Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Nhiễm trùng hậu sản: Tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác

Vậy tình trạng nhiễm trùng hậu sản thực chất là gì? Nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng ngừa nó như thế nào? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng hậu sản là gì?

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng nhiễm trùng khởi điểm từ đường sinh dục ( tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, tử cung), xảy ra trong thời kỳ hậu sản, tức trong khoảng 6 tuần sau sinh. Mẹ có thể mắc nhiễm trùng hậu sản khi sinh thường, cũng như khi sinh mổ.

Nhiễm trùng hậu sản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất  nguy hiểm và là một trong năm nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên toàn thế giới, chiếm 10-15% các ca tử vong trong thời kỳ hậu sản.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

Tác nhân trực tiếp gây ra bệnh thường là nhóm liên cầu trùng, trực trùng đường ruột, tụ cầu trùng, vi trùng yếm khí. Đường xâm nhập có thể từ âm đạo đến cổ tử cung, qua vòi tử cung và vào phúc mạc. Vi khuẩn cũng có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết.

nhiễm khuẩn hậu sản

Các vi trùng này dễ dàng gây bệnh hơn ở những mẹ có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Mẹ không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thiếu máu.
  • Mẹ mắc tiểu đường, tiểu đường thai kỳ.
  • Những trường hợp sản phụ bị thừa cân, béo phì.
  • Một số trường hợp phải khám âm đạo nhiều lần trong quá trình chuyển dạ.
  • Sản phụ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục từ trước.
  • Vỡ ối sớm
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Sinh mổ
  • Sản phụ bị ứ sản dịch
  • Sót một phần nhau thai trong tử cung sau sinh
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ có thể nhận biết nhiễm trùng hậu sản thông qua các triệu chứng như:

  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu.
  • Sốt cao trên 38oC.
  • Sản phụ ớn lạnh, cảm giác khó chịu, nhức đầu và chán ăn.
  • Dịch tiết ra từ âm đạo có mùi hôi, kèm mủ.
  • Tử cung mềm, co hồi kém, đau.
  • Xung quanh vết mở, vết rạch tầng sinh môn có hiện tượng sưng, đỏ, đau, tiết dịch.
  • Tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, có thể kèm theo máu.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách chữa hậu sản sau sinh, mẹ tham khảo ngay kẻo muộn

Nhiễm trùng hậu sản nguy hiểm như thế nào? Biến chứng của nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản có thể tiến triển rất nhanh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ở mức độ nhẹ, nhiễm trùng hậu sản khu trú ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu, quá trình bình phục sau sinh lâu hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Nhưng may mắn đây là thể ít nghiêm trọng nhất. Lúc này vết thương ở vùng nông, chưa nhiễm trùng ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Vì vậy quá trình can thiệp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

Nặng hơn nhiễm khuẩn hậu sản khởi phát ở những phần cao hơn ở đường sinh. Đầu tiên vi trùng có thể xâm nhập từ lớp nội mạc tử cung, lan rộng gây viêm tử cung, viêm phúc mạc. Triệu chứng lúc này của mẹ cũng rầm rộ hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Trong trường hợp không đáp ứng điều trị, có thể bệnh nhân phải cắt tử cung để phòng ngừa nhiễm trùng tiếp tục lan rộng. Từ đó ảnh hưởng tới việc làm mẹ trong tương lai.

Nặng nhất, vi trùng từ đường sinh dục xâm nhập vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới các hệ cơ quan trong cơ thể, cuối cùng dẫn tới tử vong.

Phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản

nhiễm trùng hậu sản

Bất cứ sản phụ nào cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hậu sản. Điều may mắn là tình trạng này hoàn toàn có thể phòng tránh được bởi các bác sĩ và sản phụ. Về phần các mẹ, có thể lưu ý những điểm sau đây để đề phòng nhiễm trùng hậu sản:

  • Trước khi mang thai: Khám phụ khoa, cũng như khám sức khỏe định kỳ. Điều trị các tình trạng dứt điểm các tình viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai, cũng như kiểm soát các bệnh lý đái tháo đường, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
  • Trong thai kỳ: Khám thai đều đặn để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ, vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài.
  • Sau khi sinh: Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng quan hệ vợ chồng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vết khâu tầng sinh môn, đường mổ ở thành bụng khô sạch, tránh để vết mổ nhiễm trùng sau sinh.

[inline_article id=299024]

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về nhiễm trùng hậu sản. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Con so và con rạ, sự khác biệt là đây chứ đâu!

Mỗi bố và mẹ đều biết lần đầu có con khác thế nào so với lần có đứa con kế tiếp. Điều này là do kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của họ phát triển cũng như sự khoan dung và cảm giác hài hước của họ.

Việc sinh đứa con đầu tiên là một nỗi sợ hãi không rõ, trong khi với đứa thứ hai, đó là sự chấp nhận hiển nhiên của những điều không thể tránh khỏi.

Đứa con đầu tiên mang đến nhiều trải nghiệm quý giá trong khi đứa con thứ hai bạn dễ dàng nuôi dạy hơn nhiều.

Mỗi bước đi đầu đời của đứa con đầu tiên luôn là những khoảnh khắc cần ghi lại trong khi đứa con thứ hai có cũng được mà không cũng chẳng sao.

Những thành công của đứa con đầu lòng cũng được đại gia đình quan tâm sít sao.

“Kho” quần áo của công chúa đầu lòng luôn chật cứng. Còn thiên thần thứ hai có sao xài vậy cũng được.

Vi khuẩn dường như lúc nào cũng chực chờ chỉ đề “tấn công” đứa con đầu tiên.

Cũng vẫn là cha mẹ đó nhưng sự an toàn của 2 đứa con lại đặt ở 2 “cảnh giới” khác nhau.

Rủi ro cũng được nhận thức rất khác biệt.

Bữa ăn của đứa con đầu lòng luôn được cân đo đong đếm kỹ lưỡng, còn đứa thứ hai ư, “thả lỏng”.

