Hôm nay mình phát hiện Linh Đan bị thâm 2nách.sao mới 2 tháng tuổi mà bị thâm như thế các Mẹ nhỉ?giờ không biết làm cách nào đây.huhu
Category: Chăm sóc bé
Trẻ sơ sinh rất cần sự chăm sóc bé toàn diện, kỹ lưỡng để duy trì sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ trong năm đầu đời. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý chăm sóc bé sơ sinh dựa trên khoa học ngay tại đây.
Chính vì vậy, biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là kinh nghiệm vô cùng cần thiết cho các mẹ bỉm có con nhỏ. Nếu mẹ vẫn đang tìm cách để chăm sóc trẻ vào mùa hè thì bài viết này dành cho cha mẹ đây!
1. Mùa hè nóng bức ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Mẹ biết không, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dễ mắc bệnh vặt khi thời tiết quá nóng. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng là do:
- Nắng nóng khiến trẻ dễ mất nước.
- Da của trẻ bị nóng và cháy nắng.
- Trẻ dễ bị kiệt sức vì say nắng.
Khi thời tiết trở nên nóng bức, cơ thể người lớn sẽ có khả năng tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt; nhưng đối với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các con chưa có khả năng này. Chính vì vậy thời tiết mùa hè sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng, mệt mỏi và khó chịu thường xuyên.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ khó chịu khi nắng nóng
- Bé dễ trở nên cáu kỉnh, khó chịu.
- Bé khóc nhưng ra ít nước mắt, và con ít đi tè hơn.
- Bé trông mệt mỏi, không có biểu cảm vui tươi như thường ngày.
- Bé không chịu uống sữa, bỏ bú, chán ăn. Trước đó trẻ còn có những biểu hiện của mất nước như khô môi, da nhợt nhạt ít đàn hồi và bị khô,…
Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận ra sớm các dấu hiệu trẻ bị ảnh hưởng từ nắng nóng mùa hè? Câu trả lời là cha mẹ hãy đặt tay lên ngực; hoặc lưng của bé để cảm nhận nhiệt độ cơ thể. Hoặc cách tốt nhất là cha mẹ dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ; vị trí đo nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con.
Để cha mẹ có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn trong mùa hè này, MarryBaby chia sẻ cho cha mẹ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; giúp bé khỏe và ít bị bệnh vặt.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè an toàn và đúng cách
Để con của con mẹ có thể tha hồ tận hưởng những ngày hè thật vui cùng gia đình. Ngay sau đây, MarryBaby sẽ chia sẻ cho mẹ ngay 10 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để con luôn khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt.
3.1 Bảo vệ da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời
Trong bài viết Babies in hot weather của trang thông tin Pregnancy Birth&Baby, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh khi đưa con ra trời nắng nóng; nhất là vào mùa hè.
Bên cạnh đó, để bảo vệ làn da mềm và mỏng của trẻ sơ sinh cha mẹ có thể dùng thêm miếng chắn nắng trên xe đẩy, xe ô tô hoặc quấn thêm vải và khăn mỏng tránh nắng cho bé.
3.2 Cho bé bú mẹ đầy đủ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, trong những ngày hè nóng bức, việc tăng thêm cữ bú cho bé là cách để mẹ bù nước và tăng kháng thể cho con đấy.
Nếu bé của mẹ từ 6 tháng tuổi trở lên thì mẹ cũng đã có thể cho con uống thêm một ít nước lọc; khoảng 50ml/ngày. Ngược lại, nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì mẹ không nên cho con uống bất cứ nước gì ngoài sữa mẹ.
3.3 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ
Cha mẹ nên thực hiện kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên; khoảng 2 lần/ngày. Vị trí cơ thể của trẻ cho ra nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con; hoặc cha mẹ có thể +0,5 độ C khi đo ở nách, bẹn của trẻ.
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khi đo tại các vị trí khác nhau là:
- Miệng: 35,5 – 37,5 độ C
- Hậu môn: 36,6 – 38 độ C
- Nách: 34,7 – 37,3 độ C
- Tai: 36,4 – 38 độ C
>> Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Bao nhiêu độ là sốt?
3.4 Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Mặc dù, MarryBaby đã từng chia sẻ cho cha mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách. Tuy nhiên, với thời tiết nóng bức mùa hè, cha mẹ cần lưu ý thêm vài điều khi tắm cho trẻ sơ sinh; để đảm bảo là không khiến con bị cảm.
- Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày.
- Nước tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá nóng hoặc quá lạnh (thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ).
- Nếu trẻ bị ướt mồ hôi, cha mẹ chỉ cần thay quần áo cho con; sau đó dùng khăn thấm nước ấm và lau lại cơ thể cho con.
3.5 Chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ
Trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn khi bước vào mùa hè, để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh; mẹ nên thay quần áo cho trẻ; đồng thời chọn quần áo cho trẻ với chất liệu mỏng nhẹ, và thấm hút mồ hôi tốt.
Việc thay quần áo cho trẻ thường xuyên kéo theo mẹ phải giặt đồ thường xuyên. Khi giặt mẹ cũng nên chọn các loại nước xả vải phù hợp với da bé; và nhớ là không giặt đồ của bé cùng với quần áo của cha mẹ.
3.6 Giữ vệ sinh và bảo vệ cuống rốn của trẻ
Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh thông thường là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Vì vậy, nếu trẻ được sinh ra trong thời điểm mùa hè thì mẹ sẽ cần quan tâm và chăm sóc rốn của trẻ nhiều hơn.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:
- Mẹ lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn.
- Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn.
- Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng).
- Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
- Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.
>> Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng
3.7 Giữ nhiệt độ phòng luôn thoáng mát, dễ chịu
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè tại nhà là cha mẹ cần giữ cho nơi ở của bé được thoáng mát, sạch sẽ và dễ chịu.
Bên cạnh việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cha mẹ cần chọn nhiệt độ phòng phù cho trẻ sơ sinh là từ 20-22 độ C (tương đương 68-72 độ F) để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho trẻ sơ sinh. Nhưng do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên theo kinh nghiệm, nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh có thể duy trì ở mức 26-28 độ C.
>> Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có nên hay không?
3.8 Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc trong những ngày hè
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè chính là đảm bảo giấc ngủ cho con. Ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể của con luôn tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt. Mẹ có thể xem thêm bài viết “thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi”; để biết con của mẹ cần ngủ bao nhiêu tiếng là đủ.
3.9 Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mà hầu hết mẹ bỉm nào cũng biết. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bỉm chắc cũng thường nghe nhiều người khuyên rằng: “cho bé uống nhiều nước để không bị mất nước trong những ngày hè mẹ nhé”.
[key-takeaways title=”Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ mẹ nên xem thêm:”]
- Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng
- Chế độ dinh dưỡng “chuẩn” cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi
[/key-takeaways]
3.10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là vệ sinh răng miệng cho con
Vào ngày hè, các loại vi khuẩn trong khoang miệng thường phát triển mạnh gây ra nhiệt miệng; các bệnh răng miệng khiến trẻ đau nhức và khó chịu. Vì vậy, điều quan trọng là phải vệ sinh răng, miệng sạch sẽ sau bú để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé yêu.
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời:
- Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Bé có thể duy trì thói quen tốt này đến khi lớn lên.
- Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, việc chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho những chiếc răng sữa mọc lên khỏe mạnh.
- Khi trẻ bắt đầu mọc răng, chăm sóc răng miệng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Việc này sẽ giúp con có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng.
Tóm lại
Thông qua nội dung vừa rồi, MarryBaby tin chắc rằng, phần nào mẹ cũng đã hiểu và biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào là đúng cách và an toàn rồi.
Trường hợp mẹ cần thêm nhiều thông tin hơn về kinh nghiệm hoặc các cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; thì hãy nhanh chóng tham cộng đồng của MarryBaby để cùng tham gia đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ đội bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé.
Những lưu ý khi chuẩn bị đồ sơ sinh
Để việc mua đồ sơ sinh được đầy đủ, không lãng phí, không tốn kém, mẹ chú ý một số lưu ý nhỏ sau:
- Lên danh sách những đồ cần mua trước khi mua và chọn những cửa hàng bán đồ sơ sinh lớn, có nhiều món đồ để mẹ dễ chọn. Nếu mẹ có điều kiện có thể chọn các thương hiệu đồ sơ sinh uy tín. Thời điểm thích hợp mẹ cần lên kế hoạch mua đồ sơ sinh là từ những tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ và nhớ hỏi ý kiến bạn bè, người thân trước khi mua.
- Trẻ lớn nhanh, vì thế mẹ không mua nhiều đồ trong một lúc. Nên mua đa dạng các món (ví dụ quần áo thì có quần áo khi ở nhà, khi ra ngoài, đồ mỏng, đồ dày…).
