Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc

Nguyên nhân là vì nếu dùng kháng sinh để chữa các bệnh trẻ em cho trẻ quá sớm sẽ dần đến tình trạng lờn thuốc, giảm đề kháng tự nhiên. Khi điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, các biện pháp tự nhiên có tính an toàn và được bác sĩ khuyến khích dùng trước khi đến bước dùng thuốc cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trong các lý do làm trẻ bị sổ mũi, cảm lạnh chính là nguyên nhân thông thường và phổ biến nhất. Nhưng, mẹ có biết ngoài cảm lạnh còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị sổ mũi không?

Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau đấy!

  • Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Bệnh cảm lạnh ở trẻ em: Bé bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhiều phương pháp tự nhiên sẽ an toàn cho trẻ hơn. Ba mẹ nên cân nhắc trước khi dùng thuốc.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Có một thực trạng là hiện nay, một số mẹ khi thấy con bị sổ mũi thì sẽ “ra nhà thuốc” mua thuốc cho con uống. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy!

Mẹ có biết rằng, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không? Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em.

Do đó, khuyến cáo từ chuyên gia là đối với trẻ sơ sinh, trong mọi trường hợp, dù là sổ mũi hay một bất thường nào khác, mẹ đều cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp với độ tuổi của bé.

Ngoài quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, lành tính sau đây:

1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này đặc biệt hiệu quả khi trẻ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.

Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh: 

  • Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân. Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ.
  • Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.
  • Chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.
  • Lặp lại cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh này mỗi khi bé bị tái phát.
trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 2
Hút mũi là cách vệ sinh tốt nhất khi điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

2. Nên cho bé bú thường xuyên hơn, một cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ uống bú nhiều hơn trước. Đối với trẻ từ 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước, nước trái cây, sinh tố, súp,.. giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

3. Tắm/lau người nước ấm cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh được các mẹ tham khảo khá nhiều.

Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

6. Nằm cao đầu khi ngủ, cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu trẻ. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.

7. Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh: Thoa dầu khuynh diệp

Mẹ dùng tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp) thoa một ít vào lòng bàn chân của con, sau đó đi tất (vớ) cho bé. Tiếp theo, mẹ thoa một ít lên ngực, bụng và lưng của con nhé.

8. Nước chanh pha mật ong

Đây không phải là cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh nhưng ba mẹ có thể tham khảo để trị theo phương pháp an toàn cho bé từ 1 tuổi trở lên. Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ pha 1 thìa cà phê mật ong cùng vài giọt nước chanh vào 1 chén nước ấm nhỏ. Khuấy đều và cho trẻ uống 3 lần/ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp giảm ho, đau họng, triệu chứng thường thấy khi con bị sổ mũi.

[inline_article id=208097]

Thường thì trẻ không cần đi bác sĩ khi bị sổ mũi, song có một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày.
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói…
  • Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi.
  • Triệu chứng sổ mũi do dị ứng. Trường hợp này, bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả.

Hy vọng một số điều về cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh trên đây có thể giúp trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi giảm bớt khó chịu. Bên cạnh bệnh sổ mũi thông thường, mẹ cũng đừng bỏ qua bệnh viêm mũi dị ứng mà con rất dễ mắc phải với thời tiết và môi trường ô nhiễm như hiện nay.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé nhanh hết bệnh?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm. Vì chế độ ăn của mẹ sau khi sinh sẽ góp phần quan trọng cùng bác sĩ giúp bé cưng lấy lại làn da hồng hào đáng yêu như thiên thần.

1. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

1.1 Trái cây: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo

Sau mỗi bữa ăn mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây theo mùa như dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể.

Ngoài ra, những loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra hiệu quả.

Trái cây là món không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh vàng da mẹ nên ăn trái cây gì? Dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo,..

1.2 Bổ sung các loại rau xanh lá hoặc thực phẩm giàu chất xơ

Bé bị vàng da, mẹ nên bổ sung một số loại rau như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.

Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của phụ nữ mang thai và sau sinh. Nếu chẳng mau trẻ sơ sinh bị vàng da; mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh trong thực đơn mỗi ngày.

>> Liên quan đến trẻ sơ sinh bị vàng da: Mẹ sau sinh nên ăn rau gì?

1.3 Bổ sung và uống nhiều nước

Duy trì việc uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

1.4 Uống trà thảo dược

Trà thảo dược không chỉ giúp sản phụ thải hết sản dịch; mà còn giúp giải độc cơ thể, mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược thông dụng như trà hoa cúc, trà atisô, trà mật ong và chanh, trà gừng, trà cam thảo và táo gai

>> Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Các loại trà tốt cho sức khỏe của mẹ

Trà thảo mộc
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn uống gì? Trà thảo mộc

1.5 Rau sạch, bánh mì, đậu hũ và cá hồi

Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên giúp mẹ trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì; mẹ ghi chú thêm những món ăn sau nhé:

  • Cá hồi.
  • Đậu hũ.
  • Rau sạch.
  • Bánh mì nhiều lớp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ.

Thực phẩm lành mạnh như bông cải xanh và bột yến mạch có lợi cho mẹ và bé. Đảm bảo cả hai đều nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để gan hoạt động hiệu quả hơn.

Đến đây mẹ đã biết bé bị vàng da mẹ nên ăn gì rồi! Vậy mẹ có nên tránh ăn gì khi bé bị vàng da không?

>> Mẹ nên ăn gì tùy thuộc vào nguyên nhân: Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

2. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên kiêng và tránh ăn gì?

Sau đây là một số món thực phẩm không lành mạnh mẹ cần hạn chế:

  • Đồ ăn vặt.
  • Nước sô-đa.
  • Thức ăn mặn.
  • Thực phẩm cay.
  • Đồ uống có cồn.
  • Đường tinh luyện.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Chất béo không bão hòa.
  • Thực phẩm đã qua chế biến.

Những thực phẩm này có hại cho cả mẹ và bé. Chúng có thể làm chậm quá trình khỏi bệnh vàng da của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên tránh ăn gì? Những món ăn không lành mạnh như rượu bia, đồ ngọt,…

3. Mẹ nên lưu ý gì trong ăn uống khi trẻ sơ sinh bị vàng da?

3.1 Ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn nhóm thức ăn gì? Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều khuyên sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất:

Khi bé bị vàng da, mẹ nên ăn đầy đủ:

  • Nhóm chất bột đường.
  • Nhóm chất đạm.
  • Nhóm chất béo.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất.

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ; chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh phải luôn đảm bảo đủ dưỡng chất cho con bú.

