Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh: Mẹ nên dùng thế nào thì hiệu quả?

Dầu dừa là loại dầu được chiết xuất bằng cách đun nóng hoặc làm lạnh cơm dừa. Dầu dừa nguyên chất có màu trong suốt hoặc ngả vàng, tùy theo cách chế biến, có độ sánh như các loại dầu ăn thực vật và đặc trưng bởi mùi thơm ngọt ngao không khác gì mùi kẹo dừa. Có thể mẹ đã không còn xa lạ với tác dụng của dầu dừa trong lĩnh vực làm đẹp như dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng lông mi hay làm giảm rạn da cho bà bầu. Nhưng có thể mẹ chưa được biết về việc sử dụng dầu dừa khi chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ mang lại những hiệu quả như thế nào. Vậy tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh? Cùng theo dõi nhé!

Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh

1. Dinh dưỡng cho làn da non nớt

Tác dụng của dầu dừa
Chăm sóc da cho bé, trị tưa lưỡi, trị eczema là một số tác dụng của dầu dừa khi chăm sóc bé sơ sinh

Bé yêu vốn được sinh ra với một lớp màng bảo vệ trên làn da gọi là chất gây. Lớp màng mờ mờ như sáp này sẽ dần mất đi trong vài ngày hoặc 1-2 tuần sau khi chào đời. Làn da non nớt của bé dễ bị mất nước và khô. Sử dụng dầu dừa để chăm sóc làn da cho bé sơ sinh là một cách tốt giúp bé giữ lại độ ẩm cần thiết. Hơn nữa, tác dụng của dầu dừa không chỉ nằm ở việc làm ẩm da, với các vitamin phong phú đặc biệt là vitamin E và mùi hương vô hại, dầu dừa cũng giúp bù đắp các dưỡng chất cho làn da của bé trong quá trình lớn lên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Gợi ý thực đơn rau củ cho bé ăn dặm giàu vitamin và đủ dinh dưỡng

2. Làm dịu vết bỏng và vết côn trùng cắn

Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh là gì? Một trong những tác dụng của dầu dừa là làm lành da. Bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa lên vết côn trùng cắn, vết bỏng, eczema hay vết bầm tím trên người bé. Khi bôi lên vết côn trùng cắn, dầu dừa giúp bé giảm cảm giác ngứa ngáy và kích thích quá trình làm lành da. Với vết bầm tím, dầu dừa giúp làm giảm sưng và thúc đẩy da mau lành. Sử dụng dầu dừa cho những vết bỏng sẽ rất có ích trong việc giúp cơ thể làm liền sẹo. Làm diu vết bỏng là một tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh.

3. Sữa tắm tự nhiên cho bé

Hãy pha trộn dầu dừa với một ít dầu thầu dầu để làm sữa tắm tự nhiên cho bé. Hoặc bạn có thể sử dụng một công thức khác, đó là trộn dầu dừa và loại xà phòng chiết xuất từ dầu olive và không sử dụng hóa chất. Hãy massage loại sữa tắm homemade này lên làn da của bé và chỉ cần tắm lại bằng nước ấm như bình thường là đủ.

Tác dụng của dầu dừa
Dầu dừa giúp chăm sóc dịu nhẹ cho làn da của bé sơ sinh

4. Dầu giữ ấm phòng cảm lạnh

Tác dụng của dầu dừa còn xa hơn thế, khi bạn có thể sử dụng để làm dầu giữ ấm cho bé. Thay vì sử dụng các loại kem giữ ấm thông thường, bạn có thể sử dụng dầu dừa. Mùi thơm nhè nhẹ của dầu dừa sẽ giúp bé yêu cảm thấy dễ chịu, đồng thời mau hết cảm lạnh. Cách làm dầu giữ ấm từ dầu dừa:

Trộn vài thìa dầu dừa với tinh dầu bất kỳ như dầu bạc hà, dầu khuynh diệp, hoặc bạn có thể hỏi bác sỹ xem loại tinh dầu nào thích hợp với em bé. Tiếp đến, đổ một ít dung dịch này ra lòng bàn tay của bạn và xoa nhẹ để làm ấm tinh dầu. Sau đó bôi lên ngực và lưng bé. Khi bé sổ mũi, nghet mũi, mẹ cũng có thể chấm một ít dầu dừa lên mũi bé. Dầu dừa có tác dụng như một loại thuốc sát khuẩn tự nhiên nên sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh to hay nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh về não?

5. Giảm tưa lưỡi

Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh là gì? Tưa lưỡi là tình trạng gây ra bởi nấm, thường xuất hiện dưới dạng những đốm trắng trong khoang miệng hay lưỡi của bé. Trị tưa lưỡi chính là một trong các tác dụng của dầu dừa. Bạn có thể uống 1-2 muỗng dầu dừa để bé hấp thu các tác dụng của dầu dừa thông qua sữa mẹ. Hoặc bạn cũng có thể bôi dầu dừa lên đầu ti để bé bú sữa kèm theo dầu dừa vào miệng.

Tuy nhiên, với các bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng dầu dừa để trị tưa lưỡi.

6. Dầu massage cho bé

Hãy trộn lẫn dầu dừa với dầu olive, nhỏ vào đó vài giọt tinh dầu có mùi hương như tinh dầu lavender và sử dụng để massage cho bé mỗi ngày. Loại dầu massage này hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn cho bé.

tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh
Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh

7. Dầu dừa giúp dưỡng tóc

Tác dụng của dầu dừa với trẻ sơ sinh là gì? Tóc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể bị khô đấy bố mẹ ơi. Lúc này, bạn có thể gặp khó khăn khi chải tóc cho bé và công dụng của dầu dừa trong việc chăm sóc, dưỡng ẩm tóc sẽ được phát huy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh to hay nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh về não?

8. Trị chí trên đầu trẻ

Nếu anh chị hoặc người lớn trong nhà bị bệnh chí trên đầu thì bé cũng rất có khả năng bị lây chấy. Điều này sẽ gây cho trẻ khó chịu và ngứa. Các tính chất kháng khuẩn và kháng nấm trong dầu dừa sẽ giúp kiểm soát sự lây lan và cũng ngăn ngừa chấy phát triển mạnh mẽ hơn.

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa để chăm sóc trẻ sơ sinh

Dù thành phần hoàn toàn tự nhiên, dầu dừa vẫn có thể gây kích ứng da nếu bé có cơ địa dị ứng. Nếu bạn chưa từng xét nghiệm máu cho bé để tìm các yếu tố có thể gây kích ứng cho con, hãy thận trọng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lạ cho bé, kể cả dầu dừa. Những dấu hiệu dị ứng dầu dừa có thể phát hiện trong vài phút cho đến vài giờ sau khi sử dụng. Nếu bé có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, mắt đỏ, nôn ói, tiêu chảy, bạn nên ngưng sử dụng dầu dừa cho bé. Các chuyên gia cũng khuyến cáo các bé bị dị ứng hạt cây (tree nut allergy) không nên sử dụng dầu dừa.

[inline_article id=3550]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Để khóc dạ đề không còn là nỗi ám ảnh

1/ Trẻ khóc dạ đề, nguyên nhân vì đâu?

Khóc dạ đề vẫn là một hiện tượng bí ấn và chưa xác đinh được những nguyên nhân cụ thể. Có khoảng 20% trẻ sinh ra trong độ tuổi 3 tuần-3 tháng tuổi rơi vào trường hợp này. Lý giải được đưa ra là do trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói và không thể nào tự “giúp đỡ” mình. Doo đó, trẻ phải sử dụng tiếng khóc như một cách để nói với cha mẹ và ngươi thân khi bé đang gặp một trong các vấn đề dưới đây.

