Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Khi bị cảm lạnh, trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc. Điều đó khiến mẹ sốt ruột, rất muốn biết bé bị cảm lạnh uống thuốc gì để tự chữa cho trẻ tại nhà, giúp bé nhanh hết các triệu chứng khó chịu.

bé bị cảm lạnh uống thuốc gì
Mẹ có biết bé bị cảm lạnh uống thuốc gì không?

Theo chuyên gia, nhiều trẻ có thể bị cảm lạnh từ 6-8 lần trong hai năm đầu đời. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt chứ không hẳn vì mẹ không giữ ấm cho trẻ. 

Tuy cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh thường gặp, hầu như không nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc trẻ trong thời gian mắc bệnh, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi… 

Vì vậy, thay vì tìm kiếm thông tin bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, tốt nhất mẹ hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí khi bé bị cảm lạnh sổ mũi. 

chữa cảm lạnh cho bé

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh, còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra. Những virus này lây lan qua tiếp xúc da kề da, qua giọt bắn ho, hắt hơi hoặc sờ, chạm vào đồ vật dính virus như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Hiện có hơn 200 loại virus được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, điều này cũng giải thích tại sao trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm.

Mặc dù những cơn cảm lạnh thường xuyên này gây khó chịu cho mũi của bé nhưng nhìn chung là vô hại, thậm chí còn có lợi cho trẻ trong việc tạo ra kháng thể để củng cố hệ miễn dịch. Nhờ đó, giúp trẻ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau này. Vì vậy, khi con chớm bệnh, mẹ không cần phải cuống lên bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

May mắn là hầu hết các triệu chứng trẻ bị cảm sốt đều không nghiêm trọng tuy có thể làm bé khó chịu. Do vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng việc bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Sau đây là các dấu hiệu mắc bệnh ở  bé.

  • Chảy nước mũi (lúc đầu nước mũi trắng đục, sau đó có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh).
  • Nghẹt mũi.
  • Hắt hơi.
  • Đôi khi có kèm theo sốt nhẹ.
  • Ho khan (có thể ho nhiều vào ban đêm và càng gần về cuối đợt cảm lạnh).
  • Đau hoặc ngứa cổ họng.
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh.
  • Mất cảm giác ngon miệng (nên trẻ không hứng thú với ăn uống).

Cảm lạnh ở trẻ kéo dài bao lâu?

Cảm lạnh thông thường kéo dài từ 7-10 ngày (ngày thứ 3 thường là ngày tồi tệ nhất) và thường sẽ tự khỏi, mặc dù sau đó bé vẫn còn ho kéo dài thêm ít ngày.

Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày. Bệnh thường dễ lây lan nhất vào thời gian 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. 

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Khi bé bị cảm sốt, nhìn con sụt sịt, nghẹt mũi, ho, quấy khóc mẹ không yên lòng. Đó là lý do nhiều mẹ muốn biết chữa cảm lạnh cho bé như thế nào, bé bị cảm lạnh uống thuốc gì để mua ngay cho con uống.

Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn có thể gây hại cho trẻ vì không có khuyến cáo rõ ràng liều lượng, nguy cơ độc tính. Đáng nói, thuốc có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi có chứa pseudoephedrine thông mũi. 

Tốt nhất, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng khi trẻ bị cảm lạnh, tránh tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì rồi tự ý “kê đơn” cho con.

Cách chữa cảm lạnh cho bé

Dù chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh hay trẻ lớn hơn thì cũng không ngoài những cách sau.

– Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ chưa biết cách xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch mũi, giúp con dễ thở hơn sau khi đã nhỏ nước muối cho bé. Sau hút mũi, nhỏ nước muối lại một lần nữa, lau sạch mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

– Tăng độ ẩm trong phòng

Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm tắc nghẽn và giúp bé thở dễ dàng hơn.

– Bổ sung chất lỏng, ăn uống đủ chất

Cho bé uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất đi do sốt, sổ mũi. Với trẻ còn bú mẹ thì tăng cường cho con bú là tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể học cách nấu súp gà chữa cảm ho cho bé hoặc bổ sung dưỡng chất cho bé theo thực đơn cho trẻ bị cảm, ho

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé vượt qua cơn cảm lạnh dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ không cần quan tâm bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt 

Mẹ hãy cho bé uống thuốc nếu nhiệt độ sốt trên 38,5ºC và uống theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé

– Người lớn chăm sóc bé nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi phải che miệng.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn chín uống sôi, thực đơn ăn uống cân bằng đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm, nhất là vitamin từ trái cây rau củ.

– Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho không gian thông thoáng, có ánh nắng chiếu vào càng tốt vì sẽ giúp diệt khuẩn.

[inline_article id=4446]

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi con bệnh, mẹ không cần phải lo nghĩ bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, hãy cho trẻ đi khám bệnh nếu bé có một số triệu chứng sau.

– Bỏ ăn, bú kém.

– Sốt từ 38ºC với trẻ dưới 3 tháng.

– Sốt từ 39 độ với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi.

– Ho ngày càng nặng hoặc kéo dài trong khi các triệu chứng khác biến mất.

– Thở nhanh, tím tái, hôn mê.

– Có dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi từ mũi, miệng.

– Có hạch sưng ở cổ.

– Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn khi bé bị cảm lạnh mà không cần phải tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Hương Lê

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.