Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 3 tháng tuổi đã biết làm những gì?

Trong tháng thứ 3, bé trải qua nhiều bước phát triển về kỹ năng vận động, giao tiếp, học hỏi của bé. Rất nhiều ông bố, bà mẹ được truyền tai rằng cuối tháng thứ 3 là một điểm mốc đáng nhớ trong lịch trình phát triển của trẻ sơ sinh. Họ mong chờ rất nhiều điều vào cuối tháng này, khi bé tròn 3 tháng tuổi. Bé sẽ ngủ ngon hơn, ít khóc đêm hơn, bé biết lật, biết cười lớn và số lần đi tiêu, tiểu trong mỗi ngày sẽ dần giảm đi một cách đáng kể… Điều gì tạo ra những thay đổi này, và bé 3 tháng tuổi biết làm gì?

Sự phát triển của các kỹ năng vận động thô

Khi bước sang tháng thứ 3 các cơ của bé đã phát triển mạnh hơn, đặc biệt là cơ cổ. Khi bạn bế đứng bé lên, bé sẽ giữ thẳng cổ được khá lâu. Nếu để bé nằm sấp, bé sẽ có thể nâng thân trên lên cao một góc 45 độ. Ở thời điểm này, một số bé đã bắt đầu tập lẫy lúc đầu bé sẽ nghiêng người sang một bên nhưng nếu cơ bắp còn chưa đủ mạnh, có thể bé chỉ dừng lại ở đây. Thông thường, các bé sẽ biết lật người vào cuối tháng thứ ba hoặc thêm 1 vài tuần nữa.

Bé còn có thể ngồi và đứng khi được dựa sát lưng vào người của mẹ. Những tư thế đứng và ngồi khi được trợ giúp này rất có ích cho sự phát triển các cơ bắp của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giữ bé đứng thẳng bằng cách vịn tay vào nách bé. Bạn có nhận thấy rằng chân bé đang làm quen với việc chịu một trọng lượng nhất định? Vào những tháng trước, hẳn mẹ sẽ không dám thử quá nhiều tư thế như vậy phải không? Tới tháng thứ 3, bé yêu đã cứng cáp hơn nhiều và mẹ có thể hỗ trợ để bé tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa. Rõ ràng, chỉ cần quan sát bé kỹ một chút thì bạn sẽ nhận thấy ngay bé 3 tháng tuổi biết làm gì nổi bật so với 2 tháng trước đó.

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi
Khi được 3 tháng tuổi, bé rất thích khám phá sự thú vị của bàn tay, bàn chân mình

Đôi bàn tay linh động

Nếu hỏi rằng bé 3 tháng tuổi biết làm gì, ngoài việc quan sát kỹ năng vận động thô của toàn cơ thể, bạn cũng đừng quên theo dõi các cử động tinh trên đôi bàn tay bé. Nếu trong 2 tháng đầu tiên bàn tay bé luôn nắm chặt, khi đã được 3 tháng tuổi bé sẽ xòe tay thường xuyên. Các ngon tay cũng cử động linh hoạt hơn và có thể mở ra nắm vào một cách nhịp nhàng. Lúc này bé rất thích thú khi “khám phá” đôi bàn tay và bàn chân của chính mình, thi thoảng còn mút cả ngón tay hay dùng tay kéo chân lên và đưa vào miệng.

[inline_article id=103027]

Cảm xúc của bé 3 tháng tuổi

Tình cảm, cảm xúc của bé lúc này được thể hiện một cách rõ nét và mạnh mẽ thông qua những trường hợp cụ thể. Trẻ có thể nhận thấy rằng khi khóc sẽ được mẹ ôm ấp, vỗ về và đôi khi mẹ còn thấy bé “giả vờ” khóc để nhận được sự quan tâm của mẹ hơn.

Khi nhìn thấy mẹ hoặc một vật gì đó mà bé yêu thích bé sẽ thể hiện sự vui vẻ, phấn kích bằng cách cười to phát ra thành tiếng, chân tay liên tục búng bẩy không thôi. Mẹ cũng thấy rõ niềm vui trong đôi mắt của bé.

Giờ đây, khóc không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất của bé nữa mà bé đã biết giao tiếp bằng “ngôn ngữ” của trẻ con. Bố mẹ nên thường xuyên tham gia nói chuyện với bé bằng cách trả lời những câu nói ê a của bé. Cách này sẽ giúp bé ghi nhớ và học hỏi được những âm thanh, những cử chỉ điệu bộ cũng như phát triển được kỹ năng ngôn ngữ sau này. Theo nghiên cứu, những trẻ trò chuyện với bố mẹ nhiều sẽ nhanh biết nói hơn so với những trẻ khác.

Lời khuyên dành cho mẹ

– Mẹ hãy giúp kích thích bé phát triển về thể chất và trí tuệ bằng cách cho bé chơi những món đồ chơi có nhiều màu sắc, hình khối khác nhau. Đặc biệt là các món có thể chuyển động, phát ra tiếng kêu để bé có thể phối hợp tay và mắt.

– Khi được 3 tháng tuổi mẹ có thể lập thời gian biểu để bé sinh hoạt theo nề nếp. Lúc đầu sẽ hơi khó khăn nhưng nếu mẹ kiêng trì cố gắng sẽ thực hiện được. Một khi bé đã đi vào khuôn khổ thì việc chăm sóc bé sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.

– Tích cực cho bé đi dạo bên ngoài để tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng như tăng khả năng học hỏi của bé.

– Từ 3 tháng tuổi trở đi bé có thể tự lật người vì vậy mẹ cần chú ý không để bé sát thành giường để đảm bảo an toàn.

Click để xem chi tiết sự phát triển của bé 3 tháng tuổi trong từng tuần:

Bé 3 tháng tuần 1

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 1

 Bé 3 tháng tuổi tuần 2

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 2

 Bé 3 tháng tuổi tuần 3

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 3

 Bé 3 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi tuần 4

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

8 bí quyết phát triển trí não trẻ sơ sinh

1/ Nhanh chóng hồi đáp bé

Có rất nhiều thứ mà bé phải học hỏi ở thế giới lạ lẫm này. Từ chuyện làm thế nào để bình tĩnh trước những tiếng ồn, đến chuyện làm sao để với tay đến một đồ vật bé thích. Những thứ rất bình thường với người lớn lại thường xuyên là điều quá sức với bé sơ sinh. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên phải nghe con khóc. Đó là tín hiệu con muốn nhờ bạn giúp đỡ. Việc nhanh chóng đáp lại bé là một cách để giúp trí não bé phát triển nhanh. Bởi khi những yếu tố khiến trẻ bất an được bố mẹ xử lý, bé sẽ không còn rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ thần kinh được giải phóng để phát triển một cách tích cực.

Phát triển trí não
Trẻ sơ sinh rất cần tình yêu và sự quan tâm của ba mẹ để hình thành những cảm xúc, suy nghĩ tích cực

2/ Luôn phản ứng giống nhau với cùng một tình huống

Trẻ sơ sinh nắm được những quy luật khi bé nhận được cùng một cách xử sự nhất quán của bố mẹ trước một tình huống xảy ra. Chẳng hạn, khi bạn thay tã cho bé, hãy luôn nhìn vào mắt con và thông báo rằng bạn sẽ thay tã cho bé. Sự lặp đi lặp lại này sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm về những gì đang xảy ra xung quanh. Điều này cũng rất tốt cho trí não bé. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bé có cảm giác an toàn và tin tưởng vào bố mẹ thường rất sẵn sàng để khám phá, học hỏi nhiều hơn. Ngoài ra, thông qua cách bố mẹ phản ứng lại mỗi hành động của bé, bé sẽ hình thành những cảm quan cơ bản về thế giới xung quanh.

3/ Massage cho bé

Massage nhẹ nhàng trên cơ thể bé sẽ giúp giảm căng thẳng, đồng thời giúp bé cảm thấy bình tĩnh, yên tâm. Đó là điều kiện cần thiết để trí não phát triển. Ngoài ra, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng đã được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển của cơ thể bé. Bé cũng sẽ ngủ ngon hơn nhờ vào việc massage. Những em bé sinh non được massage 3 lần mỗi ngày có thể trở về nhà sớm hơn rất nhiều so với những em bé không được massage.

[inline_article id=13565]

4/ Giao tiếp với bé bằng ngữ điệu vui vẻ

Trong những ngày đầu đời, bạn có thể nói với bé bằng tông giọng cao thay vì chất giọng bình thường. Cách này giúp thu hút sự chú ý của bé tốt hơn. Hãy thử bắt chước cách bé ê a để tạo ra một cuộc nói chuyện ngộ nghĩnh giữa hai mẹ con. Tuy bé chưa hiểu ngôn ngữ của mẹ, vùng não chịu trách nhiệm phát âm và xử lý ngôn ngữ của bé rất cần sự kích thích từ mẹ. Bằng cách giao tiếp nhiều với con, mẹ sẽ giúp các nơ ron thần kinh trong não bé hình thành các kết nối mạnh mẽ.

5/ Chú ý và coi trọng bé

Hãy đáp lại những tín hiệu từ bé bằng việc nhìn bé chăm chú, theo dõi cách bé diễn đạt những mong muốn của mình, chẳng hạn như bé muốn chơi cùng mẹ hay muốn mẹ cầm một món đồ giúp bé… Bằng cách này, bé sẽ cảm nhận được những hành động của mình mang một ý nghĩa nào đó và bé cảm thấy mình có vị trí quan trọng đối với mẹ.

6/ Chơi trò chơi

Có rất nhiều trò chơi và đồ chơi cho trẻ sơ sinh. Trí não trẻ phát triển rất nhiều thông qua những trò chơi. Một số trò vô cùng đơn giản như soi gương, ú à hay trò vỗ tay sẽ giúp bé học rất nhanh về quan hệ nhân quả đấy. Mẹ cũng nên chọn những món đồ chơi thích hợp với lứa tuổi của bé để giúp con phát triển các giác quan toàn diện.

[inline_article id=62165]

7/ Đảm bảo một môi trường an toàn cho bé

Để con thoải mái khám phá thế giới xung quanh mình, bạn nên chú ý loại bỏ những thứ không an toàn với bé ra khỏi khu vực vui chơi và sinh hoạt của con. Hãy kiểm tra xem có vật sắc nhọn nào ở gần bé, chọn chất liệu quần áo và đồ chơi an toàn cho bé, tránh xa những món đồ nhỏ có thể khiến bé mắc nghẹn khi nuốt phải, cất thuốc và các loại hóa chất tẩy rửa vào tủ và khóa kỹ…

8/ Hát cho bé nghe

Những bài hát thiếu nhi đơn giản có thể giúp bé học về nhịp, vần và cách dùng từ ngữ. Hãy hát và dùng cử chỉ đi cùng lời hát để bé tham gia và biến bài hát thành một trò chơi vui vẻ cho cả hai mẹ con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dùng xe tập đi cho bé: Cẩn thận nguy cơ tai nạn!

Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều bố mẹ lựa chọn xe tập đi cho con mình. Một số người muốn con mau biết đi, một số khác muốn một công cụ giúp con thoải mái vận động và di chuyển thay vì đòi bố mẹ ẵm bồng, một số khác chỉ đơn giản muốn tìm một món đồ chơi mới lạ cho con.

Có rất nhiều loại xe tập đi cho bé, từ loại có ghế ngồi và khung đỡ cho đến loại chỉ có tay cầm, khung đỡ. Nhìn chung, các loại xe tập đi truyền thống đều có bánh xe và giúp cho bé có thể tự di chuyển khi bé chưa biết đi. Đây có thể là một trải nghiệm thú vị với bé, nhưng các bố mẹ cần tìm hiểu kỹ các khuyến cáo trước khi lựa chọn xe tập đi cho bé cũng như khi đang sử dụng những sản phẩm này.

Xe tập đi cho bé
Một số mẫu xe tập đi cho bé phổ biến nhất

Nguy cơ tai nạn từ xe tập đi cho bé

Sử dụng xe tập đi cho bé mà không chú ý các yếu tố an toàn có thể dẫn tới những tai nạn vô cùng đáng tiếc. Những thống kế cho thấy, bé thường bị rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Xe lao nhanh và bị đổ, ngã dẫn đến gãy tay, chân…
  • Bé bị té từ trên cầu thang xuống dẫn đến bầm, sưng, gãy xương, chấn thương sọ não…
  • Bé đi tới những nơi nguy hiểm như bếp, nơi đặt bình đun nước sôi, nơi đặt hóa chất tẩy rửa… và bị bỏng hoặc ngộ độc.

Ngay cả khi bố mẹ đang theo dõi bé thì tai nạn vẫn có thể xảy ra, đơn giản là vì chúng ta không thể phản ứng kịp trước những gì đang xảy ra. Một chiếc xe tập đi cho bé có thể chạy xa đến hơn 1 mét trong chỉ 1 giây. Đó là lý do những vật dụng này không an toàn, ngay cả khi bố mẹ đang ở cạnh bên con.

Ở một nước tiên tiến như Mỹ, hàng năm vẫn có khoảng hơn 8000 trẻ phải điều trị cấp cứu do những thương tích liên quan đến xe tập đi. Và có một thực tế là Canada đã cấm hoàn toàn việc kinh doanh, quảng cáo xe tập đi từ năm 2004, ngay cả các bậc phụ huynh cũng không được phép bán lại những chiếc xe tập đi cho bé mà gia đình họ đã sử dụng. Bộ Y tế Canada định nghĩa xe tập đi là “những đồ vật được gắn trên bánh xe hoặc bộ phận hỗ trợ di chuyển, kèm theo một bộ phận hỗ trợ bé có thể đặt chân xuống sàn ở tư thế ngồi hoặc đứng và thực hiện những chuyển động của xe tập đi theo phương ngang”.

[inline_article id=110316]

Xe tập đi không giúp bé biết đi sớm hơn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, xe tập đi không có tác dụng hỗ trợ bé tập đi mà còn cản trở quá trình học hỏi cách để bước đi bằng đôi chân của bé. Nhiều bố mẹ, ông bà chỉ vì muốn con cháu mình mau biết đi mà vội vàng tìm mua những chiếc xe tập đi này. Trên thực tế, để đi được, bé cần sự phát triển đầy đủ của các cơ bắp, xương khớp và cả kỹ năng giữ thăng bằng. Những điều này chỉ có được khi trải qua một trình tự phát triển các kỹ năng  vận động. Khi sử dụng xe tập đi, bé đã đánh mất cơ hội rèn luyện các cơ bắp cần thiết cho việc tập đứng, tập đi. Có nhiều bé biết đi khi chỉ mới 10 tháng, trong khi đó, nhiều bé phải đợi đến 14 hay 18 tháng, tùy theo nhịp độ phát triển riêng của mình. Chính vì vậy, bố mẹ được khuyên nên theo dõi sự phát triển của con và đưa ra sự hỗ trợ cần thiết khi con tập đi, thay vì so sánh bé với những đứa trẻ khác.

[inline_article id=103952]

Nếu tôi vẫn cần sử dụng xe tập đi?

Trước hết, bạn cần đảm bảo một không gian an toàn cho bé di chuyển. Hãy dọn sạch những bình đựng mỹ phẩm, hóa chất ra khỏi phạm vi này. Bạn cũng luôn ghi nhớ đưa những bình đun nước sôi, nồi cơm điện, các ổ cắm điện và cả những vật dụng dễ vỡ lên cao, tránh xa khỏi tầm tay bé. Một lưu ý khác là tuyệt đối không bao giờ cho bé vào xe tập đi khi đang ở trên lầu, gác.

Tiếp đến, hãy chọn mua xe tập đi hoặc dụng cụ hỗ trợ tập đi theo tiêu chuẩn an toàn mới nhất. Đó là những loại xe tập đi có thắng an toàn, cho phép bạn khóa sự chuyển động của các bánh xe. Một lựa chọn khác, đó là những chiếc xe có phần bánh xe mở ra, xếp vào được, cho phép bạn gập bánh xe lên và cố định khung xe. Nhưng ngay cả khi sử dụng những loại xe này, bạn vẫn luôn cần để mắt tới con.

Xe tập đi cho bé
Một số món đồ chơi giúp bé tập đứng không có bánh xe và an toàn hơn cho bé

Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là để bé tự học cách đi đứng theo nhịp phát triển tự nhiên của mình. Bố mẹ có thể giúp đỡ bé bằng cách dắt tay con hoặc sử dụng đai tập đi để thay thế xe tập đi. Nếu cần giữ con ngồi hoặc đứng khi bạn cần làm việc trong chốc lát, có thể chọn một khung tập đứng (loại có kết cấu gần giống xe tập đi nhưng không có bánh xe). Sự an toàn của bé yêu là điều bạn cần ưu tiên trên hết!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sốt mọc răng hay sốt bệnh: Cẩn thận kẻo nhầm!

Thông thường, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6-7 tháng tuổi và hoàn thiện 20 chiếc răng sữa khi được khoảng 3 tuổi. Cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức cần thiết để không quá bỡ ngỡ và lo lắng cho bé. Rất nhiều mẹ nhầm lẫn trẻ sốt mọc răng với sốt bệnh lý nên không có sự can thiệp kịp thời dẫn đến sức khỏe bé bị ảnh hưởng.

1/ Triệu chứng khi trẻ sốt mọc răng

Ngoài sốt, trẻ mọc răng thường đi kèm với nhiều dấu hiệu như: Bé chảy nhiều nước dãi, ngứa răng nên thích “gặm nhắm” mọi thứ, quan sát thấy lợi bé có biểu hiện bị sưng đỏ, có hiện tượng sốt nhẹ không quá 39 độ C, đôi khi bé bị tiêu chảy. Sau khoảng 2-3 ngày những chiếc răng sẽ bắt đầu nhú lên và cũng là thời điểm dấu hiệu sốt giảm dần rồi mất đi.

Lưu ý dành cho mẹ: Theo khuyến cáo của Viện nhi khoa Mỹ, tất cả trường hợp trẻ sốt trên 39 độ đều không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm cả sốt do mọc răng. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho bé ngay lập tức. Nếu không có dấu hiệu giảm sốt, nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Trẻ sốt mọc răng thường đi kèm với những dấu hiệu mọc răng
Trẻ sốt mọc răng thường đi kèm với những dấu hiệu mọc răng như: Bé chảy nhiều nước dãi, ngứa răng, nưới sưng đỏ

[inline_article id=80161]

2/ Mẹo phòng ngừa sốt do mọc răng 

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi bé, đa số bé sẽ bị sốt khi mọc răng nhưng cũng có bé không hề bị sốt mà chỉ có một vài dấu hiệu sắp mọc răng. Để giúp hạn chế đến mức tối đa khả năng bé bị sốt mẹ có thể dùng những mẹo dân gian đơn giản sau.

Dùng lá hẹ

Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ được 3 tháng tuổi mẹ hãy dùng lá hẹ để rơ nướu cho bé, dùng 9 lá cho bé gái và 7 lá cho bé trai. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần dùng một ít lá hẹ tươi, giã nát lấy nước. Lá hẹ có mùi hơi hăng, nếu bé không chịu được thì mẹ có thể hấp cách thủy. Sau khi đã lấy nước cốt lá hẹ, mẹ dùng đồ rơ lưỡi để thấm nước rồi nhẹ nhàng thoa đều lên nướu của bé. Dùng cách này khi mọc răng bé sẽ không sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.

Nước đậu xanh

Nhiều mẹ thường truyền tai nhau về công thức dùng nước đậu xanh để giúp trẻ không bị sốt khi mọc răng. Sau khi sinh được 100 ngày, mẹ hãy dùng 100 hạt đậu cán vỡ làm đôi, cho vào nồi đun với nước. Không cần đợi đến khi đậu nhừ, chỉ cần sôi một lúc rồi dùng nước này để rơ lợi cho bé. Mẹ hãy nhớ làm đúng ngày bé được 100 ngày tuổi (3 tháng 10 ngày) mới có hiệu quả.

Cho bé ăn quả na

Nhằm giúp bé không bị sốt trong suốt thời kỳ mọc răng, mẹ nên thường xuyên cho bé ăn na. Khi cho bé ăn mẹ nên lựa chọn loại quả to, nở gai, bóc thành từng múi nhỏ và loại bỏ phần hạt. Lúc này bé chưa thể nhai nên mẹ hãy dầm nhuyễn hoặc cho bé ăn phần nước đều được.

3/ Gợi ý cách giúp bé giảm đau khi mọc răng

Nhìn thấy bé yêu bị đau, khó chịu làm mẹ cũng không yên lòng. Vì vậy, để giúp bé vượt qua giai đoạn này mẹ hãy giúp bé bằng cách sau:

– Tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào cảm giác đau nhức.

– Khi răng mới nhú lên trẻ rất thích “gặm” mọi thứ để giảm bớt sự khó chịu khi ngứa nướu. Lúc này, mẹ hãy cho bé ngậm ty lạnh hoặc các đồ chơi chuyên dụng dành cho trẻ mọc răng. Sự mát lạnh tỏa ra từ đồ chơi có công dụng giảm đau cho bé.

– Để tiện lợi hơn mẹ có thể dùng một chiếc khăn sạch, vải bông mềm cho vào tủ lạnh. Sau đó cho bé “gặm” thoải mái vừa giúp bé không quấy khóc vừa giúp giảm đau hiệu quả.

– Ngón tay mềm mại của mẹ có thể xoa dịu cơn đau bằng cách mat-xa nhẹ nhàng phần lợi cho bé cưng.

– Cho bé ăn các món mềm như cháo, canh để bé không phải nhai nuốt nhiều.

Khi trẻ sốt mọc răng cho bé ngậm núm ty lạnh hoặc đồ chơi chuyên dụng để giảm khó chịu
Cho bé ngậm núm ty lạnh hoặc đồ chơi chuyên dụng để giảm khó chịu

[inline_article id=1172]

4/ Những điều cần tránh

– Cho bé sử dụng thuốc người lớn, dù đã chia nhỏ liều dùng. Chỉ cho bé dùng thuốc hạ sốt nếu bé sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.

– Giảm nhiệt độ phòng quá thấp: Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, hạ nhiệt độ phòng sẽ không giúp bé hạ sốt hay cảm thấy dễ chịu hơn. Tốt nhất, nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-27 độ C, tránh trường hợp bé bị cảm.

– Để giúp bé giảm khó chịu khi mọc răng, mẹ có thể cho con ngậm ty lạnh hoặc đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng. Tuy nhiên, tuyệt đối không bọc viên nước đá trong vải mỏng đưa cho trẻ ngậm, hoặc cho bé ngậm trái cây đông đá. Bé có nguy cơ bị nghẹn hoặc hóc nếu chẳng may nuốt trọn viên đá hay miếng trái cây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Bước tiến cảm xúc

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ngày càng rõ nét trong năm đầu đời, đặc biệt là cách thể hiện cảm xúc của bé. Chẳng hạn, khi khó chịu, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết mè nheo khóc lóc nhưng các bé 8 tháng tuổi đã có thể nhăn mặt. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Hoa Kỳ), trẻ sơ sinh có thể học các kỹ năng một cách dễ dàng trong suốt thời thơ ấu. Chính độ nhạy bén và cách giáo dục của bố mẹ trong một thời gian liên tục có thể giúp bé kiểm soát cảm xúc ngay từ nhỏ.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh
Liệu mẹ có biết bé cưng đang cảm thấy gì?

1/ Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi

Vào khoảng thời gian này, những cảm nhận của trẻ sơ sinh đều mang tính tự phát và không thể kiểm soát được. Trẻ sẽ dùng tiếng khóc để thay thế cho “ngôn ngữ” của mình.

Khi được vài tuần tuổi trẻ đã biết bắt chước hành động, biểu cảm của mẹ và có thể nhìn chăm chú. Lúc này trẻ sẽ thể hiện những cảm xúc như khóc khi đói, đau hoặc cười ê a khi cảm thấy vui vẻ, phấn khích. Trẻ nhận thức được khi mình khóc cùng với những biểu cảm trên gương mặt thì sẽ nhận lại được phản hồi từ cha mẹ. Đó là đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khi được đáp lại trẻ học được cách tin tưởng và gắn kết.

Lần đầu làm mẹ không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt là lúc trẻ còn nhỏ và chưa thể nói chuyện. Vì vậy để hiểu được “ngôn ngữ” của trẻ qua tiếng khóc mẹ cần phải quan tâm, chú ý đặc biệt đến trẻ. Một khi mẹ hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ qua từng tiếng khóc, trẻ sẽ nhẹ nhàng, ổn định và ít khóc hơn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh: Bước tiến cảm xúc
Tiếng khóc là ngôn ngữ và cách giao tiếp chủ yếu của bé trong giai đoạn này

2/ Cung bậc cảm xúc trong sự phát triển của trẻ 4 – 8 tháng tuổi

Trẻ đã có thể phân biệt được người thân và người lạ, nhiều khi bé sẽ khóc hay khó chịu khi có người lạ bế. Sự tương tác giữa trẻ với môi trường cao hơn như biết những đồ vật quen thuộc trong phòng, món đồ chơi ưa thích…Vào khoảng thời gian này cảm nhận của trẻ sơ sinh thể hiện rõ nét hơn. Trẻ hay cười hơn thậm chí đã biết đùa giỡn với cha mẹ, chân tay luôn cựa quậy khi thấy phấn khích hoặc nhăn mặt khi bị la.

Tỉnh giấc giữa chừng khi đang ngủ là việc thường xuyên xảy ra, và có thể làm bé khó chịu, quấy khóc. Mẹ nên tập cho trẻ khả năng tự kiểm soát cảm xúc, tự trấn an. Có nhiều trẻ sẽ tự ngủ lại sau khi nằm nói chuyện một mình hoặc trên chiếc nôi êm ái. Đôi khi chỉ cần nhìn thấy hoặc nghe thấy giọng nói của mẹ trẻ cũng sẽ bình tĩnh lại và thôi khóc.

[inline_article id=104823]

3/ Giai đoạn 8 tháng đến 1 tuổi

Những biểu hiện cảm xúc thể hiện ngày càng rõ ràng hơn vào thời gian này. Trẻ có thể ghi nhớ học hỏi được rất nhiều những điều từ cha mẹ dạy như biết làm mặt “xấu”, chỉ đâu là mắt, tai, mũi, đầu…Sự gắn kết giữa mẹ và con thể hiện mạnh mẽ, khi gặp người lạ trẻ sẽ rúc đầu ôm vào người bạn. Biết ôm hôn thơm ba mẹ, người thân và đặc biệt thích chơi với bạn cùng trang lứa.

Bên cạnh những cảm xúc tươi cười, vui vẻ thì sự cáu giận, tức tối vẫn luôn song hành dẫn đến những hành vi không tốt, những thói xấu khó bỏ. Chứng ăn vạ, trẻ bỏ ăn hay đòi gì được nấy, hất bát khi ăn cơm…những hành động mà người lớn thường hay bỏ qua và nhượng bộ vì trẻ còn quá nhỏ để bị la mắng hay đánh đòn. Điều này vô tình làm cho trẻ trở nên khó bảo, cứng đầu. Nên ngay từ đầu cha mẹ hãy cứng rắn dạy bảo đừng để những thói quen xấu phát triển, nếu đợi đến khi lớn thì lại sửa chữa không kịp và gặp nhiều khó khăn.

Lưu ý dành cho mẹ

Nếu bé 6 tháng cắn lên cánh tay hoặc em bé 12 tháng đánh mạnh vào mẹ, đó không phải là vì trẻ đang cố “hành mẹ”. Các bé chưa thể kiểm soát cảm xúc hoặc dùng lời để thể hiện suy nghĩ của mình. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách phân biệt phải trái nếu bạn xử sự rõ ràng và nhất quán với các quy định.

Đặt ra giới hạn bằng giọng điệu rõ ràng và kiên quyết (nhưng không giận dữ). Sau đó, chuyển hướng chú ý của bé. Nếu bé giật tóc mẹ, bạn nên giơ ra một món đồ chơi. Nếu con nghịch chiếc điều khiển TV, hãy đưa cho bé đồ chơi có nút bấm.

[inline_article id=80298]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tuần 19: Mốc phát triển trí tuệ thứ 4 của bé

Sự thay đổi trong nhận thức này sẽ dẫn đến những thay đổi trong kỹ năng và hoạt động sau đó. Con đã bắt đầu nhận ra rằng thế giới này được tạo thành từ những thứ mà có thể chúng ta không nhìn thấy và mọi thứ vận động và xâu chuỗi với nhau, nhẹ nhàng biến đổi từ kiểu này sang kiểu khác. Như tất cả các mốc phát triển trí tuệ khác, bạn sẽ cùng con trải qua các giai đoạn “bão tố” và “nắng đẹp”. Hãy chuẩn bị tinh thần để biến tất cả thành “tuần kỳ diệu” chứ không phải là “tuần khủng hoảng”.

Mốc phát triển trí tuệ 4
Mốc phát triển trí tuệ thứ 4 kéo dài từ khoảng tuần 14 đến 19

Những biểu hiện khó ở của con trong mốc phát triển trí tuệ thứ 4

Khoảng tuần thứ 14 đến 17, con sẽ bắt đầu những biểu hiện khó chịu, như một bước để học cách thích nghi và làm chủ những khả năng mới. Hãy theo dõi để phát hiện ra những tín hiệu con sắp bước vào một thế giới mới. Đó có thể là:

  • Hay khóc, tâm trạng xấu, mè nheo, đeo bám nhiều hơn
  • Muốn mẹ bày trò để chơi liên tục
  • Muốn được bế, ôm, vuốt ve nhiều hơn
  • Ngủ ít
  • Ăn ít
  • Sợ người lạ
  • Ít bi bô và hóng chuyện
  • Mút ngón tay thường xuyên

Về phía bố mẹ, bạn sẽ lại một lần nữa phải trải qua cảm giác căng thẳng và mệt mỏi đến kiệt sức khi con cứ không ngừng mè nheo và khóc lóc. Bạn cũng sẽ cảm thấy cáu kỉnh, thấy mình bị làm phiền ghê gớm và tha thiết mong chờ được ngả lưng để nghỉ ngơi trong yên bình. Bạn sẽ cần tập trung tinh thần cao độ để không bị mất kiểm soát.

Đón chào những kỹ năng mới

Đối với mốc phát triển trí tuệ này, hầu hết các bé đều trải qua giai đoạn nhảy vọt vào tuần thứ 19, khi đó, con đã cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng của sự vật, sự việc xung quanh mình. Đó có thể là quả bóng đang lăn lăn trên sàn, là chiếc gối lõm lại khi bị chạm vào hay sự lên xuống trong tiết tấu của một giai điệu… Những biến đổi đơn giản và dễ nhận thấy của thế giới xung quanh lần đầu tiên được bé thu vào tầm mắt một cách rõ nét. Điều này sẽ khuyến khích con tiếp tục khám phá, nhất là khi các kỹ năng vận động mới được hình thành như khả năng với, chạm và nắm đồ vật, kết hợp với khả năng vặn hoặc xoay người…

Bạn cũng sẽ thấy rằng, ứng với mốc phát triển trí tuệ này, con sẽ có thể phát âm được nhiều nguyên âm và phụ âm khác nhau. Từ đây trở đi, bạn sẽ suốt ngày được nghe những tràng dài “baba mama” vui tai và đáng yêu vô cùng, nhưng phải chờ rất lâu nữa để con nói thứ ngôn ngữ mà cả hai đều hiểu!

[inline_article id=110458]

Giúp con khám phá thế giới mới

Sau mỗi bước phát triển, thế giới của con đã thay đổi hoàn toàn, trở nên phong phú và đa dạng hơn, sống động hơn và đầy những điều mới mẻ. Con không có nhiều kinh nghiệm để hiểu quy luật vận động của mọi thứ, chẳng hạn khi một trái bóng bằng cao su được thả xuống, bé sẽ không biết rằng bóng sẽ nảy lên. Con cũng đang ở trong bước đầu tiên để khám phá những khả năng của mình, những thứ tưởng chừng đơn giản như cầm đồ vật, cho đồ vào miệng… Vì thế, bố mẹ cần biết cách khuyến khích việc thực hành các kỹ năng của con.

Trước hết, hãy khuyến khích con vận động: Giúp con tập lẫy từ trước ra sau và ngược lại, tập trườn về phía trước, tập sờ nắn, lắc, xoay đồ vật…

Tiếp đến, hãy chơi cùng con nhiều hơn: Những trò chơi và hoạt động lý tưởng cho mốc phát triển này bao gồm trò chuyện cùng con, hát, xem tranh, ú òa, soi gương…

Để con khám phá thế giới xung quanh mình, bố mẹ cũng cần chú ý đến sự an toàn xung quanh con. Hãy đảm bảo rằng những ổ điện đã được che lại, những đồ dễ vỡ được để trên cao, những vật góc cạnh không trong tầm với của con, bạn nhé.

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của trẻ 0 – 3 tuổi: Khi nào đáng lo?

Sự phát triển của trẻ từ 0-3 tuổi
Mỗi trẻ khác nhau sẽ có tốc độ lớn khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ đi qua các mốc phát triển tương tự nhau

Mẹ hãy “đọc vị” những dấu hiệu đáng lưu ý, báo hiệu những bất thường trong sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn nhé

1/ Từ 0- 4 tháng tuổi

– Hầu hết thời gian, bé gặp phải vấn đề về khả năng di chuyển mắt

– Dù tiếng ồn lớn đến mấy, bé cũng không phản ứng

– Bé 2 tháng tuổi nhưng không nhận biết bàn tay của mình

– Với bé 3 tháng tuổi, bất thường là khi bé không nhìn theo hướng di chuyển của đồ vật trước mắt cũng như không thể ngóc đầu. Đồng thời, bé cũng không thể cầm nắm đồ vật hoặc mỉm cười với mọi người.

– 4 tháng tuổi, bé không thể bập bẹ hoặc bắt chước âm thanh, không thường đưa đồ vật vào miệng cũng như không đẩy chân khi bàn chân đặt trên mặt phẳng.

2/ Khi trẻ 5- 7 tháng tuổi

– Bé 5 tháng không lăn qua một trong hai hướng

– Với sự giúp đỡ của mẹ nhưng bé vẫn không thể ngồi (6 tháng)

– Không cười, kêu hoặc phát ra âm thanh (6 tháng)

– Cơ bắp căng cứng hoặc có vẻ rất mềm

– Đầu ngả về sau khi ngồi

– Chỉ vươn được một tay

– Bé không thích hoặc không muốn ôm ấp. Ít biểu hiện tình cảm với người thân

– Chảy nhiều nước mắt, mắt bị khô hoặc nhạy cảm với ánh sáng

–  Khó dùng miệng ngậm đồ vật

3/ Bé 1 tuổi

–  Không bò hoặc trườn một bên của cơ thể khi trườn bò

–  Không thể đứng khi được hỗ trợ

–  Không tìm kiếm các vật bị giấu đi

–  Không nói những từ đơn

–  Không dùng cử chỉ hoặc lắc đầu khi thể hiện ý muốn không đồng ý

–  Không chỉ trỏ các đồ vật hoặc hình ảnh

[inline_article id=79204]

4/ Khi bé lên 2

– Không nói được ít nhất 15 từ

– Không sử dụng câu có hai từ

– Không bắt chước hành động hay lời nói của người thân

– Không làm theo chỉ dẫn đơn giản

– Không thể đẩy xe đồ chơi

5/ Bé 3 tuổi 

– Thường gặp vấn đề với cầu thang hoặc bị ngã liên tục

– Chảy nước miếng thường xuyên hoặc nói không rõ ràng

– Không thể xây một tòa tháp hơn bốn khối

– Có vấn đề thao tác với đồ vật nhỏ

– Không thể bắt chước vẽ vòng tròn

Không thể giao tiếp bằng cụm từ ngắn

– Không tham gia vào các trò chơi giả vờ

– Không hiểu các hướng dẫn đơn giản

– Không thể hiện sự quan tâm với trẻ khác

– Giao tiếp bằng mắt kém

– Ít quan tâm đến đồ chơi

Nếu nhận thấy bé có những hiểu hiện trên, mẹ nên đưa bé đi khám ngây để được tư vấn và xử lý kịp thời để đảm bảo sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường như tất cả các bạn đồng trang lứa.

[inline_article id=55282]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Wonder Week 8: bé trải qua mốc phát triển trí tuệ thứ hai

1. Chuyện gì xảy ra ở wonder week 8?

[key-takeaways title=”Wonder week 8 là cột mốc gì?”]

Wonder week 8 đánh dấu bước nhảy vọt thứ 2 trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Đây cũng là tuần mà cha mẹ sẽ nhìn thấy bé cưng nhà mình mong muốn được nhìn thấy nhiều điều hơn; nghe nhiều thanh âm đa dạng hơn trong thế giới của mình.

[/key-takeaways]

Sự thay đổi khi bé chạm đến tuần khủng hoảng thứ 8

Khi đến cột mốc wonder week 8, bé yêu sẽ:

  • Dần biết tách biệt bản thân và thế giới xung quanh.
  • Bắt đầu cảm nhận thế giới xung quanh theo một chiều hướng mới mẻ.
  • Bắt đầu phát ra những âm thanh ê a đầu tiên, dù chỉ ngắn và không thường xuyên.
  • Khám phá cách thức mà thế giới xung quanh và chính cơ thể mình hoạt động theo cách sơ khai nhất.

Bé cưng sẽ tích cực sử dụng những giác quan của mình hơn trước đây. Bé dành ra hàng giờ để tập sử dụng tay và chân; dùng rất nhiều thời gian để luyện tập việc kiểm soát những tư thế của hai cơ quan này.

Trẻ cũng sẽ say mê khám phá những chuyển động rất li ti của thế giới xung quanh; như làm cách nào mà ánh sáng có thể tạo nên những bóng nắng trên vành nôi mỗi sáng; hay những chi tiết trên vỏ đồ hộp mà mẹ mua về.

wonder week 8
Không những khám phá thế giới xung quanh, trẻ sơ sinh khi trong wonder week 8 cũng đang hăng hái tìm hiểu cơ thể của chính mình

Bất kỳ dấu hiệu wonder week 8 nào kể trên cũng báo hiệu cho mẹ biết rằng con đang trải qua những thay đổi lớn lao về tinh thần và trí tuệ. Điều này sẽ đến hoàn toàn tự nhiên; bất kể mẹ có hỗ trợ bé hay không.

Nhưng cũng giống với mốc phát triển đầu tiên; việc học hỏi những điều mới mẻ đối với bé cũng không diễn ra một cách dễ dàng.

2. Cách giúp con vượt qua “bão tố” wonder week 8

Như bất kỳ mốc phát triển trí tuệ nào khác, trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi cũng trải qua những giai đoạn nắng đẹp và “bão tố”. Bé sẽ đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn, khóc lóc, đeo bám và cáu kỉnh hơn. Mẹ sẽ thấy bé không thích tuti như trước đây.

Tất cả những biểu hiện wonder week 8 khiến mẹ cũng bị ảnh hưởng và không tránh khỏi cảm giác buồn bực. Nhưng điều gì cũng có đoạn kết của nó. Chỉ cần bình tĩnh và cùng con trải qua những thay đổi này với tình yêu thương mà thôi.

2.1 Gợi ý cho mẹ khi con trong wonder week 8

  • Chơi cùng bé: Những trò chơi vui nhộn với người thương yêu bao giờ cũng mang lại nhiều ích lợi cho trẻ nhỏ.
  • Đặt mình vào vị trí của bé: Thử nghĩ xem thế giới đối với bé còn lạ lẫm như thế nào, với mức phát triển các giác quan chỉ dừng ở mức 2 tháng tuổi; mẹ có thể làm được gì? Có lẽ mẹ sẽ cảm thông hơn trong wonder week 8 của bé đó.
  • Khuyến khích bé: Trong mốc phát triển wonder week tuần 8 này, bé trải nghiệm cách sử dụng các giác quan nhiều hơn. Mẹ có thể khuyến khích con bằng cách cho bé chơi những đồ chơi nhiều màu sắc, cho con sờ thử những chất liệu khác nhau, không cản trở con khám phá cơ thể mình (như mút ngón tay chẳng hạn)…
  • Nói chuyện với bé: Mẹ có thấy bé con bắt đầu bập bẹ những âm thanh đầu tiên như “ư”, “a”? Hãy vui vẻ đáp lại bé và hai mẹ con có thể bắt đầu một màn đối thoại thật vui nhộn.
  • Bình tĩnh xử lý những tình huống quấy khóc: Bé chỉ đang muốn được vỗ về và giúp đỡ nhiều hơn, mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu mẹ mệt mỏi vì luôn phải theo sát dỗ dành bé; mẹ có thể dành cho bản thân một ít thời gian để nghỉ ngơi.

[inline_article id=32613]

2.2 Mẹ cần chăm sóc cho chính bản thân mình

Wonder week 8 không chỉ ảnh hưởng đến bé cưng; mà cũng ảnh hưởng đến chính bản thân mẹ nữa. Do đó, mẹ cần phải học cách chăm sóc tốt cho chính mình trong giai đoạn này.

Những cách mẹ có thể cùng bé “vượt bão”:

  • Ngủ đủ giấc: Dù điều này rất khó khăn, nhưng mẹ hãy “tranh thủ” đi ngủ ngay khi có thể. Để có thể tăng thời gian ngủ, mẹ hãy tiết kiệm thời gian ở những hoạt động khác trong ngày nhé.
  • Ăn uống lành mạnh: Mẹ hãy đảm bảo ăn đủ các nhóm chất (tinh bột, chất xơ, đạm); và ăn đa dạng các loại rau, trái cây khác nhau, không chỉ khi bé ở wonder week 8, mà còn ở những thời gian khác mẹ nhé.
  • Vận động và ra ngoài trời: Mỗi ngày, mẹ hãy dành một vài phút để hít thở khi trời. Đặc biệt là mẹ hãy ưu tiên tắm nắng vào buổi sáng, điều này sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn.
  • Nghỉ ngơi và chia sớt trách nhiệm: Wonder week 8 có nhiều sự thay đổi và không dễ dàng gì để vượt qua. Do đó, mẹ hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ người mẹ tin tưởng để có thể đủ năng lượng đồng hành cùng bé yêu nhé.

Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về wonder week 8 và cách để mẹ và con cùng vượt qua những tuần khủng hoảng đầy căng thẳng, nhưng cũng thú vị này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Một số công thức tính chỉ số cho bé

Hôm nay ngồi rảnh chút, mình post các mẹ tham khảo 1 số cách:
– Tính chỉ số cơ thể cho con KI, mẹ áp dụng công thức này: KI = [Cân nặng (kg) /(chiều cao x chiều cao) (cm)] x 10.000 (cho bé từ 0-60 tháng tuổi).
Kết quả: + dưới 13kg – suy dinh dưỡng, + Từ 13 – 15: hơi còi,  + Từ 15 -19: bình thường, + Từ 19-21: hơi bụ &>21: béo phì.
– Lượng sữa cơ thể bé cần trong ngày:
Lượng sữa bé cần 1 ngày = 150ml x số cân nặng (kg)
Chiều cao trung bình của bé theo tháng: trung bình bé sơ sinh dài khoảng 50cm và tăng cho đến khi bé 12 months sẽ như sau:
+ 3 tháng đầu: 3-4cm/tháng
+ 3 tháng tiếp: 2.5-3cm/tháng
+ 3 tháng giữa: 2-2.5cm/tháng
+ 3 tháng cuối: 1.5-2cm/tháng

Khi bé tròn 1 tuổi, thường sẽ đạt tới chiều cao là 75cm.
– Răng:
Nếu bé “bắt nhip” đà tăng trưởng thì khi 6 months, bé đã mọc được 2 cái răng cửa. Cách tính thông thường là số răng = số tháng tuổi – 4 
– Tính lượng nước bé cần trong ngày:
Đối với bé10kg: {(10 x 100ml) + [(số cân nặng – 10) x 50ml] }

(ST)

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bắt sóng các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé

Nhận biết thời điểm phát triển thể chất

Các giai đoạn phát triển của trẻ là một hành trình với nhiều tốc độ khác nhau, khi nhanh, khi chậm, và chúng luôn đi qua những điểm mút mà chúng ta gọi là thời điểm phát triển thể chất. Vì mỗi bé có tốc độ phát triển riêng của mình, các điểm mốc này sẽ không hoàn toàn trùng khớp ở tất cả mọi trẻ em.

Các giai đoạn phát triển của trẻ
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ, mẹ sẽ bắt gặp những thời kỳ “bão tố” đánh dấu các mốc phát triển thể chất và tinh thần

Tuy thế, bố mẹ vẫn có thể “nhận diện” các giai đoạn này thông qua:

-Sự gia tăng các cữ ăn hoặc bú: Mặc dù vẫn được cho bú hay ăn như mọi ngày nhưng bé vẫn tỏ ra đói bụng

-Gắt gỏng và đeo mẹ: Con đã không còn vui vẻ và thoải mái nữa mà trở nên khó chịu, nhăn nhó và đặc biệt là “dính” lấy mẹ bất cứ lúc nào. Các nhà khoa học nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ cho biết, trong một vài tuần bé có thể luôn hạnh phúc và tươi tắn, thế rồi giai đoạn phát triển đến và kéo theo hàng loạt những “đám mây u ám”. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho sự thay đổi này, nhưng nhiều người tán đồng với ý tưởng rằng bé cảm thấy mệt mỏi hay bị choáng ngợp khi dồn năng lượng của cơ thể cho các bước phát triển mới.

Thức trắng đêm hoặc luôn tỏ ra buồn ngủ: Trong một giai đoạn tăng trưởng bứt phá, bé sẽ thường xuyên thức dậy ban đêm vì cơn đói hoặc ngược lại, những thay đổi này làm bé mệt mỏi và muốn được ngủ nhiều hơn.

[inline_article id=86849]

Các mốc phát triển thể chất

Thông thường, các mốc phát triển bùng phát của bé nằm trong khoảng:

-2 tuần tuổi

-3 tuần tuổi

-6 tuần tuổi

-3 tháng

-6 tháng

Những bộ đồ đã chật, thêm một ngấn mập mạp trên đùi bé…, đó có thể là những kết quả của đợt tăng trưởng mạnh mẽ đã hoặc đang diễn ra. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác thì không gì tốt hơn là để bé được cân đo bởi các chuyên gia sức khỏe.

Thông thường, những giai đoạn này sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày mà thôi, và mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu những biểu hiện kể trên kéo dài hơn mong đợi, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để tìm lời khuyên của các chuyên gia, bởi có thể bé đang gặp trục trặc về sức khỏe.

[inline_article id=66754]