Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Sự phát triển nhanh và thay đổi mỗi ngày khiến bé cũng có những thay đổi trong tiêu hóa. Điều này khiến nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày, ăn bao nhiêu là đủ…

1. Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Ở trẻ 3 tháng tuổi, tần suất đi ngoài trung bình của trẻ là từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa công thức đi ngoài ít hơn một chút ở mỗi giai đoạn phát triển. Nhưng nếu đã 1-2 ngày hoặc thậm chí là 4-5 ngày bé không đi ngoài; mà phân vẫn mềm thì tình trạng này vẫn được xem là bình thường.

Nhìn chung, trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài nhiều hay ít cũng không sao. Quan trọng là tần suất đi ngoài của bé vẫn ổn định, kết cấu và màu sắc phân không có gì bất thường, không quá lỏng, không vón cục, không lẫn chất nhầy và máu. Đồng thời không kèm theo các hiện tượng như sốt, bỏ bú, khó chịu,… Nếu như vậy, mẹ có thể an tâm với chuyện đi ị của bé 3 tháng tuổi.

Vấn đề “trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày” sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Cữ ăn của bé: Bé 3 tháng tuổi khỏe mạnh sẽ bú trong ít nhất 10 phút.
  • Lượng sữa bé bú: Trẻ 3 tháng tuổi có thể bú tới 180 – 210ml ở mỗi cữ.
  • Màu sắc và cấu trúc phân của bé: Yếu tố này sẽ thể hiện liệu bé cưng có đang mắc bệnh lý nào đó không.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ chuẩn?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần
Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

2. Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bình thường?

Bên cạnh thắc mắc về tần suất trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày; nhiều mẹ bỉm cũng thắc mắc về hình dáng và màu phân của trẻ 3 tháng. Bởi vì, hình dạng, cấu trúc và màu phân cũng phản ánh phần lớn sức khỏe của bé.

2.1 Về cấu trúc phân của trẻ 3 tháng

  • Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ phải mềm và hơi chảy nước.
  • Phân của trẻ bú sữa công thức có xu hướng cứng hơn một chút, nhưng không nên cứng hoặc vón cục.

2.2 Màu sắc phân của trẻ 3 tháng

  • Phân của bé bú sữa mẹ: Có màu xanh, vàng nhạt, dạng lỏng nhưng mịn.
  • Phân của bé dùng sữa ngoài: Có màu nâu vàng, nặng mùi, lượng phân nhiều hơn so với những bé bú sữa mẹ. Phân có tình trạng vón cục, lợn cợn.
  • Phân của bé chuyển từ dùng sữa mẹ qua sữa ngoài: Màu sắc đậm hơn và cũng có hình khối rõ rệt hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Theo dõi màu và mùi phân của trẻ sơ sinh để chẩn đoán bệnh

3. Những dấu hiệu đi ngoài bất thường của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày
Trẻ 3 tháng đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày?

3.1 Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bất thường?

Trên thực tế, sẽ khó có con số cụ thể trả lời cho câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là bất thường hay không. Điều quan trọng mẹ cần làm đó là (1) theo dõi cấu trúc, (2) quan sát màu sắc phân; và (3) quan sát những biểu hiện bất thường như quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi (nếu có).

3.2 Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bất thường?

Nhìn vào hình thái của phân, mẹ cũng có thể biết những gì đang xảy ra với sức khỏe của bé.

Phân màu trắng: Báo hiệu các vấn đề về gan; mẹ cần đưa bé đi bác sĩ gấp.

Phân xanh: Phân màu xanh lục có vệt sáng lấp lánh có nghĩa là có chất nhầy trong đó. Điều này đôi khi xảy ra khi em bé buồn ngủ vì chất nhầy trong nước bọt thường không được tiêu hóa. Chất nhầy trong phân cũng là một dấu hiệu nhận biết của nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Phân đẫm máu: Máu đỏ tươi có thể xuất hiện trong phân của bé vì một vài lý do khác nhau. Bé đi ngoài nhuốm máu đỏ thường là dấu hiệu của:

  • Dị ứng protein sữa.
  • Tiêu chảy trộn lẫn với máu đỏ có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Táo bón, máu đỏ ở phân có thể là kết quả hậu môn bị xước hoặc trĩ.
  • Đôi khi, máu trong phân của bé bú sữa mẹ trông có màu đen còn có thể do bé nuốt phải máu từ núm vú bị nứt và chảy máu.

3.3 Bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé

Bệnh tiêu chảy

Trẻ đi ngoài lỏng với rất nhiều nước. Nước có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu và chảy tràn ra tã. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng hoặc cũng có thể là do mẹ thay đổi chế độ ăn uống (nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ).

Táo bón

Mặt khác, nếu phân của trẻ cứng và trông giống như những viên sỏi nhỏ, có lẽ bé bị táo bón. Con sẽ khó chịu một cách rõ rệt khi đi ngoài và thậm chí trên phân còn có máu. Táo bón có thể là dấu hiệu của sự nhạy cảm với sữa hay bé không dung nạp một thứ gì đó trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc uống nhiều nước có thể hạn chế và giảm tình trạng táo bón ở trẻ.

Mất nước

Cho dù bú mẹ hay sữa công thức, nếu phân của bé cứng hoặc rất khô, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé không đủ nước lỏng hoặc mất quá nhiều nước do bệnh, sốt hoặc nóng.

Tóm lại, không chỉ quan tâm trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường; mẹ nhớ chú ý đến cấu trúc, màu sắc và tình trạng của phân nữa nhé.

>> Cùng chủ đề: Trẻ đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng là tình trạng gì?

[inline_article id=191775]

4. Những điều lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa bé 3 tháng tuổi

Sau khi mẹ đã biết trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày bình thường; lúc này điều mẹ cần làm tiếp theo đó là biết cách chăm sóc hệ tiêu hóa cho con.

4.1 Bé 3 tháng tuổi chỉ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

  • Bé bú sữa mẹ có thể bú 8-10 lần trong một ngày.
  • Bé thường bú trong ít nhất 10 phút và có thể bú đến 210ml mỗi lần.
  • Nếu mẹ ít sữa, trẻ phải bú sữa công thức thì thường ăn ít hơn; khoảng cách các lần ăn khoảng 4 giờ.

4.2 Mẹ cần lưu ý chế độ ăn của mình

Những món mẹ nên ăn:

  • Các thực phẩm giàu vitamin.
  • Cân bằng lượng chất xơ và protein.
  • Với bé bị táo bón, mẹ bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh; củ quả và trái cây.

Những món ăn mẹ nên tránh khi cho con bú:

  • Đồ ăn cay.
  • Thức ăn nhanh.
  • Đồ chiên nhiều dầu mỡ.

4.3 Giữ bé luôn ấm áp

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, do vậy để chống lại những tác nhân xấu có nguy cơ xâm nhập cơ thể trẻ, mẹ cần giữ cho cơ thể bé luôn ấm. Đặc biệt là vùng bụng, chân, tay, cổ,…

Qua đây hẳn mẹ đã biết được trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày thì bình thường rồi đúng không nào. Nếu bé khác biệt với những điều trên, mẹ cần dẫn con đi khám bên cạnh lịch khám định kỳ.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đòi bế và quấy khóc nhiều? Có nên chiều theo?

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế là một trong những vấn đề khiến bố mẹ khá đau đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nên bạn cần biết rõ vì sao trẻ khóc quấy để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế có đáng lo ngại?

Trẻ sơ sinh khóc quấy là một loại phản ứng bản năng. Thông qua việc này, bé muốn biểu đạt tâm tình của mình với mẹ và những người xung quanh. Đây cũng là cách trẻ giao lưu với bố mẹ và là ngôn ngữ đặc biệt để thể hiện yêu cầu hoặc phản ứng đối với những kích thích từ môi trường.

Thực tế trẻ khóc cũng là một hoạt động chủ yếu khi còn nhỏ và là cơ hội giúp trẻ luyện tập. Trẻ khóc liên tục khiến lồng ngực và bụng lớn hơn, hầu họng cũng phát triển nhanh hơn. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế không quá đáng lo ngại nhưng bố mẹ phải biết cách quan sát để tìm nguyên nhân cụ thể, xử lý thỏa đáng.