“Level” nhận diện sự sạch sẽ – không sạch sẽ ở đứa con đầu tiên với đứa bé thứ hai cũng là một trời một vực.

Khi đứa con thứ hai chào đời, con đầu học phảo học cách chia sẻ mọi thứ.

Khi “‘số lượng con” tăng lên, thái độ quan tâm của cha mẹ cũng thay đổi.

Bởi vì những đứa trẻ được lớn lên trong một gia đình tràn ngập những yêu thương.

Tất cả những sự mệt mỏi, nhứng đêm dài thức trắng không ngủ sẽ chẳng là gì so với hạnh phúc mà mỗi đứa con mang đến.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Giải đáp thắc mắc sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch

Để giải đáp thắc mắc này, chị em cần tìm hiểu kỹ càng hơn về hiện tượng sản dịch ở phụ nữ sau sinh. Nó là gì? có nguy hiểm gì cho sức khỏe của mình không?

Sản dịch sau sinh mổ là gì, đặc điểm ra sao?

Sau quá trình vượt cạn thì người phụ nữ còn phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn nữa đó là hậu sản. Đây là thời điểm để sức khỏe cũng như hệ sinh sản, nhất là tử cung bắt đầu phục hồi.

Lúc này, phần niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bị hoại tử, xơ hóa rồi bong ra. Kèm theo đó là các cục máu đông từ vết thương ở nơi nhau bám, chất nhầy tử cung hòa lẫn vào nhau thoát ra ngoài. Đây chính là sản dịch.

sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch 2
Ra sản dịch là điều bình thường và tốt cho phụ sau sinh

Đây là một hiện tượng bình thường ở cả phụ nữ sau sinh thường cũng như sinh mổ. Tùy theo cơ địa thì mỗi người sẽ có biểu hiện hậu sản khác nhau. Tuy nhiên, sản dịch sau sinh mổ sẽ kéo dài hơn.

Vậy sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Như đã nói ở trên sản dịch sau sinh ra ít hay nhiều, kéo dài vài ngày hay vài tuần còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường quá trình ra sản dịch sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần sau khi sinh với đặc điểm như sau:

  • 3 ngày đầu tiên sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi, rồi nhạt dần, chuyển sang màu hồng.
  • 7 đến 10 ngày tiếp theo ngoài màu còn có thêm các tế bào niêm mạc nên sản dịch sẽ có màu trắng và vàng nhạt.
  • Riêng với người phụ nữ sinh mổ thì nhanh nhất là khoảng 20 ngày sản dịch mới ra hết. Thậm chí một số người còn kéo dài đến 45 ngày.

Sau thời gian này thì trong vòng 1 tuần tiếp theo bạn sẽ thấy bị ra máu đỏ tươi với lượng ít. Đây được gọi là kinh non và là hiện tượng sinh lý bình thường khi mà niêm mạc tử cung phục hồi sớm.

[inline_article id=212217]

Những lưu ý quan trọng trong quá trình hậu sản

Không phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ sau sinh lo lắng, thắc mắc sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch. Do các nguyên nhân khác nhau, sự bất thường của sản dịch là biểu hiện cho thấy sức khỏe của sản phụ đang gặp vấn đề.

Theo đó, trong suốt quá trình hậu sản, bạn cần theo dõi quan sát lượng sản dịch, màu sắc, trạng thái cũng như thời gian ra máu:

Nếu sản dịch sau sinh mổ có mùi hôi, hay màu nâu thẫm thì đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm khoang tử cung. Sản dịch ra nhiều, kéo dài thì có thể là do nhau thai vẫn còn sót lại đâu đó, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Ngược lại sản dịch sau sinh mổ ra ít hoặc không có, kèm hiện tượng sốt, bụng dưới căng tức, đau thì có thể bạn đã bị bế sản dịch. Đây là điều nguy hiểm, nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí hoại tử tử cung.

sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch 3sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch 3
Cẩn trọng khi bị đau bụng, kèm sốt sau sinh

Để tránh bị viêm nhiễm thì chị em hạn chế sử dụng tampon để thấm sản dịch. Các bác sĩ, chuyên gia sinh sản đều khuyên chị em sử dụng băng vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Và thay băng cứ sau mỗi 3 – 4 giờ.

Chăm sóc và giữ gìn vùng kín sạch sẽ, vệ sinh bằng cách dùng nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch vệ sinh pha loãng.

Khi sinh mổ sản phụ sẽ rất đau và mất nhiều máu. Tuy nhiên, họ chỉ nên nằm nghỉ ngơi khoảng 8 tiếng. Sau đó phải xuống giường tập đi để trị táo bón sau sinh, cũng như rút ngắn quá trình hậu sản.

Trong thời gian ở cữ, mẹ sau sinh vẫn phải duy trì vận động nhẹ nhàng, nằm nghiêng bên trái, bên phải để lưu thông máu tốt, tử cung được co bóp. Từ đó giúp sản dịch được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch 4
Sản phụ cần đi khám bác sĩ nếu sản dịch hoặc cơ thể có dấu hiệu bất thường

Ngoài ra, đối với người đang trong quá trình mang bầu thì phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là sắt và axit folic. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đồng thời tránh rủi ro nguy hiểm khi vượt cạn, cũng như sau sinh.

Như vậy, bạn đã có lời giải đáp được cho các mẹ câu hỏi sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch. Hãy theo dõi thật kỹ quá trình sản dịch để có biện pháp xử lý nhanh chóng, hay kiểm tra y tế kịp thời để đảm bảo sức khỏe của chính mình nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Bế sản dịch sau sinh, biến chứng nguy hiểm sản phụ cần lưu ý!

