Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cảnh báo 12 nguy hiểm khi dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh

có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh
Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh?

Mùa đông ở miền Bắc rất khắc nghiệt, thời tiết lạnh giá, khô hanh dễ làm các bé bị nhiễm lạnh, cảm cúm, ho, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ thường tìm nhiều phương pháp để giữ ấm, bảo vệ con khỏi bệnh mùa lạnh. Các loại máy sưởi cho trẻ sơ sinh như quạt sưởi, chăn điện giữ nhiệt, máy sưởi… rất tiện ích và làm ấm tốt. Thế nhưng có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh không?

MarryBaby khuyên các mẹ nên tìm hiểu kỹ những tác hại mà máy sưởi có thể gây ra cho bé trước khi sử dụng nhé!

Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Những rủi ro có thể gặp

1. Máy sưởi có tốt cho trẻ sơ sinh? Làm da bé bị khô, ngứa và bong tróc

Mẹ biết đấy, thời tiết mùa đông không chỉ lạnh mà còn khô hanh khiến da bé bị mất nước nhanh chóng. Trong khi đó, hoạt động tản nhiệt của các loại máy sưởi càng làm mất độ ẩm của không khí và khiến cho tình trạng khô da của bé thêm nghiêm trọng.

Làn da của bé sơ sinh rất mỏng và luôn được bảo vệ bởi các loại dầu tự nhiên bên trong da. Thế nhưng khi da bị mất nước, các loại dầu bảo vệ bị khô làm da mất đề kháng dễ bị khô nẻ, ngứa, đau rát, bong tróc, thậm chí là bị nhiễm trùng khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Mặc dù mẹ có thể dùng kem dưỡng da, kem chống nẻ để xoa dịu làn da của bé, thế nhưng nên hạn chế dùng mỹ phẩm cho bé, kể các sản phẩm được nhà sản xuất ghi an toàn cho trẻ sơ sinh vì các thành phần hóa học có thể làm bé bị dị ứng. 

Nếu dùng kem dưỡng da cho bé, mẹ nên chọn các loại kem có chiết xuất từ hoa cúc, bơ ca cao, bơ hạt mỡ, nghệ tây, dầu jojoba và bơ vì nó an toàn hơn.

2. Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Làm khô mũi của bé

Trong cấu tạo mũi của bé có một tuyến nhờn, các chất nhờn này giống như một máy lọc không khí. Khi bé hít vào, chất nhờn sẽ giữ lại bụi, vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nhưng nếu chất nhờn này bị khô, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập, gây ra các bệnh về hô hấp cho bé như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, ho…

Trong khi đó, không chỉ có thời tiết lạnh mới làm mũi của bé bị khô và vi khuẩn dễ dàng thâm nhập mà các loại máy sưởi cũng có thể tạo ra vi khuẩn khiến bé dễ bị bệnh. 

Nguyên nhân là khi bật máy sưởi ấm sẽ tạo ra một đám mây bụi có thể chứa vi khuẩn. Khi đề kháng của bé yếu, mũi bị khô, các vi khuẩn này sẽ đi vào đường hô hấp của bé và gây ra các bệnh về hô hấp hoặc dị ứng.

Do đó, khi dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên bật máy ít nhất từ 10-15 phút rồi mới đưa bé vào phòng nhé.

Ngoài ra, để làm giảm tác dụng phụ của máy sưởi, mẹ có thể dùng kết hợp với máy làm ẩm hơi nước để cung cấp độ ẩm cho không khí, làm giảm tình trạng khô da, khô mũi của bé.

tre-so-sinh-bi-kho-mui
Máy sưởi có thể làm bé bị khô mũi

3. Máy sưởi ấm cho trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ

Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo rằng, nhiệt độ trong phòng của bé khi quá nóng sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Các bà mẹ chỉ nên cho bé mặc đồ ngủ nhẹ, dễ chịu như đồ thu đông, nằm trong phòng thoải mái có nhiệt độ vừa phải.

Cùng với đó, máy sưởi, lò sưởi điện và các thiết bị sưởi dựa trên quạt cũng được khuyến cáo là làm giảm độ ẩm trong không khí, không tốt cho sức khỏe của bé.

Khi các máy sưởi hoạt động làm nóng không khí sẽ gây thiếu oxy, ngột ngạt và khô mũi của bé, dẫn đến các bệnh về hô hấp như cúm, xoang, nhiễm trùng hoặc làm bé khó thở, dễ có nguy cơ đột tử.

Do vậy, mẹ nên giữ cho phòng của bé thông thoáng khi bật máy sưởi bằng cách mở hé một số cửa để không khí lưu thông hoặc đặt một bát nước trong phòng để làm ẩm không khí.

4. Dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh làm bé bị quá nóng, đổ mồ hôi, dễ nhiễm lạnh 

Hiện nay có rất nhiều loại máy sưởi nhưng máy sưởi bức xạ nhiệt hoạt động bằng điện được đánh giá an toàn hơn là các loại máy sưởi sử dụng nhiên liệu đốt bằng gas hoặc propan.

Tuy nhiên, dù sử dụng dòng máy nào, mẹ cũng nên lưu ý các điều sau: 

+ Luôn mở hé cửa phòng, tránh làm bé bị quá nóng. 

+ Đặt thiết bị sưởi xa giường của bé, xa rèm cửa và các thiết bị điện hoặc các thiết bị dễ cháy nổ. 

+ Khi sử dụng máy sưởi lần đầu tiên, mẹ nên đặt báo thức để đánh thức mình nhằm kiểm tra bé đều đặn xem con có bị khó chịu không. Nếu bé hay khóc, ngủ không ngon, có thể nhiệt độ trong phòng đang quá nóng. Mẹ cũng có thể hôn tai và trán của bé để cảm nhận nhiệt độ của con.

+ Mẹ nên giữ nhiệt độ máy sưởi ở mức vừa phải và có thể dùng một chiếc chăn nhẹ để đắp từ bụng trở xuống cho con. Nhưng em bé khi ngủ rất hay đạp chăn ra khỏi người nên tốt nhất mẹ nên mặc đồ đủ ấm cho con nhé.

5. Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Gây bỏng cho bé 

Mẹ biết rồi đấy, rất khó để yêu cầu một em bé đã biết bò, biết đi phải ngồi yên một chỗ trừ khi mẹ nhốt bé trong cũi. Từ giai đoạn biết bò, bé rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá mọi thứ xung quanh, nên thấy gì cũng sờ vào, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ bật máy sưởi trong phòng mà không ở bên cạnh con. Máy sưởi như một bếp lửa, khi bé chạm vào sẽ bị bỏng, tệ hơn nếu lửa bắt vào quần áo bốc cháy gây nguy hiểm cho bé. 

Cho nên mẹ cần đặt máy sưởi xa tầm tay bé và nên chọn các loại máy sưởi an toàn cho trẻ nhỏ như máy sưởi bức xạ nhiệt vì bề mặt của máy không nóng, độ ẩm và oxy luôn phải duy trì ở mức vừa phải. 

Ngoài ra, máy sưởi quạt trần hoặc máy sưởi cove cũng an toàn cho trẻ nhỏ, tuy nhiên mức oxy và độ ẩm không tốt bằng loại bức xạ nhiệt.

Mẹ cũng nên đặt lò sưởi cách các chất dễ cháy ít nhất là 1 mét và cần có rào chắn ngăn bé tới gần.

be-bi-chay-mau-cam
Máy sưởi có thể làm bé bị chảy máu cam

6. Làm bé chảy máu cam 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thi thoảng vẫn bị chảy máu cam vào mùa đông do mũi bị khô làm nứt da trong mũi gây ra chảy máu. Các loại máy sưởi cũng có thể làm bé bị mất nước và chảy máu cam nặng hơn.

Khi trời quá lạnh, muốn sưởi ấm cho phòng của bé, mẹ nên dùng kết hợp với máy làm ẩm phun sương để giữ ẩm cho không khí và không làm khô da, mũi bé.

Ngoài ra, nếu phòng ngủ của bé có phòng tắm bên trong, mẹ có thể bật bình nóng lạnh rồi xả nước từ vòi hoa sen xuống nền, hơi nóng sẽ tản đi khắp phòng làm ẩm không khí. 

Một lưu ý nữa mà mẹ cần ghi nhớ là không nên tắm thường xuyên cho bé vào mùa đông vì nước ấm sẽ làm khô lớp dầu bảo vệ tự nhiên dưới da của bé.

Mẹ cũng nên canh chừng không cho bé ngoáy mũi, vì ngoáy mũi dễ làm chảy máu cam.

7. Máy sưởi không gian có thể làm nóng hoặc lạnh bé

Hầu hết các máy sưởi không gian đều có một bộ điều nhiệt tự động để điều chỉnh nhiệt độ phòng. Song có lúc chúng không hoạt động chính xác làm nhiệt độ bị quá nóng hoặc quá lạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh.

