Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc đôi mắt cho trẻ bị cận thị bẩm sinh

Không giống như trẻ bị cận thị do các tác nhân từ bên ngoài, trẻ bị cận thị bẩm sinh chịu nhiều thiệt thòi hơn và không có nhiều sự lựa chọn trong cách điều trị ngoài việc mổ khi trưởng thành. Để tránh đôi mắt quá trẻ tăng độ quá nhanh ngay từ khi đi học, bạn nên có những phương pháp chăm sóc mắt thích hợp.

Tính di truyền của bệnh cận thị

Sức khỏe của thị giác gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ rất cả các cơ quan khác trên cơ thể. Mắt trẻ cận thị sẽ thường xuyên mỏi mắt, khó chịu khi nhìn xa ảnh hưởng tới mọi hoạt động học tập và sinh hoạt.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị học đường, ngoài yếu tố môi trường, lối sống và sinh hoạt trong gia đình thì yếu tố gen di truyền đang là vấn đề mà nhiều gia đình lo lắng. Cận thị liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt nên di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng.

trẻ bị cận thị
Trong quá trình học tập trẻ bị cận bẩm sinh phải nỗ lực nhiều lần hơn

Các nghiên cứu nhiều năm gần đây chỉ ra rằng: Nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 33-60%. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ là 23-40%. Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ không bị cận thị thì chỉ có khoảng 6-15% khả năng con sẽ bị cận thị.

Cũng theo các chuyên gia trong lính vực này, có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng dẫn đến nhiều trường hợp trẻ bị cận thị bẩm sinh. Tuy nhiên, sự bùng nổ cận thị học đường trong những năm gần đây liên quan đến tình trạng trẻ em dành nhiều thời gian cho các hoạt động trong nhà gồm học tập, chơi game, dùng máy vi tính, xem tivi…

Cách chăm sóc đôi mắt cận thị bẩm sinh không tăng độ

Nếu con bạn là một trong những trẻ bị cận thị bẩm sinh, bạn nên có những cách phân bổ hợp lý thời gian, đảm bảo ánh sáng khi học tập và vui chơi, tạo điều kiện nghỉ ngơi cho mắt ngay từ những năm đầu tiên trẻ đi học.

Ngoài ra, tham khảo các phương pháp tập thể dục cho mắt, tạo thói quen và bổ sung thực phẩm trong thực đơn hằng ngày cũng là cách để đôi mắt của trẻ không tăng độ.

Tập thể dục cho mắt

Khi trẻ nói rằng đôi mắt của mình mệt mỏi, bạn hãy bắt đầu dạy trẻ nhưng động tác nhẹ nhàng như một cách tập thể dục cho mắt  và giúp giảm tình trạng mệt mỏi, nhức mắt rất hiệu quả.

Xoa tay vùng mắt: Dùng hai bàn tay xoa mạnh vào nhau cho ấm lên. Lấy tay úp đều lên mắt nhiều lần và dùng tay xoa nhẹ mắt trong 5 – 10 phút, cảm giác nhức mỏi mắt sẽ đỡ hơn.

bài tập cho trẻ cận thị
Bài tập nhắm mắt rất tốt cho trẻ bị cận thị bẩm sinh

Bài tập nhắm mắt: Nhắm mắt lại trong 4 – 5 giây, thả lỏng cơ thể, mở mắt ra, giữ nguyên 4 – 5 giây, rồi lại nhắm mắt tiếp, lặp lại từ 3 -5 phút, đôi mắt sẽ bớt đi cảm giác căng thẳng.

Nhìn tập trung 5 phút: Khi mắt hoạt động liên tục từ 30 -40 phút, mắt trẻ nên rời khỏi vị trí và  tập trung nhìn một vật khác trong 5 phút. Điều này giúp đôi mắt của trẻ đã có được những phút giây nghỉ ngơi quý giá. Ngoài ra, trẻ em bị cận thị bẩm sinh nên dành khoảng 3-7 giờ/ tuần vui chơi bên ngoài hơn so với những người viễn thị hoặc có thị lực bình thường.

Tạo thói quen tốt cho mắt

Đọc sách: Khi trẻ đọc sách, cần giữ khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30cm. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ cần ngồi thẳng lưng trên ghế và không nằm trên giường hoặc sàn nhà.

Xem tivi: Khoảng cách tối thiểu từ mắt đến tivi là 2m và nếu trẻ sử dụng máy vi tính, màn hình phải cách mắt trẻ 50cm. Phải giữ đúng tư thế ngồi thẳng khi trẻ xem truyền hình hay chơi máy tính.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Những thực phẩm có chứa các dưỡng chất như vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… sẽ rất tốt cho mắt. Nếu trẻ được bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm này không chỉ có tác dụng làm máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa sự mệt mỏi, khô rát mà còn giúp đôi mắt khỏe hơn, sáng hơn và giúp ổn định thị lực.

