Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cháo ngan cho bé nấu với rau gì ngon nhất? 8 công thức cho tiết

Thịt ngan có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt vịt. Vì lý do đó, mẹ nên nấu các món cháo ngan cho bé có nhiều dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần biết thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm thì phù hợp; để bé ăn có trải nghiệm ăn uống vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. 

1. Dinh dưỡng từ thịt ngan cho bé

Thịt ngan giàu chất xơ hơn cả thịt gà và thịt vịt; bởi vì ngan tiêu thụ nhiều cỏ hơn và nhiều thực vật khác ở dưới nước. Ăn nhiều cháo ngan sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm thiểu các bệnh tiêu chảy, táo bón.

Ngoài ra, ngan còn chứa một lượng lớn protein(1g/100g thịt); giúp bé xây dựng, hồi phục cơ bắp, thịt, da và máu. Thịt ngan cũng chứa nhiều sắt, giúp sinh ra, nuôi dưỡng và tái tạo nhiều hồng cầu máu.

Bên cạnh đó, trong thịt ngan còn chứa sắt(0,2mg), natri(16mg) và kẽm, canxi, photpho, vitamin B1, B2, E – những chất cần thiết cho sự phát triển xướng, tóc, da, dây thần kinh và hệ miễn dịch. 

dinh dưỡng từ thịt ngan
Dinh dưỡng từ thịt ngan cho bé

2. Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Thịt ngan có tính hàn, lạnh. Để cân bằng tính lại tính hàn của thịt ngan, mẹ nên nấu cháo thịt ngan với các loại rau củ có tính nóng cho bé. Các loại rau củ có tính nóng có thể bao gồm rau ngót, rau lang, khoai tây, khoai sọ, đậu xanh, bí đỏ, khoai tây, hạt sen…

[key-takeaways title=”Bé mấy tháng ăn được thịt ngan?”]

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được thịt ngan. Tuy nhiên, do ngan có tính hàn. Mẹ nên cho bé ăn với lượng vừa phải để tránh mắc các bệnh về tiêu hóa. 

[/key-takeaways]

3. Cách nấu cháo thịt ngan bổ dưỡng cho bé ăn dặm

3.1 Cháo thịt ngan nấu khoai sọ cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan đùi: 50g.
  • Khoai sọ: 30g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Gia vị cho bé.
  • Dầu ăn dặm và hành.

Cách nấu cháo thịt ngan khoai sọ:

  • Bước 1: Ngâm vo gạo, khoai sọ gọt sạch ngâm muối rồi thái miếng nhỏ, có thể luộc rồi dùng thìa tán nhuyễn. 
  • Bước 2: Thịt ngan sơ chế với muối tinh để khử mùi hôi. 
  • Bước 3: Bắt bếp ninh thịt ngan với cháo đến khi nhừ, thêm khoai sọ vào nấu đến khi sôi thì giảm lửa. 
  • Bước 4: Khi cháo sôi nhẹ thì thêm gia vị, hành tuỳ từng bé, rồi múc ra bát dùng.

cháo ngan khoai sọ

[key-takeaways title=”Lưu ý”]

Đối với trẻ dưới 12 tháng, mẹ không được cho bé ăn các loại gia vị. Để món ăn không bị tanh, hãy cho bé ăn trước khi cháo nguội.

[/key-takeaways]

3.2 Cháo thịt ngan nấu khoai tây cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt đùi ngan: 50g.
  • Khoai tây: 30g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan khoai tây cho bé

  • Bước 1: Gạo vo kỹ rồi ngâm nước chừng 15 phút, khoai tây gọt vỏ ngâm với muối tinh rồi luộc chín. 
  • Bước 2: Sau đó, vớt khoai và dùng thìa tán nhuyễn hoặc nghiền bằng máy xay.
  • Bước 3: Cho đùi ngan và gạo vào nồi nấu chín cho đến khi thịt nhừ thì thêm khoai tây ninh tiếp. 
  • Bước 4: Nồi cháo ngan sôi thì giảm lửa tránh khê cháo, thêm gia vị và hành lá là có thể cho bé thưởng thức được.

cháo ngan khoai tây cho bé

3.3 Cháo thịt ngan nấu đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Thịt ức ngan: 50g.
  • Đậu xanh: 40g.
  • Gạo tẻ: 30g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan đậu xanh cho bé:

  • Bước 1: Gạo vo kỹ rồi ngâm với nước sạch khoảng 30 phút. Thịt ngan sơ chế với muối tinh rồi để ráo nước. Đỗ xanh vo qua rồi ngâm nước.
  • Bước 2: Bắt đầu ninh đỗ, đùi ngan đến khi thì cho gạo vào nấu cháo. Bạn có thể để thịt ngan ninh cùng hoặc vớt ra tách bỏ phần da, xay nhuyễn thịt cho bé dễ nuốt.
  • Bước 3: Nêm gia vị phù hợp với bé (trên 1 tuổi) rồi múc ra bát thưởng thức.

ngan nấu đậu xanh

[inline_article id=256693]

3.4 Cháo ngan nấu với rau ngót 

Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với rau ngót chính là một cực phẩm.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan tươi: 50g.
  • Rau ngót: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Dầu ăn dặm sơ sinh: ½ thìa cà phê.
  • Hạt nêm ăn dặm: ½ thìa cà phê.

Cách nấu cháo thịt ngan rau ngót ngon cho bé:

  • Bước 1: Tuốt lá rau ngót, rửa sạch. Sau đó cho rau ngót và khoảng 10ml nước vào máy xay xay nhuyễn. 
  • Bước 2: Thịt ngan mua về mẹ rửa sạch, thấm thật khô rồi tiến hành băm hoặc xay nhỏ.
  • Bước 3: Vo gạo, thêm 150ml nước vào để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu sôi, mẹ cho thêm thịt ngan và rau ngót xay vào, nêm thêm hạt nêm ăn dặm và khuấy nhẹ nhàng để cháo chín đều, không bị nát.
  • Bước 3: Nấu sôi cháo khoảng 5 phút. Khi thấy cháo đã bắt đầu sánh đặc và nhuyễn mịn thì nhanh tay cho thêm dầu ăn dặm cho bé. Mẹ khuấy đều và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt ngan ra cho bé thưởng thức. Có thể thêm ít tiêu, ngò để tăng thêm hương vị. 
cháo ngan nấu rau ngót
Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với rau ngót chính là một cực phẩm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm, bí kíp cho mẹ tha hồ biến tấu

3.5 Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô

Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô chắc chắn sẽ giúp bé ăn ngon miệng.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan tươi: 50g.
  • Nấm đông cô: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Dầu ăn dặm sơ sinh: ½ thìa cà phê.
  • Hạt nêm ăn dặm, tiêu, tỏi.

Cách nấu cháo thịt ngan nấm đông cô thơm ngon:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt ngan, bóc thành từng miếng. Cho ngan vào nồi nước sôi để chần qua thịt ngan để loại bỏ máu sau khi nước sôi.
  • Bước 2: Gạo sau khi đã ngâm nước trong 1 tiếng đồng hồ, thì mẹ có thể sử dụng để nấu cháo. 
  • Bước 3: Bắt bếp, cho dầu ăn vào chảo. Cho thêm tỏi vào đợi khoảng 2 phút thì cho tiếp thịt ngan và nấm vào vào. Xào đều tay khoảng 10 phút thì cho 2 chén nước vào. Nếu bé còn nhỏ thì có thể đem đi xay thịt ngan, nấm trước khi cho nước vào. 
  • Bước 4: Đợi khoảng 5 phút thì cho gạo vào nấu cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi cháo sôi, múc cháo ra tô, rắc thêm ít tiêu và đúc bé ăn. 
ăn dặm ngan nấm đông cô
Cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo thịt ngan nấu với nấm đông cô chắc chắn sẽ giúp bé ăn ngon miệng.

3.6 Cháo thịt ngan hạt sen và đậu que cho bé

Nguyên liệu:

  • Thịt ức ngan: 60g.
  • Hạt sen: 30g.
  • Đậu que: 30g.
  • Gạo tẻ: 50g.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn dặm cho bé.
  • Các loại gia vị phù hợp độ tuổi của bé.

Cách nấu cháo thịt ngan hạt sen và đậu que ngon cho bé:

  • Bước 1: Gạo tẻ vo kỹ, ngâm với nước trong khoảng 15 phút để hạt gạo nở đều. Thịt ngan rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn. 
  • Bước 2: Đậu que và hạt sen rửa sạch, luộc chín và cho vào xay nhuyễn. Đối với hạt sen khô, mẹ nên ngâm khoảng 45 phút trước khi nấu để hạt sen nở đều.
  • Bước 3: Cho nước vào nồi nấu rồi cho gạo vào nấu cháo. 
  • Bước 4: Cho đậu que, gạo và thịt ngan vào nồi, khuấy đều cho thịt đỡ vón cục. Nấu trên lửa vừa cho tới khi thịt mềm đều thì thêm phần hạt sen đã xay nhuyễn vào.
  • Bước 5: Trộn đều và đợi đến khi cháo ngan sôi bồng lên thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. Cho thêm một chút dầu ăn vào cháo là mẹ có thể cho bé thưởng thức ngay.

cháo ngan cho bé

>> Mẹ xem thêm: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.7 Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé 

Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé vừa ngon miệng lại vừa ngon mắt.

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan: 50g.
  • Củ dền: 50g.
  • Gạo tẻ: 40g.
  • Nước ấm: 170ml.
  • Dầu ăn dặm: 1/2 muỗng cà phê.

Cách nấu cháo thịt ngan củ dền:

  • Bước 1: Củ dền mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó mẹ đem củ dền đi hấp chín và xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt ngan mẹ làm sạch, thấm khô, rồi mang băm nhỏ mịn. Mẹ băm càng nhỏ mịn, con càng dễ tiêu hóa, tránh tình trạng chớ hóc. 
  • Bước 3: Mẹ vo gạo, thêm vào 170ml để nấu cháo. Khi cháo bắt đầu sôi, mẹ thêm của dền xay và thịt ngan vào trộn đều.
  • Bước 4: Mẹ tiếp tục khuấy nhẹ đến khi cháo sôi lăn tăn, có độ sánh nhẹ. Cuối cùng, mẹ thêm ½ muỗng cà phê dầu ăn dặm vào là hoàn thành món cháo ngan củ dền cho bé bổ mắt.
cháo ngan củ dền
Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Cháo ngan nấu với củ dền cho bé

[inline_article id=175332]

3.8 Thịt ngan nấu với rau gì cho bé ăn dặm? Nui thịt ngan nấu với cà rốt, đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Thịt ngan: 50g.
  • Nui loại nhỏ: 50g.
  • Cà rốt: ½ củ.
  • ít đậu Hà Lan.
  • Gia vị cho bé.

Cách nấu nui thịt ngan cho bé:

  • Bước 1: Băm nhỏ thịt ngan (xé sợi), xắt cà rốt hạt lựu.
  • Bước 2: Đổ 500ml nước vào nồi, cho cà rốt, đậu Hà Lan, nui vào nấu chín tới. Thêm thịt ngan đã băm nhỏ vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Cho thêm 1 chút dầu oliu và nêm gia vị cho bé.

nui thịt ngan

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách nấu các món nui cho bé ăn dặm 6-12 tháng bổ dưỡng, ngon miệng

4. Lưu ý khi nấu cháo thịt ngan cho bé

Khi nấu cháo ngan cho bé, mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Mẹ mua thịt ngan ở những địa chỉ uy tín.
  • Cho bé ăn dặm từ từ, không thúc ép, la mắng bé.
  • Vệ sinh tay và miệng của bé thật sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Tránh cho bé ăn khi đang bị bệnh, ho, sốt, cảm lạnh,… vì bệnh có thể nặng thêm.

