôm nay, MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ sau sinh có ăn được sữa chua không, cũng như giải mã cho mẹ bỉm những lợi ích, tác hại khi ăn sữa chua.

Bà đẻ sau sinh có ăn được sữa chua không? Tác dụng của sữa chua đối với mẹ bỉm

Trước khi giải đáp vấn đề Bà đẻ sau sinh có ăn được sữa chua không, mẹ bỉm hãy xem qua một số tác dụng của sữa chua đối với mẹ bỉm nhé!

1. Ăn sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa

Với một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho cơ thể  như vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bifido Bacterium¸chắc chắn rằng sữa chua sẽ là một sự lựa chọn không thể tốt hơn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh. Thêm nữa, sữa chua có tác dụng rất lớn trong việc giúp phòng tránh táo bón một cách hiệu quả. Bởi ở giai đoạn sau sinh, hầu hết chị em đều rất dễ rơi vào tình trạng này.

sau sinh có ăn được sữa chua không
Sau sinh có ăn được sữa chua không? Được vì ăn sữa chua giúp cải thiện tiêu hóa

2. Bổ sung can-xi

Không thể không thừa nhận một điều rằng, canxi có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc phân tử của xương, răng của trẻ. Chính vì thế, mẹ đừng đắn đo rằng phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua không nhé. Cơ thể bé chỉ có thể hấp thụ tốt lượng can-xi cần thiết thông qua sữa mẹ, và sữa chua là một trong những nguồn bổ sung can-xi tốt nhất. Mẹ có thể tìm những loại sữa chua phổ biến hiện nay để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như sữa chua hoa quả, sữa chua tách béo, sữa chua không đường,… Tuy nhiên mẹ tránh sử dụng sữa chua lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng không tổt đến cơ thể của mình sau sinh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bên cạnh sữa chua, bà đẻ sau sinh có được ăn mít không?

[inline_article id=263480]

3. Phòng tránh bệnh cao huyết áp

Bên cạnh việc cải thiện hệ tiêu hóa, bổ sung canxi như đã nói ở trên, mẹ sau sinh ăn sữa chua còn giúp phòng tránh bệnh cao huyết áp. Chính bởi tác dụng hiệu quả của sữa chua trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu và tăng cường hoạt động của hệ tim mạch.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bên cạnh sữa chua, bà đẻ sau sinh có được ăn bơ không?

4. Giảm stress

Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học Mỹ (The Academy of Sciences of the USA), sữa chua có chứa Lactobacillus Rhamnosus – một loại vi khuẩn có thể làm giảm lượng hormone Corticosterone là nguyên nhân gây căng thẳng, lo âu. Thế nên, chị em đừng thắc mắc rằng liệu phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua có đảm bảo an toàn không nhé. Hãy sử dụng sữa chua để giữ cho tinh thần luôn vui vẻ và lạc quan mỗi ngày.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bên cạnh sữa chua, bà đẻ sau sinh có được ăn đậu phụ không?

5. Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Phụ nữ sau sinh thường lo sợ tìm hiểu về các phương pháp giúp lấy lại dáng vóc như trước, tuy nhiên đa phần các chị em sẽ thường bỏ qua một loại “siêu phẩm” mang tên “sữa chua”.Với các hormone cortisol, sữa chua sẽ hỗ trợ các chị em kiểm soát được hiệu quả cân nặng của mình. Chính vì vậy, chắc chắc chị em sẽ không còn lo lắng rằng phụ nữ sau sinh có ăn được sữa chua để tránh tăng cân rồi nhỉ?

[inline_article id=233546]

6. Sữa chua giúp mẹ sau sinh đẹp da, chống lão hóa

Bên cạnh những hiệu quả đối với hệ tiêu hóa, hoạt chất acid lactic có trong sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp cho phụ nữ sau sinh. Bởi acid lactic có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho làn da.

Các vi khuẩn lên men trong sữa chua cũng giúp sản sinh ra kháng sinh nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình làm lành vết thương của phụ nữ sau sinh. Do đó, sữa chua đặc biệt có tác dụng với phụ nữ sau sinh trong việc ngăn ngừa lão hóa, làm liền sẹo, tái tạo làn da giúp da trắng hồng, căng tràn sức sống, mịn màng, và tăng độ đàn hồi.