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết: Bế sản dịch (Ứ đọng sản dịch) là một trong những tình trạng phổ biến trong giai đoạn hậu sản. Nhiều sản phụ sau khi sinh không vận động nhiều, dẫn đến tử cung không co hồi, gây ứ đọng sản dịch. Kèm theo vệ sinh không tốt dẫn đến nhiễm trùng. Kết hợp 2 lý do trên khiến bệnh trở nặng.

Bế sản dịch là gì?

Sản dịch sau sinh thực chất là màng rau, dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra, dễ phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục phát triển.

Thông thường, sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy hết sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung không co bóp. Do đó sản dịch cũng không thể thoát ra ngoài được và bị ứ đọng lại trong tử cung. Trường hợp này gọi là bế sản dịch sau sinh.

Bế sản dịch 1
Bế sản dịch gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ sau sinh

Sản phụ bị bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn tới các chứng rối loạn đông máu. Chảy máu không cầm được dẫn đến mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.

Những biến chứng của tình trạng bế sản dịch

Hiện tượng bế sản dịch nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như sản dịch bị nhiễm khuẩn, gây ra rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hằng, Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương chia sẻ:

“Hàng tháng, bệnh viện đều có những trường hợp tái nhập viện vì bế sản dịch, thường kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng hậu sản như đau bụng, sốt, sản dịch hôi.

Thậm chí có nhiều ca chảy máu ồ ạt, phải truyền máu, hút dịch lòng tử cung, mổ để cầm máu, trường hợp nghiêm trọng hơn phải cắt tử cung khi dùng thuốc không hiệu quả.

Thực tế, sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường sau sinh. Tuy nhiên sản phụ không nên chủ quan vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trên. Đặc biệt là khi thấy tử cung có dấu hiệu bất thường phải đi khám ngay để chữa trị kịp thời.

Làm sao phát hiện bị bế sản dịch?

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh con, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau., Tùy theo cơ địa, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết.

Tuy nhiên, có một đặc điểm của quá trình sản dịch, đó là ra máu loãng, ít dần, nâu sẫm và không có màu đỏ tươi. Quá trình này cho phép kéo dài đến 45 ngày. Có nghĩa là từ sau sinh mà sản dịch kéo dài tối đa đến 45 rồi hết là bình thường.

Bế sản dịch 2
Sản phụ ra sản hơn 45 ngày sau sinh có thể đã bị bế sản dịch

Còn sau thời gian này, sản dịch vẫn tiếp tục kéo dài, kèm những dấu hiệu sau là điều bất thường, rất có thể là bạn đã bị bế sản dịch:

  • Sản phụ sốt nhẹ
  • Căng tức, đau trằn vùng hạ vị
  • Khám âm đạo rất ít sản dịch có thể kèm mùi hôi do nhiễm trùng.
  • Sờ vào bụng thấy cứng, có cục.
  • Cổ tử cung đóng kín, dùng tay nong cổ tử cung sản dịch ra màu đen sậm kèm mùi hôi, đau nhiều khi ấn đáy tử cung.

Do đó, ngoài đi khám phụ khoa thông thường, bạn cũng nên đi siêu âm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Nếu đúng bị bế sản dịch kèm viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị bế sản dịch sau sinh mổ để kích thích co bóp tử cung, đẩy hết sản dịch ra ngoài và điều trị cả phụ khoa.

Cách đề phòng bế sản dịch sau sinh

Nhằm tránh sản dịch ứ lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh nhất thiết phải kiểm tra cổ tử cung. Nhiều người cho rằng nằm gác chéo hai chân lên nhau thì âm đạo sẽ khép lại. Thực chất nằm như vậy là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.

Thường trong 10 ngày đầu sau sinh, tử cung co hồi tốt, mỗi ngày co hồi khoảng 1cm, để tống sản dịch ra ngoài. Sau sinh, nếu sản phụ lười vận động, nằm nhiều thì tử cung sẽ không co lại được. 

Đây là nguyên nhân gây bế sản dịch. Nó làm sản dịch sẽ bị ứ đọng trong tử cung sẽ gây nhiễm trùng tử cung. Vì thế, sau sinh sản phụ chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8h đồng hồ.

Bế sản dịch 3
Vận động nhẹ nhàng, cho con bú sau sinh là cách chống bế sản dịch hiệu quả

Sau đó phải dậy vận động, đi lại nhẹ nhàng, vừa giúp co dạ con nhanh chóng, vừa giúp sản dịch đẩy nhanh ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

Sản phụ cũng có thể nằm sấp với thời gian từ 20 – 30 phút mỗi ngày đối với người mẹ có tử cung ở tư thế gập trước, giúp cho sản dịch ra dễ dàng.

Sản dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường sinh dục nên trong thời gian này mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Những ngày đầu, khi sản dịch ra nhiều, mẹ cần thường xuyên thay băng 4-5 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

Những ngày sau lượng sản dịch tuy ít đi, nhưng mẹ vẫn cần thay băng thường xuyên, không nên để quá 6 tiếng. Ngoài ra, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc vùng kín sau sinh bằng cách dùng nước đun sôi để nguội hay dùng nước vệ sinh pha loãng để vệ sinh âm đạo.

[inline_article id=211987]

Theo bác sĩ Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho con bú đúng cách cũng là biện pháp giúp chống bế sản dịch. Khi người mẹ cho bé bú, cơ thể sẽ tiết ra Oxytocin – chất nội tiết giúp khả năng co hồi tử cung làm đẩy sản dịch ra ngoài tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp với một số bài thuốc dân gian đã được chứng minh tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh như ngải cứu, rau dền, đặc biệt là nghệ.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Quan hệ sau sinh an toàn và những điều sản phụ cần biết

Trong đó các vấn đề như: Sau sinh bao lâu thì được quan hệ? Quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ hay không? có bị đau không? Quan hệ sau sinh thường khác gì với sinh mổ… là được các mẹ quan tâm nhiều nhất!

Sau sinh bao lâu có thể quan hệ?

