Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm tự chỉ huy có an toàn cho bé?

Ăn dặm tự chỉ huy có tốt cho bé không? MarryBaby sẽ giúp mẹ tìm hiểu trong bài viết này để có thể lựa chọn được phương pháp ăn dặm tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé nhé.Ăn dặm tự chỉ huy

Những thắc mắc của mẹ về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Khác với cách ăn dặm kiểu Nhật hoặc truyền thống, khi áp dụng cách ăn dặm tự chỉ huy mẹ không cần thiết phải xay nhuyễn các loại thực phẩm từ trước mà có thể cho bé tự bốc ăn các loại thực phẩm có dạng thô, mềm. Theo các chuyên gia, cách ăn dặm này không chỉ kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng phát triển giữa tay và mắt. Mặc dù vậy, vẫn có không ít những mẹ lo ngại rằng, việc cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm dạng thô, rắn quá sớm liệu có gây hại cho sức khỏe của bé.

1. Ăn dặm tự chỉ huy là gì?

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) là một trong những cách cho bé ăn dặm nổi tiếng nhất. Nó bỏ qua các bước đút thìa hay những món nghiền mà tiến thẳng đến việc cho bé ăn thô và để bé tự chọn món. Cũng chính vì vậy, các mẹ chọn phương pháp này sẽ gặp phải một số khó khăn đặc thù.

2. Khi nào nên cho bé ăn dặm tự chỉ huy?

Theo khuyến cáo, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Lúc này, bé đã có thể tự ngồi mà không cần hay cần rất ít sự trợ giúp. Bé cũng đã có thể kiểm soát được cử động đầu của mình cũng như các hoạt động chồm với, nắm giữ đồ vật. Phản xạ lè lưỡi của bé lúc này cũng biến mất. Những cột mốc này là rất quan trọng đề quyết định xem liệu bé đã sẵn sàng cho việc “tự ăn” hay chưa. Mẹ cũng không nên hỗ trợ đút bé hay lấy thức ăn giúp bé vì bé sẽ phải tự làm hết những việc này.

Ăn dặm tự chỉ huy
Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi

3. Ăn dặm tự chỉ huy có gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bé?

Thực tế, dù mẹ áp dụng theo phương pháp ăn dặm nào thì trong giai đoạn đầu, mục đích chủ yếu vẫn là giúp bé làm quen với mùi vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu và các bé hầu như cũng chỉ tiêu thụ được từ 1-2 muỗng thực phẩm. Liều lượng này không quá nhiều để gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài ra, trong quá trình nhai nuốt, phần thực phẩm trẻ vừa ăn cũng đã được “trộn” một lượng nước bọt vừa đủ. Các enzym trong nước bọt có tác dụng chuyển hóa tinh bột thành đường glucose. Khi xuống tới dạ dày, thực phẩm lại một lần nữa được các dịch vị trong dạ dày thủy phân và chuyển tới ruột, nơi thực phẩm được hấp thụ vào máu và hệ bạch huyết.

Như vậy, nếu theo “cơ cấu hoạt động” của hệ tiêu hóa, việc ăn thực phẩm thô không gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa hay ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày của bé đâu mẹ nhé! Thậm chí, nhiều ý kiến còn cho rằng, cho bé ăn thực phẩm thô còn có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động dễ dàng hơn. Bởi vì trong quá trình nhai, nuốt, trẻ có nhiều thời gian để “trộn” amylase vào thực phẩm, giúp quá trình thủy phân thực phẩm ở dạ dày được diễn ra một cách nhẹ nhàng hơn.

4. Ăn dặm tự chỉ huy có gây nguy cơ bé bị hóc, nghẹn?

Ngoài việc lo lắng cho khả năng tiêu hóa của trẻ, cũng có không ít mẹ lo ngại rằng việc cho bé tự bốc ăn có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hóc, nghẹn trong khi ăn. Tuy nhiên, mối bận tâm này cũng dễ dàng được giải quyết nếu các mẹ cẩn thận hơn trong khâu chuẩn bị và cho bé ăn. Mẹ tránh chọn những thực phẩm nhỏ, cứng như nho, nhãn, mãng cầu mà nên chọn thực phẩm mềm, dễ cầm, có kích thước vừa phải. Đặc biệt, mẹ phải nhớ “giám sát” cẩn thận trong quá trình cho bé tự ăn để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra.

5. Bé ăn bao nhiêu là đủ?

Phần lớn các bé khỏe mạnh sẽ ăn vừa đúng lượng thức ăn cơ thể bé cần và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là cách giúp bé kiểm soát được việc ăn theo nhu cầu phát triển của chính mình.

Ăn dặm tự chỉ huy
Hãy để bé tự quyết định việc bé cần ăn bao nhiêu là đủ

Do đó, hãy để bé tự quyết định việc bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Bạn chỉ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng trong khẩu phần ăn của bé để đảm bảo rằng thức ăn bé đưa vào cơ thể mình đủ lượng và đủ chất. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhi hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé.

Tác dụng của phương pháp ăn dặm kiểu tự chỉ huy

1. Phối hợp khéo léo ngón trỏ và ngón cái

Trong khoảng 7-10 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái. Trông có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước tiến về kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh. Bằng cách cho bé tập ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng nhón, bốc thức ăn thường xuyên.

2. Thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ

Chuyện ăn uống của bé có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng nói. Khi bé nhai, các cơ bắp, khớp hàm được luyện tập thường xuyên và đây là bước chuẩn bị cần thiết để bé tập nói vào giai đoạn sau này. Việc mẹ nên làm là cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm và cả những thực phẩm dạng lỏng để khuyến khích con thực hiện những cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt, hàm sẽ giúp bé tập nói dễ dàng hơn.

3. Hạn chế tình trạng biếng ăn

Việc cho bé tập bốc thức ăn và làm quen với thực phẩm sớm sẽ giúp con bớt biếng ăn trong giai đoạn tuổi tập đi (1-3 tuổi). Các bé ở 6-7 tháng tuổi đã sẵn sàng để làm quen với nhiều trạng thái khác nhau của thực phẩm: Dạng rắn, dạng lỏng, dạng lợn cợn. Do đó, mẹ có thể lên một thực đơn cho bé ăn dặm thật đa dạng. Nếu lo lắng về việc con không ăn được nhiều, mẹ có thể kết hợp ăn dặm BLW với nhiều phương pháp khác, đồng thời duy trì việc cho bé bú mẹ.

Ăn dặm tự chỉ huy
Việc cho bé tập bốc thức ăn và làm quen với thực phẩm sớm sẽ giúp con bớt biếng ăn trong giai đoạn tuổi tập đi (1-3 tuổi)

4. Kết nối tay và mắt

Không chỉ tốt cho khả năng vận động tinh của bé, ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy cũng khuyến khích việc sử dụng kết hợp tay, mắt và miệng của bé. Chỉ một cử động cầm thức ăn và cho vào miệng đã tạo nên những kết nối giữa các cơ quan khác nhau. Việc dọn cho bé một thực đơn kết hợp, nhiều màu sắc sẽ giúp con tăng cường khả năng phối hợp đó.

5. Tăng sự tinh nhạy cho các giác quan

Để bé ăn uống ngon miệng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều giác quan. Ăn dặm BLW là một lựa chọn tốt để tăng cường khả năng cảm nhận cho bé. Từ thị giác được nhìn thấy những màu sắc, kết cấu thực phẩm khác nhau đến xúc giác khi được chạm vào thực phẩm, vị giác khi được nếm những món mình chọn và cuối cùng là thính giác, khi những âm thanh do thức ăn tạo ra trong miệng trở nên rộn ràng.

6. Giúp bé tự lập

Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp BLW so với các phương pháp ăn dặm truyền thống khác. Với các em bé không thích ăn đồ ăn do mẹ đút, việc sử dụng bàn tay để tự bốc thức ăn là một lựa chọn tuyệt vời hơn hẳn. Và khi đã sử dụng khéo léo đôi tay của mình, các bé theo phương pháp BLW thường biết cách sử dụng muỗng, nĩa từ khá sớm so với các bé không tập ăn bốc.

Thực đơn cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Những món ăn mà mẹ có thể nấu chín và xay nhuyễn cho bé ăn cũng sẽ là những lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu cho phương pháp BLW, chẳng hạn như:

♦ Táo

Mẹ có thể cho bé ăn khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ rồi đưa cho bé gặm hay cắt thành những miếng lớn một chút và cho bé bốc ăn dần. Nướng táo rồi đánh nhuyễn nó ra và cho bé ăn cũng là một cách hay để bé thực sự cảm nhận về món ăn của mình.

Ăn dặm tự chỉ huy
cho bé ăn dặm tự chỉ huy với táo

♦ Bơ

Bơ chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho bé mà không loại trái cây nào có thể thay thế được. Do đó, bơ là một món không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy của bé. Ngoài ra, bơ cũng khá mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cắt thành miếng để bé tự bốc ăn hay dằm nhuyễn ra cho bé ăn.

♦ Cơm hay các loại hạt

Sau khi nấu chín, mẹ nên cho thức ăn ra chén và để bé tự bốc ăn. Khi bé đã có thể ăn được các loại ngũ cốc khác nhau, mẹ có thể trộn các loại này lại với nhau tạo thành một món ăn giàu dinh dưỡng và mùi vị rồi cho bé ăn.

♦ Khoai lang

Dù nướng hay hấp, khoai lang đều là món rất phù hợp khởi đầu cho việc ăn dặm. Bạn có thể cắt nó thành những que dày rồi nướng (giống như khoai tây chiên) hay hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

♦ Lòng đỏ trứng

Luộc chín trứng rồi bẻ lòng đỏ trứng thành những những miếng nhỏ cho bé dễ bốc. Lòng đỏ trứng mềm, thơm và dễ ăn.

♦ Chuối

Mẹ có thể cho bé nửa quả chuối và đã lột vỏ, vừa chín tới, hơi cứng một chút để bé dễ cầm và khó gãy nát hơn. Tùy khả năng của bé mà chúng ta sẽ cho bé ăn một nửa hay nguyên trái chuối.

Ăn dặm tự chỉ huy
Cho bé ăn dặm tự chỉ huy với chuối

Lưu ý khi chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé

  • Trong giai đoạn đầu khi răng của bé chưa phát triển đầy đủ, mẹ nên chọn những thực đơn ăn dặm tự chỉ huy có độ mềm, dễ tiêu hóa và khó có thể gây nghẹn, hóc cho bé.
  • Cho con ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy, mẹ nên chuẩn bị khăn ăn và sử dụng thảm lót dưới ghế của bé.
  • Chỉ cho bé tiếp xúc với lượng thực phẩm vừa phải và mẹ có thể thêm nếu bé đã ăn hết nhưng vẫn có biểu hiện “thòm thèm”
  • Cho bé làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau và thường xuyên thay đổi món hàng ngày
  • Với những bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên sử dụng muối khi chế biến thực phẩm cho bé.

[inline_article id=54977]

Cho bé ăn dặm tự chỉ huy giúp con hình thành được nhiều kỹ năng như nhai, nuốt, cầm, nắm, đưa thức ăn vào miệng. Ngoài ra phương pháp này cũng giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi tốt hơn với các loại thức ăn mới vì vậy các mẹ nên áp dụng nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn dặm: Bao nhiêu là đủ?

1/ Khẩu phần mỗi ngày của trẻ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú thêm sữa mẹ. Thậm chí, với những bé trong giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính của bé và việc cho bé ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu để tập làm quen với mùi vị thức ăn. Vì vậy, trong buổi đầu “sơ khai” này, mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 3 muỗng thức ăn. Có thể cho bé ăn từ 1-2 lần mỗi ngày, tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, với những bé mới tập ăn dặm, mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé thử từng chút một rồi mới tăng dần khẩu phẩn của trẻ.

Từ 6 -12 tháng tuổi, khẩu phần của trẻ có thể gia tăng với khoảng 6-8 muỗng thức ăn mỗi lần và lúc này, mẹ đã có thể cho bé ăn 2 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Tới khi được 1 tuổi, số lượng thực phẩm trẻ nạp mỗi ngày sẽ phụ thuộc nhiều vào trọng lượng và thể tích dạ dày của bé. Theo đó, cứ mỗi kg cân nặng của mình, bé cần khoảng 112 calo với thể tích dạ dày mỗi lần chỉ có thể tiêu thụ khoảng 200 gram thực phẩm. Trong giai đoạn này, thực phẩm đã trở thành nguồn năng lượng “nuôi” trẻ cả ngày và sữa chỉ là một trong những bữa phụ, giúp bé bổ sung thêm canxi.

Lý thuyết là vậy, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, trẻ em mới là người quyết định mình cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày. Trong khi rất nhiều bà mẹ trẻ đang lo lắng liệu nhóc nhà mình có đang ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày thì hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý trẻ em đều cho rằng, trẻ em sẽ không bao giờ tự bỏ đói bản thân mình. Vì vậy, nếu mẹ thấy bé có vẻ không muốn ăn, đừng lo lắng! Có thể dạ dày của bé đang trong tình trạng “dư thừa” rồi mẹ ơi.

[inline_article id=89128]

2/ Lưu ý khi mẹ cho bé ăn

– Dù cũng một độ tuổi, nhưng bé cưng của bạn có thể sẽ ăn ít hơn các bé hàng xóm. Vì trong giai đoạn ăn dặm, khẩu phần ăn của mỗi bé sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào thời điểm bắt đầu, số lượng thực phẩm và cách bạn xay nhuyễn hay cắt nhỏ thức ăn.

– Các bé trong giai đoạn mọc răng thường có xu hướng ăn ít hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé trở nên khỏe hơn.

– Hầu hết các bé sẽ cảm thấy khó chịu khi phải dừng trò chơi hấp dẫn của mình để ăn một thứ gì đó. Trong trường hợp này, mẹ nên “kéo” món đồ chơi ra khỏi tầm ngắm của bé và thu hút sự chú ý của con về dĩa thức ăn.

– Miễn là cân nặng và chiều cao của trẻ vẫn đang nằm trong chuẩn cho phép, mẹ không cần quá lo lắng.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng: Mẹ phải làm gì?

Vậy các mẹ phải làm sao khi bé không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng? Trước tiên hãy cùng MarryBaby khám phá nguyên nhân nhé!

1. Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng là do đâu?

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Nhai thức ăn là một quá trình bé dùng răng để nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi đưa, chuyền thức ăn giữa các hàm răng để nghiền nhỏ. Khi nhai, thức ăn được làm mềm hơn và ấm hơn. Điều này giúp bé hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Nhưng, nhiều bé lại bỏ qua bước nhai quan trọng này mà nuốt chửng luôn thức ăn. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

1.1 Mẹ cho bé ăn dặm muộn

Việc bé tập nhai có thể bắt đầu vào khoảng tháng thứ 6-9. Mẹ cho bé ăn dặm muộn hơn thời gian này có thể khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng. Trong trường hợp này, sự phát triển tối ưu của các kỹ năng vận động như nhai có thể bị trì hoãn. Em bé của mẹ có thể thấy khó khi mới tập ăn dặm những thức ăn đặc hoặc rắn thay vì dạng lỏng như loại sữa bé yêu thích.

1.2 Mẹ cho bé ăn thức ăn dạng đặc, rắn muộn

Một lần nữa, em bé chưa được làm quen với thức ăn dạng đặc (như cháo, cơm nát) khi được 8-10 tháng sẽ gặp khó khăn trong việc không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn sau này. Khi trẻ được gần một tuổi, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có mùi vị và kết cấu khác nhau.

1.3 Mẹ cho bé ăn những món kém hấp dẫn

Một lý do khác khiến trẻ không chịu nhai chỉ nuốt chửng chính là bé không thích thức ăn. Việc lặp đi lặp lại một món ăn mỗi ngày có thể khiến con mẹ chán chường ăn uống.

Thay vào đó các mẹ nên đa dạng hóa thực đơn, cho trẻ tiếp xúc nhiều dạng thức ăn kết cấu, mùi vị khác nhau.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo cua đồng cho bé lười ăn, tăng cân nhanh

1.4 Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng do mẹ ép bé ăn

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Trẻ bị áp lực khi ăn do cha mẹ quát mắng, ép trẻ ăn đủ khẩu phần cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng.

2. Tác hại của việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Bé ăn không nhai chỉ nuốt chửng có thể là hậu quả của quá trình ăn thức ăn lỏng và nhuyễn quá lâu (như sữa và cháo xay, cháo loãng tán kỹ hoặc rây) làm bé trở lên thụ động.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé khó thích nghi với việc ăn cơm và các dạng thức ăn đặc khác. Ngoài ra, bé khi lớn lên  không biết nhai thì có thể sẽ gây biếng ăn về sau và chậm tăng cân. Nuốt chửng cơm làm bé khó tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng đường tiêu hóa.

Việc chan canh cho cơm lỏng như cháo để bé dễ nuốt càng làm bé không chịu nhai và gây loãng dịch vị, khiến tiêu hóa thức ăn kém hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: 7 cách nấu cháo óc heo tuyệt ngon cho bé ăn dặm

3. Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng mẹ phải làm sao?

Con của mẹ có thể gặp một số khó khăn trong việc nhai thức ăn lúc ban đầu và đó là điều bình thường. Với một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé có thể khắc phục tình trạng không chịu nhai chỉ nuốt chửng.

3.1 Giới thiệu dần thức ăn dạng rắn cho bé sớm

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng
Với những bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng, mẹ giới thiệu thức ăn rắn từ từ trước nhé

Để khắc phục việc bé ăn không chịu nhai chỉ nuốt chửng, mẹ nên cho trẻ làm quen với thức ăn dạng đặc, rắn dần dần kể từ lúc bé được 6 tháng tuổi. Mẹ có thể sử dụng máy xay thức ăn trẻ em để tạo ra một kết cấu rất mềm, nhẹ nhàng và có thể được trộn với bột nhuyễn hơn.

Sau đó, mẹ có thể dần dần đưa thức ăn rắn vào chế độ ăn bằng cách cho trẻ ăn một hoặc hai miếng. Bày ít thức ăn vào đĩa của bé. Mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn cầm tay như lát trái cây, que cà rốt hoặc bất cứ thứ gì trẻ thường ăn, để trẻ quen với việc nhai.

3.2 Cho bé học bằng cách bắt chước

Trẻ con thích bắt chước. Nhìn thấy những đứa trẻ khác ăn thức ăn rắn cũng sẽ khuyến khích bé nhai. Đôi khi mẹ có thể mời một số người hàng xóm, bạn bè hoặc anh chị em họ cùng lứa tuổi để khắc phục việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng.

3.3 Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng mẹ phải làm sao? Mẹ hãy bình tĩnh nhé!

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng
Mẹ cần kiên nhẫn khi tập ăn cho những bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Trước khi mẹ bắt đầu dạy con mình cách nhai, hãy giữ bình tĩnh. Nếu con mẹ đang khó chịu và không có tâm trạng, mẹ sẽ không dễ dàng bắt bé nhai thức ăn và rồi mẹ sẽ mất kiên nhẫn. Sự căng thẳng của mẹ có thể chống lại sự thèm ăn của trẻ và dẫn đến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo rằng mẹ không bị mất bình tĩnh khi cố gắng cho trẻ ăn và nhai thức ăn. Làm cho giờ ăn trở thành một hoạt động vui vẻ.

3.4 Chọn các món ăn thích hợp

Mặc dù cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để giúp trẻ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng là cần thiết. Nhưng mẹ phải lưu ý rằng món mẹ cho đưa trẻ phải nhai được. Cho con mẹ ăn nho hoặc bỏng ngô có thể không phải là lựa chọn đúng đắn nếu bé không thể nhai kỹ. Trẻ còn có thể mắc nguy cơ thức ăn bị nghẹn trong cổ họng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu nui cho bé ăn dặm 6-12 tháng bổ dưỡng, ngon miệng

3.5 Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng mẹ phải làm sao? Cho bé ăn khi bé đói

Đối với những bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng, mẹ hãy đưa thức ăn khi cơn đói của trẻ lên đến đỉnh điểm. Ban đầu bé có thể chống cự nhưng cơn đói cồn cào sẽ sớm khiến con mẹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ăn thức ăn bằng cách nhai kỹ.

3.6 Phân bổ thời gian giữa các bữa ăn hợp lý

Giữ khoảng cách giữa các bữa ăn thích hợp để đảm bảo bé đói. Ít nhất 3-4 giờ giữa các bữa ăn. Phân bổ thời gian cố định cho các bữa ăn. Con mẹ nên hoàn thành các bữa ăn chính trong 20-25 phút và bữa phụ cho thời gian 10-15 phút để kết thúc. Nếu con mẹ mất nhiều thời gian hơn, hãy kiên quyết dừng bữa ăn lại. Từ từ, con mẹ sẽ bắt đầu hoàn thành bữa ăn của mình đúng giờ.

4. Phải làm gì khi trẻ chán ăn cùng một món?

Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng
Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có thể do chán ăn, mẹ áp dụng những mẹo sau!

Một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng là bé chán ăn cùng một loại thức ăn. Vì vậy, con mẹ có xu hướng ngậm thức ăn trong miệng thay vì nhai. Trong trường hợp đó, mẹ có thể thử các mẹo sau.

  • Trình bày món ăn một cách hấp dẫn (thêm các loại rau có màu sắc khác nhau, trang trí theo các hình dạng vui nhộn khác nhau).
  • Cố gắng nấu những món ăn mà con mẹ không thích theo nhiều cách khác nhau.
  • Thử thay đổi kết cấu thức ăn mà con mẹ không thích (nghiền rau củ cho nhuyễn hơn,…).
  • Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ như cà rốt luộc chín một lần mỗi ngày và bày một đĩa hấp dẫn cho bé tự ăn.
  • Ăn cùng thức ăn với con. Nhìn món ăn một cách thích thú và khen ngợi. Trẻ mới biết đi thích đi theo bố mẹ. Nếu bé vẫn từ chối món ăn cũ, hãy tránh đưa chúng cho bé trong vài ngày. Sau đó thử lại bằng cách nấu theo cách khác.

5. Kinh nghiệm thực tế từ mẹ bỉm sữa giúp giải quyết bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

5.1 Mẹ chia sẻ mẹo giúp bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng biết nhai cực nhanh

Trước hết, mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách. Sau đây là gợi ý cho mẹ:

  • Đầu tiên là đúng tuổi (4-6 tháng) và đúng tư thế (cho ngồi ăn): dù bé phun ra ngoài một nửa, đúng thức ăn (bột cháo không xay, chỉ băm nhuyễn).
  • Ăn thức ăn mềm: Ngoài bữa ăn mềm (bột, cháo) cho bé một miếng bánh hay trái cây mềm, để bé tập nhai.
  • Không đút miếng quá to làm bé không thể nhai. Ban đầu, mẹ chỉ nên đút cho con thức ăn bằng nửa hạt ngô hoặc không to quá hạt đậu. Ở lần đầu tiên, có thể bé sẽ cảm nhận lợn cợn trong miệng và mẹ có thể nhai làm mẫu cho con ăn. Có thể lần đầu con sẽ ọe, nhưng sau một vài lần, con sẽ quen và biết nhai.
  • Tạo sự tập trung vào bữa ăn: Không vừa ăn vừa xem tivi, chơi trò chơi, xung quanh ồn ào… vì bé mải chú ý những chuyện ngoài cuộc nên “quên nhai” (chúng ta chỉ lừa được bé há miệng để đút thức ăn chứ không bắt bé nhai được vì là tác động chủ động của bé).

5.2 Mẹ bé Bống tư vấn cách tập cho bé nhai

Mình có cách này, mẹ có bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thử xem nhé.

Cách này là mình áp dụng với con mình thôi, chỉ là 1 trong những cách mà mình nghĩ là con sẽ có phản xạ nhai. không biết có đúng không nữa.

Bé nhà mình gần 1 tuổi, đang ăn cháo (lười ăn lắm). Mình hay mua mía về, mua đông thì khi nấu cơm gần chín thì bỏ 1 tấm mía vào nồi cho ấm (mía hấp), để khi con ăn đỡ lạnh thôi, không hấp cũng không sao.

Vì con mình thích đồ ngọt mà (trẻ nói chung), nên mình cắt cho con 1 mẩu mía, dài khoảng 6-8cm, nhỏ vừa tay con cầm, để con cầm ăn. Con mình nhỏ nên trước tiên chỉ là cầm mía, đưa lên miệng, thấy có vị ngọt, thích, nên dùng răng cửa cắn, càng cắn càng thấy ngọt, nên hắn thích lắm. Dần dần nó có phản xạ nghiến răng miệng, mình nghĩ đây cũng là 1 phản xạ nhai cơ bản.

Sau đó mình thấy hắn thích rồi, thì cắn 1 miếng mía ngắn thôi, chắc 1-1.5cm, nhai nhai cho mía dập ra, nhưng giữ nguyên nước ngọt nhé, mẹ đừng hút hết của con. Miếng này thì cho trực tiếp vào mồn con. Con mẹ lớn rồi thì chắc cũng dễ làm thôi mà. Khi miếng mía nhỏ vào mồm con, răng cửa sẽ không giữ được vì dễ rơi, đương nhiên phản xạ là đẩy miếng đó vào trong, và con cũng sẽ ý thức là, cứ nghiến thì nó sẽ ngọt….

Dần dần con sẽ có ý thức nhai. Con mình có thể nhai nát bét 1 đoạn mía nhỏ bằng răng cửa đấy. hiện tại ăn rau hoặc thứ gì đó cứng, cũng thấy chau nhai bằng hàm rồi. Mẹ nó thử áp dụng xem có được không? Chắc phải kiên trì lắm đấy.

Ngoài ra, mẹ nó tập với các đồ ăn khác mà bé không thể nuốt chửng được, ví dụ 1 cọng rau cải luộc dài (>5cm).

Mẹ cũng đừng ngại con ọe nhé, nếu bé nhỡ nuốt cả cọng mà ko nuốt được. Ọe cũng là 1 phản xạ cần tập cho con đấy. Ọe là phản xạ tập cho cơ thể trống lại những nguy cơ đột xuất như có vật chắn ngang họng. Nếu bé không được tập, thì khi có gặp trướng ngại vật thật, và không có người trợ giúp, thì bé sẽ gặp nguy hiểm.

Mẹ bé Bống tư vấn cách tập cho bé nhai
Kinh nghiệm của mẹ Bống giúp các mẹ hỗ trợ bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

5.3 Giải đáp từ bác sĩ dinh dưỡng về việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng

Hỏi bác sĩ: Bé 2 tuổi không chịu nhai chỉ nuốt chửng phải làm sao?

Chào bác sĩ, cháu ngoại tôi được 2 tuổi, nặng 12kg, cao 87cm, bé chỉ bú sữa, không biết ăn gì cả dù cả nhà vô cùng cố gắng tập cho bé ăn đủ thứ. Bé không biết cắn, nhai mà chỉ liếm vào đồ ăn. Thấy mọi người ăn cơm thì không sao nhưng thấy mẹ bé ăn cơm là bé có thể nôn hết chỗ sữa đã bú trước đó ½ giờ.

Mẹ cho bé tập ăn cháo với thức ăn xay nhuyễn nhưng bé không há miệng ra. Bé ăn một chén cơm mất hơn 1 giờ. Mẹ bé bị stress nặng, tôi thì lo âu đến nỗi bị bệnh hạ canxi máu. Tôi bối rối không biết phải làm sao giải quyết tình trạng này, bác sĩ tư vấn giúp cho tôi. Cám ơn nhiều.

Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng:

Chào bạn,

Chúng tôi hiểu và thông cảm với sự lo lắng, bối rối của bạn và gia đình. Tuy nhiên bạn có thể tạm yên tâm vì hiện tại cân nặng, chiều cao của bé đạt chuẩn – nếu là trai và hơi dư – nếu là gái (trung bình 24 tháng tuổi bé trai nặng 12,2kg, cao 87,8cm; bé gái nặng 11,5kg, cao 86,4cm). Như vậy là hiện tại bé vẫn nhận đủ năng lượng để tăng trưởng. Theo mô tả của bạn có lẽ hiện tại chế độ ăn của bé quá nhiều sữa, và rất nhiều khả năng bé đã được tập ăn bổ sung chưa phù hợp.

Ở lứa tuổi này cho đến (tròn 36 tháng tuổi) trong ngày (24 giờ) bé cần khoảng 500ml sữa (sữa công thức và các sản phẩm từ sữa) và 3 – 4 bữa cơm nát (cháo, mỳ, phở, súp…), có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng tăng dần từ khoảng: 150 – 200g gạo (nếu ăn bún, phở… thì bớt gạo), 130 – 160g thịt (tôm, cá… cách ngày cho bé ăn 1 quả trứng), 30 – 40g dầu (mỡ), rau xanh 200g, quả chín 200g…

Bạn nên xem xét cho bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên. Bạn lưu ý nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi món ăn cho bé, không nên ép bé ăn, cần chia nhỏ bữa ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/1 bữa, giảm dần sữa và tăng thức ăn khác từ từ để cân đối, phù hợp với lứa tuổi, không nên căng thẳng mà nên ân cần, giải thích, khuyến khích động viên bé tập ăn từng loại thức ăn mới… Tuyệt đối không nên cho bé uống nước ngọt, ăn bánh kẹo, quả chín quá ngọt trước các bữa ăn.

Nếu tình trạng này của bé không được cải thiện, bạn nên đưa bé gặp bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể hơn!

Hỏi bác sĩ: Bé 18 tháng không chịu nhai chỉ nuốt chửng, phải làm sao?

Chào bác sĩ, con tôi 18 tháng có 8 răng, bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng cháo; dù gia đình có tập bằng cách cho cháu ăn thêm thức ăn khác, cháu chỉ cầm bánh, rau củ nhưng không nhai.

Ban đêm thì cháu ngủ ngon nhưng tới gần sáng thì vật vã, khóc mè nheo khoảng một tiếng rồi mới ngủ tiếp. Bác sĩ cho hỏi, với độ tuổi 18 tháng cháu đã ăn cơm được chưa? Và biểu hiện ngủ của cháu có vấn đề gì không? Xin cảm ơn.

Trả lời từ bác sĩ dinh dưỡng:

Chào bạn,

Việc bé 18 tháng chỉ chịu ăn cháo, chưa muốn nhai cơm là bình thường. Bạn có thể đợi thêm, khi con 24 tháng mới cho con ăn cơm. Tuy nhiên, bạn có thể tập cho con nhai bằng cách chế biến thực phẩm cho bé từ mềm tới cứng dần lên, mức độ thô tăng lên, giới thiệu với bé nhiều loại thức ăn khác nhau, từ bánh mềm, quả chín… Mẹ cũng có thể dạy con cách nhai bằng cách vừa làm các điệu bộ nhai vừa kể những câu chuyện, bài hát ngộ nghĩnh gắn với các hình ảnh con vật ăn.

Bạn cũng cần phân biệt giữa việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng với ngậm thức ăn. Nếu trẻ ngậm, chứng tỏ bé biếng ăn, không thích đồ ăn vì chế biến không vừa miệng, không đổi món. Khi đó, mẹ cần thay đổi thực đơn, làm phong phú các món ăn, gia giảm hợp khẩu vị để kích thích con thèm ăn.

Việc trẻ hay khóc mè nheo, vật vã lúc gần sáng do nhiều nguyên nhân. Có thể khi đó thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp hơn, trẻ lạnh, hoặc bố mẹ đắp chăn khiến con nóng, hay phòng quá bí, trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng, đói bụng… Bạn phải kiểm tra lại các yếu tố trên, để tùy từng trường hợp mà điều chỉnh, giúp con ngủ ngon. Nếu được, nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để bác sĩ xem xét và đưa ra hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân của việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng đa số là do thói quen cho bé ăn của mẹ. Việc bé không nhai chỉ nuốt chửng thức ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến bé chững cân, chậm lớn. Để kích thích việc nhai thức ăn của bé, mẹ cần tập cho bé ăn sớm, đúng bữa, ăn đa dạng món và trang trí món ăn bắt mắt trẻ. Từ đó, đảm bảo cho quá trình phát triển của bé diễn ra thuận lợi.

[inline_article id=169309]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

10 lợi ích từ sữa dê công thức đối với trẻ nhỏ

Cùng MarryBaby điểm qua 10 lợi ích từ sữa dê đối với trẻ nhỏ

10 lợi ích từ sữa dê công thức

1. Sữa dê là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cung cấp hàm lượng phù hợp các protein, acid béo cần thiết, vitamin, khoáng chất và các thành phần có hoạt tính sinh học khác.

2. So với sữa bò, quá trình tiết sữa ở dê gần giống với người hơn. Sữa dê sẵn chứa một số thành phần quan trọng được tìm thấy trong sữa tiêu chuẩn. Điều này làm cho sữa dê trở thành một nguồn sữa lý tưởng để sản xuất sữa công thức dành cho trẻ nhỏ.

3. Thành phần casein trong sữa dê có ít αs1-casein và nhiều β-casein hơn, làm cho sữa dê gần nhu cầu của trẻ nhỏ hơn.

4. Sữa dê sẵn chứa các thành phần có hoạt tính sinh học như các nucleotide, polyamine và các yếu tố tăng trưởng. Sữa dê có sẵn các thành phần có hoạt tính sinh học với những chức năng sinh lí đa dạng và quan trọng để hỗ trợ sự phát triển tối ưu. Các nucleotide và các polyamine đóng vai trò trong sự phát triển và trưởng thành hệ tiêu hóa và điều hòa hệ thống miễn dịch.

Thành phần trong sữa dê công thức

5. Chất béo trong sữa dê khác với sữa bò. Hàm lượng acid béo bão hòa đơn (MUFA), acid béo không bão hòa đa (PUFA) và acid béo chuỗi trung bình không bão hòa đa (MCFA) trong sữa dê cao hơn. PUFA rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ và MCFA được hấp thu nhanh hơn so với acid béo chuỗi dài bão hòa (LCFA).

6. Ngoài các đặc tính về thành phần và dinh dưỡng, sữa dê còn đem lại một số lợi ích sinh lý:

a. Mức αs1-casein thấp giúp hình thành sữa đông mịn hơn, tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Hàm lượng MCFA có sẵn cao hơn là những yếu tố tiềm năng hỗ trợ và tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa của trẻ.

b. Thực tế lâm sàng cho thấy sữa dê giúp làm giảm tổn thương ruột và rò đường tiêu hóa gây ra bởi các phương pháp điều trị y học hoặc những căng thẳng khác. Đặc tính này có thể giúp duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

c. Sữa dê ít sinh dị ứng hơn sữa bò do bản chất của sữa dê có chứa ít αs1-casein hơn và được tăng cường khả năng tiêu hóa β-lactoglobulin. Thêm vào đó, sự hiện diện của các thành phần có hoạt tính sinh học tự nhiên có thể điều hòa hệ thống miễn dịch và giúp duy trì một hàng rào dạ dày ruột khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ dị ứng nguyên trong thức ăn đi vào máu.

d. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã thấy có sự tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng vi lượng như calci, sắt, đồng, kẽm và selen khi dùng sữa dê.

7. Sữa dê tươi được lấy từ dê nuôi bằng cỏ đồng New Zealand là nguyên liệu chính cho sữa dê công thức dành cho trẻ nhỏ. Dê được cho ăn ngũ cốc trong các hệ thống trang trại, sữa từ động vật được cho ăn cỏ có chứa một lượng tương đối cao acid linoleic liên hợp (CLA)- một chất được biết đến nhiều nhất với những đặc tính hỗ trợ phát triển trí não.Sữa dê công thức tốt cho trí não

8. Vì tất cả những lí do trên, sữa dê công thức dành cho trẻ nhỏ được sản xuất từ sữa dê tươi nguyên chất để bảo tồn tất cả các thành phần dinh dưỡng cũng như hoạt tính sinh học có trong sữa dê và chuyển những thành phần giá trị này vào trong sữa công thức cho trẻ

9. Sữa dê công thức cho trẻ được xây dựng và sản xuất theo Cordex và những tiêu chuẩn quốc tế khác để cung cấp một nguồn dinh dưỡng an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ.

10. Sản phẩm này có lịch sử sử dụng lâu dài và an toàn tại một số quốc gia, hiệu quả dinh dưỡng và tính an toàn của nó đã được xác minh qua một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Đây là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những bà mẹ muốn tránh các công thức có nguồn gốc sữa bò.

Lần Đầu Tiên Nuôi Dưỡng Trẻ Khỏe Mạnh Và Phát Triển Tiềm Năng Ngay Sau Khi Sinh
Tư vấn khoa học nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh đầu đời. Khám phá tiềm năng năm sinh và nuôi dưỡng tối ưu để phát huy tối đa tiềm năng. Nhận sách miễn phí và giải thưởng may mắn tổng giá trị 50.000.000đ.
 Sữa dê công thức có vị đặc biệt nhẹ, khác với các loại sữa khác, thích hợp với những trẻ kén mùi vị, lười ăn, giúp trẻ bú nhiều hơn. Từ rất nhiều lợi ích phân tích trên, có thể khẳng định sữa dê công thức chính là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho khởi đầu khỏe mạnh của trẻ.
Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách cho bé ăn trứng đúng cách?

Với hàm lượng protein, các loại vitamin và khoáng chất dồi dào, trứng được xếp vào danh sách những thực phẩm “vạn năng”, có thể xuất hiện trong chế độ dinh dưỡng của bé ngay từ lúc mới ăn dặm đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, mẹ có biết, trong các loại trứng, trứng nào có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất? Hay mẹ nên cho bé ăn như thế nào để hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ trứng? Tìm hiểu ngay những thông tin sau đây mẹ nhé!

1/ Cho bé ăn trứng tùy theo độ tuổi

Trứng là thực phẩm quen thuộc và rất lành tính, có thể phù hợp với những bé đang trong thời kỳ ăn dặm, trẻ mẫu giáo hay những bé lớn. Tuy nhiên, tùy theo từng độ tuổi, lượng trứng bé có thể tiêu thụ sẽ có một chút khác nhau. Mẹ nên tham khảo liều lượng chuẩn phù hợp cho bé trong từng độ tuổi khác nhau dưới đây để tránh trường hợp “quá liều” cho bé nhé!

– Từ 6-7 tháng tuổi: Bé chỉ có thể ăn lòng đỏ trứng, và không thể ăn quá 2-3 lần một tuần, mỗi tuần không được ăn quá 1/2 lòng đỏ trứng.

– Từ 8-12 tháng tuổi: Không chỉ một nửa, tại thời điểm này bé đã có thể ăn hết cả một lòng đỏ trứng gà cho mỗi bữa. Mặc dù con đã “lên cấp”, nhưng mẹ cũng hạn chế, chỉ nên cho bé ăn trứng 3,4 lần một tuần thôi nhé!

– Trên 1 tuổi: 3-4 trái trứng mỗi tuần đã không còn là vấn đề lớn với trẻ. Tất nhiên, giờ thì cả lòng trắng bé cũng có thể “chén” một cách ngon lành rồi.

[inline_article id=611]

Trong khi lòng đỏ trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ như cholin, vitamin B12, vitamin A… , thì lòng trắng trứng cũng “không chịu thua kém” với hàm lượng protein khá cao và nhiều dưỡng chất lòng đỏ bị thiếu như vitamin B2, B6, B9… Nếu nhiều người xem lòng đỏ là thức ăn cho não của trẻ thì lòng trắng là yếu tố cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và phát triển hệ xương, răng của bé. Vì vậy, khi bé đủ tuổi, mẹ nên cho bé ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho bé
Dù bé có “thiên vị” bên nào hơn nhưng mẹ cũng nên khuyến khích bé ăn đủ cả lòng đỏ lẫn lòng trắng nhé!

2/ So lợi hại giữa các loại trứng

– Trứng gà: So với các loại trứng khác, trứng gà quen thuộc và phổ biến hơn cả. Ngoài những dưỡng chất chung, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin A trong trứng gà thuộc dạng cao nhất. Đặc biệt, trứng gà cũng là một trong số ít những loại thực phẩm có chứa vitamin D.

– Trứng vịt: Chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự trứng gà, nhưng trứng vịt không bổ sung vitamin D, và cũng khó tiêu hơn trứng gà. Vì vậy, trứng vịt không thích hợp để bé ăn nhiều lần, nhất là ăn vào buổi tối.

– Trứng cút: Nhỏ nhắn, nhưng không kém phần “lợi hại”. Không chỉ hàm lượng dinh dưỡng tương đương với trứng gà và trứng vịt, hàm lượng mỡ phốt phát có trong trứng cút còn đặc biệt có ích cho sự phát triển não của bé.

– Trứng bách thảo: Trung bình, mỗi một quả trứng bách thảo 50 gr sẽ chứa khoảng 50 mg chì, vượt quá lượng chì có trẻ có thể hấp thu trong một ngày. Cho bé ăn trứng bách thảo có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như chậm phát triển, thiếu máu, thiếu tập trung, cản trở quá trình trao đổi chất…

– Trứng vịt lộn: Tuy chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, protein, canxi, phốt pho… nhưng hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn vượt quá nhu cầu cần thiết của một đứa trẻ dưới 5 tuổi. Thậm chí, nếu cho bé ăn trứng vịt lộn, bé có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

[inline_article id=90359]

3/ Lưu ý khi cho bé ăn trứng

– Với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, mẹ không nên cho bé ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ để tránh những trường hợp ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hóa.

– Nếu làm món trứng chiên cho bé, mẹ nên sử dụng lửa nhỏ. Tuy hơi mất thời gian hơn một chút, nhưng cách này vừa hạn chế làm vitamin B “bay hơi” vừa tiêu diệt được hết những vi khuẩn có trong trứng.

– Nếu luộc trứng, không nên cho trứng vào khi nước còn lạnh mà nên để nước sôi mới cho trứng vào để tránh tình trạng trứng bị nứt.

– Với những bé trên 5 tuổi, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn vào buổi tối cũng như không nên cho bé ăn quá 1 trứng/ ngày. Ngoài ra, không nên cho bé ăn trứng vịt lộn kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin A khác.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trứng vịt lộn – Món kỵ cho bé dưới 5 tuổi

Là món ăn nhẹ, bình dân nhưng giá trị dinh dưỡng trứng vịt lộn mang lại là vô cùng to lớn. Trung bình, một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal nặng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, và rất nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe của bé như vitamin A, B1, C… Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng ăn được trứng vịt lộn

Những tác hại có thể xảy ra
– Dư thừa vitamin A: Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao. Với những bé dưới 5 tuổi, chỉ với 100 gram chứng vịt lộn đã cung cấp lượng vitamin A vượt gấp 2-3 lần nhu cầu vitamin A mỗi ngày của trẻ. Dư thừa vitamin A là nguyên dân dẫn đến tình trạng vàng da, bong tróc biểu bì da, thậm chí gây ảnh hưởng đến việc hình thành hệ xương của trẻ.

– Gây các vấn đề về hệ tiêu hóa: Trẻ dưới 5 tuổi khi ăn trứng vịt lộn dễ gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa các chất, bởi hệ tiêu hóa của bé hiện giờ vẫn chưa được hoàn thiện. Bé có nguy cơ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa khi ăn.

– Tăng lượng cholesterol trong máu: Cholesterol có trong trứng vịt lộn cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều, ngược lại sẽ gây ra những phản ứng ngược. Thường xuyên tích lũy cholesterol dẫn đến làm tăng cao lượng mỡ trong gan, máu, gây các bệnh về tim mạch.

[inline_article id=60993]

Ăn sao cho đúng?
Để không bỏ qua những lợi ích từ trứng vịt lộn, nhưng cũng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé cưng, với những bé dưới 5 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn nửa quả trứng mỗi lần. Và không được ăn quá 2 lần một tuần đâu mẹ nhé! Nếu cho bé ăn trứng cút lộn, mẹ cũng nên giới hạn từ 4-5 quả mỗi lần ăn.

Không nên cho bé ăn trứng vào buổi chiều hoặc buổi tối vì thời gian này khả năng tiêu hóa của cơ thể cũng hoạt động kém hơn nên dễ gây đầy bụng, khó chịu. Thay vào đó, nên cho bé ăn trứng vào buổi sáng để dạ dày có đủ thời gian chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng trong trứng.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tổng hợp các món cháo ngon cho bé

Cháo óc heo + rau ngót

1. Óc mua về lột lớp màng bên ngoài sạch sẽ
2. Uớp óc với 1 thìa mỡ lợn, 1 thìa nước mắm, gia vị
3. Hấp cách thủy óc cho tới khi chín. Dùng thìa tán nhỏ óc ra.
4. Rau ngót băm hoặc xay
5. Bắc nồi cháo trắng lên, đổ bát óc và rau ngót vào ngoáy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Cháo riêu cua đồng.

1. Cua xay lọc với nước.
2. Đun nước lọc cua với vài hạt muối trắng đến khi sôi, vớt thịt cua để riêng.
3. Còn phần nước cua cho gạo vào ninh cháo.
4. Hành củ băm nhỏ phi hành mỡ, cho cà chua băm (đã bỏ hạt bỏ vỏ) vào xào cùng, gạch cua cho vào xào cùng để làm mầu, nêm nếm gia vị. Cho bát thịt cua để riêng vào đảo cùng luôn.
5. Bắc nồi cháo lên đổ hỗn hợp riêu cua ở trên vào ngoáy cùng. Nêm nếm cho vừa miệng.

Cháo móng giò hạt sen + hành hoa.

1. Móng giò chọn miếng chỉ có gân và da cho đỡ ngấy.
2. Luộc móng giò lên, đổ nước bẩn đi
3. Cho móng, hạt sen, gạo vào ninh dừ.
4. Gỡ móng ra băm hoặc để nguyên miếng ( nếu trẻ lớn). Hạt sen dùng thìa tán nhuyễn.
5. Nêm nếm cho vừa miệng.
6. Hành hoa thái nhỏ, thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo mực + cà rốt + thì là.

1/ Mực mua về lột lớp mang bên ngoài , dùng dao rạch bụng mực ra bóp vs muối và rượu trắng, rửa lại bằng nc thật sạch , k còn một tí mùi tanh nào luôn ạ ! Thái miếng vừa r ướp vs gia vị và 1 xíu nước mắm!
2/ Hành củ băm ra r phi hành mỡ cho vàng ươm lên r lấy thìa vớt hành phi ra 1 chén con để riêng còn phần mỡ trong chảo thì cho mực vào xào, để lửa to và xào nhanh tay và chín tới cho mực k bị ra hết nước ngọt
3/ Cà rốt luộc chín tới mục đích là giữ lại vitamin trong cà rốt
4/ Con nhà mình ăn dc lổn nhổn nên mình sẽ băm mực xào và băm cà rốt còn con bạn nào chưa ăn dc thì phải xay nhuyễn nha, khi xay nhớ thái nhỏ mực và cà rốt ra để xay nát hơn, có thể dùng nước luộc cà rốt xay cùng nha các bạn !
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho mực băm( xay ) và cà rốt băm ( xay ) vào ngoáy cùng nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cho thì là thái nhỏ vào r bắc ra !
6/ Múc cháo ra tô , cho 1 thìa hành phi lên !

Cháo thịt bò + mướp + giá đỗ.
1. Thịt bò thái mỏng ướp với 1 nhánh tỏi băm, 1 thìa dầu ăn, hạt nêm.
2. Phi tỏi băm lên, cho thịt bò vào xào lửa lớn. Cho mướp thái miếng vừa vào xào cùng, đảo nhanh tay.
3. Băm hoặc xay hỗn hợp xào vừa rồi.
4. Gía đỗ băm nhỏ.
5. Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò, mướp đã băm, giá đỗ băm vào ngoáy cùng.
6. Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra

Cháo thịt heo + tàu hũ + cà chua + rau mùi.

1. Thịt heo băm nhỏ ướp với 1 thìa hành củ băm, 1 thìa nước mắm,hạt nêm.
2. Hành củ băm nhỏ. Phi hành mỡ, cho cà chua băm ( đã bỏ vỏ bỏ hạt) vào xào, cho bát thịt băm đã ướp vào đảo cùng luôn.
3. Tàu hũ dùng thìa tán nhỏ.
4. Bắc nồi cháo trắng lên, cho hỗn hợp xào, tàu hũ vào ngoáy cùng. Nêm nếm cho vừa miệng.
5. Rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra

Cháo lươn + rau răm thì là.

1. Lươn mua về làm sạch sẽ, luộc lươn lên với vài hạt muối trắng.
2. Gỡ thịt lươn ra 1 bát con để riêng, còn phần xương cho vào cối giã với nước luộc lươn. Chắt lấy nước cốt để riêng.
3. Băm nhuyễn miếng nghệ cho vào bát thịt lươn ( đã băm). Uớp cùng 1 thìa nước mắm, hạt nêm.
4. Phi hành mỡ lên, cho lươn vào xào.
5. Bắc nồi cháo trắng lên, cho lươn xào, nước cốt xương lươn vào ngoáy cùng.
6. Nêm nếm cho vừa miệng.
7. Rau răm thì là thái nhỏ thả vào rồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo tôm + bí đỏ.

1. Bóc tôm ra, lấy phần thịt, bỏ gân đen ở sống lưng con tôm đi.
2. Băm tôm cùng với đầu hành trắng, ướp gia vị.
3. Bí đỏ luộc chín, dùng thìa tán nhuyễn hoặc băm.
4. Bắc nồi cháo trắng lên cho tôm đã ướp vào, cho bí đỏ vào ngoáy cùng.
5. Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra. Cho thìa dầu ăn của bé vào bát cháo.

Cháo vịt + khoai sọ + hành hoa mùi tàu.

1. Vịt mua về làm sạch, ninh cùng gạo.
2. Khoai sọ gọt vỏ, luộc chín rồi băm hoặc xay.
3. Gỡ thịt vịt ra băm nhỏ. Bắc nồi cháo lên cho vịt băm, khoai sọ băm vào ngoáy, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
4. Hành hoa mùi tàu băm nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo thịt bò + rau cải.

1/ Thịt bò thái mỏng ướp vs 1 thìa tỏi băm, 1 thìa dầu ăn, hạt nêm
2/ Phi tỏi thơm lên cho thịt bò vào xào lửa lớn cho chín tới
3/ Băm thịt bò đã xào ra, rau cải cũng băm nhỏ!
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt bò băm + rau cải băm vào ngoáy đều, nêm nếm lại cho
vừa miệng r bắc ra.

Cháo sườn heo + cà rốt

1/ Sườn mua về luộc r đổ nước bẩn đi
2/ Cho sườn và gạo vào ninh cháo
3/ Cà rốt luộc chín r dùng thìa tán nhuyễn hoặc băm
4/ Gỡ thịt ở sườn ra băm nhỏ
5/ Bắc nồi cháo lên, cho sườn băm + cà rốt băm vào ngoáy, nêm nếm lại cho vừa miệng r bắc ra.

Cháo ngao + hành răm

1/ Ngao mua về rửa sạch, cho ít nước vào nồi hấp ngao cho đến khi ngao mở hết miệng ra!
2/ Gỡ thịt ngao để riêng ra 1 bát con, còn phần nước ngao đổ ra 1 bát khác!
3/ Hành củ băm ra r phi hành mỡ cho thơm cho thịt ngao vào xào vs 1 thìa nc mắm , hạt nêm.
4/ Băm chỗ ngao xào ấy thật nhuyễn, vì sợ ngao dai nên băm lâu 1 chút
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho ngao băm+ nước ngao hấp vào ngoáy, nêm nếm cho vừa miệng .
6/ Băm nhỏ hành hoa rau răm r thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Cháo gà + nấm hương

1/ Cho gà và gạo vào ninh cháo cho ngọt
2/ Nấm rửa sạch , luộc chín r băm nhuyễn
3/ Gỡ thịt gà ra băm
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho gà băm, nấm băm, nước luộc nấm vào ngoáy cùng, nêm nếm cho vừa miệng r bắc ra !

Cháo cá chép + hành hoa thì là

1/ Luộc cá chép vs vài hạt muối trắng, hớt bọt bẩn đi
2/ Gỡ thịt cá cho vào 1 bát con ( có thể băm nhỏ ) , r ướp với ít nước mắm, hạt nêm
3/ Hành củ băm nhỏ, phi hành mỡ cho thơm r đổ bát cá đã ướp vào xào
4/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá xào vào ngoáy , nêm nếm cho vừa miệng
5/ Hành hoa thì là thái nhỏ rắc vào nồi cháo trước khi bắc ra

Cháo thịt + rau ngót

1/ Thịt băm nhỏ cùng với đầu hành trắng, ướp thịt với ít nước mắm, hạt nêm
2/ Rau ngót băm nhỏ
3/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho thịt đã ướp vào ngoáy cùng
4/ Cho rau ngót băm vào, nêm nếm cho vừa miệng
5/ Cho dầu ăn trẻ em vào nồi cháo r bắc ra !

Cháo cua biển + cà rốt

1/ Cua rửa sạch, cho cua vào nồi vs nửa bát con nước , 1 củ gừng đập dập r luộc chín
2/ Gỡ cua, trứng cua, k lấy gạch ( vì gạch dễ gây đầy bụng ) gỡ xong băm nhỏ, ướp vs 1 ít nước mắm, hạt nêm.
3/ Hành củ băm nhỏ, phi hành mỡ cho thơm r cho cua băm đã ướp vào xào
4/ Cà rốt luộc chín, băm nhỏ
5/ Bắc nồi cháo trắng lên, cho cua xào, cà rốt băm vào ngoáy cùng, nêm nếm cho vừa miệng r bắc ra!

Cháo vịt đậu xanh + hành hoa rau mùi

1/ Vịt rửa sạch, cho vịt và đỗ xanh và gạo vào ninh cháo ( nhớ nướng củ gừng, cạo vỏ r để nguyên củ vào nồi cháo cùng luôn )
2/ Gỡ thịt vịt ra băm nhỏ( còn miếng gừng bỏ đi )
3/ Bắc nồi cháo lên, cho vịt băm vào, nêm nếm cho vừa miệng
4/ Hành hoa rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra!

Cháo tôm + rau mồng tơi

1/ Tôm lột vỏ,bỏ gân đen ở sống lưng.băm nhỏ tôm với đầu hành trắng sau đó ướp tôm với 1 thìa hạt nêm
2/ Mồng tơi băm nhỏ
3/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho tôm băm đã ướp vào ngoáy cùng tiếp đó cho mồng tơi băm vào.Nêm nếm cho vừa miệng.
4/ Cho dầu ăn trẻ em vào trước khi bắc ra.

Cháo tim gà + rau cải

( nấu cải ngọt hợp hơn nha các mẹ, nhưng tại nhà m trồng mỗi cải canh nên dùng tạm cho an toàn đó mà )
1/ Tim lột màng bầy nhầy xung quanh bỏ đi.Băm nhỏ tim.ướp tim với 1 xíu nước mắm và hạt nêm.
2/ Rau cải băm nhỏ
3/ Hành củ băm, phi hành mỡ cho thơm,rồi cho tim vào xào.
4/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho tim xào và rau cải băm vào ngoáy cùng.Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo chim bồ câu + hạt sen nấm hương.

1/ Chim bồ câu (bỏ chân vì chân làm hôi nồi cháo ) và gạo cho vào ninh cùng cho ngọt cháo.
2/ Nấm hương hạt sen rửa sạch,luộc chín.
3/ Băm nhỏ nấm hương,hạt sen thì dùng thìa tán nhuyễn ( mình dùng hạt sen tươi nên rất nhanh chín).
4/ Gỡ chim bồ câu lấy thịt,băm nhỏ.
5/ Bắc nồi cháo lên cho thịt chim băm với nấm hương hạt sen vào ngoáy cùng.
6/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo sườn heo + cà rốt + đậu cô ve.

1/ Sườn cho nước vào luộc rồi đổ nước bẩn đi.Rửa sạch sườn.Cho sườn + gạo vào ninh cháo cho ngọt.
2/ Cà rốt + đậu cô ve cho vào nồi luộc chín.Băm nhỏ hỗn hợp cà rốt + đậu.
3/ Gỡ sườn ra băm nhỏ.
4/ Bắc nồi cháo lên cho sườn băm + cà rốt + đậu cô ve băm vào ngoáy cùng.
5/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo gan gà + rau cải ngọt

•Gan là thực phẩm các mẹ NÊN cho trẻ ăn, vì rất giàu sắt! Mình k nấu gan heo mà thường chọn gan gà vì gà nhà tự nuôi sạch sẽ , nên khi nào nhà thịt gà thì bé mới có gan ăn ! Cải ngọt nhà cũng tự trồng luôn, thành ra món này tương đối SẠCH
1/ Gan bỏ màng,bỏ cuống.Thái miếng vừa rồi ướp với 1 xíu nước mắm hạt nêm.
2/ Hành củ băm ra,phi hành mỡ cho thơm,cho gan vào xào.Băm nhỏ gan xào.
3/ Rau cải băm nhỏ.
4/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho gan + rau cải băm vào ngoáy cùng.
5/ Nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.

Cháo hải sản.

1/ Ngao rửa sạch,cho ít nước vào hấp ngao với 1 nhánh gừng đập dập.Ngao mở miệng thì bắc ra, gỡ thịt ngao ra 1 bát con.Còn nước ngao chắt ra 1 bát nhỏ.Uớp thịt ngao với xíu hạt nêm.
2/ Hấp tôm với 1 nhánh gừng đập dập.Bóc lấy phần tôm nõn.
3/ Mực thái miếng vừa,ướp với 1 xíu nước mắm hạt nêm.
4/ Hành củ băm ra.Phi hành mỡ cho vàng ươm rồi vớt hành phi riêng ra 1 chén con còn lại phần mỡ để lát nữa xào ngao và mực.
5/ Xào ngao.
6/ Xào mực.
7/ Cà rốt đem luộc với nước ngao rồi băm nhỏ.
8/ Băm nhỏ tôm hấp + ngao xào+ mực xào.
9/ Bắc nồi cháo trắng lên,cho hỗn hợp hải sản băm + cà rốt băm + nước luộc cà rốt vào ngoáy cùng.
10/ Nêm nếm cho vừa miệng, rau răm thì là băm nhỏ,thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.
11/ Múc cháo ra tô,cho thìa hành phi lên.

(Sưu tầm)

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 bước chế biến món ăn dặm cho bé

Không giống như suy nghĩ của nhiều người, việc chế biến món ăn dặm cho bé không quá cầu kỳ và đòi hỏi nhiều kỹ thuật như nấu một bữa ăn thịnh soạn. Chỉ với những bước đơn giản sau đây, mẹ đã có thể “cho ra lò” một món ăn dặm ngon không tưởng cho nhóc nhà mình rồi.

Món ăn dặm cho bé
Tuy không cần quá cầu kỳ, những những món ăn dặm cho bé cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối

1/ Sơ chế thức ăn

Không giống như người lớn, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ vẫn còn khá non nớt và chưa được hoàn thiện. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên được mẹ đặt lên hàng đầu.

Trước khi chế biến thức ăn, mẹ nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Rửa trực tiếp thực phẩm dưới vòi nước sạch để loại bỏ những loại vi khuẩn và bụi bẩn bám trên bề mặt. Tốt hơn hết, mẹ nên ngâm rau trong nước muỗi loãng ít nhất trong 5 phút để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

[inline_article id=57555]

2/ Giai đoạn chuẩn bị

Với các loại trái cây hoặc các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, khoai lang…, mẹ nên gọt vỏ và rửa lại thêm một lần nữa với nước. Cách này giúp hạn chế những chất bẩn từ vỏ có thể dính sang thịt quả sau khi gọt.

Mẹ nên cắt nhỏ các loại rau củ ra thành từng miếng nhỏ, như vậy khi nấu và xay nhuyễn sẽ dễ dàng hơn cho bạn.

3/ Công đoạn nấu nướng

Gọi là “nấu nướng” cho sang, thực tế, mẹ chỉ cần luộc chín sơ các loại rau củ trước khi nghiền nhuyễn cho bé. Đừng nghĩ trái cây thì không cần nấu mẹ nhé! Hệ tiêu hóa của bé còn kém, nên việc nấu chín có thể giúp con tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, với những thực phẩm như chuối. kiwi, xoài, mẹ có thể bỏ qua bước này. Còn lại, dù là táo hay lê mẹ cũng nên nấu chín cho con nhé!

[inline_article id=62510]

4/ Sự xuất hiện của “trợ thủ”

Với những bé mới tập ăn dặm, việc xay nhuyễn mọi thứ là điều cần thiết để tránh bé không bị hóc, nghẹn khi ăn. Nếu cảm thấy thức ăn quá đặc, mẹ có thể thêm một chút nước. Nếu nhà không có máy xay, đừng ngại nhờ anh xã giúp nghiền nhuyễn thức ăn cho con mẹ nhé!

Ghi nhớ 4 bước đơn giản trên, và việc chế biến thức ăn dặm cho bé không còn là “nhiệm vụ bất khả thi” với mẹ nữa. Tuy nhiên, muốn việc ăn dặm của con trở nên hoàn hảo hơn, mẹ nên lưu ý một vài chi tiết nhỏ sau đây nữa nhé!

– Mỗi khi cho con thử món mới, mẹ nên cho chờ khoảng 4 ngày để xem liệu bé có bị dị ứng với thực phẩm này không rồi mới tiếp tục.

– Mẹ có thể biến tấu thêm những món ăn khác nhau cho bé, bằng cách kết hợp các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nên nhớ chỉ kết hợp những loại thử phẩm đã kiểm tra từ trước.

– Thực phẩm tự chế biến không có hạn sử dụng lâu như thực phẩm chế biến sẵn, nên cần được để lạnh và vứt bỏ sau một thời gian dài.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 sai lầm kinh điển khi cho bé ăn dặm

1. Thêm muối vào thức ăn của bé

Không giống như người lớn, trẻ em dưới 1 tuổi không cần được bổ sung thêm muối trong những món ăn hàng ngày. Thậm chí, việc nêm nếm, thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm ngược lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Trong giai đoạn này, bé chỉ cần 1g muối/ngày, và lượng muối trong sữa mẹ, sữa công thức cũng đã đủ để đáp ứng. Thêm nữa, trong giai đoạn này, thận của bé vẫn còn khá non nớt, và không đủ sức để “gánh” thêm lượng muối dư thừa.

Ngoài muối, mẹ cũng không nên thêm đường, bột ngọt, hay bột nêm vào thức ăn của con. Để bé nếm thử mùi vị tự nhiên của các loại thực phẩm sẽ giúp kích thích và phát triển vị giác cũng như khẩu vị của bé.

[inline_article id=67099]

2. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Lấy nước bỏ cái

Sợ bé dễ bị hóc hoặc mắc nghẹn, không chỉ hầm xương lấy nước, nhiều mẹ còn “cẩn thận” nghiền rau, xay thịt lấy nước nấu cháo cho con với hy vọng bé hấp thu được hết phần “tinh hoa” được chắt lọc trong nước.

Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính khiến bé không hấp thụ được khoáng chất và các loại vitamin trong thực phẩm, bởi ngược với suy nghĩ của mẹ, phần lớn các chất dinh dưỡng không nằm trong nước mà đều “ẩn” trong phần cái.

Không tốt như suy nghĩ của mẹ, việc sử dụng nước hầm xương nấu cháo không giúp bổ sung đạm và canxi cho bé, mà ngược lại sẽ khiến con bị khó tiêu, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa do lượng mỡ động vật có quá nhiều trong nước.

Cho bé ăn dặm
Phần lớn vitamin và khoáng chất đều nằm ở “phần cái” mà mẹ bỏ đi

3. Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm

Theo các chuyên gia, 4-6 tháng tuổi là thời gian thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm, bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã sẵn sàng “tiếp nhận” những thực phẩm khác ngoài sữa.

Tuy nhiên, đó là lý thuyết “chuẩn”. Mỗi bé là một cá thể riêng biệt, vì vậy, sự phát triển của trẻ cũng sẽ khác nhau, có bé ăn sớm, nhưng cũng có bé ăn trễ. Vì vậy, mẹ đừng nên “chăm chăm” vào số tuổi mà “bắt” con ăn dặm. Nên theo dõi một số biểu hiện của bé, để chắc chắn rằng con đã sẵn sàng cho một “thử thách” mới.

[inline_article id=74877]

4. Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm: Cái gì cũng xay nhuyễn

Xay nhuyễn mọi thứ trước khi cho bé ăn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị hóc, sặc nhưng lại khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua cơ hội phát triển khả năng nhai. Đồng thời, thường xuyên ăn thực phẩm được xay nhuyễn sẽ khiến bé nhanh chán do chỉ biết nuốt và không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Lâu dần có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ.

5. Thời gian ăn “nhây” quá lâu

Bé nhà bạn mất bao lâu để ăn hết một chén cháo? Nếu câu trả lời trên 30 phút, có lẽ mẹ nên xem lại.

Theo các chuyên gia, thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, và dù bé chưa ăn được nhiều, mẹ cũng nên ngưng cho bé ăn tiếp. Việc cho bé ăn quá lâu chỉ vừa làm thức ăn “nguội ngắt”, mất dinh dưỡng vừa khiến bé thêm chán ăn.

Thêm nữa, nếu thời gian ăn mỗi bữa quá lâu sẽ rút ngắn thời gian đến bữa sau của bé, và đến lúc ăn, bé vẫn còn quá no để có thể tiếp tục ăn thêm nữa.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Để ăn dặm không trở thành một cuộc chiến

Con ăn siêu chậm
Trên hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Liệu bé có bị điều gì làm mất tập trung không? Hay bé không đói? Nếu bạn tìm ra điều gì khiến bé bị phân tán, hãy loại bỏ nó khỏi bữa ăn. Chẳng hạn, các anh, chị của bé có thể đang trêu bé và bạn nên bảo các con chơi gì đó trong lúc mẹ cho em nhỏ ăn.

Nếu bé không thực sự đói khi bạn bắt đầu bữa ăn, hãy chờ thêm một lúc nữa và đừng cho bé ăn quá nhiều các thức ăn lặt vặt gần thời điểm mẹ cho bé ăn bữa chính. Thực ra, ăn chậm là thói quen tốt vì bé có thời gian để cảm nhận hương vị của thực phẩm và nhận biết khi nào mình đã no.

Cho bé ăn dặm và thử thách cần vượt qua
Mẹ cần lập ra giờ giấc cụ thể và cố định cho các bữa ăn

Cả người bé lấm lem đồ ăn
Bạn cần đưa thức ăn vào miệng bé, nhưng bé lại không hề ăn mà lại làm đổ đầy ra người. Thực ra, việc khám phá thức ăn bằng những ngón tay cũng quan trọng không kém việc nếm chúng. Điều này khiến bé cảm thấy vui vẻ. Đối với trẻ lớn hơn 7 tháng thì việc ăn bốc và chơi đùa với thức ăn là bước phát triển tiếp theo không thể thiếu của quá trình ăn dặm.

Bạn nên dùng bát chống đổ (loại có giác hút ở đáy) và đặt vài miếng lót trên sàn để tránh phải lau dọn mất thời gian. Nếu bạn cứ nhặt tất cả đồ ăn bé làm rớt lên, bé sẽ nghĩ đó là một trò chơi và tiếp tục vứt đồ ăn đi. Nếu bé vẫn thích đổ thức ăn, hãy lau sạch sàn và lấy thức ăn còn lại đi.

[inline_article id=79630]

Bé nôn ra tất cả đồ ăn
Thực ra, nôn là một phản xạ giúp bé không bị hóc, vì vậy mẹ đừng quá hoảng hốt. Tiếp đến, bạn thử kiểm tra xem mình có đút quá nhiều hay đưa thìa quá sâu vào miệng bé không.

VIệc chuyển từ thức ăn dạng nhuyễn sang có các hạt lẩn sẩn cũng khiến bé cảm thấy không an toàn và sẽ có phản xạ muốn nôn ra khi gặp phải các hạt thức ăn hơi lớn một chút. Bí quyết để khắc phục tình trạng này là chuyển đổi chậm rãi, bắt đầu với các hạt thật nhỏ rồi mới chuyển sang các dạng thức ăn có hạt to.

Một khi bé đã có biểu hiện nôn thức ăn, mẹ cũng không phản xạ thái quá như bế bé ra khỏi ghế ăn mà chỉ vuốt ve và nói những lời dỗ dành nhẹ nhàng để trấn an con.

[inline_article id=9158]

Bé không chịu ăn rau
Trái với các loại củ, quả, bé thường từ chối các loại rau xanh. Đừng tỏ ra thất vọng vì điều này rất bình thường. Bạn có thể thử lại sau vài ngày. Nếu bé vẫn không ưa loại rau đó, bạn tạm thời hãy chọn những loại rau có hương vị nhẹ nhàng hơn. Một cách khác là trộn lẫn rau và trái cây, dần dần tăng lượng rau lên và giảm bớt trái cây đi.

Bé từ chối những món mới
Dường như bé chẳng chịu ăn bất kỳ món nào mới và công sức chuẩn bị của bạn thành công cốc!

Khi gặp tình huống này, mẹ đừng cố ép con ăn vì nó chỉ khiến bé nghĩ rằng, bữa ăn là khoảng thời gian khủng khiếp. Cứ để con ăn những món mà bé thích. Tuy nhiên, đừng từ bỏ nỗ lực giới thiệu những món mới. Và mẹ cũng nên lưu ý, việc giới thiệu quá nhiều hương vị mới trong một ngày có thể khiến bé bị “quá tải” đấy. Một gợi ý hay là nên giới thiệu hương vị mới vào bữa ăn buổi sáng (khoảng 10 giờ). Nếu bé phản ứng lại và khóc lóc, giờ ngủ ngay gần đó sẽ giúp bé bình tĩnh trở lại và quên mất mình vừa ăn món không ưng ý.

>> Tham khảo thêm chủ đề liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby