Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách giảm sự khó chịu khi cho con bú

Vì cơ thể bạn đang ép sữa từ tuyến sữa và tiết ra ở phần núm vú, bên cạnh đó, sau khi sinh, bạn sẽ bị suy giảm nồng độ hóc-môn và có cảm giác lạ lẫm khi cho trẻ sơ sinh bú.

Bạn sẽ cảm thấy ngực mình mềm hoặc cứng và nóng, và cũng có thể bị sưng lên. Bạn nên tiếp tục cho con bú vì đây chỉ là biểu hiện thông thường. Sự căng cứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm bớt khi cơ thể bạn quen dần với việc cho con bú.

Một số cách giảm đau trong giai đoạn này:

  • Tắm nước ấm
  • Đắp gạc ấm lên ngực trước khi cho bú (chẳng hạn một chiếc khăn ngâm nước nóng và vắt khô)
  • Nặn một ít sữa trước khi cho bú. Ngực đầy sữa có thể khiến trẻ ngậm núm vú khó khăn hơn, khiến bé đặt miệng ở sai vị trí, sẽ khó khăn hơn cho bé để bú được sữa, dẫn đến đau nhức mô ngực.

Cho con bú: Cách giảm sự khó chịu

  • Mặc loại áo ngực cho trẻ bú chuyên dụng. Một số phụ nữ ưa chuộng mặc loại này ngay cả vào ban đêm.
  • Cho bé bú mỗi hai đến ba giờ. Đừng né tránh việc cho bú vì cơn đau – càng cho bé bú nhiều, ngực bạn càng thấy dễ chịu hơn
  • Uống thật nhiều nước để giữ cơ thể cân bằng và duy trì sản suất sữa.
  • Luân phiên đổi bên ngực cho bé bú.
  • Đắp gạc mát sau khi cho bú. Hãy thử một túi đá bào hoặc rau quả đông lạnh.
Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

Hồi phục sau sinh rất quan trọng để giúp sản phụ lấy lại sức khỏe, phụ vụ cho việc chăm sóc con nhỏ. Làm thế nào để hồi phục sau sinh tại nhà nhanh chóng? Các mẹ hãy học ngay bí quyết mà Marry Baby chia sẻ trong bài viết này nhé.Hồi phục sau sinh

Các cách hồi phục sau sinh cho thể chất

Một phần thể chất của bạn đã được truyền sang cho thiên thần nhỏ vừa mới chào đời, một phần khác lại bị tiêu hao trong suốt quá trình vượt cạn. Đó là chưa kể đến những biến đổi của cơ thể khi đáp ứng sự “nở nhụỵ khai hoa” của cả hai mẹ con. Do vậy, bạn cần chú ý đến những điểm sau đây để có biện pháp hồi phục cơ thể sau sinh.

1. Tử cung phục hồi sau sinh

Tử cung của bạn sẽ trở lại kích thước như trước khi bạn có thai khoảng 5-6 tuần sau khi sinh. Thời gian chảy máu sau sinh dài ngắn tùy thuộc mỗi người. Một số người có thể bị chảy máu trong khoảng thời gian ngắn từ 2-3 tuần, trong khi một số người khác lại có thể bị chảy máu trong tới 6 tuần sau khi sinh. Tử cung của bạn co lại làm cho sản dịch tiết ra ngày càng ít đi.

Mẹ nên tránh dùng băng vệ sinh loại đặt vào âm đạo trong thời gian sau khi sinh, vì khi đặt loại băng vệ sinh này vào trong âm đạo sẽ tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

2. Quan tâm bầu ngực

Vú của bạn có thể căng tức và đau trong vài ngày sau khi sinh, đó là do vú đang căng sữa. Bạn có thể làm giảm sự khó chịu này bằng cách cho con bú thường xuyên. Nếu bạn không cho con bú thì bạn có thể được cho dùng thuốc làm hạn chế sự tiết sữa. Mặc dù vậy vú bạn vẫn căng cứng và tiết sữa. Bạn có thể khắc phục bằng cách chườm đá để giảm đau tạm thời và sẽ đỡ sưng do căng sữa.Hồi phục sau sinh

