Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Tại sao bà đẻ bị đau đầu? Mẹ bỉm lưu ngay những cách giảm đau đơn giản sau

Đau đầu do mệt mỏi, căng thẳng hay sự thay đổi hormone thường xảy ra trong giai đoạn sau khi sinh và chúng có thể được kiểm soát bằng những phương pháp đơn giản như nghỉ ngơi, uống đủ nước hay tránh những tác động từ môi trường. Nhưng trước tiên, bạn cần biết lý do tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu?

Tại sao sau sinh bà đẻ bị đau đầu

1. Tiền sản giật sau sinh khiến bà đẻ bị đau đầu

Tiền sản giật sau sinh có thể làm bạn đau đầu dữ dội kèm theo đau bụng, buồn nôn, thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện. Lúc này bà đẻ bị đau đầu ở 2 bên và sẽ trở nên nặng hơn nếu mẹ bỉm gắng sức hoạt động.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

2. Máu tụ dưới màng cứng 

Đây là một tác dụng phụ không mong muốn sau khi bạn được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng khi sinh em bé. Bạn có thể đau đầu dữ dội trong vòng 72 giờ sau ca phẫu thuật và đặc biệt khi bạn ngồi hoặc đứng thẳng. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, nôn, cứng cổ, thay đổi thị lực và thính giác.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu, nhưng đa số các trường hợp chỉ đau đầu nhẹ sẽ có thể áp dụng các cách dưới đây để giảm đau đầu sau sinh. Các trường hợp bà đẻ bị đau đầu dữ dội hoặc đau liên tục trong một thời gian dài cần gặp bác sĩ ngay để được chữa trị nhé.

3. Bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng 

bà đẻ bị đau đầu do căng thẳng

Mức độ đau đầu có thể từ nhẹ đến trung bình, bắt đầu từ cổ và lan toàn bộ vùng đầu. Cơn đau sẽ kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn và thậm chí lên đến một tuần. Ngoài đau đầu do căng thẳng, các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau đầu là do mất ngủ hay thiếu ngủ, căng cơ hoặc cơ thể thiếu nước.

Mẹ bỉm bị đau đầu có thể do nội tiết tố thay đổi sau sinh. Các yếu tố môi trường cũng có thể là một nguyên nhân khiến bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Stress sau sinh mổ, vấn đề nhiều mẹ bỉm cần tìm cách vượt qua

Cách làm giảm đau đầu sau sinh

1. Phương pháp chườm nóng lạnh

1.1. Chườm lạnh

Khi gặp phải cơn đau nửa đầu, bạn hãy chườm một chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh lên trán trong vòng 15 phút. Biện pháp này sẽ giúp làm hẹp các mạch máu và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm, từ đó giảm nhẹ chứng đau đầu.

1.2. Chườm ấm

Đây là cách làm giảm đau đầu sau sinh hiệu quả với những cơn đau xuất phát do căng thẳng. Bạn hãy đặt một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán cũng như khu vực gáy. Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đó, dần dần cảm giác nhức mỏi sẽ giảm bớt.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Túi chườm nóng và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe 

2. Nghỉ ngơi và hạn chế tác động từ môi trường

– Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều
Bà đẻ bị đau đầu nên nghỉ ngơi nhiều

Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ sau sinh là một trong những lý do phổ biến khiến bà đẻ bị đau đầu. Bạn cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động liên tục. Điều này giúp các cơ quan trong cơ thể có thời gian điều hòa và phục hồi năng lượng để phục vụ các hoạt động thường ngày tốt hơn, nhờ đó bạn cũng sẽ giảm đau đầu đi rất nhiều.

– Hạn chế ánh sáng, âm thanh

Ánh sáng quá mạnh hay âm thanh quá lớn có thể khiến bạn đau đầu. Do đó, khi chuẩn bị ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn cần tắt hết những thiết bị chiếu sáng, kéo rèm cửa, vặn nhỏ âm thanh từ các thiết bị nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể.

3. Xoa bóp hoặc bấm huyệt 

Việc massage cổ và vùng thái dương trong vài phút sẽ làm giảm đau đầu do căng thẳng. Bà đẻ bị đau đầu cũng có thể thử bấm huyệt bằng cách tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái sau đó ấn vào. Các cách này sẽ giúp bạn dễ chịu và đỡ đau đầu hơn phần nào.

4. Thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú 

Khi các phương pháp trên vẫn không giúp bạn hết đau đầu thì thuốc sẽ là lựa chọn cuối dành cho bạn. 

Tuy nhiên bác sĩ sẽ rất hạn chế kê thuốc đau đầu cho phụ nữ cho con bú. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ và em bé. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tùy ý mà nên hỏi ý kiến bác sĩ trước  nhé. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ và chỉ định phác đồ dùng thuốc phù hợp cho bà đẻ bị đau đầu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

5. Bà đẻ bị đau đầu cần bổ sung nước

5.1. Uống nhiều nước 

Bởi vì tình trạng mất nước sẽ cơ thể mất sức và dễ khiến cơn đau đầu trầm trọng hơn. Do vậy, bạn nên bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể bằng việc uống nước, nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và rau quả giàu nước.

>> Xem thêm: Sau sinh uống nước đá được không? Mẹ hãy cẩn thận

5.2. Uống trà gừng nóng

Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng
Bà đẻ bị đau đầu nên uống trà gừng nóng

Củ gừng có tác dụng chống viêm giảm đau hữu hiệu với bà đẻ bị đau đầu. Bạn hãy lấy một tép gừng, đập giập, chế nước sôi và chờ trong 5 phút rồi thưởng thức. Bạn có thể uống từng ngụm nhỏ để gừng phát huy tác dụng nhé.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Bà đẻ uống nước gì cho mát? Gợi ý 10 thức uống cho mẹ sau sinh

Khi nào bà đẻ bị đau đầu cần gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm đau hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ nhiều ngày
  • Đau đầu khi bạn thay đổi tư thế sinh hoạt
  • Đau đầu sau khi hoạt động thể chất
  • Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, căng cơ, gặp vấn đề trong nhận thức, nhìn không rõ.

[inline_article id =254781] 

Tình trạng bà đẻ bị đau đầu có thể cải thiện bằng những cách đơn giản đã nêu trên. Trong trường hợp mẹ bỉm đau đầu dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị nhé. 

 

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

Phụ nữ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Bài viết này MarryBaby sẽ đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng khiến bạn phải “cảnh tỉnh”. Bởi vì khóc nhiều khiến cho nhiều chị em sau sinh thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực. 

Những nguyên nhân sản phụ hay khóc sau sinh

Trước khi tìm hiểu vấn đề mẹ bỉm sữa khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không; chúng ta cần hiểu ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu.

1. Áp lực khi lần đầu làm mẹ

Theo NCT – Tổ chức từ thiện hàng đầu của Vương quốc Anh dành cho cha mẹ; có không ít phụ nữ cảm thấy choáng ngợp và áp lực trong những ngày đầu làm mẹ. Bên cạnh đó, sự mất ngủ, mệt mỏi, kiệt sức vì chăm sóc con cũng làm gia tăng cảm xúc tiêu cực. Những điều này rất bình thường vì các bạn đang dần làm quen với trách nhiệm mới nên còn nhiều khó khăn. 

>> Xem thêm: Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua

2. Thay đổi nội tiết tố

Kidshealth – một trang sức khỏe trẻ em của Nemours cho biết; phụ nữ sau sinh hay khóc là do sự thay đổi hormone xảy ra trong cơ thể. Lượng hormone estrogen và progesterone trong quá trình mang thai đột ngột giảm xuống khiến tâm trạng thay đổi. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh và sẽ tự khỏi không cần điều trị bằng phương pháp y khoa.

>> Xem thêm: Bổ sung nội tiết tố nữ sau sinh như thế nào cho mẹ bỉm sữa?

3. Ảnh hưởng cảm xúc bởi những người xung quanh

Trong những ngày đầu làm mẹ, có thể những áp lực và stress sau sinh có thể khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh như chồng, ba mẹ, người thân… Nếu chồng và người thân không quan tâm đến mẹ bỉm thì sẽ khiến cô ấy cảm thấy tủi thân và khóc ngay.

Vậy mẹ bỉm sữa khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh 

Sản phụ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không?

khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không
Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không?

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không là điều rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm đến. Dưới đây là 3 ảnh hưởng lớn có thể gây hại đến mẹ bỉm, em bé và gia đình.

1. Ảnh hưởng đến người mẹ

  • Khóc nhiều là một trong các dấu hiệu gợi ý có rối loạn trầm cảm, đặc biệt khi kết hợp với nhiều triệu chứng khác. Ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận, cảm thấy thiếu tự tin về bản thân, nặng hơn là những suy nghĩ làm tổn thương cả bản thân người mẹ và em bé. 
  • Trường hợp mẹ có rối loạn trầm cảm nhưng không được điều trị sẽ kéo theo một số hệ lụy khác liên quan đến tăng nguy cơ sử dụng các chất như rượu, thuốc lá, lo âu; thường  than phiền đau nhức cơ thể, khó lấy lại cân nặng.
  • Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hay xã hội cũng gặp nhiều vấn đề hơn, chất lượng cuộc sống giảm xuống.

>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

2. Mẹ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng đến em bé 

Bên cạnh những ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý và sức khỏe của người mẹ; thì mẹ khóc nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. 

