Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Không thể xem nhẹ khi trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng là một tình trạng rất thường gặp, nhưng không phải vì thế mà mẹ chủ quan đâu nhé. Đây là một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng của viêm thanh quản cấp, có thể dẫn đến ngưng thở do phù nề ở đường hô hấp.

Không khó để mẹ nhận ra trẻ sơ sinh bị khản tiếng. Một buổi sáng, bé cưng thức dậy và bắt đầu bập bẹ những âm thanh khàn khàn, âm lượng nhỏ hơn nhiều so với ngày thường. Đó là lúc mẹ biết rằng, con đang bị khản tiếng và có thể đang gặp phải vấn đề nào đó ở vùng mũi – họng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị khản tiếng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng như: Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng,  trẻ ho bị khản tiếng, la hét đùa nghịch lớn tiếng… Trong những trường hợp này, thanh quản làm việc quá sức, dây thanh quản căng lên, dẫn đến viêm thanh quản hoặc có thể làm chảy máu thanh quản.

Ngoài ra, hiện tượng viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh còn do viêm đường mũi họng không được điều trị để lâu ngày gây ra. Viêm thanh quản nếu không chữa trị kịp thời sẽ dễ xảy ra những nguy cơ đáng tiếc. Sở dĩ nguy hiểm như vậy là do thanh quản là nơi hẹp nhất trên đường thở, nên khi bị viêm, gây phù nề thanh quản sẽ làm dây thanh quản bịt kín. Đường thở bị bịt kín làm trẻ không thể thở được, dẫn đến thiếu oxy cung cấp lên não.

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh  cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khản tiếng. Nếu bé thường xuyên bị trào ngược, con sẽ cần được hỗ trợ bằng thuốc để tránh tình trạng dịch dạ dày tràn vào đường thở gây viêm phổi, viêm hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng
Trẻ sơ sinh thường dễ bị các bệnh đường tai-mũi-họng nên mẹ cần theo dõi kỹ để kịp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở bé

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Khi nào đáng lo?

Bên cạnh dấu hiệu khản tiếng, mẹ cần chú ý thêm những biểu hiện sau đây. Nếu có những triệu chứng này, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng.

  • Trẻ ho khan, ho lâu ngày và ho có đờm
  • Trẻ thở khò khè
  • Cổ họng của trẻ bị rát, khô và khó nói
  • Trẻ thở không đều, thở khó khăn, tiếng thở rít
  • Giọng thay đổi, khàn khàn, âm phát ra thô
  • Mất giọng, khó có thể bật ra tiếng

[inline_article id=93323]

Trẻ bị khản tiếng phải làm sao?

Dưới đây là 7 điều mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

  • Giúp bé cưng luôn vui vẻ: Không nên để trẻ khóc và la hét, nói to, nói nhiều sẽ ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Cho bé ăn uống đủ chất: Bổ sung thêm vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi và cho trẻ uống nhiều nước.
  • Điều trị dứt điểm viêm mũi họng: Nếu trẻ bị viêm mũi họng thì cần điều trị dứt điểm, đừng để lâu sẽ dần qua viêm thanh quản. Trong trường hợp này, cần tránh cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất và mùi thuốc lá.
  • Vệ sinh thân thể kỹ: Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh răng miệng.
  • Tránh để con bị lạnh: Không nên nằm điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay để quạt chĩa thẳng vào cơ thể của trẻ.
  • Theo dõi kỹ bệnh tình của con: Mẹ lưu ý, khàn giọng do viêm thanh quản cấp có thể  diễn tiến rất nhanh, tình trạng khó thở vì thanh quản đã bị phù nề, bít kín đường hô hấp sẽ xảy ra một cách bất ngờ. Vì vậy, khi trẻ bi viêm đường hô hấp trên và có biểu hiện khản giọng thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
  • Không cho trẻ ăn quá no và điều trị trào ngược đúng cách: Bé ăn quá no dễ làm tăng tình trạng trào ngược, dễ kích thích các bệnh hô hấp.

Bài thuốc từ thảo mộc

Từ những tư liệu Đông Y, mẹ có thể tìm thấy một số bài thuốc giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng hiệu quả.

Quất xanh chưng đường phèn

Chuẩn bị: 2-3 quả quất xanh, đường phèn

Cách làm: Quất xanh cắt thành từng lát mỏng rồi cho đường phèn vào, chưng cách thủy đến khi quất chín. Dằm quất ra lấy nước, bỏ hạt. Để nguội, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý, nên dằm cả vỏ và hạt, vì hạt quất có tác dụng tiêu đờm, làm ấm thanh quản.

Húng chanh và quất chưng đường phèn

Chuẩn bị: Một nắm lá húng chang, 4-5 quả quất xanh, đường phèn

Cách làm: Lá húng chanh, quất xanh rửa sạch cho vào máy xay sinh tố. Sau đó cho ra bát cho đường phèn vào và chưng cách thủy 20 phút. Đem nước ra ngoài cho nguội, cho con uống ngày 2 lần.

Mẹ nên rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến thuốc cho bé. Ngoài ra, khi dùng thuốc thảo dược, mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của con. Nếu tình trạng khản tiếng không thuyên giảm, những cơn ho, hít thở nặng nề hơn thì nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.