Thông thường, nếu không do nguyên nhân bệnh lý thì ở góc độ nào đó, trẻ khóc có thể tăng cường luyện tập cho các cơ thần kinh, giúp phổi giãn nở. Đồng thời hoạt động “khóc” còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng tốc độ và hiệu quả của quá trình trao đổi chất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế

3. Trẻ khóc do sinh lý

Đặc điểm chung của trẻ sơ sinh khóc quấy do yếu tố sinh lý thường là tiếng khóc từ nhẹ nhàng chuyển dần sang “vang” hơn, tiếng khóc trong trẻo và không kèm theo những biểu hiện bệnh lý khác.

bế con vào lòng 3

  • Trẻ khóc do đói, khát

Thông thường trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi rất hay khóc vì đói và khát, chẳng hạn như sữa mẹ không đủ, sữa bột pha quá loãng hay thời gian giãn cách giữa hai cữ sữa quá dài đều có thể khiến trẻ bị đói. Ngoài ra, nếu thời tiết nóng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước và miệng khô do khát cũng khiến trẻ sơ sinh khóc đòi bế để phát tín hiệu cho cha mẹ.

  • Con đang sợ hãi

Trẻ nhỏ khi sợ hãi và không thấy người thân bên cạnh sẽ khóc và mong được người lớn che chở, bảo vệ. Trong trường hợp này, bố mẹ cần vỗ về bé, giúp bé trấn an và yên tâm hơn.

  • Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế do cơ thể nóng hoặc lạnh, ẩm ướt hay ngứa ngáy

Tình trạng quấn tã cho trẻ sơ sinh không đúng cách và giữ vệ sinh không hợp lý sẽ gây ẩm thấp đối với làn da non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị côn trùng như muỗi, kiến cắn gây đau ngứa cũng sẽ dễ khóc quấy vì khó chịu. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý nhiệt độ trong phòng của bé, không nên quá nóng hay quá lạnh đều khiến trẻ không dễ chịu mà khóc quấy.

  • Trẻ khóc do quần áo không vừa vặn

Trẻ sơ sinh cũng khóc để phản ứng lại nếu mẹ mặc quần áo quá chật gây khó thở hoặc do những sợi lông từ khăn quấn kích thích da của bé. Vì vậy, mẹ nên chú ý lựa chọn chất liệu cũng như kích thước quần áo phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì? Làm gì để trẻ bớt quấy khóc khi mọc răng?

  • Trẻ khóc đòi tiểu tiện, đại tiện

Trẻ dù còn rất nhỏ nhưng sau vài lần thực hiện việc tiểu tiện, đại tiện cũng sẽ ghi nhớ lại quá trình này. Vì vậy, sau đó trẻ có thể dùng tiếng khóc để biểu thị nhu cầu cần giải quyết. Thậm chí khi đang ngủ nửa đêm, do bàng quang căng đầy mà trẻ có thể òa khóc lên theo phản xạ của cơ thể.

  • Trẻ khóc do mất cảm giác an toàn

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế còn có thể do xung quanh không có ai khiến trẻ cảm thấy sợ hãi vì vùng an toàn vốn có bị biến mất. Lúc này, trẻ sẽ khóc lên như một cách vừa thể hiện cảm xúc bất an vừa để thu hút sự chú ý của người lớn.

2. Trẻ khóc do bệnh lý

Đặc điểm của tiếng khóc khi trẻ bị bệnh thường là rất dữ dội, thời gian kéo dài, tiếng khóc nghe chói tai hoặc trầm đục và có những triệu chứng khác kèm theo. Điển hình là một số vấn đề sau đây sẽ khiến trẻ dễ khóc quấy hơn.

  • Trẻ khóc do viêm loét khoang miệng

Dù trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ hoặc kết hợp uống sữa công thức thì vấn đề trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể xảy ra. “Nóng trong người” rất dễ gây viêm loét niêm mạc miệng của trẻ và gây đau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ khóc quấy nhiều hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo cai sữa bằng trứng, bé bỏ bú nhẹ nhàng không quấy khóc

  • Trẻ khóc do nghẹt mũi

Cảm ho, sổ mũi cũng là căn bệnh phổ biến dễ xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi nghẹt mũi, đường hô hấp gặp trở ngại, khó thở nên trẻ khóc để biểu đạt sự khó chịu. Ngoài ra, việc bất cẩn làm trẻ bị sặc khi bú sữa cũng sẽ tác động đến hô hấp của trẻ.

  • Trẻ khóc do bệnh ở não bộ

Xuất huyết màng cứng hoặc viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường gây ra những trận khóc dữ dội, đứt quãng do các cơn đau ở đầu. Một số trẻ lớn hơn còn có biểu hiện dùng tay tự vỗ vào đầu hoặc đụng đầu vào tường để giải tỏa đau đớn và khó chịu này. Người lớn cần sớm phát hiện vấn đề ở não bộ của trẻ để điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ khóc tổn thương ở da

Dù là vết thương ngoài da hay do tình trạng viêm loét, bong tróc đều khiến trẻ có thể bị đau hoặc ngứa ngáy. Trẻ thường có biểu hiện dùng tay quơ quào vào cơ thể và khóc quấy liên tục không yên. Làn da của trẻ sơ sinh rất non yếu và nhạy cảm nên trong quá trình chăm sóc, mẹ cần tỉ mỉ, cẩn thận hơn để bảo vệ da cho bé.

  • Trẻ khóc do ký sinh trùng

Các loại giun sán ký sinh vào ban đêm thường bò ra ngoài cửa hậu môn để đẻ trứng, kích thích xung quanh vùng hậu môn và cả bộ phận sinh dục nên gây ngứa ngáy cực kỳ. Đây là nguyên nhân dễ làm trẻ có hiện tượng khóc quấy vào ban đêm.

  • Trẻ khóc do viêm niệu đạo hoặc nứt hậu môn

Các vấn đề như viêm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc nứt hậu môn đều gây đau đớn khi trẻ tiểu tiện, đại tiện mà khóc nhiều hơn. Thậm chí trẻ còn có biểu hiện “cự tuyệt” không muốn giải quyết nhu cầu vì cảm giác đau khó chịu.

  • Trẻ khóc do đau bụng

Đây là nguyên nhân khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bất kể là đau bụng vì bệnh lý nào cũng đều khiến trẻ khóc dữ dội và liên tục. Đối với trường hợp này, bố mẹ cần quan sát them các triệu chứng khác để phán đoán nguồn gốc gây bệnh, nếu thấy khó khăn thì tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Trẻ sơ sinh khóc đòi bế cha mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế rốt cục có nên bế ngay lập tức không? Chuyên gia tâm lý trẻ em cho biết: Khi trẻ khóc, nếu không có các triệu chứng bệnh tật khác thì tốt nhất hãy để trẻ phát tiết tâm trạng, cảm xúc của mình qua tiếng khóc.

Trước khi bạn bế trẻ lên thì cần phải xác định nhu cầu của trẻ là gì qua hành vi khóc quấy đó.

Nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế do nhu cầu sinh lý thì sau khi thỏa mãn nhu cầu mà trẻ vẫn còn khóc thì mới cần bố mẹ ôm ấp, vỗ về. Ngoài ra, đối mặt với tình trạng hay khóc quấy của trẻ, người lớn cần nhẫn nại và tiếp nhận mọi cảm xúc của trẻ bằng tình yêu thương vô điều kiện. Nếu bạn tỏ ra cáu gắt hay lớn tiếng, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, mất an toàn trong tâm lý non nớt. Điều này chẳng những không làm trẻ ngưng khóc mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ lớn lên.

Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế chỉ là phản xạ theo thói quen thì bạn có thể áp dụng phương pháp “trì hoãn”, ví dụ lần đầu trẻ khóc khoảng 5 phút thì bạn sẽ bế lên dỗ dành, lần thứ hai hãy kéo dài 10 phút, lần thứ ba là 15 phút… Đôi khi sự “chậm trễ” vài phút cũng đủ để trẻ khóc mệt và tự đi vào giấc ngủ mà không cần sự can thiệp của ai.

[inline_article id=186003]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

6 trò chơi trông trẻ giúp bé thích thú, bạn chăm con không biết mệt

Trò chơi trông trẻ giúp mẹ quản con một cách khoa học hơn, không chỉ một công đôi ba việc mà đó còn là khoảng thời gian mẹ và bé đều rất vui vẻ. Mời bạn cùng Marry Baby trải nghiệm nhé!  

Trò chơi trông trẻ

Bạn có thể kích thích năng lực cũng như tính cách của trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thông qua những trò chơi đơn giản. Không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, những trò chơi và gắn kết tình cảm với các thành viên trong gia đình.

1. Những tấm thẻ trắng đen, trò chơi trông trẻ đơn giản nhưng có nhiều lợi ích

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Thông thường, trong khoảng 3 tháng đầu đời, thị giác của trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn toàn thành thục. Lúc này, thế giới mà trẻ nhìn thấy không giống như người lớn chúng ta thấy. Có thể nói bé không thấy nhiều sắc màu mà phần lớn chỉ là những bóng dáng mơ hồ và rõ nhất là hai màu đen, trắng.