Máy sưởi không gian có thể làm cho bé ra mồ hôi nhiều. Khi mẹ không biết để lau mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong làm bé bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, dòng máy này còn có thể làm bé bị khô da, mất nước, khó chịu, ngủ không ngon giấc. 

Mẹ có thể nhận biết con bị mất nước nếu sau 5-6 giờ không thấy tã ướt hoặc da bé không tươi, mắt lờ đờ, trũng xuống, miệng và môi khô, tay chân bị lạnh…

Mẹ nên chọn dòng máy sưởi không cần giám sát trong nhiều giờ mà vẫn đảm bảo mức nhiệt an toàn cho phòng của bé. 

Khi bé bị mất nước, mẹ nên dùng chất điện giải với các muối thiết yếu để bổ sung nước cho cơ thể bé và cho bé uống nhiều sữa hoặc nước trái cây.

8. Máy sưởi khí có thể gây tử vong cho bé 

Mẹ cần biết rằng, máy sưởi gas dùng khí gas để tạo nhiệt làm giải phóng carbon monoxide. Khi máy sưởi hoạt động qua đêm, các khí này sẽ bị tích tụ trong phòng làm bé bị đau đầu, thậm chí mức khí cao còn gây tử vong cho bé. 

Khí carbon monoxide không màu, không mùi rất khó phát hiện và chỉ khi bị rò rỉ ở mức lớn máy sưởi mới phát tín hiệu báo động.

suoi-bang-bep-than
Tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi cho bé

9. Sử dụng các bếp nấu để sưởi ấm có thể gây nguy hiểm cho bé

Vào mùa đông lạnh, rất nhiều gia đình đã sử dụng các loại bếp để sưởi ấm cho bé như bếp củi, bếp than, thậm chí cả bếp gas… mà không biết rằng nó thực sự gây nguy hiểm cho bé. 

Khí than, khí gas có thể làm bé bị ngạt thở, ngộ độc dẫn đến tử vong, chưa kể các nguy cơ cháy nổ khác có thể xảy ra nếu người lớn bất cẩn.

Do đó, mẹ đừng bao giờ có ý tưởng dùng các loại bếp đun để sưởi ấm cho con nhé.

10. Chăn điện có thể làm bé bị bỏng

Chăn điện là sản phẩm mới gây sốt trên thị trường trong những năm gần đây, thế nhưng dùng chăn điện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có an toàn không?

Mẹ nên biết rằng, cơ thể của bé rất non nớt và nhạy cảm, trong khi chăn điện sử dụng sóng điện từ để sưởi ấm, dòng cảm ứng này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hơn nữa, khi chăn điện hoạt động quá nóng có thể làm bé bị bỏng da, phát cháy nếu mẹ không để mắt tới kịp thời.

Nếu mẹ sử dụng chăn điện, tốt nhất nên bật chăn sưởi ấm giường trước khoảng 15 phút rồi tắt đi sau đó mới đặt bé vào giường ngủ.

11. Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Làm bé bị khô mắt

Khi tình trạng mất nước xảy ra, mắt cũng sẽ bị khô, đau ngứa, khó chịu. Máy sưởi có thể làm gia tăng tình trạng mất nước ở trẻ. Vì vậy nếu trời không quá lạnh, mẹ không nên bật máy sưởi nhé. 

Dấu hiệu bé bị khô mắt mẹ có thể nhận thấy như bé chảy nước mắt dù không khóc, mắt bị đỏ, khóe mắt có vẻ trũng hơn bình thường, bé khó chịu và hay quấy khóc, đưa tay dụi mắt. 

Mẹ có thể xoa dịu mắt cho bé bằng cách:

+ Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng.

+ Dùng khăn ướt ấm đặt lên mắt của bé.

+ Dùng thuốc muối sinh lý để vệ sinh mắt và nhỏ mắt cho bé.

+ Trường hợp bé bị đau mắt nặng, mẹ nên đưa con đến bệnh viện nhi thăm khám.

12. Nguy cơ cháy nổ

Có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh? Theo Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng, hệ thống sưởi ấm không gian gây ra khoảng 25.000 vụ hỏa hoạn ở khu dân cư và làm chết khoảng 300 người, làm bỏng 6.000 người mỗi năm. 

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hầu hết các đám cháy xảy ra do các thiết bị sưởi ấm được đặt gần với vật liệu dễ cháy.

may-suoi-co-an-toan-cho-be
Máy sưởi không gian tốt hơn các loại máy sưởi chạy bằng nhiên liệu đốt

Trẻ sơ sinh nằm máy sưởi có tốt không?

Có lẽ 12 rủi ro mà MarryBaby đề cập phía trên đã giúp mẹ trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh nằm máy sưởi có tốt không. Mẹ có thể cho con nằm máy sưởi nhưng cần chú ý đến các vấn đề an toàn. Đồng thời, mẹ cũng nên tham khảo các thông tin bên dưới để con nằm máy sưởi tốt nhất.

Lưu ý khi dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh

+ Máy sưởi không gian nên được dùng ở khu vực cách trẻ con cũng như vật liệu dễ cháy nổ ít nhất 1 mét và luôn phải trông chừng trẻ khi máy đang hoạt động.

+ Các thiết bị sưởi ấm nên được bảo dưỡng thường xuyên và làm sạch ống khói thường xuyên.

+ Khi sử dụng máy sưởi không gian trong phòng bé, mẹ nên mở nhẹ cửa để không khí được lưu thông. 

+ Mẹ chỉ nên mua máy sưởi có chức năng tự động ngắt khi bị đổ.

+ Mẹ nên để nhiệt độ sưởi trong phòng thấp và đắp thêm chăn cho con nếu mẹ cảm thấy nhiệt độ chưa đủ ấm.

+ Nên sử dụng kết hợp với các loại máy phun sương, máy làm ẩm không khí, máy lọc không khí để làm ẩm và làm sạch không khí trong phòng bé. 

+ Nên bật máy sưởi trước 15 phút sau đó mới bế bé vào phòng. 

+ Mặc dù có máy sưởi trong phòng nhưng mẹ vẫn nên mặc ấm cho con bằng những bộ đồ thoải mái. 

+ Không nên sử dụng máy sưởi chạy bằng gas trong phòng ngủ của bé sơ sinh. Nếu dùng, mẹ nên bảo dưỡng và thay gas thường xuyên để đảm bảo khí độc không bị rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm cho bé.

+ Không nên vừa bật máy sưởi vừa dùng đèn xông tinh dầu trong phòng bé vì nhiệt độ cao có thể làm đèn bốc cháy gây hỏa hoạn, nguy hiểm cho bé.

+ Mẹ luôn phải để mắt tới bé sơ sinh, ngay cả khi không bật máy sưởi.

Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ có nên dùng máy sưởi cho trẻ sơ sinh. Máy sưởi thật sự tiện ích trong các mùa đông lạnh giá, thế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm với trẻ sơ sinh nên mẹ hết sức cẩn thận khi dùng nhé. 

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh: Loại nào tốt nhất cho bé? 

tinh-dau-cho-tre-con

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ các loại thảo mộc, hoa và các loại cây. Tinh dầu được dùng phổ biến để thoa ngoài da cho bé với tác dụng massage thư giãn, làm ấm cơ thể hoặc làm dầu thơm trong phòng để khử mùi, an thần, giúp bé ngủ ngon.

Tinh dầu cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất? Marry Baby sẽ giải đáp cho các mẹ ngay sau đây. 

Tinh dầu trẻ sơ sinh nên dùng khi bé được mấy tháng tuổi?

Nghiên cứu cho thấy một số lợi ích của tinh dầu với trẻ sơ sinh và các tác hại của tinh dầu với trẻ sơ sinh là không đáng kể.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bác sĩ Naturopathic Hoa Kỳ khuyến nghị, không nên sử dụng tinh dầu cho tất cả các bé dưới 3 tháng tuổi.

Các loại tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

Tinh dầu oải hương 

Một đánh giá năm 2016 cho thấy, tinh dầu oải hương có thể giúp điều trị tình trạng viêm đau ở trẻ sơ sinh. Cụ thể, những trẻ sơ sinh được ngửi mùi hoa oải hương trong khi thử nghiệm chích gót chân trải qua ít đau đớn hơn và nhịp tim thấp hơn so với các bé không được ngửi.

Một nghiên cứu khác kết luận rằng, massage bằng dầu thơm hoa oải hương có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng cho bé. 

Tinh dầu hoa cúc 

Tinh dầu hoa cúc được sử dụng phổ biến tại nhà để khắc phục chứng mất ngủ ở người lớn và trẻ sơ sinh. 

Bạn chỉ cần thêm một vài giọt dầu hoa cúc vào bồn nước ấm hoặc máy khuếch tán để xoa dịu tâm lý và giúp bé an thần.

Tinh dầu hướng dương  

Tinh dầu hướng dương rất giàu axit linoleic, là lựa chọn tuyệt vời cho bé có làn da nhạy cảm.

Một nghiên cứu cho thấy, tinh dầu hướng dương có khả năng cải thiện hydrat hóa da cho trẻ sơ sinh.

tinh-dau-cho-be
Massage cho bé bằng tinh dầu

Cách sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

Dùng tinh dầu massage cho bé 

Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu như hướng dương, dầu hạt nho pha loãng để massage cho bé.

Các nghiên cứu cho thấy, massage có thể giúp tăng cân ở trẻ sinh non, hỗ trợ sự phát triển và giảm sự khó chịu hoặc rối loạn giấc ngủ cho bé.

Mặc dù không cần sử dụng tinh dầu, bạn vẫn có massage được cho bé, nhưng dùng tinh dầu sẽ giúp quá trình massage dễ dàng hơn khi bạn chuyển động tay trên da bé.

Cách massage bằng tinh dầu cho bé

Bạn pha loãng tinh dầu, xoa giữa 2 lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng áp 2 lòng bàn tay vào da em bé. Bạn bắt đầu di chuyển nhẹ nhàng từ chân tới cổ bé rồi di chuyển ngược lại.

Bạn có thể massage ngực và bụng cho bé bằng cách di chuyển 2 bàn tay sang 2 bên hông của bé rồi miết nhẹ. Tiếp đó, bạn hãy dùng ngón tay để massage theo chuyển động kim đồng hồ.

Dùng tinh dầu để tắm cho bé 

Bạn có thể dùng một vài giọt tinh dầu hoa cúc hoặc tinh dầu hoa oải hương pha với nước tắm cho bé. Cách này có thể làm dịu da, giúp bé được thư giãn và ngủ ngon hơn. 

Sử dụng dụng cụ khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ 

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ khuếch tán tinh dầu trong lòng ngủ. Hương thơm của tinh dầu giúp khử mùi hôi, vi khuẩn trong phòng và giúp bé ngủ ngon. 

Bạn có thể đặt mua trên các trang bán hàng trực tuyến các dụng cụ khuếch tán tinh dầu như đèn xông tinh dầu, máy xông hơi tinh dầu…

tinh-dau-hoa-cuc-cho-be
Dùng tinh dầu hoa cúc pha loãng để tắm cho bé.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho trẻ sơ sinh 

+ Không sử dụng tinh dầu oliu để thoa lên da của trẻ sơ sinh vì nó gây dị ứng da.

+ Không sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào cho bé dưới 3 tháng tuổi, kể cả các loại tinh dầu được nhà sản xuất ghi trên sản phẩm là an toàn cho trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh non.

+ Không được thoa tinh dầu nguyên chất lên da bé. Bạn phải pha loãng tinh dầu khi dùng massage cho bé. Hiệp hội quốc gia về hương liệu tổng thể (NAHA) khuyên bạn nên pha loãng tinh dầu chỉ còn 0,5 – 2,5%. 

+ Không cho bé uống tinh dầu hoặc ăn thức ăn có sử dụng tinh dầu.

+ Không sử dụng tinh dầu cho các bé có làn da nhạy cảm, nhất là các loại tinh dầu dễ gây kích ứng da như dầu oliu.

+ Để xa tầm tay trẻ em.

+ NAHA khuyên nên tránh sử dụng các loại tinh dầu phổ biến sau đây trong khi mang thai và trong khi cho con bú: 

. Tinh dầu chiết xuất từ hột cây hồi hương

. Tinh dầu chiết xuất từ cây bạch dương

. Tinh dầu chiết xuất từ long não

. Tinh dầu chiết xuất từ húng quế

. Tinh dầu chiết xuất từ hạt mùi tây

. Tinh dầu chiết xuất từ giống rau thơm

. Tinh dầu chiết xuất từ ngải cứu

tinh-dau-hung-que
Không dùng tinh dầu húng quế cho trẻ sơ sinh.

+ Bạn nên tránh để tinh dầu tiếp xúc với đường thở của bé. Nếu muốn làm ấm cơ thể bé vào mùa lạnh, bạn có thể pha loãng tinh dầu để thoa vào chân bé. 

+ Khi sử dụng máy khuếch tán tinh dầu, bạn nên pha loãng trước khi cho vào máy để làm giảm nguy cơ phản ứng hô hấp gây bất lợi cho bé. 

+ Bạn không nên sử dụng máy khuếch tán hương thơm cho trẻ sơ sinh bị hen suyễn hoặc có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn do tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng tốt cho các bé trong việc massage, giữ ấm cơ thể và an thần. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng và đặc biệt phải để xa tầm tay trẻ nhỏ.

Hanako

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý cho bố mẹ những cách đặt tên cho con yêu ở nhà

Mẹ bầu sử dụng máy vi tính

Dù là tên khai sinh hay tên ở nhà đi chăng nữa thì nó cũng sẽ gắn bó cùng con đến suốt cuộc đời. Nhưng để chọn ra một cái tên gọi đáng yêu, không “lỗi mốt” hay chỉ gọi thôi đã đủ toát lên sự mạnh mẽ, kiêu kỳ đúng theo kiểu “cái tên nói lên tất cả” là điều làm nhiều cha mẹ rất đau đầu. Hiểu được điều đó, Marry Baby đưa ra cho bạn những gợi ý về cách đặt tên cho con yêu tại nhà.

Trước đây, nhiều người cũng thường quan niệm rằng việc đặt cho bé một cái tên ở nhà thì trẻ sẽ dễ nuôi hơn và bớt được tật hay quấy khóc. Nhưng ngày nay, việc đặt tên ở nhà cho con đã dần trở thành một thói quen và có thời điểm trở thành mốt khiến nhiều ông bố bà mẹ hao tâm khổ trí để nghĩ ra một cái tên thật “không giống ai” cho con mình.

Dù là thế nào đi chăng nữa thì việc gọi con bằng một cái tên dễ gọi và đáng yêu cũng là điều thú vị. Nhưng bố mẹ đừng tùy tiện chọn đại cho con một cái tên theo ý thích, vì đa phần cái tên đó cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, tình cảm của con sau này đấy!

Hãy thử những cách đặt tên cho con theo những gợi ý dưới đây và cho mình một cái tên thích hợp nhé!

1. Cách đặt tên cho con theo giờ sinh và cung hoàng đạo

Bạn hoàn toàn có thể đặt tên ở nhà của trẻ theo cách này căn cứ vào ngày giờ sinh hoặc cung hoàng đạo của con. Ví dụ như những cái tên thuộc cung hoàng đạo như là “Thiên Bình” hay “Bạch Dương” đều rất đẹp khi gọi lên.

2. Đặt tên theo nhân vật trong thần thoại, lịch sử hay tôn giáo

Điều này thường dễ gặp ở những gia đình có đạo Công giáo hay những quốc gia phương Tây. Với cách đặt tên ở nhà này cho con thì cha mẹ gửi gắm niềm tin và mong muốn rằng, đứa trẻ sẽ có đức tính hay nhân cách giống như nhân vật mà con được đặt tên theo. Nếu cảm thấy cách gọi con bằng tên nước ngoài không phù hợp, các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm những cái tên đã được Việt hóa hoặc tên của những nhân vật ở nước ta chẳng hạn.

3. Đặt tên theo ý nghĩa của tên gọi

cách đặt tên cho con dựa trên ý nghĩa 1269927694

Khi lựa chọn cách đặt tên cho con này thì bố mẹ cũng phải thật thận trọng. Bởi lẽ, ý nghĩa mà cái tên mang lại sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách của con. Nên chắc chắn rằng bạn đã chọn cho bé một cái tên toát lên vẻ thông minh hoặc đức tính tốt đẹp, hay một ý nghĩa mang tính tích cực nào đấy. Bạn cũng có thể đặt tên ở nhà dựa trên tên khai sinh của con, nghĩa là cả hai cái tên có sự liên quan đến nhau.

Ví dụ tên khai sinh là Minh, bạn có thể đặt tên cho bé ở nhà là Quang, Sáng.

4. Đặt tên hợp mốt

Sự thật là những cái tên phổ biến thường được nhiều người chọn nhất. Một số người có xư hướng đặt tên cho con theo tên một người nổi tiếng nào đó, chẳng hạn như một ngôi sao điện ảnh hay vận động viên bóng đá được yêu thích hoặc một chính trị gia nổi tiếng… Đôi khi chỉ đơn giản là một thứ gì đó mà cha mẹ trẻ yêu thích; điển hình như thương hiệu của một hãng công nghệ, tên một nhà mốt, tên một nhân vật trong phim hay thậm chí là tên của món ăn (Su Su, Bí Ngô, Bắp…).

