Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt đối không để trẻ ngủ ở ghế sofa!

Giấc ngủ của bé là một trong những lo lắng hằng đầu của mẹ mới sinh. Chăm sóc trẻ đã khó, cho bé ngủ ngon còn khó hơn rất nhiều. Với những bé khó chiều, chỉ cần làm con ngủ được đã là thành công rất lớn của mẹ. Vì vậy, đôi khi mẹ không để ý đến sự an toàn, môi trường nơi bé con đang yên giấc. Mẹ có biết mình nên tuyệt đối không cho bé ngủ ở vị trí sau chưa?

giấc ngủ của bé, giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nơi ngủ an toàncủa bé nên là bề mặt phẳng, thoáng mát vừa đủ

Ghế sofa, mềm và êm ái, nhưng lại chính là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh khi ngủ. Trong hơn 9000 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến giấc ngủ giữa năm 2004-2012, gần 13% tai nạn xảy ra ở ghế sofa, và đa số nạn nhân là các bé dưới 3 tháng tuổi.

Nguy cơ dẫn đến tử vong từ chuyện cho trẻ ngủ ở ghế sofa: Trẻ nằm ngủ ở tư thế úp mặt, hoặc bị chèn ép bởi một người nằm bên. Ngay cả với giấc ngủ ngắn, ghế sofa cũng nên nằm trong danh sách cấm kỵ để thực hiện hóa giấc ngủ của bé.

Để giữ an toàn cho bé cưng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mẹ nên làm theo hướng dẫn an toàn cho giấc của bé sau:

[inline_article id = 833]

-Luôn đặt bé nằm ngủ trên lưng, chứ không phải úp mặt xuống, cả những lúc nghỉ và ban đêm. Với những trẻ đã có thể trở mình, mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ thay đổi tư thế qua lại trong lúc ngủ.

-Trẻ sơ sinh nên ngủ ở giường, cũi, nôi có bề mặt phẳng, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho sự an toàn. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.

-Chỗ ngủ của bé nên thông thoáng vừa đủ, không đặt quá nhiều chăn gối, thú bông hay đồ chơi.

-Nơi an toàn nhất cho giấc ngủ của bé là giường cũi hoặc nôi, và nên ở cùng phòng với ba mẹ.

-Các cách khác để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh bao gồm: Cho con bú càng lâu càng tốt, cho bé ngậm vú giả trong những giấc ngủ trưa và trước khi đi ngủ, tiêm phòng đúng lịch cho con, giữ phòng của bé ở nhiệt độ mát mẻ – không quá nóng hay quá lạnh, cuối cùng không bao giờ để hơi thuốc lá tiếp xúc với bầu không khí của bé con.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ dùng phấn rôm, cẩn thận không nguy!

Có nên sử dụng phấn rôm cho trẻ
Mẹ nên đổ phấn ra tay trước khi xoa lên da của bé

1/ Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?

Đa số các phấn rôm trên thị trường hiện nay đều được kiểm duyệt an toàn bởi FDA. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Mẹ không nên sử dụng cùng lúc một lượng lớn trên da của bé, vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, thậm chí phồng rộp da nếu bé bị dị ứng với hóa chất có trong sản phẩm.

Hơn nữa, nguy cơ bé hít phải phấn rôm cũng là một mối quan tâm của các mẹ. Theo thời gian, lượng phấn bé hít phải sẽ tồn đọng trong phổi và gây tổn thương.

[inline_article id=14075]

2/ Chọn phấn rôm an toàn cho bé

– Nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ.

– Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.

– Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem giúp cân bằng và làm mềm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn.

– Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều chế từ tinh bột bắp. Loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn hơn cho trẻ em.

3/ Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ em

– Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.

– Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con.

[inline_article id=34671]

– Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.

– Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.

– Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.

– Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 cách chăm con tháng đầu sau khi sinh

Hiểu được đó, cũng như tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mẹ. Marrybaby gợi ý cho mẹ 10 cách chăm con tháng đầu, để cùng mẹ trải qua giai đoạn thú vị này.

1. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ở bản thân và em bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề dễ dàng. Và chăm con tháng đầu còn nằm ở một mức độ khó hơn.

Chính vì thế, mẹ nên nhớ rằng 90% những gì mẹ đang làm để chăm sóc con tháng đầu đã là rất tốt rồi. Cứ tiếp tục duy trì và cùng con cưng tiếp bước trong những tháng thú vị tiếp theo.

2. Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu

Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu
Mẹ càng giỏi đơn giản và tối ưu sức lực của mẹ thì mẹ càng thoải mái để chăm con tháng đầu sau sinh.

Để đơn giản hóa những công việc cùng lúc mẹ phải chăm con tháng đầu sau sinh, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:

  • Mẹ hãy chọn một chiếc ghế ngồi khiến mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi cho con bú.
  • Mẹ nhớ đặt chiếc nôi của con ở gần mẹ nhất, để khi con khóc là mẹ kịp thời có mặt mà không phải mất công di chuyển.
  • Mẹ hãy đặt những đồ vật, dụng cụ mà mẹ thường xuyên sử dụng để chăm con tháng đầu vào đúng 1 vị trí. Hoặc mẹ có thể đóng gói mọi vật dụng vào trong 1 chiếc balo.
  • Bên cạnh việc chăm con tháng đầu, mẹ cũng cần chăm sóc chính mình sau khi sinh. Đây là những sản phẩm có thể mẹ sẽ cần: Thuốc Preparation H, gạc vệ sinh, Tylenol hoặc Motrin.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh lỡ bị ngã từ trên giường xuống đất thì có sao không?

3. Mẹ tranh thủ nghỉ ngơi khi con ngủ

Kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm khi chăm con tháng đầu chính là không được thiếu ngủ. Mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi con yêu đã vào giấc.

  • Khi bé ngủ trên tay mẹ, mẹ hãy đặt con vào lại chiếc nôi ở tư thế ngửa. Đồng thời mẹ cũng lấy các món đồ chơi của con ra xa, và đặt gần con một tấm chăn mỏng.
  • Trường hợp nếu con ngủ quá nhiều; hoặc hơn 16 tiếng mỗi ngày, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng này của con.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

4. Mẹ cần xây dựng một thói quen sinh hoạt mới

Có thể trong giai đoạn chăm con tháng đầu, mẹ cũng đã chuẩn bị cho mình một lịch trình nghỉ thai sản cụ thể, nếu mẹ có đi làm trước đó.

Lúc này, mẹ sẽ cần thay đổi một chút về thói quen sinh hoạt, và đồng hồ sinh hoạt của mình để luôn sẵn sàng thích nghi với giờ sinh hoạt của con.

Mẹ có thể thử làm những điều sau:

  • Dọn dẹp nhà, ăn uống, nghỉ ngơi cửa khi con ngủ.
  • Mẹ hãy tạo cho con một lịch trình mang tính chu kỳ nhất quán. Cụ thể là, thay quần áo cho con, cho con bú, chơi với con, cho con ngủ theo một khung giờ cố định.

>> Xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc mẹ nào cũng nên biết

5. Chuẩn bị tâm lý cho những rối loạn cảm xúc sau sinh

Lưu ý những rối loạn cảm xúc sau sinh
Chăm con tháng đầu có thể gây ra những rối loạn cảm xúc mẹ cần lưu tâm

Mẹ cần để ý tâm trạng khi chăm con tháng đầu, đặc biệt là đang điều trị, hồi sức sau phẫu thuật hoặc nhận hỗ trợ sau sinh. Hơn 50% phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc như thường khóc, mệt mỏi, buồn bã và thiếu minh mẫn vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau sinh.

Có thể là do sự sụt giảm hóc môn đột ngột sau sinh; hoặc do hội chứng Baby Blue. Đừng giấu đi những triệu chứng này và bất cứ cảm xúc buồn bã hay tội lỗi nào, mẹ nên tâm sự với ai đó gần gũi hoặc những người thân trong gia đình.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trầm cảm sau sinh – Điều mẹ cần biết!

6. Nhận sự giúp đỡ từ người khác

Nếu có điều kiện, mẹ cũng nên thuê người giúp việc, dù chỉ là một hoặc hai lần mỗi tuần. Thuê người trông trẻ nếu mẹ cần nghỉ ngơi khi chăm con tháng đầu.

Mẹ cũng có thể chia sẻ với anh chồng cách chăm sóc con tháng đầu, để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Rất có thể, anh chồng cũng sẽ muốn thay tã và chăm con như mẹ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

7. Địu bé khi mẹ đi lại trong nhà hoặc bên ngoài

Xe đẩy cũng tốt nhưng có thể mẹ sẽ thấy giữ con trước ngực sẽ thuận tiện hơn ngay cả lúc bạn đang nấu ăn. Đi dạo sẽ giúp hai mẹ con thư thái hơn khi mẹ địu con theo cùng.

