Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Phụ nữ sau sinh không nên ăn gì?

Mẹ sau sinh không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ đang trong giai đoạn chăm con nhỏ. Những lời khuyên về dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ trong quá trình hồi phục sau sinh.

Để có một cơ thể khỏe mạnh phục hồi sức khỏe tốt nhất sau sinh các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần kiêng một số loại thực phẩm không tốt cho cơ thể. Một số thực phẩm quen thuộc thường ngày có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và gây hại cho con. Ngoài ra, ăn uống không đúng còn khiến cơ thể mẹ khó phục hồi, sức khoẻ kém… Dưới đây là những câu trả lời cho vấn đề “phụ nữ sau sinh không nên ăn gì”.

Những món ăn làm mẹ mất sữa

Tuy phải bổ sung dưỡng chất từ nhiều nguồc thực phẩm khác nhau để có đủ chất cho con nhưng không phải thực phẩm nào cũng tốt, cũng phù hợp với bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Sau đây là những loại thực phẩm mà các mẹ đang cho con bú nên đặc biệt chú ý khi ăn, thậm chí là không nên ăn.

Mẹ sau sinh không nên ăn gì
Ngoài những món đặc biệt cần tránh, mẹ cũng nên hạn chế ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào đó
  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước và rau: Quan niệm sau sinh cần ăn cơm nén chặt với thịt kho tiêu, kho nghệ hoặc thức ăn khô để chắc dạ vô tình khiến nhiều mẹ bị táo bón, ít sữa…
  • Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa các loại kể trên.
  • Bắp cải: Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Bởi bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy.
  • Rau cần tây: Tuy đây chỉ là loại rau thơm thường được dùng để trang trí hoặc làm món ăn có hương vị hấp dẫn hơn nhưng nó lại có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.
  • Bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu…có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này của nhiều bà mẹ có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa.

[inline_article id=160032]

Những thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

  • Các đồ ăn cay: Một số bà mẹ có thói quen ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ ăn ngon miệng khi đồ ăn được nêm nếm đủ vị. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
  • Tỏi:  Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
  • Đậu phộng: Một số gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng sẽ kiến bé sinh ra cũng dị ứng. Nếu mẹ ăn đậu phộng trong thời gian cho con bú, trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Các loại cá có thủy ngân cao: Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Một số loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
  • Nước có gas và caffein: Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê, soda hoặc trà thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nếu mẹ nghiện café thì nên uống ngay sau khi cho bé bú và uống nhiều nước sau đó.     
  • Rượu: Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường.
  • Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của con khó chịu, không tiêu hoá được.
  • Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.
  • Sô cô la: Sô cô la có thể khiến em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy khóc hơn bình thường.

[inline_article id=162165]

Những món khiến mẹ khó phục hồi sức khỏe

Sau sinh thường hoặc sinh mổ, cơ thể mẹ cũng yếu hơn bình thường nên việc ăn uống cũng cần được chú ý để mẹ nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số thức ăn khiến mẹ khó tiêu, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn mà mẹ cần tránh

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ khiến dạ dày không tiêu được thức ăn và khó chịu.
  • Các bữa ăn quá khô, ít rau, canh: Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết vổ hoặc vết may tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng
  • Tránh những món ăn có tính hàn như cua đồng, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
  • Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Trứng, rau muống, thịt bò… được cho là gây sẹo lồi nên mẹ cũng nên kiêng những món này sau sinh.

Hiểu rõ phụ nữ sau sinh không nên ăn gì sẽ giúp mẹ có chế độ dinh dưỡng đúng đắn, mau phục hồi sức khỏe và có lượng sữa dồi dào, chất lượng dành cho bé.