Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho con ăn dặm kiểu Nhật thất bại do đâu?

 

cho con ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ nên tập thói quen kỷ luật cho bé trong giờ ăn để bé ý thức hơn khi ăn uống

1/ Mẹ thiếu kiên nhẫn

Cái gì cũng cần thời gian, nhất là chuyện chăm con, cho con ăn. Đừng sốt ruột nếu bé chậm tăng cân, ăn uống ít. Mẹ có biết trong độ tuổi khoảng 1-5, đa số các bé đều phải trải qua giai đoạn biếng ăn sinh lý. Do đó, mẹ cần hết sức kiên nhẫn khi cho con ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ kiểu gì đi chăng nữa.

Mẹ có thể sử dụng một số mẹo để giúp con hứng thú hơn với bữa ăn của mình. Chẳng hạn mẹ nên làm mới bữa ăn, chia nhỏ bữa ăn hằng ngày của bé, thay vì tạo áp lực thúc ép con ăn một cách độc tài.

[inline_article id = 20452]

Hạn chế dùng tivi, máy tính, điện thoại làm “mồi” để dụ dỗ bé ăn nhiều mẹ nhé. Cách này không tốt cho hệ tiêu hóa, lẫn thị giác của con. Mẹ cố gắng kiên nhẫn, rồi đâu cũng sẽ vào đó. Mẹ nên nhớ cốt lõi của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là giúp trẻ thêm yêu thích bữa ăn của mình để phát triển toàn diện nhất về mặt thể chất lẫn tinh thần.

2/ Bé không có tính kỷ luật

Thêm một sai lầm mà rất nhiều mẹ mắc phải: Không rèn luyện tính kỷ luật cho bé trong giờ ăn ngay từ đầu. Theo đó, càng lớn hơn, bé càng nghịch ngợm, khó bảo, nhất là trong chuyện ăn uống. Thử tưởng tượng mãi đến tuổi bé tập đi mẹ mới cho bé ngồi vào ghế tập ăn dặm. Lúc đó, bé sẽ leo trèo, mải chơi và quậy phá thay vì tập trung ăn uống.

Rút kinh nghiệm, ngay từ lúc bé có thể ngồi vững, mẹ nên cho bé tập ngồi ghế riêng, tạo thói quen tự lập và kỷ luật trong giờ ăn. Ăn ra ăn, chơi ra chơi, không vừa ăn vừa chơi rất mất thời gian. Cứ như vậy, mẹ sẽ không phải lo chạy theo bé đút từng thìa cơm khi bé hiếu động chạy quanh nhà.

3/ So sánh “con nhà người ta”

Bỏ ngay thói quen so sánh con mình với con nhà người ta mẹ nhé! Đừng cố tạo áp lực cho bản thân trong chuyện chăm con tăng cân, mũm mĩm. Nếu như vậy, không chỉ có mình mẹ khổ sở, cả trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải xác định rằng bé sẽ phát triển đồng đều, lanh lợi và thông minh chứ không thiên về vài ba kg cân nặng.

4/ Gia đình bất đồng quan điểm

Nếu không có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về chuyện ăn uống của bé, khả năng cho con ăn dặm kiểu Nhất thất bại là rất cao. Thông thường, đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở những gia đình có nhiều thế hệ chung sống.

Mẹ một ý, bà một ý, rốt cuộc không đâu vào đâu. Vì vậy, phải cùng nhau làm công tác tư tưởng, có như vậy chuyện ăn dặm kiểu Nhật của con mới mong thành công và không bị bỏ cuộc giữa chừng.

5/ Mách mẹ nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật thành công

-Thống nhất quan điểm trong chuyện ăn uống của con với gia đình.

-Kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn.

-Không ép trẻ ăn, thay vào đó, tôn trọng cảm xúc của bé.

-Lựa chọn thực phẩm đúng với nhu cầu của bé.

-Tránh cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nhiều phụ gia và chất bảo quản.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ pha sữa đúng cách cho bé chuẩn nhất

cách pha sữa cho bé
Pha sữa cho con, mẹ nhớ cẩn thận nhé!

1/ Pha sữa đúng cách cho bé: Không pha sữa quá đặc

Không ít mẹ khi pha sữa cho con thường bỏ quá giới hạn lượng sữa công thức quy định, sau đó đổ vào rất ít nước. Sai rồi mẹ ơi. Cách này không giúp con hấp thu nhiều dưỡng chất hơn, mà chỉ làm tình hình ăn uống, tiêu hóa của bé thêm xấu đi mà thôi.

[inline_article id = 69232]

Độ đậm đặc của sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bởi cơ quan nội tạng của trẻ cần thời gian để phát triển và tăng trường dần dần, chưa thể cùng một lúc hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú sữa đậm đặc quá so với hạn mức công thức quy định, về lâu về dài sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn đau dạ dày, kiết lị, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột non, xuất huyết cấp tính…

2/ Dùng nước đun sôi pha sữa

Dùng nước khoáng, nước đóng chai để pha sữa cho bé là sai lầm rất lớn của các bậc cha mẹ. Trong loại nước này, quá nhiều khoáng chất, chưa kể vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh không rõ ràng, rất dễ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của con. Vì vậy, mẹ nhớ nhé, chỉ nên dùng nước đun sôi và nước đun sôi để nguội thôi!

3/ Đừng để tay ướt khi pha sữa

Nhiều mẹ có thói quen tráng bình sữa, rót nước, tay đang ướt cứ thể vẫn vô tư lấy sữa pha. Thử tưởng tượng nước dính vào muỗng múc sữa, rớt xuống phần sữa khô, lâu ngày sẽ làm sữa vón cục, ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe của bé sơ sinh.

4/ Không pha sữa với nước cháo

Tinh bột chứa nhiều lipoxidase, chất có khả năng cản trở sự hấp thu vitamin A có trong sữa. Vì vậy, khi pha sữa chung với nước cháo, mẹ đã vô tình làm mất đi lượng vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí não.

5/ Cách pha sữa cho bé: Thử sữa lên mu bàn tay

Để thử độ ấm nóng vừa đủ của sữa, mẹ tuyệt đối đừng nên thử bằng miệng nếu không muốn lây cho con hàng tá vi khuẩn. Thay vào đó, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ thích hợp của sữa khi cho con bú.

6/ Không thêm bột cacao vào sữa

Để thay đổi khẩu vị cho con, nhiều mẹ nghĩ đến cách cho thêm hương vị vào sữa của con. Cách này có thể giúp bé ngon miệng hơn, nhưng hệ quả lại rất tiêu cực. Trộn sữa với chocolate, calci sẽ bị cản trở trong quá trình hấp thụ bởi phản ứng hóa học với oxalate có trong chocolate. Chưa kể, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé có thể bị ảnh hưởng do nạp phải chất lạ.

7/ Lưu ý khi cho bé uống sữa công thức

-Bé bú sữa công thức nên trải dài thời gian nghỉ giữa các giờ ăn. Sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ, vì vậy bé sẽ no lâu hơn. Vì vậy, đừng ép con ăn nhiều mẹ nhé!

-Tuyệt đối không để bé bú lại phần sữa thừa còn từ lần ăn trước. Đừng vì tiết kiệm mà tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe của con. Pha lại lần sữa mới khi con đói vẫn tốt nhất.

-Đừng băn khoăn liệu loại sữa nào mới giúp bé tăng cân nhanh nhất. Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, tất cả các loại sữa công thức được sản xuất đều phải đảm bảo đủ 29 dưỡng chất cụ thể trong mỗi khẩu phần, từ protein, chất béo, đến sắt, canxi và nhiều chất khác. Mẹ yên tâm với sữa công thức bé đang dùng nhé.

-“Sản phẩm” đi ngoài của bé bú ngoài thường sẫm màu và có mùi hơn bé bú mẹ. Do đó, đừng lo lắng nếu nhận thấy sự khác biệt này.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho bé: Uống nước thế nào là đủ?

1/ Từ 0 – 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh có nên uống nước?

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ từ 0-6 tháng tuổi không gì khác chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tập cho bé uống nước từ quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao, mà còn ảnh hưởng đến cả sự an toàn tính mạng trẻ.

Thận của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn yếu, đó chính là lý do bé sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường nếu được uống thêm nước. Từ đó, lượng natri trong cơ thể đồng thời bị mất đi, tác động tiêu cực đến hoạt động của đại não, dẫn đến triệu chứng khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt, chuột rút, co giật hoặc có thể ngất lịm.

2/ Trẻ 6 – 12 tháng tuổi

dinh dưỡng cho bé, cho bé uống nước
Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể làm quen với nước nhưng chỉ nên cho bé uống một lượng nhỏ

Khoảng thời gian này, ngoài nguồn sữa, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Dinh dưỡng cho bé gia đoạn ăn dặm đã khá phong phú, đa dạng. Mẹ có thể cho con tập uống nước, nhưng chỉ cần bổ sung một ít là đủ. Sau mỗi lần ăn xong, cho bé uống thêm 2 thìa nước lọc, tốt nhất là vào khoảng 15-30ml nước. Cách này vừa giúp làm sạch khoang miệng bé, lại vừa tốt cho vị giác của bé những năm đầu đời.

[inline_article id = 67715]

3/ Trẻ 1 tuổi trở lên

Bé đạt mốc 1 tuổi đã có thể khéo léo dùng tay cầm nắm, vì vậy không có gì lạ khi mẹ có thể cho con tự cầm cốc uống nước. Lượng nước bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Căn cứ vào màu nước tiểu của con, mẹ sẽ biết được bé đã uống đủ nước hay chưa.Theo đó, nước tiểu gần như trong đến màu vàng nhạt là tốt, ngược lại nước tiểu có màu vàng sậm hoặc vàng cam cho thấy bé đang thiếu nước trầm trọng.

4/ Dinh dưỡng cho bé: Cho trẻ uống nước theo nhu cầu

Mẹ nên tạo cho bé thói quen uống đủ nước hằng ngày. Dựa vào bảng cân nặng và lượng nước uống (tính chung cả nước lẫn sữa) tương ứng sau, yên tâm là bé con sẽ uống đúng nhu cầu cần thiết

-4.5kg cần 425ml chất lỏng/ngày.

-5kg – 510ml chất lỏng/ngày.

-6.3kg – 595ml chất lỏng/ngày.

-7.2kg – 680ml chất lỏng/ngày.

-8.1kg – 765ml chất lỏng/ngày.

-8.5kg – 850ml chất lỏng/ngày.

-9 kg – 935ml chất lỏng/ngày.

-10,9kg – 992ml chất lỏng/ngày.

-11.8kg – 1,020ml chất lỏng/ngày.

-12.7kg – 1,077ml chất lỏng/ngày.

-13.6kg – 1,105ml chất lỏng/ngày.

Các mẹ lưu ý, với trẻ từ 6-12 tháng cần khoảng 200-300ml/ngày. Trẻ từ 1 tuổi trở lên uống nước theo nhu cầu.

5/ Nguyên tắc bổ sung nước cho trẻ

-Trước bữa ăn, mẹ không nên cho trẻ uống nước, bởi nó có thể làm loãng dịch vị, gây hại cho hệ tiêu hóa, đồng thời còn làm trẻ no ngang và biếng ăn.

-Cho bé uống ít nước trước khi đi ngủ. Tè dầm hoặc thức dậy đi tiểu có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của bé.

-Ưu tiên ăn nhiều hơn uống, không uống trong bữa ăn, mà tốt nhất sau bữa ăn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn gì để thông minh? Muốn bé phát triển vượt trội mẹ cần ghi nhớ ngay

Thực đơn ăn uống hằng ngày cho bé thông minh bao gồm những món gì? Mẹ có thể tham khảo ngay những loại thực phẩm bổ não cho trẻ dưới đây để giúp con phát triển trí tuệ một cách toàn diện nhất nhé.

Lưu ý về sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm tháng đầu đời

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy một đứa trẻ thông minh, hoạt bát thường có tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn những đứa trẻ khác. Tốc độ xử lý thông tin chính là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy hiệu suất ghi nhớ và sự linh hoạt ở não bộ, mà tất cả những điều này thường có mối liên hệ chặt chẽ đến quá quá trình myelin hóa [1], [2].

Myelin hóa là quá trình hình thành các bao myelin xung quanh các sợi trục thần kinh nhằm cải thiện tốc độ dẫn truyền tín hiệu được tốt hơn [3]. Các bao myelin này là một lớp vỏ chất béo và protein, hoạt động giống như một lớp “cách điện”, vừa giúp bảo vệ tế bào thần kinh vừa đảm bảo không gây nhiễu cho các tín hiệu được truyền trong mạng lưới thông tin não bộ, từ đó giúp thúc đẩy hình thành khả năng nhận thức và hành vi xã hội khi trẻ lớn lên [4], [5].

Giai đoạn từ 0-2 tuổi là thời điểm quá trình myelin hóa diễn ra mạnh mẽ nhất và cũng là thời điểm bé cần được bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất để tăng tốc việc sản sinh myelin. Vậy nên bố mẹ cần lưu ý cung cấp cho bé các dưỡng chất giúp tăng tốc độ kết nối não bộ như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit folic, Vitamin B12 để tạo nền tảng xây dựng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ sau này [6].

Cho bé ăn gì để thông minh?

thực phẩm bổ não cho trẻ

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Với trẻ nhỏ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng, phát triển. Do đó, ở giai đoạn 2 – 3 tuổi, mẹ sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến việc chọn sữa cho bé. Ưu tiên hàng đầu mà mẹ nên cân nhắc là những sản phẩm được chứng minh lâm sàng có chứa các dưỡng chất giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, giúp tăng kết nối não bộ kể trên. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các dưỡng chất như:

  • Choline và Lutein: Giúp phát triển não bộ, hỗ trợ thị giác và tăng cường khả năng ghi nhớ, xử lý hình ảnh
    HMO và MOS: Được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường đề kháng, tăng vi khuẩn có lợi và giảm sự phát triển vi khuẩn gây bệnh trong ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng hệ tiêu hóa
  • Alpha lactabumin: Được tìm thấy trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ.
  • Canxi và Vitamin D: Hỗ trợ phát triển hệ xương và tăng trưởng khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu chất béo

Mẹ có biết chất béo cấu thành nên 60% não bộ của bé? Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của con, mẹ nhất định không thể bỏ qua nhóm thực phẩm có chứa dưỡng chất quan trọng này như các loại cá béo, dầu oliu, quả bơ… [7].

Cà chua

Chứa đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt, cà chua là loại quả đa năng, giúp nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ não bộ trẻ phát triển [8], [9].

Cho bé ăn gì để con thông minh

Ớt chuông

​​Ớt chuông có khả năng tăng cường sức khỏe trẻ, giảm mệt mỏi cho cơ thể và não bộ nhờ chứa chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi lượng. Đây là loại quả có lượng vitamin C kỷ lục. Các nhà khoa học ước tính cứ 100g ớt chuông thì có chứa 184mg vitamin C, gần như gấp 3 lần so với lượng vitamin có trong quả cam [10], [11], [12], [13].

Cải bó xôi

Cải bó xôi chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali rất dồi dào. Do đó, cải bó xôi là lựa chọn hoàn hảo trong thực đơn dinh dưỡng giúp bé thông minh [14].
Khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất trong rau, mẹ nên hấp cách thủy thay vì luộc để giữ nguyên nguồn dinh dưỡng dồi dào từ rau [15].

Cho bé ăn gì để con thông minh

Giờ thì mẹ đã nắm được cho bé ăn gì để thông minh rồi đúng không? Mẹ hãy chăm chỉ nấu những thực phẩm mà Marry Baby đã chia sẻ trong bài viết này để bồi bổ cho con mỗi ngày, giúp bé tăng cường hấp thu và phát triển não bộ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn nhiều đồ ngọt có khiến bé quậy hơn?

Năm 1973, theo một nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng không có đường tinh luyện sẽ tác động tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ em. Theo công bố năm 1978 của tạp chí Toxicology, chuyên về thực phẩm và mỹ phẩm, lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết là nguyên nhân gây phản ứng hiếu động thái quá ở trẻ em.

Tác hại khi ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt và những thực phẩm có đường sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé cưng

Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được bằng chứng đáng tin cậy về sự ảnh hưởng của đường đối với hành vi hiếu động thái quá của trẻ. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Hoover, thuộc trường đại học Kentucky – Mỹ cho thấy, không có mối liên quan nào giữa hành vi hiếu động của trẻ và một chế độ ăn có đường và chất phụ gia thực phẩm.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa việc tiêu thụ đường và hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Các chuyên gia chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có đường trong những năm gần đây ở Anh, Mỹ và những trường hợp chẩn đoán ADHD ngày càng nhiều. Tuy nhiên, dù nỗ lực như thế nào, nguyên nhân gây nên chứng tăng động giảm chú ý vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà khoa học.

[inline_article id=61000]

Đường không gây ra những triệu chứng “quá khích” ở trẻ em, nhưng việc sử dụng những thực phẩm quá nhiều đường sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ. Khi tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ sản sinh một lượng insulin lớn để chuyển hóa bớt lượng đường trong máu thành năng lượng. Điều này có thể gây hạ đường trong máu, dẫn đến sản sinh cảm giác thèm ngọt và hành vi hiếu động bất thường. Cách tốt nhất để đối phó với trường hợp này là hạn chế bớt những thực phẩm có nhiều đường trong thực đơn của bé, thay vào đó là những món bổ dưỡng hơn.

Một số ảnh hưởng của đồ ngọt đến sức khỏe bé cưng:

– Sâu răng: Tuy không phải là nguyên nhân duy nhất khiến trẻ sâu răng, nhưng việc ăn quá nhiều đồ ngọt là một trong những tác nhân chính khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công răng của bé. Chính vì vậy, các nha sĩ khuyên mẹ không nên cho con “nhấm nháp” sữa hay nước trái cây suốt cả ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Đường trong sữa và nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng của bé. Nếu uống sữa vào buổi tối, bạn nên nhắc bé đánh răng và súc miệng sau đó.

[inline_article id=58897]

– Béo phì: Khi cho trẻ ăn đồ ngọt hoặc những thực phẩm nhiều đường, lượng calo do những thực phẩm này mang lại nhiều hơn so với mức calo cần tiêu thụ, và nó ảnh hưởng đến cân nặng của bé trong một thời gian dài. Thậm chí, các bác sĩ còn khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sử dụng nước ép trái cây vì có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

– Tiểu đường: Khi một đứa trẻ ăn quá nhiều đường, tuyến tụy – cơ quan chịu trách nhiệm chính sản xuất insulin phải làm việc hết năng suất, dẫn đến việc quá tải. Hệ quả là cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 sau này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Món ăn dặm cho bé 6 tháng: Tránh xa đồ hộp

Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu giới thiệu với con những món ăn dặm mới bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa. Khởi điểm có vẻ khó khăn, vì vậy đôi khi mẹ chọn thực phẩm chế biến sẵn để việc tập ăn đơn giản, đỡ lách cách hơn. Tuy nhiên, đồ hộp lại không phù hợp cho danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng.

thức ăn dặm cho bé, món ăn dặm cho bé
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản lâu được

1/ Tuyệt đối tránh xa đồ hộp

Tập ăn dặm cho bé thực sự hao tổn rất nhiều thời gian và công sức, nếu mẹ tự tay chế biến món ăn cho con. Thời gian nghiền, xay nhuyễn rồi nấu không phải vài ba phút là xong, trong khi kết quả lại chẳng mấy tích cực. Bé dường như chẳng mặn mà với thực phẩm tươi nguyên chất này.

Ngược lại, khi cho bé ăn đồ hộp như trái cây nghiền, trứng đánh, thái độ lại tích cực hơn hẳn. Mặc dù thông tin khuyến cáo trên bao bì ghi rõ rằng sản phẩm phù hợp cho trẻ 3-6 tháng, ít đường và natri, nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận.

Đã là thực phẩm chế biến và đóng hộp, ắt hẳn không ít thì nhiều cũng có chất bảo quản.Và dù đã được ghi rõ là ít natri, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng kết luận rằng lượng natri trong đồ hộp cho trẻ ăn dặm có thể nhiều hơn gấp 20 lần.

Tốt nhất bạn nên cố gắng tự chế biến món ăn dặm cho bé 6 tháng tại nhà. Với bắp và đậu Hà Lan đóng hộp, mẹ có thể mua về và nghiền với bột gạo, vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều nitrat. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn bao nhiêu, mẹ càng tạo cơ hội cho con phát triển thói quen ăn uống lành mạnh sau này.

[inline_article id = 923]

2/ Danh sách món ăn dặm cho bé 6 tháng

Mẹ có thể tham khảo danh sách những món ăn dặm cho bé 6 tháng rất thân thiện sau:

Trái cây: Táo, bơ, chuối, xoài, đu đủ, đào, lê, mận.

Rau quả: Bí đỏ, cà rốt, đậu Hà Lan, bí đao, khoai lang.

Ngũ cốc: Lúa mạch, bột yến mạch, gạo.

Protein từ thịt cũng là khởi điểm tuyệt vời khi bé tập ăn dặm, đặc biệt là thịt đỏ nhiều sắt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thêm một lượng nhỏ kèm với bột gạo và xay nhuyễn.

3/ Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé

Nếu không có thời gian, mẹ có thể chế biến thức ăn dặm cho bé một lần, sau đó bỏ vào hộp nhựa và trữ đông trong tủ lạnh. Thời gian trữ tốt nhất là 1 tuần. Tuy nhiên, tùy vào loại thực phẩm, có loại vẫn giữ được dưỡng chất, có loại mất hết và có khi còn nhiễm khuẩn, không tốt cho sức khỏe bé cưng.

Danh sách những món có thể bảo quản được mẹ có thể tham khảo: Việt quất, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, bắp, đậu xanh, đào, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang. Táo, bơ và chuối cũng có thể bảo quản được lâu nhưng lại thường chuyển màu, điển hình là màu nâu. Mẹ không phải quá lo lắng.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

6 sai lầm cần tránh khi bổ sung canxi cho bé

Bổ sung canxi cho bé theo độ tuổi
Mẹ nhớ bổ sung canxi cho trẻ 8 tuổi đủ lượng cần thiết và tránh những sai lầm sau đây nhé!

Sai lầm 1: Nước hầm xương chứa rất nhiều canxi

Phần lớn canxi tồn tại trong xương nên khá nhiều mẹ nghĩ việc cho bé uống nước hầm xương có thể bổ sung canxi cho trẻ 8 tuổi. Thực tế, canxi trong xương rất khó có thể hòa tan. Thậm chí, dù mẹ có liên tục hầm xương trong nhiều giờ, lượng canxi có thể hòa tan trong nước cũng rất ít.

Lời khuyên từ MarryBaby: Thêm một chút giấm khi hầm xương có thể giúp lượng canxi hòa tan trong nước nhiều hơn. Mẹ có thể thử xem sao nhé!

Sai lầm 2: Rau xanh không giúp con bổ sung canxi

Với suy nghĩ rau xanh chỉ có nhiều chất xơ, nhiều mẹ đã bỏ qua mất nguồn canxi phong phú của bé. Rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây là một trong những loại rau có nhiều canxi. Một số loại rau khác tuy không chứa canxi nhưng chứa kali, magie, giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể, hạn chế lượng canxi bị “thất thoát”.

[inline_article id=58178]

Sai lầm 3: Thường xuyên cho con uống các loại nước ngọt có ga

Hầu hết trẻ em đều có niềm đam mê “vô tận” với các loại nước ngọt có ga. Chiều theo ý của con, nhiều mẹ “mắt nhắm, mắt mở” mỗi khi bé đòi uống mà không biết các loại nước này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của bé.

Sai lầm 4: Sữa đậu nành chứa nhiều canxi nhất

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con uống sữa đậu nành trong những trường hợp bé dị ứng hoặc không thể hấp thụ lactose có trong sữa tươi. Mặc dù đậu nành rất tốt cho cơ thể, nhưng hàm lượng canxi chứa trong đó không nhiều. Vì vậy, nếu cho con uống sữa đậu nành, mẹ nên tăng cường thêm các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo nhu cần canxi cần thiết cho bé.

Sai lầm 5: Bổ sung canxi cho trẻ 8 tuổi – Ăn thịt bò rất tốt cho xương

Thực tế, hàm lượng canxi trong thịt bò khá thấp, hầu như không đáng kể. Thay vào đó, thịt bò chứa một lượng lớn phốt pho, lưu huỳnh và clo. Những chất này góp phần ảnh hưởng quá trình “bốc hơi” canxi và ngăn lượng canxi cơ thể hấp thụ.

[inline_article id=53533]

Sai lầm 6: “Bỏ quên” những chất dinh dưỡng khác

Với mong muốn tăng cường canxi cho con, nhiều mẹ cứ “chăm chăm” cho bé ăn những thực phẩm nhiều canxi mà vô tình “bỏ quên” những dưỡng chất dinh dưỡng khác. Vitamin D, vitamin K, kali, magie… đều là những chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Chưa kể, tập trung ở một dạng thực phẩm có thể làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, quá thừa hoặc quá thiếu một chất dinh dưỡng nào đó. Vì vậy, các mẹ nhớ cân bằng các nhóm thực phẩm trong thực đơn của con, giúp con phát triển một cách toàn diện.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Probiotics – “Bạn tốt” của hệ tiêu hóa trẻ

cho bé ăn sữa chua
Cho bé ăn sữa chua cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa

Có hàng triệu loại vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa của con người. Một số loại có thể gây hại cho sức khỏe như vi khuẩn đường ruột E.coli, tụ cầu khuẩn Staphylococci…, một số vi khuẩn lại mang lại lợi ích cho sức khỏe. Những vi khuẩn này gọi chung là lợi khuẩn, chúng có “trách nhiệm” bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và “đánh bay” những vi khuẩn xấu.
Probiotics là một trong những lợi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể. Hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm dành cho trẻ em tăng cường thêm lợi khuẩn này. Tuy nhiên, có nên bổ sung thực phẩm lợi khuẩn cho bé cưng?

Probiotics là vi khuẩn tồn tại trong cơ thể người, định cư trong ruột và một số bộ phận khác, bao gồm da. Theo một nghiên cứu trên 200 trẻ sơ sinh từ 4-10 tháng tuổi, những bé có tăng cường lợi khuẩn ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn so với những trẻ khác. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, probiotics giúp ngăn ngừa Rota virut, loại virut gây bệnh tiêu chảy và ói mửa.

[inline_article id=62563]

Một nghiên cứu năm 2003 trên 130 trẻ sơ sinh có nguy cơ bị dị ứng cũng cho thấy khả năng miễn dịch và ngăn ngừa một số loại dị ứng nhất định của những trẻ được bổ sung thêm lợi khuẩn cao hơn rất nhiều. Chỉ có 23% trẻ em 2 tuổi được bổ sung lợi khuẩn có nguy cơ mắc bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh. Đối với những bé không được tăng cường lợi khuẩn, con sô này lên tới 46%.

Probiotics cũng được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc điều trị hội chứng kích thích ruột, viêm loét đại tràng và những triệu chứng đau bụng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và xem xét lại mức ảnh hưởng lâu dài của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sinh non và có hệ miễn dịch yếu.

Mách mẹ một số thực phẩm có chứa lợi khuẩn cho trẻ:

– Sữa chua: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua được tăng cường probiotics, mẹ có thể tìm hiểu và cho con sử dụng. Ngoài ra, sữa chua còn chứa viatmin D và canxi, rất tốt cho sự phát triển xương của con.

[inline_article id=60396]

– Phô mai: Không phải tất cả phô mai đều chứa probiotics, chỉ những loại được lên men bởi axit lactic mới có những lợi khuẩn tốt cho cơ thể.

– Bơ cũng là một tronng những sản phẩm được lên men bởi axit lactic. Vì vậy, chúng cũng có một lượng lợi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, bơ thường bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao như nấu, nướng…

– Chuối, bột yến mạch, mật ong: Tuy không chứa Probiotics nhưng những thực phẩm này có chứa prebiotics, một vi khuẩn tốt cho cơ thể. Nhiệm vụ của prebiotics là kích thích sự hoạt động của vi khuẩn có lợi, chống lại những “kẻ xâm lăng”. Mặc dù vậy, mẹ không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

Tuy nhiên, việc chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm là rất quan trọng. Ngoài việc biết những món ăn tốt cho trẻ; mẹ cũng cần hiểu những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì. Đồng thời, biết nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé.

1. Nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Khi vào độ tuổi tập ăn dặm; và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm; mẹ cần thực hiện quá trình tập ăn dặm cho bé một cách kiên nhẫn. Về cơ bản, nguyên tắc khi chọn thực phẩm cho bé ăn dặm đó là: không nên cho bé ăn dặm những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.

Theo CDC Hoa Kỳ, thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm các sản phẩm từ sữa bò, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, đậu phộng, lúa mì, đậu nành và mè. Do đó, mẹ hãy đợi đến khi bé lớn hơn mới cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm
Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng thì mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

2. Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm là gì?

2.1 Muối ăn

muối

Muối sẽ không tốt cho thận của bé. Do đó, khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ không nêm nếm muối, gia vị hoặc sử dụng các nước kho thịt.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm có nhiều muối như:

  • Bánh quy mặn: Đây quả là món lý tưởng để cho bé tập cắn và nhai, nhưng nó gây ra sự thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết đến từ bữa ăn chính. Tương tự như việc cho ăn ngọt; bé ăn mặn nhiều không tốt cho răng.
  • Các món ăn chế biến sẵn: Mẹ nên nấu cho bé những món với nguồn nguyên liệu tươi sống, chưa qua tẩm ướp chế biến. Thực phẩm chế biến sẵn vốn dĩ có nhiều phụ gia, chất bảo quản. Hơn nữa, lượng đường, muối và chất béo không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Thịt lợn muối xông khói.
  • Xúc xích.
  • Khoai tây chiên rắc thêm muối.
  • Đồ ăn vặt có vị mặn.

2.2 Đường

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: đường
Những thực phẩm có nhiều đường mẹ không nên cho bé ăn dặm

Bé trong độ tuổi ăn dặm không cần đường. Do đó, mẹ cần tránh đồ ăn nhẹ hoặc các món nước uống có nhiều đường (ví dụ nước ép trái cây; hoặc các chế phẩm từ hoa quả nói chung).

Một số món ăn quen thuộc nhưng rất nhiều đường có thể kể đến như:

Nước ngọt: Nước ngọt, nói không ngoa, chứa hàng tấn đường hóa học; có thể nhanh chóng “tàn phá” sự phát triển răng lợi của bé. Trẻ uống nhiều nước ngọt; sẽ có thể trở nên chán các loại nước bổ dưỡng khác.

Nước ép trái cây: Tại sao xuất phát từ trái cây nhưng lại không có lợi cho sức khỏe bé? Thực tế, hầu hết lượng chất xơ trong trái cây bị mất trong quá trình ép nước; thành phần còn lại chủ yếu là đường.

Với trẻ sơ sinh, cho uống nước ép quả là một sự lãng phí việc bổ sung năng lượng. Đường trong nước ép trái cây có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa; dẫn đến tiêu chảy. Nếu mẹ muốn bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn trái cây tươi cắt lát nhỏ.

Món tráng miệng từ gelatin: Gelatine là một chế phẩm tạo ra từ chất collagen chế biến từ da và xương động vật. Nhiều mẹ nghĩ rằng đây là lựa chọn tốt để bổ sung protein cho bé. Tuy nhiên, thực chất, sau món tráng miệng mềm mềm, dai dai, bé chỉ nạp đường, hương liệu nhân tạo, phẩm màu vào trong cơ thể.

2.3 Những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, mẹ không nên cho bé ăn dặm

chất béo bão hòa

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa mẹ không nên cho bé ăn dặm. Điển hình như khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt. Khi mua sắm hay đi chợ; mẹ cần kiểm tra nhãn dinh dưỡng để giúp chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa hơn.

>> Mẹ xem thêm: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

2.4 Mật ong

những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: mật ong
Mật ong là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Đôi khi, mật ong có chứa vi khuẩn có thể tạo ra chất độc trong ruột của trẻ; dẫn đến ngộ độc botulism ở trẻ sơ sinh; đây là một căn bệnh rất nghiêm trọng.

[key-takeaways title=””]

Mẹ không cho trẻ ăn mật ong cho đến khi trẻ được hơn 1 tuổi. Mật ong là một loại đường, vì vậy tránh mật ong cũng sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng.

[/key-takeaways]

2.5 Các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt

các loại hạt và đậu phộng

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại hạt và đậu phộng nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn. Mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt và đậu phộng từ khoảng 6 tháng tuổi; miễn là chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn hoặc một loại hạt mịn hoặc bơ đậu phộng.

Nếu có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng trong gia đình; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé ăn hạt, đậu phộng.

2.6 Một số loại pho mát – những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: Phô mai xanh
Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm như phô mai xanh, phô mai mốc,…

Phô mai có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; đồng thời cung cấp canxi, protein và vitamin.

  • Bé có thể ăn phô mai nguyên chất béo tiệt trùng từ 6 tháng tuổi. Điều này bao gồm phô mai cứng, chẳng hạn như phô mai cheddar nhẹ, phô mai tươi và phô mai kem.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên ăn pho mát mềm bị mốc, chẳng hạn như brie hoặc camembert; hoặc pho mát sữa dê chín và pho mát mềm có đường vân xanh, chẳng hạn như roquefort.

Những thực phẩm như loại phô mai nêu trên không nên cho bé ăn dặm; vì chúng có thể chứa vi khuẩn tên listeria; không tốt cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, những loại pho mát này có thể được sử dụng như một phần của công thức nấu chín vì vi khuẩn listeria bị giết khi nấu chín.

2.7 Trứng sống và chín lòng đào

trứng sống hoặc chín lòng đào

Trẻ sơ sinh có thể có trứng từ khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh cho bé ăn trứng sống, trứng vịt lộn, trứng ngỗng hoặc trứng cút.

Ngoài ra, một số những thực phẩm từ trứng cũng không nên cho bé ăn dặm như hỗn hợp bánh chưa nấu chín, kem từ làm, sốt mayonnaise tự làm hoặc các món tráng miệng từ trứng chưa nấu chín.

2.8 Nước gạo – Một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm: nước gạo
Nước gạo là một trong những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên uống nước gạo để thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ em (hoặc sữa bò sau 1 tuổi); vì chúng có thể chứa quá nhiều thạch tín.

Gạo có xu hướng hấp thụ nhiều thạch tín hơn các loại ngũ cốc khác; nhưng điều này không có nghĩa là bé không thể ăn gạo. Gạo khi sản xuất đã có quy định về mức arsen vô cơ được phép tối đa trong gạo và các sản phẩm từ gạo; thậm chí mức nghiêm ngặt hơn được đặt ra đối với thực phẩm dành cho trẻ nhỏ.

Đừng lo lắng nếu  bé đã uống nước gạo. Không có rủi ro nào ngay lập tức; nhưng tốt nhất mẹ nên chuyển sang một loại sữa khác.

2.9 Những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm khác

động vật có vỏ cứng

Ngoài những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm kể trên; mẹ cũng lưu ý về những loại thực phẩm sau để tránh cho bé ăn dặm nhé:

  • Viên thạch thô: Những viên thạch thô có thể gây nguy cơ nghẹt thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ đang làm thạch từ những viên thạch thô; hãy đảm bảo rằng mẹ luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Động vật có vỏ sống: Các loại động vật có vỏ sống hoặc nấu chín nhẹ như trai, trai, sò có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn.
  • Cá mập, cá kiếm và cá linh: Không cho bé ăn cá mập, cá kiếm hoặc cá linh. Lượng thủy ngân trong những loại cá này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ.

[inline_article id=1132]

3. Cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm

Sau khi biết những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm; mẹ cũng “bỏ túi” những nguyên tắc khi chế biến thức ăn dặm cho bé:

  • Trộn ngũ cốc và ngũ cốc đã nấu chín nghiền với sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước để tạo độ mịn và dễ nuốt cho bé.
  • Nghiền hoặc xay nhuyễn rau, trái cây và các loại thực phẩm khác cho đến khi chúng mịn.
  • Các loại trái cây và rau củ cứng, như táo và cà rốt; thường cần được nấu chín để có thể dễ dàng nghiền hoặc xay nhuyễn.
  • Nấu thức ăn cho đến khi đủ mềm để dễ dàng nghiền bằng nĩa.
  • Loại bỏ tất cả mỡ, da và xương khỏi thịt gia cầm, thịt và cá trước khi nấu.
  • Loại bỏ hạt và vết rỗ cứng trên quả, sau đó cắt quả thành từng miếng nhỏ cho bé ăn.
  • Cắt thức ăn mềm thành những miếng nhỏ hoặc lát mỏng.
  • Cắt thức ăn hình trụ như xúc xích, phô mai sợi thành các dải mỏng ngắn; thay vì để miếng tròn vì bé có thể mắc nghẹn.
  • Cắt các loại thực phẩm hình cầu nhỏ như nho, anh đào, quả mọng và cà chua thành những miếng nhỏ.
  • Nấu và xay mịn hoặc nghiền các loại hạt nguyên hạt của lúa mì, lúa mạch, gạo và các loại ngũ cốc khác.

>> Mẹ xem thêm: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, những thực phẩm không nên cho bé ăn dặm bao gồm: thực phẩm hay các chế phẩm có nhiều muối, đường, chất béo bão hòa. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh cho bé ăn dặm mật ong; một số phô mai mềm, bị mốc; các loại hạt, đậu phộng; các loại động vật có vỏ; trứng sống, trứng lòng đào hoặc uống nước gạo.

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ biếng ăn

1/ Họ hàng vitamin nhóm B

Tất cả các vitamin nhóm B như vitamin B1, B12, B6… kết hợp lại có tác dụng giúp bé cưng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và phát triển trí não. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, các vitamin nhóm B rất dễ bị bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua mồ hôi và nước tiểu. Vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin nhóm B cho con để tránh trường hợp thiếu hụt. Vitamin nhóm B có nhiều trong bánh mì, chuối, khoai tây, cá ngừ, trứng, ngũ cốc…

dinh duong can thiet cho tre bieng an
Mẹ nên chú ý bổ sung các loại trái cây trong thực đơn của con nhé!

2/ Chất xơ

Khi táo bón kéo dài, các chất độc tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, cảm giác khó chịu do táo bón mang kại làm trẻ gắt gỏng và biếng ăn hơn nhiều.

Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, đào thải chất độc ra ngoài. Bên cạnh đó, chất xơ cũng tạo điều kiện cho các lợi khuẩn trong ruột hoạt động, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, nếu muốn bé phát triển khỏe mạnh, mẹ không nên quên bổ sung chất xơ cho con nhé!

3/ Kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải các axit amin cần thiết cho cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé như hệ thần kinh, tiêu hóa, da, niêm mạc…

Kẽm có nhiều trong gan động vật, thịt nạc, lòng đỏ trứng…. Không chỉ kích thích khả năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, kẽm còn giúp bé tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn.

[inline_article id=59555]

4/ Lysin

Lysin giúp tăng sự trao đổi chất và tối đa hóa sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Ngoài ra, lysin còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, giúp con phát triển chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương.

Lysin có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa… nhưng lại dễ dàng mất đi khi bị nấu chín. Vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm này trong thực đơn của con để tránh tình trạng thiếu hụt.

5/ Potassium

Potassium là chất giúp cơ thể chuyển oxy lên não và cân bằng lượng nước. Đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, khi bé ra nhiều mồ hôi, cơ thể rất dễ bị mất nước và mất một số dưỡng chất quan trọng. Do đó, nó có thể làm bé cảm thấy chán nản, từ đó dẫn đến lười ăn. Potassium có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây và rau quả. 

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

MarryBaby