Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh: Mẹ làm sai, con lãnh đủ

Không chỉ các mẹ ở Việt Nam mà rất nhiều bà mẹ ở các quốc gia khác trên thế giới cũng tin rằng, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon và ít quấy khóc về đêm hơn. Với nghiên cứu năm 2002 của Đại học Washington, niềm tin này của mẹ càng được củng cố khi các chuyên gia kết luận rằng, so với những bé không quấn khăn, khi được quấn khăn bé sẽ ngủ ngon hơn hẳn. Tuy nhiên, liệu có an toàn khi mẹ vẫn duy trì thói quen này khi bé lớn hơn? Đặc biệt, việc quấn khăn cho bé khi đi ra ngoài có thực sự cần thiết, nhất là với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam?

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Mẹ đã biết hết những lợi ích và tác hại khi quấn khăn cho trẻ?

1/ Quấn khăn cho trẻ sơ sinh, lợi gì cho bé?

Bé ngủ ngon hơn: Giống như cảm giác ở trong bụng mẹ, quấn khăn sẽ mang lại cho các bé cảm giác an toàn và từ đó, bé sẽ có xu hướng ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Bé ít khóc hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các bé dưới 8 tuần tuổi, quấn khăn có thể làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.

Bảo vệ bé tốt hơn: Tuy còn nhỏ, nhưng móng tay của trẻ sơ sinh cũng rất dài và sắc nhọn, có thể dễ dàng để lại vài vệt trên mặt nếu lỡ bé quờ quạng tay trong lúc ngủ. Nhờ khăn quấn “khóa” tay, nguy cơ “lãnh thẹo” của bé cưng sẽ giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, trẻ được quấn khăn cũng sẽ ấm và tránh nhiều khói bụi khi ra ngoài đường.

2/ Những “mối nguy” không ngờ

Bên cạnh nghiên cứu năm 2002, một nghiên cứu khác của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc cũng cho thấy, quấn khăn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em. Theo nghiên cứu, những bé 3 tháng tuổi được quấn khăn thường xuyên có nguy cơ bị viêm phổi tăng gấp 4 lần so với các bé khác. Chưa đưa ra nguyên nhân chính thức, nhưng các chuyên gia cho rằng, quấn khăn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi. Một số ý kiến khác cũng cho rằng, do được “úm” quá kỹ nên sức đề kháng không có cơ hội phát triển và bé khó lòng chống lại được sự tấn công của các loại vi-rút. Hơn nữa, việc quấn khăn sẽ khiến thân nhiệt bé tăng cao làm đổ mồ hôi. Nếu không lau kịp, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến bé bị cảm lạnh.

Đặc biệt, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease Childhood (Anh) cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh với các vấn đề liên quan đến sự phát triển hông của trẻ. Theo đó, những bé được quấn khăn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp xương mãn tính và một số bệnh lý về hông khi lớn lên.

[inline_article id=80475]

3/ Quấn khăn cho trẻ đúng cách

Đúng thời điểm: Không phải bé sơ sinh nào cũng thích được quấn khăn khi ngủ hoặc khi đi ra ngoài. Vì vậy, thay vì cứ ép con theo ý mình, mẹ nên lựa chọn phương án phù hợp nhất cho bé. Hơn nữa, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên cũng không cần phải lệ thuộc quá nhiều vào khăn quấn nữa.

Đặc biệt, trong thời tiết nóng bức, mẹ nên hạn chế quấn khăn cho trẻ, ngay cả khi đi ra ngoài. Thay vào đó, mẹ nên chọn cho bé những trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Khi đi ra ngoài, mẹ có thể mang thêm nón và áo khoác để bé có thể mặc thêm khi lạnh và tháo ra khi nóng.

Đúng cách:

  • Đừng kéo thẳng chân của bé hay ép chúng vào nhau khi quấn. Tốt nhất, nên “thả rông” phần thân dưới, để chân và hông của bé có thể thoải mái cử động
  • Quấn khăn vừa phải, không quá lỏng hoặc quá chật. Quá chật sẽ khiến bé khó chịu, nhưng quá lỏng sẽ dễ làm khăn bung ra, làm tăng nguy cơ đột tử.
  • Không để khăn quấn cao quá đầu hoặc quá cổ của bé
Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Cách quấn khăn đúng cho bé thoải mái

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Rửa mũi cho bé: Mẹ sai, con gặp nguy

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc các bệnh về mũi họng. Lúc này, mẹ có thể rửa mũi cho bé để loại bỏ những dị vật, chất nhờn trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. Đồng thời, phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp cũng như trị khỏi bệnh viêm mũi cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, rất nhiều trường hợp mẹ rửa mũi cho bé dẫn đến nhưng hậu quả khôn lường như xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi…

Rửa mũi cho bé
Không giúp bé giảm bớt khó chịu vì bị nghẹt mũi, rửa mũi không đúng cách còn có thể gây hại cho con

1/ Những mối nguy khôn lường khi mẹ rửa mũi cho bé sai cách

– Xuất huyết não:

Sử dụng thuốc nhỏ mũi quá liều và không đúng chỉ định là một trong những sai lầm thường gặp của rất nhiều mẹ khi rửa mũi cho trẻ. Và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bé dưới 3 tuổi bị xuất huyết não do ngộ độc thuốc nhỏ mũi.

Naphazolin, thành phần chủ yếu trong các loại thuốc nhỏ mũi hiện nay có tác dụng làm co mạch tại chỗ, giảm sưng và sung huyết niêm mạc. Khi sử dụng có thể nhanh chóng giải quyết các triệu chứng nghẹt mũi khi mới sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng naphazolin không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương của trẻ. Thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.

– Hỏng niêm mạc mũi:

Sợ hút mũi làm hại đến con, nhiều mẹ sử dụng xi-lanh bơm nước muối trực tiếp vào mũi của bé để làm sạch và cho rằng cách này rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé cưng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng đâu mẹ nhé!

Thực tế, khi dùng xi-lanh bơm nước muối sẽ sinh ra một áp lực lớn dễ gây sặc cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, phản xạ nuốt còn yếu nên rất dễ dẫn đến sặc nước vào phổi. Hơn nữa, phần đầu xi-lanh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

[inline_article id=70872]

2/ Rửa mũi cho bé: Rửa sao cho đúng?

Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên sao cho phần đầu thấp hơn phần chân. Nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối cho mỗi bên mũi. Dùng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch mũi chảy ra. Trong những trường hợp dịch mũi đặc sệt, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé.

Theo các bác sĩ khoa nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi làm co mạch để thông mũi hầu như không cần thiết. Vì vậy, nếu có ý định vệ sinh mũi cho bé, mẹ chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn loại thuốc nhỏ mũi phù hợp với độ tuổi của trẻ. Không nên tự ý mua thuốc cho bé.

Khi rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng xi-lanh, kể cả loại nhỏ. Nên sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán rộng rãi ở các nhà thuốc bệnh viện uy tín.