Vậy bà đẻ sau sinh có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là CÓ. Trong sữa chua có chứa canxi, protein, lợi khuẩn và nhiều khoáng chất khác rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Sau sinh có ăn được sữa chua không
Sau sinh có ăn được sữa chua không? Được vì giúp da chắc khỏe, chống lão hóa

>> Mẹ có thể tham khảo: Bên cạnh sữa chua, bà đẻ sau sinh có được ăn dưa hấu không?

Lưu ý dành cho các mẹ bỉm khi ăn sữa chua

Phụ nữ sau sinh nên ăn 1-2 cốc sữa chua mỗi ngày để cung cấp canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, việc bổ sung một nguồn protein hàm lượng cao mà ít calo hỗ trợ cho quá trình giảm cân sau sinh là rất cần thiết. Một số lưu ý cho các chị em phụ nữ:

  • Nên lựa chọn loại sữa chua thích hợp với mỗi người, ưu tiên loại sữa chua có chứa probiotics. Sữa chua Hy Lạp là một trong những lựa chọn hoàn hảo.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: granola, quả mọng… không chỉ giúp gia tăng vị giác cho mẹ ăn ngon miệng mà còn tăng cường hỗ trợ tiêu hóa.
  • Không nên ăn hoặc uống sữa chua quá lạnh.

Qua bài viết này, MarryBaby hy vọng các mẹ bỉm mới sinh đã có câu trả lời cho thắc mắc sau sinh có ăn được sữa chua không. Từ đó, mẹ sẽ có thêm lựa chọn cho các bữa ăn nhẹ của mình. Chúc mẹ khỏe, bé vui!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì?

Ngoài những món ngon đầy dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh cũng nên tăng cường bổ sung trái cây vào thực đơn của mình, đặc biệt là những mẹ sinh mổ. Không chỉ giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, tăng sức đề kháng, chọn đúng loại trái cây để ăn còn giúp tăng lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì mẹ đã biết chưa?

Sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì?
Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh sinh mổ nên ăn hoa quả gì

Trái cây chứa nhiều vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết mổ, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây cũng có tác dụng ngăn ngừa táo bón, một trong những triệu chứng “đáng ghét” không mẹ sau sinh nào muốn gặp phải.

MarryBaby gợi ý một số loại trái cây vừa giúp mẹ nhanh lành vết thương, vừa có tác dụng lợi sữa, mẹ tham khảo nhé!

1. Cam

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cam là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng của các mẹ sau sinh mổ. Vitamin C hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, giúp vết mổ của bạn nhanh phục hồi hơn.

Ngoài vitamin C, cam cũng giàu canxi và chất chống ôxy hóa, giúp tăng sức đề kháng. Uống nước cam mỗi ngày cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.

2. Quýt

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, lượng chất xơ dồi dào trong quýt giúp kích thích tiết sữa mẹ nhiều hơn. Mẹ sau sinh mổ nên ăn quýt thường xuyên để có nhiều sữa cũng như giúp vết thương mau phục hồi.

3. Chuối tiêu

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ thiếu hụt một lượng máu khá lớn. Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể. Đặc biệt, những mẹ cho con bú càng cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.

Không chỉ là thực phẩm giàu sắt, chuối tiêu còn chứa một lượng xenlulozơ đáng kể, giúp giảm đáng kể tình trạng táo bón thường gặp ở các mẹ sau sinh.

[inline_article id=157943]

4. Đu đủ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe món ăn “huyền thoại” – Canh đu đủ nấu giò heo, món ăn giúp kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

Tác dụng của đu đủ không chỉ dừng lại ở đó. Nhờ 2 loại enzym tiêu hóa protein hiệu quả, thường xuyên ăn đu đủ cũng giúp vết thương sau sinh mổ nhanh lành hơn cũng như giảm thiếu nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, đu đủ cũng giàu vitamin A, C, E, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cảm cúm thông thường.