- Không mua đồ quá nhiều màu sắc vì có thể gây dị ứng cho làn da non nớt của trẻ. Mẹ nên ưu tiên đồ màu trắng, chất cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt.
- Không nhất thiết phải mua toàn bộ đồ mới hoặc đồ quá đắt tiền, vì trẻ còn nhỏ chưa cần thiết.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ và tiết kiệm “hết nấc” cho mẹ và bé
Chỉ cần áp dụng những bí kíp trên là mẹ đã có thể chuẩn bị được một giỏ đồ đầy đủ cho trẻ sơ sinh với tiêu chí đủ dùng, đồ đảm bảo chất lượng, phù hợp với bé và không lãng phí.
5 chất liệu vải cần tránh khi mua đồ sơ sinh cho con
Teflon
Teflon là loại chất liệu được dùng để quần áo ít bị nhăn và ít bám bẩn hơn. Vì vậy, hầu hết những sản phẩm mà bạn đọc thấy ghi chú “không cần ủi”, tiếng Anh là “no ironing” trên nhãn quần áo đều có chứa Teflon. Bình thường Teflon không độc hai gì nhưng khi nó tiếp xúc hay ở trong môi trường quá nóng (chẳng hạn vô tình nó bị dính vào lửa), nó sẽ thải ra khí độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, dị tật bẩm sinh và ung thư. Mẹ nên chú ý khi chọn quần áo cho bé.
Ni-lon và polyester
Nylon và polyester thường được tạo ra với các chất phụ gia hóa dầu nên nó có thể phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Đây là những chất không tốt cho môi trường và chắc chắn rằng bạn không nên để bé tiếp xúc với cúng một cách thường xuyên rồi. Thậm chí khi ở nồng độ thấp, VOC có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, dị ứng và hen suyễn.
Rayon
Rayon được làm từ bột gỗ nên thoáng nghe qua, rất dễ lầm tưởng Rayon là một chất liệu lý tưởng nhờ vào nguồn gốc tự nhiên của nó. Nhưng thực tế, nguyên liệu đều đã được xử lý hóa học trước khi sử dụng và điều này sẽ làm nó tiềm ẩn nguy hiểm cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của em bé. Đặc biệt, carbon disulfua (CS2) là một trong những hóa chất được dùng để xử lý bột gỗ và nó có thể gây ra buồn nôn, nhức đầu, ói mửa, tức ngực và đau cơ.
Chất làm chậm/chống cháy
Hầu hết quần áo và vải đều được xử lý bằng hóa chất để làm cho chúng chậm / không bị cháy, chẳng hạn như bộ đồ ngủ và chăn đắp của trẻ em. Những chất này có thể thải ra khí formaldehyde (HCHO) không màu. Thậm chí chỉ với một lượng rất nhỏ thì loại hóa chất mang độc tính cao này cũng có thể làm cho da bé bị kích ứng hay dị ứng.
Chất nhuộm nhân tạo
Trong quá trình nhuộm màu người ta sử dụng rất nhiều loại hóa chất độc hại. Crôm, đồng và kẽm đều là những nguyên tố kim loại nặng có chứa chất gây ung thư. Hơn nữa, thuốc nhuộm và các hóa chất khác dùng trong khâu hoàn thiện sản phẩm được sử dụng trong quần áo có thể làm cho má và tai bé bị đỏ, quầng mắt bị thâm, bé sẽ trở nên hiếu động thái quá. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến các vấn đề về hành vi hoặc việc học tập của bé.
Trên đây, MarryBaby hi vọng đã giúp bạn biết được đồ dùng cho trẻ sơ sinh gồm những gì. Hy vọng rằng bài viết “Mua đồ sơ sinh gồm những gì?” sẽ giúp ích cho mẹ trong việc mua đồ cho bé yêu một cách đầy đủ, chất lượng và bé yêu sẽ có được những món đồ ưng ý nhất!
Kem và thuốc mỡ
Kem và thuốc mỡ được thiết kế để tạo nên một rào chắn bảo vệ trên da bé và làm dịu bớt chứng hăm tã. Theo nhiều bác sỹ, kem thoa là lựa chọn tốt nhất để trị hăm tã vì không như thuốc mỡ, kem vẫn tạo điều kiện cho da được thoáng khí. Bạn nên chọn một loại kem chứa oxit kẽm. Tránh các sản phẩm chứa những thành phần gây hại tiềm tàng như axit boric, camphor (long não), phenol, benzocaine hoặc salicylate.