5. Đặt tên theo dân gian hoặc con giáp

Đây là cách đặt tên cho con ở nhà khá phổ biến mà nhiều gia đình Việt Nam áp dụng. Nếu đặt tên con theo dân gian, bạn có thể chọn tên cu Tí, Tèo, Bờm, Cò… cho bé trai, chọn tên Na, Nấm… cho bé gái. Nếu muốn đặt tên ở nhà cho con theo con giáp năm sinh, bạn có thể chọn các tên như: Tí, Dần, Thìn, Mùi, Hợi, Cún, Gà…

Khi đặt tên ở nhà cho bé không nên đặt cái tên quá dài (kể cả là tên thật), cũng không nên theo trào lưu vì sẽ mau chóng bị lỗi mốt. Ngoài ra, tuyệt đối đừng dùng những tên quá cực đoan như Vô Địch, Mỹ Nữ, Mỹ Nhân… sẽ dễ gây áp lực cho con nếu đứa trẻ không lớn lên đúng như cái tên mà chúng thường gọi được. Đã qua rồi cái thời mà cha mẹ thích đặt cho bé những cái tên “xấu xí” để dễ nuôi nên tránh chọn những tên mang ý nghĩa tối nghĩa hay quá thô thiển.

Có vô vàn cái tên ở nhà mà bạn có thể chọn đặt cho con yêu của mình, nhưng hãy nhớ đặt mình vào bản thân trẻ và mường tượng xem khi lớn lên, con sẽ cảm thấy thế nào khi được gọi bằng cái tên ấy. Mong rằng những gợi ý về cách đặt tên cho con ở trên sẽ có ích trong việc giúp bạn chọn cho bé một cái tên thật hay.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh

Muỗi gây ra các căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ khiến mẹ nào cũng lo lắng và tìm cách phòng chống muỗi cho con. Vậy các loại thuốc hay phương pháp phòng chống muỗi nào an toàn cho trẻ sơ sinh? Marry Baby sẽ mách bạn ngay sau đây!

Phòng chống muỗi không hề dễ khi nó sinh sản quá nhanh và quá nhiều vào mùa mưa ở Nam bộ và mùa xuân hè ở Bắc bộ nước ta. Mẹ cần ghi nhớ cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh để giúp con thoát khỏi các căn bệnh do muỗi gây ra.

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh

Sử dụng trang phục kín

Mặc dù không phải là giải pháp bảo vệ bé khỏi muỗi 100% nhưng đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể làm ngay vì nó thật đơn giản.

Việc quấn tã trùm kín thân hoặc mặc quần áo dài cho bé sẽ giúp ngăn chặn muỗi tiếp xúc với da để chích.

Mẹ cần lưu ý, nên sử dụng các loại trang phục dài phù hợp với nhiệt độ trong phòng. Chẳng hạn, nếu trời nắng nóng, mẹ nên mặc cho con các bộ đồ dài bằng vải cotton mỏng mát. Mẹ nên kết hợp đeo bao tay, bao chân cho bé. Bao tay, bao chân vừa giữ ấm cho bé, vừa giúp phòng muỗi đốt.

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn các loại quần áo sáng màu cho bé mặc. Vì quần áo tối màu, đặc biệt là màu đen, thường thu hút muỗi do tập tính trú ngụ ở những nơi tối và ẩm thấp của chúng.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các phụ kiện chống muỗi cho bé vào thời gian mưa nhiều, ẩm thấp như mũ rộng vành và mạng che dạng khăn voan.

Sử dụng các dụng cụ chống muỗi

♦ Sử dụng lưới chống muỗi: Dụng cụ này cũng là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh được nhiều gia đình lựa chọn vào mùa mưa hiện nay. Lưới chống muỗi sẽ ngăn chặn muỗi ở bên ngoài bay vào nhà, giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị muỗi chích.

♦ Vợt muỗi: Vợt muỗi cũng là dụng cụ được dùng phổ biến trong các gia đình để diệt muỗi. Tuy nhiên, dụng cụ sử dụng nguồn điện để tiêu diệt muỗi nên mẹ cần hết sức thận trọng khi để gần con nhỏ. Hãy cẩn thận tắt nguồn khi không sử dụng và tốt nhất không bao giờ để gần chỗ con nằm.

♦ Máy đuổi côn trùng: Máy đuổi côn trùng có nhiều loại nhưng phổ biến là loại máy sử dụng cảm ứng tạo ra một loại sóng âm để xua đuổi các loại côn trùng nhỏ và loại sử dụng hương liệu tỏa ra môi trường xung quanh bằng cách tản hơi nước để đuổi côn trùng. Các sản phẩm này khá hiệu quả nhưng không thật sự tốt cho trẻ sơ sinh. Bởi sóng âm hay các hương hiệu không đảm bảo, có thể gây tác động xấu tới sức khỏe của bé, trong đó dễ nhận thấy nhất là có thể gây ra các bệnh về hô hấp hoặc dị ứng.

 

Sử dụng các dụng cụ chống muỗi
Vợt muỗi cũng là dụng cụ được dùng phổ biến trong các gia đình để diệt muỗi 

Sử dụng nhang chống muỗi

Nhang chống muỗi không thể xua đuổi muỗi ở diện tích rộng. Hơn nữa, khói từ nhang tỏa ra còn có thể khiến bé bị ngạt nếu nằm trong phòng kín và diện tích nhỏ. Nhang muỗi cũng có thể gây ra các căn bệnh về hô hấp, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé.

Nguy cơ gây cháy nhà từ nhang cũng có thể xảy ra khi tàn lửa bắt vào chăn màn, quần áo.

Nếu mẹ muốn sử dụng nhang chống muỗi, tốt nhất nên để nhang ở xa nơi con nằm. Có thể đặt nhang trước nhà hoặc ở các cửa sổ để ngăn muỗi bay vào.

Sử dụng đèn xông tinh dầu để đuổi muỗi

Đèn xông tinh dầu thật sự chỉ tốt cho việc làm thơm phòng và giúp người lớn thư giãn. Còn đối với trẻ sơ sinh, đây không phải là một giải pháp an toàn để chống muỗi. Bởi trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với bất kỳ loại hương liệu nào mà cơ thể bé không phù hợp. Hơn nữa, đèn xông tinh dầu còn có thể khiến bé bị ngột ngạt trong phòng kín, ảnh hưởng tới hô hấp của bé.

Sử dụng các loại tinh dầu để đuổi muỗi

Tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu phong lữ… đang được nhiều mẹ lựa chọn như môt giải pháp chống mỗi an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi mua, các mẹ cần đọc kỹ các thành phần có trong tinh dầu và lưu ý tới các thành phần có thể bất lợi cho trẻ sơ sinh mà nhà sản xuất khuyến cáo (nếu có).

Khi sử dụng tinh dầu trên da của bé lần đầu, mẹ chỉ nên dùng một chút xíu thoa trên vùng cổ tay để kiểm tra xem da bé có bị dị ứng không. Khi thoa một vài lần thấy ổn, mẹ có thể sử dụng cho da bé trên diện rộng.

 

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh 3
Tinh dầu sả giúp xua đuổi muỗi 

Sử dụng băng phiến để đuổi côn trùng và muỗi

Đây là giải pháp đầy rủi ro mà mẹ không bao giờ nên lựa chọn. Bởi băng phiến sử dụng hóa chất mạnh để phát ra mùi khó chịu xua đuổi côn trùng. Băng phiến thường được sản xuất trông giống như những viên kẹo có màu sắc rất đẹp dễ làm các bé lớn lầm tưởng là kẹo và lấy để ăn rất nguy hiểm.

Sử dụng các sản phẩm dùng ngoài da

Một trong những cách để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi muỗi đốt phải kể đến các loại sản phẩm dùng ngoài da. Các sản phẩm dạng kem, nước hoa, dạng xịt có thể sử dụng trực tiếp trên da của bé để ngăn muỗi chích.

Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại hóa, mỹ phẩm chưa bao giờ là dễ dàng cho con ở độ tuổi nhũ nhi. Bởi trong rất nhiều các loại sản phẩm này vẫn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây dị ứng cho da bé. Hơn nữa, các sản phẩm này cũng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn, có thể 30 phút đến vài giờ đồng hồ, vì vậy sẽ gây ra bất tiện khi mẹ phải thoa đi thoa lại cho bé nhiều lần.

Nếu sử dụng các loại thuốc chống muỗi cho con, mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Mẹ chỉ nên thoa cho bé trên các vùng da hở và tuyệt đối không để bé tiếp xúc với sản phẩm bằng miệng vì có thể gây ngộ độc cho dù nhà sản xuất có nói rằng đó là sản phẩm an toàn đi chăng nữa.

Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, hoặc rất ít hóa chất để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Đây là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh vào mùa mưa mà mẹ có thể lựa chọn.

Mẹ nên tìm mua các sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng. Nếu không rành việc mua sắm, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các bà mẹ khác.

 

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh 6
Màn chống muỗi là giải pháp truyền thống mà các mẹ vẫn thường sử dụng 

Cách chống muỗi an toàn sơ sinh bằng màn chống muỗi

Màn chống muỗi là cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh mà các mẹ vẫn thường sử dụng. Tuy nhiên, màn chống muỗi sử dụng tốt hơn vào ban đêm còn ban ngày nó có thể gây ra nhiều bất tiện cho sinh hoạt của mẹ và bé như lúc cho ăn, thay tã…

Nếu sử dụng màn chống muỗi vào ban ngày, mẹ nên lựa chọn loại màn chụp vì nó có khung rất tiện cho việc di rời tới bất cứ vị trí nào mẹ muốn đặt bé.