3.2 Không nên có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt kiêng cữ, chỉ ăn cơm với thịt ram mặn hoặc tôm rang khô không dám ăn thức ăn giàu đạm; chất béo các loại trái cây thì thật sự là sai lầm. Mẹ không đủ chất chứ chưa bàn đến việc trị bệnh vàng da cho con.

Chính chế độ ăn thiếu chất khiến vị giác của mẹ giảm dần, khó ăn, khó tiêu; dễ táo bón; thiếu năng lượng. Các bữa ăn phải đủ dinh dưỡng; ăn nhiều đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con, giúp phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

4. Cách chữa trị và khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị bé bị vàng da bệnh lý
Không chỉ biết trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, mẹ cần lưu ý phương pháp điều trị cho bé

Với bé bị vàng da sinh lý, chỉ trong khoảng 7-10 ngày hiện tượng này sẽ “biến mất” không dấu viết nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí khoa học Frontiers năm 2021 cho thấy; trẻ sơ sinh mất hơn 4,5% trọng lượng cơ thể so với ngày đầu sau sinh nên được bổ sung thêm sữa mẹ sớm. Điều này làm giảm đáng kể nồng độ bilirubin huyết thanh sau khi sinh 72 giờ. Và theo đó, bé cũng có thể giảm bị vàng da sinh lý hơn.

Với bé bị vàng da bệnh lý có hai phương pháp thường được sử dụng là: (1) chiếu đèn và (2) thay máu.

  • Chiếu đèn, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy; giúp gan dễ dàng xử lý.
  • Thay máu, nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao; bác sĩ có thể xem xét biện pháp thay máu. Trong đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế để giảm bớt nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà.

>> Mẹ xem thêm: Cách điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Câu trả lời chính xác cho vấn đề trẻ bị vàng da mẹ nên ăn gì; đơn giản chỉ là mẹ ăn đủ chất hàng ngày là đủ. Chứng vàng da sinh lý của trẻ sẽ giảm dần trong vòng 24h sau sinh nếu mẹ kết hợp ăn đầy đủ các chất; uống đủ nước và bổ sung thêm trà thảo dược.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hiệu quả

Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, việc bé sơ sinh bị ho không phải là vấn đề đáng ngại. Mẹ chỉ cần bình tĩnh sử dụng cách chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bằng bài thuốc từ thiên nhiên cũng giúp hạn chế căn bệnh trẻ em này hiệu quả.

Cách trị ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng dầu tràm

  • Làm ấm lưng, ngực, cổ cho trẻ: Các bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh chất từ cây tràm vào trong tay và xoa đề trên tay của mình, sau đó tiến hành bôi vào các vị trí như lưng, ngực, cổ cho trẻ. Điều này sẽ giúp các vị trí trên được ấm lên và giữ ấm,  hỗ trợ trị ho rất hiệu quả.
  • Làm sạch và thông thoáng hệ thống hô hấp của trẻ: Trong quá trình chuẩn bị nước tắm cho trẻ, các bạn nhỏ 4 đến 5 giọt tinh chất từ tràm vào trong chậu. Trong quá trình tắm trẻ sẽ hít vào mũi và thông vào trong hệ hô hấp giúp làm sạch, tiêu diệt virus, vi khuẩn, cũng như kích ứng niêm mạc mũi, tạo ra chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài giúp trị ho cho trẻ.
  • Ngoài ra bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh chất tràm gió vào trong khăn và quàng quanh cổ cho trẻ.
  • Giữ ấm chân cho trẻ trong lúc ngủ: Trước khi đi ngủ các bạn chỉ cần xoa tinh dầu vào gan bàn chân cho trẻ và tiến hành massage. Đặc biệt lưu ý day đều vào vị trí huyệt Dũng Tuyền ( nằm ở 1/3 phần bàn chân, gần về phía ngón chân, vị trí lõm sâu nhất ). Sau đó các bạn đi đôi tất mỏng cho trẻ nhé.

Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh đơn giản

Sau khi sinh thường, bé sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi, từ đó gây ho. Trường hợp này phụ huynh không cần dùng thuốc trị ho mà chỉ cần chăm sóc đúng cách như giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất. Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

trị ho cho trẻ sơ sinh 3
Khi trẻ mới chớm ho, mẹ có thể linh động với mẹo nhỏ trị bệnh khoa học

Khi trẻ ho có kèm theo đờm thì mẹ nên vỗ rung long đờm cho trẻ, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào lưng trẻ, phần giữa hai bả vai làm nhịp nhàng liên tục, nên để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống.

Sau động tác này, trẻ sơ sinh ho có đờm có thể sẽ ho nhiều và nôn khạc đờm. Mẹ cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy khi trẻ chưa ăn gì.

Trị ho cho em bé sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Dân gian truyền miệng nhiều bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Ngoài ra, vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày cho trẻ dùng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.

Lá hẹ hấp đường phèn

Ngoài tác dụng chữa ho cho trẻ, hẹ còn có công dụng trị cảm, trẻ bị ngạt mũi thở khò khè. Hẹ rất lành tính và cách làm cực kỳ đơn giản, chọn từ 5-10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ hấp cách thủy và cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2-3 thìa cà phê sẽ dịu ngay cơn ho.

trị ho cho trẻ sơ sinh 2
Những cách trị ho dân gian thảo dược sẽ rất an toàn cho trẻ sơ sinh

Cam nướng cũng có thể chữa ho

Quả cam tươi chắc hẳn không còn xa lạ gì với các mẹ rồi, khi lựa cam nên lựa trái có màu vàng tươi. Đem về rửa sạch ngâm nước muối, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn, có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho được nhiều trẻ ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.

Chữa ho bằng cải cúc

Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, cho bé uống từ 3-5 ngày.

[inline_article id=203748]

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

Ở điều kiện sinh lý bình thường các phản xạ ho có tác dụng tích cực nhiều hơn là tiêu cực. Bằng sự thở ra rất mạnh, ho giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Ho khan là bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.

Ngoài ra, nhiều trẻ ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của trẻ bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virut hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.

trị ho cho trẻ sơ sinh 1
Ho là phản ứng bình thường của cơ thể bé nên mẹ đừng quá lo lắng

Nếu ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp, thay vì xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.

Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn hay nhiễm lạnh. Nếu trẻ bị ho có đờm và sổ mũi kèm theo sốt 39-40 độ C hay cao hơn thường là trẻ bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản.

Trên đây là một số bài thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không dùng thuốc kháng sinh. Mẹ tham khảo và áp dụng ngay nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Vậy bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da thì có nguy hiểm không? Nội dung dưới đây gần như là tất cả thông tin mà cha mẹ cần biết về bệnh vàng da ở trẻ.

