Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi ngon chuẩn đầu bếp

Dĩ nhiên, khi nghĩ đến việc cho bé ăn thêm cua, cha mẹ nào cũng kỳ vọng hệ xương của bé sẽ thêm phần chắc khỏe. Bởi cua là thực phẩm giàu canxi và nhiều vi chất như axit béo omega 3, kẽm, kali… Quan trọng là cách nấu súp cua cho bé 1 tuổi sao cho đa dạng và ngon miệng.

1. Cách nấu súp cua biển cho bé từ 1 tuổi ăn dặm

1.1 Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi

Bé dưới 1 tuổi có hệ tiêu hóa không tốt bằng bé lớn hơn. Nên nguyên liệu và cách chế biến súp cua đơn giản sẽ giúp cho bé dưới 1 tuổi dễ tiêu hóa hơn.

Nguyên liệu:

  • Bột năng.
  • 300g thịt cua.
  • 200g thịt gà.
  • 1 quả trứng gà.
  • 500g xương ức gà.
  • Hành lá hoặc ngò rí.

Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi:

Sơ chế nguyên liệu

  • Bước 1: Xương ức gà rửa sạch với nước muỗi pha loãng hoặc vắt vào một ít nước cốt chanh để khử mùi tanh của gà. Sau đó, vớt ra và cho vào nấu nước dùng. Mẹ cũng có thể nấu bằng xương heo nhưng đối với trẻ dưới 1 tuổi, xương gà sẽ dễ ăn hơn.
  • Bước 2: Thịt gà sau cũng mang đi rửa sạch. Rồi mẹ cho vào nồi nước dùng gà luộc chín, rồi vớt ra xé nhỏ, bỏ da để trẻ dễ ăn.
  • Bước 3: Cua mua về mẹ đem chà rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi hấp chín. Tiếp đến, bỏ vỏ, bỏ mai rồi gỡ lấy thịt cua. Lưu ý, cẩn thận không để vỏ cua rơi vào thịt vì khiến trẻ bị hóc.

Nấu súp cua cho bé

  • Bước 4: Nước dùng gà sau khi nấu từ 2 – 3 tiếng thì bạn vớt xương ra, lọc lấy nước dùng, lọc khoảng 2 lần để nước dùng thật trong và không có cặn.
  • Bước 5: Sau đó, mẹ hòa tan bột năng với nước rồi cho vào nồi nấu với lửa nhỏ. Tiếp theo, mẹ đập trứng, hòa tan rồi cho vào nồi như bột năng rồi khuấy đều.
  • Bước 6: Nấu đến khi hỗn hợp sền sệt thì mẹ cho thịt cua và thịt gà xé nhỏ vào.
  • Bước 7: Nêm nếm món ăn với ít muối, đường cho vừa khẩu vị và không nên bỏ ớt hay tiêu vì không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sau cùng, cho ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên. Cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi chỉ cần đơn giản vậy thôi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cháo gà cho bé ăn dặm nấu với rau gì? 15 công thức dễ làm

nguyên liệu nấu súp cua
Cách nấu súp cua với cho bé dưới 1 tuổi

1.2 Cách nấu súp cua biển cho bé với bắp, đậu Hà Lan

Nguyên liệu nấu súp cua:

  • 300g cua.
  • 200g thịt gà.
  • 1 quả trứng gà.
  • 1 thìa bột năng.
  • 500g xương heo.
  • 100g đậu hà lan.
  • 1 quả bắp ngô.
  • Hành lá, lá mùi; gia vị.

Cách nấu súp cua biển cho bé trên 1 tuổi:

  • Bước 1: Xương heo rửa sạch và ngâm với muối loãng + nước cốt chanh để khử mùi tanh. Sau đó, mẹ cho nồi ninh 2-3h và tách lấy nước dùng.
  • Bước 2: Tiếp theo rửa sạch thịt gà, rồi luộc chín. Loại bỏ da gà và xé thịt thật nhỏ để bé dễ ăn hơn.
  • Bước 3: Tương tự như thế, với cua rửa sạch và cho vào nồi hấp chín. Sau đó, bóc mai và vỏ cua ra để tách lấy thịt, xé nhỏ thịt. Tuy nhiên, bước này mẹ làm hết sức cẩn thận vì vỏ cua có thể lẫn trong thịt.
  • Bước 4: Rửa sạch đậu Hà Lan và ngô, tách hạt ngô.
  • Bước 5: Hòa tan 1 thìa bột năng vào nước dùng và đun sôi lửa nhỏ.
  • Bước 5: Đập trứng vào nồi nước dùng và đảo đều đến khi trứng chín.
  • Bước 6: Cho hỗn hợp thịt gà xé, thịt cua, bắp, đậu Hà Lan vào nồi nước dùng đun tiếp khoảng 5 phút, thêm hành lá, mùi, gia vị rồi tắt bế.

Nếu còn dư bắp, nếu không nấu súp cua mẹ có thể tham khảo 8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

Súp cua, đậu Hà Lan, bắp
Cách nấu súp cua với bắp, đậu Hà Lan cho bé

1.3 Cách nấu súp cua biển với măng tây cho bé

Nguyên liệu:

  • 400g cua biển.
  • 150g măng tây.
  • 2 thìa bột năng.
  • 2 thìa bột năng.
  • 1 quả trứng gà ta.
  • 500g xương ức gà.
  • Dầu mè; Hành tím; Gia vị.

Cách nấu súp cua biển với măng tây cho bé trên 1 tuổi:

  • Bước 1: Rửa sạch xương ức gà và ngâm với nước muối loãng để khử mùi. Sau đó ninh xương gà khoảng 2h đến 3h rồi lọc nước dùng.
  • Bước 2: Rửa sạch măng tây và cắt bỏ gốc rồi thái nhỏ.
  • Bước 3: Đổ nước dùng gà và măng tây để ninh nhừ.
  • Bước 4: Cua biển rửa sạch và chín cua. Tách thịt cua và xé để bé dễ ăn.
  • Bước 5: Xào thịt cua với hành tím cho đến khi cua săn lại.
  • Bước 6: Cho bột năng vào nồi nước dung đang sôi khuấy đều cho đến khi đạt độ sánh.
  • Bước 7: Đập trứng vào nồi nước dùng và khuấy đều cho đến khi chín.
  • Bước 8: Đổ cua đã xào vào nồi nước dùng rồi đảo đều. Sau đó nêm gia vị vừa ăn cho bé.

Như vậy đã hoàn thành cách nấu súp cua cho bé ăn dặm. Bây giờ, múc súp cua ra bát, thêm hành, mùi và cho bé đợi nguội cho bé thưởng thức thôi!

Nếu không nấu súp cua mẹ có thể tham khảo 8 công thức cháo măng tây cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

Công thức nấu với măng tây
Cách nấu súp cua với măng tây cho bé

1.4 Nấu súp cua với bông cải xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu nấu súp cua:

  • 300g cua biển.
  • 10g bơ lạt.
  • 100g bí đỏ.
  • 10g hành tây.
  • 30ml kem tươi.
  • 50g bông cải xanh.
  • 20ml sữa tươi không đường.
  • 200ml nước dùng; gia vị ăn dặm.

Cách nấu súp cua biển với bông cải xanh cho bé trên 1 tuổi:

  • Bước 1: Cua biển rửa sạch và hấp chín. Sau đó gỡ lấy thịt cua và xé nhỏ.
  • Bước 2: Bí đỏ rửa sạch và gọt vỏ, thái nhỏ cho bé vừa ăn. Tiếp theo bông cải xanh rửa sạch thái nhỏ. Sau đó, bóc vỏ hành tây rửa sạch và thái nhỏ.
  • Bước 3: Đun nóng bơ lạt sau đó phi hành tây cho dậy mùi. Cho bí đỏ + bông cải xanh đảo đều. Đổ nước dùng nấu khoảng 15 phút cho thành phần nguyên liệu chín mềm.
  • Bước 4: Sau khi súp chín, cho súp chín vào máy để xay nhuyễn.
  • Bước 5: Trộn hỗn hợp thịt cua + kem tươi + sữa tươi nấu cùng súp. Tiếp theo, cho gia vị vào súp để vừa ăn.
nguyên liệu nấu súp cua
Cách nấu súp cua với súp lơ xanh cho bé

1.5 Nấu súp cua với bí đỏ cho bé trên 1 tuổi ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 3 con cua thịt.
  • 1 quả bí đỏ.
  • 1 miếng phô mai con bò cười.
  • 200 ml sữa tươi không đường.
  • 1 muỗng cà phê muối.

Cách nấu súp cua biển với bí đỏ cho bé trên 1 tuổi:

  • Bước 1: Cua làm sạch, đem hấp chín, gỡ lấy thịt cua.
  • Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Sau đó đem đi luộc, nêm muối. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn bí đã chín.
  • Bước 3: Bí sau khi đã xay nhuyễn, đưa lên bếp lửa nhỏ, cho phoma và sữa tươi vào, khuấy đều đến khi sôi nhẹ là được.
  • Bước 4: Múc bí đỏ ra đĩa, cho thịt cua vào, có thể thêm ít tiêu tùy theo khẩu vị. Món này có thể dùng kèm với bánh mì.