Trẻ bị cận thị bẩm sinh tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu có thể, hãy làm những điều tốt nhất cho trẻ có đôi mắt khỏe nhất có thể.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Chăm sóc da bé thế nào khi bị chàm sữa?

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa còn được gọi là lác sữa, có khoảng 20% trẻ sơ sinh gặp phải hiện tượng này. Những biểu hiện dễ thấy là những nốt mẩn trắng nhỏ, hình dáng tròn, nổi hẳn trên da, tụ thành từng cụm, thường xuất hiện ở vùng má, trán và cằm. Những nốt mẩn trắng này sau thời gian ngắn sẽ rỉ nước, đóng mày trên vùng da tổn thương, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

Thông thường, những nốt mẩn sữa xuất hiện ở trẻ được 3 tuần tuổi, cũng có thể xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh, bé trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bé gái. Hầu hết trẻ sơ sinh phát triển chàm sữa ở vùng mặt, bao gồm cả má và đôi khi trên da đầu.

Chăm sóc da bé khi bị chàm sữa

Vì sao da bé bị chàm sữa?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể kể đến những lý do chủ yếu sau:

Do làn da thiếu độ ẩm: Đây được xem là nguyên chính của hiện tượng này. Vì vậy, với những khu vực có kiểu thời tiết lạnh và khô thì hiện tượng này càng trở nên phổ biến ở trẻ nhỏ.

Do chế độ ăn uống: Một vài nhóm thực phẩm có thể là tác nhân chính khiến trẻ bị chàm sữa. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát và tìm hiểu xem bé có bị dị ứng với bất cứ món ăn nào không nhé. Những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao ở trẻ được điểm tên là thịt bò, trứng, sữa, hải sản… Cha mẹ có thể thực hiện việc quan sát bé khi cho bé dùng những thực phẩm trên. Nếu thấy có hiện tượng dị ứng, cha mẹ nên ngừng ngay việc cho con dùng những thực phẩm này trong vòng hai tháng. Sau đó, cho bé ăn lại từ từ bằng những hàm lượng nhỏ cho từng món thực phẩm. Trong lần trở lại này, cha mẹ vẫn nên tiến hành quan sát những biểu hiện, trạng thái cơ thể của trẻ sau khi ăn. Nếu vẫn còn xảy ra phản ứng, cha mẹ nên cho con đi thăm khám để có được sự tư vấn chính xác từ bác sĩ.

Do yếu tố di truyền: Yếu tố gia đình có người tiền sử dị ứng cũng được xem xét đến. Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa sẽ rất cao.

Do môi trường sống xung quanh: Những trẻ có làn da nhạy cảm rất dễ phản ứng với tác nhân đến từ môi trường như bụi bẩn, lông động vật, nhà cửa thiếu sạch sẽ,… Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn màn, không cho bé tiếp xúc với lông động vật dễ gây dị ứng.

Chăm sóc da bé bị chàm sữa như thế nào?

Vốn dĩ những trẻ bị chàm sữa thường có làn da rất nhạy cảm. Vì thế, ngoài vấn đề loại bỏ những nguyên nhân trên, việc chăm da bé luôn sạch sẽ, thoáng mát nhưng độ ẩm luôn được cân bằng là điều cha mẹ nên ưu tiên hàng đầu.

Do đó, cha mẹ nên thủ sẵn bửu bối kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm vừa giúp nhanh chóng thổi bay những nốt mụn chàm sữa vừa có thể sử dụng hàng ngày như là cách dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da của trẻ.

Kem EmBé trị chàm sữa

Kem EmBé – sản phẩm chống viêm thảo dược, dành riêng cho trẻ sơ sinh là lựa chọn thông minh của mẹ. Trong thành phần Kem EmBé có tinh chất nghệ siêu thẩm thấu Nano curcumin được ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam, kết hợp với Cúc La Mã và các thành phần chuyên biệt như kẽm, lanolin, dầu hạnh nhân, aiilatoin, vitamin E… Chính nhờ những thành phần ưu việt trên mà Kem EmBé phát huy 5 tác dụng, bao gồm: Giảm ngứa, chống viêm và kháng khuẩn, dưỡng ẩm, tạo màng bảo vệ và duy trì lớp rào chắn bảo vệ da, tái tạo tế bào da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Cách sử dụng Kem EmBé trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh cũng vô cùng đơn giản, lau sạch và thấm khô vùng da bị chàm sữa và thoa một lớp mỏng Kem EmBé. Thực hiện việc làm này 3-4 lần/ngày, làn da bé sẽ hồi phục nhanh chóng.

