Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao?

Sức khỏe của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Do đó, khi thấy bé đột nhiên bị nóng đầu, đổ mồ hôi nhiều nhưng không sốt, mẹ có thể hoảng sợ và không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào đó không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt như: Môi trường, thời tiết, cách ăn mặc,… Nhưng bé bị nóng đầu, không sốt, người mát có phải là dấu hiệu tiềm ẩn nào khác của bệnh lý không?

Hay trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt có ảnh hưởng đến sự phát triển? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt là gì? Mời mẹ tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời cho mình trong việc phòng và chữa bệnh cho con.

1. Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng gì?

trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt khiến nhiều mẹ hoang mang

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt thường xảy ra khi bé đang ngủ; hoặc trong lúc bé thức vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Khi mẹ đưa tay lên đầu bé kiểm tra thì mẹ phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng, mặc dù các bộ phận khác nhiệt độ lại hoàn toàn bình thường. Ví dụ: bé bị nóng đầu nhưng người hay tay, chân con vẫn mát.

(*) Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể kèm theo hoặc không kèm theo hiện tượng khó chịu, quấy khóc; tay chân đổ mồ hôi nhiều. 

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có phải là bé bị sốt không?

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể không phải là sốt. Để biết con yêu có sốt hay không; mẹ hãy dùng nhiệt kế kiểm tra thân nhiệt cho con một cách chính xác. Nếu nhiệt độ cơ thể của bé dưới 37,5 độ C; mẹ không cần phải quá lo lắng vì bé bị nóng đầu không phải là dấu hiệu cho thấy bé bị sốt hoặc có vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên, mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể của con thường xuyên bằng nhiệt kế để chắc chắn rằng tình trạng này không phải là sốt. Nếu cần thiết, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

2. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nóng đầu nhưng không sốt?

Biết được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức trong việc tìm ra cách ứng phó. Vậy thực chất nguyên nhân gây khiến bé bị nóng đầu và không sốt là gì?

2.1 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do bài tiết mồ hôi nhiều

Việc bài tiết mồ hôi là chức năng cơ bản của da để thải độc, làm mát hay điều hòa nhiệt độ cơ thể. Ở một số trẻ, tiết mồ hôi có thể gia tăng quá mức do nhiệt độ bên ngoài, hoặc do bé đang bị nóng.

Trong hầu hết trường hợp, tình trạng này là phản xạ bình thường của cơ thể. Nó chỉ có một bất tiện là sẽ khiến người trẻ nóng hơn bình thường và khiến mẹ lo lắng. Nhưng vì đây không phải là sốt nên mẹ có thể yên tâm.

2.2 Do cảm nhận chủ quan của mẹ

Thân nhiệt trẻ sơ sinh luôn thấp hơn người lớn nên khi đưa tay sờ lên trán trẻ mẹ sẽ cảm thấy nóng; nhưng thực tế bé lại không hề bị sốt.

Hiện tượng bé bị nóng đầu nhưng người mát có thể là do sự cảm nhận chủ quan của mẹ mà thôi. Muốn biết chính xác bé có sốt không, cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định.

2.3 Do trẻ bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Tình trạng viêm nhẹ trong miệng cũng có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên một chút; thường dẫn đến trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt.

2.4 Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt do mọc răng

Khi răng mọc có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao đôi chút. Và nhiệt độ của sẽ không cao hơn 37,8 độ C.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt mọc răng uống thuốc gì?

2.5 Do trẻ đang trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt cũng có thể là do con đang bị nhiễm virus nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi phát bệnh nên các triệu chứng chưa hiện hữu rõ rệt. Lúc này, mẹ cần theo dõi thêm các biểu hiện kèm theo của con để có biện pháp xử trí kịp thời.

2.6 Do mẹ quấn con quá kỹ khiến trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Nhiều bà mẹ có tâm lý ủ, quấn trẻ sơ sinh rất kỹ. Việc này theo khóa học không chỉ không giúp ích cho trẻ. Ngược lại, còn khiến thân nhiệt trẻ tăng cao hơn; khiến trẻ bị nóng đầu chân tay bình thường; và đôi khi rất tai hại.

