Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh là cách hiệu quả để giúp bé giảm tình trạng khô mũi, chảy mũi hoặc nghẹt mũi do dịch tiết ứ đọng. Tuy nhiên, việc nhỏ mũi cho trẻ chỉ nên tiến hành khi cần thiết và cần được thực hiện đúng cách mới mang lại hiệu quả.

Dung dịch dùng để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh chủ yếu được làm từ nước muối biển, có chứa nhiều loại muối khác nhau. Dịch nhỏ mũi có tác dụng làm co mạch trong mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi và giảm sưng tấy trong các xoang mũi của bé, giúp bé giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì tình trạng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường xuyên lặp đi lặp lại, mẹ nào cũng cần biết cách vệ sinh mũi cho trẻ để giúp con cảm thấy thoải mái trong những tình huống này. Việc nhỏ mũi vẫn cần thiết cho đến khi bé đã biết cách tự xì mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ. Thực tế, việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không hề dễ dàng, vì bé thường có khuynh hướng sợ hãi khi có nước rơi vào hốc mũi. Tuy nhiên, mẹ có thể làm cho quá trình này dễ dàng hơn bằng các bước bên dưới.

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh
Khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên cố định phần đầu của bé

Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé. Thông thường, để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường ghi rõ số giọt nước muối trong đơn thuốc, ví dụ: 2 giọt mỗi bên, 4 giọt mỗi bên…
3. Bế bé với cánh tay trái (nếu mẹ thuận tay phải). Nên ngồi trên ghế để hỗ trợ bé và cánh tay của mẹ.
4. Nếu mũi của bé quá nhiều dịch nhầy, mẹ nên dùng một dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trước khi nhỏ mũi. Hoặc mẹ cũng có thể cuộn giấy mềm thành một bấc loa kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi bé rồi lấy ra để loại bỏ bớt chất nhờn.
5. Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
6. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
7. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
8. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
9. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

Nếu bé sơ sinh quá hiếu động, mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng trên giường, dùng một tay giữ tay và vai bé, một tay nhỏ mũi từng bên một.

[inline_article id=163238]

Cách nhỏ mũi cho bé trên 1 tuổi

Việc nhỏ mũi cho bé sơ sinh vốn đã không dễ, nhỏ mũi cho các bé lớn càng khó khăn hơn. Trước hết, mẹ cần “thông báo” trước với bé việc mình sẽ nhỏ mũi cho con. Có thể mẹ cũng cần phải chơi trò chơi giả làm bác sĩ thường xuyên để bé quen với việc nhỏ mũi.

Mỗi lần nhỏ mũi cho bé, mẹ nên làm theo các bước sau để việc nhỏ mũi cho con hiệu quả và dễ dàng hơn:

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé.
3. Cho bé xì mũi hoặc mẹ lau bớt dịch nhầy trong mũi.
4.Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
5. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
6. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
7. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
8. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

[inline_article id=78143]

Lưu ý khi nhỏ mũi cho trẻ

Tuy việc dùng nước muối nhỏ mũi cho trẻ là một biện pháp hiệu quả trong hầu hết các trường hợp bé bị sổ mũi, mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh để tránh làm tình trạng của bé càng tệ hơn hoặc lây nhiễm bệnh từ bé này sang bé khác.

-Không đặt sâu phần đầu ống vào trong mũi bé.

-Luôn rửa sạch đầu ống nhỏ mũi bằng nước ấm sau khi sử dụng.

-Không dùng chung ống nhỏ mũi cho các bé khác nhau.

Ngoài ra, mẹ nên hỏi bác sĩ để biết số lần nhỏ mũi trong ngày thích hợp cho từng trường hợp của bé. Không nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh khi không cần thiết vì dung dịch nước muối có thể gây khô mũi, cảm giác rát mũi hoặc làm tình trạng chảy mũi càng tệ hơn.