Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm, mẹ chớ vội vàng kẻo ân hận nhé

Sau khi sinh, mẹ có cần kiêng ngồi xổm không? Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm? Hành động ngồi xổm sau khi sinh hoàn toàn không tốt nên mẹ chớ chủ quan nhé.

Chuyện kiêng cữ sau sinh rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người mẹ. Một trong số đó là việc kiêng ngồi xổm sau sinh. Vậy sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.

Vì sao phải quan tâm sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm?

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học cũng như sự cởi mở trong suy nghĩ, một số phong tục về kiêng cữ sau sinh đã không còn phù hợp. Tuy nhiên vẫn có nhiều lời khuyên kiêng cữ còn phát huy tác dụng cho đến ngày nay và được các bác sĩ sản khoa công nhận.

Theo giải thích của bác sĩ, ngồi xổm sau sinh có thể dẫn đến nguy cơ sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con). Nguyên nhân là khi mang thai, trọng lượng thai nhi, nhau thai, nước ối sẽ khiến cơ thể mẹ bầu tăng từ 9kg đến 20kg. Lúc này, các dây chằng và cơ vùng chậu sẽ phải giãn ra hết mức để nâng giữ vùng bụng của mẹ.

Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm
Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm còn tùy thuộc sức khỏe và mức độ hồi phục của mẹ

Sau khi sinh xong, các bộ phận này cần thời gian để hồi phục và co giãn lại như trước. Tư thế ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong dễ sa xuống dưới và lọt ra ngoài.

Như vậy, mẹ tuyệt đối không ngồi xổm sau khi sinh. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh tư thế nửa nằm nửa ngồi. Sản phụ sau sinh tốt nhất là nên nằm khép chân, bắt chân nọ lên chân kia và dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm

Mẹ đã biết ngồi xổm sau sinh là việc làm cần kiêng cữ. Vậy sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm? Tốt nhất là mẹ nên đợi sau khi sức khỏe hồi phục bình thường, vết thương đã lành hẳn.

Việc hồi phục sau sinh còn tùy thuộc vào cơ địa, sức đề kháng của từng người, có mẹ khỏe lại rất nhanh, chỉ sau 2-3 tuần, nhưng cũng có mẹ phải sau 1 –  2 tháng mới có thể hồi phục hoàn toàn. 

Vì vậy, không có con số thời gian tuyệt đối về việc sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm. Theo thực tế, mẹ cần ít nhất là 2 tuần để vết thương lành lại và các mẹ sinh mổ sẽ có thời gian phục hồi lâu hơn mẹ sinh thường. Tốt nhất, nếu không phải là trường hợp bắt buộc thì mẹ cứ kiêng cữ càng lâu càng tốt. 

Một số quan niệm kiêng cữ sau sinh và sự thật

Ngoài câu hỏi sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm, còn rất nhiều quan niệm kiêng cữ sau sinh và mẹ hoang mang không biết có nên áp dụng theo không. 

1. Sau sinh không nên tắm gội trong tháng đầu tiên

Mẹ được khuyên rằng nên kiêng cữ việc tắm gội trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên quan niệm này không chính xác. Cơ thể mẹ sau sinh tiết ra nhiều sản dịch, mồ hôi cộng với việc tiết sữa nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng cho cả mẹ và bé.

Mẹ hoàn toàn có thể tắm gội từ tuần đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên, mẹ lưu ý tắm nhanh, tắm trong không gian kín, tránh gió lùa và tắm bằng nước ấm để đảm bảo sức khỏe.

Nếu vết thương còn đau, chưa lành hẳn, mẹ chỉ nên dùng khăn mềm lau sạch dịch bẩn. 

2. Không nên quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh

Đây là quan niệm kiêng cữ đúng dành cho mẹ sau sinh. Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cô bé đều bị ảnh hưởng và cần có thời gian hồi phục.

Mẹ nên chờ khoảng 4 – 6 tuần, sau khi hết sản dịch, tử cung co hồi lại, vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn đã lành hẳn rồi mới nghĩ đến “chuyện ấy” nhé.

Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm
Nên kiêng quan hệ sau sinh từ 1 tháng trở lên để đảm bảo sức khỏe

3. Mẹ nên ăn thật nhiều món bổ sau khi sinh

Việc bồi bổ cơ thể sau một cuộc vượt cạn là điều nên làm. Tuy nhiên, cơ thể mẹ sau sinh thường rất yếu và nhạy cảm, hệ tiêu hóa chưa được hồi phục hoàn toàn.

Trong tuần đầu sau sinh, mẹ nên ăn những món dễ tiêu và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, rau xanh, canxi, sắt. Việc ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc món quá nhiều chất bổ ngay sau khi sinh dễ khiến mẹ nặng bụng, khó tiêu, thậm chí lâu lành vết mổ.

4. Mẹ nên kiêng đánh răng sau khi sinh

Việc đánh răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Vì vậy, mẹ có thể rửa mặt, súc miệng, đánh răng mỗi ngày sau khi sinh em bé.

Mẹ lưu ý chọn loại bàn chải mềm, súc miệng bằng nước ấm, chải răng nhẹ nhàng tránh gây chảy máu răng.

5. Mẹ nên hạn chế xem điện thoại, tivi, ipad, máy tính

Do yêu cầu công việc, nhiều mẹ buộc phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngay trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Việc xem điện thoại, tivi, ipad hay máy tính quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt, khiến mẹ dễ mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.

Điều này tác động không tốt đến sức khỏe cũng như quá trình phục hồi sau sinh của sản phụ. Tốt nhất, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 6 tuần sau sinh.

6. Mẹ không được ra ngoài, không được mặc áo cộc tay

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm thì một trong những lời khuyên mà mẹ sau sinh thường nghe nhiều nhất đó là phải kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày, không được ra ngoài, không được mặc áo cộc tay, phải giữ ấm tối đa. Thật ra nếu mẹ sinh vào mùa đông thì giữ ấm cơ thể là điều cần thiết.

Tuy nhiên, nếu là mùa hè nóng nực thì mẹ nên giữ cơ thể thoáng mát, mặc áo cộc tay và không cần đi tất khi ở trong nhà. Việc kiêng cữ không ra ngoài tùy thuộc vào mức độ hồi phục sau sinh của mẹ.

Theo bác sĩ, sau khoảng 3 tuần đến 1 tháng, khi sức khỏe mẹ dần ổn định, vết khâu tầng sinh môn hay vết mổ bụng đã lành thì mẹ có thể ra ngoài để thích nghi với cuộc sống bình thường. Mẹ chỉ cần chú ý hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức để đảm bảo sức khỏe.

7. Mẹ không nên tập thể dục quá sớm

Đây là lời khuyên đúng đắn dành cho các mẹ ở cữ. Nhiều mẹ nôn nóng lấy lại vóc dáng trước kia nên muốn tập thể dục càng sớm càng tốt.

Theo ý kiến bác sĩ, mẹ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, tuyệt đối không tập các bài tập giảm cân, các động tác thể dục mạnh khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Nếu tập thể dục quá sớm, mẹ có thể bị đau lưng, sa tử cung, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng tử cung.

Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm
Tập thể dục sau sinh rất tốt nhưng cần kiêng trong giai đoạn đầu

Như vậy, sau khi sinh, mẹ không nên ngồi xổm để tránh nguy cơ sa tử cung. Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm? Lời khuyên là mẹ nên chờ cho đến khi cơ thể bình phục hoàn toàn, các vết thương lành hẳn và mẹ có thể trở lại sinh hoạt như bình thường. 

 

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.