Không chỉ đầu trẻ sơ sinh ấm, nóng mà có khi toàn thân trẻ cũng đang tỏa nhiệt. Con đổ mồ hôi và nước thấm ngược vào cơ thể khiến con cảm lạnh; thậm chí viêm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi,…).

[inline_article id=203434]

3. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

cách xử trí trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
Bé bị nóng đầu nhưng người mát, làm sao đây?

Khi thấy đầu trẻ sơ sinh bị nóng nhưng không sốt; thay vì lo lắng, mẹ nên thực hiện các biện pháp giúp giảm nhiệt độ tự nhiên cho con tại nhà như:

3.1 Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt

Khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái. Việc này giúp tăng diện tích tiếp xúc của cơ thể trẻ với môi trường xung quanh để bé nhanh hạ nhiệt.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt?

3.2 Lựa chọn nơi thoáng mát cho bé chơi và ngủ

Đây là một trong những cách làm thân nhiệt của trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt luôn ở mức ổn định; ít bị tác động bởi môi trường nắng nóng.

3.3 Dọn dẹp cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát

Nhằm tránh tạo môi trường cho virus, vi khuẩn phát triển; cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa hàng tuần với dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

3.4 Cho trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt bú thường xuyên

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh. Vậy nên, trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt cần được bú sữa mẹ thường xuyên trong 6 tháng đầu tiên. Con sẽ được bổ sung vi chất, tăng kháng thể và phát triển khỏe mạnh.

3.5 Cho trẻ lau người hoặc tắm nhanh với nước ấm

Nước ấm giúp giãn nở các lỗ chân lông, tăng lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp quá trình thoát nhiệt của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Ngược lại, mẹ không nên cho trẻ tắm hay lau người bằng nước lạnh; vì sẽ khiến lỗ chân lông và mạch máu co lại, cản trở việc thoát nhiệt của trẻ.

3.6 Mẹ nên ăn nhiều loại rau quả có tính mát

Rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long,… là các loại rau quả, trái cây lợi sữa không những chứa lượng vitamin và khoáng chất tốt mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé sơ sinh trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

[key-takeaways title=””]

Do đó mẹ nên ăn nhiều chất dinh dưỡng để nguồn sữa cho con tốt hơn. Con cũng sẽ cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phần nào.

[/key-takeaways]

3.7 Hạn chế cho bé bị nóng đầu nhưng không sốt đi ngoài trời nắng

Việc chơi đùa ngoài trời nắng trong một thời gian dài có thể khiến bé bị nóng đầu nhưng người mát do mồ hôi; thậm chí trẻ còn có thể bị sốt, cảm, ho,….

Nhiều mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng; tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D cũng như giúp bé đỡ xanh xao, nhợt da. Tuy nhiên, giờ tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh chỉ kéo dài khoảng vài tiếng vào buổi sáng sớm (6h – 8h sáng); và chiều tà (5h – 6h chiều). Cho trẻ phơi nắng vào những thời điểm khác bé sẽ bị hứng nắng độc, gây hại cho cơ thể.

4. Khi nào thì con bị sốt? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt là gì?

Sốt ở trẻ sơ sinh xảy ra khi “bộ điều nhiệt” bên trong cơ thể tăng nhiệt độ cơ thể lên trên mức bình thường. Bộ điều chỉnh nhiệt này nằm trong một phần của não được gọi là vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi được thiết lập để nhận biết nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C và phát tín hiệu cho cơ thể luôn duy trì ở mức này. 

Khác với trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt được xác định rõ nhất là lúc nhiệt độ cơ thể cao hơn mức 37 độ C và được xác định theo từng khu vực lấy nhiệt độ như sau:

  • Nhiệt độ đo ở trán > 38 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở nách > 37,2 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở miệng > 37,5 độ C.
  • Nhiệt độ đo ở trực tràng (hậu môn) > 38 độ C.

Ngoài ra, nếu không có nhiệt kế, cha mẹ cũng có thể xác định một cách tương đối bé nhà mình bị sốt dựa vào những triệu chứng như:

  • Bé bú kém hoặc bỏ bú.
  • Bé khó chịu và hay quấy khóc.
  • Da bé hơi xanh tái, xuất hiện vết phát ban trên da.
  • Bé buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy.
  • Bé khi bị sốt sẽ có thêm biểu hiện lạnh run và tăng tiết mồ hôi.
  • Vùng bụng, nách và trán của con nóng hơn bình thường khi mẹ chạm tay vào.

5. Bé bị sốt, khi nào cần đưa bé đi cấp cứu?

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt
Trẻ sơ sinh bị nóng đầu chân tay bình thường khiến nhiều mẹ hoang mang

5.1 Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt, mẹ có thể theo dõi bé tại nhà. Nhưng một khi bé đã sốt, việc khi nào đưa bé đi bệnh viện tùy thuộc vào độ tuổi của bé, tình trạng bệnh và liệu có những biểu hiện nguy hiểm khác kèm theo hay không.

Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện khi bé bị sốt là:

Trong trường hợp trẻ lớn sốt dưới 39 độ C nhưng cũng sẽ cần đến gặp bác sĩ nếu có kèm theo các biểu hiện:

  • Bị phát ban.
  • Bị đau khi đi tiểu.
  • Bé than đau họng hoặc đau tai.
  • Bị tiêu chảy hay nôn mửa nhiều.
  • Có bệnh mạn tính, như bệnh tim, ung thư, lupus,…
  • Bỏ ăn, bỏ uống. Hoặc quá lừ đừ không uống nước nổi.
  • Vẫn còn sốt sau 24 giờ (ở trẻ em dưới 2 tuổi) hoặc 72 giờ (ở trẻ từ 2 tuổi trở lên).
  • Có bất kỳ dấu hiệu mất nước nào (đi tiểu ít hơn bình thường; không có nước mắt khi khóc; không tỉnh táo và hoạt động kém hơn bình thường).

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt nhẹ nhiều ngày kéo dài, không phải bệnh xoàng đâu!

5.2 Khi nào cần đưa bé đi cấp cứu?

Trong trường hợp nghiêm trọng, cần đưa bé đi cấp cứu khi thấy bé sốt và có dấu hiệu:

  • Co giật.
  • Cổ cứng.
  • Nhức đầu dữ dội.
  • Khóc không ngừng.
  • Đau bụng vừa đến nặng.
  • Cực kỳ khó chịu và quấy.
  • Chậm chạp, khó thức dậy.
  • Phát ban với các vết bầm tím trên da.
  • Đi khập khiễng, hoặc không thể di chuyển.
  • Cúi người về phía trước và chảy nước dãi.
  • Thóp trẻ sơ sinh phình ra hoặc lõm vào trong.
  • Khó thở, không thuyên giảm kể cả sau khi thông mũi.

Trong tình huống xấu này, không còn đơn giản là trẻ sơ sinh bị nóng nhưng không sốt nữa, mà là trẻ bị sốt cao và kèm triệu chứng nguy hiểm. Ba mẹ hoặc người giám hộ phải báo ngay cho các nhân viên y tế, đưa bé đến bệnh viện cấp cứu để có biện pháp xử lý kịp thời.

[inline_article id=267247]

Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề hay gặp ở trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt. Thông qua đó, MarryBaby hy vọng các bậc cha mẹ đã trang bị cho mình có thêm nhiều kiến thức bổ ích và làm phong phú thêm cuốn “cẩm nang nuôi dạy con yêu” phát triển toàn diện

By Nguyễn Kiều Vân

Nguyễn Kiều Vân là một cây bút chuyên xây dựng nội dung trong lĩnh vực mẹ và bé. Là một người luôn chú trọng truyền tải nội dung truyền cảm, Vân luôn tâm niệm câu nói hay về tình mẫu tử thiêng liêng. Đó là “Tình yêu thương của mẹ chính là nguồn cảm hứng lớn lao truyền cho con một sức mạnh vô biên để con vượt qua bệnh tật và thực hiện những điều hằng mong ước. Do đó, mẹ khoẻ mạnh con yêu sẽ vững lòng!