Mẹ Nguyễn Thảo sau khi sử dụng sản phẩm Kem EmBé đã vui mừng chia sẻ: “Con mình bôi từ lúc mới sinh, bị mụn sữa, rồi chàm sữa, đỏ cả mặt lên, bôi bao nhiêu loại cũng không khỏi, đến lúc biết được Kem EmBé mua về bôi thì hết hẳn, kể cả hăm cũng vậy, bôi 1 ngày là hết luôn.”

Chúc cha mẹ luôn có những lựa chọn sáng suốt cho những vấn đề về da của bé yêu!
Chúc cha mẹ luôn có những lựa chọn sáng suốt cho những vấn đề về da của bé yêu!

>> Click VÀO ĐÂY để biết tại sao nên dùng kem EmBé.

>> Để mua sản phẩm kem EmBé, bạn có thể đặt hàng ngay tại đây

>>Xem điểm bán hàng tại đây

>>Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 18001796 (miễn cước)

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

“Xử nhanh” khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, thở khò khè

Sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cho dù cha mẹ có giữ ấm và kín gió bé đến đâu, bé cũng vẫn dễ bị mắc phải tình trạng này. Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, mẹ cần theo dõi con kỹ để có cách chăm sóc bé phù hợp.

Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ thường đi kèm với các dấu hiệu khác như hắt hơi, chảy nước mũi, mũi đóng vảy cứng, có đờm… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ, nghẹt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi, dễ bị sặc.

Trong trường hợp ngạt mũi nặng, bé không biết tống đờm ra sẽ khiến đờm khô cứng, đóng phía trong mũi khiến bé khó thở, phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh khác như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.

Trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè
Trẻ sơ sinh ngạt mũi thở khò khè là tình trạng thường gặp nhưng mẹ cần theo dõi kỹ, tránh trường hợp bé bị suy hô hấp, khó thở

Vì sao trẻ bị ngạt mũi?

  • Cảm lạnh: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi, khó thở là do cảm lạnh. Không chỉ khi thời tiết trở lạnh mà ngay cả mùa hè nóng bức như thế này bé cũng dễ bị nhiễm lạnh. Đôi khi do bé mải chơi đổ nhiều mồ hôi mà lại nằm ngủ phòng máy lạnh cũng khiến bé bị cảm. Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi. Ngạt mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu ngạt mũi. Nếu trẻ chỉ ngạt mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Cúm: Bé bị sổ mũi do cúm thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Đây là nguyên nhân làm nhiều trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè nhưng cha mẹ không biết. Do trong lúc chơi trẻ vô tình hay cố ý cho món đồ chơi nhỏ lọt vào mũi. Nhiều trường hợp khiến trẻ bị nghẹt đường thở gây đau và chảy máu mũi.

[inline_article  id=148339]

Trẻ sơ sinh ngạt mũi, mẹ cần làm gì?

Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, càng hạn chế thuốc cho con càng tốt. Vì vậy, nếu trẻ sổ mũi, ngạt mũi và thường khó chịu, quấy khóc về đêm. Cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:

Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)

Nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Loại nước muối sinh lý này có bán rất nhiều tại các nhà thuốc. Một số bệnh viện khi mẹ xuất viện sau sinh sẽ bán kèm trong thuốc của mẹ những chai nước muối này. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ là đủ.

Matxa cánh mũi

Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day day 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé dễ thở hơn.

Hút mũi bằng dụng cụ mua tại các nhà thuốc

Nếu bé ngạt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và trụng qua nước sôi

Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm có nhỏ 1-2 giọt tinh dầu

Mẹ có thể dùng dầu bạc hà, dầu tỏi hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm bé. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ làm bé thông mũi hơn

Cho bé bú nhiều cữ

Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia thành nhiều cữ nhỏ.

[inline_article id=82563]

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, cần cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Các mẹ nên để bé ngủ tối thiểu 18h/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi, 14h/ngày đối với trẻ 2 – 6 tuổi và 11h/ngày với trẻ lớn hơn.

Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ

Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ. Hạn chết iếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm

Vệ sinh bé thường xuyên

Sau khi có người lạ đến thăm bé, mẹ có thể vệ sinh mắt, mũi cho con bằng nước muối sinh lý. Sau đó lau mặt và tay con sạch sẽ. Điều này sẽ giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho con và giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ ngạt mũi

  • Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ, vì miệng của cha mẹ/ông bà có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác.
  • Không tự ý dùng kháng sinh cho bé
  • Không áp dụng các mẹo dân gian khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm như: nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…
  • Không quấn trẻ quá kín khiến trẻ nóng bí càng thêm khó thở.
  • Không kiêng tắm sẽ khiến vi khuẩn càng sinh sôi và ủ bệnh. Nên tắm bé bằng nước ấm, tắm nhanh ở nơi kín gió.
Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Khác với người lớn, nhịp thở của trẻ sơ sinh sẽ có một chút sự khác biệt. Thay vì thở từ 12 đến 20 lần/phút như một người trưởng thành, nhịp thở của trẻ sơ sinh lại nằm ở mức cao hơn từ 40 đến 60 lần/phút. Chu kỳ thở bình thường của các bé sẽ sâu và nhanh lúc đầu rồi chậm dần và nông hơn.