Sau sinh bao lâu có thể quan hệ trở lại?  Theo các chuyên gia sản phụ khoa, các cặp vợ chồng nên quan hệ sau khi sinh ít nhất là 6 tuần. Thời gian này cơ thể mẹ bầu đã hoàn toàn bình phục nên chuyện vợ chồng có thể bắt đầu quan hệ lại.

Đối với những mẹ sinh thường, các cặp vợ chồng nên quan hệ lại sau sinh 6 tuần .Còn đối với những người vợ sinh mổ hoặc sinh thường mà bị rạch tầng sinh môn thì có thể hơn 6 tuần. Nhìn chung thời gian có thể quan hệ sau sinh thường hoặc quan hệ sau sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và vết thương ở người mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Mẹ bỉm nên đọc ngay nhé!

Vì sao quan hệ sau sinh lại bị đau?

Sau quá trình sinh nở, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, kể cả là sinh thường hay sinh mổ. Tùy thuộc vào bất kỳ biến chứng nào khi sinh, cơ thể bạn có thể cần thời gian phục hồi lâu hơn bình thường trước khi có quan hệ tình dục.

Ngay cả khi chỉ khâu của bạn đã lành, vẫn có rất nhiều lý do quan hệ sau sinh bị đau. Điều này có thể do sư thiếu hụt hormone estrogen dẫn đến khô hạn sau sinh. Vì vậy điều này khiến bạn bị đau khi quan hệ, có thể làm trầy xước vùng kín và giảm ham muốn việc quan hệ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

[key-takeaways title=”Cách giảm đau khi quan hệ tình dục:”]

  1. Sử dụng chất bôi trơn nếu bị khô âm đạo
  2. Nếu cảm thấy rát, hãy chườm đá lên vùng đó
  3. Đi tiểu sạch, tắm nước ấm hoặc dùng thuốc giảm đau
  4. Nên quan hệ khi bạn không mệt mỏi và cảm thấy thoải mái
  5. Sử dụng cách quan hệ khác như quan hệ qua miệng, thủ dâm lẫn nhau hoặc massage vùng kín…
  6. Nếu đã áp dụng các cách ở trên nhưng bạn vẫn đau âm đạo hãy tham khảo thêm ý khiến của bác sĩ.

[/key-takeaways]

Vì sau quan hệ sau sinh ra máu?

Nếu vợ chồng bạn quan hệ quá sớm hoặc không đúng cách sẽ có thể xảy ra tình trạng quan hệ sau sinh ra máu. Điều này có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bị ra máu khi quan hệ tình dục sau sinh có thể là do sự chủ quan nghĩ rằng sinh mổ nên những cơ quan sinh dục không bị tổn thương.
  • Thời gian này, cơ thể của nhiều mẹ còn yếu, chưa hoàn toàn hồi phục. Sản dịch có thể chưa hết hẳn nên khi quan hệ dẫn tới tình trạng chảy máu âm đạo.
  • Khi quan hệ do không cẩn thận, nhiều cặp vợ chồng “yêu quá đà”. Vì thế khiến vết thương không thể chịu lực mạnh khiến ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục của các mẹ.
  • Có trường hợp đặc biệt năng như gây hoại tử rất nguy hiểm và khó khắc phục. Có thể do sau quan hệ tình dục mẹ bị chảy máu khiến vết thương bị đứt chỉ, bục vết khâu.

    quan hệ sau sinh 3
    Quan hệ sớm sau khi sinh con, mẹ có thể bị ra máu

Quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không?

Có nhiều quan niệm cho rằng quan hệ sớm sau khi sinh có thể loại trừ khả năng mang thai nhưng chưa hẳn đúng. Theo các chuyên gia, sau sinh khoảng 21 ngày thì người phụ nữ đã bắt đầu rụng trứng trở lại. Vì vậy khi quan hệ vợ chồng khả năng thụ thai rất cao.

Với câu hỏi quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không; thì câu trả lời là có thể nếu như bạn đã rụng trứng. Điều này không ngoại lệ nếu như bạn vẫn đang cho con bú và chưa có kinh trở lại. Vì thế, tốt nhất bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn ngay cả khi đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa và gây rối loạn nội tiết tố.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn

[key-takeaways title=”Các biện pháp ngừa thai sau sinh”]

  1. Sử dụng bao cao su
  2. Tiêm thuốc ngừa thai
  3. Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
  4. Cấy que tránh thai sau sinh
  5. Miếng dán tránh thai sau sinh
  6. Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh
  7. Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung
  8. Đặt vòng tránh thai (IUS) hoặc vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD).

[/key-takeaways]

Bí quyết khơi lửa yêu đương sau sinh

Thực tế, sau khi sinh thì phụ nữ sẽ đối mặt với tình trạng giảm ham muốn bởi nhiều nguyên nhân như thiếu hụt nội tiết tố; áp lực chăm con; mệt mỏi do thức khuya… Trước tình huống này, hai bạn có thể bối rối, cảm thấy hết lãng mạn hoặc thậm chí chán nản khi yêu.

Vì vậy, để duy trì mức độ “yêu đương” mặn nồng, lãng mạn, thông cảm và thấu hiểu là vấn đề lớn giữa hai vợ chồng sau khi sinh con. Nếu người chồng đã sẵn sàng còn người vợ thì chưa; thì cả hai phải thật kiên nhẫn để người vợ lấy lại cân bằng. Thậm chí, khi “lâm trận” người chồng cũng cần kéo dàn màn dạo đầu.

[inline_article id=312002]

Như vậy bạn đã biết rõ các thông tin liên quan đến vấn đề quan hệ sau sinh thế nào cho an toàn đến sức khỏe và tình cảm vợ chồng. Hãy chờ đợi khi người vợ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng cho chuyện chăn gối nhé. Như thế “chuyện yêu” sau khi sinh sẽ được thăng hoa hơn.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Kiêng cữ sau sinh và những sai lầm theo quan niệm truyền thống

PGS TS BS. Nguyễn Bay – Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã bác bỏ những quan niệm kiêng cữ sai lầm sau sinh này. Thậm chí có nhiều phương pháp được áp dụng từ hàng trăm năm qua nhưng thực tế rất phản khoa học. Các sản phụ cần tỉnh táo tìm hiểu rõ để có thời gian ở cữ an toàn và khỏe mạnh.