  • Khi mẹ khóc nhiều, ở trạng thái căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa của người mẹ. Vì thế, quá trình phát triển thể chất của em bé trong những ngày đầu đời cũng bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cho thấy những trẻ có mẹ bị trầm cảm sẽ tăng ít cân và bị thấp còi nhiều hơn so với trẻ có mẹ sức khỏe tinh thần ổn định. 
  • Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ tiêu cực rõ ràng giữa các triệu chứng trầm cảm sau sinh của mẹ và sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ cũng như hành vi của trẻ nhỏ. Trẻ có các vấn đề về sức khỏe chung nhiều hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn so với trẻ không có mẹ bị trầm cảm.

>> Xem thêm: Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

3. Ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng 

  • Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Điều này sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên nặng nề. Vì thế, mâu thuẫn giữa vợ chồng cũng bắt đầu xảy ra nhiều và căng thẳng hơn.
  • Ngoài ra, khi những mâu thuẫn trong gia đình tăng lên và khó giải quyết thì nguy cơ dẫn đến tan vỡ hôn nhân cũng xuất hiện. 

Như vậy, bạn đã biết được câu trả lời khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không rồi đúng chưa? Khi đã hiểu rõ những tác hại của việc khóc nhiều của mẹ bỉm sữa; chúng ta cần tìm cách giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

>> Bạn có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Cách giúp mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực sau sinh

Khi đã biết khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không; chúng ta cần phải biết cách giúp phụ nữ sau sinh vượt qua những cảm xúc tiêu cực.

Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không
Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Cách giúp mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực sau sinh

1. Với chồng và người thân

  • Chồng và người thân nên giúp cho mẹ bỉm sữa chăm sóc trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Thường xuyên động viên chia sẻ với mẹ bỉm sữa để tinh thần cô ấy tốt hơn. Đặc biệt là anh xã phải luôn biết quan tâm, lo lắng, động viên vợ trong suốt quá trình chăm sóc con. Điều này là cách chồng giúp mẹ bỉm sữa vượt qua cảm xúc tiêu cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.
  • Hãy khuyến khích mẹ bỉm tìm đến những cách giải trí, thư giãn nhẹ nhàng như massage cơ thể, nghe nhạc, đi bộ nhẹ nhàng… để được thư giãn.

2. Với người mẹ

  • Hãy cố gắng tránh những điều dẫn đến stress sau sinh… Thay vào đó, hãy tập trung vào việc chăm sóc bản thân và em bé để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực.
  • Những áp lực về việc chăm sóc con cái là điều không tránh khỏi. Nếu thấy có quá nhiều khó khăn hãy tâm sự với chồng và người thân để nhận được sự trợ giúp từ họ. Hãy mạnh dạn nói lên những cảm xúc của chính mình để được thấu hiểu nhiều hơn nhé.

[inline_article id=263480]

Bài viết trên đã giúp các bạn trả lời câu hỏi, khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? Nếu mẹ bỉm sữa khóc nhiều sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu. Trong đó 3 tác hại của việc khóc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của mẹ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé và dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm. Bệnh có thể ở mức độ nhẹ, vừa và nặng. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bỉm sữa cách nhận biết và chữa trị trầm cảm sau sinh. Hãy theo dõi nhé!

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm có thể mắc phải sau khi sinh. Trầm cảm có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi sinh em bé.

Nhưng bệnh thường phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu bị mắc chứng này, mẹ bỉm sữa sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi. Mẹ cũng có thể cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con.

Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu mà cũng có thể xảy ra ở các mẹ sinh con lần thứ 2 trở đi.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?

Không có một nguyên nhân duy nhất gây bệnh trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:

  • Thay đổi về cơ thể: Sau khi sinh con, các hormone (estrogen và progesterone) giảm đáng kể trong cơ thể. Điều này, có thể gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp có thể giảm mạnh khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản.
  • Vấn đề cảm xúc: Khi thiếu ngủ, mẹ có thể gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề thậm chí rất nhỏ. Mẹ có thể lo lắng về khả năng chăm sóc cho con, cảm thấy kém hấp dẫn; giảm giá trị; hay cảm thấy bị mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bất kỳ vấn đề tương tự đều có thể góp phần vào trầm cảm sau khi sinh.

>> Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 3 điều ảnh hưởng cần tránh!

bệnh trầm cảm sau sinh

Dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh xảy ra trước, trong hoặc sau khi mang thai đều giống nhau. Bạn có thể bị trầm cảm sau sinh nếu có 5 hoặc nhiều hơn các biểu hiện trầm cảm sau sinh dưới đây:

  • Khóc mọi lúc.
  • Bồn chồn hoặc trì trệ.
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
  • Cảm thấy cuộc đời không đáng sống.
  • Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú hay không vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thông thường.
  • Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.
  • Cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi chế ngự cảm xúc.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh khác bao gồm:

  • Cáu kỉnh hay tức giận.
  • Tránh bạn bè và gia đình.
  • Lo lắng quá nhiều cho con.
  • Không quan tâm đến hoặc không có khả năng chăm sóc con.
  • Cảm giác mệt mỏi đến mức bạn không thể ra khỏi giường trong nhiều giờ.

Trong số ít các trường hợp, một số phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh có những suy nghĩ ảo tưởng; hoặc ảo giác và có thể gây hại cho con họ. Nếu nhận biết mẹ bỉm sữa đang có những suy nghĩ làm tổn thương cho bản thân hoặc con mình, cần phải liên lạc ngay với bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ bỉm có thể gặp các dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác không được đề cập. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện trầm cảm sau sinh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>> Xem thêm: Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

Nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm sau khi sinh

1. Mức độ phổ biến của bệnh trầm cảm sau khi sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hòa Kỳ (CDC), có 11-20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh. Trong thực tế, số lượng phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh và các bệnh liên quan trong một năm nhiều hơn tổng các trường hợp mới mắc bệnh lao; bạch cầu; đa xơ cứng; Parkinson; Alzheimer; Lupus và động kinh ở cả nam và nữ.

bệnh trầm cảm sau sinh

2. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều yếu tố gây ra nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Tiền sử bị trầm cảm, trong khi mang thai hoặc vào những thời điểm khác.
  • Bị rối loạn lưỡng cực.
  • Bị trầm cảm sau sinh ở lần mang thai trước.
  • Những trải nghiệm căng thẳng trong năm qua như các biến chứng khi mang thai; bệnh tật; hoặc mất việc làm.
  • Bị khó khăn khi cho con bú.
  • Gặp rắc rối trong mối quan hệ với người bạn đời hoặc những người thân khác.
  • Không có ai giúp đỡ.
  • Gặp khó khăn về tài chính.
  • Mang thai ngoài ý muốn hoặc không được mong đợi.
  • Em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc các nhu cầu đặc biệt khác.
  • Các thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

Khi nào mẹ bỉm cần gặp bác sĩ?

Mẹ cần đến gặp bác sĩ khi biểu hiện trầm cảm ngày càng nặng hơn:

  • Không nhẹ đi sau hai tuần.
  • Biến chuyển nặng hơn.
  • Làm con tổn thương, hoặc ám ảnh với việc chăm con
  • Gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày.
  • Xuất hiện những suy nghĩ muốn gây hại đến bản thân hoặc con.

Cách điều trị trầm cảm sau sinh

1. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trầm cảm sau sinh?

Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ nói chuyện với mẹ bỉm về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe tâm thần. Điều này để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và dạng nặng hơn của bệnh trầm cảm. Vì thế, mẹ đừng xấu hổ, hãy chia sẻ các triệu chứng của bản thân đang gặp phải với bác sĩ để thiết kế một kế hoạch điều trị trầm cảm sau sinh tốt nhất.

Để đánh giá tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể:

  • Yêu cầu mẹ bỉm trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm.
  • Xét nghiệm máu để xác định xem sự hoạt động của tuyến giáp.
  • Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác.

2. Những phương pháp nào dùng để điều trị trầm cảm sau sinh?

– Nếu mẹ bỉm có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị thận trọng theo dõi và tái khám thường xuyên.

– Nếu các biểu hiện trầm cảm sau sinh nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị điều trị tâm lý; dùng thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai.

  • Với liệu pháp nói chuyện, hay liệu pháp tâm lý, bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm các phụ nữ đã trải qua kinh nghiệm tương tự sẽ nói chuyện với mẹ bỉm.
  • Thuốc chống trầm cảm giúp cân bằng các hóa chất trong não để điều chỉnh tâm trạng của mẹ. Vì thế, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc chống trầm cảm khác nhau. Triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh có thể được cải thiện sau khi uống thuốc ba hoặc bốn tuần.
  • Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ. Nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu các tác dụng phụ gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày; hoặc nếu tình trạng trầm cảm trở nên tệ hơn, mẹ cần cho bác sĩ biết.

– Trong trường hợp, một số phụ nữ có bệnh trầm cảm sau sinh rất nặng mà không đáp ứng với liệu pháp nói chuyện hoặc thuốc, bác sĩ có thể gợi ý điều trị điện (ECT). Phương pháp điều trị này sử dụng một dòng điện nhỏ truyền vào não trong khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Sự kích thích điện có thể làm thay đổi các chất hóa học trong não giúp giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Những biện pháp giúp hạn chế bệnh trầm cảm sau sinh

Lối sống và những biện pháp khắc phục sau có thể giúp mẹ bỉm đối phó với trầm cảm sau sinh:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh như đi dạo với bé hàng ngày; nghỉ ngơi đầy đủ; ăn thực phẩm lành mạnh; và tránh uống rượu.
  • Không gây áp lực cho bản thân phải chu toàn mọi công việc. Hãy điều chỉnh mong muốn, nhu cầu của bản thân. Không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bản thân có thể.
  • Có thể chọn những thói quen mẹ thích như đi mua sắm, nói chuyện với gia đình, xem phim hài, vẽ tranh, viết nhật ký…
  • Nói chuyện với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc của bản thân. Hỏi kinh nghiệm các bà mẹ khác về những trải nghiệm và các khắc phục của họ.
  • Có thể nhờ người thân để chăm sóc bé thay bạn để bạn có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

[inline_article id=263639]

Hy vọng bài viết về bệnh trầm cảm sau sinh sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về trầm cảm sau sinh hãy để lại bình luận tại bài viết này. Chúc mẹ bỉm sữa luôn vui khỏe nhé!