Ngoài ra, theo khuyến cáo, mẹ không nên quá lạm dụng việc rửa mũi cho bé, chỉ nên áp dụng cho những trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹt mũi. Những trường hợp thông thường, mũi của bé sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng. Rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo độ ẩm và ngăn ngừa bụi bẩn trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi. Thậm chí, nhiều trường hợp rửa mũi cho bé quá thường xuyên có thể gây teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng chức năng khứu giác của trẻ.

[inline_article id=85078]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nguyên nhân khiến mắt bé bị thâm quầng

1/ Do di truyền

Nếu cha mẹ có làn da mỏng và xuất hiện nhiều các mạch máu nhỏ dưới da khiến da mắt bị thâm quầng, nhiều khả năng sẽ di truyền lại cho con cái. Điều này không đáng lo và cũng không cần liệu pháp điều trị, chỉ cần bổ sung cho bé thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết khác là được. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học và hợp lý.

2/ Do chấn thương

Nếu ở mắt trẻ xuất hiện những vết đen thâm có thể là bé va chạm với vật cứng khiến mạch máu dưới da bị vỡ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần xem xét mức độ nặng nhẹ để đưa bé đến bệnh viện.

Mắt bé bị quầng thâm
Khi bé mệt mỏi hay dị ứng thường lấy tay dụi mắt, hành động này cũng sẽ làm cho làn da nhạy cảm dưới mắt chuyển sang đỏ và thâm

3/ Do vấn đề về mũi

Quầng thâm mắt cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Nếu trẻ hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi trẻ quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm mắt.

4/ Do dị ứng hoặc chàm eczema

Bất cứ yếu tố gì khiến trẻ dị ứng đều có thể là nguyên nhân tạo nên quầng thâm dưới mắt. Chưa kể, một số thức ăn gây dị ứng cho cơ thể cũng có thể khiến dưới mắt bé xuất hiện quầng thâm.

5/ Do dùng các loại dược phẩm

Một số thuốc trị bệnh của bé có thể làm giãn nở mạch máu khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu. Vùng da dưới mắt rất mỏng manh, vì thế, mọi thay đổi ở mạch máu dưới da đều dễ bị nhìn thấy.

6/ Do thiếu ngủ

Giấc ngủ với trẻ rất quan trọng, nếu thiếu ngủ, dấu hiệu đầu tiên là mệt mỏi và kéo theo sự xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Một khi tình trạng mất ngủ kéo dài mẹ nên xem lại chế độ ăn của bé, sắp xếp lại phòng ngủ, nếu cần thiết nên cho trẻ đi khám để được tư vấn điều trị sớm.

[inline_article id=105295]

7/ Do thiếu máu, thiếu sắt

Trẻ thiếu máu do thiếu sắt da sẽ xuất hiện những vết thâm tím, rõ nhất là ở đôi mắt. Vì thế khi trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa một số căn bệnh khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt

8/ Do trẻ hấp thu dinh dưỡng kém

Chế độ ăn của bé không đa dạng, bé ăn nhiều nhưng chỉ ăn những thứ mình thích hoặc ăn quá nhanh khiến dạ dày không thể hấp thu hết các dưỡng chất, dẫn đến tình trạng thiếu chất. Khi thiếu chất da trẻ sẽ bị tím tái, xanh xao, cũng khiến cho mắt bé bị thâm quầng.

9/ Do bị giun sán

Trong một số trường hợp vết quầng thâm dưới mắt trẻ có thể báo hiệu trong cơ thể trẻ có nhiều giun, sán. Do vậy mẹ nên chú ý tẩy giun sán cho bé theo định kỳ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

10/ Do trẻ mệt mỏi và căng thẳng

Với những trẻ đang độ tuổi đến trường, khi phải học tập quá nhiều dẫn đến quá tải cũng sẽ khiến trẻ mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng đó kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mắt bé bị thâm quầng.

11/ Do trẻ có vấn đề về thận

Thận bị suy yếu khiến cho mắt bị thiếu sinh khí, ánh nhìn không linh hoạt nên xuất hiện những quầng thâm.

[inline_article id=105517]

12/ Do gan không được khoẻ

Nếu trên khuôn mặt bé xuất hiện quầng thâm màu nâu thẫm thì đây là biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Vết quầng thâm xuất hiện là do chức năng gan bị suy giảm hoặc phù gan gây ra. 

>> Thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé dưới 1 tuổi: Hoa thơm và đạp xe

1/ Trò chơi cho bé: Hoa nào thơm hơn?

Một trong những phương tiện có thể giúp bé hòa mình vào môi trường xung quanh, chính là chiếc mũi bé xinh và cực kỳ nhạy bén của mình. Hãy thử tượng vào một buổi chiều, bé được nhìn ngắm những bông hoa xinh đẹp rồi đắm mình trong hương hoa ấy, chắc chắn bé sẽ rất thú vị mẹ nhỉ?  Hơn nữa, chính không gian “lãng mạn” này sẽ giúp kích thích sự tò mò khám phá của bé.

Trò chơi cho bé dưới 1 tuổi
Không chỉ xinh đẹp, những bông hoa còn là vật hữu ích giúp bé cưng phát triển

Độ tuổi phù hợp: 1-12 tháng tuổi

Chuẩn bị: Những bông hoa đang nở

Trong lần trải nghiệm đầu tiên với hương thơm, mẹ nên cho bé đến một số nơi ngoài trời như vườn ươm, vườn bách thảo hay một tiệm bán hoa để có thể tìm thấy một số loại hoa có hương thơm như oải hương, thủy tiên vàng, lan Nam Phi (Freesias) hay hồng. Cho bé đứng chựng, đỡ đầu bé cần thận rồi đưa mặt bé đến gần bông hoa tươi, vừa mới nở và quan sát biểu hiện của bé khi “bắt” được mùi thơm sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý hoa hồng gai, một số loại hoa như ly, huệ, đỗ quyên và mao địa hoàng (foxgloves) đều có độc, sẽ làm cho bé bị bệnh nếu bé vô tình ăn phải chúng. Do đó, khi cho bé ngửi hoa, chúng ta nên nắm giữ nhẹ hai tay bé để khỏi với lấy hay nếm thử.

[inline_article id=78477]

2/ Trò chơi cho bé: Đạp xe đạp

Hầu hết các bé đều rất thích được mẹ nắm lấy hai chân bé rồi cho chúng di chuyển như đang đạp xe. Đặc biệt, nếu trong lúc này, một vài âm thanh đáng yêu sẽ khiến bé thích thú hơn nhiều.

Trò vận cho bé động này thích hợp với các bé mới sinh đến 3 tháng tuổi. Nó giúp phát triển thính giác cũng như chuyển động toàn thân ở bé.

Bài tập cho trẻ sơ sinh
Trò chơi này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Đầu tiên, cho bé nằm ngửa, nhẹ nhàng nắm lấy mắt cá hai chân của bé rồi từ từ cho hai chân của bé di chuyển theo hình vòng tròng, như khi đạp xe. Sau đó áp đầu gối của bé với ngực rồi kéo thẳng mỗi chân về phía sau.