Không gội đầu sau sinh để tránh đau nhức đầu và rụng róc

Quan điểm không gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh đau nhức đầu và rụng róc về sau là không đúng. Sau khi tắm có thể thoa thêm rượu gừng hoặc dầu tràm giúp cho cơ săn chắc và làm ấm cơ thể.

PGS. Bay cho biết, bà mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác.

kiêng cữ sau sinh 1
Chuyện sản phụ kiêng gội đầu 1 tháng sau sinh là hoàn toàn sai vì thiếu vệ sinh

Tuy vậy, khi gội đầu cần lưu ý nên dùng nước ấm, pha thêm chút rượu sẽ làm bốc hơi nước nhanh hoặc dùng máy sấy để làm khô tóc, tránh để tóc ướt trong thời gian dài.

Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Tuy nhiên người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé…

Vì vậy, bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức.  Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

Kiêng nói chuyện nhiều

Bà mẹ sau sinh vẫn có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Tuy nhiên, chị em không nên nói lớn tiếng tránh ảnh hưởng thanh quản, hầu họng gây tổn thương dây thanh âm.

Kiêng cữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua

Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, người mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… PGS. Bay cho rằng, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn.

Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt. Tuy nhiên mẹ cần tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua… có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

kiêng cữ sau sinh 2
Mẹ có thể ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt để bổ sung vitamin C

Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng cho bà mẹ sau sinh như nghệ, thịt kho tiêu, gừng cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây,…

Di chuyển vết mổ sẽ bị rách

Sinh mổ thường không xuống cân dễ dàng như sinh thường vì do ảnh hưởng của vết mổ làm bà mẹ sau sinh sẽ khó khăn khi đi lại. Một số người còn lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách.

Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, người mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.

Bó bụng quá chặt

Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng. Nó làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.

[inline_article id=206291]

Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực. Cộng với việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế, khi các vết may đã lành, các bà mẹ hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.

Đốt than nóng để giữ ấm

Theo quan điểm dân gian, bà mẹ cần kiêng cữ sau sinh rất nhiều thứ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Điển hình là việc nằm than, hơ nóng cơ thể mẹ và bé giúp ấm người, tránh phát sinh bệnh sau này.

PGS TS BS. Nguyễn Bay phân tích, trong tháng đầu tiên, bà mẹ cần giữ ấm tuyệt đối. Nguyên nhân sau sinh mẹ mất rất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng. Nó làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài.

kiêng cữ sau sinh 3
Nằm than để giữ ấm có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh

Tuy vậy, nằm than nóng có thể gây ra một số hậu quả như không điều tiết được than gây cháy, bỏng hoặc khi đốt than sẽ sản sinh ra nhiều khí CO2, gây độc cho mẹ và bé.

BS Bay cho biết, còn rất nhiều cách có thể giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ nên nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh,…

Theo BS. Kim Dung, Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản và tình dục, Trung tâm y khoa Thái Hà, sinh nở được “mẹ tròn, con vuông” là vô cùng hạnh phúc. Chúng ta hãy cứ tận hưởng hạnh phúc này một cách thông minh nhất. Các mẹ không nên để việc sinh nở đó phải gánh những hậu quả phía sau bằng những việc kiêng cữ sau sinh quá mức.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sinh mổ bao lâu thì lành? Câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm!

Khi lựa chọn sinh mổ, điều làm các sản phụ lo lắng nhất chính là sinh mổ bao lâu thì lành. Nếu biết được điều này, các sản phụ có thể chăm sóc vết mổ tốt hơn, từ đó có thể lên kế hoạch phù hợp và sớm hồi phục sau khi sinh.

Tổng quan về vết mổ sau sinh

Trước khi tìm hiểu sinh mổ bao lâu thì lành, mẹ cần hiểu về vết mổ sau sinh. Vết mổ đẻ thường có vết rạch dọc hoặc ngang. Khi thực hiện mổ đẻ, bác sĩ sẽ tạo 2 vết rạch gồm: 1 vết đi qua phần bụng dưới (cách lông mu 2 – 5cm) và 1 vết rạch thông qua tử cung.

  • Đối với vết rạch ngang: Đây là vết rạch thường được nhiều bác sĩ thực hiện vì vị trí rạch ngang nằm ở phần thấp nhất của tử cung, ít chảy máu nhất.
  • Đối với vết rạch dọc: Bác sĩ sẽ thực hiện vết rạch này nếu mẹ đã có sẹo vạch ngang từ cuộc phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, trường hợp em bé ở vị trí bất thường hoặc mẹ bị char máu âm đạo, sinh non hoặc suy thai, bác sĩ cũng thực hiện vết rạch dọc. Vết rạch dọc thường sẽ đau hơn và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.

Sinh mổ bao lâu thì lành?

Sinh mổ bao lâu vết thương lành có lẽ là câu hỏi mà hầu hết mẹ bỉm đều quan tâm. Tùy thuộc vào vết mổ, cơ địa người phụ nữ và cách chăm sóc mà thời gian lành vết mổ ở mỗi người cũng sẽ khác nhau.

  • Thông thường, sau 1 tuần, vết thương mổ sẽ được xem là lành, lúc này, vết thương sẽ khô và gồ lên thành một đường.
  • Sau đó khoảng 2 – 3 tuần, vết thương mổ sẽ tạo thành sẹo, mẹ sẽ cảm thấy đau khi chạm vào hoặc xoay người.