Cách khắc phục tình trạng bé khóc dạ đề
Khóc dạ đề là hiện tượng bé thường hay khóc về đêm, vào khung giờ nhất đinh, khóc kéo dài dai dẳng và rất khó dỗ bé nín

Tác động từ bên ngoài

Trẻ sơ sinh mới sinh cần phải có thời gian để tập thích nghi dần với cuộc sống mới bên ngoài bụng mẹ. Đôi khi những tác động, kích thích quá lớn từ môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn lớn có thể làm bé căng thẳng và bắt đầu khóc cho đến khi quen dần với sự thay đổi này.

Bé bị trào ngược

Chứng trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt tại thực quản hoạt động kém hiệu quả dẫn đến tình trạng nôn trớ, khó chịu trong và sau khi ăn. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề.

Dị ứng thức ăn

Một số bé có thể bị dị ứng với thành phần protein hay lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, đôi khi với một số thực phẩm có trong khẩu phần ăn của mẹ. Các dị ứng này gây ra sự khó chịu, bức bối làm bé quấy khóc.

Hệ tiêu hóa còn non yếu

Do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa thức ăn dù là sữa mẹ cũng trở nên khó khăn. Ngoài ra, trong quá trình bú sẽ có một lượng khí lớn vào trong bụng dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau bụng khiến bé không ngủ ngon v]à khóc dạ đề nhiều hơn.

Nhu cầu về tình cảm

Mẹ nên biết, có các điều kiện về cảm xúc có thể khiến bé hay khóc về đêm như: Thức dậy vào ban đêm trong cảm giác bóng tối bao trùm làm bé sẽ thấy cô đơn, sợ hãi và cần sự quan tâm từ cha mẹ; Bé bị đánh thức bởi những giấc mơ hoặc một vấn đề nào đó thuộc về cảm xúc đã xảy ra trong ngày.

[inline_article id=149254]

2/ Cần làm gì để bé bớt khóc dạ đề? 

Khi thấy con khóc dữ dội và liên tục người mẹ cũng trở nên lo lắng, cuống quýt không biết phải xử trí như thế nào, chỉ biết cố gắng dỗ dành đủ kiểu nhưng vẫn không có tác dụng. Để làm dịu đi cơn khóc dạ đề không hề dễ dàng. Mẹ cần bình tĩnh, cố gắng giữ vững tâm lý thoải mái. Khi bé khóc mẹ phải chắc rằng bé không bị đói, dựa vào những nguyên nhân trên mẹ có thể làm theo vài cách sau.

Massage nhẹ nhàng cho bé: Hãy đặt bé nằm sấp trên bụng mẹ rồi nhẹ nhàng dùng tay thoa lên lưng, tay, chân và bụng để bé có cảm giác an toàn, thoải mái.

Thay đổi kích thích: Có nhiều bé sẽ thích được bồng bế trên tay, đi qua đi lại, nằm trên nôi đung đưa nhẹ hoặc trên xe nhún…Nếu bé không chịu tư thế này mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế khác, có thể bé sẽ thích hơn.

Tạo cảm giác thoải mái: Nên cho bé ngủ trong phòng có ánh sáng mờ, thoáng mát, yên tĩnh, nơi nằm êm ái và khô thoáng. Thường xuyên kiểm tra tã bỉm xem bé có tiểu tiện hay đại tiện gì không.

Quấn khăn: Đối với trẻ sơ sinh mẹ hãy quấn khăn quanh người để tránh bé bị giật mình, giữ ấm cho bé.

Cho bé nghe nhạc: Mẹ có thể hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng đặc biệt là các thể loại mà bé đã nghe khi còn trong bụng mẹ.

Tạo thời gian biểu: Mặc dù rất khó khăn nhưng mẹ cũng hãy cố gắng giúp bé tạo được một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý. Khi đã quen dần với nhịp độ bé sẽ không còn quấy khóc như trước.

Nếu khóc dạ đề liên quan đến vấn đề tiêu hóa thì mẹ có thể làm theo cách sau:

Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần để ý đến một số thực phẩm gây khó chịu hoặc dị ứng cho bé như rau cải, sô-cô-la, trứng, đậu phộng… Nếu uống sữa công thức mẹ hãy thay đổi loại khác xem sao.

Cho trẻ dùng men vi sinh: Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc tiêu hóa nào.

[inline_article id=32613]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết dùng dầu massage cho bé?

Thật tuyệt khi mẹ có thểmassage cho bé hàng ngày. Massage không chỉ giúp con thoải mái mà còn cải thiện hệ tiêu hóa, thần kinh và tác động tốt lên sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Massage kết hợp với các loại tinh dầu sẽ giúp mẹ thao tác dễ hơn. Hương thơm của dầu massage cũng khiến con thư giãn hơn. Tuy nhiên, khi bắt đầu sử dụng dầu massage cho bé, mẹ sẽ cần chú ý đến các bước chọn lựa và theo dõi sát sao khi sử dụng để có thể đánh giá được hiệu quả.

Dầu massage cho bé
Có rất nhiều loại dầu massage cho bé. Đâu mới là tiêu chí lựa chọn loại dầu massage tốt?

Đâu là loại dầu an toàn để massage cho bé?

Mẹ có thể chọn dùng tinh dầu khoáng (mineral oil) hoặc tinh dầu thực vật (vegetable oil) đều được. Cả hai đều an toàn và có nhiều ưu điểm ngang nhau. Phần lớn các chuyên gia khuyến khích sử dụng tinh dầu thực vật hơn bởi nó thấm nhanh vào da. Và những tinh dầu này cũng an toàn trong trường hợp bé lỡ ăn phải. Loại tinh dầu này cũng ít chứa hương liệu, tạp chất nên phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ. Một số lựa chọn dầu massage cho bé có thành phần hoàn toàn tự nhiên bao gồm tinh dầu olive, tinh dầu dừa, tinh dầu hạnh nhân, tinh dầu hoa cúc. Tuy nhiên, vì thành phần hoàn toàn tự nhiên nên mẹ cần lưu ý khâu bảo quản.

Quyết định của mỗi người về việc nên sử dụng loại gì còn phụ thuộc vào da của bé. Nếu da bé bị chàm, tốt hơn hết là sử dụng thuốc mỡ và kem làm mềm da theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Đâu là loại dầu massage nên tránh?

Nếu da của bé đang bị chàm, khô và tổn thương thì không nên dùng tinh dầu mù tạt, tinh dầu bơ, tinh dầu olive. Những loại tinh dầu này có chưa lượng axit oleic khá cao. Axit oleic chỉ khiến da ngày càng khô và dễ bong tróc hơn.

Mẹ vẫn có thể sử dụng các tinh dầu này trong trường hợp con không bị kích ứng nặng. Nhưng lời khuyên của các chuyên gia là hãy rửa sạch da cho con sau khi massage. Tinh dầu còn được lưu giữ trên da sẽ sẽ là nguyên nhân gây kích ứng.

Nên massage tinh dầu cho con trước hay sau khi tắm?

Tùy vào loại tinh dầu mà quyết định. Ở Ấn Độ, người ta thường massage với tinh dầu trước khi tắm. Đây là một ý hay nếu mẹ lựa chọn dầu massage có chứa axit oleic. Như thông tin đã chia sẻ phía trên, aixt oleic lưu lại trên da sẽ gây khô và kích ứng. Nên để an toàn, mẹ hãy tắm thật sạch da cho con sau khi massage.

Tuy nhiên, với các loại tinh dầu khoáng thì nên massage sau khi tắm. Vì tinh dầu khoáng cho chức năng làm ẩm da, làm chậm quá trình bốc hơi nước. Cho nên sau khi tắm là thời điểm hoàn hảo để tinh dầu khoáng phát huy tác dụng. Cách này cũng giúp bé làm ấm cơ thể và thích hợp vào buổi tối, khi bé cần được thư giãn để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.

[inline_article id=54934]

Thời tiết nóng có nên dùng dầu massage cho bé?

Tinh dầu massage đọng trên da sẽ gây khóa lỗ chân lông và ngăn hơi ẩm thoát ra bên ngoài. Điều này tốt khi bé cần giữ ẩm da. Nhưng một làn da ẩm cộng với mồ hôi tiết ra trong ngày nóng dễ dẫn đến hăm da và phát ban nhiệt. Mặc dù vậy, mẹ vẫn có thể dùng dầu massage cho bé với điều kiện phải tắm sạch da ngay sau đó.

Những lưu ý an toàn khi dùng dầu massage cho bé

  • Cần phải lựa chọn dầu massage an toàn, có nhãn mác đến từ những thương hiệu chất lượng. Dầu massage kém chất lượng sẽ gây nhiễm trùng da và thậm chí nhiễm trùng dạ dày trẻ.
  • Không để dầu massage dính vào rốn, mắt, mũi và tai trẻ. Khi massage cần dùng lực nhẹ nhàng vừa phải. Nhiều mẹ trong khi massage cố nắn cho đầu tròn, chân thẳng. Đó là một việc vô ích, nên mẹ đừng cố mà làm đau con nhé.
  • Khi sử dụng dầu massage cho bé, mẹ hãy đảm bảo là đọc kĩ hướng dẫn trước khi dụng. Hạn sử dụng phải được ưu tiên chú ý.
  • Nếu mẹ phân vân không biết chọn loại dầu massage nào cho con, nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 cách xịt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ mới sinh thường có ống mũi hẹp nên chỉ cần một ít gỉ mũi thôi cũng đủ gây nghẹt thở. Mũi không thông thoáng sẽ khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon, quấy khóc. Vì vậy, xịt mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hơn thế nữa còn giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng.

Thế nhưng, vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh quả là một nhiệm vụ đầy thử thách dành cho mẹ. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm khi có tác động từ bên ngoài. Trước hết, cách tự nhiên nhất để làm sạch mũi cho trẻ là làm cho bé hắt hơi. Bởi vì bé chưa biết tự xì mũi, nên hắt hơi sẽ giúp tống những chất nhờn hoặc gỉ cứng gây tắc nghẽn bên trong. Mẹ có thể dùng một sợi tóc sạch dụi nhẹ vào trong lỗ mũi bé để gây hắt hơi. Nếu như cách này không hiệu quả, mẹ có thể xịt mũi cho trẻ sơ sinh và hút mũi cho bé để làm cho đường thở thông thoáng.

Xịt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. Việc sử dụng nước xịt mũi cho trẻ sơ sinh rất đơn giản. Mẹ chỉ cần đặt bé nằm nghiêng đầu, sau đó xịt 1 hoặc 2 lần nước muối vào bên trong.

Một cách khác là dùng ống nhỏ nước muối, nhỏ vào mỗi bên mũi bé vài giọt, chờ 1-2 phút rồi lau sạch chất dịch chảy ra bên ngoài. Nước mũi sẽ giúp hòa tan chất nhờn làm giảm nghẹt và rửa mũi.

thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh
Một số loại thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh dạng nhỏ giọt và dạng xịt

Dùng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể sử dụng những dụng cụ hút mũi như ống hút và bóng hút mũi. Dụng cụ hút sẽ giúp loại bỏ ngay lập tức những chất nhầy bên trong. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp nhẹ nhàng. Trước khi hút mũi, mẹ cần nhỏ nước muối vào mũi trẻ trước để làm gỉ mũi mềm, dễ dàng trôi ra.

Một số lưu ý khi sử dụng cách này:

  • Vệ sinh dụng cụ hút sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
  • Quá trình hút mũi phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây thương tổn niêm mạc mũi.
  • Không được hút mũi, xịt mũi cho trẻ sơ sinh quá 2-3 lần/ngày.
  • Không sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi quá thường xuyên, vì sẽ gây khô mũi trẻ.
  • Lựa chọn dụng cụ hút mũi được thiết kế phù hợp với kích thước mũi trẻ.
Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Một số loại dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng tay và cắm điện

NP – phương pháp hút mũi của bác sĩ

NP là phương pháp hút mũi do y tá, bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Chỉ khi gỉ mũi của con đóng quá cứng không thể làm sạch bằng 2 cách trên thì mẹ lựa chọn cách này. Và cả khi hít thở con phát ra tiếng lạ hoặc cảm thấy khó thở khi ăn và uống thì con cũng nên được NP.

Phương pháp này sẽ giúp mũi con được làm sạch từ phía sâu bên trong. Nhưng cũng phải hạn chế vì hút nhiều lần, trẻ sẽ dễ bị sưng và chảy máu mũi bên trong. Tuyệt đối không nên cho trẻ hút mũi sau khi ăn vì dẫn đến nôn mửa.

[inline_article id=149248]

Xông hơi

Phòng xông hơi mini tại nhà cho bé
Phòng xông hơi mini tại nhà cho bé

Mẹ có thể biến phòng tắm thành một phòng xông hơi nhỏ bằng cách xả nước nóng đầy bồn tắm hoặc để thau nước nóng trong phòng. Sau khi hơi ẩm phủ khắp phòng, mẹ và bé vào ngồi xông hơi khoảng 5-10 phút. Không khí ẩm sẽ giúp mũi trẻ được thông thoáng và dễ dàng hắt hơi, đẩy gỉ mũi ra bên ngoài.

Kê gối cao

Kê cao gối cho bé dễ thở và tránh nghẹt mũi
Kê cao gối cho bé dễ thở và tránh nghẹt mũi

Đệm gối cho con hơi cao hơn với cơ thể khi ngủ sẽ giúp con hít thở dễ dàng hơn. Các chất nhầy trong mũi cũng sẽ ít tắc nghẽn và dễ dàng thoát ra ngoài. Mẹ chỉ cần đệm thêm một chiếc khăn nhỏ dưới cổ con là được. Ngoài ra, không khí khô hanh cũng chính là nguyên nhân làm mũi đóng gỉ. Vì vậy khi con ngủ, mẹ hãy đặt một máy tạo ẩm cho không khí thoáng mát hơn nhé!

2 thắc mắc thường gặp khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

1/ Khi nào thì nên hút mũi cho trẻ?

  • Khi trẻ gặp khó khăn trong việc thở
  • Trẻ phát ra âm thanh lạ, khò khè khi hít thở
  • Nếu cần phải hút mũi thì nên tránh thời điểm trước khi giờ ngủ và sau giờ ăn, vì sẽ gây nôn mửa ở trẻ.

2/ Có nên xịt mũi cho trẻ sơ sinh trong khi tắm không?

  • Mẹ có thể làm sạch mũi cho con trong khi tắm bằng cách dùng bông gòn lau nhẹ nhàng quanh lỗ mũi. Nhưng các chuyên gia không khuyến khích mẹ lau sâu vào bên trong để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Trên đây là các thông tin về việc dùng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh, bình xịt mũi cũng như nước xịt mũi cho trẻ sơ sinh, hy vọng sẽ hữu ích cho mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách nuôi trẻ sơ sinh mau lớn, khỏe khoắn

Nuôi con là cả một hành trình dài, gian khó đang đợi mẹ ở phía trước. Nhất là giai đoạn khởi đầu, khi con chỉ mới là những em bé sơ sinh còn mẹ thì đang quá nhiều bỡ ngỡ. Và để trở thành một người mẹ đảm đang thì trước hết mẹ nên áp dụng những lời khuyên sau. Chúng sẽ tiết lộ cách nuôi trẻ sơ sinh mau lớn, khỏe khoắn!