Đây là giai đoạn vô cùng thích hợp để bạn luyện thị giác cho trẻ. Vì trẻ còn chưa quá nhạy cảm với màu sắc nên những tấm thẻ màu đen và trắng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ hơn khi chơi. Với trò chơi trông trẻ đơn giản này thì không nhất thiết phải là mẹ chơi cùng mà bất cứ ai trong gia đình cũng đều có thể hỗ trợ bé vừa chơi vừa luyện tập.

Cách chơi cùng trẻ: Cha mẹ cầm những tấm thẻ đen trắng trong tay đặt ở vị trí cách tầm mắt của trẻ khoảng 20-30 cm. Sau khi đã hấp dẫn sự chú ý của bé, bạn sẽ bắt đầu di chuyển những tấm thẻ này qua lại để ánh mắt của bé dõi theo. Mỗi một tấm thẻ màu có thể tập trong một phút, sau đó đổi màu còn lại. Đặc biệt dù trò này đơn giản nhưng bạn chỉ nên chơi khi tinh thần của bé thoải mái.

2. Đạp xe đạp bằng bắp chân

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Khi vừa mới sinh, mỗi một bộ phận trên cơ thể của trẻ vẫn chưa có cảm giác, tri giác cụ thể, rõ ràng. Cũng chính vì thế mà trẻ có xu hướng ngày càng hứng thú và muốn khám phá chúng. Có thể nói, bước đầu tiên mà trẻ tìm tòi về thế giới chính là khám phá bản thân mình trước tiên. Giai đoạn này, người lớn có thể giúp bé chơi trò đạp xe bằng bắp chân. Chắc chắn điều này sẽ khiến trẻ thích thú và vui vẻ.

Cách chơi cùng trẻ: Trò chơi này có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà trẻ khỏe mạnh, sảng khoái nhưng lý tưởng nhất là bạn có thể tận dụng thời gian sau khi vừa tắm và thay tã cho trẻ xong. Lúc này, mẹ nhẹ nhàng cầm lấy hai bắp chân của trẻ rồi bắt đầu hỗ trợ trẻ làm động tác co duỗi chân giống như chúng ta đạp xe đạp.

Trò chơi cho béĐồng thời với sự vận động cơ thể, bạn có thể hát cho bé nghe để tăng độ nhịp nhàng và kích thích hưng phấn của trẻ. Trò chơi này không những giúp trẻ khám phá về cơ thể mà còn tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp và thúc đẩy trí não trẻ phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trẻ còn trở nên yêu thích việc thay tã chứ không phải cảm thấy khó chịu và quấy khóc.

3. Bé làm máy bay

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Không ít người gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay khóc quấy. Lúc này, trò chơi trông trẻ bằng cách giúp trẻ “hóa thân” thành chiếc máy bay nhỏ sẽ khiến trẻ ổn định lại tâm lý hơn.

Ngoài ra, nếu thực hiện đúng cách, trò chơi này còn giúp trẻ rèn luyện cho sức bền ở đầu, vai và cổ, đồng thời kích thích lòng hiếu kỳ khám phá xung quanh và tăng sự tín nhiệm với bố mẹ.

Trò chơi cho bé dưới 2 tuổi

Cách chơi cùng trẻ: Dùng cánh tay của bạn đỡ lấy phần ngực và bụng của trẻ (nếu là trẻ sơ sinh thì nhớ phải ôm bé nằm ngửa chứ không nằm sấp) rồi bạn vừa hát ru vừa đung đưa cho bé di chuyển như chiếc máy bay đang bay. Đặc biệt khi thực hiện trò chơi này phải chú ý tốc độ chậm rãi, nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và không làm trẻ sợ hãi.

4. Tấm thảm đong đưa

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi: Trò chơi này cần sự hỗ trợ của cả bố và mẹ nên càng có thể giúp bé có tình cảm gắn bó hơn với bố mẹ. Chỉ cần một chiếc chăn đơn giản nhưng có thể đưa trẻ trở về lại với cảm giác ấm áp khi còn ở bên trong tử cung của mẹ. Một mặt giúp tăng cường lòng tín nhiệm của trẻ, vừa có thể rèn luyện năng lực cân bằng cơ thể nữa.

Cách chơi cùng trẻ: Bố mẹ mỗi người giữ một đầu của chiếc chăn và cho bé nằm ở giữa. Sau đó hai người từ từ nhấc bé lên và nhớ giữ sao cho phần đầu của bé cao hơn phần chân để không gây cảm giác khó chịu. Bố mẹ nhịp nhàng đong đưa chiếc chăn để tạo sự thích thú, vui vẻ cho trẻ. Chú ý tốc độ đong đưa phải nhẹ nhàng, chậm rãi và bạn đừng quên giao tiếp bằng ánh mắt, giọng nói với trẻ nhé.

5. Thổi bong bóng xà phòng

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Lợi ích của trò chơi: Hầu như tất cả mọi đứa trẻ đều thích những chiếc bong bóng từ xà phòng. Bạn có thể tận dụng lúc tắm cho trẻ hay ngay cả lúc nằm trên giường chơi đùa để tạo ra những chiếc bong bóng lung linh này rèn luyện khả năng dõi theo của trẻ, đồng thời cũng tăng cường cảm quan về khoảng cách ở trẻ. Khi tay chân của trẻ với đạp theo thì cơ bắp cũng được luyện tập dẻo dai hơn.

Trò chơi cho bé: Bong bóng xà phòng

Cách chơi cùng trẻ: Khi thực hiện trò chơi trông trẻ này, bạn cần chú ý đảm bảo sao cho những chiếc bong bóng xà phòng sẽ không vỡ và văng nước vào mắt của bé. Ngoại trừ vấn đề này thì dù trẻ có hiếu kỳ đưa tay chạm vào cũng đừng từ chối vì đây là cách trẻ khám phá thế giới xung quanh. Sau khi chơi, bạn rửa tay sạch cho bé là ổn. Nếu trẻ đã có thể thổi được, bạn hãy cho đích thân trẻ được thổi ra những chiếc bong bóng ấy.

6. Cân bằng trên quả bóng

Độ tuổi thích hợp: Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi.

Lợi ích của trò chơi trông trẻ này: Loại vận động mang tính chất dao động này sẽ có lợi cho khả năng cân bằng của trẻ. Tư thế nằm sấp trên quả bóng còn giúp trẻ luyện tập thêm động tác ngóc đầu cần thiết. Ngoài ra, sức lực của tay và ý thức về không gian của trẻ cũng đều nhận được hỗ trợ tuyệt vời.

[inline_article id=597]

Cách chơi cùng trẻ: Bạn nên chuẩn bị một quả bóng yoga và đặt trẻ nằm sấp trên bóng, hai tay bạn phải giữ chặt bé để không xảy ra sự cố. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lắc lư cơ thể trẻ theo nhịp của quả bóng sang trái-phải, rồi trước-sau. Bạn nhớ thực hiện với tốc độ chậm rãi và nhịp nhàng, đồng thời bạn có thể vừa hát hoặc nói chuyện cùng trẻ để tăng tình cảm.

Lê Phương

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tắm cho trẻ mà lần nào bé cũng khóc thì mẹ nên biết điều này

Tắm cho trẻ tưởng dễ nhưng hóa ra lại khó ra trò. Có những trẻ cứ được nhúng vào nước là sảng khoái chẳng muốn bế ra khỏi chậu tắm, trong khi nhiều bé cứ nhìn thấy nước là khóc choe chóe, vẫy vùng, phản kháng.tắm cho trẻ

Nếu ngày nào tắm mà trẻ cũng cảm thấy khó chịu, sợ hãi thì mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân để giúp con không còn ghét việc tắm rửa nữa nhé.

1. Bị nước chảy vào mắt

Phản xạ chớp mắt của trẻ mới biết đi còn chưa nhạy bén nên bé dễ bị nước chảy vào mắt trong lúc tắm. Nước tắm làm mắt bị cay, khó chịu khiến bé cảm thấy sợ nước. 

Giải pháp: Mẹ nên dùng tấm che đầu để bảo vệ mắt cho bé hoặc mũ tắm cho bé. Ngoài ra, khi gội đầu, mẹ nên đặt con ở tư thế nước không thể vào mắt của bé. Sau vài lần không bị nước vào mắt, bé sẽ không còn sợ tắm nữa đâu mẹ ạ.

2. Bé bị phát ban hoặc lở loét da

Nếu con bạn bị phát ban hoặc lở loét, việc tiếp xúc với nước và sữa tắm có thể gây ra cảm giác xót da, khiến bé khó chịu.

Giải pháp: Mẹ tránh thoa sữa tắm cho bé và không kỳ cọ ở vùng da bị tổn thương. Khi bé tắm xong, mẹ dùng khăn tắm mềm để thấm nhẹ nhàng vết loét rồi thoa thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cho bé.

tắm cho trẻ
Bé khóc khi tắm có thể do da bị tổn thương

3. Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh 

Việc tắm cho bé sẽ trở nên khó khăn hơn nếu mẹ pha nhiệt độ nước không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, nhất là bé sơ sinh. Ở độ tuổi này, da của bé rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Vì thế, nước quá lạnh hoặc quá nóng cũng khiến con cảm thấy khó chịu và sợ tắm.

