Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé bú mẹ lắt nhắt có đáng lo?

Ở giai đoạn sơ sinh, bỗng nhiên bé bú mẹ lắt nhắt khiến mẹ rất lo lắng và không biết nên làm gì. Những thay đổi của bé ở giai đoạn sơ sinh thường không có gì nghiêm trọng nhưng nếu chưa có kinh nghiệm chăm con, mẹ rất dễ cảm thấy căng thẳng, chẳng hạn như nếu gặp phải trường hợp bé bú mẹ lắt nhắt. 

Vậy làm sao để bé hết bú lắt nhắt, nguyên nhân bé bú lắt nhắt là gì, mẹ hãy đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!

Trước khi tìm hiểu giải pháp làm sao để bé hết bú lắt nhắt, me cũng nên viết bé bú lắt nhắt là hiện tượng như thế nào.

Bé bú mẹ lắt nhắt là như thế nào?

Trẻ bú lắt nhắt là hiện tượng bé chỉ bú vài phút, có khi là 5 – 10 phút đối với trẻ sơ sinh hoặc 2 – 3 phút đối với trẻ lớn hơn một chút. Mặc dù bú chưa no nhưng trẻ cũng nhả vú mẹ, không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, trẻ lại quấy khóc đòi bú tiếp, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút. Nhiều khi cứ 30 phút là bé quấy khóc đòi bú lại.

Điều này làm mẹ không yên tâm vì lo không đủ sữa cho con bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, việc trẻ bú lắt nhắt, nhất là vào ban đêm có thể làm mẹ mất ngủ và mệt mỏi. Mẹ trằn trọc làm sao để bé hết bú lắt nhắt. Tình trạng kéo dài có thể làm mẹ kiệt sức. 

Nếu muốn biết cách chữa thì phải tìm ra nguyên nhân. Vì thế, nếu mẹ muốn biết làm sao để bé hết bú lắt nhắt thì phải biết nguyên nhân bé bú lắt nhắt là gì đã.

Bé bú lắt nhắt là như thế nào?
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?

Nguyên nhân trẻ bú lắt nhắt

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt, mẹ cần tìm hiểu nhuyên nhân bé bú lắt nhắt.

1. Do cấu tạo dạ dày của bé

Hiện tượng bé bú mẹ lắt nhắt thường xảy ra với trẻ ở giai đoạn dưới 12 tuần tuổi. Lúc này, dạ dày bé còn nhỏ nên con mới bú ít đã no. Với lượng thức ăn đó, chỉ cần một, hai lần đi tiểu là con đã đói nên liên tục cáu kỉnh, đòi bú.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh vừa bú vừa càu nhàu: Làm sao để mẹ khắc phục cho con?

2. Mẹ không đủ sữa cho bé

Điều này dễ nhận ra nếu có một số dấu hiệu sau:

  • tăng cân rất ít hoặc sụt cân > 7% cân nặng lúc sinh; không đạt các chỉ số ở cột mốc phát triển. Thường dưới 3 tháng, con phải tăng tối thiểu 30g/ngày. Từ 3-6 tháng, con phải tăng tối thiểu 20g/ngày.
  • Số tã con thải ra ít. Thường sau ngày thứ 6, số tã ướt là 6-8 tã ướt/ngày.
  • Mẹ không có cảm giác “xuống sữa” khi cho bé bú.
  • Ngực mẹ không căng, thậm chí có cảm giác “lỏng lẻo”.
  • Bé bú không no nên ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc.

3. Ngậm bắt vú không đúng cách

Trẻ ngậm bắt vú kém dẫn đến trẻ bú không hết sữa mẹ; gây ứ đọng sữa có thể làm giảm và ức chế sự tạo sữa. Trẻ bú không đủ sữa nên không cảm thấy thoải mái, quấy khóc; thường xuyên đòi bú, bú lâu hoặc từ chối bú mẹ.

4. Nhu cầu gần gũi mẹ của bé

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Để bé được gần gũi mẹ

Một số bé đòi bú thường xuyên vì nhu cầu muốn được mẹ ôm ấp và gần gũi mẹ. Điều đó giúp bé cảm thấy an tâm vì luôn có mẹ bên cạnh.

5. Do mẹ làm nết cho bé

Cứ mỗi lần bé quấy khóc mẹ lại cho bé bú vì đây là cách dỗ dành nhanh nhất. Lâu dần tạo thành thói quen khiến bé luôn muốn ngậm ti dù không thật sự đói. 

6. Bé đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts)

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Bé chỉ đang trải qua giai đoạn tăng trưởng

Các đợt tăng trưởng “bùng nổ” này sẽ giúp bé đạt trong lượng gấp 2-3 lần so với lúc mới sinh khi được 1 tuổi. Thường giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt xảy ra vào lúc con 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng tuổi và chỉ kéo dài trong vài ngày.

Khi rơi vào giai đoạn “growth spurts”, bé đói rất nhanh vì cần nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng để phát triển. Bé có thể bú đến 18 lần trong 32 giờ. Sau giai đoạn này, bé sẽ bú trở lại với tần suất như bình thường.

Một số dấu hiệu cho thấy bé đang ở giai đoạn “growth spurts”: trẻ sơ sinh đòi bú quá nhiều lần và bú lâu, thức dậy nhiều hơn vào ban đêm để đòi bú, trở nên quấy khóc, cáu kỉnh hơn bình thường.

[inline_article id=269929]

Trẻ bú lắt nhắt ảnh hưởng như thế nào?

Nếu không phải rơi vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, việc bé bú mẹ lắt nhắt có thể ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ lẫn bé, nhất là khi tình trạng này kéo dài.

  • Mẹ dễ suy kiệt sức khỏe vì thiếu ngủ, không có thời gian nghỉ ngơi do phải gắn với bé suốt cả ngày.
  • Bé ngủ chập chờn, hay quấy khóc do luôn ở trong tình trạng không đủ no. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của bé.
  • Bé bú mẹ lắt nhắt, bú rất ít mỗi lần bú, không bú kiệt sẽ gây giảm tiết sữa hoặc làm mẹ dễ bị viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa).
  • Đặc biệt, bé có thể chậm tăng cân vì chỉ bú được sữa đầu do thời gian bú ngắn chỉ vài phút. Trong khi đó, sữa sau mới đặc và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Để bé không bị ảnh hưởng xấu, mẹ cần biết làm sao để bé hết bú lắt nhắt.

Một số tác hại khi trẻ bú lắt nhắt
Làm sao để bé hết bú lắt nhắt, mẹ hết phiền toái?

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt?

Khi bé bú lắt nhắt, mẹ phải làm sao để khắc phục? Mẹ hãy thử sử dụng những cách dưới đây nhé:

  • Kiểm tra xem mẹ đã cho bé bú đúng cách chưa, nếu chưa phải điều chỉnh lại cho đúng để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều.
  • Nếu bé bú mẹ lắt nhắt là do mẹ thiếu sữa thì mẹ cần uống nhiều nước, ăn các thực phẩm lợi sữa, thường xuyên vắt sữa để kích sữa tiết ra nhiều.
  • Nên dỗ dành bé, tìm cách kéo dài khoảng cách giữa các cữ bú để bé thật sự đói (chứ không phải lưng lửng bụng), khi đó lực mút của bé sẽ mạnh hơn, bé bú được nhiều hơn.
  • Mẹ không trò chuyện hay tương tác khi con bú để con tập trung bú mẹ.
  • Nếu bé quấy khóc đòi bú, mẹ hãy thử vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho bé bú. Đây cũng là cách để bé tập trung vào việc bú sữa thay vì phân tâm bởi nhu cầu gần gũi mẹ.

Khi bé bú mẹ lắt nhắt, mẹ chớ vội lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm cách khắc phục làm sao để bé hết bú lắt nhắt nhé!

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.