Chống muỗi xung quanh môi trường sống

Việc giữ cho môi trường sống không có muỗi, hoặc ít muỗi còn tốt hơn việc phòng muỗi trực tiếp trên cơ thể em bé. Bởi vì nơi ở không có muỗi thì mẹ sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng tới việc chống muỗi cho con. Còn nơi ở ít muỗi thì việc đuổi muỗi, tiêu diệt muỗi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Do vậy mẹ cần làm các việc sau:

+ Giữ gìn nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, thoáng đãng. Thường xuyên thu dọn, lược bỏ những đồ vật không cần thiết trong nhà.

+ Vào mùa mưa, nếu có sân vườn, mẹ nên thiết kế các ống thoát nước để tránh nước đọng tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng.

+ Nếu ngoài vườn hoặc cạnh nơi ở có bụi rậm, mẹ nên phát quang và phun thuốc diệt muỗi định kỳ để tiêu diệt muỗi.

+ Khi sử dụng các vật dụng chứa nước sinh hoạt, nước tưới cây, mẹ cần đậy nắp kín để ngăn muỗi vào đẻ trứng. Các loại bình, chum vại không sử dụng đến mẹ nên úp ngược xuống để nước mưa không bị đọng lại.

 

cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên phát quang và phun thuốc diệt muỗi định kỳ để tiêu diệt muỗi 

+ Trong nhà nên thường xuyên mở cửa đón nắng, hạn chế sử dụng các đồ dùng tối màu vì nó sẽ thu hút muỗi. Vào mùa xuân hè nóng ẩm ở Bắc bộ, hay mùa mưa ở Nam bộ, mẹ nên thường xuyên bật quạt để phòng khô thoáng, vừa chống ẩm mốc vừa hạn chế muỗi trú ngụ.

Cách chống muỗi an toàn cho trẻ sơ sinh có rất nhiều lựa chọn, nhưng mẹ nên chọn các giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bé vào mùa mưa nhé!

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen

Sau đây là cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen mẹ có thể tham khảo. 

Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen

Khi vừa mới chào đời, nhìn màu sắc da trẻ thường không xinh đẹp. Có nhiều trẻ sơ sinh da đỏ, da đen, da nổi vân hoa, da mặt đỏ bầm, pha tím tái, bàn chân, bàn tay hơi xanh, nói chung là không đều màu. Song đây cũng là hiện tượng bình thường, hầu như tất cả các trẻ sơ sinh đều có.

[key-takeaways title=””]

Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen là gì? Trẻ sơ sinh da đỏ là trắng hay đen? Theo kinh nghiệm của nhiều sản phụ thì da trẻ mới sinh ra càng đỏ thì khi lớn lên da sẽ càng dễ trắng. Vì vậy đối với câu hỏi “bé sinh ra màu da đỏ sau này có trắng không” thì đáp án theo kinh nghiệm dân gian là có! Tuy nhiên, nhận định này chỉ mang tính chất tương đối. Có thể mẹ sẽ cần đợi đến lúc 6 tháng tuổi mới biết cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen.

Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ mới sinh da có làn da xỉn màu nhưng càng lớn da bé càng thay đổi, trở nên trắng trẻo, hồng hào hơn.

[/key-takeaways]

cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen
Thực tế, mẹ cần đợi bé khoảng 6 tháng tuổi mới có thể biết cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen

>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Làn da trẻ sơ sinh trông như thế nào?

Trẻ sơ sinh da đỏ hoặc đen có trắng không? Rất nhiều bà mẹ được hỏi đã thú nhận cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy con mới sinh là “choáng” vì bé không bắt mắt như tưởng tượng. Vì da trẻ mới sinh thường có nhiều đặc điểm không đẹp. Dưới đây là một số đặc điểm da bình thường của trẻ mới sinh.

1. Da trẻ sơ sinh nổi vân hoa, da nhăn nheo

Nhiều trẻ sinh ra da không được căng mịn, ngược lại còn nhăn nhúm. Đó là hiện tượng thể trạng bình thường. Nguyên nhân là do lúc này mỡ tích lũy dưới da bé chưa nhiều, các lớp dưới da không được nâng đỡ nên xẹp xuống. Chỉ một vài tuần sau, khi lớp mỡ đã được tích lũy, da bé sẽ căng mướt, hồng hào hơn.

Trẻ sơ sinh da đỏ là trắng hay đen
Trẻ mới sinh ra có làn da nhăn nhúm là điều bình thường

2. Da bé có một lớp sáp trắng bao bọc

Trẻ mới sinh ra thường có một lớp màu trắng phủ khắp cơ thể nhìn như da lột. Lớp màu trắng (gọi là vernix) này bảo vệ bé ở môi trường nước trong bụng mẹ. Khi được sinh ra, lớp vernix này tiếp xúc với không khí sẽ dần mất đi.

Các mẹ bỉm đừng cố gắng bóc hay thoa kem dưỡng ẩm cho bé trong giai đoạn này. Sau 1 thời gian từ 1 đến 2 tuần, lớp màng mỏng đó sẽ khô đi và bong ra, trả lại làn da như bình thường cho bé.

3. Trẻ nổi nhiều mụn sữa

Thường có đến 30-40% trẻ sơ sinh bị nổi mụn sữa, trắng và cứng như ngọc trai rải rác trên các vùng da mặt, cổ, tay, chân.

Nhưng hiện tượng này chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu đến vài tháng là kết thúc. Các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng mà dùng các chất, thuốc bôi ngoài da để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến làn da trẻ.

4. Da bé mỏng

Da trẻ sơ sinh thường rất mỏng manh, chỉ bằng 1/5 do với da người lớn. Với làn da mỏng này, mẹ thậm chí có thể nhìn thấy những mạch máu dưới da bé. Nếu để ý mẹ có thể dùng cách này để đánh giá tâm trạng của bé. Lúc bé giận, khóc hay nóng, da sẽ đỏ ửng lên. Còn khi lạnh, bàn tay và chân bé sẽ hơi xanh tái.

Da mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên bé thường dễ bị tổn thương, dị ứng hay nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần lưu ý trong vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là hãy giữ vệ sinh da bé sạch sẽ và thoáng mát.

[inline_article id=85408]

Kinh nghiệm dân gian: Bà bầu ăn gì để sinh con da trắng?

Theo quan niệm dân gian, để bé sinh ra có làn da trắng, bà bầu nên ăn, uống các loại thực phẩm sau:

1. Uống nước dừa khi mang thai

Từ lâu các mẹ đã truyền tai nhau là nước dừa có công dụng giúp da em bé trắng hồng từ trong bào thai.

Ngoài công dụng này, mẹ bầu uống nước dừa còn được cho là khi sinh con sẽ sạch đờm, dãi. Có lẽ vì vậy mà ai ai khi bầu bí cũng chăm chỉ uống nước dừa.

2. Ăn trứng gà để sinh con da trắng

Ngoài cách uống nước dừa, trứng gà cũng là món ăn được chị em bầu chọn lựa nhiều với hy vọng “ăn nhiều sẽ giúp con có làn da trắng mịn như lòng trắng trứng gà”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốt pho, 0,7mg vitamin A. Đây là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể trẻ, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo.

Một quả trứng gà có trọng lượng trung bình từ 30-35g cung cấp gần một nửa nhu cầu chất đạm cần thiết cho cơ thể.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen
Nhiều mẹ bầu tin rằng, thường xuyên uống nước dừa sẽ giúp con có làn da trắng khi sinh ra

>> Bạn có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

3. Bổ sung vitamin C với cam quýt

Cam, quýt chứa lượng lớn đường, protein, lipid, các loại vitamin (A, B1), các axit hữu cơ, chất khoáng và đặc biệt là vitamin C.

Nó rất có lợi cho làn da mẹ bầu và sự hình thành tế bào da ở thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ một ly 200ml nước cam hoặc quýt tươi.

[inline_article id=313470]

Nhìn chung, khoa học không có hướng dẫn cách nhận biết trẻ sơ sinh da trắng hay đen dựa vào những biểu hiện da bên ngoài. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em cũng cho rằng không có tài liệu hướng dẫn nhận biết trẻ sơ sinh da đỏ là trắng hay đen.

Thực tế, trong thời gian từ 1-6 tháng tuổi, ngoại hình của bé sẽ thay đổi rất nhanh. Trẻ sơ sinh da đỏ là trắng hay đen hoặc trẻ sơ sinh da đen sau này có trắng không cần đợi thời gian sau 6 tháng để mẹ có thể nhận biết. Dù là vậy, con yêu có màu da gì cũng như một thiên thần. Mẹ hãy tận hưởng thật nhiều thời gian bên con nhé.

Để đọc thêm nhiều bài viết, thông tin hữu ích về hành trình phát triển của trẻ, MarryBaby mời bạn ghé thăm chuyên mục Sự phát triển của trẻ hoặc tham gia cộng đồng Bé sơ sinh của chúng tôi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết dỗ con ngủ đến sáng mẹ áp dụng ngay để nuôi con nhàn tênh

Thức đêm ngủ ngày là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu gặp phải tình trạng này trong công cuộc chăm sóc con, mẹ cần áp dụng những bí quyết dỗ con ngủ đến sáng để con khỏe, mẹ vui.

Tình trạng ngủ ngày thức đêm của trẻ sơ sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay ngủ ngày thức đêm. Trong đó, đa phần đều là do giờ giấc sinh hoạt của con chưa ổn định, mẹ cho con đi ngủ quá muộn hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn, không gian phòng không thực sự thoải mái.

dỗ bé ngủ đến sáng 6

Những mẹ không may rơi vào tình trạng này luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đầu bù tóc rối vì con trái giấc với lịch sinh hoạt của mẹ. Buổi sáng muốn vệ sinh cá nhân, cho con ăn hay chơi đùa với con thì bé lại cứ ngủ. Trong khi đó, buổi tối là lúc mẹ cần nghỉ ngơi, chợp mắt để phục hồi sức khỏe thì éo le thay, con cứ khóc ré lên khiến mẹ không thể nằm yên.

Bí quyết dỗ con ngủ đến sáng đơn giản, hiệu quả

Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ thức đêm nhưng lại mê say nhắm mắt vào ban ngày, mẹ có thể thử áp dụng những cách sau:

Thiết lập giờ giấc sinh hoạt chính xác

Dù con có muốn ngủ nữa thì mẹ cũng hãy giữ vững nguyên tắc, cho con thức dậy vào đúng một thời điểm trong ngày. Đương nhiên là vào buổi tối mẹ cũng phải cho con đi ngủ theo đúng lịch, lâu dần sẽ hình thành thói quen và đồng hồ sinh học của bé sẽ tự điều chỉnh để con cảm thấy buồn ngủ vào đúng thời điểm phù hợp.

Việc này cực kỳ quan trọng vì chúng sẽ tác động đến lịch sinh hoạt và tạo nên thói quen lâu dài cho bé về sau này.

Tạo không gian yên tĩnh

Không gì quan trọng hơn là không gian xung quanh khi bé ngủ. Nhiệt độ phòng, âm thanh, ánh sáng,… tất cả đều có thể tác động và quyết định xem trẻ có dễ dàng đi vào giấc ngủ hay không. Bé cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh đều không thể ngủ ngon. Vì thế mẹ nên chú ý đến nhiệt độ phòng, không mặc cho con quá nhiều áo, đắp quá nhiều chăn. Nó vừa làm tăng nguy cơ đột tử bất thường trong khi ngủ, vừa khiến thân nhiệt con tăng cao gây khó chịu, mất ngủ.

[inline_article id=243662]

Mẹ chỉ cần giữ phòng ở mức nhiệt trung bình đồng thời cho con mặc quần áo tay dài, đắp một lớp chăn mỏng là đủ dỗ con ngủ đến sáng.

 

dỗ bé ngủ đến sáng 4

Phòng ngủ cũng nên được giữ yên tĩnh, không quá sáng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Mẹ cũng có thể cân nhắc thêm việc mở một số loại nhạc ru bé ngủ nhẹ nhàng với âm lượng nhỏ để dỗ dành con.

Mạnh dạn đánh thức” con vào ban ngày

Sau khi giúp con nhận ra những sự khác biệt, đừng ngại ngần, hãy đánh thức con vào ban ngày thường xuyên hơn. Vào ban đêm, cho dù bé vẫn phải bú thêm nhưng chị em cũng có thể kéo dài cữ bú này để hạn chế đánh thức con dậy.

Giúp con phân biệt sáng và tối

Tạo ra những điểm khác biệt vào ban ngày và buổi tối sẽ giúp con phân biệt được lúc nào là giờ ngủ và lúc nào là giờ phải thức dậy để sinh hoạt.

Khi đánh thức bé, mẹ có thể mở cửa, bật đèn sáng lên, cho con nghe những tiếng động như tiếng của các thiết bị trong nhà (máy hút bụi, máy xay,…) lặp lại nhiều lần). Tiếp đến, mẹ nên thường xuyên chơi đùa, trò chuyện với con, cho con ăn, tắm táp cho con vào khoảng thời gian này.

Ngược lại vào ban đêm, mẹ để phòng tối, giữ yên tĩnh hoặc chỉ bật nhạc nhẹ. Lâu ngày bé sẽ nhận ra sự khác biệt về thời gian và mẹ cũng sẽ dễ dàng dỗ con ngủ đến sáng.

dỗ bé ngủ đến sáng 3

Theo lời khuyên của các chuyên gia Nhi khoa, trẻ nên đi ngủ sớm trước 21h và kéo dài giấc ngủ đêm trên 10 tiếng. Điều đó sẽ giúp các bé có tinh thần sảng khoái và không quấy khi tỉnh dậy.

Trong lúc ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao và não tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Mẹ hãy bắt đầu tập dỗ con ngủ đến sáng và tự ngủ khi con được 6-8 tuần tuổi. Để có được điều này, mẹ cần xây dựng lịch sinh hoạt để cả hai mẹ con cùng tuân thủ, điều chỉnh thời gian biểu của con theo giờ giấc sinh hoạt của gia đình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Rãnh thấm kim cương” có gì hot mà các mẹ thi nhau tìm kiếm?

Nếu mẹ để ý thì thời gian gần đây, nhiều chị em bỉm sữa lẫn các hot mom được yêu thích như Nam Thương, Tú Vi, Tú Anh, Thúy Diễm, Đinh Thị Trang Nhung, Violet Dinh, Nguyễn Thanh Hà… đang hào hứng truyền tai nhau về cụm từ mới “Rãnh thấm kim cương”.

Vậy đó là gì mà khiến các mẹ xôn xao đến vậy?

Tã Bobby
Mẹ Violet Dinh và ku Heo
Tã Bobby 2
Mẹ Đinh Thị Trang Nhung và bé Heo
Tã Bobby 3
Mẹ Nguyễn Thanh Hà và bé Bon

Rãnh Thấm Kim Cương là gì nhỉ?

Làn da của bé nhạy cảm lắm nên dù chỉ một tác động nhỏ cũng có thể bị tổn thương, nhất là tình trạng ẩm ướt do tã giấy đang dùng thấm hút không tốt. Và Rãnh thấm kim cương chính là công nghệ hoàn toàn mới ra đời để giúp mẹ giải quyết vấn đề này.

Bật mí với mẹ, Rãnh thấm kim cương là công nghệ ép lõi hình ô kim cương giúp thấm nhanh – dàn đều – khóa chặt chất lỏng, mang đến hiệu quả siêu thấm, khô thoáng vượt trội. Cụ thể, chất thải của bé ngay khi tiếp xúc sẽ được các đường rãnh dạng ô kim cương này dẫn thấm nhanh chóng vào lõi bông và dàn đều ra khắp miếng tã, ngăn chặn tình trạng vón cục, cho miếng tã mỏng nhẹ bất ngờ. Hơn thế nữa, với cấu trúc ô thấm, chất thải sau khi thấm xuống sẽ được khóa chặt dưới bề mặt tã, không bị thấm ngược, mẹ sờ vào sẽ thấy vô cùng khô ráo, thoáng mát.

Tã Bobby 4
Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp thấm nhanh – dàn đều – khóa chặt chất lỏng

Các mẹ cảm nhận ra sao về Rãnh thấm kim cương?

Chính vì hiệu quả siêu thấm, khô thoáng vượt trội như thế mà công nghệ Rãnh thấm kim cương đang được nhiều hot mom hưởng ứng nhiệt tình.

Với mẹ Violet Dinh thì: “Rãnh thấm kim cương chính là bí kíp giúp ku Heo nhà mẹ ngủ ngoan hơn, chẳng còn quấy khóc. Vì nhờ công nghệ này, bề mặt tã lúc nào cũng khô thoáng, không còn bị tràn làm ku Heo khó chịu. Mẹ hạnh phúc khi nhìn con ngon giấc, khỏe mạnh khôn lớn mỗi ngày”.

Còn mẹ Đinh Thị Trang Nhung thì kể rằng, nhờ Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp tã thấm nhanh, thoáng khí, mông bé chẳng tiếp xúc nhiều với chất lỏng nên không còn bị hăm bí hay nổi mẩn đỏ nữa.

Mẹ bỉm sữa Nguyễn Thanh Hà thì vui vẻ miêu tả Rãnh thấm kim cương giúp tã của bé không bị ụ nước hay vón cục, chẳng còn hình ảnh “chàng sumo đeo tạ trước bụng”. Ngoài ra, tã còn thấm nhanh, không tràn ngược ra ngoài, bảo sao bề mặt tiếp xúc với da con lúc nào cũng khô ráo.