3. Vấn đề lưu thông máu

Việc sinh nở luôn kèm theo là sự mất máu. Nếu bạn phải bị rạch âm hộ (thủ thuật làm âm đạo rộng hơn giúp cho việc sinh bé được dễ dàng) hoặc âm đạo bị rách rộng, thì bạn sẽ mất nhiều máu hơn. Sau khi sinh bé, bạn tiếp tục bị mất máu đó chính là sản dịch. Bạn không cần phải lo lắng, bởi vì cơ thể bạn đã tích lũy được thêm máu trong quá trình mang thai.

4. Phục hồi xương chậu sau sinh

Là vùng giữa xương mu của bạn và hậu môn của bạn. Vùng này nên được chăm sóc một cách đặc biệt sau khi sinh để tránh nhiễm trùng, giảm đau và làm vết thương mau lành, đặc biệt nếu bạn phải khâu do âm đạo bị rách hay phải rạch. Chăm sóc sàn khung chậu sẽ giúp lưu thông máu vùng đáy chậu, và giúp cho các cơ sàn chậu được chắc khỏe. Điều này cũng sẽ giúp cho vùng đáy chậu của bạn mau lành và đỡ sưng tấy.

Chườm nóng và lạnh cho vùng đáy chậu có thể làm giảm đau. Quấn khăn bông ở xung quanh để bảo vệ da bạn khỏi nóng quá hoặc lạnh quá. Sau khi đi tiểu, vệ sinh vùng đáy chậu của bạn bằng nước ấm. Nhớ là đổ nước từ đằng trước ra phía trực tràng của bạn.

Sau khi đi vệ sinh, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Mẹ cũng cần tránh sử dụng băng vệ sinh loại đặt vào âm đạo.

5. Tích cực cho con bú

Bạn có biết các bà mẹ cho con bú đều đặn sẽ đốt cháy 300-500 calories mỗi ngày? Đây là một trong những lý do giải thích tại sao việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn có lợi cho vóc dáng của mẹ. Bên cạnh đó, động tác mút vú của bé sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mẹ, nhờ đó mà mẹ có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng trước đây.Hồi phục sau sinh

6. Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh. Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, một thực đơn giàu chất đạm và chất xơ là sự lựa chọn lý tưởng. Hai thành phần này sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho bạn và em bé.

Sau khi sinh, lượng nước mà cơ thể giữ lại trong thời gian mang thai sẽ nhanh chóng bị đào thải, đồng thời khoang bụng bị rỗng đột ngột dễ gây ra chứng táo bón. Do đó, chất xơ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mẹ.

Đừng quên uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây trong giai đoạn này để bổ sung chất lỏng cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn cần một lượng lớn nước cho nhu cầu hấp thu chất xơ và sản xuất sữa mẹ. Bên cạnh đó, các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc rất giàu chất xơ, khiến bạn no lâu mà lại ít calories. Do đó, bạn sẽ ít có cảm giác thèm ăn vặt cũng như ăn uống điều độ hơn giữa các bữa ăn.

7. Siêng năng tập thể dục

Có không ít chị em trong thời gian ở cữ chỉ nằm một chỗ, hạn chế đứng lên, đi lại vì nghĩ rằng như thế sẽ mau hồi phục sức khỏe. Đây quả là một quan niệm sai lầm. Cơ thể thiếu vận động sẽ trở nên ù lì, uể oải, đồng thời sản dịch không được giải phóng ra bên ngoài còn có thể gây viêm tắc tĩnh mạch, đông máu cùng nhiều biến chứng hậu sản khác.

Sau khi sinh, chị em nên chủ động đi lại nhẹ nhàng hoặc làm những việc nhà đơn giản. Khi vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ đã lành, mẹ có thể bắt đầu việc tập thể dục với cường độ cao hơn như đi bộ nhanh hoặc tập các bài tập làm săn chắc cơ vùng chậu. Tuy nhiên, trong suốt thời gian ở cữ, mẹ cần tránh mang vác nặng để hạn chế nguy cơ bị sa tử cung sau sinh.