Phấn
Phấn làm từ bột ngô hoặc oxit kẽm có thể giúp giữ da bé khô khoáng và giảm nhẹ tình trạng da bị tấy rát. Tuy nhiên, phấn có khả năng gây hại cho phổi nếu bé hít phải, nên bạn nhớ đặt bình phấn tránh xa mặt trẻ nhé. Trước tiên nên cho phấn vào lòng bàn tay bạn, rồi mới thoa phấn vào vùng mặc tã của bé.
Dược phẩm
Nếu đã dùng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà chứng hăm tã ở bé không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê thuốc để điều trị. Bạn chỉ nên cho con dùng thuốc chữa hăm tã nếu đây là biện pháp được bác sĩ nêu ra. Thuốc do bác sĩ cho có thể gồm một liều hydrocortisone nhẹ mà bạn không cần toa vẫn mua được. Nếu chứng hăm tã phát triển thành nhiễm trùng nấm, bác sĩ có thể đề nghị dùng kem kháng nấm như Clotrimazole hoặc Nystatin. Thuốc thoa hoặc thuốc uống sẽ được kê trong trường hợp bé bị nhiễm vi khuẩn.
Sản phẩm thiên nhiên
Có một số thành phần tự nhiên hữu ích trong việc giảm nhẹ và chữa lành chứng hăm tã. Theo Ask Dr. Sears – website tư vấn cách nuôi dạy con và chăm sóc sức khỏe dành cho phụ huynh, kem acidophilous là một loại phấn kháng khuẩn tự nhiên có thể chống lại hăm tã do nấm men gây ra. Ask Dr. Sears còn khuyến nghị dùng Lansinoh hoặc lanolin (mỡ cừu) nguyên chất để xoa dịu cơn đau vì hăm tã. Kem chứa chamomile hoặc calendula có thể giúp giảm đau và làm lành vết hăm tã.
MarryBaby
Vật dụng cần thiết:
Miếng lót thay tã
Khăn lau kháng khuẩn
Khăn ướt cho em bé
Bước 1
Trao đổi với tiếp viên hàng không trước khi bạn rời chỗ ngồi để đi thay tã cho bé. Các hãng hàng không có những qui định khác nhau liên quan đến thời điểm được phép rời khỏi chỗ ngồi và vào nhà vệ sinh. Nếu bạn không biết chắc chắn phải đi đâu, nên hỏi tiếp viên xem xem buồng tắm hay buồng vệ sinh nào có bàn thay tã và hỏi về nơi thích hợp để vứt bỏ tã bẩn.
Bước 2
Ẵm bé lên cùng túi “đồ nghề” của mình rồi hướng về nhà vệ sinh. Mở bàn thay tã ra và lau chùi kỹ lưỡng bằng khăn lau kháng khuẩn. Nếu không có miếng khăn lau nào, hãy đảm bảo rằng bé yêu không chạm tay vào chiếc bàn thay tã.
Bước 3
Đặt miếng lót lên bàn thay tã trước khi cho bé nằm trên miếng lót. Nếu bạn không có miếng lót, phủ mặt bàn bằng một lớp khăn giấy. Nếu cục cưng của bạn quá khổ so với bàn thay tã, giữ bé đứng yên trên sàn.
Bước 4
Thay tã sạch cho bé. Đặt bất kỳ miếng khăn lau đã dùng xong nào vào chiếc tã bẩn trước khi gập nó lại và cố định bằng phần dán dính. Thay tã cho bé yêu trước khi rửa ráy cẩn thận tay của bé và bạn trong bồn rửa.
Bước 5
Vứt tã bẩn theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không. Cô ấy sẽ báo bạn được phép bỏ tã vào thùng rác trong nhà vệ sinh hay không. Tuy nhiên, có thể hãng hàng không có quy định riêng nào đó, và cô ấy sẽ hướng dẫn bạn bỏ tã bẩn ở nơi khác.
MarryBaby
Lớp phủ ngoài
Tã giấy dùng một lần có mặt ngoài gồm một miếng vải được phủ plastic gọi là PUL để giữ chất ẩm rỉ ra từ lớp lót liên kết chặt bên trong làm bằng cotton, tre hoặc sợi tổng hợp. Vải dát polyurethane chống thấm có một lớp khoác nhựa mỏng đi kèm một hỗn hợp sợi và giấy để giúp cho bên ngoài không thấm nước. Các nhà sản xuất gắn dán móc cơ học Velcro, vải tổng hợp tự kết dính, hay chất kết dính nhựa để mẹ có thể kết chặt phần phía sau của tã với phía trước. Nhiều loại tã được bổ sung các chuỗi đàn hồi mỏng hoặc sợi nhựa dệt xung quanh mỗi chân tã để thắt chặt khe hở nhằm giảm thiểu nguy cơ rò rỉ.
