Sức khỏe bé sơ sinh sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức khoa học liên quan đến các bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, giúp mẹ biết cách xử trí khi con bệnh và nuôi con đỡ vất vả hơn.
Sau khi sinh mẹ nào cũng muốn nuôi bé khỏe lại thích bụ bẫm bởi chẳng ai muốn nghe loáng thoáng câu nói “con bạn còi quá”. Có thể các mẹ hiện đại không còn quá quan tâm tới chuyện này nhưng các thành viên khác trong gia đình vẫn cứ thích bé sơ sinh mũm mĩm mới chịu.
Nếu vẫn còn lăn tăn bạn có thể nhớ ngay đến câu nói kinh điển của Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn – Phó Trưởng khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 2 – Giám Đốc bệnh viện Victoria Healthcare: “Ở Việt Nam, nếu ai nói con của bạn còi nghĩa là bé bình thường, bé bình thường nghĩa là bé vừa cân, ai nói bé bụ bẫm dễ thương nghĩa là bé béo phì”.
Dưới đây là một số lời khuyên để mẹ bỉm sữa đứng vững giữa tâm bão những lời “chê” để nuôi “con còi” bình thường theo cách của mình:
Nếu con bạn còi, hãy bình tĩnh khi trẻ bị ai đó đem ra so sánh với trẻ hàng xóm. Đó là chuyện thường tình, đó là họ đang so sánh con cái của họ, không phải con bạn. Ước muốn con mũm mĩm cũng không phải của bạn luôn!
Sẵn sàng “chống lại cả thế giới” để con bạn được còi. Ông bà nội rồi cả ông bà ngoại cứ liên tục thúc giục phải cho bé ăn nhiều hơn nữa, đổi sữa cho con tăng cân, thuốc bổ… Nhưng nếu bạn vẫn tin vào cách nuôi con của riêng mình thì “còi” không phải cái tội.
Nếu con bạn còi nhưng bé vẫn luôn vui vẻ, chơi đùa bình thường, nhanh lẫy, nhanh bò, ngồi cứng… thì việc gì phải quan tâm tới chuyện tháng này bé tăng bao nhiêu cân.
Theo chuyên trang chăm sóc trẻ nhỏ uy tín Babycenter, bé sơ sinh trong 3 tháng đầu tăng cân nhanh và nhiều nhất sau đó là khoảng thời gian bé tăng ít dần đều. Từ 1 tuổi đến dậy thì tăng rất chậm, mỗi năm chỉ tăng 1-2 kg. Đánh giá dinh dưỡng của bé dựa vào chiều cao và vòng đầu, không nên chỉ dựa vào cân nặng. Bởi vậy:
Nếu ai đó chê con bạn còi thì hãy thật tỉnh táo. Hãy đo vòng đầu của con thay vì chỉ nhìn vào cái cân.
Cũng đừng ép con ăn quá nhiều chỉ vì để tăng lấy tăng để cân nặng. Vì áp lực cân nặng mà bữa ăn thành cuộc chiến là điều đáng giận nhất!
Đừng so sánh sánh con mình với con nhà hàng xóm, cũng đừng so sánh bản thân mình với những người mẹ đang nuôi con “bụ” khác. Chỉ làm mẹ thôi đã quá áp lực và căng thẳng rồi, đừng thêm gì nữa cả!
Tình trạng ho sổ mũi là do khả năng đề kháng của bé còn yếu, rất mẫn cảm với các loại bệnh trẻ em. Nếu ở người lớn có thể dùng kháng sinh để điều trị nhưng với con nhỏ cách trị cảm ho, sổ mũi, chảy nước mũi tốt nhất là không nên dùng thuốc. Mẹ có thể điều trị cho con nhỏ bằng một số bài thuốc dân gian đơn giản cực kỳ công hiệu.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi
Ho, sổ mũi thực chất là những phản ứng của cơ thể bé trước những thay đổi bên ngoài. Một số lý do làm trẻ bị ho sổ mũi có thể kể như sau:
Dị ứng: Con thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
Thời tiết lạnh: Bé ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Khi xảy ra triệu chứng, mẹ sẽ tự hỏi bé sơ sinh bị ho sổ mũi uống thuốc gì và “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường.
Tuy nhiên mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy! Bạn nên biết một số loại thuốc kháng sinh không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng.
Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Nếu trẻ bị ho sổ mũi kèm theo sốt, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên: Khi bé bị ho sổ mũi nhiều và sốt trên 39 độ C, mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị. Nếu con vẫn ăn ngủ bình thường thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Các bước chăm sóc bé bị ho sổ mũi
Chị em nên bình tĩnh để ý theo dõi biểu hiện của bé và lưu ý chăm sóc như sau:
Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi. Nó sẽ cuốn trôi những chất nhầy đàm nhớt vướng ở cổ họng. Đồng thời giúp con bớt ho và bớt sổ mũi.
Ba mẹ có thể dùng dầu tràm pha với nước tắm và xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực, và lưng trẻ. Cách này giúp giữ ấm và làm bệnh ho sổ mũi mau chóng khỏi hơn.
Với bé còn đang bú, mẹ nên ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và uống thêm nước cam. Điều này có thể tạo ra nguồn sữa đầy dưỡng chất và tăng đề kháng cho con.
Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên cho ăn những món ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hoá và bổ sung thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
Ba mẹ cũng cần nên lưu ý khi trẻ sơ sinh bệnh lúc ngủ cần kê gối con cao hơn một chút, để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho.
Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của trẻ, kịp thời đưa đến bệnh viện để được chữa trị, phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
[inline_article id=196188]
Một số phương thuốc dân gian điều trị ho và sổ mũi cho trẻ
Đây là những cách chữa bệnh vừa an toàn vừa hiệu quả cho bé mẹ có thể tham khảo:
Pha một thìa cà phê mật ong và nước ấm và cho bé dùng vào mỗi sáng. (Dùng cho trẻ trên 1 tuổi).
Lá hẹ xay nhuyễn thêm đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Sau đó lấy phần nước cách thủy cho trẻ dùng. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
Quất xanh rửa sạch cắt ngang để cả vỏ và hạt trộn với đường phèn hoặc mật ong hấp cách thủy đến khi quất chín thì dằm ra, lấy phần nước cho bé dùng nhiều lần trong ngày.