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Stress sau sinh mổ, vấn đề nhiều mẹ bỉm cần tìm cách vượt qua

Tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng, kết hợp nhiều yếu tố tác động gây nên chứng stress sau sinh mổ. Vậy làm cách nào để chị em vượt qua tình trạng nguy hiểm này?

Stress sau sinh mổ – Vấn đề chung của nhiều sản phụ

Nhiều mẹ bầu, dù đã chuẩn bị kỹ càng tâm lý từ khi mang bầu nhưng sau khi sinh đặc biệt là sinh mổ, cơ thể nhiều thương tổn nghiêm trọng, những mệt mỏi, căng thẳng, tress là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân là do mẹ chưa quen hoặc chưa thể tự điều chỉnh khi phải đối diện với việc chăm sóc một đứa trẻ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản. Mẹ luôn gặp phải những áp lực, muộn phiền khi trẻ quấy khóc, không bú hay khi trẻ bị ốm, sốt… Từ khi có con, cuộc sống của mẹ dường như thay đổi tất cả nên khó tránh khỏi tâm lý căng thẳng.

stress sau sinh mổ
Stress sau sinh mổ xuất phát từ sức khỏe và tâm lý chị em bị suy giảm khi chăm con mà không có thời gian hồi phục

Nếu bé ngoan, bú mẹ no rồi ngủ ngoan thì mẹ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng những đứa bé không chịu ăn, chịu ngủ thì mẹ sẽ rất mệt mỏi.

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ nhạy cảm hơn nên mẹ càng dễ buồn, dễ bị tâm lý. Thậm chí, nhiều sản phụ căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh khá nguy hiểm. Nếu phải tự mình chăm sóc con mà không có sự hỗ trợ của người thân thì mẹ càng dễ bị stress.

Nguyên nhân dẫn tới stress sau sinh mổ?

Hiện nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng stress ở phụ nữ. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không.

Triệu chứng này là sự kết hợp nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới:

  • Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ.
  • Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
  • Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
stress sau sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress sau sinh mổ

Điều trị tình trạng stress sau sinh mổ như thế nào?

1. Vai trò của bản thân

Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm.

  • Bạn nên biết đau và nhức là xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh stress sau sinh mổ, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng.
  • Nhiều phụ nữ nghĩ rằng nhức đầu do u não, đau ngực do bệnh  tim, vì vậy nó làm cho bệnh trầm cảm nặng nề hơn. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.
  • Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú.
  • Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn.
  • Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói.
  • Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
  • Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.

2. Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị stress sau sinh mổ đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.

  • Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
  • Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với cô ta như một căn bệnh bình thường.
  • Khi mẹ không được khỏe thì hãy để mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì mẹ có thể làm bất cứ việc gì chị em muốn.
  • Hãy nhớ rằng stress không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà mẹ bỉm có thể tin tưởng ở bên cạnh. Ví dụ như mẹ ruột, chị em ruột…

3. Điều trị bằng thuốc

Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị stress sau sanh mổ thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.

  • Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm.
  • Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng  thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc. Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.
  • Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dùng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.

Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì stress cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn  thêm.

Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát.

4. Tư vấn điều trị stress sau sinh mổ

  • Chuyên gia tư vấn có thể giúp ích.
  • Nếu trầm cảm nhẹ thì việc tư vấn đơn thuần có thể giúp người bệnh vượt qua được.
  • Nếu trầm cảm nặng có điều trị thuốc thì việc tư vấn cũng giúp ích cho bệnh nhân.
  • Tư vấn có  thể mỗi tuần 1 lần hoặc hơn.
stress sau sinh mổ
Tùy trường hợp mà chị em có sẽ có phương pháp điều trị stress hiệu quả

5. Dự phòng

  • Động viên, gần gũi và chia xẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.
  • Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Dùng Progresterone liều cao cho sản phụ sau sanh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
  • Dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tuần cuối của thai kì. Nhiều bác sĩ cảm thấy nguy hiểm khi dùng thuốc này đối với phụ nữ có thai. Nhưng một số lại thấy lợi ích của người mẹ quan trọng hơn.

Stress sau sinh mổ không chỉ là sự ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý mà nó còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu mẹ có suy nghĩ tiêu cực và hành động thiếu suy nghĩ. Vì thế, phát hiện và khắc phục sớm tình trạng này là cách tốt nhất để bảo vệ cả sản phụ và em bé.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Trầm cảm sau sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trị

Trầm cảm sau sinh ngày nay rất phổ biến. Điều kiện sống nhiều áp lực cộng với sự xáo trộn tâm lý lẫn thể trạng sau sinh khiến các bà mẹ dễ rơi vào trầm cảm. Căn bệnh này không dễ phát hiện và có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy, các gia đình có phụ nữ trong thời kỳ bầu bí, sinh đẻ cần lưu tâm để giúp sản phụ không mắc phải căn bệnh này.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một trạng thái tinh thần tiêu cực mà nhiều sản phụ hiện nay đang gặp phải. Tại Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sản phụ.

Người mẹ bị trầm cảm sau sinh dễ tổn hại thể chất và tinh thần, thiếu sự liên kết giữa mẹ và con nhỏ từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và hành vi của trẻ về sau.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

1. Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng, khóc lóc cả ngày nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể. Chị em cảm thấy đang bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, không quan tâm đến mình như lúc trước. Mọi tâm tư, suy nghĩ của bản thân đều không được mọi người chia sẻ, thấu hiểu.

Những dấu hiệu này đều thể hiện sự suy nhược cơ thể. Mẹ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với mọi thứ xung quanh và cũng không còn muốn chăm sóc bản thân.

2. Lo lắng, căng thẳng

Các mẹ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường rơi vào tình trạng luôn cảm giác lo lắng về sức khỏe của bản thân và cách chăm sóc con nên hay ôm đồm mọi việc. Chị em thường khó thư giãn, nhiều khi còn có cảm giác như muốn nổ tung, mọi vấn đề không tìm được hướng giải quyết nên mẹ cảm thấy bế tắc.

3. Cảm giác bị ám ảnh

Khi có dấu hiệu bị trầm cảm, mẹ thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hoặc một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.

4. Thường xuyên mất ngủ

Giấc ngủ đến với mẹ rất khó khăn. Mẹ có thể thao thức cả đêm, thường xuyên gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.

5. Không muốn gần gũi con

Bản năng làm mẹ tự nhiên khiến người phụ nữ luôn muốn chăm sóc, nâng niu con nhỏ. Tuy nhiên, nếu một vài tuần trôi qua và mẹ vẫn không cảm thấy có sự kết nối với em bé của mình thì hãy lưu ý bởi có thể mẹ đang có điều gì đó không ổn.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

6. Mất ham muốn tình dục

Chứng trầm cảm sau sinh khiến hầu hết phụ nữ bị mất hứng thú với tình dục. Nếu mẹ không có ham muốn với chồng sau thời gian cần kiêng cữ thì cần lưu tâm và cảnh giác.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

1. Sự thay đổi về nồng độ hormone

Khi sinh con, nồng độ hormone trong máu của mẹ có sự thay đổi nhanh chóng. Các loại estrogen, progesterone bị giảm rõ rệt dẫn đến tình trạng mệt mỏi, trầm cảm ở sản phụ.

Sự suy giảm về nồng độ hormone tuyến giáp thyroid cùng với những thay đổi về huyết áp gây áp lực lên sức khỏe của sản phụ. Hệ miễn dịch suy yếu và chuyển hóa năng lượng kém cũng là những căn nguyên gây ra bệnh trầm cảm.

2. Tình trạng đau sau sinh

Bên cạnh đó, sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Những đau đớn phải trải qua trong quá trình sinh nở, nhất là tình trạng đau do mổ đẻ kéo dài một vài tuần sau sinh khiến sản phụ suy sụp tinh thần nghiêm trọng.

3. Mặc cảm về ngoại hình

Khi con ra đời, cơ thể mẹ vẫn còn sồ sề, da nhăn nheo, nám, mụn… Vì vậy, mẹ thường cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa.

4. Áp lực về trách nhiệm làm mẹ

Bên cạnh đó, khi em bé ra đời, mẹ còn phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con. Mẹ luôn lo lắng không biết mình chăm con đúng chưa.

5. Em bé gặp vấn đề về sức khỏe

Ngoài ra, những căng thẳng khi mang thai hoặc sinh con như sinh khó, con sinh ra gặp phải các vấn đề về sức khỏe, con đẻ non hoặc dị tật… Tất cả đều là nguyên nhân tăng nguy cơ sản phụ mắc trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Phòng ngừa và cách chữa trầm cảm sau sinh

1. Hỗ trợ từ người thân

Người chồng, người thân trong gia đình nên để ý xem thái độ, biểu hiện của sản phụ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tự quan sát bản thân. Nếu thấy mẹ có các dấu hiệu kể trên và kéo dài trong thời gian dài mà tình trạng không bớt thì nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố giúp điều trị thành công và hết bệnh nhanh.

