Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Đầu ti bị thụt có cho con bú được không?

Đầu tí bị thụt có lẽ là nỗi lo lắng của rất nhiều người có dự định hoặc đang bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ “quẳng gánh lo đi mà vui sống” và giúp bé yêu tận hưởng nguồn dinh dưỡng hoàn hảo từ sữa mẹ.

Đầu ti bị thụt không hiếm gặp

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, tình trạng đầu tí bị thụt khá phổ biến. Trên thực tế, núm vú thường có hai dạng: Núm vú lồi và núm vú thụt vào trong. Trường hợp núm ti bị thụt chiếm từ 10 đến 20%.

Ở những phụ nữ có đầu ti bị thụt, đầu ngực bị tụt hẳn vào bên trong quầng ngực hoặc chỉ nhú một ít phần đầu ra khỏi quầng ngực. Khi bị kích thích, đầu ngực cũng không nhô ra như phụ nữ bình thường.

Mẹ có thể tự kiểm tra tình trạng đầu tí bị thụt bằng cách ấn nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào phần quầng ngực cách núm vú để làm phần này lún xuống. Nếu đầu ti không nhô lên mà lại tụt vào, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để mẹ nhận biết loại núm ti của mình.

Đầu ti được biết đến là nơi tập trung của một số đầu tận thần kinh cảm giác và ống tuyến dẫn sữa. Ngoài chức năng thu nhận cảm giác của các dây thần kinh, đầu ti còn là nơi tuyến sữa bài tiết ra ngoài đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Đó chính là lý do các mẹ có đầu ti bị thụt thường lo lắng về việc họ có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không.

Đầu tí bị thụt
Hình dạng, kích thước núm ti ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cho con bú

Những khó khăn của mẹ

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ dù cho đầu ngực tụt vào trong. Vì đầu ti bị thụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường nên các tuyến sữa không bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất sữa diễn ra bình thường. Tất nhiên, quá trình này cũng trải qua những trở ngại nhất định.

  • Bé khó bú sữa mẹ: Vì đầu ti quá phẳng hay bị tụt vào trong nên bé khó ngậm núm ti đúng cách, khó lấy được lượng sữa cần thiết để phát triển.
  • Dễ bị tắc sữa: Đầu ti bị thụt sâu thì khả năng gây tác nghẽn dòng sữa chảy của mẹ càng nhiều. Tắc tia sữa sẽ dễ làm mẹ đau nhức và bị viêm ngực.

[inline_article id=101699]

Cách cho bé bú khi đầu ti bị thụt

3 kỹ thuật cơ bản dưới đây sẽ rất hữu ích khi mẹ muốn duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ với đầu tí bị thụt.

1. Kích thích núm vú

Nếu núm ti không bị tụt vào quá sâu, mẹ hãy vê đầu ti bằng ngón tay trong khoảng 30 giây, sau đó dùng khăn lạnh lau qua trước khi cho bé bú. Mẹ có thể sử dụng miếng lót thấm sữa để trong tủ lạnh và đặt lên đầu ngực. Điều này sẽ giúp định hình núm vú tạm thời, giúp bé ngậm núm vú đúng cách và bú mẹ dễ dàng.

2. Hỗ trợ đầu ngực 

Trước khi cho con bú, mẹ có thể dùng các ngón tay để đẩy đầu ngực ra ngoài. Chỉ cần đặt ngón cái trên đầu ngực, các ngón tay khác ở quầng ngực. Đẩy phần bầu ngực lùi về sau để núm ti lộ ra ngoài.

3. Sử dụng trợ ti

Trợ ti là một dụng cụ nhỏ bằng silicon được đặt vào đầu ngực để cố định vị trí núm vú của người mẹ. Nếu sử dụng dụng cụ này, mẹ cần chọn loại mỏng, có độ đàn hồi tốt để đảm bảo quầng ngực được kích thích đúng mức, lúc này các tuyến sữa mới nhận tín hiệu để sản xuất thêm sữa và không làm mẹ bị ít sữa.

[inline_article id=137988]

Cách khắc phục đầu ti bị thụt 

Ngoài các kỹ thuật trên, một số mẹo nhỏ dưới đây cũng rất hữu ích cho các mẹ có đầu tí bị thụt:

  • Chọn đúng áo ngực: Nếu đầu ti bị thụt vào trong, bạn nên chú ý đến việc chọn lựa chiếc loại áo ngực cho con bú. Nên cho loại áo ngực thật ôm có phần chóp tương đối thoải mái, để các mô mỡ quanh ngực dồn ép cho đầu núm vú nhô ra và lâu ngày sẽ làm cho đầu vú nhú ra.
  • Massage đầu ngực: Mỗi ngày đi tắm, bạn dùng tay se đầu ti và kéo ra nhằm làm giãn các ống sữa bị tắc.
  • Kéo núm ti: Trước khi đi ngủ, mẹ dùng tay nâng bầu ngực lên đồng thời dùng 3 ngón tay, ngón tay cai, trỏ và giữa đặt vào phần quầng ngực, kéo núm ra. Lưu ý, kéo theo hướng lên trên, và kéo sang trái, sang phải vài phút.

Trường hợp đầu ti thụt quá sâu và để trong thời gian quá lâu thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về giải pháp phẫu thuật.

Ngoài ra, theo các mẹ có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, nếu đầu tí bị thụt, mẹ nên cho con bú thật nhiều. Tuy điều này sẽ khó khăn cho mẹ trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian, tình trạng sẽ được cải thiện hiệu quả.