5. Quả na

Quả na hay còn gọi là mãng cầu chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C rất tốt cho quá trình phục hồi của mẹ sau sinh mổ. Hàm lượng chất xơ trong qua na cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tim mạch, não bộ cũng như giúp điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả.

[inline_article id=828]

6. Táo

Ít năng lượng nhưng giàu dinh dưỡng, táo là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn của mẹ muốn giảm cân sau sinh mổ. Chỉ với 1 quả táo/ngày, mẹ đã bổ sung vào cơ thể rất nhiều dưỡng chất tốt: 3g chất xơ, 15% hydro carbon, vitamin A, C và E. Lượng kali, chất chống ôxy, canxi có nhiều trong táo còn giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.

Ăn táo còn giúp ngừa bệnh tiêu chảy, tăng khả năng bài tiết, tăng khả năng hoạt động của đường ruột, phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp cao.

7. Dưa hấu

Chứa nhiều kali, vitamin C, can-xi cũng như nhiều khoáng chất quan trọng, dưa hấu giúp giải nhiệt, lợi tiểu và tăng cường khả năng phục hồi của da. Hơn nữa, với lượng nước dồi dào, dưa hấu cũng là lựa chọn tuyệt vời giúp mẹ bổ sung chất lỏng cho cơ thể, giúp sữa tiết ra nhiều hơn.

Lưu ý: Dù tốt, nhưng dưa hấu có tính hàn, mẹ sau sinh ăn nhiều dễ bị tiêu chảy, lạnh bụng.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có thể dễ dàng trả lời câu hỏi sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì. Ngoài cách tăng cường bổ sung những loại trái cây sau đây vào thực đơn dinh dưỡng của mình, mẹ sau sinh cũng đừng quên uống nhiều nước và duy trì chế độ đa dạng, đầy đủ các nhóm chất nhé!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Làm đẹp da sau sinh nhờ 10 loại “thần dược”

Sau khi sinh, sự thay đổi của hormone trong cơ thể và tình trạng thiếu ngủ kèm những mệt mỏi, lo lắng trong quá trình sinh con thường ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của mẹ. Tình trạng da nhợt nhạt, xanh tái hay bị mụn, nhờn dầu, nổi mẩn đỏ chỉ là một số ít trong rất nhiều vấn đề về da mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn chăm con nhỏ. Khi quỹ thời gian eo hẹp đã dành phần lớn cho bé cưng, dinh dưỡng sẽ là giải pháp đầu tiên mẹ nên nghĩ tới khi muốn lấy lại làn da tươi tắn, mịn màng. Vậy, ăn gì để làm đẹp da sau sinh đây, mẹ ơi?

Cà chua giúp làn da khỏe mạnh

Mẹ đừng chần chừ mà nên bổ sung ngay cà chua vào danh sách thực phẩm làm đẹp da mặt sau sinh của mình nhé. Lycopene, một thành phần của cà chua giúp tăng cường hiệu quả của collagen, loại protein quan trọng hàng đầu cho cấu trúc của làn da.

Đặc biệt, khi ăn cà chua nấu chín kỹ thì lượng lycopene còn cao hơn nhiều so với cà chua sống. Ăn cà chua còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời nữa đấy.

Ăn gì để đẹp da sau sinh
Cà chua là một thực phẩm mẹ nên ăn để đẹp da và bổ sung dinh dưỡng

Cà rốt bảo vệ bề mặt da

Để làm đẹp da mặt sau sinh, đừng quên để mắt đến loại rau củ vô cùng thân thuộc, đó là cà rốt. Trong cà rốt có rất nhiều beta-carotene, một tiền tố giúp cơ thể tạo ra vitamin A. Loại vitamin này là một chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả, giúp giảm tình trạng sản xuất quá nhiều tế bào ở bề mặt ngoài cùng của da, giảm lượng da chết gây bít tắc lỗ chân lông và hạn chế sự xuất hiện của những tế bào ung thư trên da.Ăn gì để đẹp da sau sinh

Khoai lang – cứu tinh của làn da

Khoai lang cũng là lựa chọn hoàn hảo để các mẹ làm đẹp da sau sinh. Tương tự như cà rốt, khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có các carotenoid, những dưỡng chất rất cần thiết cho một làn da khỏe mạnh. Hơn nữa, khoai lang còn có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ đấy.