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một căn phổ biến, khiến cho các vùng da, lòng trắng của mắt của bé trông có màu vàng. Trẻ sơ sinh bị vàng da thường trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 60% trẻ sinh đủ tháng; và 80% xảy ra ở sinh non (trước 37 tuần thai nhi).

Theo đó, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và vàng da bệnh lý.

2. Phân loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

2.1 Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ, thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 – 3 ngày. Bé chỉ bị vàng da ở vùng mặt; cổ; ngực; vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,..

Theo đó, chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Nếu là vàng da sinh lý, tình trạng này có thể biến mất sau 1 – 2 tuần.

>> Mẹ nên đọc: Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết

2.2 Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý là tình trạng da bé trẻ bị vàng có xuất hiện trong 1 – 2 ngày sau sinh; và có tốc độ tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân,.. Đồng thời có thể có các triệu chứng như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý thì sẽ không thể hết sau 2 – 3 tuần. Thậm chí, khi trẻ đến 1 tháng tuổi vẫn chưa chắc là hết vàng da. Do đó, lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác. Do một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có thể có liên quan đến các bệnh lý về gan.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị lồng ruột thật sự rất nguy hiểm!

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da?

Một số nguyên nhân liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da bao gồm:

  • Thiếu máu tán huyết.
  • Nhiễm virus gây viêm gan.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con.
  • Trẻ bị vàng da do sinh non tháng.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ.
  • Có anh chị em ruột từng bị vàng da.
  • Trẻ bị vàng da do sự tích tụ Bilirubin.
  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
  • Trẻ bị teo đường mật bẩm sinh (hiếm gặp).
  • Bệnh Galactosemia: rối loạn chuyển hóa đường galactose.
  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết).

>> Chi tiết hơn: Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? 

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường, theo cách quan sát bằng mắt thường, bệnh vàng da sơ sinh được phát hiện bằng cách dùng ngón tay ấn vào da của bé và giữ trong khoảng 5 giây; sau đó buông ra quan và sát xem da của con có bị vàng không, tốt nhất là quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. 

Ngoài cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da thông qua xét nghiệm máu; hoặc áp dụng phương pháp máy đó qua da (Bili-check), cha mẹ có thể nhận diện nhanh một số dấu hiệu sau.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da:

  • Lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng.
  • Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Phân màu nhạt (phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam).
  • Nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh phải không màu).

Tình trạng trẻ sơ sinh vàng da vàng mắt thường phát triển từ 2 – 3 ngày sau khi sinh; và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao?

5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao thì có thể gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. Hội chứng này gọi là Kernicterus, có thể làm cho bé điếc; trẻ phát triển chậm hoặc bại liệt. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng kernicterus là không cao.

Còn với những trường hợp vàng da sinh lý thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi đa phần, các biểu hiện vàng da sẽ sớm biến mất.

6. Các phương pháp điều trị bệnh vàng ở trẻ sơ sinh

Điều trị
Điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da sinh lý đều sẽ tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da do bệnh lý thì bác sĩ có thể cho bé điều trị bằng 2 cách:

  • Chiếu đèn vàng da: Sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt chiếu vào da để biến bilirubin thành một dạng dễ phân hủy hơn. Trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo, ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục; xoay trở thường xuyên để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Thay máu: Nếu tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng, chiếu đèn vẫn bị vàng da hoặc nồng độ bilirubin của bé tiếp tục tăng dù đã được chiếu đèn. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của bé có nồng độ bilirubin cao; so với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.

7. Cách phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, là hãy cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ; để trẻ luôn có đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn 1 tháng tuổi này.

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa:”]

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. 
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ từ 8 – 12 lần sữa mẹ mỗi ngày.
  • Nếu con uống sữa bột, sữa công thức; con sẽ cần từ 30 – 60ml mỗi 2-3 giờ trong tuần đầu tiên.

[/key-takeaways]

>> Xem ngay: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Giúp bé hấp thụ đối đa vitamin D

Tóm lại, trẻ sau sinh bị vàng da do sinh lý thường sẽ không nguy hiểm, và có thể tự hết sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh; cách tốt nhất là nên đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vàng da. Qua đó, các bác sĩ cũng có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh càng nhỏ tuổi càng nguy hiểm

Bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh theo nghĩa đen được hiểu là phổi bị tổn thương mạn tính mô bên trong phổi khiến mô phổi dày lên, mất tính đàn hồi và cứng hơn. Từ đó tạo thành sẹo khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Bệnh nếu không được điều trị ngay khi phát hiện có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao.

bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh 1
Mắc bệnh từ khi còn nhỏ trẻ sẽ phải là chú lính trì kiên cường

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh

Bệnh xơ phổ có thể “ập” đến bất kỳ lúc nào, dù là trẻ mới vừa chỉ cất tiếng khóc sau khi sinh không bao lâu. Trên thực thế có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo thành các sẹo trong mô phổi. Theo dõi diễn tiến tình trạng bệnh một thời gian có thể các bác sĩ sẽ xác định rõ lý do. Thông thường có thể do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh liên quan đến phổi như lao, viêm phổi, nhồi máu phổi, bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, bệnh mô liên kết, viêm gan siêu vi C… Tất cả những bệnh này đều có khả năng hình thành xơ phổi.
  • Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ vô tình để trẻ tiếp xúc với các hóa chất, hơi độc hay hít phải các loại chất như silica, asbestos, bụi than ở hầm mỏ, beryl…
  • Do trẻ tiếp xúc nhiều với tia xạ.
  • Trẻ tiếp xúc với một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến phổi như Aminodarone, bleomycine, busulfan, nitrofurantoin, methotrexate, penicilamine, các chất có trong thuốc lá…

Dấu hiệu ban đầu có thể là húng hắng ho, người trẻ vã mồ hôi, bỏ ăn, thở khò khè. Sau đó có thể là khó thở, thở mệt, ho kéo dài, ho ra máu, đau ngực. Nếu trẻ có dấu hiệu tím trung ương, ngón tay dùi trống, tăng áp phổi, suy tim phải nếu bệnh ở giai đoạn sau.

Bệnh xơ phổi có lây không?

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ sơ sinh đều ít nhiều nguy hiểm. Đặc biệt là liên quan đến phổi. Điều khiến nhiều bà mẹ lo lắng là mức độ lây lan của bệnh. Rõ ràng các bệnh hô hấp thường lây truyền nhanh và bùng phát thành dịch dễ dàng. Con đường lây truyền của bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Nếu do virus lao sẽ rất dễ lây lan, virus có thể truyền qua đường ăn uống, nước bọt trong không khí… vì thế phải cách ly trẻ hoàn toàn.
  • Nếu nguyên do là cha mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, không cần quá lo lắng về vấn đề lây truyền. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường không cần cách ly.
  • Môi trường ô nhiễm, do xạ trị, trào ngược dạ dày, do tự phát…. thì càng không có khả năng lây lan.

Điều trị bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh

Cho tới thời điểm hiện tại, y khoa vẫn chưa đưa ra biện pháp điều trị dứt điểm nào cho căn bệnh xơ phổ ở trẻ mà vẫn chỉ áp dụng phương pháp tân tiến nhất giúp giảm các triệu chứng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

  • Dùng thuốc Tây: Cần hạn chế cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nhưng trong trường hợp xơ phổi ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp điều trị bằng dùng thuốc Tây là điều cần thiết. Một số thuốc phổ biến như Prednisone, methotrexate, Cyclosporin… Sẽ có tác dụng phụ, bác sĩ chắc chắn cân nhắc trước khi kê đơn.
  • Ô-xy liệu pháp: Khi nhận thấy trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hít thở các bác sĩ sẽ ngay lập tức cho bé sử dụng liệu pháp này để tạm thời giúp trẻ ổn định hô hấp.
  • Phục hồi chức năng phổi: Chắc chắn cha mẹ nào cũng mong muốn điều này. Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ cha mẹ cũng có thể tham khảo những bài thuốc Đông Y uy tín, chúng không cho hiệu quả tức thì nhưng về lâu dài sẽ rất tốt đối với việc phục hồi tạng Phổi.
  • Cấy ghép phổi: Các mô phổi bị sẹo sẽ được thay thế những tế bào phổi khỏe mạnh. Đương nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bệnh tình đã nặng và cha mẹ phải chi trả rất nhiều tiền.

Song song với quá trình điều trị tại bệnh viện và tại nhà cha mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá và các yếu tố môi trường nhiều ô nhiễm có khả năng gây ảnh hưởng đến phổi của trẻ sơ sinh.

[inline_article id=174917]

Tóm lại, khi trẻ xuất hiệu những dấu hiệu ban đầu nghi là của bệnh xơ phổi ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán cũng như nhận được sự tư vấn chính xác của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương án điều trị thích hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Thông điệp sức khỏe bé muốn gửi gắm

Quan sát màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì sẽ giúp mẹ nắm được tình hình sức khỏe của bé cũng như phát hiện một số bệnh trẻ em.

1. Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Màu phân bình thường ở bé

Bé bú sữa mẹ thì màu phân thế nào là bình thường?

Sữa non hay còn gọi là sữa đầu, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khoảng ba ngày bú sữa, phân của bé sẽ dần thay đổi. Phân sẽ:

  • Màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.
  • Hơi lỏng. Thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn hoặc vón cục.

Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, bé sẽ đại tiện bốn lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và hệ tiêu hóa của bé sẽ tự thiết lập chu kỳ thích hợp. Sau đó bạn có thể thấy rằng bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.

Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.

phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường
Dựa vào quan sát, mẹ có thể biết màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì.

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Phân em bé sơ sinh bú sữa ngoài thế nào là bình thường?

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, màu phân của bé có thể khác với khi bú sữa mẹ. Bạn có thể nhận thấy phân:

  • Nhiều hơn so với phân của bé bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể được tiêu hoá hoàn toàn như sữa mẹ.
  • Màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.
  • Nặng mùi, giống phân của người lớn hơn.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức? Bạn có thể nhận thấy phân bé sẫm màu hơn và giống bột hồ hơn bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức.

Phân cũng nặng mùi hơn. Nếu bạn đang cho bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì hãy cố kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là trong nhiều tuần.

Điều này sẽ cho hệ tiêu hoá của bé có thời gian để thích nghi và giúp ngăn ngừa táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng và viêm ngực ở người mẹ. Khi con bạn đã thích nghi với sữa bình, bé có thể sẽ có một chu kỳ đại tiện hoàn toàn mới.

Phân khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì nội dung trong tã của bé sẽ có màu cam sáng.

Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi cùng với  sự phát triển của trẻ và trẻ có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.

Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân cũng sẽ đặc hơn, màu phân của trẻ sơ sinh sẫm hơn và bốc mùi hơn.

phân em bé sơ sinh như thế nào là tốt
Mỗi giai đoạn sơ sinh, bú mẹ hay ăn dặm, phân trẻ đều khác nhau

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Phân của trẻ màu xanh và lỏng

Đây là một dấu hiệu cho thấy bé có thể bị tiêu chảy nếu kèm theo một số tình trạng sau:

  • Có hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân lỏng (phần nước nhiều hơn bình thường trong mỗi lần đi tiêu)
  • Bé đại tiện thường xuyên hơn và số lượng nhiều hơn bình thường
  • Phân trẻ sơ sinh có màu xanh phun ra từ hậu môn.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa mẹ phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ hơn, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy có thể là:

  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột
  • Ăn quá nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước ép trái cây
  • Phản ứng với thuốc
  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé có thể phản ứng xấu với loại sữa đang dùng và bị tiêu chảy. Tuy nhiên nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.

Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng vì rất có thể là do nhiễm trùng.

Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng.

Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

[inline_article id=204560]

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Phân trẻ có máu

Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện đồng thời phân có máu là biểu hiện bé bị táo bón. Trẻ sơ sinh bị táo bón khi có các dấu hiệu như sau:

  • Bé gặp khó khăn trong việc đại tiện.
  • Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.
  • Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.
  • Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.
  • Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.

Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa  đủ nước và tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm.

Pha quá nhiều sữa bột với lượng nước quá ít có thể dẫn đến táo bón. Vì thế, cần luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa và cần đảm bảo đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.

Táo bón cũng có thể gây ra bởi:

  • Sốt
  • Mất nước
  • Thay đổi lượng nước uống
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Một số loại thuốc

Đôi khi, trẻ bị vết nứt hậu môn nên ngại đau và không dám đi đại tiện, dẫn đến táo bón.

Cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như phân có máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.

Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.

màu phân của trẻ sơ sinh
Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Màu sắc phân có thể biểu hiện sức khỏe bé

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lượng đường có trong sữa hoặc lượng tinh bột có trong thức ăn dặm của trẻ.

Đường không được tiêu hóa hết có thể gây ra kích ứng dạ dày, đường ruột trong khi đó, tinh bột quá nhiều trong khẩu phần ăn dặm có thể ảnh hưởng không tốt đến dạ dày khiến phân nhiều bọt, mùi chua.

Nếu như trẻ đi ngoài khoảng 3 lần trong ngày nhưng vẫn tăng cân đều là hiện tượng bình thường. Mẹ có thể dùng men tiêu hóa để hạn chế tình trạng này và  cân bằng chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Phân bé màu xanh lá cây

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa).

Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bé đã bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Bạn có thể nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:

  • Nhạy cảm với một loại thức ăn
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Thói quen, giờ giấc bú sữa của bé
  • Vi khuẩn đường ruột

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Phân của bé màu nhạt

Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đời  trong trường hợp vàng da sinh lý. Hãy nói cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu bé của bạn bị vàng da, cho dù bệnh có vẻ sắp hết.

Cũng cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu phân của con bạn đi rất nhạt, hoặc trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hai tuần.

Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Trẻ sơ sinh đi phân đen

Phân trẻ chuyển từ màu xanh đậm sang màu đen nếu mẹ cho bé uống thêm sắt. Theo các bác sĩ điều này là hoàn toàn bình thường. Chỉ khi mẹ không cho con bổ sung sắt mà phân của bé vẫn có màu đen thì mới cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

Phân của trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng để mẹ biết được tình hình sức khỏe của bé như thế nào. Trong quá trình nuôi dạy con, mẹ nên quan sát và theo dõi cẩn thận khi bé có những biểu hiện không bình thường trong vài ngày liên tiếp nhé!

Nhân Tuyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy

Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ và hiện đang công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Vy liên tục trao dồi chuyên môn và kinh nghiệm qua các khóa học chuyên ngành Nhi khoa:

  • Khóa Hồi sức sơ sinh, tháng 6-2020 tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
  • Khóa Chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, tháng 6-2019 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngoài công tác, bác sĩ còn thực hiện các đề tài nghiên cứu:

  • Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên những trẻ được khám tầm soát bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.
  • Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đặc điểm dinh dưỡng của trẻ sinh dưới 32 tuần hoặc dưới 1.500 gam tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ.

Hiện tại, bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy đang cộng tác cho MarryBaby ở chuyên mục Nuôi dạy con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Vòng bạc cho bé có thể là “hung thủ” hạ độc trẻ

Theo phong tục truyền thống Á Đông, khi một trẻ sơ sinh đầy tháng, người lớn trong gia đình thường tặng lắc bạc cho bé như quà kỷ niệm đặc biệt. Dân gian cũng cho rằng loại vòng đeo nàu có tác dụng tránh gió, chống cảm…

Và chính các nhà khoa học cũng đã tìm ra công dụng tuyệt vời khi cho trẻ đeo vòng bạc: Nhận diện dấu hiệu bất thường sức khỏe của bé. Thông qua màu sắc vòng mẹ có thể biết bé hôm nay ổn hay không, môi trường sống như thế nào.

Nhiều nghiên cứu chứng minh bạc có khả năng khử độc, kháng khuẩn tốt. Các loại khí độc  H2S từ cơ thể thải ra do sự phân hủy tế bào da vòng bạc sẽ hấp thu loại khí độc tồn dư này giúp cơ thể khỏe hơn. Và khi phản ứng với 2 loại khí độc là H2S và SO2 bạc sẽ bị xỉn màu. Nếu mẹ nhận thấy trẻ đeo bạc và bạc thường xỉn màu có nghĩa là con đang ở môi trường không được lành mạnh.

Đó là với vòng bạc thật, còn vòng bạc pha đang bán tràn lan trên thị trường thì không. Nếu bé đeo các loại lắc này lâu ngày có thể bị nhiễm độc trì và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

vòng bạc cho bé
Không khéo léo trong cách chọn vòng bạc cho bé có thể gây nguy hiểm sức khỏe

Nguy cơ nhiễm độc trì

Vòng bạc, lắc bạc trên thi trường hiện nay khó mà kiểm định được đâu là bạc nguyên chất, đâu là bạc pha. Thành phần cấu tạo nên những chiếc vòng trang sức này đôi khi chỉ là những hồn hợp bạc, chì, crom… và nhiều yếu tố kim loại khác cấu thành.

Chì là chất gây độc hại cho bé, điều này không phải bàn cãi. Dù được trộn trong bạc nhưng nếu tiếp xúc với mật độ cao, chì còn độc hơn nhiều có thể gây ra các bệnh ở thận, xương và gan. Kim loại này còn được biết đến với biệt danh “chất sinh ung thư”.

Những trẻ sơ sinh có thói quen gặm, mút mòng việc đeo vòng trong thời gian dài sẽ có thể bị nhiễm độc chì.

Nguy cơ viêm da dị ứng

Mẹ bỉm sữa nào cũng biết làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. “Hở” ra một chút là mẩn ngứa, dị ứng. Nếu mẹ mua cho bé những chiếc lắc không được pha nguyên nhất trộn nhiều kim loại hỗn tạp dễ viêm da, phồng rộp, mụn đỏ.

Trầy xước

Thời điểm đầy tháng là cột mốc quan trọng sau khi sinh của bé. Bé sẽ thích vận động nhiều hơn. Tay chân bé không chịu ngồi yên . Việc đưa tay, chân qua lại với những chiếc vòng trên đó rất có thể sẽ gây ra trầy xước, tổn thương da tay và những bộ phận da khác vô tình bị vòng quệt phải như mặt, mắt…

Ảnh hưởng tới sự lưu thông máu

Mẹ có biết làn da mỏng manh của bé có thể bị rộp lên vì những cạnh sắc của đồ trang sức cứa vào da. Nếu vòng bạc bị cong vênh do va đập nhiều có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu của trẻ.

Tổn thương phổi

Nghe có vẻ xa vời nhưng đó là sự thật. Bầu khí quyển có chứa các loại axit như a-xít sunfuric, a-xít nitric, khi tiếp xúc phải bạc sẽ bị phân huỷ thành những loại muối như sunfua bạc, nitrat bạc dễ tan trong nước. Các muối đó có thể làm hỏng da, sạm da, thậm chí khi ngửi phải ở nồng độ cao có thể làm tổn thương phổi.

Hóc dị vật

Ở giai đoạn thích khám phá, ngậm mút đương nhiên trẻ sẽ khó lòng bỏ qua đồ vật đầy hấp dẫn trên tay mình như chiếc lắc bạc. Những kiểu vòng, lắc bạc có chạm trổ nhiều chi tiết hay đính thêm các sợi dây, hạt chuông nhỏ càng đặc biệt nguy hiểm với trẻ vì bé có thể dễ dàng nuốt chứng chúng hay bị những chi tiết trang trí này mắc kẹt trong cổ họng, gây nghẹt thở.

Lưu ý khi chọn đồ trang sức cho bé sơ sinh

Nếu vẫn mua vòng bạc cho con mẹ nên chọn thương hiệu uy tín, đồng thời nên mua các loại “trơn”. Tức là kiểu dáng của các loại vòng, lắc, dây chuyền cho trẻ.

Mẹ cần lưu ý điều này vì khi trẻ còn nhỏ thường có thói quen đưa lên miệng ngậm, mút, hoặc có thể lấy tay giật những trang sức mà mẹ đeo cho bé, vì vậy cần lưu ý khi mua trang sức cho trẻ, cần lựa chọn trang sức có hình dạng trơn, vòng tròn và có độ chắc chắn cao, không dễ gãy rụng để tránh trường hợp bé ngậm trong miệng gây nguy hiểm.

Đồng thời cũng không nên mua các trang sức có góc cạnh hoặc có kiểu dáng sắc nhọn, chi tiết rườm rà như hình ngôi sao, hình chữ thập vì những loại trang sức này có thể cọ xát đâm vào da, khiến da trẻ vốn mỏng manh dễ bị trầy xước gây viêm nhiễm da.

Nếu trẻ còn nhỏ, tốt nhất là bạn cần hạn chế cho con đeo đồ trang sức. Nếu bạn vẫn muốn con đeo trang sức thì nên lựa chọn những đồ trang sức có thiết kế đơn giản, chất liệu không gây kích ứng và giá trị hợp lý.

[inline_article id=157677]

Vòng bạc cho bé là món đồ trang sức ý nghĩa mà cha mẹ và người thân muốn tặng nhân dịp đặc biệt. Đừng để những món quà tặng vốn rất giản dị này trở thành “hung thủ” làm hại sức khỏe trẻ sơ sinh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Sốc phản vệ ở trẻ, tình trạng nguy hiểm mẹ cần cảnh giác cao độ!

Thời gian để tai biến này xuất hiện tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nếu bệnh xuất hiện càng nhanh thì càng nặng và có thể dễ đến tử vong. Sốc phản vệ có thể xuất hiện rất nhanh hoặc ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút. Vì mức độ nguy hiểm của nó nên bạn cần phải có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và sơ cứu cho trẻ thật nhanh và chính xác.

Sốc phản vệ là gì?

Khách với những loại dị ứng thường gặp ở trẻ, đây là một loại phản ứng dị ứng của cơ thể cực kỳ nghiêm trọng. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nó xuất hiện khi bé tiếp xúc với một tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như sau khi bé ăn một món ăn mới, thử một loại thuốc mới hay bị côn trùng đốt.

Khi bị dị ứng, bé có thể bị sốc, tụt huyết áp đột ngột và cảm thấy khó thở. Những triệu chứng sốc phản vệ là: da phát ban, buồn nôn, trẻ bị nôn, ngạt thở hay mạch nhanh và yếu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tức thì vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với nguồn gây dị ứng

sốc phản vệ 1
Vết ong đốt có thể gây nên sốc phản vệ

Những nguyên nhân sốc phản vệ

Thuốc chính là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ ở bé. Các loại thuốc, đặc biệt là penicillin được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da, uống, nhỏ mắt, xông… đều có thể gây nên tình trạng này.

Trong đó, dường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất và có khả năng tử vong cao nhất. Tất cả các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh họ β lactam, đều có thể gây nên sốc phản vệ ở bệnh nhân.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể còn do trẻ bị dị ứng với những loại thực phẩm có nguồn gốc động – thực vật như: cá thu, tôm, ốc, trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành và các chất phụ gia.

sốc phản vệ 2
Một số bé bị dị ứng với các loại thuốc kháng sinh

Một số loại côn trùng như ong, rết, nhện đốt hay động vật như rắn cắn thì cũng có thể gây nên sốt phản vệ. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ phấn hoa hay nhựa cây.

Làm gì khi trẻ bị sốc phản vệ?

Nếu bé hay một người thân nào đó bị sốc phản vệ, mẹ cần liên lạc với trung tâm ý tế ngay lập tức. Trong thời gian đợi bác sĩ cấp cứu, chị em nên thực hiện những biện pháp sơ cứu sau:

  • Cho bé nằm tư thế chân cao hơn đầu để giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Nới lỏng quần áo, đồng thời đắp chân cho trẻ.
  • Nếu con bị ngạt thì bạn kết hợp hai biện pháp là ép hơi lồng ngực hay thổi ngạt.
  • Nói chuyện để giúp bé giữ nhịp thở, tỉnh táo và không rơi vào trạng thái hôn mê.
  • Kiểm tra nguyên nhân gây nên sốc phản vệ.

[inline_article id=78477]

Sau khi sơ cứu, trẻ cần được đưa đến trung tâm y tế gần nhất nơi có những y bác sĩ có chuyên môn và thiết bị cấp cứu hiện đại.

Andrenaline hoặc Epinephrine thường được sử dụng để cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ. Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua một ống tiêm tự động chứa kim cung cấp vừa đủ liều lượng andrenaline cần thiết.

Vùng được tiêm andrenaline thường là bắp đùi bên ngoài. Sau khi được tiêm andrenaline vào người thì triệu chứng của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng và đáng kể.

Cách ngăn ngừa sốc phản vệ

Tình trạng này có thể xuất hiện một cách nhanh chóng nhưng đôi khi lại trễ hơn vài giờ. Tuy nhiên, triệu chứng có thể ập đến trong 1 – 2 phút và nhanh chóng chuyển sang trạng thái nguy kịch.

sốc phản vệ 3
Mẹ nên theo dõi kỹ bé để kịp thời đưa đến bệnh viện khi trẻ sốc phản vệ

Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau trong quá trình nuôi dạy con để giúp ngăn ngừa sốc phản vệ:

  • Cần hết sức chú ý khi cho trẻ tiêm thuốc. Trong khi tiêm nếu bé có những biểu hiện như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi thì bạn nên bảo bác sĩ ngừng tiêm ngay lập tức.
  • Sốc phản vệ xảy ra nhanh hay chậm phục thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, nên ở lại phòng khám trong vòng 15 –  30 phút.
  • Nếu trẻ có tiền sử bị dị ứng thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, cũng đừng quên mang theo các loại thuốc giải dị ứng.
  • Đối với những bé có cơ địa dị ứng, khi ăn thực phẩm lạ thì trước hết nên thử một lượng nhỏ trước. Nếu trong vòng 24 giờ mà không có hiện tượng thất thường thì mới sử dụng lại.

Sốc phản vệ là hiện tượng vô cùng nguy hiểm không chỉ ở trẻ mà còn ở người lớn. Mẹ cần chủ động tìm hiểu  và tự trang bị những kiến thức, kỹ năng sơ cứu cần thiết để bảo vệ cho mình và người thân.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh trong tiết giao mùa

Theo các chuyên gia về sức khỏe thì ba nhóm bệnh thường gặp nhất ở thời điểm giao mùa chính là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Để tăng cường hệ miễn dịch của bé, dinh dưỡng chính là chiếc chìa khóa vàng mà mẹ không thể bỏ qua trong quá trình nuôi dạy con.

Những bệnh thường gặp lúc giao mùa

Ba nhóm bệnh thường gặp nhất thời điểm giao mùa (cuối mùa khô đầu mùa mưa) là các bệnh hô hấp ở trẻ, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Thời điểm giao mùa từ hè sang thu, nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp.

Không khí cũng khô hơn, từ đó gây ra khô niêm mạc các hốc tự nhiên như miệng, mũi, làm lớp dịch nhày dễ đông vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc.

tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Bé dễ bị các bệnh hô hấp, da và dị ứng trong tiết giao mùa

Các bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm… Mẹ cũng nên lưu ý, đây là thời điểm bùng phát mạnh của 3 loại vi-rút cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp.

Không dừng ở đó, các bệnh lý về tiêu hóa cũng rất dễ xuất hiện trong những ngày hè này, nhất là tiêu chảy cấp do virus Rota. Nhóm bệnh lý dị ứng thường gặp như viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), hen phế quản, viêm phế quản…

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ bằng dinh dưỡng

Bổ sung nước uống đầy đủ

Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi em bé. Nước sẽ giúp trẻ loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả.

Đối với các bé từ 0 – 6 tháng tuổi thì chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng tỉ lệ hướng dẫn là được. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi cần khoảng 200 – 300 ml nước mỗi ngày. Bé từ một tuổi trở lên tùy thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là khi bé có thể tự cầm cốc.

[inline_article id=203330]

Sữa chua, thần dược cho hệ tiêu hóa của bé

Trong sữa chua chứa nhiều các vi khuẩn có ích từ quá trình lên men. Đường lactose trong sữa được chuyển thành axit lactic tạo môi trường an toàn trong ruột. Nó giúp tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactaza tạm thời hoặc bẩm sinh.

Vì thế, ăn sữa chua hàng ngày có thể hạn chế các vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột. Nó giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…

Tăng cường hệ miễn dịch của bé bằng sữa mẹ

Chúng ta biết rằng, trong sữa mẹ có chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó có đủ nguồn dinh dưỡng đủ cung cấp cho bé trong 6 tháng đầu. Ngoài ra sữa mẹ còn là nguồn thức ăn vô khuẩn, sạch sẽ và chứa nhiều chất kháng khuẩn.

cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Cho bú đầy đủ trong 6 tháng đầu tiên là cách tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất

Chính vì thế mà sữa mẹ được coi là đơn thuốc bổ giúp trẻ phòng tránh các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy… Các bạn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm cho bé đến 24 tháng tuổi là phương pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.

Vì những lý do trên, chị em hãy cho bé bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời để giúp con tăng sức đề kháng.

Tăng cường miễn dịch bằng rau củ, trái cây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những món ăn được chế biến từ rau củ mang đến cho bé lượng chất xơ và prebiotic dồi dào để có đường ruột khỏe mạnh. Nó giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc.

Ngoài ra, rau củ quả giúp não bộ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng học hỏi và có chỉ số IQ cao. Các loại trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa hàm lượng vitamin C phong phú như cam, chanh, bưởi có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé.

Ăn nhiều trái cây cũng cung cấp cho cơ thể bé một lượng chất xơ tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Mẹ ăn gì để con tăng sức đề kháng

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì cảm giác về mùi, giúp kích thích phản xạ ăn ngon, đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu. Các mẹ có thể xay thêm các loại thực phẩm bổ sung cho bữa ăn dặm của bé.

mẹ ăn gì để tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm trong thời tiết giao mùa

Một số chú ý cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần chú ý thêm những vấn đề sau:

  • Ngoài ra khi giao mùa từ nóng sang lạnh trẻ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Cha mẹ nên ủ ấm cơ thể cho bé nhất là phần ngực và tay chân, hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.
  • Sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ bởi lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ diệt cả những vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc. Nó làm cơ thể bé không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
  • Người lớn nên chú ý, tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy khăn mặt mát đắp lên trán để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng.
  • Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài trong thời điểm giao mùa, nhắc con rủa tay trước khi ăn và xây dụng cho con một chế độ sinh hoạt lành mạng. Đây đều là những điều cần thiết để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ ốm vặt, thấp còi không còn là nỗi lo của mẹ

Hạnh phúc làm mẹ là một hành trình không dễ dàng, dù bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, tìm hiểu đầy đủ kiến thức nhưng để nuôi con khỏe, mẹ nhẹ nhàng tận hưởng cuộc sống chị em nào cũng trải qua thời kỳ đầu chiến đấu vất vả cùng con để rút ra những bí quyết riêng cho mình. Trò chuyện cùng Marrybaby, Mẹ Nguyễn Uyên Linh (Quận 3) đã chia sẻ hành trình tìm ra bí quyết nuôi con khỏe mẹ nhàn riêng của mình.

Một bà mẹ “lý thuyết” sẽ chao đảo trước thực tế

Trước khi sinh con tôi đã chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức làm mẹ đủ khiến tôi tự tin và tự hào. Tôi là một phụ nữ theo đuổi lối sống hiện đại, cố gắng để trở thành “bà mẹ đảm” chăm con giỏi theo cách riêng của mình, không bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh.

Nhưng khi trở thành mẹ và nuôi con đã có lúc tôi nhận ra rằng danh hiệu “mẹ đảm” chỉ là một cách gọi và tôi cũng dễ dàng bị tổn thương khi ai đó chê con ốm còi. Với con, tôi chỉ là một bà mẹ lần đầu tiên vừa học cách làm mẹ vừa cân bằng cuộc sống của một phụ nữ bận rộn.

Những tháng đầu khi Bim còn bú mẹ, không như các mẹ khác phải vật vã thức khuya vì con khóc đêm, lười bú, tôi nuôi con khá nhàn. Nhưng kể từ khi bỏ bú, Bim bắt đầu “trở chứng”, ốm vặt triền miên.

trẻ ốm vặt 2

Một tháng Bim ốm ít nhất 2-3 lần, lần nào cũng là viêm họng, viêm hô hấp, ho… có khi lại sốt, nôn trớ vào ban đêm. Mỗi lần ốm như thế bé bỏ ăn, ăn vào lại nôn ra, mang bé đến bác sỹ khám, làm đủ thứ thủ tục xét nghiệm nhưng chỉ được kết luận: “Hệ miễn dịch yếu và đang nguy cơ bị suy dinh dưỡng,  cần bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé.”

Chiều cao của trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Trước 6 tháng tuổi Bim vẫn phát triển cân nặng và chiều cao ổn định, ở tháng thứ 5 vẫn đạt chuẩn: nặng 7,6 kg và cao 65,9 cm. Nhưng sau những trận ốm, con sụt cân, còi cọc trông thấy, không còn bụ bẫm như xưa, chiều cao thì không tăng được 1 cm nào lại không chịu ăn.

Lo con bị suy dinh dưỡng, thấp còi nên tôi ra sức ép bé ăn, mỗi bữa cho con ăn đều như một cuộc vật lộn giữa hai mẹ con, sữa công thức thì đổi từ loại nọ sang loại kia nhưng cân nặng, chiều cao của con vẫn dậm chân tại chỗ.

Tôi hoàn toàn mất cân bằng, mất tự tin, loay hoay tìm đủ mọi cách để giúp con ăn ngon hơn, đỡ ốm hơn. Tôi đọc rất nhiều chia sẻ kinh nghiệm của những bà mẹ có con còi, hay ốm như tôi. Ai chỉ cách gì tôi cũng cố gắng làm theo nhưng không có hiệu quả. Tôi nhận ra mình đang dần mất phương hướng.

Tôi không còn là mình vì chăm con

Tôi không thích cách người ta dùng từ “hi sinh” để nói về việc trở thành mẹ, mặc dù, từ ấy diễn tả đúng những gì các bà mẹ trải qua sau khi có con. Lúc chưa có bé Bim, tôi tự do làm tất cả những điều mình thích nhưng khi con chào đời mọi sinh hoạt của tôi đều thay đổi theo quá trình lớn lên của con, đặc biệt khi con đau ốm.

Đỉnh điểm là đợt con bị viêm hô hấp cấp nằm viện 1 tháng. Mọi kiến thức làm mẹ tích lũy đều trở nên vô dụng, tôi nghỉ hẳn công việc để chăm con mặc dù đang được cân nhắc lên một vị trí mới, lương tốt hơn. Ở nhà với con, quanh quẩn với tiếng ho, tiếng nôn trớ, tiếng khóc, mùi thuốc khiến tôi bế tắc.

Tôi dễ dàng phát cáu lên khi ai đó hỏi: con khỏe chưa? con có tăng cân không?  Một câu nói vui của bà ngoại Bim: “chăm con kiểu gì mà con còi lại mẹ phì ra” cũng khiến tôi bất mãn.

Sức đề kháng tự nhiên – Bí quyết giúp con hết hẳn ốm vặt

Bim chậm mọc răng hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi, bước sang 7 tháng tuổi mới mọc răng cửa thứ nhất, thường xuyên lên cơn sốt và biếng ăn. Cân nặng chỉ còn 6kg, chiều cao không tăng mà còn thấp hơn chuẩn trung bình. Tôi vô cùng lo lắng nếu tình trạng này cứ kéo dài và quyết định đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn trực tiếp thay vì gom góp kinh nghiệm từ mạng xã hội.

trẻ ốm vặt 1

Thay vì khiến tôi lo lắng về tình trạng của Bim như những gì đọc được từ mạng xã hội, bác sĩ trấn an rằng ốm vặt là điều thường thấy ở trẻ nhỏ không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và con.

Tôi được khuyên sử dụng Pre Vipteen 2 để bổ sung canxi và dưỡng chất cho Bim trong thời kỳ mọc răng, giúp con tăng sức đề kháng và ăn ngon hơn.

Thành phần chính của Pre Vipteen 2 Có Canxi dạng nano giúp bé dễ hấp thụ. Kết hợp với Vitamin D3 và đặc biệt là MK7 (thuộc nhóm Vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc từ tự nhiên) có tác dụng vận chuyển Canxi vào tận xương và răng, đồng thời kéo Canxi ra khỏi những chỗ dư thừa như thành ruột và mạch máu giúp cho việc bổ sung Canxi đạt hiệu quả và không có tác dụng phụ, cao lớn, ngăn ngừa còi xương.

Bên cạnh đó, Pre Vipteen 2 còn có Immune alpha giúp tăng cường sức đề kháng, Chất xơ hoà tan (Fos) và các bổ sung kháng thế từ sữa non.
Ngoài ra, còn có Magie, Kẽm cần thiết cho sự trao đổi chất, DHA, Axit folic hỗ trợ phát triển trí não

Pre Vip Teen 2 được bào chế theo dạng gói tiện dùng trong các dịp đi chơi xa, về thăm ông bà tôi cũng dễ dàng mang theo cho con uống, không bỏ bữa nào.

trẻ ốm vặt 3

Từ lúc sử dụng Pre Vip Teen 2 đến tháng thứ 11, Bim ít ốm vặt hẳn. Cân nặng trở lại mức 9,8 kg đạt chuẩn của các bé 11 tháng tuổi và chiều cao vượt chuẩn 1 cm.  

Đợt dịch tay chân miệng bùng phát vào tháng 9 – 12, tôi đã chuẩn bị phòng chống dịch cho con rất kỹ lưỡng và cũng lên tinh thần chiến đấu cùng Bim khi con nhiễm bệnh nhưng thật may Bim vẫn khỏe mạnh, vui vẻ vượt qua những đợt dịch như vậy.

Khi Bim ăn ngon, ngủ khỏe hơn cậu chàng cũng tự chơi, không bám mẹ nữa, lúc ấy tôi mới có thời gian để chăm sóc mình nhiều hơn, trở lại làm việc, tận hưởng cuộc sống.

 

Thành phần chính

Đối tượng sử dụng

Công dụng

  • Menaquinon-7 (MK7)
  • Vitamin D3
  • Calci Carbonat (dạng nano)
  • Magiesi (oxyd)
  • Kẽm Oxyd (dạng nano)
  • DHA
  • Acid folic
  • Immune alpha
  • Colostrum (Sữa non)
  • FOS
  • Dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Trẻ đang phát triển, cần hỗ trợ phát triển chiều cao, đang trong thời kỳ mọc răng và thay răng.
  • Trẻ bị còi xương, chậm lớn, gãy xương, hư hỏng răng.
  • Trẻ em hay ốm vặt hoặc mắc một số bệnh mãn tính, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp trên, cần phải tăng cường sức đề kháng và sức khỏe toàn diện.
  • Bổ sung Canxi và các dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp xương và răng phát triển chắc khỏe cho trẻ em đang phát triển.
  • Đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng chiều cao.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

pre vip teen 4