Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

“Đủ bộ” cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

Kinh nghiệm nuôi dạy con của nhiều bà mẹ cho thấy trong giai đoạn sơ sinh từ 0-6 tháng, mẹ nên tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ mỗi 2 giờ để bé có thể nhận đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Em bé mới sinh nổi tiếng là mê ngủ, quên giờ ăn và nhiều mẹ còn cho rằng bé ngủ sâu giấc không nên làm phiền. Nhưng mẹ cần biết dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, nên bé cảm thấy đói một cách thường xuyên. Trung bình, một bé sơ sinh cần được cung cấp 600ml sữa mỗi ngày và sau 2-3 tiếng cần phải được nạp năng lượng. Trong vòng 24 cần được bú ít nhất 8-12 lần.

Cách gọi trẻ sơ sinh dậy vào buổi đêm

Cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm trong vài ngày đầu sau sinh. Được một vài tuần tuổi, khi đã lấy lại cân nặng và nguồn cung cấp sữa đều đặn, bé sẽ đòi ăn khi có nhu cầu.

cách đánh thức trẻ sơ sinh 1
Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ cần được đánh thức để bú đủ 600ml sữa mỗi ngày

Một em bé khỏe mạnh hơn 2 tuần sẽ không ngủ qua giờ ăn, trẻ chắc chắn sẽ cho bạn biết khi nào cảm thấy đói. Nhưng cũng không thể giả định rằng trẻ sơ sinh sẽ cho mẹ biết đúng thời điểm. Đó là lý do tại sao mẹ cần chủ động đánh thức bé, nhất là vào buổi đêm, thời điểm giấc ngủ sâu hơn.

Mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy và “nạp năng lượng” cho bé, đừng sợ phá rối giấc ngủ của con vì việc quan trọng lúc này là cho bé ăn để phòng tránh được tình trạng cơ thể bé bị mất nước. Ngay cả khi bé đang say giấc, bạn vẫn có thể lay nhẹ bé dậy để cho bú. Điều này thực sự không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày

Ban ngày, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu giấc, nên mẹ có nhiều cách đơn giản để đánh thức bé dậy hơn:

1. Cách đánh thức bé sơ sinh dậy bú: Thay tã cho con 

Việc thay tã được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc đánh thức trẻ có thói quen ngủ trước khi ăn. Thay tã cũng là một cách quấy rầy, khiến cơ thể trẻ cảm nhận được tác đác động ngoại lực và bé thức giấc.

cách đánh thức trẻ sơ sinh
Thay tã cũng là một cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ ngày

2. Cách đánh thức trẻ sơ sinh: Cởi bỏ quần áo ấm của trẻ

Trẻ sơ sinh thường không thích môi trường quá mát mẻ dù là thời tiết hay do tác động của bất cứ điều gì. Con sẽ thấy không thoải mái với việc cởi bỏ lớp quần áo ấm. Vì vậy, điều này có thể đánh thức trẻ. Khi cảm nhận được sự mát mẻ này, trẻ sơ sinh có thể nhận ra đã đến lúc phải dậy và sẽ không khóc quấy nhiều.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

3. Tìm kiếm dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào “chu kỳ ngủ nhẹ”

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có chu kỳ đặc biệt, đó là vào và ra khỏi ánh sáng thường xuyên hơn người lớn. Những nỗ lực đánh thức trẻ sẽ thành công hơn nếu nắm bắt được dấu hiệu trẻ đang trong giai đoạn ngủ nhẹ.

Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Chuyển động mắt nhanh (REM) ngay cả khi mắt nhắm
  • Thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt
  • Cử động cánh tay, chân hoặc miệng “không tự nguyện” như cười mỉm, nắm chặt tay…

Đánh thức trẻ khi ngủ sâu là rất khó nhưng với chu kỳ ngủ nhẹ lại đơn giản, chỉ vài phút là hiệu quả tức thì.

4. Cách gọi bé sơ sinh dậy: Làm mờ ánh sáng trong phòng

Cách gọi bé sơ sinh dậy: Làm mờ ánh sáng trong phòng
Không mở đèn quá sáng là một cách gọi trẻ sơ sinh dậy mà không khiến bé quấy khóc

Mắt của trẻ sơ sinh nhạy cảm với ánh sáng, và ánh sáng rực rỡ có thể khiến bé muốn nhắm mắt lại.

5. Kỹ thuật “con mắt của búp bê”

Tức là làm theo nguyên tắc: Những con búp bê thường nhắm mắt khi đặt nằm và mở mắt khi ngồi dậy. Nhẹ nhàng ôm bé vào lòng bằng cách nâng vai, chân và thân lên, rồi từ từ hạ thấp bé xuống. Tuy nhiên, đừng nâng chân bé lên khi ngồi, điều này có thể gây ra ảnh hưởng bên trong. Hãy nhẹ nhàng!

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn

6. Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy chơi: Tăng kích thích

Xoa lưng theo một chuyển động tròn từ bả vai xuống và lên, nhẹ nhàng và dứt khoát. Tiếp tục nói chuyện với bé, thiết lập giao tiếp bằng mắt.

Ngoài ra còn có một số mẹo:

  • Lau mặt bằng một miếng vải mát, ẩm.
  • Đỡ ngực của bạn trong khi cho bé bú để trọng lượng của nó không đè lên cằm bé.
  • Vắt sữa lên môi của bé hoặc nhỏ sữa vào miệng bằng ống nhỏ giọt cho bé nuốt khi bú.

[inline_article id=161117]

Cần lưu ý rằng nếu con bạn ngủ nhiều, điều quan trọng nhất là đảm bảo bé nhận đủ lượng sữa bằng cách quan sát nước tiểu và phân chặt chẽ trong vài tuần đầu tiên. Theo dõi cân nặng, nếu bé không tăng cân đủ thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm cách đánh thức trẻ sơ sinh sao cho hợp lý. Hi vọng mẹ đã biết những tuyệt chiêu đánh thức bé con dậy bú cả ngày và đêm rồi, chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không?

Dị ứng sau sinh có nhiều loại, có loại do thức ăn và cũng có loại do thời tiết hay nội tiết tố của cơ thể. Tùy theo từng loại mà mẹ bị dị ứng có nên cho con bú bình thường hay tạm ngưng chờ điều trị.

Các kiểu dị ứng của mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh thường bị 2 kiểu dị ứng phổ biến nhất là dị ứng thức ăn và dị ứng thời tiết

Dị ứng thức ăn sau sinh

Bị dị ứng thức ăn trong thời kỳ cho con bú là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt.

Chưa kể, sau khi sinh con, cơ thể của người phụ nữ còn rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm độc từ các tác nhân bên ngoài.

Chức năng gan yếu nên khó lọc hết được các độc tố, chúng sẽ tích tụ dưới da và bộc phát ra ngoài qua da bằng các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 1
Có nhiều loại dị ứng sau sinh mẹ cần tìm hiểu để chữa trị

Dị ứng nổi mề đai mẩn ngứa

Theo khoa học lý giải, phụ nữ mang thai sinh con thường dễ bị dị ứng nổi mề đay là do thời kỳ này cuộc sống của mẹ thường có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Tất cả những điều này khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, dễ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến  cơ thể dễ bị dị ứng, nổi mề đay trước các dị nguyên bên ngoài.

Hơn nữa việc nhiễm lạnh, trúng gió độc cũng là yếu tố tác động làm bệnh nặng hơn.

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú?

Dị ứng do thay đổi nội tiết tố có thể cho bé bú bình thường

Sau khi sinh, mẹ dễ bị dị ứng do trong thời gian này có những thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nên cơ thể rất nhạy cảm dễ bị suy giảm miễn dịch.

Với kiểu dị ứng này, mẹ không cần lo lắng bởi nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Vì thế, mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường mà không lo ngại tới chất lượng sữa.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 2
Tùy vào trường hợp, mẹ có thể cho bé bú bình thường hoặc phải tạm ngưng chờ điều trị

Tuy nhiên, nếu mẹ bị dị ứng và phải uống thuốc theo đơn bác sĩ thì mẹ cần cẩn thận khi cho bé bú bởi một số thuốc điều trị có thể điều tiết qua sữa mẹ. Mẹ cần lưu ý đặc biệt không được dùng thuốc tùy tiện để tránh tác động xấu đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến thần kinh của bé sau này.

Dù vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bị dị ứng bởi hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị những bà mẹ đang cho con bú có thể sử dụng được mà  không lo ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Dị ứng thức ăn cần tạm ngưng cho bé bú cho đến khi điều trị xong

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng về hiện tượng dị ứng thức ăn có di truyền hay không và mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không.

Các triệu chứng dị ứng không lây từ người này sang người khác do cơ địa mỗi người mỗi khác và có những phản ứng không giống nhau với các loại thức ăn.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, căn bệnh này có tính gia đình. Nếu mẹ bị dị ứng thì bé cũng có thể bị dị ứng với cùng loại thức ăn mà người mẹ sử dụng.

Vì vậy, trong trường hợp mẹ bị dị ứng thức ăn ở thời kỳ cho con bú thì tạm thời mẹ nên ngưng cho bé bú sữa mẹ. Chờ cho đến khi nào mẹ hết dị ứng hoàn toàn thì mới cho bé bú lại bình thường.

[inline_article id=240853]

Cách khắc phục dị ứng sau khi sinh

Tùy vào cơ địa, mẹ có thể chọn nhiều phương pháp trị dị ứng sau sinh khác nhau. Tuy nhiên nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên, cổ truyền từ thảo dược.

Thuốc trị dị ứng

Điều trị bệnh bằng thuốc là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ do bệnh sẽ được trị khỏi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, mẹ cho con bú nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trị dị ứng bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh trị bệnh bằng phương pháp Đông y, Tây y thì mẹ có thể sử dụng những mẹo hay trị dị ứng, mà không gây ra những tác hại xấu cho mẹ dưới đây.

Uống trà hoa cúc

Với công thức mỗi ngày một ly hoa cúc với mật ong nguyên chất sẽ là cách giúp mẹ trị bệnh dị ứng sau khi sinh con tốt nhất.

Loại trà này còn giúp cơ thể mẹ được giải độc, ngủ ngon hơn, làn da sáng mịn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tật.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 3
Các loại trà thảo dược có thể giúp mẹ điều trị dị ứng hiệu quả

Một số loại trà khác mà mẹ nên thử: trà cam thảo táo gai, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, dâu tây mật ong, atiso, trà bạc hà, trà đen, bạch trà.

Chườm đá làm giảm cơn đau

Mẹ cần 2-3 viên đá cùng một miếng vải sạch mềm. Sau khi vệ sinh da sạch và lau khô thì mẹ chườm đá lên vùng da bị dị ứng.

Dùng mướp đắng

Ngoài cách uống trà thảo dược, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu để xông hoặc nấu nước tắm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Mẹ cần chuẩn bị 1-2 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp cho mướp vào nồi đổ ngâp nước đun sôi để lấy nước bôi trực tiếp lên vùng da.

Mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược như lá tía tô, kinh giới, chanh, gừng, ngải cứu, ổi, quế,…

[inline_article id=240624]

Những lưu ý khi điều trị dị ứng sau sinh

  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa bệnh nếu chua có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Với những ai thường xuyên bị nổi mề đay sau sinh thì nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, chất độc hóa học, thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Nên tới bệnh viện ngay nếu như xuất hiện những triệu chứng dị ứng kéo dài hơn một tuần, sốc phản vệ, suy hô hấp…

Trên đây là một số giải đáp những thắc mắc về vấn đề mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không và cách khắc phục bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, lớp sữa với kết cấu đặc, thơm, màu vàng đậm trong sữa mẹ thường là lớp sữa tinh túy nhất với rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là hệ miễn dịch. Lớp sữa này có thể thể mang đến cho trẻ sự bảo vệ toàn diện với cơ chế miễn dịch 3 lớp là chống bám dính, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn nhờ sự hiện diện của HMO (thành phần giúp hạn chế vi khuẩn, virus bám trên niêm mạc ruột), bộ đôi dưỡng chất MCFA, SCFA (các hợp chất kích thích lợi khuẩn, ức chế các vi khuẩn có hại) và Alpha-lactalbumin (các kháng khuẩn kích hoạt tế bào miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus). Do đó, mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt và cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi cho con bú, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn lớp sữa này để bé nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, dù biết sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng việc cho con bú không hề đơn giản. Trong quá trình cho con bú, mẹ có thể gặp phải nhiều khó khăn, trong đó trường hợp thường gặp nhất là sữa mẹ về ít khiến bé bú không đủ. Nếu mẹ cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy tham khảo ngay 5 cách kích sữa MarryBaby gợi ý sau đây nhé!

Lịch kích sữa khoa học

Trong những lần đầu kích sữa, các mẹ có thể khởi động nhẹ nhàng bằng cách hút sữa vào mỗi sáng và giữa những lần cho con bú (30 – 60 phút sau khi con bú hoặc ít nhất 1 tiếng trước khi đến cử kế tiếp).

Ban đêm, các mẹ có thể giãn cữ hút sữa hoặc cho con ti mẹ. Việc này giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sau sinh và chăm con tốt hơn. Các mẹ phải thật kiên trì, không được nản lòng, nhất là trong những ngày đầu. Vì những ngày này, có thể lượng sữa về chưa nhiều, dễ khiến nhiều mẹ cảm thấy bất an, lo lắng. Nhưng các mẹ hãy yên tâm, những ngày sau đó lượng sữa sẽ tăng dần lên.

Sau khi sữa về thành công, lượng sữa đã đi vào ổn định, mẹ nên giãn cữ dần. Mỗi ngày hút 4 – 5 cữ, mỗi cữ có thể cách nhau 4 – 5 tiếng, tùy thuộc vào thời gian rảnh của mỗi mẹ.

Đối với các mẹ đã có kinh nghiệm hút sữa, mẹ có thể tự tin hút sữa 8 – 10 lần mỗi ngày. Khi này, lượng sữa trung bình mỗi ngày sẽ vào khoảng 750-1035ml/24 tiếng.

Làm thế nào để sữa về nhiều khi cho con bú?

cách kích sữa

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe cho sản phụ, giúp mẹ hấp thu và chuyển đổi tới dòng sữa cho con.

Do vậy, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách kích sữa về nhiều và đảm bảo dòng sữa mẹ giàu dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống khoa học đủ chất.

Cho con bú trực tiếp kích sữa mẹ tự nhiên

Cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt chính là cách kích sữa tuyệt vời nhất. Do đó, bạn nên nhớ việc ưu tiên cho bé bú là điều nên làm đầu tiên nếu muốn sữa mẹ dồi dào.

Nếu bé đã ngủ một giấc dài hơn 3 giờ mà chưa dậy bú, bạn đánh thức con dậy. Nên tăng cường thời gian tiếp xúc da kề da, trong vòng 20 phút sau khi cho con bú. Vì những cử chỉ âu yếm với con cũng giúp bộ não mẹ chỉ đạo kích thích phản xạ và cơ chế sản sinh sữa.

Cách kích sữa bằng tay – massage bầu ngực

Việc massage tác động trực tiếp tới ống dẫn sữa của mẹ, giúp làm sạch ống dẫn sữa và kích thích sản sinh nhiều sữa hơn.

Massage bầu ngực không chỉ giúp kích sữa mẹ, cho lượng sữa nhiều mà còn ngăn ngừa ung thư vú cho mẹ. Đây cũng là cách giải quyết các vấn đề liên quan như tắc tia sữa, u vú, áp xe vú do chất lỏng bị tích tụ lâu ngày.

1. Lợi ích của massage bầu ngực

  • Tăng lượng lưu thông máu bầu ngực
  • Giúp giảm các cơn đau sau sinh
  • Làm thông các tia sữa, giúp kích thích sản xuất sữa
  • Giảm đáng kể các vết rạn da

2. Cách massage ngực để kích thích sản xuất sữa mẹ

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm và một khăn mềm
  • Dùng khăn nhúng nước và áp khăn lên bầu ngực
  • Sau đó bắt đầu massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ

Có thể áp dụng 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất 10 phút. Sau khi thực hiện xong, mẹ có thể uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm để cảm nhận được sự thay đổi của việc tiết sữa như thế nào.

Sử dụng thảo dược để kích sữa về nhiều

cách kích sữa

Đa số các loại thảo dược đều lành tính, không chỉ bổ sung dưỡng chất cho chị em phụ nữ sau sinh phục hồi sức khỏe mà còn có tác dụng kích thích cơ chế sản xuất sữa mẹ, giúp sữa mẹ luôn dồi dào. Phương pháp sử dụng thảo dược cho các mẹ ít sữa/mất sữa đã được áp dụng từ rất lâu. Hàng ngàn năm trước, Hippocrates cũng đã từng đề cập với việc cho phụ nữ ít sữa/mất sữa uống trà thì là.

Một số loại thảo mộc thường được sử dụng để kích sữa [3]:

  • Hạt thì là (fennel seed)
  • Hạt hồi
  • Cỏ đinh lăng

Cách kích sữa hiệu quả với máy hút sữa

Khác với một số mẹ sử dụng máy hút sữa để dự trữ trong tủ lạnh cho con, một số mẹ ít hoặc mất sữa sử dụng máy hút sữa để giải quyết vấn đề này. Các mẹ có thể chọn cách hút sữa sau mỗi lần cho con bú để kích thích tăng lượng sữa.

Tuy máy hút sữa không thể sánh bằng việc cho con bú trực tiếp nhưng cũng thật tốt để “cứu nguy” cho mẹ những lúc sữa ít. Cơ chế của máy hút sữa là tạo lực kích thích các tuyến sữa hoạt động.

Ngoài ra, sau khi ra đời, do thể tích dạ dày của bé còn nhỏ nên nhu cầu bú rất ít. Do đó, những lúc sữa về, nếu con bú không hết, mẹ có thể dùng máy hút sữa hút ra để trữ trong tủ lạnh.

Kích sữa mẹ bằng chế độ ăn khoa học

Các mẹ sau sinh cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là những mẹ ít sữa hay mất sữa. Không riêng một loại thực phẩm nào có thể giúp tăng lượng sữa. Do đó, các mẹ cần duy trì một thực đơn đầy đủ các nhóm chất.

Một số lưu ý cho chế độ ăn uống của các mẹ đang cho con bú nói chung:

  • Đảm bảo trái cây và rau củ chiếm nửa khẩu phần ăn.
  • Lựa chọn các món ăn từ ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm từ sữa ít béo, tách béo.
  • Đa dạng các loại chất đạm.
  • Uống đủ nước.

Lưu ý khi kích sữa sau sinh

cách kích sữa

Mẹ ít sữa có thể áp dụng nhiều cách kích sữa khác nhau để cho bé bú

  • Nếu không xảy ra sự cố bất thường, hãy cho bé bú mẹ trong vòng 1 tiếng sau sinh. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng khả năng sống sót của trẻ. Không chỉ vậy, cho trẻ bú mẹ sớm ngay sau khi sinh còn giúp tăng nhu cầu bú sữa mẹ của bé.
  • Việc cho con bú còn giúp mẹ hồi phục nhanh chóng và dễ dàng hơn sau khi sinh. Hơn thế nữa, cho con bú trong thời gian dài sẽ giúp mẹ hạn chế được một số vấn đề về sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa cũng như số lượng sữa có đủ cho con bú hay không. Sản phụ cần chú ý kết hợp đầy đủ 4 loại chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm và vitamin.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thể “bỏ túi” cho mình một vài cách kích sữa đơn giản, hiệu quả. Nếu sữa mẹ vẫn không về nhiều, mẹ cũng đừng quá căng thẳng, lo lắng bởi căng thẳng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến việc tiết sữa. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của sữa công thức trong trường hợp cần nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách bảo quản sữa mẹ “chuẩn” nhất mẹ bỉm sữa cần biết

Sữa mẹ là tốt nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với lượng sữa mẹ về quá nhiều hay mẹ đang chuẩn bị quay trở lại công việc, cách bảo quản sữa mẹ khoa học luôn là vấn đề được mẹ bỉm sữa quan tâm sau khi sinh.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu?

Nếu sữa mẹ vừa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26°C, mẹ chỉ có thể trữ được tối đa 4 tiếng thay vì 6 đến 8 tiếng. Nếu cần trữ đông, sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Cách bảo quản sữa mẹ đối với bạn nhiều sữa, trong trường hợp này, bạn vắt sữa ra trữ đông là điều đương nhiên. Riêng mẹ ít sữa thì phải làm sao, có nên vắt sữa trữ đông? Lời khuyên là có, kiên trì vắt sữa mẹ cộng thêm chế độ ăn khoa học có thể gọi sữa về nhanh hơn.

cách bảo quản sữa mẹ 1
Sữa mẹ bảo quản đúng cách sẽ giữ vẹn nguyên chất dinh dưỡng

 

Quá trình bảo quản sữa mẹ cần lưu ý

1. Dụng cụ bảo quản sữa

Để bắt đầu trữ sữa, mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
  • Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Mẹ nên chọn loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
  • Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

Để sữa mẹ được bảo quản một cách an toàn và vệ sinh, bạn nên đảm bảo thực hiện những bước sau trong cách trữ sữa mẹ:

2. Luôn tiệt trùng dụng cụ hút sữa, trữ sữa

Vệ sinh là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong việc bảo quản sữa mẹ. Mẹ nên rửa tay thật sạch và tiệt trùng các dụng cụ vắt, trữ sữa thường xuyên. Có thể sử dụng các bình nhựa trữ sữa không BPA hay các túi trữ sữa chuyên dụng uy tín trên thị trường.

3. Lượng sữa mẹ vắt ra trong một lần

Một điều nữa mẹ cũng cần lưu ý trong cách bảo quản sữa mẹ là lượng sữa vắt trong một lần. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt với lượng sữa vừa đủ với lần bú của con, trung bình từ 100-150 ml. Nếu bé lớn hơn, lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của con.

4. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Trữ sữa bằng bình, mẹ có thể xếp vào tủ lạnh theo thứ tự từ trái sang phải để không chỉ mẹ mà người thân khi lấy sữa cho bé dùng dần cũng dễ nhớ, bình nào trước, bình nào sau. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi chú ngày tháng lên từng túi trữ sữa để biết rõ túi trữ nào nên được sử dụng trước cũng như biết được hạn sử dụng.

Cách rã đông sữa mẹ

1. Cách rã đông sữa mẹ trong ngăn đá

Khi rã đông, cho sữa xuống ngăn mát, ra đông tự nhiên. Trường hợp trẻ cần bú ngay, mẹ chuẩn bị một ca nước ấm và đặt túi trữ sữa vào cho đến khi sữa đã được rã đông hoàn toàn. Mẹ cũng lưu ý, nên bỏ phần sữa thừa sau khi bé bú cũng như không nên trộn sữa rã đông và sữa vừa vắt với nhau.

3. Cách sử dụng sữa mẹ mới lấy trong ngăn mát

Bạn cho phần sữa cần dùng ra bình. Sau đó, bạn đem hâm nóng sữa mẹ 40ºC trước khi cho bé bú. Phần sữa này nên sử dụng trong vòng 24h.

Lưu ý khi hâm nóng sữa mẹ

  • Lượng sữa mà mẹ lấy ra khỏi ngăn mát để sử dụng không nên để lại dùng tiếp. Vì vậy, mẹ nên chú ý chỉ lấy vừa đủ lượng sữa bé cần dùng.
  • Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng lò vi sóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa cũng như làm phỏng miệng bé.

Cách bảo quản sữa mẹ cho bé bú chuẩn

 Khi sữa mẹ tiết quá nhiều so với nhu cầu bé bú, mẹ có thể tham khảo cách bảo quản sữa, cách cho con bú mẹ dưới đây để đảm bảo một nguồn dinh dưỡng an toàn cho con yêu:

Tình trạng sữa Trữ sữa ở nhiệt độ phòng Trữ sữa trong tủ lạnh Trữ sữa trong tủ đông
Sữa vừa được vắt và để vào bình hay túi trữ 6 đến 8 tiếng (nên để ngay vào tủ lạnh) < 72 giờ (nên đặt vào nơi sâu nhất của tủ lạnh, tránh trữ ở cửa tủ)

Tủ lạnh 1 cửa (-15°C): 2 tuần

Tủ lạnh 2 cửa (-18°C): 3 tháng

Tủ đông chuyên dụng: 6 đến 12 tháng

Sữa được rã đông tự nhiên (được đặt từ phần tủ đông qua ngăn máy Tối đa là 4 tiếng (cho đến lần bú kế tiếp) 24 tiếng Không nên trữ đông lại  lần nữa
Sữa được rã đông bằng nước ấm hay để ở nhiệt độ phòng Chỉ sử dụng cho lần bú đã định 4 tiếng cho đến lần bú kế tiếp Không nên trữ đông lại  lần nữa
Bé bắt đầu sử dụng Chỉ được sử dụng cho lần bú này và tránh dùng lại phần sữa thừa sau khi bé bú xong Không nên trữ vào tủ lạnh nữa Không nên trữ vào tủ lạnh nữa

Một số mẹ sẽ gặp trường hợp sữa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có lớp váng nổi trên bề mặt hay phần chất béo bám trên thành bình. Lúc này, mẹ cần lắc đều bình hay túi trữ rồi mới nên rã đông tự nhiên hay rã bằng nước ấm.

Ngoài ra, nếu sữa trữ trong bình hay túi xuất hiện màu trắng đục như đám mây sau khi được rã đông đúng cách, sữa mẹ lúc này đã bị rò. Bạn nên tránh cho bé bú sữa này vì có thể đã bị mất đi một số dưỡng chất quan trọng.

[inline_article id=173102]

Tham khảo thông tin về cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút vừa giúp mẹ cất trữ lượng sữa dư thừa cho bé bú trong thời gian đi làm vừa có thêm thời gian vui đùa bên con yêu.

Một số lưu ý kèm theo khi bảo quản và sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

Khi cho bé uống sữa mẹ bảo quản, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
  • Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
  • Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể).
Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

10 thực phẩm nhất định mẹ cho con bú phải cân nhắc kỹ càng

Ngay sau khi sinh mẹ đã được khuyến khích cho bé bú sữa non để trẻ có thể nhận được nhiều nhất những kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch thụ động cho bé. Tiếp tục cho con bú sẽ góp phần vào sự trưởng thành của cơ thể bé một cách khỏe mạnh nhất.

Để kích sữa mẹ về nhiều, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là lưu ý tối quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ nên duy trì thực đơn đảm bảo ít nhất 1.800 calo/ngày.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, carbonhydate phức tạp, nguồn protein từ thịt nạc… Trái cây và rau xanh cũng rất cần, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có thể hạn chế lượng calories nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, trung bình khoảng 6 ly nước mỗi ngày.

Lưu ý các nhóm chất cần được mẹ cân đối một cách hợp lý để vừa tốt cho sức khỏe mà lại không làm ảnh hưởng đến em bé. Vì lúc này bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc sẽ hấp thu các chất mà mẹ vừa ăn vào.

Đó là lý do mẹ cần cân nhắc, phân loại thực phẩm “nạp” vào cơ thể. Dưới đây là 10 nguyên liệu chế biến cần lưu ý:

Các loại cá

Cá cung cấp một lượng protein đáng kế giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ còn cung cấp thêm omega-3 mà cơ thể cả mẹ và bé đề rất cần.

Nhưng còn về thủy ngân và dưỡng chất bất lợi khác thì sao? Chỉ cần chọn lựa đúng cách và ăn đủ số lượng cần là đủ. Mẹ có thể chế biến các món hải sản 2 lần/ tuần và ăn Bạn có thể nấu hải sản hai lần mỗi tuần. Mỗi khẩu phần ăn có thể lên đến 180gr.

cho con bú 2

Thức ăn cay

Mẹ “mê đắm” các loại nước sốt cay, nóng và muốn thưởng thức những món ăn hấp dẫn ngay sau sinh. Nhưng hầu hết lại nhận được những khuyến cáo nên từ bỏ sở thích này vì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một sự thật là hầu hết các em bé mới sinh đều có thể xử lý các loại nguyên liệu cay nóng trong chế độ ăn uống của mẹ. Và đương nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều trong một ngày bởi món ăn có tốt thì ăn nhiều cũng phản tác dụng.

cho con bú 10

Rau bạc hà, rau mùi tây và cây xô thơm

Đây là các loại rau gia vị khá phổ biến, kích thích vị giác. Nhưng mẹ nên biết có một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà cơ thể mẹ tạo ra. Nhất là trong những tháng đầu sau sinh.

Ví dụ, ăn nhiều rau mùi tây có thể  gây tắc sữa, giảm khả năng tiết sữa. Quá nhiều cây xô thơm và bạc hà sẽ “ngắt” luôn nguồn sữa cho bé.

cho con bú 9

Uống thêm các loại sữa khi cho con bú

Mặc dù hiếm khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần chú ý theo dõi trẻ. Nói cho bác sĩ nhu khoa biết nếu mẹ có biểu hiện bất thường về da, khó thở sau khi cho con bú hoặc các triệu chứng khác.

cho con bú 8

Các loại trà

Sử dụng trà trong khi đang cho con bú có thể gây hại. Điều này là đúng. Trong trà có caffein, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ – và bé. Trà cũng có thể làm cho cơ thể mẹ khó hấp thụ chất sắt.

cho con bú 7

Trứng, đậu phộng và quả hạch

Mẹ không bị dị ứng và muốn ngăn ngừa dị ứng các loại thực phẩm này ở bé cưng bằng cách loại bỏ tất cả ra khỏi khẩu phần ăn?

Rất tiếc, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể làm điều đó bằng cách bỏ qua các loại thực phẩm cụ thể. Hãy hỏi bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

cho con bú 6

Đồ uống có đường

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến bạn khát nước hơn bình thường. Nếu đúng như vậy, hãy uống một ly nước mỗi khi bạn cho con bú. Nhưng đừng uống quá nhiều nước ngọt và nước trái cây có đường.

cho con bú 5

Rượu

Thực tế, việc uống rượu bia còn làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí là mất sữa cho con bú. Vì vậy, nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này.

cho con bú 4

Thực phẩm gây đầy hơi

Đối với các mẹ có bé thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, hãy giảm bớt những thức ăn như dứa, cải bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt và củ cải.

cho con bú 3

Cà phê

Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…

cho con bú 2

[inline_article id=213280]

Chuyện kiêng cữ khi cho con bú là cần thiết để chất lượng sữa luôn đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng cữ hoàn toàn những thực phẩm yêu thích. Ăn trong giới hạn là được mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ cho con bú uống cafe sữa được không? Hoàn toàn có thể uống mỗi ngày

Cà phê mặc dù được biết đến là gây hại cho sức khỏe nếu uống quá nhiều, tuy nhiên, ở mức độ vừa phải, cà phê lại có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Vậy mẹ cho con bú uống cafe sữa được không Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ cho con bú hoàn toàn có thể uống cà phê mỗi ngày ở giới hạn 2-3 ly

 

Mẹ cho con bú uống cafe sữa được không?

Nếu nghiêm túc tìm hiểu về tác dụng phụ của cà phê cũng như lợi ích mà thức uống này mang lại với mẹ đang cho con bú, bạn chắc chắn sẽ không còn giữ cái nhìn định kiến mỗi khi “thèm thuồng”, theo Medical News Today.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước có chất cafffein trước khi cho bé bú không có khả năng gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhưng chắc chắn trong thai kỳ, bác sĩ sẽ khuyến cáo bà bầu nên hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ caffeine do nguy cơ caffeine đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

cho con bú
Mẹ cho con bú uống cafe sữa được không? Uống dưới 300mg mỗi ngày không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Nhưng sau khi sinh, caffeine ít có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nuôi con bằng sữa mẹ nếu muốn luôn ở trong ngưỡng an toàn về sức khỏe nên cân nhắc việc uống caffein trong mức khoảng 300mg mỗi ngày, tương đương với 2-3 ly cà phê.

Theo tiến sĩ Thomas Hale, người chuyên về trong các loại thuốc và sữa mẹ, caffeine là một loại thuốc có nguy cơ thấp trong chừng mực nhất định. Chỉ có khoảng 1% caffeine mà phụ nữ tiêu thụ được ngấm vào sữa mẹ. Số lượng nhỏ này không đủ để gây hại cho hầu hết các bé đang bú mẹ.

Tuy nhiên, CDC lưu ý rằng, việc tiêu thụ caffeine nhiều hơn 10 ly mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ, chẳng hạn như sự rối rít và bồn chồn. Nồng độ caffeine trong sữa mẹ sẽ cao nhất sau 1-2 giờ uống cà phê. Vì vậy mẹ nên tránh cho bé bú sau 1-2 giờ uống cà phê là cách kiểm soát sức khỏe hiệu quả nhất.

Tác dụng phụ của cà phê nếu uống quá nhiều

1. Cà phê gây độc hại

Cà phê chất lượng kém có thể có nhiều tạp chất trong đó nên dễ đau đầu, chóng mặt. Vì dụ như cà phê được làm từ những hạt hỏng, hoặc ha bột đậu.

2. Cà phê có thể giết chết bạn

Nếu uống 80-100 cốc (23 lít) trong một phiên ngắn, tương đương với việc nạp 10-13g caffeine và có thể gây chết người.

3. Cà phê có thể gây mất ngủ và bồn chồn

Lượng caffeine tối đa được khuyến nghị trong giới hạn 400 miligam, gần bằng lượng mà bạn sẽ nhận được từ 4 tách cà phê. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine, hãy cẩn thận với cà phê. Bạn có thể đã biết số lượng và loại cà phê phù hợp, hoặc không phù hợp với bạn.

4. Đừng uống nhiều hơn một cốc mỗi ngày nếu bạn đang mang thai

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cà phê đối với thai nhi vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng có một điều chắc chắn là nếu bạn uống cà phê khi mang thai, caffeine cũng sẽ đến thai nhi, và em bé của bạn rất nhạy cảm với caffeine. Vì vậy, nếu bạn là một người nghiện cà phê nặng và không thể ngừng uống nó khi đang mang thai, ít nhất hãy giảm lượng cà phê của bạn xuống còn một tách mỗi ngày.

5. Nếu bạn bị cholesterol cao hãy chọn cà phê lọc

Hạt cà phê chứa cafestol và kahweol, hai thành phần làm tăng mức cholesterol LDL, gây hại cho tim mạch.

6. Cà phê cho trẻ em, có thể làm tăng chứng đái dầm

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ caffeine ở trẻ em 5-7 tuổi có thể làm tăng chứng đái dầm

Tuy có những tác dụng không tốt cho sức khỏe là vậy nhưng mặt khác cà phê cũng được chứng minh là tốt cho sức khỏe nếu dùng vời liều lượng vừa phải. Và ngay cả phụ nữ mang thai cũng có thể dùng cà phê mỗi ngày ở giới hạn 2-3 tách.

Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Công thức chuẩn xác tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Một nghiên cứu gần đây của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong suốt 24 giờ giờ đầu sau khi sinh có thể lên tới 200ml ngày và cần bú mẹ 8 – 12 lần. Lượng sữa mẹ bé tiêu thụ trung bình khoảng 750ml/ ngày đối với các bé từ 1-6 tháng tuổi. Tùy thuộc vào số lần bé bú mỗi ngày, mẹ có thể xác định số lượng sữa bé cần.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng

Vì trẻ sinh non lên khả năng bú, nuốt vfa thở chưa thực sự hoàn chỉnh, chuyện bú không no trong 1 lần là chuyện bình thường. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).

Lượng sữa cho bé ngày đầu tiên

Trẻ sơ sinh trong ngày đầu tiên cần 60-70 ml/kg. Sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho 1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).

Ví dụ: Trẻ sinh 1.500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 70 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 10- 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 8 – 10ml cho/ cữ.

lượng sữa cho trẻ sơ sinh 1
Dựa vào cân nặng mẹ có thể tính được lượng sữa cho bé

Khi trẻ được 8 ngày tuổi

Nếu khoảng cách giữa 2 cữ ăn là 2 giờ thì lúc này sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kg: (70ml thêm + 70ml ngày đầu = 140ml), ta tính theo công thức sau:

(140ml x 1,5kg) / 10 – 12 cữ =  17- 20 ml/cữ.

Sữa bột dành cho trẻ non tháng thì lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Ví dụ: Trẻ ăn 150ml sữa mẹ chỉ nên cho 50ml sữa bột.

Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn:

  • Trẻ 1.500 gram cách 1,5 tiếng.
  • Trẻ 2.000 gram cách 2 tiếng.
  • Trẻ 3.000 gram cách 3 tiếng.

Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Lượng sữa cho bé theo tháng tuổi

Tất cả các cách tính lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh chỉ là ở mức tương đối. Dưới đây là lượng sữa cho bé từ tuần thứ 2 trở đi:

  • Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú
  • Khi bé đang ở giữa từ 2 tháng đến 6 tháng nhu cầu sữa tăng lên khoảng 105-210ml sữa
  • Lúc 6 tháng tuổi trở lên, mỗi lần bú có thể đạt từ 210-240ml sữa. Tổng lượng sữa một ngày khoảng 900ml

Đến tuổi trẻ ăn dặm lượng sữa mỗi ngày bé cần sẽ giảm xuống. Và đến khi bạn đã thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đa dạng thì lượng sữa mỗi ngày cần khoảng 600ml.

Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Dựa theo cân nặng của trẻ để tính tương đối chính xác lượng sữa cho bé. Tùy nhu cầu mà mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp:

1 đến 3 tuần  30 – 90ml x 10 lần/ngày
3 tuần đến 3 tháng 90 – 120 ml x 6 lần/ngày
 3 đến 6 tháng 120 – 230 ml x 5 lần/ ngày
6 đến 9 tháng 70 – 240 ml x 6 lần/ngày
 9 đến 12 tháng 200 – 250 ml x 4 lần/ngày
 12 tháng trở nên 120ml x 4 lần trên ngày

Bảng ml sữa chuẩn cho bé

Dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì lượng ml sữa mỗi ngày cho bé đều tương đương. Đương nhiên, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 Cân nặng của bé  Tổng lượng sữa trong ngày  Lượng sữa mỗi cữ bú
 2.265 gr 390 ml 48.75 ml
 2.491 gr 429 ml 53.625 ml
 2.718 gr 467 ml  58.375 ml
 2. 944 gr 507 ml 63.375 ml
3.171 gr 546 ml 68.25 ml
3.397 gr 584 ml 73 ml
3.600 gr 639 ml 79.875 ml
 3.850 gr 664 ml 83 ml
4.00 gr 720 ml 90 ml
4.303 gr 741 ml 92.625 ml
4.500 gr 801 ml 100.125 ml
4,756 gr 819 ml 102.375 ml
4.900 gr 879 ml 109.875 ml
5.209 gr 897 ml 112.125 ml
5.400 gr 960 ml 120 ml
5.662 gr 976 ml 122ml
5.889 gr 1.015 ml 126.875ml
6.115 gr 1.053 ml 131.625 ml
6.400 gr 1.119 ml 139.875 ml
6.704 gr 1.155 ml 144.375 ml
6.795 gr 1.172 ml 146.25 ml
7.021 gr 1.210 ml 151.25 ml

Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Trong thời gian đầu sau sinh nếu chưa “gọi được sữa về” mẹ có thể áp dụng một vài mẹo dưới đây:

  • Thường xuyên cho bé bú để kích thích cơ thể tạo sữa. Cho bé bú đều hai bên ngực
  • Áp dụng đúng cách cho con bú
  • Khi bé bú và nuốt chậm, dùng tay ép sữa ra khỏi ngực để dồn toàn bộ lượng sữa trong ngực cho bé. Nếu đã dùng tay mà dòng sữa vẫn có xu hướng chậm lại, chuyển sang ngực bên kia. Tiếp tục đổi qua lại giữa hai ngực cho đến khi bé đã no hoặc ngừng nuốt.
  • Kích thích cơ thể tạo sữa bằng cách dùng máy hút sữa giữa các lần cho bé bú. Nếu cần thiết, có thể cất giữ phần sữa hút được cho bé đến khi nguồn sữa được cải thiện.
  • Tránh sử dụng núm vú giả. Khi bé khóc, cho bé ngậm vú vì động tác bú của bé sẽ kích thích tạo sữa.
  • Những bà mẹ khẳng định mình thực sự có quá ít sữa thì nên kiểm tra tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp đã được chứng minh có ảnh hưởng xấu đến lượng sữa tiết ra.
  • Nếu bạn phân vân không biết con mình có được uống đủ sữa không hoặc sữa của mình có đủ hay không, đừng ngại tìm đến chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ.
  • Xem xét sử dụng các loại thảo dược lợi sữa được nhiều người công nhận. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về thảo dược hoặc các trung tâm y tế uy tín về tính an toàn của các loại cây cỏ này trong thời kỳ cho bé bú.

[inline_article id=108262]

Dựa vào công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ hoàn toàn có thể an tâm cho bé cho bé bú bình mà không sợ quá no hay nôn trớ, trào ngược dạ dày. Đừng quên căn chỉnh những ngày đầu tiên để biết chính xác bé cần gì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

4 sai lầm bố mẹ nào cũng mắc phải khi pha sữa cho bé

Thế nên, các mẹ có con nhỏ phải hết sức chú ý, pha sữa đúng cách cho bé là việc vô cùng quan trọng vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến bé không hấp thu đầy đủ nguồn dinh dưỡng. Sau đây, marrybaby.vn sẽ điểm danh 4 sai lầm “chết người” mà các bố các mẹ thường xuyên mắc phải khi pha sữa công thức cho bé:pha sữa đúng cách 1

Pha sữa quá đặc/quá loãng

Em bé nhà chị Linh Chi (28 tuổi, nhân viên kế toán) được 5 tháng tuổi nhưng chị không có đủ sữa nên bé phải dùng sữa ngoài. Mấy ngày trước, cả gia đình vừa được một phen kinh hoàng khi em bé bị sốt cao và tiêu chảy ra máu. Lúc đó, 2 vợ chồng mới cuống cuồng cho con tới bệnh viện cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy, em bé bị viêm ruột do uống sữa công thức pha đặc quá.

Nhiều bố mẹ cứ nghĩ rằng, con uống sữa đặc hơn so với liều lượng nhà sản xuất khuyên dùng sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, mau tăng cân và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hết sức sai lầm.

Trẻ con mới sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt mà uống sữa công thức pha quá đặc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, phá hủy tế bào, cụ thể là gây viêm ruột.pha sữa đúng cách 2

Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, bé sẽ bị sốt, tiêu chảy ra máu, thậm chí đe dọa tính mạng. Thêm nữa, thận của trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời còn rất yếu nên việc sử dụng sữa quá đặc cũng khiến cơ thể bị mất nước và thận phải làm việc quá tải, lâu dần dẫn đến tình trạng suy thận.

Vậy nên, nếu các mẹ không đủ sữa cho bé và bé phải uống sữa ngoài thì cần đặc biệt chú ý pha đúng với công thức hướng dẫn trên sản phẩm. Tránh việc pha sữa quá đặc khiến bé dễ bị táo bón, chán ngán việc uống sữa và còn có thể dẫn đến các bệnh đường ruột vô cùng nguy hiểm khác. Hay việc pha sữa quá loãng thì bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

Pha sữa bột bằng nước đun sôi

Pha sữa theo cách này sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin… do bị phân giải dưới nhiệt độ cao. Ngược lại, nếu các mẹ pha sữa với nước lạnh thì sữa lại không đủ độ chín và không thể hòa tan được hết chất dinh dưỡng có trong sữa.

Do đó, nhiệt độ tốt nhất để bảo toàn chất dinh dưỡng trong sữa khi pha là 40 – 50 độ C. Một số loại sữa của Nhật Bản dành cho trẻ từ 0 – 9 tháng tuổi còn yêu cầu pha ở mức 70 độ C sau đó mới đổ thêm nước lạnh ở để trung hòa.

Bảo quản sữa trong phích

Đây là một sai lầm rất phổ biến khác nữa của các mẹ khiến con bị đau bụng, tiêu chảy. Thực tế, sữa mà đem bảo quản ở phích trong thời gian dài như vậy nếu gặp nhiệt độ thích hợp sẽ khiến vi khuẩn nhân lên gấp hàng chục lần. Lúc này thứ trẻ uống vào không phải là dưỡng chất từ sữa mà là một đống vi khuẩn có hại.

Cho trẻ uống thuốc cùng sữa

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ cứ cho bé uống thuốc bằng nước lọc nhé. Vì sữa mà bị hòa lẫn với một số loại thuốc như erythromycin hoặc các loại kháng sinh khác sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ và các nguy cơ sức khỏe khác. Mẹ chỉ nên cho con uống sữa với các loại thuốc được khuyến cáo như thuốc hạ sốt.

Trên đây là một số lưu ý mà các mẹ cần biết để bé có thể hấp thu tốt nhất những dưỡng chất có trong sữa và giúp bé phát triển toàn diện cả về chiều cao lẫn cân nặng.pha sữa đúng cách 3

Ngoài ra, các bố mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm máy pha sữa thông minh IMAMI. Đây là sản phẩm máy pha sữa chính hãng đầu tiên tại Việt Nam, giúp các mẹ không phải quá lo lắng về việc chăm sóc các bé.

Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi bà mẹ mất trung bình 5 năm pha sữa bột cho con tương đương với khoảng 600 giờ pha sữa. Bên cạnh đó, việc thức dậy mỗi đêm để pha sữa cho bé gây  ra tình trạng thiếu ngủ, khó trở lại giấc ngủ. Việc này khiến bạn kiệt sức mỗi khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau. Quan trọng hơn là việc các mẹ phải đảm bảo pha đúng công thức sữa, liều lượng, nhiệt độ để bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong sữa.

Và nếu bạn đang ở trong tình trạng: bận sấp mặt, không còn thời gian nào cho bản thân; Mất ngủ triền miên vì đêm nào cũng phải thức giấc vài lần để pha sữa cho bé; Băn khoăn về việc sữa đã đúng công thức chưa? Nhiệt độ có chuẩn không? Đã hợp vệ sinh chưa?… thì máy pha sữa IMAMI là sản phẩm dành cho bạn

Bạn sẽ không cần nhớ công thức sữa và lo lắng về nhiệt độ sữa. Đặc biệt, IMAM giúp bạn tiết kiệm 400h/5 năm cho việc pha sữa và bạn sẽ có thêm rất nhiều thời gian nghỉ ngơi, xã stress, làm những gì mình thích.

Cuối cùng, chúc các ông bố bà mẹ tận hưởng được niềm hạnh phúc khi nuôi con!

Máy pha sữa thông minh IMAMI – Một chạm cho bình sữa hoàn hảo

Tìm hiểu thêm sản phẩm tại website: http://www.mayphasua.com/

Facebook: https://www.facebook.com/imami.vn/

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

6 loại trái cây trả lời ngay thắc mắc ăn gì để mẹ mát sữa

Trái cây tươi chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho bà mẹ đang cho con bú. Đây cũng chính là thực phẩm giúp giải quyết vấn đề làm thế nào để mẹ mát sữa. Trong suốt thời gian ở cữ, nếu mẹ lơ là hoa quả sẽ dẫn đế tifnht rạng thiếu chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, đường ruột và nguồn sữa.

ăn gì để mẹ mát sữa 2
Sữa mẹ nóng không mang đến nhiều dưỡng chất cho trẻ sơ sinh

Sau sinh bao lâu mới ăn được trái cây?

Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng sau khi sinh từ 3-4 ngày mẹ có thể ăn trái cây một cách chọn lọc trở lại. Lúc này, ngoài việc làm mát sữa, trái cây còn hỗ trợ co bóp tử cung, thức đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Tuy nhiên, mẹ cần tránh ăn hoa quả có nhiều vị chua để tránh làm hại răng và dạ dày bị kích thích. Đồng thời trái cây có múi chua như canm, quýt, chanh có thể khiến hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ khó chịu, dễ tiêu chảy, trớ sữa, hăm tã hay nổi mẩn đỏ trên da.

Cải thiện sữa mẹ bị nóng

Với bà đẻ đang trong tháng cữ, mọi vấn đề đều nên tìm cách giải quyết bắt đầu từ mẹo dân gian, hạn chế dùng thuốc Tây y. Sữa mẹ bị nóng cũng vật, cần điều chỉnh từ chế độ ăn và cách cho con bú.

Chế độ ăn cho phụ nữ sau sinh cần thay đổi

Mẹ có thể nhờ người thân chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng sử dụng nhiều thực phẩm có tính mát, lợi sữa như khoai lang, rau đay, đu đủ… và thêm nước trái cây đều đặn mỗi bữa ăn. Cách đơn giản này sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau một vài ngày thực hiện.

Cho con bú sớm, đủ cữ, đúng cách

Những giọt “vàng” – sữa non là dinh dưỡng đầy tiên mẹ cần sớm cho bé tu ti. Sau 3-5 sữa non sẽ tự biến mất. Bé bú càng sớm và được nhiều sữa non sẽ hấp thụ được dinh dưỡng tối đa và nạp những kháng thể cần thiết cho cơ thể.

Với những phụ nữ lần đầu làm mẹ nên chú ý tư thế cho bé bú. Trẻ phải bú đúng cách: Miệng bé ngậm sâu vào quầng đen của vú,không phải chỉ ngậm mỗi đầu ti. Trước và sau khi cho bé bú, bạn cần vệ sinh sạch sẽ đầu ti.

Chỉ dùng thuốc khi bắt buộc

Bà bầu và phụ nữ sau sinh sử dụng thuốc là điều tối kỵ. Chỉ trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ chỉ định mẹ phảo sử dụng thuốc điều trị bệnh. Khi đó, bạn cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

6 loại trái cây ăn vào là mát sữa

Cùng với các loại rau củ thì trái cây là thực phẩm tự nhiên an toàn dành cho mẹ đang cho con bú. Không chỉ lợi sữa mà 6 loại hoa quả tươi còn giúp mẹ cải thiện chất lượng sữa.

Táo tàu

Trong các loại sách Đông y đều ghi lại rằng táo tàu là có tác dụng bổ tì thoạt vị, giải độc, điều hòa khí huyết, giúp phụ nữ sau sinh bổ huyết, và chống suy nhược cơ thể. Táo tàu còn có tên gọi khác là táo đỏ, rất giàu dưỡng chất, tốt cho mẹ đang cho con bú.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng công nhận rằng táo tàu có nhiều vitamin C, giàu glucozơ và protein, là những dưỡng chất quan trọng giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe và phòng chống bệnh tật cho trẻ sơ sinh. Táo tàu có thể dùng để hầm, chưng, nấu cháo hoặc ăn liền đều được.

Chuối tiêu

Quá trình vượt cạn không chỉ mang đến cho mẹ những cơn co thắt đau đến thấy xương mà còn lấy đi của mẹ rất nhiều nước mắt và máu. Sau sinh, chế độ ăn của mẹ vì vậy cần bổ sung nhiều thực phẩm có chứa lượng sắt cao.

ăn gì để mẹ mát sữa 1
Chuối tiêu có thể coi là thực phẩm “vàng” cho mẹ sau sinh

Trong các loại trái cây, chuối tiêu lành tình và có chứa nhiều sắt, ất tốt cho phụ nữ sau sinh. Khi cơ thể người mẹ hấp thu nhiều chất sắt sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong sữa, giúp phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.

Mẹ nào bị chứng táo bón sau sinh cũng nên bổ sung nhiều chuối tiêu vì các chuyên gia cho biết, trong trái cây này có hàm lượng xenlulozơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nhãn tươi

Nhãn tươi cũng là một vị thuốc trong Đông y. Nhãn có vị ngọt, tính bình, không có độc có tác dụng bổ huyết, dưỡng tì, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Ăn nhãn vừa đủ giúp chống suy nhược cơ thể, bổ máu, bổ khí và tì vị, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Đu đủ

Bà đẻ nào mà không từng kinh qua món đu đủ hầm với móng giò vì dân gian vẫn cho rằng đây là món ăn giúp mẹ tăng lượng sữa. Khoa học cũng tin tưởng điều này. Các chuyên dinh dưỡng cho rằng trong trái đu đủ có chứa nhiều sắt, kẽm và chất xơ nên tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp tăng sức đề kháng, nhuận tràng, bổ máu.

Quả mãng cầu (na)

Sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu nên hệ miễn dịch và sức đề kháng không cao. Mãng cầu là loại trái cây giàu vitamin C giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Vú sữa

Ăn vú sữa lợi sữa – Không chỉ là cách nói ví von trong dân gian mà các nghiên cứu cũng chứng ming trong vú sữa chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B3 và C, nhất là glucid, calcium, sắt, chất xơ, protein và lipid giúp tăng cường vitamin cho cơ thể và giúp tăng lượng sữa.

[inline_article id=108262]

Chỉ với 6 loại trái cây có thể giải đáp thắc mắc ăn gì để mẹ mát sữa, thật đơn giản đúng không nào. Mẹ đừng quên ăn uống khoa học là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề liên quan đến chất lương sữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm thế nào để sữa về đều hai bên: Dễ ợt!

Làm thế nào để sữa về đều hai bên chứ không phải bên đầy bên vơi? Chuyện này hoàn toàn không khó. Chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và nhanh chóng điều chỉnh là ổn thỏa cả!

Nguyên nhân ít sữa, mất sữa một bên

Sau khi sinh nhiều mẹ rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa một bên. Lý do thường đến từ:

  • Dùng máy vắt sữa không đúng cách: Việc cho con bú và dùng máy vắt sữa không đúng cách sẽ giảm đi khả năng kích thích tuyến sữa
  • Căng thẳng sau sinh: Sinh đẻ mất sức, mất máu, thay đổi nội tiế cộng thêm thiếu ngủ do thức đêm chăm sóc bé… vì vậy mẹ càng dễ rơi căng thẳng, mệt mỏi sau sinh khiến sữa càng ra ít.
  • Nghỉ ngơi không hợp lý: Gặp con rồi, mẹ dường như dành hết thời gian để chăm sóc cho bé. Mọi sinh hoạt thường ngày của mẹ bị đảo lộn dẫn đến hoạt động tuyến sữa bị yếu dễ mất sữa.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Kiêng cữ quá khắt khe, sợ tăng cân khó lấy vóc dáng, hay do hoàn cảnh khó khăn nên những bữa ăn hàng ngày thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra lượng sữa dồi dào.
Làm thế nào để sữa về đều hai bên 5
Mẹ thường xuyên bị căng thẳng cũng là nguyên nhân gây mất sữa

Làm thế nào để sữa về đều hai bên?

Để nhanh chóng xóa tan hiện tượng mất ít sữa một bên ngực ngoài việc cần phải hiểu rõ được nguyên nhân gây mất ít sữa và nhanh chóng điều chỉnh để đảm bảo dòng sữa về đều cả hai bầu ngực, đủ sữa cho con bú.

Tích cực cho con bú

Một giờ sau khi sinh mẹ nên cho con ti ngay để trẻ được hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Với các mẹ sinh mổ, lý tưởng nhất là cho con bú ngay giờ đầu tiên, nhưng còn phụ thuộc sức khỏe của từng mẹ, nhưng tốt nhất không để trễ hơn 4-6 giờ.

Nếu sữa về chậm, mẹ đừng lo lắng mà hãy cho con bú càng nhiều càng tốt, dù ban đầu chưa có mấy. Cần quan sát bé bú đã đúng cách chưa, trong những ngày đầu bé có thể tự bú rất tốt lượng sữa non vì đó là bản năng có sẵn.

Đồng thời, mẹ cho bé bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều sữa, không cần quá khắt khe tuân theo giờ giấc, mỗi khi bé có nhu cầu mẹ hãy “đáp ứng”. Việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra.

Làm thế nào để sữa về đều hai bên 2
Ngay sau sinh mẹ hãy cho bé bú những giọt sữa non đầu tiên để giúp kích thích tuyến sữa

Nếu như sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ bạn có thể vắt ra rồi để ngăn đá dùng dần. Việc dùng máy hút sữa cần sử dụng đúng cách, nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng nên dùng máy ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn.

Hoạt động “cỗ máy sản xuất” sữa liên tục

Việc kích sữa bằng máy đều đặn, đủ số lần từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng.

Mẹ biết cách làm đúng quy trình, thì lượng sữa sẽ về đều đặn, không phụ thuộc vào kích thước ngực hay các yếu tố cơ địa nào.

Âu yếm và ở bên con

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con.

[inline_article id=147733]

Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý 

Ngoài việc tìm những giải pháp cho sữa nhiều thì các mẹ không nên bỏ qua chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi để kích thích sữa:

  • Ngủ đủ giấc, đủ sâu
  • Thực phẩm dành cho các bà mẹ là cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu..
  • Uống nhiều nước ấm là yếu tố then chốt để đảm bảo bạn có đủ nước cho “nhà máy sản xuất sữa” của bạn

Hơn nữa, mẹ cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, thỏa mái, tránh căng thẳng, lo lắng, stress… bởi những tâm lý xấu ảnh hưởng không tốt đến việc tiết sữa

Nếu mẹ đã làm đủ mọi cách nhưng “em sữa” vẫn bỏ rơi bạn thì ngay lúc này nên đi khám để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán, tìm đúng nguyên nhân và biện pháp chữa trị phù hợp.

Sai lầm thường gặp khi mẹ kích sữa

Mất sữa, mẹ lo lắng tìm đủ mọi cách gọi sữa về, để con có được những dinh dưỡng cần thiết trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, đôi khi vì quá nóng vội kích sữa mà mẹ mắc sai lầm đáng tiếc:

  • Nhiều mẹ cho con bú ở vú mất sữa để kích sữa về nhưng cách này sẽ rất dễ gây ra tình trạng mất sữa, tắc sữa ở bên còn lại vì sữa tiết ra không được tiêu thụ
  • Các chị em luôn nghĩ ăn thật nhiều món lợi sữa như móng giò hầm đu đủ để lợi sữa và cần khi mẹ mất sữa. Đây không phải cách tốt, mẹ sẽ cảm thấy ngán, sợ khi bị nhồi nhét móng giò vào cơ thể
  • Mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào máy hút sữa để kích thích tiết sữa. Mẹ ơi! Không một loại máy nào tốt hơn hành động “hút chụt chụt” trực tiếp của con. Nếu mẹ cứ chăm chăm dùng máy hút sữa rồi cho con bú bình thì sau này con sẽ bỏ vú mẹ, sữa tiết ra cũng không nhiều
  • Hút sữa ngày đêm với lực quá mạnh khiến vú bị tổn thương rất đau đớn

[inline_article id=189577]

Bí kíp nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn dựa vào bản năng của người mẹ cũng như hiểu được làm thế nào để sữa về đều hai bên. Không một người mẹ nào tự nhiên lại có kinh nghiệm nuôi con nếu không phải vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ và ý chí quyết tâm tìm cách để có được những điều nhất cho con.