Cách nuôi trẻ sơ sinh
Cách nuôi trẻ sơ sinh chóng lớn, khỏe khoắn là điều nằm trong tầm tay của mẹ

5 cách nuôi trẻ sơ sinh hiệu quả 

1/ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn là cách nuôi trẻ sơ sinh tốt nhất

Chắc chắn mẹ nào cũng thuộc lòng câu “sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Đúng vậy, sữa mẹ không chỉ giúp nuôi con lớn mà còn cung cấp cho còn hàng ngàn kháng thể tự nhiên chống nhiễm bệnh. Hơn nữa các chuyên gia đã nghiên cứu rằng những trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn thì có trí thông minh cao hơn. Nuôi con bằng sữa cho đến khi con được 2 tuổi hoặc hơn là lời khuyên của các chuyên gia. Đây cũng là cách nuôi trẻ sơ sinh tự nhiên và đơn giản nhất.

2/ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đúng cách

Khi bạn nuôi trẻ sơ sinh thì khâu vệ sinh có vẻ là khâu phức tạp hơn cả. Đầu tiên là vì cơ thể trẻ sơ sinh còn nhỏ, nhạy cảm với nhiều yếu tố tác động bên ngoài, nên trong từng khâu vệ sinh đều đòi hỏi mẹ chu đáo, nhẹ nhàng. Từ đầu tới chân của trẻ đều được phải vệ sinh đúng cách.

[inline_article id=83950]

3/ Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ

Dù ăn uống khỏe khoắn, vệ sinh sạch sẽ nhưng cơ thể con vẫn có thể nhiễm bệnh từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiệm vụ của mẹ là phải theo dõi một lịch trình tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho con. Vắc-xin sẽ giúp con giảm thiểu nguy cơ nhiễm phải các căn bệnh nguy hiểm. Muốn con không bị tụt lùi nhịp phát triển vì bệnh tật, mẹ hãy tiêm phòng cho con theo đúng lịch. Ngoài ra, đừng quên khám sức khỏe định kỳ cho bé để kịp phát hiện ra những dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe.

4/ Bảo vệ giấc ngủ của con

Những hoạt động của trẻ sơ sinh hàng ngày hầu hết là ăn và ngủ. Vì vậy mẹ hãy chắc rằng cho con ngủ đủ và ngon giấc mỗi ngày. Để cho trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon mẹ chỉ cần đảm bảo: âm thanh không quá ồn, phòng không quá sáng và nhiệt độ mát mẻ vừa phải. Mẹ cần thiết lập một lịch ngủ cố định để trẻ có được thói quen ngủ tốt ngay từ đầu. Cho con ngủ riêng từ sớm cũng là một cách được nhiều người áp dụng. Bé ngủ sớm và ngủ sâu sẽ mau lớn hơn các bé ít ngủ, thức khuya và trằn trọc khi ngủ.

5/ Trò chuyện và tương tác cùng trẻ tối đa

Trò chuyện và tương tác với con nhiều nhất có thể để con có thể cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương. Mỗi khi trò chuyện hay chơi đùa với trẻ chính là lúc thị giác, thính giác, khướu giác… của trẻ được kích thích phát triển nhanh chóng.

[inline_article id=148671]

Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Muốn con mau lớn, khỏe mạnh và lanh lợi, mẹ hãy tránh những cách nuôi trẻ sơ sinh sai lầm dưới đây.

1/ Để con một mình

Điều này tuyệt đối không được xảy ra, mẹ phải hoàn toàn ở cùng con 24/7. Trẻ sơ sinh khi ở một mình có thể gặp phải rất nhiều nguy cơ, hiểm họa khác nhau mà mẹ không thể lường trước được. Vì vậy, tuyệt đối không được để con một mình. Nếu cần thiết, mẹ hãy nhờ người trông giúp.

2/ Lơ là để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh

Đương nhiên, môi trường sống xung quanh trẻ đều phải đảm bảo vệ sinh tối đa. Nhưng đôi bàn tay chưa được khử trùng của mẹ hay một đôi môi của người lạ chính là nguồn bệnh. Chúng ta thường có thói quen để những khác cưng nựng và ôm hôn con mình. Nhưng việc này khá làm mất vệ sinh. Hạn chế tuyệt đối những tác nhân gây nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh mẹ nhé.

3/ Không chăm sóc cho bản thân mẹ

Người mẹ khỏe thì em bé mới khỏe mạnh và mau lớn được. Vì vậy mẹ đừng bao giờ lơ là quên chăm sóc bản thân. Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống thật nhiều nước, đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng. Một khi mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe của cơ thể thì mới có sức để chăm sóc cho con.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

4 bài nhạc mẹ không thể bỏ qua trong khi tắm cho bé

Rất nhiều trẻ tập đi đều không thích tắm. Với những nhóc tỳ này, nếu không áp dụng đúng cách, giờ tắm cho bé sẽ trở thành một cuộc đại chiến với cả 2 mẹ con. Tốt nhất, mẹ đừng tạo cho bé cảm giác giờ tắm là một việc bắt buộc. Tắm không chỉ là việc vệ sinh thân thể, mà còn là cả một quá trình thư giãn tuyệt vời. Để làm được điều này, những bản nhạc vui nhộn là điều không thể thiếu. Mẹ lưu ý nên chọn nhạc có tiết tấu nhanh, vui ngộn. MarryBaby gợi ý 4 bài nhạc cho bé nghe trong lúc tắm. Mẹ thử tham khảo nhé!

4 bài nhạc cho bé nghe khi tắm

– Down In The Jungle: Có giai điệu dễ nhớ, bài hát là cách tuyệt vời để bé cưng tìm hiểu về những con vật khác nhau trong khu rừng nhiệt đới, cùng những bộ phận trong cơ thể và cách vệ sinh cá nhân.

–  5 Little Ducks Went Swimming One Day: Đây là một trong những bài hát thiếu nhi phổ biến. Mẹ có thể vừa hát theo nhạc, vừa dùng tay và những chút vịt đồ chơi minh họa, chắc hẳn bé cưng sẽ vô cùng thích thú.

–  Splish, Splash, Splosh!: Bài hát này thích hợp khi mẹ tắm cho bé ở trong bồn tắm. Vừa nghe nhạc, mẹ có thể vừa nhúng bông tắm vào xà phòng và nước, tạo thành những bong bóng xà phòng.

– 5 Little Speckled Frogs: Giống như bài 5 Little Ducks Went Swimming One Day, bài hát này cũng có giai điệu dễ nghe, dễ nhớ, là bài hát đếm hoàn hảo cho bé ở lứa tuổi mẫu giáo thực hành. Sẽ tốt hơn nếu mẹ cho bé cầm những ếch đồ chơi và đếm theo nhạc khi tắm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Da trẻ sơ sinh bị khô do đâu? 1001 cách chăm sóc da bé

Cha mẹ đọc tiếp để hiểu những nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô; và các mẹo cực đơn giản để giảm khô da cho bé

1. Da trẻ sơ sinh bị khô là do đâu?

1.1 Hiện tượng lột da ở trẻ mới sinh

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa).

Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra; lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô; bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Do đó, với những trẻ mới sinh, trong vòng 1-2 tuần; trẻ sơ sinh bị bong da là chuyện thường thấy mẹ nhé.