Lớp thấm hút
Lớp cotton và giấy bên trong chiếc tã giấy dùng một lần được chèn các lớp tinh thể polyacrylate natri, một loại polymer siêu thấm (SAP) có sức chứa gấp 300 lần trọng lượng vật liệu trong chất lỏng. Chất liệu vải này phần nào hút lấy chất ẩm và sử dụng SAP để lưu giữ phần còn lại của chất lỏng ở dạng gel trong đáy tã.
>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm hút của tã
Phụ gia hóa học
Tã dùng một lần mang dấu ấn hóa chất từ quá trình sản xuất và các phụ gia hóa học tạo mùi thơm dễ chịu. Các công ty tã giấy đưa tẩy trắng vào giấy tái chế cũng như sợi vải, và còn bổ sung chất khử mùi để tạo hương cho tã. Theo GreenAmerica.org, nghiên cứu cũng đã phát hiện dấu vết của dioxin, phụ phẩm của quá trình tẩy trắng, trong một vài loại tã giấy dùng một lần. Những hóa chất khác được tìm thấy trong tã dùng một lần bao gồm xylene, ethylbenzene, styrene và ispropylene, tất cả đều có liên quan đến chất hóa dầu. Các hợp chất hóa học này nhằm tạo ra tã giấy với độ bền gia tăng so với giấy và những chất liệu vải khác.
Vật liệu phân hủy sinh học
Tã giấy còn được sản xuất với những vật liệu có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn. Về cơ bản, thành phần của loại tã này là vải như tã giấy dùng một lần, nhưng nó còn sử dụng các biopolymer phân hủy sinh học và các polymer có thể phân hủy thành phân ủ làm bằng vật liệu tái sinh. Màng vải không dệt của loại tã này chứa axit polylactic, một sản phẩm được làm từ thực vật. Tã sử dụng các vật liệu này để làm nếp viền thun chống trào cũng như màng bề mặt và màng đáy chống thấm của thân tã.
MarryBaby
Bé nuốt phải kem chống hăm
Nuốt một lượng nhỏ kem chống hăm có thể khiến bé buồn nôn, mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, trong hầu hết các ca, những tác dụng phụ này không xảy ra. Nếu bé đã nuốt nhiều kem, cần gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa, đặc biệt nếu trẻ nôn mửa hơn 1 lần hoặc liên tục bị tiêu chảy. Còn nếu con đột nhiên nghẹt thở, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu.
>> Xem thêm: Các sản phẩm cho bé hăm tã
Kem dính vào mắt
Nếu trẻ bôi kem chống hăm trúng mắt, có thể mắt bé sẽ bị rát dẫn đến đau đớn, đỏ tấy và sưng phồng. Cần rửa mắt cho bé trong 15 phút bằng nước ấm, nhớ là nước chỉ ấm khoảng bằng nhiệt độ cơ thể thôi nhé. Quấn một chiếc khăn lớn quanh bé để giữ cho bé không huơ tay lộn xộn trong quá trình này. Đặt bé nằm ngửa và đổ nước vào mắt bé mà không để nước dốc vô mũi. Gọi cho bác sỹ và làm theo hướng dẫn để biết con có cần được chăm sóc y tế nhiều hơn nữa hay không.
Rửa sạch
Kem chống hăm đang bám dính vào da bé theo đúng nghĩa đen. Dù chuyện thoa kem là cách tuyệt vời để bảo vệ vùng da bị hăm, nhưng sẽ không hay khi bé bôi kem khắp người. Dầu khoáng và dầu dưỡng da em bé (baby oil) có thể loại bỏ lượng kem chống hăm dư thừa. Mẹ cần lau sạch hết mức có thể bằng khăn giấy hoặc vải mềm trước khi dùng đến dầu nhé!