2. Tham gia một lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh

Khóa học này sẽ cung cấp kiến thức cũng như các hướng dẫn về tâm lý cho  mẹ sau sinh, cũng như cách chăm sóc em bé. Khi đã được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ giúp mẹ phần nào tự tin, thoải mái hơn khi chăm sóc bé sơ sinh.

3. Đón nhận sự giúp đỡ của mọi người

Để không mắc bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ nên chủ động đặt vấn đề chia sẻ việc chăm sóc em bé mới chào đời với người thân. Nhờ đó, mẹ sẽ không còn cảm giác lo lắng rằng mình sẽ không chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân.

4. Không nên quá lo lắng về việc mình có chăm con tốt hay không

Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, mẹ đừng ngại trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm. Lời khuyên, tư vấn của những người từng trải sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm thông tin trên sách báo, Internet để giảm bớt tâm lý lo lắng, hoang mang.

5. Chăm sóc bản thân

Ngoài chăm sóc con, mẹ cũng cần chăm sóc cho bản thân, cố gắng dành thời gian dù chỉ trong chốc lát để nghỉ ngơi, thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đi dạo. Những việc tuy rất đơn giản nhưng lại có thể giúp mẹ thoải mái, thư thái hơn, giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh6. Không tự cô lập mình

Không che giấu cảm xúc với những người thân yêu, nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình về những vấn đề mẹ đang đối mặt. Nhờ đó, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, như trút bỏ được gánh nặng.

7. Dành thời gian ngủ nhiều hơn

Mẹ tranh thủ ngủ để còn có sức để tiếp tục chăm em bé, mỗi ngày mẹ duy trì ngủ được 6-8 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ sâu giúp mẹ nhanh lấy tinh thần, cảm thấy sảng khoái hơn.

8. Điều trị trầm cảm sau sinh

Tiến sĩ Sarah Allen, chuyên gia tâm lý trị liệu đứng đầu Hiệp hội trầm cảm sau sinh Illinois (Mỹ) cảnh báo: Bệnh nhân trầm cảm sau khi sinh ở dạng nặng cần được chữa trị kịp thời bằng thuốc đặc trị kết hợp vật lý trị liệu.

Khi nghĩ rằng mình đang bị bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu. Điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.

Thuốc được kê toa thông thường là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Với thuốc chống trầm cảm, người dùng sẽ có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.

Bên cạnh việc dùng thuốc, điều quan trọng sản là mẹ phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, dùng thêm vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp (theo chỉ định của bác sĩ).

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

Điều trị trầm cảm sau sinh

Những thắc mắc thường gặp về bệnh trầm cảm sau sinh

1. Ai dễ bị trầm cảm ghé thăm?

Như đã nói ở phần nguyên nhân, nếu gia đình có người từng bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lặp lại là 50%. Nếu mẹ có tiền sử trầm cảm thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, thì sau đó 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.

Ngoài ra còn các trường hợp sau:

  • Mang thai khi chưa tới 18.
  • Căng thẳng trước và trong thời gian mang thai như thất nghiệp, tình cảm gia đình.
  • Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Thai kỳ không mong muốn.
  • Biến chứng thai kỳ như thai lưu, sẩy thai, sinh non..Trầm cảm dễ xuất hiện ở người đẻ con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người sinh con rạ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 7 điều chồng làm giúp vợ nhẹ nhàng vượt qua trầm cảm sau sinh

2. Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Về cơ bản, trầm cảm sau khi sinh có thể được chia tạm thời thành 3 giai đoạn:

♦ Giai đoạn 1

Được coi là điểm khởi phát, lúc này chị em thường không biết mình bị mắc bệnh mà chỉ đơn giản quy về “một mối” là do tâm trạng buồn bã, bận chăm con, lo lắng quá mức mà thôi.

Trầm cảm lúc này có thể khiến mẹ mất ngủ hoặc ngủ nhiều, biếng ăn hoặc ăn uống vô độ. Lối sống và cách sinh hoạt vốn khoa học theo thói quen bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thời điểm này, mẹ cũng dần trở nên khép kín hơn, không muốn gần gũi chồng, kể cả cha mẹ. Mẹ chỉ cảm thấy thực sự thoải mái khi ở một mình. Đó là nguyên nhân dẫn đến giai đoạn 2.

Những thắc mắc thường gặp về bệnh trầm cảm sau sinh

♦ Giai đoạn 2

Chế độ ăn uống sau sinh đã không còn khiến mẹ hứng thú. Chuyện cho con bú bắt đầu làm mẹ cảm thấy phiền hà. Lúc này, cơ thể mẹ đã thực sự bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những tâm trạng buồn bã và bộ não bắt đầu giảm sản xuất hormone serotonin, hormone hạnh phúc. Lâu dần, đến một ngày nào đó mẹ không còn nhớ cảm giác hạnh phúc diễn ra như thế nào.

Tất cả niềm tin, hy vọng về tương lai tươi đẹp đã biến mất. Nếu từng mất mát, mẹ sẽ luôn cho rằng mình sẽ không bao giờ vượt qua được. Mẹ cảm thấy cuộc đời sầu thảm, bi đát và dần trở nên chán ghét mọi thứ.

♦ Giai đoạn 3

Thống kê cho thấy 50% sản phụ khi bước sang giai đoạn này đều nghĩ tự tử là cách tốt nhất. Mẹ sẽ không đủ tỉnh táo để nhớ cuộc đời mình vốn tuyệt như thế nào. Điều duy nhất mẹ nghĩ đến đó là làm sao thoát khỏi cuộc sống toàn nỗi buồn, tăm tối và khổ đau này.

bệnh trầm cảm sau sinh

3. Mẹ trầm cảm, trẻ sơ sinh chịu thiệt thòi như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng trầm cảm ở người mẹ trong thời gian mang thai và sau sinh có thể gây hậu quả ở trẻ. Những vấn đề sau đây thường xảy ra ở trẻ có mẹ trầm cảm:

  • Trẻ chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ
  • Trẻ không kết nối tốt với mẹ
  • Xảy ra các vấn đề về hành vi cư xử
  • Bé khóc nhiều hơn trẻ bình thường

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh đáng sợ, có thể cướp đi những khoảnh khắc hạnh phúc đáng lẽ mẹ phải được tận hưởng khi chào đón thành viên mới trong gia đình. Vì thế, mẹ cần phải trang bị những kiến thức về nuôi dạy con và chăm sức khỏe bản thân để phòng tránh những điều không vui có thể xảy ra sau khi sinh nở mẹ nhé.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Loạn thần sau sinh còn nguy hiểm hơn trầm cảm sau sinh

Chúng ta có thể đã thường xuyên nghe về rối loạn trầm cảm sau sinh. Nhưng đó không phải là vấn đề tinh thần duy nhất mà một người mẹ mới sinh phải trải qua. Mặc dù ít gặp hơn so với trầm cảm sau sinh, nhưng loạn thần sau sinh có tác động lớn đến sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Psychosis là gì? Loạn thần sau sinh là gì?

Loạn thần là tên gọi chung của tình trạng mất nhận thức, mất sự kết nối với thực tại, được đặc trưng bởi các triệu chứng ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có thực), hoang tưởng (thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào một điều rõ ràng là không có thực), ngôn ngữ, hành vi không phù hợp với hoàn cảnh.  

So với trầm cảm sau sinh, loạn thần sau sinh ít xảy ra hơn, cứ 1.000 phụ nữ sinh con sẽ có 2 người mắc bệnh. Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 1 tháng kể từ khi sinh bé, có thể xuất hiện sớm trong 2-3 ngày đầu, khởi phát nhanh. Loạn thần sau sinh có thể là biểu hiện dạng nặng của rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực, nhưng cũng có thể không liên quan đến các nhóm rối loạn khí sắc này.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tất tần tật các hội chứng tâm thần sau sinh

Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tâm thần sau sinh

Thông thường các triệu chứng loạn thần sau sinh xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu sau sinh con hoặc có thể biểu hiện sớm trong vài ngày đầu. 

Ban đầu, dấu hiệu có thể chỉ đơn giản là lo lắng, thay đổi tâm trạng và mất ngủ. Ngay sau đó, các triệu chứng có thể trở nên nhiều hơn như:

  • Ảo giác: thường là các âm giọng nói không có thực, “nó” nói chuyện, khen ngợi, nhận xét hoặc chỉ trích, đe dọa người bệnh. Họ cũng có thể nhìn thấy những hình ảnh mà chúng không xuất hiện trong thực tế, mà đặc biệt bản thân người bệnh không có vấn đề về thính giác hoặc thị giác.
  • Hoang tưởng: Hoang tưởng là những suy nghĩ không phù hợp thực tế, nội dung rất phong phú như ghen tuông phi lý, lo lắng về việc bản thân mắc bệnh, hoặc đang bị ai đó theo dõi, uy hiếp khống chế, hoặc suy nghĩ bản thân mình là người quan trọng, nổi tiếng, được yêu thương quá mức. Hoặc ngược lại cho rằng bản thân là người phải chịu trách nhiệm cho mọi lỗi lầm của người khác,…Hoang tưởng có thể là hậu quả của ảo giác và gây ra những rối loạn liên quan đến hành vi, cảm xúc.
  • Ngôn từ khó hiểu: Lời nói lộn xộn, mất sự liên kết về hình thức, nội dung, thay đổi so với tình trạng trước đó của người bệnh
  • Hành vi không phù hợp: Hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra như tự sát, kết thúc cuộc đời của người khác (thậm chí cả đứa con vừa mới sinh), đánh người,… Chúng là hậu quả của ảo giác, hoang tưởng.