Trẻ sơ sinh thở mạnh
Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bạn có thể chủ động đếm nhịp thở cho bé bằng cách ôm con vào lòng khi bé đang trạng thái thư giãn và không quấy khóc. Tiếp theo, các mẹ nhẹ nhàng vén áo bé lên khỏi phần ngực và theo dõi nhịp thở thông qua bụng hay ngực. Mỗi lần hít thở của con được tính là 1 nhịp, bạn từ từ đếm trong vòng 1 phút và có thể đếm lại từ 2 đến 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Khi đếm, các mẹ cũng nên kiên nhẫn đếm đủ tất cả nhịp thở của bé trong vòng 1 phút và tránh trường hợp đếm được một nửa chặng đường rồi dừng lại và nhân lên. Hành động này sẽ cho ra kết quả thiếu chính xác vì nhịp thở của trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng lặp lại đều đặn. Nhịp thở của một em bé hoàn toàn khỏe mạnh là khoảng từ 40 đến 60 lần/phút trong giai đoạn 1 tháng tuổi và từ 35 đến 60 phút/lần với bé dưới 6 tháng tuổi.

Khi chìm vào giấc ngủ đêm, con cưng của bạn đôi khi sẽ thở mạnh, nhanh hay phát ra tiếng như thở khò khè, rên rỉ hay như tiếng còi… Nguyên nhân của hiện tượng này là do cấu trúc mũi của những bé mới sinh thường rất nhỏ và mũi dường như là đường hô hấp duy nhất nên bé yêu sẽ chưa thể chủ động điều chỉnh nhịp thở. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nghẹt mũi và cũng làm ảnh hưởng đến các bộ phân khác của hệ hô hấp.

Tuy nhiên, nếu thiên thần nhỏ của bạn vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, lên cân đều đặn và không có dấu hiệu quấy khóc hay khó chịu, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng trẻ sơ sinh thở mạnh và nhanh là dấu hiệu không đáng lo ngại.

[inline_article id=84397]

Một số triệu chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh

Trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh nếu không kèm theo bất kì dấu hiệu tiêu cực nào khác, mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh đi kèm những triệu chứng sau đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay.

  • Nghẹt mũi: Nguyên nhân phổ biến khiến con yêu thở mạnh là trường hợp nghẹt mũi. Phần lớn trẻ sẽ có hiện tượng chảy nhiều nước mũi, thở khò khẻ, nghẹt mũi. Nếu chỉ vừa mắc phải, các mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho bé cưng thường xuyên hay sử dụng các thuốc xịt mũi uy tín chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Nếu sau 2 tuần, bạn vẫn không thấy các triệu chứng của bé có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa con đi khám ngay.
  • Sốt: Bé cưng của bạn đang bị sốt cũng sẽ gặp phải trường hợp thở mạnh và nhanh. Hành động này sẽ làm xua tan đi cơn nóng của trẻ và giúp cơ thể mau phục hồi.
  • Vận động mạnh: Cũng tương tự như người lớn khi vận động mạnh, trẻ sẽ bắt đầu hít thở mạnh và nhanh để giúp cơ thể cung cấp nhiều oxi hơn cho các hoạt động của tế bào. Để giảm thiểu việc trẻ phải thở mạnh và nhanh do hít phải khói bụi, các mẹ nên lưu ý giữ cho môi trường vui chơi của con yêu luôn sạch sẽ và thông thoáng.
  • Thở khò khè hoặc kèm theo tiếng: Nếu con yêu mắc phải triệu chứng này có thể bé đang mắc phải bệnh hen suyễn hay do nhiễm vi rút. Việc thở mạnh và nhanh lúc này là do bé bị tắc nghẽn một khu vực nào đó trong đường thở dẫn đến trường hợp thở khò khè, phát ra tiếng. Mẹ có thể cho bé hít albuterol hay sử dụng máy phun sương để giúp con cải thiện tình trạng này.