Giải pháp: Nhiệt độ nước tắm cho bé thích hợp nhất là ở 37ºC. Mẹ có thể dùng dụng cụ đo nhiệt độ nước tắm cho bé để pha nước cho chuẩn nhé.

4. Tắm cho trẻ khi con đang đói bụng

Việc ngâm mình trong nước khiến trẻ rất nhanh đói. Nếu trước khi tắm đã bị đói bụng sẵn thì chắc chắn là lúc tắm bé càng không thể chịu được cảm giác này. 

Giải pháp: Mẹ nên cho bé ăn no trước khi tắm khoảng 30 phút để con không khóc vì đói khi tắm nhé.

5. Sợ xà phòng

Da của các em bé rất nhạy cảm. Sữa tắm có axit cao sẽ dễ khiến bé bị rát da. Tình trạng dị ứng sữa tắm làm da bị ngứa, nổi mẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bé sợ tắm.

Giải pháp: Mẹ nên chọn loại sữa tắm có thành phần tự nhiên, ít bọt và chất tạo màu, mùi để tránh cho da của bé bị kích ứng nhé.

tắm cho trẻ 3
Có thể bé sợ xà bông nên cảm thấy khó chịu khi tắm

6. Tắm cho trẻ khi con đang bị mệt hoặc đang buồn ngủ 

Khi con mệt mỏi hoặc buồn ngủ, việc tắm gội sẽ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến việc bé cáu kỉnh hoặc khóc hờn. 

Giải pháp: Mẹ nên thiết lập lịch trình sinh hoạt cho con vào các khung giờ cố định. Điều này giúp cơ thể bé hình thành thói quen và không còn cảm thấy khó chịu với các sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, sau khi bé ngủ trưa dậy, mẹ sẽ cho con ăn no rồi 30 phút sau thì tắm cho trẻ.

7. Bé chưa quen với nước 

Hầu hết trải nghiệm lần đầu tiên của trẻ về một việc gì đó đều không hề dễ dàng, nhất là việc làm quen với nước. Vì vậy, việc tiếp xúc với nước trong lần đầu tiên dễ khiến bé cảm thấy không thoải mái hoặc sợ hãi. 

Giải pháp: Mẹ nên cho con quen dần với nước bằng cách dùng khăn mềm nhúng ướt nước rồi lau cho bé thay vì thả con vào chậu nước. Mẹ cũng nên cho con tiếp xúc với nước tắm bắt đầu từ mặt rồi đến hai bàn chân, bàn tay sau đó mới đến các bộ phận khác.

[inline_article id=177548]

8. Chậu tắm hoặc phòng tắm cho trẻ được thiết kế không thoải mái

Đối với những trẻ đã biết ngồi, việc dùng một chiếc chậu tắm cho bé quá nhỏ hoặc bồn tắm quá to cũng khiến con cảm thấy không thoải mái. Ngoài ra, phòng tắm nhiều gió cũng dễ làm trẻ cảm thấy bị lạnh, dẫn đến việc không thích tắm. 

Giải pháp: Mẹ nên chuẩn bị phòng tắm kín gió, chậu tắm có kích thước vừa phải, đồng thời chú ý bế bé để gội đầu ở tư thế mà con cảm thấy dễ chịu nhất nhé. 

tắm cho trẻ
Bé khóc khi tắm có nhiều nguyên nhân

Việc tắm cho trẻ  để vệ sinh và giúp bé thư giãn. Thế nhưng đối với nhiều trẻ, đó lại là những giây phút bé phải chịu đựng cảm giác vô cùng khó chịu. Trường hợp em bé lần nào đi tắm cũng khóc thì mẹ chú ý xem có phải do các nguyên nhân trong bài viết đã nêu không nhé. Nếu đúng, mẹ cần thay đổi ngay các thói quen tắm cho trẻ để con không còn sợ hoạt động này nữa.

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Sau khi trẻ rụng rốn cần làm gì? Cách chăm sóc rốn sau khi rụng

Vậy cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng là như thế nào? Trường hợp sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn và bị nhiễm trùng mẹ cần làm gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Trẻ rụng rốn cần làm gì?

Thông thường, thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Trong giai đoạn này, rốn của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh đúng cách.

Những việc mẹ cần làm sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn bao gồm:

  • Quy trình vệ sinh rốn: Rửa tay sạch sẽ, thấm cồn 70 độ hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0.9% vào bông gòn, lau ở rốn và vùng da quanh rốn bán kính 5cm. Lau kiểu lăn từ trong ra ngoài, thay bông gòn thường xuyên cho đến khi sạch.
  • Luôn giữ cho gốc rốn khô và sạch: Cho rốn tiếp xúc với không khí sẽ giúp rốn được khô thoáng và nhanh rụng hơn. Do đó, bố mẹ cần để rốn phơi thoải mái, không nên băng rốn lại để tránh nhiễm trùng khiến rốn lâu rụng.
  • Lưu ý khi tắm cho trẻ: Mẹ có thể tắm trẻ trong chậu nước, nhưng mẹ không nên ngâm con quá lâu. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm lau người cho trẻ và đảm bảo rốn của con được khô thoáng.
  • Lưu ý khi chọn quần áo: Mẹ ưu tiên chọn quần áo rộng, thoáng với chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ.
  • Lưu ý khi mặc tã cho con: Sau khi vệ sinh vùng kín cho con và thay tã mới. Cha mẹ lưu ý là gấp phần cạp của tã xuống thấp để tã không kẹp vào rốn của con.
  • Để rốn của trẻ khô và rụng tự nhiên: Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cắt hoặc bứt rốn của trẻ, kể ca khi rốn gần như sắp rụng.
Chăm sóc rốn
Chăm sóc rốn sau khi rụng là việc làm hết sức quan trọng

2. Các vấn về sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh

Trường hợp sau khi trẻ rụng rốn và không được chăm sóc kỹ, có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc một số vấn đề nghiêm trọng thường gặp như:

  • Chảy máu rốn (Umbilical cord Bleeding): Tình trạng chảy máu ở giữa cuống rốn hoặc chân rốn sau khi rụng, nếu bình thường và an toàn máu sẽ tự cầm và hết ngay sau đó. Nhưng nếu, máu vẫn chảy kéo dài trên 1 phút; và không cầm được; cha mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay.
  • Rốn rụng muộn (Delayed separation of the umbilical cord): Theo quá trình rụng rốn tự nhiên, rốn ở trẻ sơ sinh sẽ rụng từ 8 – 10 ngày sau khi sinh; một số trường hợp muộn hơn là từ 2 -3 tuần. Nhưng nếu sau tuần thứ 3 mà rốn của trẻ vẫn chưa thể tự rụng mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và có cách điều trị.
  • Nhiễm trùng rốn (Umbilical Cord Infection): rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, bị chảy máu & mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sau khi rụng.
  • U hạt rốn ở trẻ sơ sinh (Umbilical granuloma) sau khi rụng rốn là tình trạng phần chân rốn của trẻ còn sót lại sau khi rụng. Cha mẹ có thể nhận thấy một cục nhỏ màu đỏ, rỉ dịch ra ngoài. 
  • Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh hay rốn trẻ sơ sinh bị lồi (Umbilical hernialà tình trạng tại rốn của trẻ có một khối lồi ra có thể chứa ruột hoặc tạng khác trong ổ bụng do lớp cân cơ chỗ này còn lỏng lẻo.

Cũng giống như giai đoạn chưa rụng rốn, quá trình chăm sóc rốn sau khi rụng cần hết sức cẩn thận và khoa học. Theo đó, mẹ hãy thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng theo quá trình sau, nếu rốn con bị nhiễm trùng.

2.1 Cách chăm sóc rốn sau khi rụng nhưng bị nhiễm trùng

Cách chăm sóc và vệ sinh cuống rốn bị nhiễm trùng như sau:

  • Cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Mẹ luôn rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh rốn cho con.
  • Mẹ dùng cồn 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3% để vệ sinh cuống rốn cho con.
  • Mẹ nên kéo quần cạp phía trước để phần rốn được của con được thoáng khí cả ngày.
  • Không rắc bột chống hăm và các dạng bột khác lên vùng rốn bị nhiễm trùng.
  • Theo dõi các triệu chứng và dấu hiệu nếu bé bị nhiễm trùng rốn, để mẹ có thể kịp thời can thiệp và đưa con đi bệnh viện. Ví dụ như: trẻ bị sốt cao, ngủ nhiều, mệt mỏi, rốn tiết dịch mủ và mùi hôi, vùng da ở rốn bị đỏ,..