Một số người bệnh loạn thần có biểu hiện của rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực có thể biểu hiện thêm các triệu chứng:

– Cảm thấy phấn khích tột độ hoặc cực kỳ hạnh phúc.

– Tâm trạng rất tệ, bị trầm cảm và thường xuyên khóc lóc.

– Cảm xúc thay đổi thất thường.

– Cảm thấy sợ hãi và luôn nghi ngờ.

– Cảm thấy bồn chồn.

– Khó ngủ, ngủ không sâu, thời gian ngủ ít

Điều đáng lo ngại là những ai đang trải qua loạn thần sau sinh thường không nhận ra vấn đề của bản thân. Đó là lý do tại sao người thân hoặc những ai đang chăm sóc sản phụ phải để ý để sớm nhận ra các triệu chứng nhằm giúp họ được chăm sóc y tế kịp thời.

>>> Mẹ có thể xem thêm: “Giải cứu” mẹ khỏi chứng mất ngủ sau sinh

Rủi ro và nguyên nhân

Loạn thần sau sinh có các yếu tố ảnh hưởng phức tạp. Các bác sĩ tin rằng những thay đổi lớn về nội tiết tố trước và sau khi sinh con có thể là yếu tố kích hoạt chứng loạn thần sau sinh. Mẹ có nguy cơ cao có loạn thần sau sinh nếu:

 – Mẹ có các rối loạn tâm thần trước đó như rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm chủ yếu, tâm thần phân liệt.

– Mẹ đã từng có loạn thần sau sinh.

Ngừng dùng thuốc điều trị các rối loạn tâm thần trước khi bệnh ổn định

– Thiếu ngủ

– Gia đình của mẹ có người mắc các rối loạn tâm thần

Làm gì để phòng tránh loạn thần sau sinh

Khoảng 1 trong số 20 phụ nữ mắc chứng bệnh này có thể làm hại bản thân hoặc con của họ. Nguy cơ tự tử có thể tăng lên rất nhiều trong năm đầu hoặc nhiều năm sau đó. May mắn là sự chuẩn bị từ trước và sau sinh sẽ giúp mẹ dễ dàng vượt qua cũng như phòng tránh chứng bệnh này.

1. Trước khi sinh con

Làm gì để phòng tránh và vượt qua rối loạn tâm thần sau sinh

– Hãy nói chuyện với bác sĩ về những bất ổn mẹ đang trải qua. Bác sĩ có thể giới thiệu mẹ đến một chuyên viên tâm lý để được tư vấn và điều trị.

– Hãy chia sẻ với bác sĩ về tiền sử rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn tâm thần sau sinh của bất kỳ thành viên nào trong gia đình (nếu có).

– Hãy chỉ ra các dấu hiệu bệnh cho những người thân để họ giúp mẹ nhận ra tình trạng bệnh (nếu có). Vì có thể mẹ sẽ không tự nhận thấy mình đang gặp vấn đề với loạn thần sau sinh.

– Theo dõi tâm trạng khi mang thai.

– Sắp xếp trước việc chăm sóc con lớn trong thời gian mẹ không thể tự xoay sở sau sinh.

2. Sau sinh

– Yêu cầu chồng hoặc người thân để ý đến các hành vi của mẹ.

– Ngủ đủ giấc.

– Đừng cảm thấy tội lỗi hoặc áp lực nếu khó cho con bú.

– Giảm thiểu người đến nhà, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau sinh.

– Nên gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe.

– Viết nhật ký cũng là một cách có thể giúp mẹ giải tỏa cảm xúc.

3. Vai trò của người thân

Bệnh nhân rối loạn tâm thần sau sinh cần được hỗ trợ để phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là những cách đơn giản mà chồng, người thân hoặc người chăm sóc có thể giúp mẹ:

– Dành thời gian lắng nghe mẹ nhiều hơn.

– Bình tĩnh và sẵn sàng hỗ trợ.

– Chia sẻ việc nhà và nấu ăn.

– Giúp chăm trẻ và cho con bú vào ban đêm.

– Cố gắng để mẹ ngủ nhiều nhất có thể.

– Tạo bầu không khí vui vẻ, ấm áp nhất có thể.

– Hạn chế khách đến thăm nhà.

Bệnh nhân rối loạn tâm thần sau sinh cần được hỗ trợ để phục hồi nhanh hơn

Tóm lại, trong khi hầu hết những mẹ mới sinh chỉ trải qua sự thay đổi nhỏ về tinh thần thì vẫn có một số nhỏ gặp phải loạn thần sau sinh. Dù thế nào, điều quan trọng nhất chính là sự đồng hành và hỗ trợ của người thân, đặc biệt là người chồng để giúp mẹ sớm vượt qua rối loạn nguy hiểm này..

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

7 điều chồng làm giúp vợ nhẹ nhàng vượt qua trầm cảm sau sinh

Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ sinh em bé thì có đến 13 người bị trầm cảm sau sinh. Vậy người chồng đóng vai trò như thế nào trong việc giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng tinh thần mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng kéo dài, khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm sau sinh để can thiệp, chữa trị là chìa khóa giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh.

1. Biểu hiện trầm cảm sau sinh

– Dễ kích động.

– Có ý định tự tử.

– Mệt mỏi, buồn chán sau sinh.

– Cảm thấy tuyệt vọng.

– Không thấy hứng thú.

– Không có khả năng tập trung.

– Cảm thấy không có mối liên kết với bé.

– Cảm thấy việc chăm con như thể là trách nhiệm của người khác.

– Không thể đưa ra quyết định.

– Cân nặng thay đổi đáng kể.

– Kiệt sức, ám ảnh về sức khỏe của con hoặc lo lắng sẽ gây hại cho con.

Biểu hiện trầm cảm sau sinh

>>> Mẹ có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

2. Các yếu tố nguy cơ

Người chồng cần hiểu các yếu tố nguy cơ để chủ động giúp vợ phòng ngừa và vượt qua trầm cảm sau sinh từ sớm.

– Tiền sử trầm cảm là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền sử trầm cảm có nguy cơ tăng hơn gấp đôi. Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ trầm cảm khi mang thai có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn gấp 5 lần. 

– Di truyền và các yếu tố xã hội, chẳng hạn như tiền sử bị lạm dụng, thiếu hỗ trợ xã hội, hoặc khó khăn trong hôn nhân khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.

– Sinh nở khó, sinh non, con phải chăm sóc đặc biệt cũng là yếu tố nguy cơ.

– Sự suy giảm nồng độ các hormone estrogen, progesterone là nguyên nhân phổ biến gây nên những bất ổn trong cảm xúc.

– Các nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm sau sinh gồm lo lắng về sức khỏe của em bé, các cơn đau sau sinh, mặc cảm về ngoại hình hay áp lực với vai trò làm mẹ. 

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ ở phía mẹ mà còn tác động đến bé. Theo đó, mẹ bị suy giảm về thể chất lẫn tinh thần, có ý nghĩ làm hại con mình hoặc chính bản thân. Những suy nghĩ tiêu cực luôn hiện hữu làm phá vỡ sự gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Từ đó gây cản trở sự phát triển về nhận thức và hành vi của con sau này. 

Bị trầm cảm phải làm sao?

Điều trị trầm cảm sau sinh là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe cũng như sự an toàn của mẹ và bé. Càng sớm được điều trị, mẹ càng có khả năng phục hồi. Bên cạnh việc điều trị với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, vai trò của người chồng là rất quan trọng để giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh. 

7 điều chồng nên làm giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh

7 điều chồng nên làm giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh khó kiểm soát hơn là do người mẹ không có thời gian dành cho bản thân. Chẳng hạn như ngủ, thư giãn hay đơn giản là ăn một bữa ăn ngon hợp sở thích. Sự hỗ trợ từ chồng để vợ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sẽ là nguồn sức mạnh to lớn giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh. Hơn ai hết, chồng hãy là người chia sẻ, thường xuyên quan tâm và ở bên vợ nhiều nhất có thể.

1. Giúp vợ nhận ra sự thay đổi mà họ đang trải qua

Hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu chứng trầm cảm sau sinh. Đôi khi chính bản thân người vợ vẫn khá mơ hồ với những cảm xúc của mình. 

Hãy giúp vợ nhận ra sự thay đổi trong tính cách hoặc hành vi bằng những ví dụ cụ thể. Chẳng hạn “Đã lâu không thấy em nói chuyện với em gái. Em đang cảm thấy thế nào?”. Bằng cách này chồng có thể giúp vợ chủ động chia sẻ cảm xúc một cách tự nhiên.

2. Luôn sẵn sàng có mặt bên vợ

Sau khi có con, có thể chồng đang phải trải qua thời gian làm việc quá tải để đảm bảo chi phí sinh hoạt cho gia đình trong thời gian vợ nghỉ thai sản. Tất nhiên, điều đó cũng quan trọng, nhưng nếu có bất kỳ cách nào để chồng ở bên vợ nhiều hơn thì bây giờ là thời điểm để làm điều đó. Chồng có thể đi làm muộn hơn một vài ngày trong tuần (nếu công việc cho phép) hoặc xin nghỉ phép ít ngày để chăm sóc, đỡ đần, trò chuyện cùng vợ. Chỉ cần có chồng bên cạnh, vợ sẽ được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào để vượt qua trầm cảm sau sinh.