[inline_article id=261105]

Trên đây là 8 món ăn từ ngan cho bé ăn dặm. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách nấu cháo ngan cho bé cũng như biết cháo thịt ngan nấu với rau gì cho bé thì hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Top 10 loại kem trị hăm cho bé được nhiều mẹ tin dùng nhất năm 2023

Hiểu được tâm lý đó, Marrybaby chia sẻ cho mẹ 10 loại kem trị hăm cho bé (và trẻ sơ sinh) được cộng đồng mẹ bỉm tại Việt Nam tin dùng.

1. Tại sao cần dùng kem thuốc trị hăm cho bé?

Hăm da hay còn gọi là hăm tã là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do: bé mặc tã quá chật; thời gian mặc tã lâu; cũng như cha mẹ không thay tã thường xuyên cho con. 

Chính vì thế, để điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sẽ cần đến sự hỗ trợ của các loại kem thuốc trị hăm cho bé. Và để chọn được loại kem trị hăm tốt cho bé; mẹ cần chọn những loại theo các tiêu chí sau đây.

2. Cách chọn kem thuốc trị hăm cho bé

Thành phần kem trị hăm cho bé từ tự nhiên: Ví dụ như sáp ong; chiết xuất hoa cúc; các loại tinh dầu hoa; mỡ cừu; vitamin E; kẽm oxyd; panthenol, v.v. Mkhông nên chọn kem trị hăm cho trẻ sơ sinh có chứa thành phần corticoid. Mặc dù corticoid giúp điều trị hăm nhanh hơn; nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Chọn loại kem phù hợp với túi tiền của gia đình: hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm tã với các mức giá đa dạng; từ mức trung bình đến cao. Do đó, mẹ có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm có giá phù hợp túi tiền và hiệu quả cho bé cưng nhà mình.

3. Kem trị hăm, chống hăm cho bé loại nào tốt? Review 10 loại kem chống hăm, trị hăm cho bé hiệu quả

3.1  Kem trị hăm cho bé Chicco 100ml (Ý)

Chicco

Giới thiệu:

Kem trị hăm cho bé Chicco 100ml là sản phẩm được sản xuất tại Ý. Với 3 công dụng chính đó là chống hăm, ngừa tái hăm và dưỡng da cho bé hiệu quả. 

Sản phẩm có chứa vitamin E và tinh dầu hạt bơ giúp cân bằng độ ẩm; tạo lớp bảo vệ an toàn; chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn hăm. Ngoài ra, kẽm oxide giúp săn da, liền vùng da bị tổn thương và panthenol kích thích quá trình tái tạo và phục hồi da.

Đặc điểm thành phần:

Vitamin E, tinh dầu bơ hạt mỡ, kẽm oxit và panthenol, caprylyl glycol. 

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh chóng.
  • Không chứa cồn và chất tạo màu.
  • Sản phẩm 3 trong 1: Chống hăm, trị hăm và dưỡng da hiệu quả.
  • Không hương liệu, không paraben, không gây kích ứng, dị ứng da.

Nhược điểm: 

  • Phải bôi lớp dày, dễ gây bí da.
  • Giá thành cao.

Cách dùng:

  • Mẹ bôi kem nhẹ nhàng lên các vùng da thường bị hăm như: vùng mang tã và cổ, các vùng nếp gấp cơ thể; và các vùng đang bị hăm da.
  • Nếu bôi kem để trị hăm, các mẹ cần tiến hành bôi dày hơn và cần lặp lại nhiều lần trong ngày. 

Giá tham khảo: 260.000 VNĐ / tuýp 100ml.

[affiliate-product id=”320359″ sku=”312827ID728″ title=”Kem Chống Hăm Chicco” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.2 Kem Bubchen chuyên trị hăm cho bé

Bubchen

Giới thiệu:

Đây là mẫu kem hăm được nhiều bà mẹ tin dùng cho bé trong mùa đông này với chất liệu tự nhiên hương hoa cúc với giá thành tiết kiệm,an toàn cho bé, được nhập khẩu từ Đức. Được các bà mẹ chuyên gia khuyên dùng. Với 2 dung tích 20ml và 150ml.

Đặc điểm thành phần:

Panthenol, sáp ong và hoa cúc. 

Ưu điểm:

  • Làm dịu nhanh các vết mẩn đỏ, giảm cảm giác ngứa.
  • Dưỡng da, giúp da khô thoáng và mềm mịn, trắng sáng.
  • Mùi thơm dễ chịu và bay hơi nhanh, không nhờn rít, không cần rửa. 

Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp để trị hăm nhẹ và thành phần sáp ong đôi khi không phù hợp với những làn da nhạy cảm.

Cách dùng:

  • Vệ sinh sạch vùng da đang bị hăm tã. 
  • Thoa kem trị hăm cho bé trực tiếp lên da và và xoa đều. 
  • Mặc tã cho bé mà không cần rửa lại với nước.

Giá tham khảo: 160.000đ – 220.000 VNĐ / hộp 150ml.

>> Bệnh lý liên quan: Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh hiệu quả cho bé ngủ ngon bú khỏe

3.3 Kem chống hăm Desitin (tuýp màu xanh)

Kem chống hăm Desitin (tuýp màu xanh)
Kem chống hăm Desitin (tuýp màu xanh)

Giới thiệu

Kem trị hăm cho trẻ sơ sinh Desitin là một sản phẩm đến từ Mỹ, có chứa vitamin E và lô hội giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết hăm tã của bé. Thành phần của kem hoàn toàn lành tính, không gây dị ứng và được các bác sĩ nhi khoa Mỹ kiểm nghiệm.

Desitin màu xanh có tác dụng ngăn ngừa và chống hăm tã, đồng thời cung cấp dưỡng ẩm và làm mềm da.

Đặc điểm thành phần:

Tùy theo màu mà sản phẩm sẽ có thành phần khác nhau. Hiện nay, dòng sản phẩm kem trị hăm cho bé hiệu Desitin có 3 màu là xanh, tím, vàng. Trong đó, tuýp màu xanh cũng dùng để trị hăm da với thành phần như kẽm oxit; dầu khoáng; sáp ong; và chiết xuất lô hội.

Ưu điểm:

  • Thành phần từ tự nhiên, nên rất an toàn.
  • Có thể dùng được cho người lớn và trẻ em.
  • Có thể dùng cả cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Lớp kem mịn màng, dễ bôi và thấm hút vào da.

Nhược điểm:

  • Chỉ giúp ngăn ngừa, điều trị cần dùng loại có hoạt chất mạnh hơn.
  • Kem có độ trơn và nhờn dính cao, dễ dính trên da và quần áo khó để vệ sinh.

Cách dùng:

Vệ sinh và đợi cho vùng da của bé được khô thoáng. Sau đó mẹ dùng một lượng vừa đủ để thao lên da bé. Và mẹ nhớ là thoa chậm; và dùng các ngón tay vỗ nhẹ lên da để kem thấm nhanh.

Giá tham khảo: 170.000 – 200.000 VNĐ / tuýp.

[affiliate-product id=”320362″ sku=”312827ID731″ title=”Kem Chống Hăm Desitin” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

>> Cha mẹ nên đọc: Vì sao các bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

3.4 Kem chống hăm Sudocrem

Sudocream
Kem trị hăm Sudocrem

Giới thiệu:

Kem trị hăm Sudocrem là sản phẩm kem thuốc bôi trị hăm cho bé có xuất xứ tại Úc. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn; các loại nấm gây hăm da; và đồng thời kích thích tái tạo da và giúp da mau hồi phục.

Đặc điểm thành phần: 

Ưu điểm:

  • Có tính chống nước.
  • Không chứa corticoid, paraben và cồn.
  • Thành phần lành tính, an toàn cho làn da bé
  • Không mùi hương, kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh.
  • Chữa được vết muỗi đốt và vết côn trùng cắn.

Nhược điểm:

  • Khó vệ sinh do kem có tính chống nước
  • Trơn nhờn, dễ bám dính trên da và quần áo
  • Khả năng cải thiện tổn thương trên da chưa thật sự hiệu quả

Cách dùng: 

Các mẹ rửa sạch và lau khô da cho bé rồi thoa một lớp kem mỏng. Lưu ý nên dùng Sudocrem thường xuyên kể cả khi da đã lành và phục hồi.

Giá tham khảo: 120.000 VNĐ / tuýp.

[affiliate-product id=”320360″ sku=”312827ID729″ title=”Kem Chống Hăm Đa Năng Sudocrem” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

3.5 Kem chống hăm Bepanthen

Bepanthen
Kem trị hăm da Bepanthen

Giới thiệu:

Kem trị hăm cao cấp dành cho em bé hiệu Bepanthen là kem trị hăm đến từ Công ty Bayer (Đức). Được chứng nhận an toàn trên da bé, thế nên sản phẩm rất được các mẹ bỉm mua và dùng.

Kem trị hăm cho bé của Đức Bepanthen có công dụng điều trị giảm triệu chứng hăm như khô da, viêm da, ngứa, dị ứng đồng thời giữ ẩm, nâng cao sức đề kháng cho da.

Đặc điểm thành phần:

Dexpanthenol 5% (tiền Vitamin B5); mỡ cừu; sáp ong trắng; dầu hạnh đào, paraffin lỏng, cùng với các thành phần tự nhiên lành tính khác.

Ưu điểm:

  • Mùi thơm dễ chịu.
  • Chữa hăm hiệu quả.
  • Có thể dùng làm mát và sát khuẩn vùng da bỏng ngay lập tức.
  • Trị được hầu hết các bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ như hăm da, viêm da, mẩn ngứa,…
  • Cung cấp độ ẩm và một số vitamin thiết yếu cho da, tăng cường bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh.

Nhược điểm:

  • Có thể chất đặc dính, dễ dính trên quần áo và khó để vệ sinh. 
  • Vỏ tuýp kem dạng cứng nên có thể bóp ra nhiều kem dùng không hết.

Cách dùng:

Bôi một lượng vừa đủ kem chống hăm Bepanthen vào vùng da bị hăm hay vùng da bị tổn thương của bé sau đó mẹ dùng các ngón tay và lòng bàn tay massage nhẹ nhàng. Đặc biệt, nên bôi sau khi bé đi vệ sinh; hoặc sau mỗi lần thay tã bỉm cho bé để tăng cao hiệu quả.

Giá tham khảo: 83.500 VNĐ / tuýp.

[affiliate-product id=”320358″ sku=”312827ID727″ title=”Kem Chống Hăm Bepanthen” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

3.6 Kem trị hăm Penaten

Giới thiệu:

Penaten là kem trị hăm cao cấp dành cho bé đến từ Đức, được chứng nhận an toàn và được nhiều người trên thế giới tin dùng. Thành phần của kem có chứa mỡ cừu giúp giữ ẩm cho da, kết hợp với oxyd kẽm có tác dụng kháng viêm và panthenol giúp tái tạo làn da non của bé.

Kem trị hăm Penaten giúp đẩy lùi các tác nhân gây hại cho da bé như nước tiểu, phân, mồ hôi…giúp bé giảm khả năng bị hăm tã. Kem giúp giảm ngứa rát, mẩn đỏ giúp bé dễ chịu hơn, thuận tiện trong việc sinh hoạt và vui chơi.

Đặc điểm thành phần:

Các thành phần lành tính tương tự những sản phẩm trên.

Ưu điểm:

  • Kem thấm nhanh vào da.
  • Thành phần lành tính, an toàn.
  • Kem tạo lớp màng trên da, giúp chống các tác nhân gây kích ứng da bé.

Nhược điểm:

  • Dạng mỡ gây dính da, trơn nhờn.
  • Dễ hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách.

Giá tham khảo: 180.000 – 200.000 VNĐ / tuýp

3.7 Kem trị hăm, chống hăm A-Derma Primalba

Kem trị hăm da A-Derma
Kem trị hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt – Kem trị hăm da A-Derma

Giới thiệu:

Kem trị và chống hăm cho bé A-Derma Primalba 100ml là một sản phẩm đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm của Pháp – A-Derma. Kem có tác dụng làm mềm và dịu da; ức chế những tác động gây kích ứng da.

Đặc điểm thành phần:

Chiết xuất yến mạch Rhealba; đồng sulphate; kẽm oxid; và các thành phần lành tính khác.

Ưu điểm:

  • Không chứa paraben, không cồn.
  • Thành phần dịu nhẹ với làn da của bé.
  • Không bết dính, không để lại vết trắng, dễ vệ sinh.
  • 96% thành phần có nguồn gốc tự nhiên, không chất tạo mùi.

Nhược điểm:

  • Tuýp kem dễ trào ra nhanh nên khó lấy đúng lượng kem cần bôi.

Giá tham khảo: 250.000 VNĐ / tuýp.

3.8 Kem trị hăm Mustela

Giới thiệu:

Kem trị hăm Mustela – 123 Vitamin Barrier Cream là một sản phẩm 3 trong 1 giúp ngăn ngừa hăm tã và phục hồi làn da của trẻ mỗi lần thay tã. Kem trị hăm cho bé Mustela có tác dụng làm dịu cho làn da kích ứng và ửng đỏ ngay từ lần đầu tiên sử dụng, đồng thời dưỡng da vùng mặc tã.

Đặc điểm thành phần:

Alcacea Oxeoline giúp làm dịu da; Avocado Perseose dùng bảo vệ vùng da mặc tã của con; và kẽm Oxide.

Ưu điểm:

  • Không mùi hương.
  • Không gây dị ứng da.
  • Có hiệu quả ngay lần đầu sử dụng.
  • Không chứa Paraben, Phthalate và Phenoxyethanol.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao

Giá tham khảo: 250.000 – 290.000 VNĐ / tuýp.

3.9 Kem trị hăm Aquaphor Baby Healing Ointment

Kem trị hăm da Aquahor
Kem thuốc trị hăm da cho bé Aquaphor

Giới thiệu:

Kem trị hăm cho bé Aquaphor Baby Healing Ointment là một sản phẩm trị hăm nổi tiếng của Mỹ, giúp điều trị và ngăn ngừa hăm tã. 

Đặc điểm thành phần:

Thành phần chính trong kem trị hăm cho bé bao gồm: Petrolatum giúp giữ ẩm xuất sắc cho làn da; Lanolin giúp giữ ẩm, làm mềm, dịu da bị kích ứng, đỏ rát; và Bisabolol chiết xuất từ hoa cúc la mã, có tác dụng chống khuẩn, chống sưng tấy và kích ứng.

Ưu điểm:

  • Công thức dịu nhẹ, an toàn cho làn da bé.
  • Không mùi và không chất bảo quản.
  • Giảm hăm tã trong 6 giờ.

Nhược điểm:

  • Dạng mỡ nên dính người và trơn nhớt.

Giá tham khảo: 480.000 – 550.000 VNĐ / lọ 396g

[affiliate-product id=”320361″ sku=”312827ID730″ title=”Kem Chống Hăm Aquaphor” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Vệ sinh vùng kín bé gái đúng cách để hạn chế hăm tã

3.10 Kem trị hăm cho bé Ceradan Diaper 50g

Ceradan
Kem trị hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt – Thuốc trị hăm da cho bé Ceradan 50g

Giới thiệu:

Kem chống hăm da Ceradan Diaper 50g là sản phẩm của công ty dược phẩm HYPHENS PHARMA PTE.LTD đến từ Singapore.

Đặc điểm thành phần:

Trong sản phẩm có chứa oxit kẽm giúp tạo lớp màng bảo vệ da, octenidine hydrochloride giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm, các lipid sinh lý giúp phục hồi hàng rào da bị phá hủy.

Ưu điểm:

  • Không chất tạo mùi, không chất tạo màu.
  • Không gây kích ứng da.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.

Giá tham khảo: 350.000 VNĐ / tuýp 50g.

Ngoài 10 loại kem trị hăm cho trẻ sơ sinh đã gợi ý ở trên, mẹ tham khảo thêm danh sách các loại kem khác tại đây nhé.

[key-takeaways title=”Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?”]

  1. Kem trị hăm Penaten.
  2. Kem trị hăm Mustela.
  3. Kem chống hăm A+D.
  4. Kem chống hăm Sudo.
  5. Kem chống hăm Sudocream.
  6. Kem chống hăm Bepanthen.
  7. Kem trị hăm cho bé Chicco 100ml (Ý).
  8. Kem Bubchen chuyên trị hăm cho bé.
  9. Kem chống hăm Johnson’s baby.
  10. Kem trị hăm cho bé Ceradan Diaper 50g.
  11. Kem chống hăm Desitin (tuýp màu xanh).
  12. Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh Cetaphil.
  13. Kem trị hăm Aquaphor Baby Healing Ointment.
  14. Kem trị hăm, chống hăm A-Derma Primalba.
  15. Kem trị hăm Baby Sebamed Diaper Rash Cream.

[/key-takeaways]

Tóm lại, tình trạng bé bị hăm da sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, các loại kem trị hăm dành cho bé ở trên có thể giúp cha mẹ yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con yêu của cha mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 cách nấu cháo sò điệp cho bé ấm bụng và có nhiều dinh dưỡng

Vậy cháo cồi sò có thể nấu rau gì cho bé thì hợp? Phải nấu cháo sò điệp cho bé như thế nào để thơm ngon, bé ăn không ngừng nghỉ. Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!

1. Lợi ích từ cháo sò điệp cho trẻ

Theo Trung tâm Dữ liệu Thực phẩm của Hoa Kỳ, sò điệp có chứa omega-3, kali, sắt, phốt pho, vitamin B12. Chính vì thế, cồi sò điệp sẽ giúp bé phát triển trí thông minh, tăng trí nhớ. Sò điệp cũng chứa chất chống oxy hóa, giúp bé chống lại nhiều bệnh tật.

Hơn nữa, sò điệp hỗ trợ phát triển tim mạch. Protein trong sò điệp cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bé hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, ăn sò điệp sẽ hạn chế tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em.

[key-takeaways title=”Bé mấy tháng ăn được cồi sò điệp?”]

Bé từ 6 tháng tuổi có thể ăn được cồi sò điệp tươi, và nấu chín (không phải dạng sò điệp đóng hộp hoặc làm sẵn); cũng như bé có thể ăn cháo cồi sò điệp.

[/key-takeaways]

Với quá nhiều lợi ích mà sò điệp mang lại, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào nấu cháo sò điệp ngay cho bé đi nào!

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

2. Cháo sò điệp nấu với rau gì cho bé?

Sò điệp khá kén rau đi kèm. Chính vì thế, mẹ nên cân nhắc kỹ vấn đề cháo sò điệp nấu với rau gì để cho bé ăn ngon miệng. 

Một số loại rau củ quả có thể nấu cùng với cháo cồi sò điều cho bé bao gồm như cà chua, rau bina, cải bó xôi, nấm rơm, nấm hương, măng tây, hạt sen, khoai tây, bí đỏ, ngô hạt. Các loại rau củ này sẽ làm dậy mùi các món cháo của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15 công thức dễ làm

3. Các món cháo cồi sò điệp cho bé bổ dưỡng và ấm bụng

3.1 Cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

cháo sò điệp nguyên bản cho bé

Nguyên liệu

  • 3 tép tỏi.
  • 100g gạo.
  • Vài lát gừng.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • 4 nhánh hành lá.
  • 300g cồi sò điệp.
  • Muối, đường, tiêu.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Ngâm cồi sò điệp trong nước ấm khoảng 5 phút để loại bỏ đất cát. Vớt ra rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn với bé.   
  • Bước 2: Rang gạo chảo. Cho gạo đã rang vào nồi với 400ml nước để nấu cháo. 
  • Bước 3: Trong lúc cháo đang nấu, bắt bếp khác rồi cho dầu ăn vào chảo. Cho tỏi băm nhuyễn, gừng vào khoảng 1 phút đảo đều rồi cho cồi sò điệp vào. Đảo đều từ 8-10 phút rồi tắt bếp. Nêm nếm thêm muối, đường.
  • Bước 4: Khi cháo nấu được 20 phút thì cho cồi sò điệp vào. Nêm nếm thêm lần nữa rồi chờ thêm 5-10 phút để tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hành đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi đúc bé ăn. 

Ngoài cháo sò điệp, cháo hàu cũng cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho bé

3.2 Cháo cồi sò điệp nấm rơm cho bé

sò điệp nấu cháo
Cháo sò điệp nấm rơm siêu ngon

Nguyên liệu

  • 100g gạo.
  • 30g lá hẹ.
  • 30g nấm rơm.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • 300g cồi sò điệp.
  • Muối, đường, tiêu.
  • 3 củ hành tím cắt lát.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nấm rơm cho bé

  • Bước 1: Ngâm, rửa sạch và cắt nhỏ sò điệp như cách nấu cháo sò điệp trên. 
  • Bước 2: Cho sò điệp 1/2 phần hành tím cắt lát, 1/3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh dầu ăn vào tô và ướp khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch nấm rơm rồi cắt làm 4. Hẹ cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, cắt nhỏ.
  • Bước 4: Vo gạo. Bắt nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước, gạo vừa vo và tiến hành nấu cho gạo nở mềm. 
  • Bước 5: Bắt chảo lên bếp, cho vào chảo dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho phần hành tím còn lại vào phi thơm. Sau đó, cho sò điệp và nấm rơm vào xào đến khi thịt sò săn lại thì tắt bếp.
  • Bước 6: Khi cháo nấu được 20 phút thì cho cồi sò điệp vào. Nêm nếm thêm lần nữa rồi chờ thêm 5-10 phút để tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hẹ đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi cho bé ăn.

3.3 Cháo cồi sò điệp gạo lứt hạt sen cho bé

sò điệp hạt sen

Nguyên liệu

  • 50g hạt sen.
  • 100g gạo lứt
  • 300g cồi sò điệp.
  • 300g xương gà (*).
  • 5 lát gừng.
  • 1 củ hành tím.
  • 2 nhánh ngò rí.
  • 2 nhánh hành lá.
  • 1 muỗng cà phê dầu mè.
  • 2 muỗng canh rượu trắng. 
  • 1 muỗng cà phê dường phèn + 1 muỗng dầu ăn.

(*) Trong trường hợp không mua được xương gà, mẹ có thể mua phần thịt gà có dính nhiều xương rồi lọc ra

Cách nấu cháo cồi sò điệp gạo lứt hạt sen cho bé

  • Bước 1: Cồi sò điệp sau khi rửa sạch cho vào chén cùng với 1/3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh rượu trắng, một ít nước. Sau đó rửa thật sạch với nước. Rửa cùng rượu trắng sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của sò điệp.  
  • Bước 2: Đổ nước sôi để trụng xương gà nhằm loại bỏ chất bẩn. Sau đó, nấu một nồi nước đợi sôi rồi cho xương gà và hạt sen rửa sạch vào. 
  • Bước 3: Sau 20 phút, mẹ cho gạo lứt vào và nấu cho đến khi gạo lứt nở mềm.
  • Bước 4: Bắt 1 cái chảo cho dầu mè với tỏi gừng vào phi thơm. Cho cồi sò điệp vào xào chung. Sau khi chín cho sò điệp vào nồi cháo. Nêm nếm gia vị. Chờ 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Cho hành lá đã cắt vào nồi cháo. Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi đúc bé ăn.

>> Mẹ có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.4 Cháo cồi sò điệp bào ngư cho bé

sò điệp và bào ngư

Nguyên liệu

  • 300g xương heo
  • 1/2 chén gạo
  • 300g bào ngư tách vỏ
  • 200g cồi sò điệp
  • Hành lá và ngò rí, hai tép hành tím
  • Giá đỗ
  • Hạt nêm, tiêu, đường, nước mắm, ớt 

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Xương heo mua về chặt khúc nhỏ vừa ăn rồi rửa sạch để ráo. Sau đó mẹ luộc sơ một lần với nước, để cho thịt sạch.
  • Bước 2: Lấy xương heo hầm với 600ml nước. Canh nước sôi thì vớt bọt bớt lửa, để cho xương hầm mềm rồi vo phần gạo nấu cháo. Phần nước và gạo mẹ gia giảm theo sở thích.
  • Bước 3: Gạo vo sạch rồi bỏ vào nồi nước xương hầm. Nấu đến khi gạo nở mềm, tiếp tục vớt bọt để lửa nhỏ liu riu
  • Bước 4: Phần thịt bào ngư thì rửa sạch để ráo và cắt hạt lựu. Cồi sò điệp nếu to thì mẹ cắt nhỏ lại một chút.
  • Bước 5: Hành lá ngò rí rửa sạch và cắt nhỏ. Thái mỏng củ hành tím để phi lên cho thơm vàng. Sau đó cho phần thịt bào ngư và cồi sò điệp vào xào sơ cho săn lại
  • Bước 6: Cho hỗn hợp bào ngư và sò điệp vào nồi cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
  • Bước 7: Khi cháo cồi sò điệp chín thì tắt bếp rồi múc ra tô kèm với giá sống, một ít tiêu và hành lá rồi cho bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn nhiều chóng lớn

3.5 Cháo sò điệp cá hồi măng tây

cháo sò điệp măng tây cho bé
Cháo sò điệp cá hồi măng tây cho bé

Nguyên liệu

  • 100g gạo.
  • 100g cá hồi.
  • 300g măng tây.
  • 200g cồi sò điệp.
  • 3 tép tỏi + 2 muỗng bơ thực vật.
  • Gia vị bao gồm: muối, đường, tiêu.

Cách nấu cháo cồi sò điệp nguyên bản cho bé

  • Bước 1: Ngâm cồi sò điệp trong nước ấm khoảng 5 phút để loại bỏ đất cát. Vớt ra rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn. Măng tây rửa sạch, bỏ phần già rồi cắt khúc nhỏ.
  • Bước 2: Bắt bếp đợi chảo nóng rồi cho bơ vào. Cho tỏi băm nhuyễn vào phi thơm. Cho sò điệp và măng tây vào xào khoảng 15 phút. 
  • Bước 3: Vo gạo. Bắt nồi lên bếp, cho vào nồi 400ml nước, gạo vừa vo và tiến hành nấu cho gạo nở mềm. Nấu được 15 phút thì cho cá hồi cắt nhỏ vào. 
  • Bước 4: Sau khi cháo sôi thì cho sò điệp xào măng tây vào nồi. Nêm nếm muối đường cho hợp khẩu vị. Đợi cháo sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Bước 5: Múc cháo cồi sò điệp ra bát, có thể rắc thêm ít tiêu rồi cho bé ăn.

[inline_article id=254500]

4. Lưu ý khi cho bé ăn sò điệp

Theo khuyến cáo từ Mayo Clinic, sò điệp thuộc nhóm thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Do đó, mẹ cần cho bé ăn thử một ít; và theo dõi phản ứng của bé sau khi ăn. Nếu bé không có phản ứng với sò điệp; mẹ có thể tăng dần liều lượng sò trong cháo của bé theo thời gian.

Hơn nữa, Cục An toàn Thực phẩm Hồng Kông cũng lưu ý rằng:

  • Mẹ cần mua sò điệp từ nơi bán hàng đáng tin cậy.
  • Chà và làm sạch vỏ trước khi nấu cháo sò điệp cho bé.
  • Nấu kỹ và không nên cho bé ăn nước luộc, nước dùng của sò điệp.
  • Tiêu thụ một lượng sò điệp trong bữa ăn dặm. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tránh ăn quá nhiều.

Trên đây là 5 món cháo cồi sò điệp cực kỳ bổ dưỡng, bảo đảm bé ăn rồi sẽ không ngừng tấm tắc đòi ăn thêm. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý, sò điệp là hải sản nên cũng có khả năng gây dị ứng cho bé. Vì vậy, nếu nghi ngờ bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào cần đưa bé đi kiểm tra ngay.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Bé bị vàng da có sao không?

Vậy tại sao trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da? Và trẻ sơ sinh bị vàng da thì có sao không? Cha mẹ nên đọc để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời cho con.

1. Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

1.1 Trẻ bị vàng da do sự tích tụ Bilirubin

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường xảy ra do sự tích tự Bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra để thay mới khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ. Trong khi đó, do bé còn nhỏ và chức năng gan chưa đủ khả năng để đào thải tất cả lượng Bilirubin ra khỏi máu; và dẫn đến sự tích tụ Bilirubin và gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

1.2 Trẻ bị vàng da do sinh non tháng

Nếu mẹ thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, thì nguyên nhân thường thấy là do trẻ sinh non tháng.

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá phổ biến, tỷ lệ là xảy ra 80% ở những trẻ sinh non (trước 37 tuần); và 60% ở trẻ đủ tháng. Và khi trẻ lớn đến khoảng 2 tuần tuổi; gan sẽ phát triển đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin.

1.3 Trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Do sữa mẹ
Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? Có thể do mẹ tiết không đủ sữa

Trẻ sơ sinh bị vàng da trong tuần đầu tiên có thể do trẻ bú sữa mẹ không đủ; hoặc bầu ngực của mẹ tiết không đủ sữa. Tình trạng này khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng; và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?

1.4 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da là do bất đồng nhóm máu mẹ con

Còn với những trường hợp bé bị vàng da vàng da bệnh lý thì nguyên nhân có thể là do bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rhesus). Cu thể là có 2 dạng không tương thích nhóm máu giữa mẹ và bé, bao gồm xung đột nhóm máu hệ ABO (mẹ có nhóm máu O sinh con nhóm A hoặc B) và xung đột nhóm máu hệ Rh (mẹ có nhóm máu Rh âm sinh con có nhóm máu Rh dương).

1.5 Thiếu máu tán huyết

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da, thì rất có thể do thiếu máu tán huyết.

Thiếu máu tán huyết là một dạng rối loạn di truyền của hệ thống miễn dịch. Loại thiếu máu này xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, thiếu máu tán huyết cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây thiếu máu tán huyết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

1.6 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Nhiễm virus gây viêm gan

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da - Bệnh gan tiềm ẩn
Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Bệnh gan tiềm ẩn ở trẻ

Một số loại virus có thể gây viêm gan ở trẻ sơ sinh, bao gồm cytomegalovirus, rubella, virus viêm gan A, B và C. Thông thường, không thể xác định cụ thể loại virus gây viêm gan ở trẻ sơ sinh. Bé có thể nhiễm virus ở các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như khi còn trong bụng mẹ, nhiễm ngay trước khi sinh hoặc nhiễm trong tháng đầu tiên sau sinh.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Các bệnh bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ

1.7 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da do teo đường mật bẩm sinh

Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vang da, ở một số trường hợp hiếm gặp thì là do trẻ bị teo đường mật bẩm sinh.

Thông thường, bilirubin từ gan sẽ đi qua ống dẫn mật và tích tụ ở túi mật trước khi đến ruột rồi bị đào thải ra ngoài. Thế nhưng, nếu trẻ bị teo đường mật bẩm sinh, các ống dẫn này sẽ bị tắc nghẽn hoặc không phát triển.

Nếu ống dẫn mật không hoạt động, bilirubin sẽ tích tụ trong gan và gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Kéo theo đó là màu sắc phân của trẻ luôn rất nhạt. Trong trường hợp này, việc điều trị có thể cần đến phẫu thuật để nối một phần của gan với ruột non nhằm giúp bilirubin cùng các chất bài tiết khác thoát ra ngoài hiệu quả.

1.8 Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da – Bệnh Galactosemia

Galactosemia là một rối loạn chuyển hóa đường galactose (đường sữa) bẩm sinh. Đây là rối loạn rất hiếm gặp, xảy ra khi em bé thiếu enzym cần thiết để phân hủy galactose. Điều này dẫn đến lượng đường sữa tăng cao và phá hỏng gan. Trong đó, biểu hiện đầu tiên đó là tình trạng vàng da ở trẻ.

Đối với trẻ mắc Galactosemia, đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ không chứa galactose hoặc lactose. Điều này có nghĩa là có thể bạn phải ngừng nuôi con bằng sữa mẹ. Thay vào đó là cho trẻ dùng một loại sữa công thức đặc biệt, phù hợp với tình trạng của bé.

Một số nguyên nhân khác, khiến trẻ sơ sinh dễ bị vàng da:

  • Có anh chị em ruột từng bị vàng da.
  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
  • Có vết thâm tím khi sinh (các tế bào hồng cầu, một phần của vết thâm tím bị phá vỡ và sản sinh ra bilirubin như một sản phẩm phụ).
  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết).

2. Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?

Bé bị vàng da có sao không?
Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không, tại sao và khi nào nên cho con đi khám bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh do sinh lý thường vô hại; và có khả năng tự hết khi chức năng gan của con đã đủ khả năng đào thải Bilirubin từ tuần tuổi thứ 2 trở đi. Ngược lại, nếu tình trạng tích tụ Bilirubin kéo dài và tăng cao do bệnh lý; và có thể gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. Hội chứng này gọi là Kernicterus, hội chứng khiến bé bị điếc, chậm phát triển, hoặc bại liệt.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ nên theo dõi sát tình trạng bệnh của con. Và lập tức đưa con đi khám bác sĩ ngay khi con bắt đầu có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Lòng trắng mắt của con có màu vàng.
  • Da của bé bị vàng nhiều hơn và tốc độ tăng rất nhanh.
  • Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Gia đình có di truyền về bệnh lý tán huyết, thiếu men G6PD.
  • Vàng da xuất hiện trước 48 giờ sau sinh, nhất là trong 24 giờ sau sinh.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…
  • Vàng da kéo dài trên 14 ngày đối với trẻ đủ tháng; và trên 21 ngày với trẻ thiếu tháng.

3. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?

Con bị vàng da có phòng ngừa được không?
Tại sao và khi nào trẻ sơ sinh bị vàng da phòng ngừa được? Cách phòng ngừa bệnh vàng da cho bé

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh gần như là không có cách phòng ngừa khi con vẫn còn trong bụng mẹ. Cách tốt nhất chính là mẹ phải đi khám thai kỳ đúng lịch hẹn với bác sĩ, để theo sát sự phát triển của trẻ. Đây chính là cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da vô cùng cần thiết.

Đồng thời, mẹ có thể phòng ngừa bệnh vàng da của con sau khi sinh. Bằng cách xét nghiệm nhóm máu của con để tránh trường hợp nhóm máu hai mẹ con không tương thích.

Trường hợp nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể làm những cách sau đây để tình trạng không trở nặng thêm.

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. 
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ từ 8 – 12 lần sữa mẹ mỗi ngày.
  • Nếu con uống sữa bột, sữa công thức, bé sẽ cần từ 30 – 60ml mỗi 2-3 giờ trong tuần đầu tiên.

>> Xem ngay: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Giúp bé hấp thụ đối đa vitamin D

Tóm lại, nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da vừa có thể do sinh lý; vừa có thể do bệnh lý. Cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh vàng da do bệnh lý để đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

8 cách nấu cháo tổ yến cho bé ăn dặm có nhiều dưỡng chất nhất

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường phân vân không biết trẻ em ăn yến có tốt không. Có nên nấu cháo tổ yến cho bé ăn hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho cha mẹ các vấn đề này và bật mí các cách nấu cháo tổ yến thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

1. Vì sao nên nấu cháo tổ yến cho bé?

Trẻ em ăn yến có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Yến sào không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người lớn mà còn cho trẻ em. Các tác dụng của yến sào gồm có:

  • Cháo tổ yến giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn.
  • Yến sào giúp bé chắc khỏe xương nhờ có canxi.
  • Yến sào có chứa protein giúp bảo vệ và tái tạo làn da bé.
  • Ăn cháo tổ yến giúp bé phát triển trí não, cải thiện trí nhớ.
  • Yến sào cung cấp canxi giúp trẻ tăng trưởng và phát triển vượt trội.
  • Ăn yến giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh nhiễm virus.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng tuổi ăn được yến?”]

Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể ăn tổ yến. Chính vì thế, cha mẹ có thể cho bé từ 07 tháng tuổi trở lên ăn món cháo tổ yến.

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu nôn mửa, nổi mẩn đỏ khi ăn yến, có thể bé đã bị dị ứng. Mẹ không nên tiếp tục cho bé ăn yến. 

2. Liều lượng yến sào trẻ nên ăn

Cho bé ăn yến sào đúng cách

Để phát huy hết công dụng của sào, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Nên cho bé từ 1 tuổi trở lên ăn yến cũng như cháo tổ yến. Vì mặc dù trẻ 7 tháng đã có thể ăn được yến nhưng trẻ 1 tuổi mới phát huy hết tác dụng của yến sào. 
  • Chỉ cho trẻ từ 1-4 tuổi ăn 1 gram yến tinh mỗi ngày, tối đa 3 lần/tuần.
  • Trẻ từ 5-10 tuổi có thể ăn 1,5-2 gram yến tinh mỗi ngày.

[key-takeaways title=”Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất?”]

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé ăn yến sào vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn sáng. Lúc này, bụng của bé đang chưa có thức ăn. Việc cho bé thưởng thức yến sào vào thời điểm này sẽ giúp bé hấp thụ hết các dưỡng chất trong yến một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, cho bé ăn yến trước khi đi ngủ cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. 

[/key-takeaways]

3. 8 món cháo tổ yến cho bé ăn dặm ngon và bổ dưỡng

Sau đây sẽ là 8 món cháo tổ yến siêu thơm ngon và siêu giàu dinh dưỡng:

3.1 Cháo tổ yến thịt gà cho bé 

cháo tổ yến thịt gà

Món cháo yến thịt gà sẽ giúp bé phát triển cơ, tăng sức đề kháng vượt trội.

Nguyên liệu:

  • 5g yến.
  • 30g ức gà.
  • 50g gạo tẻ.
  • ½ củ cà rốt.
  • Vài lát gừng.
  • 50g gạo nếp.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó, mẹ vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch thịt gà rồi luộc hay hấp cho chín mềm. Rồi mẹ vớt ra xé nhỏ hoặc băm nhuyễn tùy sở thích và độ tuổi của trẻ.
  • Bước 3: Vo sạch gạo, đổ vào nồi nước luộc gà rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 4: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và thịt gà vào đảo đều rồi nấu thêm 5-10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức ngay khi cháo tổ yến còn ấm.

[inline_article id=194804]

3.2 Cháo tổ yến tôm bí đỏ cho bé

Cháo bí đỏ

Cháo tổ yến tôm bí đỏ sẽ vô cùng phù hợp với các bé cần tăng cân, tăng chiều cao. Đặc biệt cháo sẽ giúp bé phát triển trí thông minh vượt trội. 

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g bí đỏ.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g tôm tươi.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến thịt gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến, sơ chế và hấp tổ yến như trên.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, hấp chín, sau đó vớt ra dằm nhuyễn.
  • Bước 4: Rửa tôm cho sạch, lột vỏ rồi băm nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo chín, cho tổ yến và tôm vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 6: Cho bí đỏ vào đảo đều tay trong 3 phút rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

3.3 Cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho trẻ ăn dặm

cháo tổ yến hạt sen

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 30g hạt sen khô.
  • 20g nấm đông cô.
  • Hành lá và dầu ô liu.

Cách nấu cháo tổ yến với nấm đông cô và hạt sen cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch. Hấp cách thủy tổ yến rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, ngâm trong 1 giờ trước khi nấu rồi luộc chín với lửa nhỏ, sau đó vớt ra.
  • Bước 3: Ngâm nấm đông cô trong nước ấm cho mềm. Sau đó rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Bước 4: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 5: Cho hạt sen vào nồi cháo để nấu cùng và ninh thật nhừ.
  • Bước 6: Khi cháo chín, cho tổ yến và nấm đông cô vào nấu chín rồi tắt bếp.

Đến bữa ăn, mẹ múc cháo tổ yến cho bé ra tô và thêm dầu ô liu, hành lá để bé thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo ngay: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm

3.4 Cháo tổ yến thịt bằm cho bé

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g thịt băm.
  • Hành lá, gia vị.

Cách nấu cháo tổ yến thịt bằm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mẹ cho tổ yến vào ngâm với nước lọc. Nhạt lông, bụi bẩn, rửa sạch để ráo nước. Sau đó cho tổ yến vào hấp kỹ thuật thủy chừng 20-30 phút. Lúc tổ yến chín thì thái hay xé thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Thịt lợn rửa sạch băm hay xay nhỏ.
  • Bước 3: Vo gạo sạch rồi bắc lên bếp ninh nhừ đến lúc gạo sánh là được.
  • Bước 4: Đợi khi cháo đã chín nhừ, cho thịt băm và tổ yến thái nhỏ vào rồi chờ thêm chừng 10-15 phút để yến và thịt ra ngấm dinh dưỡng vào cháo. Thêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Mẹ múc cháo tổ yến ra bát, thêm gia vị hành lá rồi cho bé ăn dặm.

3.5 Cháo yến chim bồ câu cho trẻ 

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • Hạt sen, đỗ xanh.
  • 5g tổ yến tinh chế.
  • Gia vị dành cho bé.
  • Chim bồ câu làm sạch sẵn.

Cách nấu cháo yến chim bồ câu ăn dặm ngon bổ cho bé:

  • Bước 1: Hạt sen, đỗ xanh ngâm mềm, vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Tổ yến ngâm mềm 30 phút, đem hấp cách thuỷ rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Chim bồ câu làm sạch, bỏ nội tạng, đem hầm với cháo và hạt sen, đỗ xanh.
  • Bước 4: Hầm cho đến khi cháo thơm, sánh mịn thì gắp chim bồ câu ra bỏ xương, xé thịt nhỏ và trộn vào cháo, nêm gia vị vừa ăn cho bé.
  • Bước 5: Thêm tổ yến vào cháo và khuấy đều đun thêm 2 phút nữa thì tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo chim bồ câu nấu tổ yến ra bát, để nguội xíu và đút cho bé ăn sẽ rất ngon.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo chim bồ câu cho bé ngửi là muốn ăn ngay!

3.6 Cháo tổ yến khoai tây cho bé

Cháo khoai tây

Nguyên liệu:

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 30g thịt heo.
  • 50g gạo nếp.
  • 50g khoai tây.
  • Hành lá và dầu ô liu

Cách nấu cháo tổ yến khoai tây cho bé:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế với nước lọc cho nở mềm, sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt nhỏ rồi ngâm nước muối. Sau đó cho vào nồi ninh cùng cháo cho chín mềm.
  • Bước 4: Rửa sạch thịt heo, xay nhuyễn.
  • Bước 5: Khi cháo sôi thì cho thịt và tổ yến vào nồi cháo, đảo đều tay để thịt không vón cục, nấu thêm 10-15 phút cho thịt và yến sào chín mềm rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Múc cháo tổ yến ra khỏi nồi, cho hành lá, dầu ô liu vào rồi cho bé thưởng thức.

[inline_article id=263498]

3.7 Cháo tổ yến trứng gà cho trẻ ăn dặm

Cháo tổ yến trứng cho bé ăn dặm

Cháo tổ yến trứng gà sẽ giúp bé mau tăng cân, bổ sung vitamin A cho trẻ.

Nguyên liệu

  • 5g tổ yến.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • 2 quả trứng gà ta.
  • Hành lá cắt nhuyễn.

Cách nấu cháo tổ yến trứng gà cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến tinh chế trong nước lọc cho mềm và nở đều. Sau đó vớt ra, rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo sạch gạo, đổ vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu thành cháo trắng.
  • Bước 3: Khi cháo chín, cho tổ yến vào đảo đều rồi nấu thêm 20 phút.
  • Bước 4: Sau cùng, đập lòng đỏ trứng vào nồi cháo, khuấy đều cho đến khi trứng chín hẳn thì tắt bếp.

Đến đây, mẹ chỉ cần múc cháo tổ yến ra tô rồi thêm hành lá lên trên (nếu bé ăn được hành) và để bé từ từ thưởng thức.

>> Mẹ có thể tham khảo: 16 cách nấu cháo trứng cho bé lớn nhanh như thổi

3.8 Cháo tổ yến kỷ tử cho bé

tổ yến và kỷ tử

Sau khi ăn món mặn, mẹ có thể thử món cháo ngọt từ tổ yến để tráng miệng cho trẻ nhỏ nhé!

Nguyên liệu

  • 10g kỷ tử.
  • Đường phèn.
  • 1 tô cháo nhỏ.
  • 1g yến thô đã sơ chế.

Cách nấu cháo tổ yến kỷ tử cho trẻ ăn dặm:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến với nước lọc trong 30 phút. Sau đó vớt ra, nhặt lông, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy yến với gừng 30 phút. Khi tổ yến chín mềm thì đem cắt nhỏ.
  • Bước 2: Vo gạo rồi cho nước vào nấu cháo. 
  • Bước 3: Cho kỷ tử vào hầm 10 phút. Sau đó cho tổ yến vào cháo.
  • Bước 4: Cháo sôi lại, nêm đường phèn vừa miệng bé rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn nhiều chóng lớn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các mẹ 8 công thức nấu cháo tổ yến cho bé vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra nước vàng có nghĩa là phân trẻ sơ sinh đi ra lỏng, giống như dịch nhầy và thỉnh thoảng có thêm hạt vàng. Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần có nước vàng có thể do các nguyên nhân dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Trên thực tế, trẻ sơ sinh đi ra phân có màu vàng là tình trạng phổ biến đối với các bé đang bú sữa mẹ.