>> Chăm sóc rốn sau khi rụng: Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không?

3. Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng khi nào mẹ cần lo?

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng khi nào mẹ cần lo?
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng khi nào mẹ cần lo? Khi rốn của trẻ có dấu hiệu bất thường như bị ướt, có dịch mủ và mùi hôi,..

Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường cảnh báo rốn của trẻ có thể đang gặp nguy hiểm.

Có 2 mức độ nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sau khi rụng:

  • Nhiễm trùng khu trú: mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn; dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu.
  • Nhiễm trùng rốn nặng: nhiều trùng lan ra mô liên kết xung quanh; gây viêm đỏ cứng quanh rốn; tạo quầng rốn đường kính lớn hơn hoặc  bằng 1 cm.

(*) Việc chia làm 2 độ dựa theo Phác đồ Nhi đồng 1 và WHO mới nhất; giúp các bé nhiễm trùng rốn nặng nhập viện sớm để chích kháng sinh.

>> Mẹ xem thêm: Chăm sóc và vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng 

Tóm lại, việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng là vô cùng quan trọng; nhưng không quá phứa tạp. Mẹ chỉ cần theo dõi quá trình rụng rốn của con, đồng thời luôn giữ cho rốn khô thoáng là đủ. Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh sau khi rụng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ đã biết chưa?

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ đã biết chưa? Lý giải cho hành động này, nhiều mẹ cho rằng làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian chăm con; vừa giúp bé thoải mái vận động; sạch sẽ suốt cả ngày. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ, đặc biệt là các bệnh ngoài da.

Mẹ có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?

Cuộc sống hiện đại, việc chăm sóc con đã trở nên dễ dàng hơn xưa rất nhiều. Không còn cảnh mẹ “đầu tắt, mặt tốt” cặm cụi giặt tã vải cho con như trước đây. Thay vào đó là những sản phẩm tã bỉm tiện lợi; khi bẩn thì chỉ cần thay mới và bỏ cái cũ đi.

Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều người lại vô tư để con mặc tã cả ngày. Điều này hết sức sai lầm và có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về da. Bởi lẽ, nếu đeo bỉm quá lâu, nhiệt độ và độ ẩm bên trong vùng da mặc tã sẽ tăng lên; khiến bé cảm thấy bức bối, khó chịu. Từ đó điều đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Trường hợp trẻ đại tiện mà mẹ không thay tã ngay sẽ dễ gây ra hăm tã. Bởi vì, làn da non nớt của bé sẽ tiếp xúc với các enzyme trong chất thải khiến da bị kích ứng.

Đối với các bé trai, việc đóng bỉm cả ngày thường khiến khu vực này bị kín hơi; nhiệt lượng tăng cao; lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe tinh hoàn. Thêm vào đó, việc mẹ để con mặc tã cả ngày sẽ tạo thói quen đại tiện trong bỉm. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dần mất phản xạ gọi mẹ đưa đi vệ sinh khi bé đã biết nói.

Theo bác sĩ Sameer, giữa những lần thay tã, khi massage cho bé hoặc trước khi tắm, bạn nên để bé “thả rông” 15–20 phút để da khô thoáng. Và mẹ cũng không nên để bé đóng bỉm suốt cả ngày nhé!

Mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày đâu nhé!

Mẹ đóng bỉm cho trẻ sơ sinh qua đêm có tốt không?

Việc đóng bỉm cho trẻ sơ sinh qua đêm không gây hại gì cho bé. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy tã đã tràn, mẹ nên nhanh chóng thay tã mới cho con. Việc để vùng da mặc tã của con “ngập” trong chất thải sẽ khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn.

Để an tâm, bác sĩ đề nghị bố mẹ nên kiểm tra tã của bé mỗi 3 giờ một lần. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chọn loại tã tốt giúp thấm hút nhanh và có khả năng diệt khuẩn hiệu quả.

>> Mẹ có thể quan tâm: Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

Đóng bỉm cho trẻ thế nào để không bị phát ban do hăm tã?

Phát ban do hăm tã là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là những vùng da đỏ trong và xung quanh nơi mặc tã cùng bộ phận sinh dục. Trong một số  trường hợp, vết ban đỏ có thể lan đến mông; đùi gây đau đớn; khó chịu khiến trẻ hay quấy khóc.

Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là vùng da mặc tã luôn có độ ẩm cao, bị hầm bí. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là phải giữ cho da bé được khô thoáng. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ Sameer:

  • Nên dùng bỉm trong khoảng từ 3–4 giờ, thay ngay khi bé đi đại tiện.
  • Hãy rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào khung giờ nhất định và hạn chế việc đóng bỉm trong ngày.
  • Bạn có thể thoa dầu dừa hoặc dầu ô liu để giữ ẩm cho da bé; đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô.
  • Khi trẻ bị hăm tã, bạn cần tránh thoa phấn rôm cho trẻ. Vì sản phẩm này có xu hướng khiến lỗ chân lông bị bít tắc; không thoát được mồ hôi làm cho phát ban da nặng thêm.
  • Không dùng khăn giấy ướt để lau cho trẻ. Thay vào đó nên sử dụng khăn sạch và nước ấm.
  • Một lưu ý khi trẻ bị hăm tã, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc bôi ngoài da nào nhé. Tốt nhất nếu muốn sử dụng thuốc bôi da mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa để an toàn cho bé.
  • Khi lau rửa vùng kín của bé gái, chú ý lau từ trước ra sau. Mẹ tránh đi theo hướng ngược lại sẽ dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn xâm nhập từ vùng hậu môn vào vùng kín của trẻ.
Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hăm tã ở trẻ.

Khi nào mẹ nên ngưng đóng bỉm cho trẻ sơ sinh?

Việc chuyển tiếp từ đóng bỉm cho trẻ sơ sinh sang sử dụng nhà vệ sinh là một cột mốc lớn của trẻ. Hầu như trẻ em có thể đi vệ sinh và sẵn sàng ngừng đóng bỉm từ 18 đến 30 tháng tuổi. Nhưng mốc thời gian này không chắc chắn áp dụng cho toàn bộ trẻ.  Để mẹ biết đã đến lúc ngừng đóng bỉm và cho trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh hay chưa hãy quan sát các dấu hiệu sau:

  • Con đã hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn chưa?
  • Con đã biết giữ mọi thứ khô ráo trong ít nhất hai giờ một lần.
  • Con đã thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô.
  • Con đã biết ngồi trên ghế.
  • Con đã biết yêu cầu thay tã bẩn.
  • Con thể hiện sở thích quan tâm mặc đồ lót.

[inline_article id=176386]

Với những thông tin về vấn đề đóng bỉm cho trẻ sơ sinh, hy vọng mẹ đã bổ sung cho mình những kiến thức hữu ích trong việc chăm con. Nếu mẹ còn thắc mắc vấn đề gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào MarryBaby để tìm lời giải đáp. Chúc mẹ nuôi con luôn khỏe mạnh và mau ăn chóng lớn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 cách tập cho bé bú bình đơn giản, hiệu quả giúp mẹ nhàn tênh

Theo nhiều mẹ từng trải qua giai đoạn tập cho bé bú bình, việc chuyển từ bú mẹ sang bú bình thường làm trẻ khó chịu; thậm chí, nhiều cục cưng còn phản ứng rất dữ dội. Do đó, biết cách tập cho bé bú bình sẽ giúp mẹ nhàn tênh vượt qua giai đoạn này? Trước mắt, mẹ cần biết khi nào có thể tập bú bình cho bé đã nhé!

1. Khi nào bé có thể tập bú bình?

Mẹ không cho bé ti bình trước 4 tuần tuổi. Nhiều mẹ cho rằng, trong việc nuôi dạy con; mẹ nên tập bé bú bình càng sớm càng tốt vì lúc đó con chưa biết phân biệt vú mẹ với bình sữa. Tuy nhiên đối với một em bé sơ sinh thì ti bình chỉ là phụ, ti mẹ mới là chính.

[key-takeaways title=””]

Nếu cho ti bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ. Điều này làm mẹ có nguy cơ mất sữa hoặc làm trẻ có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti… Vì thế, một trong những cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất là cho bé tập ti bình từ 4-6 tuần tuổi. Vì lúc này bé đã có kỹ năng bú mẹ tương đối thuần thục.

[/key-takeaways]

Nếu mẹ sắp đi làm trở lại thì nên tập ti bình cho trẻ từ 4 tuần. Mẹ nên tập nhiều lần trong ngày với thời gian tăng dần kết hợp với bú mẹ bình thường.

cách tập cho bé bú bình
Mẹ nên bắt đầu cách tập cho bé bú bình sau 4 tuần tuổi

>>Xem thêm: Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày thì tốt cho bé?

