Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sinh mổ

Sinh mổ bụng to phải làm sao là một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ sau sinh. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho mẹ trên hành trình giảm vòng bụng và tìm lại vóc dáng thon gọn một cách an toàn.

Sinh mổ bụng to phải làm sao? So với mẹ sinh thường, mẹ sinh mổ sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Chế độ chăm sóc mẹ sinh mổ cũng thật cẩn trọng, đòi hỏi có những khắt khe riêng để vết thương mau lành. Việc giảm cân sau sinh vì vậy càng không thể gấp gáp.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Nguyên nhân bụng to sau sinh

Nhiều mẹ lầm tưởng sau khi em bé chào đời, cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại như trước sinh. Thực tế, 6 tháng sau sinh, một số mẹ bụng vẫn còn to trông giống như khi mang thai. 

Trước khi tìm hiểu giải pháp sinh mổ bụng to phải làm sao, MarryBaby mời mẹ cũng tìm hiểu tại sao bụng to sau sinh.

1. Tử cung cần thời gian trở lại kích thước ban đầu

Tử cung chính là “ngôi nhà” nuôi dưỡng em bé trong 9 tháng 10 ngày từ khi con chỉ là một hạt vừng bé xíu cho đến khi lớn bằng quả dưa hấu. Và sau khi em bé chào đời, bất kể bằng phương pháp sinh thường hay mổ, tử cung sẽ dần co lại để trở về kích thước ban đầu. Quá trình phục hồi này sẽ mất khoảng 6-8 tuần và có thể lâu hơn nếu mẹ bị sót nhau. Trong thời gian đó, bụng mẹ vẫn chưa thể thu nhỏ do tử cung vẫn đang trong quá trình co hồi.

2. Sinh mổ bụng to phải làm sao: Bụng to do tách cơ bụng sau sinh

Một nguyên nhân khiến bụng to sau sinh mổ là do cơ bụng bị tách (xổ bụng sau sinh). Đây là tình trạng 2 dải cơ lớn song song ở giữa bụng bị tách ra. Với một số sản phụ, các cơ có thể bị căng ra đến mức khó trở lại như trước.

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Nếu tách cơ bụng quá rộng thì phẫu thuật được xem là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ mỡ thừa. Tuy nhiên phương pháp này vừa tốn kém lại tiềm ẩn rủi ro. Do đó mẹ cần tham khảo y kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. 

Tách cơ bụng sau sinh

3. Thoát vị thành bụng sau sinh mổ

Nếu thắc mắc sinh mổ bụng to phải làm sao, mẹ cần biết liệu việc này có liên quan đến chứng thoát vị thành bụng sau sinh mổ hay không. 

Dấu hiệu của chứng thoát vị chính là một khối mô phình ra từ vùng sẹo vết mổ hoặc xung quanh vết mổ. Triệu chứng này có thể xảy ra khoảng 3-6 tháng sau sinh mổ hoặc có thể xuất hiện sớm hơn. 

Thoát vị thành bụng sau sinh mổ có thể bị hiểu nhầm chỉ là triệu chứng trong quá trình phục hồi vết thương sau ca sinh mổ. 

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị thoát vị thành bụng sau sinh mổ:

  • Bụng phình to, dễ thấy nhất khi ho, đứng thẳng hoặc mang vác vật nặng.
  • Cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc táo bón nếu tình trạng thoát vị làm ruột non rời khỏi vị trí, gây khó khăn cho hoạt động của nhu động ruột.
  • Đau bụng hoặc khó chịu đi kèm với tình trạng bụng phình to.

Nghiên cứu cho thấy cứ 1.000 mẹ sinh mổ thì có 2 mẹ mắc hội chứng này và cần được phẫu thuật trong vòng 10 năm sau sinh.

Như vậy, sinh mổ bụng to phải làm sao? Nếu có những dấu hiệu thoát vị như trên, mẹ nên đi gặp bác sĩ để điều trị.

Tại sao mẹ sinh mổ cần thời gian lâu hơn để giảm mỡ bụng

Nếu mẹ sinh thường chỉ mất khoảng 6-8 tuần sau sinh là có thể bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng thì mẹ sinh mổ phải mất gấp đôi thời gian này hoặc lâu hơn cho các bài tập. Bởi mẹ cần phải tịnh dưỡng để vết mổ lành hẳn. 

Đây chính là một bất lợi đối với việc giảm mỡ bụng. Vì thời gian càng kéo dài thì càng khó tìm lại vòng 2 như mong muốn do lớp mỡ không còn mềm như lúc mới sinh. Thêm nữa, vòng 2 cũng đã định hình. Việc giảm mỡ sẽ hiệu quả hơn ở thời điểm sau sinh vài tuần khi lớp mỡ còn mềm và vùng bụng đang trong quá trình hồi phục.

Khi nào mẹ có thể tiến hành giảm mỡ bụng sau sinh

Vùng bụng chùng nhão, nhiều mỡ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin của mẹ. Vì vậy mẹ vội vàng tìm đến cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ từ tập luyện nặng cho đến uống thuốc giảm cân. Nhưng nếu mẹ biết tác hại của thuốc giảm cân thì chắc chắn mẹ sẽ không dám “đụng” đến phương pháp làm đẹp này. 

Mặt khác, việc tập luyện với cường độ cao quá sớm có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Nếu sức khỏe ổn định, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thời điểm thích hợp cho các bài tập giảm mỡ bụng sau sinh mổ.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Cách giảm vòng bụng sau sinh

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Dưới đây là một số cách giảm mỡ sau sinh vừa an toàn lại hiệu quả.

Giảm cân bằng nước vì uống nhiều nước giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. 

– Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là cách giúp mẹ giảm cân, từ đó mà vòng 2 thon gọn hơn. Khi cho con bú, cơ thể sẽ đốt cháy trung bình 250 đến 500 calo mỗi ngày do cần năng lượng nhiều hơn phục vụ cho quá trình tiết sữa. 

Sinh mổ bụng to phải làm sao? Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khoa học sẽ rất có lợi trong việc giảm mỡ tích trữ sau sinh và cải thiện sức khỏe cho mẹ. Mẹ nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ sẽ giải phóng cortisol trong cơ thể. Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng có liên quan đến việc gây bụng to sau sinh. 

Chườm bụng với muối nóng (lưu ý thời gian phù hợp áp dụng cho mẹ sinh mổ).

Giảm cân bằng chế độ ăn uống khoa học.

Sử dụng nịt bụng để định hình cơ bụng, giảm sồ sề.

– Tập bài tập giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh mổ.

Sinh mổ bụng to phải làm sao: Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sau sinh mổ

Với những thông tin chia sẻ trên đây, có lẽ mẹ đã biết sinh mổ bụng to phải làm sao. 40 tuần thai kỳ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vóc dáng của mẹ. Điều quan trọng là mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng những cách giảm mỡ an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, mẹ cần nhận ra khi nào bụng to là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng để can thiệp y khoa kịp thời.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.