Ăn gì để đẹp da sau sinh

Nghệ – gia vị của sắc đẹp

Hầu hết các mẹ mới sinh đều được khuyên ăn nghệ để bổ máu. Nhưng không chỉ có thế, nghệ cũng là một trong những thực phẩm hữu ích cho việc chăm sóc da sau sinh.

Từ rất lâu, nghệ đã được dùng cho những loại mỹ phẩm làm đẹp da và trị sẹo. Bất kể là ăn nghệ hay đắp mặt nạ bột nghệ đều có thể mang lại một làn da trắng mịn, giàu sức sống. Đó là bởi nghệ chứa curicumin, một trong những chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả nhất.Ăn gì để đẹp da sau sinh

[inline_article  id=158367]

Cá hồi vừa tốt cho da, vừa tốt cho sức khỏe

Có thể mẹ đã biết rằng cá hồi chứa rất nhiều omega-3, một chất béo có lợi. Nhưng điều này có liên quan gì đến vấn đề làm đẹp da sau sinh? Omega-3 là một chất kháng viêm tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng. Trong cá hồi còn có DMAE, chất giúp bảo vệ màng tế bào và giúp duy trì làn da khỏe mạnh.Ăn gì để đẹp da sau sinh

Đu đủ làm da tươi sáng

Trong đu đủ có nhiều enzyme có lợi cho da như papain và chymopapain giúp chống lại tình trạng viêm da. Ngoài ra, đây còn là một trong những loại quả giàu vitamin C nhất. Nếu mẹ muốn làm đẹp da sau sinh, đừng quên bổ sung nhiều vitamin C vì đây là một chất chống oxy hóa cực mạnh, giúp bảo vệ làn da khỏi lão hóa, đồng thời tăng cường hiệu quả của collagen trong cấu trúc da.Ăn gì để đẹp da sau sinh

Dầu hướng dương giảm khô da

Để làm đẹp da sau sinh, mẹ đừng e ngại bổ sung một vài loại dầu thực vật vào thực đơn nhé. Chẳng hạn như dầu hướng dương. Loại dầu thực vật này chứa nhiều omega-6, loại chất dưỡng ẩm tuyệt vời cho những người bị khô, nứt nẻ hay ngứa da.

Trứng giúp da mịn màng

Mẹ có được nghe về một loại vitamin nhóm B tên là biotin chưa? Nếu đang gặp vấn đề về da hay tóc, mẹ nên nhanh chóng bổ sung biotin nhé. Tin vui cho mẹ là trong các loại trứng mẹ vẫn ăn có chứa khá nhiều biotin. Vì vậy, mẹ còn chờ gì mà không tích cực “nạp” loại thực phẩm có thể giúp giảm mụn và khô da này?Ăn gì để đẹp da sau sinh

Quả bơ bảo vệ da từ bên trong

Với lượng axit béo chưa bão hòa phong phú, quả bơ giúp cơ thể không bị mất nước và phòng tránh lão hóa da do tia cực tím. Ngoài ra, axit béo trong quả bơ cũng giúp hòa tan rất nhiều vitamin cần thiết cho làn da của mẹ.Ăn gì để đẹp da sau sinh

Trà xanh chống lão hóa da hiệu quả

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống 2 ly trà xanh mỗi ngày sẽ giúp chống ung thư da, đồng thời giảm tác động lão hóa da từ ánh sáng mặt trời. Tuy vậy, trà xanh cũng chứa nhiều caffeine, mẹ không nên uống quá nhiêu có thể gây kích thích khiến bé khó ngủ nếu bú sữa mẹ.Ăn gì để đẹp da sau sinh