Một mẹo nhỏ giúp mẹ đỡ “ngán” khoảng thời gian luyện tập là chia nhỏ thời gian tập luyện trong ngày thành 2-4 lần tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân. Bằng cách này, việc tập thể dục không chỉ giúp làm săn chắc các cơ bắp bị chảy xệ sau khi sinh mà còn khiến tinh thần của bạn trở nên thoải mái hơn. Cần nhớ rằng cho dù bạn có nôn nóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh đến thế nào đi nữa, không được ép cơ thể vào một chế độ ăn kiêng và tập thể dục hà khắc vì sẽ dễ khiến bản thân rơi vào tình trạng kiệt sức, đồng thời làm giảm chất lượng sữa, thậm chí mất sữa.Hồi phục sau sinh

Cách khôi phục sau sinh “chuyện ấy”

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ ít nhiều có những biến đổi không mong muốn. Cộng thêm sự mất ngủ để chăm con cùng hàng loạt nỗi lo chực chờ xuất hiện về thành viên mới của gia đình, nhiều chị em phụ nữ đã phải vật lộn vô cùng vất vả trên quỹ đạo quay lại tâm trạng vui tươi và thoải mái mỗi khi “lâm trận” trước khi mang thai. Thật ra, nếu thật sự biết cách và có quyết tâm đủ lớn, bạn sẽ thấy mọi chuyện cũng không đến nỗi quá “nan giải”. Dưới đây là các  cách hồi phục sau sinh nhanh về “chuyện ấy” cho các chị em.

1. Tạo tâm trạng thoải mái

Nếu bạn không cảm thấy mình quyến rũ, hãy thoải mái và suy nghĩ rằng sau khi sinh con, bạn luôn phải đối mặt với tình trạng làn da kém sức sống, chảy xệ và khó kiểm soát trọng lượng. Bạn nên chấp nhận điều đó và coi đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Việc tăng cân sẽ tạo nên mặc cảm, từ đó thiếu tự tin trong quan hệ với chồng.

Nhiều phụ nữ sau sinh thường rất lo lắng về trọng lượng cơ thể của mình và điều này có thể trở thành nguyên nhân khiến cho chị em mặc cảm về thân hình của mình, dần dần có thể dẫn đến tâm lý ngại “gần gũi” chồng và thậm chí là lãnh đạm trong chuyện tình dục. Vậy nên các chuyên gia tâm lý, cũng như các chuyên gia về tình dục học đưa ra lời khuyên bạn nên rũ bỏ tâm lý e ngại về chuyện này vì tăng cân sau sinh dường như được xem là “quy luật” của cuộc sống.Hồi phục sau sinh

2. Nội y mới

Bạn hãy đi mua sắm cho mình một vài món đồ lót mới, bởi cơ thể bạn thay đổi từ trước khi sinh và việc sử dụng những món đồ lót mới sẽ giúp bạn thành công khi quay trở lại “gần gũi” với chồng. Bạn có thể mua đồ lót một hoặc hai mảnh mà bạn cảm thấy phù hợp với cơ thể của bạn và tiếp tục thay đổi trong những tháng tới. Bất ngờ, một thời điểm nào đó khi buổi chiều hoặc khi em bé đã ngủ, bạn mặc bộ đồ lót mới đó, trong căn phòng tràn ngập ánh nến và đầy sự lãng mạn để “lôi kéo” chồng mình và.

