Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý phổ biến và thường xảy ra trong khoảng 72 giờ sau khi bé được sinh ra. Bên cạnh đó, vàng da sơ sinh được chia thành 2 loại, vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Vậy bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da thì có nguy hiểm không? Nội dung dưới đây gần như là tất cả thông tin mà cha mẹ cần biết về bệnh vàng da ở trẻ.

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là một căn phổ biến, khiến cho các vùng da, lòng trắng của mắt của bé trông có màu vàng. Trẻ sơ sinh bị vàng da thường trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Vàng da sơ sinh là do tăng Bilirubin gián tiếp rất hay gặp, bệnh xảy ra ở 60% trẻ sinh đủ tháng; và 80% xảy ra ở sinh non (trước 37 tuần thai nhi).

Theo đó, bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh và vàng da bệnh lý.

2. Phân loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

2.1 Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da ở mức độ nhẹ, thường xuất hiện sau sinh khoảng 2 – 3 ngày. Bé chỉ bị vàng da ở vùng mặt; cổ; ngực; vùng bụng phía trên rốn và không kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,..

Theo đó, chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ. Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Nếu là vàng da sinh lý, tình trạng này có thể biến mất sau 1 – 2 tuần.

>> Mẹ nên đọc: Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết

2.2 Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý là tình trạng da bé trẻ bị vàng có xuất hiện trong 1 – 2 ngày sau sinh; và có tốc độ tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân,.. Đồng thời có thể có các triệu chứng như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu…

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý thì sẽ không thể hết sau 2 – 3 tuần. Thậm chí, khi trẻ đến 1 tháng tuổi vẫn chưa chắc là hết vàng da. Do đó, lúc này, cha mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác. Do một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài có thể có liên quan đến các bệnh lý về gan.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Trẻ bị lồng ruột thật sự rất nguy hiểm!

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da?

Một số nguyên nhân liên quan đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da bao gồm:

  • Thiếu máu tán huyết.
  • Nhiễm virus gây viêm gan.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con.
  • Trẻ bị vàng da do sinh non tháng.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da do sữa mẹ.
  • Có anh chị em ruột từng bị vàng da.
  • Trẻ bị vàng da do sự tích tụ Bilirubin.
  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
  • Trẻ bị teo đường mật bẩm sinh (hiếm gặp).
  • Bệnh Galactosemia: rối loạn chuyển hóa đường galactose.
  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết).

>> Chi tiết hơn: Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? 

4. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Thông thường, theo cách quan sát bằng mắt thường, bệnh vàng da sơ sinh được phát hiện bằng cách dùng ngón tay ấn vào da của bé và giữ trong khoảng 5 giây; sau đó buông ra quan và sát xem da của con có bị vàng không, tốt nhất là quan sát dưới ánh sáng tự nhiên. 

Ngoài cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da thông qua xét nghiệm máu; hoặc áp dụng phương pháp máy đó qua da (Bili-check), cha mẹ có thể nhận diện nhanh một số dấu hiệu sau.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da:

  • Lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng.
  • Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Phân màu nhạt (phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam).
  • Nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh phải không màu).

Tình trạng trẻ sơ sinh vàng da vàng mắt thường phát triển từ 2 – 3 ngày sau khi sinh; và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao?

5. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao thì có thể gây tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. Hội chứng này gọi là Kernicterus, có thể làm cho bé điếc; trẻ phát triển chậm hoặc bại liệt. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng kernicterus là không cao.

Còn với những trường hợp vàng da sinh lý thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng bởi đa phần, các biểu hiện vàng da sẽ sớm biến mất.

6. Các phương pháp điều trị bệnh vàng ở trẻ sơ sinh

Điều trị
Điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da sinh lý đều sẽ tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh vàng da nặng hoặc vàng da do bệnh lý thì bác sĩ có thể cho bé điều trị bằng 2 cách:

  • Chiếu đèn vàng da: Sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt chiếu vào da để biến bilirubin thành một dạng dễ phân hủy hơn. Trẻ sẽ được cởi bỏ quần áo, ở trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục; xoay trở thường xuyên để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
  • Thay máu: Nếu tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng, chiếu đèn vẫn bị vàng da hoặc nồng độ bilirubin của bé tiếp tục tăng dù đã được chiếu đèn. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của bé có nồng độ bilirubin cao; so với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.

7. Cách phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, là hãy cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ; để trẻ luôn có đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn 1 tháng tuổi này.

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa:”]

  • Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D. 
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ từ 8 – 12 lần sữa mẹ mỗi ngày.
  • Nếu con uống sữa bột, sữa công thức; con sẽ cần từ 30 – 60ml mỗi 2-3 giờ trong tuần đầu tiên.

[/key-takeaways]

>> Xem ngay: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Giúp bé hấp thụ đối đa vitamin D

Tóm lại, trẻ sau sinh bị vàng da do sinh lý thường sẽ không nguy hiểm, và có thể tự hết sau 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh; cách tốt nhất là nên đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây vàng da. Qua đó, các bác sĩ cũng có thể lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bé.