Nếu muốn vết thương mổ lành hẳn có lẽ phải mất khoảng 3 tháng. Vậy sinh mổ bao lâu thì hết đau? Sau khoảng 3 tháng, cảm giác đau và ngứa xung quanh vết mổ sẽ không còn nữa. Mẹ cũng không còn lo lắng về tình trạng căng da và bục vết thương. Tuy nhiên, đối với những sản phụ có cơ địa kém sẽ có giảm giác đau kéo dài đến 6 tháng, thậm chí 1,5 năm.

sinh mổ bao lâu thì lành 1
Sinh mổ bao lâu thì lành? Trung bình khoảng 3 tháng thì vết mổ sau sinh sẽ lành hẳn

[key-takeaways title=””]

Chính vì vậy, với câu hỏi vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau, câu trả lời có lẽ sẽ là trung bình 3 tháng. Nó còn tùy thuộc vào cách chăm sóc vết mổ sau sinh của mẹ như thế nào.

[/key-takeaways]

>>Xem thêm: Sẹo sinh mổ và bí quyết giúp nhanh lành sẹo hiệu quả!

Bên cạnh vết mổ thì việc ra sản dịch sau sinh cũng là điều được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch? Thường thì trong vòng 20 ngày sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kéo dài đến 45 ngày.

Việc ra sản dịch trong giai đoạn hậu sản là điều hết sức bình thường đối với sản phụ sau sinh nên các mẹ đùng quá lo lắng. Tùy theo sức khỏe của mỗi người, mức độ ra sản dịch sau sinh cũng sẽ khác nhau. Có người ra nhiều, có người ra ít, có người dài ngày và cũng có người vài ngày là hết.

sinh mổ bao lâu thì lành 2
Bên cạnh băn khoăn sinh mổ bao lâu thì lành, sinh mổ bao lâu hết sản dịch cũng là câu hỏi được rất nhiều sản phụ quan tâm

Mách mẹ những cách chăm sóc vết mổ sau sinh hiệu quả

Sinh mổ bao lâu thì lành đã rõ. Vậy để vết mổ sau sinh mau lành và hết đau, mẹ nên lưu ý những cách sau đây:

  • Sinh mổ bao lâu thì lành? Muốn lành nhanh cần phải biết cách vệ sinh

Đối với việc vệ sinh vết mổ, mẹ nên nằm nghiêng để tránh những cơn đau do co thắt tử cung. Mẹ nên dùng khăn ấm thấm nước muối loãng nhẹ chườm lên vết mổ để vệ sinh, tránh nhiễm trùng. Tốt nhất, mẹ nên thay băng gạc mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.

sinh mổ bao lâu thì lành 3
Sinh mổ bao lâu thì lành? Vết mổ sau sinh mau lành hay không nhờ rất nhiều vào cách chăm sóc sức khỏe của mỗi sản phụ
  • Sinh mổ bao lâu thì lành? Muốn mau lành mẹ cần chú ý chế độ ăn

Sau sinh 2 ngày, mẹ chỉ nên ăn cháo, súp hoặc trái cây. Sau đó, mẹ cần phải ăn uống đủ bữa và đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin C và chất sắt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sữa cho con bú.

Một trong những thức ăn cần được bổ sung cho câu hỏi sau khi sinh mổ nên ăn gì chính là rau củ cũng như các loại trái cây tươi. Điều này cũng giúp mẹ ngăn ngừa táo bón sau sinh.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian ông bà để lại, mẹ nên kiêng những loại thực phẩm như: rau muống, hải sản, đồ ăn nhiều gia vị cay nồng, đồ nếp…

>>Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú

  • Vận động nhẹ nhàng

Sau khi rút ống xông, mẹ nên tích cực vận động nhẹ nhàng để cơ thể mau phục hồi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý đến cường độ vận động để tránh bị chóng mặt, choáng váng và chảy máu vết mổ. Tốt nhất, mẹ nên hỏi bác sĩ xem khi nào nên vận động để đảm bảo an toàn.

  • Không nhịn đi vệ sinh

Sinh mổ bao lâu thì lành? Mẹ muốn mau lành cần phải lưu ý điều này. Nếu mắc đi vệ sinh, mẹ nên đi liền chứ không nên nhịn vì điều này có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ.

  • Ăn mặc thoải mái

Mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào vết mổ. Đồng thời, mẹ cũng không nên gây áp lực lên vết mổ bằng cách đeo đai bụng để giảm vòng eo sau sinh.

  • Tránh quan hệ vợ chồng

Sinh mổ bao lâu thì lành? Mẹ muốn lành nhanh thì cần tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu tiên sau mổ hoặc lâu hơn để tránh làm tổn thương vết mổ.

  • Chú ý những triệu chứng bất thường

Khi vết mổ đẻ chưa lành, những triệu chứng bất thường như sốt, nhức đầu và buồn nôn rất đáng lưu tâm vì đây là những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ.

  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau

Vết mổ đẻ có thể gây đau đớn cho mẹ, tuy nhiên, mẹ không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cho con bú, thuốc có thể truyền sang con qua sữa mẹ, gây nguy hiểm cho bé.

Những thông tin vừa rồi cũng phần nào giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu như vết sinh mổ bao lâu thì lành, vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau. Hy vọng, mẹ đã yên tâm hơn trong quá trình vượt cạn, chăm sóc thật tốt cho sức khỏe bản thân và bé yêu của mình.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

10 thực phẩm luôn sẵn sàng “đánh bay” táo bón sau sinh

Sản phị bị táo bón sau sinh thường có biểu hiện bị đầy bụng, chướng hơi, ăn uống không tiêu dẫn đến tinh thần bị ức chế. Làm sao để sớm thoát khỏi vị khách không mời này mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ? Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì, bà đẻ bị táo bón nên ăn gì? Vấn đề tưởng chừng như phức tạp này lại có cách giải quyết đơn giản không ngờ. Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Dù sinh thường hay sinh mổ mẹ đều có thể phải đối diện với chứng táo bón. Có nhiều nguyên nhân khác nhau bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động sinh lý trong quá trình mang thai.