3. “Xung trận”

Trong suốt thời gian mang thai và sinh con, dường như bạn không thể gần bên chồng. Hãy làm chồng bạn ngạc nhiên và hứng thú với khả năng chăn gối của bạn. Bạn nên chủ động tìm hiểu thêm về các tư thế mới để làm chồng mình bất ngờ. Bạn nên thẳng thắn cùng chồng thử nghiệm những tư thế quan hệ đó. Đàn ông thường thích sự mới lạ và điều này càng đặc biệt hiệu quả trong chuyện chăn gối. Bạn nên nhớ rằng đôi khi màn dạo đầu tuyệt vời còn thú vị hơn tất cả các hành động.Hồi phục sau sinh

4. Nghỉ ngơi, gặp gỡ bạn bè

Thiếu ngủ là lý do làm cho bạn bị stress, căng thẳng và chắc chắn sẽ gây nên những hệ luỵ xấu đến “chuyện ấy” của vợ chồng bạn. Mặc dù nuôi con nhỏ khiến cho quỹ thời gian của bạn rất eo hẹp nhưng bạn vẫn nên bố trí và sắp xếp thời gian biểu của mình thật hợp lý để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ. Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê người giữ trẻ và thỉnh thoảng ra ngoài gặp gỡ bạn bè, người thân để tạo cho cuộc sống của bạn thêm thú vị và giảm được vấn đề stress sau sinh.

Tăng cường gặp gỡ bạn bè là một liệu pháp giải toả tâm lý hiện được nhiều chuyên gia khuyến khích phụ nữ sau sinh áp dụng.

5. Cách phục hồi cô bé sau sinh

Sản phụ cần luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa hoặc nấu lá trầu không lên, dùng nước này để xông và rửa vùng kín. Lá trầu không có các hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên giúp làm sạch và khử mùi, bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn. Đồng thời lá trầu không cũng có thể giúp làm giảm thâm vùng kín và khiến vết thương ở tầng sinh môn mau lành.

[inline_article id=87867]

Bé yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh chính là cột mốc đánh dấu một chương mới tràn đầy hạnh phúc của cả gia đình. Do đó, mẹ cần mau chóng hồi phục cả về thể chất lẫn tâm lý để sẵn sàng cùng ba đắp xây tổ ấm ngọt ngào của cả nhà nha mẹ.

Marry BaBy

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

4 điều không mong đợi sau khi sinh con

Tâm trạng xấu
Chịu quá nhiều áp lực khi mang thai và sinh con có thể để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn. Trong những ngày đầu sau khi sinh con, tâm trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn những gì đã hình dung trước đó. Bạn có thể khóc hạnh phúc khi ngắm con yêu xinh xắn của mình, nhưng cũng có nhiều lần khóc vì tủi thân hay vì những cơn đau còn âm ỉ. Làm quen với vai trò mới không hề dễ dàng gì, bạn lo lắng đủ thứ, từ chuyện con có bú đủ không đến chuyện con đi tè mỗi ngày mấy lần. Đây chính là nguyên nhân khiế bạn khó mà duy trì được tâm trạng phơi phới, vui tươi.

Giải quyết tình trạng này như thế nào? Trước hết, hãy tin tưởng vào bản thân rằng bạn là một người mẹ tuyệt vời. Chia sẻ với ông xã rằng bạn đang cảm thấy ra sao và mong chờ gì ở anh ấy. Có những điều tốt hơn là nên nói ra bạn nhé, đừng ấp ủ, chịu đựng trong lòng. Bạn vừa làm nên một điều kỳ diệu và xứng đáng được yêu thương, trân trọng. Hãy nhờ anh ấy trông con để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Nên nhớ lúc này sữa mẹ là cực kỳ quan trọng với em bé nên bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có nguồn sữa dồi dào.

Sau khi sinh con
Sau khi sinh con, ngoài việc chăm sóc bé, bạn cũng cần chăm sóc chính bản thân mình, nghỉ ngơi nhiều để tránh bị stress

Thân nhiệt lúc lên lúc xuống
Đây là một hiện tượng mà rất nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Có thể bạn cảm thấy không khỏe nhưng bản thân cũng không biết tại sao là do sự thay đổi thân nhiệt cơ thể đột ngột của các bà mẹ vừa mới sinh con. Bạn có thể cảm thấy lạnh, mặc áo ấm vài phút sau đó lại nóng nực, cởi bỏ nó ngay. Điều này gây nên cảm giác xáo trộn và khó chịu, nhất là những người nhạy cảm.