2. Cách tập cho bé bú bình “dễ như trở bàn tay”

2.1 Không làm trẻ sợ bình sữa

Bình sữa là điều mới mẻ với những trẻ chưa từng bú bình. Có những em bé rất dễ tính, có thể vừa bú mẹ, vừa bú bình. Tuy nhiên, có một số trẻ nhất quyết không chịu ti bình khi đã quen ti mẹ. Vậy cách rèn bé bú bình trong trường hợp này là gì?

  • Mẹ cần kiên nhẫn cho bé làm quen với bình sữa; ban đầu mẹ chỉ nên cho một ít sữa vào bình và kiên trì cho con làm quen. Ngay cả khi trẻ chỉ ngậm bình và nhai nhai chứ không mút cũng là dấu hiệu tốt.
  • Mẹ nên chọn bình cổ rộng để dễ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cần chọn bình có núm thiết kế giống ti mẹ sẽ tốt hơn.
  • Mẹ cũng nên chú ý vệ sinh bình sữa thường xuyên. Bình sữa luôn sạch sẽ và không bám mùi sẽ làm trẻ thích ti bình hơn. Nếu không có thời gian, mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để hỗ trợ làm sạch bình.
  • Mẹ cũng không nên làm con sợ và có ấn tượng xấu với bình sữa bằng cách ép, la lối khi bé không chịu mút ti bình. Thay vào đó, mỗi ngày, mẹ lại tập mút ti bình nhiều hơn một chút, từ đó, trẻ sẽ quen với ti bình.

2.2 Nên để người chăm sóc tập bú bình cho bé

Nếu bà là người chăm sóc khi mẹ đi làm trở lại thì nên để bà tập cho bé ti bình. Lúc này, bà có thể vừa bế em, vừa hát ru; đong đưa để trẻ cảm thấy thoải mái và chịu hợp tác bú bình. Người thực hiện cách tập bú bình cho bé không phải là mẹ sẽ hiệu quả hơn; vì bé thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo, đòi ti trực tiếp ngay lúc đó.

Ngoài ra, thêm một cách tập cho bé bú bình nữa là có thể bọc bình sữa bằng cái khăn có mùi sữa mẹ. Như vậy, ti bình sẽ hấp dẫn và làm con dễ chấp nhận hơn.

để người chăm sóc tập
Hãy để người chăm sóc thực hiện cách tập cho bé bú bình

2.3 Để bé hơi đói một chút

Cách tập cho bé bú bình hay nhất là thực hiện khi trẻ đang đói, đang buồn ngủ, mắt lơ mơ… Khi đó, phản xạ bú mút của trẻ lên cao nên dễ bảo hơn. Tuy nhiên, mẹ nhớ không bao giờ cho con bú khi con ngủ say hay nghẹt mũi vì có thể làm bé bị sặc sữa.

Ngoài ra, có bé thích núm ti ấm, nhưng một số trẻ mọc răng lại thích núm ti hơi mát lạnh. Mẹ hãy thử cho nước ấm lên núm ti hay cho núm ti và tủ lạnh để xem con thích cách nào hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ hay ọc sữa, nôn trớ, mẹ phải xử sao?

2.4 Tập cho bé bú bình khi bé đã no

Nếu mẹ không biết nên tập bú bình cho bé như thế nào; hãy tham khảo cách tập cho bé bú bình này. Với một vài bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy “thù địch” với “bầu sữa mẹ mạo danh”.

Nếu bé của mẹ thuộc trường hợp trên, mẹ đừng áp dụng cách tập cho bé bú bình khi bé đang đói. Thay vào đó, hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và có tâm thế sẵn sàng hơn cho “bữa ăn nhẹ” này.

2.5 Dành một tuần kiên trì tập cho bé

Làm sao để bé chịu bú bình? Mẹ có thể cân nhắc tập ti bình vào ban ngày. Mỗi ngày tập một lần và làm liên tiếp trong một tuần. Cho bé nằm trên ghế có lót gối cao hoặc bế bé lên. Lúc đầu, mẹ hãy cầm bình chạm nhẹ vào môi để bé há miệng ra rồi đặt đầu ti vào cho bé tự mút.

Sau một tuần, khi bé đã quen với việc ti bình thì có thể tăng số lần/ngày tùy theo hoàn cảnh. Khi ti được bình rồi sau này có bú mẹ trực tiếp, trẻ vẫn có thể bú bình và ngược lại. Tuy vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho ti trực tiếp lâu dài.

kiên nhẫn với bé
Cách tập cho bé bú bình

2.6 Cách tập cho bé bú bình: Để bé chơi đùa với bình sữa

Có mẹo tập bú bình cho bé nào hay và hiệu quả không? Trước khi thực hiện cách tập cho bé bú bình, mẹ hãy để bé chơi với bình sữa. Nếu được khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình; bé sẽ dễ chấp nhận và không thấy khó chịu. Bé có thể tự cho bình vào miệng, giống như những gì bé hay làm với đồ vật khác.

2.7 Không cho bé nhìn thấy ngực mẹ khi tập cho bé bú bình

Đây là một cách rèn bé bú bình đơn giản. Mẹ có thể nhờ bố, ông bà hay người chăm sóc tập cho bé bú để bé không còn nhìn thấy bầu sữa của mẹ. Theo các chuyên gia, đây là một trong cách giúp bé dễ làm quen với bình sữa nhất.

2.8 Nên biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”

Cách tập cho bé bú bình là nên biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”. Đừng gây căng thẳng với bé hay bỏ cuộc hoàn toàn trong quá trình thực hiện cách tập cho bé bú bình. Nếu bé không chịu và phản ứng mạnh, hãy cất bình sữa đi và thử lại vào một ngày khác.

Sự kiên trì trong khi vẫn giữ vững thái độ hờ hững là điều cần thiết trong giai đoạn tập cho trẻ bú bình này. Hãy thử đưa cho bé bình sữa vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Rất có thể bé sẽ thay đổi ý định hoặc tò mò muốn thử.

2.9 Cho sữa mẹ vào bình sữa của bé

Làm sao để bé chịu bú bình? Bé không chịu bú bình cũng có thể là do bé không thích loại sữa có trong bình. Một số bé sơ sinh sẽ dễ quen với việc bú bình hơn nếu bạn tập cho bé bằng sữa mẹ. Trong khi một số bé khác lại “chịu” sữa công thức, nước táo hoặc các loại nước trái cây. Vì thế, việc cho sữa mẹ vào bình sữa của bé cũng là cách tập cho trẻ bú bình hiệu quả.

2.10 Cách tập cho bé bú bình khi bé còn mơ ngủ

Một trong những cách tập bú bình cho bé hiệu quả nhất là gì? Hãy để người khác ngoài mẹ đưa bình sữa cho bé khi bé còn ngái ngủ. Trong vòng vài tuần sau, bé sẽ dễ dàng chấp nhận sữa bình kể cả khi tỉnh táo.

3. Làm gì khi bé không chịu bú bình?

Bé không chịu bú bình phải làm sao
Lưu ý sau khi biết cách tập cho bé bú bình

Trẻ sơ sinh đôi khi hoàn toàn từ chối bú bình. Dưới đây là những điều mẹ cần thử:

  • Thử tư thế cho ăn mới hoặc thay đổi môi trường cho ăn

Mẹ hãy thử di chuyển xung quanh khi đang cho bé ăn, tìm một nơi yên tĩnh hơn để cho ăn hoặc mở một số bản nhạc cho trẻ sơ sinh thư giãn.

  • Cho bé thư giãn trước khi tập

Hãy thử cách tập cho bé bú bình sau khi cho bé thư giãn và ổn định tinh thần. Ví dụ như: cho bé tắm và sau đó thử lại.

  • Dùng núm vú khác

Mẹ có thể sử dụng một núm vú khác. Bởi nếu dòng sữa công thức hoặc sữa mẹ chảy ra quá chậm; nó có thể khiến bé khó chịu.

  • Không chủ động đưa núm vào miệng trẻ

Hãy để trẻ mở miệng bú bình khi chúng đã sẵn sàng thay vì đưa núm vú vào miệng trẻ.

  • Cho trẻ uống sữa bằng nhiều cách khác ngoài ti mẹ

Cho trẻ uống sữa công thức hoặc sữa mẹ từ cốc hoặc thìa nhỏ. Để làm điều này, hãy cho trẻ ngồi dậy và cho trẻ uống từng ngụm nhỏ.

>> Mẹ xem thêm: Bé không chịu bú bình phải làm sao? 

Nếu mẹ thấy bé không chịu bú bình vì không khỏe, hãy điều trị các triệu chứng của con hoặc đưa con bạn đến gặp bác sĩ đa khoa.

Theo kinh nghiệm tập cho trẻ và bé bú bình của nhiều mẹ, giai đoạn đầu tập cực kỳ khó khăn. Bé có thể không chịu bú bình hoặc bú được một lượng sữa rất ít, nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Hãy kiên trì, vì trẻ cần thời gian để quên vú mẹ và làm quen, thích nghi với núm vú của bình sữa.