Với những gợi ý kể trên, mẹ sẽ có những cách làm đẹp da mặt sau sinh vô cùng đơn giản và ít tốn kém. Không những thế, đây cũng là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất hữu ích cho các mẹ sau sinh đang cần được bồi bổ để hồi phục, đồng thời cung cấp đủ chất cho mẹ trong quá trình cho con bú.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Top 5 thực phẩm vàng giảm cân lợi sữa mẹ nên biết

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là điều tuyệt vời nhất mà mẹ mong muốn. Nhưng nỗi ám ảnh cân nặng khiến mẹ khổ sở khi chọn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Không có nhiều những loại thực phẩm giảm cân mà lại đồng thời mang tác dụng kích thích tạo sữa như những gợi ý dưới đây. Nhưng mẹ đừng lo, những món này rất phổ biến và dễ tìm.

1. Chè vằng giảm cân lợi sữa

Trong cây  chè vằng chứa 3 loại hợp chất quý đó là Flavonoid, Ancaloid và Glycozid đắng. Đối với phụ nữ sau sinh, uống chè vằng cực kỳ tốt trong việc chữa lành vết thương, trị viêm nhiễm phụ khoa. Chè vằng giúp tử co bóp tốt giúp tống xuất sản dịch ra ngoài nhanh. Đặc biệt chè vằng như một liều thuốc quý trong việc kích thích sản xuất sữa, chống viêm tắc tuyến sữa.

Cách sử dụng: chè vằng khô khoảng 50gr-100gr pha với nước sôi hoặc nấu trực tiếp với 2 lít nước uống cả ngày. Không chỉ lợi sữa, việc giảm cân cũng diễn ra nhanh chóng do năng lượng của bạn được tiêu hao nhiều trong việc sản xuất sữa cho bé bú. Chè vằng dùng tốt nhất khi uống ấm nóng.

[inline_article id=149978]

2. Ngũ cốc 

Ngũ cốc chứa hàm lượng chất béo thấp nhưng nguồn chất xơ lại vô cùng phong phú. Sau sinh, mẹ quan tâm tìm kiếm những loại thực phẩm giảm cân và lợi sữa thì có thể tự làm hoặc mua bột ngũ cốc về sử dụng rất tiện lợi. Ngũ cốc giàu vitamin nhóm B giúp cung cấp năng lượng, lại giàu acid folic rất tốt cho mẹ sau sinh.

Lưu ý, khi dùng ngũ cốc, nên hạn chế ăn các loại tinh bột trắng và đường để việc giảm cân diễn ra nhanh chóng. Mỗi buổi sáng uống 1 ly ngũ cốc 300ml nước và 3 muỗng bột ngũ cốc là đủ năng lượng cho cả buổi sáng.

3. Mè đen

Hạt mè đen (vừng đen) đã được biết đến như một thần dược “cải lão hoàn đồng” nhưng hiếm ai biết đến tác dụng giảm cân, lợi sữa của loại thực phẩm này. Mè đen tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, canxi, photpho, sắt, acid folic và giàu vitamin E.

Chất béo chưa bão hoà trong mè đen rất dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá thúc đẩy quá trình giảm cân. Nên dùng mè đen nấu cháo ăn thường xuyên sau sinh vừa giúp phong phú bữa ăn, vừa có lợi cho việc tạo nguồn sữa giàu dinh dưỡng tốt cho con, lợi cho mẹ.

Có thể nấu cháo mè đen với thịt nạc, thịt bò hoặc hầm với các loại củ. Mè đen nên rang cho thơm trước khi nấu cháo sẽ giúp dễ ăn hơn.

Thực phẩm giảm cân lợi sữa
Cháo mè đen hỗ trợ giảm cân lợi sữa tuyệt vời cho các mẹ

4. Gạo lứt 

Gạo lứt không chỉ tốt cho tim mạch, tốt cho làn da của bạn mà còn nổi tiếng trong việc làm giảm cân, lợi sữa. Các thành phần B1, B2, B3, B5,B6 và nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp cung cấp năng lượng, thanh lọc cơ thể.