Gần gũi với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và vui vẻ, và đương nhiên là việc sẽ có lợi cho mẹ khi chăm con tháng đầu.

>> Mẹ có thể xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

8. Theo chế độ ăn uống mới khi chăm con tháng đầu

Sau 9 tháng ăn uống theo “tiêu chuẩn”, giờ là lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn quay trở lại lượng calo thông thường. Sẽ mất một đến hai tuần để điều chỉnh lại thói quen này.

Mẹ hãy lên kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày và linh hoạt bổ sung bữa ăn nhẹ cho đến khi cơ thể lấy lại được thói quen ăn uống. Sau khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cho phép, bạn nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng.

Nếu có thể, nên đến phòng tập thể hình. Bạn sẽ không chỉ được tiếp xúc với không gian mới mà còn cảm thấy có động lực để mặc vừa những bộ quần áo trước kia. Mẹ cũng đừng quên uống đủ nước và uống vitamin tổng hợp có chất lượng.

>> Mẹ xem ngay: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho phụ nữ

9. Chăm con tháng đầu là cơ hội mở rộng mối quan hệ

Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con tháng đầu
Cân bằng các mối quan hệ xã hội khi chăm con tháng đầu giúp mẹ có tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn!

Bên cạnh những mối quan hệ như ông bà, cha mẹ và người thân, trong giai đoạn này, mẹ cũng có thể làm mới mối quan hệ của mình bằng cách kết bạn với các mẹ bỉm khác.

Trên mạng xã hội ngày nay, mẹ có thể dễ dàng tìm đến các cộng đồng mẹ bỉm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm con tháng đầu; hoặc thậm chí là chia sẻ cảm xúc chuyện gia đình.

Để tiện cho mẹ, mẹ cũng có thể thử tham gia vào cộng đồng mẹ bỉm của Marrybaby. Vừa có kiến thức, vừa có quà thưởng hàng tuần, hàng tháng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cắt tóc cho bé gái: Gợi ý 6 kiểu tóc cực xinh thịnh hành năm 2022

10. Luôn vì con và mạnh mẽ đối diện mọi vấn đề

Khi chăm con tháng đầu, mẹ đừng quá lo nếu bé bị sụt cân vài ngày sau sinh; cân nặng sẽ quay trở lại như cũ sau bảy đến mười ngày. Và mẹ có thể hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời mẹ cũng cần nhớ thời điểm cho bé tiêm phòng.

[inline_article id=252827]

Trên đây là 10 cách để mẹ có thể chăm sóc trẻ tháng đầu dễ dàng hơn. Hy vọng, mẹ sẽ có những trải nghiệm thật vui và thú vi với bé cưng của mình trong giai đoạn này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lên lịch sinh hoạt chuẩn cho bé sơ sinh

giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Thiết lập giờ giấc chuẩn cho bé sẽ giúp sinh hoạt của cả nhà dễ dàng hơn

1/ Có cần thiết để lên hẳn một lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Nhu cầu của trẻ sơ sinh không có gì quá phức tạp, ăn, chơi, rồi ngủ. Tuy nhiên, để biết nhu cầu của bé cho từng mảng là bao nhiêu quả là thách thức đối với mẹ. Chưa kể, mẹ còn phải cân bằng giờ giấc sinh hoạt của trẻ  với bản thân và cả các thành viên khác trong gia đình.

Thực tế, khi duy trì một thói quen hoặc lịch trình sinh hoạt chuẩn cho bé, cuộc sống trở nên muôn phần dễ dàng hơn. Kế hoạch này cũng chính là phương pháp để ba mẹ dạy cho trẻ kỹ năng quản lý, kỷ luật từ sớm. Ai bảo trẻ sơ sinh không biết gì nào? Việc áp dụng một khung giờ chuẩn ngày qua ngày, bé cũng cảm nhận và biết mong chờ đấy. Chẳng hạn, cứ theo lịch, sau khi ngủ dậy, bé sẽ biết mình sắp được bú, sau đó chơi và được bồng đi loanh quanh.

[inline_article id = 64423]

Trẻ sơ sinh chưa biết nói, chưa biết đi, chưa giỏi  kỹ năng cầm nắm, vì vậy ít nhất trẻ cũng muốn mình thông thạo ở lĩnh vực nào đó, chẳng hạn luôn biết trước những điều sắp xảy ra với mình. Lên lịch chuẩn cho giờ giấc sinh hoạt của con, đồng nghĩa mẹ biết lúc nào nên cho con ăn, cho con ngủ. Như vậy, bé sẽ không bao giờ phải khó chịu vì buồn ngủ, đói, khát, và lúc nào cũng đủ năng lượng để khám phá, học hỏi thế giới xung quanh.

Thêm một điểm cộng cho việc lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh: Khi mẹ phải quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản và nhờ người khác trông bé, với thói quen thông thường hằng ngày, bé sẽ yên tâm hơn và không bị bỡ ngỡ vì phải xa mẹ. Người trông bé cũng dễ dàng hơn vì biết khi nào bé muốn ăn, ngủ hay chơi.

2/ Khi nào mẹ có thể bắt đầu lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Thông thường, trẻ sơ sinh đã sẵn sàng cho khung giờ chung vào khoảng giữa 2-4 tháng tuổi. Ngủ và thói quen ăn uống ở hầu hết trẻ đều trở nên nhất quán và dễ dự đoán sau 3-4 tháng. Thời điểm này rất lý tưởng để mẹ khuyến khích bé “tuân theo” kỷ luật.

Để bé dần quen với khung giờ vàng, mẹ cần thời gian, kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Theo dõi việc ăn uống, ngủ, nghỉ của trẻ để nắm được nhịp điệu sinh hoạt và lên kế hoạch phù hợp cho bé. Vào những ngày đầu tiên sau sinh, mẹ đã có thể bắt đầu chiến lược theo dõi nhu cầu ăn của bé, khi nào bé đi tè, ị, ngủ trong bao lâu, cứ như vậy đến khoảng 2-3 tháng.

Nếu muốn đưa bé vào giờ giấc chuẩn từ sớm, mẹ đã có thể bắt đầu từ 1 tuần tuổi. Miễn là bé được bú no, đủ lượng sữa mẹ hay sữa công thức khuyến cáo hằng ngày.  Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ nên cố gắng đáp ứng những nhu cầu mà bé đang cố gắng truyền đạt. Nhất là khi bé còn quá bé, mẹ nên du di nhiều chút. Nếu bé khóc đòi ăn dù đã ăn 1-2 tiếng trước, nếu bé không buồn ngủ nhưng muốn chơi khi đến giờ đi ngủ, mẹ vẫn nên đáp ứng và du di cho bé nhé!

[inline_article id = 62553]

3/ 3 lựa chọn về lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn cho mẹ

-Lịch trình của ba mẹ:  Thích hợp với ông bố, bà mẹ muốn rèn con vào khuôn khổ, kỷ luật từ sớm. Bạn chính là người ra kỷ luật, khi nào bé sẽ ăn, ngủ bao lâu, chơi ở nhà hay ra ngoài. Mẹ có thể tự đưa ra giờ giấc sinh hoạt cho bé dựa trên những nhu cầu hằng ngày đã được theo dõi và thiết lập từ lúc mới sinh.

-Lịch trình của bé:  Dựa vào nhu cầu của bé, mẹ thiết lập một kế hoạch sinh hoạt chuẩn cho con. Điều này có nghĩa mẹ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu từ trẻ để biết được bé muốn gì theo thứ tự, chứ không áp đặt một thời gian biểu do tự mình đặt ra. Sau vài tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều hình thành thói quen ngủ, chơi và ăn uống rất trơn tru.

-Lịch trình kết hợp : Lịch trình này không đồng điệu và nhất quán ngày này sang ngày khác, mà là sự xáo trộn rất khoa học và thông minh để ba mẹ vừa thoải mái, trẻ cũng được đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ phải “du di” cho trẻ rất nhiều trong giờ giấc sinh hoạt.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bộ dụng cụ y tế cho bé: Cần sẵn trong nhà!

bộ dụng cụ y tế cho bé
Cẩn tắc vô áy náy, mẹ nên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà

Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ y tế cho bé trong nhà là rất cần thiết. Trẻ sơ sinh mỏng manh, yếu đuối và luôn có khả năng bị gây thương tổn. Hơn nữa, bản thân gia đình bạn cũng rất cần nguồn viện trợ này mỗi khi gặp tai nạn nho nhỏ đúng không? Vì vậy, sẽ không thừa để sắm ngay một bộ dụng cụ y tế hợp lý trong nhà. Mẹ có thể tham  khảo danh sách sau!

1/ Bao nhiêu bộ dụng cụ là đủ?

Tùy thuộc vào nhu cầu và lối sống của gia đình bạn, bạn có thể sắm một bộ lớn cho cả nhà, một bộ nhỏ để bỏ vào túi xách, ba lô mỗi khi ra ngoài cùng bé. Nên lưu ý rằng môi trường quá nóng hay quá lạnh rất dễ làm hỏng và giảm bớt hiệu quả của một vài loại thuốc.  Vì vậy, mẹ nên để ý để thay thường xuyên thuốc trong bộ dụng cụ y tế nhỏ thường mang ra ngoài.

Để an toàn , mẹ nên lưu trữ thuốc và các dụng cụ y tế cần thiết vào hộp nhựa, sau đó đựng trong túi vải có kéo khóa. Nhớ để xa tầm với của trẻ em, rất nhiều món trong đó có thể gây hại cho bé đấy!

[inline_article id = 65736]

2/ Ưu tiên hàng đầu

Hạng mục quan trọng cần được ưu tiên chuẩn bị trước hết đó chính là tên và những số điện thoại khẩn cấp phòng trường hợp nguy khẩn cần cấp cứu. Dán giấy vào hộp hoặc tủ đựng đồ ý tế để lưu lại thông tin. Tên và số điện thoại cần thiết:

-Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa.

-Bệnh viện địa phương.

-Đường dây khẩn cấp cứu của bệnh viện.

-Cảnh sát, cứu hỏa.

3/ Những dụng cụ y tế cần thiết

-Nhiệt kế dành cho trẻ sơ sinh.

-Sirô ho, sirô hạ sốt loại thảo dược.

-Thuốc hạ sốt dành cho trẻ em, cả viên uống lẫn nhét trực tràng.

-Thuốc kháng histamine, theo khuyến cáo của bác sĩ, dùng để trị phản ứng phụ do côn trùng cắn, nổi mề đay, dị ứng.

-Lotion hoặc kem hydrocortisone (0,5%) dùng để làm dịu vết cắn của côn trùng hoặc mẩn ngứa.

-Bông tiệt trùng tẩm cồn để làm sạch nhiệt kế trực tràng.

-Thuốc mỡ kháng sinh để trị vết thương hở.

-Thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi.

-Gel aloe vera trị vết bỏng.

-Nhíp nhỏ.

-Một cặp kéo sắc.

-Kem chống nắng an toàn cho trẻ.

-Kem chống muỗi.

-Dụng cụ hút mũi cho bé.

-Băng dán cá nhân phù hợp với làn da bé.

-Cuộn gạc, miếng gạc, băng keo dán loại dành cho trẻ sơ sinh.

-Bông vô trùng.

-Găng tay không chứa latex.

-Dung dịch cồn khô rửa tay.

-Ống tiêm, cốc hoặc thìa để định lượng thuốc.

-Băng tay rà lưỡi để kiểm tra họng bé.

-Túi nước giữ nhiệt.

-Đèn pin nhỏ để kiểm tra tai, mũi, họng.

-Cuốn sổ tay sơ cấp cứu cơ bản.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tò mò màu tóc của con yêu?

màu tóc của bé
Màu tóc của bé được quy định bởi sắc tố eumelanin

1/ Yếu tố ảnh hưởng màu tóc trẻ sơ sinh

Tóc nâu là màu tóc phổ biến nhất trên thế giới trong khi rất hiếm người có màu tóc vàng tự nhiên. Một mái tóc đen được gây ra bởi sắc tố eumelanin. Càng nhiều sắc tố này, tóc bé cưng càng có màu tối hơn và ngược lại.

2/ Các chuyên gia nói gì về màu tóc trẻ sơ sinh?

Mã di truyền của bé có protein đóng góp vào quá trình hình thành sắc tố tạo nên màu tóc của con. Eumelanin ảnh hưởng tạo ra tóc màu cam và màu vàng trong khi pheomelanin làm tóc nâu và đen. Hai loại sắc tố này kết hợp với nhau và tạo nên màu tóc của con bạn. Vì vậy, một đứa trẻ có nồng độ eumelanin cao hơn sẽ có tóc màu sáng hơn. Khi đột biến gen gây đình chỉ sản xuất pheomelanin, tóc của bé sẽ có màu đỏ. Những người có màu tóc vàng hoặc đỏ thuờng có mức tryosinase, yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành hắc tố melanin cao hơn những người tóc nâu và đen.

[inline_article id=1171]

3/ Tóc trẻ sơ sinh sẽ có màu gì?

– Đa số các bé thường có màu tóc đen. Màu mắt và tóc của bé có thể là sự pha trộn giữa màu tóc và mắt của ba mẹ. Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu tóc cha mẹ có màu đen trong khi tóc con có màu nâu. Điều đó hoàn toàn bình thường vì đen và nâu vẫn nằm chung một tông màu.

– Một phụ huynh có tóc đen nhưng mang theo một gen lặn tóc vàng có thể sinh ra một nhóc “vàng hoe”. Điều này xảy ra nếu hai gen lặn tóc vàng được liên kết với nhau. Giống như tóc vàng, tóc đỏ cũng là một gen lặn bị che khuất bởi màu đen hoặc nâu một cách mạnh mẽ. Anh chị em trong cùng một gia đình có khả năng sẽ có màu tóc không giống nhau.

[inline_article id=66988]

4/ Những điều thú vị về màu tóc trẻ sơ sinh

– Màu tóc đỏ là máu hiếm nhất trên thế giới trong khi màu đen là màu phổ biến nhất.

– Theo một cuộc khảo sát, những cô gái tóc vàng thường là người sôi động vui vẻ, tóc nâu thông minh và nghiêm túc, tóc đỏ là những người mạnh mẽ.

– Sau khi hóa trị, tóc bạn vẫn có thể mọc lại như trước. Tuy nhiên, màu tóc có thể thay đổi đôi chút.

– Một sợi tóc có thể bao gồm 14 nhân tố khác nhau, trong đó có màu vàng.

– Có thể dễ dàng sử dụng mặt cắt của tóc để xác định chủng tộc của một người: tóc Châu Á hình tròn, Châu Phi phẳng và Châu Âu hình bầu dục.

– Thời Hy Lạp cổ đại, người ta tin rằng những người tóc đỏ sau khi chết sẽ biến thành ma cà rồng.

– Ngày xưa, để nhuộm màu vàng cho tóc, người ta phải sử dụng nước tiểu ngựa

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hăm tã dưới góc nhìn chuyên gia

Khi bị hăm tã, nếu mẹ không phát hiện sớm, bé sẽ bị đau rát kéo dài, hay khóc đêm. Mất ngủ, biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng là hệ quả của chứng bệnh này. Vì vậy, mẹ cần hiểu biết rõ ràng về hăm tã để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu. Cùng MarryBaby lắng nghe bác sĩ Nguyễn Thị Thanh – trưởng khoa dịch vụ I, bệnh viện Nhi đồng 2 – chia sẻ về hăm tã và cách phòng hiệu quả nhé.

1/ Thời điểm nào thích hợp để quan tâm đến bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ?

-Bệnh hăm tã thường diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, thường khi trẻ đã bị hăm mẹ mới quan tâm đến. Vì vậy, để bảo vệ tốt nhất cho bé, mẹ cần chú ý đừng để khi bé bị rồi mới chữa, quan trọng là “phòng hơn chữa”.

2/ Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ

-Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ là do làn da mỏng manh của trẻ thiếu lớp màng bảo vệ nên phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân,nước tiểu, độ ẩm cao, sự cọ xát của tã giấy….

3/ Hăm tã có gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe bé?

-Hăm tã tuy không là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu không quan tâm chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bé. Khi bị hăm tã nặng, bé bị đau rát kéo dài, bé hay khóc đêm. Mất ngủ, bé biếng ăn, sụt cân, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tới lúc này thì chuyện tưởng nhỏ sẽ thành chuyện lớn, nên không thể lơ là được.

4/ Biện pháp giúp chống hăm hiệu quả nhất

-Vì làn da nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng nên biện pháp quan trọng nhất chính là tạo “lớp màng ngăn cách”, bảo vệ làn da bé. Mẹ có thể bôi thuốc chống hăm sau mỗi lần thay tã để tạo lớp màng bảo vệ này.

ham ta
Phòng chống hăm tã đúng cách để bảo vệ làn da tuyệt vời của bé yêu của bạn

5/ Thuốc chống hăm lý tưởng

-Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống hăm: dạng bột, dạng dung dịch, dạng kem, dạng mỡ… Trong đó dạng mỡ đã được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây kích ứng. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh.

[inline_article id=40074]

Để chọn ra loại thuốc chống hăm tốt nhất, mẹ nên chọn loại đáp ứng được tất cả các “tiêu chuẩn vàng” dưới đây:

-Phải là thuốc bôi dạng mỡ.

-Có thành phần hoàn toàn tự nhiên, chứa Lanolin chiết xuất từ mỡ cừu, tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả.

-Ngoài khả năng bảo vệ từ bên ngoài còn có khả năng chữa lành từ bên trong. Chất Dexpathenol (tiền vitamin B5) có trong thuốc mỡ sẽ giúp chữa lành các sang thương da nhanh chóng.

-Không ngăn cản quá trình ‘thở’ của da bé: thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu có cấu tạo gần gũi với chất bã nhờn của người nên không ngăn cản quá trình “thở” của da bé.

-Dễ sử dụng, dễ chùi rửa, không gây trầy xước da bé.

-Không chất tạo màu, tạo mùi, không gây kích ứng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Con đẹp nhất khi con cười

Khi nao be biet cuoi
Nụ cười của con chính là liều thuốc bổ của mẹ

1/ Nụ cười: Dấu hiệu của sự phát triển

Mẹ có biết nụ cười đầu tiên cũng là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé? Dấu hiệu này cho thấy bé đã phát triển tốt về khả năng nhìn và quan sát. Đồng thời, bé đã có thể nhận ra gương mặt thân thương của ba, mẹ. Lúc này, bộ não và hệ thần kinh của bé vừa đủ “lớn” để loại bỏ kiểu cười phản xạ, bé dần nhận ra cười là cách để kết nối cảm xúc với mọi người xung quanh.

[inline_article id = 62295]

Bé con cũng biết rằng cảm xúc của mình ảnh hưởng như thế nào đến ba, mẹ. Vì thế, mẹ nên hiểu nụ cười của bé luôn mang nghĩa tích cực. Đó là biểu hiện của niềm vui, sự hứng thú và phấn khích. Khi bé cười với mẹ, mẹ nên biết là bé đang cho mẹ điểm 10 của chất lượng đấy!

2/ Khi nào bé cười thực sự?

Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, bé sẽ thôi cười theo phản xạ. Mẹ dễ dàng bắt gặp bé cười vì thích thú bắt đầu từ khoảng thời gian này. Tuy nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi, mẹ thấy bé hay cười. Đây vẫn là những nụ cười phản xạ mẹ nhé!

Nếu bé vẫn chưa cười “đúng nghĩa”, có một vài mẹo giúp bé nhích môi lên đấy! Tip cho mẹ: Nói chuyện với bé thường xuyên hơn, đừng quên trao đổi bằng ánh mắt với bé và luôn mỉm cười. Mẹ cũng có thể làm mặt hề, chơi ú òa, giả tiếng động vật, thổi vào bụng bé… Tuy nhiên, mẹ nhớ đừng lạm dụng quá nhé. Nếu bé thuộc dạng “nghiêm túc”, khó cười, mẹ cứ từ từ thôi, cho con chút thời gian, cảm xúc mà mẹ ơi!

3/ Cười, cười nữa, cười mãi

Một khi bé đã biết cười thực sự, sẽ không có gì khó hiểu nếu mẹ thấy bé thường xuyên tỏ thái độ phấn khích và tươi cười. Nhờ lần đầu tiên, bé quan sát được niềm vui trong mắt mẹ, thái độ và cử chỉ của mẹ đầy cảm xúc và tình yêu thương. Từ đó, bé nhận ra rằng nụ cười của mình quan trọng, hữu dụng như thế nào. Vì vậy, bé sẽ chăm cười hơn để làm mẹ vui.

Lúc kỹ năng quan sát được phát triển, bé sẽ để ý hơn đến âm thanh xung quanh và dần dần cười ra tiếng. Ban đầu, đó có thể chỉ là tiếng thì thầm, dần thành khúc khích và cuối cùng là cười lớn. Khoảng 5 tháng tuổi, mẹ sẽ bất ngờ với tràng cười phát ra từ bụng của bé đấy.

4/ Dấu hiệu cảnh báo

Mẹ luôn mong ngóng được thấy nụ cười thiên thần, nhưng đừng quá lo lắng nếu bé ít cười. Điều này không đồng nghĩa bé đang khó chịu hay bất mãn chuyện gì đó. Chỉ khi đã qua 3 tháng tuổi nhưng bé vẫn không nhích môi lên tươi tắn, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ngủ ngoan bé cưng

PUPU là gì?

PUPD là viết tắt của cụm từ “Put up/ Put down”, nâng lên và hạ xuống. Khi đến giờ ngủ nhưng bé vẫn còn thức, bạn bế bé lên, an ủi, vỗ về rồi mới đặt bé trở lại nôi của mình. Lặp đi lặp lại hành động này cho đến khi bé thực sự đi vào giấc ngủ.

PUPD
Không phải nhóc nào cũng thích phương pháp này đâu nhé!

Phương pháp này đòi hỏi bạn phải thật sự rất, rất …kiên nhẫn và nó không phù hợp cho tất cả trẻ em. Một vài bé khi được đưa lên đưa xuống như vậy thường cảm thấy bị kích thích hơn là thư giãn. Và hệ quả là bé còn khó ngủ hơn trước. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thói quen của bé trước khi áp dụng phương pháp này với con nhé!

Mất bao lâu để “huấn luyện” bé theo phương pháp này?

Bạn sẽ mất ít nhất 5 ngày nếu muốn thay đổi “lịch trình” của bé theo phương pháp này. Thậm chí, có người mất hẳn 3 tuần để giúp bé con mình làm quen theo cách ngủ này. Thời gian có thể lâu hoặc mau hơn tùy thuộc vào thói quen và tính cách của từng nhóc.
Cũng có khá nhiều tranh cãi về phương pháp PUPD. Một vài mẹ ủng hộ vì cách này giúp bạn gần gũi với con mình hơn. Bạn sẽ ở bên bé hầu hết thời gian để ru bé ngủ hoàn toàn. Và cách này nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với kiểu “Cứ để mặc bé khóc”.

Trong khi đó, nhiều mẹ cũng gặp khó khăn khi áp dụng cách này cho bé của mình. Các mẹ thường không biết mình nên bế con lên trong khoảng thời gian bao lâu. Cũng có trường hợp, mẹ không thể duy trì sự nhất quán hoàn toàn khi áp dụng hoàn toàn phương pháp này. Thật khó khi cứ phải nâng bé lên rồi hạ xuống cho đến khi bé ngủ.

[inline_article id=32613]

Một vài mẹo bạn có thể áp dụng để thành công:

1/ Chuẩn bị tinh thần ổn định trước khi bắt đầu. Bạn nên nghỉ ngơi và đảm bảo sức khỏe của mình trước. Hẳn bạn không muốn thấy cảnh con chưa ngủ nhưng mẹ đã mệt lả rồi đúng không?

2/ Một vài bé sẽ cảm thấy không thoải mái với cách này. Vì vậy, bạn nên để ý từng cử chỉ cũng như cách con phản ứng. Bạn có thể cho con một ít thời gian để bé thích nghi.

3/ Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. Sẽ không có gì ngại ngùng nếu bạn nhờ ai đó giúp mình một tay. Người đó có thể là anh xã của bạn, mẹ hay em gái chẳng hạn. Đây là một phương pháp “khó nuốt” nếu như bạn là một mình.

>>> Xem thêm chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

3 trò chơi cho mẹ và bé sơ sinh

Choi voi be so sinh
Mẹ nên chơi những trò đơn giản cùng bé sơ sinh

1/ Những ngón tay xinh

Bắt đầu với ngón tay cái, chuyển động lên xuống kèm theo âm thanh như ngón tay đang nói chuyện với bé. Mẹ chỉ nên nói những câu thoại đơn giản như: “Chào bé” hoặc tạo tiếng động vật để thu hút sự chú ý của bé.

[inline_article id = 62159]

2/ Mắt, mũi, miệng

Di chuyển bàn tay bé xinh của trẻ lên từng bộ phận trên khuôn mặt mẹ. Mỗi lần dừng ở đâu, mẹ có thể tạo tiếng chụt hoặc moa để miêu tả như nụ hôn bé dành cho mẹ.

3/ To, nhỏ

Mẹ nắm bàn tay của bé và hỏi: “Con to lớn từng nào nào?”. Sau đó, mở rộng cánh tay bé ra và nói: “Lớn từng này này”. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng vẫn sẽ làm bé thích thú đấy.

Ngoài 3 trò chơi trên, mẹ còn có thể tăng sự thích thú cho bé qua trò nhìn vào gương, nhìn các hình khối to nhỏ khác nhau, nhìn vào quả bóng lăn có chuông kêu bên trong.

 

[inline_article id = 62116]

MarryBaby