Nguyên nhân lý giải là do khi mang thai, hormone của bạn đã thay đổi khá nhiều và giờ cũng đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Điều này gây ra việc nhiệt độ cơ thể tăng và giảm diễn ra nhanh chóng.

Đừng lo lắng. Tình trạng này sẽ sớm kết thúc chỉ trong 1 hay 2 tuần sau sinh. Bạn chỉ cần “lạnh mặc áo, nóng cởi ra” – nghĩa là lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của cơ thể mình mà thôi.

Sưng phù
Tình trạng sưng chân, mắt cá chân, tay, ngón tay hay mặt sau khi sinh con thường gặp ở phụ nữ sinh con có can thiệp hoặc phải truyền dịch. Dư lượng các chất đưa vào cơ thể có thể khiến một số nơi nói trên sưng lên. Một vài động tác vận động nhẹ nhàng như đi qua lại, nâng nhẹ tay chân có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy.

Thân thể nặng nề
Thật chẳng vui chút nào khi thấy phần bụng vẫn to như cũ, cánh tay to vì lớp mỡ tích tụ, vòng 3 cũng không gọn gàng… Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không thể lấy lại vóc dáng chỉ trong vài tháng sau sinh. Lúc này, điều quan trọng nhất là mẹ và bé được khỏe mạnh, bạn có nguồn sữa dồi dào để nuôi con. Đừng vội vắt kiệt sức trong những bài tập nặng nhé!

 

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Mách mẹ cách chọn áo ngực cho con bú

Những tiêu chí đầu tiên để chọn lựa một chiếc áo ngực tốt khi bầu bí và cho con bú là: sự thoải mái, tính tiện lợi, chất liệu vải, độ cúp vừa vặn có thể nâng đỡ được cơ thể. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quên chọn những loại có kiểu dáng đẹp để thêm điệu đà cho chính mình. Thường những chiếc áo này được thiết kế đặc biệt giúp các chị em có thể dễ dàng tháo rời phía trước bằng một tay để thuận tiện trong việc cho con bú.

Mời các bạn xem một số mẫu áo ngực chuyên dụng cho con bú của nhãn hiệu Bravado chuyên về nội y đã được yêu chuộng trên thế giới.

áo ngực cho con bú: Mách mẹ cách chọn

áo ngực cho con bú: Mách mẹ cách chọn

ao_nguc_cho_con_bu_2

ao_nguc_cho_con_bu_3

ao_nguc_cho_con_bu_4

ao_nguc_cho_con_bu_5

ao_nguc_cho_con_bu_48

ao_nguc_cho_con_bu_49

Vicky

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

6 bí quyết sống vui vẻ cho mẹ sau sinh

Nghỉ ngơi hợp lý:
Bí quyết sống vui vẻ đầu tiên là dành thời gian nghỉ nơi hợp lý. Ai ai cũng đều cần phải nghỉ ngơi để lấy lại sức. Đừng cảm thấy tội lỗi nếu bạn dành thời gian đi ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc cuộn tròn trong chăn ấm ngấu nghiến một quyển sách hay. Khi quay về thực hiện nghĩa vụ làm mẹ, bạn sẽ cảm thấy trong người khoẻ khoắn, phục hồi sinh lực để sẵn sàng ứng phó với bất kỳ một rắc rối nào mà những đứa con đáng yêu của mình mang tới!

Đặt ra tiêu chuẩn riêng của bạn
Làm mẹ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiếp thu nhiều lời khuyên bảo khác nhau. Rõ ràng bạn sẽ lắng nghe ý kiến của nhà chồng, bạn bè và cả người dưng nước lả, hoặc bạn có thể tìm đọc cả núi ấn phẩm báo chí làm cha làm mẹ nhan nhản trên thị trường. Tất cả sẽ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn chính xác nên làm những gì để nuôi dạy con cái. Rốt cuộc thì bạn rất dễ có nguy cơ bị “bội thực”. Sự thật là trẻ con không phải là một thiết bị máy móc mà cần đến hướng dẫn sử dụng để vận hành. Bạn có biết bất kỳ bà mẹ nào khi sinh ra đều được Tạo hóa ban tặng bản năng làm mẹ. Chìa khóa thành công giúp mang lại hạnh phúc cho các bà mẹ là hãy để bản năng làm mẹ mách bảo và phớt lờ hết mọi cái còn lại.

Kết bạn với các bà mẹ khác
Một chỗ dựa tinh thần nhỏ không đủ gây tổn hại đến ai cả, và chỉ có người cũng làm mẹ mới có thể đồng cảm và hiểu rõ cuộc sống của bạn là như thế nào. Hãy trò chuyện với những bà mẹ cũng thực sự có cùng nhu cầu được chia sẻ như bạn, dù đó chỉ là một người bạn quen trên mạng. Điều này sẽ giúp giảm bạn stress và vững tin rằng bạn không hề cô đơn trên con đường làm mẹ đầy chông gai này.

Biết ưu tiên
Có quá nhiều nhiệm vụ mà một người mẹ phải gánh vác bất kể mọi lúc mọi nơi. Do đó, để làm một người mẹ hạnh phúc, bạn phải bắt đầu biết ưu tiên làm việc nào trước, việc nào sau. Hãy dành vài phút mỗi buổi sáng để lên danh sách ba đến bốn công việc mà bạn phải làm trong ngày. Và dành những việc còn lại cho ngày hôm sau. Vì nếu bạn cứ tất tả, quay cuồng làm từ việc này đến việc nọ hết 24 giờ trong ngày rồi hết 7 ngày trong tuần thì bạn đã bỏ lỡ điều tuyệt vời nhất của việc làm mẹ: được nhìn thấy con trẻ lớn lên từng ngày và trở thành những con người phi thường!

Chia sẻ trách nhiệm
Một trong những bí quyết sống vui vẻ của mẹ là biết chia sẻ trách nhiệm. Bạn có thể san sẻ bớt gánh nặng chăm sóc con cái cho chồng, bà nội, bà ngoại hoặc bạn bè của bạn. Đừng nghĩ mình có lỗi gì cả, và cũng đừng nghĩ rằng bạn ôm đồm tất cả mọi việc là tốt nhất cho bé. Vì tiếp xúc với những người thân cho bé cơ hội gắn kết và phát triển tích cực những kỹ năng xã hội hẳn là sẽ tốt hơn.

6 bí quyết sống vui vẻ cho mẹ sau sinh
Hãy để chàng chia sẻ với bạn để giải tỏa bớt áp lực

Theo đuổi sở thích cá nhân
Mặc dù việc làm mẹ chắc chắn là một công việc toàn thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hết mọi thứ mà bạn yêu thích. Một bí quyết sống vui vẻ là cứ chiều theo sở thích và hoạt động cá nhân của bạn như một cách để cân bằng cuộc sống sau khi sinh. Điều này không những khiến bạn vui hơn, mà còn giúp bạn trở thành một tấm gương tốt cho con trẻ. Biết đâu bạn có thể truyền cảm hứng cho bé noi theo bạn thì sao?

Nếu đã là một người mẹ thì cũng như bao bà mẹ khác, bạn đều dành hết quỹ thời gian cho cục cưng bé bỏng của mình, nhưng cũng không vì đó mà bỏ bê bản thân mình, bạn nhé. Một người mẹ hạnh phúc thì con cái cũng hạnh phúc. Vì vậy hãy tranh thủ thời gian tự chăm sóc mình vì bé yêu của bạn sẽ cám ơn bạn vì điều đó!

 

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

Chia sẻ của chị T, một bà mẹ có kinh nghiệm sau hai lần sinh nở: “Mỗi lần tới bệnh viện mình đều chứng kiến những cảnh các sản phụ sinh cùng ngày với mình đến tái khám đi không nổi phải có người dìu dắt. Chốc chốc lại nghe tiếng bác sĩ vọng ra từ phòng khám: “Sao mà chị để nhiễm trùng vậy?”… Mình ngồi tâm sự với vài chị đang sụt sùi nước mắt mới biết được là do kiêng cữ sau sinh, người lớn ở nhà không cho tắm gội hơn 2 tuần nay, thậm chí không cho bước xuống giường, mọi việc ăn ở, vệ sinh đều thực hiện tại giường”.