Lúc này, trong tư thế mặt đối mặt, mẹ nên tranh thủ trò chuyện với bé về những gì đang làm như: “Nào, bây giờ chúng ta sẽ xoay chân trái nhé. Giỏi lằm, con làm đúng rồi!” hay “Giờ thì chân của con sẽ tiến lên, lên, lên nữa nào và rồi sẽ duỗi thẳng ra nào”… Hai chân của bé sẽ luân phiên sang phải rồi sang trái và giọng nói của mẹ sẽ kết hợp ngữ điệu lên xuống. Vận động như thế này sẽ giúp cho hai chân và các cơ vùng bụng của bé cứng cáp hơn, còn giọng nói của mẹ sẽ kích thích thính giác của bé phát triển.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trò chơi cho bé 0-12 tháng tuổi: Vũ điệu khủng long

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh đã bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ của mình ngay từ khi bé còn chưa biết nói. Mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết, tất cả những âm thanh vui nhộn bé tạo ra như tiếng ậm ừ, phì phò hay những tiếng cười lanh lảnh chính là những nỗ lực giao tiếp hàng ngày của bé. Chính vì vậy, nếu mẹ thường xuyên quan tâm, tương tác với trẻ, khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được kích thích và phát triển. Càng được chú ý, bé lại càng cố gắng giao tiếp nhiều hơn với mẹ.

Trò chơi cho bé từ 0-12 tháng tuổi
Sự tương tác, quan tâm của mẹ chính là động lực để bé phát triển

Trước tiên, mẹ sẽ giúp bé nhận ra những âm thanh bằng cách lặp lại ngay sau bất kỳ âm thanh đặc trưng nào bé phát ra như ahh, uhm… Nhờ đó, bé sẽ được nghe lại và nhận biết những tiếng mình thường xuyên tạo ra.

Sau khi bắt chước âm thanh của bé vài lần, mẹ có thể cho bé thấy những gì chúng ta có thể làm như hôn thắm thiết và phát ra tiếng kêu chụt chụt, lấy tay vỗ lên miệng tạo ra tiếng hoặc lấy ngón tay bật môi tạo ra tiếng kêu… Lúc này, tuy chưa thể bắt chước giống mẹ, nhưng bé sẽ rất ngạc nhiên và thích thú.

Điệu nhảy khủng long siêu đáng yêu cho bé

Không chỉ giúp kích thích làn da nhạy cảm của bé,  điệu nhảy khủng long còn là cách giúp bé hình thành và phát triển khả năng phán đoán của mình. Mẹ có thể áp dụng trò chơi này cho bé từ 0-12 tháng tuổi.

Ngoài các ngón tay, mẹ không cần bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào khác trong trò chơi cho bé này. Ngón giữa sẽ làm đầu của khủng long, 4 ngón tay còn lại sẽ là 4 cái chân của khủng long. Đặt 5 đầu ngón tay lên người bé, gõ đầu ngón giữa trước rồi sau đó đến 4 ngón còn lại. Sau đó đặt bé xuống nằm ngửa, chọn vị trí đặt các ngón tay sao cho bé nhìn thấy được chuyển động của chúng như ở ngực hay bên hông. Tùy theo tư thế của bé rồi cho khủng long “chạy bộ” trên da bé, đầu khủng long (ngón giữa) sẽ chuyển động qua lại. Các ngón tay sẽ chuyển động dứt khoát và nhấn nhẹ nhàng lên da bé để tránh làm nhột bé vì điều này sẽ làm bé giật mình.

Trước khi làm gì, mẹ nên báo hiệu cho bé biết trước. Chẳng hạn “bây giờ khủng long sẽ đi từ ngón chân lên bụng của con nè”, rồi sau đó các đầu ngón tay sẽ từ từ di chuyển từ chân lên bụng bé. Từ bụng bé, mẹ sẽ cho chúng rẽ đi nhiều hướng để bé phát triển khả năng phán đoán của mình.

Mỗi trẻ sẽ có mỗi bước phát triển khác nhau, do đó, nếu bé cưng chưa sẵn sàng hay phản xạ chưa kịp với những hoạt động này, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy thử cho bé tập chơi lại trong vài tuần sau đó.

[inline_article id=104681]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh khi còn quá nhỏ không?

Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh sơ không? Theo quan niệm dân gian, cha mẹ cần phải cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. Nhưng vấn đề này có thật sự quan trọng như vậy không? Bài viết này của MarryBaby sẽ giúp cha mẹ giải đáp vấn đề này.

1. Tóc máu là gì?

Tóc non, hay còn gọi là tóc máu ở trẻ sơ sinh, là lớp tóc có sẵn trên đầu em bé ngay từ khi sinh ra. Chúng được hình thành từ khoảng tuần 24 trong thai kỳ và phát triển dài ra cho đến khi em bé chào đời.

Lớp tóc này có chức năng bảo vệ thóp non nớt của trẻ; giữ ấm phần đầu. Và nó sẽ rụng dần đi để chuẩn bị cho lớp tóc mới mọc sau này. Vậy có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh không sẽ được MarryBaby giải đáp ở các phần dưới đây.

cắt tóc cho bé
Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

2. Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không? Nếu tóc máu không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ thì không nên cắt. Vì dưới 1 tuổi, thóp của trẻ vẫn chưa liền, việc cắt tóc máu làm mỏng tóc không có lợi cho việc giữ ấm và bảo vệ thóp. Bên cạnh đó, nếu động tác cắt không cẩn thận có thể gây trầy xước, tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

[key-takeaways title=”Trẻ sơ sinh có nên cắt tóc máu không?”]

Thực tế tóc máu sẽ tự rụng đi sau một thời gian để cho lớp tóc khác mọc lên. Vì vậy mẹ không cần thiết cắt tóc máu cho bé sơ sinh. Trừ trường hợp một số em bé tóc quá rậm và dày làm hạn chế tầm nhìn. Hay tóc dày gây ngứa ngáy, khó chịu cho da khi thời tiết nóng bức thì mới nên cắt.

[/key-takeaways]

Vì vậy, với câu hỏi có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh thì còn tùy thuộc vào tình hình nhé mẹ. Nếu con tóc mỏng, thưa thì không nên cắt. Nếu tóc con quá dày rậm, nóng bức, đầu hay ra mồ hôi trộm do nóng thì có thể cắt.

>> Mẹ xem thêm: Vòng hổ phách có tác dụng gì cho bé?

cắt tóc cho trr sơ sinh có thể làm tổn thương da đầu của trẻ
Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh? Có nên cạo tóc máu cho bé?

3. Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh để làm dày và đen tóc?

Vậy có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh để làm tóc dày và đen hơn không? Theo các nghiên cứu y học, tóc trẻ sơ sinh thưa hay dày; đen hay vàng hoe; xoăn hay thẳng phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Vì thế, mọi can thiệp từ việc cắt đi lớp tóc máu sẽ không thể làm cho tóc con dày và đen hơn.