Cách dùng: Với thực phẩm giảm cân này, bạn nên rang nguyên hạt cho đến khi có mùi thơm cho vào hũ thuỷ tinh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần. Một lần khoảng vài muỗng gạo lứt pha với nước sôi uống như trà. Dùng thường xuyên thay cho nước rất tốt. Gạo lứt cũng có thể nấu ăn thay cơm trắng trong các bữa ăn hàng ngày. Khi dùng bạn cũng nên kết hợp việc kiêng các món ăn chiên xào, các món ăn vặt nhiều dầu mỡ và kiêng các chất kích thích. Chỉ sau thời gian ngắn, bạn sẽ được sở hữu một thân hình cân đối và một làn da mịn màng.

5. Yến mạch

Yến mạch giàu protein và chất xơ hoà tan nên khi dùng thay thế cơm giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nhưng vẫn đủ năng lượng cho cơ thể. Vì yến mạch có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó chiếm tới 66% là carbohydrate. Các vitamin khoáng chất quan trọng trong yến mạch như Canxi, Kẽm, Sắt, Photpho, Mangan…  rất tốt cho phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú. Đặc biệt, các loại vitamin nhóm B trong yến mạch rất dồi dào mà không phải thực phẩm nào cũng có được.

Ăn yến mạch trong các bữa ăn chính hoặc các bữa phụ đều rất tốt. Một vài muỗng yến mạch pha với nước ấm và mật ong giúp nhiều sữa hơn. Cháo yến mạch cá hồi vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ, vừa giàu DHA giúp con thông minh.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với các mẹ mới sinh và cho con bú. Trong giai đoạn nuôi con nhỏ, vì áp lực phải có nhiều sữa mà nhiều mẹ quyết định hi sinh vóc dáng, chọn lựa những loại thực phẩm giàu chất béo, ăn thật nhiều, thậm chí còn hơn cả lúc mang thai. Một bí quyết giúp mẹ không phải đau lòng vì thân hình đẫy đà của mình là hãy lựa chọn thực phẩm một cách thông minh và tính toán kỹ lượng năng lượng mà bản thân cần. Đồng thời, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp mẹ cải thiện lượng sữa.

 

 

 

 

 

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bổ sung Canxi sau sinh – Mẹ không được lơ là

Trẻ sơ sinh hấp thu canxi hoàn toàn từ sữa mẹ để phát triển

So với các hệ khác, hệ xương là một trong những hệ phát triển chậm nhất và kéo dài nhất. Xương mềm, dễ vỡ và cần rất nhiều canxi để trở nên khoẻ, rắn chắc để hỗ trợ quá trình hợp nhất, tăng trưởng toàn diện (chiều cao và dáng hình) và để bảo vệ các cơ quan quan trọng (não, tim và phổi). Mỗi ngày trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi cần khoảng 300 mg Canxi, nguồn canxi bé cần hoàn toàn lấy từ sữa mẹ. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Khi sữa mẹ không đủ hàm lượng canxi, trẻ sẽ bị thiếu, có thể bị chứng hạ canxi máu nhẹ (dễ bị giật mình, ngủ không yên, quấy) hay nặng hơn là co giật.

Mẹ khỏe bé cao

Việc cho con bú ảnh hưởng đến xương của người mẹ như thế nào?

Việc trẻ bú mẹ sẽ ảnh hưởng đến xương của người mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thường bị mất 3-5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú do mỗi ngày cần khoảng 200 – 300 mg Canxi tiết vào sữa mẹ để áp ứng nhu cầu canxi của trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ canxi, bà mẹ cho con bú sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu canxi với các biểu hiện đau lưng, đau khớp, đau vai, nặng hơn là chứng loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh.

Cách đơn giản để đạt nhu cầu canxi trong giai đoạn cho con bú

Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng dành cho người Việt, phụ nữ giai đoạn cho con bú cần khoảng 1000 mg Canxi/ ngày. Nguồn canxi có từ thực phẩm như rau, củ, quả, trứng, sữa, hải sản. Tuy nhiên lượng canxi này lại không thể hấp thu hoàn toàn và cung cấp đủ cho mẹ, chưa kể việc ăn uống còn bị hạn chế vì sau sinh các mẹ đều sợ mập. Một cách đơn giản, hiệu quả để cung cấp được canxi theo nhu cầu là bổ sung bằng viên uống Canxi.