Kiêng cữ sau đẻ mổ: Kiêng tắm gội, chải răng

Quan niệm xưa cho rằng sau khi sinh nên để cho lỗ chân lông khít lại, nếu tắm quá sớm sẽ bị nổi gân xanh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ dễ bị sởn gai ốc.

Ngày nay bác sĩ và các chuyên gia cho rằng không nên kiêng tắm gội vì sau khi sinh cơ thể mẹ đã tiết rất nhiều mồ hôi, những bã nhờn cộng với bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông, rất dễ gây bệnh. Tắm gội sớm có thể làm sạch da, loại bỏ lớp bào chết và những bã nhờn bám đọng lại trên bề mặt da có thể khiến máu lưu thông tốt hơn, cơ thể sảng khoái hơn.

Các mẹ chỉ cần lưu ý tắm nhanh chóng bằng nước ấm ở nơi kín gió. Nếu sinh thường chị em có thể tắm sau sinh 1 ngày. Nếu sinh mổ phải kiêng khoảng 2-3 ngày khi vết mổ đã lành là có thể tắm được.

Việc kiêng chải răng sau sinh cũng không cần thiết vì phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé

Kiêng sinh hoạt

Quan niệm xưa cho rằng kiêng cữ sau sinh bao gồm cả việc đi lại, khuân vác đồ nặng, kiêng ngồi, kiêng xem tivi, gọi điện thoại, xỏ kim do sợ sau này bị đau lưng, ù tai, mờ mắt…

Tuy nhiên y học hiện đại cho rằng kiêng cữ sau khi sinh dẫn đến mọi sinh hoạt dù lớn dù nhỏ đều chỉ vòng quanh chiếc giường nhỏ là cực kỳ nguy hiểm, vì việc đó sẽ khiến vết cắt tầng sinh môn lâu lành, dễ nhiễm trùng. Vận động sau khi mổ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, táo bón và bí đái. Thị lực của mẹ cũng không bị ảnh hưởng trước và sau khi sinh nếu mẹ biết cân đối thời gian chăm con và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý để tránh trầm cảm.

Kiêng ăn uống

Kiêng cữ ăn uống sau khi sinh là vẫn là chuyện khá mâu thuẫn giữa quan điểm xưa và nay. Các sản phụ xưa phải kiêng khem đủ thứ trong chuyện ăn uống, kiêng bắp cải, thịt bò, rau muống, cá biển trái cây… vì sợ “cửa mình” không thể khép như lúc chưa mang thai. Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh mẹ nên ăn uống đủ chất và đa dạng về thực đơn dinh dưỡng,chỉ nên kiêng các đồ ăn cay, nóng hay chất kích thích để đủ sữa cho con và nhanh hồi phục về thể chất.

Kiêng cữ sau đẻ mổ: Kiêng “chuyện ấy”

Quan niệm xưa cho rằng phải kiêng tiếp xúc với chồng vì điều này sẽ đem lại sự xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng chuyện ấy đến 3 tháng 10 ngày. Thật ra đối với “chuyện ấy”, thì sau sinh từ 6-8 tuần, phụ nữ có thể “yêu” trở lại. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh chuyện chăn gối đã ít nhiều thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, dẫn đến khó khăn trong chuyện chăn gối… Chỉ cần lưu ý nhẹ nhàng và dạo đầu nhiều hơn

Còn rất nhiều những quan niệm kiêng cữ sau sinh chưa có cơ sở khoa học như nằm than, ăn cơm cá kho mặn, không chạm vào cây roi, lá dâu vì sẽ mất sữa… mà chúng ta thường nghe nói đến… Tuy nhiên, chị em nên chọn lọc những quan điểm kiêng cữ đúng cách, để hạn chế những hậu quả không hay xảy ra. Chúc các mẹ vui khoẻ sau sinh!

Minh Trang