>> Xem thêm: 7 cách nấu cháo cua đồng cho bé 8-9 tháng tuổi ăn dặm tăng cân nhanh

Nấu bí đỏ với cua
Cách nấu súp cua với bí đỏ cho bé

2. Trẻ mấy tháng ăn được cua biển?

Trẻ nhỏ có thể ăn cua và hải sản từ lúc 6 tháng tuổi trở đi. Nhưng độ tuổi thích hợp nhất vẫn là từ 9-12 tháng tuổi. Cha mẹ cũng có thể cho bé ăn 1-2 bữa cua và hải sản như hàu, sò điệp, cá hồi,…mỗi ngày; nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

  • Trẻ 7-12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
  • Trẻ 1-3 tuổi: Mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún, súp…, mỗi bữa ăn 30- 40 thịt hải sản.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt cua hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).
cách nấu cháo cua cho bé
Hải sản lên bờ mang theo nhiều nguồn dinh dưỡng quý giá

3. Một số lưu ý khi cho bé ăn súp cua biển

Vẫn biết rằng cua biển tươi, ngon rất bổ dưỡng cho bé nhưng với trẻ nhỏ. Đặc biệt là bé ăn dặm dưới 1 tuổi mẹ vẫn cẩn “cảnh giác” với hải sản, vì đây là thực phẩm dễ gây dị ứng:

  • Nên cho bé làm quen với thịt cua 2-3 ngày liên tục để xem các phản ứng tiêu cực có xảy ra hay không. Nếu bé không có dấu hiệu dị ứng; mẹ có thể cho bé sử dụng thường xuyên như các loại thực phẩm chính khác.
  • Nên cho trẻ ăn thịt cua ít hơn so với định lượng thịt heo, cá vì cua có làm lượng đạm cao, ăn quá nhiều không tốt.
  • Khi chế biến, chỉ sử dụng phần thịt cua, không cho bé ăn gạch vì khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.
  • Sử dụng không hết thịt cua, nên bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để bé sử dụng cho lần sau.

Cách nấu súp cua cho bé tùy vào từng độ tuổi ăn dặm mà có độ phức tạp khác nhau. Để hấp thụ hết dưỡng chất của thịt cua, ăn sau khi hấp chín là ngon nhất, mẹ có thể tập cho trẻ ăn theo phương pháp BLW để bé “nhâm nhi” cua biển tươi nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đừng để con phụ thuộc kháng sinh

Cùng với công dụng trị bệnh thần tốc, thuốc kháng sinh cũng gây tác hại khôn lừa với sức khỏe của trẻ. Mẹ không nên bạ đâu cho con uống đó, không chỉ không giúp bé cải thiện sức khỏe mà còn khiến bé bệnh nặng hơn.

Kháng sinh nhiều tác hại hơn mẹ tưởng

Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công vì hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh. Mỗi lần bệnh lại kéo dài, cơ thể trẻ suy nhược khó phục hồi, bác sĩ buộc phải kê kháng sinh theo liều để giúp diệt mầm bệnh giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên, kháng sinh cũng tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm:

Tiêu diệt lợi khuẩn

Không chỉ tiêu diệt, những lợi khuẩn trong cơ thể cũng không chống đỡ nổi kháng sinh liều cao và uống kéo dài. Sự suy giảm lợi khuẩn như lợi khuẩn đường ruột,… sẽ làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể, hại khuẩn có điều kiện phát triển gây rối loạn và giảm tác dụng của thuốc kháng sinh.

tăng đề kháng cho trẻ 6

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Uống thuốc kháng sinh khiến hệ miễn dịch bị rối nhắm nhầm mục tiêu, tự chống lại cơ thể gây một số bệnh như bệnh viêm đường ruột, bệnh tiêu chảy phân mỡ,…

Tăng nguy cơ mắc dị ứng: Thuốc kháng sinh khiến hệ miễn dịch trở nên mẫn cảm khi tiếp xúc quá nhiều các chất kích thích, khiến trẻ dễ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng, eczema,…

Gây tổn thương chức năng gan

Thuốc kháng sinh gây tổn thương mô gan. Với chức năng gan chưa hoàn thiện việc thường xuyên uống kháng sinh vô cùng có hại cho trẻ.

Tạo ra siêu vi khuẩn: Việc uống kháng sinh tùy tiện, liên tục không theo đơn sẽ khiến cho vi khuẩn nhờn thuốc tạo ra một loại vi khuẩn mạnh hơn, có khả năng kháng thuốc.

Mẹ có thể hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh cho con bằng cách tăng cường kháng thể cho hệ thống miễn dịch của trẻ. Chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ sẽ quyết định sức mạnh của hệ miễn dịch, gia tăng “đội quân” kháng thể mạnh mẽ giúp con khỏi ốm vặt, thấp còi.

Bí quyết tăng kháng thể tự nhiên

Ngủ đủ giấc

Để giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc. Trẻ từ 1 tuần tuổi – 9 tháng tuổi cần phải ngủ từ 14 – 16 giờ/ngày. Trẻ từ 1 tuổi – 2 tuổi cần ngủ từ 13 -15 giờ/ngày. Khi trẻ tăng thêm 1 tuổi thì số thời gian ngủ trên ngày giảm đi 1 giờ.

Tiếp xúc với môi trường bên ngoài

Đừng lo sợ bé nhiễm bệnh mà chỉ bảo bọc bé trong nhà. Hãy cho bé thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài để cơ thể bé làm quen, thích nghi với biến đổi thời tiết. Cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày.

Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút.

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Thời gian này, hệ thống miễn dịch được mẹ chia sẻ hoàn toàn thông qua nguồn sữa mẹ. Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non chứa rất nhiều kháng thể giúp bé chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Sau khi cai sữa mẹ mới là thời gian hệ miễn dịch của bé học cách tự lập cần dưỡng chất để phát triển, mẹ nên bổ sung thêm vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Immune Alpha – chất trợ sinh miễn dịch có chức năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch, có trong chế phẩm hữu cơ như Pre-Vipteen 2 sẽ giúp con có thêm kháng thể tự nhiên.

Nhờ tác động tăng sinh lymphoB (miễn dịch thể dịch) và lymphoT (miễn dịch tế bào) tăng cường sức đề kháng từ bên trong giúp trẻ ít ốm vặt.

tăng sức đề kháng cho trẻ 1

Đồng thời, Immune Alpha giúp nuôi dưỡng biểu mô của lông nhung ruột non và thành ruột già, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non, tăng khả năng tái hấp thụ nước và dưỡng chất tại ruột già, giúp trẻ tăng cường hấp thụ dưỡng chất và hết biếng ăn.  

Khi Immune Alpha kết hợp với Colostrum (sữa non) cho trong Previpteen giúp nuôi dưỡng kháng thể với những trẻ sử dụng kháng sinh lâu ngày, Immune Alpha chính là giải pháp tốt nhất để cân bằng vi khuẩn đường ruột, chống lại nguy cơ loạn khuẩn.

Ngoài ra, Previpteen 2 còn có Canxi nano giúp hỗ trợ quá trình phát triển xương và mọc răng; Magie, Kẽm cần thiết cho sự trao đổi chất, DHA, Axit Folic hỗ trợ phát triển trí não.

Ăn đủ chất, hấp thụ tốt

Ở độ tuổi nhũ nhi, hệ thống miễn dịch của trẻ đang được hình thành và cần các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất dinh dưỡng cần sự phát triển của lymphoB và lympho T. Những dưỡng chất này thường có nhiều trong súp gà, cải bó xôi, bông cải xanh, dưa hấu, nấm, tỏi… cần thiết để củng cố sức mạnh trước các loại mầm bệnh. Do đó, để cơ thể trẻ có đủ nền tảng dinh dưỡng xây dựng hệ miễn dịch mẹ cần giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ tốt.

Bổ sung men vi sinh chứa cả Probiotics và Prebiotics

Men vi sinh là người bạn tốt của hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, bổ sung các vi khuẩn có lợi (probiotics) giúp đào thải các vi khuẩn có hại, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa. Trong những tháng đầu đời, 70% hệ vi khuẩn miễn dịch nằm trong đường ruột, vì vậy để tránh tình trạng phải phụ thuộc vào kháng sinh thì việc chăm sóc hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa cho trẻ là hết sức quan trọng.

Các lợi khuẩn giống như một hàng rào bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể.

tăng sức đề kháng cho trẻ 2

Bên cạnh đó men vi sinh còn giúp tăng hấp thu dưỡng chất, đặc biệt là canxi, colustrum hay Immune Alpha. Nên lựa chọn men vi sinh chứa cả Probiotics và Prebiotics cho trẻ vì Prebiotics (chất xơ hòa tan) là nguồn thức ăn cho Probiotics (vi khuẩn có lợi). Prebiotics tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể, nhờ đó tăng sức để kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Hiện nay trên thị trường có Men vi sinh Golden Lab chứa cả 2 thành phần là các vi khuẩn có lợi được phân lập từ Kim chi Hàn quốc và chất xơ hòa tan, đặc biệt được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp các lợi khuẩn không bị tác động bởi môi trường hay dịch vị a-xít dạ dày, dịch mật trong quá trình bảo quản và sử dụng.

Nhờ đó tăng hiệu quả của men vi sinh trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung các dưỡng chất như colostrum, Immune Alpha đồng thời cùng men vi sinh được xem là giải pháp tối ưu trong việc phòng ngừa tình trạng ốm vặt và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa ốm vặt cho trẻ nhở tại đây

Sản phẩm Công dụng

tăng sức đề kháng cho trẻ 6

Gói cốm tăng chiều cao, tăng sức đề khàng Pre- Vipteen 2

  • Bổ sung Canxi nano, D3, MK7 giúp trẻ hấp thụ Canxi vào tận xương và răng. Giúp phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe. Điều trị còi xương, chậm lớn.
  • Bổ sung Immune Alpha cùng Colustrum (sữa non) kẽm… Tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ hết ốm vặt.

tăng sức đề kháng cho trẻ 6

Golden Lab

  •  Men vi sinh Golden Lab chứa cả 2 loại  Probiotics và Prebiotics giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất, đặc biệt là canxi, colustrum hay Immune Alpha

Liên hệ: 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

 tăng đề kháng cho trẻ 0
tăng đề kháng cho trẻ 5
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cho con tắm nước lá gì để da bé trắng hồng như thiên thần?