Do thói quen sinh hoạt

Sau khi sinh vết thương còn đau, cơ thể chưa phục hồi nên một số mẹ lười vận động, ít chịu đi lại. Điều này khiến hoạt động của ruột bị kém đi, phân tồn đọng lâu ngày bị ruột tái hấp thu nước nên dần bị khô cứng lại và gây khó khăn khi đại tiện.

Chế độ ăn uống của sản phụ thường kiêng kỵ hơn bình thường, đa phần các bà mẹ đều được tập trung bổ sung dinh dưỡng chủ yếu là các loại thực phẩm nhiều đạm để lợi sữa mà ít để ý đến việc bổ sung rau và các chất vitamin cũng là một lý do dễ dẫn đến táo bón.

Do tác động sinh lý

Ở những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển với kích thước lớn hơn nên chèn ép vào các vùng thuộc hệ tiêu hoá là ruột non, ruột kết, ruột thẳng… khiến nhu động ruột bị kém đi gây táo bón khi mang thai và sau sinh.

Quá trình vượt cạn mẹ mất huyết, sản dịch ra nhiều, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng nên dẫn đến tình trạng khó đi tiêu.

[inline_article id=186507]

Những mẹ có tiền sử táo bón do các nguyên nhân khác như đại tràng dài thì hiện tượng táo bón sau sinh sẽ trầm trọng hơn. Tình trạng táo bón để lâu ngày cũng sẽ gây ra khó chịu, đau rát khi đại tiện, dễ bị rách hậu môn và gây ra các bệnh lý như trĩ, sa trực tràng, sa tử cung…

Mẹ bị căng thẳng, thói quen sinh hoạt thay đổi và công việc chăm sóc con bận rộn mà quên mất để ý đến bản thân khiến người mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

bà đẻ ăn gì để không bị táo bón
Đại tiện khó khăn là một trong triệu chứng thường gặp ở các chị em sau sinh

Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì?

“Cao thủ” trừng trị táo bón không đâu xa chính là tự điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học. Dưới đây là 10 thức ăn nhuận tràng cho mẹ sau sinh dễ dàng tìm thấy, bổ sung thực đơn hàng ngày, giúp bạn điều trị được chứng táo bón sau sinh.

Bà đẻ bị táo bón nên ăn gì? Cải bó xôi

Cải bó xôi ngoài công dụng chống ung thư, chống viêm, hạn chế béo phì, bảo vệ mắt và giúp chắc xương. Đây còn là một loại thực phẩm rất hữu ích cho việc thanh lọc cơ thể. Loại rau lá xanh này cung cấp hàm lượng vitamin cần thiết để thúc đẩy quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn.

Khoai lang, món ăn chữa táo bón sau sinh

Mỗi ngày mẹ nạp vào cơ thể 100gr khoai lang rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các a-xít amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Sau sinh ăn gì để không bị táo bón? Hãy ăn bí đỏ

Vị ngọt tự nhiên của bí đỏ là một trong những thực phẩm hữu ích bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào từ vitamin A,E,C và B6 rất có lợi cho mẹ đang cho con bú.

Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, bí đỏ còn dồi dào chất xơ, giúp chị em nhuận tràng, ngừa táo bón.

Ngũ cốc

Ngũ cốc rất giàu chất xơ sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, mẹ chăm chỉ dùng ngũ cốc sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đường, giảm nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch…

thức ăn nhuận tràng cho mẹ sau sinh
Bà đẻ ăn gì để không bị táo bón? Các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau và trái cây để giảm tránh tình trạng táo bón

Ăn gì để hết táo bón sau sinh? Ăn sữa chua

Để tránh táo bón, các mẹ đang cho con bú nên ăn sữa chua hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa vì có chứa các probiotic quan trọng chống nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Quả táo

Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hòa các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hòa chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón cho mẹ.

Mẹ sau sinh ăn gì để dễ đi ngoài? Ăn quả lê

Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ và có nhiều chất như folate, kali, vitamin C rất cần trong chế độ ăn uống của mẹ.

[inline_article id=189179]

Cà chua

Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, a-xit citric, a-xit malic, pectin… đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.

Mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Chuối tiêu chín 

Chuối cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn chống lại bệnh táo bón bởi giàu chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ. Đặc biệt, chuối tiêu chín chứa chất tryptophan, sau khi vào cơ thể nó được chuyển thành serotonin có tác dụng trị chứng trầm cảm, giúp tinh thần luôn phấn khởi.

Ngoài ra, mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn gì thì lời khuyên là nên uống ít nhất 8-10 cốc nước lọc để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể và kích thích nhu động ruột.

Ngoài việc ăn uống, mẹ nên kết hợp vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình bài tiết tốt. Hơn nữa, mẹ cần chú ý nếu táo bón sau sinh kéo dài dai dẳng nên đi thăm khám để có những chuẩn đoán chính xác tránh nguy hiểm về sau.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Phụ nữ sau sinh không nên ăn gì?

Để có một cơ thể khỏe mạnh phục hồi sức khỏe tốt nhất sau sinh các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể. Một số thực phẩm quen thuộc thường ngày có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và gây hại cho con. Ngoài ra, ăn uống không đúng còn khiến cơ thể mẹ khó phục hồi, sức khoẻ kém… Dưới đây là những câu trả lời cho vấn đề “phụ nữ sau sinh không nên ăn gì”.

Những món ăn làm mẹ mất sữa

Tuy phải bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồc thực phẩm khác nhau để có đủ chất cho con nhưng không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng phù hợp với bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Sau đây là những loại thực phẩm mà các mẹ đang cho con bú nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn.