Luôn sẵn sàng có mặt bên vợ

3. Thường xuyên dành lời khen, động viên vợ

Sự thay đổi sắc vóc sau sinh có thể khiến vợ cảm thấy mặc cảm, tủi thân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Đó là lý do tại sao chồng nên thường xuyên khen ngợi và động viên vợ nhiều hơn. Đặc biệt, chồng nên tạo điều kiện để vợ dành thời gian cho bản thân. Chỉ cần một hoặc hai giờ mỗi tuần theo đuổi sở thích hoặc đi uống nước cùng một người bạn cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho sức khỏe tinh thần của vợ.

4. Giúp vợ làm việc nhà

Nhiều người lần đầu làm mẹ cảm thấy áp lực để chu toàn vai trò người mẹ và một người “quản gia” hoàn hảo. Nhưng điều đó đơn giản là không thể. Chồng hãy giúp vợ suy nghĩ tích cực, không cần quá cầu toàn, tránh gây áp lực cho bản thân. Ngoài ra, chồng nên tham gia vào công việc nhà và chủ động giúp đỡ vợ bất cứ khi nào có thể. Việc này sẽ giúp vợ giảm bớt gánh nặng, có thời gian chăm sóc bản thân và con nhỏ nhiều hơn.

5. Tạo điều kiện để vợ ngủ nhiều hơn

Chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ khiến vợ kiệt sức, thiếu ngủ. Chồng nên hỗ trợ vợ chăm sóc con vào ban đêm. Hoặc chồng cố gắng sắp xếp thời gian giữ con để vợ có thể ngủ trưa, hoặc thức dậy muộn hơn vào cuối tuần.

Tạo điều kiện để vợ ngủ nhiều hơn

6. Nấu những bữa ăn ngon cho vợ

Những bữa ăn rất quan trọng trong việc giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh. Chồng có thể xuống bếp chuẩn bị cho vợ những bữa ăn ngon, bổ dưỡng, hợp sở thích trong thời gian vợ chăm sóc con. Điều này vừa gắn kết tình cảm vợ chồng lại giúp vợ vui vẻ, thoải mái về tinh thần, vượt qua trầm cảm sau sinh.

7. Chứng minh rằng vợ là người mẹ tốt

Hầu hết những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đều cảm thấy mình không phải là một người mẹ tốt. Họ tin rằng họ không đủ khả năng và thất bại trong việc chăm sóc con. Một trong những điều quan trọng nhất mà chồng có thể làm để giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh là luôn động viên vợ. Hãy cho vợ thấy vợ là một người mẹ tuyệt vời.

Tất nhiên, đừng chỉ nói “Em là một người mẹ tốt” mà hãy chỉ ra những gì vợ đang làm cho con và gia đình. Hãy đưa ra những ví dụ cụ thể để vợ thấy rằng vợ đã kiên nhẫn, cố gắng như thế nào ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn. Tình yêu, sự hy sinh của vợ với con lớn lao biết nhường nào. 

Có thể nói, trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh tâm thần cần sự can thiệp của chuyên gia. Tuy nhiên, người chồng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh. Sau tất cả, chồng mới chính là người ở cạnh và mang đến cho vợ sự hỗ trợ tốt nhất về mặt tinh thần.

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Hội chứng baby blues là gì? Triệu chứng và cách xử trí

Sinh con thường gây ra sự biến động lớn về mặt tâm lý đối với người mẹ. Đó có thể là niềm hạnh phúc vỡ òa sau 9 tháng chờ mong hoặc sự thất vọng vì chưa thể chăm sóc con tốt như bản thân kỳ vọng. Đây là điều hết sức bình thường về mặt cảm xúc mà một người mẹ mới sinh có thể trải qua. Đặc biệt, sự “lên xuống” về tinh thần còn có thể đến từ hội chứng tâm lý sau sinh có tên gọi “baby blues”. Vậy baby blues là gì và mẹ đã từng nghe qua bao giờ chưa?

Hội chứng baby blues là gì?

Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ baby blues là gì và thường nhầm với chứng trầm cảm sau sinh. 

Nếu đang trải qua những thay đổi bất thường về cảm xúc như dễ cáu giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi… sau sinh thì mẹ không phải là người duy nhất. Theo thống kê có đến 80% phụ nữ sau sinh trải qua những cảm giác này, nó có tên gọi là hội chứng baby blues.

Vậy hội chứng baby blues là gì? Đó là tình trạng mất cân bằng về tinh thần và thể chất, thường xảy ra sau khi sinh, đặc biệt là sự “xuống dốc” tâm trạng trong một thời gian ngắn. 

Hội chứng baby blues thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh. Hầu hết các bà mẹ sẽ mất khoảng 10 ngày đến 2 tuần để vượt qua tình trạng này trước khi trở lại cuộc sống bình thường. 

Trong khi đó, trầm cảm sau sinh là một “phức hợp” của những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi xảy ra sau sinh con và có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào? 

Các triệu chứng của baby blues

Nhiều mẹ thường ít khi bộc bạch những gì mình đang trải qua vì họ nghĩ rằng mình nên hạnh phúc khi có con. Thường họ chọn im lặng và phải tự vật lộn với những cảm xúc tiêu cực trong vài tuần đầu tiên sau sinh. 

Do đó trong quá trình chăm sóc mẹ sau sinh, người thân hoặc bạn bè nên chủ động quan tâm đến mẹ để có thể giúp mẹ vượt qua tình trạng này một cách ít tổn thương nhất. 

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sản phụ đang trải qua hội chứng baby blues.cũng như giúp mẹ hiểu rõ hơn khi trải qua thời kỳ baby blues thì mẹ sẽ có những biểu hiện gì.

 

  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ vui sang buồn, từ tự hào thành cảm giác kém cỏi vì chưa giỏi chăm con.
  • Tức giận hoặc buồn bã mà không rõ lý do.
  • Mất tập trung, khó ngủ.
  • Đột nhiên chảy nước mắt.
  • Hay mệt mỏi, cáu kỉnh hoặc bồn chồn, lo lắng.
  • Cảm thấy có lỗi, không hạnh phúc.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, ăn ít vì mệt kiệt sức.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng baby blues

Người ta tin rằng những thay đổi về nồng độ hormone sau khi sinh con, căng thẳng với nhiệm vụ làm mẹ, kiệt sức vì chăm con… là nguyên nhân gây ra hội chứng baby blues. 

Theo chuyên gia, 3 nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng baby blues gồm:

1. Mệt mỏi khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Sau quá trình vượt cạn, mẹ phải đối mặt với thực tế là phải tập cho con bú. Mẹ cảm thấy mệt mỏi vì nhiệm vụ này tốn nhiều thời gian, tiêu hao năng lượng và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Thêm nữa, thường xuyên mất ngủ khiến mẹ rơi vào trạng thái kiệt sức. Chưa kể, bé sơ sinh thường xuyên quấy khóc nên có thể khiến mẹ căng thẳng, nhất là với những ai lần đầu sinh nở vì không biết con có gặp vấn đề bất ổn gì hay không.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng blues sau sinh2. Thích nghi với mọi thay đổi trong cuộc sống

Nuôi con giai đoạn sơ sinh dường như là thách thức lớn với mẹ vì phải thích nghi với vai trò mới và lo lắng tương lại sẽ thay đổi thế nào khi có con. Điều này khiến mẹ cảm thấy choáng ngợp. Hơn nữa, mọi nhu cầu sinh hoạt của em bé giờ đây đều phụ thuộc vào mẹ.

3. Sự suy giảm nồng độ hormone

Sự suy giảm nồng độ hormone sau sinh ảnh hưởng đến trạng thái cơ thể và làm mẹ nhạy cảm hơn. Nó góp phần gây ra hội chứng baby blues.

.>>> Mẹ có thể xem thêm: “Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

Chăm sóc mẹ mắc hội chứng baby blues

Nhận biết các triệu chứng, hiểu baby blues là gì và nguyên nhân gây ra sẽ giúp mẹ chủ động điều chỉnh tâm trạng tốt hơn. 

Trên thực tế, baby blues không cần điều trị vì hầu hết các trường hợp người mẹ sẽ tự tìm cách thích nghi trong vai trò mới. Nhờ đó mà tâm lý sẽ cân bằng trở lại. Điều quan trọng là mẹ nên thẳng thắn chia sẻ cảm xúc với người thân, nhất là người chồng để giải tỏa những muộn phiền mà mẹ đang phải trải qua. 

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh có thể giúp mẹ cải thiện và phòng tránh hội chứng baby blues.

  • Ngủ nhiều nhất có thể, tranh thủ chợp mắt khi bé ngủ ngày.
  • Ăn những thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là các thực phẩm giàu magie sẽ giúp mẹ cải thiện tâm trạng.
  • Nên thỉnh thoảng đi dạo. Không khí trong lành và ánh nắng mặt trời có thể là “liều thuốc” tinh thần giúp xoa dịu những căng thẳng, khó chịu cho mẹ.
  • Yêu cầu sự giúp đỡ và chấp nhận sự giúp đỡ của mọi người.
  • Đừng quá lo lắng công việc nhà. Hãy cố gắng thư giãn, chỉ tập trung vào chính mình và em bé.

