Chúng ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh nhiều mẹ bỉm sữa vừa giữ con vừa bấm điện thoại. Hoặc cũng có khi để điện thoại sạc pin ở ngay chỗ con nằm. Có lẽ nếu biết sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh từ thể chất đến trí não; chắc các mẹ sẽ từ bỏ thói quen này ngay.
1. Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
1.1 Cơ chế hoạt động của sóng điện thoại
Điện thoại di động là một nguồn phát sóng điện từ nhằm truyền tải thông tin (giọng nói, tin nhắn…) từ máy cầm tay đến trạm thu phát sóng. Bức xạ điện thoại di động là những tần số sóng phát ra từ điện thoại.
[key-takeaways title=””]
Khi hoạt động, điện thoại di động sẽ gửi những đoạn mã bằng dây xung vi ba ngắn liên tiếp nhau với cường độ cao. Chính vì vậy, nếu chúng ta nói chuyện điện thoại càng lâu sẽ thấy máy càng lúc càng nóng lên; điều này là do các bức xạ không ngừng được phát ra.
[/key-takeaways]
1.2 Ảnh hưởng của sóng điện thoại có đến trẻ sơ sinh
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh một cách âm thầm. Do chưa thấy những tác hại rõ rệt ngay trước mắt nên nhiều mẹ chủ quan; vẫn cho con tiếp xúc với điện thoại một cách gián tiếp hoặc trực tiếp.
[key-takeaways title=”Để điện thoại gần trẻ sơ sinh có sao không?”]
- Bé sơ sinh thể trạng còn non yếu; nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài môi trường, đặc biệt là sóng điện thoại, các bức xạ điện thoại di động.
- Tỷ lệ hấp thụ bức xạ vi sóng ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn vì mô não của trẻ hấp thụ nhiều hơn, hộp sọ mỏng hơn và kích thước não của trẻ tương đối nhỏ hơn. Do đó, sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thật sự nghiêm trọng.
- Trẻ em hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn người lớn. Nếu mô não của trẻ hấp thụ gấp 2 lần thì tủy xương trong hộp sọ hấp thụ gấp 10 lần so với người trưởng thành.
[/key-takeaways]
Vì vậy, tác hại của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Nếu cha mẹ, người thân thường xuyên nghe gọi điện thoại khi chăm sóc bé. Dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh là gián tiếp hại con mình. Bức xạ sẽ cao gấp 1000 lần nếu mẹ sạc điện thoại nơi gần bé nằm. Nếu bạn có những hành động trên thì đừng hỏi lý do tại sao trẻ thường quấy khóc và chậm lớn nhé!
>> Mẹ xem thêm: Tác hại của điện thoại với trẻ em và biện pháp “giải cứu” con khỏi cơn nghiện
2. Tác hại của sóng điện thoại lên trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ
2.1 Quấy khóc và chậm phát triển
Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ra sao? Khi mới sinh, bộ não của trẻ có kích thước chỉ bằng 1/4 bộ não của người trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn các tế bào não phát triển rất nhanh. Các chuyên gia nhi khoa cảnh báo việc trẻ phải thường xuyên tiếp xúc với bức xạ điện thoại sẽ làm trẻ chậm phát triển và hay quấy khóc.
2.2 Suy giảm thị lực
Mắt trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể chịu đựng cường độ ánh sáng mạnh. Việc để trẻ nhìn màn hình điện thoại từ sớm có thể làm trẻ suy giảm thị lực; và mắc các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ muốn lưu lại những khoảnh khắc đáng yêu của con mà không biết rằng ánh đèn flash rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh của trẻ.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết
2.3 Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột tiếp xúc với với bức xạ điện thoại 9 tiếng mỗi ngày trong suốt 2 năm thì trên não của chúng xuất hiện khối u.
Điều đó nhắc nhở chúng ta không nên quá lạm dụng điện thoại; cũng như tránh cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với thiết bị cầm tay này. Vì rõ ràng sóng điện thoại ảnh hưởng đến não trẻ. Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc hấp thu sóng điện thoại và nguy cơ ung thư não.
Thực ra, sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không chỉ như đã nói ở trên mà còn hơn thế nữa. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh bức xạ điện thoại gây tổn thương ADN, tinh trùng, gây sảy thai, tổn thương thai nhi; gây ung thư không chỉ não mà cả tuyến nước bọt, tuyến giáp, vú, xương, tai…
>> Mẹ xem thêm: Sau sinh có được dùng điện thoại không? 5 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết
3. Sóng wifi có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không?
Bên cạnh bức xạ điện thoại thì bức xạ từ sóng wifi cũng gây hại cho trẻ nhỏ. Vậy sóng wifi có hại như thế nào?
Một nghiên cứu cách đây hàng chục năm cho thấy sóng wifi gây cản trở sự phát triển ở trẻ vì làm gián đoạn sự tổng hợp protein ở các mô sinh trưởng của trẻ. Mặt khác, sóng wifi còn làm suy giảm chức năng của não bộ và làm tăng nguy cơ phát triển khối u.
4. Cách hạn chế tác hại và ảnh hưởng của sóng điện thoại, sóng wifi đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Vì những lý do trên, cha mẹ nên để điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm bằng cách mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe có dây để trò chuyện thay vì áp sát điện thoại vào tai. Ngoài ra, để tránh sóng không có điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, mẹ hãy lưu ý:
- Không nên sử dụng điện thoại hay sạc pin điện thoại gần nơi trẻ nằm. Nhiều mẹ bỉm sữa cũng nên chấm dứt thói quen vừa nghe điện thoại vừa cho con bú vì đây là một trong những thời điểm điện thoại phát ra các bức xạ nhiều nhất.
- Tắt đèn flash khi chụp hình cho bé cũng như không cho bé nhìn màn hình điện thoại quá sớm.
- Để điện thoại ở chế độ máy bay khi ngủ hoặc khi gần trẻ để giảm lượng bức xạ được phát ra.
- Không nên đặt bộ phát wifi trong phòng của bé, tắt bộ phát wifi vào ban đêm hoặc ngắt chế độ kết nối wifi của thiết bị di động khi không sử dụng.
- Đặt một số chậu cây xương rồng trong nhà vì chúng có khả năng hấp thụ bức xạ từ trường.
- Nên để điện thoại cách xa trẻ khoảng 1 mét.
- Tiếp nhận các cuộc gọi ngắn hoặc khi cần thiết.
- Có thể sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để thực hiện cuộc gọi.
[inline_article id=176496]
Tuy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nhưng nếu biết cách, mẹ vẫn có thể bảo vệ trẻ an toàn trước các bức xạ điện thoại, bức xạ wifi.