MCHA – Bước đột phá mới bổ sung canxi hữu cơ tự nhiên cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Đáp ứng được tất cả những yêu cầu để Canxi được hấp thu tối đa, MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite ) được xem như một bước đột phá mới giúp phụ nữ mang thai và cho con bú yên tâm khi bổ sung canxi. MCHA có nguồn gốc từ xương và cung cấp canxi, photpho cũng như các chất khoáng cần thiết khác như Magie, Mangan, kẽm và sắt. MCHA với tỷ lệ canxi và photpho là 2/1, là một tỷ lệ tự nhiên tương tự như tỷ lệ sinh lý học của xương người giúp cơ thể hấp thu rất dễ dàng.

Theo đánh giá của chuyên gia, canxi hữu cơ tự nhiên MCHA từ Úc được chiết xuất từ xương bê an toàn, không độc tính, khi được kết hợp vitamin D3 và K1 sẽ giúp tối đa hóa lợi ích của thành phần MCHA và làm cho công thức này trở thành một sản phẩm bổ sung canxi tối ưu nhất. Công thức này mang đến cho phụ nữ mang thai và cho con bú nguồn canxi cùng khả năng hấp thu lý tưởng giúp tốt mẹ, khỏe bé và là loại canxi được khuyên dùng hiện nay.

CANXI NEXTG CAL

Thành phần: Mỗi viên nag chứa: MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatite): 500mg – Tương đương với Calcium 120mg, Phosphorus 55mg. Dry Vitamin D3 Type 100 CWS 800mcg. Dry Vitamin K1 5% SD 160mcg . Chỉ định: Nguồn cung cấp canxi (trong thời kỳ tăng trưởng, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ mãn kinh…). Giúp phòng và điều trị loãng xương. Liều dùng: Người lớn: Uống 2-6 viên mỗi ngày. Phụ nữ có thai & cho con bú: Uống tối đa 4 viên mỗi ngày.Trẻ em: 3-6 tuổi: 1 viên/ngày, 6-14 tuổi: 2 viên/ngày; 15 tuổi và trở lên: theo liều của người lớn. Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn: Không có tác dụng phụ nào được ghi nhận với liều dung 8g/ ngày cho phức hợp MCHA trong khoảng thời gian dài, MCHA là thuốc an toàn, chưa có ghi nhận về độc tính. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Số tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục QLD: 0670/13/QLD-TT, ngày 23 tháng 07 năm 2013.

Sản xuất bởi Probiotec Pharma Pty Limited, Australia

Website: http://nextgcal.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/nextgcal

Tư vấn miễn phí bởi dược sĩ : 18001125

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group và có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nextg_cal

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

4 loại thức uống dinh dưỡng “thần thánh” cho mẹ sau sinh

Trải qua một đợt vượt cạn khó khăn, cơ thể mẹ khá mệt mỏi và cần nhiều năng lượng và dưỡng chất để phục hồi. Chính vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh và đồ uống giàu dinh dưỡng.

5 dưỡng chất quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Axit folic: Nổi tiếng với khả năng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh, nhưng ít mẹ biết được, axit folic cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng sau sinh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, mẹ cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 500 mcg axit folic, nhất là với những người đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Vitamin C: Vừa giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể, vitamin C còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn. Chính vì những lý do này, dù sinh thường hay sinh mổ, việc tăng cường bổ sung vitamin C trong thực đơn mỗi ngày là vô cùng quan trọng.

Sắt: Tiêu tốn một lượng máu lớn trong quá trình vượt cạn, các mẹ sau sinh cần nhanh chóng bù đắp lại lượng hồng cầu bị mất. Và bổ sung sắt là cách nhanh và đơn giản nhất. Các mẹ mới sinh cần bổ sung ít nhất 10 mg chất sắt mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Canxi: Sau sinh, các mẹ vẫn cần bổ sung canxi để đảm bảo cho hệ xương và răng luôn chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Đồng thời, với những mẹ đang cho con bú, bổ sung canxi cho mẹ cũng là cách gián tiếp để bé cưng có đủ lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của mình. Vì vậy, chịu khó nạp khoảng 1.000 mg canxi mỗi ngày mẹ nhé!