Một trong những “bí kíp” được các mẹ rỉ tai nhau khi nuôi dạy con chính là tắm cho con bằng nước lá. Trên thực tế có những loại nước lá từ thiên nhiên được xem là có khả năng thần kỳ giúp da bé “đổi đen thành trắng”. Nếu được sử dụng để tắm táp thường xuyên, bé yêu sẽ có làn da trắng mịn như thiên thần.

Trà xanh, thần dược giúp da bé trắng hồng

Trà xanh từ lâu đã được biết đến với công dụng làm trắng da vô cùng nổi bật. Ngoài lá trà tươi, các sản phẩm có nguồn gốc từ trà xanh như bột trà xanh, trà túi lọc,…không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện làn da hiệu quả cho cả người lớn lẫn trẻ em.

Với các em bé có làn da còn mỏng manh và non nớt, nếu mẹ muốn tắm nước lá cho con trắng trẻo, khỏe mạnh thì phải tuân thủ theo cách làm và những nguyên tắc nhất định sau đây.

  • Đầu tiên là chọn lựa nguyên liệu thật kỹ càng, tuyệt đối không cho con tắm những loại lá nghi có sử dụng thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng.
  • Kế đến là khi mua trà xanh về, nên chú ý ngâm rửa cho thật sạch sẽ
  • Vò lá lần thứ nhất với nước đun sôi trước, rồi sau đó đổ đi, tiếp tục vò lấy nước thứ hai.
  • Chờ nước nguội khoảng 38 độ thì dùng và đây mới là loại nước có thể dùng để tắm cho bé.
da bé trắng hồng 1
Trà xanh được nhiều mẹ chọn làm nguyên liệu tắm bé

Sau khi tắm bằng nước trà xanh xong, để đảm bảo an toàn thì mẹ hãy lau lại người cho con bằng nước ấm sạch một lần nữa. Một tuần cũng chỉ nên làm từ 1 đến 2 lần, lạm dụng quá nhiều sẽ không tốt cho cả làn da và sức khỏe của trẻ.

Chăm chỉ thực hiện những bước như trên, qua một thời gian mẹ sẽ ngạc nhiên vì thấy da con ngày càng sạch sẽ, không còn rôm sảy, lại sáng sủa ra trông thấy.

Lá tía tô, vừa sáng da vừa trị rôm sảy cho bé

Không phải tự nhiên mà lá tía tô được truyền tai là một trong những loại lá có tác dụng làm trắng da vô cùng hiệu quả. Nguyên nhân do trong loại lá này có chứa rất nhiều khoáng chất.

Các vitamin A, vitamin C, sắt, magie,…đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ trị mụn, trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh, giúp da căng mịn và trắng hồng.

Ngoài công dụng cải thiện làn da một cách thần kỳ, lá tía tô còn là vị thuốc giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa và trị cảm cúm được nhiều người tin dùng.

da bé trắng hồng 2
Không chỉ có tác dụng giải cảm, tía tô còn là loại lá tắm rất tốt cho bé

Rất nhiều bà mẹ đã chọn lựa lá tía tô để nấu nước tắm cho con vừa giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Nó giúp bé khỏe mạnh hơn vừa giúp da bé trắng hồng, mịn màng, trắng trẻo, thật đúng là “một công đôi việc”.

Muốn tắm cho bé bằng lá tía tô, đầu tiên mẹ hãy:

  • Lưu ý chọn mua nguyên liệu ở những nơi uy tín, trồng rau sạch hoặc rau hữu cơ.
  • Mua khoảng 1 bó về ngâm rửa với nước muối kỹ càng trước khi bắc lên bếp
  • Đun sôi với lượng nước vừa đủ. Để nguội và dùng nước này pha loãng với nước để tắm cho con.

Giống như trà xanh, việc tắm bằng lá tía tô cũng không nên lạm dụng. Tốt nhất chỉ thực hiện khoảng 1 – 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt mà không làm ảnh hưởng đến làn da của bé.

Tắm trắng cho bé bằng mướp đắng

Nguyên liệu thứ 3 không phải lá mà là một loại quả thiên nhiên có công dụng làm sáng da rất hiệu quả, đó chính là mướp đắng.

Tắm cho trẻ bằng nước nấu từ mướp đắng sẽ giúp bé không còn bị rôm sảy, mẩn ngứa. Vì mướp đắng có chất kháng khuẩn, làm sạch và cải thiện làn da vô cùng hiệu quả.

da bé trắng hồng 3
Mướp đắng (khổ qua) vừa giúp trắng da vừa chống rôm sảy cho bé

Nấu nước tắm bằng mướp đắng cho bé cũng khá đơn giản, các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách dưới đây:

  • Một là cắt nhỏ mướp đắng đem đi nấu sôi khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước đó pha với chậu nước sạch để tắm cho bé.
  • Cách thứ hai chị em có thể xay nhuyễn mướp đắng cùng một ít lá kinh giới, lọc qua rây lấy hỗn hợp đó pha vào nước tắm cho con.

Những lưu ý khi tắm nước lá cho bé:

  • Dù tắm bằng nguyên liệu tự nhiên nào, mẹ cũng cần chú ý lựa chọn các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc hóa học và ngâm rửa kỹ lưỡng;
  • Trước khi tắm, nên thử một lượng nhỏ nước lên da tay xem bé có bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hay không. Nếu tắm xong thấy trẻ có phản ứng phải lập tức ngưng ngay và đưa đi khám;
  • Tuyệt đối không dùng bất cứ loại lá nào để nấu nước tắm nếu bé đã từng mắc các bệnh về da hoặc da hiện tại đang có dấu hiệu bị ngứa, sưng tấy hoặc trầy xước;
  • Dùng nước lá trị bệnh cho bé chỉ dùng đúng loại, không dùng bừa bãi nhất là khi da bé đã có dấu hiệu nổi mụn, có vết trầy xước, vết thương hở;
  • Sau khi tắm bằng nước lá nên lau người lại cho bé bằng nước sạch, sử dụng phấn rôm và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát.

[inline_article id=182199]

Cũng có một số cách hay từ thiên nhiên khác giúp bé có làn da trắng hồng các mẹ có thể tham khảo như dầu oliu, dầu dừa hoặc sữa mẹ để massage cho trẻ sơ sinh nhẹ nhàng toàn thân khoảng 20 phút rồi tắm sạch.

Massage không chỉ giúp trẻ tuần hoàn máu, thư giãn tốt hơn mà còn giúp đào thải các sắc tố da tối màu, kích thích sản sinh tế bào da mới, giúp da bé trắng hồng, sáng sủa.

Bên cạnh công dụng làm da bé trắng hồng xinh xắn, các loại nước lá tắm nàycòn có tác dụng phòng ngừa được nhiều bệnh ngoài da như rôm sảy, bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa hoặc bị hăm, lở loét, cảm cúm…

Trước khi tắm bằng nước lá, cần tắm tráng cho trẻ bằng nước ấm để loại bỏ bã nhờn, cuối cùng là tắm tráng bằng nước lọc đun sôi để nguội một lần nữa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé gái sơ sinh có kinh nguyệt: Điều gì đang xảy ra?

Hầu hết các bé gái sơ sinh đều có “một chút kinh nguyệt” vào một thời điểm nào đó trong hai tháng đầu. Tại sao điều này xảy ra? Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa và chuyên gia sơ sinh tại Phòng khám Nhi Quốc tế, Singapore đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.

Khi em bé đang ở trong bụng mẹ, được tiếp xúc với estrogen của mẹ. Sau khi sinh ra, các kích thích tố trong cơ thể của trẻ nhanh chóng suy giảm, gây ra hiện tượng “chảy máu rút” tương tự như một giai đoạn nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành. Điều này hoàn toàn vô hại và bình thường.

Hiện tượng nàu ra trong vòng một đến hai tuần đầu tiên, phổ biến nhất vào ngày thứ năm của bé gái. Bạn có thể thấy xuất hiện âm đạo màu trắng ngay trước khi máu chảy ra.

Nhưng nếu em bé bị chảy máu âm đạo kéo dài hoặc quá mức, điều quan trọng là yêu cầu bác sĩ thăm khám lại vì đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chảy máu cơ bản.

bé gái sơ sinh
Do tiếp xúc với estrogen từ trong bụng mẹ nên bé gái có kinh nguyệt sớm là bình thường

Bé có bộ ngực đồ sộ

Việc tiếp xúc với estrogen của người mẹ cũng có thể gây ra sự phình to ở ngực ở cả trẻ sơ sinh nam và nữ, tự hết. Lưu ý là nếu như trong trường hợp có xuất hiện vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé và kèm theo hiện tượng sốt thì mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì nó có thể chính là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bộ phận sinh dục bị sưng

Một số bé trai có bộ phận sinh dục/ tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường (và một số ít cũng có thể xảy ra ở bé gái). Nguyên nhân là do tác dụng của các hoóc môn trong quá trình mang thai và thông thường nó sẽ nhanh chóng được bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong vài ngày.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: 10 điều Nên và Không Nên

Em bé sơ sinh có thể ngủ rất nhiều, trong mọi thời điểm và hoàn cảnh. Dù ở nhà hay đi chơi xa, cha mẹ đều phải biết cách chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh để bé tròn giấc mà thích thú với sự di chuyển.

Dưới đây là 10 điều nên và không nên trong giấc ngủ của trẻ:

Nên: Nhận biết dấu hiệu trẻ buồn ngủ

Ngáp đương nhiên là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất. Nhưng vẫn còn một số biểu hiện khác như: Dùng tay dụi mắt, bực mình, lười vận động… Đôi khi trẻ sơ sinh khó ngủ, hay giật mình nên càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến tín hiệu đơn giản này.

Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hóc môn cortisol gây căng thẳng và khiến bé không được thư giãn.

giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Cho bé đi ngủ khi bé muốn hẳn sẽ khiến tâm trạng trẻ thoải mái hơn

Không nên: Đánh thức giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé ngủ trong ghế xe hơi? Đừng đánh thức trẻ mà chỉ cần mang toàn bộ ghé dành cho trẻ bên trong xe và đặt nó một cách an toàn trên sàn nhà. Tuyệt đói không phải trên ghế sofa hay giường.

Hãy để trẻ kết thúc giấc ngủ ngắn của mình trong ghế xe. Giữ bé an toàn trong khi ngủ cùng với ghế xe trên sàn nhà, nhớ để mắt nhé mẹ. Một giấc ngủ ngắn là tốt, nhưng đừng để trẻ ngủ ở đó qua đêm. Cách ngủ an toàn nhất là đặt trẻ lên tấm nệm cứng trên giường.

Nên: Biết thời gian ngủ của trẻ

Trong một tháng sau khi sinh, trẻ có thể ngủ khoảng 16 giờ một ngày, chỉ thức dậy khi đói và hoặc muốn đi đại tiện. Khi trẻ lớn hơn, chúng cần ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn nữa vào ban đêm.

Đến khi tròn 6 tháng, một số trẻ ngủ xuyên đêm và thêm 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày. Nhưng đừng lo lắng nếu bé nhà bạn không như vậy vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau.

Nên: Giảm dần sự yên tĩnh

Trước khi bạn đưa các con đi ngủ, bạn nên bắt đầu giảm dần sự yên tĩnh trong nhà. Điều này sẽ giúp con bạn biết được rằng chúng sẽ không để lỡ bất kỳ việc gì khi chúng rời khỏi căn phòng đó. Một chút ánh sáng trong phòng ngủ cũng giúp chúng chuyển dần sang trạng thái tĩnh và giúp chúng có một giấc ngủ yên bình.

Nên: Khuyến khích trẻ ngủ lâu hơn

Dù đã vượt qua cột mốc 6 tháng nhưng trẻ vẫn giữ thói quen chỉ ngủ khoảng 60 mỗi lần. Hãy cố gắng khuyến khích anh ta ngủ lâu hơn. Cố gắng giữ em bé chơi thêm và kéo dài thời gian giữa các giấc ngủ của bé, làm từng chút một. Và mẹ có thêm nhiều thời gian nhàn rỗi dành cho bạn thân hơn, thêm giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Nên: Tạo dựng thói quen ngủ

Tạo thói quen ngủ ngắn cho bé khi có thể và giúp bé ngủ ngon hơn bằng cách:

  • Có thời gian ngủ trưa giống nhau mỗi ngày.
  • Tránh ngủ vào buổi chiều muộn.
  • Nếu em bé của bạn gặp khó khăn khi ngủ vào ban đêm, hãy dành thời gian ngủ sớm hơn hoặc đánh thức trẻ từ giấc ngủ ngắn trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng cũi vào ban đêm.

Nên: Cho bé ăn no trước khi ngủ

Điều này luôn đúng từ sau khi sinh đến khi đã trưởng thành. Khi con bạn được ăn no, thì chúng sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói. Vì vây, bạn nên chắc chắn là con bạn đã được ăn uống đầy đủ trước khi đi ngủ, nhưng không nên cho bé ăn quá no.

Không nên: Quá lo lắng

Hắt hơi, nấc cụt, thở khò khè, thở dài và thậm chí cả tiếng rít là tiếng ồn của bé. Có thể cha mẹ không cần phải vội vã. Thậm chí, việc khóc và khóc nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc có nghĩa là bé đang “lắng xuống”. Đợi một chút trước khi kiểm tra mọi chuyện vào ban đêm – trừ khi, tất nhiên, bạn nghĩ bé không an toàn, không thoải mái hoặc đói.

giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1
Đặt trẻ ngủ trên giường có thanh chắn hoặc cũi là an toàn hơn cả

Nên: Đặt bé giường khi tỉnh táo

Sau một vài tuần, em bé trẻ có thể tự ngủ mà không cần phải đợi cha mẹ ru ngủ rồi mới đặt xuống giường. Buồn ngủ là đủ tốt. Bạn sẽ dạy cho bé cách tự mình ngủ mà không cần phải được giữ, lắc lư, hoặc vừa bú vừa ngủ. Điều này cũng có thể giúp trẻ học cách tự mình ngủ lại nếu thức giấc vào ban đêm

Nên: Suy nghĩ đến sự an toàn

Nếu con bạn ngủ trên ghế sofa hoặc sàn nhà, hãy di chuyển bé đến nơi an toàn hơn. Những nơi đó không an toàn cho bé ngủ. Luôn đặt bé nằm ngửa để giúp ngăn ngừa Hội Chứng Đột Tử Trẻ Sơ Sinh (SIDS). Loại bỏ chăn, gối, thú nhồi bông, đồ chơi và những thứ mềm mại khác từ nôi của bé. Đừng để trẻ nhỏ ngủ với các trẻ em hoặc thú cưng khác.

[inline_article id=828]

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh “quý như vàng” với những ai lần đầu làm mẹ. Con ngủ ngon, mẹ có thêm thời gian cho riêng mình. Con quấy khóc, mẹ càng dễ trầm cảm hơn. Những lưu ý này có thể giúp mẹ thoát khỏi tác động tiêu cực sau sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

15 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng ngon miệng, chóng lớn

Yến mạch là sản phẩm nguyên chất từ tự nhiên có rất nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, là sản phẩm lành tính ít gây dị ứng nhất. Vậy cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi thế nào? Mẹ hãy tìm hiểu ngay nhé.

Vì sao nên học cách nấu cháo yến mạch cho bé?

Đa số các bé khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm thường sẽ rất lười ăn. Các mẹ chỉ cung cấp các món cháo cho bé ăn dặm từ gạo thôi sẽ là chưa đủ.

Bởi khi ăn, trẻ thường rất hay ngán cho nên hiện tượng bỏ ăn, ăn vào trớ cũng diễn ra rất nhiều. Các mẹ phải chủ động thay đổi các thành phần dinh dưỡng nấu kèm với yến mạch.

Trong yến mạch có rất nhiều chất xơ hòa tan nên mẹ yên tâm bé nhà mình sẽ không bị táo bón (cái này tốt hơn rất nhiều so với cám gạo).

Ngoài ra, cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm có sự thơm ngon hơn nhiều so với cháo nấu bằng gạo thường nên có thể kích thích vị giác các bé.

Yến mạch là món ăn dặm tốt cho sức khỏe của bé

Bột yến mạch nguyên chất là nguồn tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, cháo yến mạch cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho, kali, natri kẽm, vitamin K, E và folate cùng nhiều các khoáng chất thiết yếu khác thúc đẩy các hoạt động phát triển của bé.

Ngoài ra, cháo yến mạch còn giúp nhuận tràng tự nhiên vì chứa nhiều chất xơ, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn.

yến mạch có nhiều công dụng cho sức khỏe
Tuy mới mẻ với người Việt Nam nhưng yến mạch lại là món ăn thông dụng trên toàn thế giới

Quấy yến mạch với sữa, trứng, nước xương hoặc thịt (tôm, lươn…) là cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi trở lên, người ốm, người cao tuổi.

Một nghiên của các nhà khoa học Mỹ cũng chỉ ra rằng trẻ ăn yến mạch vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu, do đó sẽ thể hiện tốt ở trường hơn các trẻ khác.

Bé mấy tháng ăn được yến mạch?

Trẻ từ 6 tháng đã có thể bắt đầu ăn dặm. Vậy trẻ 6 tháng ăn yến mạch được không? Câu trả lời là có.

Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã có thể bắt đầu làm quen, tiêu hóa được yến mạch. Thế nhưng để chắc chắn, mẹ có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Mẹ cũng nên học các cách nấu các món cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi để đa da dạng hóa món ăn cho bé.

Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng trở lên

Về công thức nấu cháo yến mạch, cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm cũng giống như cách nấu cháo thông thường. Tùy độ tuổi của bé mà mẹ xay nhuyễn ra nấu hoặc để nguyên hạt.

Công thức nấu chung cho tất cả các món cháo yến mạch đó là mẹ ngâm trước yến mạch 15-20 phút rồi nấu với thực phẩm đã xay khoảng 10 phút là cháo chín.

1. Cách nấu cháo yến mạch cá lóc, đậu Hà Lan, phô mai cho bé ăn dặm 6 tháng

  • Mẹ ngâm trước hạt yến mạch với nước khoảng 15-20 phút, sau đó hòa tan với nước.
  • Làm sạch cá, bỏ xương; đậu Hà Lan xay nhuyễn bằng máy.
  • Sau đó cho vào nồi đảo đều tay, đổ bột yến mạch đã hòa vào tiếp tục khuấy đều. Thêm phô mai và dầu/mỡ vào sau đó.
  • Khoảng 10 phút cháo chín, múc ra bát và cho bé dùng bình thường.

2. Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng với thịt bò, mướp hương, phô mai 

cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
Cách nấu cháo yến mạch với thịt bò, mướp hương cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
  • Ngâm trước hạt yến mạch với nước khoảng 15-20 phút rồi hòa tan với nước.
  • Mướp hương, thịt bò xay nhuyễn bằng máy. Sau đó cho vào nồi đảo đều tay, đổ bột yến mạch đã hòa vào tiếp tục khuấy đều.
  • Thêm phô mai và dầu ăn vào sau đó.
  • Khoảng 10 phút cháo chín, múc ra bát và cho bé dùng bình thường.

3. Cách nấu cháo yến mạch bí đỏ cho bé ăn dặm 6 tháng: tôm, bí đỏ, rau ngót

  • Ngâm trước hạt yến mạch với nước khoảng 15-20 phút, sau đó hòa tan với nước.
  • Tương tự như các món trên, tôm làm sạch, bỏ vỏ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt. Xay nhuyễn chung tôm và bí đỏ.
  • Cho tôm, bí đỏ vào nồi, đảo đều tay rồi đổ thêm bột yến mạch đã hòa vào tiếp tục khuấy đều.
  • Thêm phô mai và dầu vào sau đó.
  • Khoảng 10 phút cháo chín, múc ra bát và cho bé dùng bình thường.

4. Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng với sườn non, khoai sọ, rau ngót Nhật

Lá rau ngót Nhật có nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C nên rất tốt cho trẻ.

  • Tương tự với những cách nấu trên, mẹ có thể xay rau ngót trước rồi cho vào nấu với sườn non xay, khoai sọ xay.
  • Đổ bột yến mạch vào nấu tiếp, thêm phô mai và dầu ăn vào sau đó.
  • Khoảng 10 phút cháo chín, múc ra bát và cho bé dùng.
cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 4
Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cháo yến mạch thường xuyên từ tháng thứ 6 trở đi

5. Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng với thịt bò, đậu bắp, phô mai

Thịt bò và đậu bắp cũng nên xay trước và nấu với yến mạch như các bước ở những món trên.

6. Cách nấu cháo yến mạch chuối cho bé ăn dặm 6 tháng với thịt gà, bắp ngọt

cháo thịt gà
Cách nấu cháo yến mạch thịt gà, bắp ngọt cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Công thức này, mẹ có thể áp dụng khi bé trên 8 tháng. Thịt gà mẹ nên xay mềm riêng với bắp ngọt. Yến mạch ngâm cho nở mềm rồi cho tất cả nguyên liệu nấu trong vòng 20 phút. Yến mạch ở trạng thái lợn cợn nhẹ rất thích hợp cho bé tập nhai, còn chuối thì thơm và bắp làm cháo rất ngọt. Mẹ hãy thử ngay nhé.

7. Cách nấu cháo yến mạch cá hồi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 30g
  • Cá hồi: 20g
  • Nước dùng gà
  • Rau mùi, gừng, hành lá

Thực hiện

  • Để cá hồi không bị tanh, mẹ nên rửa với rượu trắng và gừng xay hoặc sữa tươi
  • Dùng khăn sạch thấm khô cá hồi, sau đó thái lát mỏng và bằm nhuyễn
  • Ngâm yến mạch trong vòng 30 phút
  • Phi thơm hành rồi cho cá hồi vào xào, đến khi săn lại là được.
  • Nấu chín yến mạch với nước, sau đó cho cá hồi vào khuấy đều
  • Nêm xíu gia vị dành cho bé, đun thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp
  • Cho cháo yến mạch ra bát, thêm 1 thìa dầu oliu, khuấy đều là có thể thưởng thức ngay!

8. Cách nấu cháo bột yến mạch với các loại rau củ quả

cháo rau củ
Cách nấu cháo yến mạch rau củ quả cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Nguyên liệu 

  • Yến mạch: 25 g
  • Nước: 125 ml
  • Đậu Hà Lan: 25 g
  • Ngô bao tử: 25 g
  • Cà rốt: 25 g

Cách nấu cháo bột yến mạch với các loại rau củ quả cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

  • Cà rốt đem gọt rỏ rồi thái sợi mỏng.
  • Đậu Hà Lan bóc bỏ vỏ, hầm cho nhừ.
  • Ngô bao tử tách lấy hạt.
  • Tiếp đến, cho đậu Hà Lan, cà rốt và hạt ngô vào máy xay cùng với một ít nước tinh khiết, xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn.
  • Đổ nước vào nồi và nấu sôi. Sau đó cho yến mạch và hỗn hợp rau củ vừa xay vào nồi, nấu tiếp cho đến khi nhừ.
  • Đổ cháo ra rây và dùng muỗng nghiền mịn. Đợi cháo nguội bớt rồi cho bé dùng ngay.

9. Cách nấu cháo yến mạch khoai lang cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi 

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 3 thìa
  • Khoai lang: 1 củ nhỏ
  • Rau cần, gia vị

Thực hiện

  • Để cháo yến mạch cho bé được mềm, trước khi nấu mẹ hãy ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút
  • Khoai lang rửa sạch, đem hấp. Khi khoai lang chín, mẹ bóc vỏ rồi dùng nĩa dằm nhuyễn.
  • Rửa sạch rau cần, luộc chín rồi xay nhuyễn
  • Cho yến mạch cùng 200ml nước vào nồi nấu cháo, đun với lửa nhỏ, đảo đều tay để tránh bị cháy
  • Khi yến mạch chín mềm, mẹ cho khoai lang và rau cần vào
  • Nấm thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp

10. Cháo yến mạch, thịt bằm, cà rốt

Cách nấu cháo yến mạch thịt bằm cà rốt cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Nguyên liệu

  • Bột yến mạch: 30g
  • Cà rốt: 20g
  • Thịt băm: 20g
  • Hành lá

Thực hiện cách nấu cháo yến mạch thịt bằm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, sau đó đem xay nhuyễn
  • Cho thịt băm và cà rốt xay nhuyễn vào nồi, sau đó đổ ngập nước, đun sôi trong 10 phút
  • Tiếp đó cho yến mạch vào, khuấy đều và đun trong vòng 5 phút
  • Thêm gia vị và hành lá vào là hoàn thành

11. Cách nấu cháo yến mạch bào ngư cho bé 6 tuổi ăn dặm

Nguyên liệu 

  • 100g yến mạch
  • 200g bào ngư
  • Hành lá tía tô, gừng, gia vị.

Cách nấu cháo yến mạch bào ngư cho bé 6 tuổi ăn dặm

  • Bào ngư đem rửa sạch rồi cho vào hầm.
  • Yến mạch sau khi đã được ngâm với nước thì cho vào nấu cùng bào ngư.
  • Nấu trong vòng 10 phút cho cháo chín hẳn thì nêm gia vị, dầu ăn trẻ em, hành lá và tía tô.
  • Cuối cùng, đun cho đến khi nguyên liệu chín hết thì tắt bếp.

12. Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng với tôm tươi

Nguyên liệu 

  • Yến mạch: 3 thìa
  • Tôm tươi: 50 g
  • Cải ngọt: 2 – 3 lá

Cách thực hiện 

  • Tôm bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen rồi rửa sạch sau đó đem xay cho nhuyễn.
  • Yến mạch ngâm với khoảng 100 ml nước tinh khiết.
  • Cải ngọt loại bỏ phần lá sâu, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho tôm cùng 200 ml nước vào nồi rồi đun cho đến khi tôm chín thì cho yến mạch vào khuấy đều trong 5 – 10 phút. Cải thảo được cho vào sau cùng, đồng thời bạn nêm nếm gia vị thêm sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Tùy vào việc bé đã biết ăn thô hay chưa mà bạn có thể rây hoặc xay nhuyễn cháo để trẻ dễ dùng hơn.

13. Cách nấu cháo yến mạch sườn non rau cải xanh cho bé 6 tháng ăn dặm

Nguyên liệu

  • Rau cải xanh: 50 g
  • Yến mạch: 50 g
  • Sườn non: 50 g

Cách nấu cháo yến mạch sườn non rau cải xanh cho bé 6 tháng ăn dặm

  • Sườn non rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào nồi hầm.
  • Rau cải loại bỏ phần lá sâu, rửa dưới vòi nước cho sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút rồi xả lại với nước sạch, vảy ráo, thái nhỏ rồi nấu với sườn non cho chín mềm.
  • Sau đó đổ yến mạch vào nấu tiếp khoảng 5 – 10 phút.
  • Để cháo nguội và múc ra chén, cho 1 thìa dầu ăn vào, gỡ thịt trên sườn non cho vào cháo và cho trẻ dùng ngay khi cháo còn ấm.

14. Cách nấu cháo yến mạch với trứng gà cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
Cách nấu cháo yến mạch với trứng gà, sữa cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Nguyên liệu

  • Lòng đỏ trứng gà: 1 quả
  • Yến mạch: 60g
  • Sữa công thức/sữa mẹ: 250ml
  • Đường trắng

Thực hiện

  • Ngâm yến mạch trong nước cho mềm
  • Sau 30 phút, vớt yến mạch ra để ráo
  • Đun sôi yến mạch, sau đó đập trứng gà vào khuấy đều
  • Tiếp đến cho sữa công thức và xíu đường
  • Vặn nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi các nguyên liệu chín nhừ là được
  • Món cháo yến mạch cho bé này nên thưởng thức khi còn ấm nhé

15. Cách nấu cháo yến mạch hạt sen cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Nguyên liệu

  • Hạt sen: 20g
  • Yến mạch: 50g
  • Nam việt quất khô: 5g
  • Củ cây hoa lily khô: 5g
  • Mè đen: 1 thìa cafe

Cách nấu cháo yến mạch hạt sen cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

  • Ngâm củ cây hoa lily và hạt sen trong nước khoảng 1 tiếng cho mềm rồi để ráo
  • Làm tương tự với yến mạch, thời gian ngâm là khoảng 30 phút
  • Cắt nhỏ củ cây hoa lily và hạt sen. Sau đó cho hỗn hợp này cùng yến mạch vào máy làm sữa, thêm 1 lít nước và ấn nút khởi động
  • Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, khi cháo chín thì múc ra bát và thường thức

Những lưu trong khi nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng

  • Bột yến mạch nhanh chín hơn so với gạo thường, tầm 10 phút nấu là chín và có thể cho bé ăn. Cháo yến mạch có độ dẻo và thơm vừa phải, không gây ngán.
  • Ngoài dùng để nấu cháo, yến mạch cũng có thể chế biến thành nhiều món bánh khác nhau. Ví dụ như bánh chuối yến mạch, bánh đậu xanh yến mạch.
  • Các bé ăn dặm trên 6 tháng là mẹ có thể bắt đầu cho ăn cháo yến mạch, những bé nhỏ hơn mà khỏe mạnh thì mẹ có thể học cách nấu cháo yến mạch cho bé 5 tháng tuổi. Song nên xay nhỏ ra và nấu như nấu bột gạo vậy.
  • Nên chọn các loại yến mạch nguyên chất để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng tránh được các tạp chất có hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Mẹ không nên chọn các loại yến mạch ăn liền (instant oat) vì sản phẩm này có chứa rất nhiều chất phụ gia nên không tốt cho sức khỏe, cũng như hệ tiêu hóa của bé.
  • Có những trường hợp trẻ bị dị ứng với yến mạch. Nếu bé không có bất kỳ phản ứng nào, hãy tiếp tục cho bé ăn trong các bữa ăn tiếp theo.
  • Mẹ cũng nên thay đổi các nguyên liệu khi nấu cháo yến mạch để không làm bé bị ngán khi ăn.
  • Yến mạch nguyên chất sẽ mất nhiều thời gian để nấu chín hơn so với yến mạch ăn liền nên cần ngâm với nước sạch trong vòng 20 phút trước khi nấu là tốt nhất.
  • Thời gian tốt nhất để nấu cháo yến mạch nói riêng và để cho yến mạch chín là từ 10-15 phút. Vì khi bạn nấu cháo yến mạch quá lâu sẽ làm cho cháo bị mất đi tác dụng và các chất dinh dưỡng.
  • Nên nấu cháo yến mạch với một ngọn lửa nhỏ, vì khi nấu với một ngọn lửa lớn sẽ làm cho các khoáng chất cũng như các vitamin có trong yến mạch bị mất đi.
  • Tùy theo từng giai đoạn phát triển của em bé mà mẹ thêm vào các nguyên liệu khác nhau trong cháo yến mạch để thay đổi khẩu vị cũng như tăng cường được các chất dinh dưỡng cho con mình.

Cách nấu cháo bột yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng có tính kết hợp rất cao nên có thể nấu chung với nhiều nguyên liệu khác nhau có thể bổ sung chất đạm như cá, tôm, thịt, trứng… Hay các loại rau củ như cần tây, bí đỏ, khoai tây, cà rốt, bông cải xanh… Hoặc các loại trái cây như lê, dâu, táo, chuối…

Với cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng đơn giản, bạn có thể biến một phần cháo yến mạch đơn điệu thành một món ăn thu hút khẩu vị của con cũng như mang lại một món ăn giàu chất dinh dưỡng.

[inline_article id=261105]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Nhìn màu phân trẻ sơ sinh để biết con có khỏe mạnh hay không

Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu màu phân trẻ sơ sinh để biết được sự phát triển của con yêu cũng như các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe mà bé có thể gặp phải nhé.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

1.1 Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Phân trẻ sơ sinh có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau, và điều này được coi là bình thường. Dưới đây là một số thông tin về phân trẻ sơ sinh:

  • Màu sắc: Phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng nhạt, màu nâu nhạt hoặc màu xanh nhạt. Màu sắc này phụ thuộc vào chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh và cách cơ thể tiêu hóa thức ăn. Nếu phân có màu xanh lá cây hoặc màu đen, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Kết cấu: Phân trẻ sơ sinh có thể có kết cấu từ lỏng đến dính và nhày. Những thay đổi này cũng phụ thuộc vào chế độ ăn và tiêu hóa của trẻ. Ban đầu, phân trẻ sơ sinh thường có kết cấu lỏng như sữa và sau đó có thể dày và nhày hơn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn.
  • Mùi: Phân trẻ sơ sinh có mùi khá đặc trưng, nhưng không nên có mùi hôi mạnh. Nếu phân có mùi rất hôi hoặc có mùi khác thường, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

1.2 Trẻ sơ sinh đi tiêu bao nhiêu lần một ngày?

Câu trả lời thường phụ thuộc phần lớn vào việc trẻ đang bú mẹ hay bú sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có thể ít hơn.

Số lần đi tiêu đối với trẻ sơ sinh bú mẹ:

  • Lúc 1-3 ngày tuổi: Trẻ sơ sinh sẽ đi phân su sau 24-48 giờ sau khi sinh. Nó sẽ chuyển sang màu xanh lục-vàng vào ngày thứ 4.
  • Trong 6 tuần đầu đời: Đi ngoài ra phân vàng. Bé sẽ đi ít nhất 3 lần mỗi ngày; nhưng có thể lên đến 4-12 lần đối với một số trẻ sơ sinh. Sau đó, trẻ có thể chỉ ị vài ngày một lần.
  • Sau khi bé đã có thể ăn dặm: Bé thường sẽ đi ngoài nhiều phân hơn sau khi bắt đầu ăn dặm.

Số lần đi tiêu đối với trẻ sơ sinh uống sữa công thức:

  • Lúc 1-3 ngày tuổi: Trẻ sơ sinh sẽ đi phân su sau 24-48 giờ sau khi sinh. Nó sẽ chuyển sang màu xanh lục-vàng vào ngày thứ 4.
  • Trong 6 tuần đầu đời: Phân màu nâu nhạt hoặc hơi xanh. Bé sẽ đi ít nhất 1-4 lần mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên, bé có thể đi tiêu cách ngày.
  • Sau khi bé đã có thể ăn dặm: 1-2 lần/ngày.

2. Theo dõi bảng màu phân trẻ sơ sinh để biết bé có khỏe mạnh hay không

Màu phân của trẻ sơ sinh có ý nghĩa gì
Bảng ý nghĩa màu phân của trẻ sơ sinh

2.1 Màu phân xanh đen của trẻ sơ sinh

Đây chính là màu phân su. Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ đi “đại tiện” và màu phân xanh đen. Màu phân này cua trẻ hết sức bình thường và không có gì phải lo lắng. Sữa non trong sữa mẹ sẽ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng.

Nếu mẹ không thấy phân su trong vòng 48 giờ, hãy chia sẻ với bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, sau vài ngày đầu tiên, phân su sẽ không bao giờ có màu đen nữa. Nếu phân có màu đen, trắng, màu đất sét; hoặc mẹ có thể nhìn thấy máu hoặc chất nhầy trong phân, mẹ cần gọi cho bác sĩ nhi khoa để thông báo.

2.2 Màu phân của trẻ sơ sinh vàng

Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài từ 3-4 lần phân lỏng màu vàng mù tạt; có hạt; cứ 24 giờ một lần. Nhiều trẻ sơ sinh ị sau mỗi lần bú. Sau đó, trẻ sơ sinh có thể tiếp tục đi ị sau khi bú, hoặc chỉ ị một lần một tuần.

Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, bé sẽ có phân màu vàng hoặc mù tạt trông có hạt từ khoảng 5 ngày sau khi sinh đấy mẹ.

2.3 Màu phân nâu nhạt và có mùi mạnh

Trẻ bú sữa công thức có phân đặc hơn, sẫm màu hơn bé bú sữa  mẹ; bé sẽ đi 1 lần/ngày (hoặc nhiều hơn) kể từ ngày đầu tiên. Màu phân của trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường có màu rám nắng, nhưng cũng có thể có màu vàng hoặc hơi xanh.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi phân nhão giống như bơ đậu phộng, mùi hăng hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

2.4 Màu phân của trẻ sơ sinh màu nâu lục nhạt

Khi bé bắt đầu ăn dặm, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang nâu lục nhạt. Hơn nữa, phân bé màu nâu lục nhạt là dấu hiệu tốt cho thấy bé đã bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bé tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, mẹ có thể sẽ thấy các màu khác; chẳng hạn như cam và vàng; và đôi khi là đậu nguyên hạt hoặc nho khô.

2.5 Màu phân của trẻ sơ sinh nâu sậm

Phân bé màu nâu sậm và nhiều mùi hơn là do bé ăn dặm với thực ăn đặc và thô hơn. Vì vậy, lúc này phân của con sẽ chuyển sang màu nâu sẫm không còn vàng nhạt như thời gian trước.

Hiện tại, tần suất trẻ đi tiêu không quan trọng. Điều quan trọng là tính nhất quán. Mặt trái của phân trẻ mới biết đi là gì? Phân trẻ bắt đầu có mùi giống như phân của người lớn thông thường.

2.6 Màu xanh lá cây đậm

Nhiều mẹ hoang mang khi thấy tã bẩn của bé cưng toàn màu xanh lá đậm. Lý do dẫn đến màu phân này của trẻ đó là thực phẩm bổ sung sắt; hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt. Sự đổi màu phân của trẻ sơ sinh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

màu sắc phân của trẻ sơ sinh

2.7 Bọt màu xanh lá cây sáng

Màu này có thể được nhìn thấy ở những trẻ bú sữa mẹ, những bé thường xuyên chuyển đổi vú; tiêu thụ nhiều chất béo thấp hơn so với sữa đầy đủ chất béo. Vi rút cũng có thể gây ra phân màu xanh lá cây sáng; vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con có những biểu hiện bất thường.

2.8 Các màu khác ở phân của trẻ sơ sinh

Thỉnh thoảng, phân của bé sẽ lẫn với màu sắc từ các sắc tố mà bé ăn trong thực phẩm. Vì vậy, nếu bé đang ăn cà rốt, phân của bé có thể có màu cam vàng.

Ngoài những màu phân của trẻ sơ sinh nổi bật nêu trên; mẹ cũng cần nhận diện một số vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến phân của bé.

3. Màu phân cảnh báo bệnh lý của trẻ sơ sinh

3.1 Trẻ bị tiêu chảy

Màu phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Bổ sung men tiêu hóa.
  • Cho trẻ (trên 6 tháng tuổi) uống thêm nước.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm này. Mẹ ăn các loại trái cây xanh, chát và không ăn trái cây chua.

[/key-takeaways]

3.2 Táo bón

Màu phân của bé bị táo bón:

  • Có máu trong phân.
  • Phân có màu xanh đen khô hoặc phân sống.
  • Phân cứng hơn bình thường, trông tỏn mỏn như phân dê.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Cho bé từ 6 tháng trở lên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để cho con bú.
  • Cho bé trên 6 tháng tuổi uống nhiều nước; bé dưới sáu tháng mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

[/key-takeaways]

trẻ bị táo bón
Màu sắc phân của trẻ sơ sinh bị táo bón

3.3 Trẻ hấp thụ quá nhiều đường lactose

Màu phân của trẻ sơ sinh bị hấp thụ quá nhiều đường lactose:

  • Phân có màu xanh lá.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ uống sữa công thức.
  • Lúc này mẹ nên đổi sữa cho con, mẹ nên chọn loại sữa ít đường để con dễ hấp thụ.

[/key-takeaways]

3.4 Bệnh vàng da

Màu phân của trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da:

  • Phân có màu nhạt.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

Mẹ nên đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt; để thăm khám và điều trị theo kê đơn của bác sĩ.

[/key-takeaways]

3.5 Nhiễm trùng ruột

Màu phân của trẻ sơ sinh nhiễm trùng ruột:

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

Mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị nếu bé bị nhiễm trùng ruột.

[/key-takeaways]

Đường ruột của trẻ trong những năm đầu đời rất non nớt, dễ gặp phải các tình trạng khác nhau là bình thường; song nếu trẻ đi tiêu chảy quá 2 ngày, hoặc táo bón quá 3 ngày; đi phân lẫn máu thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám; và điều trị sớm tránh những biến chứng đáng tiếc.

[key-takeaways title=”Khi nào mẹ nên gọi và đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ?”]

  • Trẻ sơ sinh không ị trong hơn ba ngày.
  • Phân có màu đỏ hoặc đen, có thể là dấu hiệu chảy máu.
  • Phân cứng và có nhiều sạn; hoặc đặc hơn nhiều so với bơ đậu phộng.
  • Phân loãng hoặc có nước, hoặc bạn thấy chất nhầy trong tã – đây có thể là bệnh tiêu chảy.
  • Phân có màu trắng hoặc màu đất sét, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan; hoặc vấn đề dạ dày; hoặc do một loại thuốc cụ thể.

[/key-takeaways]

3. Mẹ nên kiểm tra những gì trong tã bẩn của bé?

Để phát hiện những màu sắc phân bất thường của trẻ sơ sinh; mẹ lưu ý kiểm tra những điều sau:

  • Đối chiếu với bảng màu sắc phân: Nếu phân của bé có lẫn máu; màu trắng thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi bác sĩ.
  • Xem xét cấu trúc phân cứng hay khô: Phân của bé cứng cho thấy trẻ sơ sinh đang thiếu nước; phân lỏng có thể là dấu hiệu tiêu chảy.
  • Ghi nhận lại số lần đi tiêu bất thường của bé: Mẹ cần xem bé có đang đi ngoài nhiều hơn; hoặc ít hơn bình thường hay không. Mẹ đọc nội dung tiếp theo để biết số lần đi ngoài bình thường của bé.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc phân của trẻ sơ sinh

Đôi khi, màu sắc phân của trẻ sơ sinh cũng thay đổi do một số tác nhân khác chứ không phải do trẻ bệnh:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu mẹ đang cho con bú, bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu của phân của trẻ. Nếu trẻ bú sữa công thức, việc thay đổi loại sữa công thức cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc phân của trẻ sơ sinh.
  • Sức khỏe: Một số bệnh lý, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể khiến phân trẻ sơ sinh thay đổi.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, có thể khiến phân trẻ sơ sinh thay đổi.

[key-takeaways title=”Xem thêm bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Sau khi biết trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường; mẹ sẽ cần biết phân biệt và ý nghĩa màu phân của trẻ để theo dõi sức khỏe con tốt hơn.

Nói tóm lại, tình trạng, màu sắc phân của trẻ sơ sinh sẽ là bình thường nếu bé đi đại tiện không kèm theo biểu hiện khó chịu, khóc nhiều hay đau. Hiện tượng đỏ mặt khi đi ngoài ở bé sơ sinh là khá phổ biến nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé quấy khóc, khó chịu, rặn nhiều khi đi đại tiện thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu bé gặp các vấn đề về trực tràng!

[inline_article id = 312141]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ phải làm sao?

Để vượt qua tình trạng này, bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách dỗ con tiếp tục ngủ cho đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn và lớn nhanh hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh không chịu ngủ

Thông thường, giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố này đôi khi bố mẹ không chú ý đến nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

  • Trong thời gian mang thai nếu mẹ ngủ ít cũng sẽ có liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh ít ngủ sau khi chào đời. Khi mẹ luôn hoạt động, em bé trong bụng cũng sẽ bị kích thích hoặc tỉnh giấc trong khi ngủ. Sau khi sinh, trẻ có xu hướng không thích ngủ hoặc rất khó để đi vào giấc ngủ.
  • Mặt khác, với trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, mẹ cần đảm bảo chế độ bú mớm, môi trường và mọi sinh hoạt hằng ngày đúng mức, nếu không cũng có thể làm trẻ khó ngủ.
  • Nhiệt độ trong phòng phải thông thoáng. Mẹ không nên quấn khăn cho bé quá chặt và nóng vì thân nhiệt trẻ sơ sinh thường cao hơn người bình thường. Nếu cơ thể trẻ nóng bức sẽ gây ra tình trạng trẻ không chịu ngủ yên giấc.
  • Thường xuyên ôm trẻ ngủ sẽ dễ làm trẻ ngủ không sâu. Sau khi tỉnh dậy cả mẹ và bé thường uể oải, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Cơ thể cũng không được thư giãn, tứ chi bị hạn chế hoạt động.
  • Trẻ khát nước cũng sẽ hay tỉnh ngủ vào giữa đêm, đặc biệt là thời tiết mùa hè. Mẹ nên cho bé uống một chút nước khi ngủ, với bé dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa.
  • Mẹ cần cho bé ăn dặm hoặc bú thường xuyên. Không nên cho trẻ đói sẽ gây mất ngủ nhưng bú quá no bé cũng sẽ bị bị trớ hoặc cảm thấy khó tiêu hóa khi ngủ.
  • Những chiếc răng mọc lên làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, trẻ sẽ ngủ ngắn hơn, ngủ ít hơn. Một số trẻ còn bị sốt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc sốt phát ban.

    trẻ sơ sinh không chịu ngủ 2
    Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm trẻ sơ sinh không chịu ngủ

Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon giấc

Theo bộ y tế khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi, thời gian ngủ đêm phải đáp ứng từ 8-9 tiếng.

Ban ngày trẻ cần ngủ khoảng 8 tiếng mới đảm bảo sức khỏe. Để trẻ có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Tạo không gian ngủ thoải mái

Để cho trẻ có giấc ngủ ngon, bạn cần tạo cho trẻ một không gian ngủ thoải mái. Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, để làm được điều này các mẹ cần có một không gian lý tưởng, thật yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

[inline_article id=213177]

Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bạn có thể massage cho trẻ, cho trẻ uống sữa rồi hát ru cho trẻ. Hát ru sẽ giúp mang đến cơn buồn ngủ cho trẻ rất dễ dàng.

Mỗi ngày bạn lặp đi lặp lại cách cho bé ngủ sẽ tạo thành thói quen cho trẻ. Và khi trẻ cảm nhận được những việc bạn làm là trẻ biết được rằng đã đến giờ trẻ đi ngủ.

Để bé ngủ chung giường với mẹ

Việc ngủ chung giường với mẹ sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Khi ngủ cùng với trẻ sẽ tạo sự gắn kết thêm tình yêu thương giữa mẹ và bé.

Mặt khác, ngủ chung giường với bé sẽ giúp bạn tiện lợi trong việc chăm sóc bé hơn. Khi bé đòi bú hay thay tã đều rất thuận tiện.

trẻ sơ sinh không chịu ngủ 1
Nhiều nghiên cứu cho rằng bé ngủ với mẹ sẽ ngon giấc hơn

Đặc biệt, khi ngủ chung với mẹ trẻ sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn vì có hơi ấm của mẹ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên đặt trẻ trong nôi và để ngay cạnh giường bố mẹ để đảm bảo sức khỏe cho bé tốt nhất.

Cho trẻ ăn no trước khi ngủ

Việc này cũng vô cùng quan trọng để giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Khi trẻ được ăn no, trẻ sẽ được ngủ ngon và không giật mình tỉnh giấc vì đói.

Vì thế trước khi cho trẻ ngủ các mẹ cần cho trẻ ăn no để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Khi trẻ đi vào giấc ngủ bạn có thể ôm bé cho tới khi bé ngủ say thì mới đặt bé xuống để tránh trường hợp bé giật mình tỉnh giấc. Hạn chế tấ cả các loại âm thanh có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

[inline_article id=213438]

Để con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Để tránh tình trạng bé không chịu ngủ, bạn nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (một loại hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tiết ra những lúc không cần thiết và khi cần nó sẽ tiết ra nhiều nhất.

Đi bộ mỗi buổi sáng cũng là một ý tưởng tốt, kể cả những ngày nhiều mây và không có nắng. Tuy nhiên, không nên dùng đèn để thay thế ánh sáng mặt trời nhé. Hãy tắt bớt đèn khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.

Như vậy sẽ giúp bé liên kết ánh sáng với hoạt động ban ngày và bóng tối là liên quan đến việc nghỉ ngơi.

trẻ sơ sinh không chịu ngủ 4
Mẹ nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và giảm đèn khi bé ngủ

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chịu ngủ,  trẻ khó ngủ sẽ làm bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

10 thực phẩm nhất định mẹ cho con bú phải cân nhắc kỹ càng

Ngay sau khi sinh mẹ đã được khuyến khích cho bé bú sữa non để trẻ có thể nhận được nhiều nhất những kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch thụ động cho bé. Tiếp tục cho con bú sẽ góp phần vào sự trưởng thành của cơ thể bé một cách khỏe mạnh nhất.

Để kích sữa mẹ về nhiều, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là lưu ý tối quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ nên duy trì thực đơn đảm bảo ít nhất 1.800 calo/ngày.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, carbonhydate phức tạp, nguồn protein từ thịt nạc… Trái cây và rau xanh cũng rất cần, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có thể hạn chế lượng calories nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, trung bình khoảng 6 ly nước mỗi ngày.

Lưu ý các nhóm chất cần được mẹ cân đối một cách hợp lý để vừa tốt cho sức khỏe mà lại không làm ảnh hưởng đến em bé. Vì lúc này bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc sẽ hấp thu các chất mà mẹ vừa ăn vào.

Đó là lý do mẹ cần cân nhắc, phân loại thực phẩm “nạp” vào cơ thể. Dưới đây là 10 nguyên liệu chế biến cần lưu ý:

Các loại cá

Cá cung cấp một lượng protein đáng kế giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ còn cung cấp thêm omega-3 mà cơ thể cả mẹ và bé đề rất cần.

Nhưng còn về thủy ngân và dưỡng chất bất lợi khác thì sao? Chỉ cần chọn lựa đúng cách và ăn đủ số lượng cần là đủ. Mẹ có thể chế biến các món hải sản 2 lần/ tuần và ăn Bạn có thể nấu hải sản hai lần mỗi tuần. Mỗi khẩu phần ăn có thể lên đến 180gr.

cho con bú 2

Thức ăn cay

Mẹ “mê đắm” các loại nước sốt cay, nóng và muốn thưởng thức những món ăn hấp dẫn ngay sau sinh. Nhưng hầu hết lại nhận được những khuyến cáo nên từ bỏ sở thích này vì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một sự thật là hầu hết các em bé mới sinh đều có thể xử lý các loại nguyên liệu cay nóng trong chế độ ăn uống của mẹ. Và đương nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều trong một ngày bởi món ăn có tốt thì ăn nhiều cũng phản tác dụng.

cho con bú 10

Rau bạc hà, rau mùi tây và cây xô thơm

Đây là các loại rau gia vị khá phổ biến, kích thích vị giác. Nhưng mẹ nên biết có một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà cơ thể mẹ tạo ra. Nhất là trong những tháng đầu sau sinh.

Ví dụ, ăn nhiều rau mùi tây có thể  gây tắc sữa, giảm khả năng tiết sữa. Quá nhiều cây xô thơm và bạc hà sẽ “ngắt” luôn nguồn sữa cho bé.

cho con bú 9

Uống thêm các loại sữa khi cho con bú

Mặc dù hiếm khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần chú ý theo dõi trẻ. Nói cho bác sĩ nhu khoa biết nếu mẹ có biểu hiện bất thường về da, khó thở sau khi cho con bú hoặc các triệu chứng khác.

cho con bú 8

Các loại trà

Sử dụng trà trong khi đang cho con bú có thể gây hại. Điều này là đúng. Trong trà có caffein, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ – và bé. Trà cũng có thể làm cho cơ thể mẹ khó hấp thụ chất sắt.

cho con bú 7

Trứng, đậu phộng và quả hạch

Mẹ không bị dị ứng và muốn ngăn ngừa dị ứng các loại thực phẩm này ở bé cưng bằng cách loại bỏ tất cả ra khỏi khẩu phần ăn?

Rất tiếc, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể làm điều đó bằng cách bỏ qua các loại thực phẩm cụ thể. Hãy hỏi bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

cho con bú 6

Đồ uống có đường

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến bạn khát nước hơn bình thường. Nếu đúng như vậy, hãy uống một ly nước mỗi khi bạn cho con bú. Nhưng đừng uống quá nhiều nước ngọt và nước trái cây có đường.

cho con bú 5

Rượu

Thực tế, việc uống rượu bia còn làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí là mất sữa cho con bú. Vì vậy, nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này.

cho con bú 4

Thực phẩm gây đầy hơi

Đối với các mẹ có bé thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, hãy giảm bớt những thức ăn như dứa, cải bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt và củ cải.

cho con bú 3

Cà phê

Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…

cho con bú 2

[inline_article id=213280]

Chuyện kiêng cữ khi cho con bú là cần thiết để chất lượng sữa luôn đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng cữ hoàn toàn những thực phẩm yêu thích. Ăn trong giới hạn là được mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tạo “cú hích” cho kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, những cột mốc quan trọng trong năm đầu đời chính là sự phát triển của kỹ năng vận động. Từ việc là bé con không thể kiểm soát được đầu, tay, chân và cơ thể sau khi sinh đến việc bé làm chủ những bước đi đầu đời từ tháng thứ 12.

Lộ trình cơ bản phát triển kỹ năng vận động của trẻ trong năm đầu đời:

  • 0-2 tháng: Trẻ sẽ có phản xạ bước khi được đặt đứng trên một bề mặt cứng
  • 3-4 tháng: Bé biết lẫy. Tức là có thể nhấc thân mình trên hoặc chân khỏi mặt phẳng khi được đặt nằm sấp.
  • 5 tháng: Nhún nhảy khi được đặt đứng. Hành động này sẽ kích thích và tạo lập sức mạnh cơ bắp ở chân bé.
  • 6-9 tháng: Học cách ngồi và bò sau đó là đứng vịn.
  • 9-12 tháng: Có thể tự đứng dậy bằng cách vịn người vào một vật cố định.

Mọi sự tiến bộ nhanh chóng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh đều rất hiển nhiên, song cần sự giúp đỡ rất nhiều của bố mẹ và người thân.

[inline_article id=64498]

Dưới đây là 8 cách để tăng cường phát triển khả năng vận động của bé trong năm đầu tiên:

Để bé nằm ngửa

Khi trẻ còn nhỏ, hãy đặt bé trong tư thế nằm ngửa, vì điều này giúp bé di chuyển đôi chân của mình trong không khí và vỗ tay tự do. Theo thời gian, những cử động chân tay này sẽ trở nên mạnh mẽ và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau hơn. Nhưng thời điểm dưới 3 tháng tuổi bé cần thời gian để di chuyển theo bất cứ cách nào bản thân muốn.

kỹ năng vận động 6

Kích thích sự quan tâm của trẻ

Trẻ chắc chắn sẽ nỗ lực hơn để di chuyển đến một vị trí nào đó nếu bé thấy được một thứ gì đó thực sự thu hút sự chú ý của mình. Đó là lý do tại sao cha mẹ nên đặt đồ chơi trong tầm nhìn của bé, chẳng hạn như một chiếc điện thoại di động treo trên nôi với những âm thanh hấp dẫn.

kỹ năng vận động 2

Các trò chơi di chuyển

Trẻ cực yêu những trò chơi được ngồi trên đùi của cha mẹ và “mặt đối mặt” đầy phấn khích. Rõ ràng khi ba mẹ cứ nhẹ nhàng đưa bé lên và xuống, những tràng cười khúc khích sẽ kéo dài không ngớt. Hãy thử các trò chơi di chuyển khác, chẳng hạn như đưa bé từ bên này sang bên kia (đảm bảo đã giữ bé chắc chắn).

kỹ năng vận động

Sử dụng các bài tập dễ dàng

Hãy để bé nằm trên giường. Bạn thu hút sự chú ý của bé bằng cách đặt ngón trỏ của bạn vào tay bé để bé nắm lấy. Sau đó bạn nâng cao tay hơn 1 chút, bé vẫn ráng nắm lấy tay bạn.

kỹ năng vận động 1

Thực hành ngồi và cân bằng

Từ 6 tháng tuổi, trẻ đã học cách ngồi thẳng trên sàn và cha mẹ có thể đặt một loạt đồ chơi hấp dẫn xung quanh. Khi trẻ với lấy đồ chơi, bạn để xa hơn một chút để bé cưng có thể chuẩn bị cho động tác bò.

kỹ năng vận động 7

Khuyến khích trẻ tiếp nhận thông tin

Lưu ý rằng có tới 14 thời điểm khác nhau mà con bạn phải trải qua trước khi bé có thể tiếp nhận thông tin và hiểu một cách thành thạo. Điều này có nghĩa là bé cần rất nhiều cơ hội trải nghiệm. Rất tiếc không có bài tập cụ thể nào mà cha mẹ nên làm để thúc đẩy quá trình này.

kỹ năng vận động 5

Học cách đứng

Thời điểm 9-12 tháng, trẻ sẽ không tự đi được ngay nhưng bé sẽ có thể tự hỗ trợ mình khi đứng dậy bằng cách bám vào người bố mẹ hoặc vật cố định.

Con vẫn luôn yêu thích trò chơi nhún nhảy trên đầu gối bạn. Hãy giữ bé xoay mặt về phía bạn, hai bàn chân đặt lên đầu gối và bạn giúp con nâng lên hạ xuống, luôn đảm bảo con có chỗ dựa. Trẻ sẽ thích cảm giác được chịu trọng lực của chính mình và việc này sẽ giúp phát triển các cơ bắp ở chân và chuẩn bị cho việc tập đi.

kỹ năng vận động 3

Sử dụng thời gian tắm để phát triển kỹ năng vận động

Chuẩn bị chậu tắm hoặc bồn tắm, cho bé ngồi ổn định rồi “buông tự do” để trẻ chơi đùa thỏa thích. Cho bé thêm vài phút để thực hành kỹ năng di chuyển của mình.

kỹ năng vận động 4

MarryBaby