Qua bài viết này, MarryBaby hy vọng đã giúp các mẹ giải tỏa những vướng mắc về trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh. Thêm vào đó, theo dõi thường xuyên nhịp thở của con yêu và giữ cho môi trường sinh hoạt của bé luôn sẽ sạch sẽ và thông thoáng sẽ là những gợi ý hữu ích giúp thiên thần nhỏ của bạn tránh được các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dung dịch dùng để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh chủ yếu được làm từ nước muối biển, có chứa nhiều loại muối khác nhau. Dịch nhỏ mũi có tác dụng làm co mạch trong mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi và giảm sưng tấy trong các xoang mũi của bé, giúp bé giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì tình trạng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường xuyên lặp đi lặp lại, mẹ nào cũng cần biết cách vệ sinh mũi cho trẻ để giúp con cảm thấy thoải mái trong những tình huống này. Việc nhỏ mũi vẫn cần thiết cho đến khi bé đã biết cách tự xì mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ. Thực tế, việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không hề dễ dàng, vì bé thường có khuynh hướng sợ hãi khi có nước rơi vào hốc mũi. Tuy nhiên, mẹ có thể làm cho quá trình này dễ dàng hơn bằng các bước bên dưới.

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh
Khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên cố định phần đầu của bé

Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé. Thông thường, để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường ghi rõ số giọt nước muối trong đơn thuốc, ví dụ: 2 giọt mỗi bên, 4 giọt mỗi bên…
3. Bế bé với cánh tay trái (nếu mẹ thuận tay phải). Nên ngồi trên ghế để hỗ trợ bé và cánh tay của mẹ.
4. Nếu mũi của bé quá nhiều dịch nhầy, mẹ nên dùng một dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trước khi nhỏ mũi. Hoặc mẹ cũng có thể cuộn giấy mềm thành một bấc loa kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi bé rồi lấy ra để loại bỏ bớt chất nhờn.
5. Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
6. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
7. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
8. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
9. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

Nếu bé sơ sinh quá hiếu động, mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng trên giường, dùng một tay giữ tay và vai bé, một tay nhỏ mũi từng bên một.

[inline_article id=163238]

Cách nhỏ mũi cho bé trên 1 tuổi

Việc nhỏ mũi cho bé sơ sinh vốn đã không dễ, nhỏ mũi cho các bé lớn càng khó khăn hơn. Trước hết, mẹ cần “thông báo” trước với bé việc mình sẽ nhỏ mũi cho con. Có thể mẹ cũng cần phải chơi trò chơi giả làm bác sĩ thường xuyên để bé quen với việc nhỏ mũi.

Mỗi lần nhỏ mũi cho bé, mẹ nên làm theo các bước sau để việc nhỏ mũi cho con hiệu quả và dễ dàng hơn:

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé.
3. Cho bé xì mũi hoặc mẹ lau bớt dịch nhầy trong mũi.
4.Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
5. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
6. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
7. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
8. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

[inline_article id=78143]

Lưu ý khi nhỏ mũi cho trẻ

Tuy việc dùng nước muối nhỏ mũi cho trẻ là một biện pháp hiệu quả trong hầu hết các trường hợp bé bị sổ mũi, mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh để tránh làm tình trạng của bé càng tệ hơn hoặc lây nhiễm bệnh từ bé này sang bé khác.

-Không đặt sâu phần đầu ống vào trong mũi bé.

-Luôn rửa sạch đầu ống nhỏ mũi bằng nước ấm sau khi sử dụng.

-Không dùng chung ống nhỏ mũi cho các bé khác nhau.

Ngoài ra, mẹ nên hỏi bác sĩ để biết số lần nhỏ mũi trong ngày thích hợp cho từng trường hợp của bé. Không nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh khi không cần thiết vì dung dịch nước muối có thể gây khô mũi, cảm giác rát mũi hoặc làm tình trạng chảy mũi càng tệ hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý

Rốn của trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ. Khi vừa cất tiếng khóc chào đời, các thiên thần nhỏ sẽ mất một khoảng thời gian để rốn tự lành và bắt đầu rụng. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo. Chỉ trong những trường hợp bất thường như rốn trẻ sơ sinh có mủ, rốn chảy máu mẹ mới cần lo lắng, bởi có thể là dấu hiệu cho thấy rốn đã bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân làm rốn trẻ sơ sinh có mủ

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là tình trạng cuống rốn của bé bị viêm nhiễm do vi trùng sinh mủ gây nên. Do rốn liên thông với các mạch máu nên bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới máu và các bộ phận bên trong cơ thể trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra trường hợp này là do bố mẹ chưa vệ sinh rốn cho bé đúng cách như băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn, sử dụng những bài thuốc dân gian để rắc lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ…

Cũng có một số trường hợp do mẹ sợ bé bị đau mà không dám đụng vào rốn của con dẫn đến trường hợp không thay băng cũng như vệ sinh cuống rốn cho con trong một thời gian dài. Điều này là nguyên nhân làm rốn của bé cưng bị ẩm ướt, không thoát ẩm và là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.

[inline_article id=75607]

Dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm

Những dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết được trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm:

  • Chân rốn phù nề, tấy đỏ
  • Rỉ dịch, mủ xanh và mủ vàng kèm theo mùi hôi
  • Rốn luôn trong tình trạng ẩm ướt
  • Chảy máu quanh rốn
  • Lâu rụng rốn

Ngoài những dấu hiệu trên, một số bé sẽ đi kèm triệu chứng sốt, quấy khóc và gặp khó khăn trong việc bú sữa. Nếu chỉ vừa viêm nhẹ, mẹ có thể chủ động nặn hết mủ, sử dụng ôxy già để vệ sinh rốn, sau đó lau khô, rắc bột kháng sinh rồi nhẹ nhàng băng gạc vô trùng lại cho bé. Bạn cần lưu ý nên thay băng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng chảy mủ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu trẻ gặp tình trạng rốn chảy mủ kèm theo những dấu hiệu như sốt cao, bỏ bú, luôn trong trạng thái mệt mỏi, quấy khóc…, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để chữa trị.

[inline_article id=145185]

Những điều mẹ yêu nên lưu ý để phòng chống viêm nhiễm rốn cho bé

Rốn và các mạch máu trong cơ thể có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Vì vậy, mẹ tránh để bất kỳ tổn thương nào cho con yêu xảy ra ở khu vực này. Việc nhiễm trùng rốn có thể gây ra những hậu quả không thể nào lường trước được. Để bảo vệ bé yêu, mẹ đừng quên những lưu ý quan trọng sau khi vệ sinh rốn cho bé nhé!

  • Thường xuyên lau rửa cuống rốn cho bé bằng cồn i-ốt 1%và oxi già sau khi tắm.
  • Thay tã thường xuyên. Nếu dùng tã vải, mẹ nên giặt sạch tả của bé bằng xà phòng và phơi nắng để tiêu diệt những vi khuẩn gây hại.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.
  • Thay băng rốn mỗi ngày sau khi tắm cho con yêu.
  • Nếu băng rốn bị thấm phân hay nước tiểu phải thay ngay băng mới cho bé.
  • Cần tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội trong tuần đầu mới sinh.
  • Bảo đảm vô trùng trước và sau khi sinh, dùng dụng cụ vô trùng để cắt và cột rốn trẻ.
  • Để rốn mau khô và nhanh rụng, mẹ có thể để hở và không băng kín khu vực này.
  • Tránh sử dụng những bài thuốc dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ để rắc vào rốn bé.
  • Để phát hiện sớm trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ, mẹ cần theo dõi tiến độ phục hồi của rốn, đặc biệt là quan sát chân rốn của bé mỗi ngày.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là “báo động đỏ” về sức khỏe của trẻ. Mẹ nên nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng với những thông tin MarryBaby chia sẻ trên đây, mẹ đã biết cách vệ sinh rốn đúng cách và cách xử lý cũng như phòng ngừa trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

[Infographic] Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở trẻ

Viên ngậm Chuchu 4

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bật mí tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh

Theo các tài liệu Đông Y, cây tía tô là cây dạng thảo chứa tinh dầu (0,3-0,5%), chủ yếu là tinh dầu perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin có tác dụng long đờm, chữa ho, giảm đau, giải độc… Đây cũng là những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mà mẹ nào cũng có thể tận dụng để chăm sóc con khỏe mạnh. Với loại cây lành tính này, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho bé.

Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô

Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Thực hư vấn đề này thế nào?

Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.

Lưu ý: Bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé, khi bé bị sốt ra mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc đồ thoáng mát cho bé, dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé tránh tình trạng để mồ hôi ướt người bé lâu dễ gây cảm lạnh.

Tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh
Lá tía tô không chỉ được dùng làm rau gia vị mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc cho trẻ sơ sinh

Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô

Dưới đây là các bước cụ thể để thực hiện bài thuốc hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.

  • Đối với trẻ bú mẹ: Lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.
  • Đối với trẻ uống sữa công thưc: Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.

[inline_article id=108963]

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô

Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 20gr lá tía tô
  • 5-10g hoa đu đủ đực
  • 5gr hoa khế
  • 5gr đường phèn

Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước. Cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần.

Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml(nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.

[inline_article id=4446]

Tác dụng trị rôm sảy bằng lá tía tô với trẻ sơ sinh

Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu da bé bị ngứa, mụn nhọn chỉ tắm đều đặn một tuần sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.

Lưu ý, không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ dễ gây nhiễm khuẩn.

Cách nấu nước tắm cho bé bằng lá tía tô

Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn nước lấy nước loại bỏ phần lá.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Không thể xem nhẹ khi trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Không khó để mẹ nhận ra trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Một buổi sáng, bé cưng thức dậy và bắt đầu bập bẹ những âm thanh khàn khàn, âm lượng nhỏ hơn nhiều so với ngày thường. Đó là lúc mẹ biết rằng, con đang bị khản tiếng và có thể đang gặp phải vấn đề nào đó ở vùng mũi – họng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị khản tiếng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng như: Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng,  trẻ ho bị khản tiếng, la hét đùa nghịch lớn tiếng… Trong những trường hợp này, thanh quản làm việc quá sức, dây thanh quản căng lên, dẫn đến viêm thanh quản hoặc có thể làm chảy máu thanh quản.

Ngoài ra, hiện tượng viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh còn do viêm đường mũi họng không được điều trị để lâu ngày gây ra. Viêm thanh quản nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ xảy ra những nguy cơ đáng tiếc. Sở dĩ nguy hiểm như vậy là do thanh quản là nơi hẹp nhất trên đường thở, nên khi bị viêm, gây phù nề thanh quản sẽ làm dây thanh quản bịt kín. Đường thở bị bịt kín làm trẻ không thể thở được, dẫn đến thiếu oxy cung cấp lên não.

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh  cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khản tiếng. Nếu bé thường xuyên bị trào ngược, con sẽ cần được hỗ trợ bằng thuốc để tránh tình trạng dịch dạ dày tràn vào đường thở gây viêm phổi, viêm hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng
Trẻ sơ sinh thường dễ bị các bệnh đường tai-mũi-họng nên mẹ cần theo dõi kỹ để kịp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở bé

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Khi nào đáng lo?

Bên cạnh dấu hiệu khản tiếng, mẹ cần chú ý thêm những biểu hiện sau đây. Nếu có những triệu chứng này, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng.

  • Trẻ ho khan, ho lâu ngày và ho có đờm
  • Trẻ thở khò khè
  • Cổ họng của trẻ bị rát, khô và khó nói
  • Trẻ thở không đều, thở khó khăn, tiếng thở rít
  • Giọng thay đổi, khàn khàn, âm phát ra thô
  • Mất giọng, khó có thể bật ra tiếng

[inline_article id=93323]

Trẻ bị khản tiếng phải làm sao?

Dưới đây là 7 điều mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

  • Giúp bé cưng luôn vui vẻ: Không nên để trẻ khóc và la hét, nói to, nói nhiều sẽ ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Cho bé ăn uống đủ chất: Bổ sung thêm vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi và cho trẻ uống nhiều nước.
  • Điều trị dứt điểm viêm mũi họng: Nếu trẻ bị viêm mũi họng thì cần điều trị dứt điểm, đừng để lâu sẽ dần qua viêm thanh quản. Trong trường hợp này, cần tránh cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất và mùi thuốc lá.
  • Vệ sinh thân thể kỹ: Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng.
  • Tránh để con bị lạnh: Không nên nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay để quạt chĩa thẳng vào cơ thể của trẻ.
  • Theo dõi kỹ bệnh tình của con: Mẹ lưu ý, khàn giọng do viêm thanh quản cấp có thể  diễn tiến rất nhanh, tình trạng khó thở vì thanh quản đã bị phù nề, bít kín đường hô hấp sẽ xảy ra một cách bất ngờ. Vì vậy, khi trẻ bi viêm đường hô hấp trên và có biểu hiện khản giọng thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
  • Không cho trẻ ăn quá no và điều trị trào ngược đúng cách: Bé ăn quá no dễ làm tăng tình trạng trào ngược, dễ kích thích các bệnh hô hấp.

Bài thuốc từ thảo mộc

Từ những tư liệu Đông Y, mẹ có thể tìm thấy một số bài thuốc giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng hiệu quả.

Quất xanh chưng đường phèn

Chuẩn bị: 2-3 quả quất xanh, đường phèn

Cách làm: Quất xanh cắt thành từng lát mỏng rồi cho đường phèn vào, chưng cách thủy đến khi quất chín. Dằm quất ra lấy nước, bỏ hạt. Để nguội, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý, nên dằm cả vỏ và hạt, vì hạt quất có tác dụng tiêu đờm, làm ấm thanh quản.

Húng chanh và quất chưng đường phèn

Chuẩn bị: Một nắm lá húng chang, 4-5 quả quất xanh, đường phèn

Cách làm: Lá húng chanh, quất xanh rửa sạch cho vào máy xay sinh tố. Sau đó cho ra bát cho đường phèn vào và chưng cách thủy 20 phút. Đem nước ra ngoài cho nguội, cho con uống ngày 2 lần.

Mẹ nên rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến thuốc cho bé. Ngoài ra, khi dùng thuốc thảo dược, mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của con. Nếu tình trạng khản tiếng không thuyên giảm, những cơn ho, hít thở nặng nề hơn thì nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách chữa ho cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc?

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các mẹ không nên sử dụng các loại thuốc ho không kê toa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Hầu hết các loại thuốc cảm và thuốc trị ho đều chứa dextromethorphan, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bé. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp trẻ không chuyển hóa được.

Trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị ho không quá nghiêm trọng sẽ tự biến mất sau vài tuần. Chỉ khi trẻ có triệu chứng sốt ho kéo dài trên 2 tuần, khó thở, mẹ mới nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị. Với những trường hợp trẻ bị ho thông thường, mẹ có thể áp dụng các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh sau đây.

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh
Không dùng thuốc, mẹ có thể áp dụng cách chữa ho cho trẻ sơ sinh đơn giản sau đây

1. Nước ấm

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp làm sạch các chất kích ứng, chất nhầy khỏi đường thở. Cho trẻ uống nước ấm có tác dụng ngăn tiết dịch mũi gây kích ứng cổ họng, từ đó giảm đáng kể triệu chứng ho. Hơn nữa, nước cũng có tác dụng làm dịu cổ họng.

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi uống từ 1-3 muỗng nước ấm, ngày 4 lần để giảm ho.

2. Chườm khăn ấm

Nhiệt độ sẽ kích thích chất nhầy tiết ra thay vì tụ lại gây nghẹt mũi, nghẹt đường thở. Giống như cho trẻ uống nước ấm, chườm khăn ấm vào ngực, cổ của trẻ cũng có tác dụng giảm ho. Nếu không dùng khăn ấm, mẹ có thể dùng chai nước ấm. Cẩn thận nhiệt độ của nước, tránh làm bỏng da của trẻ sơ sinh.

Lưu ý, không nên chườm khăn liên tục quá 20 phút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ không nên chườm khăn nóng cho trẻ.

[inline_article id=147671]

3. Vệ sinh mũi cho trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không thể tự “xì” mũi. Vì vậy, bé cần sự giúp đỡ của mẹ để “tống” hết lượng chất nhầy này. Ngoài việc hút mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý giúp bé vệ sinh mũi để làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ chất nhầy có thể gây ho.

4. Tăng cường độ ẩm trong không khí

Đặt một máy phun sương làm ẩm không khí trong phòng ngủ có thể giúp hệ hô hấp của trẻ hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa sự tiết chất nhầy trong mũi. Tuy nhiên, sử dụng máy tạo độ ẩm không đúng cách ngược lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe trẻ. Vì vậy, mẹ nên hết sức cẩn thận.

5. Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng những bài thuốc dân gian

Ngoài những cách trị ho cho trẻ trên đây, mẹ có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau sau đây.

– Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Rau diếp cá rửa sạch cho vào nồi đun sôi cùng 1 chén nước vo gạo. Nước sôi, giảm lửa lại nấu thêm khoảng 20-30 phút, sau đó để nguội, lọc lấy nước và cho trẻ uống ngày 2-3 lần.

Lưu ý:

  • Diếp cá có mùi tanh đặc trưng, mẹ có thể thêm một ít đường để trẻ dễ uống hơn.
  • Cho trẻ uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều, chỉ uống từ 2-3 muỗng nhỏ mỗi lần.

– Cách chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ 

Hấp hoặc chưng cách thủy 5-6 lá hẹ và đường phèn khoảng 5-10 phút. Lọc lấy nước và cho bé uống 2-3 lần/ngày. Đây là cách chữa ho cho trẻ hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng từ xưa đến nay.

[inline_article id=162157]

– Trị ho bằng quả lê

Lê sau khi rửa sạch, bỏ vỏ và lõi bên trong, dùng máy sinh tố xay nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt. Trẻ bị ho chỉ cần uống nước lê mỗi ngày 4-5 lần, mỗi lần 3-4 muỗng nhỏ. Kiên trì thực hiện đều đặn để cắt cơn ho hiệu quả. Ngoài tác dụng chữa ho, nước ép lê còn giúp giảm đau họng, khan tiếng và khô miệng.

Không cần dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc trị ho, mẹ có thể chữa ho cho trẻ sơ sinh nhanh, gọn bằng những cách đơn giản trên đây. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho.

Sai lầm cần tránh khi chữa ho cho trẻ sơ sinh

  • Cho bé uống thuốc kháng sinh, các loại thuốc trị ho khi vừa chớm bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tiếp xúc với vi khuẩn trong giai đoạn đầu rất có ích cho sự phát triển hệ miễn dịch.
  • Tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng ho thuyên giảm. Chẳng những không trị dứt triệu chứng ho, ngưng thuốc giữa chừng còn có thể làm tình trạng bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hơn.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng kiêng khem quá mức. Lúc này, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống vi khuẩn. Việc kiêm khem ngược lại có thể làm trẻ thiếu hụt dưỡng chất, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng.