Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu và triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ (dạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em trong mọi độ tuổi, nhưng nguy hiểm hơn là xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tháng tuổi.

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để cha mẹ có thể kịp thời nhận diện và điều trị cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thủy đậu là bệnh do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi; nhất là với những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ, mặc dù tình trạng mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu là rất hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh bao gồm:

1.1 Do lây truyền từ mẹ

Nếu mẹ bị mắc bệnh thủy đậu khi mang thai và điều trị chưa khỏi, bé sinh ra sẽ mang theo mầm bệnh trong cơ thể. Và khi đủ điều kiện thuận lợi để virus phát triển thì bệnh sẽ bắt đầu biểu hiện. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh có thể bị dị tật ở mắt, ở tim và ở sọ,..

1.2 Do bị lây nhiễm

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính và có thể lây truyền từ người sang người. Nhất là trẻ chưa từng bị bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng chống. Đối với trẻ sơ sinh, con đường lây truyền chính vẫn là hô hấp, tiếp xúc dịch tiết của mẹ.

Do đó nếu mẹ; người thân trong nhà mắc bệnh thủy đậu hoặc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, tốt nhất là không nên cho trẻ tiếp xúc gần. Thậm chí mẹ nên tránh tiếp xúc; cũng như tạm thời cho con bú trong giai đoạn điều trị bệnh.

2. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14 – 16 ngày; và phát triển trong khoảng 10 – 21 ngày. Đối với trẻ sơ sinh dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu thường thấy là trên da của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti, phát triển thành những mụn nước.

Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ sốt cao, thân nhiệt từ 39 – 39.5 độ C.
  • Phát ban đỏ, quấy khóc, khó chịu, ngứa toàn thân.
  • Ban đầu, những nốt ban xuất hiện ở mặt, sau đó lan dần xuống bụng, tay chân rồi phát ra toàn cơ thể.
  • Từ những nốt ban này sẽ hình thành mụn nước. Ước tính trẻ 3 tháng tuổi bị thủy đậu sẽ có số lượng mụn nước từ 250-500 cái.

Đây được xem là những triệu chứng và dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh.

>> Cùng chủ đề bệnh thủy đậu: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị zona là gì? Mẹ phải làm sao?

3. Cách chữa, điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em

Như đã đề cập, nếu ở trên người trẻ sơ sinh có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thủy đậu, cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám bác sĩ, để được điều trị phù hợp.

Đồng thời, để giúp cho quá trình điều trị hiệu quả và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh cha mẹ nên:

  • Giữ mát cho trẻ, đặc biệt ở những nốt bị thủy đậu.
  • Cắt tỉa móng tay cho trẻ, để trẻ tránh làm tổn thương da khi bị ngứa.
  • Mẹ thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cho bé. Nhưng cần hạn chế làm vỡ các mụn nước.
  • Khi các nốt thủy đậu vỡ, có thể bôi thuốc xanh methylen để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng một số loại thuốc giảm ngứa như chlorpheniramine, fexofenadine, thuốc kháng sinh có chứa thành phần histamine nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Đồng thời kết hợp cho bé uống nhiều nước; cho trẻ tiêu thụ đa dạng chất dinh dưỡng từ rau xanh, thịt đỏ,..

>> Thủy đậu ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách chữa bệnh thủy đậu dành cho mẹ bầu nhanh hồi phục

4. Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ sơ sinh

Bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ sơ sinh là tiêm vắc xin dự phòng khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Để tránh được dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh, mẹ cần có những biện pháp sau:

  • Khi người thân có dấu hiệu của bệnh thủy đậu thì nên tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu sau sinh; mẹ không được cho trẻ bú sữa trước khi điều trị dứt điểm.
  • Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi; cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. (lịch tiêm vắc xin bệnh thủy đậu ở trẻ em theo từng độ tuổi)
  • Mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng. Kháng thể trong virus truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu.

Tóm lại, khi trẻ sơ sinh có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh thủy đậu mẹ nên nhanh chóng cho con đi khám bác sĩ. Để tránh các trường hợp biến chứng của bệnh thủy đậu. Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về dấu hiệu; và triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh.

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.