Omega-3: Để đảm bảo cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, các mẹ cho con bú cần đặc biệt bổ sung một lượng omega-3 lớn trong thực đơn hàng ngày của mình. Hơn nữa, omega-3 còn có đặc tính kháng viêm, thúc đẩy hiệu quả quá trình hồi phục sau sinh.

bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Không chỉ trong thai kỳ, các mẹ sau sinh cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Mới sinh con, thức uống dinh dưỡng gì giúp mẹ hồi phục?

Nước cam: Các loại nước cam, chanh, bưởi… là một trong những nguồn bổ sung vitamin C dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong cam còn có một lượng chất sắt và canxi lớn, rất thích hợp để các mẹ phục hồi sức khỏe.

Nước ép củ dền, táo và cà rốt: Chứa sắt, canxi, magie, các loại chất béo có lợi cho cơ thể và nhiều loại vitamin quan trọng, củ dền là một món ăn dinh dưỡng được nhiều mẹ biết đến. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ chỉ ăn mà không biết, củ dền cũng có thể chế biến thành một loại nước uống dinh dưỡng và thơm ngon, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh. Ép cà rốt trước tiên, sau đó thêm củ dền, táo và chanh gọt vỏ vào. Nhanh và khá đơn giản, phải không?

dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh
Nước ép “thần thánh” giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Nước ép lựu: Giàu vitamin C, kali và các chất chống ô-xy hóa, uống nước ép lựu mỗi ngày có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú, cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp. Đồng thời, loại nước ép này còn giúp đẩy nhanh quá trình đốt mỡ, rất phù hợp với các mẹ có ý định giảm cân sau sinh.

Sữa: Vừa bổ sung canxi cho cơ thể, một ly sữa đặc nóng trước khi cho con bú 15-20 phút còn giúp lượng sữa mẹ tiết ra nhanh và nhiều hơn. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, ghi chú lại ngay mẹ nhé!

[inline_article id=77756]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Cá béo – Thực phẩm vàng của mẹ cho con bú

Vì sao mẹ nên ăn cá béo khi cho con bú?

Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú

Các loại cá béo luôn là lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất khi cho con bú bởi chúng giàu dưỡng chất thiết yếu, nhất là omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển trí não lẫn thị lực của trẻ. Do vậy, khi cho con bú, mẹ nên ăn các loại cá béo để dưỡng chất sẽ được truyền cho bé thông qua sữa mẹ. Đây cũng là nguồn thực phẩm không thể thiếu để bổ sung đủ Vitamin D, cần cho hệ xương khớp của trẻ phát triển hoàn thiện.

Cá béo là những loại cá nào?

Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú 2

Các loại cá béo gồm: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích.

Nếu mẹ không thích ăn cá, nhất là các loại cá béo. Mẹ có thể thử chế biến thành chả cá, bánh cá để hạn chế mùi tanh của cá mà vẫn giữ thành phần dinh dưỡng có trong cá.

Cá đông lạnh có còn tốt cho sức khỏe?

Những loại cá được đông lạnh cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho mẹ nhưng mẹ không nên dùng cá đông lạnh đã được tẩm bột bảo quản.

Cá đóng hộp có tốt không?

Cá đóng hộp và cá đông lạnh chứa ít omega-3 hơn cá tươi nhưng chúng cũng là một nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tiện lợi cho mẹ

Mẹ nên ăn các loại cá béo bao nhiêu lần một tuần khi đang cho con bú?

Mẹ nên dùng 1 khẩu phần cá béo từ 1-2 lần/ tuần để đảm bảo bé nhận đủ lượng Vitamin D và Omega – 3 cần thiết.

Theo nghiên cứu, 1000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.

Để có thêm thông tin, mời mẹ tham khảo các bài viết tại https://www.marrybaby.vn/g/1000-ngay-dau-doi/