Một số các sắc độ của phân khác nhau cũng có những nguyên nhân gây ra khác nhau như dưới đây:

  • Màu xanh vàng. Khi trẻ bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ, phân su sẽ được thay thế bằng phân có màu vàng xanh.
  • Màu vàng. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu phân lỏng; có hạt giống như mù tạt nhạt.
  • Vàng hoặc rám nắng. Nếu mẹ cho trẻ bú sữa công thức, phân của trẻ có thể trở nên vàng hoặc rám nắng; kèm theo màu xanh lá cây. Phân bé sẽ cứng hơn một chút so với phân của trẻ bú sữa mẹ; nhưng không rắn hơn bơ đậu phộng.

Các bệnh lý khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có nước màu vàng

Bé đi ngoài ra phân lỏng, thâm chí giống như nước màu vàng cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý:

  • Virus (Rotavirus): Nhiễm trùng đường ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất nếu trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng màu vàng.
  • Vi khuẩn (Salmonella): Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng cũng có thể do bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng trường hợp này khá ít.
  • Ký sinh trùng (Giardia): Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng này thường có các triệu chứng: Tiêu chảy phân lỏng, mỡ, nhạt màu, mùi hôi, đau quặn bụng trên, chướng bụng đầy hơi. Mệt mỏi, khó chịu và sút cân. Vì thế mà trẻ đi ngoài phân lỏng màu vàng. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh khiến bé bị tiêu chảy nhẹ, gây ra tình trạng đi ngoài ra nước vàng. Nếu trẻ có bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng; hãy đưa bé đến bệnh viện ngay. 
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng do ngộ độc thực phẩm: Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi ăn phải thực phẩm chế biến không kỹ, hết hạn; có thể khiến bé đi ngoài phân lỏng màu vàng.
  • Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò có thể gây ra tình trạng phân lỏng, nhầy và có máu ở trẻ sơ sinh. Các biểu hiện sẽ bắt đầu trong vòng 2 tháng đầu đời. Cha mẹ cần tránh các loại sữa công thức từ sữa bò.
  • Không dung nạp đường lactose: Lactose là đường trong sữa. Nhiều trẻ không thể hấp thụ đường lactose. Trẻ không dung nạp được lactose sẽ triệu chứng là xì hơi nhiều, phân lỏng và chướng bụng khi uống sữa. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có đáng lo?

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Hình ảnh nước vàng trẻ sơ sinh đi ngoài

2.1 Đối với trẻ bú mẹ

Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, sữa là nguồn thực phẩm duy nhất. Thì phân của trẻ trong vài tháng đầu sẽ có màu vàng, hơi sệt và có thể có các hạt mỡ trắng do protein ở trong sữa. Chính vì thế, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng và có hạt trong trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Màu sắc của phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ đang ăn. Có thể là màu xanh nếu mẹ ăn rau, hoặc đang bổ sung sắt.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh trong tháng đầu có thể đi ngoài ra phân hơi lỏng mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Rồi trở nên ít hơn, còn khoảng 3-4 lần. Nếu trẻ đi ngoài ra nước vài ba lần trong một ngày nhưng nếu trẻ vẫn chịu bú mẹ, chơi ngoan và ngủ tốt thì chưa thể coi là bị tiêu chảy được. Nhưng mẹ cũng cần tham khảo thêm trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài thì có sao không?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu phút là đủ mẹ đã biết chưa?

2.2 Đối với bé bú sữa công thức hoặc ăn dặm

Đối với trẻ đã được uống sữa công thức hoặc bước vào giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), phân của bé đã bắt đầu đặc hơn. Nếu mẹ vẫn thấy trẻ đi ngoài ra nước vàng, phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày; rất có thể, bé đang bị tiêu chảy hoặc do 1 trong số các nguyên nhân trên. Lúc này, cha mẹ phải biết cách điều trị bệnh tiêu chảy cho bé ngay để không bị mất nước.

Trong trường hợp, trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều hơn 7 lần trong ngày; cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để làm các xét nghiệm và chữa trị kịp thời nếu có bệnh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 1 tháng tuổitrẻ 3 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

3.1 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú mẹ

Đối với trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ
Mẹ nên cho bé bú đủ cử để cung cấp nước và đào thải độc cho bé

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra nhiều nước vàng là bình thường; đặc biệt khi con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú đủ cữ, đủ liều lượng để duy trì sức khỏe bình thường cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên:

  • Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng thì đừng vội vàng cho bé uống thuốc. Hãy cho bé bú đủ để cung cấp nước và đào thải độc tố.
  • Mẹ nên ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, yến mạch, rau xanh, khoai lang để cung cấp kháng thể đường ruột cho bé.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức hoặc ăn dặm

trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng
Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng không thể dung nạp lactose, dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò
  • Không nên tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh.
  • Bổ sung men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Nếu bé không thể dung nạp lactose, hãy dừng ngay việc cho bé bú sữa có chứa lactose, sữa bò.
  • Việc trẻ sơ sinh đã bú bình nhưng lại đi ngoài nước vàng trong thời gian dài, liên tục có thể khiến bé bị mất nước. Hãy bù nước, sữa mẹ cho bé. 
  • Đối với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn các thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo yến mạch, cháo gà, cháo bắp, cháo khoai tây, cháo cá diêu hồng,…
  • Theo dõi số lần bé đi ngoài, nếu nhiều hơn 5 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng như nước, phun thành tia thì cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay lập tức.

4. Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu phát hiện trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kèm các triệu chứng dưới đây. Đó là dấu hiệu cha  mẹ nên đưa bé đến bệnh viện:

  • Phân trẻ trở nên nhầy, màu đen hoặc có máu.
  • Trẻ bị sốt và nôn mửa thường xuyên hơn 12 tiếng.
  • Trẻ bú ít, không muốn bú và lừ đừ, thiếu năng lượng hoạt động.
  • Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng kéo dài liên tục hơn 48 giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, không đi tiểu, khóc không có nước mắt,…)

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú sữa mẹ. Cha mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Việc chăm sóc và bổ sung dưỡng chất đúng cách sẽ giúp con sớm tiêu hóa được bình thường.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng ngừa thế nào?

Vậy trẻ bị hăm da, hăm ở vùng kín, hay cụ thể là bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao? Cha mẹ đọc để hiểu; và ngăn ngừa tái phát cho con nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bé gái đang bị hăm ở vùng kín

Bé gái bị hăm ở vùng kín, hăm da hay còn gọi là hăm tã. Da ở vùng kín của bé trai và cả bé gái thường rất nhạy cảm, đặc biệt vùng da này còn thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn từ phân; và nước tiểu của bé khi phải đóng bỉm suốt cả ngày.

Tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín thường xoay quanh các dấu hiệu sau:

  • Vùng kín của con có dấu hiệu ửng đỏ, nổi mẩn và ngứa rát.
  • Trường hợp khác, vùng kín của con bị ửng đỏ có mụn li ti, có thể nóng và sưng đỏ.
  • Với bé nhỏ, bé cưng sẽ thường xuyên cọ quậy, quấy khóc và bấu víu vào quần áo.
  • Với các bé lớn hơn, các con sẽ dùng tay gãi xung quanh vùng kín ở các chỗ bị ngứa.

Cha mẹ sẽ rất dễ để phát hiện những dấu hiệu khi trẻ bị hăm ở vùng kín khi thay bỉm; hoặc thay quần áo cho con.

2. Bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không
Bé gái bị hăm vùng kín có nguy hiểm không?

Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy vào mức độ của tình trạng, thời gian bé đã bị là bao lâu; hoặc có áp dụng biện pháp nào trước đó chưa.

Tuy nhiên, trẻ bị hăm ở vùng kín cũng sẽ có thể kéo theo một vài vấn đề khác; cụ thể như:

  • Trẻ cảm thấy khó chịu, dễ giật mình khi ngủ; và dễ cáu gắt.
  • Tình trạng kéo dài sẽ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là ở các bé gái.
  • Hoặc có thể khiến bé gái bị hăm vùng kín do nấm Candida, hoặc thậm chí là gây viêm âm đạo về sau nếu không phát hiện và điều trị sớm.

[key-takeaways title=”Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ?”]

Nếu tình trạng bé gái bị hăm vùng kín, vùng háng bẹn của con không bớt sau 3 ngày, hoặc kéo theo những vấn đề khác như sốt, viêm da, hoặc thấy con quấy khóc nhiều hơn, cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay. 

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Vùng kín của bé gái như thế nào là bình thường?

3. Cách trị hăm vùng kín dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi cha mẹ phát hiện bé gái bị hăm ở vùng kín, cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp con bằng các cách dưới đây nhé:

3.1 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bé

Cha mẹ chuẩn bị khăn mềm, hoặc khăn sữa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Ngâm khăn vào nước ấm, và vệ sinh vùng kín cho con. Cha mẹ lưu ý là nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau; tránh làm ngược lại vì sẽ làm cho vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trở lại. Cha mẹ hãy vệ sinh vùng kín cho con thường xuyên; và sau khi con đi ị.

LƯU Ý: Cha mẹ nhớ là không nên vệ sinh sâu bên trong; mà chỉ cần vệ sinh xung quanh vùng kín là được.

>> Cha mẹ nên đọc: [Hướng dẫn] vệ sinh vùng kín cho bé gái đúng cách

3.2 Thường xuyên thay tã/ bỉm cho trẻ

thay tã, bỉm cho trẻ
Thay tã, bỉm cho bé gái bị hăm vùng kín

Thay bỉm tã thường xuyên là cách để hạn chế nước tiểu và phân từ tã thấm ngược lại vào vùng kín của bé. Trong lúc thay mới bỉm tã và vệ sinh cho những bé đang bị hăm vùng kín; cha mẹ không nên sử dụng xà phòng. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần nước ấm và khăn lông mềm là đủ. Vì những sản phẩm vệ sinh có thể làm kích ứng da của con.

Để tình trạng hăm vùng kín ở trẻ được nhanh khỏi, cha mẹ hãy giữ vùng kín của con được khô thoáng hoàn toàn, cũng như tránh chà xát vào da khi vệ sinh và thay mới tã.

>> Tham khảo: Top 6 tã quần cho bé sơ sinh được nhiều mẹ ưa chuộng nhất

3.3 Cho con “thả rông” vài giờ mỗi ngày

Theo các chuyên gia của Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em KidsHealth, khuyến khích cha mẹ không cần mặc tã cho con vài giờ mỗi ngày, hoặc bất cứ lúc nào có thể. Cha mẹ trải một tấm khăn lớn xuống sàn và cho con nằm lên đó là được.

3.4 Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da

Bên cạnh những cách nêu trên, cha mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ Nhi khoa về các loại kem bôi ngoài da hỗ trợ điều trị trẻ bị hăm vùng háng bẹn, hăm tã,..

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?

3.5 Không nên thử các phương pháp dân gian để trị hăm vùng kín cho trẻ

Theo quan niệm dân gian, khi trẻ bị hăm vùng kín, hoặc bé gái bị hăm vùng kín, nhiều cha mẹ thử sử dụng lá trầu không; búp ổi; cây mã đề; hay nước nấu từ lá chè xanh để vệ sinh vùng kín. 

Tuy nhiên, do vùng kín vốn nhạy cảm và nơi đó cũng có nhiều vi khuẩn thường trú; đồng thời, trong y khoa không khuyến cáo dùng phương pháp dân gian. Nhiều trường hợp cha mẹ áp dụng cách này khiến trẻ bị nhiễm trùng da, nặng hơn nhiễm trùng máu.

Do đó, cha mẹ tuyệt đối tránh các phương pháp dân gian để trị cho bé gái bị hăm vùng kín nhé.

4. Một số lưu ý để phòng ngừa các bé gái bị hăm vùng kín

phòng ngừa bé gái bị hăm vùng kín
Cách phòng ngừa tình trạng bé gái bị hăm vùng kín

Mặc dù hăm da, hăm tã thường không quá nghiêm trọng và có thể sẽ khỏi sau 2 đến 3 ngày chăm sóc tại nhà. Đồng thời để tránh tình trạng này tái diễn, cha mẹ ghi nhớ các điều sau đây nhé:

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa tình trạng hăm tã ở trẻ”]

  • NÊN vệ sinh và giữ cho vùng kín của con luôn khô thoáng.
  • KHÔNG mặc tã/ bỉm cho con quá chặt, luôn thay mới kịp thời.
  • KHÔNG lạm dụng phấn rôm hoặc bột ngô khi thấy trẻ bị hăm tã.
  • KHÔNG dùng khăn giấy ướt để vệ sinh vùng kín của con; nhất là các loại có mùi thơm.

[/key-takeaways]

Thật ra, tình trạng bé gái bị hăm vùng kín là rất phổ biến và cũng không đến nỗi nghiêm trọng. Cha mẹ bình tĩnh và chăm sóc cho con là được nhé.Trên đây là tất cả thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc các bé gái bị hăm ở vùng kín. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp cha mẹ bình tĩnh xử lý trong trường hợp phát hiện con trẻ bị hăm vùng kín nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh: Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Bài viết này sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu trẻ sơ sinh đi phân xanh có sao không? Màu sắc và cấu trúc phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Màu phân của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào?

[key-takeaways title=””]

Lúc mới ra đời, trẻ sơ sinh sẽ đi ra phân có màu xanh đen. Vậy liệu phân trẻ sơ sinh màu xanh có phải là điều bất thường không? Câu trả lời là KHÔNG! Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh là hiện tượng bình thường.

Sau khi chào đời khoảng 48 giờ, trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân màu xanh đen (phân su). Phân su được hình thành do trẻ nuốt nước ối, chất nhầy, tế bào da… Việc cơ thể bài tiết phân su là dấu hiệu cho thấy đường ruột của bé hoạt động bình thường. Đây cũng là dấu hiệu quan trọng để biết rằng trẻ không có dị tật trong hậu môn.

[/key-takeaways]

Nếu bé được bú sữa mẹ đều đặn, đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân trẻ sơ sinh sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

[inline_article id = 213968]

trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh
Sau sinh khoảng 5-7 ngày, phân trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ chuyển dần sang màu vàng với kết cấu đặc hơn

Tại sao phân trẻ sơ sinh màu xanh?

Mặc dù đã số các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân su (màu xanh hoặc xanh đen) là hiện tượng bình thường nhưng cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh đi phân xanh do nhiều nguyên nhân khác.

Màu phân của trẻ sơ sinh chủ yếu được hình thành do quá trình chuyển hóa Bilirubin trong ruột non. Nếu đường tiêu hóa của bé thiếu vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành stercobilin, phân của trẻ sơ sinh sẽ có màu xanh lá – màu của dịch mật. Những nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh bao gồm:

1. Do bú không đủ sữa

Nếu trẻ bú không đủ sữa, phân của trẻ có thể chuyển sang màu xanh lá cây. Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, sữa mẹ có sự chuyển đổi (dòng sữa đầu và dòng sữa cuối).

Dòng sữa đầu chứa ít chất béo và nhiều đường. Trong khi dòng sữa cuối sẽ chuyển sang nhiều chất béo và nhiều calo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi bé. Nếu bé bú ngắt quãng, cơ thể không quen với sự thay đổi này, dẫn đến tình trạng bé đi ngoài phân xanh.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh khi bị ốm, tiêu chảy

Khi bé bị ốm, tiêu chảy có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân, khiến phân trẻ sơ sinh có màu xanh, kết cấu loãng. 

3. Do trẻ không dung nạp lactose từ sữa

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh đi phân xanh chính là cơ thể trẻ không dung nạp lactose. Trẻ uống sữa công thức thường gặp phải tình trạng này.

4. Bé đi phân xanh do mẹ hoặc bé ăn các thực phẩm màu xanh

Bé sơ sinh đang bú mẹ có thể đi ị phân xanh nếu mẹ ăn rau xanh hoặc thực phẩm màu xanh. Ngoài ra, nếu bé đã bắt đầu ăn dặm và được ăn nhiều rau củ màu xanh cũng có thể khiến trẻ đi phân xanh.

thực phẩm có màu
Trẻ đi ngoài phân xanh là do mẹ hoặc bé sơ sinh ăn thức ăn có màu xanh

5. Phân trẻ sơ sinh màu xanh do trẻ được bổ sung sắt

Nếu cha mẹ có bổ sung chất sắt cho bé hoặc bé và mẹ có ăn thực phẩm chứa sắt như gan, rau bina, trai sò ốc,… thì đừng lo lắng nếu bé ị ra phân xanh nhé. Chất sắt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi có phân xanh.

6. Do nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc

Khi trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thuốc mẹ đang dùng hay thực phẩm trong chế độ ăn uống của mẹ, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài màu xanh hoặc nhầy. 

Ngoài ra, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho). Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh đi phân xanh là dấu hiệu sức khỏe bất thường, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra. 

7. Do ruột bị kích thích

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh nhầy cho thấy ruột của bé đang bị kích thích. Nếu tình trạng này được cải thiện trong 1-2 ngày thì có thể là do nhiễm virus hoặc do phản ứng nhẹ của hệ tiêu hóa với thực phẩm mà mẹ đã ăn.

Phân xanh là do bé đang mọc răng

8. Do nguyên nhân khác

Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn đường ruột… cũng có thể khiến phân trẻ sơ sinh màu xanh.

Dấu hiệu nguy hiểm khi phân trẻ sơ sinh có màu xanh

[key-takeaways title=””]

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh đi phân xanh là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng bên dưới thì cần đưa bé đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời:

  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Chướng bụng
  • Trẻ bị sốt cao nhiều ngày liên tục
  • Các thay đổi bất thường khác của phân trẻ sơ sinh như phân có máu, màu phân nhạt, xám,…

[/key-takeaways]

3. Biện pháp cải thiện khi phân bé có màu xanh

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh, trước tiên cha mẹ nên cân nhắc đến những nguyên nhân ở trên để biết cách xử lý phù hợp. 

Cách cải thiện tại nhà khi phân của trẻ sơ sinh màu xanh

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh sẽ có cách xử lý khác nhau:

  • Tăng cường cho bé bú sữa: Nếu bé đi ngoài phân lỏng, màu xanh lá cây trong nhiều ngày. Có thể trẻ đang bị mất nước. Hầu hết các trường hợp mất nước có thể được khắc phục bằng cách cho bé uống nước, uống sữa mẹ. Nhưng nếu trẻ có biểu hiện lờ đờ, quấy khóc nhiều, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện.
  • Hạn chế ăn dặm thức ăn màu xanh: Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh do thức ăn màu xanh thì cha mẹ không cần cho trẻ ngưng ăn chúng. Chỉ hạn chế ăn quá nhiều thôi.
  • Tránh thực phẩm khiến trẻ dị ứng: Nếu trẻ đi ngoài phân xanh do khó dung nạp, dị ứng thức ăn thì cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm đó lại.
  • Cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Nếu trẻ bị tiêu chảy thì nên cung cấp thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột cho bé như sữa mẹ, men vi sinh

Mẹ có thể dùng Công cụ theo dõi màu phân của trẻ sơ sinh để biết thêm về tình trạng tiêu hóa của bé cưng nhà mình.

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có màu xanh thì đừng quá lo lắng. Thay vào đó, cha mẹ hãy xem xét nguyên nhân và thực hiện các biện pháp giải quyết phân trẻ sơ sinh có màu xanh hiệu quả nhé!

[inline_article id=243368]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái và bé trai

Dưới đây là một số lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé cha mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước khi đến phần lời chúc, hãy tìm hiểu đầy tháng có nghĩa là gì nhé!

Ý nghĩa của lời chúc đầy tháng

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, đầy tháng là thời điểm trẻ nhỏ vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày này, gia đình thường làm lễ cúng và làm cỗ mời họ hàng và những người thân quen tham dự để mừng bé cứng cáp hơn sau 1 tháng chào đời. 

Bên cạnh việc gửi tặng những món quà ý nghĩa; cha mẹ, họ hàng có thể gửi đến bé những lời chúc đầy tháng ngắn gọn và đáng yêu; để bé có thể phát triển nhiều kỹ năng hơn nữa.

Gợi ý lời chúc đầy tháng ngắn gọn, ý nghĩa cho bé gái

Dưới đây là những status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn dành cho bé gái với mong muốn con lớn lên xinh đẹp, thông minh, tài giỏi. 

1. Có quá nhiều lời chúc đầy tháng dành cho con nên chẳng biết bắt đầu từ đâu. Trước hết chúc con là đứa bé ngoan ngoãn, khỏe mạnh. Sau đó sẽ là một cô gái xinh đẹp, tài năng và thành công, con nhé!

2. Chúc mừng đầy tháng con gái yêu, gia đình sẽ yêu thương và nuôi dạy con bằng tất cả tình yêu thương bao la nhất!

3. Chúc con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

4. Chúc mừng đầy tháng nàng công chúa bé nhỏ! Chúc con mau ăn chóng lớn, xinh xắn và bụ bẫm, không bệnh vặt, luôn khỏe mạnh, con nhé.

5. Hôm nay là ngày bảo bối của nhà ta tròn một tháng tuổi, chúc con luôn khỏe mạnh, ít khóc nhè và luôn xinh xắn, kháu khỉnh như bây giờ nhé!

6. Cảm ơn con gái đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Con chính là niềm vui lớn nhất của gia đình trong suốt một tháng qua. Chúc con mau ăn, chóng lớn, luôn khỏe mạnh, không đau ốm hay khóc đêm. Chúc con sau này may mắn và thành công.

7. Hạnh phúc giản đơn là được nhìn con khỏe mạnh, tươi cười và vui vẻ mỗi ngày. Chúc con gái nhỏ càng lớn càng xinh xắn, thông minh, hoạt bát, thành công trên con đường mai sau.

8. Chúc mừng con gái yêu. Các mẹ yêu con bằng tình yêu thương bao la của những người mẹ trên trái đất này, mong rằng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, xinh đẹp và luôn làm vui lòng cha mẹ nhé!

9. Chào mừng thành viên mới của gia đình ta vừa tròn một tháng tuổi. Chúc con mạnh khỏe, bình an và sức khỏe, sau này lớn lên nhất định phải là một cô gái đẹp, tự lập và giỏi giang con nhé!

10. Hãy luôn cười tươi như ánh Mặt trời con nhé! Con xứng đáng nhận được tất cả những điều tuyệt vời nhất trên đời, chúc con lớn lên trong sự vui vẻ, hạnh phúc.

11. Nhân ngày đầy tháng, lời chúc của cha mẹ là mong con hội tụ đủ sự khỏe mạnh, bình an, thông minh, tài trí, lòng nhân ái và cả sự bao dung.

12. Trộm vía con rất giống mẹ của mình, sau này lớn lên nhất định rất xinh đẹp. Chúc con mau ăn chóng lớn, ít khóc nhè, luôn ngoan ngoãn và vâng lời ba mẹ!

13. Đã có rất nhiều lời chúc tốt đẹp cho cô bé xinh xắn này, ngày hôm nay là ngày của con, cầu mong cho con luôn khỏe mạnh, ít ốm đau, luôn hồn nhiên và bình yên trong cuộc sống!

14. Có rất nhiều những lời chúc hoa mỹ muốn dành cho con nhân ngày đầy tháng nhưng nghĩ lại điều ý nghĩa nhất vẫn là mong con một đời bình an, mọi sự luôn suôn sẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, công chúa nhỏ đáng yêu!

>> Mẹ xem thêm: Cúng đầy tháng cho bé gái: mâm cúng và nghi thức đầy đủ

Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé gái
Lời chúc đầy tháng cho bé gái ngắn gọn và ý nghĩa

3. Lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai

Dưới đây là gợi ý status, lời chúc đầy tháng ngắn gọn cho bé trai trai luôn mạnh mẽ, giỏi giang, dũng cảm. 

1. Chúc cho cậu bé kháu khỉnh, đáng yêu mạnh khỏe, trở thành đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất trong tương lai.

2. Bằng tình yêu thương của gia đình, chúc cháu trai kháu khỉnh mau ăn chóng lớn, sau này trở thành cậu thanh niên thông minh, học giỏi, dũng cảm, quyết đoán, cao to, đẹp trai!

3. Sự xuất hiện của con chính là một điều kỳ diệu và tuyệt vời! Chúc bé con luôn mạnh khỏe, thông minh, học giỏi, sau này sẽ là một chàng trai tự tin, có những lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời. 

4. Mừng đầy tháng của hoàng tử bé! Chúc con mau lớn, mạnh khỏe, thông minh lanh lợi, cuộc đời gặp nhiều may mắn và luôn thành công trong cuộc sống.

5. Nhanh thật, mới đây mà thiên thần bé nhỏ đã trải qua một tháng đầu tiên trong cuộc đời. Nhân ngày đầy tháng, mẹ gửi lời chúc con luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn, sau này học giỏi và thành tài.

6. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé? Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

7. Mới ngày nào còn nằm gọn trong bụng mẹ nay đã là cậu bé một tháng tuổi kháu khỉnh, bụ bẫm. Chúc con sau này chăm ngoan, học giỏi, khỏe mạnh và bình an.

8. Thiên thần bé nhỏ, chẳng mong sau này được con báo đáp điều gì; chỉ mong hiện tại con được khỏe mạnh, thông minh, học giỏi và cuộc đời không có sóng gió.

9. Cậu bé nhỏ với nụ cười duyên này đã mang đến niềm vui và hạnh phúc to lớn cho chúng ta, cảm ơn con vì đã là một thành viên đáng yêu của gia đình. Chúc con sức khỏe, vui vẻ, may mắn và mọi sự bình an trong cuộc sống.

10. Chào mừng con đến với thế giới này, một tháng qua của con như thế nào? Chúc con luôn đáng yêu, bầu bĩnh, kháu khỉnh, mạnh khỏe và ít khóc nhè. Mọi người rất yêu con!

11. Thật vội vàng khi chúc cậu bé một tháng tuổi của nhà ta sẽ là một đấng nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất nên trước tiên chúc rằng con luôn mạnh khỏe, kháu khỉnh, đáng yêu và không bệnh vặt.

12. Một tháng qua có lẽ đã có quá nhiều điều mới mẻ với con đúng không cậu bé. Chúc con mau ăn chóng lớn để có thể ước mơ và thực hiện ước mơ của mình, một đời bình an, khỏe mạnh, con nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn nghi thức

Lời chúc đầy tháng cho bé trai

Lời chúc đầy tháng cho bé yêu hay nhất bằng tiếng Anh

1. Tiếng Anh: Little angel of mine, watching you sleep relieves all the pain of a tired mother. I wish you always sleep and grow well.
(Tạm dịch: Thiên thần nhỏ của mẹ, nhìn con say giấc nồng mà mọi đau đớn mệt mỏi của mẹ đều tan biến. Mẹ chúc con mẹ luôn ngon giấc và hay ăn để nhanh lớn nha con.)

2. Tiếng Anh: My baby, welcome to our family. I wish you a good life. May all the great things come to you and our family.
(Tạm dịch: Bé cưng, chào mừng con đến với gia đình. Cha/mẹ chúc cho bé cưng ngủ ngoan, mau ăn và nhanh lớn. Mong sao mọi điều tốt lành nhất sẽ đến với con và gia đình của chúng ta).

3. Tiếng Anh: I love you. You are so lovely and gorgeous. I hope you grow up to be sweet and cute.
(Tạm dịch: Cháu yêu, cháu thật đáng yêu và xinh xắn. Mong cháu lớn lên sẽ thật ngoan ngoãn và dễ thương).

4. Tiếng Anh: You’ve reached another milestone of your life, Mom was really happy and touched. My little baby, with a pinky cheek and smart face. Wish my baby grows up to become a healthy and happy person.
(Tạm dịch: Con đang dần đi tiếp đến một cột mốc mới trong cuộc sống; mẹ thực sự rất hạnh phúc và xúc động. Bé con của mẹ nhỏ xinh, gương mặt hồng hào và thông minh. Chúc em bé của mẹ sẽ lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.)

Nội dung liên quan:

Thơ chúc đầy tháng cho bé trai và bé gái nhiều ý nghĩa

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 1

Tháng năm một bông phượng hồng
Miệng cười chúm chím cháu ông cháu bà
Nối dòng, nối giống nhà ta
Hương thơm lan tỏa nét hoa cây đời
Ông thương cháu đến nghẹn lời
Lời thơ ông viết mong thời lớn khôn
Bay cao vời vợi tâm hồn
Ông tặng cháu những nụ hôn đong đầy
Vừa tròn một tháng hôm nay
Lớn lên nối nghiệp dựng xây nước nhà.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 2

Con ta là “của để dành”
Cháu là hy vọng ngọt lành con ơi
Hay ăn, chóng lớn , ngoan chơi
Cháu là tất cả mọi lời thương yêu.

Lời chúc đầy tháng cho bé bằng thơ – Bài số 3

Cháu tôi đầy một tháng tròn
Thân hình dài rộng môi son má hồng
Du dương tiếng sáo bên sông
Lời ru dịu ngọt mênh mông nắng chiều
Thiên thần bé nhỏ thương yêu
Thương yêu chan chứa bao điều ước mong
Ve ngân thổn thức tiếng lòng
Hạ về rực cháy phượng hồng tuổi thơ.

Tham khảo thêm:

Trên đây là tuyển tập những lời chúc mừng, stt và thơ chúc đầy tháng dành cho cả bé trai và bé gái. Với những lời chúc đầy tháng ngắn gọn tiếng Việt và tiếng Anh, cha mẹ hãy lựa chọn lời chúc mà mình thích nhất để chúc mừng đầy tháng cho bé nhé!

Mời bạn gia nhập cộng đồng bé sơ sinh của MarryBaby để cùng các mẹ thảo luận, cập nhật kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Hiểu về chứng lác mắt ở trẻ

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Mắt lác là gì? Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-4 tuổi. Tình trạng này hiếm gặp ở bé lớn hơn 6 tuổi.

Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng; thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắt lác

Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Trước tiên mẹ hãy xem dấu hiệu mắt trẻ bị lác là như thế nào nhé!

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt (strabismus):

  • Hai mắt bé không đều nhau.
  • Một bên hoặc cả hai mắt của trẻ không nhìn qua theo cùng một hướng.
  • Từng mắt có thể nhìn theo hướng khác nhau, từ hướng trong, hướng ngoài, hướng lên và hướng xuống.

Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và kỹ năng đọc, việc học của bé sau này. Những đứa trẻ chưa biết nói có thể nheo mắt nhiều và quay hoặc nghiêng đầu để cố gắng nhìn rõ hơn.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Tại sao trẻ sơ sinh nháy mắt liên tục, thái quá? Có phải do hay làm mắt lé?Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé?

tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé
Tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé? Do trẻ gặp vấn đề về cơ mắt

Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Nhưng có thể chắc rằng nguyên nhân trẻ bị mắt lé (lác) là kết quả của việc các cơ mắt không hoạt động giống nhau.

2.1 Một số yếu tố giải thích tại sao tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

  • Trẻ gặp vấn đề về cơ.
  • Trẻ bị suy giảm thị lực.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Cấu tạo thần kinh bé bất thường.
  • Gia đình có thành viên bị mắt lác.
  • Trẻ mắc bệnh về võng mạc do sinh non.
  • Trẻ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thị lực như đục thủy tinh thể; chấn thương mắt, có sẹo giác mạc.

2.2 Nguyên nhân trẻ bị lé mắt cũng có thể do mắc các bệnh lý

  • Chấn thương não.
  • Gãy vách quỹ đạo.
  • Hội chứng Duane.
  • Hội chứng Moebius.
  • Bệnh mắt tuyến giáp.
  • Tổn thương thần kinh.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

3. Khi nào trẻ sơ sinh mắt lác cần đến bác sĩ nhi khoa?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây của bệnh mắt lác; mẹ hãy lên lịch hẹn khám mắt với bác sĩ nhãn khoa:

  • Nếu anh chị em của bé cũng bị lác mắt.
  • Lác mắt gây ảnh hưởng đến khả năng quan sát, việc đọc, thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Mặc cho lý do tại sao hay làm mắt lé là gì, trẻ sơ sinh, trẻ từ 1-4 tuổi nên cho đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn do lác mắt, nên khắc phục như thế nào?

[inline_article id=170558]

4. Các phương pháp điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị lé mắt phải làm sao? Việc điều trị cụ thể cho bệnh lác mắt sẽ do bác sĩ xác định dựa trên:

  • Mức độ mắc bệnh.
  • Tình trạng, diễn biến của bệnh.
  • Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé.
  • Tuổi, sức khỏe tổng thể và tiền sử mắc bệnh của trẻ.
  • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể.
Cách điều trị hội chứng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị hội chứng mắt lác tùy thuộc nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé

Các phương pháp điều trị bệnh mắt lác ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Cho trẻ tập bài tập mắt.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt.
  • Phẫu thuật làm thẳng mắt.
  • Cho trẻ đeo kính mắt thuốc.
  • Tiêm botox làm giãn cơ mắt.
  • Đeo miếng che mắt ở mắt khỏe mạnh (nếu bị trẻ giảm thị lực) để cải thiện mắt yếu.
  • Nếu đã biết tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé là do mắc các bệnh lý; bác sĩ sẽ chuyển trẻ đến các khoa tương ứng để điều trị.

Hy vọng với bài viết này, cha mẹ sẽ không còn lo lắng về vấn đề  tại sao trẻ sơ sinh hay làm mắt lé. Tất cả các nguyên nhân gây mắt lác ở trẻ em đều có phương pháp điều trị tương ứng. Vì thế, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mắt lác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.