Tuy nhiên, tóc của trẻ sơ sinh cũng có cấu trúc như tóc bình thường. Nên nó sẽ có sự rụng một cách tự nhiên nhưng quá trình này diễn ra không đồng đều. Vì thế, sợi tóc nào dài ra trước sẽ rụng trước; sợi nào dài ra sau sẽ rụng sau. Những sợi tóc trưởng thành sẽ mọc sau khi tóc máu của trẻ sơ sinh rụng đi.

Chính vì vậy, mái tóc để tự nhiên của trẻ sơ sinh nhìn không đồng đều, không được dày, khỏe. Việc cắt tóc cho trẻ sơ sinh giúp cho tất cả các sợi dài đều nhau. Vì thế, chúng ta có cảm giác tóc sẽ nhiều hơn và dày hơn. Do đó, mẹ không có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh để làm tóc dày và đen; vì điều đó là một lầm tưởng.

[inline_article id=315150]

4. Những lưu ý khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh

Việc có nên cắt tóc máu sớm hay muộn cho trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn cắt tóc cho trẻ sơ sinh do tóc dài gây cản trở tầm nhìn và ngứa ngáy thì cần lưu ý:

  • Không nên cắt tóc khi bé chưa đủ 5 tháng tuổi.
  • Không cắt tóc cho trẻ sơ sinh mới bệnh dậy, mệt mỏi, không khỏe hoặc đang có những bứt rứt khó chịu.
  • Khi trẻ còn quá nhỏ, trẻ sẽ không ý thức được lời người lớn nói. Trẻ sẽ không chịu ngồi yên và ngọ nguậy. Vì thế, dụng cụ cắt tóc rất có thể sẽ làm tổn thương tới làn da của trẻ. Khi cắt tóc cho bé, mẹ cố gắng hoàn thành càng nhanh càng tốt.
  • Nhiều người cho rằng cắt tóc cho trẻ sơ sinh trong lúc bé đang ngủ thì dễ dàng hơn. Nhưng cách này chỉ khiến bé hoảng sợ và cáu kỉnh nếu chẳng may thức giấc. Do đó, nên cắt tóc khi bé còn thức và cảm thấy dễ chịu.
  • Sau khi cắt xong, mẹ hãy tắm bé lại bằng nước ấm để vụn tóc không còn bám lại gây ngứa ngáy.

>> Mẹ xem thêm: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an

5. Mẹ nên chuẩn bị gì trước khi cắt tóc cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ biết có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh; mẹ cần lưu ý một số điều nếu muốn cắt tóc cho bé:

– Chuẩn bị quần áo sạch sẽ để thay sau khi cắt tóc: Khi con đi cắt tóc, những sợi tóc được cắt đi sẽ bám đầy người và quần áo. Vì thế, nó sẽ khiến con cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Khi thay bộ quần áo khác con sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều đấy ạ.

– Chuẩn bị tâm lý: Việc chuẩn bị tâm lý cho con trước khi cắt tóc rất quan trọng. Mẹ hãy cố gắng tạo cho con cảm giác thích thú và thoải mái bắng cách bắt chước các hoạt động cắt tóc khi chơi hay khi tắm. Điều này sẽ tránh gây cảm giác sôc khi con đột ngột bị cắt tóc.

– Chuẩn bị đồ chơi: Món đồ chơi quen thuộc sẽ giúp con sẽ không quá chú tâm đến môi trường lạ khi ra tiệm. Mặc khác, món đồ chơi sẽ giúp con tập trung và không cựa quậy khi cắt tóc. Từ đó, việc cắt tóc sẽ diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều.

[inline_article id=32613]

>> Mẹ có thể xem thêm: Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

Việc cắt tóc cho trẻ sơ sinh không cần thiết và không an toàn khi con còn quá nhỏ. Nhưng nếu do tóc bé dài và dày gây cản trở tầm nhìn của trẻ thì mẹ nên tỉa lại cho gọn. Hy vọng phần giải đáp cho câu hỏi “có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh không?” của MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Các loại kem chống nắng dành riêng cho da em bé tốt và an toàn

Hiểu được điều này, nhiều cha mẹ đã bắt đầu nghĩ đến việc mua kem chống nắng cho bé; nhưng không biết mua loại nào, hay phải chọn kem chống nắng như thế nào là đúng. Trong bài viết này, MarryBaby sẽ hướng dẫn và gợi ý cho cha mẹ các loại kem chống nắng dành riêng cho da em bé. Kể cả da của những bé nhạy cảm.

1. Tại sao nên dùng kem chống nắng cho bé?

Trong bài viết Babies in hot weather của trang thông tin Pregnancy Birth&Baby, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh khi đưa con ra trời nắng nóng; nhất là vào mùa hè.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), tổn thương da do tác động của ánh nắng mặt trời có thể bắt đầu xuất hiện ngay từ khi bé được 4 tuổi. Tác động từ ánh nắng mặt trời không chỉ khiến da của bé dễ bị tổn thương, bỏng rát; mà còn làm tăng nguy cơ lão hóa sớm.

Do đó, việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da cho bé là rất cần thiết.

2. Cách chọn kem chống nắng cho bé

Cách chọn kem chống nắng cho bé

Có 3 điều quan trọng mà cha mẹ cần biết khi mua kem chống nắng cho bé:

  1. Chỉ số kem chống nắng SPF từ 30 trở lên.
  2. Kem chống nắng có khả năng chống lại cả hai tia UVA và UVB (phổ rộng).
  3. Khả năng chống trôi khi đi mưa, dưới nước phải đạt từ 40 – 80 phút.

2.1 Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng cho bé nói riêng hay kem chống nắng nói chung cho mọi lứa tuổi, thường được chia thành hai loại chính:

Phân loại kem chống nắng theo thành phần

  • Kem chống nắng khoáng chất (Mineral sunscreen): Đây là loại kem chống nắng vật lý với thành phần chống nắng khoáng chất là oxit kẽm và titanium dioxide. Nếu chọn kem chống nắng cho bé thì mẹ nên chọn loại này là an toàn hơn. Mặc dù sẽ dễ trôi khi tiếp xúc với nước.
  • Kem chống nắng hóa học (Chemical sunscreen): Thành phần chính của loại kem chống nắng này là oxybenzone. Mẹ không nên chọn loại kem chống nắng này cho bé, vì có thể gây tổn thương da và nội tiết tố của bé. Tuy nhiên, loại kem chống nắng này có khả năng bám trên da tốt hơn tiếp xúc với nước.

Phân loại kem chống nắng theo cách dùng

  • Kem chống nắng dạng kem truyền thống: Tuy mất nhiều thời gian để thoa lên da, nhưng chúng có thể đảm bảo da bé được che phủ đầy đủ bởi lớp kem. 
  • Kem chống nắng dạng xịt: Nếu mẹ cần sự tiện lợi thì kem chống nắng dạng xịt cho bé là rất phù hợp. Chỉ có điều, nếu bé hít phải kem chống nắng thì cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
  • Kem chống nắng dạng thanh (thỏi): Loại này có vẻ còn khá mới đối với nhiều người. Về cách sử dụng thì tương tự như cách dùng kem chống nắng dạng kem. Mẹ chỉ cần đảm bảo thoa đều và che phủ hoàn toàn da của bé là được.

3. Review top 6 kem chống nắng dành riêng cho da bé

3.1 Kem chống nắng cho bé của Nhật Biore UV Kids Milk

Kem chống nắng Nhật Biore UV Kids Milk
Kem chống nắng cho trẻ em của Nhật Biore UV Kids Milk

Giới thiệu

Kem chống nắng cho bé Biore UV Kids Milk là một sản phẩm chống nắng dành riêng cho trẻ em, được sản xuất bởi hãng mỹ phẩm Nhật Bản – Biore. Kem chống nắng này được thiết kế nhẹ nhàng, dịu nhẹ trên da của trẻ, nhưng vẫn cung cấp hiệu quả bảo vệ da khỏi tác động của tia UV

Thành phần

Sản phẩm chứa các thành phần chống nắng như tinh chất hoa hướng dương, vitamin E và chiết xuất từ hoa cúc, giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và làm dịu da nhạy cảm của trẻ.

  • Zinc Oxide, Titanium Dioxide: thành phần chống nắng vật lý giúp bảo vệ hiệu quả làn da của bé khỏi tác động của UVA và UVB.
  • Không chứa cồn, không chứa paraben (chất bảo quản), không mùi, không màu và đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe của bé.
  • Sản phẩm được bổ sung thêm các hoạt chất dưỡng ẩm giúp cho da bé mềm mại, ẩm mượt tự nhiên.

Ưu điểm

  • Chỉ số chống nắng cao SPF 50 PA+++.
  • Có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
  • Thiết kế dạng chai nhỏ gọn, dễ sử dụng, tiện lợi khi mang theo.
  • Có khả năng chống nước, giúp kem chống nắng không bị trôi khi bé tiếp xúc với nước.

Nhược điểm

  • Có thể cần thoa lại kem sau 2 – 3 tiếng hoặc khi bé tiếp xúc nhiều với nước.

Giá tham khảo

236.000 – 250.000 VNĐ/chai.

[affiliate-product id=”323377″ sku=”105290ID987″ title=”Kem chống nắng cho bé của Nhật Biore UV Kids Milk” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.2 Kem chống nắng Sunplay Baby Mild cho bé 6 tháng

Kem chống nắng Sunplay Baby Mild cho bé 6 tháng
Kem chống nắng Sunplay Baby Mild cho bé 6 tháng

Giới thiệu

Kem chống nắng cho bé Sunplay Baby Mild được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu chăm sóc da của trẻ em. Với công thức nhẹ nhàng và không gây kích ứng. Kem chống nắng này giúp bảo vệ da bé khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Thành phần

  • Hyaluronic Acid: Hyaluronic acid giữ nước cho da, giúp da mềm mịn và không bị khô.
  • Titanium Dioxide: Chất chống nắng vật lý khác, cũng có khả năng phản xạ và hấp thụ tia UV, cung cấp bảo vệ toàn diện cho da.
  • Oxide kẽm: Chất khoáng chất an toàn và hiệu quả trong việc chống lại tia UVB và UVA. Oxide kẽm tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da bé, ngăn chặn tác động của tia tử ngoại lên da.

Ưu điểm

  • Hiệu quả chống nắng: Sản phẩm cung cấp khả năng chống nắng SPF cao, giúp bảo vệ da bé khỏi tác động của tia UV.
  • Nhẹ nhàng và không gây kích ứng: Kem có công thức dịu nhẹ, không chứa các chất gây kích ứng, phù hợp với da nhạy cảm của trẻ em.
  • Dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da: Thành phần dưỡng chất trong kem giúp cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng da bé, giúp da luôn mềm mịn và khỏe mạnh.

Nhược điểm

  • Chỉ số kem chống nắng tương đối thấp và chỉ có thể dùng cho bé với ánh nắng dịu nhẹ.

Giá tham khảo

73.000 – 100.000 VNĐ / chai.

[affiliate-product id=”323379″ sku=”105290ID988″ title=”Kem chống nắng Sunplay cho bé 6 tháng” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.3 Neutrogena Pure and Free baby Mineral Sunscreen SPF 50

Kem chống nắng cao cấp Neutrogena Pure and Free baby Mineral Sunscreen SPF 50
Kem chống nắng cao cấp Neutrogena Pure and Free baby Mineral Sunscreen SPF 50

Giới thiệu

Neutrogena Pure and Free Baby Mineral Sunscreen SPF 50 là một sản phẩm chống nắng dành riêng cho bé với công thức chứa các thành phần tự nhiên, nhẹ nhàng; giúp bảo vệ da nhạy cảm của bé khỏi tác động của tia UV.

Đặc biệt, Neutrogena Pure and Free Baby Mineral Sunscreen SPF 50 đã được kiểm nghiệm da liễu và không gây kích ứng cho da; đảm bảo an toàn và phù hợp cho bé sử dụng hàng ngày.

Thành phần

  • Zinc Oxide (21,6%): Có khả năng phản xạ và hấp thụ tia UV, giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UVA và UVB.
  • Titanium Dioxide (3.0%): Chất chống nắng vật lý khác, cũng có khả năng phản xạ và hấp thụ tia UV, cung cấp bảo vệ toàn diện cho da.

Ưu điểm

  • Chỉ số chống nắng cao SPF 50.
  • Có thể sử dụng cho cả mặt và và body của bé.
  • Kem có khả năng chống trôi khi tiếp xúc với nước trong 80 phút.
  • Kết cấu kem lỏng, mềm mượt, nhanh thấm vào da, không tạo cảm giác bết dính khi thoa.

Nhược điểm

  • Có nhiều hàng giả trên thị trường.

Giá tham khảo

Khoảng 255.000 VNĐ/tuýp 88ml.

[affiliate-product id=”323383″ sku=”105290ID990″ title=”Kem chống nắng trẻ em Neutrogena Pure Free Baby 88ml” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.4 Badger Baby Chamomile and Calendula SPF 30

Badger Baby Chamomile and Calendula SPF 30
Kem chống nắng cho bé Badger Baby Chamomile and Calendula SPF 30

Giới thiệu

Kem chống nắng cho bé Badger Baby Chamomile and Calendula SPF 30 được thiết kế đặc biệt cho da nhạy cảm của trẻ em. Đây là một lựa chọn an toàn và tự nhiên để bảo vệ làn da mong manh của bé.

Thương hiệu Badger là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc da tự nhiên, cam kết sử dụng các thành phần hữu cơ và không chứa các chất hóa học độc hại. Với sự kết hợp giữa hiệu quả bảo vệ da và sự tận hưởng từ thiên nhiên, kem chống nắng Badger Baby Chamomile and Calendula SPF 30 là một lựa chọn an toàn và đáng tin cậy cho bé yêu.

Thành phần

  • Zinc Oxide (18,75%): Một chất chống nắng vật lý an toàn và hiệu quả, giúp ngăn chặn tia UV gây hại.
  • Calendula và Chamomile: Hai loại thảo dược lành tính có tác dụng làm dịu và chăm sóc da nhạy cảm, giúp giảm nguy cơ kích ứng và mẩn ngứa.

Ưu điểm

  • Bảo vệ da mạnh mẽ: Với hàm lượng zinc oxide cao, kem chống nắng này giúp bảo vệ da trẻ khỏi tác động của tia UVA và UVB.
  • Công thức tự nhiên: Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, không chứa các hợp chất hóa học gây hại như oxybenzone hay octinoxate.
  • Thích hợp cho da nhạy cảm: Kem chống nắng này đã được kiểm nghiệm da liễu và không gây kích ứng cho da nhạy cảm của trẻ em.
  • Dưỡng ẩm và làm dịu da: Thành phần chiết xuất từ cây cúc và hoa cúc có tác dụng làm dịu và chăm sóc da, đồng thời giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da nhạy cảm của bé.

Nhược điểm

  • Khả năng chống nước hạn chế.
  • Giá thành cao.

Giá tham khảo

Giá dao động từ 520.000 – 590.000 VNĐ/tuýp.

[affiliate-product id=”323385″ sku=”105290ID991″ title=”Kem chống nắng vật lý BADGER SPF 30″ newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.5 CeraVe Baby Sunscreen Lotion SPF 45

CeraVe Baby Sunscreen Lotion SPF 45
Kem chống nắng cho bé CeraVe Baby Sunscreen Lotion SPF 45

Giới thiệu

Kem chống nắng CeraVe Baby Sunscreen Lotion SPF 45 là một sản phẩm đặc biệt được thiết kế để bảo vệ da nhạy cảm của bé trước tác động của tia UV. Sản phẩm được tăng cường với ba ceramides thiết yếu và axit hyaluronic, không chứa paraben, không mùi và đảm bảo không gây dị ứng cho trẻ.

Thành phần

  • Hyaluronic Acid: Hyaluronic acid giữ nước cho da, giúp da mềm mịn và không bị khô.
  • Ceramides: Ceramides giúp củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, cải thiện độ ẩm và bảo vệ da bé khỏi khô ráp và tổn thương.
  • Niacinamide: Thành phần niacinamide trong sản phẩm giúp làm dịu da, giảm sự kích ứng và đỏ da, đồng thời cung cấp các lợi ích chống vi khuẩn cho da bé.
  • Oxide kẽm: Khoáng chất an toàn và hiệu quả trong việc chống lại tia UVB và UVA. Oxide kẽm tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da bé, ngăn chặn tác động của tia tử ngoại lên da.

Ưu điểm 

  • Kem dạng lotion, mỏng, nhẹ, thẩm thấu nhanh, không gây cảm giác bết dính, khó chịu cho da.
  • Công thức dịu nhẹ, không chứa paraben hay bất cứ thành phần kích ứng nào cho da bé.
  • Có thể sử dụng cho cả da của bé và người lớn.

Nhược điểm

  • Giá thành cao.
  • Đối với bé có làn da khô thì kem không đủ cấp ấm và phải dùng thêm kem dưỡng ẩm.

Giá tham khảo

Giá khoảng 380.000 VNĐ/chai.

[affiliate-product id=”323381″ sku=”105290ID989″ title=”CeraVe Baby Sunscreen Lotion SPF 45″ newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.6 Kem chống nắng Anessa Moisture UV Sunscreen Mild Gel

Kem chống nắng Anessa Moisture UV Sunscreen Mild Gel
Kem chống nắng Anessa Moisture UV Sunscreen Mild Gel

Giới thiệu

Anessa là thương hiệu kem chống nắng thuộc tập đoàn Shiseido số một Nhật Bản. Thương hiệu Anessa được thành lập từ năm 1992, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại kem chống nắng. Trong số các loại kem chống nắng của thương hiệu, có một dòng dạng gel dành cho da em bé, đó là Gel chống nắng Anessa dành da nhạy cảm và da trẻ em.

Anessa Moisture UV Sunscreen Mild Gel SPF 35 PA+++ là dòng sản phẩm gel chống nắng được Anessa phát triển dành riêng cho da nhạy cảm, an toàn với mẹ bầu và trẻ em trên 1 tuổi.

Với 50% thành phần dưỡng da được nâng cấp với chiết xuất mẫu đơn cùng cleansing powder trong công thức trung hòa và chống lại tác hại của các hạt siêu vi, bụi mịn trong không khí. Kem chống nắng cho bà bầu và trẻ em của Anessa an toàn cho da mặt và toàn thân, thích hợp để dùng hằng ngày hoặc khi hoạt động ngoài trời.

Thành phần

  • Glycerin và Super Hyaluronic Acid có khả năng cấp ẩm sâu tạo lớp hàng rào bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Octocrylene, Uvinul A plus và Ethylhexyl Methoxycinnamate (octinoxate): giúp hấp thu và xử lý, phân hủy tia UV trước khi chúng gây hại da.

Ưu điểm

  • Nhỏ gọn, có thể mang đi mọi nơi.
  • Thuộc nhãn hiệu nổi tiếng an toàn.
  • Cấp ẩm, làm mềm mượt da với thành phần chiết xuất từ cam thảo và mẫu đơn.
  • Thành phần an toàn cho da nhạy cảm (5 không: Không màu, không mùi, không cồn, không dầu khoáng và không paraben).

Nhược điểm

  • Không thích hợp với những bạn có làn da quá nhạy cảm hoặc kích ứng. Vì vậy các bạn nên tìm hiểu kem chống nắng dạng sữa hoặc các dạng dùng cho da nhạy cảm nhé.
  • Giá hơi đắt một chút khoảng 400.000 VNĐ trở lên cho 1 tuýp 90ml.

Giá tham khảo

Giá dao động trên dưới 550.000 VNĐ/chai

[affiliate-product id=”323388″ sku=”105290ID992″ title=”Kem chống nắng dạng Gel Anessa” newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

4. Cách thoa kem chống nắng cho trẻ hiệu quả nhất

Cha mẹ thoa một lớp kem chống nắng cho trẻ lên bất tất cả các vùng da nào có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thoa trước khi ra ngoài từ 15 đến 30 phút. Và thoa lại kem chống nắng sau khoảng 2 giờ hoặc sau khi bé tiếp xúc với nước. 

Tuy nhiên, nếu cha mẹ muốn tiết kiệm kem chống nắng hoặc không muốn da bé phải thường xuyên tiếp xúc với kem chống nắng; cha mẹ hãy chọn quần áo dày và dài cho bé mỗi đưa con ra ngoài chơi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé hay nôn trớ: Bình tĩnh mẹ ơi!

Vì sao con nôn trớ nhiều thế?

Tất cả chúng ta đều có phản xạ nôn – đó là một loại phản ứng tự động của cơ thể nhằm chống lại nguy cơ bị hóc, nghẹn. Khi bé tròn 4 đến 6 tháng tuổi, phản xạ khiến bé đẩy lưỡi về phía trước mỗi khi cổ họng bị kích thích sẽ được hình thành. Phản xạ đẩy lưỡi về phía trước này có thể khiến cho việc cho bé ăn trở nên khó khăn hơn. Việc bé hay nôn trớ hay nhả những muỗng thức ăn đầu ra khỏi miệng đều là những chuyện rất bình thường. Như vậy, nôn trớ trước hết là một phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Một nguyên nhân khác khiến con hay bị nôn là do mẹ đã ép bé ăn quá nhiều. Ăn thêm khi bé đã no hoặc mẹ đút cho bé một muỗng quá đầy, cho bé ăn những thứ bé không thích đều có thể khiến bé nôn ọe.

Bé hay nôn trớ
Dạ dày của các bé sơ sinh có kích thước nhỏ và nằm ngang, đây là điều kiện thuận lợi để thức ăn dễ trào trở ra sau khi bé ăn

Nhiều bé còn thích đưa ngón tay vào miệng mình để khám phá, hoặc cho một món đồ chơi nào đó vào miệng để xem mình có thể ngậm được bao nhiêu đồ chơi dẫn đến miệng há ra quá mức và phản xạ nôn ói cũng sẽ xảy ra ngay sau đó.

Trong thời gian mới sinh, một số trẻ sơ sinh vẫn sẽ nôn ọe khi được cho bú mẹ hay uống sữa bình, đặc biệt là khi bé uống quá nhanh và nuốt quá nhiều không khí. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé ợ hơi thường xuyên để tránh sữa trào lên, khiến bé nôn ói.

[inline_article id=104195]

Cách giảm nôn trớ hiệu quả

Mẹ nên cố gắng để bé thư giãn trong lúc cho bé ăn và đừng ép bé ăn nhiều hơn. Nếu cho bé uống sữa bình, nhớ đảm bảo núm ti giả phải có kích thước phù hợp. Nếu nó quá lớn, bé sẽ phải uống quá nhiều sữa trong một lần mút và dễ nôn hơn.

Khi ăn dặm, mẹ nên đảm bảo bé phải đủ cứng cáp trước khi cho bé tập ăn. Ít nhất thì bé phải được 4 hay 6 tháng tuổi và có thể ngồi thật vững với sự trợ giúp. Khi bé đã sẵn sàng, bắt đầu bón cho bé một muỗng nhỏ thức ăn. Nên đút một muỗng nhỏ với một ít thức ăn ở đầu lưỡi của bé thay vì đưa hẳn một muỗng đầy vào miệng bé. Bằng cách này, bé sẽ ngậm được toàn bộ thức ăn vào miệng mà không sợ bị kích thích cuống họng gây nôn trớ.

Việc bé nhè thức ăn ra ngoài không có nghĩa là bé không thích nó, có thể bé chỉ đang khám phá một cách ăn mới mà thôi. Lưu ý, nên cho bé ăn chầm chậm cho tới khi bé no.

Sau vài lần thử, bé sẽ bắt đầu sử dụng lưỡi để đưa thức ăn vào miệng. Nếu bé vẫn gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn sau một tuần, có thể bé vẫn chưa đủ cứng cáp để tập ăn.

Một khi bé đã sẵn sàng để gia nhập bữa ăn cùng gia đình, hãy tiếp tục theo dõi để chắc rằng bé không bị nôn ọe hay hóc, nghẹn trong khi ăn. Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ vừa miệng và tránh những thức ăn có thể gây hóc, nghẹn như nho trái, nho khô, quả olive, các loại hạt và bỏng ngô. Một miếng nhỏ hot dog cũng có thể gây nghẹn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

[inline_article id=104681]

Một điều mà các mẹ luôn ghi nhớ đó là không bao giờ rời khỏi phòng khi con đang ăn, đặc biệt là với những bé hay nôn trớ. Và nếu bé vẫn thường nôn ọe khi bé vừa ăn vừa uống, thì mẹ chỉ nên cho bé uống nước sau khi bé ăn xong bữa.

Hầu hết mọi bé đều ít nôn ọe hơn khi đã quen với việc ăn dặm. Nếu bé vẫn nôn ọe hay hóc nghẹn với những món ăn nghiền nhuyễn, mẹ nên thử đến gặp bác sỹ để kiểm tra thêm về thể chất cho bé.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết tập cho bé tự ăn

Tập cho bé tự ăn là một quá trình đều đặn, lâu dài đòi hỏi ở mẹ sự kiên nhẫn và đúng phương pháp. Dưới đây là một vài bí quyết giúp mẹ tập con tự xúc ăn dễ dàng hơn.

1/ Tập có trình tự

Vào khoảng 6 tháng tuổi, khi trẻ đã có thể tự cầm đồ chơi và bước vào thời kỳ ăn dặm, nên cho bé tự cầm đồ để ăn, chẳng hạn như miếng trái cây, chiếc bánh ăn dặm hay rau củ luộc như cà rốt, đậu que… Đây là quá trình quan trọng để rèn con biết tự cầm đồ ăn. Khi cầm đồ ăn trên tay, bé sẽ khám phá nó và đưa nó vào miệng. Bé sẽ phải tìm cách gặm chúng nhai chúng, đó là cách để bé rèn luyện cách nhai.

8 – 9 tháng, bé ngồi vững là có thể tập tự ăn. Chính vì vậy đây là thời gian lý tưởng đế mẹ có thể dạy bé tự xúc ăn bằng muỗng.

Khoảng 12 tháng trở lên, nhiều bé có thể tự ăn bằng muỗng, tuy vẫn còn lóng ngóng. Mẹ cố gắng duy trì thói quen này, hướng dẫn, chỉnh sửa cách cầm cho bé mỗi ngày để bé có thể tự ăn thành thạo vào giai đoạn 2 tuổi.

Tập bé tự xúc ăn
Tự xúc ăn có lợi cho bé cả về sức khoẻ lẫn hành vi

2/ Cho bé làm quen với ghế ăn và dụng cụ ăn uống

Trước khi dạy bé dùng muỗng, mẹ và bé có thể dùng chén muỗng nhựa để chơi. Cùng chơi trò ăn uống giả vờ với bé như bạn đang xúc thức ăn từ chén rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này.

Cho bé ngồi ăn cơm cùng gia đình bằng ghế ăn riêng của mình, bỏ 1 ít thức ăn như rau, thịt vào chén của bé và để bé tự xúc. Dù hành động xúc của bé chưa thể thuần thục nhưng như thế cũng giúp bé bước đầu biết làm quen với việc cầm chén bát và học cách ngồi ăn như mọi người.

3/ Sắm bộ chén bát riêng

Hãy sắm cho bé một bộ chén bát riêng. Nên chọn muỗng có tay cầm ngắn, cong sẽ giúp bé dễ đưa vào miệng hơn. Lòng muỗng nên nông, độ rộng vừa phải. Với chén, bạn nên chọn loại có vành, nhẹ, không trơn giúp bé cầm dễ dàng hơn. Bạn cũng nên chọn bộ đồ ăn màu sắc, đẹp mắt khiến bé thích thú và nên mua 2-3 bộ thay nhau để tăng thêm hứng thú cho bé.

[inline_article id=92883]

4/ Tạo môi trường vui vẻ, thú vị

Trong việc rèn luyện thói quen tự xúc ăn cho bé, mẹ cần tạo yếu tố môi trường hấp dẫn cho trẻ, tạo những món ăn hấp dẫn để trẻ thích xúc, có thể bắt đầu bằng việc xúc những thứ dễ ăn với trẻ.

Quan tâm đến vị trí ngồi ăn, chọn muỗng, chén, cái bàn, cái ghế phù hợp với trẻ, tạo sự yêu thích ở trẻ và cả không khí gia đình vui vẻ, cởi mở khi trẻ ngồi ăn.

5/ Tâm lý

Hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng, nhưng cương quyết, đồng thời hiểu được tâm lý của trẻ. Khen ngợi nỗ lực cầm muỗng của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi. Vừa được khen vừa được khuyến khích bé sẽ rất thích thú, hào hứng với việc tự ăn hơn.

6/ Làm mẫu và hướng dẫn cho bé

Trước khi trẻ xúc ăn, cha mẹ và người lớn cũng dùng một cái muỗng tự xúc thức ăn của mình để làm mẫu cho trẻ, cho trẻ thấy được niềm vui của người tự xúc ăn và cách thức xúc đồ ăn.

Đồng thời hướng dẫn bé biết nên ngồi như thế nào, cầm muỗng đút vào miệng ra sao, khi ăn thì phải nhai kỹ, từ tốn và tập trung… Mẹ có thể kể cho bé nghe những câu chuyện đơn giản và sinh động về tác hại của việc ăn không đúng cách như dễ sâu răng, đau dạ dày… hoặc nếu ăn quá chậm thì sẽ không còn thời gian chơi, nghe mẹ kể chuyện…

Tập cho bé tự ăn
Tập cho con tự xúc ăn cũng là một bước cơ bản để bé rèn luyện tính tự lập và kỹ năng chăm sóc bản thân

7/ Kiên trì thực hiện

Khi dạy trẻ tự xúc đồ ăn bạn cần phải kiên nhẫn bởi bé chưa thành thạo ngay được, nếu bạn sốt ruột và lại tự tay xúc cho con thì việc tập cho con tự ăn khó mà thành công. Bạn không nên nóng ruột, không nên sợ bẩn, cần kiên trì giúp và chờ đợi bé.

8/ Trang trí thức ăn bắt mắt

Các món ăn dành cho bé không cần nhiều gia vị, cầu kỳ hay công phu. Chỉ cần mẹ chịu khó trang trí bắt mắt, làm tăng màu sắc, sinh động cho các món ăn là bé sẽ thích ngay.

9/ Hãy để bé chủ động

Việc tập cho bé tự ăn là một thói quen tốt quan trọng hơn việc bé ăn được nhiều hay không. Hãy cho bé trẻ cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã được chuẩn bị sẵn. Đây là cách để trẻ cảm nhận thấy chúng được tôn trọng đồng thời cũng là cách để bố mẹ biết được con mình thích ăn món nào, không thích ăn món nào.

10/ Có quy tắc và kỷ luật

Nghiêm khắc với bé nếu bé xúc thức ăn rồi ném thức ăn hay muỗng. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Dạy cho bé mục đích của cầm muỗng ngay từ đầu, để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây và bắt đầu lại ở bữa ăn kế tiếp.

[inline_article id=89150]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những điều cần chuẩn bị khi bé đi máy bay

Tuy đã trở nên phổ biến hơn nhưng với nhiều người lớn, di chuyển bằng máy bay cũng gây không ít trở ngại. Vì vậy, rất nhiều mẹ lo lắng, liệu trẻ em đi máy bay có an toàn và thoải mái? Cần chuẩn bị những gì cho chuyến bay đầu tiên của bé? Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng sau, các mẹ nhé!

Trẻ em đi máy bay
Mẹ và bố thích đi bằng máy bay, nhưng còn bé thì sao?

1/ Bé đi máy bay, khi nào thì được?

Hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc cho bé đi máy bay ngay sau khi sinh. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines) và nhiều hãng máy bay khác ở Việt Nam cũng chỉ chấp nhận vận chuyển những trẻ đã đủ 2 tuần tuổi trở lên. Nhưng tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé đi máy bay khi con đã được 2-3 tháng tuổi. Bởi trẻ mới sinh thường có sức đề kháng kém, rất dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại vi khuẩn. Trong trường hợp phải đi máy bay trước độ tuổi khuyến cáo, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe trước chuyến bay 1 tuần để đảm bảo.

2/ Trẻ em đi máy bay có bị ảnh hưởng sức khỏe?

Theo các chuyên gia y tế, ngay cả với trẻ sơ sinh, việc di chuyển bằng máy bay cũng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, do sự thay đổi áp suất cabin trong chuyến bay có thể khiến bé bị đau tai khi cất cánh hoặc hạ cánh. Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể cho bé bú bình hoặc ngậm núm vú trong 2 thời điểm “nhạy cảm” này.

Bên cạnh vấn đề về tai, các chuyên gia cũng lo lắng vấn đề hô hấp của các bé trong khi bay. Vì càng lên cao, không khí càng loãng nên các bé có tiền sử bệnh hô hấp sẽ cần được bổ sung thêm ô-xy. Thậm chí, theo khuyến cáo của các chuyên gia, những bé sinh non hoặc có bệnh phổi nên trì hoãn lần bay đầu tiên của mình cho đến sinh nhật đầu tiên.

3/ Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?

Phần lớn các hãng hàng không sẽ yêu cầu giấy khai sinh bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc giấy chứng sinh với những bé dưới 1 tháng tuổi. Khi book vé cho bé, mẹ cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh. Với những chuyến bay quốc tế, mẹ cần mang theo hộ chiếu của mình và bé.

Một số hãng máy bay như Jestar có giới hạn số trẻ trên từng chuyến bay. Cụ thể, mỗi chuyến bay hãng này chỉ chở không quá 16 trẻ em. Vì vậy, mẹ nên chủ động book vé sớm cho bé, tránh trường hợp hết chỗ phải đi một chuyến khác.

4/ Giúp con dễ chịu hơn khi bay

Để giúp bé “yên vị” trong suốt chuyến bay, mẹ nên mang theo đồ chơi hoặc những vật dụng yêu thích của bé. Những vật dụng này sẽ khiến bé bận rộn và không quậy phá khi bay. Hơn nữa, chúng cũng hữu ích để dỗ dành bé khi con gặp phải điều gì khó chịu.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị bột sữa, đồ ăn dặm hoặc trái cây cho bé. Tuy nhiên, nên kiểm tra luật quy định của từng hãng hàng không để tránh mang quá số lượng cho phép.

[inline_article id=40790]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: