Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách nhận biết bé bị dính thắng lưỡi và hướng điều trị

Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh (dân gian hay gọi là lưỡi chẻ ở trẻ sơ sinh) có hai dạng là dính thắng lưỡi một phần và dính thắng lưỡi hoàn toàn. Dị tật này không quá khó để phát hiện cũng như điều trị nhưng nhất thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.

Cách nhận biết bé bị dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi còn được gọi là dính phanh lưỡi có tên khoa học là Ankyloglossiam xuất hiện do bẩm sinh hoặc di truyền.

Trẻ bị mắc dị tật này sẽ có dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng nằm ở niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, căng và dày hơn so với bình thường. Theo thống kê thì có khoảng 0,2 – 2% trẻ sơ sinh bị mắc dị tật này.

dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Dính thắng lưỡi có thể được phát hiện khi bác sĩ khám lâm sàng ngay sau khi sinh, hay khi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, các mẹ có thể nhận biết được bé bị dính thắng lưỡi thông qua một số dấu hiệu sau đây:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Hai bên lưỡi cử động khó khăn, đầu lưỡi không đụng được nóc khẩu vì tình trạng lưỡi ngắn ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ bú lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu
  • Đầu lưỡi không nhọn như bình thường mà vuông hoặc phẳng
  • Đầu lưỡi hình trái tim do lưỡi bị đẩy ra phía trước hoặc phía sau
dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh 3
Lưỡi trẻ sẽ có hình trái tim hoặc vuông

Đối với những trẻ lớn hơn:

  • Khi ăn dặm gặp phải tình trạng khó nuốt
  • Trẻ chậm nói, khó phát âm
  • Nói ngọng, phát âm sai các phụ âm như r, s, z
  • Có khe hở giữa hai răng cửa hàm dưới hoặc hai răng này bị nghiêng

Có thế thấy tật dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong việc ăn uống khiến trẻ chậm tăng cân, chậm lớn. Khi trẻ lớn hơn thì sẽ thiếu tự tin vì có hàm răng mất thẩm mỹ, giọng nói khó nghe. Vì thế, cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi

Để điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh thì cách duy nhất là thực hiện thủ thuật cắt dây thắng lưỡi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát triển, phát âm của bé mà lựa chọn thời điểm phù hợp.

Trước đây các bác sĩ sẽ chỉ định cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt sau sinh. Tuy nhiên hiện nay, các bậc cha mẹ được khuyến cáo chỉ nên thực hiện thủ thuật này khi bé được 3 – 4 tháng tuổi.

dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh 2
Dính thắng lưỡi gây khó khăn cho bé khi bú, ăn uống

Điều này để tránh tác dụng phụ của thuốc tê, hay chảy máu gây nhiễm trùng sau mổ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ lưỡi của bé.

Trường hợp tình trạng này quá lâu, phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành nên những mạch máu. Lúc này nếu cắt sẽ chảy máu nhiều hơn và gây đau đớn cho bé.

Để xác định thời gian cắt dính thắng lưỡi cha mẹ nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.

Tùy vào mức độ dính mỏng hay dày, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian làm phẫu thuật.

Khi phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé vùng vẫy ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ thật. Sau khi cắt thắng lưỡi bé hoàn toàn có thể bú ngay.

Đối với trẻ lớn hơn thì bác sĩ phải dùng thuốc gây mê sau đó dùng máy laser để cắt đốt hoặc dao mổ để cắt thắng lưỡi rồi khâu lại. Vết thương sẽ lành sau vài tuần.

Theo các bác sĩ thì thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Sau phẫu thuật bé có thể được chăm sóc ngay tại nhà.

Chăm sóc bé sau phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

Sau khi thực hiện thủ thuật thì phần cắt dính lưỡi sẽ xuất hiện những vết màu trắng. Đây là điều bình thường khi mổ bằng laser và sẽ lành sau một vài tuần nên mẹ hoàn toàn yên tâm.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận, tuân thủ các lưu ý sau:

  • Không cho bé ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh chảy máu
  • Không cho bé sờ tay vào vùng phẫu thuật tránh bị nhiễm trùng
  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ

Về chế độ ăn uống, đối với trẻ sơ sinh thì có thể bú sữa mẹ ngay. Riêng với trẻ lớn hơn thì chỉ cho uống sữa, ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Sau khi ăn vệ sinh miệng cho bé kỹ càng, cho bé uống nhiều nước.

[inline_article id=67619]

Một điều quan trọng nữa là phải tập vận động lưỡi cho bé. Đối với những bé còn nhỏ thì mẹ phải vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn thò lưỡi ra ngoài, uốn lên trên. 

Như vậy, các mẹ không cần quá lo lắng với dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần phát hiện sớm, đưa trẻ đi thăm khám, thực hiện tách dính thắng lưỡi an toàn, hiệu quả là được. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Rãnh thấm kim cương” có gì hot mà các mẹ thi nhau tìm kiếm?

Nếu mẹ để ý thì thời gian gần đây, nhiều chị em bỉm sữa lẫn các hot mom được yêu thích như Nam Thương, Tú Vi, Tú Anh, Thúy Diễm, Đinh Thị Trang Nhung, Violet Dinh, Nguyễn Thanh Hà… đang hào hứng truyền tai nhau về cụm từ mới “Rãnh thấm kim cương”.

Vậy đó là gì mà khiến các mẹ xôn xao đến vậy?

Tã Bobby
Mẹ Violet Dinh và ku Heo
Tã Bobby 2
Mẹ Đinh Thị Trang Nhung và bé Heo
Tã Bobby 3
Mẹ Nguyễn Thanh Hà và bé Bon

Rãnh Thấm Kim Cương là gì nhỉ?

Làn da của bé nhạy cảm lắm nên dù chỉ một tác động nhỏ cũng có thể bị tổn thương, nhất là tình trạng ẩm ướt do tã giấy đang dùng thấm hút không tốt. Và Rãnh thấm kim cương chính là công nghệ hoàn toàn mới ra đời để giúp mẹ giải quyết vấn đề này.

Bật mí với mẹ, Rãnh thấm kim cương là công nghệ ép lõi hình ô kim cương giúp thấm nhanh – dàn đều – khóa chặt chất lỏng, mang đến hiệu quả siêu thấm, khô thoáng vượt trội. Cụ thể, chất thải của bé ngay khi tiếp xúc sẽ được các đường rãnh dạng ô kim cương này dẫn thấm nhanh chóng vào lõi bông và dàn đều ra khắp miếng tã, ngăn chặn tình trạng vón cục, cho miếng tã mỏng nhẹ bất ngờ. Hơn thế nữa, với cấu trúc ô thấm, chất thải sau khi thấm xuống sẽ được khóa chặt dưới bề mặt tã, không bị thấm ngược, mẹ sờ vào sẽ thấy vô cùng khô ráo, thoáng mát.

Tã Bobby 4
Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp thấm nhanh – dàn đều – khóa chặt chất lỏng

Các mẹ cảm nhận ra sao về Rãnh thấm kim cương?

Chính vì hiệu quả siêu thấm, khô thoáng vượt trội như thế mà công nghệ Rãnh thấm kim cương đang được nhiều hot mom hưởng ứng nhiệt tình.

Với mẹ Violet Dinh thì: “Rãnh thấm kim cương chính là bí kíp giúp ku Heo nhà mẹ ngủ ngoan hơn, chẳng còn quấy khóc. Vì nhờ công nghệ này, bề mặt tã lúc nào cũng khô thoáng, không còn bị tràn làm ku Heo khó chịu. Mẹ hạnh phúc khi nhìn con ngon giấc, khỏe mạnh khôn lớn mỗi ngày”.

Còn mẹ Đinh Thị Trang Nhung thì kể rằng, nhờ Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp tã thấm nhanh, thoáng khí, mông bé chẳng tiếp xúc nhiều với chất lỏng nên không còn bị hăm bí hay nổi mẩn đỏ nữa.

Mẹ bỉm sữa Nguyễn Thanh Hà thì vui vẻ miêu tả Rãnh thấm kim cương giúp tã của bé không bị ụ nước hay vón cục, chẳng còn hình ảnh “chàng sumo đeo tạ trước bụng”. Ngoài ra, tã còn thấm nhanh, không tràn ngược ra ngoài, bảo sao bề mặt tiếp xúc với da con lúc nào cũng khô ráo.

Chọn điều tốt nhất cho “thiên thần nhỏ” luôn là bản năng thiêng liêng nhất của người làm mẹ. Rất nhiều mẹ Việt đã tin tưởng, hài lòng với công nghệ Rãnh thấm kim cương cải tiến mới giúp bảo vệ làn da non nớt của bé, cho bé vui cười thoải mái và say giấc ngủ ngon. Còn mẹ thì sao?

Tã dán Bobby cải tiến mới với công nghệ Rãnh thấm kim cương giúp thấm nhanh, dàn đều chất lỏng vào lõi bông, khóa chặt chất lỏng dưới bề mặt tã, ngăn chặn việc thấm ngược trở lại gây ẩm ướt, khó chịu cho bé, được nhiều mẹ Việt hiện đại hài lòng và tin tưởng lựa chọn. Từ nay, mẹ sẽ luôn yên tâm làn da nhạy cảm của con sẽ được bảo vệ, luôn khô thoáng, thoải mái cả ngày.