1 quả lê nhỏ, 1 nhánh gừng và 3 tép tỏi trộn với vài hạt muối, đường phèn đem hấp cách thủy. Sau khi chín cho con dùng lê hoặc nước lê đều được.
Về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, chuyên gia PGS.TS. Chu Thị Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé thường có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, sổ mũi phụ huynh nên cho con kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không?
Các chuyên gia khuyên mẹ đừng tieescc 3 triệu lấy máu gót chân cho trẻ ngay sau khi sinh để làm xét nghiệm một số bệnh bẩm sinh trong đó có cả thiếu men G6PD. Nếu phát hiện sớm trẻ bị thiếu men G6PD khả năng điều bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.
Thiếu men G6PD là gì ?
Thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) ở trẻ sơ sinh là một bệnh di truyền liên kết với giới tính, do nhiễm sắc thể X bị dị dạng không còn khả năng tổng hợp được men G6PD. Bé trai có khả năng mắc bệnh cao hơn bé gái. Đối với bé gái để mắc bệnh cần có bất thường trên cả 2 nhiễm sắc thể giới tính (tức di truyền gen bệnh từ cả ba và mẹ).
Trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc phải, khu vực châu Phi là một trong những vùng có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao 3-5%. Ngoài ra, người ta còn đặt tên cho bệnh này là Favism bởi vì các cá thể thiếu men G6PD bị dị ứng với loại đậu Fava.
Ở trẻ thiếu men G6PD ở mức độ nhẹ, nếu không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất oxy hóa cao, đôi khi không có triệu chứng gì. Nhưng nếu ở mức độ trung bình đến nặng hay tiếp xúc với các loại thuốc hoặc thực phẩm qua sữa mẹ có tính oxy hóa cao, tế bào hồng cầu bị vỡ dẫn đến hiện tượng tan máu xuất hiện rất sớm ngay sau sinh. Khi tan máu, hồng cầu vỡ sẽ giải phóng một lượng lớn bilirubin tự do làm cho bé bị vàng da bệnh lý, vàng mắt, suy thận do nồng độ bilirubin máu cao.
[inline_article id=181803]
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể tiến triển nặng nhất là trong 2 tuần đầu sau khi sinh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh trở nặng có thể gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.
Khi xảy ra tan huyết, lượng ôxy không đủ cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, nên trẻ thường cảm thấy rất mệt mỏi, thở gấp, tim đập không đều và có thể nước tiểu màu vàng sẫm.
Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh thiếu men G6PD
Để chắc chắn bé có bị thiếu men hay không thì gia đình cho cho bé thực hiện xét nghiệm chuẩn đoán hóa sinh và xét nghiệm chuẩn đoán xác định đột biến gen là 2 loại cơ bản được áp dụng.
Xét nghiệm chẩn đoán hóa sinh
Xét nghiệm chẩn đoán xác định đột biến gene
Loại mẫu
Tiến hành lấy máu từ tĩnh mạch tại nơi thực hiện xét nghiệm
Tất cả các mẫu xét nghiệm có chứa ADN đều được chấp nhận.
Phương pháp phân tích
Phân tích định lượng hoạt độ enzyme G6PD có trong mẫu máu (Hoạt độ enzyme G6PD thường được tính trên số lượng hồng cầu hoặc số lượng Hemoglobin có trong mẫu máu tươi nên đơn vị đo là IU/1012HC hoặc IU/g Hb).
Ngoài ra tùy tình trạng sức khỏe của trẻ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm hóa sinh khác như xét nghiệm công thức máu, nồng độ bilirubin…
Xác định các đột biến tại gene G6PD liên quan đến bệnh thiếu men G6PD.
Hiện nay chỉ phân tích 8 loại đột biến thường gặp nhất tại Đông Nam Á và Việt Nam trên tổng số hơn 160 loại đột biến gene G6PD đã phát hiện trên thế giới.
Thời điểm xét nghiệm
Tiến hành càng sớm càng tốt nhưng khi trẻ có biểu hiện thiếu máu thì nên dừng lại, đợi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Thực hiện ở mọi độ tuổi, không phụ thuộc tình trạng sức khỏe của trẻ.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm
Khẳng định chắc chắn trẻ bị bệnh hay không bị bệnh thiếu men G6PD.
Tuy nhiên, kết quả có thể thay đổi do tình trạng sức khỏe ở thời điểm lấy mẫu, hoặc có bệnh lý khác. Trường hợp này có thể tiến hành xét nghiệm sau vài tháng để chuẩn đoán chính xác.
Phát hiện được loại đột biến gene, phân nhóm theo WHO từ đó đánh giá mức độ bệnh và có chế độ chăm sóc nghiêm ngặt.
Với hình loại xét nghiệm này chỉ thực hiện 1 lần duy nhất.
Khả năng di truyền bệnh từ bố mẹ sang con
Trường hợp
Khả năng sinh con gái bị thiếu men G6PD
Khả năng sinh con gái bình thường mang gen bệnh
Khả năng sinh con trai bị thiếu men G6PD
Khả năng sinh con trai hoàn toàn bình thường
Bố là người không mắc bệnh và mẹ là người bình thường nhưng mang gen bệnh
0%
50%
50%
50%
Bố bị thiếu men G6PD và mẹ hoàn toàn bình thường (không mang gen bệnh)
0%
100%
0%
X
Bố bị thiếu men G6PD và mẹ bình thường nhưng mang gen bệnh
50%
50%
50%
50%
X: Trường hợp này không xảy ra
[inline_article id=188487]
Cách chăm sóc trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD
Thiếu men G6PD là bệnh di truyền, không thể chữa khỏi nhưng chuẩn đoán sớm giúp phòng ngừa được bệnh vàng da sơ sinh và hậu quả tán huyết do bệnh này gây ra để trẻ có thể phát triển bình thường. Nếu phát hiện trẻ bị thiếu men G6PD, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như sau:
Mẹ cho con bú cần tránh sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm cấm kỵ người bị thiếu men G6PD vì những chất này có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ.
Tránh dùng các loại thuốc có thể gây tán huyết cho bé bệnh thiếu G6PD.
Tránh cho bé ăn đậu tằm (fava) và thức ăn chế biến từ đậu tằm.
Khi trẻ bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (cảm, ho, sốt…) cần đi khám bác sĩ để dùng thuốc đúng và phát sớm tán huyết.
Không sử dụng băng phiến (long não) để cho vào tủ quần áo, chăn mền, giường gối của trẻ để chống gián do có chứa naphthalen là một chất oxy hóa.
Khi trẻ bị bệnh không tự ý mua thuốc mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Trên đây, những thông tin về bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh mà mẹ có hiểu rõ hơn để có cách chăm sóc tốt nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm đến bé.
Những bé gái thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những bé trai. Vì thế, chị em cần phát hiện sớm tình trạng bệnh của con ngay sau khi sinh để chữa trị kịp thời.
Bệnh suy tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp nằm ở cổ là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Chức năng chính của tuyến giáp chính là sản xuất những hormone giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuyến giáp sản xuất Thyroxin – hormone tăng trưởng có tác dụng tăng cường trao đổi chất những cơ quan trong cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị thiếu hormone tuyến giáp thì sẽ bị rơi vào tình trạng suy tuyến giáp. Khi đó, quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể chậm lại, từ hệ thần kinh đến hệ tuần hoàn hay hệ tiêu hóa. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng như vàng da, vàng mắt, táo bón, da lạnh, ít khóc, ngủ li bì…
Bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đây là thắc mắc chung mà các mẹ có con nhỏ hay gặp phải. Để trả lời câu hỏi này cần xem xét tác động của căn bệnh này lên bé như thế nào.
Bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh không chỉ khiến bé chậm lớn hay ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, suy giáp sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguy hiểm nhất là nó sẽ tạo nên khối bướu to ở vùng cổ gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và hít thở.
[inline_article id=193391]
Không chỉ vậy, thiếu đi hormone tuyến giáp thì hàm lượng cholesterol xấu tăng khiến bé đứng trước nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Suy giáp còn khiến người bệnh giảm chức năng tâm thần, gây mất trí nhớ hay bị trầm cảm.
Ngoài ra, những tổn thương của hệ dẫn truyền thần kinh còn dẫn đến mất kiểm soát cơ bắp. Tình huống xấu nhất suy giáp có thể dẫn đến bệnh phù niêm Myxedema. Nó khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh suy giáp nên ăn gì?
Nếu được xét nghiệm chức năng tuyến giáp, phát hiện và chữa trị bệnh suy giáp bẩm sinh đúng cách và kịp thời (trong vòng 2 – 3 tuần đầu sau sinh), khả năng cao là bé sẽ có thể phát triển hoàn toàn bình thường.
Khi bé mắc bệnh suy giảm tuyến giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn nữa nhé. Chị em nên bổ sung những thực phẩm giàu iot, trái cây tươi, thức ăn giàu axit béo và protit vào chế độ ăn cho trẻ.
Muối iot và khoáng chất trong trái cây tươi giúp cho quá trình tổng hợp hormone trong tuyến giáp ổn định hơn. Axit béo và protit giúp cải thiện tình trạng suy giáp, cân bằng quá trình trao đổi chất và kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài ra, các mẹ còn cần lưu ý nên loại bỏ đậu nành và đồ béo khỏi khẩu phần của bé vì chúng cản trở việc tổng hợp Thyroxin – một loại hormone tăng trưởng quan trọng được tổng hợp tại tuyến giáp.
Hơn thế, chị em cũng tránh cho bé ăn những đồ nhiều đường nhé. Nguyên nhân do suy giáp làm giảm khả năng chuyển hóa chất đường trở thành năng lượng.
Bệnh suy giáp có di truyền không?
Nhiều mẹ lo lắng là mắc suy giáp sẽ di tuyền sang con trong thời gian mang thai. Theo các bác sĩ thì suy giáp ở mẹ không thể duy truyền qua con. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc suy giáp cũng thế ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Trong khoảng 2 tuần đầu tiên của thai kỳ, tuyến giáp chưa phát triển ở thai nhi và phụ thuộc hoàn toàn vào hormone do cơ thể mẹ cung cấp. Thiếu hormone tuyến giáp này có thể gây nên những hậu quả vô cùng nặng nề. Nguyên nhân vì thai nhi đang bước vào thời kỳ hình thành và phân chia cơ quan.
Việc phát hiện và điều trị suy giáp ở người mẹ mang thai có ý nghĩa sống còn. Biết trước và điều trị bệnh ở tuyến giáp cho bà mẹ mang thai không chỉ đảm bảo an toàn cho mẹ. Nó còn đảm bảo bé sinh ra khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.
Tóm lại, bệnh suy giáp ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Việc điều trị bệnh suy giáp ngoài thuốc đặc trị thì mẹ nên lưu ý chế độ ăn để giúp bé sớm khỏi bệnh và phát triển bình thường.
Những biểu hiện của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường thấy là sốt, mẩn đỏ ở da, mông, mặt… Tuy bệnh không quá nguy hiểm, nhưng cần phát hiện và điều trị sớm sẽ ít nguy hại đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này.
1. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
Sốt phát ban (Roseola) là bệnh do virus gây ra và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, trẻ sơ sinh bị sốt cao. Khi bớt sốt trẻ sơ sinh sẽ bị nổi mẩn đổ ở mông, đầu hay ở mặt.
Nguyên nhân phổ biến nhất của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là do virus mụn rộp (herpes) 6 và 7 ở người gây ra. Giống như các bệnh do virus khác, sốt phát ban lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với nước bọt, vật dụng cá nhân của người bệnh.
Để biết con có đang mắc sốt phát ban hay không, cha mẹ có thể dựa vào các ấu hiệu và triệu chứng dưới đây.
2. Dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Thông thường khoảng thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc với virus gây bệnh đến khi có triệu chứng là từ 1 đến 2 tuần. Trẻ sơ sinh sốt phát ban sẽ có triệu chứng thường gặp như sau:
2.1 Bé bị sốt cao bất ngờ
Dấu hiệu điển hình của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là những cơn sốt bất ngờ và nhiệt độ lên rất cao. Trẻ có thể bị sốt lên tới 40 độ. Một số trẻ cũng có thể bị đau họng, sổ mũi hoặc ho. Một số trẻ khác có thể bị sưng hạch bạch huyết ở cổ kèm theo sốt. Cơn sốt kéo dài từ ba đến năm ngày mới .
2.2 Xuất hiện phát ban đỏ ở da trẻ sơ sinh sốt phát ban
Sau 5 đến 7 ngày giảm sốt, cơ thể bé sẽ bị nổi mẩn đỏ ở mông. Một số trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu, dưới da hoặc mẩn đỏ ở mặt. Mẹ có thể nhìn thấy đây là những nốt nổi đỏ như đầu tăm, lấm tấm.
Chúng thường phẳng và nằm ẩn tạo thành một vùng da quầng trắng. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu với những nổi chấm đỏ dưới da nhưng không gây ngứa phải gãi.
2.3 Trẻ mệt mỏi, kém ăn
Ngoài sốt, bị nổi chấm đỏ dưới da, trẻ cũng thường dễ bị các triệu chứng phụ đi kèm như mệt mỏi, uể oải hay cáu gắt, dễ khóc. Việc ăn uống cũng khó hơn, trẻ biếng ăn vì không thấy ngon miệng.
Bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ khi bị sốt phát ban. Nặng hơn, bệnh sẽ có một số biểu hiện đi kèm như đau họng, sưng hạch ở cổ…
3. Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban
Cha mẹ đừng thấy các triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh nhẹ mà xem thường. Vì bệnh này có thể khiến trẻ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm không ngờ tới:
3.1 Trẻ bị động kinh
Đôi khi, sốt phát ban gây co giật ở trẻ sơ sinh do nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Nếu điều này xảy ra, con có thể bất tỉnh trong thời gian ngắn và giật tay, chân hoặc đầu trong vài giây đến vài phút. Trẻ cũng có thể mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột tạm thời. Vì vậy, nếu trẻ bị co giật, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
3.2 Một số bệnh khác liên quan đến hệ miễn dịch kém
Đối với những trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, trẻ có xu hướng bị nhiễm trùng nặng hơn và khó chống lại bệnh tật hơn. Ngoài ra, ở những trẻ sơ sinh bị sốt phan ban, các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến nhiễm trùng dễ xảy ra hơn. Trong đó có bệnh viêm phổi và viêm não(dễ đe dọa đến tính mạng).
4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Khi con có các dấu hiệu sau cần đưa con đến bệnh viện ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường:
Con bạn bị sốt cao hơn 103 F (39,4 C)
Con bạn bị ban đỏ và sốt kéo dài hơn bảy ngày
Phát ban không cải thiện sau ba ngày
Trẻ bị co giật do nhiệt độ cơ thể tăng cao hoặc không rõ nguyên nhân
5. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Cách chữa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh được thực hiện theo những cách dưới đây:
Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Nếu bé nhà bạn sốt từ 38 độ C, mẹ nên lau mát cho bé bằng nước ấm khi cần, để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
Cho bé ăn đúng cách: Cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất, lỏng dễ tiêu hóa và cho trẻ uống đủ nước để trẻ hết bị sốt phát ban. Các thức ăn như sữa mẹ, cháo, súp sẽ thích hợp cho bé khi bị bệnh.
Cách chữa phát ban cho trẻ sơ sinh là cho bé uống nhiều nước: Ngoài sữa, nước trắng, mẹ có thể cho bé uống nước ép trái cây tại nhà nếu bé thích. Ngoài việc bổ sung nước thì đây là thực phẩm giúp bổ sung vitamin cần thiết tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
6. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
6.1 Chế độ ăn hợp lý
Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa…. Trẻ cần uống nhiều nước, mẹ có thể có bé uống thêm các loại nước ép trái cây tươi tại nhà để đảm bảo việc cung cấp đủ lượng vitamin thiết, cải thiện sức đề kháng.
Vitamin A rất quan trọng giúp trẻ không bị sốt phát ban, nổi chấm đỏ dưới da và bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.
Khi bị phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho bé kiêng ăn, kiêng ăn sẽ làm cho trẻ dễ bị thiếu hụt cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, bé sẽ dễ ăn hơn.
6.2 Hạn chế tiếp xúc với người lớn bị sốt
Do sốt phát ban lây qua đường hô hấp nên cha mẹ không nên để trẻ gần bệnh nhân bị sốt. Nên vệ sinh sạch sẽ tay chân và cơ thể của trẻ sau khi dẫn trẻ từ nơi đông người về.
6.3 Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng
Để trẻ sốt phát ban không bị nổi mẩn đỏ ở mông, ở đầu, ở mặt hay dưới da, mẹ nên tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, ăn mặc thoáng mát. Việc kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm bé khó hạ sốt.
Nó dễ dẫn đến việc co giật do sốt cao hơn. Tất nhiên, không vệ sinh sẽ làm bé khó chịu và dễ nhiễm trùng da hơn.
Mẹ lưu ý, sốt phát ban ở trẻ em có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát ban phải kiêng gió, kiêng tắm, là một sai lầm. Trong suốt thời gian phát ban đỏ ở trẻ sơ sinh, bé bị nổi mẩn đỏ khắp người, đầu, mặt, mông nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân bé sẽ cảm thấy bức bối.
Sau đó, hệ quả xấu của kiêng khem là cơ thể bé khó hạ sốt, nguy cơ bé bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao.
Việc tùy tiện chữa trị cho trẻ sơ sinh bị zona không phải chuyện xưa nay hiếm. Cha mẹ thường rất tự tin vào khả năng tích lũy kiến thức y học thông qua “bác sĩ” Google. Tuy nhiên, mọi thông tin đều chỉ mang tính chất tham khảo, giúp phụ huynh nhận diện sớm triệu chứng bệnh. Điều trị như thế nào lại cần lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa.
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona là một trong những bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em, do loại virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV) gây ra. Đây cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Khi virus này thâm nhập vào cơ thể, gây ra tình trạng ngứa, lở loét. Sau đó, virus đi vào trong các tế bào thần kinh, xuất hiện trở lại sau một vài năm hoặc hàng chục năm rồi gây ra bệnh zona.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao loại virus này lại tái hoạt động trở lại. Nhiều suy đoán cho rằng khi hệ thống miễn dịch trên cơ thể bị suy yếu, làm mất khả năng ngăn chặn sự tái hoạt động của virus cũng như ngăn chặn sự bùng phát của bệnh zona thần kinh.
Trẻ sơ sinh bị zona
Sau khi sinh, việc quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh chính là tiêm phòng vắc-xin, nếu tiêm phòng không đủ có thể khiến trẻ sơ sinh bị zona. Nếu thực hiện đúng khuyến cáo từ Bộ Y tế, trẻ rất hiếm bị zona thần kinh. Nếu nhiễm virut zona từ người khác thì trẻ sẽ phát bệnh thủy đậu trước tiên chứ không phải là bệnh zona.
Tiêm vắc-xin thủy đậy giúp phòng tránh mắc thủy đậu khi còn quá nhỏ, đặc biệt tránh gây ra một số tổn thương thần kinh từ sớm và mãi mãi.
Nếu chẳng may đối với trẻ sơ sinh bị zona, do sức đề kháng và cơ thể trẻ còn yếu, sẽ có những biến chuyển bệnh mà việc điều trị y tế không thể nào lường trước được. Vì vậy, việc phát hiện bệnh càng sớm, càng giúp bác sĩ điều trị thành công và giảm nguy cơ mắc biến chứng.
Trẻ sơ sinh bị zona thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến:
Biểu hiện mệt mỏi, bỏ bú hoặc bú kém, sụt cân hoặc không tăng cân.
Đau rát họng. (trẻ sơ sinh không rõ triệu chứng này)
Sốt cao từ 38 đến 40 độ C.
Đau rát ở da, da bắt đầu bị ửng đỏ và mức độ tăng dần lên theo thời gian, cùng với đó là triệu chứng quấy khóc, kích thích của trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng rất đặc trưng của bệnh zona ở trẻ em.
Mụn nước hay phỏng nước bắt đầu xuất hiện sau khi sốt 1-2 ngày, ở các vùng da bị ửng đỏ. Mụn này tập trung thành vệt dài, có đường kính từ 3-5mm, chạy dọc theo các dây thần kinh và bị nổi thành từng vùng tập trung.
Nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng da và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm nữa là nếu zona mọc ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực của bé sau này.
Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị zona hiệu quả
Các bác sĩ nhi khoa đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị zona như sau:
Luôn giữ sạch vết thương: Khi trẻ sơ sinh bị zona, mẹ dùng băng sạch ngâm nước lạnh và đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Nên thực hiện việc này mỗi ngày từ 7 đến 8 lần.
Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước và không được dùng vật bẩn để đụng vào vết thương.
Trong trường hợp trẻ quá đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau với liều 1 viên/ ngày.
Sử dụng thuốc kháng virus: Điều này giúp làm giảm sự tấn công của virus, đồng thời cũng làm cho quá trình phát triển của bệnh trở nên ngắn hơn và nhẹ hơn. Khuyến cáo nên sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt trước 72 giờ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất (acyclovir, valacyclovir, famciclovir …).
Có thể sử dụng thuốc hỗ trợ như các loại kem kháng virus, chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm để bôi cho bé.
Tất cả các loại thuốc đều phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia cũng chia sẻ mẹ có thể dùng một số loại thảo dược để giúp giảm bớt cảm giác đau do zona gây ra:
Ngâm mình trong bột yến mạch giúp giúp giảm sự lây lan của các mụn nước và giảm ngứa. (Kiến thức này BS Bình không chắc chắn và không khuyến cáo vì có thể bột yến mạch giúp giảm sự lan tràn của mụn nước nhưng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da do bột là môi trường cho vi khuẩn ngoài da phát triển).
Thoa hỗn hợp giấm và nước giúp giảm cảm giác ngứa ở những vùng nổi mụn nước.
Dùng gel lô hội và những loại kem dưỡng có chứa vitamin E để giúp trẻ giảm cảm giác ngứa.
Những trẻ đang bị zona thì ngoài việc có phương án điều trị zona ở trẻ em đúng thì còn cần phải được chăm sóc cẩn thận để tránh lây lan ra toàn bộ cơ thể và lây sang người khác, quá trình chăm sóc trẻ điều trị bệnh zona cần phải:
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc và điều trị cho trẻ tại nhà.
Luôn giữ cho vùng da tổn thương của trẻ được khô thoáng và sạch sẽ.
Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để tránh va chạm vào các mụn nước và làm chúng bị vỡ.
Đắp khăn lạnh và chườm đá để giảm đau.
Cho trẻ nghỉ học hoặc tránh tiếp xúc với mọi người khi các mụn nước đang bị chảy mủ.
Không băng kín các mụn nước và không tự ý dùng kem bôi da khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh zona ở trẻ sơ sinh
Vì vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên cũng không có cách nào để chặn đứng virus tấn công. Nhưng cha mẹ vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
Không nên để những đứa trẻ khác dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh zona.
Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng như cam, ngũ cốc, rau có màu xanh, đậu, cà chua, gà, sữa và trứng…
[inline_article id=130158]
Cách chữa bệnh trẻ sơ sinh bị zona nói riêng và tất cả các bệnh lý liên quan đến em bé mới sinh đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho bé.
Nếu trẻ bị đau mắt, bố mẹ cần bình tĩnh, xem xét dấu hiệu bệnh để xác định bé bị loại bệnh đau mắt nào. Đồng thời có cách chăm sóc, chữa trị hợp lý để mang lại cửa sổ tâm hồn trong trẻo dễ thương cho bé!
Mức độ nguy hiểm của bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đặc biệt là chăm sóc những vấn đề liên quan đến vùng mắt của bé. Đau mắt ở trẻ sơ sinh là một cụm từ dùng để chỉ các loại bệnh liên quan đến mắt.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về mắt như: mắt đổ ghèn nhiều, viêm tắc tuyến lệ, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ… Những căn bệnh nàykhá phổ biến, dễ lây lan thành dịch.
Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn tới các biến chứng nặng, có nguy cơ suy giảm thị lực ở trẻ. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp dẫn tới trẻ lâu hồi phục và có thể bị mù lòa.
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ thường đi kèm với một số triệu chứng sau:
Mí mắt, tròng mắt đỏ là dấu hiệu nhiễm trùng mắt.
Mí mắt sưng, sụp.
Mắt bé quá nhạy cảm với ánh sáng do áp lực trong mắt bị gia tăng.
Trẻ chảy nước mắt liên tục.
Ngứa ngáy khiến bé hay đưa tay dụi mắt.
Đồng tử mắt trẻ sơ sinh màu trắng là cảnh báo sớm của bệnh ung thư mắt.
Các bé bị bệnh nặng sẽ có màng trong mắt.
Mắt bé thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt cũng là dấu hiệu mắt trẻ đang có vấn đề bất ổn.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt
Nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ là virus Adenovirus, nhưng cũng có nhiều trường hợp khác là do nhiễm khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Những ngày hè hoặc hè chuyển sang thu, khi nhiệt độ lên cao, những cơn mưa xuất hiện và độ ẩm cao là lúc các loại vi sinh vật được tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất. Đây cũng là lúc cơ thể con người dễ sinh mệt mỏi, hệ miễn dịch làm việc ít hiệu quả dẫn đến dễ dàng mắc các bệnh như đau mắt đỏ.
Ngoài ra, việc chủ quan khi để lẫn lộn đồ dùng của bé với những thành viên gia đình khác, ít khi rửa tay, vệ sinh cho con không kỹ hay không chú ý đến việc vệ sinh trong gia đình đều tạo thành những điều kiện khiến bệnh dễ lây lan.
Cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh, bạn tham khảo nhé.
1. Chắp (lẹo) mắt
Chắp mắt là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân một lông mi. Nguyên nhân chắp là do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng.
Chắp chóng khỏi nhưng dễ bị lại. Muốn trị chắp, mẹ chỉ cần bôi lên chắp loại thuốc pommát kháng sinh. Tất nhiên trước khi thoa, mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
[inline_article id=194983]
2. Ðau mắt đỏ
Một số trường hợp các trẻ nhỏ sẽ vừa bị ho, vừa đau mắt đỏ. Lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và màu đỏ. Khi trẻ hết ho, mắt cũng sẽ tự khỏi.
Nếu trẻ bị đau mắt, lòng trắng mắt có vệt đỏ, luôn chảy nước mắt; buổi sáng mí mắt dính vào nhau, gỉ màu vàng nhiều đến nỗi trẻ không mở mắt được, mẹ phải đưa con đi khám mắt ngay.
Để bé dễ chịu hơn, bạn rửa nhẹ mắt bé bằng nước ấm. Nếu bé mới được mấy tuần tuổi mà đã bị đau mắt như vậy, mẹ phải tìm xem có phải trẻ bị tắc ống lệ đạo (đường dẫn nước mắt) hay không.
3. Chứng đau mắt ở trẻ khi mới sinh
Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhỏ thuốc gì? Trẻ ngay sau khi sinh rất dễ bị lây nhiễm chất bẩn hay vi trùng vào mắt. Bởi vậy, khi mới lọt lòng, trẻ thường được các bà đỡ tra thuốc phòng bệnh vào mắt như dung dịch nitrat bạc.
Vì nitrat bạc cũng không diệt được một số vi trùng như trùng bệnh chlamydia, ngày nay người ta thường nhỏ thêm thuốc kháng sinh như cycline.
4. Trẻ mới sinh bị gỉ ghèn ở mắt
Nhiều em bé mới sinh ra đã bị gỉ ghèn ở mắt, khiến các bà mẹ lo lắng. Khi bé bị thế này, bạn nên làm gì?
Bé bị gỉ ghèn do đâu?
Đây là một chứng nhiễm trùng thông thường, do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Cũng có trường hợp do vệ sinh kém gây ra.
Nhiều trường hợp gỉ đùn dính với lông mi bít kín mắt bé, nếu không vệ sinh kịp thời, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra. Có trường hợp bé bị nhiễm trùng nặng: gỉ đùn có màu vàng như mủ và tình trạng này kéo dài 3-5 ngày không khỏi.
Bạn cần đưa bé đi khám – có thể bé bị các bệnh nặng về mắt nếu không được chữa trị kịp thời.
Mẹ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh bị đau mắt nhỏ thuốc gì? Trẻ sơ sinh bị ghèn ở mắt nhỏ thuốc gì? Bạn nên chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào nước nhỏ mắt mũi 0,9%, sau đó lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ tránh lau sâu vào trong mắt bé quá kẻo gây tổn thương mắt.
Ngày vệ sinh 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào gỉ đùn ra. Các chị em không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt cho bé. Trên thị trường có những loại thuốc nhỏ mắt có tính năng “rửa mắt”, dành cho trẻ sơ sinh. Để cẩn trọng hơn, bạn nên tư vấn bác sĩ trước khi mua thuốc cho bé.
Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho bé
Để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho bé 6 tháng tuổi trở xuống bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng dung dịch nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%. Mẹ nhớ giặt riêng khăn mặt của trẻ và phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.
Bạn cũng không nên dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác. Để ngừa đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, chị em cần giúp bé rửa tay với xà bông và nước ấm thường xuyên. Bạn nhớ đừng để bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, tăm bông vệ sinh mắt, khăn giấy, gối đầu với người khác.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh những điều sau:
Không xông mắt bằng những nguyên liệu như lá trầu: Mẹ không biết được thành phần bên trong lá trầu bao gồm những gì, lá có được đảm bảo vệ sinh hay không. Đôi mắt của trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm, hơi nóng từ lá trầu có thể khiến tình trạng đau mắt càng nặng hơn.
Không nên lau mắt bằng khăn: Sử dụng bông y tế là lựa chọn an toàn nhất, vì bông chỉ dùng một lần rồi bỏ sẽ hạn chế được nguy cơ lây bệnh.
Không sử dụng nước muối ăn pha loãng: Muối ăn không phải là lựa chọn tốt để rửa mắt cho bé vì muối có thể lẫn tạp chất, bụi bẩn. Mẹ nên mua nước muối sinh lý từ hiệu thuốc để đảm bảo chăm sóc tốt cho đôi mắt của bé.
Với những cách chữa bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh kể trên, mẹ có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, sau 1, 2 ngày nếu không khỏi hoặc trở nặng, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám. Trong thời gian bệnh, mẹ nên cho con bú nhiều, ăn uống đầy đủ để giữ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch để nhanh bình phục.
Nhắc đến phát ban đỏ ở trẻ sau khi sinh, nếu chưa từng gặp nhiều mẹ đơn giản sẽ hình dung những nốt ban đỏ giống như tình trạng bé bị rôm sảy. Nhưng chỉ dừng lại ở đó thì đây không phải là một bệnh lý cần được cảnh báo. Quan trọng nhất bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng da hoặc viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị ban đỏ thường nổi ở đâu?
1. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Có 4 nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ở mặt, trong đó có phát ban nổi mẩn đỏ.
Rôm sảy tấn công
Với trẻ sơ sinh, đây là một hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân là do tuyến mồ hoi của bé bị tắc, mẹ vệ sinh da chưa kịp thời nên tạo điều kiện cho rôm sảy xuất hiện. Đặc điểm dễ nhận biết là rôm sảu luôn hình thành theo từng mảng, gây ngứa liên tục.
Mụn sữa ẩn nấp
Khoảng 3 tuần sau khi sinh, rất nhiều trẻ sơ sinh bị mụn sữa tấn công. Chúng thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như mặt, tay, cổ, chân, lưng. Về bản chất, loại mụn này không gây ngứa, khó chịu nên chỉ có mẹ lo, bé không sợ. Mụn sẽ tự mất sau vài tuần hoặc vài tháng.
Chàm sữa khó chịu
Chàm sữa (lác sữa) gây tổn thương da bé nghiêm trọng. Khi bị chàm, da trẻ sẽ bong tróc, mẩn đó gây ngứa và đau. Bé luôn cố gắng đưa tay lên gãi càng làm vết chàm lan rộng hơn. Chàm cần được điều trị sớm theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vùng da ngày càng nhân rộng khiến bé có thể quấy khóc, khó chịu.
Phát ban rình rập
Triệu chứng thường thấy của phát ban cũng khá giống rôm sảy. ban đầu là những nốt mẩn đỏ kèm theo đầu mủ màu trắng li ti hoặc vàng. Nếu chỉ xuất hiện ở mặt thì tình trạng này không gây nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài ngày.
Khi bé bị nổi mẩn ở mặt, việc cần làm nhất là vệ sinh vùng da bị tổn tương nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Tuyệt đối không nặn mụn và tự ý bôi thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những loại thức ăn gây nóng, thay vào đó tăng cường ăn nhiều rau, bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày.
2. Trẻ sơ sinh bị ban đỏ ở đầu
Hầu hết các trường hợp này là do phát ban. Nốt ban đỏ giống như muỗi đốt xuất hiện trên đầu bé chỉ sau khi lọt lòng mẹ vài ngày. Để ý kỹ mẹ sẽ thấy đầu các vết đỏ có mủ vàng. Ngoài ra cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như: dị ứng sữa tắm, nấm da đầu và tăng tiết bã nhờn
Tương tự nư ban nổi ở mặt, các vết ban đỏ trên đầu cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Mẹ chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé thì sau vài ngày khoảng từ 7-10 ngày các vết này sẽ tự mất mà không cần sự can thiệp y tế nào.
Một số ít trường hợp nếu đã áp dụng các cách trên mà vẫn không thuyên giảm. Ngược lại bé có biểu hiện khó chịu, quấy khóc, ăn uống kém kèm theo triệu chứng nóng sốt, tiêu chảy, mệt mỏi… thì cần nhanh chóng đưa đi thăm khám tại trạm y tế hay các bệnh viên để được bác sĩ kiểm tra.
3. Trẻ sơ sinh bị ban đỏ ở mông
Hay còn được gọi là tình trạng hăm tã. Thuật ngữ y tế gọi tình trạng này là ” Viêm da do kích ứng với tã”. Những vết mẩn đỏ ở vùng mông và đùi nổi lên tương tự như phát ban nên dễ bị nhầm lẫn. Da ở tình trạng bị viêm gây ngứa và đau. Nếu tình trạng dần tệ hơn, da bé có thể bị rát và chảy máu.
Hăm tã khác với phát ban do nóng hoặc viêm da dị ứng. Hăm tã chỉ xảy trong trong khu vực tã tiếp xúc với da của bé. Khi thời tiết nóng, vùng đáy tã bọc mông bé dễ bị ban do nóng.
Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là kiểm tra và thay tã thường xuyên cho bé. Đồng thời hạn chế mặc tã cho bé bất cứ khi nào có thể, nhất là khi bé ở nhà. Để bé “nude” sẽ được tận hưởng cảm giác thoáng mát và thoải mái khi không mặc tã.
[inline_article id=104452]
4. Trẻ sơ sinh bị phát ban đỏ toàn thân
Phát ban đỏ còn được gọi là bệnh ban đỏ, sốt tinh hồng nhiệt hay sốt Scarlet. Ban đỏ do virus sởi thường rất nguy hiểm. Khi mới nhiễm bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân.
Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da), khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
Ngoài ra, có một số triệu chứng đi kèm: Chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt. Biến chứng nguy hiểm nhất nếu không điều trị kịp thời là viêm phổi và viêm não do virút.
Trẻ sơ sinh bị ban đỏ kèm sốt: Mẹ phải làm sao?
Nếu trẻ sốt trên 38 độ C mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, 4-6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ. Đồng thời nắm vững 2 nguyên tắc sau:
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé
Dù trẻ mệt nhưng mẹ vẫn nên tắm rửa, lau người với nước ấm thường xuyên cho trẻ. Các chuyên gia y tế lý giải, làn da của trẻ bị sốt phát ban rất cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.
Nhất là ở những trẻ nhỏ có làn da mỏng manh, sức đề kháng kém mà trẻ lại thường gãi ngứa các nốt phát ban. Nếu không được vệ sinh mà để da bẩn, trẻ dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu trẻ đã ăn dặm mẹ nên cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, và chia làm nhiều bữa trong ngày. Nên cho trẻ uống nhiều nước và các loại nước hoa quả, vừa để tăng vitamin và khoáng chất, rất tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ, lại vừa tránh tình trạng mất nước và thiếu chất điện giải.
[inline_article id=170946]
Trong quá trình điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên trẻ bị lạnh. Nếu các triệu chứng kéo dài cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ.
Tinh dầu tràm từ xưa đã được tin dùng để giúp bé phòng và điều trị các vấn đề liên quan tới bệnh hô hấp ở trẻ em. Tinh dầu này tuyệt đối an toàn và rất hiệu quả cho cho người sử dụng, đặc biệt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Dầu tràm là gì và tác dụng thế nào?
Dầu tràm là loại tinh dầu chiết xuất 100% từ cành lá cây tràm gió thiên nhiên. Dầu tràm nguyên chất có mùi thơm nhẹ, rất đặc trưng, không nồng hay quá hắc. Đây là một sản vật quý của các tỉnh miền Trung như Quảng Nam – Đà Nẵng, Huế…
Sản phẩm này có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể dùng dầu tràm để phòng và điều trị các vấn đề liên quan tới hô hấp của con như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi…Nó còn được xem là thần dược trị ho, khò khè, cảm cúm, sổ mũi ngạt mũi cho bé.
Một điều rất đặc biệt ở tinh dầu tràm so với các loại dầu gió khác là tác dụng làm ấm nhưng không gây nóng, bỏng rát da, rất an toàn cho trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, sau khi sinh.
Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm thế nào?
Để sử dụng dầu tràm trị ho, mẹ có thể tham khảo những cách sau:
1. Bé bị ho bôi dầu tràm ở đâu? Bôi lên người bé để trị ho
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng ho, nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè… buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy thoa tinh dầu tràm vào gan bàn chân, bàn tay của con. Sau khi thoa mẹ nhớ massage cho bé vài phút để tinh dầu thấm sâu rồi đeo tất mỏng vào chân.
Bôi dầu tràm vào gan bàn chân, bàn tay trẻ sơ sinh sẽ giúp bé giữ ấm, phòng tránh cũng như điều trị các bệnh về đường hô hấp. Buổi sáng sau khi ngủ dậy mẹ cũng làm như thế nhé! Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm thế này rất hiệu quả đấy.
[inline_article id=192573]
2. Dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt ra khăn rồi để gần mũi cho con ngửi trong 5 phút hoặc nhỏ tinh dầu tràm ra khăn rồi quàng vào cổ. Cách này giúp trị ngạt mũi, sổ mũi, thở khò khè rất hiệu quả.
3. Pha nước cho con tắm
Bất kể mùa Đông hay Hè, để tránh gió, giảm sốt, khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Trong quá trình tắm, các hạt tinh dầu sẽ bay lên, trẻ sẽ hít vào mũi làm thông thoáng hệ hô hấp. Cách này sẽ giúp làm sạch, tiêu diệt virus, vi khuẩn, cũng như kích ứng niêm mạc mũi, dích nhầy sẽ nhanh chóng được đẩy ra ngoài.
Sau khi tắm xong, mẹ chỉ cần hút mũi và rửa sạch mũi cho trẻ. Bạn cũng nhớ lau khô rồi massage lên người bé bằng một chút tinh dầu tràm.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm này sẽ giúp làm ấm người trẻ, vừa giúp tránh gió và giảm sốt hiệu quả, Hơn nữa, cảm giác thư giãn, thoải mái, hết mệt mỏi sẽ nhanh chóng đến với trẻ.
Lưu ý: Khi tắm nước pha dầu tràm, mẹ chú ý chỉ ngâm người con từ ngực trở xuống, tránh để nước vương vào mắt.
Thực hiện quy trình trên 2-3 lần/ngày. Tùy vào tình trạng biểu hiện bệnh và sức đề kháng của bé, chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khò khè sẽ thuyên giảm và dứt điểm sau từ 1 đến 4 ngày.
4. Giữ ấm chân cho trẻ trong lúc ngủ
Điều cần thiết nhất để có giấc ngủ ngon cho trẻ đó là đôi bàn chân được giữ ấm. Chính vì thế trước khi đi ngủ các bạn chỉ cần xoa tinh dầu vào gan bàn chân cho trẻ và tiến hành massage. Đặc biệt lưu ý day đều vào vị trí huyệt Dũng Tuyền sau đó bạn mang tất để giữ ấm cho con nhé.
Theo y học cổ truyền, việc tác động lên huyệt Dũng Tuyền có tác dụng chữa trị khá nhiều chứng bệnh như ho kéo dài, viêm phế quản mạn tính, ho ra máu… Huyệt đạo này nằm trên gan bàn chân của con yêu.
Để xác định vị trí huyệt, mẹ lấy khoảng cách từ ngón chân thứ 2 (tạm gọi là ngón chân trỏ) tới gót chân chia làm 5 phần. Huyệt Dũng Tuyền chính là điểm lõm nằm cách ngón chân trỏ 2/5 khoảng cách đó (tức là cách gót 3/5).
Có thể nói so với dùng thuốc kháng sinh, cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Với các thiên thần nhỏ không gì tốt bằng những liệu pháp điều trị tự nhiên, cổ truyền.
Trên thực tế, mẹ nào chăm chỉ thoa tinh dầu tràm vào gan bàn chân và nhỏ vào nước tắm hàng ngày, bé sẽ rất ít ốm vặt. Nếu có con nhỏ bạn nên sản phẩm này để giúp trẻ miễn nhiễm các bệnh về hô hấp.
Chào cả nhà con nhà mình được 3 tháng 7 ngày mà vẫn đi ngoài ngày 4 lần đến 5 lần, phân màu vàng hoa cà hoa cải có nhầy và lâu lâu có sủi bọt cuối bãi. Không biết như vậy có phải là con đi nhiều quá không, và mẹ nên ăn gì để con chỉ đi ngoài ngày 1 đến 2 lần thôi.