Hiện tượng lột da ở trẻ mới sinh

1.2 Da trẻ sơ sinh bị khô do tắm quá lâu

Tắm trong thời gian dài, đặc biệt là tắm với nước nóng; có xu hướng làm trôi một số chất dầu tự nhiên của da. Điều này làm tăng nguy cơ da bị khô, bong tróc. Tránh sử dụng xà phòng mạnh, mạnh vì chúng có tác dụng làm khô da tương tự.

1.3 Trẻ sơ sinh có thể bị mất nước

Môi trường khô ráo, mát mẻ; cả bên ngoài và trong nhà làm da mất nước rất nhanh; và có thể dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khổ, nứt hoặc trẻ sơ sinh bị bong tróc da.

1.4 Bệnh vảy cá (Ichthyosis)

Bệnh vảy cá (Ichthyosis) là một nhóm các tình trạng da di truyền khiến da trẻ sơ sinh bị khô và bong tróc; thường xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

1.5 Bệnh chàm (eczema)

Da trẻ sơ sinh bị khô cũng có thể do bệnh chàm (eczema hay viêm da dị ứng); bé thường bị khô da mặt.

Nguyên nhân của bệnh chàm chưa được khám phá; nhưng các chuyên gia đã phát hiện ra rằng gần một nửa số người bị bệnh chàm từ trung bình đến nặng cũng bị hen suyễn; dị ứng theo mùa; hoặc viêm mũi dị ứng; hoặc dị ứng thực phẩm.

Ở trẻ sơ sinh bị chàm, da khô có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban và ngứa.

bệnh eczema (chàm)

1.6 Da trẻ sơ sinh bị khô do dị ứng với sản phẩm tẩy rửa chăm sóc gia đình

Da trẻ sơ sinh rất dễ bị kích ứng và nứt nẻ bởi các yếu tố bình thường như bột giặt quần áo; nước xả vải; hay chất ny-lon trong quần áo bé mặc.

1.7 Kích ứng với sản phẩm chăm sóc da

Trẻ thường có làn da nhạy cảm và mỏng manh hơn người lớn rất nhiều do có sức đề kháng yếu hơn. Nếu mẹ cho da bé tiếp xúc với những sản phẩm từ hóa chất khi tắm rửa, vui chơi, ngủ nghỉ; da bé có khả năng cao bị kích ứng dẫn đến khô da và nhạy cảm.

Da trẻ sơ sinh bị khô có thể là do kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, dầu gội, phấn rôm…

1.8 Da trẻ sơ sinh bị khô do thời tiết

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da có khuynh hướng tăng lên trong mùa đông; khi nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên; bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô.

Nếu mẹ mang cục cưng đi theo trong những chuyến đi biển; rất nhiều khả năng bé sẽ bị khô da do ánh mặt trời và do không khí có lẫn muối biển.

2. Biểu hiện da trẻ sơ sinh bị khô

Khi da trẻ sơ sinh bị khô; mẹ sẽ quan sát thấy một số dấu hiệu như sau:

  • Da của bé thô ráp, bong tróc, sạm đen.
  • Da trẻ sơ sinh bị khô có nếp nhăn hoặc vết nứt đều.
  • Các vị trí khô có thể ở bất cứ đâu; thường trên bàn tay, bàn chân, mặt và môi bé.

Da bị khô ở mức nhẹ có lẽ sẽ không làm bé khó chịu. Nhưng da quá khô có thể bị ngứa, khiến trẻ sơ sinh gãi và bị kích ứng da.

Ngoài hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô; nhiều trẻ còn có vết bớt bẩm sinh; hay nhiều mẩn đỏ nhưng dần dần theo thời gian những vết này cũng sẽ mờ đi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những vết ngứa lâu ngày; cha mẹ cần cho con đi thăm khám để có được hướng xử lý thích hợp; không để bé bị khó chịu kéo dài.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Thông thường, hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Trẻ cũng có thể không cần dùng phấn, dầu hay nước giữ ẩm.

Nếu da trẻ quá khô thì mẹ có thể dùng chút dầu giữ ẩm hoặc thuốc mỡ loại không mùi để thoa lên những vùng da bị khô, giúp bé cải thiện độ ẩm trên da. Tuy nhiên, để bé cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu; việc sử dụng một vài biện pháp an toàn và nhẹ nhàng là điều nên làm.

3.1 Giảm thời gian tắm

Tắm lâu có thể loại bỏ dầu tự nhiên trên da của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đang tắm cho trẻ sơ sinh 20 hoặc 30 phút; hãy giảm thời gian tắm xuống còn 5 hoặc 10 phút.

Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng; và chỉ sử dụng chất tẩy rửa không có mùi thơm; không chứa xà phòng. Xà phòng thông thường và sữa tắm dạng bọt thường không thân thiện đối với làn da của trẻ sơ sinh.

3.2 Bôi kem dưỡng ẩm khi da trẻ sơ sinh bị khô

Nếu da bé có vẻ khô; mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm không gây dị ứng lên da bé hai lần một ngày, kể cả sau khi tắm.

Thoa kem lên da ngay sau khi tắm giúp giữ ẩm cho da. Điều này có thể làm dịu tình trạng khô da và giữ cho làn da của trẻ mềm mại. Nhẹ nhàng xoa bóp làn da của trẻ sơ sinh với kem dưỡng ẩm có thể làm mềm da bong tróc; và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bong tróc.

Bôi kem dưỡng ẩm

3.3 Tránh trẻ sơ sinh bị mất nước

Đảm bảo trẻ sơ sinh có đủ nước bằng cách cho bé bú mẹ (với những trẻ dưới 6 tháng tuổi); và cho con uống nước khi bé lớn tuổi hơn. Đây là một cách hiệu quả để tránh da trẻ sơ sinh bị khô.

3.4 Bảo vệ da trẻ sơ sinh bị khô khi ở trong không khí lạnh

Đảm bảo rằng da của trẻ sơ sinh bị khô không tiếp xúc với lạnh hoặc gió khi ở ngoài trời. Mang tất hoặc găng tay lên bàn tay và bàn chân của bé. Mẹ cũng có thể đắp chăn lên ghế ô tô hoặc xe nôi của trẻ sơ sinh để bảo vệ khuôn mặt của bé khỏi gió và không khí lạnh.

3.5 Da trẻ sơ sinh bị khô cần tránh hóa chất mạnh

Vì làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm nên điều quan trọng là mẹ cần tránh các hóa chất mạnh có thể gây kích ứng da của trẻ. Để tránh da trẻ sơ sinh bị khô; mẹ không thoa nước hoa; hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da trẻ sơ sinh.

Thay vì giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng bột giặt thông thường; mẹ hãy chọn loại bột giặt được thiết kế dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ.

3.6 Sử dụng máy tạo độ ẩm

Nếu không khí trong nhà khiến da trẻ sơ sinh bị khô; mẹ hãy sử dụng máy tạo ẩm phun sương để nâng cao độ ẩm trong nhà. Máy tạo độ ẩm giúp làm dịu vết chàm và khô da.

3.7 Công thức “đặc trị” khô da ở trẻ sơ sinh

  • Dầu dừa: Được xem là thần dược trị da khô, ngứa cho bé, dầu dừa an toàn và rất hiệu quả. Dầu dừa ngoài việc làm dịu làn da bị kích ứng mà còn ngăn ngừa tình trạng da bị nhiễm khuẩn.
  • Dầu ô liu (olive): Nếu làn da của bé yêu bị khô; mẹ hãy dùng vài giọt dầu ô liu để tắm cho con. Nhỏ một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút, da của bé sẽ căng mịn, giảm thiểu khô nẻ đáng kể.
  • Mật ong: Trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da trẻ sơ sinh bị khô. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da mong manh của bé.
  • Bột yến mạch: Là biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng khô da ở bé, bột yến mạch giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

3.8 Chọn quần áo chất liệu từ tự nhiên giúp tránh da trẻ sơ sinh bị khô

Việc lựa chọn quần áo cho bé đóng vai trò khá quan trọng đối với làn da nhạy cảm của bé. Mẹ lưu ý:

  • Không lựa vải thô hoặc vải sợi tổng hợp: Chất liệu từ vải thô hoặc vải sợi tổng hợp sẽ khiến da nhạy cảm của bé bị kích ứng và khô da.
  • Lựa chọn vải có chất liệu thiên nhiên: Mẹ hãy lựa chọn quần áo cho bé với những chất liệu vải từ thiên nhiên hoặc những loại vải nhẹ như vải cotton 100%; vải bông hoặc sợi tre. Những chất liệu vải này khá an toàn nhưng cũng mang lại cảm giác thoải mái cho bé. Đặc biệt, những lúc thời tiết nóng bức, vải cotton sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho da trẻ sơ sinh bị khô.
  • Mua quần áo rộng với kích cỡ của bé: Bé phát triển rất nhanh chóng. Vì thế, mẹ hãy mua những bộ quần áo rộng hơn so với cơ thể của bé; tránh tình trạng khi bé lớn mà phải mặc đồ chật, gây chà xát da bé.
  • Giặt quần áo mới trước khi cho bé mặc: Mẹ nên giặt quần áo cho bé trước khi cho bé mặc lần đầu bởi quần áo từ các cửa hàng thường có chứa rất nhiều vi khuẩn.

Chọn quần áo chất liệu từ tự nhiên giúp tránh da bé khô

3.9 Dùng sản phẩm giặt an toàn cho trẻ sơ sinh bị khô da

Mẹ cần biết cách phân biệt và chọn đúng các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên theo một số gợi ý dưới đây để bảo vệ làn da của trẻ sơ sinh:

  • Hiểu rõ định nghĩa “sản phẩm thiên nhiên” đúng chuẩn: Mẹ nên tìm hiểu các định nghĩa organic, gốc thực vật hay chiết xuất từ thiên nhiên an toàn, lành tính; và không chứa hóa chất tẩy nhân tạo. Bởi lẽ, nguy cơ hóa chất tẩy mạnh vẫn có khả năng xuất hiện ở các sản phẩm có chiết xuất hay bao bì thể hiện thành phần thiên nhiên.
  • Tìm chọn các sản phẩm có chứng nhận uy tín: Mẹ hãy chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường; có giấy chứng nhận về nguồn gốc thực vật của sản phẩm; được Bộ Nông nghiệp và các cơ quan uy tín chứng nhận an toàn khi sử dụng cho bé.
  • Đọc kỹ thành phần ở trên nhãn hiệu sản phẩm: Mẹ cần đọc kỹ thành phần của sản phẩm để tránh chọn phải sản phẩm với hóa chất độc hại. Một số sản phẩm làm sạch thường có chứa Volatile organic compounds (VOC) – hợp chất dễ bay hơi gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng gan, thận, phổi, mắt, da…

3.10 Sử dụng sản phẩm tắm cho bé từ thiên nhiên

Một số sản phẩm tắm gội cho bé có chứa hóa chất nhân tạo; hoặc có chứa paraben sẽ làm bé tăng nguy cơ da trẻ sơ sinh bị khô.

Một số sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên tốt cho da bé là dầu ô liu, dầu hạnh nhân, bơ ca cao, nha đam… Để cẩn thận hơn, mẹ nên lấy một ít lượng sữa tắm hoặc dầu gội lên da bé trong vòng một giờ để kiểm tra xem có bị kích ứng không.

3.11 Dọn dẹp chỗ ngủ của bé để tránh trẻ sơ sinh bị khô da

Mẹ nên bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi những vật dụng trong phòng ngủ có chứa nhiều vi khuẩn như drap giường, nôi, chăn, màn, giường, chiếu, thảm chùi chân. Tuy nhiên, khi làm sạch phòng bé, mẹ lưu ý:

  • Không dùng hóa chất tẩy mạnh để tẩy rửa: Hóa chất dễ khiến cho trẻ sơ sinh bị khô da. Do đó, mẹ hãy giặt drap giường, thảm chùi chân, chăn, màn cho bé bằng những sản phẩm không có nhiều hóa chất. Mẹ thường xuyên hút bụi cũng như phơi khô chúng dưới nắng để diệt vi trùng.
  • Lựa chọn vật dụng phòng ngủ dễ dàng tẩy rửa: Mẹ nên lựa chọn những loại drap giường, chăn, màn dễ dàng giặt tẩy, thoáng mát; và không dễ dàng bám vi khuẩn để da bé được thoải mái nhất khi nằm ngủ.
  • Giữ phòng ngủ của bé sạch sẽ: Mẹ cần tuyệt đối giữ phòng ngủ của bé thông thoáng và sạch sẽ nhất có thể. Đặc biệt, mẹ không nên cho động vật vào phòng bé; và không để những đồ vật sắc nhọn vào phòng vì nó có thể làm tổn thương làn da của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc

3.12 Hạn chế dùng sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng

Lưu ý, khi dùng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé; kể cả tự nhiên hay nhân tạo; mẹ cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da trẻ sơ sinh bị khô hơn, xuất hiện bọng nước… là biểu hiện của dị ứng.

Nếu những dấu hiệu dị ứng xuất hiện; mẹ nên ngưng ngay phương pháp đang sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên dùng dầu tắm gội; dầu massage hay khăn giấy, giấy ướt có chứa mùi thơm. Những sản phẩm có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn; và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da bé sơ sinh bị khô.

3.13 Sử dụng kem chống nắng cho da trẻ sơ sinh bị khô

Tác hại của tia UV có thể khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Do đó, mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho bé nếu bé đi dưới trời nắng. Mẹ cần chọn lựa loại kem an toàn cho da bé, có uy tín trên thị trường và tốt nhất là mẹ nên hỏi bác sĩ để được tư vấn chọn loại phù hợp nhất.

>> Mẹ có thể xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

4. Điều nên và không nên làm khi chăm sóc da trẻ sơ sinh bị khô

Điều nên và không nên làm khi chăm sóc da trẻ sơ sinh

  • Không nên tắm bé quá nhiều hoặc quá lâu. Tắm nhiều là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da; bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần cho con là đủ; các ngày còn lại, mẹ chỉ cần vệ sinh lau mình cho bé. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 5 phút.
  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho con. Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Với làn da mỏng manh của bé; mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm cho con. Điều này nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.
  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da trẻ khô hơn.
  • Nên cho trẻ dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng.
  • Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ chất lỏng. Cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết; làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một chậu nước ở góc phòng. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
  • Nên cho bé đeo bao tay, tất (vớ) chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.
  • Nên chọn loại xà phòng giặt và nước xả riêng cho em bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

[inline_article id=162550]

Tóm lại, khô da ở trẻ sơ sinh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau; mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để biết cách xử trí kịp thời; và cũng như lưu ý một số biện pháp chăm sóc da cho bé để bảo vệ da của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Khi muốn kiểm tra bé có bị sốt hay không, hầu hết các mẹ đều nghĩ ngay đến việc đo nhiệt độ cho trẻ. Và nách thường là vị trí đo nhiệt độ thông thường nhất. Tuy nhiên, mẹ có biết tùy theo độ tuổi của trẻ, nơi đo nhiệt độ đúng chuẩn nhất cũng sẽ khác nhau? Hơn nữa, cách sử dụng của từng loại nhiệt kế cũng khác nhau. MarryBaby bật mí cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng nhất, đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Cách đo nhiệt độ cho trẻ
Tưởng chừng đơn giản, nhưng rất nhiều mẹ vẫn không biết cách đo nhiệt độ cho trẻ đúng chuẩn nhất

1. Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh chính xác: Tùy vào vị trí cơ thể

Cơ chế điều hòa thân nhiệt còn kém nên nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn. Hơn nữa, tại những vị trí khác nhau, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ có sự khác nhau.