Chăm sóc mẹ mắc hội chứng baby blues

Với những thông tin trên đây, MarryBaby tin rằng mẹ đã hiểu baby blues là gì. Hãy nhớ rằng bất kỳ người mẹ nào cũng có thể trải qua sự thay đổi về cảm xúc sau sinh con. Và mẹ không nên quá lo lắng về điều đó. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tâm lý bất ổn nào, đừng chịu đựng một mình, hãy chia sẻ với người thân mẹ nhé!

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

“Đọc vị” tâm lý phụ nữ sau sinh

Người ta ví rằng phụ nữ vượt cạn giống như “đi biển mồ côi một mình”. Nhưng có lẽ đó chưa phải là điều đáng sợ nhất. Vẫn còn “kẻ giết người thầm lặng” được gọi là trầm cảm sau sinh, có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình, hủy hoại người mẹ và gây tổn hại cho em bé mới sinh. Vì thế, diễn biến tâm lý phụ nữ sau sinh là không thể xem nhẹ.

Tổng quan về tâm lý phụ nữ sau sinh

Postpartum là gì? Đó chính là thời kỳ hậu sản, giai đoạn đầy thử thách ngay sau khi vượt cạn. Trong thời kỳ hậu sản, khoảng 85% phụ nữ trải qua các xáo trộn về mặt tâm lý. Đối với hầu hết sản phụ, các triệu chứng là nhẹ và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về tâm lý phụ nữ sau sinh cho thấy 10 đến 15% số phụ nữ còn lại có diễn biến tâm trạng phức tạp, phát triển thành trầm cảm hoặc nghiêm trọng hơn là loạn thần sau sinh.

Nguyên nhân tác động đến tâm lý phụ nữ sau sinh

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Một trong những nguyên nhân tác động nhiều đến tâm lý phụ nữ trong quá trình mang thai là sự thay đổi nhanh chóng nồng độ estrogen progesterone sau khi sinh. Estrogen chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống serotonin và dopamine – các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến các triệu chứng khí sắc và loạn thần.  

2. Áp lực với vai trò làm mẹ

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều đơn giản, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Thông qua tiếng khóc thật khó cho mẹ xác định đúng nguyên nhân. Điều đó khiến mẹ trở nên lo lắng, bối rối. 

Mặt khác, giấc ngủ của trẻ cũng không ổn định, có khi ngày ngủ đêm thức. Việc thức khuya chăm con và cho con bú kéo dài triền miên khiến mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Điều này cũng lý giải tại sao phụ nữ sau sinh hay cáu gắt.

>> Xem thêm: Mất ngủ sau sinh – Dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua

3. Thiếu sự quan tâm từ người thân

Sau sinh là giai đoạn khá nhạy cảm đối với mẹ, ngoài sự quan tâm, chăm sóc từ những người thân trong gia đình thì vai trò của người chồng chiếm một vị trí quan trọng. “Con là của chung nhưng tại sao chỉ có mỗi mình người mẹ phải vất vả chăm sóc?”. Đây thường là suy nghĩ chung của nhiều bà mẹ.

Theo đó, nếu người chồng chỉ cung cấp cho vợ về mặt vật chất mà thiếu đi những lời động viên, hành động chăm lo, chia sẻ thì cũng nảy sinh sự bực bội, giận hờn trong tâm lý phụ nữ sau sinh.

>> Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi

4. Các nguyên nhân khác

Nguyên nhân tác động đến tâm lý phụ nữ sau sinh

– Áp lực về tài chính cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau sinh, khiến mẹ phải lo lắng, căng thẳng, stress sau khi sinh.

– Bận bịu việc chăm sóc con cái nên mẹ không còn thời gian dành cho bản thân, bỏ bê các mối quan hệ xã hội, công việc, bạn bè, thậm chí là quan hệ vợ chồng cũng gặp trở ngại. Và tất nhiên vì vậy mà tâm lý phụ nữ sau sinh sẽ càng khủng hoảng và mệt mỏi hơn.

– Ngoại hình của người phụ nữ thay đổi hoàn toàn từ khi có thai và sau khi sinh: Lên cân nhanh chóng, làn da trở nên xấu xí, mất tự tin về vẻ bề ngoài làm cho mẹ thêm lo lắng, buồn phiền, khó chịu trong người.

Các hội chứng ảnh hưởng tâm lý phụ nữ sau sinh

Các hội chứng tâm lý phụ nữ sau sinh thường được chia thành ba loại: baby blue, trầm cảm và loạn thần sau sinh.

1. Hội chứng Baby blues

Baby blues là gì? Baby blues là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, thoáng qua sau sinh. 

Theo ước tính, khoảng 50 đến 85% phụ nữ trải qua cảm giác buồn chán trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.

Với mức độ phổ biến của loại rối loạn tâm trạng này, có thể xem baby blues là một trải nghiệm bình thường sau khi sinh con hơn là một rối loạn tâm thần.

Để biết rõ hơn baby blues là gì, mẹ có thể tìm hiểu thêm các triệu chứng phổ biến của hội chứng này, bao gồm:

– Tâm trạng đi xuống, dễ rơi nước mắt, lo lắng hoặc cáu kỉnh. 

– Cảm thấy lâng lâng hoặc choáng ngợp.

– Chán ăn.

– Khó ngủ.

Các triệu chứng này thường đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ tư hoặc thứ năm sau khi sinh, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, rồi mất đi hoàn toàn trong vòng hai tuần.

Hội chứng baby blues không cần điều trị và ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đôi khi baby blues có thể phát triển thành rối loạn khí sắc nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử trầm cảm. 

Nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn hai tuần, người mẹ cần sự tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý để loại trừ khả năng mắc các hội chứng tâm lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm hoặc loạn thần sau sinh.

Baby blues là gì

>>> Mẹ có thể xem thêm: Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

2. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Ngày nay, mọi người biết đến trầm cảm sau sinh nhiều hơn, nhưng chính xác theo khoa học nên gọi là “trầm cảm chu sinh”, nghĩa là trầm cảm xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai cho đến sau khi sinh 4 – 6 tuần. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ để “chu sinh” thay cho “sau sinh” để quý độc giả theo dõi “làm quen” nhiều hơn.

Ở một số phụ nữ, trầm cảm chu sinh có thể bắt nguồn từ những lo lắng hay bất ổn tâm lý trong thai kỳ. 

Các dấu hiệu trầm cảm chu sinh

– Tâm trạng chán nản hoặc buồn bã.

– Khóc lóc.

– Mất hứng thú với các hoạt động thường ngày.

– Cảm giác tội lỗi, bản thân vô dụng, kém cỏi, không xứng đáng

– Luôn cảm thấy mệt mỏi.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Chán ăn.

– Kém tập trung.

– Nảy sinh ý nghĩ tự tử hoặc những suy nghĩ đáng sợ như gây tổn thương, làm hại con.

– Không muốn giao tiếp với mọi người.

Đối tượng dễ bị trầm cảm chu sinh

– Phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, sinh con trong tình trạng chưa sẵn sàng.

– Phụ nữ có đời sống vợ chồng không hạnh phúc, không hài lòng hoặc bất mãn với hôn nhân.

– Người có tiền sử bị trầm cảm hay stress trong trong thai kỳ.

– Phụ nữ trải qua quá trình chuyển dạ đau đớn, sinh nở không thuận lợi.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về bệnh trầm cảm chu sinh hay stress sau khi sinh tại đây.

3. Loạn thần chu sinh

Loạn thần chu sinh (thay cho loạn thần sau sinh) là thể nặng nhất trong của rối loạn tâm thần trong thời kì mang thai đến sau sinh, tác động vô cùng tiêu cực đến tâm lý phụ nữ sau sinh. Đây là một trường hợp hiếm gặp, cứ 1.000 phụ nữ sau sinh thì có 1 đến 2 người mắc hội chứng này. 

Đa số phụ nữ bị loạn thần chu sinh phát triển các triệu chứng trong vòng hai tuần đầu sau sinh. Nhưng bệnh cũng có thể khởi phát sớm nhất trong vòng 48 đến 72 giờ đầu tiên sau sinh nở. 

Bệnh thường xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn hưng – trầm cảm (rối loạn lưỡng cực). 

Các dấu hiệu ở phụ nữ bị loạn thần chu sinh

– Lú lẫn, dễ kích động

– Hành vi thất thường, xa lánh mọi người, bỏ bê, không chăm sóc con.

– Bồn chồn, cáu kỉnh, mất ngủ.

– Hoang tưởng, có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác.

– Tìm cách làm hại bản thân hoặc em bé.

Ảnh hưởng lớn nhất của loạn thần chu sinh đối với tâm lý phụ nữ sau sinh là dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi nguy hiểm, có thể gây thiệt hại về tính mạng. Vì vậy, bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ảnh hưởng của người mẹ mắc bệnh đối với trẻ nhỏ

Người mẹ mắc các hội chứng tâm lý sau sinh như trầm cảm, rối loạn tâm thần sẽ thiếu sự quan tâm đến trẻ, dẫn đến việc trẻ không cảm nhận được tình cảm, sự liên kết từ người mẹ.

Nghiên cứu cho thấy con của những bà mẹ bị trầm cảm thường khó ngủ, dễ bị kích động, tăng nguy cơ chậm phát triển, mắc chứng tăng động, tự kỷ.

Con của những bà mẹ bị trầm cảm thường khó ngủ, dễ bị kích động, tăng nguy cơ chậm phát triển, mắc chứng tăng động, tự kỷ

Bệnh trầm cảm sau sinh ở những ông bố lần đầu có con

Những người mới làm bố cũng có thể bị trầm cảm sau sinh. Họ có thể cảm thấy buồn, mệt mỏi, cáu kỉnh, lo lắng, hoặc thay đổi thói quen ăn, ngủ. Những triệu chứng này tương tự ở những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh.

Những ông bố trẻ tuổi, có tiền sử trầm cảm, gặp các vấn đề trong mối quan hệ hoặc đang gặp khó khăn về tài chính có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao nhất. 

Trầm cảm sau sinh ở người bố cũng có thể có tác động tiêu cực đến mối quan hệ hôn nhân và sự phát triển của trẻ giống như chứng trầm cảm sau sinh ở người mẹ. 

Do đó, những người bố bị trầm cảm sau sinh cũng cần được quan tâm và điều trị.

Lời khuyên của bác sĩ

Để hạn chế nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý sau sinh, đặc biệt là bệnh trầm cảm, người mẹ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, sự quan tâm, đồng hành của người thân, người chồng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

1. Người mẹ làm gì để vượt qua trầm cảm sau sinh?

– Tham gia các lớp tiền sản trong giai đoạn mang thai.

– Tham gia các hội nhóm mẹ bỉm sữa để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ tình huống khó khăn, nhờ sự hỗ trợ.

– Trong thai kỳ hoặc sau sinh, thông báo cho bác sĩ nếu mẹ có tiền sử bị trầm cảm, gia đình có người thân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.

– Nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, đặc biệt là sau sinh.

Tập thể dục thường xuyên, tìm đến yoga, thiền để cân bằng tâm lý phụ nữ sau sinh.

Tìm các hoạt động tư để thư giãn như massage.

– Nghe nhạc để giải tỏa mệt mỏi, an thần.

– Thường xuyên trò chuyện cùng chồng, người thân, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ công việc trong gia đình.

– Nên tìm hiểu về bệnh trầm cảm, dấu hiệu trầm cảm sau sinh từ trước hoặc trong thai kỳ để chủ động tìm đến các liệu pháp chữa trị ở giai đoạn sớm nhất của bệnh. 

2. Tránh những lầm tưởng về trầm cảm chu sinh:

  • Trầm cảm chu sinh ít nghiêm trọng hơn các loại trầm cảm khác – trên thực tế, nó nghiêm trọng như các loại trầm cảm khác.
  • Trầm cảm chu sinh hoàn toàn do thay đổi nội tiết tố gây ra – nó thực sự do nhiều yếu tố khác nhau gây ra.
  • Trầm cảm chu sinh sẽ sớm qua đi – không giống như “baby blues”, trầm cảm chu sinh có thể kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị và trong một số ít trường hợp, nó có thể trở thành một rối loạn mãn tính.
  • Trầm cảm chu sinh chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ – nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra rằng cứ 10 ông bố thì có tới 1 người bị trầm cảm sau khi có con. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: 5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi

Người mẹ làm gì để vượt qua trầm cảm sau sinh

3. Người thân làm gì để người mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh?

Hành vi, cách ứng xử của người thân, đặc biệt là người chồng rất quan trọng, góp phần giảm căng thẳng, giữ cho tinh thần người vợ luôn thoải mái.

– Luôn đối xử tôn trọng, yêu thương, chia sẻ việc nhà với vợ, đặc biệt là trong thời gian người vợ mang thai và sinh nở.

– Tham gia lớp học tiền sản để biết cách chăm sóc vợ con, hiểu hơn về tâm lý phụ nữ sau sinh cũng như những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và giai đoạn hậu sản. Theo đó, người chồng biết cách xử trí trong một số tình huống để bảo vệ sức khỏe người vợ và em bé mới sinh.

Hơn ai hết, người chồng cần biết hôn nhân là cả một quá trình, không chỉ diễn ra trong một thai kỳ. Cách bố đối xử với mẹ còn tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, sự tôn trọng, yêu thương và chia sẻ với người vợ là cần thiết ở tất cả mọi thời điểm.

Tóm lại, hiểu về tâm lý phụ nữ sau sinh, hiểu về các rối loạn thần chu sinh là gì không chỉ là trách nhiệm của người vợ mà còn là của người chồng. Do đó, mẹ hãy chia sẻ những kiến thức này cùng bố nhằm chung tay ngăn chặn “sát thủ” trầm cảm sau sinh.

 

Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

Baby blues và trầm cảm khác nhau thế nào?

Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động và thậm chí cả cảm xúc của người bệnh. Tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, bạn đều có khả năng bị trầm cảm. Khoảng 10 -20% phụ nữ sau khi sinh mắc phải chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có tới 80% bà mẹ sau khi sinh mắc phải hội chứng baby blues. Ngoài ra, theo nghiên theo của Đại học Oxford, baby blues cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ông bố.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng ra sao?
Nhiều người thường không phân biệt được sự khác nhau giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh

Hội chứng Baby blues là gì?

Hội chứng baby blues là một dạng nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh, thường bắt đầu sau khi sinh khoảng từ 1-3 ngày và có thể kéo dài đến 10 ngày hoặc vài tuần. Gặp phải hội chứng này, chuyện cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường sẽ nhiều như “cơm bữa”. Mẹ có thể khóc lóc, ủ rũ nhưng cũng có thể cười ngay sau đó. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn, và với nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn.

Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong cơ thể mẹ, tăng cao ngất ngưỡng khi mang thai và hạ đột ngột sau khi sinh chính là thủ phạm gây nên hội chứng này. Hơn nữa, sự đau đớn của vết thương sau sinh, bất tiện trong sinh hoạt cũng như áp lực tâm lý lần đầu làm mẹ sẽ càng khiến bạn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Sự khác biệt giữa Baby blues và trầm cảm sau sinh

Hầu hết các bà mẹ chịu ảnh hưởng tâm lý bởi hội chứng baby blues đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, baby blues kéo dài dai dẳng và đi kèm sự tăng cấp của những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến trầm cảm. Vì vậy, việc phân biệt điểm khác biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh rất quan trọng.

Hội chứng Baby blues Trầm cảm sau sinh
– Cảm thấy muốn khóc nhiều lần trong ngày, dù chỉ vì một việc nhỏ

– Tâm trạng bất ổn, luôn thay đổi thất thường. Cảm thấy chán nản, buồn phiền

– Cáu gắt, lo âu, thiếu tập trung

– Xuất hiện từ 1-3 ngày sau sinh, và có thể kéo dài 1-2 tuần sau khi sinh

– Luôn lo lắng, buồn bã và khóc lóc rất nhiều. Không giao tiếp, khó chịu với người xung quanh

– Thiếu sự quan tâm đến em bé và bản thân.

– Khó tập trung suy nghĩ, luôn trong cảm giác tuyệt vọng. Thậm chí có suy nghĩ làm hại bản thân và con

– Kéo dài hơn 2 tuần sau sinh, với nhiều cảm xúc tiêu cực hơn

Bố có thể giúp mẹ như thế nào?

– Lắng nghe và quan sát: Nếu mẹ có bất kỳ biểu hiện mệt mỏi, lo âu quá mức, hãy khích lệ mẹ, bố nhé. Nói với mẹ rằng mẹ rất tuyệt vời, và bố luôn tin mẹ có thể làm tốt mọi việc.

Hỗ trợ mẹ tối đa những công việc nhà. Thực tế, ngoài việc cho con bú mẹ, những công việc khác đều không thể làm khó bố. Từ thay tã, tắm hay lau dọn nhà cửa, chỉ cần bố chịu làm, tất cả đều có thể.

– Hạn chế khách đến thăm: Nhiều người thì vui, nhưng quá nhiều người lại có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của mẹ. Thử nghĩ xem, bao nhiêu người đến là bấy nhiêu lời khuyên. Tuy nhiên, không phải kinh nghiệm nào cũng tốt và phù hợp với tất cả mọi người.

– Không thiếu sự lãng mạn: Đã bao lâu bố không gửi tin nhắn hỏi han mẹ? Bao lâu chưa trao một nụ hôn? Hay đơn giản là nấu cho mẹ một món ngon nào đó?

[inline_article id=64583]

Làm gì khi bố cũng là “nạn nhân”?

Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, bố cũng có thể là nạn nhân của hội chứng baby blues. Giống như mẹ, lần đầu làm bố cũng sẽ không thiếu những giai đoạn khó khăn cần thích ứng. Bố sẽ phải lo lắng về chi phí tài chính, suy nghĩ về trách nhiệm làm cha, hay băn khoăn liệu bé cưng sẽ ảnh hưởng tình cảm vợ chồng… Thậm chí, không ít các bố cảm thấy “tủi thân” khi bị mẹ cho ra rìa.

Nếu những cảm xúc, lo lắng này đang làm phiền bạn, tham khảo ngay lời khuyên dưới đây nhé! Làm cha sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất từng xảy ra với bạn.

– Lấy hình ảnh, video của mẹ và bé ra xem mỗi khi tâm trạng xấu đi. Điều này sẽ giúp bố cảm nhận lại những khoảnh khắc hạnh phúc với gia đình và niềm vui khi có con.

– Dành thời gian để chơi và chăm sóc con, dù chỉ ít phút mỗi ngày.

– Chia sẻ với mẹ về những lo lắng, mối quan tâm của bản thân. Đừng ngại “đòi” mẹ dành thời gian cho mình. Lời khuyên dành cho bạn: Nếu muốn vợ có nhiều thời gian dành cho mình, đừng quên hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm sóc con.

– Luôn ghi nhớ, đó là vợ và con của mình, là những người mình yêu thương nhất.

[inline_article id=114141]