Chúc bé yêu của mẹ sẽ sớm biết bú bình và bú được lượng sữa nhiều hơn trong thời gian tới nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách làm gối vỏ đậu xanh và những lưu ý khi cho trẻ dùng

Để có những chiếc gối vừa êm vừa tốt cho bé dùng trong tiết trời nóng bức, mẹ có thể tìm hiểu cách làm gối đậu xanh và may những chiếc gối nhỏ xinh cho bé yêu dùng.

lưu ý khi dùng gối vỏ đậu xanh cho bé

Theo Đông y, vỏ đậu xanh phơi hay sấy khô dùng làm ruột gối đem lại công dụng mát đầu, thông kinh lạc, giữ cho vùng đầu gáy được thoáng khí, sáng mắt… Việc cho trẻ dùng loại gối này đem lại rất nhiều lợi ích như: giúp bé ngủ ngon, tránh đổ mồ hôi trộm, hạn chế nguy cơ nóng sốt.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ hướng dẫn bạn cách làm gối vỏ đậu xanh kèm những lưu ý khi dùng để đảm bảo sức khỏe bé yêu.

Cách làm gối vỏ đậu xanh cho bé có giấc ngủ ngon

1. Cách sơ chế vỏ đậu xanh làm gối cho bé

Để có vỏ đậu xanh làm gối cho bé, mẹ có thể nhờ người bán giá đỗ hỏi mua giúp vỏ đậu xanh của cơ sở làm giá hoặc đặt mua trên các trang bán hàng online uy tín.

Trước khi dùng vỏ đậu xanh để làm gối cho bé, mẹ nên nhặt hết các tạp chất lẫn trong vỏ đậu (nếu có). Sau khi nhặt sạch, mẹ nên rửa (đãi) lại nhiều lần cho sạch bụi bẩn và phơi khô. Lưu ý là mẹ không nên phơi dưới trời nắng to vì dễ khiến vỏ đậu giòn, nhanh bị vụn.

2. Kích thước để may ruột gối cho bé

Nếu muốn tự tay may cho con những chiếc gối nằm xinh xắn, đáng yêu mà băn khoăn chưa biết kích cỡ của ruột gối ra sao mới phù hợp, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Trẻ 0 – 18 tháng tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 25 x 35cm.
  • Trẻ 18 tháng đến 3 tuổi: Ruột gối dành cho bé nên có kích thước 30 x 40cm.
  • Với các bé 3 – 5 tuổi: kích thước ruột gối vào khoảng 35 x 45cm là phù hợp.
  • Trẻ 5 – 8 tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé có kích thước vào khoảng 40 x 55cm. Đây là kích thước gần gần tương đương với gối của người lớn.

Lưu ý là để may ruột gối cũng như bao gối cho bé, mẹ nên dùng vải cotton 100%, vải tơ tằm, line… tránh dùng vải có chất liệu nilon sẽ gây hầm bí, khiến con dễ bị hăm. Với vỏ gối, mẹ nên tăng thêm kích thước ở mỗi bề lên khoảng 5 – 10cm là vừa.

3. Nhồi ruột gối vỏ đậu xanh

Vỏ đậu xanh sau khi phơi khô, bạn có thể nhồi gối cho bé hoặc trộn với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 để tăng độ đàn hồ cho gối.

Mẹ chỉ nên nhồi gối cho bé có độ cao phù hợp. Cụ thể với các bé từ 0 – 12 tháng tuổi: mẹ chỉ nên nhồi sao cho độ cao của ruột gối không quá 2cm. Với các bé từ 1 – 3 tuổi, độ cao gối không nên vượt quá 3cm mẹ nhé.

Việc cho bé dùng gối quá cao thực chất không tốt cho sức khỏe cột sống của trẻ vì có thể gây cong vẹo cột sống.

Những lưu ý khi cho trẻ dùng gối vỏ đậu xanh

cho bé nằm gối vỏ đậu xanh

Với các bé còn nhỏ, mẹ nên làm vài cái gối cho con luân phiên sử dụng mỗi khi gối bị bẩn. Trường hợp bị ọc sữa hay nôn trớ làm ướt gối, mẹ nên dùng bàn chải gột sạch rồi dùng sữa tắm hoặc xà bông dành riêng cho trẻ em để giặt. Sau khi giặt nên phơi thật khô mới cho bé dùng lại, để tránh ẩm mốc sinh sôi gây hại cho bé.

Mỗi tuần, mẹ nên phơi ruột gối để hạn chế tối đa nguy cơ nấm mốc phát triển. Một lưu ý không nên bỏ qua là trước khi cho bé dùng gối, mẹ nên dùng thử để xem gối có gây ngứa ngáy không, mùi của gối có dễ chịu rồi mới cho bé dùng.

Trong thời gian cho bé sử dụng gối vỏ đậu xanh, nếu nhận thấy bé yêu bị phát ban, ngứa hay xuất hiện dấu hiệu khác lạ nơi vùng da tiếp xúc với gối, mẹ cần cho trẻ dùng gối khác để tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ nên thay vỏ gối sau mỗi 3 – 5 ngày sử dụng để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ cho bé.

Marry Baby tin rằng với những chia sẻ ở trên, mẹ đã có thể dễ dàng may cho bé yêu một bộ gối vỏ đậu xanh cho con dùng.

Lan Quan / Marry Baby 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

 

Bạn nghe nhiều bà mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau về công dụng của lá đinh lăng trong việc trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ. Nhưng không biết thực hư thế nào và cũng không biết cách làm gối đinh lăng cho bé dùng ra sao, đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây của Marry Baby nhé.

Đôi điều cần biết về cây đinh lăng

Cây đinh lăng là một loài cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để làm thuốc, làm cảnh, lấy lá ăn như một loại rau.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng như là nhân sâm của người Việt vì nó mang lại công dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực.

Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như rễ, thân, lá, cành, hoa đều được dùng làm thuốc nhưng phổ biến hơn cả là rễ và lá. Lá khô thường được dùng làm gối, lót giường nằm cho trẻ nhỏ để trị mất ngủ, co giật ở trẻ

Bạn có thể thu hái lá đinh lăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để dùng. Để lá phát huy dược tính tốt nhất, bạn chỉ nên thu hái lá của cây được trồng trên 3 năm.

Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

1. Cách phơi và sao lá đinh lăng để làm gối

Nếu nhà có trồng cây đinh lăng, bạn nên chọn hái lá đinh lăng già, không bị sâu. Sau khi thu hái lá, bạn nên rửa qua cho sạch bụi, vẩy ráo. Bạn có thể buộc 4 – 5 cành lá lại thành 1 chùm, treo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho lá đinh lăng khô nhiên. Hoặc bạn cũng có thể tuốt bỏ phần cọng cứng, chỉ lấy lá rồi hong khô tự nhiên. Bạn không nên phơi lá đinh lăng dưới trời nắng gắt vì có thể làm cháy lá, mất đi dược tính.

Khi lá đinh lăng đã khô, bạn vò nhẹ để loại bỏ cọng cứng, để khi nhồi gối không cộm khiến bé bị đau, khó chịu. Sau đó, bạn sao vàng hạ thổ. Hạ thổ là đổ lá đinh lăng đã sao xuống nền đất, để khoảng 15 – 20 phút là được.

Nếu không có sẵn lá đinh lăng mà phải đi mua lá khô, bạn nên rửa lại cho thật sạch và hong khô rồi tiến hành làm như hướng dẫn ở trên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt mua gối của các địa chỉ bán có uy tín.

2. Kích thước ruột gối cho bé

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Nếu muốn tự may ruột và bao gối cho bé cưng mà chưa biết kích cỡ thế nào cho phù hợp hay chọn loại vải có chất liệu gì, bạn hãy tham khảo các gợi ý sau:

♦ Chất liệu: Bạn nên chọn vải có chất liệu là cotton, linen, lụa… để may gối cho bé, tránh dùng các loại vải có chất liệu nilon.

♦ Kích thước:

  • Đối với trẻ từ 0 – 18 tháng tuổi: Mẹ nên may ruột gối cho bé với kích thước 25 x 35cm. Bề dày của ruột gối sau khi đã nhồi lá đinh lăng và bông gòn không nên dày quá 2cm.
  • Trẻ từ 18 – 24 tháng: Với trẻ trong độ tuổi này, mẹ nên may ruột gối cho bé theo kích thước 30 x 40cm. Độ dày của gối bằng với độ dày của gối dành cho bé dưới 18 tháng hoặc chỉ nên dày hơn chút xíu. Bạn tránh nhồi gối quá dày sẽ không tốt cho trẻ.

Thay vì may gối hình chữ nhật như thông thường, nếu khéo tay, mẹ có thể may theo dạng bán nguyệt hay hình những chú thú ngộ nghĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nệm lót lá đinh lăng cho bé dùng. Cách làm nệm cũng tương tự như những gợi ý khi làm gối đinh lăng cho bé, chỉ khác là kích thước cùng độ dày lớn hơn và bạn phải chần để nệm không bị dạt.

3. Cách nhồi gối đinh lăng cho bé

Trước khi nhồi lá đinh lăng vào ruột gối, bạn nên vò nhẹ để lá mềm bớt. Sau khi vò, bạn trộn đều lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 rồi mới nhồi vào gối để gối không có nhiều mùi hăng. Trong khi nhồi, bạn nên dàn thật đều tay để gối được mềm.

Lưu ý khi cho bé sử dụng gối đinh lăng

học cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon

Vì các bé còn quá nhỏ nên chuyện nôn trớ hay ọc sữa ra gối là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, mẹ nên làm một lúc nhiều gối để có gối luân phiên cho bé dùng và tiện việc vệ sinh. Tuy cách làm gối đinh lăng có hơi tốn nhiều thời gian nhưng để con có được chiếc gối tốt dùng thì điều này cũng đáng đúng không bạn.

Trong quá trình cho bé sử dụng, mẹ nên thay bao gối mỗi 2 – 3 ngày, ruột gối nên được hong khô thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Với mỗi chiếc gối đinh lăng, bạn chỉ nên cho bé sử dụng trong khoảng 6 – 8 tháng rồi thay mới để hạn chế nguy cơ nấm mốc sinh sôi nhằm bảo đảm sức khỏe.

Lan Quan/Marry Baby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Học lỏm 9 bí quyết chăm sóc bé đơn giản của bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ

 

chăm sóc bé

Việc chăm sóc bé luôn là một thử thách đối với cha mẹ. Hầu hết các cặp vợ chồng đều lúng túng khi lần đầu đảm nhận thiên chức này.

Từ em bé chưa biết nói cho tới khi chập chững biết đi, tập nói, làm sao để biết khi nào trẻ đã bú no rồi hoặc khi nào trẻ muốn ăn và rất nhiều điều khó hiểu khác nữa? Nếu nắm được một số thói quen bản năng của trẻ, bạn sẽ chăm sóc bé dễ dàng hơn rất nhiều. 

Dưới đây là 9 bí quyết phát hiện nhu cầu của trẻ nhỏ từ các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ. Xin mời bạn cùng theo dõi và áp dụng cho việc chăm sóc bé nhé.

1. Làm thế nào để hiểu tiếng khóc của bé?

Theo các bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ có tới 6 loại tiếng khóc. Và mỗi loại tiếng khóc của bé lại có ý nghĩa riêng.

+ Tiếng khóc “neh” có nghĩa là: “Con đang đói”.

+ Tiếng khóc “owh” có nghĩa là: “Con đang buồn ngủ”.

+ Tiếng khóc “heh” có nghĩa là: “Con đang khó chịu”.

+ Tiếng khóc “eairh” có nghĩa là: “Con có ga”.

+ Tiếng khóc “eh” có nghĩa là: “Con cần phải ợ”. 

chăm sóc bé
Làm thế nào để hiểu tiếng khóc của bé?

2. Cách giúp bé ngủ an toàn

Việc sắp xếp giường, cũi gọn gàng cho bé sơ sinh khi ngủ rất quan trọng. Bởi vì những vật dụng, đồ chơi lộn xộn không chỉ khiến bé khó đi vào giấc ngủ mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé. Ví dụ như việc bị thú bông lớn đè vào miệng mũi có thể khiến bé ngừng thở và tử vong. 

Do đó, cha mẹ nên đặt bé ngủ trên bụng mình hoặc trên giường, cũi sau khi đã dọn dẹp đồ đạc gọn gàng. Tuyệt đối không để bé ngủ ở nơi xung quanh có quá nhiều đồ chơi, chăn mềm, đồ đạc. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên đặt bé ngủ ở ghế hoặc sofa vì có thể khiến con gặp nguy hiểm.

3. Dấu hiệu nhận biết bé đang đói

Làm thế nào để biết được em bé đang đòi ăn? Việc này nghe có vẻ khó khăn đối với trẻ sơ sinh nhưng nếu để ý bạn sẽ dễ dàng nhận ra. 

Trước khi khóc đòi ăn, hầu hết các bé đều phát tín hiệu cho ba mẹ biết mình đang đói bụng. Trẻ thường có hành động rúc rích và di chuyển cằm như thể bé đang tìm kiếm bình sữa. Cùng với đó, bé hay cho tay vào miệng, ngậm môi hoặc thè lưỡi.

chăm sóc bé 2
Làm thế nào để biết bé đang đói? Bé cho tay vào miệng

4. Cách cho bé đi ngủ đúng giờ

Tiến sĩ người Mỹ, Erin Leichman khuyên rằng đối với trẻ lớn hơn đã biết xem tranh ảnh thì bạn nên chuẩn bị một cuốn sách phù hợp với độ tuổi của bé và đặt gần giường ngủ, chẳng hạn loại sách ảnh bằng vải để mẹ xem cùng con thay vì mất công tìm kiếm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho khâu chuẩn bị đi ngủ và tăng tốc thói quen đi ngủ của trẻ. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên rèn cho con thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Cách này sẽ giúp thiết lập nhịp sinh học, có lợi cho giấc ngủ của trẻ.

Đặc biệt, bạn nên cho bé ngủ trong phòng yên tĩnh, không để sáng đèn. Điều này giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5. Giúp bé ăn thức ăn mới 

Cha mẹ không nên dùng đồ ăn làm phần thưởng mỗi khi khuyến khích bé ăn một món mới. Vì việc này sẽ khiến bé ác cảm với đồ ăn và coi các món ăn tốt như rau là không ngon. Thay vào đó, cha mẹ nên đưa ra phần thưởng cho bé là những tràng vỗ tay khen ngợi, tặng bé một món đồ chơi hoặc cho con xem một bộ phim hoạt hình mà bé yêu thích.

Ngoài ra, mỗi lần cho bé ăn một món mới, cha mẹ không nên ép con phải ăn hết phần. Bởi vì điều này sẽ khiến con cảm thấy sợ ăn nếu món đó không hợp khẩu vị. Thay vào đó, mẹ chỉ nên cho con ăn thử một chút rồi tăng dần vào các lần sau. Cách này giúp bé có thể tiếp nhận đồ ăn dễ hơn.

6. Cách để dỗ trẻ nín khóc

Khóc là bản năng của trẻ nhỏ, tuy nhiên việc khóc quá nhiều có thể khiến bé bị nấc cụt, trớ và viêm họng. Do đó, cha mẹ cần dỗ dành bé để con mau nín khóc. 

Tiến sĩ người Mỹ Robert Hamilton bật mí các bước quan trọng để dỗ trẻ ngừng khóc. Đầu tiên, phải đặt hai cánh tay của bé ngang ngực và cha mẹ đỡ lấy con nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn bế bé lên rồi đu đưa con ở góc 45 độ để giúp con cảm thấy dễ chịu và có thể bình tĩnh trở lại.

chăm sóc bé 4

7. Cách để phát hiện bé có bú đủ sữa hay không

Mẹo đơn giản là bạn chỉ cần quan sát lúc cho bé bú. Nếu thấy má của con tròn căng, không bị hóp có nghĩa là con đã bú đủ sữa. Điều này đặc biệt chính xác khi bé có thêm các cử chỉ như chạm cằm và bầu ngực mẹ và môi dưới trề ra. 

8. Cách giao tiếp với bé 

Việc dùng ký hiệu ngôn ngữ có thể hữu ích để giúp cha mẹ giao tiếp với trẻ trước khi con biết nói. Một số dấu hiệu cha mẹ cần cần rèn cho con hiểu bao gồm:

+ “Uống nước” –  ngón tay cái để miệng.

+ “Ở đâu?” –  ngửa lòng bàn tay.

+ “Sợ hãi” –  vỗ ngực liên tục.

+ “Nhẹ nhàng” –  vỗ nhẹ vào mu bàn tay.

9. Cách chọn vị trí cho bé trên ô tô

Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên đặt con ngồi ở vị trí ghế phía sau trong ô tô để giảm tác động của tai nạn, nếu có. Tùy vào số đo cơ thể và độ tuổi của trẻ mà chọn ghế phía sau có thiết kế phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần luôn đảm bảo chỗ ngồi của trẻ có dây thắt an toàn và để được nôi. 

Việc nuôi dạy trẻ không hề dễ dàng với bất kỳ cha mẹ nào. Tuy nhiên, một số cách trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi chăm sóc bé, nhất là những người lần đầu làm cha mẹ.

Hanako