Giặt sạch quần áo và đồ đạc
Kem chống hăm rất nhờn, nên nó tạo ra những vệt màu khó tẩy. Với quần áo, bạn nên dùng một sản phẩm giảm nhờn được sản xuất để tẩy bỏ vết ố khỏi trang phục. Với thảm hoặc đồ đạc trong già, hãy cạo sạch hết mức có thể, sau đó rải chất hút thu như baking soda hoặc bột ngô lên vùng dính kem chống hăm. Để yên trong 10-15 phút rồi làm sạch vùng này. Kế tiếp, dùng một loại dung môi giặt khô. Nếu vết ố vẫn bám dai dẳng, bạn hãy pha hỗn hợp gồm 1 thìa xúp nước tẩy bát đĩa và 1 thìa xúp giấm trắng cùng 2 cốc nước ấm. Cọ sạch chỗ dơ bằng hỗn hợp, sau đó rửa bằng nước lạnh. Bạn cần tẩy các vệt bẩn càng nhanh càng tốt để không cho chúng có thời gian ngấm vào đồ đạc.
MarryBaby
Bước 1
Đặt con lên cân để biết cân nặng của bé. Nếu không có cân dành riêng cho trẻ sơ sinh, bạn nên đưa con đến phòng khám. Một lựa chọn khác là bạn bước lên cân, rồi cân hai mẹ con cùng nhau sau đó trừ đi trọng lượng của mẹ để tính ra trọng lượng của bé, theo lời khuyên từ website Pampers.
>>> Xem thêm: Cần những gì trong túi đựng tã cho bé?
Bước 2
Kiểm tra giới hạn trọng lượng cho các loại tã bạn đang sử dụng. Các giới hạn trọng lượng có khuynh hướng trùng nhau trong mức dao động cho phép. Ví dụ, một cỡ tã có thể lên đến 12kg và size tiếp theo có thể bắt đầu ở mức 11 kg.
Bước 3
Hãy so sánh trọng lượng của bé với hạn mức trọng lượng trong size tã hiện tại và size lớn kế tiếp để xem điểm rơi của nó. Nếu số kg của con rơi trực tiếp vào một phạm vi không thuộc khoảng bị trùng, có lẽ cục cưng của mẹ vẫn còn chút không gian rộng rãi trong cỡ tã hiện tại. Nếu cân nặng đó nằm trong phạm vi gối đầu, ước lượng độ vừa vặn để xem liệu bạn có nên tăng lên một size tã cho con hay không.
>>> Xem thêm: 10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé
Bước 4
Kiểm tra chiếc tã hiện tại của bé để xem nó vừa vặn với con đến đâu. Nếu bạn phát hiện các vết đỏ xuất hiện trên đùi và bụng ở vị trí phần thun của tã, có lẽ tã này quá nhỏ. Ngoài ra, nếu bạn thấy chiếc tã có vẻ ôm quá sát vào bé, nó cũng thuộc dạng chật chội. Bạn còn có thể nhận ra cỡ tã hiện tại của bé quá nhỏ nếu các chất bẩn bị rò rỉ.
Bước 5
Thử tăng cỡ tã lên một size để xem nó có thấm hút tốt hơn và khiến bé yêu thoải mái hơn không. Nếu tình trạng rò rỉ dừng lại và tã trông vừa vặn hơn, cục cưng nhiều khả năng đã sẵn sàng để được nâng size tã. Nếu bạn nhận thấy khe hở hơi nhiều ở chân và eo của bé, chiếc tã này có thể quá lớn đối với con. Nên đợi cho bé tăng thêm 0,5 hoặc 1kg rồi sau đó thử lại.
MarryBaby
Bước 1
Kiểm tra độ co giãn quanh chân bé. Đặt ngón tay của bạn giữa chân của bé và tã lót. Nâng lên một chút để xem có khoảng co giãn nào không. Nếu không, nghĩa là tã lót quá nhỏ. Một cách thứ hai để kiểm tra là mở tã của bé ra. Nhìn vào khu vực quanh chân bé ở chỗ tã bó vào. Nếu khu vực này có màu đỏ, đúng là tã quá chật.
>>> Xem thêm: Sử dụng tã đúng cách và phương pháp chống hăm cho bé
Bước 2
Khi thay tã cho bé, đóng các miếng dính trên mặt trước của tã và để ý xem chúng có đóng lại dễ dàng không hay bạn phải kéo căng các miếng dính mới đóng được. Nếu bạn phải kéo ra, vậy là tã quá chật với bé cưng rồi đấy!
