Vậy cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là như thế nào? Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến bé và đến nguồn sữa của mẹ? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay.
1. Khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm?
Bé cần đạt đến một độ tuổi nhất định trước khi có thể ngủ xuyên đêm. Trước hết, mẹ hãy cùng tìm hiểu ngủ xuyên đêm là gì; và khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm nhé.
1.1 Thế nào là “ngủ xuyên đêm”?
Ngủ xuyên đêm (sleep throught the night) là khi trẻ sơ sinh có thể ngủ liền tù tì một giấc dài từ 6-8 tiếng mỗi đêm. Trong 6-8 tiếng đồng hồ này, mẹ có thể tận hưởng một giấc ngủ thoải mái mà không cần lo lắng nguồn sữa sẽ giảm đi.
1.2 Trẻ mấy tháng có thể ngủ xuyên đêm?
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đã có thể ngủ xuyên đêm. Theo đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) không khuyến khích mẹ tìm cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm khi bé dưới 4 tháng tuổi.
1.3 Bé ngủ xuyên đêm không bú có sao không?
Trong bài viết “Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không“, câu trả lời là không sao. Mẹ có thể hoàn toàn yêu tâm để con ngủ liền mạch một giấc dài. Điều đó tốt cho con hơn.
2. Hướng dẫn mẹ cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm
Có nhiều kỹ thuật khác nhau để giúp các bé tập ngủ dài hơi ở độ tuổi này. Mẹ đọc tiếp để biết cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm nhé!
2.1 Đảm bảo con đã no bụng trước khi đi ngủ
Đói là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc và không chịu ngủ. Do đó, khi bé được ăn no; bé sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói. Vì vây, mẹ nên chắc chắn là trẻ sơ sinh đã được cho bú mẹ đầy đủ trước khi đi ngủ.
2.2 Tạo cho con một không gian ngủ hoàn hảo, an toàn
Để tránh bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Mẹ tạo cho con một không gian ngủ thoải mái với nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh. Đồng thời mẹ cũng không nên cho con mặc nhiều lớp áo; hoặc quấn con quá kỹ.
Bên cạnh đó, mẹ nên chọn vị trí ngủ cho con càng tối càng tốt. Vì không gian càng tối con ngủ càng ngon và càng sâu giấc.
>> Nội dung liên quan: Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?
2.3 Hạn chế thời gian ngủ ngày của con
Khi bé ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc chiều muộn; bé sẽ không thấy buồn ngủ và khó chìm vào giấc ngủ lúc ban đêm. Và bé sẽ dễ bị thức giấc và tỉnh giấc giữa đêm.
Do đó, mẹ hãy giảm thời gian ngủ vào ban ngày của bé. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm rất hữu hiệu.
>> Mẹ xem thêm: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả
2.4 Rèn cho bé thói quen ngủ
Mẹ nên dạy cho trẻ cách nhận biết ngày và đêm. Để từ đó con có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng với chu kỳ mặt trời mọc. Vào buổi sáng, mẹ tăng cường hoạt động chơi đùa với con. Vào buổi tối thì ngược lại.
Dù đã vượt qua cột mốc 6 tháng nhưng trẻ vẫn có thể giữ thói quen chỉ ngủ khoảng vài tiếng mỗi lần. Hãy khuyến khích bé ngủ lâu hơn bằng cách: cố gắng chơi thêm với bé lâu hơn; và kéo dài thời gian giữa các giấc ngủ của bé; làm từng chút một.
2.5 Giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái
Khi cảm giác dễ chịu, thoải mái tìm đến, trẻ sẽ dễ ngủ hơn. Để tạo cho bé cảm giác thư giãn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Đặt bé vào giường, cũi.
- Âu yếm bé trước khi ngủ.
- Tắm rửa sạch sẽ cho bé.
- Thay quần áo ngủ và tã mới.
- Đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ.
- Làm mờ đèn trong phòng để tạo bầu không khí yên tĩnh.
- Mẹ có thể hát ru, để bé chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
- Mẹ có thể bế con một chút, và massage vùng lưng, bụng cho con.
>> Xem thêm: 12 lời bài hát ru trẻ sơ sinh ngủ ngon, không quấy khóc
3. Cách giúp tập ngủ xuyên đêm cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ
Theo các chuyên gia, mẹ không cần phải cai sữa cho bé trước khi bắt đầu cách giúp trẻ sơ sinh tập ngủ xuyên đêm.
12 cách giúp tập cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ ngủ xuyên đêm:
- Dạy bé phân biệt ngày, đêm.
- Phân bổ thời gian ngủ hợp lý trong ngày.
- Tạo cho con không gian ngủ an toàn.
- Không ru ngủ. Để con ngủ theo bản năng.
- Tạo cảm giác thư giãn cho bé trước giờ ngủ.
- Cho trẻ ăn no theo cữ. Tuy nhiên không quá no.
- Cho bé đi ngủ khi con có dấu hiệu muốn đi ngủ.
- Dùng tinh dầu để tạo hương thơm dễ chịu.
- Không cho con hoạt động mạnh trước giờ ngủ.
- Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, khoảng trước 20 – 40 phút.
- Tạo những thói quen cho con biết đã đến giờ ngủ. Ví dụ như, kể chuyện, đọc sách cho con,..
- Tuân thủ quy tắc ăn-chơi-ngủ. Ăn: Cho bé ăn no – Chơi: Cho bé làm bất cứ điều gì con thích như dạo phố, chơi đồ chơi – Ngủ: Duy trì giờ giấc ngủ ngày và đêm
>> Mẹ xem thêm: Tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc có nên không?
4. Lưu ý khi tập cho bé ngủ xuyên đêm
Để việc áp dụng những cách dạy cho trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm đạt được hiệu quả mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Trong những ngày đầu của quá trình ngủ, trẻ có thể chưa quen và gặp khó khăn. Do đó mẹ hãy cùng bé trò chuyện đến khi trẻ đã sâu giấc thì hãy rời phòng.
- Nếu đã đến giờ đi ngủ mà bé vẫn còn muốn chơi mẹ hãy để con trên giường, kể chuyện và thực hiện các hoạt động trước ngủ để báo hiệu rằng đến giờ vào giấc.
- Nếu việc áp dụng các biện pháp trên không mang hiệu quả, trẻ vẫn thường xuyên giật mình, tỉnh giấc trong đêm mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì rất có thể con đang bị bệnh.
5. Trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý
Trường hợp mẹ đã áp dụng những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và xuyên đêm nhưng không hiệu quả. Lúc này rất có thể có liên quan đến bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý có thể bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh dễ khiến bé bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu,… vào ban đêm. Nếu bé khóc dữ dội đi kèm những dấu hiệu như hai chân xoắn lại với nhau, khóc lớn không dứt thì rất có thể con đang “khó ngủ” vì rối loạn tiêu hóa.
- Bé bị nghẹt mũi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi bị cảm thường xuất hiện nhiều vảy trong mũi. Chúng gây ra sự cản trở khiến trẻ luôn thấy khó thở, nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng và cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng khóc đêm.
- Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về hô hấp khiến trẻ thường bị khó chịu, buồn bực hay khóc quấy.
Quan trọng nhất là tìm ra cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn và giấc ngủ của con.