Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Khi mẹ bệnh, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và lượng kháng thể này sẽ đi vào sữa mẹ, góp phần ngừa bệnh cho bé. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi mẹ bị sốt có cho con bú được không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ tin rằng khi mình mắc bệnh, sữa mẹ sẽ tăng lượng kháng thể giúp con ngừa bệnh, do đó càng nên cho con bú. Vậy điều này có đúng và mẹ bị sốt có cho con bú được không? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Nhiều mẹ băn khoăn không biết mẹ bị sốt có cho con bú được không hay mẹ bị sốt có nên cho con bú. Phần lớn các trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể cho con bú khi bị sốt. 

Thực tế cho thấy, sốt thường không gây nguy cơ khi cho con bú mà điều đáng lo ngại là đường lây truyền của bệnh và thuốc mẹ uống để trị bệnh. Vì vậy, mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng đang cho con bú để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao?

Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở mẹ sau sinh. Bệnh do virus gây nên. Nguyên nhân là do mẹ vừa trải qua ca vượt cạn mất sức. Thêm nữa, mệt mỏi, thiếu ngủ vì phải thức khuya chăm con khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là điều kiện để các virus tấn công mẹ sau sinh. 

Vậy trường hợp này, mẹ bị sốt có cho con bú được không? Nếu mẹ sốt do cảm thì vẫn có thể cho con bú. Vì virus gây cảm không lây qua sữa mẹ. 

Song bệnh có thể lây cho em bé thông qua đường hô hấp, chẳng hạn như khi ho, hắt hơi. Do đó để đảm bảo an toàn, mẹ cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh như: 

– Đeo khẩu trang trong nhà.

– Rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

– Nhờ người thân giữ con, hạn chế tiếp xúc với bé nếu không cho con bú.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 

Đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao?

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Tắc tia sữa, viêm tuyến sữa cũng là nguyên nhân phổ biến gây sốt sau sinh. Vậy khi đó mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường sốt và thấy bầu ngực căng tức, đau, xuất hiện những cục cứng, gồ ghề. 

Nếu bị tắc tia sữa, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường vì sẽ giúp thông tia sữa và làm trống hoàn toàn bầu vú. Nhờ đó, tình trạng tắc tia sữa sẽ nhanh chóng cải thiện.

Nếu tắc tia sữa kéo dài sẽ dẫn đến viêm vú, áp xe vú, sữa có lẫn mủ. Trong trường hợp này, mẹ cần phải đi khám và chữa trị đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ có nên cho con bú không.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Viêm tuyến sữa có mủ, đừng cho con bú kẻo nguy mẹ ơi!

Mẹ sốt do mắc bệnh truyền nhiễm có nên cho con bú? (bệnh thủy đậu, viêm gan B, quai bị)

1. Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú?

Khi mắc bệnh thủy đậu, mẹ bị sốt có cho con bú được không? 

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc từ dịch các nốt mụn bị vỡ. Do đó, mẹ nên cẩn trọng khi cho con bú. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Chuyên gia giải thích mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú không?

2. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo các chuyên gia, trẻ sẽ bị lây bệnh thông qua sữa mẹ nếu đầu ti mẹ bị nứt, rạn hoặc chảy máu. 

Trẻ vẫn có thể bú mẹ khi người mẹ nhiễm viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B theo phác đồ sau:

  • Mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh, cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. 
  • Mũi 2 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3 tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.

Trẻ vẫn có thể bú mẹ khi người mẹ nhiễm viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B

Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, nhất là 24 giờ đầu sau sinh để giảm đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ.

3. Mẹ bị quai bị có nên cho con bú?

Mẹ đang cho con bú bị sốt phải làm sao? Theo các chuyên gia, mẹ bị quai bị vẫn có thể cho con bú bình thường. Vì sữa mẹ không có chứa virus gây quai bị. Mặc dù bệnh không lây qua sữa mẹ nhưng trẻ vẫn có thể nhiễm bệnh nếu hít hoặc tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus gây bệnh. 

Do đó, mẹ cần tuân thủ những biện pháp phòng lây nhiễm tương tự như trường hợp mẹ sốt do cảm nói trên.

Mẹ sốt do nhiễm Covid-19

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Theo WHO, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm lây nhiễm Covid-19. Do đó, WHO khuyến nghị vẫn nên tiếp tục cho con bú nếu mẹ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid.

Tuy nhiên, để an toàn cho bé, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn mẹ quy trình cho bé bú để tránh lây nhiễm. 

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cho con bú cần nhanh chóng tiêm ngừa để có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho em bé.

Mẹ sốt do nhiễm trùng hậu sản

Sốt sau sinh có thể liên quan đến nhiều căn bệnh nhiễm trùng hậu sản. Vậy lúc này, mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Theo các bác sĩ, nguồn sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh nhiễm khuẩn này. Nhưng trong trường hợp nhiễm trùng hậu sản, mẹ thường phải uống kháng sinh hoặc dùng kháng sinh đường tĩnh mạch kết hợp các biện pháp điều trị khác. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang cho con bú.

Lưu ý chung khi mẹ bị sốt không thể cho con bú

Việc gián đoạn cho con bú có thể dẫn đến giảm lượng sữa hoặc thậm chí mất sữa. Trong trường hợp này, mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho bé. Mẹ nên vắt ít nhất 8 lần 1 ngày hoặc khoảng cách không quá 6 tiếng giữa các lần. 

mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho b

Như vậy mẹ đã giải đáp được thắc mắc mẹ bị sốt có cho con bú được không. Khi mắc bệnh, mẹ nhớ áp dụng các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé nhé.

By Hương Lê

Hương Lê - trước khi là thành viên của gia đình MarryBaby, cô từng làm biên tập viên tại Sunflower Media, Phương Nam Book, Web Trẻ Thơ. Phụ trách viết bài cho hai chuyên mục Sau khi sinh và Sự phát triển của trẻ, cô mong muốn mang đến cho các mẹ những thông tin giá trị, chuẩn xác từ nhiều nguồn đáng tin cậy, được kiểm chứng bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa. Cùng với ban biên tập MarryBaby, cô luôn nỗ lực nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng Mẹ và Bé uy tín nhất Việt Nam, vì sức khỏe toàn diện của mẹ và sự phát triển lành mạnh, tối ưu của bé.

Cô chia sẻ: “Với tôi, làm mẹ là một hành trình đáng tự hào nhưng cũng đầy thử thách. Và tôi tự hào lây với những người mẹ khi đồng hành cùng họ trên hành trình sinh nở lẫn nuôi dạy con”.