Vị trí đo Nhiệt độ cơ thể thông thường
Hậu môn 36,6 – 38ºC
Tai 35,8 – 38ºC
Miệng 35,5 – 37,5ºC
Nách 34,7 – 37,3ºC

– Trong đó, hậu môn luôn là nơi phản ánh chính xác nhất nhiệt độ của cơ thể bé. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đo nhiệt độ ở hậu môn. Nếu không thể đo ở hậu môn, mẹ có thể cặp nhiệt kế ở nách bé. Tuy nhiên, nhiệt độ ở khu vực nách có thể chênh lệch từ 1-2ºC so với chỉ số nhiệt độ mẹ đo được ở hậu môn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

– Đo nhiệt độ ở tai nhanh và không gây khó chịu cho bé, nhưng lại có độ chính xác không cao bằng những vị trí khác. Hơn nữa, trẻ dưới 3 tháng tuổi có ống tai hẹp nên các chuyên gia cũng không chỉ định đo ở vị trí này.

– Đo nhiệt độ ở miệng chỉ dùng cho những bé từ 4-5 tuổi, bởi lúc này bé đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng đúng cách cũng như đủ thời gian cần thiết.

[inline_article id=94285]

2. Cách cặp nhiệt độ cho trẻ sơ sinh: Tùy từng loại nhiệt kế

đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh

Ngoài nhiệt kế thủy ngân, trên thị trường còn có rất nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Mỗi loại sẽ có ưu, khuyết điểm cũng như phù hợp với từng độ tuổi riêng. Mẹ tham khảo để biết cách đo nhiệt độ chính xác nhất tùy từng loại nhiệt kế nhé!

Nhiệt kế thủy ngân: Phổ biến và thông dụng, có thể dùng với trẻ ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, mẹ cần hết sức cẩn thận, bởi khi vỡ, nguy cơ trẻ bị nhiễm độc thủy ngân rất cao.

Nhiệt kế điện tử đa dụng: Sử dụng chip cảm ứng ở phần đầu nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhiệt kế điện tử có thể dùng để đo ở nhiều vị trí khác nhau: Ở hậu môn với những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, ở miệng với trẻ 4-5 tuổi, ở nách với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Lưu ý dành cho mẹ:

– Không dùng cùng 1 nhiệt kế cho 2 vị trí cùng lúc.

– Đo ở nách dễ thực hiện nhưng cho số liệu kém chính xác nhất.

– Khi nhiệt độ đo được ở hậu môn là 38,5ºC, bé có dấu hiệu sốt nhẹ.

Nhiệt kế đo ở tai: Đo nhiệt độ bằng cách đọc các sóng nhiệt từ chuyển động của màng nhĩ. Lưu ý, kết quả đo sẽ không chính xác lắm với những bé dưới 6 tháng tuổi. Hơn nữa, nếu bé có nhiều ráy tai, độ chính xác cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nhiệt kế đo trán: Đo tần số của các mạch trên thái dương, từ đó chuyển thành nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt kế đo trán thường không cho kết quả chính xác bằng những loại khác.

[inline_article id=67352]

3. Lưu ý dành cho mẹ

trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc 3
38,5 độ C vẫn là nhiệt độ an toàn, chưa cần uống thuốc hạ sốt

Đo nhiệt độ ở hậu môn:

– Khi mua nhiệt kế, mẹ nên chọn loại có 1 đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng. Những loại có đầu nhọn dài và tay cầm hẹp có thể dễ dàng đi sâu vào hậu môn khi bé quấy khóc, rất nguy hiểm.

– Trước khi sử dụng, mẹ nên rửa sạch đầu nhọn của nhiệt kế bằng nước ấm và chất tẩy rửa chuyên dụng. Sau đó, tráng sơ lại bằng nước mát.

– Đưa đầu nhọn vào hậu môn của trẻ, khoảng 1,3-2,5 cm. Giữ nhiệt kế trong khoảng 3 phút.

Đo nhiệt độ ở nách:

– Khi cặp nhiệt độ ở nách, đảm bảo bé ép sát cánh tay có nhiệt kế dọc theo chiều dài cơ thể.

– Đảm bảo vùng da ở nách khô ráo để nhiệt kế không bị trượt.

– Để nhiệt kế ở nách bé trong khoảng 5 phút để có kết quả chính xác.

– So với buổi sáng, nhiệt độ cơ thể trẻ vào buổi chiều thường cao hơn hẳn.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ biết cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, cách đo nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Tác hại khôn lường!

Bé bú mẹ rất dễ bị cắn đọng cợn sữa trong miệng, dẫn đến tình trạng nấm miệng, đẹn miệng và tưa lưỡi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại làm bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú… Rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết mẹ nên làm thường xuyên để phòng tránh tình trạng này. Không chỉ rơ lưỡi bằng nước muối, nhiều mẹ còn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Tuy nhiên, cách này liệu có thực sự an toàn khi hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong?

1/ Hiện tượng tưa lưỡi

Tưa lưỡi hay còn gọi là đẹn miệng là bệnh do nấm candida albicans gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết, mẹ sẽ thấy xuất hiện các đốm trắng hoặc mảng bám trên niêm mạc miệng, bên trong má, mặt trên của lưỡi.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn bú sữa mẹ miệng của bé vẫn còn tồn đọng sữa hay việc vệ sinh núm ty, dụng cụ pha sữa không kỹ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt, những bé sinh thiếu tháng hoặc khi mang thai, mẹ bị viêm nhiễm âm đạo thường có nguy cơ mắc tưa lưỡi cao hơn.

[inline_article id=3550]

2/ Vì sao không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Mật ong được biết đến với rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe trong đó có khả năng chống viêm phần niêm mạc và kháng khuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%, chất này có thể nguy hiểm đến hệ thần kinh cơ gây liệt cơ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong có thể gây ngộ độc. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé

Ở người lớn khi nuốt phải clostridium botulinum sẽ không có vấn đề gì xảy ra do hệ tiêu hóa đã trưởng thành và đủ khả năng vô hiệu hóa. Trong khi đó, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu nên chưa thể tiêu diệt clostridium botulinum cũng như ngăn ngừa sự phát triển của độc tố, có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, có nhiều loại mật ong được bày bán trên thị trường là hợp chất pha tạp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Đôi khi không đảm bảo chất lượng và tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ gây ngộ độc khác. Vì vậy mẹ nên từ bỏ thói quen rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

3/ Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi bé bị tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạy sạch các đốm trắng bên trong miệng bé, vì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng. Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc vô trùng hoặc miếng rơ lưỡi thấm vào nước muối sinh lý rồi rơ nhẹ lên lưỡi của bé. Bắt đầu rơ 2 bên vùng má và các vị trí khác, sau cùng mới rơ lưỡi cho bé từ bên ngoài vào trong.

Lưu ý dành cho mẹ

– Trước khi rơ lưỡi cho bé mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt phải cắt ngắn móng tay để tránh làm trầy xước bên trong miệng.

– Rơ lưỡi thường làm bé ọe, nôn ói. Do đó, mẹ nên thực hiện khi bé đói, tốt nhất là vào mỗi sáng sau khi thức dậy.

– Khi rơ mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm đau bé, ngoài ra cũng phải để ý không nên cho ngón tay của mẹ quá sâu vào trong khoang miệng bé.

– Cần rơ lưỡi hàng ngày cho đến khi bệnh hết hẳn.

– Sau khi rơ lưỡi xong mẹ không nên cho bé bú ngay mà nên đợi khoảng 20 phút.

[inline_article id=145185]

4/ Phòng ngừa tưa lưỡi

Tưa lưỡi là căn bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được, vì vậy mẹ có thể yên tâm và thực hiện bằng các cách sau:

– Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, sau khi cho bú sữa xong phải rửa bình thật sạch. Tráng lại bằng nước sôi trước khi pha sữa cho bé để khử trùng.

– Tuyệt đối không cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lưỡi phát triển.

– Nếu trẻ đã mọc vài cái răng đầu tiên mẹ cũng nên dùng dụng cụ chuyên dụng để giúp bé làm sạch răng miệng hàng ngày.

– Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần giữ vệ sinh bầu ngực mỗi ngày.

– Ngoài các vấn đề trên, trong thời gian mang thai mẹ cũng cần khám phụ khoa nếu phát hiện bị nhiễm nấm candia, mẹ cần điều trị dứt điểm.

– Tuyệt đối tránh đưa trẻ đi lễ đẹn, bởi có thể dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Duy trì thói quen tắm cho trẻ trong mùa đông

Có thể mẹ đã biết, trẻ sơ sinh không dễ bị dính vết bẩn hay bụi bặm, và vì đó, bé có thể không cần tắm hằng ngày. Tuy vậy, việc tắm cho bé vẫn nên được tiến hành vào những ngày và giờ cố định trong tuần, chẳng hạn 9 giờ sáng ngày thứ Hai, Tư, Sáu. Lưu ý duy nhất là cần điều chỉnh trong cách tắm cho trẻ sơ sinh để bé không bị lạnh.

Nếu mẹ thường tắm cho con lúc 9 giờ sáng, hoặc lúc 7 giờ tối trước khi cho bé đi ngủ, hãy cố gắng duy trì thói quen này trong mùa đông. Tắm rửa là một phần của sinh hoạt thường ngày, và nếu giờ tắm bị xáo trộn đột ngột, bé yêu của mẹ có thể sẽ không thích ứng kịp và cảm thấy lo lắng.

Trẻ sơ sinh luôn thích một trật tự biết trước, chẳng hạn ăn – chơi – tắm – ngủ. Nếu một mắt xích trong chuỗi này bị bỏ qua, bé sẽ không biết tiếp theo sẽ là gì. Vậy nên, nếu đã tạo được một nếp sinh hoạt quen thuộc với con, mẹ nên tiếp tục duy trì cho dù đây có là mùa nào chăng nữa.

Luôn chú ý nhiệt độ khi tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước là hai yếu tố mẹ cần chú trọng khi tắm cho trẻ. Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh không có nhiều khác biệt so với các mùa khác trong năm, ngoại trừ việc phải tạo cho bé một môi trường ấm áp và rút ngắn thời gian tắm. Trước tiên, bạn cần một căn phòng kín gió. Tiếp đến, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại máy sưởi, đèn sưởi nào để có được một môi trường ấm áp.

Hãy chuẩn bị kỹ nước tắm cho bé. Dù ngoài trời có lạnh thế nào, hãy luôn nhớ rằng bé chỉ cần nước ấm. Nước quá nóng sẽ dễ làm tổn thương làn da của bé. Nhiệt độ nước tắm rất gần với nhiệt độ làn da của chúng ta, chỉ 37-38ºC là đủ.

Với 2 lưu ý về nhiệt độ ở trên, bé sẽ không cảm thấy lạnh và hoảng hốt khi tắm trong ngày mùa đông.

[inline_article id=85378]

Rút ngắn thời gian tắm

Một thay đổi quan trọng trong cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa lạnh, đó là hãy rút ngắn thời gian tắm. Hãy hoàn tất các bước tắm cho bé càng nhanh càng tốt. Nếu bình thường, mẹ có thể để bé tung tăng trong làn nước ấm khoảng 10 phút, nên rút xuống còn 5 phút trong mùa đông.

Đồng thời, để rút ngắn thời gian tắm, hãy chuẩn bị sẵn tất cả các vật dụng cần thiết: quần áo bé, khăn lau, tã, kem bôi giữ ấm… Đặc biệt, hãy mang khăn lau theo vào nhà tắm để bao bọc ngay lấy bé khi tắm xong. Vì thời gian tắm cần được cắt ngắn, mẹ cũng nên tạm thời giúp bé “cai” các món đồ chơi dễ thương trong nhà tắm như vịt cao su đến tận khi thời tiết ấm áp quay trở lại.

Sáng tạo hơn trong cách tắm cho trẻ sơ sinh

Nếu mẹ vẫn muốn tắm cho bé mỗi ngày, có thể thử cách tắm khô từng phần. Tức là tắm mà không cần đưa bé vào trong chậu nước.

  • Bước 1: Cởi trang phục của bé và quấn bé vào trong một tấm khăn quấn lớn.
  • Bước 2: Dùng bông gòn lau sạch một bên mắt của bé. Dùng một miếng bông mới lau mắt còn lại. Tương tự, nhúng một góc khăn mềm vào nước, vắt ráo bớt rồi lau một bên tai, sau đó dùng một góc khăn khác lau tai còn lại. Lau sạch phần còn lại của khuôn mặt.
  • Bước 3: Giở phần khăn quấn thân trên của bé ra, dùng khăn thấm nước ấm rồi vắt bớt, cho vào đó một ít sữa tắm cho trẻ sơ sinh rồi vò nhẹ để tạo bọt. Dùng phần khăn có bọt sữa tắm lau cổ và thân trên của bé. Sau đó dùng một chiếc khăn khác thấm nước và vắt khô để lau sạch cho bé. Tiếp tục làm tương tự với phần lưng rồi dùng khăn bao phần thân trên của bé trở lại.
  • Bước 4: Lặp lại bước 3 cho phần thân dưới. Lưu ý, với vùng kín của bé, luôn lau từ trước ra sau để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông
Cách tắm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông có nhiều điểm khác biệt so với cách tắm bé bình thường

Những lưu ý khi vệ sinh cho bé trong mùa đông

Ngoài tìm hiểu cách tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng đừng quên những lưu ý dưới đây khi vệ sinh cho bé những ngày mùa đông:

  • Sử dụng khăn ấm để lau vùng mặc tã cho bé mỗi khi thay tã: Nếu trong phòng có đèn sưởi làm cho không khí ấm áp, mẹ hoàn toàn có thể rửa nước ấm cho bé.
  • Luôn chú ý vùng cổ của bé: Các bé sơ sinh thường khá mũm mĩm và phần cổ chính là nơi “thường trú” của những giọt sữa thừa, mồ hôi, bụi bẩn, bông vải từ quần áo… Bé vẫn chưa thể tự ngửa cổ, nên mẹ cần kiểm tra kỹ, lau sạch để tránh hăm, ngứa da xảy ra ở vùng này.
  • Luôn sử dụng khăn ướt không mùi hương: Khăn ướt giúp mẹ làm sạch cho bé nhanh hơn, nhưng đừng chọn các loại khăn ướt có tẩm hương vì có thể gây kích ứng cho bé.