Chọn điều tốt nhất cho “thiên thần nhỏ” luôn là bản năng thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Rất nhiều mẹ Việt đã tin tưởng, hài lòng với công nghệ Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp bảo vệ làn da non nớt của bé, cho bé vui cười thoải mái và say giấc ngủ ngon. Còn mẹ thì sao?

Tã dán Bobby cải tiến mới với công nghệ Rãnh thấm kim cương giúp thấm nhanh, dàn đều chất lỏng vào lõi bông, khóa chặt chất lỏng dưới bề mặt tã, ngăn chặn việc thấm ngược trở lại gây ẩm ướt, khó chịu cho bé, được nhiều mẹ Việt hiện đại hài lòng và tin tưởng lựa chọn. Từ nay, mẹ sẽ luôn yên tâm làn da nhạy cảm của con sẽ được bảo vệ, luôn khô thoáng, thoải mái cả ngày.

Các mẹ hãy tìm hiểu và trải nghiệm ngay Rãnh Thấm Kim Cương cải tiến mới trên Tã dán Bobby tại link. Rất nhiều thông tin thú vị, khuyến mãi bùng nổ lẫn quà tặng hấp dẫn đang chờ mẹ đấy!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cùng Bobby khám phá chiếc tã lý tưởng cho bé sơ sinh

Luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ, đồng thời trở thành thành viên tập đoàn Unicharm – nhà sản xuất tã trẻ em số 1 Nhật Bản (*), hơn 15 năm qua Bobby luôn giữ vững vị trí số 1 về thị phần và tự hào được lựa chọn và đồng hành cùng hàng triệu em bé Việt Nam từ những ngày đầu tiên chào đời.

Mẹ hãy cùng Bobby khám phá những bí mật công nghệ trong chiếc tã nhỏ bé – người bạn đồng hành quan trọng trong suốt những tháng năm đầu đời của bé.

Chất liệu bề mặt mềm mịn cho làn da nhạy cảm của bé

Làn da bé sơ sinh mỏng hơn rất nhiều da người lớn bởi lớp biểu bì (hàng rào bảo vệ da bé) được sắp xếp ít chặt chẽ hơn. Vì vậy, làn da của bé có sức đề kháng kém hơn, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với chất liệu của quần áo hay tã bỉm.

Chính vì vậy, Bobby đã nghiên cứu và phát triển chất liệu bề mặt dạng vải cotton siêu mềm mại để bé thật thoải mái khi chạm vào. Tã dán sơ sinh Bobby có bề mặt 3D dạng sóng mềm mịn, miếng lót sơ sinh Bobby cũng có bề mặt Cotton Soft được bổ sung Cream Vitamin E sẽ chăm sóc thật nhẹ nhàng cho làn da bé sơ sinh, không gây sự cọ xát khó chịu hay kích ứng.

Tã Bobby 3
Tã và miếng lót sơ sinh Bobby không gây sự cọ xát khó chịu hay kích ứng, chăm sóc thật nhẹ nhàng cho làn da bé sơ sinh

Thiết kế thoáng khí phù hợp cho làn da bé dễ đổ mồ hôi

Mẹ có biết làn da bé sơ sinh đổ mồ hôi gấp 2 lần da người lớn, và dễ gây cho bé cảm giác ẩm ướt, khó chịu và thậm chí hăm, mẩn đỏ.

Để giải quyết vấn đề này, các sản phẩm của Bobby đều được thiết kế với độ dày vừa phải, lại có màng đáy xốp êm – thoát ẩm, giúp đẩy hơi nóng ra ngoài cho da bé hô hấp tự nhiên và thật dễ chịu.

Công nghệ thấm hút “Rãnh thấm kim cương” cho da bé luôn khô thoáng

Hăm tã luôn là một trong những vấn đề khiến mẹ lo lắng, bản chất do da bé bị tiếp xúc lâu với chất bẩn, vi khuẩn trong chất thải sẽ gây ra những kích ứng đối với làn da non nớt của bé.

Các sản phẩm tã của Bobby với các công nghệ mới được ứng dụng trên bề mặt sẽ là lựa chọn tối ưu cho mẹ. Tã dán sơ sinh Bobby được thiết kế với bề mặt dạng sóng 3D giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa da và chất bẩn, đồng thời Rãnh thấm Kim cương cũng giúp chất lỏng dễ dàng thấm nhanh, dàn đều theo các rãnh thấm và bị “khóa chặt” ngăn cho việc thấm ngược trở lại. Bên cạnh đó, với miếng lót sơ sinh Bobby, mẹ cũng có thể hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng nhờ bề mặt với vô số lỗ thấm hút siêu nhanh, giúp cho da bé luôn khô thoáng.

Tã Bobby 2
Với rãnh thấm kim cương cải tiến, chiếc mông nhỏ xinh sẽ khô thoáng cả ngày.

Tã giấy có thiết kế “Rãnh rốn Oheso” dành riêng cho bé sơ sinh – riêng biệt từ Unicharm Nhật Bản

Trong 15 ngày đầu tiên, việc chăm sóc rốn bé sơ sinh là vô cùng quan trọng. Rốn bé sơ sinh cần được giữ thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ để nhanh lành và tránh nhiễm trùng.

Duy nhất trên thị trường, các loại tã của Bobby – được ứng dụng công nghệ riêng biệt từ Unicharm Nhật Bản được thiết kế với Rãnh rốn Oheso sẽ giúp bảo vệ vùng rốn bé yêu. Nhờ phần rãnh rốn này, rốn bé sẽ được hạn chế tiếp xúc với chất bẩn, khô thoáng và nhanh rụng.

Tã Bobby 1
Tã Bobby có thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt giúp cuống rốn của con được bảo vệ an toàn.

Luôn đầu tư nghiên cứu về mặt công nghệ và giữ vững vị trí số 1 thị trường hơn 15 năm qua, Bobby luôn tập trung và sẽ nỗ lực hơn nữa để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho bé yêu. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bé luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất để lớn khôn mỗi ngày.

Tã Bobby
Bobby là người bạn đồng hành lý tưởng mẹ chọn cho bé yêu.
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách trị lông đẹn ngứa ở trẻ sơ sinh an toàn và triệt để

Dân gian có vô số cách gọi khác nhau về lông đẹn. Nơi thì gọi là lông tơ, lông măng vùng lại kêu lông cáy, lông quắm. Gọi là gì không quan trọng cấp thiết nhất với mẹ bỉm sữa vẫn là cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh nhanh, hiệu quả vì mẹ tin rằng đây là lý do trẻ ngủ không yên giấc sau khi sinh.

Hầu hết em bé sơ sinh khi lọt lòng đều có rất nhiều lông tơ. Lông bao phủ khắp người, chân, tay thậm chí là mặt của bé. Theo các bác sĩ đây là lớp bảo vệ làn da non nớt trong những tháng đầu đời. Còn theo kinh nghiệm dân gian nếu không làm lớp lông tơ này rụng đi sẽ gây cho bé ngủ hay vặn mình và tỏ ra khó chịu. Xem ngay để biết cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh có tốt không mẹ nhé.

Nguyên nhân gây ra lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, từ tuần thứ 20 của thai kì cơ thể thai nhi đã mọc lông tơ (lông đẹn), càng vào cuối thai kỳ thì lông càng mọc nhiều. Loại lông này khi kết hợp cùng lớp vernix sẽ giúp bảo vệ da của bé tránh bị va chạm với nước ối và tử cung.

Đa phần lông đẹn sẽ tự rụng trước khi các bé chào đời, tuy nhiên có nhiều trẻ lông đẹn lại không rụng mà vẫn còn nguyên vẹn, vì thế khi sinh ra sẽ nhìn thấy rõ, mức độ lông ít hay nhiều sẽ tuỳ thuộc vào từng bé. Nói cách khác thì lông đẹn thường hình thành do cơ địa của từng trẻ hoặc là do bị di truyền từ ba mẹ.

Đặc biệt nếu trong quá trình mang bầu mẹ lại ăn quá nhiều các loại thực phẩm có tính chất kích thích phát triển lông, tóc như các loại măng, sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thức ăn có chứa nhiều đường, khoai lang, rau xanh, cá hồi,… cũng có khả năng tác dụng kích thích các nang lông phát triển và gây ra lông đẹn ở trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vòng hổ phách có tác dụng gì với trẻ em? Liệu có tốt như lời đồn không?

Trẻ sơ sinh bị đẹn lưng

Lông đẹn trẻ sơ sinh nghe thì có vẻ hơi đáng sợ một chút nhưng thực ra đó là lớp lông mềm, mịn bao phủ khắp lưng của bé. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thực tế, lông đẹn xuất hiện trong từ rất sớm và biến mất một phần ở tuần thai thứ 36-40 của thai kỳ.

cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh 1
Chuyện nhiều hay ít lông đẹn không liên quan tới trẻ ngủ vặt mình

Sau sinh, không nhiều trẻ ngoan ngoãn ngủ thẳng giấc mà thường hay vặn mình, thức giấc nhiều lần. Như một thói quen nhiều mẹ đổ lỗi ngay cho lớp lông tơ mỏng manh kia. Mẹ đã quên đi rằng rất có khả năng bé bị thiếu canxi và cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên việc tắm nắng cần đúng cách và vitamin D có thể bổ sung qua đường uống để giúp trẻ có đủ vitamin D cần thiết.

Lớp lông đẹn thường rụng khi bé được 4-5 tháng tuổi. Nhưng nếu chúng tiếp tục mọc nhiều trong thời gian này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Trường hợp đặc biệt nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống thì không nên chủ quan đây có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh. Vậy cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh nhiều lông măng phải làm sao?

>> Mẹ có thể tham khảo: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian

Mạng xã hội là kênh thông tin hàng đầu với các mẹ bỉm sữa hiện nay. Chỉ cần một thắc mắc đưa ra sẽ có hàng loạt các kinh nghiệm khác nhau chia sẻ. Thông thường là do tự thân mẹ trải nghiệm cùng con và không có dẫn chứng khoa học.

Chuyện lông đẹn cũng vậy. Cách trị lông có vô vàn:

  • Dùng lá trầu không sát lên người.
  • Dùng lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh, thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé sơ sinh. Xong lấy bột mỳ xoa để lấy đi lông đẹn.
  • Cho trẻ uống sữa tươi.
  • Tắm bằng nước lá cây đậu ván.
  • Ngâm bún tươi từ 4 đến 5 ngày trong nước rồi dùng nước này để tắm cho bé.
  • Tẩy lông bằng lá vông gai.

Mẹ cũng có thể trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh bằng cách nhổ cho trẻ. Vậy nhổ lông lưng trẻ sơ sinh bằng gì?

Bà mẹ bỉm sữa nào cũng nghe tới cách dân gian nhổ lông măng (lông lưng) cho bé để bé bớt giật mình như: tắm lá cây đậu ván, nhổ bằng cách bôi bột mì nhão lên da, tắm nước lá, dùng khăn bọc lá trầu không chà vào da của bé để tẩy lông măng.

Y khoa hiện đại nói gì về cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong thuật ngữ chuyên ngành nhi khoa hiện đại vốn chưa có bệnh nào mang tên “lông đẹn”.

cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh 2
Bất kỳ thắc mắc gì về lông đẹn ở trẻ sơ sinh mẹ nên hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa

Các bác sĩ có chuyên môn cao cũng cho rằng việc tẩy lông tơ bằng lòng trắng trứng hay các loại cây cỏ khác không hề tốt cho trẻ. Trứng gà sống dùng cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn, thậm chí rất có thể trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm. Nước cốt chanh lại chứa nhiều axit không tốt cho làn da non nớt của trẻ…

Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vẫn tăng cân theo chuẩn WHO thì không có vấn đề gì cả và trẻ sẽ tự hết. Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi nào trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như ăn kém, ngủ không được, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả 

Những lưu ý khi trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

  • Các mẹ cần áp dụng đều đặn và thường xuyên thì mới có tác dụng, sau mỗi lần tắm lông sẽ rụng đi một chút, dần dần là hết. Do đó mẹ cần phải hết sức kiên trì nhẫn nại.
  • Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ thuốc bôi kháng sinh nào về bôi cho con. Bởi thuốc không rõ nguồn gốc khi bôi lên có thể vô tình gây dị ứng và nhiễm trùng da của bé.
  • Nhiều người truyền tai nhau cách trị lông đẹn cho trẻ sơ sinh bằng bột mì, trứng gà và nước cốt chanh. Tuy nhiên cách này dễ làm tổn thương nhiễm trùng da của bé, vì thế mẹ không được phép áp dụng.

[inline_article id=171309]

Việc tìm cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là điều không cần thiết. Ngay cả các thói quen tắm cho trẻ hoặc đắp rốn bằng những loại lá cây, thuốc nam, thuốc Đông y… không rõ nguồn gốc có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các bé. Tốt nhất, nếu có bất kỳ băn khoăn nào mẹ cần hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Để bé tránh say xe, điểm mấu chốt là bố mẹ hãy tạo ra không gian thoải mái, an toàn cho bé khi đi xe. Ngoài ra, một số thực phẩm hỗ trợ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khó chịu trong những chuyến đi.

Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ khi di chuyển trên các phương tiện tàu, xe, máy bay. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khiến những ai mắc phải không muốn đi đâu xa bởi cảm giác khó chịu sẽ kéo dài nhiều ngày sau đó.

Do đó, việc tìm hiểu và giải thích về nguyên nhân, triệu chứng say tàu xe thường gặp sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc tìm ra cách thức làm giảm say tàu xe cho bé cũng như cho bản thân trong những chuyến đi sắp tới.

Cách giảm say tàu xe cho bé 1
Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị say tàu xe

Những biểu hiện khi bé say tàu xe

Tùy theo mức độ nhạy cảm của từng bé mà hiện tượng say tàu xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chung nhất sẽ bao gồm:

Ban đầu bé cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Ở mức độ nhẹ, triệu chứng này sẽ thoáng qua, trẻ thích nghi dần với môi trường và “bay biến” hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

Ở cấp độ nặng hơn, bé sẽ trải qua những dấu hiệu sau:

  • Tiết nhiều nước bọt ở miệng
  • Bao tử cồn cào
  • Bé buồn nôn và nôn ít hoặc nhiều
  • Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng
  • Thở nhanh, vã mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, gần như suy kiệt
Cách giảm say tàu xe cho bé 2
Tạo ra không gian thoải mái sẽ giúp bé không bị say tàu xe

Cách giảm say tàu xe cho bé đơn giản mẹ cần biết

Để chăm sóc bé tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ 10 mẹo vặt dưới đây để giúp trẻ không bị say xe khi đi xa, giúp chuyến du lịch thêm phần vui vẻ, thú vị.

[inline_article id=141740]

  • Trước khi lên xe, bạn không nên cho bé ăn quá nhiều, những thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm trẻ khó tiêu. Tốt nhất là cho trẻ ăn cháo trước khi khởi hành. Ăn cháo giúp con trẻ giải phóng năng lượng thừa và phục hồi lượng đường trong máu, giảm thiểu cảm giác nôn nao.
  • Tránh cho bé ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn.
  • Tuyệt đối không cho bé uống sữa trước và trong chuyến đi, bé sẽ bị say nếu uống loại đồ uống này.
  • Bạn nên làm cho trẻ bận rộn khi ở trên xe. Điều này sẽ giúp trẻ xao lãng và quên đi cảm giác khó chịu, hồi hộp. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ đọc sách, báo vì chính điều này sẽ làm cho trẻ nhanh say xe hơn nữa.
  • Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy.
  • Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình.
  • Nếu trẻ bị nôn vì say xe, bạn nên cho bé uống ít nước sau khi nôn để mùi trong miệng bé không còn lưu lại nữa.
  • Những thức ăn nhẹ hoặc kẹo mút cũng là cách giảm say tàu xe cho bé hiệu quả. Chúng vừa giúp bé không bị say xe vừa không gây buồn nôn.
  • Nên mang theo hoặc mua cho bé những đồ chơi nào mà trẻ yêu thích nhất. Trong suốt thời gian trên xe, trẻ sẽ hứng thú và tập trung vào đồ chơi của mình.
  • Mẹo hay giúp trẻ không bị say xe nữa là có thể cho bé ngửi vỏ quýt, vỏ cam, mùi chanh, bạc hà, gừng,… và cũng để khử mùi trên xe. Tinh dầu cùng hương thơm từ vỏ quýt sẽ giúp con trẻ đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuyệt đối không được cho bé ăn cam hoặc quýt bởi bé sẽ dễ say hơn.
  • Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
  • Tránh uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
  • Cho bé ngồi ghế trước đầu xe sẽ ít bị xóc hơn, tầm mắt của bé sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe, bé sẽ ít bị say hơn.
  • Nếu là xe khách thì chọn những chỗ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể nhìn được các cảnh vật bên ngoài. Điều này sẽ giúp tâm trạng trẻ thoải mái hơn.
  • Cho bé uống thuốc say xe, uống ít nhất nửa giờ trước khi đi. Ở hiệu thuốc có bán rất nhiều loại, hãy cung cấp thông tin đầy đủ về trẻ như tuổi, cân nặng… để dược sĩ có thể kê loại thuốc phù hợp với trẻ. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy cho bé uống thuốc chống say với liều lượng tham khảo bác sĩ.
  • Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành. Bé có sức khỏe tốt, không thiếu ngủ sẽ có chuyến đi khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác say xe hoặc nôn nao nữa.

Trên đây là những cách giảm say tàu xe cho bé khi đi xa mà các bậc phu huynh nên “thuộc nằm lòng”. Chúc cả nhà có những chuyến du xuân vui vẻ trong những ngày đầu năm.