Mẹ sau sinh không nên ăn gì
Ngoài những món đặc biệt cần tránh, mẹ cũng nên hạn chế ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào đó
  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước và rau: Quan niệm sau sinh cần ăn cơm nén chặt với thịt kho tiêu, kho nghệ hoặc thức ăn khô để chắc dạ vô tình khiến nhiều mẹ bị táo bón, ít sữa…
  • Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa các loại kể trên.
  • Bắp cải: Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Bởi bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy.
  • Rau cần tây: Tuy đây chỉ là loại rau thơm thường được dùng để trang trí hoặc làm món ăn có hương vị hấp dẫn hơn nhưng nó lại có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.
  • Bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu…có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này của nhiều bà mẹ có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa.

[inline_article id=160032]

Những thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

  • Các đồ ăn cay: Một số bà mẹ có thói quen ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ ăn ngon miệng khi đồ ăn được nêm nếm đủ vị. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
  • Tỏi:  Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
  • Đậu phộng: Một số gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng sẽ kiến bé sinh ra cũng dị ứng. Nếu mẹ ăn đậu phộng trong thời gian cho con bú, trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Các loại cá có thủy ngân cao: Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Một số loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
  • Nước có gas và caffein: Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê, soda hoặc trà thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nếu mẹ nghiện café thì nên uống ngay sau khi cho bé bú và uống nhiều nước sau đó.     
  • Rượu: Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường.
  • Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của con khó chịu, không tiêu hoá được.
  • Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
  • Sô cô la: Sô cô la có thể khiến em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy khóc hơn bình thường.

[inline_article id=162165]

Những món khiến mẹ khó phục hồi sức khỏe

Sau sinh thường hoặc sinh mổ, cơ thể mẹ cũng yếu hơn bình thường nên việc ăn uống cũng cần được chú ý để mẹ nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số thức ăn khiến mẹ khó tiêu, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn mà mẹ cần tránh

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ khiến dạ dày không tiêu được thức ăn và khó chịu.
  • Các bữa ăn quá khô, ít rau, canh: Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết vổ hoặc vết may tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng
  • Tránh những món ăn có tính hàn như cua đồng, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
  • Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Trứng, rau muống, thịt bò… được cho là gây sẹo lồi nên mẹ cũng nên kiêng những món này sau sinh.

Hiểu rõ phụ nữ sau sinh không nên ăn gì sẽ giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng đúng đắn, mau phục hồi sức khỏe và có lượng sữa dồi dào, chất lượng dành cho bé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Rong kinh sau sinh và những điều mẹ cần biết

Thông thường, sau khi sinh và cho con bú từ 6 tháng trở đi, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại. Tuy nhiên, do quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú mẹ liên tục làm lượng hormone trong cơ thể thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể không còn giống như trước mà bị kéo dài, rút ngắn hoặc không có kinh đều đặn mỗi tháng. Rong kinh sau sinh là một trong số những biến đổi thường gặp. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng rong kinh và những lời khuyên khi gặp phải tình trạng này.

Vì sao mẹ bị rong kinh sau sinh?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh sau sinh:

  • Hormone là nguyên nhân chính: Sau khi mang thai và sinh con, sự cân bằng hormone nữ estrogen và progesterone bị thay đổi, nội mạc tử cung dày lên và khi chu kỳ kinh xảy ra, lớp nội mạc này mất nhiều thời gian để bong tróc, đào thải ra khỏi cơ thể gây nên tình trạng rong kinh.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây nên một số rối loạn nội tiết tố trong thời gian đầu khi dùng và dẫn đến rong kinh.
  • Tổn thương ở buồng trứng, tử cung: Rong kinh sau sinh mổ được xác định là do tổn thương buồng trứng, tử cung. Một số số bệnh như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung…Cũng làm xuất hiện tình trạng rong kinh, đây được gọi là rong kinh bệnh lý.

Nhận diện tình trạng rong kinh

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 21-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, kinh nguyệt tưởng chừng đã chấm dứt nhưng lại quay trở lại sau 1,2 ngày thì đó là những dấu hiệu tiêu biểu của rong kinh.

Kèm theo đó là những biểu hiện như lượng kinh nguyệt có thể rất nhiều hoặc lắt nhắt liên tục trong nhiều ngày, có thể kéo dài đến trên 15 ngày.

Rong kinh sau sinh
Rong kinh có thể đi kèm với những biểu hiện khó chịu như đau bụng, căng tức bụng…

Trường hợp rong kinh sau sinh do bệnh lý thì ban đầu vẫn có màu sắc giống kinh nguyệt bình thường, không đông và sẫm màu. Sau có màu đỏ tươi, xuất hiện các cục máu đông kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt do mất máu nhiều.

Đối mặt với nguy cơ mất máu và viêm nhiễm

Mất máu là vấn đề lớn nhất ở những mẹ bị rong kinh sau sinh. Rong kinh liên tục trong nhiều ngày khiến mẹ thất thoát nhiều máu dẫn đến dễ bị hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nặng có thể ngất xỉu.

Nhiễm trùng, nhiễm nấm cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Kinh nguyệt là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, bào tử nấm sinh sôi. Vì vậy, rong kinh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.

Không chỉ vậy, bị rong kinh khiến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mẹ đều bị ảnh hưởng, khiến tâm lý mẹ khó chịu, luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ nổi nóng.

[inline_article id=84251]

Đối phó với chứng rong kinh sau sinh

Trường hợp bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng có tiến triển xấu, lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo, mẹ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định, cân bằng khi bị rong kinh sau sinh, mẹ cần tuân thủ theo một vài nguyên tắc cơ bản sau:

Vệ sinh vùng kín hàng ngày và đúng cách, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo

– Ngay khi nhận thấy lượng máu ra nhiều, nên thay quần lót hoặc băng vệ sinh để đảm bảo vùng âm đạo luôn luôn được khô thoáng

– Đặc biệt không được quan hệ vợ chồng khi bị rong kinh vì vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín, hoặc âm đạo bị tổn thương.

– Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt sau sinh như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, gan, cải bó xôi…Nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.