Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Học cách nấu súp thịt heo cho bé vừa lạ miệng lại bổ dưỡng

cách nấu súp thịt heo cho bé
Mẹ đã biết cách nấu súp thịt heo cho bé chưa?

Súp thịt heo chính là món súp ngon cho bé, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn lành tính, có thể bồi bổ trong mọi trường hợp, cả khi con không khỏe. Vì vậy, mẹ đừng quên tham khảo cách nấu súp thịt heo cho bé. Cứ mỗi lần biết thêm cách nấu một món là mẹ đã làm thực đơn của con thêm hấp dẫn, phong phú rồi đấy.

Thành phần dinh dưỡng của thịt heo

Trước khi tìm hiểu cách nấu súp thịt heo cho bé, có thể mẹ sẽ muốn biết thành phần dinh dưỡng có trong thịt heo. Thịt heo cung cấp các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất béo, sắt, các vitamin và khoáng chất (canxi, phốt pho, kẽm, kali, natri…).

Đáng nói, thịt heo giàu vitamin nhóm B (riboflavin, niacin, thiamine, vitamin B6, vitamin B12). Trong cơ thể con người, đây là nhóm vitamin đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng khác nhau của cơ thể, tạo hồng cầu, điều chỉnh hệ thần kinh trung ương, duy trì khả năng nhận thức. Vì lẽ đó, vitamin nhóm B vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ và góp phần gìn giữ một thai kỳ khỏe mạnh.

[inline_article id=247105]

Riêng kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng cường hàng rào miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, kẽm cũng là một trong những nguyên tố vi lượng quyết định sự tăng trưởng của trẻ về thể chất, nhất là về chiều cao.

Thêm nữa, chưa đầy 200g thịt heo có thể cung cấp 100% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể, cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.

Hướng dẫn mẹ cách nấu súp thịt heo cho bé

1. Nguyên liệu chuẩn bị

  • 100g thịt heo xay
  • 1 củ khoai tây
  • 1/2 củ hành tây, 2 tép tỏi
  • 100ml sữa tươi không đường
  • 1 chén nước dùng (nước hầm xương)
  • 1 thìa súp bơ thực vật
  • 1 thìa cà phê bột mì
  • Gia vị nêm nếm, hành ngò

2. Các bước thực hiện

Hướng dẫn mẹ cách nấu súp thịt heo cho bé, súp thịt heo khoai tây

Cách nấu súp thịt heo cho bé ngon cần đảm bảo các bước dưới đây.

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khoai tây rửa sạch, luộc chín và nghiền nhuyễn.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

Hành ngò rửa sạch, thái nhuyễn.

– Bước 2: Nấu súp

Bật lửa để chảo nóng, cho vào nửa thìa súp bơ thực vật. Bơ tan, cho tỏi vào xào thơm rồi cho thịt heo vào xào cho thịt săn lại.

Đun nóng nồi, cho phần bơ còn lại vào. Bơ tan, cho hành tây vào xào thơm rồi đổ chén nước dùng vào nấu chung. Khi nước sôi, cho thịt và khoai tây vào khuấy đều để khoai tây không vón cục.

Chờ hỗn hợp sôi lại thì thêm sữa tươi vào, khuấy đều. Tiếp theo, hòa tan 1 thìa cà phê bột mì với khoảng 2 thìa súp nước vào nồi. Khuấy đều lần nữa. Khi súp sôi thì nêm hành ngò, gia vị trước khi tắt bếp.

Hướng dẫn mẹ cách nấu súp thịt heo cho bé, súp thịt heo khoai tây

Như vậy, mẹ đã biết cách nấu súp thịt heo cho bé vừa giàu dinh dưỡng lại cực kỳ thơm ngon rồi phải không? Nhớ là thành phẩm phải hơi sền sệt nhé.

Mẹ cũng có thể làm đa dạng món súp thịt heo cho bé bằng cách thay khoai tây bằng các loại củ giàu tinh bột khác như khoai lang, khoai môn. Hoặc mẹ cũng có thể thay thịt heo bằng thịt bò, gà, tôm để biến tấu món súp thịt heo dành cho bé thành các món súp bổ dưỡng khác.

Khi hướng dẫn mẹ cách nấu súp thịt heo cho bé, các chuyên gia dinh dưỡng thường lưu ý mẹ nhớ cho sữa tươi vào món ăn gần sau cùng để tránh phải đun lâu, gây mất chất.

Trẻ mấy tháng ăn được súp thịt heo?

Nếu mẹ muốn học cách nấu súp thịt heo cho bé ăn dặm thì cần biết trẻ mấy tháng ăn được súp thịt heo.

Thời điểm tốt nhất để bé ăn thịt heo là từ tháng thứ 8 trở đi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé có thể dung nạp các nhóm chất đạm từ thịt nên tránh được phản ứng hay dị ứng.

Còn bột mì thì mẹ hãy đợi con được 2-3 tuổi hãy cho con ăn nhé vì đây là thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé nhỏ. Tuy vậy, bơ thực vật thì mẹ có thể cho bé ăn lúc con được 6 tháng.
Như vậy, cách nấu súp thịt heo cho bé ăn dặm phù hợp ở thời điểm bé được 8 tháng, nhưng nguyên liệu không nên có sữa tươi và bột mì. Hãy đợi đến khi bé được 2-3 tuổi thì mẹ mới nấu theo công thức như trên nhé.

Cách chọn thịt heo tươi ngon

Cách chọn thịt heo tươi ngon

Để có cách nấu súp thịt heo cho bé thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn, khâu chọn thịt là vô cùng quan trọng. Mẹ cần biết dấu hiệu nhận biết thịt heo sạch và tươi ngon dưới đây.

– Về màu sắc, thịt có màu hồng tươi hoặc đỏ. Màng ngoài thịt khô, không bị ướt, không nhớt hay rỉ dịch.

– Để cách nấu súp thịt heo ngon, mẹ phải mua thịt không có mùi hôi hay mùi lạ.

– Miếng thịt săn chắc. Dùng ngón tay ấn vào thịt, khi bỏ tay ra vết lõm đàn hồi trở lại bình thường thì chứng tỏ thịt còn mới.

– Nếu lớp mỡ và da dày thì chứng tỏ đó là thịt heo sạch, không chứa thuốc tăng trọng. Thường lớp mỡ sẽ dày khoảng 1,5-2cm. Ngoài ra, thịt khi nấu không xuất hiện nhiều bọt cũng là thịt sạch và an toàn cho sức khỏe.

– Tuyệt đối không mua nếu thấy trên thịt xuất hiện những mảng bầm, tụ máu, những nốt lấm tấm xuất huyết, những hạt như hạt gạo nếp (đây chính là những ấu trùng sán).

Hy vọng từ hướng dẫn cách nấu súp thịt heo cho bé, mẹ sẽ thêm món ngon làm hài lòng khẩu vị của con.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi thưởng thức

cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi
Cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi giúp con tăng cân, nhanh lớn

Để nuôi con phát triển khỏe mạnh và nhận được đầy đủ dinh dưỡng khi ở giai đoạn 1 tuổi, các mẹ thường tìm hiểu nhiều món ăn ngon mà bổ dưỡng cho bé. Một trong những món ngon mà mẹ không nên bỏ qua đó là sữa ngô, thức uống giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của bé. Hơn nữa, cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi cũng không hề khó.

Trước khi tìm hiểu cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi thưởng thức, mẹ hãy cùng tìm hiểu khi nào bé uống được sữa ngô và sữa ngô có tốt cho bé không nhé.

Khi nào bé uống được sữa ngô?

khi nào bé uống được sữa ngô?

Ngô là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng, khi nào bé uống được sữa ngô để đảm bảo an toàn?  

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé hơn 8 tháng tuổi là giai đoạn nên cần bổ sung ngô trong khẩu phần ăn. Bé uống sữa ngô sẽ giúp tăng cân nhanh, kể cả với những bé biếng ăn thì thức uống này cũng khá hiệu nghiệm bởi có vị dễ uống và màu sắc cũng khá bắt mắt.  

Sữa ngô có tốt cho bé không?

Ngô có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi gồm chất xơ, nhiều loại vitamin, khoáng chất, protit, đường, tinh bột, các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, thị lực và não bộ. Do đó, ngô mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bé. Cụ thể:

  • Sữa ngô giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, chống táo bón và các bệnh đường ruột ở trẻ.
  • Giúp bé sáng mắt 
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch 
  • Uống sữa ngô đúng cách sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, đồng thời giúp bé tăng cân hiệu quả.

Cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi

cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Ngô: 4 trái. Chọn những bắp ngô tươi ngon, không bị sâu, không quá non cũng không quá già.
  • Miếng vải màn lọc sữa, máy sinh tố, nồi nấu, thìa…

Các bước thực hiện

Bước 1: Ngô sau khi mua về mẹ đem bóc bỏ lá và râu ngô. Sau đó rửa sạch và để cho ráo bớt nước.

Bước 2: Tách hạt ngô rồi để riêng hạt và lõi ngô.

Bước 3: Dùng lõi ngô mới tách hạt ra cho vào nồi và bỏ thêm khoảng 4 bát nước nhỏ bắc lên bếp đun. Nấu cho đến khi nước sôi và vặn nhỏ lửa, để chừng 15 phút thì tắt bếp. Sau đó đổ nước vào 1 cái tô để nguội.

Bước 4: Tiếp theo, cho lần lượt hạt ngô và nước ngô (đã nấu ở trên) vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn. Mẹ nên canh lượng nước vừa đủ với hạt ngô để dễ xay hạt ngô nhuyễn, đồng thời không nên cho quá nhiều nước làm sữa nấu xong mất hương vị.  

Bước 5: Cho hỗn hợp này vào nồi và nấu với lửa ở mức vừa, nấu lửa quá to sẽ làm sữa bị khê. Trong quá trình nấu, mẹ khuấy đều tay một cách nhẹ nhàng. Bước này rất quan trọng trong cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi, bởi nếu mẹ nấu khê sữa thì sữa sẽ bị hỏng, con yêu uống vào cũng hại sức khỏe. 

Bước 6: Đun hỗn hợp khoảng 15 phút thì tắt bếp rồi nhấc xuống và để cho nguội hẳn.

[inline_article id=269038]

Bước 7: Chuẩn bị một miếng vải màn thật sạch, sau đó từ từ cho hỗn hợp để lọc bã, mẹ sẽ thu được nước ngô trong mịn. Đây cũng là một bước mà mẹ cần lưu ý khi thực hiện cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi. Bởi nếu mẹ không lọc sữa ngô cho mịn thì cặn ngô hoặc hạt ngô còn nguyên do quá trình xay nhuyễn chưa kỹ sẽ làm bé dễ bị hóc nếu chưa học được cách nhai. 

Bước 8: Cho hỗn hợp sữa ngô vào nồi và đun sôi thêm 1 lần nữa sau khi đã lọc xong. Đun với lửa vừa phải, khi sữa sôi thì tắt bếp. 

Vậy là mẹ đã hoàn thành cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi rồi đấy. Mẹ hãy đổ sữa vào bình bú và cho bé yêu uống nhé.

Lưu ý khi làm sữa ngô

lưu ý khi làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi

Để hoàn thiện cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi thơm ngon, hấp dẫn và đầy dinh dưỡng, mẹ nên chú ý khâu chọn nguyên liệu cũng như dụng cụ chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Bắp nên chọn ngô sạch, tươi ngon
  • Các dụng cụ làm sữa ngô như nồi, máy sinh tố, vải màn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 cách làm sữa từ các loại hạt cho bé biếng ăn tăng cân nhanh

Hy vọng với cách làm sữa ngô cho bé dưới 1 tuổi trên, mẹ sẽ áp dụng thành công để con yêu có thức uống dinh dưỡng ngon miệng.

Ngọc Hoa

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách nấu ăn với hành tỏi cho bé

Hành, tỏi chứa hoạt tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus cho người lớn và cả trẻ nhỏ. Thế nhưng, bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi?

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi sẽ tùy thuộc vào từng loại gia vị dưới đây:

Tỏi: Bé từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể thêm tỏi vào món ăn của bé. Khi chế biến, mẹ chỉ nên cho 1 đến 2 tép nhỏ và đập giập tỏi để giải phóng những hợp chất tốt có chứa lưu huỳnh. Trẻ dưới 2 tuổi không nhất thiết phải ăn được, chỉ cần quen với vị và mùi.

Hành lá: Mẹ có thể tập cho trẻ ăn hành lá sau 8 tháng tuổi, mỗi lần dùng 1 đến 2 cọng hành. 

Hành tím: Trẻ sau 8 tháng tuổi có thể sử dụng từ 1/2 đến 1 củ hành tím vừa. Khi chế biến, bạn cắt nhuyễn đều tay, ướp hành cùng cá hoặc thịt gà, thịt heo, trứng.

Tác dụng của hành tỏi đối với bé

1. Hành, tỏi trị ho đờm, sổ mũi cho trẻ

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Tỏi có lợi ích kháng khuẩn và tăng đề kháng nhờ thành phần allicin giúp bé giảm đờm nhưng mẹ cần sử dụng với liều lượng phù hợp cho con. Mẹ có thể trị ho cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bằng nước ép tỏi pha loãng với lượng vừa phải.

Tương tự, hành tím cũng giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp như ho, cảm cúm, hắt hơi, chảy nước mũi…

Trong khi đó, hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus nên giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm như cảm lạnh.

2. Hành tỏi cải thiện các vấn đề đường ruột

Tỏi: Tỏi hỗ trợ điều trị một số vấn đề đường ruột như tiêu chảy và kiết lị do ký sinh trùng đường ruột.

Hành tím: Các chất hóa học thực vật có trong hành tím giúp làm giảm nguy cơ loét dạ dày. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong hành tím còn hỗ trợ chữa bệnh táo bón ở trẻ và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột.

Hành lá: Hành lá giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa tốt hơn.

Tác dụng của hành tỏi đối với trẻ
Bé mấy tháng ăn được hành tỏi?

3. Hành, tỏi giúp ổn định lượng đường huyết

Tỏi: Allicin có trong tỏi giúp các mạch máu thư giãn và làm giảm nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em.

Hành lá: Hợp chất lưu huỳnh trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu nên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Hành tím: Hành tím có lượng calo thấp, ít natri và không chứa chất béo nên giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và làm giảm huyết áp.

>>> Bạn có thể tham khảo: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

4. Giúp điều trị những vấn đề về mắt

Tỏi: Gia vị này chứa nhiều chất dinh dưỡng như quercetin, vitamin C và selen nên hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng mắt và giảm sưng mắt ở trẻ.

Hành lá: Vitamin A và carotenoid trong hành lá có thể giúp mắt bé khỏe mạnh và cải thiện thị lực ở trẻ.

5. Tỏi ngừa sâu răng và những vấn đề về răng miệng

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Tỏi có tác dụng kháng khuẩn nên giúp chống lại vi khuẩn mảng bám gây sâu răng ở trẻ. Ngoài ra, tỏi cũng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác như viêm nha chu, tưa miệng…

6. Tác dụng của hành, tỏi hỗ trợ ngừa ung thư

Hành, tỏi có chứa rất nhiều các thành phần giúp giảm viêm, chống oxy hóa nên giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Cho bé ăn bao nhiêu tỏi là đủ?

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Lần đầu tiên, mẹ chỉ nên cho khoảng 1 tép tỏi nhỏ vào thức ăn của bé. Sau đó, mẹ nên chờ từ 3 – 5 ngày và theo dõi xem bé có bất kỳ phản ứng dị ứng nào không. Nếu bé không thể hiện bất kỳ phản ứng nào thì mẹ có thể tăng dần số lượng nhưng hãy nhớ rằng một đứa bé không thể ăn tỏi như người lớn được.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

Cách kết hợp hành tỏi vào món ăn cho bé

Ở trên chúng ta đã biết bé mấy tháng ăn được hành tỏi rồi, khi biết bé mấy tháng ăn được hành tỏi, mẹ hãy chế biến những món ngon cho bé có thêm gia vị này để con bồi bổ sức khỏe nhé.

1. Cháo tỏi

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách nấu cháo hành tỏi cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 củ tỏi
  • 30  g thịt heo nạc xay
  • 1 ít hành lá
  •  30 g gạo
  • 10 g dầu

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu cháo gấc cho bé, món ăn bổ dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh

Các bước thực hiện

Bước 1: Vo gạo rồi nấu cháo với thịt xay cho bé như thường lệ.

Bước 2: Đập giập tỏi và hành lá cho vào bát. Cho thêm ít nước lọc rồi chắt lấy phần nước cốt. 

Bước 3: Đến khi nào nhận thấy cháo đã chín mềm, mẹ cho nước cốt tỏi và hành lá vào khuấy đều rồi đun thêm 10 phút thì tắt bếp.

2. Tôm rim tỏi ăn với cháo

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách làm tôm rim tỏi cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 100g tôm tươi
  • Đường trắng, hạt nêm, muối
  • Tỏi, dầu ăn, nước mắm

Các bước thực hiện

Bước 1: Tôm làm sạch, cắt râu tôm, đuôi tôm, đem xay nhuyễn. Ướp tôm với hạt nêm, đường trắng, muối khoảng 15 phút.

Bước 2: Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào chén.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

Bước 3: Phi tỏi vừa băm cho thơm lên. Cho tôm vào đảo đều 1 phút. Cho nước mắm vào, rim lửa nhỏ 15 phút cho tôm ngấm đều gia vị.

Bước 4: Tắt bếp, cho tôm ra đĩa. Khi cho bé ăn, mẹ hãy cho tôm vào cháo trắng khuấy đều để bé thưởng thức nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung tỏi vào các món ăn khác như rau xào tỏi, thịt nướng bơ tỏi để bé lớn ăn cơm.

Bé mấy tháng ăn được hành tỏi tùy thuộc vào từng loại gia vị. Hành, tỏi rất tốt cho sức khỏe của bé. Do đó, mẹ nên tập cho bé ăn hành tỏi ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lạm dụng những gia vị này nhé vì sẽ khiến bé gặp “lợi bất cập hại” đấy.

[inline_article id=203748]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ ăn hạt sen có tốt không? Cách làm sữa hạt sen ngon cho bé

trẻ ăn hạt sen có tốt không?
Trẻ ăn hạt sen có tốt không các mom ơi?

Hạt sen tươi hay khô đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho hầu hết mọi đối tượng. Trong 100g hạt sen có chứa khoảng 162 calo, 30g gluxit, 17mg vitamin C, các vitamin nhóm B, canxi, kali, phốt pho và sắt. Loại hạt này có nhiều tác dụng tốt cho tim mạch và tinh thần, đặc biệt hữu ích với người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai.

Trước khi cho trẻ ăn hạt sen, bạn hãy tìm hiểu trẻ ăn hạt sen có tốt không và trẻ mấy tháng ăn được hạt sen để bổ sung đúng cách thực phẩm này cho con nhé. 

[inline_article id=269038]

Trẻ ăn hạt sen có tốt không?

Mặc dù hạt sen có nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng ít mẹ biết hết các công dụng tích cực của hạt sen đối với con. Vì vậy, câu hỏi trẻ ăn hạt sen có tốt không được rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu cũng đang có thắc mắc tương tự, bạn hãy tìm hiểu những lợi ích của hạt sen với bé dưới đây nhé. 

  • Hạt sen có tác dụng an thần và bồi bổ cho tim mạch. Vì vậy ăn hoặc uống nước hạt sen sẽ giúp bé dễ ngủ, có giấc ngủ sâu và hạn chế trẻ thức đêm. Đây chính là điều kiện để trí não trẻ được phát triển và hoàn thiện.
  • Chất xơ và lượng tinh bột trong hạt sen giúp bé nhuận trường và giảm táo bón.
  • Protein và canxi trong hạt sen giúp cung cấp năng lượng, bồi bổ thể chất, phát triển hệ xương và răng của bé.
  • Hạt sen có tính lành và mát nên rất phù hợp để giải nhiệt cho con trong các giai đoạn khó chịu như mọc răng, táo bón.

Trẻ mấy tháng ăn được hạt sen?

Biết trẻ ăn hạt sen có tốt không vẫn chưa đủ bởi giai đoạn nào trẻ có thể ăn loại hạt này mới là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé.

Để bé ăn được cả cái và nước của hạt sen thì mẹ cần đợi đến khi con tới tuổi ăn dặm, khoảng bắt đầu từ tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7. Mẹ có thể chế biến hạt sen bằng cách nấu cháo kết hợp với các chất đạm khác như cá, tôm… rồi xay nhuyễn cho bé ăn dặm. Nếu bé khó ăn hoặc vẫn chưa muốn ăn dặm thì mẹ có thể nấu nước hạt sen cho bé uống để bổ sung dưỡng chất.

Lưu ý, hạt sen có vị ngọt và nhiều tinh bột nên sẽ rất dễ gây ngán cho con. Vì vậy, mẹ nên nấu với lượng ít và cho con ăn giãn cách để bé không có ác cảm với món ăn dặm có hạt sen.

Cách làm sữa hạt sen cho bé

cách làm sữa hạt sen cho bé

Đảm bảo khi tìm hiểu xong trẻ ăn hạt sen có tốt không, mẹ sẽ muốn nhanh chóng chế biến món ăn từ loại hạt này để con tẩm bổ.

Đối với một số bé bị sụt cân, mất ngủ do nhiều nguyên nhân như kén ăn, táo bón hoặc mọc răng, mẹ hãy nấu sữa hạt sen để giúp con hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Cách làm như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g hạt sen tươi
  • 1 nhánh lá dứa (lá nếp) nhỏ
  • 2 lít nước 
  • Đường phèn hoặc đường cát
  • Sữa tươi không đường 100ml
  • Một xíu muối

Cách thực hiện

  • Rửa sạch hạt sen với nước muối pha loãng và bỏ tim sen để sữa không bị đắng. Nếu mẹ dùng hạt sen khô nên ngâm qua đêm để hạt sen mềm và không bị sượng khi nấu.
  • Cho hạt sen cùng 2 lít nước vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Có thể chia thành nhiều lần xay để hỗn hợp được nhuyễn đều hơn.
  • Lọc hỗn hợp qua rây để lấy phần nước, bỏ phần cái của hạt sen. Bạn có thể cho phần cái vào túi vải để vắt hết nước trong bã.
  • Đem đun phần nước hạt sen và lá dứa với lửa nhỏ để sữa có mùi thơm. Cho vào nồi một xíu muối bằng đầu đũa ăn cơm. Thỉnh thoảng khuấy đều để sữa không bị khét đáy nồi. 
  • Sau khoảng 15 phút, sữa bắt đầu sôi, bạn vớt hết bọt rồi cho vào nồi khoảng 1 thìa súp đường phèn, khuấy đều cho đường tan. Tiếp tục nấu thêm khoảng 2 phút nữa, tắt bếp rồi nhắc nồi xuống. 
  • Sau khoảng 5 phút sữa hạt sen nguội dần nhưng vẫn còn ấm, mẹ cho thêm sữa tươi vào. Chú ý không cho sữa tươi khi nồi vừa mới nhắc xuống vì sữa tươi dễ vón cục khi gặp nhiệt độ nóng.
  • Mẹ có thể rót ra ly cho bé uống hoặc dùng chai thủy tinh đựng sữa hạt sen và bảo quản trong tủ lạnh, tối đa dùng được 3 ngày. 

Nếu muốn học cách nấu cháo hạt sen để làm đa dạng món ăn hơn cho bé, bạn có thể tham khảo bài viết: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm, mẹ cần tham khảo ngay.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hạt sen?

có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hạt sen?

Công dụng chính của hạt sen là giúp an giấc, ngủ sâu và hạn chế được tình trạng giật mình giữa đêm của trẻ. Chính vì vậy, nước hạt sen giúp chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Khóc dạ đề là tình trạng trẻ khóc thét, có thể kéo dài suốt đêm làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con và ba mẹ. Mẹ uống nước hạt sen rồi cho bé bú sẽ khắc phục được tình trạng khóc dạ đề ở trẻ do các nguyên nhân thông thường như chuyển mùa, nóng trong người…. Dưới đây là cách làm nước hạt sen đơn giản cho mẹ: 

  • Lột vỏ, rửa sạch khoảng 100g hạt sen tươi, không bỏ tim sen vì tim sen có công dụng ngủ ngon giấc hơn cả hạt sen. 
  • Đun sôi hạt sen với nửa lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Chắt lấy nước hạt sen uống 2 lần mỗi ngày và liên tục từ 3-5 ngày.

Lưu ý, nước hạt sen vì có tính mát nên dễ gây lạnh bụng. Vì vậy, mẹ tránh uống hạt sen rồi cho con bú khi bé có các biểu hiện của bệnh đường ruột như tiêu chảy, khó tiêu…

Ba mẹ nên theo dõi tình trạng của con hàng ngày. Nếu mẹ đã uống nước hạt sen và cho bé bú mà vẫn không thuyên giảm thì phải xem xét các nguyên nhân khác để đưa con đến bác sĩ kịp thời.

Trẻ ăn hạt sen có tốt không? Đây chính là loại hạt giúp con bồi bổ và chữa khóc dạ đề hiệu quả. Nhưng ba mẹ nên cho con ăn hoặc uống nước hạt sen với lượng vừa phải và tránh dùng khi bé đang có các dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa. Bạn hãy nhớ chỉ cho bé trên 6 tháng tuổi ăn hoặc uống nước hạt sen trực tiếp thôi nhé.

Ngọc Trân

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng uống được nước dừa? Mẹ cần lưu ý gì?

Để chăm sóc bé an toàn hơn, mẹ hãy cùng tìm hiểu trẻ mấy tháng uống được nước dừa để bổ sung thức uống này cho con đúng cách nhé.

1. Trẻ mấy tháng uống được nước dừa?

Theo khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ chỉ nên bắt đầu uống nước dừa khi được 1 tuổi. Vì trong giai đoạn 12 tháng đầu đời, để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa thì bé chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, và một chút nước sau khi 6 tháng tuổi.

Tuy nhiều bậc cha mẹ nghĩ nước ép trái cây là tốt cho trẻ ở độ tuổi ăn dặm nhưng trái cây tươi sẽ là lựa chọn tốt hơn rất nhiều. Việc ăn trái cây tươi giúp con hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn; đặc biệt là chất xơ. Ngoài ra, một số sản phẩm nước ép trái cây cũng chứa nhiều đường và calo hơn, do đó, có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị béo phì.

Như vậy, nếu mẹ lăn tăn “trẻ 1 tuổi uống nước dừa được không” thì câu trả lời là CÓ, mẹ chỉ cần lưu ý cho bé uống nước dừa tươi, không đường. Còn với câu hỏi “trẻ 7-8 tháng tuổi có uống nước dừa được không” thì là KHÔNG vì hệ tiêu hóa của con chưa hoàn toàn sẵn sàng mẹ nhé.

Khi đã biết rõ trẻ mấy tháng uống được nước dừa, mẹ cùng MarryBaby điểm qua một số lợi ích của thức uống này đối với sức khỏe của bé nhé.

Trẻ mấy tháng uống được nước dừa?
Trẻ mấy tháng uống được nước dừa? Bé 6-8 tháng tuổi uống nước dừa được không? – Đây là nỗi băn khoăn lớn của nhiều mẹ

2. Giá trị dinh dưỡng của nước dừa

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp của Hoa Kỳ, trong 100g nước dừa tươi, không đường sẽ cung cấp:

  • 18 calo.
  • 1,1g chất xơ.
  • 9,6g đường.
  • 0,2 g chất béo.
  • 0,7g chất đạm.
  • 64mg khoáng chất natri.
  • 3,7g carbohydrate.
  • 2,4mg vitamin C.
  • 24mg canxi.

Như vậy, khi mẹ đã biết trẻ mấy tháng tuổi uống được nước dừa, cho bé uống đúng cách sẽ bổ sung cho bé nhiều thành phần dinh dưỡng nêu trên. Đồng thời, trẻ còn nhận được lợi ích như nội dung sau đây.

3. Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe của trẻ

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong nước dừa có nhiều thành phần mang lại chất dinh dưỡng như calo, chất béo, vitamin, khoáng chất; axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Trẻ em uống nước dừa có thể nhận lợi ích sau: 

  • Giúp hạ sốt: Trẻ em uống một ít nước dừa có thể hạ sốt nhanh và giảm bớt mệt mỏi.
  • Giúp lợi tiểu: Nước dừa cũng là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên; và có tác dụng bài tiết nước tiểu nhanh hơn.
  • Chống mất nước: Tác dụng của nước dừa có thể giúp bé khỏi bị sốc nhiệt và mất nước trong những ngày thời tiết nóng bức. Ngoài ra, nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nước dừa cũng được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bé bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện giải.
  • Trị táo bón, đầy hơi: Nước dừa rất giàu chất xơ nên có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa axit dạ dày tăng cao. Hơn nữa, nước dừa cũng làm mát niêm mạc dạ dày; hỗ trợ cải thiện cảm giác nóng rát ở dạ dày.
  • Chữa lành và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống nước dừa có tác dụng loại bỏ tình trạng nhiễm trùng; và làm mát dịu chứng viêm do vi khuẩn gây ra.
  • Loại bỏ giun đường ruột: Nước dừa hỗ trợ điều trị giun sán khá hiệu quả. Mẹ cho bé dùng 1 thìa cà phê dừa tươi pha với 15-30ml dầu thầu dầu trước khi uống vào buổi sáng. Lặp lại thói quen này cho đến khi bé hết bệnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nước dừa rất giàu chất axit lauric; loại axit béo được tìm trong sữa mẹ. Một hợp chất mà cơ thể thường dùng để tổng hợp ra monolaurin; một kháng sinh tự nhiên.

Vì thế, mẹ đang cho con bú uống nước dừa có thể cung cấp kháng thể này cho con trong lúc bú mẹ. Đến đây mẹ đã biết trẻ mấy tháng uống được nước dừa, cũng như biết lợi ích cho sức khỏe con. Sau đây MarryBaby hướng dẫn mẹ cách để cho bé uống nước dừa đảm bảo an toàn nhé.

Trẻ em uống nước dừa có tốt không?
Trẻ em 12 tháng mấy uống được nước dừa, nhưng có tốt không?

4. Hướng dẫn mẹ cho trẻ uống nước dừa đúng cách

4.1 Thời điểm cho trẻ uống nước dừa

Mẹ chỉ nên cho trẻ thưởng thức nước dừa vào ban ngày, sau bữa ăn 20 phút để giúp con có thêm năng lượng khám phá thế giới xung quanh.

Bên cạnh đó, do nước dừa có tính hàn, nhiệt độ ban đêm lại thấp hơn ban ngày. Bởi vậy mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối khiến trẻ bị lạnh bụng và dẫn tới tình trạng nôn trớ và tiêu chảy ở trẻ em.

4.2 Trẻ uống bao nhiêu nước dừa là đủ?

Trẻ 1 tuổi khi tập uống nước dừa, mẹ chỉ nên cho bé uống dưới 120ml mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước dừa tươi, không phải nước dừa đóng hộp có chứa nhiều đường.

Liều lượng uống nước dừa theo độ tuổi:

  • Trẻ mới biết đi 1 – 3 tuổi: dưới 118ml mỗi ngày.
  • Trẻ em 4 – 6 tuổi: 118ml – 178ml mỗi ngày.
  • Trẻ em 7 – 18 tuổi: dưới 237ml mỗi ngày.

Việc uống đúng liều lượng cũng quan trọng như câu hỏi “trẻ mấy tháng uống được nước dừa” nhằm đảm bảo sức khỏe cho con.

4.3 Trẻ bị sốt có được uống nước dừa không?

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ; nhưng khi trẻ bị sốt có uống nước dừa được không? 

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa là thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ bởi giúp bổ sung muối khoáng cho bé. Đặc biệt, nước dừa có tác dụng như nước oresol, cung cấp chất điện giải, kali và vitamin C để củng cố hệ miễn dịch và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh khi đang bị sốt.

Vì vậy, trẻ bị sốt có thể uống được một ít nước dừa để hỗ trợ giảm mệt mỏi.

5. Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ uống nước dừa?

Bên cạnh lưu ý trẻ mấy tháng uống được nước dừa để bảo vệ sức khỏe cho con; mẹ cũng cần nên biết những điều dưới đây: 

  • Tránh cho bé uống quá nhiều nước dừa và uống nhanh sẽ khiến con bị đầy hơi, khó tiêu và lạnh bụng. Khi bắt đầu cho trẻ uống nước dừa; mẹ chỉ cho con nhấm nháp từ 1-2 thìa nhỏ (thìa cà phê) rồi tăng lên dần dần.
  • Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ uống nước dừa vào ban ngày; thời điểm tốt nhất là buổi sáng hoặc khi trời oi bức cần thiết phải bù nước, thanh nhiệt. Nếu bé uống vào buổi tối sẽ có thể gây khó tiêu.
  • Trẻ đang bị cảm lạnh thì không nên cho uống nước dừa. Vì nước dừa có nhiều chất điện giải có thể khiến cơ thể bé bị mất nhiệt nhanh chóng.
  • Không dùng nước dừa để cho trẻ uống thuốc, vì nước dừa có thể tạo thành một lớp màng bọc xung quanh thuốc khiến cơ thể khó hấp thu các hoạt chất có trong thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra, canxi, magie cùng các khoáng chất khác trong nước dừa cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc
  • Không uống cùng đá lạnh, hệ tiêu hoá ở trẻ còn non nớt nên việc kết hợp nước dừa cùng đá lạnh có thể khiến cơ thể bị lạnh hơn, dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu…

Cơ thể trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh còn khá non yếu nên mẹ bỉm sữa cần xác định đúng thời điểm trẻ mấy tháng uống được nước dừa. Nắm được chế độ ăn uống khoa học cho con, mẹ sẽ hạn chế được những tác hại không đáng có làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

3 cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm ngon lành

cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm
Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng

Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ thường đau đầu với nhiều câu hỏi làm thế nào để chế biến món ăn dặm kết hợp với rau xanh cho bé phát triển thể trạng. Nếu chưa có ý tưởng để lên thực đơn cho bé, mẹ có thể thử học cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm ngon miệng. Nhưng trước hết, bạn hãy tìm hiểu tác dụng của rau ngót với bé nhé. 

[inline_article id=218787]

Tác dụng của rau ngót với bé

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin C, PP, B1, B2… Do đó, rau ngót rất tốt cho sự phát triển của bé yêu với những tác dụng dưới đây:

Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì những tác dụng của rau ngót tốt cho bé mà quên đi trẻ mấy tháng ăn được rau ngót. Thông thường, mẹ có thể cho trẻ trên 7 tháng tuổi ăn rau ngót cắt nhỏ, nhuyễn để nấu cháo, nấu bột.

Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm

Dưới đây là 3 cách chế biến rau ngót cho bé yêu ăn dặm, đảm bảo trẻ sẽ thích mê ngay khi dùng bữa. Mẹ đừng chần chừ mà bắt tay vào chế biến ngay nhé. 

1. Cháo rau ngót tôm cho bé 7 tháng ăn dặm

cách chế biến rau ngót tôm cho bé ăn dặm

Ngoài việc trị chứng đầy hơi cũng như táo bón cho trẻ thì món cháo rau ngót tôm cũng là một món ăn hấp dẫn cho những trẻ nào biếng ăn, giúp các mẹ không còn phải lo lắng bé biếng ăn phải làm sao.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo: 8 thìa súp
  • Đỗ xanh: 1 thìa súp đã tách vỏ
  • Tôm tươi: 3 con
  • Rau ngót: 50g
  • Hành khô: 1 củ
  • Bơ lạt hoặc phô mai: 1 miếng
  • Dầu ôliu: 1 thìa
  • Nước mắm: 1 thìa

Cách thực hiện

Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm này gồm 5 bước:

Bước 1: Mẹ trộn phần gạo và phần đỗ xanh vào nhau rồi vo sạch, cho vào nồi thêm chút nước và nấu thành cháo. Cho nhiều nước nếu muốn nấu cháo loãng và cho ít nước nếu muốn ăn cháo đặc.

Bước 2: Bóc vỏ tôm, bỏ đầu, dùng dao khía để lọc bỏ dây đen ở dọc lưng tôm, rồi dùng dao băm cho thật nhuyễn. Sau đó, bạn cho thêm 1 chút bơ lạt, nước mắm vào rồi trộn đều và để trong 5 phút cho tôm ngấm gia vị. 

Bước 3: Rau ngót nhặt lá, bỏ cuống, rửa sạch với nước sau đó thái chỉ và cắt thật nhỏ.

Bước 4: Hành khô bóc bỏ vỏ sau đó đập giập và băm nhuyễn, cho chút dầu vào nồi rồi cho hành vào phi thơm. Tiếp đến mẹ cho phần tôm vào xào qua trong khoảng 30 giây đến khi thịt tôm chuyển sang màu hồng thì tắt bếp. 

Bước 5: Khi cháo đã chín nhừ thì cho phần thịt tôm đã xào vào và khuấy đều với cháo khoảng 2 phút. Tiếp đó cho phần rau ngót vào nấu sôi thêm 1-2 phút nữa thì tắt bếp, múc ra tô. 

Bước 6: Thêm 1 chút mắm, dầu oliu cho bé yêu ăn ngon miệng hơn. 

2. Bột thịt heo rau ngót cho bé yêu từ 7 tháng tuổi ăn dặm

cách chế biến bột rau ngót cho bé ăn dặm

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Rau ngót: 20g
  • Thịt heo nạc: 30g
  • Bột gạo/bột ăn dặm: 20g
  • Dầu ăn: 1/2 thìa cà phê 5ml
  • Nước sạch

Cách thực hiện

  • Rau ngót rửa sạch sẽ, rồi đem luộc, sau đó cho vào máy xay, thêm chút nước rồi xay nhuyễn. Mẹ nên rây qua để cho mịn vì bé vẫn chưa quen sử dụng thức ăn thô trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm.
  • Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn, mẹ nên cho chút nước trong khi xay để thịt không bị vón cục hoặc mẹ có thể xào xơ thịt heo rồi cho vào xay nhuyễn. 
  • Tiếp theo, mẹ hòa tan bột gạo/bột ăn dặm vào 350ml nước tinh khiết, bắc lên bếp, nấu chín trong khoảng 3-5 phút rồi cho thịt vào khuấy đều. Tiếp đến, bạn cho rau ngót vào, đun sôi cho đến khi chín.
  • Sau khi bột chín, mẹ đổ ra bát nêm thêm một chút dầu ăn (tùy loại theo sự lựa chọn của mẹ).

Để món ăn có vị ngon, đảm bảo các chất dinh dưỡng, bố mẹ nên cho bé dùng ngay khi vừa nấu xong, tránh đun lại nhiều lần.

3. Cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm kết hợp thịt bò

cách nấu cháo rau ngót thịt bò cho bé

Nếu sử dụng thịt bò nấu cháo ăn dặm thì mẹ nên kết hợp nấu với rau ngót, cà rốt, bí đỏ, su su, rau cần tây… Sự kết hợp này giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng, khiến món ăn trở nên hấp dẫn và kích thích vị giác trẻ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Gạo tẻ trắng: 50g
  • Thịt bò tươi: 100g
  • Rau ngót: 1/2 bó
  • Gia vị: hạt nêm, muối, mắm
  • Dầu oliu

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo tẻ trắng: Mẹ có thể ngâm 1-2 tiếng để thời gian ninh được rút ngắn. Nếu không có nhiều thời gian thì mẹ có thể vo sạch gạo rồi để ráo.
  • Thịt bò: Rửa sạch với nước sôi để nguội rồi băm nhuyễn ra.
  • Rau ngót: Tuốt rồi rửa sạch rau, đem rau thái nhỏ. Sau đó, cho thịt bò vào xay cùng với một ít nước, tiếp đó lại cho rau ngót vào máy xay, xay cùng với thịt bò thêm lần nữa. 

Bước 2: Nấu cháo 

  • Cho gạo vào nồi ninh với tỷ lệ 1 phần gạo tương đương với 3 phần nước. Đun trên bếp lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa ninh trong khoảng 2 tiếng.
  • Khi cháo gần nhừ, đổ hỗn hợp thịt bò với rau ngót vào nồi ninh khoảng 10-15 phút nữa, đến khi cháo thịt bò rau ngót chín. Mẹ cho chút mắm, muối và hạt nêm sau đó tắt bếp. 
  • Thêm 1 thìa dầu oliu lên bề mặt cháo và cho bé dùng ngay khi còn nóng nhé.

Những cách chế biến rau ngót cho bé ăn dặm trên đây sẽ góp phần nâng cao tay nghề nấu nướng của mẹ để xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp bé phát triển khỏe mạnh. 

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp

cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào? Làm đúng cách – con sẽ lớn khỏe mạnh

Đối với từng lứa tuổi của trẻ, mẹ sẽ có cách bổ sung canxi khác nhau cho con. Bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp từ khi còn nhỏ nhé.

Trẻ 4 tháng tuổi cần bổ sung bao nhiêu canxi?

Trước khi tìm hiểu liều lượng canxi cần dùng cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào là phù hợp, bạn hãy tìm hiểu canxi là gì và vai trò của canxi với sự phát triển của bé là thế nào nhé.

Trong cơ thể, canxi chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể, phần lớn canxi tập trung ở xương răng, số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào. Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến sự cấu tạo xương, răng.

Ngoài ra, canxi còn giúp hệ thần kinh, hệ cơ và các cơ quan khác trong cơ thể bé hoạt động tốt. Thành phần này có vai trò to lớn trong việc điều hòa nhịp tim và giữ cho tim khỏe mạnh.

Nếu như thiếu canxi, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng như tổn thương mắt, nhịp tim bất thường, còi xương, chậm lớn, răng mọc không đều, răng yếu, dễ bị sâu răng. Trong khi đó, trẻ dư thừa canxi sẽ dễ bị táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn…

trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Khi bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, bạn hãy để ý liều lượng đủ dùng cho bé dưới đây:

Trẻ sơ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh non có nhu cầu về canxi khác với trẻ sơ sinh đủ tháng. Do đó, bé dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc cân nặng, mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để bổ sung canxi đúng cách cho con. 

Trẻ sinh đủ tháng:

Theo các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, trẻ từ 0-6 tháng tuổi cần bổ sung khoảng 200mg canxi/ngày.

[inline_article id=266726]

Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi

Canxi là chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải sử dụng từ những nguồn bên ngoài. Trẻ càng lớn thì nhu cầu canxi càng cao. Chính vì vậy, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi là vô cùng quan trọng.

Thời gian này, bé chỉ có thể lấy canxi từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các thực phẩm chức năng.

1. Bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi bằng sữa mẹ

mẹ uống sữa để bổ sung canxi cho con

Bé 4 tháng tuổi sẽ nhận được nhiều dưỡng chất qua nguồn sữa mẹ. Do đó, trong bữa ăn, mẹ cần chú trọng các món ăn chứa nhiều canxi để có nguồn sữa tốt cho con.

Sau đây là những thực phẩm giàu canxi cho mẹ:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, nước cam
  • Các loại ngũ cốc và hạt: Hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
  • Các loại rau xanh thẫm: Rau chân vịt, rau cải thìa, cải bó xôi…
  • Các loại hải sản: Tôm, cua, nghêu, sò ốc,…

2. Sử dụng sữa công thức để bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi

Trong trường hợp nuôi bé bằng sữa công thức thì các mẹ chú ý lựa chọn những loại sữa giàu canxi, đảm bảo uy tín và cần có sự cho phép của bác sĩ nhi khoa.

3. Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung canxi

Với những bé sơ sinh thiếu hụt canxi quá nhiều, mẹ hãy dùng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng giàu canxi để bé bú sữa mẹ nhận nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng hay qua các loại thuốc cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. 

Sự thiếu hụt canxi sẽ gây ra một số bệnh ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Do đó, mẹ bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi đúng cách là điều rất quan trọng để con phát triển khỏe mạnh đấy.

Ngọc Hoa

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lợi ích “trăm bề” của các món ngon từ bí đỏ cho bé ăn dặm

Chắc hẳn các mẹ không mấy xa lạ gì với bí đỏ hay còn gọi là bí ngô. Bởi loại rau ăn quả này khá giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, màu sắc của các món ngon từ bí đỏ sẽ khiến các bé thích thú và ăn ngon miệng hơn.

Thời điểm tốt nhất để mẹ giới thiệu những món ngon từ bí đỏ cho bé

trẻ ăn dặm bằng bí đỏ

Thời điểm thích hợp nhất để mẹ thêm bí ngô vào chế độ ăn của con là lúc bé bắt đầu mọc răng sữa, giai đoạn khi bé 6 tháng tuổi trở lên. Bởi lẽ, không có mốc cụ thể nào quy định rõ thời gian mọc răng sữa của trẻ. Có khá nhiều mẹ cho con dùng thức ăn đặc trước 6 tháng tuổi, nhưng hầu hết trẻ đều nhả ra ngay.

7 lợi ích của bí đỏ với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là những tác dụng của bí đỏ với sức khỏe trẻ nhỏ có thể bạn chưa biết hết:

  • Kho dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: Bí đỏ chứa một lượng đáng kể canxi và magie, là hai khoáng chất tốt cho xương và răng. Ngoài ra, với hàm lượng cao phốt pho, bí đỏ cũng giúp phát triển não bộ cho trẻ.
  • Tăng cường thị lực: Các món ngon từ bí đỏ cũng mang lại nguồn vitamin A dồi dào. Đây là dưỡng chất nâng cao thị lực, cải thiện tầm nhìn về đêm. Ngoài ra, carotenoid có trong loại rau ăn quả này cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là tình trạng thoái hóa điểm vàng gây hiện tượng mờ mắt ở cả trẻ em lẫn người lớn.
  • Thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt: Chất xơ trong bí đỏ còn có vai trò điều chỉnh nhu động ruột, ngăn ngừa vấn đề táo bón ở trẻ.
  • Giàu chất chống oxy hóa: Beta – carotene, một chất chống oxy hóa tự nhiên, được tìm thấy khá nhiều trong quả bí ngô. Chất này đóng vai trò giúp giảm stress oxy hóa, là nguyên nhân gây nên các bệnh mãn tính như đái tháo đường và ung thư.
  • Chống giun sán: Bí đỏ chống giun sán tốt, vì thế không chỉ chữa bệnh mà nó còn giúp phòng ngừa tốt nếu ăn thường xuyên.
  • Tăng cường sức đề kháng: Lợi ích này đến từ nguồn vitamin C dồi dào trong bí ngô. Những khi trẻ bị cảm hoặc mắc những bệnh vặt thông thường, mẹ nên cho bé dùng bí đỏ để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Mang lại giấc ngủ ngon: Một dưỡng chất gọi là tryptophan có trong bí ngô giúp tăng cường sản xuất serotonin trong cơ thể. Theo đó, serotonin là một axit amin có vai trò thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm.

[inline_article id=251704]

Cách làm những món ngon từ bí đỏ cho trẻ ăn dặm

Sau khi đã bỏ túi được kha khá những lợi ích của bí đỏ, mẹ còn chờ gì mà không lao vào bếp ngay để làm cho con những món ăn ngon từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Nếu chưa có ý tưởng nào, hãy để MarryBaby gợi ý nhé!

1. Cháo bí đỏ thịt bò

Món cháo này không những ngon miệng mà còn rất dễ tiêu hóa. Ngoài những lợi ích của bí đỏ, thịt bò với hàm lượng sắt, kẽm cao cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng cho trẻ.

Để nấu cháo bí đỏ thịt bò, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 100g thịt bò
  • 100g bí đỏ
  • 1 nắm gạo tẻ
  • Gia vị các loại (tỏi, dầu ăn, nước mắm…)

Thực hiện

Thịt bò và tỏi băm nhuyễn. Bắc chảo rồi phi thơm tỏi với dầu ăn, sau đó cho thịt bò vào xào sơ trên lửa nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, ninh nhừ cùng với bí đỏ. Khi cháo chín, thêm phần thịt bò xào vào, đun sôi một lúc rồi nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.

2. Súp bí đỏ

súp bí đỏ cho bé ăn dặm

Thay vì cứ cho con ăn hoài một món cháo, bạn có thể đổi thực đơn bằng món súp bí đỏ thơm ngon, lạ miệng. Điểm đặc biệt của món ngon từ bí đỏ này là sau khi nấu xong có màu sắc bắt mắt, đảm bảo trẻ nhìn thấy sẽ thích mê và ăn sạch ngay.

Nguyên liệu

  • 250g bí ngô
  • 5g sữa đặc
  • 15g kem nhẹ (đã đánh bông)

Thực hiện

Bí ngô rửa sạch và gọt vỏ, sau đó hấp khoảng 30 phút. Nếu không thích hấp, mẹ có thể luộc. Tuy nhiên, với cách hấp, bí sẽ giữ được mùi vị và hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn.

Sau đó, bạn cho bí vào máy xay thức ăn, thêm nước ấm, đường kem, sữa đặc và trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.

Trường hợp nếu không có kem nhẹ, mẹ có thể thay bằng sữa tươi mà vẫn đảm bảo vị ngon cho món súp.

3. Sữa bí đỏ giúp trẻ mau tăng cân

Thay vì chọn dùng sữa bò hoặc sữa công thức, mẹ có thể đổi món bằng cách làm sữa bí đỏ để cải thiện cân nặng cho bé. Vị ngọt, thơm của món sữa này sẽ kích thích vị giác, khiến bé thích mê.

Cách làm sữa bí đỏ khá đơn giản. Đầu tiên bạn gọt vỏ và sửa sạch bí, sau đó đem hấp chín. Tiếp đến xay bí đến khi mịn cùng sữa tươi theo tỷ lệ 1: 2, nghĩa là 1 phần bí thì 2 phần sữa. Nếu muốn món sữa làm ra hơi có vị béo, mẹ có thể thêm ít kem tươi.

Sau khi xay xong, mẹ đem hỗn hợp này nấu chín lại. Nhớ đảo sữa đều tay kẻo bị cháy nhé. Sau đó mẹ để nguội và bảo quản lạnh.

4. Bí đỏ nghiền

món ngon từ bí đỏ bí đỏ nghiền

Đây là một gợi ý mà mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn ăn dặm cho bé. Hầu hết trẻ đều yêu thích món ngon từ bí đỏ này bởi độ ngọt tự nhiên và kết cấu mềm mượt của món ăn. Để phát huy mọi tác dụng của bí đỏ với sức khỏe con yêu, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu

  • 1 quả bí đỏ nhỏ tầm 450g
  • 15ml nước và một chút dầu ăn

Thực hiện

Làm nóng lò nướng ở khoảng 200ºC. Phết một lớp dầu ăn lên khay nướng. Bí đỏ bổ đôi, bỏ ruột rồi rửa thật sạch. Úp phần mặt cắt của bí xuống khay nướng, bạn có thể dùng nĩa hoặc dao đâm nhiều lần lên phần vỏ.

Cho bí vào lò nướng trong 45 phút đến khi chín thì nhắc ra, để cho nguội bớt. Lật mặt bí lại, dùng thìa múc phần thịt quả ra, cho vào máy xay nhuyễn. Bạn có thể điều chỉnh bằng nước để món ăn có độ đặc mong muốn.

5. Khoai lang bí đỏ

Cả khoai lang và bí đỏ đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa. Đặc biệt hơn trong khoai lang còn chứa rất nhiều vitamin D, một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con yêu.

Nguyên liệu

  • 2 bát khoai lang
  • 1 bát bí đỏ

Thực hiện

Khoai lang và bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Sau đó bạn cho vào nồi ninh mềm thì tắt bếp và đem xay nhuyễn. Khi hỗn hợp nguội hẳn, bạn chia thành nhiều phần, bảo quản trong tủ lạnh cho bé dùng dần từ 3-5 ngày.

Cho trẻ ăn bí ngô đóng hộp liệu có an toàn?

lưu ý khi dùng các món ngon từ bí đỏ

Bạn hoàn toàn có thể để con dùng bí ngô đóng hộp, miễn đấy là bí ngô nguyên chất. Một số loại sản phẩm trên thị trường ngoài nguyên liệu chính là bí ngô còn có thêm tinh bột, đường và các chất phụ gia khác không tốt cho sức khỏe của bé. Đó là lý do vì sao hầu hết bác sĩ khuyến cáo bạn nên tránh cho bé dùng thực phẩm đóng hộp.

Khi chọn mua bí đỏ, bạn nên lựa quả nặng, cầm chắc tay, vỏ trơn nhẵn. Tránh mua những quả có nhiều đốm, vết trên vỏ. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên chọn quả có cuống dài khoảng 2-5 cm, vì quả cuống ngắn có thể mau hư hơn.

Ngoài ra, bạn không nên phối hợp quá nhiều thực phẩm với nhau cùng lúc, bởi trẻ có thể bị dị ứng với một trong số đó. Hy vọng những gợi ý về các món ngon từ bí đỏ ở trên sẽ giúp mẹ có thêm lựa chọn cho thực đơn ăn dặm của con yêu.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm tăng cân, ngừa táo bón

Vậy mẹ đã biết cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm chưa? Nếu chưa biết, mẹ hãy xem qua 8 công thức nấu cháo bắp vừa ngon vừa dễ làm cho bé ngay bên dưới đây nhé!

1. Lợi ích của cháo bắp cho bé

Cháo bắp cho bé ăn dặm rất tốt cho sức khỏe của con vì bắp (hay còn gọi là ngô ngọt) giàu các vitamin nhóm B, chất xơ, magie, phố pho, cũng như một số ít vitamin A, sắt, kẽm, kali…

  • Ngô giúp bé tăng cân: 100g ngô cung cấp 350g calo. Nếu bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng thì mẹ có thể nấu cháo ngô cho con ăn dặm. Đối với bé ngừng bú mẹ thì mẹ cũng nên nấu cháo ngô cho con ăn để bé tăng cân đều.
  • Ngô giúp bé phát triển toàn diện: Thiamin và sắt trong ngô hỗ trợ quá trình phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Niacin tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là đường, protein và chất béo. Folate giúp tế bào mới phát triển. Phốt pho giúp phát triển xương, kali và magie hỗ trợ chức năng của cơ bắp và thần kinh.
  • Bảo vệ tế bào bạch cầu: Các chất chống oxy hóa trong ngô giúp bảo vệ tế bào không bị hủy hoại, ngăn ngừa sự phá hủy mô và ADN. Ngoài ra, ngô còn chứa axit ferulic có tác dụng chống ung thư.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Chất xơ trong ngô có tác dụng nhuận tràng, giúp phân mềm, ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ.
  • Tốt cho da và thị lực: Ngô vàng giàu vitamin A, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của đôi mắt. Beta-carotene trong ngô là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da bé khỏi tình trạng viêm nhiễm và các bệnh về da.

bắp ngô

2. Mách mẹ 8 công thức nấu cháo bắp cho bé ăn dặm

2.1 Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với trứng gà

Cháo ngô ngọt hay cháo bắp cho bé là món ăn ngon, bổ dưỡng như mẹ đã biết. Vì thế mẹ đừng chần chừ học cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm nhé.

Nguyên liệu:

  • 1 bắp ngô.
  • 100g gạo tẻ.
  • 1 quả trứng gà ta.
  • Phô mai (tùy thích).
  • Dầu ăn dặm, hạt nêm, chút mắm.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với trứng gà:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch rồi đổ ít nước vào gạo, ngâm trong 2 giờ cho gạo nở ra.
  • Bước 2: Sau đó đổ gạo vào nồi, cho thêm 1 lít nước đun trong 30-40 phút.
  • Bước 3: Mẹ rửa ngô, tách hạt rồi cho vào máy xay sinh tố. Thêm 100ml nước, xay nhuyễn.
  • Bước 4: Mẹ đập trứng gà ta vào bát, khuấy đều.
  • Bước 5: Sau 30-40 phút, cháo đã nhừ, mẹ trút ngô vào nồi khuấy đều.
  • Bước 6: Cho trứng vào nồi cháo bắp, khuấy đều.
  • Bước 7: Nêm nửa thìa cà phê hạt nêm, chút mắm rồi tắt bếp.
  • Bước 8: Mẹ rưới 1 thìa cà phê dầu ăn dặm vào nồi cháo bắp.
  • Bước 9: Nếu bé ăn được phô mai thì mẹ cho một viên phô mai vào khuấy tan; sau đó múc cháo bắp cho bé thưởng thức.

2.2 Cách nấu cháo ngô ngọt thịt gà cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 100g gạo tẻ.
  • 30g gạo nếp.
  • 100g thịt gà tươi.
  • 1 bắp ngô nếp non.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách nấu cháo ngô ngọt với thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút để cháo được thơm ngon hơn.
  • Bước 2: Băm nhỏ thịt gà, sau đó xào lên với hành phi.
  • Bước 3: Làm sạch ngô, tách lấy hạt. Sau đó mẹ đem luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Nấu cháo chín mềm, sau đó cho ngô và thịt gà vào khuấy đều. Sau đó mẹ nêm nếm cho phù hợp với khẩu vị của bé.
  • Bước 5: Múc cháo bắp cho bé ăn dặm ra bát cho nguội bớt; cho thêm 1 thìa dầu ăn cho bé ăn dặm vào khuấy đều.
  • Bước 6: Cho bé ăn cháo bắp (ngô ngọt) khi còn ấm.
cách nấu cháo ngô thịt gà cho bé
Cách nấu cháo ngô ngọt cho bé ăn dặm là nấu với thịt gà

2.3 Cách nấu cháo bắp thịt bằm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 bắp ngô.
  • 100g gạo tẻ.
  • 60g thịt lợn (nạc).
  • Dầu ăn dặm, hạt nêm.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với thịt bằm:

  • Bước 1: Mẹ vo sạch rồi đổ ít nước vào gạo, ngâm trong 2 giờ cho gạo nở ra. Sau đó đổ gạo vào nồi, cho thêm 1 lít nước đun trong 30-40 phút.
  • Bước 2: Thịt lợn băm hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 3: Mẹ tách hạt ngô rồi cho vào máy xay, thêm 100ml nước xay nhuyễn.
  • Bước 4: Khi cháo nhừ thì mẹ cho thịt vào. Dùng thìa dằm nhuyễn để thịt không bị vón cục trong nồi cháo.
  • Bước 5: Cho ngô xay vào nồi cháo, khuấy đều. Đun chừng 5-7 phút thì cháo bắp sẽ chín.
  • Bước 6: Cho vào chút hạt nêm cho bé dễ ăn, rưới 1 thìa dầu ăn dặm.
  • Bước 7: Múc cháo bắp ngô cho bé ăn dặm với thịt bằm ra bát để con thưởng thức.

>> Xem thêm: 11 cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm tăng cân ‘vù vù’

cách nấu cháo ngô cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo bắp, cháo ngô ngọt cho bé ăn dặm với thịt bằm

2.4 Cách nấu bột ngô ngọt với cà rốt cho bé 6-7 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Nửa bắp ngô.
  • 1 củ cà rốt nhỏ.
  • 15g bột gạo.
  • Dầu ăn dặm.

 

Cách nấu cháo bắp ngọt với cà rốt cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Rửa sạch ngô ngọt và tách hạt.
  • Bước 2: Xay nhuyễn ngô ngọt với 150ml nước. Lọc phần ngô xay nhuyễn qua rây để bỏ bã.
  • Bước 3: Cà rốt rửa sạch, thái khúc rồi đem hấp chín.
  • Bước 4: Xay nhuyễn cà rốt với 50ml nước.
  • Bước 5: Hòa tan 25g bột gạo vào 200ml nước lọc.
  • Bước 6: Bắc nồi lên bếp, đổ bột gạo vào, đun cháo trên lửa nhỏ và khuấy đều tới khi bột sôi.
  • Bước 7: Thêm vào nồi phần nước ngô và cà rốt đã xay nhuyễn.
  • Bước 8: Sau khi bột sôi lại thì mẹ tắt bếp, rưới thêm 1 thìa dầu ăn dặm.
  • Bước 9: Múc bột bắp ăn dặm ra bát cho bé thưởng thức.

Cách nấu cháo bột bắp cho bé ăn dặm này thích hợp cho bé ăn dặm từ 6-7 tháng tuổi.

Cách nấu bột ngô cà rốt cho bé ăn dặm
Cách nấu bột ngô cà rốt cho bé 6-7 tháng tuổi ăn dặm

2.5 Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

Nguyên liệu:

  • 30ml cháo trắng.
  • 15g đậu non (đậu phụ trắng).
  • 20g ngô.
  • 15g súp lơ xanh.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật:

  • Bước 1: Bắc nồi nước lên bếp, cho ngô vào luộc trong 5 phút, sau đó cho đậu phụ vào trần nóng. Để đậu phụ không bị vỡ nát thì mẹ đặt đậu phụ vào thìa múc canh, rồi nhúng vào nồi nước.
  • Bước 2: 3 phút sau thì mẹ vớt đậu ra rồi cho súp lơ vào (ngô vẫn để trong nồi đun).
  • Bước 3: Vớt súp lơ và ngô để ráo nước.
  • Bước 4: Mẹ lần lượt rây cháo, đậu non, súp lơ và ngô. Mẹ đặt rây lên một chiếc bát, rồi dùng thìa chà các nguyên liệu cho thật nhuyễn xuống bát. Mỗi nguyên liệu chà xuống riêng 1 cái bát.
  • Bước 5: Pha nước luộc ngô khi nãy vào để làm loãng phần súp lơ và ngô vừa rây được.
  • Bước 6: Sau đó mẹ bày cháo bắp ngô ra cho bé thưởng thức. Cháo để trong một bát. Súp lơ nhuyễn trộn với nước luộc trong một bát con. Cho đậu phụ vào nước ngô rây, để trong một bát con.

>> Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm tăng cân vù vù

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với đậu non
Cách nấu cháo ngô ngọt với đậu non, súp lơ cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật

2.6 Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với thịt bò, lòng đỏ trứng gà

Nguyên liệu:

  • 2/3 lòng đỏ trứng gà.
  • 50g gạo tẻ.
  • 20g ngô (đã tách hạt).
  • 20g thịt bò

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với thịt bò, lòng đỏ trứng gà

  • Bước 1: Thịt bò ngâm trong nước lạnh từ 30 phút, sau đó thái nhỏ. Gạo vo sạch rồi ngâm chừng 2 tiếng cho nở mềm.
  • Bước 2: Cho vào nồi 150ml nước lọc, đun sôi thì cho thịt bò vào luộc 5 phút trên lửa vừa.
  • Bước 3: Đồng thời mẹ bắc một nồi nước khác để luộc ngô cho chín nhừ.
  • Bước 4: Tách vỏ bắp, rồi đem băm nhỏ phần nhân.
  • Bước 5: Vớt thịt bò băm nhỏ. Sau đó mẹ cho thịt bò trở lại nồi nước luộc bò, cho ngô vào, cho gạo vào, thêm 400ml nước lọc.
  • Bước 6: Bật bếp, đun cháo bắp trên lửa vừa cho đến khi cháo sôi.
  • Bước 7: Cho 2/3 lòng đỏ trứng gà vào. Khuấy đều trên lửa liu riu khoảng 5 phút thì tắt bếp. Rưới dầu ăn dặm vào nồi cháo, khuấy đều và múc cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo ngô cho bé ăn dặm với lòng đỏ trứng và thịt bò
Cách nấu cháo ngô cho bé ăn dặm với lòng đỏ trứng, thịt bò

2.7 Cách nấu cháo bắp với tôm cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 trái ngô ngọt (bắp Mỹ).
  • 2 con tôm.
  • 1 muỗng canh bột gạo.
  • 1/2 củ hành tím.
  • 3 muỗng cà phê dầu ô liu.
  • 1 muỗng cà phê nước mắm.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với tôm:

  • Bước 1: Sơ chế tôm. Tôm sau khi mua về mẹ ngắt đầu, bóc vỏ và đuôi, bỏ chỉ đen ở lưng rồi mang đi rửa sạch. Cho tôm vào cối xay và xay nhuyễn hoặc mang đi băm nhỏ.
  • Bước 2: Nạo hạt và xay nhuyễn ngô: Tách lấy hạt ngô hoặc dùng dao gọt nhẹ nhàng cho phần hạt ngô ra khỏi lõi. Cho ngô vào cối xay, thêm một ít nước xâm xấp mặt ngô rồi ấn xay nhuyễn. Tiếp đó, lọc phần ngô đã xay qua rây, loại bỏ phần xác ngô, chỉ giữ lại nước cốt.
  • Bước 3: Cho vào nồi 2 muỗng cà phê dầu ô liu, cắt lát 1/2 củ hành tím vào, phi thơm. Tiếp theo mẹ cho tôm đã xay vào, xào với lửa nhỏ cho thịt tôm săn lại.
  • Bước 4: Nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, đảo thêm khoảng 1 phút nữa thì cho nước ngô, 1 muỗng canh bột gạo vào nấu chung.
  • Bước 5: Khuấy đều cho bột gạo tan và nấu với lửa vừa đến khi thấy cháo sánh lại thì mẹ cho tiếp 1 muỗng cà phê dầu ô liu vào rồi và tắt bếp.
Cháo bắp cho bé ăn dặm với tôm
Cách nấu cháo bắp tôm cho bé ăn dặm ưa thích hải sản

2.8 Cách nấu cháo ngô ngọt trứng phô mai cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo 100 gr.
  • Ngô ngọt (bắp Mỹ) 1 trái.
  • Trứng gà 1 cái.
  • Phô mai 1 miếng.
  • Dầu ăn 1 muỗng cà phê.
  • Muối/ hạt nêm 1 ít.

Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với trứng và phô mai:

  • Bước 1: Gạo mẹ vo sạch, sau đó ngâm ngập nước khoảng 2 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Bước 2: Cho gạo vào nồi, cho thêm 1 lít nước vào và nấu nhừ trong khoảng 30 – 40 phút với lửa vừa.
  • Bước 3: Ngô mẹ tách hạt rồi cho vào cối xay sinh tố cùng khoảng 100ml nước và xay nhuyễn.
  • Bước 4: Sau khi cháo nhừ mẹ cho hết phần ngô đã xay vào, khuấy đều cho ngô và cháo hòa quyện cùng với nhau.
  • Bước 5: Đánh tan 1 cái trứng và cho vào nồi cháo, tiếp tục khuấy trên lửa nhỏ từ 1 – 2 phút cho trứng chín, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, đun cháo sôi lên lại thì tắt bếp.
  • Bước 6: Cuối cùng mẹ cho thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 miếng phô mai con bò cười vào khuấy cho tan phô mai nữa là hoàn thành món ăn.
cháo phô mai cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm với phô mai béo ngậy, thơm ngon

Mẹ không nên cho trẻ ăn nguyên hạt ngô vì ngô có lớp màng cứng bên ngoài, trẻ sẽ khó tiêu hóa dẫn đến trong phân còn nguyên hạt ngô.

Ở độ tuổi ăn dặm, mẹ nên nấu cháo ngô cho bé ăn hoặc đem luộc rồi tách màng cứng, chỉ để bé ăn phần nhân mềm bên trong. Chúc mẹ nuôi con khỏe mạnh với cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm nhé.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 tiêu chí chọn sữa công thức mát lành cho bé yêu

Mẹ có đang hiểu đúng về “sữa mát”?

Trong các diễn đàn mẹ và bé, đối với những bé dưới 1 tuổi, sữa công thức bổ sung dinh dưỡng đạt chuẩn chắc chắn cần thỏa mãn những tiêu chí có vẻ rất… “hoành tráng” như sữa giống sữa mẹ nhất, tăng sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Một số mẹ còn có một yêu cầu là chọn “sữa mát” không gây táo bón ở trẻ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé yêu vốn còn non nớt, dễ gặp các hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

sữa mát

Chính vì vậy, theo các mẹ, “sữa mát” cho trẻ tuyệt đối phải có thành phần dinh dưỡng đơn giản dễ hấp thu và không cản trở quá trình tiêu hóa. Đồng thời, sữa cũng phải có vị nhạt thanh giống như sữa mẹ khiến bé hào hứng khi uống. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với suy nghĩ này nhé. Dưới góc nhìn khoa học, bạn có thể đúng nhưng chưa đủ, vì không phải sữa nào có vị nhạt đều là “sữa mát” đâu, mẹ à!

Tiêu chí chọn sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Dưới góc nhìn khoa học, “sữa mát” trong dòng sữa công thức chính là loại có các chất dinh dưỡng với nồng độ gần với sữa mẹ. Đặc biệt, sữa này không chứa các chất có khả năng gây các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, cụ thể là táo bón ở trẻ nhỏ. Chi tiết hơn, các tiêu chí sau đây sẽ giúp bạn xác định được thế nào là “sữa mát” một cách khoa học nhất.

Đặt tên cho bé

1. Không chứa dầu cọ

Sữa mát chắc chắn phải là loại sữa không chứa dầu cọ. Bạn nhớ đọc kỹ bảng thành phần sữa được ghi trên nhãn nhé. Hãy chọn sữa mà trên bảng thành phần không có chữ “dầu cọ”. Hoặc nếu bảng có ghi dầu thực vật, bạn cũng nên cẩn trọng khi chọn vì có thể chúng chứa dầu cọ. Thay vào đó, bạn cần ưu tiên các thành phần chất béo từ hướng dương, đậu nành…

Lý do cho lựa chọn này là vì dầu cọ có axit palmitic ở dạng khó tiêu với trẻ. Khi kết hợp với canxi trong sữa, chúng sẽ trở thành các “xà phòng canxi” khiến phân cứng và dễ gây táo bón ở trẻ cũng như các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.

2. Chứa chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ không những giúp nhu động ruột tốt hơn mà còn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nhờ đó, chất này ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ.

Vì vậy, loại sữa bổ sung các chất xơ như prebiotic FOS sẽ kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển ở đường ruột, giúp tăng thể tích và khiến phân mềm hơn. Quá trình đi nặng dễ dàng giúp cho việc chống táo bón ở trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi.

3. Chứa nucleotide

Một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng có trong sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch chính là nucleotide. Chất này cũng giúp trẻ tiêu hóa tốt và giảm các triệu chứng như tiêu chảy hay, táo bón, không dung nạp của đường tiêu hóa. Do vậy những dòng sữa có chứa Nucleotide với hàm lượng tương đương với sữa mẹ là lựa chọn đáng cân nhắc.

Với tầm quan trọng chính yếu như thế, một dòng sữa công thức được mệnh danh là sữa mát chắc chắn phải bổ sung được những thành phần này để nuôi nấng con yêu một cách trọn vẹn nhất.

1.000 ngày đầu đời – giai đoạn vàng để phát triển não bộ ở trẻ

 

 

sữa mát

Dòng sữa công thức xứng đáng được mẹ chọn không chỉ cần phải đạt tiêu chí để được gọi là sữa mát mà còn phải có dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển não bộ tối ưu.

1.000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng để não bộ phát triển tối ưu. Đến năm 1 tuổi, não của con yêu đã đạt 70-75% trọng lượng não của người trưởng thành. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc sản sinh hàng triệu kết nối thần kinh. Và quá trình não bộ phát triển nhanh chóng này chỉ có thể diễn ra một cách tối ưu khi bé được cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu.

Do đó, sữa công thức cho trẻ ở giai đoạn này cần phải có sự hiện diện của bộ ba dưỡng chất vàng DHA, vitamin E tự nhiên, lutein. Đây là những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phát triển não bộ, nhận thức, thị giác… Bên cạnh đó, bộ ba dưỡng chất sẽ giúp bảo vệ DHA tốt hơn khỏi quá trình oxi hóa và giúp bé hấp thụ được nhiều DHA hơn. Không chị vậy, dòng sữa mát này cũng chứa các dưỡng chất thiết yếu khác như cholin, taurin và sắt… đảm bảo cho quá trình học hỏi của trẻ.

Với những tiêu chí khoa học như trên, thật dễ dàng để bạn chọn sữa công thức-sữa mát cho trẻ phải không nào? Sữa mát giúp giảm táo bón, tăng sức đề kháng, tốt cho trí não của trẻ không phải là huyền thoại khó kiếm đâu, các hãng sữa danh tiếng luôn tìm cách đáp ứng yêu cầu khắt khe, “sang chảnh” cũng như bắt kịp tình yêu thương của mẹ dành cho bé yêu mà!

sữa mát

Vinh An