Bước 3
Nhìn vào chỗ thắt eo của tã, nơi bạn dán các miếng dính với nhau. Lưng tã, hoặc phần trên cùng của tã, nên nằm ở vị trí khoảng 2,5 cm dưới rốn của bé. Nếu vòng eo cách hơn 5 cm dưới rốn của bé, chiếc tã này quá nhỏ.
>>> Xem thêm: Xử lý tã giấy bẩn đúng cách
Bước 4
Xem xét độ vừa vặn của chiếc tã với bé. Một chiếc tã thích hợp sẽ không bó chặt hết phần cơ thể chính mà chỉ ôm vừa gọn quanh eo và chân. Nếu tã ôm chặt và khít mông của bé, nó được xem là chiếc tã quá nhỏ.
Bước 5
Quan sát độ rò rỉ và căng phồng. Nếu tã quá nhỏ, bạn sẽ để ý thấy sự rò rỉ xuất hiện thường xuyên hơn và tã có thể bị căng phồng hay rách toạc vì nó không vừa vặn và không còn chứa nổi những gì em bé thải ra.
MarryBaby
Bú bình và bú mẹ có tác động tới hệ tiêu hóa và miễn dịch của em bé không? Mẹ nên cho trẻ bú bình như thế nào cho đúng cách. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bú mẹ và bú bình hoàn toàn khác biệt, theo nghiên cứu gần đây của trường đại học California, Mỹ. Mẹ nên tiếp nhận thông tin này thế nào?
Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia khoa học đến từ trường đại học California, Mỹ, khỉ con bú sữa mẹ phát triển hệ thống miễn dịch hoàn toàn khác biệt so với khỉ bú bình. Các nhà nghiên cứu mong đợi sự hình thành các lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch của khỉ bú bình qua những chế độ dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại với mong đợi, khỉ bú bình chứa quá ít tế bào T và TH17, hai “chiến binh” giúp chiến lại bệnh nhiễm khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác.
Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện ồ ạt khoảng vài tháng sau khi khỉ con cai sữa. Mặc dù ăn một chế độ như nhau nhưng khỉ bú mẹ lại sở hữu hệ miễn dịch vượt trội hơn hẳn. Chức năng miễn dịch của trẻ sơ sinh được hình thành nhờ nhiều vi khuẩn có lợi.
1. Khác biệt lớn khi ở mốc sáu tháng tuổi
Quay trở lại với nghiên cứu trên, khỉ con khi sinh ra hầu như không có tế bào TH17, và phải nhân lên số lượng trong suốt 18 tháng đầu tiên trong 2 năm đầu đời. Tế bào quan trọng này giúp chống lại rất nhiều sự xâm nhập của cá vi khuẩn gây hại, trong đó có SIV, tương tự với HIV ở loài người.Với kế hoạch nghiên cứu cho hai nhóm khỉ con bú mẹ và bú bình trong 12 tháng, nhưng chỉ đến 6 tháng, các nhà khoa học đã xác định được những khác biệt rõ ràng ở hệ miễn dịch của hai nhóm.
Cụ thể, khỉ bú mẹ chứa lượng lớn vi khuẩn prevotella và ruminococcus, giúp ngăn ngừa các bệnh răng miệng và tiêu hóa. Trong khi đó, khỉ bú bình lại chứa nhiều vi khuẩn clostridium, giúp hạn chế chứng ngộ độc thực phẩm. Nhìn chung, lượng vi khuẩn có lợi ở khỉ bú mẹ nhiều hơn, đa dạng hơn hẳn khỉ bú bình. Điều này đồng nghĩa, khỉ bú mẹ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.
2. Sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khi 12 tháng tuổi
Đến 12 tháng tuổi, 2 nhóm khỉ cho thấy sự tương phản đáng kể, sự khác biệt tập trung tuy vẫn nằm ở các tế bào T. Nhóm khỉ bú mẹ sở hữu lượng lớn tế bào T, đã được “trang bị” tốt hơn để tiết ra các hóa chất bảo vệ tên là cytokines.
Đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chỉ ra rằng đặc điểm hệ miễn dịch của con người được hình thành từ những tháng đầu đời. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ vi sinh vật đường ruột có trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sức khỏe sau này.
Axit arachidonic, kích thích việc sản xuất tế bào TH17, được tìm thấy rất nhiều trong sữa mẹ. Tóm lại, khi cho trẻ bú sữa công thức, hệ miễn dịch của trẻ hoàn toàn được phát triển theo hướng khác biệt so với trẻ bú mẹ. Nghiên cứu không chứng minh được vấn đề cho con bú mẹ sẽ giúp con khỏe mạnh hơn so với cho con bú bình. Đây chỉ là bước đầu tiên, chỉ ra được sự khác biệt giữa hệ miễn dịch của trẻ bú mẹ và bú bình mà thôi. Vì vậy, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nếu bé con nhà mình không có điều kiện bú mẹ như các bé khác nhé!
Cho bé bú bình đúng cách
1. Khoảng cách giữa các cữ bú
Tương tự như khi bú sữa mẹ, các mẹ không nên áp dụng cho bé một chế độ chăm sóc quá cứng nhắc khi bé chỉ mới được vài tuần tuổi. Tốt nhất, cứ mỗi 2-3 giờ mẹ hãy cho bé bú một bình sữa hoặc cho bé bú khi đói.
Khi được một tháng tuổi, bé đã sẵn sàng cho việc ăn uống theo đúng thời khóa biểu. Vì lẽ, trẻ sơ sinh bú sữa công thức có xu hướng nặng hơn so với những bé chỉ bú sữa mẹ. Do đó, việc lập thời gian biểu cố định giúp mẹ có thể kiểm soát được lượng sữa bé đã tiêu thụ, ngăn ngừa việc dung nạp quá nhiều.
Mẹ nên cho bé bú mỗi 3-4 giờ một lần. Khi bé đạt 4,5kg, bé sẽ cần khoảng 45-90ml sữa trong mỗi lần bú. Lưu ý, đừng ép bé uống thêm một khi bé đã no.
2. Khử trùng
Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm vú phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, bạn chỉ cần rửa trong nước nóng với xà bông và một bàn chải chuyên dụng là đủ.
Tuy nhiên, nếu bạn pha sữa bằng nước giếng thì nên khử trùng bình sữa thường xuyên. Còn nếu mẹ sử dụng bình nhựa không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao thì có thể khử trùng bằng lò vi sóng, hoặc rửa sạch trong máy rửa chén.
Bên cạnh đó, hầu như tất cả các bố mẹ đều khử trùng nước trước khi pha sữa, đặc biệt khoảng thời gian bé mới chào đời. Tuy nhiên việc này là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ dùng nước giếng.
Để tiết kiệm thời gian khử trùng nước, mỗi sáng mẹ nên đun sôi lượng nước đủ dùng cho cả ngày trong khoảng 1 phút. Sau đó, mẹ giữ nước trong bình giữ nhiệt, đợi thêm một chút nhưng không quá 30 phút cho nước nguội dần cho đến khi đạt nhiệt độ không quá nóng.
3. Cách tốt nhất để làm ấm sữa
Sữa ấm hay nguội không phải là vấn đề quan trọng hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu là sữa ấm thì bé sẽ thích thú hơn. Có nhiều cách để mẹ làm ấm bình sữa như: để bình sữa trong 1 tô nước nóng, đặt dưới vòi nước ấm, hoặc sử dụng bình giữ nhiệt.
Nếu bé quen uống sữa nguội thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Mẹ không cần tốn thời gian làm ấm sữa và bé cũng không cần chờ đợi sữa được làm ấm mỗi khi đói bất chợt.
Các mẹ lưu ý đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa.
4. Quan sát sự hài lòng của bé
- Trẻ sơ sinh không thể nói, do đó lắng nghe và quan sát là cách duy nhất để bố mẹ hiểu bé. Nếu mẹ nghe tiếng mút ồn ào khi bé uống, thì có thể bé uống quá nhiều không khí. Để hạn chế, hãy giữ bình sữa nghiêng một góc 45º.
- Cho bé bú trong tư thế nằm thẳng không chỉ làm tăng nguy cơ nghẹt thở, mà còn có thể khiến sữa chảy vào tai giữa và gây ra nhiễm trùng.
- Mẹ cần quan sát để núm vú và cổ bình luôn chứa đầy sữa.
- Cuối cùng, mẹ đừng bao giờ dựng đứng bình sữa vì nó có thể làm cho bé bị nghẹt thở.
[inline_article id=4802]
Cho bé uống sữa là khoảng thời gian tuyệt vời, khi bạn có thể nhẹ nhàng ôm con vào lòng và quan sát khuôn miệng nhỏ xíu háu ăn đang thích thú với bữa ăn của mình. Vì vậy, đừng quên tận dụng cơ hội này để được gần bé cũng như thể hiện tình yêu với bé nhiều hơn.
Marry Baby