Các mẹ hãy tìm hiểu và trải nghiệm ngay Rãnh Thấm Kim Cương cải tiến mới trên Tã dán Bobby tại link. Rất nhiều thông tin thú vị, khuyến mãi bùng nổ lẫn quà tặng hấp dẫn đang chờ mẹ đấy!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

Cháo lươn cho bé luôn là món ăn được các mẹ lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho con. Làm thế nào để chế biến được món cháo lươn vừa ngon vừa bổ dưỡng? Bài viết hôm nay MarryBaby sẽ giúp các mẹ những bí quyết tuyệt hảo này để bé ăn mau chóng lớn nhé.

Giá trị dinh dưỡng của cháo lươn cho bé

Cháo lươn là một trong những món ăn nổi tiếng được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn cho con. Cháo lươn có thành phần dinh dưỡng cao, giúp bé tăng cân nhanh, đặc biệt giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng khi bị bệnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lươn là thực phẩm có tính mát, thơm ngon và chứa nhiều vitamin A, B1, B6, kali, natri, canxi, sắt.

Với các bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, cháo lươn cho bé là lựa chọn hoàn hảo. Nguồn dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn gồm có:

  • Chất đạm: 12,7g
  • Chất béo: 25,6g
  • Năng lượng: 285 calo
  • Vitamin: Vitamin A và beta-carotene: 2.000 IU, vitamin B1: 0,15mg, niacin: 2,2mg, riboflavin: 0,31mg, biotin: 5mcg, vitamin B6: 0,28mg
  • Khoáng chất: sắt: 0,7mg; natri: 78mg; kali: 247mg, canxi: 18mg; magie: 18mg; phốt pho: 160mg.

Để cho bé ăn dặm đúng cách và tiêu hóa tốt khi ăn lươn, mẹ nên nấu chín, hấp cách thủy hoặc ninh nhừ để đảm bảo thịt lươn được chín kỹ.

Khi nấu cháo với các loại rau củ hầm sẽ giúp mẹ chế biến thành công món ăn mát và bổ, thích hợp với những bé bị suy dinh dưỡng.

Cách chọn và sơ chế thịt lươn

  • Mẹ chọn lươn màu vàng, đuôi dài, tươi sống. Lươn chỉ nên chọn con từ 1-1,3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.
  • Cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.
  • Nếu mẹ không muốn cho con ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.
  • Lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh.
  • Đồng thời mẹ cần tránh chọn lươn chết sẽ sinh ra độc tố histamine có hại cho sức khỏe của bé.
  • Khi nấu cháo lươn cho bé, mẹ cần phải nấu thật chín hoặc ninh nhừ để tiêu diệt hết các loại ký sinh trùng có hại.
  • Khi lươn đã chín, mẹ mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách nấu cháo vịt cho bé ngon, bổ và lạ miệng

Những cách nấu cháo lươn cho bé ngon, bổ, dễ thực hiện

Các vitamin và chất khoáng có trong thịt lươn đều có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, có lợi cho xương khớp.

Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, món cháo lươn được rất nhiều mẹ lựa chọn đưa vào các bữa ăn cho bé. Tuy nhiên, để cân bằng dinh dưỡng cần có trong khẩu phần ăn thì cha mẹ mẹ nên kết hợp cùng với các loại rau củ ví dụ: rau ngót, khoai môn, bí đỏ, cà rốt…

Mẹ hãy cùng tìm hiểu 4 công thức nấu cháo lươn đơn giản, dễ ăn để chăm sóc bé tốt hơn.

cháo lươn cho bé giàu dinh dưỡng

1. Cháo lươn khoai môn cho bé

Nguyên liệu:

  • 200g lươn.
  • 100g gạo tẻ.
  • 100g khoai môn thái nhỏ, cắt miếng vuông.

Cách nấu cháo lươn khoai môn cho bé:

  • Lọc lấy thịt và làm sạch.
  • Hấp chín lươn với một ít gừng để khử mùi tanh.
  • Vớt lươn ra lọc lấy thịt, bỏ ruột, giữ phần tiết để nấu cháo.
  • Mẹ cho 1 lít nước vào nồi rồi cho gạo và khoai môn vào nấu chín nhừ.
  • Khi cháo chín, mẹ cho thịt lươn, tiết lươn đã hấp chín vào đảo đều.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

2. Cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng: Cháo lươn cà rốt

Cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng cũng khá đơn giản và tương tự như trẻ đủ tuổi ăn dặm:

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm gạo tẻ.
  • 10g thịt lươn.
  • 20g cà rốt băm nhuyễn.
  • 1,5 thìa dầu ăn.

Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé 8 tháng:

  • Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo cùng cà rốt.
  • Lươn làm sạch rồi luộc hoặc hấp chín, sau đó gỡ lấy thịt.
  • Khi cháo chín nhừ, cho thịt lươn vào đảo đều.
  • Tắt bếp, để cháo hơi nguội thì thêm 1,5 thìa dầu ăn vào đảo đều.

3. Cháo lươn đậu xanh cho bé

Nguyên liệu:

  • 200g lươn.
  • 100g gạo.
  • 50g đậu xanh.

Cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé:

  • Gạo và đậu xanh vo, đãi sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cháo chín mềm.
  • Lươn làm sạch rồi luộc hoặc hấp chín. Sau đó gỡ lấy phần thịt lươn.
  • Khi cháo chín cho thịt lươn vào đảo đều.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cháo ếch cho bé ăn dặm ngon miệng và giàu dinh dưỡng

4. Cháo lươn bí đỏ cho bé

Nguyên liệu: 

  • 200g lươn.
  • 100g gạo.
  • 100g bí đỏ.
  • Rau thơm, hành lá, gia vị.

Cách nấu cháo lươn bí đỏ cho bé:

  • Lươn rửa sạch, cắt thành từng đoạn cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Sau đó gỡ lấy thịt lươn.
  • Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ.
  • Gạo vo sạch cho vào nồi cùng 1 lít nước nấu cháo.
  • Khi cháo chín mềm, thêm bí đỏ vào nấu nhừ.
  • Sau đó cho thịt lươn vào đảo đều.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: 7 cách nấu cháo óc heo tuyệt ngon cho bé ăn dặm

5. Nấu cháo lươn cho bé với rau ngót

Nguyên liệu:

  • 1 con lươn.
  • 100g rau ngót.
  • 50g gạo tẻ.
  • Muối.
  • Nước.

Cách nấu cháo lươn cho bé với rau ngót:

  • Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.
  • Đối với phần rau ngót, mẹ hãy ngâm sơ nước muối rồi rửa sạch và thái nhỏ để bé dễ ăn.
  • Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu với nước theo tỉ lệ 1 gạo – 10 nước.
  • Khi mẹ thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn và rau ngót đã sơ chế vào đảo cho quyện.
  • Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.

6. Nấu cháo lươn đậu xanh và bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Lươn đồng.
  • Đậu xanh bóc vỏ.
  • Bí đỏ.
  • Gạo tẻ.
  • 1 thìa dầu ăn.

Cách nấu cháo lươn cho bé với đậu xanh và bí đỏ:

  • Làm sạch lươn thật kỹ, sau đó đem đi luộc và lọc lấy thịt để riêng.
  • Đối với phần bí đỏ, mẹ hãy gọt sạch vỏ và cắt miếng.
  • Tiếp đến, vo sơ gạo và nấu thành cháo cùng với bí đỏ cùng đậu xanh đã bóc vỏ.
  • Khi thấy cháo đã gần chín, hãy cho lươn đã sơ chế vào đảo cho quyện.
  • Nấu đến khi nào thấy cháo nhuyễn và thịt lươn mềm thì múc ra bát, để cho bớt nóng là có thể cho bé ăn được.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm từ gạo xay

7. Cháo lươn cho bé 1 tuổi với khoai môn

Nguyên liệu:

  • Thị lươn hấp chín: 50g.
  • Gạo tẻ: 1 nắm to (khoảng 3 thìa đầy).
  • Khoai môn: 50g (khoảng 1/4 củ cỡ vừa).
  • Ngò rí.
  • Dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm.

Cách nấu cháo ngon cho bé:

  • Nếu chưa có thịt lươn làm sẵn, mẹ nên làm lươn theo hướng dẫn ở trên.
  • Khoai môn gọt sạch vỏ, thái miếng vuông dạng quân cờ.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng khoai môn và lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa vừa cho cháo chín nhừ.
  • Ngò rí rửa sạch, vẩy ráo, thái nhỏ.
  • Khi cháo chín, mẹ cho thịt lươn đã xé nhỏ, tiết lươn đã hấp chín vào đảo đều.
  • Chờ cho cháo sôi trở lại thì nêm ngò rí thái nhỏ vào khuấy đều cho chín.
  • Tắt bếp, múc cháo ra bát, đợi cháo nguội bớt thì cho 1 thìa súp dầu ăn vào trộn đều.
  • Mẹ nên cho bé ăn khi cháo còn ấm để tránh cháo bị tanh.

8. Cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng với cà rốt, đậu Hà Lan

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm (khoảng 3 thìa đầy).
  • Thịt lươn đã hấp chín: 15 – 20g.
  • Cà rốt: 1 miếng cỡ bao diêm.
  • Đậu Hà Lan: 20g.
  • Dầu ăn dành cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn ngon cho bé 8 tháng:

  • Đậu Hà Lan rửa sạch, cho vào bát nhỏ, hấp cách thủy cho chín. Đậu chín, dùng muỗng tán mịn, lọc qua rây rồi cho vào cháo.
  • Cà rốt rửa sạch, bào bỏ vỏ, băm nhỏ hoặc cắt miếng nhỏ. Để có thể băm nhỏ cà rốt dễ dàng, mẹ nên dùng dụng cụ bào sợi bào cà rốt thành sợi mỏng, thái nhỏ rồi hãy băm.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng cà rốt và nấu trên lửa vừa.
  • Khi cháo chín nhừ, nếu mẹ cắt cà rốt dạng miếng nhỏ thì nên vớt cà rốt ra, dùng muỗng tán cho mịn trước khi cho bé ăn. Nếu bé chưa ăn được thức ăn thô, sau khi tán nhuyễn cà rốt, mẹ nên lọc qua rây cho mịn.
  • Cho thịt lươn vào nồi cháo và đảo đều.
  • Tắt bếp, múc cháo ra bát, đợi cháo hơi nguội cho 1 thìa dầu ăn vào đảo đều, cho bé ăn khi cháo còn ấm.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

Cách làm lươn nấu cháo cho bé ăn dặm không có mùi tanh

Thịt lươn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có mùi tanh. Do đó, khi làm và nấu lươn, mẹ cần chú ý một số mẹo sau đây để khử mùi tanh cho món cháo lươn.

  • Lươn khi mua về, mẹ nên ngâm với nước gạo trong 1-3 tiếng để sạch bùn bẩn. Sau đó, cho muối vào để lươn thả hết chất nhớt.
  • Ở vùng quê, một số bà mẹ có thể cho tro và trấu vào để tuốt lươn sạch hơn. Nếu không có tro, trấu thì mẹ có thể dùng giấm nhé.
  • Khi rạch bụng để loại bỏ nội tạng thì mẹ nên dùng nước muối để rửa sạch lươn một lần nữa.
  • Lươn sau khi được làm sạch thì mang đi luộc hoặc hấp. Để loại bỏ mùi tanh hoàn toàn thì mẹ nên cho vào nước luộc, hấp một lát nghệ hoặc gừng.

Thịt lươn giàu dinh dưỡng

Lưu ý khi nấu cháo lươn cho bé ăn dặm

1. Cách khử mùi tanh cho thịt lươn

  • Một số gia đình xào lươn với hành và gia vị để thơm ngon và đậm vị hơn. Sau đó, mẹ mới cho vào cháo. Tuy nhiên, nếu nấu cháo lươn cho trẻ sơ sinh thì mẹ không nên làm vậy.
  • Cách này sẽ khiến thịt lươn bị săn lại, ngấm nhiều gia vị và dầu mỡ hơn. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh làm việc khó khăn hơn.
  • Cách nấu cháo lươn cho bé ăn dặm tốt nhất là cho trực tiếp thịt lươn vào cháo, ninh nhừ. Không cần tẩm ướt gia vị hay phi xào.
  • Lấy nước luộc lươn để nấu với gạo, còn thịt lươn thì cho sau. Nấu khoảng 20-30 phút khi hạt gạo đã nhừ thì mới cho thịt lươn vào.
  • Nấu tiếp chừng 15-20 phút, đến khi cháo thật nhừ thì tắt bếp.
  • Với trẻ sơ sinh ăn dặm thì không nên cho hành, rau răm hay gia vị vào. Tốt nhất là cho rau củ vào ninh cùng. Còn khi trẻ đã lớn, ít nhất trên 1 tuổi thì mẹ mới nên cho chúng vào.

2. Một số điều khi nấu cháo lươn cho trẻ ăn dặm

  • Mẹ chỉ nên giữ phần thịt lươn và xương để nấu cháo cho bé. Những phần còn lại mẹ hãy bỏ hết đi nhé.
  • Bụng lươn có nhiều xương dăm nên khi nấu mẹ nhớ cẩn thận bỏ hết xương đi tránh để bé bị hóc xương.
  • Khi lươn đã được chế biến chính thì không để phần thịt dính vào nước vì sẽ làm thịt có mùi tanh.
  • Để dễ gỡ xương, mẹ chỉ nên hấp hoặc luộc thịt lươn vừa chín tới thôi.

[inline_article id=4682]

Cháo lươn là món ăn bổ dưỡng vì trong lươn có rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị, giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé yêu thì độ tuổi phù hợp thưởng thức món ăn này là từ 1 tuổi trở đi hoặc ít nhất là 8 tháng và không dùng thêm gia vị.

Hy vọng những gợi ý về món cháo lươn cho bé của MarryBaby sẽ giúp ích cho thực đơn của mẹ thêm phong phú. Nếu mẹ có thắc mắc gì về cách nuôi dạy con thì hãy truy cập vào trang MarryBaby nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú hay không?

Dị ứng sau sinh có nhiều loại, có loại do thức ăn và cũng có loại do thời tiết hay nội tiết tố của cơ thể. Tùy theo từng loại mà mẹ bị dị ứng có nên cho con bú bình thường hay tạm ngưng chờ điều trị.

Các kiểu dị ứng của mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh thường bị 2 kiểu dị ứng phổ biến nhất là dị ứng thức ăn và dị ứng thời tiết

Dị ứng thức ăn sau sinh

Bị dị ứng thức ăn trong thời kỳ cho con bú là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều bà mẹ. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt.

Chưa kể, sau khi sinh con, cơ thể của người phụ nữ còn rất yếu nên dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm độc từ các tác nhân bên ngoài.

Chức năng gan yếu nên khó lọc hết được các độc tố, chúng sẽ tích tụ dưới da và bộc phát ra ngoài qua da bằng các dấu hiệu dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 1
Có nhiều loại dị ứng sau sinh mẹ cần tìm hiểu để chữa trị

Dị ứng nổi mề đai mẩn ngứa

Theo khoa học lý giải, phụ nữ mang thai sinh con thường dễ bị dị ứng nổi mề đay là do thời kỳ này cuộc sống của mẹ thường có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt. Tất cả những điều này khiến cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm, dễ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến  cơ thể dễ bị dị ứng, nổi mề đay trước các dị nguyên bên ngoài.

Hơn nữa việc nhiễm lạnh, trúng gió độc cũng là yếu tố tác động làm bệnh nặng hơn.

Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú?

Dị ứng do thay đổi nội tiết tố có thể cho bé bú bình thường

Sau khi sinh, mẹ dễ bị dị ứng do trong thời gian này có những thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt nên cơ thể rất nhạy cảm dễ bị suy giảm miễn dịch.

Với kiểu dị ứng này, mẹ không cần lo lắng bởi nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới sữa mẹ. Vì thế, mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường mà không lo ngại tới chất lượng sữa.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 2
Tùy vào trường hợp, mẹ có thể cho bé bú bình thường hoặc phải tạm ngưng chờ điều trị

Tuy nhiên, nếu mẹ bị dị ứng và phải uống thuốc theo đơn bác sĩ thì mẹ cần cẩn thận khi cho bé bú bởi một số thuốc điều trị có thể điều tiết qua sữa mẹ. Mẹ cần lưu ý đặc biệt không được dùng thuốc tùy tiện để tránh tác động xấu đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến thần kinh của bé sau này.

Dù vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng khi bị dị ứng bởi hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị những bà mẹ đang cho con bú có thể sử dụng được mà  không lo ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Dị ứng thức ăn cần tạm ngưng cho bé bú cho đến khi điều trị xong

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng về hiện tượng dị ứng thức ăn có di truyền hay không và mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không.

Các triệu chứng dị ứng không lây từ người này sang người khác do cơ địa mỗi người mỗi khác và có những phản ứng không giống nhau với các loại thức ăn.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, căn bệnh này có tính gia đình. Nếu mẹ bị dị ứng thì bé cũng có thể bị dị ứng với cùng loại thức ăn mà người mẹ sử dụng.

Vì vậy, trong trường hợp mẹ bị dị ứng thức ăn ở thời kỳ cho con bú thì tạm thời mẹ nên ngưng cho bé bú sữa mẹ. Chờ cho đến khi nào mẹ hết dị ứng hoàn toàn thì mới cho bé bú lại bình thường.

[inline_article id=240853]

Cách khắc phục dị ứng sau khi sinh

Tùy vào cơ địa, mẹ có thể chọn nhiều phương pháp trị dị ứng sau sinh khác nhau. Tuy nhiên nên ưu tiên các biện pháp tự nhiên, cổ truyền từ thảo dược.

Thuốc trị dị ứng

Điều trị bệnh bằng thuốc là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ do bệnh sẽ được trị khỏi nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, mẹ cho con bú nếu muốn dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trị dị ứng bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh trị bệnh bằng phương pháp Đông y, Tây y thì mẹ có thể sử dụng những mẹo hay trị dị ứng, mà không gây ra những tác hại xấu cho mẹ dưới đây.

Uống trà hoa cúc

Với công thức mỗi ngày một ly hoa cúc với mật ong nguyên chất sẽ là cách giúp mẹ trị bệnh dị ứng sau khi sinh con tốt nhất.

Loại trà này còn giúp cơ thể mẹ được giải độc, ngủ ngon hơn, làn da sáng mịn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể phòng chống bệnh tật.

mẹ bị dị ứng có nên cho con bú 3
Các loại trà thảo dược có thể giúp mẹ điều trị dị ứng hiệu quả

Một số loại trà khác mà mẹ nên thử: trà cam thảo táo gai, trà gừng, mật ong nước cốt chanh, dâu tây mật ong, atiso, trà bạc hà, trà đen, bạch trà.

Chườm đá làm giảm cơn đau

Mẹ cần 2-3 viên đá cùng một miếng vải sạch mềm. Sau khi vệ sinh da sạch và lau khô thì mẹ chườm đá lên vùng da bị dị ứng.

Dùng mướp đắng

Ngoài cách uống trà thảo dược, mẹ cũng có thể sử dụng các nguyên liệu để xông hoặc nấu nước tắm, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Mẹ cần chuẩn bị 1-2 quả mướp đắng rửa sạch, thái lát mỏng. Tiếp cho mướp vào nồi đổ ngâp nước đun sôi để lấy nước bôi trực tiếp lên vùng da.

Mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược như lá tía tô, kinh giới, chanh, gừng, ngải cứu, ổi, quế,…

[inline_article id=240624]

Những lưu ý khi điều trị dị ứng sau sinh

  • Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa bệnh nếu chua có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Với những ai thường xuyên bị nổi mề đay sau sinh thì nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như môi trường ô nhiễm, chất độc hóa học, thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước nhằm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Nên tới bệnh viện ngay nếu như xuất hiện những triệu chứng dị ứng kéo dài hơn một tuần, sốc phản vệ, suy hô hấp…

Trên đây là một số giải đáp những thắc mắc về vấn đề mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không và cách khắc phục bệnh hiệu quả, an toàn nhất. Chị em có thể tham khảo và áp dụng ngay để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Cách chọn áo cho con bú thoải mái mẹ sau sinh cần biết

Mẹ nên sắm chiếc áo này từ lúc chuẩn bị đồ trước khi sinh, để có sự chuẩn bị thật tốt chào đón thiên thần bé nhỏ của mình. Với những người lần đầu làm mẹ, chắc chắn sẽ có rất nhiều tò mò về loại áo ‘’chuyên dụng’’ này.

Những chiếc áo cho con bú có gì đặc biệt?

Về cơ bản, áo lót cho con bú nhìn không khác nhiều so với áo lót bình thường, nhưng phần cúp áo sẽ có nút mở ra như ‘’cửa sổ’’ để tiện cho bé bú dễ dàng.

Áo lót cho con bú rất thuận tiện, giúp mẹ cho bé bú một cách dễ dàng nhất. Nhất là ở những nơi công cộng, mẹ có thể thoải mái cho bé bú mà không phải lo lắng về việc phải cởi bỏ áo ngực hay để lộ bầu ngực khi cho con bú.

Có rất nhiều kiểu áo cho con bú phù hợp với từng người. Sản phẩm được thiết kế để phù hợp với vóc dàng của từng người để mẹ có thể hoàn toàn thoải mái khi sử dụng khi chăm sóc bé.

áo cho con bú 1
Các kiểu áo lót có thiết kế mở phần ngực sẽ giúp mẹ dễ dàng khi cho bé bú

Cũng giống như chiếc áo thông thường, mẫu áo cho con bú cũng có thể điều chỉnh được độ dài ngắn của dây áo cho phù hợp nhất với kích thước ngực của mẹ.

Một số loại áo còn có thiết kế đặc biệt có tác dụng ngăn sữa chảy ra ướt áo ngoài như miếng lót thấm sữa. Hơn nữa, mẹ có thể chỉ cần thao tác bằng 1 tay còn tay kia để giữ em bé bú.

Sau sinh mặc gì cho con bú? Cách chọn áo cho mẹ sau sinh

Chính đặc điểm của phụ nữ đang cho con bú như trên mà khi chọn áo mặc ngoài cần khéo léo phần ngực và phần bụng. Sau đây là một số giải pháp thiết kế cho phần ngực áo và phần eo bụng:

Phần ngực áo

Phần ngực áo sẽ được che đi bởi lớp áo/đầm ngoài có đính cúc khuy, tạo sự thuận tiện cho việc mở phần bầu ngực khi cho con bú.

Sử dụng khóa kéo

Thay vì sử dụng khuy cúc, bạn chọn áo/đầm có sử dụng khóa kéo. Khóa sẽ được che đi dưới các đường trang trí.

  • Đặc điểm vật liệu sử dụng: Có thể sử dụng được nhiều loại vật liệu khác nhau, với các loại chất liệu phong phú và đa dạng. Đối với loại dùng khóa kéo, nên sử dụng loại vật liệu có tính định hình tốt như vải cotton dệt. Như vậy khi may khóa sẽ không bị lộ và vẫn giữ được hình dáng của đường trang trí.
  • Ưu điểm: Trang phục thiết kế có tính thẩm mỹ cao, sử dụng được phong phú các loại vật liệu.
  • Nhược điểm: Khi sử dụng cần phải mở khóa, hay cúc khuy, nên hơi mất thời gian để mở cho con bú. Tuy nhiên, có thể khắc phục khi sử dụng loại khóa có chất lượng, dễ kéo mở.
áo cho con bú 2
Áo cho con bú mặc ngoài mẹ cũng cần chọn kiểu mở phần ngực để tiện cho con bú

Giải pháp thiết kế may 2 lớp

  • Lớp trong sẽ được khoét để lộ phần bầu ngực hoặc có đường xẻ dễ dàng kéo ra khi cho bé bú.
  • Lớp ngoài có nhiệm vụ che đi phần hở bầu ngực hoặc phần đường xẻ của lớp trong.

Lưu ý chọn áo ngực cho con bú loại tốt

Lựa chọn áo cho con bú loại tốt như thế nào mới đúng?

  • Lựa chọn áo ngực cho con bú phải rộng rãi: Thông thường các tháng cuối của thai kỳ ngực sẽ tăng kích cỡ nhanh hơn. Do đó, khi chọn áo lót cho mẹ bầu và cho con bú cần cộng thêm 1 size hoặc 1-2cm để mặc rộng rãi, thoải mái, tránh tình trạng tắc tia sữa. Sau khi sinh, bạn có thể để thêm miếng lót thấm sữa vào áo ngực. Trường hợp nếu bạn mua áo ngực sau khi đã sinh con, khi đi mua nhớ mặc thử khoảng 5 phút, đứng lên, ngồi xuống, vặn vẹo qua lại để xem có dễ chịu không. Nếu cảm thấy khó chịu thì không nên chọn.
  • Sau sinh mặc gì cho con bú? Chọn áo ngực cotton cho con bú: Trong thời gian cuối thai kỳ và sau sinh, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu và nóng nực. Vì thế, bạn nên chọn loại áo lót với chất cotton sẽ giúp thấm hút mồ hôi và sữa tốt hơn.
  • Chọn áo ngực cho con bú loại không gọng: Loại áo này mang đến sự an toàn cho bé. Hơn nữa, loại không gọng chị em có thể mặc được cả ngày mà không gây cảm giác khó chịu.
  • Chọn áo cho con bú mùa hè cần phải thoáng khí: Lựa chọn này sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho các bà bầu và mẹ cho con bú. Trong thời tiết nóng bức, việc mặc áo ngực lót quá nhiều mút sẽ làm cho mẹ cảm giác nóng nực, khó chịu. Thế nên tốt nhất hãy chọn loại áo cho con bú mùa hè mặc vào không khó chịu, có cảm giác thoáng mát.
  • Chọn loại áo chống chảy xệ. Thông thường khi cho con bú, ngực sẽ bị biến dạng: chảy xệ, bè ra hai bên, hoặc bên to bên nhỏ. Vì vậy, khi chọn áo lót cho con bú, chị em nên chọn loại áo lót có thêm tính năng chống chảy xệ.

[inline_article id=219258]

Mẹ luôn ghi nhớ một điều, khi chọn áo cho con bú, không nên lựa size nhỏ, quá chật bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa và những biểu hiện đi kèm như sốt nóng sốt lạnh. Khi đó mẹ sẽ phải thực hiện việc thông tắc tia sữa rất đau đớn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm bé chỉ huy là gì? Nên áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nào?

Vậy ăn dặm bé tự chỉ huy là gì? Và khi nào nên áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy dành cho bé? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Ăn dặm bé tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định món ăn, cách ăn, và thời gian ăn của mình. Đồng thời bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định này.

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giúp con tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Đồng thời kích kích sự phát triển về thể chất như khả năng vận động, sự linh hoạt, cách tiếp cận và xử lý thức ăn của con.

ăn dặm BLW
Bữa ăn theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giống như giờ chơi của bé, với những món đồ chơi chính là các loại thức ăn nhiều màu sắc

Mặc dù đây là một phương pháp tốt, tuy nhiên dù là phương pháp ăn dặm nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn phải đảm bảo cho con một số yếu tố sau đây:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trong giai đoạn đầu đời.
  • Mẹ tập cho con ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt dần rồi đặc; và ăn từ mịn đến thô.
  • Mẹ đảm bảo cho con ăn đủ 4 chất dinh dưỡng thiết yếu là Tinh bột (Carb) – Đạm (Protein) – Chất béo (Fat) – Vitamin, khoáng chất (Vitamins).
  • Mẹ có thể áp dụng phương pháp nuôi con EASY. Đồng thời mẹ cần xây dựng thói quen ăn đúng giờ; và ưu tiên cho con ăn cùng gia đình từ nhỏ.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÉP con ăn nhiều, uống nhiều, chỉ vì cha mẹ nghĩ rằng con cần phải ăn nhiều cho mau lớn; hoặc sợ con thiếu chất.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

2.1 Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phối hợp khéo léo ngón trỏ và ngón cái

Trong khoảng 7-10 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái.

Trông có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước tiến về kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh. Bằng phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng vươn người, bốc thức ăn thường xuyên.

Giúp bé nhanh biết nói hơn

Mẹ hãy cho bé làm quen với nhiều hực phẩm khác nhau: rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm,… để khuyến khích con thực hiện những cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt, hàm… sẽ giúp bé tập nói dễ dàng hơn.

Khi con bước sang giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, con đã có thể làm quen với các trạng thái của thức ăn như dạng thô, dặng lỏng, dạng lợn cợn như súp. Do đó mẹ có thể thoải mái thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm.

Nhất là đối với phương pháp ăm dặm tự chỉ huy, bé sẽ còn cảm thấy thích thú hơn khi được tự do ăn uống theo sở thích. Nếu trẻ bị biếng ăn mẹ nên áp dụng phương pháp này.

Tăng khả năng vận động và sự nhạy cảm các giác quan

Ăn dặm theo phương pháp bé tự chi huy con sẽ phải kết hợp tay, mắt và miệng cùng lúc. Điều này giúp con kết nốt các cơ quan thuần thục hơn.

Không những vậy, phương pháp ăn dặm BLW còn giúp con tăng cường khả năng cảm nhận của thị giác, xúc giác, vị giác,..Thông qua màu sắc của thực phẩm, vị của món ăn, âm thanh khi con nghiền thức ăn trong miệng.

Giúp bé tự lập hơn

Đây là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW so với phương pháp ăn dặm truyền thống.

Trong một khoảng thời gian con ăn dặm theo phương pháp này, con sẽ hiểu được sự chủ động của việc tự ăn mà không cần mẹ đút, cũng như tự do ăn nhiều món mà con thích ăn.

2.2 Nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Cha mẹ lo lắng về sự an toàn

Một số cha mẹ lo lắng rằng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy dễ khiến con bị sặc hơn là ăn bằng thìa. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho điều này.

Mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp hơn

Cho dù mẹ đang cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào, mẹ chắc chắn sẽ đối mặt với sự lộn xộn sau bữa ăn.

Trẻ có khả năng thiếu dinh dưỡng do ăn không đa dạng

Một nghiên cứu cho thấy ăn dặm bé chỉ huy tiêu thụ lượng chất béo và chất béo bão hòa cao hơn; đồng thời lượng sắt, kẽm và vitamin B12 hấp thụ thấp hơn.

3. Khi nào có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé?

ăn dặm BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cần áp dụng trễ hơn kiểu truyền thống

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và một số Tổ chức Y tế về sức khỏe trẻ em, thời điểm thích hợp để mẹ có thể cho bé ăn dặm là trẻ từ 6 tháng tuổi.

Bởi vì khi trẻ từ 6 tháng tuổi, con đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Song song đó, hệ tiêu hóa của con cũng đã bắt đầu phát triển hơn so với những tháng trước. Thế nên con rất cần được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: ngồi thẳng mà không cần nhiều hỗ trợ, vươn người lấy đồ vật,..

Vậy trẻ từ 4-5 tháng tuổi có thể ăn dặm tự chỉ huy không? Câu trả lời là không. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt. Trong khi đó phương pháp ăn dặm tự chỉ huy chiếm phần lớn là thực phẩm ở hình dạng thô để giữ trọn vẹn màu sắc và hương vị.

Không những thế, trẻ ở giai đoạn 5 tháng tuổi, các kỹ năng vận động của con cũng chưa được hoàn thiện. Con ngồi chưa vững, cầm nắm cũng còn yếu,..Chính vì điều đó, cho dù là phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng chỉ nên áp dụng sau khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.

>> Mẹ có thể quan tâm Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

4. Mẹ nên chuẩn bị dụng cụ gì khi cho con ăn dặm?

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm máng và khăn ăn cho bé nhé!

Dưới đây là danh sách các đồ mẹ cần mua để chuẩn bị cho quá trình này:

  • Yếm máng: Theo kinh nghiệm, mẹ nên chọn yếm máng loại bằng nhựa hay nilon mềm bởi nó sẽ không thấm vào bên trong quần áo.
  • Ghế ăn riêng dành cho bé ăn dặm: Mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ vệ sinh, di chuyển thuận tiện; để được trên ghế khác và có các nấc điều chỉnh độ cao khác nhau nếu đặt dưới đất.
  • Bát đĩa, cốc đựng nước, thìa đĩa riêng biệt dành cho trẻ: Mẹ ưu tiên chọn các loại bát dính, thìa có độ nông vừa đủ và cán cầm dày; cốc đựng nước có vạch định mức.

5. Sai lầm cần tránh khi áp dụng ăn dặm bé tự chỉ huy

5.1 Bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy BLW quá sớm

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho các bé nhỏ hơn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại; mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Đồng thời cũng có thể làm bé chán ghét việc ăn; từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

5.2 Chọn thực phẩm không phù hợp với phương pháp

Việc chọn đúng thực phẩm cho bé ăn cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn mới này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt như đậu đũa sẽ dễ làm bé bị nghẹn, hóc.

Khoai tây và khoai lang cũng không thích hợp cho các bé mới tập ăn dặm. Nếu muốn, mẹ có thể để dành món khoai lại cho đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi.

5.3 Cho bé ăn quá nhiều khi ăn dặm BLW

Trong giai đoạn đầu, ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích giúp bé no bụng. Phương pháp này chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm và kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa.

[inline_article id=241701]

6. Cách áp dụng bé ăn dặm tự chỉ huy hiệu quả

Làm thế nào để khuyến khích con trong những bước khởi đầu ăn dặm bé chỉ huy? Mẹ thử tham khảo hương dẫn ăn dặm bé chỉ huy dưới đây nhé:

  • Chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm lớn, và các dụng cụ dành cho bé.’
  • Không cho bé ăn một mình mà không có sự giám sát của cha mẹ, hay người chăm sóc.
  • Hãy bắt đầu với những loại thực phẩm có kích cỡ vừa tay bé. Sau đó, giảm kích thước một chút để hỗ trợ bé luyện tập tốt kỹ năng cầm, nắm.
  • Mẹ có thể cùng bé bắt đầu với những món ăn cho người lớn trong gia đình như rau luộc, cơm hay cà chua.
  • Trải nghiệm của bé với phương pháp là quan trọng. Nên mẹ hãy chịu khó dọn dẹp nếu con lỡ vung tay ném đồ ăn.

>> Mẹ xem thêm Những nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm BLW hiệu quả

7. Gợi ý món ăn dành cho phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

ăn dặm tự chỉ huy

Tương tự như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể khởi đầu bằng những món ăn mềm, có kích thước vừa phải để bé có thể làm quen tốt hơn. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Bơ.
  • Táo.
  • Chuối.
  • Khoai lang.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Thịt, cá, gà mềm.
  • Các loại bánh mì.
  • Nui để nguyên miếng.
  • Cơm hay các loại hạt.
  • Mì sợi đã được cắt ngắn.
  • Rau có lá xanh thẫm như cải bó xôi.
  • Bơ đậu phộng (chọn loại không có muối).

Tóm lại, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng cần được áp dụng với các phương pháp ăn dặm khác. Có thể là phương pháp truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật.

Bằng cách kết hợp đa dạng phương pháp, cha mẹ không phải lo lắng việc bé thiếu dinh dưỡng hoặc con chỉ biết ăn bằng tay mà không biết sử dụng thìa, nĩa, muỗng,..

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Thực hư chuyện người lớn hút thuốc ngoài sân, trẻ nhỏ ở trong nhà vẫn bị viêm phổi

Sự thật này chẳng ai có thể ngờ cho đến khi có kết luận của bác sĩ. Ngay lập tức câu chuyện được các bà mẹ bỉm sữa chia sẻ, thậm chí nhiều người còn bình luận, gửi tới người thân của mình những thông điệp nên bỏ thuốc lá.

Tác hại ít ngờ của thuốc lá đến trẻ nhỏ

“Hot mom” Anne Nguyen chia sẻ: “Con tôi bị ho biến chuyển rất nhanh chỉ trong vòng đúng 1 ngày, cơn ho kéo dài, sâu và chuyển nhanh thành hen phế quản, phổi có tiếng rít.

Khi đưa vào cấp cứu do con lên cơn khó thở, nồng độ oxy máu thấp quá… Bác sỹ có trách nhẹ sao để con chịu khổ vì cơn khó thở, nguy hiểm tính mạng…

người lớn hút thuốc 1
Dù tránh mặt nhưng người lớn hút thuốc vẫn ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ khi tiếp xúc sau đó

Sau 3 ngày con đỡ nhiều nhưng khi khám lại bác sĩ nói phổi con vẫn còn chưa ổn, vẫn tiếp tục kháng sinh để dứt điểm.

Điều tôi muốn nói tới ở đây không phải về vấn đề con bị ốm mà là nguyên nhân bé bị viêm phổi. Bác sỹ nói thời tiết và môi trường bây giờ khắc nghiệt nên con dễ ốm hơn”.

Tuy nhiên, có 1 nguyên nhân sâu xa hơn cả mà bác sĩ nhắc tới đó khói thuốc lá. Và bác sỹ chắc chắn, đối với 1 đứa trẻ đề kháng kém đã từng viêm tiểu phế quản như con, thì hơi, khói thuốc lá chính là nguyên nhân kinh khủng nhất.

Thực hư chuyện khói thuốc đã tan nhưng tác hại vẫn còn?

Chị Anne Nguyen chia sẻ thêm: Khi bác sỹ hỏi nhà có ai hút thuốc không? Tôi đã nói: “Có ông trẻ và bố cháu. Nhưng cháu rất ít tiếp xúc và khi hút thuốc mọi người đều tránh cháu, ra ngoài hút xong mới vào.

người lớn hút thuốc 4
Thói quen hút thuốc của người lớn đang làm hại sức khỏe hàng triệu trẻ em

Bác sĩ lắc đầu và nói:

“Chị có biết mặc dù gia đình chị đã có ý thức bảo vệ, nuôi dạy con nhưng vẫn rất nông cạn không? Chị có biết người hút thuốc họ hít sâu hơi thuốc ấy vào trong phổi của họ.

Khói thuốc bay lên và tan đi là cái mà chị nhìn thấy, còn hơi thuốc nồng đậm phả dần ra qua hơi thở của người hút thuốc nguy hiểm như thế nào?

Trẻ hấp thu hơi/khói thuốc thụ động nguy cơ mắc bệnh phổi cao hơn nhiều lần người hút thuốc”.

[inline_article id=218766]

Sau đó vị bác sĩ đã dẫn chị đi xem 1 cháu bé nằm điều trị viêm phổi cấp đã 2 tuần chưa đuợc ra viện, phổi chuyển màu vì hít hơi thuốc thụ động từ ông nội. Họ cũng nói khi hút thuốc thì ông ra sân, hút xong mới vào…

Chúng ta cần biết là khói thuốc lá độc hại như vậy. Chị muốn kêu gọi những người đang cầm điếu thuốc trên tay, ngậm điếu thuốc trên môi, họ đang thu ngắn quãng đường đời của họ, là vì họ ích kỷ.

Những tác hại của khói thuốc đến sức khỏe thai phụ và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa.

Nó còn làm tăng các triệu chứng của đường hô hấp mãn tính như hen; làm giảm sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân.

người lớn hút thuốc 3
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi người lớn hút thuốc

Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà cao hơn nhiều so với tại nơi làm việc. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ 50-70%.

Qua một vài con số đã nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở Việt Nam cũng rất cao.

[inline_article id=177521]

Ngay dưới bài chia sẻ này, các bà mẹ lập tức lên tiếng đồng tình. Rất nhiều người chia sẻ con mình đau ốm liên tục cũng chỉ vì tác hại của khói thuốc. Bên cạnh đó, họ cũng “tag” người thân vào đọc tham khảo cũng như nhắc các ông chồng nên cai thuốc để bảo vệ sức khỏe của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cùng Bobby khám phá chiếc tã lý tưởng cho bé sơ sinh

Luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ, đồng thời trở thành thành viên tập đoàn Unicharm – nhà sản xuất tã trẻ em số 1 Nhật Bản (*), hơn 15 năm qua Bobby luôn giữ vững vị trí số 1 về thị phần và tự hào được lựa chọn và đồng hành cùng hàng triệu em bé Việt Nam từ những ngày đầu tiên chào đời.

Mẹ hãy cùng Bobby khám phá những bí mật công nghệ trong chiếc tã nhỏ bé – người bạn đồng hành quan trọng trong suốt những tháng năm đầu đời của bé.

Chất liệu bề mặt mềm mịn cho làn da nhạy cảm của bé

Làn da bé sơ sinh mỏng hơn rất nhiều da người lớn bởi lớp biểu bì (hàng rào bảo vệ da bé) được sắp xếp ít chặt chẽ hơn. Vì vậy, làn da của bé có sức đề kháng kém hơn, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với chất liệu của quần áo hay tã bỉm.

Chính vì vậy, Bobby đã nghiên cứu và phát triển chất liệu bề mặt dạng vải cotton siêu mềm mại để bé thật thoải mái khi chạm vào. Tã dán sơ sinh Bobby có bề mặt 3D dạng sóng mềm mịn, miếng lót sơ sinh Bobby cũng có bề mặt Cotton Soft được bổ sung Cream Vitamin E sẽ chăm sóc thật nhẹ nhàng cho làn da bé sơ sinh, không gây sự cọ xát khó chịu hay kích ứng.

Tã Bobby 3
Tã và miếng lót sơ sinh Bobby không gây sự cọ xát khó chịu hay kích ứng, chăm sóc thật nhẹ nhàng cho làn da bé sơ sinh

Thiết kế thoáng khí phù hợp cho làn da bé dễ đổ mồ hôi

Mẹ có biết làn da bé sơ sinh đổ mồ hôi gấp 2 lần da người lớn, và dễ gây cho bé cảm giác ẩm ướt, khó chịu và thậm chí hăm, mẩn đỏ.

Để giải quyết vấn đề này, các sản phẩm của Bobby đều được thiết kế với độ dày vừa phải, lại có màng đáy xốp êm – thoát ẩm, giúp đẩy hơi nóng ra ngoài cho da bé hô hấp tự nhiên và thật dễ chịu.

Công nghệ thấm hút “Rãnh thấm kim cương” cho da bé luôn khô thoáng

Hăm tã luôn là một trong những vấn đề khiến mẹ lo lắng, bản chất do da bé bị tiếp xúc lâu với chất bẩn, vi khuẩn trong chất thải sẽ gây ra những kích ứng đối với làn da non nớt của bé.

Các sản phẩm tã của Bobby với các công nghệ mới được ứng dụng trên bề mặt sẽ là lựa chọn tối ưu cho mẹ. Tã dán sơ sinh Bobby được thiết kế với bề mặt dạng sóng 3D giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa da và chất bẩn, đồng thời Rãnh thấm Kim cương cũng giúp chất lỏng dễ dàng thấm nhanh, dàn đều theo các rãnh thấm và bị “khóa chặt” ngăn cho việc thấm ngược trở lại. Bên cạnh đó, với miếng lót sơ sinh Bobby, mẹ cũng có thể hoàn toàn yên tâm cho bé sử dụng nhờ bề mặt với vô số lỗ thấm hút siêu nhanh, giúp cho da bé luôn khô thoáng.

Tã Bobby 2
Với rãnh thấm kim cương cải tiến, chiếc mông nhỏ xinh sẽ khô thoáng cả ngày.

Tã giấy có thiết kế “Rãnh rốn Oheso” dành riêng cho bé sơ sinh – riêng biệt từ Unicharm Nhật Bản

Trong 15 ngày đầu tiên, việc chăm sóc rốn bé sơ sinh là vô cùng quan trọng. Rốn bé sơ sinh cần được giữ thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ để nhanh lành và tránh nhiễm trùng.

Duy nhất trên thị trường, các loại tã của Bobby – được ứng dụng công nghệ riêng biệt từ Unicharm Nhật Bản được thiết kế với Rãnh rốn Oheso sẽ giúp bảo vệ vùng rốn bé yêu. Nhờ phần rãnh rốn này, rốn bé sẽ được hạn chế tiếp xúc với chất bẩn, khô thoáng và nhanh rụng.

Tã Bobby 1
Tã Bobby có thiết kế rãnh rốn Oheso chuyên biệt giúp cuống rốn của con được bảo vệ an toàn.

Luôn đầu tư nghiên cứu về mặt công nghệ và giữ vững vị trí số 1 thị trường hơn 15 năm qua, Bobby luôn tập trung và sẽ nỗ lực hơn nữa để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho bé yêu. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bé luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất để lớn khôn mỗi ngày.

Tã Bobby
Bobby là người bạn đồng hành lý tưởng mẹ chọn cho bé yêu.
Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm BLW là gì? Hướng dẫn cho bé ăn dặm BLW nhàn tênh

Với phương pháp ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy, cha mẹ sẽ thấy một hình ảnh hoàn toàn khác của bé. Bé đang dần chuyển từ giai đoạn bú sữa sang tiếp xúc với thức ăn đặc. Bé sẽ hoàn toàn tự chủ trong việc ăn của mình.

1. Ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm BLW (Baby Led Weaning hay ăn dặm tự chỉ huy) là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự lựa chọn thức ăn, tự ăn và ăn bao nhiêu, tốc độ ăn như thế nào tùy theo ý bé muốn.

Tinh thần chính của phương pháp cho bé ăn dặm BLW là: ăn cùng bé, ăn cùng lúc, cùng bàn, cùng món ăn và để bé tự ăn. Bé sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần ăn dặm đầu tiên của mình.

Ăn dặm theo BLW tạo cho con nhiều cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết để nuốt một cách an toàn. Phương pháp này đòi hỏi cha mẹ phải tôn trọng quyết định của bé.

Ăn dặm kiểu BLW sẽ giúp cho việc tập thức ăn thô dễ dàng hơn; thích thú hơn cho cả gia đình. Nó khuyến khích bé tự tin cũng như vui vẻ trong bữa ăn; bé sẽ thưởng thức được thức ăn tốt và dinh dưỡng khi lớn hơn.

2. Thời điểm thực hiện phương pháp ăn dặm BLW

Thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn thô là khoảng 6 tháng tuổi vì:

  • Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật.
  • Ruột của trẻ đã phát triển các enzyme tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn thô.
  • Trẻ 6 tháng tuổi đã không còn phản xạ nhè thức ăn (phản xạ đẩy các đồ ăn lạ ra khỏi miệng).

Cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu vẫn không biết có nên cho con ăn theo phương pháp ăn dặm blw hay không. Ngoài ra, khi mới cho bé tập ăn; hãy quan sát phản ứng của con xem con có hào hứng cách cách ăn này không nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

phương pháp ăn dặm blw
Thời điểm mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm BLW là gì?

3. Hướng dẫn cách cho bé tập ăn dặm theo kiểu BLW

Đây là những nguyên tắc mẹ nên biết để tập cho con làm quen phương pháp ăn dặm BLW vừa hiệu quả và thú vị.

3.1 Cho trẻ đeo yếm lớn

Khi cho bé ăn, bạn hãy cho con mặc yếm lớn và trải tấm lót dưới chỗ con ngồi để việc dọn dẹp sau bữa ăn dễ dàng hơn.

3.2 Tiếp tục cho trẻ bú

Dù đã cho bé làm quen với phương pháp ăn dặm BLW nhưng mẹ đừng quên cho bé bú nhé. Vì trong năm đầu đời, trẻ nhận phần lớn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Duy trì tần suất bú mẹ hoặc bú bình như khi chưa ăn dặm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

3.3 Không ép con ăn

Nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, bố mẹ không so sánh khiến bị áp lực dẫn đến việc ép con ăn, lâu dài sẽ hình thành ở con tâm lý sợ hãi và chán ăn. Tập cho bé ăn dặm chủ yếu là luyện tập cho con làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, giúp con phát triển các kỹ năng ăn uống tự lập sau này.

3.4 Cắt thức ăn thành dạng que hoặc thanh dày

Bạn hãy thái nhỏ thức ăn theo dạng que để bé có thể dễ dàng cầm và cắn nhai từ trên xuống thay vì thái những miếng nhỏ vừa ăn.

phương pháp ăn dặm blw
Trong phương pháp ăn dặm BLW, cha mẹ cần cắt thực phẩm thành thanh dài vừa đủ

3.5 Bắt đầu cho bé ăn từng chút một

Thời gian đầu khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW: mẹ chỉ cần đặt một đến hai miếng thức ăn trước mặt trẻ vào giờ ăn. Bé có thể thấy choáng ngợp nếu mẹ đặt quá nhiều đồ ăn.

3.6 Tuyệt đối không bế con đi ăn rong

Mẹ cũng không nên cho bé xem tivi, chơi đồ chơi khi ăn.

Có nhiều gia đình, cha mẹ cho con đi ăn rong vì muốn bé ăn được nhiều; nhưng ăn rong sẽ làm bé bị phân tán vào những thứ xung quanh để “lừa” đút ăn cho bé. Kết quả là bé ăn một cách thụ động, ăn không phải vì ngon miệng. Do đó, các men tiêu hóa không được tiết ra khiến bé khó hấp thụ. Hơn nữa, thức ăn mang đi khắp nơi như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh.

Việc đi ăn rong thường xuyên dần dần tạo thói quen không đi rong bé không chịu ăn. Về sau nếu bé ốm hoặc thời tiết xấu; hoặc gia đình bận rộn không cho bé đi rong được là bé có thể bỏ bữa.

3.7 Cho con ăn có giờ giấc

Mẹ không để bữa ăn kéo dài quá 30 phút để tạo cho con thói quen ăn uống tập trung. Hãy cho bé ăn chung với bữa ăn của gia đình; mẹ sẽ đặc biệt thích khi cho con ăn tối cùng cả nhà.

So với ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ phải dọn dẹp bãi chiến trường của con sau bữa ăn kiểu BLW. Tuy nhiên, thấy con hứng thú; vui vẻ được ăn cùng cả nhà và tiến bộ mỗi ngày là động lực có tiếp sẽ tiếp sức thêm cho mẹ.

3.8 Kiên trì và kiên trì với con

Khi bé ăn dặm theo phương pháp BLW sẽ có các giai đoạn con ẩm ương; biếng ăn sinh lý rồi mọc răng, và sốt; con có thể sẽ bỏ bữa. Mẹ cần kiên trì nấu nướng; tiếp tục áp dụng phương pháp ăn dặm BLW; và dọn bữa cho đến khi con ăn uống hào hứng trở lại.

[inline_article id=67099]

3.9 Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cơ bản

Dù bé đang được áp dụng bất cứ phương pháp ăn dặm nào mẹ cũng đừng quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con để bé được phát triển tốt nhất hoạn thiện nhất, vì vậy mẹ cần đảm bảo bé được bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm sau đây :

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột: đây là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ giúp bé hoạt động cả ngày, có thể kể đến như ngũ cốc, khoai, gạo, củ mì,…
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: ngoài tác dụng cung cấp năng lượng, nhóm dinh dưỡng này còn giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu, giúp phát triển tế bào não và hệ thần kinh, gồm : bơ, phô mai, dầu ăn,…
  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: gồm tôm, cua, trứng, thịt, cá,  góp phần xây dựng cơ thể như tạo khối cơ, tạo kháng thể bảo vệ cơ thể.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất: các loại hoa quả trái cây, nhằm điều hoà hoạt động cơ thể phát triển đầy đủ.

3.10 Đổi món thường xuyên

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng, mẹ cũng nên siêng đổi món để giúp con hào hứng ăn uống. Không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến.

Bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm nhằm giúp trẻ phát triển tốt cả về vị giác, thị giác, xúc giác,… và không bị tình trạng biếng ăn. Điều này cũng giúp con có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn, không ngại thử những món mới; như vậy sau này mẹ sẽ rất nhàn.

Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm có màu sắc sặc sỡ, kết cấu khác nhau như cà rốt, dưa hấu, cà chua, bông cải xanh, … hoặc tạo hình thù bắt mắt để tạo hứng thú cho trẻ.

4. Các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Những món đầu tiên cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm BLW bé tự chỉ huy  nên là những thức mềm dễ tiêu hóa:

  • Mì cắt ngắn.
  • Thịt, cá, gà mềm.
  • Các loại bánh mì.
  • Chuối thái lát dày.
  • Trứng luộc chín kỹ.
  • Quả bơ thái lát dày.
  • Nui để nguyên miếng.
  • Rau có lá xanh thẫm như cải bó xôi.
  • Bơ đậu phộng (chọn loại không có muối).

món bé ăn dặm dễ tiêu hóa

5. Các món ăn dặm theo phương pháp ăn dặm BLW

Những món ăn dưới đây đều từ các loại rau củ quả quen thuộc. Mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị khi bé bắt đầu tập ăn dặm BLW:

  • Bí đỏ hấp.
  • Dưa gang.
  • Khoai lang.
  • Cà rốt hấp.
  • Củ dền hấp.
  • Rau chân vịt.
  • Măng tây hấp.
  • Rau củ nướng.
  • Nấm; củ cải hấp.
  • Bông cải xanh hấp.
  • Đậu Hà Lan và ngô ngọt.
  • Trái cây cắt nhỏ: Kiwi; Mận; Nho; Cam; Quả việt quất và Quả bơ.

Bên cạnh đó, khi bé đã quen với việc ăn dặm các mẹ có thể nấu các món cho bé ăn dặm vừa lạ miệng; vừa dinh dưỡng dựa vào thực đơn dưới đây:

Đến giai đoạn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng, thực đơn mẹ cần chế biến khá đơn giản; có thể lấy trực tiếp từ khẩu phần ăn của người lớn.

6. Lợi ích của phương pháp ăn dặm BLW – tự chỉ huy là gì?

Cách ăn dặm này giúp con có cơ hội tự mình lựa chọn và khám phá thức ăn; giúp con có được tính độc lập.

Ngoài ra, phương pháp này không chỉ giúp bé cảm thấy vui thích khi ăn uống; từ đó kích thích bé ăn ngon miệng hơn mà chúng còn giúp bé phát triển khả năng vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

Bằng cách dùng tay để bốc thức ăn, bé còn học được sự phân biệt đối với chất liệu, màu sắc của từng món ăn. Bé cũng sẽ nhanh chóng quen được nhiều loại thực phẩm khác nhau nữa đó.

Cách cho bé ăn dặm blw sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt. Việc nhai tốt giúp kích thích các tuyến nước bọt phát triển và tiết men tiêu hoá khiến trẻ ăn ngon miệng hơn và hạn chế tình trạng biếng ăn.

Hơn nữa, trẻ cũng có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa ăn nên sẽ tránh được trường hợp trẻ bị cha mẹ ép ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.

Hy vọng với những thông tin về phương pháp ăn dặm BLW trên; cha mẹ đã có thể định hình được cách tập cho bé ăn, giảm bớt một phần nào đó lo lắng cho cha mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích và làm rõ tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và các điều trị ra làm sao.

1. Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Táo bón ở trẻ sơ sinh (Constipation in babies) là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài do phân khô, cứng; hoặc tần suất đi ngoài diễn ra không thường xuyên như bình thường. Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón là tương đối không nguy hiểm; nhưng mẹ cần phát hiện sớm và biết cách điều trị sớm.

Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu trẻ mắc phải, mẹ cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở em bé sơ sinh

2.1 Trẻ sơ sinh bị táo bón do thay đổi thói quen sinh hoạt

Hầu hết các thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ sơ sinh; khi đó trẻ có thể mắc các tình trạng tiêu chảy, táo bón, chán ăn, chán bú… Sự thay đổi thói quen sinh hoạt có thể kể đến như thay đổi thời tiết; thay đổi chỗ ở; thay đổi sữa công thức; thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức…

2.2 Trẻ sơ sinh bị táo bón do bệnh lý

Trong những tháng đầu, một số trẻ có khả năng mắc các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, phình đại tràng, hẹp hậu môn. Biểu hiện các bệnh này là bụng chướng, không đánh rắm, nôn ói, đau bụng và khóc mỗi khi đi ngoài do phân cứng gây đau hậu môn.

Mặc dù đây là những trường hợp rất ít trẻ gặp phải nhưng mẹ không nên chủ quan. Hãy quan sát các dấu hiệu của trẻ khi đi ngoài để kịp thời xử lý các tình huống này mẹ nhé.

2.3 Trẻ bị táo bón do dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với sữa bò. Bé được xác định là dị ứng đạm sữa bò do sữa công thức chứa quá nhiều đạm khiến trẻ không tiêu hóa được hết lượng đạm trong sữa. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ thường bị táo bón nhiều hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.

2.4 Trẻ bị táo bón do tâm lý “sợ đi ngoài”

Theo thông tin từ bệnh viện MayoClinic Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh bị táo bón do phân của trẻ bị khô, cứng và khó tống ra ngoài. Trường hợp nặng là phân có dạng viên nhỏ như phân dê. Vì lý do này mà trẻ cảm thấy sợ mỗi khi đi ngoài; kéo theo việc trẻ sẽ thường xuyên phớt lờ, cố nhịn. Từ đó, táo bón trở thành nỗi ám ảnh của trẻ sơ sinh.

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ bị táo bón là tần suất đi ngoài của bé ít hơn bình thường. Mặc dù, tần suất đi ngoài của mỗi bé là khác nhau. Vì tần suất đi ngoài, hình dáng và màu phân đi ngoài sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Nhưng nhìn chung, trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Phân nặng mùi bất thường.
  • Đi ị ít hơn 3 lần trong một tuần
  • Trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài.
  • Khó đi ngoài và phân lớn hơn bình thường..
  • Phân khô, cứng, vón cục hoặc có dạng giống viên.
  • Bụng của bé có vẻ cứng, săn chắc hơn bình thường.

3.1 Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón khi bú mẹ và bú sữa công thức là khác nhau

Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 1-7 lần/ ngày; phân hoa cà hoa cải và hơi có mùi chua. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, hầu như con hiếm khi bị táo bón. Vì sữa như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Ngược lại, đó cũng là lý do vì sao những trẻ bú kém sẽ dễ bị táo bón hơn.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi ngoài với số lần ít hơn từ 1-4 lần/ ngày; phân sệt, màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, mùi khẳn.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ dễ bị táo bón hơn. Lý do chính là vi trong thành phần của sữa công thức; và các sản phẩm ăn dặm được làm từ sữa bò. Với hệ tiêu hóa còn non của trẻ, nên sẽ không tiêu hóa tốt. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn. Tần suất đi ngoài khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.

[inline_article id=179534]

4. Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách điều trị táo bón cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách điều trị táo bón cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Cách điều trị táo bón cho trẻ

4.1 Luyện tập thói quen vệ sinh cho bé

Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hữu hiệu và áp dụng dễ nhất là tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.

Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ hãy để ý các thời điểm mà bé thường xuyên đi đại tiện trong ngày là khi nào. Với lại, việc đi vệ sinh đều đặn không phải là bé phải đi đúng giờ, đúng thời điểm nhất định.

Sau khi mẹ đã biết những thời điểm mà bé đi ngoài trong ngày, mẹ có thể kết hợp với cách tạo ra tiếng “xi” trước những lúc trẻ chuẩn bị đi ngoài. Bằng cách này, mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi”.

4.2 Massage bụng cho bé

Massage vùng bụng cho bé sẽ kích thích đại tràng co bóp, đẩy phân xuống hậu môn giúp bé dễ đi ngoài hơn. Để có thể áp dụng, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ đặt ba ngón tay lên bụng bé và massage theo chiều kim đồng hồ quanh rốn.
  • Bước 2: Hãy thực hiện xoa thật chậm rãi; và tập trung ở khu vực rốn và xung quanh rốn 5cm.
  • Bước 3: Trong quá trình xoa, mẹ có thể ấn nhẹ nhàng. Thực hiện trong vòng 5 – 10 phút, ba lần mỗi ngày.

4.3 Tập thể dục cho bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ nên hỗ trợ cho bé hoạt động tay chân nhiều hơn. Vì khi trẻ được vận động, các cơ quan nội tạng của trẻ sẽ tăng cường hoạt động và giúp cho việc đi ngoài diễn ra thuận lợi hơn.

4.4 Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, thì mẹ thử thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày như tăng cường chất xơ, uống thêm nước, uống thêm sữa… Vì khi cơ thể mẹ hấp thụ các thực phẩm này sẽ chuyển hóa vào sữa khi bé bú mẹ.

  • Mẹ nên uống nhiều hơn 2 lít nước/ngày.
  • Ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi; rau dền; cần tây; súp lơ,..
  • Mẹ ăn thêm nhiều loại trái cây giúp nhuận tràng như đu đủ; táo; lê; chuối; mận,..
  • Mẹ tránh các thực phẩm có chất kích thích như cà phê đen, rượu bia, thuốc lá…

Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của bé; đồng thời, bổ sung thêm một số loại trái cây, rau quả để tăng cường lượng chất xơ cho trẻ. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bao gồm bông cải xanh, táo, mận, lê, đào, bột yến mạch, mì ống…

4.5 Đổi sữa công thức cho bé

Cách đổi sữa công thức cho bé an toàn là hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì trên thực tế, khi cha mẹ tìm cách đổi sữa công thức cho bé, ít nhiều là do sữa không hợp với bé; hoặc do bé đang gặp vấn sức khỏe đối với loại sữa hiện tại.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ buộc phải tìm cách đổi sữa công thức cho bé vì giá thành; sữa (nhập khẩu) tạm hết hàng; hoặc những lý do cá nhân khác.

Cách đổi sữa công thức cho bé theo từng bước:

  • Bước 1: Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé.
  • Bước 2: Cho bé bú vào những cữ buổi sáng trước.
  • Bước 3: Đổi sữa cho bé một cách từ từ và có lộ trình. Để bé thích nghi dần.

[inline_article id=321748]

5. Cách phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục cho bé thường xuyên.
  • Massage bụng và cho trẻ tắm nước ấm vài lần mỗi tuần.
  • Giúp bé xây dựng thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ sau mỗi cữ ăn.
  • Mẹ có thể thử sử dụng các loại thuốc làm mềm phân cho bé (theo chỉ định bác sĩ)
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học cho cả mẹ và bé. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ.

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón kèm theo những biến chứng khác thường như phân có lẫn máu, phân có màu xanh lá, phân có màu nhợt nhạt… Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để xin ý kiến của bác sĩ.

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về trẻ sơ sinh bị táo bón. Từ đây, cha mẹ đã biết cách nhận diện các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị táo bón rồi nhé.

[inline_article id=320684]

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]